Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

3.1. Thời cơ và thách thức


3.1.1. Thời cơ
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, kể từ khi Nghị định 84/2009/NĐ-CP có hiệu lực, ngành
dầu khí cơ bản hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý Nhà nước, đáp ứng được nhu
cầu xăng dầu của nền kinh tế.
- Từ thị trường mang tính độc quyền, đã hình thành nên những doanh nghiệp cảnh
tranh thị phần. Các doanh nghiệp nước ngoài có thể tham gia bán lẻ xăng dầu trong
nước góp phần tăng cạnh tranh làm giảm giá xăng dầu.
- Có cơ hội tiếp nhận đầu tư, công nghệ từ các đối tác nước ngoài do thị trường xuất
khẩu xăng dầu được mở rộng.
- Các doanh nghiệp được chủ động điểu chỉnh giá bán theo cơ chế thị trường.
- Các doanh nghiệp lọc dầu và kinh doanh xăng dầu có thể tham gia vào thị trường
nước ngoài, trước hết là các nước đối tác thuộc các hiệp định thương mại tự do.
3.1.2. Thách thức
- Ảnh hưởng của tình hình xăng dầu trên thị trường thế giới do cuộc xung đột Nga –
Ukraine kéo dài gây đứt gãy, khan hiếm về nguồn cung.
- Các cơ quan chức năng còn lúng túng trong việc điều hành giá.
- Sự cạnh tranh tìm kiếm cơ hội đầu tư và cạnh tranh tham gia mạng lưới bán lẻ sản
phẩm xăng dầu cũng sẽ gay gắt hơn. Trong trường hợp các đại lí xăng dầu trong nước
không đầu tư thay đổi và nâng cao chất lượng dịch vụ thì sẽ phải chia sẻ thị trường
với các doanh nghiệp nước ngoài.
- Vấn đề hài hòa lợi ích và rủi ro của chuỗi cung ứng xăng dầu chưa được nhận diện rõ
ràng. Việc quản lý xăng dầu vẫn còn mang tính xin - cho, điều hành bằng mệnh lệnh
hành chính chứ chưa theo quy luật thị trường, từ tín hiệu của thị trường.[1]
3.2. Định hướng phát triển
- Chuyển hướng sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, hướng đến 3 mục
tiêu:
+ Ổn định nguồn cung xăng dầu, bảo đảm cho nhu cầu của kinh tế, an ninh quốc
phòng và phục vụ tiêu dùng trong nước.
+ Bình ổn thị trường xăng dầu trong toàn dân.
+ Hài hòa được các lợi ích:
 Ổn định nguồn thu của Nhà nước.
 Người tiêu dùng được mua nhiên liệu với mức giá hợp lí.
 Doanh nghiệp có tích lũy cho đầu tư và phát triển.
- Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, không ngừng nâng cao
chất lượng sản phẩm, dịch vụ và văn minh thương mại

[1]
Theo TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR).
- Từng bước hình thành ý thức, thói quen của người tiêu dùng và các hộ sản xuất trong
việc sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt này.
3.3. Giải pháp thực hiện
3.3.1. Các vấn đề cần tập trung giải quyết
3.3.1.1. Cần tạo lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp tham
gia thị trường
- Ban hành Nghị định mới về Kinh doanh xăng dầu thay thế Nghị định 55/CP, xây
dựng hành lang pháp lý khuyến khích thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu
tư hệ thống phân phối phù hợp với quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt.
- Cần xem xét, đánh giá kĩ lưỡng và khách quan về số doanh nghiệp đầu mối phù hợp,
có đủ tiềm lực và là lực lượng nòng cốt để Nhà nước bình ổn thị trường trong mọi
tình huống.
- Theo đúng quy hoạch trong khâu phân phối bán lẻ, khuyến khích thương nhân tham
gia phát triển hệ thống cửa hàng, phát triển đồng đều trên khắp các vùng miền nhất là
các khu vực vùng sâu vùng xa, thêm nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng.
3.3.1.2. Cơ chế điều hành nguồn
- Việt Nam có nguồn cung xăng dầu khá ổn định (từ hai nhà máy Bình Sơn và Nghi
Sơn). Nguồn dầu này được tiêu thụ ở thị trường trong nước thông qua cơ chế đấu thầu
cạnh tranh để các công ty lớn có thể tiêu thụ như nhiên liệu nhập khẩu. Cơ chế này
không chỉ tạo ra nguồn thu tối đa cho ngân sách nhà nước mà còn loại bỏ nhu cầu sử
dụng nhiều trung gian để tăng giá bán, bám sát giá trên thị trường thế giới.
3.3.1.3. Cơ chế điều hành giá bán xăng dầu
Cần hướng tới các mục tiêu sau:
- Bình ổn giá, ngăn chặn tác động tự phát của giá nhiên liệu trên thị trường thế giới đến
hệ thống giá xăng dầu quốc gia, đẩy giá trong nước lên quá cao hoặc quá thấp;
khuyến khích cạnh tranh về giá.
- Thực hiện nguyên tắc điều hành giá theo cơ chế thị trường dưới sự quản lí của Nhà
nước, lên và xuống theo tín hiệu từ tình hình thế giới. Mức giá bán lẻ nhiên liệu của
Việt Nam phải tương đương với các nước cùng biên giới để ngăn chặn trường hợp
buôn lậu xăng dầu qua biên giới. Chỉ có sự can thiệp của Nhà nước trong trường hợp
“khẩn cấp/đặc biệt” và công bố công khai cho người tiêu dùng chia sẻ và ủng hộ.
- Chia sẻ lợi ích và trách nhiệm giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng;
doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng xăng dầu phải có trách nhiệm nộp đúng và
nộp đủ những khoản thu của ngân sách Nhà nước theo luật (theo mức thuế của Nhà
nước).
3.3.1.4. Cơ chế điều hành thuế khâu nhập khẩu
- Trong thời gian qua, nguồn cung cấp xăng dầu được đáp ứng từ nguồn nhập khẩu, vì
vậy các khoản thu của ngân sách hiện nay chủ yếu đến từ khâu nhập khẩu qua thuế
nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (mặt hàng xăng); các khoản thu còn lại gồm: thuế
VAT, phí xăng dầu, thuế thu nhập doanh nghiệp được thu ở khâu bán sản phẩm.

[1]
Theo TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR).
- Cần cải cách căn bản thuế nhập khẩu, phù hợp với cam kết giảm thuế, thay thế bằng
nguồn thu mới và bù đắp phần thiếu hụt do giảm thuế nhập khẩu. Do đó cần phải
chuyển hầu hết các loại thuế nhập khẩu và tất cả các loại thuế đặc biệt. thuế tiêu thụ
được thu ở khâu bán hàng, cụ thể là:
+ Thuế nhập khẩu: giữ ở tỉ lệ đủ để khuyến khích sản xuất, đề xuất
khung thuế mới là 0 – 6% thay cho khung hiện nay là 0 – 20%.
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt: Theo biểu thuế tiêu thụ đặc biệt tại Điều 7, Luật
Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 (sửa đổi năm 2014), thuế suất cụ thể
đối với mặt hàng xăng là 10%.
+

[1]
Theo TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR).
Tài liệu tham khảo
1. https://petrovietnam.petrotimes.vn/co-hoi-va-thach-thuc-voi-nganh-cong-nghiep-dau-khi-
viet-nam-502939.html
2. [1] https://kinhtedothi.vn/giai-phap-nao-on-dinh-thi-truong-xang-dau-2023.html
3.

[1]
Theo TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR).

You might also like