Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NHÂN VIÊN PR!

Để trở thành một PR, bạn cần có tố chất. Nhưng để trở thành một PR thành công, bạn
cần có 12 kỹ năng dưới đây để có thể vượt qua gian nan, thử thách của nghề nghiệp.
1. Kỹ năng viết lách
2. Kỹ năng giao tiếp
3. Kỹ năng quan sát
4. Kỹ năng ứng biến, ứng xử
5. Kỹ năng ngoại ngữ
6. Kỹ năng tổ chức sự kiện
7. Kỹ năng gây dựng niềm tin
8. Kỹ năng tâm lý học, tâm lý đám đông
9. Kỹ năng tin học
10. Kỹ năng làm việc nhóm
11. Kỹ năng thâm nhập, điều tra nắm bắt thông tin
12. Kỹ năng xây dựng quan hệ với: chính quyền, báo chí, tổ chức phi chính phủ và xã hội

1. Kỹ năng giao tiếp tốt


Kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất phải kể đến chính là kỹ năng giao tiếp tốt
bởi bạn sẽ phải sử dụng thường xuyên trong công việc hàng ngày. Bạn cần phải
diễn đạt những suy nghĩ, ý tưởng của mình một cách mạch lạc cho người nghe
cũng như biết cách lắng nghe ý kiến của người đối diện. Kỹ năng giao tiếp tốt
cũng sẽ cho phép bạn, trong vai trò là một nhân viên PR, kết nối với khách hàng
phong cách hiệu quả nhất .Không những vậy, kỹ năng giao tiếp bằng văn bản
cũng vô cùng quan trọng. Nhân viên PR chính là người phụ trách các bài báo,
blog, tạp chí quảng cáo về công ty trên các tờ báo, tạp chí, website, mạng xã
hội,... Những nội dung mà họ viết ra phải thật cuốn hút, không chỉ với độc giả
mà với cả nhà phát hành. Bài viết không chỉ giúp truyền đi thông điệp của công
ty mà còn phải khiến người đọc hiểu và ngày càng yêu thích thương hiệu của
bạn.

2. Am hiểu và sử dụng thành thạo các nền tảng mạng xã hội


Nhân viên PR phải sử dụng thành thạo các nền tảng mạng xã hội. Mỗi nền tảng
lại có một chức năng, cách sử dụng và đối tượng người dùng khác nhau nên
nhân viên PR cũng phải xây dựng được những chiến lược PR khác nhau phù
hợp với từng nền tảng. Có những thông tin chỉ phù hợp với nền tảng này nhưng
lại không có ý nghĩa gì đối với nền tảng kia.

3. Kỹ năng nghiên cứu thông tin


Nhân viên PR sẽ phải làm việc với nhiều đối tượng khách hàng ở nhiều lĩnh cực
khác nhau. Để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu mà khách hàng đưa ra, bạn cần
phải có khả năng tìm kiếm thông tin nhanh chóng và chính xác cũng như phân
tích xem thông tin nào thì quan trọng còn thông tin nào thì không.
4. Tư duy logic, sáng tạo
Tư duy logic, sáng tạo sẽ giúp những nhân viên PR đạt hiệu quả cao trong công
việc. Những ý tưởng táo bạo, hấp dẫn của họ sẽ thu hút sự chú ý của nhiều
người hơn là những gì đã quá cũ hay truyền thống.
Ngoài những thông tin cá nhân hay kinh nghiệm làm việc thì kỹ năng nhân viên
PR cần có cũng được nhà tuyển dụng ghi rõ ở bản tin đăng tuyển dụng. Vì vậy,
ứng viên có thể dựa vào những yêu cầu này để viết mục kỹ năng trong CV xin
việc nhân viên PR sao cho nhà tuyển dụng hài lòng.
5. Làm việc nhóm
Các chuyên gia PR phải có khả năng làm việc với mọi người trong một tổ chức,
bao gồm các kỹ sư, nhân viên bán hàng, nhân sự và giám đốc điều hành.
6. kỹ năng kiểm soát cảm xúc
------------------------------------------------------------------------------------------------
Kỹ năng cần có của một chuyên gia PR là gì?
1. Kỹ năng về con người
Những kỹ năng về con người của PR là gì?
Nhẫn nại: Nhẫn nại ở đây không chỉ là tính thời điểm trong công việc như bạn
đang rất cần những phản hồi, bài viết từ báo chí hay những thông tin từ đối tác
để tiến hành chiến dịch,... Thậm chí nhẫn nại ở đây còn thể hiện ở thời gian dàu
làm việc. Khi bạn đã quen dần với guồng quay làm việc của một dân PR thì bạn
cần nhẫn nại rất nhiều. Nhẫn nại để lắng nghe khách hàng và chiều lòng họ.
Nhẫn nại với các bên đối tác để hoàn thành công việc tốt nhất. Nhẫn nại với
đồng nghiệp, cấp dưới của mình thì bạn mới có thể gắn bó với công việc nhiều
áp lực này.
Thân thiện hòa đồng: Vì bạn phải tiếp xúc với rất nhiều người nên việc bạn có
một gương mặt tươi tắn, niềm nở thân thiện, hòa đồng là một ấn tượng tốt và dễ
làm việc. Bạn cần phải thấu hiểu và biết cách nói chuyện khéo léo vì mỗi người
bạn gặp sẽ có thái độ, tính cách, học vấn, trình độ khác nhau.
Kiềm chế: Dù làm ở bất cứ vị trí nào, công ty nào hay một tập thể nào thì bạn
cũng cần biết cách kiềm chế cảm xúc cá nhân của mình thật tốt. Bạn không nên
là một người thụ động làm việc theo chỉ dẫn của sếp nhưng cũng đừng quá đặt
cái “tôi” của mình lên. Hãy biết cách kiềm chế cảm xúc, đưa ý kiến của mình
một cách tích cực khi làm nghề PR là gì.
Tư duy logic: Để có một chiến dịch ngành truyền thông là gì tốt thì chắc chắn
phải cần tư duy logic. Tư duy logic giúp bạn lên kế hoạch chi tiết, đầy đủ, hiệu
quả để sáng tạo và vận hành tốt nhất.
Một cái đầu lạnh: Một cái đầu lạnh, tỉnh táo khi làm việc là rất cần thiết như
để đốc thúc tốc độ làm việc của đồng nghiệp, cấp dưới, báo chí, đối tác,... Hay
khi bạn cần giải quyết các vấn đề khủng hoảng truyền thông, đầu lạnh và bình
tĩnh sẽ giúp bạn hoàn thành tốt công việc nhân viên PR của mình.
Phức tạp và đơn giản: Tại sao lại cần cả phức tạp và đơn giản, liệu có mâu
thuẫn không? Phức tạp là cách bạn truyền tải thông điệp của mình một cách
hoa mỹ, với nhiều kênh, nhiều hình thức khác nhau nhưng đồng thời thông tin
bạn truyền đạt cần đơn giản, dễ dàng suy luận khi công chúng tiếp nhận.
Luôn khát khao kiến thức: Là một chuyên viên PR bạn cần biết nhiều kiến
thức, nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể làm tốt công việc truyền thông của
mình. Nếu bạn chỉ giới hạn kiến thức của mình thì khả năng sáng tạo, xây dựng
chiến lược của bạn sẽ đi theo lối mòn, đôi khi là lạc hậu so với xu hướng hiện
đại.
Đạo đức: Đạo đức của một người làm PR là gì? Đó chính là không lừa dối
khách hàng, công chúng. Dù bạn có quảng bá, cố gắng làm tốt hình ảnh thương
hiệu nhưng không đồng nghĩa với việc bạn tâng bốc, làm khác nội dung sản
phẩm. Sự lừa dối trong quan hệ với công chúng chắc chắn sẽ thất bại nhanh
chóng.

Kỹ năng về chuyên môn của PR là gì?


2. Kỹ năng chuyên môn
Những kỹ năng chuyên môn cần thiết của nhân viên PR là gì?
Kỹ năng viết: đây là kỹ năng cơ bản và quan trọng nhất mà một nhân viên
PR cần có. Viết ở đây không chỉ là những bài viết blog thông thường mà còn có
những thông cáo báo chí trịnh trọng, những email gửi đối tác, khách hàng,...
Thông qua những bài viết dù ngắn nhưng bạn vẫn phải thể hiện được những
thông điệp một cách súc tích, dễ hiểu nhất đồng thời thể hiện sự chuyên nghiệp
khiến khách hàng, đối tác chú ý, quan tâm và hành động theo những gì bạn
mong muốn. Rèn luyện kỹ năng viết mỗi ngày cũng như nâng cao hơn kỹ năng
viết với các ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Trung,... là điều vô
cùng cần thiết.
Kỹ năng diễn thuyết: Để tự tin nói trước nhiều người đặc biệt là công chúng thì
không phải nhiệm vụ dễ dàng. Bạn cần thời gian tập luyện, tâm lí vững vàng
cũng như có sự chuẩn bị kỹ càng về nội dung truyền tải. Đồng thời bạn cần có
sự hấp dẫn, lôi cuốn khi diễn thuyết để người nghe chú ý và tập trung vào công
chuyện của bạn. Chính vì vậy hãy rèn luyện nó mỗi ngày nhé!
Kỹ năng sử dụng internet: Sử dụng Internet không phải việc bạn lướt web,
facebook một cách thông thường mà đó là hoạt động research. Bạn cần tìm hiểu
những từ khóa được người dùng tìm kiếm nhiều nhất để biết họ đang cần gì,
muốn gì, chưa biết điều gì để đánh đúng trọng tâm, giải quyết nhu cầu của họ.
Từ đó xây dựng được thương hiệu, sự tin tưởng của người dùng với thông tin
mà bạn cung cấp.

You might also like