Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

- Giới thiệu về Peer Pressure cũng như cung cấp một số thông tin, dữ liệu, số

liệu thể hiện (bạn có thể giới hạn trong phạm vi Việt Nam hoặc trên toàn thế
giới).

Số liệu thống kê:


 Theo khảo sát của Parent Further chỉ có khoảng 10% trong tổng số 860
người tham gia khảo sát này nói rằng bản thân họ không bị ảnh hưởng bởi
Peer Pressure.
 Ước tính cho rằng cứ 6 người trẻ thì sẽ có 1 người hiện đang mắc chứng
bệnh “rối loạn lo âu” và thậm chí 37% thành viên thế hệ GenZ cho biết rằng
đã làm việc với bác sĩ tâm thần.
 Có đến 65,9% áp lực đồng trang lứa xuất phát từ chính bản thân người mắc
phải, 19,3% xuất phát từ gia đình, 11,5% xuất phát từ xã hội và còn lại là các
yếu tố khác tác động.
https://songtre.com.vn/peer-pressure-ap-luc-cua-gioi-tre-p23274.html#:~:text=Th%C3%B4ng
%20qua%20kh%E1%BA%A3o%20s%C3%A1t%20cho,%C4%91%E1%BB%99%20tu
%E1%BB%95i%20t%E1%BB%AB%2016%2D21

Khái niệm:

Peer pressure là một thuật ngữ chuyên ngành giáo dục, tâm lý học và được
hiểu là áp lực đồng trang lứa. Theo từ điển tâm lý học thuộc Hiệp hội Tâm lý học
Hoa Kỳ, áp lực đồng trang lứa là khi cá nhân chịu ảnh hưởng của những người
thuộc cùng một nhóm xã hội và phải thay đổi thái độ, giá trị và hành vi để phù hợp
với các chuẩn mực của nhóm. Nói đơn giản hơn, đó chính là cảm giác tự ti của bản
thân khi không đạt được những điều giống với bạn bè xung quanh.

https://dictionary.apa.org/peer-pressure

Đối tượng:

Peer pressure xảy ra hầu hết ở mọi lứa tuổi, ngay từ khi chúng ta bắt đầu đi học,
mở rộng mối quan hệ của mình cho tới khi ta già đi. Khi chúng ta còn là những đứa
trẻ, áp lực có thể xảy ra với sự so sánh điểm số ở trường học. Khi chúng ta bắt đầu
lao vào công việc, mức lương nhận được hàng tháng lại trở thành một tiêu chí để
đánh giá sự thành công, áp lực lại càng tăng thêm.
Biểu hiện:

Nguyên nhân:

- Mạng xã hội: là “con dao hai lưỡi” khi nó vừa góp phần cung cấp thông tin,
nhưng cũng khuếch đại áp lực đồng trang lứa.

- Sự so sánh xã hội: Một người mà các bạn trẻ ngày nay thường hay nhắc tới khi so
sánh đó là “con nhà người ta”. Nghe thì vui đấy, nhưng hình tượng “con nhà người
ta” đã đem lại bao nhiêu áp lực cho giới trẻ dù chẳng hề quen biết.

- Chủ nghĩa tập thể: Chủ nghĩa tập thể thường đề cao thứ bậc, vị trí, điểm số, ...vô
tình đã khiến bản thân bị áp lực. Bản thân càng áp lực khi so sánh với bạn bè,
người thân hoặc đơn giản là những người quen biết ở một nơi nào đó.
- Tóm tắt một số những lý thuyết, học thuyết về tâm lý mà bạn cho là có thể
giải thích được cho Peer Pressure.

Lý thuyết Hiệu Ứng Thay Đổi Bản Sắc (Identity Shift Effect) của Wendy
Treynor: Theo Treynor, quá trình Peer Pressure chính là trạng thái hòa hợp của
một người bị phá vỡ khi đối mặt với mối đe dọa xung đột từ bên ngoài (sự từ chối
hoặc cô lập) vì không tuân theo các tiêu chuẩn của nhóm xã hội. Để thoát khỏi sự
xung đột này, người đó chấp nhận các tiêu chuẩn của nhóm như của chính mình.
Sau đó thực hiện “thay đổi bản sắc”, loại bỏ xung đột bên trong và bên ngoài để
đưa bản thân trở lại trạng thái hài hòa.
https://en.wikipedia.org/wiki/Peer_pressure

Lý Thuyết Phát Triển Của Erikson: Theo Erikson, trong giai đoạn thiếu niên,
việc duy trì mối quan hệ với bạn bè và nhóm người đồng trang lứa trở nên quan
trọng. Các cá nhân có thể cảm thấy áp lực từ bạn bè để phát triển và chứng tỏ bản
thân, đặc biệt trong việc xây dựng danh tiếng và khẳng định vai trò của họ trong xã
hội.
https://howtoadult.com/eriksons-theory-regarding-peer-influence-adolescent-
development-19209.html

Lý Thuyết Sự Chấp Nhận Nhóm (Social Acceptance Theory): Lý thuyết này


cho rằng con người cảm thấy cần được chấp nhận và hoà nhập vào nhóm xã hội
của họ. Áp lực từ bạn bè có thể đến từ nhu cầu cảm thấy thuộc về nhóm và lo lắng
về việc bị từ chối hoặc bị cô lập nếu họ không tuân thủ các quy tắc và mong đợi
của nhóm.

Lý Thuyết Tư Cách Xã Hội (Social Identity Theory): Con người xác định bản
thân của họ thông qua nhóm xã hội mà họ thuộc về. Khi các cá nhân muốn duy trì
hoặc cải thiện hình ảnh của nhóm, họ có thể chịu áp lực từ các thành viên khác
trong nhóm để tuân thủ các quy tắc xã hội và các hành vi nhóm.

Lý Thuyết Tư Tưởng Xã Hội (Social Cognitive Theory): Lý thuyết này của


Albert Bandura cho rằng con người học hỏi bằng cách quan sát và sao chép hành vi
của người khác. Khi đối mặt với áp lực từ bạn bè đồng trang lứa, các cá nhân có
thể mô phỏng hành vi của nhóm và tự điều chỉnh hành vi của bản thân.

https://link.springer.com/article/10.1007/s10964-022-01643-z

- Một số đề nghị/ kiến nghị/ giải pháp để hỗ trợ các bạn trẻ có thể vượt qua
hoặc tránh Peer Pressure.
- Hiểu rõ giới hạn và điều kiện của bản thân: trước khi tự tạo ra áp lực “phải
hơn người”, hãy suy nghĩ về giới hạn khả năng và những điều kiện mà bản thân
đang có, hiểu rõ điểm mạnh yếu của mình ở đâu để phát huy, cải thiện và sửa đổi
- Tránh xa những tác động tiêu cực: như những lời so sánh của mọi người xung
quanh, những lời chỉ trích quyết định của bạn, tìm những người bạn tốt có thể đồng
cảm và chia sẻ với bạn
- Học cách đối mặt với áp lực: nếu bạn không thể tránh khỏi áp lực, hãy học cách
đối mặt với nó. Tìm cách thúc đẩy bản thân, giữ đúng giá trị và tư tưởng của mình,
không để áp lực đó ảnh hưởng đến sự lựa chọn của mình.
- Ngừng so sánh bản thân với người khác: biến những điều tiêu cực thành tích
cực, biến những lời so sánh bản thân với người khác của mọi người thành động lực
để phấn đấu; nhìn vào điểm mạnh của người khác để học tập, không nên lấy nó
làm áp lực.
- Nhận sự hỗ trợ từ người thân: bạn nên tìm sự hỗ trợ từ một người đáng tin cậy
như cha mẹ, người thân, bạn bè, giáo viên, hoặc cố vấn nghề nghiệp. Một người
đáng tin cậy có thể lắng nghe bạn và đưa ra những lời khuyên khách quan phù hợp
với hoàn cảnh của bạn.
- Nhắc nhở rằng bản thân mình là duy nhất: nhắc nhở bản thân phải yêu lấy
chính mình, hạn chế lấy chuẩn mực của người khác để áp đặt vào cuộc sống của
mình
- Đặt ra một mục tiêu cụ thể: xác định rõ mục tiêu của bản thân. Sau đó nỗ lực để
đạt được những nguyện vọng mình đã đề ra, tuy nhiên cần chắc chắn rằng đó là
những giá trị thích hợp với bản thân mình.
- Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý, tâm lý trị liệu: sử dụng phương pháp trị
liệu tâm lý từ bác sĩ tâm lý giúp bạn cân bằng cảm xúc, giải tỏa căng thẳng, yêu
thương bản thân mình và có suy nghĩ tích cực. Nếu bạn không thể giúp mình tự
vượt qua áp lực đồng trang lứa, bạn có thể tìm đến sự đồng hành, hỗ trợ chuyên
nghiệp của các chuyên gia tâm lý trị liệu.
https://glints.com/vn/blog/cach-vuot-qua-peer-pressure/
https://ueh.edu.vn/tuyen-sinh/vuot-qua-ap-luc-dong-trang-lua-peer-pressure-57874
https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/5-viec-can-lam-ngay-de-go-bo-ap-luc-dong-
trang-lua-20211105224751088.htm

You might also like