Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Môn học: Tài chính hành chính sự nghiệp

Chương 1: Tổng quan về tài chính hành chính sự nghiệp

Chủ đề 1.1: Phương pháp quản lý tài chính

Phần 1: Một số vần đề chung về ngân sách nhà nước

Scrip 1-1-3

Slide 1 Để hiểu về quan hệ giữa cấp phát ngân sách cho các đơn vị hành chính sự nghiệp
và việc sử dụng kinh phí của các đơn vị, chúng ta nghiên cứu thế nào là cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp công? Đặc điểm và sự khác nhau giữa cơ quan hànhc
hính và đơn vị sự nghiệp.

Trước tiên tôi nói về cơ quan hành chính nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước
là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và trình tự nhất
định, có cơ cấu tổ chức nhất định và được giao những quyền lực Nhà nước nhất
định, được quy định trong các văn bản pháp luật để thực hiện một phần những
nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà nước

Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Nói cách khác, cơ quan hành chính
nhà nước có tính độc lập tương đối về cơ cấu tổ chức như cơ cấu tổ chức bộ máy và
quan hệ công tác bên trong của cơ quan được quy định trước hết là nhiệm vụ, chức
năng, thể hiện vai trò độc lập.

Tóm lại, cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan quản lý chung hay từng lĩnh vực
công tác, có nhiệm vụ thực thi pháp luật và chỉ đạo việc thực hiện các chính sách,
kế hoạch của Nhà nước.
Slide 2 Cơ quan hành chính nhà nước có các điểm đặc trưng sau đây:

Thứ nhất, chức năng nhiệm vụ là cơ quan quản lý nhà nước, thực hiện hoạt động
điều hành được tiến hành trên cơ sở luật và để thi hành luật.

Thứ hai, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ trung ương

1
đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ
chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và
hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước.

Thứ ba, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định
trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Đó là
những quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động
điều hành.
Slide 3 Thứ tư, cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan
quyền lực Nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan
quyền lực Nhà nước.

Thứ năm, cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các
đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất
và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lý hành chính đều
có các đơn vị cơ sở trực thuộc.

Và thứ sáu, người làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước gọi là cán bộ,
công chức. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng,
bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ
quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà
không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ
theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước.

2
Slide 4 Trong khi đó, đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của
Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của
pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước

Cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước gồm Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện
Slide 5 Khác với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có các đặc điểm
sau đây

Thứ nhất, không mang quyền lực Nhà nước, không có chức năng quản lý nhà nước
như xây dựng thể chế, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính. Các đơn vị sự nghiệp
công lập bình đẳng với các tổ chức, cá nhân trong quan hệ cung cấp dịch vụ công.

Thứ hai, các đơn vị sự nghiệp công được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền của
Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội theo trình tự, thủ tục pháp
luật quy định;

Thứ ba, đơn vị sự nghiệp công là bộ phận cấu thành trong tổ chức bộ máy của cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; có tư cách pháp nhân,
cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước;

Thứ tư, người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập gọi là viên chức. Viên chức
là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ
hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo
quy định của pháp luật. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ
quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số
công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.
Slide 6 Qua khái niệm đặc điểm cho chúng ta biết cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị
sự nghiệp công có nhiều khác biệt về chức năng, nhiệm vụ, kinh phí sử dụng, người
lao động, phạm vi quyền hạn. Vì vậy, quản lý tài chính cũng có sự khác biệt nhau.
Hiện nay, có 4 phương pháp quản lý tài chính gồm quản lý tài chính thu đủ, chi đủ;
quản lý tài chính thu chi chênh lệch; quản lý tài chính tự chủ, tự chịu trách nhiệm;

3
quản lý tài chính định mức. Tiếp đây, chúng ta tìm hiểu từng phương pháp quản lý
tài chính.

Trước tiên là quản lý tài chính thu đủ- chi đủ. Đây là phương pháp áp dụng cho tất
cả các đơn vị không phân biệt là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp hoặc tổ
chức, kể cả cơ quan Đảng, đoàn thể, quân đội
Slide 7 Phương pháp quản lý này tồn tại trong nền kinh tế bao cấp, theo đó mọi nhu cầu chi
tiêu của đơn vị được NSNN cấp phát theo dự toán đã được duyệt. Đồng thời mọi
khoản thu phát sinh đều phải nộp vào NSNN theo quy định.

Phần lớn các hoạt động thuộc các lĩnh vực sự nghiệp hoàn toàn miễn phí không thu
bất kỳ một khoản nào, việc cấp phát kinh phí của ngân sách nhà nước cho các đơn
vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ mang nặng tính chủ quan, các định mức, tiêu
chuẩn dùng làm căn cứ cấp phát chưa hoàn thiện, đầy đủ, quan hệ giữa ngân sách
các cấp với đơn vị dự toán rơi vào cơ chế “xin cho” không đảm bảo tính công bằng,
thiếu minh bạch do không công khai ngân sách sử dụng
Slide 8 Đến năm 1985, V.N chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi quản lý tài chính phải đổi mới cho phù hợp,
thế là quản lý tài chính thu chi chênh lệch ra đời. Mặc dù, quản lý tài chính thu đủ-
chi đủ có ưu cũng có nhược như sau

Ưu điểm: đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa, các hoạt động
thực hiện chức năng nhiệm vụ của các đơn vị mà Nhà nước quy định được đảm bảo
kinh phí hoạt động, việc quản lý tài chính theo mệnh lệnh hành chính thống nhất
quản lý

Nhược điểm: hạn chế quyền tự chủ, sáng tạo và tạo tâm lý ỷ lại trông chờ vào
NSNN không phù hợp với cơ chế bao cấp.

4
Slide 9 Phương pháp thu chi chênh lệch ra đời trong bối cảnh V.N chuyển đổi nền kinh tế
bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa từ năm 1985. Kể
từ thời điểm đó, hàng loạt các quy định của Chính Phủ ban hành cho phép các đơn
vị hành chính sự nghiệp được tổ chức hoạt động sản xuất- kinh doanh- dịch vụ trên
cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên sẵn có nhằm nâng cao đời sống đồng thời phát
huy tính tự chủ, sáng tạo của các đơn vị, giảm áp lực của NSNN.
Slide 10 Để thực hiện chủ trương này các đơn vị được thành lập bộ phận đời sống tổ chức
hoạt động sản xuất kinh doanh- dịch vụ, kết quả mang lại đã tạo đà phát triển nâng
cao tính chủ động của các đơn vị và cải thiện đời sống cho CB-NV. Lúc đó, hoạt
động kinh doanh- dịch vụ trong các đơn vị gọi là “ hoạt động đời sống”.

Theo đó, các hoạt động kinh doanh dịch vụ không bắt buộc phải phù hợp với
chuyên môn của đơn vị, sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, số
còn lại trích lập các quỹ và bổ sung kinh phí hoạt động thường xuyên. NSNN chỉ
cấp phần chênh lệch thiếu so với nhiệm vụ chi NSNN đã giao trong dự toán hàng
năm. Cũng trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị
trường, năm 1996 Quốc Hội phê chuẩn Luật NSNN số 47-L/CTN ngày 20 tháng 3
năm 1996. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996 và khoản 2 điều 62
nghị định 51/1998/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 1998 quy định “Tất cả các khoản
chi ngân sách thuộc dự toán năm trước chưa thực hiện, không được chuyển sang
năm sau cấp phát tiếp”. Vì vậy, các đơn vị có nổ lực tăng thu, tiết kiệm chi phải
nộp vào NSNN hoặc sử dụng cho hết kinh phí
Slide 11 Tuy nhiên, phương pháp chênh lệch thu chi áp dụng trong thời kỳ này như là một
thí điểm, bước đầu đạt thành quả nhất định. Phương pháp này có ưu điểm là phát
huy được tính tích cực, chủ động của các đơn vị trong quá trình khai thác nguồn
thu, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của đơn vị. Nhưng cũng có điểm nhược là
không khuyến khích đơn vị tìm biện pháp tăng thu vì cuối cùng số tăng thu, tiết

5
kiệm chi phải nộp NSNN, kể cả đơn vị có hoạt động đời sống theo chế độ quản lý
sử dụng và tính hao mòn TSCĐ quy định “số khấu hao của những TSCĐ hình
thành bằng nguồn vốn ngân sách cấp đơn vị phải nộp NSNN theo chế độ quản lý
tài chính hiện hành”

Tóm lại, phương pháp thu chi chênh lệch chỉ áp dụng cho các đơn vị HCSN có tổ
chức hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ còn kinh phí hoạt động thường xuyên
thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước giao hàng năm sử dụng nguồn tài
chính theo quy định của Luật NSNN, cuối năm ngân sách kinh phí chưa sử dụng
phải nộp hết vào NSNN.
Slide 12 Quản lý tài chính theo phương pháp thu chi chênh lệch bước đầu đã giải quyết cơ
bản nâng cao đời sống cho người lao động. Sau đó, Chính Phủ mở rộng phạm vi áp
dụng phương pháp quản lý tài chính chênh lệch thu chi đối với nguồn kinh phí hoạt
động do NSNN cấp phát và nguồn kinh phí khác. Kể từ đó quản lý tài chính chênh
lệch thu chi được chuyển thành cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Có thể xem đó
là tiền thân của quản lý tài chính theo chênh lệch thu chi.

Cơ bản của cơ chế tự chủ là trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ cuối năm được xác
định chênh lệch thu chi hoạt động thường xuyên. Và số chênh lệch thu lớn hơn chi
thường xuyên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, số còn lại
được chi thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ theo quy định.
Slide 13 Phương pháp này có ưu điểm là tách bạch chức năng quản lý Nhà nước với chức
năng cung ứng dịch vụ sự nghiệp công; NSNN chỉ đầu tư vào các lĩnh vực xã hội
không đầu tư; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho những vùng, miền mà
điều kiện tự nhiên khó khăn không thuận lợi. Tuy nhiên, nhược điểm là mức chi tự
chủ và thu nhập tăng thêm giữa các đơn vị có sự chênh lệch lớn nhất là các đơn vị ở
vùng đô thị có điều kiện xã hội hóa cao hơn là các đơn vị ở các vùng sâu, vùng xa,
rẻo cao, miền núi, vùng dân tộc, ít người.

6
Slide 14 Để khắc phục nhược điểm của cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì phương pháp
quản lý tài chính theo định mức được ban hành.

Một trong những cơ sở đánh giá tiết kiệm hay lãng phí và là căn cứ thực hiện cơ
chế tự chủ tài chính là tiêu chuẩn, định mức chi.

Tiêu chuẩn, định mức là công cụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong cơ
chế thị trường nhằm công khai các thông tin để tăng tính cạnh tranh trong quá trình
hoạt động.

Có nhiều loại định mức như định mức kinh tế kỹ thuật, định mức lao động, định
mức chi thường xuyên, định mức chi không thường xuyên, định mức chi tiết, định
mức tổng hợp.

Việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn định mức là sự cần thiết khách quan, giúp cho
các cơ quan quản lý nhà nước cũng như đơn vị kiểm soát được hành vi quản lý, là
cơ sở để lập dự toán thu chi tài chính, đánh giá tính hiệu quả trong việc sử dụng
ngân sách, đảm bảo tính công bằng giữa các đơn vị, dù là đơn vị được ngân sách
cấp phát kinh phí hoặc không sử dụng kinh phí của ngân sách cũng đều áp dụng
cùng định mức.

Hiện nay, có nhiều chế độ tiêu chuẩn, định mức như tiêu chuẩn, định mức trụ sở
làm việc, tiêu chuẩn, định mức nhà công vụ, tiêu chuẩn, định mức mua sắm máy
móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô,
tiêu chuẩn, định mức chi cho 1 chỉ tiêu biên chế, định mức chi cho 1 chỉ tiêu sự
nghiệp, định mức chi tiếp khách, định mức tiêu hao vật liệu, định mức khác.

Phương pháp này có ưu điểm là tăng cường quản lý chi tiêu có hiệu quả là căn cứ
đánh giá tiết kiệm, chống lảng phí, là cơ sở quản lý sử dụng nguồn tài chính và
cũng có nhược điểm là ổn định lâu dài, chậm đổi mới cho phù hợp với sự phát triển
của khoa học- kỹ thuật.

7
Slide 15 Tóm lại trong phạm vi chủ đề, tôi đã trình bày với các anh chị hệ thống NSNN Việt
Nam; Nội dung nguồn thu và nhiệm vụ chi NSNN; Nguyên tắc phân cấp quản lý
NSNN; Các hình thức cấp phát kinh phí của NSNN; Điều kiện thực hiện thu, chi
ngân sách nhà nước; Khái niệm, đặc điểm cơ quan Hành chính và đơn vị Sự nghiệp
công và các phương pháp quản lý tài chính
Slide 16 Xin chào tạm biệt các anh chị học viên. Mời các anh chị xem tiếp video clip chủ đề
1.2 Quy trình quản lý tài chính tại đơn vị hành chính sự nghiệp công lập thuộc
chương 1 tổng quan về tài chính hành chính sự nghiệp

You might also like