Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN
BỘ MÔN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN

CHỦ ĐỀ 1: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ


TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP

GVHD: TS. Lê Đoàn Minh Đức


Lớp hp: 24D1ACC50706301

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2024


Danh sách thành viên nhóm 1

Họ và Tên MSSV Phần trăm đóng góp


Nguyễn Lê Thái An 31221021645 100%
Hồ Nguyễn Trúc Duyên 31221020973 100%
Trần Hoàng Minh 31221021126 100%
Nguyễn Thị Như Ngọc 31221021421 100%
Trần Thị Tuyết Nhi 31221021027 100%
Lương Ngọc Quỳnh Thư 31221026755 100%
Nguyễn Hoàng Kiều Diễm 31221024209 100%
Ngô Thị Hương Giang 31221024908 100%
Nguyễn Vũ Hoài Nam 31221021811 100%
LỜI MỞ ĐẦU
Trong mọi môi trường làm việc, đạo đức nghề nghiệp không chỉ đóng vai trò quan trọng
trong việc xác định phẩm chất của một cá nhân mà còn giúp tạo ra một môi trường làm việc
tích cực và hòa đồng. Các chuẩn mực này không chỉ giúp mỗi người tự phát triển mà còn
tạo nên sự tôn trọng và đoàn kết trong cộng đồng làm việc. Đồng thời, việc tuân thủ đạo đức
nghề nghiệp cũng giúp xây dựng uy tín và danh tiếng cá nhân, từ đó tạo nên cơ hội phát
triển và thăng tiến trong sự nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp không chỉ là trách nhiệm cá nhân
mà còn là nền tảng quan trọng để xây dựng một xã hội hòa bình và phát triển bền vững. Đó
là lý do mà nhóm đã ưu tiên nghiên cứu về các vấn đề đạo đức nghề nghiệp khi tiến hành
xem xét môi trường cụ thể là Kế toán quản trị.
Đạo đức nghề nghiệp được xây dựng dựa trên hệ thống giá trị của mỗi tổ chức và hệ
thống các quy tắc xử sự, tùy vào những tình huống mà áp dụng sao cho hợp lý. Có thể thấy
các quy định đạo đức nghề nghiệp không nên áp đặt một cách cứng nhắc mà phải xem xét
dựa trên sự nhận thức của họ về nhiều khía cạnh nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ đạo đức
và pháp luật dành cho tình huống đó. Chính vì thế, nhóm đã chọn phương pháp phân tích so
sánh nhằm tạo ra một câu chuyện để nghiên cứu xem rằng ở từng tình huống cụ thể thì có
những cách áp dụng quy tắc đạo đức như thế nào?
Nhóm đã tiến hành thu thập và tìm tòi các thông tin, số liệu, cũng như từng tình huống
liên quan đến việc áp dụng chuẩn mực đạo đức trong môi trường Kế toán quản trị ở nhiều
trang Web uy tín và Case study do giáo viên bộ môn cung cấp.
Bài nghiên cứu về đề tài này sẽ mang đến cho chúng ta một cách khái quát về những quy
định đạo đức nghề nghiệp đối với kế toán quản trị, cũng như đi sâu vào từng chi tiết thể hiện
sự linh hoạt trong cách áp dụng đạo đức nghề nghiệp nhưng vẫn đảm bảo không vi phạm
quy tắc trong tổ chức và pháp luật do Nhà nước quy định.
MỤC LỤC

PHẦN I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI............................................................................................1


1.1. Giới thiệu đề tài............................................................................................................1
1.2. Tình huống nghiên cứu...............................................................................................1
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................2
2.1. Khái niệm về đạo đức và đạo đức nghề nghiệp.........................................................2
2.1.1. Khái niệm chung về đạo đức................................................................................2
2.1.2. Khái niệm về đạo đức nghề nghiệp......................................................................2
2.2. Đạo đức nghề nghiệp trong kế toán và Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong kế
toán.......................................................................................................................................3
2.2.1. Đạo đức nghề nghiệp trong kế toán.....................................................................3
2.2.2. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong kế toán.................................................3
2.3. Sự cần thiết của đạo đức nghề nghiệp kế toán quản trị...........................................4
2.4. Chuẩn mực, tiêu chuẩn kỹ năng và nguyên tắc của đạo đức kế toán quản trị......4
2.4.1. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán quản trị............................................4
2.4.2. Tiêu chuẩn kỹ năng của người làm kế toán quản trị.........................................5
2.4.3. Các nguyên tắc của đạo đức nghề nghiệp kế toán quản trị...............................6
PHẦN III: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG.........................................................................7
3.1. Tình huống nghiên cứu 1: Tough choices: Ethical Decision in Whistleblowing
(Những lựa chọn khó khăn: Quyết định mang tính đạo đức khi tố cáo).......................7
3.1.1. Tóm tắt tình huống nghiên cứu:..........................................................................7
3.1.2. Phân tích tình huống nghiên cứu:........................................................................7
3.1.3. Các bên liên quan bị ảnh hưởng và hướng giải quyết tình huống:...................8
3.2. Tình huống nghiên cứu 2: An Ethical Dilemma: A Case from the Aviation
Industry...............................................................................................................................8
3.2.1. Tóm tắt tình huống nghiên cứu:..........................................................................8
3.2.2. Phân tích tình huống nghiên cứu.........................................................................9
3.2.3. Ưu nhược điểm về giải pháp của Emma và các phương pháp tiềm năng khác
...........................................................................................................................................9
3.3. Tình huống nghiên cứu 3: Bonnie Morgen: First Day on the Job and Facing an
Ethical Dilemma................................................................................................................10
3.3.1 Tóm tắt tình huống:.............................................................................................10
3.3.2 Phân tích tình huống............................................................................................10
3.3.3 Hướng giải quyết tình huống...............................................................................10
3.4. So sánh ba tình huống nghiên cứu trên:..................................................................11
PHẦN IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA.............................................................11
4.1. Đề xuất........................................................................................................................11
4.2. Kết luận.......................................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................13
PHẦN I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Giới thiệu đề tài
Chủ đề "Đạo đức nghề nghiệp kế toán quản trị trong 1 số trường hợp" là một quá trình
nghiên cứu sâu sắc và đa chiều để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và tác động của đạo đức
trong lĩnh vực kế toán quản trị. Nghiên cứu không chỉ tập trung vào việc phân tích các tình
huống thực tế mà còn có mục đích nắm bắt sự phức tạp của quyết định đạo đức, tác động
của chúng đối với doanh nghiệp và cộng đồng.
Vậy trước hết, chúng ta cần hiểu được rõ “Đạo đức nghề nghiệp trong kế toán quản trị” là
gì và chúng ta cần phải tuân theo những chuẩn mực, quy tắc nào để áp dụng trong môi
trường làm việc. Đạo đức nghề nghiệp trong kế toán quản trị là sự minh bạch và trung thực
trong việc thu thập, xử lý và báo cáo thông tin tài chính. Kế toán viên và nhà quản trị cần
đảm bảo rằng họ tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán cũng như quy định pháp luật
để đảm bảo tính chính xác và trung thực của thông tin tài chính. Họ cũng phải hoạt động với
trách nhiệm và tôn trọng tính công bằng, tránh xung đột lợi ích và tuyệt đối không làm giảm
giá trị thông tin tài chính để đạt lợi ích cá nhân hoặc tổ chức. Điều này không chỉ đảm bảo
tính minh bạch và công bằng trong quá trình báo cáo tài chính mà còn đóng góp vào sự tin
cậy của bên ngoài vào thông tin tài chính của tổ chức.
Một số khía cạnh về chuẩn mực đạo đức mà khi hành nghề, người làm kế toán quản trị
cần tuân thủ như sau:
a. Năng lực
- Luôn phấn đấu, trau dồi, phát triển kiến thức, kỹ năng của bản thân, duy trì năng lực,
chuyên môn nghề nghiệp.
- Cung cấp các thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định của nhà quản trị một cách đúng đắn,
rõ ràng, kịp thời và đầy đủ.
- Thừa nhận và góp ý những hạn chế nghề nghiệp, những sai sót và ràng buộc khác.
b. Bảo mật
- Giữ thông tin được bảo mật cho đến khi được phép công bố hoặc pháp luật yêu cầu.
- Không sử dụng thông tin sai mục đích để trục lợi.
- Giám sát cấp dưới để đảm bảo thông tin được quản lý chặt chẽ.
c. Chính trực
- Làm giảm những mâu thuẫn lợi ích đang tồn tại.
- Không tham gia hoặc hỗ trợ bất cứ yêu cầu, hoạt động nào có thể làm tổn hại đến uy tín,
đạo đức nghề nghiệp.
d. Sự tín nhiệm
- Hoàn thành đúng, đủ nhiệm vụ, quy trình được giao.
- Cung cấp thông tin đầy đủ, khách quan.
- Chỉ ra và báo cáo những sai sót còn tồn đọng.
1.2. Tình huống nghiên cứu
Với việc đặt ra các tình huống như xử lý thông tin tài chính phức tạp, đối mặt với áp lực
tăng cường lợi nhuận trong môi trường doanh nghiệp ngày càng cạnh tranh, nghiên cứu hứa
hẹn mở rộng sự hiểu biết về quản lý đạo đức, nghiên cứu sẽ dẫn dắt người đọc qua một cuộc
hành trình phức tạp của quyết định đạo đức. Bằng cách này, nó sẽ phản ánh cách các chuyên

1
viên kế toán quản trị đối mặt với các thách thức đạo đức, đồng thời rút ra những bài học
quan trọng về trách nhiệm và bền vững xã hội.
Đồng thời, nghiên cứu sẽ tập trung vào việc so sánh và phân tích sự đa dạng giữa các
trường hợp để xây dựng các mô hình và nguyên tắc áp dụng rộng rãi trong ngành kế toán
quản trị. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng không quên khám phá những khía cạnh tích cực của
quản lý đạo đức trong kế toán quản trị, như giữ vững uy tín, tạo ra giá trị bền vững và thúc
đẩy sự minh bạch. Bằng cách này, nó sẽ không chỉ là một bức tranh toàn diện về đạo đức
mà còn là nguồn cảm hứng và hướng dẫn cho các doanh nghiệp và chuyên viên kế toán trên
con đường phát triển có trách nhiệm và đạo đức.
Để làm rõ hơn về tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp đối với kế toán quản trị, nhóm
chúng em chọn ra 3 nghiên cứu:
● Tough choices: Ethical Decision in Whistleblowing
● An Ethical Dilemma: A Case from the Aviation Industry
● Bonnie Morgen: First Day on the Job and Facing an Ethical Dilemma.
Các tình huống sẽ được phân tích chi tiết tại phần 3.

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN


2.1. Khái niệm về đạo đức và đạo đức nghề nghiệp
2.1.1. Khái niệm chung về đạo đức
Theo quan niệm thông thường đạo đức “là hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã
hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của
cộng động, xã hội”.
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các
quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của
mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan
hệ cá nhân với cá nhân và cá nhân với xã hội”.
Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề
tốt-xấu, hơn nữa xem như là đúng-sai, được sử dụng trong 3 phạm vi: lương tâm con người,
hệ thống, phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc còn được gọi là giá trị đạo đức: nó gắn với
nền văn hóa, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách
đối xử từ hệ thống này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức
mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Qua đó, ta có thể thấy được bên cạnh tài năng thì
đạo đức cũng là một yếu tố không thể thiếu đối với mỗi người. Tài và đức là hai yếu tố có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thiếu một mặt nào thì con người cũng không thể toàn vẹn.
Chính vì vậy, việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cá nhân cũng là điều cần thiết đối với cuộc
sống mỗi người.
2.1.2. Khái niệm về đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp là “những phẩm chất cần có của mỗi người theo đúng những quy
tắc chuẩn mực của một nghề nhất định được cộng đồng xã hội thừa nhận, nhằm điều chỉnh
hành vi, thái độ của con người trong quan hệ với con người, tự nhiên và xã hội khi hành
nghề”.

2
Theo Nghiêm Vũ Khải và Lê Thanh Tùng (2019) thì đạo đức nghề nghiệp là những
nguyên tắc chi phối hành vi của một người hoặc một nhóm trong môi trường công việc.
Giống như các giá trị, đạo đức nghề nghiệp cung cấp các quy tắc về cách một người nên
hành động đối với người khác và các tổ chức trong một môi trường như vậy.
Theo Trần Thị Giang Tân (2009, tr.2) cho rằng “Đạo đức nghề nghiệp được định nghĩa là
những quy tắc để hướng dẫn cho các thành viên ứng xử và hoạt động một cách trung thực,
phục vụ cho lợi ích chung của nghề nghiệp xã hội”.
Như vậy có thể hiểu rằng đạo đức nghề nghiệp là các tiêu chuẩn, nguyên tắc điều chỉnh
hành vi của những người hành nghề trong một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể, nhằm đảm bảo
người hành nghề thực hiện nhiệm vụ của mình với chất lượng tốt, tuân thủ các quy định
pháp luật, tạo niềm tin cho cộng đồng về chất lượng dịch vụ cung cấp.
Mỗi nghề nghiệp đều có thể có những nguyên tắc riêng, ví dụ đạo đức nghề nghiệp đối
với ngành y, ngành luật, ngành kế toán…nhưng nhìn chung các tiêu chuẩn đó đều bao gồm:
tính chính trực, tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm, tôn trọng người khác.
2.2. Đạo đức nghề nghiệp trong kế toán và Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong kế
toán
2.2.1. Đạo đức nghề nghiệp trong kế toán
Theo thông tư 70/2015/TT-BTC ban hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm
toán thay thế cho chuẩn mực cũ tại Quyết định 87/2005/QĐ-BTC: “Đạo đức nghề nghiệp kế
toán yêu cầu mỗi kế toán, kiểm toán viên phải ứng xử và hoạt động một cách trung thực
phục vụ cho lợi ích nghề nghiệp và xã hội. Đây là chỉ dẫn để các thành viên luôn duy trì thái
độ nghề nghiệp đúng đắn. Từ đó góp phần bảo vệ và nâng cao uy tín nghề nghiệp”.
Trong quá trình hành nghề, các kế toán viên có thể gặp các trường hợp khó xử về đạo
đức, làm ảnh hưởng tới tính minh bạch, chính xác, chất lượng thông tin của báo cáo. Vì vậy,
việc hiểu và vận dụng đúng các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp là một trong những yêu cầu
quan trọng nhất đối với người hành nghề trong lĩnh vực kế toán.
2.2.2. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong kế toán
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán là những quy định, nguyên tắc cơ
bản về đạo đức nghề nghiệp, do cơ quan quản lý hoặc hiệp hội nghề nghiệp ban hành, nhằm
hướng dẫn hành vi cho các kế toán, kiểm toán viên trong việc xử lý các vấn đề đạo đức phát
sinh trong quá trình hành nghề.
Theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong kế toán, kế toán viên phải đảm bảo tuân thủ
năm nguyên tắc đạo đức cơ bản là tính chính trực, tính khách quan, năng lực chuyên môn
và tính thận trọng, tính bảo mật, và tư cách nghề nghiệp.
Tính chính trực: Yêu cầu kế toán viên thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ
chuyên môn và kinh doanh.
Tính khách quan: Kế toán viên không để sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ ảnh hưởng
không hợp lý nào chi phối các xét đoán chuyên môn và kinh doanh.
Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Kế toán viên cần duy trì và thể hiện các kiến thức
và kỹ năng chuyên môn cần thiết để có thể cung cấp dịch vụ có chất lượng cho khách hàng;
đồng thời hành động một cách thận trọng và phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp.

3
Tính bảo mật: Kế toán viên phải bảo mật thông tin thu được từ các mối quan hệ chuyên
môn và kinh doanh, không tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba nếu chưa được sự
đồng ý của bên có thẩm quyền, hoặc được yêu cầu cung cấp thông tin từ cơ quan quản lý
hoặc tổ chức nghề nghiệp, và cũng như không được sử dụng thông tin vì lợi ích cá nhân.
Tư cách nghề nghiệp: Phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ
hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình.
Khi làm việc tại các doanh nghiệp, các kế toán cần phải giữ cho mình các đạo đức này để
phòng tránh các nguy cơ rủi ro về tư lợi, tự kiểm tra, sự bào chữa, sự quen thuộc và nguy cơ
bị đe dọa.
2.3. Sự cần thiết của đạo đức nghề nghiệp kế toán quản trị
Hiện nay, đối với nền kinh tế thị trường, việc ra quyết định đầu tư đều phải dựa các cơ sở
thông tin minh bạch, đáng tin cậy để hạn chế rủi ro. Tính minh bạch của báo cáo tài chính
được kiểm toán cần được đảm bảo thông qua việc công bố đầy đủ và có thuyết minh rõ ràng
về những thông tin hữu ích, cần thiết cho việc ra quyết định kinh tế của nhà đầu tư. Chất
lượng kiểm toán phụ thuộc vào thông tin mà kiểm toán viên sử dụng để đưa ra các đánh giá
về sự tuân thủ các nguyên tắc và các quy ước kế toán. Hầu hết, thông tin kế toán viên sử
dụng chủ yếu là thông tin của kế toán tài chính, nhưng chưa nhắc đến vai trò cung cấp thông
tin của kế toán quản trị. Trong khi đó, các thông tin sổ sách của các doanh nghiệp luôn bị
cảnh báo thiếu độ trung thực, sao kê không rõ ràng, sai phạm rất nhiều. Do vậy, vấn đề nhận
thức đúng đắn, hiểu rõ về đạo đức nghề nghiệp kế toán quản trị là rất cần thiết và được coi
trọng. Đạo đức nghề nghiệp của kế toán quản trị nhằm đảm bảo người hành nghề đạt được
những tiêu chuẩn cao nhất về trình độ chuyên môn, về mức độ hoạt động và đáp ứng được
sự quan tâm ngày càng cao của công chúng.
Trong nền kinh tế phát triển vượt bậc như hiện nay, các doanh nghiệp có nhu cầu rất lớn
về kế toán quản trị, tuy nhiên không một kế toán nào có thể báo cáo sổ sách tài khoản chính
xác nhất. Khái niệm về nghề kế toán đề cập đến trách nhiệm kinh doanh và bản chất và các
quy định pháp luật của người làm kế toán vượt ra ngoài việc áp dụng trách nhiệm cá nhân
đơn thuần. Ngoài việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý một cách đơn giản, kế toán viên cũng
phải tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực kế toán chuyên nghiệp.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đạo đức kế toán quản trị còn ảnh hưởng tới báo cáo tài
chính của doanh nghiệp. Ogbonna và Appah (2012) đã cho rằng việc tuân thủ đạo đức kế
toán một cách tích cực và đáng kể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính và chất lượng hoạt động
của tổ chức. Kết quả nghiên cứu của Joseph và Jossy (2014) đã cho thấy rằng có mối quan
hệ tích cực giữa đạo đức kế toán và chất lượng tài chính, báo cáo liên quan đến lợi nhuận
trên vốn đầu tư.
2.4. Chuẩn mực, tiêu chuẩn kỹ năng và nguyên tắc của đạo đức kế toán quản trị
2.4.1. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán quản trị
Chuẩn mực kế toán:
+ Là những quy định về cách thức ban hành trong việc lập cũng như giải thích các thông
tin trình bày trên báo cáo tài chính. Đây là quy định được các tổ chức có trách nhiệm nghiên
cứu và ban hành.

4
+ Tập hợp các nguyên tắc, các yêu cầu cơ bản để hướng dẫn người làm kế toán nhận
thức, ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của hoạt động, doanh nghiệp, tổ
chức.
+ Tạo ra một hệ thống các quan điểm hành xử thống nhất cho tất cả kế toán viên trước
các sự kiện thuộc đối tượng của kế toán.
Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán trên cơ
sở chuẩn mực quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
=> Chính vì vậy, trong quá trình tiếp thu và nhận thức chuẩn mực kế toán yêu cầu người kế
toán viên phải cần thấu hiểu rằng chuẩn mực kế toán là hợp lý, là thống nhất cho tất cả
những người đang hành nghề kế toán.
2.4.2. Tiêu chuẩn kỹ năng của người làm kế toán quản trị
Bản cập nhật về Khung tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp cho người làm kế toán quản trị
(gọi tắt là Khung năng lực) năm 2019 của IMA bao gồm 6 nhóm kỹ năng, kiến thức và năng
lực cốt lõi nhằm đáp ứng những thay đổi về kế toán, tài chính trong bối cảnh kỷ nguyên số.
Các nhóm kỹ năng bao gồm: (1) Chiến lược, hoạch định, đánh giá hiệu quả; (2) Lập báo cáo
và kiểm soát; (3) Công nghệ và phân tích số liệu; (4) Nhạy bén trong kinh doanh và điều
hành hoạt động; (5) Lãnh đạo; (6) Đạo đức và các giá trị nghề nghiệp. Việc nghiên cứu sự
cần thiết khách quan phải cập nhật Khung năng lực cũng như nội dung của Khung năng lực
theo quan điểm của IMA là cơ sở để xây dựng khung tham chiếu cơ bản nhằm phát triển
nghề nghiệp kế toán quản trị tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
KTQT cung cấp thông tin thỏa mãn nhu cầu của các nhà quản trị doanh nghiệp, là những
người mà các quyết định và hành động của họ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của
doanh nghiệp.
Trên thực tế, xuất phát điểm của KTQT là kế toán chi phí, nghiên cứu chủ yếu về quá
trình tính toán giá phí sản phẩm như giá phí tiếp liệu, giá phí sản xuất; nhằm đề ra các quyết
định cho phù hợp, xác định giá trị hàng tồn kho và kết quả kinh doanh theo từng hoạt động.
Dần dần cùng với sự phát triển của khoa học quản lý nói chung, khoa học kế toán cũng có
những bước phát triển mạnh mẽ
Như vậy, KTQT là một khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động sản
xuất, kinh doanh một cách cụ thể, phục vụ cho các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch, điều
hành, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động kinh tế, tài chính trong nội bộ doanh
nghiệp.
KTQT không những cung cấp thông tin cho các nhà quản trị cấp cao để ra quyết định
kinh doanh, quyết định đầu tư và sử dụng các nguồn lực mà còn cung cấp cả các thông tin
về các mặt kỹ thuật để các nhà quản lý thừa hành sử dụng thực thi trách nhiệm của mình.
Với tính chất, ý nghĩa của KTQT trong hoạt động của doanh nghiệp, vai trò chủ yếu của
nhân viên KTQT trong một tổ chức là thu thập và cung cấp thông tin thích hợp và nhanh
chóng cho các nhà quản lý để họ thực hiện việc điều hành, kiểm soát hoạt động của tổ chức
và ra quyết định. Thông qua các thông tin hữu ích do KTQT cung cấp, các nhà quản lý sản
xuất thường xây dựng kế hoạch và ra quyết định về các phương án và lịch trình sản xuất,
các nhà quản lý tiếp thị xây dựng các quyết định về quảng cáo, khuyến mãi và định giá sản

5
phẩm, các nhà quản trị tài chính tham gia xây dựng các quyết định về huy động vốn và đầu
tư.
Việc nghiên cứu tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp kế toán nói chung và kế toán quản trị
nói riêng từ kinh nghiệm của các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp trên thế giới là vô cùng cần
thiết. Qua đó, giúp định hướng và xây dựng khung kỹ năng tại Việt Nam phục vụ cho quá
trình phát triển nghề nghiệp kế toán trong xu thế hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0.
Đối với người làm kế toán, trong đó có kế toán quản trị, khung năng lực giúp họ có nhận
thức và định hướng đúng đắn trong quá trình hành nghề.
2.4.3. Các nguyên tắc của đạo đức nghề nghiệp kế toán quản trị
Theo “Báo cáo về cách ứng xử đạo đức nghề nghiệp” của IMA, các nguyên tắc đạo đức
bao gồm: trung thực, thẳng thắn, khách quan và trách nhiệm. Những người hành nghề sẽ
hành động theo những nguyên tắc này và sẽ động viên những người khác trong tổ chức tuân
thủ triệt để chúng.
Tại Việt Nam, các nguyên tắc đạo đức cơ bản được quy định trong “Chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp kế toán, kiểm toán tại Việt Nam” theo quyết định số 87/2005/QĐBTC ngày 01
tháng 12 năm 2005 của Bộ Tài chính bao gồm 7 nguyên tắc: độc lập, chính trực, khách
quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tính bảo mật, tư cách nghề nghiệp, tuân thủ
chuẩn mực chuyên môn.
Độc lập: Trong quá trình làm việc yêu cầu kế toán phải thật sự không bị chi phối và bị tác
động bởi bất kỳ lợi ích nào ảnh hưởng đến tính độc lập trong nghề nghiệp kế toán, mỗi kiểm
toán viên cần có trách nhiệm, nghĩa vụ cho chính công việc của mình không phụ thuộc vào
bất kỳ ai.
Chính trực: Yêu cầu kế toán viên thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ
chuyên môn và kinh doanh. Không được phá vỡ đi các mục tiêu hợp pháp mà tổ chức đề ra.
Tránh việc xung đột lợi ích và khuyên những người khác về các xung đột còn tiềm ẩn trong
doanh nghiệp. Không được hành động làm mất uy tín nghề nghiệp, từ chối ưu đãi từ các bên
có thể ảnh hưởng tới hành vi của mình.
Khách quan: Không cho phép sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ ảnh hưởng không
hợp lý nào chi phối các xét đoán chuyên môn và kinh doanh của mình. Với tất cả các thông
tin hữu ích phải khai báo cho ban giám đốc, cung cấp thông tin công bằng và khách quan.
Năng lực chuyên môn: Thực hiện công việc với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với
sự thận trọng cao nhất và tinh thần làm việc chuyên cần. Kế toán viên có nhiệm vụ duy trì,
cập nhật và nâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và các
tiến bộ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc. Tuân thủ các luật lệ, quy tắc và chuẩn mực
hiện hành, sau khi có các phân tích hợp lý phải lập báo cáo rõ ràng.
Tính bảo mật: Người làm kế toán phải bảo mật các thông tin có được trong quá trình kiểm
toán; không được tiết lộ bất cứ một thông tin nào khi chưa được phép của người có thẩm
quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi
quyền hạn nghề nghiệp của mình. Bảo đảm rằng cấp dưới không tiết lộ các thông tin bí mật
của doanh nghiệp, không sử dụng thông tin bí mật cho mục đích cá nhân.

6
Tư cách nghề nghiệp: Người làm kế toán phải trau dồi và bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không
được gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp. Tuân thủ đúng quy định của pháp
luật và các quy định liên quan.
Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn: Thể hiện, duy trì sự hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cần
thiết nhằm đảm bảo rằng khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ chuyên
môn có chất lượng dựa trên những kiến thức mới nhất về chuyên môn, pháp luật và kỹ
thuật.
PHẦN III: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG
3.1. Tình huống nghiên cứu 1: Tough choices: Ethical Decision in Whistleblowing
(Những lựa chọn khó khăn: Quyết định mang tính đạo đức khi tố cáo)
3.1.1. Tóm tắt tình huống nghiên cứu:
Thành phố Dixie được biết đến là thành phố chưa bao giờ gặp khó khăn về tài chính trước đây.
Tuy nhiên, gần đây thành phố đã thực hiện cắt giảm ngân sách và doanh thu dường như không
giảm nhưng dòng tiền của thành phố vẫn âm trong ba năm. Điều này gây khó khăn cho kho bạc
địa phương. Cathy Clark và Kimberly Hedges, người kiểm soát tài chính và thủ quỹ của thành
phố, tạo nên toàn bộ bộ phận tài chính của thành phố. Cathy là một chuyên gia kế toán và cô ấy
đã đạt được chứng chỉ CMA. Trong thời gian làm việc, Cathy đã có những nghi ngờ gian lận
dành cho người sếp của mình là Kimberly. Cụ thể Cathy đã phát hiện một tài khoản mới đáng
ngờ - tài khoản phát triển vốn DCDA và từ đó mở ra thêm nhiều nghi vấn xoay quanh nó.
3.1.2. Phân tích tình huống nghiên cứu:
Nhóm em sử dụng mô hình tam giác gian lận để phân tích tình huống trên. Tam giác gian lận
bao gồm các yếu tố: Pressure (động cơ thực hiện hành vi gian lận); Opportunity (cơ hội biển thủ
tài sản); Rationalization (biện minh cho những hành vi gian lận).
Đầu tiên với yếu tố Pressure, Kimberly sở hữu một trang trại lớn và cô sẽ phải tốn nhiều kinh
phí đề có thể duy trì nó, ngoài ra, như Cathy đã nói, Kimberly còn đưa gia đình đồng nghiệp mình
là Cathy đi ăn tối, ăn trưa, tặng quà Giáng sinh cho gia đình Cathy và mua những chiếc vé triển
lãm ngựa đắt đỏ cho toàn bộ nhân viên của tòa thị chính. Có thể cô ấy đang cố gắng để duy trì vẻ
ngoài giàu có của mình, và để làm được như vậy, Kimberly phải kiếm thêm nguồn tiền khác
ngoài thu nhập từ công việc và từ đó khiến cô có hành vi biển thủ tài sản vì nhu cầu tài chính cá
nhân của mình. Ngoài ra, có thể Kim tặng quà cho các nhân viên để mọi người nhận định rằng cô
ấy là một người sếp tốt, để mọi người buông bỏ cảnh giác với cô ấy. Tiếp theo trong tam giác
gian lận là yếu tố Opportunity và Rationalization. Kimberly có rất nhiều cơ hội để thực hiện hành
vi gian lận của mình. Thứ nhất, cô không cho phép ai vào văn phòng của mình và nói rằng nếu có
điều gì cần thì cô ấy sẽ đến tận văn phòng của người đó. Tại sao Kimberly không muốn Cathy
vào văn phòng của cô ấy? Phải chăng cô ấy đang che giấu điều gì đó? Kimberly hợp lý hóa điều
này bằng cách nói rằng cô muốn tạo một bầu không khí thoải mái nơi văn phòng. Thứ hai,
Kimberly không bao giờ nghỉ phép và nhất quyết làm việc vào cuối tuần và khi Cathy đề nghị
Kimberly “hãy dành thời gian để đi nghỉ dưỡng” cô ấy đã trả lời lại ngay lập tức “KHÔNG” với
một giọng sắc lẻm, đây là một phản ứng khá gay gắt với một câu hỏi chỉ đơn giản là thể hiện sự
quan tâm bình thường của cấp dưới đối với cấp trên. Phải chăng có điều gì đó khiến cô ấy chột
dạ? Hơn nữa, Kim thường xuyên cho Cathy về nhà sớm. Đây là cơ hội hoàn hảo để gian lận vì
không có ai tại văn phòng lúc đó. Nếu Kimberly đi nghỉ, Cathy sẽ đảm nhận công việc của cô ấy

7
trong thời gian đó và có thể tìm ra những sai sót hoặc dấu hiệu gian lận. Tiếp theo, không có sự
phân chia hiệu quả các nhiệm vụ trong văn phòng, mặc dù Cathy cũng là một chuyên gia kế toán,
sở hữu chứng chỉ CMA, nhưng Kimberly dành hết mọi công việc về mình. Kimberly chỉ nói đơn
giản rằng sẽ rất khó để đào tạo Cathy làm công việc của cô ấy. Về việc làm việc vào cuối tuần,
Kimberly nói rằng cô không thể ngủ được nên thay vào đó cô cảm thấy mình nên làm một số
việc. Đáng chú ý, có một tài khoản mới đột ngột xuất hiện, tài khoản DCDA, tài khoản này chỉ có
một chữ kí của Kimberly và cô ấy đã biện minh cho việc đó bằng cách nói rằng: “đây là tài khoản
để thị trưởng tiếp đãi các nhà đầu tư, vì số tiền dành cho tài khoản khá nhỏ nên không cần phải có
2 chữ ký trên tài khoản này”, điều này cho thấy Kim xem thường và vi phạm điều khoản kiểm
soát nội bộ và hơn hết, với những gì Cathy tìm hiểu được thì số tiền tiêu cho tài khoản này khá
lớn chứ không hề nhỏ như lời Cathy nói. Không chỉ có vậy, một số hóa đơn cho các khoản thanh
toán được thực hiện từ tài khoản có vẻ đáng ngờ, hóa đơn không thuộc hợp đồng được phê duyệt,
trên thực tế hầu hết các dự án đó còn chưa được thực hiện. Hơn nữa, một số séc được viết cho thủ
quỹ và nhiều séc trong số đó cũng không có hóa đơn. Cuối cùng, tuy đã ký kết với một công ty
kiểm toán lớn trong khu vực nhưng họ không thực sự đến văn phòng. Họ đã thuê một CPA địa
phương để làm công việc này và anh ta không đủ năng lực để phát hiện các gian lận. Qua những
điểm nêu trên, ta có thể thấy việc kiểm soát nội bộ của đơn vị chưa được thực hiện một cách hiệu
quả và có thể nhận định rằng Kimberly đang có hành vi gian lận là: lập tài khoản ảo để biển thủ
tài sản. Đây là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
3.1.3. Các bên liên quan bị ảnh hưởng và hướng giải quyết tình huống:
Cathy cần lập một báo cáo nghi ngờ gian lận, nếu không báo cáo cho các quan chức cấp cao
của thành phố thì Cathy cũng là người không tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, cụ thể là tính chính
trực. Nếu Cathy chọn không chia sẻ mối quan ngại của mình với thị trưởng và những người còn
lại trong hội đồng, cuộc khủng hoảng tài chính của thành phố sẽ càng khủng khiếp hơn, và tất cả
các doanh nghiệp và sở EMT của thành phố sẽ được tài trợ. Việc giữ thông tin này cho riêng
mình sẽ gây tổn hại cho thành phố và cho tất cả những người có liên quan trong thành phố.
Nhóm em đưa ra hướng giải quyết như sau: Điều cần làm lúc này đó là Cathy cần phải bảo vệ
các bằng chứng mình thu thập được thật tốt để tránh bị tiêu hủy, chúng sẽ là công cụ hỗ trợ tốt
nhất cho Cathy trong quá trình báo cáo gian lận của Kimberly. Tiếp đó, cô ấy cần trình bày những
nghi vấn cùng các bằng chứng đi kèm của mình cho thị trưởng cũng như các quan chức cấp cao
của thành phố, và khi có được sự ủng hộ từ hội đồng thành phố, ta có thể thành lập một đội kiểm
toán để điều tra. Tuy có thể sẽ tốn nhiều chi phí nhưng nhóm em cho rằng việc thuê một đội kiểm
toán độc lập từ bên ngoài thành phố đóng vai trò như bên thứ ba thì sẽ tốt hơn và có thể đảm bảo
tính khách quan trong vụ việc này.
3.2. Tình huống nghiên cứu 2: An Ethical Dilemma: A Case from the Aviation
Industry
3.2.1. Tóm tắt tình huống nghiên cứu:
Emma gặp phải một vấn đề đạo đức nghiêm trọng liên quan đến hành vi lập hóa đơn gian
lận nhằm trốn thuế. Ban đầu, cô đặt ra nghi vấn và đã yêu cầu thêm thông tin và giải thích từ
một số nhân sự quản lý của EastJet và Sky Catering nhưng đều bị ngó lơ hoặc từ chối. Sau
khi tự thực hiện cuộc điều tra, cô phát hiện CFO của công ty đã chỉ đạo lập hóa đơn gian lận
nhằm trốn thuế và được che dấu kĩ càng của các bộ phận quản lý. Sau quá trình tìm cách

8
giải quyết, cô đã hỏi ý người bạn Susan, 1 kiểm toán viên cấp cao và tham khảo các nguyên
tắc IMA. Emma quyết định thảo luận vấn đề này với cố vấn qua đường dây nóng về đạo
đức. Sau cuộc thảo luận của mình, Emma đã liên hệ với ủy ban kiểm toán của công ty và tiết
lộ những hành động gian lận. Cô từ chối ký phê duyệt hóa đơn trừ khi vấn đề được giải
quyết một cách hợp đạo đức.
3.2.2. Phân tích tình huống nghiên cứu
1. Các bên liên quan và hậu quả :
Các bên liên quan bao gồm Emma, quản lý của EastJet, Sky Catering, liên đoàn phi hành
đoàn và các cơ quan quản lý. Việc ra quyết định phi đạo đức có thể không chỉ được nhân
viên EastJet ủng hộ mà còn có thể liên quan đến sự thông đồng với các bên bên ngoài như
Sky Catering. Hậu quả kinh tế có thể bao gồm các hình phạt tài chính và mất danh tiếng,
trong khi hậu quả pháp lý có thể liên quan đến việc điều tra và kiện tụng. Hậu quả đạo đức
có thể dẫn đến sự mất lòng tin giữa các bên liên quan và gây tổn hại đến tính liêm chính của
công ty.
2. Nguyên tắc IMA và hành vi đạo đức :
Bốn nguyên tắc được nêu trong Tuyên bố IMA là trung thực, công bằng, khách quan và
trách nhiệm. Những nguyên tắc này thúc đẩy kỷ luật đạo đức bằng cách hướng dẫn các cá
nhân hành động chính trực, đối xử công bằng với người khác, luôn công bằng và chịu trách
nhiệm về hành động của mình. Hành vi đạo đức rất quan trọng đối với nhân viên vì nó đảm
bảo sự tin tưởng, thúc đẩy môi trường làm việc tích cực và duy trì danh tiếng của công ty.
Hơn nữa, hành vi đạo đức là điều cần thiết cho hoạt động kinh doanh bền vững vì nó nâng
cao niềm tin của các bên liên quan và giúp duy trì mối quan hệ lâu dài.
→ Giải pháp được đề xuất cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về mặt đạo đức, đó là việc
Emma tố cáo các hoạt động gian lận của công ty, thực sự phù hợp với hoàn cảnh. Điều này
là do công ty đã tham gia vào các hoạt động phi đạo đức và bất hợp pháp, đi ngược lại các
nguyên tắc của IMA.
3. Các biện pháp phòng ngừa
Để ngăn chặn tình thế khó xử như vậy, các công ty như EastJet nên thiết lập các chính
sách và thủ tục rõ ràng liên quan đến các giao dịch tài chính và lập hóa đơn. Việc kiểm toán
và đánh giá thường xuyên các hoạt động tài chính có thể giúp sớm xác định những khác
biệt. Ngoài ra, việc thúc đẩy văn hóa minh bạch và ứng xử có đạo đức trong tổ chức có thể
ngăn cản hành vi phi đạo đức.
3.2.3. Ưu nhược điểm về giải pháp của Emma và các phương pháp tiềm năng khác
 Thuận lợi:
Giải quyết trực tiếp vấn đề : Điều này dẫn đến việc phát hiện các hoạt động gian lận và sa
thải CFO, do đó đảm bảo rằng công ty phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.
 Nhược điểm:
Khả năng bị trả thù hoặc cô lập khỏi các mối quan hệ trong công việc : Emma có thể phải
đối mặt với sự trả thù từ công ty vì đã tố giác các hoạt động của công ty hoặc khiến cô bị cô
lập do gây ảnh hưởng đến lợi ích hoặc trách nhiệm của các cá nhân trong công ty.
Thiệt hại đến danh tiếng của Công ty : Việc phát hiện ra các hoạt động gian lận có thể
gây tổn hại đến danh tiếng của công ty, có khả năng dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh.

9
 Phương pháp khác
Báo cáo sự phát hiện lên cấp quản lý cao hơn (trong trường hợp của Emma là CEO)
và/hoặc bộ phận pháp lý của công ty (nếu có) để tiến hành điều tra và xác minh hành vi gian
lận.
Hợp tác với cơ quan chức năng hoặc tổ chức chuyên về phòng chống gian lận để đảm bảo
sự hỗ trợ và tuân thủ pháp luật.
→ Tóm lại, mặc dù giải pháp được đề xuất có hiệu quả trong trường hợp này nhưng điều
quan trọng là phải xem xét tất cả các giải pháp tiềm năng cũng như những ưu điểm và
nhược điểm tương ứng của chúng khi giải quyết các tình huống khó xử về mặt đạo đức.
3.3. Tình huống nghiên cứu 3: Bonnie Morgen: First Day on the Job and Facing an
Ethical Dilemma.
3.3.1 Tóm tắt tình huống:
Bonnie Morgen đảm nhận vai trò kiểm soát viên của một đơn vị kinh doanh sản xuất và
bán linh kiện công nghiệp thay cho người từng đảm nhận vai trò này trước đó là Jerry
Mayfare. Ngay từ ngày đầu tiên Bonnie nhận công việc, Bonnie đã nhận được thông tin về
một vụ bê bối của người kiểm soát viên tiền nhiệm để lại. Cụ thể là, Jerry đã cố tình gian lận
một số chuẩn mực về đạo đức, vi phạm trắng trợn quy tắc ghi nhận doanh thu để khai khống
doanh thu nhằm đạt được lợi ích bao gồm lương, thưởng. Đồng thời Jerry cũng gây áp lực
lên cho những người nhân viên phía dưới, ép buộc họ phải phục tùng.
3.3.2 Phân tích tình huống.
Đầu tiên, Bonnie muốn xem lại báo cáo tài chính tháng trước vì đây là tháng cuối cùng
của năm tài chính. Rich là người trực tiếp trao đổi với Bonnie về những vấn đề xuất hiện
trên báo cáo tài chính. Sau khi xem báo cáo tài chính và trao đổi thì Bonnie có biết được
rằng thu nhập trong ngân sách năm nay bị thiếu. Qua 1 vài phân tích thì Bonnie thấy được
rằng giá nguyên liệu thô tăng bất ngờ kết hợp với việc ngừng hoạt động tại một trong những
khách hàng lớn có thể giải thích phần lớn sự thiếu hụt. Lúc này đây chính Jerry là người đã
nghĩ ra một vài thủ thuật nhằm gian lận, vi phạm quy tắc ghi nhận doanh thu để khai khống
doanh thu từ đó vẫn có thể trục lợi là phần lương cộng với thưởng đạt chỉ tiêu. Jerry không
qua một trường lớp đào tạo kế toán chi tiết nào cả và với anh ta việc “ Đặt một số đơn đặt
hàng mới để bán hàng “ là hoàn toàn không sai trái. Đây chính là việc làm tai hại vì những
đơn đặt hàng đó sẽ không được hoàn thành và vận chuyển trong nhiều tháng cho đến đầu
năm sau. Vì thế nó không đạt đủ những tiêu chuẩn để được tính thành Doanh Thu trong kì
và được phép thể hiện trên bản Báo Cáo Tài Chính của Doanh Nghiệp. Sau đó, Jerry buộc
Rich phải đồng thuận với anh ta mặc dù cho Rich cố gắng khuyên và ngăn cản như thế nào.
Jerry đã vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực kế toán trong việc ghi nhận doanh thu và thu
nhập khác. Còn Rich cũng trở thành người đồng lõa, âm thầm tiếp tay cho việc làm sai trái
của Jerry.
3.3.3 Hướng giải quyết tình huống
Nhóm em sau khi đã thảo luận và xem xét thì có thống nhất đề xuất quy trình xử lý cho
Bonnie với tư cách là 1 người kế toán quản trị.

10
1) Tìm hiểu thật kỹ những vấn đề tồn đọng, có liên quan, hoặc sẽ liên quan đến vấn đề đạo
đức xảy ra ở công ty, xác định rõ phạm trù đạo đức có liên quản, các bên liên quan và Vấn
đề còn sót lại.
2) Xác định tách biệt các phạm trù đạo đức được dính vào sự việc theo các chuẩn mực kế
toán hiện hành.
3) Tổ chức một cuộc họp bao gồm tất cả các bên ( Người có quyền ra quyết định và người
chịu ảnh hưởng bởi quyết định đó ) – Để cùng nhau đánh giá, giải quyết và quán triệt những
hậu quả của vấn đề xảy ra.
4) Dựa trên tất cả những dữ liệu đã thu thập, tìm hiểu, thảo luận. Cùng nhau thống nhất và
đưa ra một quyết định có đạo đức.
5) Thực hiện và Giám sát kết quả nhằm đảm bảo quy trình được thực hiện một cách chuẩn
xác và có tính đạo đức cao.
3.4. So sánh ba tình huống nghiên cứu trên:
❖ Giống nhau:
- Ba case study đều đề cập đến những tình huống đạo đức khó xử (ethical dilemma), buộc
người liên quan phải đưa ra các quyết định đạo đức (ethical decision)
- Các cá nhân thực hiện các hành vi gian lận, sai phạm đều cố gắng che giấu việc này, thậm
chí còn có nhiều thành viên trong công ty tiếp tay.
❖ Khác nhau:
- Hành vi trái đạo đức/ bất hợp pháp của các cá nhân
+ Case 1: Lập tài khoản ảo để biển thủ tài sản
+ Case 2: Gian lận trong việc lập hóa đơn để trốn thuế
+ Case 3: Đặt một số đơn đặt hàng mới để bán hàng nhằm khai khống doanh thu.
- Phương hướng và cách thức xử lý của nhân vật chính đối với các hành vi gian lận/sai
phạm
+ Case 1: Cathy đã thu thập được một số chứng cứ cho hành vi gian lận của cấp trên
nhưng cô ấy vẫn còn lưỡng lự giữa quyết định có nên tố cáo hay không.
+ Case 2: Emma quyết định thảo luận vấn đề này với cố vấn qua đường dây nóng về đạo
đức. Sau cuộc thảo luận của mình, Emma đã liên hệ với ủy ban kiểm toán của công ty và tiết
lộ những hành động gian lận. Cô từ chối ký phê duyệt hóa đơn trừ khi vấn đề được giải
quyết một cách hợp đạo đức.
+ Case 3: Bonnie nắm được rõ ràng chi tiết tình huống và quyết tâm sửa đổi, không để
những tình huống như vậy tiếp tục xảy ra trong quá trình làm việc. Báo cáo cho Bill biết về
vụ việc và giải quyết những vấn đề tồn đọng liên quan đến vụ việc bê bối trên.

PHẦN IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA


4.1. Đề xuất
Nhóm xin đưa ra các đề xuất chi tiết qua từng tình huống nghiên cứu:
+ Tình huống nghiên cứu 1: Tough choices: Ethical Decision in Whistleblowing: đây
là tình huống được đặt ra khi có một cá nhân thực hiện hành vi gian lận nhầm biển thủ tài
sản công bằng cách lập tài khoản ảo, nhóm sử dụng mô hình tam giác gian lận bao gồm:
Pressure, Opportunity, Rationalization để phân tích tình hình. Lần lượt xét các yếu tố,

11
Kimberly hoàn toàn có đủ động cơ, cơ hội để thực hiện gian lận và liên tục có động thái
biện minh cho hành động của mình, từ đó nhóm đưa ra kết luận Kimberly đang lập một tài
khoản ảo để gian lận ngân sách công của thành phố. Lúc này, Cathy cần thu thập đủ các
bằng chứng đồng thời bảo vệ tốt chúng, lập một báo cáo để giải bày các nghi vấn cho quan
chức cấp cao và nhờ đến bên thứ ba là một đội kiểm toán riêng biệt để đảm bảo tính trung
thực và khách quan.
+ Tình huống nghiên cứu 2: An Ethical Dilemma: A Case from the Aviation
Industry: đây là vụ việc gian lận có tổ chức, liên quan đến nhiều bên và được chỉ đạo thực
hiện bởi CFO của công ty, tình huống này được giải quyết bằng bốn nguyên tắc trong tuyên
bố IMA bao gồm: trung thực, công bằng, khách quan, trách nhiệm nhấn mạnh tầm quan
trọng của hành vi đạo đức. Trong tình huống trên, Emma được đề xuất tố giác hành vi phi
đạo đức của công ty. Bên cạnh đó, Emma cần lường trước tất cả khả năng có thể xảy ra,
hiểu rõ các thuận lợi và nhược điểm cũng như cân nhắc các phương pháp tiềm năng khác.
Nếu thuận lợi, các gian lận được phát hiện, CFO có thể bị sa thải và công ty hoàn toàn chịu
trách nhiệm cho hành động gian lận. Nhưng đồng thời, Emma có khả năng bị trả thù hay cô
lập bởi làm ảnh hưởng đến lợi ích của các đồng nghiệp, danh tiếng của công ty. Do đó,
Emma nên dự trù thêm các phương án khác như thay vì tự cá nhân tố giác có thể báo cáo
cho cấp trên hoặc hợp tác với cơ quan chức năng có chuyên môn về phòng chống gian lận.
Qua tình huống trên, nhóm đưa ra các giải pháp phòng ngừa hành vi phi đạo đức cho các
doanh nghiệp như: thiết lập chính sách rõ ràng cho các giao dịch tài chính và hóa đơn; thực
hiện thường xuyên công tác kiểm toán nội bộ; thúc đẩy văn hóa minh bạch và hành vi ứng
xử đạo đức trong môi trường làm việc của doanh nghiệp.
+ Tình huống nghiên cứu 3: Bonnie Morgen: First Day on the Job and Facing an
Ethical Dilemma: Bonnie hiện đảm nhận vai trò của một kiểm soát viên thay cho Jerry –
người kiểm soát viên với các bê bối về đạo đức, do đó lúc này Bonnie cần nắm rõ tình hình
và các vấn đề tồn đọng, xác định rõ các phạm trù đạo đức, tổ chức cuộc họp với các bên liên
quan để giải quyết vấn đề triệt để và giám sát việc sửa đổi một cách chuẩn xác và có quy
trình. Như một nhà kế toán quản trị, nhóm đã đề xuất quy trình xử lý tình hình cụ thể cho
Bonnie như sau:
1) Nắm rõ các vấn đề đạo đức đã và đang xảy ra, xác định phạm trù đạo đức mà các vụ
việc vi phạm theo chuẩn mực kế toán hiện hành và các bên liên quan.
2) Tổ chức cuộc họp gồm các bên liên quan, cùng nhau đánh giá và giải quyết triệt để hậu
quả, đưa đến một quyết định có đạo đức.
3) Thực hiện và giám sát kết quả một cách chuẩn xác và nghiêm ngặt.
4.2. Kết luận
Đặc điểm của nghề kế toán, kiểm toán là việc chấp nhận trách nhiệm vì lợi ích của công
chúng do đó đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là một chủ đề quan trọng, không chỉ
dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng hàng hay doanh nghiệp mà còn phải nắm
được và tuân thủ các quy định, chuẩn mực vì lợi ích của công chúng. Người làm kế toán,
kiểm toán phải duy trì được thái độ nghề nghiệp đúng đắn, giữ thái độ trung thực từ đó nâng
cao sự tín nhiệm của xã hội và bảo vệ sự uy tín của nghề nghiệp.

12
Đề tài nghiên cứu của nhóm về đạo đức nghề nghiệp của kế toán quản trị nhằm đưa ra
các tình huống đạo đức khó xử khi làm việc qua các case study, nhằm đưa đến cái nhìn tổng
quan đến chi tiết các tình huống và đề xuất hướng giải quyết. Từ đó, ta thấy trong mỗi tình
huống riêng, cần xử lý khéo léo và chuyên nghiệp, thậm chí cần có sự can thiệp từ bên thứ
ba riêng biệt để đảm bảo tính trung thực. Khi xảy ra các tình huống đạo đức, cần xác định rõ
các bên liên quan và hậu quả, đưa ra giải pháp hành động đúng đắn và bên cạnh đó cần đưa
ra các biện pháp phòng ngừa, lường trước các khó khăn.
Trong kế toán quản trị, việc áp dụng đạo đức là vô cùng quan trọng để duy trì và phát
triển một môi trường làm việc lành mạnh và bền vững. Việc tạo ra niềm tin và uy tín từ cả
nhân viên đến khách hàng không chỉ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của tổ chức mà còn
là cơ sở để phát triển bền vững trong tương lai. Thành công của một tổ chức không chỉ đo
lường qua kết quả tài chính mà còn qua lòng tin và uy tín đến từ cộng đồng, như việc Cathy,
Emma hay Bonnie đề cao nguyên tắc đạo đức và tìm kiếm giải pháp đúng đắn cho những
tình huống phức tạp thể hiện sự chuyên nghiệp và trách nhiệm của một kế toán viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1].

Diễm, M. T. (2019, 09 13). Việt giải trí. Được truy lục


từ https://vietgiaitri.com/mot-so-van-de-ve-dao-duc-
nghe-nghiep-thuc-trang-va-giai-phap-
20190913i4270561/
[2].https://corporatefinanceinstitute.com/resources/accounting/fraud-triangle/
[3].
Hà, L. T. (2021, 04 22). Được truy lục từ
https://hvnh.edu.vn/medias/tapchi/vi/04.2021/system/archivedate/688c1050_B%C3%A0i%20c
%E1%BB%A7a%20L%C3%AA%20Th%E1%BB%8B%20Thu%20H%C3%A0.pdf

13
14

You might also like