CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ LUẬT QUỐC TẾ

Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế

3 Nguyên tắc cơ bản có trong thi là 2,3,4 THI


 Nguyên tắc 2: Các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết ( k2 Đ1 HC
LHQ 1945, Tuyên bố 1970 )
(1) Thế nào được xem là dân tộc trong LQT?
ĐK cần: Các dân tộc tồn tại, gắn bó, cùng sinh sống với nhau trên một phạm vi
lãnh thổ để tạo thành khái niệm “quốc gia”
ĐK đủ: + Thứ nhất: Đấu tranh chống chế độ thuộc địa và phụ thuộc, chống chế độ
phân biệt chủng tộc, chống lại sự thống trị của nước ngoài
+ Thứ hai: dân tộc đó phải thành lập được cơ quan lãnh đạo phong trào đấu tranh
(2) Họ có quyền tự quyết vè việc gì? Tuyên bố 1970 (Trang 46)
 Khi các quỗc gia thỏa mãn những điều kiện trên thì họ đương nhiên có
quyền giành tự quyết, có quyền giành độc lập
Ví dụ: Quốc gia A có nhiều tỉnh, trong đó có tỉnh B đòi tách ra khỏi quốc gia B vì A
có hành động tấn công vũ trang phân biệt chủng tộc. Thì khi xem xét chế định dân
tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết, trước hết mình xem xét B có phải là dân
tộc hay không thì rõ ràng là không (không đúng nghĩa dân tộc - quốc gia theo nghĩa
rộng). Như vậy, đây không phải là dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết mà
không cần xét đến 2 điều kiện kia (một là đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng
tộc, hai là thành lập được cơ quan lãnh đạo phong trào) - Nó chỉ là công việc nội bộ
của quốc gia A. Nếu cần thì người dân trong nước tự đứng lên cách mạng gì gì đó,
thành lập chính phủ mới, thì vẫn chỉ là công việc nội bộ.

 Nguyên tắc 3: Không can thiệp vào công việc nội bộ ( Tuyên bố 1970
trang 44, khoản 7 Điều 2 HC LHQ 1945 )
(1)Thế nào là công việc nội bộ?
Thuộc phạm vi chủ quyền của quốc gia, bao gồm công việc đối nội và đối ngoại.
(2) Can thiệp vào công việc nội bộ?
+ Can thiệp trực tiếp: là chủ thể tự thực hiện (nhân danh chính mình) thông qua các
biện pháp khác nhau như quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao… để can
thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác
+ Can thiệp gián tiếp: tương tự như trên nhưng thông qua chủ thể thứ ba (tài trợ,
kích động, đào tạo, xúi giục) các lực lượng sở tại.
(3) Ngoại lệ?
-Hành vi can thiệp của Hội đồng Bảo An LHQ ( theo chương 7 Hiến chương, đặc
biệt Điều 39 -> 42)
-Thỏa thuận can thiệp hợp pháp: LQT và pháp luật quốc gia

 Nguyên tắc 4: Không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong


quan hệ quốc tế ( khoản 4 Đ2 HC LHQ, Tuyên bố 1970 trang 42 )
(1)Thế nào là được xem là sử dụng vũ lực?
-Sử dụng vũ lực trực tiếp: Chủ thể tự thực hiện (tự nhân danh chính mình) thông
qua các biện pháp khác nhau như quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao…
để xâm phạm đến độc lập, chủ quyền. thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của chủ thể
khác
-Sử dụng vũ lực gián tiếp: tương tự như trên nhưng thông qua chủ thể thứ ba, sử
dụng lính đánh thuê…
(2) Thế nào được xem là hành vi xâm lược?
(3) Thế nào là đe dọa sử dụng vũ lực?
- Đe dọa sử dụng vũ lực là hành động mà kết quả của nó có khả năng rất cao sẽ dẫn
đến sử dụng vũ lực ví dụ như gửi tối hậu thư, tập trung quân lực bất thường dọc
biên giới, tập trận trái phép dọc biên giới
(4) Ngoại lệ?
- Hành động của Hội đồng bảo an LHQ theo điều 42 Hiến chương
- Nguyên tắc số 2
- Tự vệ hợp pháp Điều 51 Hiến chương 1945 (1. Bị tấn công vũ trang; 2. Những
điều kiện liên đới đến HĐBA: Thông báo cho HĐBA, HĐBA chưa có biện pháp,
không làm phương hại đến quyền lợi của HĐBA,...; 3. Tự vệ phải chính đáng: cần
thiết – có phải là biện pháp cuối cùng bắt buộc để sử dụng + tương xứng với hành vi
tấn công)
- Bị tấn công vũ trang
- Liên quan đến Hội đồng bảo an
- Hành động tự vệ phải chính đáng

Chương 2 NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ


1. Điều ước quốc tế ( THI )
1.1 Khái niệm
Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa các chủ thể của
LQT với nhau trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện nhằm thiết lập, thay đổi, chấm dứt
quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể luật quốc tế với nhau.
1.2 Đặc điểm
- Hình thức: Thành văn ( văn bản )
- Chủ thể ký kết: chủ thể của LQT bao gồm: quốc gia, tổ chức quốc tế và các thực
thể đặc biệt ( cá nhân, pháp nhân không được xác lập điều ước)
- Luật áp dụng: LQT ( tuân thủ 7 ngtac cơ bản của LQT)
- Về ý chí: Được xác lập bình đẳng và tự nguyện ( không vi phạm Điều 46 đến Điều
53 Công ước viên 1969 về Điều ước quốc tế)
- Có thể được tạo thành bởi nhiều văn kiện khác nhau
- Có thể được xác lập với bất kỳ tên gọi nào
2.3 Quy trình ký kết Điều ước quốc tế
- Giai đoạn 1: Giai đoạn văn bản điều ước (Sách CPQT trang 45)
- Giai đoạn 2: Làm phát sinh sự ràng buộc giữa chủ thể luật quốc tế (Sách
CPQT trang 45)
- Bảo lưu ĐUQT ( điểm d khoản 1 Điều 2 Công ước viên 1969) trang 48 sách
CPQT áp dụng Điều 20 Chấp thuận và bác bỏ bảo lưu
- Áp dụng ĐUQT
- Các điều kiện để điều ước trở thành LQT
+ Không trái với các nguyên tắc cơ bản của LQT
+ Được xác lập trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng
+ Xác lập đúng thẩm quyền và trình tự thủ tục (Điều 7,8 Công ước viên 1969)

Chương 3 DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ


2.2 Bảo hộ công dân ( THI )
- Khái niệm: Trang 75 Sách CPQT
+ Theo nghĩa hẹp: Bảo hộ công dân là việc nhà nước giúp đỡ công dân khi họ bị
xâm hại, bị đe dọa xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp ở nước ngoài
+ Theo nghĩa rộng: Là việc nhà nước giúp đỡ về mọi mặt cho công dân khi phát
sinh nhu cầu bảo hộ ở nước ngoài
- Điều kiện bảo hộ công dân
Có đầy đủ 3 điều kiện sau đây:
(1)Tồn tại quan hệ quốc tịch đang hiện hữu
Trường hợp công dân mang nhiều quốc tịch thì xác định thẩm quyền bảo hộ công
dân theo nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu ( quốc tịch thực sự )
Dựa vào các yếu tố sau đây để xác định quốc tịch nào hữu hiệu nhất:
+ Nơi sinh ra, cư trú lớn lên
+ Nơi thực hiện quyền và nghĩa vụ với quốc gia nào nhiều hơn
+ Nơi có thân nhân ( cha mẹ vợ chồng con cái…)
+ Nơi có tài sản đang hiện hữu
+ Nơi được hưởng chính sách an sinh xã hội chủ yếu
+ Được nhà nước nào bảo trợ nhiều hơn
(2) Phát sinh nhu cầu bảo hộ
- Khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại hoặc đe dọa xâm hại. Trước hết phải áp
dụng PL của nước sở tại => Nếu áp dụng rồi mà không được thì mới yêu cầu được
bảo hộ Vd: Công dân VN sang Mỹ bị cướp giật TS, họ phải sử dụng PL Hoa Kỳ.
Khi và chỉ khi Mỹ không quan tâm, không giúp đỡ hoặc có giúp đỡ mà hời hợt =>
Tìm kiếm sự giúp đỡ của VN
- Khi công dân có hành vi vi phạm pháp luật nước ngoài và đang chịu chế tài theo
pháp luật của nước sở tại
- Khi phát sinh nhu cầu về hành chính-tư pháp
(3) Khi công dân không thể tự mình khắc phục được
Phát sinh nhu cầu bảo hộ, công dân phải sử dụng các biện pháp theo pháp luật của
quốc gia sở tại, nhưng không được quốc gia sở tại bảo vệ hoặc không hiệu quả hoặc
bản thân công dân không tự khắc phục được

Chương 5 NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ


- Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao THI ( Trang 152 Sách CPQT)
+ Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao dành cho cơ quan đại diện ngoại giao
+ Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao dành cho thành viên cơ quan đại diện ngoại
giao ( Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do đi lại, quyền miễn trừ về
tài phán)
Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở
3. Cơ quan lãnh sự
Cơ quan lãnh sự thực hiện chức năng lãnh sự trong phạm vi “Khu vực lãnh sự”
Khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt không đương nhiên làm chấm dứt
hoạt động của cơ quan lãnh sự,

You might also like