TRC Nghim Trit HC

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Câu 1.

Vấn đề cơ bản của triết học là:

1. Vấn đề vật chất và ý thức.


2. Vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
3. Vấn đề quan hệ giữa con người và thế giới xung quanh.
4. Vấn đề lôgic cú pháp của ngôn ngữ.

Câu 2. Mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học trả lời cho câu hỏi:

1. Con người có khả năng nhận thức thế giới hay không?
2. Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định
cái nào?
3. Vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức như thế nào?
4. Vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại như thế nào?

Câu 3. Mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học trả lời cho câu hỏi:

1. Con người có khả năng nhận thức thế giới hay không?
2. Giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định
cái nào?
3. Vật chất có tồn tại vĩnh viễn hay không?
4. Vật chất tồn tại dưới những dạng nào?

Câu 4. Cơ sở để phân chia các trào lưu triết học thành chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm là:

1. Cách giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học.
2. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.
3. Cách giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học.
4. Quan điểm lý luận nhận thức.

Câu 5. Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào SAI?

1. Phương pháp biện chứng coi nguyên nhân của mọi biến đổi nằm ngoài đối
tượng.
2. Phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau,
ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.
3. Phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi,
nằm trong khuynh hướng chung là phát triển.
4. Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức khoa học.

Câu 6. Đặc điểm chung của các quan niệm triết học duy vật thời cổ đại là gì?
1. Đồng nhất vật chất với nguyên tử.
2. Đồng nhất vật chất với các vật thể.
3. Đồng nhất vật chất với khối lượng.
4. Đồng nhất vật chất với ý thức.

Câu 7. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

1. Vật chất là nguyên tử.


2. Vật chất là nước.
3. Vật chất là đất, nước, lửa, không khí.
4. Vật chất là hiện thực khách quan.

Câu 8. Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm khách quan về mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản
của triết học là như thế nào?

1. Thừa nhận thế giới vật chất do thực thể tinh thần tạo ra.
2. Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan.
3. Thừa nhận cảm giác (phức hợp các cảm giác) quyết định sự tồn tại của các sự
vật hiện tượng trong thế giới.
4. Thừa nhận khả năng nhận thức của con người.

Câu 9. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan có ưu điểm nổi bật nào?

1. Giải thích được nguồn gốc, bản chất của cảm giác/ý thức của con người.
2. Thấy được tính năng động, sáng tạo của cảm giác/ý thức của con người
3. Thừa nhận cảm giác (phức hợp các cảm giác) quyết định sự tồn tại của các sự
vật hiện tượng trong thế giới.
4. Thừa nhận khả năng nhận thức của con người.

Câu 10. Chức năng của triết học Mác - Lênin là:

1. Chức năng chú giải văn bản.


2. Chức năng làm sáng tỏ cấu trúc ngôn ngữ.
3. Chức năng khoa học của các khoa học.
4. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận.

Câu 11. Điều kiện kinh tế - xã hội nào ở Tây Âu nửa đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sụ ra đời
của triết học Mác?

1. Chủ nghĩa tư bản đã hình thành và phát triển


2. Cuộc cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở các nước tư bản phát triển
3. Chủ nghĩa tư bản đã phát triển và giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch
sử
4. Các phong trào đấu tranh giai cấp nổ ra

Câu 12. Trong lĩnh vực triết học, C. Mác và Ph. Ăngghen kế thừa trực tiếp những lý luận
nào sau đây:

1. Chủ nghĩa duy vật cổ đại.


2. Thuyết nguyên tử.
3. Phép biện chứng trong triết học của Hêghen và quan niệm duy vật trong
triết học của Phoiơbắc.
4. Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII.

Câu 13. Đâu không phải là giá trị khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin?

1. Thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật.
2. Giá trị phê phán đối với chủ nghĩa tư bản; thức tỉnh tinh thần nhân văn, đấu tranh
giải phóng, phát triển con người và xã hội.
3. Giá trị dự báo khoa học và gợi mở lý luận cho các mô hình thực tiễn xã hội chủ
nghĩa.
4. Đặt nền móng cho sự ra đời của triết học phương Tây hiện đại.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây về vai trò của V.I. Lênin đối với sự ra đời, phát triển của
chủ nghĩa Mác - Lênin mà anh (chị) cho là đúng nhất?

1. V.I. Lênin hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ và phát triển chủ nghĩa
Mác - Lênin trong giai đoạn mới.
2. V.I. Lênin là người đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước Nga.
3. V.I. Lênin là người đầu tiên luận chứng về vai trò của giai cấp công nhân trong
thời đại mới.
4. Cả a, b, c.

Câu 15. Đâu không phải là nguồn gốc lý luận trực tiếp dẫn tới sự ra đời của triết học Mác?

1. Triết học Cổ điển Đức.


2. Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
3. Triết học khai sáng Pháp.
4. Kinh tế chính trị học cổ điển Anh.

Câu 16. V.I.Lênin có vai trò gì đối với triết học Mác?

1. Truyền bá Triết học Mác vào nước Nga.


2. Bảo vệ và bổ sung, phát triển triết học Mác trong điều kiện mới.
3. Vận dụng triết học Mác vào phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.
4. Lãnh đạo thành công cuộc cách mạng vô sản Nga.

Câu 17. Sự thất bại của các phong trào công nhân những năm nửa đầu thế kỷ XIX cho thấy
điều gì?

1. Các phong trào này thiếu tính tổ chức.


2. Các phong trào này thiếu tính linh hoạt.
3. Các phong trào này thiếu lý luận khoa học soi đường.
4. Các phong trào này mang tính tự phát.

Câu 18. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng có ý nghĩa thế nào đối với sự ra đời
của Triết học Mác?

1. Chứng minh cho sự bảo toàn về mặt năng lượng.


2. Chứng minh cho tính thống nhất vật chất của thế giới.
3. Chứng minh khả năng vận động, chuyển hóa của sự vật hiện tượng.
4. Chứng minh cho mối liên hệ gắn bó giữa triết học và khoa học tự nhiên.

Câu 19. Chức năng phương pháp luận của triết học Mác – Lênin được hiểu là gì?

1. Là phương pháp tối ưu, vạn năng để nhận thức thế giới.
2. Cung cấp những nguyên tắc chung nhất để định hướng hoạt động nhận
thức và thực tiễn.
3. Thay thế các phương pháp nghiên cứu trong các khoa học cụ thể.
4. Là lý luận về phương pháp của các khoa học.

Câu 20. Thực chất của chủ nghĩa duy vật lịch sử là gì?

1. Là một bộ phận cấu thành triết học Mác


2. Là quan niệm duy vật về lịch sử và sự phát triển của lịch sử nhân loại
3. Là sự vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào nghiên cứu đời sống xã
hội
4. Là phương pháp luận của các khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
Câu 1. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất là:

1. Thực tại khách quan và chủ quan, được ý thức phản ánh.
2. Tồn tại ở các dạng vật chất cụ thể, có thể cảm nhận được bằng các giác quan.
3. Thực tại khách quan độc lập với ý thức, không phụ thuộc vào ý thức.
4. Thực tại khách quan không nhận thức được.

Câu 2. Đặc điểm chung của quan niệm duy vật về vật chất thời kỳ cổ đại là:

1. Tìm nguồn gốc của thế giới ở những dạng vật chất cụ thể.
2. Đồng nhất vật chất nói chung với nguyên tử.
3. Đồng nhất vật chất với khối lượng.
4. Đồng nhất vật chất với ý thức.

Câu 3. Ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I. Lênin đối với khoa học là ở chỗ:

1. Chỉ ra quan niệm về vật chất của các nhà khoa học cụ thể là sai lầm.
2. Giúp cho các nhà khoa học thấy được vật chất là vô hình, không thể nhìn thấy
bằng mắt thường.
3. Định hướng cho sự phát triển của khoa học trong việc nghiên cứu về vật
chất: vật chất là vô cùng, vô tận, không sinh ra và không mất đi.
4. Vật chất chỉ là phạm trù triết học.

Câu 4. Lựa chọn câu đúng:

1. Nguồn gốc của vận động là ở trong bản thân sự vật, hiện tượng, do sự tác
động của các mặt, các yếu tố trong sự vật, hiện tượng gây ra.
2. Nguồn gốc của sự vận động là do ý thức tinh thần tư tưởng quyết định.
3. Nguồn gốc của vận động là do sự tương tác hay sự tác động ở bên ngoài sự vật,
hiện tượng.
4. Vận động là kết quả do “cái hích của Thượng đế” tạo ra.

Câu 5. Lựa chọn câu đúng:

1. Vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối, tạm thời.


2. Vận động và đứng im phải được quan niệm là tuyệt đối.
3. Vận động và đứng im chỉ là tương đối, tạm thời.
4. Đứng im là tuyệt đối, vận động là tương đối.

Câu 6. Nguồn gốc tự nhiên của ý thức là?

1. Bộ óc người và thế giới khách quan tác động lên bộ óc người.


2. Là cái vốn có trong bộ óc của con người.
3. Là quà tặng của Thượng đế.
4. Sự phát triển của sản xuất.

Câu 7. Xác định quan điểm đúng:

1. Ý thức là thuộc tính của mọi dạng vật chất.


2. Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc của
con người.
3. Vật chất sinh ra ý thức giống như “gan tiết ra mật”.
4. Niềm tin là yếu tố quan trọng nhất trong kết cấu của ý thức.

Câu 8. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc xã hội của ý thức:

1. Lao động cải biến con người tạo nên ý thức.


2. Lao động đem đến cho con người kinh nghiệm sống và tạo ra ý thức.
3. Lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu hình thành nên ý thức
con người.
4. Ngôn ngữ tạo ra giao tiếp giữa con người với con người, từ đó hình thành nên ý
thức.

Câu 9. Ý thức có thể tác động tới đời sống xã hội thông quan hoạt động nào dưới đây:

1. Sản xuất vật chất.


2. Thực nghiệm khoa học.
3. Hoạt động chính trị - xã hội.
4. Hoạt động thực tiễn.

Câu 10. Lựa chọn câu đúng:

1. Ý thức không phải thuần tuý là hiện tượng cá nhân mà là hiện tượng xã
hội.
2. Ý thức là một hiện tượng cá nhân.
3. Ý thức không là hiện tượng cá nhân cũng không là hiện tượng xã hội.
4. Ý thức của con người là sự hồi tưởng của ý niệm tuyệt đối.

Câu 11. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:

1. Bộ óc người sinh ra ý thức giống như “gan tiết ra mật”.


2. Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức.
3. Ý thức không phải là chức năng của bộ óc người.
4. Ý thức là thuộc tính của mọi dạng vật chất.
Câu 12. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:

1. Ý thức chỉ có ở con người.


2. Động vật bậc cao cũng có thể có ý thức như con người.
3. Người máy cũng có ý thức như con người.
4. Ý thức là thuộc tính của mọi dạng vật chất.

Câu 13. Bản chất của ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:

1. Hình ảnh của thế giới chủ quan và khách quan.


2. Quá trình vật chất vận động bên trong bộ não.
3. Sự phản ánh tích cực, năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong
đầu óc con người.
4. Tiếp nhận và xử lý các kích thích từ môi trường bên ngoài vào bên trong bộ não.

Câu 14. Bộ phận nào là hạt nhân quan trọng và là phương thức tồn tại của ý thức:

1. Tình cảm.
2. Ý chí.
3. Tri thức.
4. Niềm tin.

Câu 15. Xác định câu trả lời đúng theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vai
trò của ý thức:

1. Ý thức tự nó chỉ làm thay đổi tư tưởng, do đó ý thức hoàn toàn không có vai trò
gì đối với thực tiễn.
2. Vai trò của ý thức là sự phản ánh sáng tạo thực tại khách quan và đồng
thời có sự tác động trở lại thực tại đó thông qua hoạt động thực tiễn của
con người.
3. Ý thức là cái phụ thuộc vào nguồn gốc sinh ra nó, vì vậy chỉ có vật chất là cái
năng động, tích cực.
4. Ý thức chỉ là sự sao chép nguyên xi thế giới hiện thực nên không có vai trò gì
đối với thực tiễn.

Câu 16. Lựa chọn câu đúng:

1. Sự sáng tạo của con người thực chất chỉ là trí tuệ của Thượng đế.
2. Việc phát huy tính sáng tạo, năng động, chủ quan không phụ thuộc vào hiện
thực khách quan mà là do sự sáng tạo chủ quan của con người.
3. Con người không có gì sáng tạo thực sự mà chỉ bắt chước hiện thực khách quan
và làm đúng như nó.
4. Mọi sự sáng tạo của con người đều bắt nguồn từ sự phản ánh đúng hiện
thực khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan.

Câu 17. Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật, chúng ta rút
ra những nguyên tắc phương pháp luận nào cho hoạt động lý luận và thực tiễn?

1. Quan điểm phát triển.


2. Quan điểm lịch sử - cụ thể.
3. Quan điểm toàn diện.
4. Quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể.

Câu 18. Từ nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật, chúng ta rút ra những
nguyên tắc phương pháp luận nào cho hoạt động lý luận và thực tiễn?

1. Quan điểm phát triển.


2. Quan điểm lịch sử - cụ thể.
3. Quan điểm toàn diện.
4. Quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử - cụ thể.

You might also like