Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

BÁO CÁO THỰC TẬP

HỌC PHẦN

THỰC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 4 (EL69)

Cán bộ hướng dẫn: Phan Thị Minh Thư

Sinh viên thực hiện: Trần Hoài Sơn

Ngày sinh: 18 / 11 / 1986

Lớp: 2322.EDNAG118A

Ngành đào tạo: Luật kinh tế

Địa điểm thực tập Cán bộ Tư pháp hộ tịch – UBND xã Trường Sơn

Thời gian thực tập: Từ 21/02/2024 đến 21/03/2024

Mã course học: EL69

NĂM 2024
MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................................................................................................................... 1

NỘI DUNG BÁO CÁO............................................................................................................................................................................................... 1

I. PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................................................................................. 1

1.1. Giới thiệu về cơ quan thực tập................................................................................................................................................................... 1

1.2. Giới thiệu về vị trí nghề nghiệp mà mình định tìm hiểu............................................................................................................................. 2

II. PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................................................................................................... 3

2.1 Nội dung cụ thể các công việc của một hoặc một số vị trí nghề nghiệp theo định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai.............3

2.2 Hiểu rõ các yêu cầu và các kỹ năng cần thiết của các công việc của một hoặc một số vị trí nghề nghiệp theo định hướng nghề nghiệp
của mình trong tương lai............................................................................................................................................................................................. 9

2.3 Đánh giá sự phù hợp của công việc đó với khả năng của bản thân, từ đó có định hướng đúng đắn cho nghề nghiệp tương lai của mình
13

2.4 Tình hình thực hiện các công việc được giao hoặc mô tả chi tiết các công việc thực tế đã tìm hiểu........................................................19

2.5 Nhận xét chung........................................................................................................................................................................................ 22

III. KẾT LUẬN.............................................................................................................................................................................................. 24

IV. XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP...................................................................................................................... 27

4.1. Xác nhận thời gian thực tập: Từ 22/02/2024 đến 19/03/2024.................................................................................................................. 27

4.2. Xác nhận nội dung Báo cáo thực tập........................................................................................................................................................ 31

4.3. Đánh giá kết quả thực tập......................................................................................................................................................................... 32


NỘI DUNG BÁO CÁO

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Giới thiệu về cơ quan thực tập

a. Tên cơ quan thực tập

Tên cơ quan:

UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ TRƯỜNG SƠN

Địa chỉ: xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

b. Ban lãnh đạo

Lê Đình Tài Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã

Phan Tuấn Anh Phó Chủ tịch UBND xã

Sơ đồ tổ chức của UBND xã

c. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã

Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn.

Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp

luật có liên quan.

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.

Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương

ở xã.

Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây

dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã.

1
UBND xã làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động,

sáng tạo của chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên ủy ban nhân dân. Mỗi thành viên ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân

công. UBND xã chấp hành sự chỉ đạo của cấp trên, sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự giám sát của hội đồng nhân dân xã, phối hợp chặt chẽ giữa ủy

ban nhân dân xã với mặt trận tổ quốc xã và các đoàn thể nhân dân cùng cấp trong quá trình triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ. UBND xã giải

quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng pháp luật, đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai, minh bạch, kịp

thời và hiệu quả; theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và chương trình, kế hoạch công tác của ủy ban. Cán bộ, công chức xã phải sâu sát

cơ sở, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của nhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ từng bước đưa hoạt động của UBND xã ngày càng

chính quy, hiện đại vì mục tiêu xây dựng chính quyền cơ sở.

I.2. Giới thiệu về vị trí nghề nghiệp mà mình định tìm hiểu

a. Mô tả vị trí nghề nghiệp

Vị trí Công chức Tư pháp - hộ tịch là chức danh chuyên môn thuộc UBND cấp xã, thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND cấp xã

về công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành

chính; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; nuôi con nuôi; hộ tịch; chứng thực; bồi thường nhà nước; quản lý công tác thi hành pháp

luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật. Công chức Tư pháp – hộ tịch thực hiện tiếp công dân,

thường trực tại bộ phận một cửa. Tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của phường để giải quyết các thủ tục liên quan đến tư pháp, hộ tịch, chứng thực,

chứng nhận và theo dõi về quốc tịch, nuôi con nuôi…

Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của UBND cấp huyện,

cấp xã đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của phòng Tư pháp.

b. Mô tả yêu cầu để được bổ nhiệm vi trí nghề nghiệp.

Khoản 2, Điều 72, Luật hộ tịch 2014 quy định về tiêu chuẩn tuyển dụng công chức làm công tác hộ tịch như sau:

Công chức Tư pháp – hộ tịch cấp xã phải có các tiêu chuẩn sau đây:

- Về trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông

- Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;

- Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.

- Căn cứ điều kiện thực tế về diện tích, dân số, khối lượng công việc tư pháp, hộ tịch của địa phương, Chính phủ quy định việc bố

trí công chức Tư pháp – hộ tịch đảm nhiệm công tác hộ tịch chuyên trách.

- Công chức làm công tác hộ tịch tại phòng Tư pháp phải có trình độ cử nhân luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.

- Viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.

2
II. PHẦN NỘI DUNG

2.1 Nội dung cụ thể các công việc của một hoặc một số vị trí nghề nghiệp theo định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai

a. Mô tả nội dung cụ thể các công việc của vị trí nghề nghiệp

Tư pháp - hộ tịch là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống con người và góp phần xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật

tự, an toàn xã hội. Những thông tin cơ bản của một con người từ khi sinh ra đến khi chết đi đều liên quan đến chức năng của hộ tịch như: đăng ký

khai sinh, đăng ký kết hôn, khai tử… Thêm vào đó, nhiều công việc khi cần các giấy tờ, hồ sơ bản sao để phục vụ cho các giao dịch, các công

việc khác thì đó là chức năng của thủ tục chứng thực, công chứng. Ngoài ra còn thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tư pháp như tuyên truyền pháp

luật, hòa giải cơ sở, tham mưu cho chủ tịch UBND xã về lĩnh vực pháp lý khác như giải phóng mặt bằng, giải quyết an ninh trật tự, trật tự đô thị,

trật tự xây dựng...

Các công việc hàng ngày của công chức Tư pháp – hộ tịch đó là tiếp nhận hồ sơ về việc:

- Thay đổi, cải chính, điều chỉnh, bổ sung hộ tịch, sao lục các hồ sơ, giấy tờ về hộ tịch như: thay đổi thông tin họ tên, năm sinh

của cha/mẹ giấy khai sinh của con; thay thổi, cải chính thông tin của vợ/chồng trên giấy đăng ký kết hôn…

- Đăng ký khai sinh mới cho trẻ, đăng ký khai sinh lại đối với người trên 14 tuổi.

- Đăng ký kết hôn mới hoặc đăng ký kết hôn lại.

- Xác nhận tình trạng hôn nhân.

- Đăng ký nhận cha, mẹ, con.

- Thực hiện chứng thực, công chứng hồ sơ, giấy tờ: Sổ hộ khẩu, CCCD, giấy khai sinh, bằng cấp, chứng chỉ, hợp đồng, các văn

bản trong danh mục được chứng thực, công chứng theo quy định.

- Chứng thực hồ sơ của công dân.

Thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức

phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn xã trong việc tham gia xây

dựng pháp luật.

Tổ chức tiến hành thẩm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã báo cáo cơ quan

có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn;

Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; xử lý vi phạm hành chính, giúp Ủy ban nhân dân xã xây

dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về hộ tịch trên địa bàn;

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao. Ví dụ như: tham mưu

giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp dân để lắng nghe, giải thích, phân tích từ đó làm giảm bớt căng thẳng mâu thuẫn giữa nhân dân với cơ quan nhà nước hoặc giữa

3
các công dân, đồng thời thực hiện kỹ năng vận dụng pháp luật để tham mưu cho lãnh đạo UBND xã thực hiện công tác và thẩm quyền áp dụng pháp luật để giải

quyết vụ việc hợp tình, hợp lý tránh khiếu kiện kéo dài.

Ngoài ra, công chức Tư pháp - Hộ tịch còn phối hợp với cơ quan khác như Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân

huyện, cơ quan Thi hành án Hình sự, tổ chức hành nghề công chứng, để tống đạt các văn bản giấy tờ của đương sự, quản lý hồ sơ án treo tại địa phương, cải

tạo không giam giữ, giáo dục trẻ dưới vị thành niên, …

b. Các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ cần có để thực hiện được các công việc

Để đảm nhận và hoàn thành tốt các công việc của vị trí công chức Tư pháp hộ tịch phường cần có những yêu cầu về chuyên môn sau

đây:

- Có bằng trung cấp ngành luật trở lên, có năng lực nghiệp vụ để thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật: các quy định, nghị

định, thông tư… liên quan đến lĩnh vực Tư pháp hộ tịch.

- Có chứng chỉ nghiệp vụ Tư pháp hộ tịch.

- Cần kiến thức, kinh nghiệm để thẩm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phường.

c. Các yêu cầu về kỹ năng cần có để thực hiện các công việc

Để đảm nhận và hoàn thành tốt các công việc của vị trí công chức Tư pháp hộ tịch phường cần có những yêu cầu về kỹ năng sau đây:

Yêu cầu đầu tiên về kỹ năng giao tiếp tốt. Bởi đây là công việc phải tiếp xức thường xuyên tốt với nhân dân, nhiều đồng nghiệp, nhiều cơ

quan, đoàn thể tại địa phương và trong phối hợp thực hiện cômg việc với nhiều cán bộ, cơ quan khác nhau. Nhiều người trong đó khá hạn chế về kiến thức

pháp luật nên người cán bộ ở vị trí này cần khéo léo trong giao tiếp, tạo được thiện cảm với người dân và đồng nghiệp.

- Kỹ năng tin học: kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học thành thạo là một yêu cầu quan trọng vì vị trí này có trách nhiệm đăng tải toàn bộ

thông tin về dịch vụ công trực tuyến trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, lưu trữ và sử dụng dữ liệu trong hệ thống để giải quyết

công việc.

- Kỹ năng lưu trữ và quản lý thông tin, dữ liệu: Công việc của vị trí này là những công việc phức tạp, đòi hỏi tính chính xác rất cao, bảo mật vì

những giấy tờ đó theo suốt cuộc đời mỗi công dân.

- Kỹ năng xử lý tình huống: Bởi mỗi yêu cầu của người dân về cùng một thủ tục đôi khi phát sinh các vấn đề khác nhau, các tình huống phát

sinh đời sống nhân dân phong phú khiến các yêu cầu về tư pháp – hộ tịch cũng đa dạng, đôi khi là những tình huống mà căn cứ pháp luật

để giải quyết còn chưa rõ ràng, có thể khiến người công chức bối rối. Vì vậy, kỹ năng bình tĩnh và linh hoạt trong xử lý tình huống là rất

cần thiết.

- Kỹ năng đọc và xử lý hồ sơ: đây là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với một vị trí thiên nhiều đến tiếp nhận và giải quyết hồ sơ như

công chức Tư pháp – hộ tịch.

4
d. Các yêu cầu về đạo đức, thái độ cần có để thực hiện tốt công việc

Để đảm nhận và hoàn thành tốt các công việc của vị trí công chức Tư pháp hộ tịch phường cần có những yêu cầu về đạo đức, thái độ

như sau:

Về chuẩn mực thứ nhất: Với Tổ quốc - Trung thành, phấn đấu vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; tích cực tham gia đấu tranh về mặt pháp lý nhằm bảo vệ độc lập, chủ

quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

- Bền bỉ đóng góp trí tuệ, công sức, tham gia hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, thực hiện công tác tư pháp, góp phần

giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,

công bằng, văn minh”.

- Nắm vững, góp phần thể chế hóa bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tuân thủ, vận

dụng sáng tạo các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong xây dựng pháp luật, hoạt động tư pháp.

Về chuẩn mực thứ hai: Với nhân dân - Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân; phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của

nhân dân.

Chuẩn mực này thể hiện đặc trưng của công tác tư pháp là thường xuyên trực tiếp giải quyết các yêu cầu hàng ngày của tổ chức, cá

nhân nhằm bảo đảm thực hiện các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của người dân.

Nội dung chuẩn mực “gần dân, hiểu dân, học dân” thể hiện yêu cầu về thái độ ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư

pháp trong quan hệ với nhân dân. “Phục vụ dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân” là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của công tác tư

pháp. Cụ thể là:

- Nắm vững quan điểm vì dân, tôn trọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

- Quán triệt đường lối dân vận của Đảng; dựa vào dân, sát với dân, xây dựng niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân đối với công tác

tư pháp, nhất là công tác thi hành án dân sự.

- Tích cực góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật vì nhân dân, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, phát huy

phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa pháp lý tốt đẹp của dân tộc.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

- Tích cực xây dựng nền tư pháp vì dân, phát huy vai trò của các chức danh tư pháp, tạo cơ chế pháp lý đầy đủ, thuận tiện, hữu

hiệu để nhân dân sử dụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

- Khách quan, công tâm khi thực hiện công tác tư pháp; kiên quyết đấu tranh với mọi hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp

của nhân dân.

5
Về chuẩn mực thứ ba: Với công tác tư pháp - Trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, kỷ cương, phụng công, thủ pháp, chí công vô tư.

Chuẩn mực này nhấn mạnh yêu cầu về nguyên tắc, phương pháp thực hiện công tác tư pháp với nhiều đặc trưng so với các hoạt động

quản lý nhà nước khác đó là: Có phạm vi rộng, tính chất phức tạp, thể hiện từ việc tham gia hoạch định chính sách, xây dựng, hoàn thiện pháp

luật, tạo lập hành lang pháp lý, đến tham mưu áp dụng pháp luật, trực tiếp thi hành pháp luật và thực hiện các hoạt động chuyên môn có tính tác

nghiệp; từ tham gia bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội, đến trực tiếp phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân. Vì vậy,

cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp phải luôn tận tâm, tận lực, bền bỉ, kiên trì, không qua loa, đại khái; tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo,

chỉ đạo, sự phối hợp, ủng hộ của các cấp, các ngành và nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ. Cụ thể là:

- Làm tròn nhiệm vụ, trung thực trong công tác; hết lòng, hết sức với công việc; không quản ngại khó khăn, gian khổ.

- Không ngừng học tập, nâng cao nhận thức chính trị - pháp lý, thành thạo kỹ năng nghề nghiệp.

- Có tư duy, quan điểm thực tiễn, không pháp lý thuần túy; vì lợi ích chung, lợi ích của nhân dân để góp phần giải quyết triệt để

những vấn đề bức xúc của đời sống kinh tế - xã hội, bảo đảm thực thi quyền tự do dân chủ của công dân.

- Kiên định đường lối đổi mới của Đảng; chủ động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; luôn tìm tòi, phát hiện cái mới,

cách thức mới để thực hiện tốt hơn công tác tư pháp.

- Giữ nghiêm kỷ cương phép nước; lấy pháp luật làm chuẩn mực để xử lý công việc.

- Khách quan, công tâm; không nể nang, né tránh, bao che trong thực hiện công tác tư pháp.

- Thẳng thắn đấu tranh bảo vệ lẽ phải, lẽ công bằng.

Về chuẩn mực thứ tư: Với đồng nghiệp - Đoàn kết, thân ái, hợp tác, cùng tiến bộ.

- Chân thành, xây dựng tập thể đoàn kết, thống nhất, vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ; không có tư tưởng, biểu hiện cục bộ, chia

rẽ, bè phái, tranh công đổ lỗi, đùn đẩy trách nhiệm.

- Trung thực, thẳng thắn, có tinh thần xây dựng, có tình đồng chí thương yêu, gần gũi, bảo vệ uy tín, danh dự của đồng nghiệp.

- Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm; quan tâm dìu dắt, giúp đỡ nhau làm tròn nhiệm vụ.

Về chuẩn mực thứ năm: Với bản thân - Nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, thượng tôn pháp luật.

Đây là phẩm chất tiêu biểu, yêu cầu tự thân mà hơn ai hết, cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp phải thực hiện, nêu gương.

Cụ thể là:

- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trước hết là học tập quan điểm nhân dân; chính sách đại đoàn kết;

phương pháp làm việc thực tế, không giáo điều; phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính”.

- Hết lòng phục vụ lợi ích chung, lợi ích của tập thể; chống tư tưởng thực dụng, cơ hội, lợi ích cá nhân, phe nhóm.

- Thường xuyên giữ gìn, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tư cách, lối sống; thể hiện tính chuẩn mực, nghiêm minh, công bằng của

pháp luật.

6
- Là tấm gương tôn trọng, chấp hành pháp luật trong công việc cũng như trong sinh hoạt cộng đồng.

- Không cửa quyền, hách dịch, hạch sách, tham nhũng.

2.2 Hiểu rõ các yêu cầu và các kỹ năng cần thiết của các công việc của một hoặc một số vị trí nghề nghiệp theo định hướng nghề

nghiệp của mình trong tương lai

Trong số các công việc của cán bộ Tư pháp – hộ tịch xã, có mảng công việc về giải quyết các thủ tục hành chính cho nhân dân thuộc

về Tư pháp – hộ tịch tại bộ phận một cửa như: Đăng ký khai sinh, khai tử; đăng ký kết hôn; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; chứng thực

hợp đồng giao dịch; chứng thực chữ ký, điểm chỉ; chứng thực bản sao từ bản chính, tham mưu tổ chức các vụ việc hòa giải… Cụ thể như việc

chứng thực các bản sao căn cước công dân, sổ hộ khẩu, các di chúc, xác nhận một số loại hợp đồng,…

a. Phân tích các yêu cầu cần thiết của công việc vị trí nghề nghiệp theo định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai

Vị trí cán bộ thường trực giải quyết các thủ tục Tư pháp – hộ tịch tại bộ phận Một cửa hầu hết việc công chứng, chứng thực các giấy

tờ đều phải là các loại mà giấy tờ gốc do Nhà nước cấp cho công dân. Bên cạnh đó còn giải quyết cách thủ tục khác, vừa tiến hành giải quyết theo

quy định pháp luật, vừa hướng dẫn người dân bổ sung các giấy tờ còn thiếu hoặc chưa thống nhất thông tin hoặc giải đáp các băn khoăn, thắc mắc

của người dân về các thủ tục này, do đó, công việc này cần yêu cầu về chuyên môn như sau:

- Trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch. Với bằng cử nhân luật sau khi tốt nghiệp, tôi hoàn

toàn có thể đáp ứng điều kiện này. Tuy nhiên, để đáp ứng đủ yêu cầu chuyên môn, tôi cần phải được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ

tịch. Hiện pháp luật không quy định cụ thể một cơ quan nào về bồi dưỡng nghiệp vụ này mang tính bắt buộc để những người có

nguyện vọng làm cán bộ Tư pháp- hộ tịch học mà tùy từng địa phương sẽ cho phép các cơ sở bồi dưỡng khác nhau hoạt động.

Tại đơn vị thực tập, tỉnh Hà Tĩnh thường tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch hằng năm. Chương trình bồi dưỡng

nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch cấp xã và cấp huyện thường gồm 10 chuyên đề, được tổ chức trong thời

gian 06 ngày. Ngoài ra, chương trình bồi dưỡng còn dành thời gian để học viên và giảng viên cùng thực hành tình huống, tọa

đàm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về những khó khăn, vướng mắc, giải pháp thực hiện trong thực tiễn đăng ký, quản lý hộ tịch

ở các địa phương. Giảng viên tham gia giảng dạy cho lớp học đều là các chuyên gia đầu ngành về công tác hộ tịch của Bộ Tư

pháp. Với nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng đã được thẩm định và đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy có kiến thức,

có năng lực và kinh nghiệm thực tế, các đồng chí tham gia lớp học sẽ tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm để phục vụ

cho công việc hàng ngày.

- Chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc. Tại xã Trường Sơn, Công chức tư pháp – hộ tịch phải đáp

ứng điều kiện về chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại

Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và truyền thông. Đây cũng là yêu cầu về công

7
nghệ thông tin rất cơ bản với xã hội hiện nay, và cũng rất cần thiết cho quá trình chuyển đổi sang giải quyết công việc và quản

lý hồ sơ sẽ tiến tới hoàn toàn thực hiện trực tuyến.

Từ những yêu cầu này, có thể khẳng định yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ đối với vị trí tại bộ phận Một cửa của vị trí này không quá

phức tạp, và với kiến thức chuyên môn được bồi dưỡng thường xuyên nên có thể đảm bảo người đi làm đã được trang bị những kiến thức cập

nhật. Yêu cầu này bản thân có thể đáp ứng ngay sau khi tốt nghiệp và thực tế khi làm việc tại UBND xã Trường Sơn, tôi thấy phạm vi giải quyết

các vấn đề Tư pháp – hộ tịch ở xã không quá phức tạp, do đó đòi hỏi yêu cầu chuyên môn ở mức cơ bản cũng là điều dễ hiểu.

b. Nêu và phân tích các kỹ năng cần thiết vị trí công việc trí nghề nghiệp theo định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai.

Vị trí cán bộ thường trực giải quyết các thủ tục Tư pháp – hộ tịch tại bộ phận Một cửa cần yêu cầu về kỹ năng như sau:

- Kỹ năng giao tiếp tốt là một kỹ năng vô cùng quan trọng với vị trí này. Bởi đây là công việc phải tiếp xức thường xuyên tốt với

nhân dân, mà nhiều người trong đó khá hạn chế về kiến thức pháp luật nên người cán bộ ở vị trí này cần khéo léo trong giao

tiếp, tạo được thiện cảm với người dân để hướng dẫn họ hoàn thành đúng hồ sơ cần có để giải quyết các công việc, để họ nắm

được quy trình yêu cầu và nhận kết quả các yêu cầu của mình, tránh việc hiểu lầm, mơ hồ dẫn đến việc thắc mắc nhiều lần hoặc

mất nhiều thời gian để giải thích cho họ. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp tốt cũng giúp người dân thoải mái chia sẻ, nâng có

niềm tin của người dân, uy tín của cơ quan nhà nước, từ đó việc giải quyết công việc sẽ thuận lợi hơn. Điều này cũng đảm bảo

yêu cầu về năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách

và pháp luật của Nhà nước theo điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP.

- Kỹ năng tin học là kỹ năng quan trọng đầu tiên đối với một cán bộ Tư pháp – hộ tịch hiện nay. Hoạt động của công chức Tư pháp –

hộ tịch xã chính là hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công, việc sử dụng máy tính để lưu trữ hồ sơ dữ liệu, sử dụng dữ liệu để

xử lý công việc là thao tác mà mỗi ngày vị trí này phải thực hiện. Việc sử dụng thành thạo tin học văn phòng còn giúp bảo đảm bảo

mật thông tin của mọi người dân một cách tối ưu, tránh việc rò rỉ dữ liệu sẽ gây ra nguy cơ lượng dữ liệu này bị sử dụng sai mục

đích dễ gây phiền hà hoặc tăng nguy cơ lừa đảo người dân.

- Kỹ năng xử lý tình huống: Bởi mỗi yêu cầu của người dân về cùng một thủ tục đôi khi phát sinh các vấn đề khác nhau. Kỹ năng

này là thực sự cần thiết, nhất là với công chức mới về công tác vì có các tình huống phát sinh khiến công việc không thể tiến

hành như bình thường vẫn làm, các tình huống phát sinh đời sống nhân dân phong phú khiến các yêu cầu về tư pháp – hộ tịch

cũng đa dạng, đôi khi là những tình huống mà căn cứ pháp luật để giải quyết còn chưa rõ ràng, có thể khiến người công chức

bối rối…Vì vậy, kỹ năng bình tĩnh và linh hoạt trong xử lý tình huống là rất cần thiết.

- Kỹ năng đọc và xử lý hồ sơ: đây là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với một vị trí thiên nhiều đến tiếp nhận và giải quyết hồ

sơ như công chức Tư pháp – hộ tịch. Bởi việc đọc rất nhiều dữ liệu trong rất nhiều hồ sơ, đủ sự tỉnh táo để kiểm tra tính đầy đủ,

hợp pháp của một khối lượng lớn này đối với những người không chuyên là không hề dễ dàng. Nếu không có kỹ năng này,

8
người cán bộ sẽ dễ cảm thấy phức tạp, khó để nhớ và phân tích chính xác dữ liệu vừa tiếp nhận, dẫn đến không thể giải quyết

nhanh chóng và chính xác công việc.

2.3 Đánh giá sự phù hợp của công việc với khả năng của bản thân, từ đó có định hướng đúng đắn cho nghề nghiệp tương lai của

mình

a. Đánh giá sự phù hợp của năng lực bản thân với các công việc được giao

Khi được giao thực hiện các công việc liên quan đến Tư pháp – hộ tịch tại bộ phận Một cửa, tôi tự đánh giá được năng lực của bản thân so với

công việc này như sau:

Trong quá thực hiện các công việc được giao, tôi đã dần độc lập trong công việc và có thể xử lý công việc độc lập một cách hiệu quả.

Các công việc được giao bản thân đều tiếp nhận và giải quyết được vì các công việc này đều phù hợp với trình độ chuyên môn và khả năng tiếp

thu của tôi. Các công việc với mức độ chuyên môn vừa phải, lại nhận được sự hướng dẫn từ cán bộ hướng dẫn giúp tôi có thể vận dụng kiến thức

có được vào giải quyết công việc, lý giải được trình tự giải quyết để hiểu rõ ràng bản chất của quy trình, khiến tôi cảm thấy mình được học hỏi rất

nhiều và rất phù hợp với thế mạnh và năng lực tiếp thu của bản thân. Chất lượng giải quyết công việc của mình, tôi cảm thấy khá hài lòng vì tất cả

các công việc mà bản thân tiếp nhận đều đã được giải quyết cho công dân, cho các đồng nghiệp và đoàn thể khác. Tôi cảm thấy bản thân có năng

lực vận dụng các kiến thức sẵn có vào các công việc được giao. Với thế mạnh về nền tảng công việc về chuyên ngành pháp luật quy trình và nền

tảng lý luận pháp luật để thực hiện công việc bản thân đã được học trên lớp và có sự hướng dẫn, hỗ trợ kiến thức của giảng viên hướng dẫn, do

đó, tôi đã có sự chủ động về kiến thức chuyên môn nên khi được cán bộ hướng dẫn phân công mình quan sát quy trình làm việc để sau đó trực

tiếp thực hiện công việc, tôi đã tiếp thu khá nhanh. Tôi thấy bản thân là người cầu tiến, ham học hỏi và chịu khó lắng nghe, tiếp thu, do đó, tôi đã

chủ động trong việc đưa ra băn khoăn, thắc mắc hoặc nhờ sự hỗ trợ của những người xung quanh khi giải quyết các công việc. Bên cạnh đó, bản

thân tôi lại là người tỉ mỉ, cẩn thận. Điều này khiến tôi các công việc tôi thực hiện một cách chính xác và nhận được sự tin tưởng từ người khác, từ

cấp trên là giao việc cho tôi sẽ hạn chế được việc xảy ra sai sót. Với đặc thù giới tính là nam, do đó, tôi có nhiều thời gian giải quyết công việc

hơn, áp lực cân bằng giữa công việc và cuộc sống không lớn bằng các công chức nữ.

Tuy nhiên, năng lực của bản thân hiện tại khi giải quyết các công việc ở một số mặt khiến tôi cảm thấy chưa hài lòng và chưa đạt

được kết quả như mong muốn. Tôi còn lúng túng trong trả lời các băn khoăn của công dân, việc chưa đủ các kiến thức chuyên môn cần thiết và sự

linh hoạt trong vận dụng kiến thức khiến một số công việc thực hiện chậm so với các thao tác được thực hiện bởi cán bộ hướng dẫn, khiến thời

gian giải quyết công việc kéo dài, ứ trệ, ảnh hưởng đến những công việc khác.

Việc sắp xếp công việc một cách khoa học của bản thân còn nhiều hạn chế khiến các giấy tờ được tiếp nhận và phải lưu trữ chưa được

sắp xếp đúng quy trình, đúng chuẩn và khoa học. Điều này xuất phát từ hạn chế về năng lực của bản thân hiện tại như: Tôi thấy bản thân chuẩn bị

còn chưa hoàn toàn đủ các kiến thức pháp luật, do vẫn còn đang trong quá trình học tập, kiến thức để áp dụng thực tế về quy trình, thủ tục còn

9
nhiều hạn chế bởi thời gian cũng như kinh nghiệm thực tập hiện tại chưa có nhiều, chưa đủ chín chắn và thuần thục. Một số lần tiếp xúc với một

yêu cầu công việc mới, tôi còn bị động về quy trình thực hiện thủ tục và phải nhờ đến sự hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn do chưa biết chi tiết

việc thực hiện thủ tục đó như thế nào. Điều này khiến tôi có chút bị động khi phải giải quyết các thủ tục mới. Dù là người ham học hỏi nhưng lại

chưa thực sự chủ động trong tìm hiểu mà hiện vẫn còn đang có chút phụ thuộc nhiều vào sự hướng dẫn, hỗ trợ kiến thức từ người khác, nhiều khi

chưa thực sự linh hoạt khi gặp loại trường hợp các vấn đề phát sinh trong giải quyết các hồ sơ.

b. Phân tích những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện các công việc của vị trí nghề nghiệp và hướng khắc phục

 Thuận lợi

Trong thời thực tập tại UBND xã Trường Sơn, với sự dìu dắt, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của cán bộ hướng dẫn thực tập và các cán

bộ tại đơn vị thực tập, tôi đã được trang bị những kiến thức cơ bản về lý luận văn hóa, cũng như tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu trong

hoạt động nghiệp vụ công tác của công việc mình đã lựa chọn thực tập. Trước khi đăng kí thực tập, đã được thầy cô hướng dẫn sơ qua về quá

trình thực tập, dặn dò về những kỹ năng giao tiếp, ứng xử nơi công sở để có thể hòa nhập một cách nhanh chóng vào môi trường mới.

Về chuyên môn: Các công việc tôi được thực hiện trong thời gian thực tập có khối lượng vừa phải, bên cạnh các công việc đúng với

chuyên môn Tư pháp – hộ tịch mà tôi theo học và định hướng nghề nghiệp, tôi còn được tiếp cận với các kiến thức pháp luật về hành chính, hiến

pháp, tố tụng, thi hành án… Đây là những kiến thức vô cùng quý giá với tôi, giúp tôi thêm hiểu biết và là những kiến thức hỗ trợ cho việc giải

quyết công việc của vị trí này. Yếu tố chuyên môn trong các công việc là vừa phải, không đòi hỏi tư duy quá phức tạp, và được tăng dần theo thời

gian, mới đầu là làm quen, tiếp cận các quy trình tiếp dân và đọc các kiến thức sẽ vận dụng để giải quyết công việc, sau là hỗ trợ cán bộ hướng

dẫn thực hiện công việc và sau đó nữa là trực tiếp thực hiện công việc dưới sự hỗ trợ của cán bộ hướng dẫn.

Về kỹ năng: Qua các công việc được thực hiện, bên cạnh các kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc như kỹ năng tin học, kỹ năng

giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống được tôi luyện theo thời gian, tôi còn được học những kỹ năng tưởng rất nhỏ nhặt nhưng vô cùng cần thiết

như: bảo quản và sử dụng con dấu, quản lý hồ sơ, gửi công văn…. Đây đều là những kỹ năng cần thiết cho mọi công việc, được nâng cao dần

theo thời gian, cán bộ hướng dẫn cũng tận tình chỉ bảo để tôi có thể biết và có được các kỹ năng này, việc áp dụng các kỹ năng trong giải quyết

công việc đã ngày càng được nâng cao.

Từ những nhận xét, ý kiến đóng góp chân thành thẳng thắn của các cán bộ trong đơn vị thực tập mỗi khi gặp khó khăn hay làm chưa

đúng, chưa chuẩn, những thiếu sót trong ý tưởng đã giúp kỹ năng làm việc của tôi tiến bộ hơn rất nhiều.

Trong quá trình thực tập tôi cũng học hỏi được rất nhiều từ cách giao tiếp, cư xử với công dân, đồng nghiệp, với cấp trên... Đặc biệt

mở mang, học hỏi được thêm nhiều điều từ những kinh nghiệm quản lý trên thực tế của các anh chị đi trước.

Các cô chú, anh chị tại Bộ phận một cửa tập đã quan tâm, giúp đỡ tôi tận tình trong mọi trường hợp, chỉ cho những lời khuyên đúng

đắn và chỉ dạy tôi trong việc đi thực tế cơ sở thu thập thông tin, vận dụng những kiến thức đã được học, từ đó có những so sánh, đối chiếu giữa

10
những kiến thức lý thuyết và thực tiễn; Giúp tôi có những hình dung ban đần về công việc mình sẽ làm sau này, hình thành nên những kinh

nghiệm phục vụ cho công việc của mình trong tương lai.

Nơi làm việc có cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi, hiện đại nên tôi có thể hoàn thành công việc một cách thuận lợi và hiệu quả hơn.

Những điều thuận lợi ở trên đã giúp cho tôi có thể hòa nhập vào môi trường làm việc mới nhanh hơn, biết làm việc một cách khoa học

hợp lý hơn. Đó là những điều tôi cần cố gắng hơn nữa để ngày càng hoàn thiện, có thể tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm và sự hiểu biết, rất

có ích cho công việc của tôi sau này.

 Khó khăn

Do chỉ có kiến thức học trên lý thuyết, thiếu kiến thức trong thực tế, còn bỡ ngỡ nên ban đầu trong xử lý công việc còn chậm, chưa

mạnh dạn đề xuất ý tưởng.

Với kinh nghiệm ít ỏi và tuổi đời còn rất trẻ, vốn sống không nhiều nên trong quá trình thực tập tôi đã gặp phải một số khó khăn, sai

sót cũng như thấy được sự thiếu kinh nghiệm và kiến thức thực tế của mình.

Bản thân còn thiếu tự tin khi thuyết trình trước đám đông nên gặp khó khăn trong việc giao tiếp với công dân hoặc trình bày các nọi

dung khi tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Kỹ năng tin học bản thân tôi cần trau dồi thêm.

Khối lượng công việc tại xã Trường Sơn khá nhiều, thậm chí đôi khi bị quá tải do đây là địa bàn có dân cư đông, phức tạp và nhiều dân

nhập cư từ nơi khác đến cho nên việc quản lý tư pháp, hộ tịch của cán bộ chuyên môn phường nói riêng và các bộ phận chuyên môn khác nói

chung rất nặng nề và áp lực. Công dân đôi khi không hiểu và thông cảm cho công chức yêu cầu phải giải quyết công việc ngay, hoặc đòi hỏi các

vấn đề vô lý như khi thiếu hồ sơ nhưng vẫn yêu cầu phải giải quyết mà không nghe cán bộ giải thích và quy chụp cho là công chức yêu sách, gây

khó khăn.

 Biện pháp khắc phục

Qua thời gian thực tập, tôi nhận thấy bản thân mình còn nhiều hạn chế, đặc biệt là kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, cần khắc phục

các nhược điểm bằng cách trau dồi các kỹ năng tin học và công nghệ thông tin. Thường xuyên trau dồi kiến thức, nghiệp vụ cũng như cập

nhật các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực Tư pháp – hộ tịch .

Cần học hỏi thêm các kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp giải quyết vấn đề để xử lý các tình huống khi tiếp công dân. Luôn lắng nghe

và kiên nhẫn giải thích cho công dân hiểu những quy định của pháp luật, về những giấy tờ cần thiết để thực hiện các thủ tục liên quan Tư

pháp – hộ tịch.

Thời gian tới, tôi cần không ngừng học tập, rèn luyện để trau dồi bản thân, hoàn thiện kiến thức hơn; tích cực chủ động hơn trao đổi

với công chức, lãnh đạo đơn vị những vấn đề bản thân chưa hiểu, còn vướng mắc; mạnh dạn trao đổi với cơ quan chuyên môn cấp trên đối với các

vụ việc khó, phức tạp. Từ đó phục vụ tốt hơn cho quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như quá trình thực tập tiếp theo của mình.

c. Định hướng trau dồi năng lực bản thân để thực hiện tốt các công việc của vị trí nghề nghiệp

11
Để thực hiện tốt các công việc tại bộ phận Một cửa, tôi thấy bản thân cần được trau dồi theo định hướng sau :

- Thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật để nâng cao năng lực và nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; tham gia các lớp bồi dưỡng

chuyên môn nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan tư pháp cấp trên tổ chức;

- Rèn luyện cho mình sự tự tin, tự giác để sau này khi làm việc có thể chủ động báo cáo, đề xuất UBND cùng cấp phối hợp với cơ

quan, tổ chức kiểm tra, xác minh về thông tin hộ tịch; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin để xác minh khi

đăng ký hộ tịch; phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc

gia về dân cư.

- Sau khi về trường và cả khi ra trường công tác, tôi cần chăm chỉ, chủ động hơn nữa trong học tập kiến thức, từ đó mới có đủ

nền tảng hiểu biết và tự tin để giải quyết công việc. Luôn lắng nghe và kiên nhẫn giải thích cho công dân hiểu những quy định

của pháp luật, về những giấy tờ cần thiết để thực hiện các thủ tục Tư pháp – hộ tịch.

- Tìm hiểu kĩ càng quy định về quy trình, thủ tục giải quyết các công việc tại bộ phận này. Với đặc thù công việc thiên về thực hiện thủ

tục là chính, tôi cần nắm rõ và đúng các trình tự, thủ tục và quy tắc trong tiếp dân, cải cách thủ tục hành chính, quy định về giải quyết

công việc nhằm đảm bảo việc giải quyết yêu cầu của công dân không vi phạm pháp luật, tránh những tranh chấp, khiếu nại sau này có

thể xảy ra.

- Cần nắm vững các quy định của pháp luật, thường xuyên nghiên cứu, cập nhật những quy định mới của pháp luật, đồng thời yêu

cầu về kinh nghiệm thực tiễn nghiệp vụ cũng là yếu tố quan trọng đòi hỏi một luật sư phải không ngừng học hỏi và trau dồi kinh

nghiệm thực tiễn.

- Trong thời gian tới và sau khi về công tác, tôi cần tích cực nâng cao kỹ năng tin học để đáp ứng các công việc về số số hóa dữ

liệu dân cư, là một mảng công việc rất quan trọng với người cán bộ Tư pháp – hộ tịch hiện nay, cũng là để giải quyết các công

việc được rõ ràng, khoa học và chuẩn xác hơn.

Bên cạnh đó, tôi cần rèn luyện cho mình sự bản lĩnh, tự tin để chủ động trong việc đưa ra ý kiến, đề xuất với cấp trên điều tiết lượng

công việc hợp lý. Những ngày hoặc những thời gian lượng công việc chuyên môn quá lớn, tôi cần mạnh dạn đề xuất với cấp trên giảm bớt các

công việc ngoài chuyên môn để đảm bảo hiệu quả công việc, tránh việc bị áp lực tâm lý. Chủ động đề xuất các giải pháp để quy trình phối hợp

giải quyết công việc được nhanh chóng và hiệu quả hơn.

2.4 Tình hình thực hiện các công việc được giao hoặc mô tả chi tiết các công việc thực tế đã tìm hiểu

a. Tình hình thực hiện các công việc được giao

Công việc được Công chức Tư pháp – hộ tịch giao trong thời gian thực tập trong đó có một số việc sau:

- Phối hợp cùng Công chức Tư pháp – hộ tịch để tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký khai sinh của công dân. Hồ sơ công dân

12
xuất trình bao gồm: Sổ hộ khẩu, giấy chứng sinh, căn cước công dân của công dân.

- Sau khi tiếp nhận, công chức Tư pháp kiểm tra hồ sơ thấy công dân xuất trình thiếu Giấy chứng nhận kết hôn nên đã hướng dẫn

công dân bổ sung Giấy chứng nhận kết hôn để làm thủ tục khai sinh cho con. Khi công dân cung cấp đủ hồ sơ, công chức tiếp

nhận hướng dẫn công dân kê khai thông tin vào tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu để đăng ký khai sinh. Ngay sau khi tiếp

nhận và kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, công chức tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả theo

quy định. Công chức Tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND xã và cập nhật thông tin khai sinh vào phần mềm đăng ký khai

sinh điện tử để lấy Số định danh cá nhân, ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, hướng dẫn công dân kiểm tra nội

dung Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh, cùng công dân ký tên vào Sổ. Chủ tịch UBND xã ký 01 bản chính Giấy khai sinh

cấp cho người được đăng ký khai sinh, số lượng bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu. Sau khi trao đổi với cán bộ

hướng dẫn, tôi đã rút ra quy trình giải quyết thủ tục này như sau:

 Bước 1:

Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ tại UBND xã hoặc nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh Hà Tĩnh

địa chỉ tại https://dichvucong.hatinh.gov.vn/

 Bước 2:

- Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong

hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả;

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể

bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn

thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

 Bước 3:

- Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức Tư pháp - hộ tịch báo

cáo Chủ tịch UBND xã.

Trường hợp Chủ tịch UBND xã đồng ý giải quyết thì công chức Tư pháp - Hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn

để lấy Số định danh cá nhân, ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, hướng dẫn người đi đăng ký khai sinh kiểm tra

nội dung Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh, cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ.

 Bước 4:

- Chủ tịch UBND xã ký 01 bản chính Giấy khai sinh cấp cho người được đăng ký khai sinh, số lượng bản sao Giấy khai sinh được cấp

theo yêu cầu.

13
Sau quá trình giải quyết các hồ sơ, tôi thấy các công việc của vị trí cán bộ Tư pháp - ộ tịch cấp cơ sở, bản thân có thể học hỏi và giải

quyết hiệu quả. Mức độ phức tạp và yêu cầu của công việc này đối với tôi sau khi tốt nghiệp là phù hợp. Bản thân cần tích cực quan sát, học h ỏi

hơn nữa, tận dụng cơ hội để thực hành công việc trong thực tế để thấy được nhiều khía cạnh khác nhau của công việc này. Tôi nhận thấy chỉ cần

nắm thật chắc quy trình giải quyết công việc thì các đầu việc đều có thể thực hiện tốt. Điều này hoàn toàn phù hợp với thế mạnh về tư duy của bản

thân tôi. Bên cạnh đó, các yêu cầu của công việc cũng đặt ra yêu cầu tôi phải nhanh chóng khắc phục các điểm yếu của bản thân, như việc phải

luôn sẵn sàng với mọi tình huống, mọi thái độ của công dân, phải không ngừng học hỏi để nâng cao kỹ năng tin học, áp dụng pháp luật… Tôi

cũng nhận thấy các điểm yếu của bản thân so với yêu cầu công việc là không quá nghiêm trọng và có thể khắc phục.

b. Mô tả chi tiết các công việc thực tế đã tìm hiểu

 Mô tả chi tiết

Bên cạnh công việc tại bộ phận Một cửa, tôi còn được giao tìm hiểu về các công việc thường xuyên khác của một cán bộ Tư pháp –

hộ tịch : Xây dựng kế hoạch tuyên truyền pháp luật trình UBND và trực tiếp tiến hành phổ biến pháp luật đến quần chúng nhân dân trên địa bàn

xã . Trong từng thời điểm, lập kế hoạch tuyên truyền pháp luật bằng nhiều cách thức khác nhau. Hỗ trợ, cố vấn pháp luật cho UBND xã, giúp lãnh

đạo UBND xã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật một cách hợp lý, hợp pháp khách quan và quản lý việc thực hiện các văn bản đó

 Đánh giá các thuận lợi, khó khăn nếu được giao thực hiện các công việc này:

Tôi thấy bản thân là người cầu tiến, ham học hỏi và chịu khó lắng nghe, tiếp thu, do đó, tôi đã chủ động trong việc đưa ra băn khoăn,

thắc mắc hoặc nhờ sự hỗ trợ của cán bộ hướng dẫn khi tìm hiểu công việc. Bên cạnh đó, tôi được nhận xét là có kỹ năng tin học khá tốt, kỹ năng

giao tiếp, tiếp dân cũng ngày càng được cải thiện, điều này giúp ích cho tôi rất nhiều trong giải quyết các công việc về đề ra phương án tuyên

tuyền pháp luật, thẩm định văn bản và tạo lập mối quan hệ với các cán bộ trong ủy ban, các đoàn thể, ban ngành. Nguyện vọng của bản thân

và tiềm năng phát triển trong tương lai của tôi cũng rất phù hợp với một vị trí công chức văn phòng tại UBND địa phương, trong đó, tôi cảm

thấy vị trí cán bộ tư pháp – hộ tịch là phù hợp hơn cả. Tuy nhiên, các kiến thức dùng để giải quyết các công việc này tôi thấy bản thân còn

chưa thực sự chắc chắn, vẫn còn tâm lý lo lắng, ngại ngùng khi đứng trước đám đông và chưa thật cẩn thận để thực hiện tốt công việc cần sự

chính xác cao này.

 Đánh giá sự phù hợp năng lực của bản thân với các công việc của vị trí nghề nghiệp đã tìm hiểu và định hướng trau dồi năng

lực bản thân để thực hiện tốt các công việc của vị trí nghề nghiệp đã tìm hiểu

Tôi thấy mức độ phức tạp và yêu cầu của công việc này đối với tôi sau khi tốt nghiệp là phù hợp. Để đảm bảo tính pháp lý chính

xác rất cao của các công việc này, kiến thức pháp luật tôi có phải thật chắc chắn, hiểu rõ về lối sống, suy nghĩ của người dân địa phương, có

sự chủ động, tự tin trong giao tiếp thật tốt. Đồng thời cần trải nghiệm thực tết thật nhiều để rèn luyện những công việc cần rất nhiều kỹ năng

này. Để làm được điều này, bản thân cần tích cực quan sát, học hỏi hơn nữa, tận dụng cơ hội để thực hành công việc trong thực tế để thấy

được nhiều khía cạnh khác nhau của công việc này. Tôi nhận thấy, cần nắm thật chắc quy trình giải quyết công việc thì các đầu việc bản thân

14
đều giải quyết được. Điều này hoàn toàn phù hợp với thế mạnh về tư duy của bản thân tôi. Bên cạnh đó, các yêu cầu của công việc cũng đặt

ra yêu cầu tôi phải nhanh chóng khắc phục các điểm yếu của bản thân, như việc phải luôn sẵn sàng với mọi tình huống, mọi thái độ của công

dân, phải không ngừng học hỏi để nâng cao kỹ năng tin học, áp dụng pháp luật,…

2.5 Nhận xét chung

a. Nhận xét của bản thân về vị trí nghề nghiệp được tiếp cận

Với các công việc được cán bộ hướng dẫn thực tập giao, em thấy đã tiếp thu và học hỏi được nhiều điều về cách quan sát, tiếp

cận, nhìn nhận, đánh giá về một vấn đề, sự kiện, đặc biệt là những vấn đề trên lĩnh vực Tư pháp – hộ tịch, phục vụ cho ngành học của mình

hơn. Những điều đó kết hợp với những kiến thức đã học được ở đơn vị thực tập đã tạo cho cá nhân em vốn kiến thức cơ bản về lý luận và

cách vận dụng lý luận vào thực tiễn.

Những năm gần đây, lĩnh vực Tư pháp – hộ tịch luôn được chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo, từng bước củng cố, kiện

toàn, nâng cao chất lượng và năng lực hoạt động. Đội ngũ công chức Tư pháp - hộ tịch ngày càng khẳng định được vai trò tham mưu, giúp

cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý theo quy định pháp luật, bảo đảm ổn định an ninh, chính trị,

trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay thì công tác Tư pháp - hộ tịch

cấp xã hiện nay vẫn còn những hạn chế:

- Đội ngũ công chức Tư pháp - hộ tịch tại địa phương còn mỏng, chưa ứng dụng hoàn toàn công nghệ thông tin vào công việc, chưa có

điều kiện tiếp thu công nghệ nhất là trong thời đại 4.0. Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, công chức Tư pháp - Hộ tịch

cơ sở còn phải tham mưu Chủ tịch UBND cấp xã giải quyết các vụ việc về hòa giải tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.

- Công tác đăng ký quản lý hộ tịch và chứng thực, hệ thống văn bản còn có những quy định chưa thực sự phù hợp với thực tiễn quản lý ở

cơ sở nên có khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện.

Công tác hòa giải, chủ yếu làm việc bằng kinh nghiệm sống và uy tín của bản thân; thành viên Tổ hòa giải ở cơ sở tham gia với tư

cách tự nguyện nên có tâm lý ngại va chạm, thiếu kiên trì trong việc động viên, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được th ỏa thuận.

b. Nhận xét khác

Qua thời gian thực tập tại đơn vị em thấy rằng công tác của cán bộ Tư pháp – hộ tịch xã rất quan trọng, để thực hiện tốt công việc

này cần phải tìm tòi và nghiên cứu để vận dụng kiến thức đã học từ đó có thể kết hợp tốt giữa lý thuyết với thực hành và đúc kết được kinh

nghiệm cho bản thân. Trong công việc cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, có ý thức học hỏi kinh nghiệm từ mọi người trong cơ quan.

Bằng sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã tận dụng một cách triệt để những kiến thức đã học ở trường vào công việc thực tế,

đồng thời củng cố kiến thức sẵn có và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm làm việc cũng như những kiến thức mới. Hơn thế nữa tôi còn tạo lập

kỹ năng nghiệp vụ trong công việc cũng như trong giao tiếp của mình để vững vàng hơn khi bước vào công việc sau này .

15
Về bản thân, sau khi về trường, tôi cần tập trung học tập và nghiên cứu tài liệu để củng cố kiến thức cho bản thân, tận dụng các lần thực

tập để định hướng rõ ràng nghề nghiệp bản thân sau khi kết thúc khóa học, để tập trung tìm kiếm các cơ hội công việc liên quan đến ngành, nghề

mà mình có thế mạnh để phát triển.

Việc thực tập nghề nghiệp là cần thiết đối với mỗi sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nó giúp sinh viên tập làm quen với môi

trường làm việc thực tế, được tiếp xúc, va chạm, để tránh bỡ ngỡ, định hướng việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Các kiến thức, kinh

nghiệm trong các đợt thực tập thực sự bổ ích đối với bản thân sinh viên.

III. KẾT LUẬN

Sau quá trình thực tập, tôi thấy bản thân cần chú ý hoàn thiện bản thân theo hướng sau:

- Cần chăm chỉ hơn nữa trong học tập để nắm vững kiến thức, từ đó mới có đủ nền tảng hiểu biết và tự tin để giải quyết công

việc, nhanh chóng có thể hiểu được thực tế tại sao cán bộ lại hướng dẫn mình làm như vậy và việc làm như vậy có đúng

không.

- Luôn lắng nghe và kiên nhẫn giải thích cho công dân hiểu những quy định của pháp luật, về những giấy tờ cần thiết để thực

hiện các thủ tục Tư pháp - hộ tịch.

- Luôn phải tuân thủ thực hiện đúng các trình tự, thủ tục và quy tắc trong tiếp dân, cải cách thủ tục hành chính nhằm đảm bảo

việc giải quyết yêu cầu của công dân không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; đồng thời, cần luôn khách quan, trung

thực, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình làm việc.

- Không ngừng trau dồi, nâng cao bản lĩnh, tri thức, trách nhiệm nghề nghiệp trong quá trình làm việc; luôn tận tâm với công

việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp để bảo đảm tốt nhất tính chính xác của kết

quả giải quyết các yêu cầu của công dân, xử lý công việc trong các tình huống bất ngờ và khác nhau đều cách nhanh chóng, kịp

thời mà vẫn đảm bảo không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

- Cần nắm vững các quy định của pháp luật, thường xuyên nghiên cứu, cập nhật những quy định mới của pháp luật, đồng thời

yêu cầu về kinh nghiệm thực tiễn nghiệp vụ cũng là yếu tố quan trọng đòi hỏi người công chức Tư pháp hộ tịch phải không

ngừng học hỏi và trau dồi kinh nghiệm thực tiễn.

- Thực hiện đúng quy trình và thủ tục giải quyết yêu cầu về Tư pháp - hộ tịch trường, đảm bảo luôn được thực hiện đúng về

hình thức và nội dung theo quy định. Cần kiểm tra, thẩm tra kỹ các giấy tờ pháp lý có trong thành phần hồ sơ yêu cầu của

công dân để tránh mọi sai sót, nhất là những người có đặc điểm nhân thân đặc biệt…

- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến, chính quyền điện tử, tôi cần trau dồi các kiến năng

cần thiết để giải quyết các yêu cầu của cuộc sống ngày càng hiện đại bao gồm Ngoại ngữ và Tin học văn phòng.

16
- Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi cần tập trung học tập và nghiên cứu tài liệu để củng cố kiến thức cho bản thân, tận dụng

các đợt thực tập để định hướng rõ ràng nghề nghiệp bản thân sau khi kết thúc khóa học, để tập trung tìm kiếm các cơ hội công

việc liên quan đến các ngành, nghề đó.

Quá trình thực tập tại UBND xã Trường Sơn dù thời gian có ngắn nhưng có ý nghĩa, vai trò quan trọng với bản thân tôi, cho tôi được

tiếp cận và làm việc thực tế để phần nào thấy được thực trạng và vai trò của công tác này đối với công dân và toàn xã hội nói chung. Không

những vậy còn giúp tôi vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, giúp cho tôi có nhiều kinh nghiệm thực tế sau này khi ra trường. Định

hướng được bản thân hoàn toàn có triển vọng công tác tại vị trí này trong tương lai. Để có được những điều đó tôi phải gửi lời cảm ơn đến Giảng

viên hướng dẫn và các Thầy, Cô giáo của Khoa Luật kinh tế trường Đại học Mở Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức rất bổ ích để tôi có

thể tự tin khi thực hiện những nhiệm vụ được giao khi thực tập tại UBND xã Trường Sơn. Gửi lời cảm ơn đến UBND xã Trường Sơn đã tạo điều

kiện cùng sự quan tâm, giúp đỡ của tất cả mọi người, đặc biệt là cán bộ hướng dẫn Phan Thị Minh Thư đã giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn

thiện bản báo cáo này.

Quá trình thực tập tại UBND Trường Sơn tuy không dài nhưng đã để lại cho em nhiều bài học và kiến thức thực tế cho bản thân. Đây

là khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa đối với những sinh viên như em, khi mà em được tiếp xúc với những sự việc và nhiệm vụ thực tập, được làm

quen và tiếp xúc với cách làm việc khoa học.

Em xin chân thành cảm ơn!

17
IV. XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP

4.1. Xác nhận thời gian thực tập: Từ 21/02/2024 đến 21/03/2024

TT THỜI GIAN NỘI DUNG CÔNG VIỆC

1 21/02/2024 Gặp gỡ, trình diện lãnh đạo UBND xã, Phòng giao dịch một cửa, cán bộ hướng dẫn Tư pháp – hộ tịch xã.

Làm quen với cơ quan.

Tìm hiểu tổng quan về cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của

UBND xã.

2 22/02/2024 Tìm hiểu nội quy, quy chế làm việc và tìm hiểu tổng quan về hoạt động của phòng giao dịch một cửa,

cũng như bộ máy tư pháp – hộ tịch tại UBND xã Trường Sơn.

3 23/02/2024 Tìm hiểu và nghiên cứu văn bản quy phạm,cụ thể: Luật số 60/2014/QH13 Hộ tịch ngày 20/11/2014 của

Quốc hội; Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ; Thông tư số 05/2015/TTLT-

BTP-BCA-BYT của Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Bộ Y tế; Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày

16/11/2015 của Bộ Tư pháp; Thông tư số 02/2016/TTLT-BNG-BTP ngày 30/06/2016 của Bộ Ngoại giao

và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

4 26/02/2024 Tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu văn bản quy phạm, cụ thể: Luật số 60/2014/QH13 Hộ tịch ngày

20/11/2014 của Quốc hội; Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ; Thông tư số

05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT của Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Bộ Y tế; Thông tư số 15/2015/TT-BTP

ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp; Thông tư số 02/2016/TTLT-BNG-BTP ngày 30/06/2016 của Bộ Ngoại

giao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

5 27/02/2024 Tìm hiểu phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch (HOTICH.VN); quản lý toàn bộ thông tin hồ sơ hộ tịch

của từng công dân; theo dõi và cập nhật thông tin xử lý theo các tiến trình xử lý hồ sơ hộ tịch đã được sự

thông qua của Lãnh đạo; hỗ trợ công dân tra cứu tình trang hồ sơ hộ tịch trên địa bàn thành phố.

6 28/02/2024 Tìm hiểu thông thông tin người đăng ký tại sổ mục kê và sổ Tư pháp – hộ tịch.

Thực hành nháp dự liệu có sẵn vào phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch.

7 29/02/2024 Nhập và lưu thông tin chính thức dưới sự hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn.

18
TT THỜI GIAN NỘI DUNG CÔNG VIỆC

Tự thực hiện công tác nhập và lưu thông tin dữ liệu chính thức.

8 01/03/2024 Quan sát và học hỏi việc tiếp nhận hồ sơ của Công chức Tư pháp - Hộ tịch.

Tìm hiểu về thủ tục đăng ký khai sinh, kết hôn; Thủ tục đăng ký khai tử; Thủ tục xác nhận tình trạng hôn

nhân; Thủ tục Giám hộ; Các loại sổ Hộ tịch.

9 04/03/2024 Trực tiếp xem và nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý - đầy đủ hồ sơ của người dân dưới sự theo dõi, hướng

dẫn của cán bộ hướng dẫn.

10 05/03/2024 Bước đầu được tiếp cận những hồ sơ phức tạp.

Được cán bộ hướng dẫn giao nhiệm vụ nhận hồ sơ, ghi biên nhận hồ sơ.

Tìm hiểu các bước trả kết quả hộ tịch về khai sinh, khai tử.

11 06/03/2024 Tìm hiểu các bước trả kết quả hộ tịch về kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân.

Thực hiện trả hồ sơ hộ tịch dưới sự hướng dẫn của cán bộ hộ tịch.

12 07/03/2024 Tiếp tục công việc trả hồ sơ cho người dân.

Được cán bộ hướng dẫn giao nhiệm vụ trả hồ sơ cho người dân, có thể tự trả và cho người dân ký sổ bộ.

13 08/03/2024 Tìm hiểu về thủ tục cấp bản sao Trích lục hộ tịch.

Tìm hiểu về thủ tục bổ sung ngày, tháng, năm sinh.

Tìm hiểu về thủ tục bổ sung quê quán.

14 11/03/2024 Nhận và trả các loại hồ sơ có liên quan về Trích lục, Bổ sung hộ tịch.

Học cách xử lý các loại hồ sơ chuẩn bị cho quá trình nhập dữ liệu.

15 12/03/2024 Tiếp tục nhận và trả các loại hồ sơ có liên quan về Trích lục, Bổ sung hộ tịch.

Tiếp tục học cách xử lý các loại hồ sơ chuẩn bị cho quá trình nhập dữ liệu.

16 13/03/2024 Nhập dữ liệu vào phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch dưới sự hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn, sau đó

trình kết quả cho cán bộ hướng dẫn kiểm tra.

17 14/03/2024 Tổng hợp các bài học, tiếp nhận - xử lý - nhập dữ liệu -trả kết quả.

Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của trung ương và địa phương về công tác Hộ tịch.

18 15/03/2024 Tổng hợp và phân tích các số liệu đã thu thập được viết nhận xét theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn.

Bắt đầu thực hành viết báo cáo theo tài liệu có sẵn, thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ.

19 18/03/2024 Thực hiện việc soạn thảo văn bản, hoàn chỉnh nội dung báo cáo theo yêu cầu và hướng dẫn của cán bộ.

Sắp xếp tài liệu, các hồ sơ văn thư đến phòng giao dịch một cửa và lưu trữ hồ sơ theo quy định của

19
TT THỜI GIAN NỘI DUNG CÔNG VIỆC

phòng.

20 19/03/2024 Trực phòng giao dịch một cửa, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ Tư pháp – hộ tịch, hướng dẫn người dân điền

các mẫu đơn theo đúng quy định, viết biên nhận trường hợp hồ sơ đầy đủ pháp lý.

21 20/03/2024 Nghiên cứu, tổng hợp các nội dung chuẩn bị viết báo cáo thực tập. Trao đổi với cán bộ hướng các điểm

cần lưu ý khi đảm nhận vị trí cán bộ Tư pháp – hộ tịch, các điểm cần chỉnh sửa trong báo cáo.

22 21/03/2024 Hoàn thiện và nộp báo cáo thực tập.

Tôi là: Phan Thị Minh Thư xác nhận sinh viên: Trần Hoài Sơn đã thực tập định hướng nghề nghiệp 4 tổng số 22 buổi.

Trường Sơn, ngày….. tháng 03 năm 2024

NGƯỜI XÁC NHẬN

(Kí và ghi rõ họ tên)

20
4.2. Xác nhận nội dung Báo cáo thực tập

Tôi là: Phan Thị Minh Thư xác nhận các nội dung trình bày trong Báo cáo này là trung thực, đúng với các nội dung công việc của

sinh viên: Trần Hoài Sơn đã thực hiện trong thời gian thực tập định hướng nghề nghiệp 4 tại UBND xã Trường Sơn.

Trường Sơn, ngày …... tháng 03 năm 2024


XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
NGƯỜI XÁC NHẬN
(Kí tên và đóng dấu)
(Kí và ghi rõ họ tên)

21
4.3. Đánh giá kết quả thực tập

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 4

Họ tên cán bộ hướng dẫn: Phan Thị Minh Thư

Chức vụ: Cán bộ Tư pháp hộ tịch

Họ tên sinh viên: Trần Hoài Sơn

Lớp: 2322.EDNAG118A

Đánh giá của cán bộ hướng dẫn:

1. Về ý thức chấp hành nội quy, quy định của cơ quan:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………

2. Ý thức, thái độ trong công việc:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………

3. Mức độ hoàn thành các công việc được giao:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………

4. Đánh giá chung:

Sinh viên đạt điểm: …. /10 điểm (Bằng chữ: …………………………………….)

Trường Sơn, ngày …... tháng 03 năm 2024

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

22
(Kí và ghi rõ họ tên)

23

You might also like