Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

2.

4 Lực lượng tham gia cách mạng:


2.4.1 Nội dung của Chính cương Đảng Lao Động Việt Nam:
Lực lượng cách mạng: Ðộng lực của cách mạng Việt Nam lúc này là công nhân,
nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc, những thân sĩ yêu nước
và tiến bộ; trong đó nền tảng là công nhân, nông dân, trí thức; lực lượng lãnh đạo là giai
cấp công nhân. Trong đó nông dân và công nhân có mối quan hệ khăng khít, tiểu tư sản là
bạn đồng minh tin cậy và tư sản dân tộc là bạn đồng minh có điều kiện.
2.4.2 Sự bổ sung và phát triển của Chính cương so với Cương lĩnh và Luận
cương:
Cương lĩnh chính trị 2/1930 do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã nêu ra năm vấn đề
chính trong đó vấn đề về lực lượng cách mạng được xem là một quyết định đúng đắn
trong việc tập trung đông đảo quần chúng cùng chống lại kẻ thù chung trước mắt bỏ qua
vấn đề về phong kiến, ruộng đất, lực lượng cách mạng bao gồm những người Việt Nam
yêu nước: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trung, tiểu địa chủ, tư sản dân tộc yêu nước.
Lấy giai cấp công nhân làm lực lượng lãng đạo Việt Nam, Đảng đã tập hợp mọi tầng lớp
nhân dân, điều này vừa đề cao tính đoàn kết dân tộc vừa cho thấy sự đúng đắn đối với
tình hình đất nước khi mọi người đều có lý tưởng chung là giải phóng dân tộc và mâu
thuẫn giai cấp còn chưa có tính gay gắt giữa vô sản và tiểu tư sản, địa chủ.
Luận cương chính trị 10/1930, Đảng đã chỉ ra mâu thuẫn giai cấp gay gắt giữa
vô sản và tư sản, địa chủ được hậu thuẫn bởi Pháp, chúng ra sức bóc lột dân cày một cách
rất độc ác, điều này được nêu rõ trong văn kiện như sau: “ Ruộng đất thì lần lần rút vào
tay đế quốc và địa chủ cả, lại có một bọn bao đất về cho thuê lại (quá điền), ruộng đất
thuê đi mướn lại mấy lần mới đến dân cày nghèo, bởi vậy mà địa tô rất cao.” 1, chính vì
lẽ đó mà nhiều người dân đã phải bán con cái, ruộng đất đi gán nợ, ngoài ra còn có “ Ở
các sản nghiệp và các đồn điền, mỏ, hầm, bọn tư bổn bóc lột đè nén thợ thuyền một cách
rất dã man. Tiền lượng thì không đủ ăn lại bị cúp ngược, cúp xuôi. Ngày làm thì trung
bình cũng 11, 12 giờ. Thường thường lại bị chửi bị đánh. Công nhân không có chút xã
hội bảo hiểm nào cả. Ở trong các đồn điền và hầm mỏ, bọn chủ nhốt thợ thuyền trong
1
Đảng Cộng sản Việt Nam. (2002). Văn kiện Đảng toàn tập – tập 2. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.96
trại và không cho đi ra khỏi chỗ làm. Chúng nó dùng giấy giao kèo mà một người chở đi
chỗ khác rồi tự do cai quản lấy thợ thuyền, thậm chí có quyền xử phạt thợ thuyền. ”2 ,
những điều trên đã làm cho phong trào cách mạng bùng nổ khắp nơi với lực lượng nòng
cốt là vô sản giai cấp và nông dân, thợ thuyền. Trong nội dung của luận cương nêu rõ địa
vị các giai cấp không đều nhau và theo hướng cách tư sản dân quyền với mục tiêu thổ địa
cách mạng vì vậy Đảng xác định các bộ phận như tư bản thương mại, tư bản công nghệ là
thuộc về phe phản cách mạng, bọn thủ công nghiệp thì có thái độ do dự, bọn tiểu thương
thì không tán thành cách mạng và tư sản trí thức thì chỉ hăng hái lúc đầu qua đó ta không
thấy được khả năng các sự tham gia của giai cấp khác vào lực lượng cách mạng trừ giai
cấp vô sản, đây là một bước đi thiếu đúng đắn của Đảng, quy chụp tất cả tầng lớp tư sản
là phe đế quốc trong khi đó vẫn còn nhiều bộ phân tư bản, địa chủ yêu nước. Như vậy ta
thấy Đảng đã quá chú tâm vào tầng lớp vô sản mà bỏ qua tư sản, tiểu tư sản, địa chủ điều
này khiến cho tinh thần đoàn kết dân tộc chưa được phát huy triệt để.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng 2-1951, cùng với bản Chính cương
Đảng Lao Động Việt Nam, được xem như một bước tiến lớn trong vấn đề xác định lực
lượng cách mạng Việt Nam, lực lượng bao gồm: “Động lực của cách mạng là công nhân,
nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức và tư sản dân tộc; ngoài ra là những
thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Những giai cấp, tầng lớp và phần tử đó họp thành
nhân dân. Nền tảng của nhân dân là công, nông và lao động trí thức. Người lãnh đạo cách
mạng là giai cấp công nhân”, qua đó ta thấy được rằng Đảng đã phát huy tối đa tinh thần
yêu nước, đoàn kết của dân tộc Việt Nam, xác định đúng đắn mục tiêu và kẻ thù trước
mắt bỏ qua các hạn chế về giai cấp để thành lập nên lực lượng yêu nước muốn giải phóng
dân tộc, xác định các bộ phân tư sản, địa chủ yêu nước và phản cách mạng từ đó kêu gọi
mọi người gia nhập lực lượng cách mạng chứ không còn đánh đồng tất cả giai cấp tư sản
là phản cách mạng nữa, khắc phục hạn chế so với luận cương trước đó.
Nhận xét: Chính cương Đản Lao Động Việt Nam là một sự trưởng thành và đúng
đắn trong việc xây dựng lực lượng cách mạng Việt Nam, Chính Cương không chỉ phát
huy tính đoàn kết đại dân tộc Việt Nam, tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân yêu
2
Đảng Cộng sản Việt Nam. (2002). Văn kiện Đảng toàn tập – tập 2. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.96
nước gia nhập kháng chiến mà còn khắc phục các hạn chế về tổ chức và xác định thành
phần lực lượng cách mạng so với luận cương trước đó. Chính cương vẫn cho thấy lực
lượng nòng cốt là công nhân, nông dân nhưng bên cạnh đó bổ sung thêm lực lượng tri
thức và chú tâm lôi kéo những bộ phận khác như địa chủ, tiểu tư sản, Chính cương còn
thể hiện đúng theo tinh thần của Luận Cương chính trị 10-1930 do Nguyễn Ái Quốc phát
biểu đó là bỏ qua sự phân hóa giai cấp phong kiến điều này là phù hợp đối với hoàn cảnh
của đất nước, là tiền đề quan trọng trong việc xây dựng lực lượng lớn mạnh và đa dạng.

You might also like