Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Vấn đề 2: Hình thức chính thể nào là tốt nhất?

1. Các hình thức chính thể ở Phương Đông

Hình thức chính thể chủ yếu: Quân chủ tập quyền.

2. Sự hình thành hình thức chính thể quân chủ tập quyền

Nhà nước phương Đông ra đời do yêu cầu thống nhất, quản lý trị

thủy và thủy lợi, bởi vì công việc này cần có sự tham gia của chính

quyền nhà nước tập trung nên mô hình quân chủ tập quyền là mô

hình phù hợp nhất cho xã hội đương thời.

3. Mối quan hệ giữa tư tưởng chính trị và chính thể nhà nước.

Hệ tư tưởng chính trị là toàn bộ những học thuyết tư tưởng, quan


điểm của 1 giai cấp về giành giữ quyền lực nhà nước, xây dựng bộ
máy nhà nước.

4. Các tư tưởng chính trị nổi bật

a, Khổng Tử

- Sinh ra trong thời kỳ nhà Chu suy tàn, Khổng Tử mong muốn khôi

phục nhà Chu với hai nguyên tắc cơ bản là “thân thân” và “ trọng

hiền”.

- Điểm mấu chốt nhất của tư tưởng của Khổng Tử là một thể chế mà

vua - con trời nắm quyền lực tối cao, nhưng vua không thể tùy tiện

cai trị mà phải thuận theo ý dân, ông ủng hộ nền cai trị bằng Lễ.

- Học thuyết Nhân trị (Đức trị) của ông:


+ Giáo hóa

+ Chính danh

+ Khi giáo hóa không thể áp dụng - răn đe


- Ưu điểm
+ Xây dựng dựa trên truyền thống xã hội Phương Đông nên được
trọng dụng và áp dụng phổ biến.
+ Một xã hội nhân văn, có tôn ti trật tự.
- Nhược điểm:
+ tính chất bảo thủ nặng nề, hướng tới sự ổn định hơn là sự
phát triển.
+ quá chú trọng về đạo đức ứng xử mà không chú ý tới các yếu

tố khác như khoa học, kỹ thuật, kinh tế…

+ lợi ích chính vẫn là lợi ích chính trị cho tầng lớp cầm quyền.

b, Mặc Tử

- Nhận thấy sự loạn lạc và chia rẽ trong xã hội đương thời xuất phát từ
thái độ “Biệt” => xây dựng một hình thái xã hội lí tưởng hơn là

“Kiêm” - tức là gồm, từ đó ông xây dựng thuyết kiêm ái.

- Kiêm ái là yêu thương mọi người, “ Yêu người như yêu chính bản

thân mình”

- Học thuyết của ông nhấn mạnh lòng tôn trọng dành cho người xứng
đáng và sự trừng phạt thích đáng đối với những kẻ bất nhân. Ngoài
ra ông còn rất coi trọng người tài, phản ánh chế độ cha truyền con
nối
- Ưu điểm:
+ giá trị bác ái và bình đẳng
+ mầm mống đầu tiên cho tư tưởng dân chủ.
- Nhược điểm

+ Kiêm Ái rất khó thực hiện vì con người phải bỏ đi hỷ, nộ, ái, ố
để trở thành bậc thánh nhân

c, Hàn Phi Tử

- “Việc ân nghĩa, yêu thương không giúp ích gì, trái lại hình phạt
nghiêm, trừng trị nặng có thể trị được nước.”

- học thuyết chính trị Pháp gia với 3 yếu tố trọng tâm “Pháp - Thế -

Thuật”.

- Nội dung học thuyết Pháp gia trong việc trị nước:

(1) vai trò tối thượng của các ông vua chuyên chế

(2) luật pháp như ý chí của nhà vua

(3) thưởng phạt làm quốc sách

- Ưu điểm:

+ hiện thực cao, phù hợp với bối cảnh xã hội thời Xuân Thu -

Chiến Quốc

+ Tôn trọng pháp luật, răn đe và trừng trị cái ác, trật tự xã hội
được đảm bảo.
- Nhược điểm:

+ Vương quyền trở nên cực đoan, tàn bạo.

+ Đồng nhất việc cai trị bằng pháp luật với cai trị bằng hình
phạt.

+ Pháp gắn liền với chữ Cấm.


d, Lão Tử

- Lão Tử là người sáng lập Đạo gia với triết lý “vô vi”.
- không làm trái với tự nhiên và thuận theo tự nhiên

- ông vua “vô vi” - trái ngược với một vị vua chuyên chế.
- Ưu điểm:
+ nhà cai trị như không kiêu căng, tư lợi, sống giản dị

+ giá trị nhân đạo và hòa bình cao, nó ủng hộ sự khoan dung
- Nhược điểm:
+ mang tính không tưởng dưới một xã hội đương thời.
+ tính duy tâm, siêu hình

Kết luận: Vậy hình thức chính thể nào là phù hợp nhất?

- đặt trong thời Xuân Thu - Chiến Quốc

- Vô vi của Lão Tử hay thuyết Kiêm Ái của Mặc Tử có phần không

tưởng.

- Hình thức nhà nước phù hợp nhất: Kết hợp Nho gia (Nhân trị)

với Pháp gia (Pháp trị), vừa nghiêm khắc và công bằng trong việc
răn đe, xây dựng trật tự xã hội, đồng thời vẫn có yếu tố nhân hậu,
khoan nhượng, tránh hà khắc, tuyệt đối hóa pháp luật.

You might also like