Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 38

1. Thâm nhập thị trường vời quy mô lớn sẽ có ưu thế nào ?

Niềm tin từ khách hàng và nhà phân phối


2. Điều nào sau đây không phải là bất lợi của cấp phép ?
Chi phí phát triển cao
3. Có bao nhiêu phương thức thâm nhập thị trường ?
6
4. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương(APEC) bao gồm các cường quốc gia
ngoại trừ ?
Đức
5. Người dân Iran bị hạn chế tự do chính trị và biểu hiện tôn giáo theo luật pháp trên cơ sở
các nguyên tắc của đạo Hồi, điều này thể hiện xu hướng chính trị:
Độc tài thần quyền
6. Các định chế toàn cầu sau đóng vai trò chủ yếu trong quản lý, điều tiết và kiểm soát thị
trường toàn cầu
WHO
7. “Toàn cầu hoá là xu hướng hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn của nền kinh tế thế
giới” đây là góc nhìn của:
Kinh tế
8. Các rào cản đối với nguồn lực sản xuất giữa các quốc gia được xoá bỏ trong các mức độ
hội nhập sau, ngoại trừ ?
Liên minh thuế quan
9. Học thuyết nào giải thích tỷ lệ rất lớn các sản phẩm mới của thế giới đã được phát triển
bởi các kinh doanh nghiệp Mỹ và bán ra tại thị trường Mỹ trong suốt thế kỷ 20
Học thuyết về vòng đời sản phẩm
10. Định chế nào sau đây được thành lập để thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung tại các quốc
gia nghèo trên thế giới
WB
11. Ba hệ thống kinh tế chính trị trên thế giới
Kinh tế thị trường, kinh tế chỉ huy và kinh tế hỗn hợp
12. Nhánh chính nào của Thiên Chúa giáo được xem là tạo tiền đề cho sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản
Đạo tin lành
13. Học thuyết nào cho rằng thương mại là một trò chơi có tổng lợi ích bằng không ?
Chủ nghĩa trọng thương
14. Học thuyết nào khuyến nghị chính phủ nên thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu
Chủ nghĩa trọng thương
15. Bất kì giao dịch thương mại diễn ra qua biên giới của hai hay nhiều quốc gia được gọi là
Kinh doanh quốc tế
16. Có bao nhiêu chiến lược trong kinh doanh quốc tế
4
17. Định chế nào sau đây được thành lập để duy trì trật tự trong hệ thống tiền tệ thế giới
IMF
18. Hiệu ứng kinh nghiệm là:
Bao gồm hiệu ứng học tập và tính kinh tế nhờ quy mô
19. Có bao nhiêu cấp độ hội nhập kinh tế khu vực ?
5
20. Khẳng định nào sau đây là đúng ?
Xã hội là một nhóm người bị ràng buộc bởi một nền văn hoá chung
21. Cộng hoà Marwa đã quyết định mở cửa nền kinh tế của mình để toàn cầu hoá. Điều nào
sau đây sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quyết định của Marwa ?
Thông qua Hợp đồng Mua bán Hàng Hoá Quốc tế(CIGS)
22. Những chuẩn mực được xem là tâm điểm vận hành xã hội và các hoạt động xã hội
Tập tục
23. 4 định chế chính trong cấu trúc chính trị của Châu Âu bao gồm:
Ủy ban Châu Âu, Toà án Châu Âu, Nghị viện Châu Âu, Hội đồng Châu Âu
24. Đồng euro được ra đời thông qua hiệp ước
Hiệp ước Maastricht
25. Hài hoà tỉ lệ thuế và chính sách tài chính là đặc điểm của mức độ hội nhập nào sau đây
Liên minh kinh tế
26. Ở mức độ hội nhập nào thì các quốc gia thành viên sử dụng đồng tiền chung ?
Cả Liên minh kinh tế và Liên minh chính trị
27. Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố quyết định văn hoá
Vị trí địa lí
28. Chiến lược kinh doanh quốc tế nào đáp ứng được cả áp lực thích nghi địa phương cao và
áp lực chi phí cao ?
Chiến lược xuyên quốc gia
29. Hoạt động nào sau đây không thuộc hoạt động hỗ trợ trong chuỗi giá trị
Sản xuất
30. Tổ chức nào sau đây có tiền thân là Hiệp định chung về Thuế quan và mậu dịch(GATT)
WTO
31. Đặc điểm của khu vực mậu dịch tự do là:
Tất cả hàng rào đối với thương mại hàng hoá dịch vụ được dỡ bỏ
32. Một quốc gia có thể sản xuất một sản phẩm hiệu quả hơn bất kì quốc gia khác thì quốc
gia đó được coi là ?
Có lợi thế tuyệt đối
33. WTO là viết tắt của:
World trade organization
34. … là sự sát nhập của các thị trường quốc gia riêng biệt và tách rời nhau thành một thị
trường khổng lồ toàn cầu
Toàn cầu hoá thị trường
35. Sự phân tầng trong xã hội có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh như thế nào ?
Cả ba ý trên(Khó hợp tác,Gây nên sự đối kháng và thiếu tôn trọng, GIán đoạn sản
xuất và gia tăng chi phí)
36. Học thuyết nào cho rằng các quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất tất cả hàng hoá
vẫn có thể có lợi từ thương mại
Học thuyết lợi thế so sánh
37. Tổ chính nào sau đây đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy hoà bình, an ninh và hợp tác
của các quốc gia trên thế giới
UN
38. …là việc khai thác lợi thế do sự khác biệt giữa các quốc gia về chi phí và chất lượng của
các yếu tố sản xuất
Toàn cầu hoá sản xuất
39. Văn hoá là hệ thống gồm…và… được chia sẻ bởi nhóm người và khi nhìn tổng thể nó
cấu thành nên cuộc sống
Gía trị và Chuẩn mực
40. Hiện tại liên minh Châu Âu có bao nhiêu thành viên ?
27
41. Điều nào sau đây không phải là lý do các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh
doanh quốc tế?
Quản lý doanh nghiệp dễ dàng hơn
42. Lý do các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế
Khai thác sự khác biệt quốc gia về chi phí yếu tố sản xuất
43. Theo mô hình kim cương của M. Porter có bao nhiêu thuộc tính của quốc gia giúp
khuyến khích hoặc cản trở sự hình thành lợi thế cạnh tranh ?
4
44. Điều nào sau đây không phải là thuộc tính của quốc gia trong mô hình kinh cương của M.
Porter ?
Mức độ hội nhập của quốc gia
45. Theo học thuyết Heckscher - Ohlin cho rằng mô hình thương mại quốc tế được giải thích
bằng
Sự khác biệt quốc gia về mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất
46. Lượng đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài vào và của công dân quốc gia ra nước
ngoài thực hiện trong một thời gian nhất định được gọi là ?
Dòng vốn FDI
47. Hoạt động nào sau đây là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ?
Mua lại và sát nhập
48. Lý thuyết quốc tế hóa giải thích vấn đề gì ?
Tại sao các công ty thích FDI hơn nhượng quyền
49. Sự xuất hiện Một cơ quan chinh trị trung tâm điều phối các chính sách kinh tế, xã hội và
đối ngoại của các quốc gia thành viên là mức độ hội nhập ?
Liên minh chính trị
50. Tiền thân của Liên minh châu Âu là ?
Cộng đồng than thép Châu Âu
51. Đồng Euro là tiền tệ chính thức của bao nhiêu quốc gia thành viên trong liên minh châu
Âu
19

52. Đồng Euro được chính thức phát hành vào thời gian nào ?

01/01/2002
53. Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) bao gồm những quốc gia nào ?
Mỹ, Canada, Mexico
54. Cộng đồng Andean hiện tại gồm những quốc gia nào ?
Bolivia, Ecuador, Colombia và Peru
55. Cộng đồng Andean hiện tại đã đạt mức độ hội nhập nào?
Liên minh thuế quan
56. Khối thương mại Nam Mỹ (MERCOSUR) hiện tại bao gồm bao nhiêu thành viên chính
thức?
4
57. Khối thương mại Nam Mỹ (MERCOSUR) gặp những chỉ trích gì ?
Các nước trong khối MERCOSUR sẽ không có khả năng cạnh tranh toàn cầu- Khối
MERCOSUR tạo hiệu ứng chệch hướng thương mại
58. Cộng đồng Andean và khối MERCOSUR đã kí kết hiệp ước khởi động lại đàm phán việc
thành lập khu vực mậu dịch tự do giữa 2 khối vào năm nào ?
2003
59. Hiệp định mậu dịch tự do Trung Mỹ được kí kết giữa bao nhiêu quốc gia?
7
60. Cộng đồng Caribbean (CARICOM) hiện tại gồm bao nhiêu thành viên chính thức
15
61. Thị trường Caribbean duy nhất (CSME) đã đạt được mức độ hội nhập nào ?
Thị trường chung
62. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) hiện tại gồm bao nhiêu thành viên ?
10
63. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm nào ?
1967
64. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) hiện tại đã đạt được những
thỏa thuận ?
Chỉ là kế hoạch mơ hồ và kéo dài các vòng đàm phán
65. Khẳng định nào sau đây đúng ?
Xã hội là một nhóm người bị ràng buộc bởi một nền văn hóa chung
66. Cấu trúc xã hội bao gồm các yếu tố
Mức độ tương nhìn nhận cá nhân trong quan so với tập thể- Sự phân tầng xã hội

67. Cấu trúc xã hội bao gồm những khía cạnh nào ?

Mức độ tương nhìn nhận cá nhân trong quan so với tập thể- Sự phân tầng xã hội
68. Tôn giáo nào đang được tôn thờ rộng rãi nhất trên thế giới ?
Thiên chúa giáo
69. Nhánh chính nào của Thiên chúa giáo được xem là tạo tiền đề cho sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản?
Đạo tin lành
70. Tôn giáo nào thực hiện nghi lễ cầu nguyện nhiều lần trong ngày ?
Đạo Hồi
71. Không tiêu thụ thịt lợn và rượu là quy định của tôn giáo nào ?
Đạo Hồi
72. Kinh Koran là văn bản quan trọng nhất của tôn giáo nào ?
Đạo Hồi

73. Tôn giáo nào nhấn mạnh việc tuân thủ nghĩa vụ hợp đồng ?

Đạo Hồi
74. Việc chi trả hay nhận lãi suất là điều bị cấm theo nguyên lý kinh tế của tôn giáo nào ?
Đạo Hồi
75. Trong quá khứ, tôn giáo nào cổ súy cho việc phân chia hệ thống đẳng cấp ?
Đạo Hindu
76. Hệ thống chính trị theo chủ nghĩa cá nhân có xu hướng ?
Dân chủ
77. Hệ thống chính trị theo chủ nghĩa tập thể có xu hướng ?
Chuyên chế
78. Chủ nghĩa cá nhân được xây dựng trên nguyên lý trung tâm nào?
Chú trọng vào đảm bảo quyền tự do cá nhân và tự biểu hiện- Phúc lợi xã hội đáp ứng
một cách tốt nhất khi cho phép mọi người tự do theo đuổi tư lợi kinh tế
79. Ba dạng hệ thống pháp luật chính trên thế giới là:
Thông luật, dân luật và luật thần quyền
80. Hệ thống pháp luật nào dựa trên các truyền thống, tiền lệ và phong tục tập quán ?
Thông luật
81. Hệ thống pháp luật nào dựa trên một bộ các luật chi tiết được thành lập tập hợp các chuẩn
mực đạo đức mà xã hội hoặc một cộng đồng chấp nhận ?
Dân luật
82. Chức năng của thị trường ngoại hối là
Chuyển đổi tiền tệ
83. Yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái
Lãi suất- lạm phát
84. Đối với trường phái thị trường phi hiệu quả, dự báo tỷ giá hối đoái dựa trên các phân tích
Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
85. Những cơ chế tỷ giá hối đoái nào
Tỷ giá hối đoái thả nổi, tỷ giá hối đoái neo, tỷ giá hối đoái cố định
86. Các rủi ro từ môi trường tài chính:
Rủi ro giao dịch, rủi ro chuyển đổi, rủi ro kinh tế
87. Hiệu ứng học tập là:
Tiết kiệm chi phí từ việc vừa làm vừa học
88. Áp lực thích nghi với địa phương bao gồm:
Sự khác biệt trong sở thích và thị hiếu người tiêu dùng
Sự khác biệt về cơ sở hạ tầng và tập quán truyền thống
Sự khác biệt về kênh phân phối
89. Đối với thị trường có áp lực giảm chi phí và áp lực thích nghi địa phương cao, chiến lược
nào sẽ phù hợp ?
Chiến lược xuyên quốc gia
90. Đối với thị trường có áp lực giảm chi phí và áp lực thích nghi địa phương thấp, chiến
lược nào sẽ phù hợp ?
Chiến lược quốc tế
91. Đối với thị trường có áp lực giảm chi phí cao và áp lực thích nghi địa phương thấp, chiến
lược nào sẽ phù hợp ?
Chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu
92. Đối với thị trường có áp lực giảm chi phí thấp và áp lực thích nghi địa phương cao, chiến
lược nào sẽ phù hợp ?
Chiến lược địa phương hóa
93. Chiến lược kinh doanh quốc tế nào phức tạp nhất ?
Chiến lược xuyên quốc gia
94. Đối với các doanh nghiệp khi vừa sáng chế ra sản phẩm công nghệ mới thường theo đuổi
chiến lược gì?
Chiến lược quốc tế
95. Năm 2008, chính phủ Hoa Kỳ đã can thiệp để giúp đỡ một số tổ chức tài chính đang thất
bại như một cách để ngăn chặn sự sụp đổ thêm của nền kinh tế. Thông thường, chính phủ
Hoa Kỳ không can thiệp vào những tình huống này. Điều này thể hiện loại hình kinh tế
nào?
Hỗn hợp
96. So với các nền kinh tế thị trường, các nền kinh tế chỉ huy thiếu
Năng động và đổi mới
97. Để kinh tế thị trường hoạt động, điều quan trọng là người sản xuất không bị hạn chế việc
cung cấp sản phẩm. Nói cách khác, ________ phải bị cấm.
Độc quyền
98. Đặc điểm chung của nhiều chế độ độc tài cánh hữu là
Các chính phủ được tạo thành từ các sĩ quan quân đội.

99. Các quốc gia hạn chế quyền tự do biểu đạt tôn giáo bằng luật dựa trên các nguyên tắc tôn
giáo, sẽ tuân theo hệ thống chính trị của:
Chủ nghĩa độc tài thần quyền.
100. Các quốc gia chuyên chế thường có
Phương tiện truyền thông bị kiểm duyệt gắt gao
101. Một quốc gia dựa trên chủ nghĩa cá nhân sẽ đồng ý rằng
Các hệ tư tưởng thị trường tự do cần được tuân theo để đạt được mức sống tốt hơn
102. Một hệ thống chính trị thúc đẩy hoạt động "vì lợi ích xã hội" dựa trên
Chủ nghĩa tập thể
103. Các chủ doanh nghiệp thành đạt thường phải đối mặt với việc nộp “tiền bảo kê”
hoặc nhận quả báo bạo lực từ Mafia. Trên phương diện về quyền tài sản, hành vi của
Mafia là một ví dụ về
Hành động cá nhân
104. Cheryl Peterson, một giám đốc điều hành kinh doanh có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã trả
số tiền tương đương 20 đô la cho một quan chức của đất nước Murundi để xúc tiến việc
giao các tài liệu quan trọng trong đêm. $ 20 là một ví dụ về
Một khoản chi phí bôi trơn
105. Trường hợp nào sau đây Copper Coil Inc. sử dụng chi phí bôi trơn?
Copper Coil Inc. đã thanh toán một khoản 35 đô la để đẩy nhanh một số thủ tục
giấy tờ liên quan đến việc khai thuế ở một quốc gia kém phát triển hơn
106. Nếu một quốc gia muốn cải thiện sức hấp dẫn của mình như một địa điểm kinh
doanh và một địa điểm đầu tư, thì quốc gia đó nên
Hướng tới một hệ thống dựa trên thị trường
107. Việc giảm gánh nặng thuế đối với cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư
nhân để có thể cùng tồn tại thể hiện quốc gia theo hệ thống kinh tế nào ?
Hỗn hợp
108. Chính phủ Alfon tin rằng công dân của họ nên có hoàn toàn tự do trong các hoạt
động kinh tế và chính trị của họ. Trong bối cảnh này có thể nói Alfon tuân theo triết lý ?
Chủ nghĩa cá nhân
109. Nhà triết học Hy Lạp Aristotle lập luận về sự đa dạng và quyền sở hữu tư nhân.
Điều này đặt nền tảng cho
Chủ nghĩa cá nhân
110. Trên bán đảo Belif, công dân bị hạn chế về số đất mà họ có thể sở hữu nếu điều
đó trái với quy tắc của "lợi ích chung". Hệ thống chính trị của bán đảo Belif dựa trên cơ
sở nào?
Chủ nghĩa tập thể
111. Chi phí bôi trơn hoặc tiền xúc tiến được cho phép theo luật pháp Hoa Kỳ như một
cách để xúc tiến ?
Thực hiện một hành động thông thường của chính phủ.
112. Thuật ngữ nào thể hiện tốt nhất mối quan hệ giữa mức độ tham nhũng và tốc độ
tăng trưởng kinh tế ở một quốc gia?
Tỉ lệ nghịch
113. Công ty EFE muốn thành lập hoạt động tại Imola nhưng đã quyết định từ chối khi
các quan chức từ Imola yêu cầu hối lộ để công ty mở văn phòng. Vụ hối lộ này là một ví
dụ về
Một hành động cửa quyền
114. Các hệ thống luật thần quyền dựa trên
Giáo lý tôn giáo
115. Hệ thống thông luật được hưởng một mức độ linh hoạt so với các hệ thống luật
khác vì
Nó dựa trên truyền thống, tiền lệ và tập quán
116. Điều nào sau đây minh chứng tốt nhất cho việc tạo điều kiện thuận lợi hoặc đẩy
nhanh các khoản thanh toán trong kinh doanh?
Thực hiện các khoản thanh toán nhỏ cho các quan chức chính phủ để đẩy nhanh
công việc mà họ đã có nghĩa vụ thực hiện
117. Điều nào sau đây thể hiện tốt nhất hành động cửa quyền
Các quan chức chính phủ đòi hối lộ từ các doanh nghiệp quốc tế để đổi lấy quyền
hoạt động ở Cộng hòa Cedia.
Trọng tâm Ôn tập
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ
1. Khái niệm của kinh doanh quốc tế? Ví dụ?
Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc
dịch vụ nhằm mục đích sinh lời có liên quan tới 2 hay nhiều nước và khu vực khác nhau. Đây là
lĩnh vực mang tính toàn cầu và hội nhập rất cao.
Những người tiêu dùng, các công ty, các tổ chức tài chính và chính phủ đều có vai trò quan trọng
đối với hoạt động kinh doanh quốc tế. Người tiêu dùng có nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ
có chất lượng cao của các công ty quốc tế. Các tổ chức tài chính giúp đỡ các công ty tham gia
vào hoạt động kinh doanh quốc tế thông qua đầu tư tài chính, trao đổi tiền tệ, và chuyển tiếp
khắp toàn cầu. Các chính phủ điều tiết dòng hàng hoá, dịch vụ, nhân lực và vốn qua các đường
biên giới quốc gia. Sau đây là một số giao dịch kinh doanh quốc tế có tính chất điển hình:
- Hãng truyền thông AGB của Italia tiến hành nghiên cứu thị trường ở Hungari nhằm tìm
hiểu
- các chương trình tivi mà dân chúng thường xem.
- Để tài trợ cho các công ty thâm nhập vào thị trường Balan, Tập đoàn chứng khoán Daiwa
của
- Nhật đã mở văn phòng ở Warsan (Ba lan).
- Công ty Honda Motor Mỹ chuyển ô tô con từ Mỹ cho Honda Motor ở Nhật.
- Ba doanh nghiệp trẻ nhập khẩu cà phê chính hiệu vào Trung Quốc để phục vụ người tiêu
dùng
- ở thành phố Bắc Kinh và Thiên Tân

2. Tại sao các doanh nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế?
Các công ty tham gia vào kinh doanh quốc tế vì họ xuất phát từ những nguyên nhân giống như
khi họ quyết định mở rộng hoạt động trên thị trường nội địa: Đó là mở rộng thị trường và tiếp
cận các nguồn lực.
2.1.Mở rộng thị trường:
Mục tiêu tăng doanh số bán tỏ ra hấp dẫn khi một công ty phải đối mặt với 2 vấn đề: Cơ hội tăng
doanh số bán hàng và năng lực sản xuất dư thừa.
- Cơ hội tăng doanh số bán quốc tế: Các công ty thường tham gia kinh doanh quốc tế nhằm
tăng doanh số bán hàng do các yếu tố như thị trường trong nước bão hòa hoặc nền kinh tế
đang suy thoái buộc các công ty phải khai thác cơ hội bán hàng quốc tế.
- Giảm cạnh tranh
- Tận dụng công suất sản xuất dư thừa: Đôi khi các công ty sản xuất nhiều hàng hóa và
dịch vụ hơn mức thị trường có thể tiêu thụ. Điều đó xảy ra khi các nguồn lực bị dư thừa.
Nhưng nếu các công ty khai thác được nhu cầu tiêu thụ quốc tế mới thì chi phí sản xuất
có được phân bổ cho số lượng nhiều hơn các sản phẩm làm ra, vì thế mà giảm bớt chi phí
cho mỗi sản phẩm và tăng được lợi nhuận

2.2.Tiếp cận nguồn lực nước ngoài, chia sẻ rủi ro, tăng kinh nghiệm quốc tế: (vốn, lao
động, tài nguyên):
Các công ty tham gia kinh doanh quốc tế còn nhằm tiếp cận các nguồn lực mà trong nước không
có sẵn hoặc đắt đỏ hơn. Thúc đẩy các công ty gia nhập thị trường quốc tế là nhu cầu về tài
nguyên thiên nhiên – những sản phẩm do thiên nhiên tạo ra và hữu ích về mặt kinh tế hoặc công
nghệ.
Các thị trường lao động cũng là các nhân tố thúc đẩy các công ty tham gia vào kinh doanh quốc
tế. Có một phương pháp được các công ty sử dụng để duy trì mức giá có tính cạnh tranh quốc tế
là tổ chức sản xuất ở những nước có chi phí lao động thấp. Nhưng nếu chi phí lao động thấp là lý
do duy nhất để một quốc gia cuốn hút các công ty quốc tế thì khi đó các nhà kinh doanh có lẽ sẽ
chỉ đổ xô vào những nơi như Afghanistan hay Somalia. Để có sức hấp dẫn, một quốc gia phải có
mức chi phí thấp, có đội ngũ công nhân lành nghề và một môi trường với mức độ ổn đinh về
kinh tế, chính trị, và xã hội có thể chấp nhận được. Khi các điều kiện nói trên được thỏa mãn thì
một quốc gia sẽ thu hút được dòng đầu tư dài hạn cần thiết cho công cuộc phát triển kinh tế của
mình.

3. Khái niệm toàn cầu hoá? Toàn cầu hoá thị trường và sản xuất, các thành phần?
Toàn cầu hóa: là quá trình hội nhập của các nền kinh tế quốc gia. Toàn cầu hóa nói đến sự thay
đổi theo hướng hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn của nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hóa
bao gồm hai mặt: toàn cẩu hóa thị trường và toàn cầu hóa sản xuất
Theo số lượng: Toàn cầu hóa là ám chỉ sự thay đổi theo hướng hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau
nhiều hơn nền kinh tế thế giới
- Toàn cầu hóa thị trường: sự sáp nhập của các thị trường quốc gia riêng biệt và tách rời
nhau thành một thị trường khổng lồ toàn cầu.
- Toàn cầu hóa sản xuất: khai thác lợi thế do sự khác biệt giữa các quốc gia về chi phí và
chất lượng của các yếu tố sản xuất (như lao động, năng lượng, đất đai, vốn)

4. Các định chế toàn cầu:


- Ngân hàng thế giới (World bank): Định chế quốc tế được thành lập để thúc đẩy phát triển
kinh tế nói chung tại các quốc gia đang phát triển. (7/1944)
- Liên hợp quốc (UN): Tổ chức quốc tế tập hợp 193 quốc gia có trụ sờ chính tại thành phố
New York, được thành lập 24/10/1945 để thúc đẩy tôn trọng nhân quyền, hòa bình, an
ninh quốc tế và hợp tác giữa các quốc gia
- Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): Định chế quốc tế được thành lập để duy trì trật tự trong hệ
thống tiền tệ thế giới. (12/1945)
- Ngân hàng thế giới (World bank): Định chế quốc tế được thành lập để thúc đẩy phát triển
kinh tế nói chung tại các quốc gia đang phát triển. (7/1944)
- Liên hợp quốc (UN): Tổ chức quốc tế tập hợp 193 quốc gia có trụ sờ chính tại thành phố
New York, được thành lập 24/10/1945 để thúc đẩy tôn trọng nhân quyền, hòa bình, an
ninh quốc tế và hợp tác giữa các quốc gia
- Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): Định chế quốc tế được thành lập để duy trì trật tự trong hệ
thống tiền tệ thế giới. (12/1945)

5. Động lực của toàn cầu hoá:


- Cắt giảm các rào cản thương mại và đầu tư: Nhiều hàng rào TM quốc tế đc biểu hiện
dưới dạng thuế nhập khẩu cao đối với hàng chế tạo. Mục tiêu chính của hàng rào thuế
quan là để bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa trước những đối thủ cạnh tranh nc ngoài.
Tuy nhiên, nó dẫn đến hệ quả là sự trả đũa bằng những chính sách thương mại kiểu “làm
nghèo nước láng giềng”, các quốc gia sẽ ngày càng nâng cao hàng rào thương mại để
chống lại nhau. Cuối cùng, điều này đã làm suy giảm nhu cẩu trên toàn thế giới và góp
phẩn tạo ra cuộc Đại Suy Thoái những năm 1930.
- Sự thay đổi về công nghệ:
 Sự phát triển của internet và mạng viễn thông mở rộng toàn cầu
 Công nghệ vận tải: sự cuất hiện của container
 Sự phát triển của ngành hàng không vận tải

6. Tác động của toàn cầu hoá:


- Việc làm và thu nhập:
 Bất bình đẳng thu nhập giữa lao động có trình độ cao và lao động phổ thông ngày càng
tăng lên
 Khoảng cách tiền lương giữa các quốc gia đang phát triển và phát triển thu hẹp
- Chính sách lđ và môi trường: khi các quốc gia giàu hơn, họ sẽ ban hành những quy định
quản lý môi trường và lao động nghiêm ngặt hơn
- Chủ quyền quốc gia:
 Toàn cầu hóa làm gia tăng quyền lực KT của các tổ chức siêu quốc gia (WTO, EU, UN)
 Các quốc gia tự quyết định việc ủng hộ đối với các tổ chức siêu QG
- Đói nghèo: Toàn cầu hóa góp phần giúp các nước nghèo thoát nghèo
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Sự khác biệt giữa lý thuyết cổ điển và hiện đại:
- Lý thuyết TMQT cổ điển: Giải thích lợi ích cụ thể của TMQT. Phân tích hoạt động
thương mại giữa các nc ở trạng thái tĩnh
- Lý thuyết TMĐT hiện đại: Giải thích hđ thương mại giữa các nước dựa trên nhiều yếu tố
ở trạng thái động

2. Lý thuyết Thương mại Quốc tế cổ điển:


2.1.Chủ nghĩa trọng thương:
Chủ nghĩa trọng thương: Một học thuyết kinh tế ủng hộ quan điểm cho rằng các quốc gia nên
khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
Luận điểm chính của học thuyết chủ nghĩa trọng thương cho rằng vàng và bạc là những trụ cột
chính của sự thịnh vượng quốc gia và vô cùng cần thiết cho một nến thương mại vững mạnh.
Vào thời điểm đó, vàng và bạc là tiến tệ trong thương mại giữa các quốc gia; một quốc gia có thể
có được vàng và bạc nhờ vào xuất khẩu hàng hóa. Ngược lại, việc nhập khẩu hàng hóa từ quốc
gia khác đổng nghĩa với việc vàng và bạc chảy sang các quốc gia đó. Quan điểm chính của chủ
nghĩa trọng thương là quốc gia sẽ thu được nhiều lợi ích nhất khi duy trì thặng dư mậudịch,
nghĩa là xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Bằng cách đó, một quốc gia có thê’ tích lũy vàng và bạc,
và vì vậy làm tăng của cải, uy tín, và sức mạnh quốc gia
Học thuyết trọng thương ủng hộ sự can thiệp của chính phủ nhằm đạt được thặng dư trong cán
cân thương mại. Những người ủng hộ chủ nghĩa trọng thương đã không thấy lợi ích nào qua khối
lượng mậu dịch lớn. Thay vào đó, họ để xuất những chính sách nhằm tối đa hóa xuất khẩu và
giảm thiểu nhập khẩu. Để đạt được điểu này, hoạt động nhập khẩu sẽ bị hạn chế bởi các biện
pháp thuế quan và hạn ngạch, trong khi xuất khẩu lại được tài trợ.
Những thiếu sót của chủ nghĩa trọng thương là đã coi thương mại như một trò chơi có tổng lợi
ích bằng không (zero-sum game). Trò chơi có tổng lợi ích bằng không là một trò chơi mà
những gì một quốc gia này thu được sẽ tương đương với những thứ mất đi của quốc gia khác.
Adam Smith và Ricardo đã chỉ ra sự thiển cận của cách tiếp cận này và chứng minh râng thương
mại là một trò chơi có tổng lợi ích dương, hay nói cách khác tất cả các quốc gia đểu có lợi. Đáng
buồn là, học thuyết chủ nghĩa trọng thương không bao giờ chết đi. Những người theo Chủ nghĩa
trọng thương hiện đại đổng nhất sức mạnh chính trị với sức mạnh kinh tế và sức mạnh kinh tế
với thặng dư mậu dịch. Những nhà phê phán cho rằng rất nhiều quốc gia đã áp dụng chiến lược
trọng thương nhiện đại, được thiết kế để vừa thúc đẩy xuát khẩu, vừa hạn chế nhập khẩu
- Sự giàu có của 1 quốc gia phụ thuộc vào của cải tích lũy
- Vàng và bạc là tiền tệ thương mại
- Khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu
- Tối đa hóa xuất khẩu thông qua trợ cấp
- Giảm thiểu nhập khẩu thông qua thuế quan và hạn ngạch
- Thương mại là 1 “trò chơi” có tổng lợi ích bằng không
2.2.Lợi thế tuyệt đối:
Lợi thế tuyệt đối: Một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất một sản phẩm khi quốc gia này
có thể sản xuất hiệu quả hơn bất ki quốc gia nào khác
Các quốc gia nên chuyên môn hóa trong sản xuất những hàng hóa mà họ có lợi thế tuyệt đối và
sau đó trao đổi chúng lấy những hàng hóa khác được sản xuất tại các quốc gia khác. Trong thời
kỳ đó, điều này ngẩm hiểu rằng Anh nên chuyên môn hóa sản xuất dệt may, trong khi Pháp nên
chuyên môn hóa sản xuất rượu. Anh có thể có được lượng rượu mà họ cần bằng cách bán hàng
dệt may cho Pháp và mua lại rượu. Do đó, lý luận cơ bản của Smith là một quốc gia không nên
sản xuất các loại hàng hóa mà quốc gia này có thể mua được với giá thấp hơn từ các quốc gia
khác. Smith chứng minh rằng, bằng cách chuyên môn hóa trong sản xuất hàng hóa mà cả hai có
lợi thế tuyệt đối, các quốc gia đều thu lợi thông qua thương mại
- Khả năng của 1 quốc gia có thể sản xuất 1 sản phẩm nhiều hơn quốc gia khác với cùng 1
- lượng đầu vào
- Chỉ nên sản xuất sản phẩm mình có hiệu quả nhất và trao đổi với quốc gia sản xuất kém
hiệu quả
- Thương mại giữa các quốc gia làm tăng khối lượng sản xuất và tiêu dùng của toàn thế
giới (mỗi quốc gia có 1 lợi thế tuyệt đối về 1 sp thì nên chuyên môn hóa sản phẩm đó)

2.3.Lợi thế so sánh:


Theo học thuyết của Ricardo về lợi thế so sánh, vẫn có ý nghĩa khi một quốc gia chuyên môn hóa
trong sản xuất những hàng hóa mà họ có thể sản xuất một cách hiệu quả nhất và mua những hàng
hóa mà họ sản xuẫt kém hiệu quả hơn so với quốc gia khác. Ngay cả nếu quốc gia đó mua từ
những quốc gia khác các hàng hóa, mà bản thân họ có thể sản xuất hiệu quả hơn.
Thông điệp cơ bản của học thuyết vế lợi thế so sánh đưa ra là sản lượng toàn cẩu tiềm năng trong
điều kiện thương mại tự do sẽ lớn hơn so với thương mại bị hạn chế. Học thuyết của Ricardo cho
rằng người tiêu dùng tại tất cả các quốc gia có thể tiêu dùng nhiều hơn nếu không có hạn chế
thương mại. Điểu này xảy ra ngay cả tại các quốc gia không có lợi thế tuyệt đối trong việc sản
xuất bất kì loại hàng hóa nào. Hay nói cách khác, học thuyết lợi thế so sánh cho rằng thương mại
là một trò chơi có tổng dương, trong đó tất cả các quốc gia tham gia đều nhận được lợi ích kinh
tế. Học thuyết này đã cung cấp một cơ sở vững chắc để khuyến khích thương mại tự do. Học
thuyết của Ricardo có tác động mạnh mẽ tới mức nó tiếp tục là một vũ khí tri thức chủ yếu của
những người ủng hộ thương mại tự do.
Trong các sản phẩm không có lợi thế tuyệt đối thì sản phẩm nào không có lợi thế tuyệt đối ít hơn
thì nên sản xuất sản phẩm đó.
- Mở rộng hơn về lý thuyết lợi thế tuyệt đối
- Quốc gia sẽ có lợi khi sx và xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có hiệu quả cao
hơn 1 cách tương đối so với quốc gia kia
- Vẫn nên nhập khẩu sp từ quốc gia có hiệu quả sx thấp hơn
- Thương mại là 1 trò chơi có tổng lớn hơn không

2.4.Tương quan các nhân tố:


- Các quốc gia nên xuất khẩu các sp thâm dụng các yếu tố sản xuất mà quốc gia đó dồi dào
- Mô hình của TMĐT dựa trên sự khác biệt về mức độ dồi dào các yếu tố sx không phải
dựa trên năng xuất
- Sự thâm dụng và dồi dào các yếu tố sx dựa trên tỷ lệ tương quan không phải giá trị tuyệt
đối
- Dồi dào tương đối các nhân tố sản xuất
K: lượng vốn L: Lượng lao động
R: Giá sử dụng vốn w: Giá thê lao động
Hoặc : Quốc gia 1 dồi dào về vốn và khan hiếm về lao động. QG 2 dồi dào về lđ và khan hiếm về
vốn
Thâm dụng tương đối các nhân tố : Sản phẩm X thâm dụng vốn và sp Y thâm dụng lai động
- Cấu trúc cân bằng của học thuyết Heckscher – Ohlin
Học thuyết của Heckscher - Ohlin dự đoán rằng các quốc gia sẽ xuất khẩu những hàng hóa mà sử
dụng nhiều các yếu tố sản xuất dổi dào tại địa phương, trong khi đó lại nhập khẩu những hàng
hóa mà sử dụng nhiều yếu tố sản xuất khan hiếm tại địa phương. Do đó, học thuyết của
Heckscher - Ohlin cố gắng giải thích mô hình thương mại quốc tế mà chúng ta đang thấy trong
nền kinh tế toàn cầu. Giống như học thuyết của Ricardo, học thuyết của Heckscher - Ohlin cho
rằng thương mại tự do là có lợi. Tuy nhiên, lý thuyết này khác với học thuyết Ricardo ở chỗ cho
rằng mô hình của thương mại quốc tế được xác định bởi những khác biệt quốc gia về các mức độ
sẵn có của các yếu tố sản xuất, chứ không phải là khác biệt vể năng suất.
Học thuyết của Heckscher - Ohlin dễ hiểu trên thực tế. Ví dụ, trong một thời gian dài Hoa Kỳ đã
là quốc gia xuất khấu lớn các sản phẩm nông nghiệp, phản ánh một phần mức độ đặc biệt dổi dào
vé đất trổng trọt của Mỹ. Ngược lại, Trung Qụốc vượt trội về xuất khấu các loại hàng hóa trong
các ngành sử dụng nhiều lao động, như dệt may và da giày. Điều này phản ánh mức độ dổi dào
tương đối lao động chi phí thấp tại Trung Quốc. Mỹ, nơi thiếu lao động chi phí thấp, là quốc gia
nhập khẩu chính những loại hàng hóa này. Cần chú ý rằng đây chỉ là mức độ dồi dào tương đối
của các nguổn tài nguyên quan trọng, chứ không phải tuyệt đối; một quốc gia có thể có lượng đất
đai và lao động lớn hơn tuyệt đối so với một quốc gia khác, nhưng lại chi nhiều hơn tương đối vể
một trong hai yếu tố trên.
3. Lý thuyết thương mại quốc tế hiện đại:
3.1.Vòng đời sản phẩm:
Học thuyết của Vernon dựa trên những quan sát thực tế đó là trong gần suốt thế kỷ 20, một tỷ lệ
rất lớn các sản phẩm mới của thế giới đã được phát triển bởi các doanh nghiệp Mỹ và được bán
ra đầu tiên tại thị trường Mỹ (ví dụ như ô tô sản xuất đại trà, máy thu hình, máy chụp ảnh lấy liền,
máy sao chụp (photocopy), máy tính cá nhân, và chip bán dẵn). Để giải thích thực tế này, Vernon
đã lập luận rằng sự thịnh vượng củng như là quy mô của thị trường Mỹ đã mang lại cho các
doanh nghiệp Mỹ một động lực mạnh mẽ trong việc phát triển các sản phẩm tiêu dùng mới.
Ngoài ra, chi phí nhân công cao tại Mỹ cũng khiến cho các doanh nghiệp Mỹ nảy ra sáng kiến
phải phát triển những quy trình sản xuất tiết kiệm chi phí.
Ở giai đoạn đẩu trong vòng đời của một sản phẩm mới nhất định, khi nhu cầu đang bắt đẩu tăng
nhanh ở Mỹ, thì nhu cẩu tại các nước tiên tiến khác chỉ giới hạn ở một số nhóm khách hàng có
thu nhập cao mà thôi. Nhu cầu ban đầu có hạn tại các nước tiên tiến khác khiến các doanh nghiệp
trong các quốc gia ấy chưa thấy cần thiết phải tiến hành sản xuất, nhưng vẫn cẩn phải một lượng
xuất khẩu nhất định các sản phẩm mới từ Mỹ sang các thị trường đó. Theo thời gian, nhu cầu đối
với sản phẩm mới bắt đầu tăng dần tại các nước phát triền khác (ví dụ như Anh, Pháp, Đức và
Nhật Bản) cho đến khi các nhà sản xuất tại đó thấy rằng đã đến lúc phải tiến hành sản xuất nhằm
phục vụ cho thị trường nước mình. Thêm nữa, các doanh nghiệp Mỹ cũng có thể sẽ xây dựng các
cơ sở sản xuất tại các nước phát triển, nơi mà nhu cầu đang tăng lên. Như vậy, quá trình sản xuất
tại các nước này bắt đầu hạn chế bớt tiềm năng xuất khẩu của nước Mỹ.
Khi thị trường ở Mỹ và một số nước phát triển khác trở nên bão hòa thì sản phẩm mới cũng đạt
tới mức độ tiêu chuẩn hoá cao hơn, và giá cả bắt đầu trở thành vũ khí cạnh tranh chủ yếu trên thị
trường. Khi điểu đó xảy ra, những tính toán vẽ chi phí bắt đầu đóng một vai trò lớn hơn trong
quá trinh cạnh tranh. Các nhà sản xuất tại các nước phát triển, nơi có chi phí lao động thấp hơn
so với chi phí lao động tại Mỹ (ví dụ như tại các nước Ý, Tây Ban Nha) bây giờ có thể xuất khẩu
sang thị trường Mỹ. Nếu áp lực vể chi phí trở nên nặng nề hơn, thì quá trình không dừng ở đó.
Quá trình mà trong đó nước Mỹ đánh mất lợi thế trước các nước phát triển khác có thể tiếp tục
lặp lại một lẩn nữa, khi các nước đang phát triển (ví dụ như Thái Lan) bắt đáu có được những lợi
thế sản xuất so với các nước phát triển. Do vậy, quá trình của sản xuất toàn cầu sẽ bắt đầu từ Mỹ
chuyến sang các nước phát triển khác và tiếp đó là từ những nước này chuyển sang các nước
đang phát triển.
Kết quả của những xu hướng này đối với mô hình thương mại thê giới là theo thời gian, nước
Mỹ chuyển dần từ một nước xuất khẩu sản phẩm thành một nước nhập khẩu khi quá trình sản
xuất chuyển đến những địa điểm ở nước ngoài, có chi phí sản xuất thấp hơn. Biểu đổ 6.5 mô tả
quá trình tăng trưởng của sản xuất và tiêu dùng theo thời gian tại nước Mỹ, tại các nước phát
triển khác và tại các nước đang phát triển.
- Hầu hết các sp mới đc sx đầu tiên và bán ra ở thị trường Mỹ trong TK 20
- Các doanh nghiệp của Mỹ giữ các cơ sở sản xuất gần thị trường và trung tâm đầu não của
công ty
 Giảm thiểu rủi ro của việc đưa ra sp mới
 Nhu cầu đối với sp mới ít ảnh hưởng bởi yếu tố giá cả

3.2.Thương mại quốc tế mới:


Lợi thế theo quy mô: là hiện tượng giảm chi phí trên 1 đơn vị sp nhờ quy mô sản lượng lớn. Lợi
thế theo quy mô có thể có được từ một số nguyên do, như khả năng phân bổ các chi phí cố định
trên một khối lượng sản phẩm lớn, hoặc khả năng nhà sản xuát tạo ra được một sản lượng lớn
nhờ tận dụng được nguồn nhân công và thiết bị được chuyên môn hóa và vi vậy có năng suất lao
động cao hơn so với các nguổn lực ít được chuyên môn hóa hơn. Lợi thế theo quy mô là yếu tố
quan trọng để giảm chi phí sản xuất trong nhiều ngành khác nhau, từ sản xuất phần mềm máy
tính, tới sản xuất ô tô, từ được phẩm tới ngành công nghiệp hàng không.
- Phân bổ chi phí cố định
- Chuyên môn hóa
 Tính đa dạng của sp và giảm chi phí sx: Theo học thuyết thương mại mới, mỗi nước sẽ có
điều kiện tốt để có thể chuyên môn hóa sản xuất một danh mục hạn chế các sản phẩm
nhất định hơn là trong trường hỢp không có thương mại, ngay cả bằng cách nhập khẩu
những sản phẩm mà nước đó không sản xuất được từ những nước khác. Mỗi nước có thể
đổng thời vừa tăng mức độ đa dạng của sản phẩm cho người tiêu dùng, vừa giảm chi phí
của những hàng hóa đó. Như vậy là thương mại đã tạo cơ hội cho các bên cùng có lợi
ngay cả khi các nước không hể có sự khác biệt vể mức độ sẵn có của các nguổn lực hay
công nghệ.
Lợi thế theo quy mô, lợi thế của người tiên phong và mô hình của của TMQT: Chủ để thứ hai
của học thuyết thương mại mới đó là việc mô hình thương mại, mà chúng ta quan sát của nền
kinh tế thế giới, có thể là kết quả của việc đạt được lợi thế theo quy mô và lợi thế của người đi
trước. Những lợi thế của người đi trước là những lợi thế kinh tế và chiến lược mà những người
thâm nhập đầu tiên vào một ngành có được. Một trong những lợi thế quan trọng của người đi tiên
phong là có thế giành được lợi thế theo quy mô trước những người thâm nhập sau và vì vậy
hưởng lợi từ cơ cấu có quy chi phí thấp đó. Học thuyết thương mại mới lập luận rằng đối với
những sản phẩm mà lợi thê' theo quy mô đóng vai trò quan trọng lớn và chiếm một tỷ trọng đáng
kể trong nhu cầu của thế giới, thì người đi tiên phong vào ngành đó có thể giành được lợi thế chi
phí nhờ vào quy mô sản xuất lớn mà những người gia nhập sau gẩn như không thể có được. Do
vậy, mô hình thương mại mà ta quan sát được đối với những sản phấm đó phản ánh những lợi
thế của người tiên phong. Các nước có thể chiếm ưu thê trong xuất khẩu những hàng hóa nhất
định bởi vì lợi thế theo quy mô đối với quá trình sản xuất của họ là rất quan trọng. Các công ty
đặt trụ sở tại các nước này là các doanh nghiệp đầu tiên hưởng lợi từ lợi thê' theo quy mô và
mang lại cho họ lợi thế của người đi trước.
- Lợi thế người tiên phong: là lợi thế giành cho người đầu tiên nhâm nhập vào thị trường
(giành đc lợi thế theo quy mô trước)
- Ý nghĩa của lý thuyết TMQT mới:
 Các nc có thể thu đc lợi ích khi không khác biệt về tài nguyên hay công nghệ
 Một số nc có ưu thế trong xuất khẩu vì có những DN đầu tiên tham gia thị trường

3.3.Lợi thế cạnh tranh quốc gia:


Mô hình kim cương M.Porter:

- Tính sẵn có của các yếu tố sản xuất: Vị thế của 1 nước về các yếu tố sx
 Các yếu tố cơ bản: các nguồn tài nguyên, khí hậu, nhân khẩu học…
 Các yếu tố cao cấp: hạ tầng truyền thông, lao động lành nghề và trình độ cao, bí quyết
công nghệ…
Mối quan hệ giữa các yếu tố cao cấp và cơ bản rất phức tạp. Các yếu tố cơ bản có thể cung cấp
lợi thế ban đầu và sau đó sẽ được củng cố và mở rộng thông qua đẩu tư vào các yếu tố cao cấp.
Một ví dụ rõ ràng nhất về hiện tượng này là Nhật Bản, một nước không có nhiều đất trổng và các
tài nguyên khoáng sản, tuy nhiên thông qua các khoản đẩu tư, quốc gia này đã tạo ra được nguổn
yếu tố nàng cao rất dổi dào
- Các điều kiện về nhu cầu: Bản chất của nhu cầu trong nc đối với hàng hóa và dịch vụ của
ngành. Porter nhấn mạnh vai trò của nhu cầu nội địa trong việc giúp nâng cao lợi thế cạnh
tranh của quốc gia. Thông thường, các doanh nghiệp tỏ ra nhạy cảm nhất với nhu cầu của
những khách hàng ở gần họ nhất. Do đó, những đặc điểm của nhu cầu thị trường nội địa
đặc biệt quan trọng trong việc định hình các thuộc tính của sản phẩm được chế tạo trong
nước và trong việc tạo động lực cho việc sáng tạo, đổi mới và nâng cao chát lượng sản
phẩm. Porter lập luận râng các doanh nghiệp của một nước giành đưỢc lợi thế cạnh tranh
nếu người tiêu dùng trong nước họ sành điệu và đòi hỏi cao. Những người tiêu dùng như
vậy sẽ tạo áp lực lên các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực để đáp ứng những tiêu
chuẩn cao vế chất lượng sản phẩm, cũng như sản xuất ra những mẫu mã mới.
 Nhu cầu thị trường nội địa quan trọng trong định hình thuộc tính của sp
 Các DN giành đc lợi thế cạnh tranh nếu người tiêu dùng trong nước sành điệu và đòi hỏi
cao
- Các ngành công nghiệp liên kết và phụ trợ: Sự hiện diện hoặc không sẵn có của các
ngành phụ trợ và liên kết có năng lực cạnh tranh quốc tế
Những lợi ích có đc do các ngành liên kết và phụ trợ có thể lan tỏa sang ngành khác
 Các ngành thành công có xu hướng tập hợp với nhau thành các cụm các ngành có liên
quan
- Chiến lược, cấu trúc DN và năng lực cạnh tranh DN: Các điều kiện chi phối việc thành
lập, tổ chức, và quản trị DN và tính chất của cạnh tranh trong nước
 Đặc điểm về hệ tư tưởng quản trị khác nhau sẽ ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh quốc gia
 Mức độ cạnh tranh trong nước khác nhau tạo ra sức mạnh cạnh tranh khác nhau ở tầm cỡ
thế giới

4. Ý nghĩa lý thuyết thương mại quốc tế:


- Lựa chọn địa điểm: Doanh nghiệp nên phân bổ các hoạt động sản xuất tới những quốc gia
khác nhau
- Lợi thế người tiên phong: Giành đc lợi thế chi phí theo quy mô, xây dựng thương hiệu
bên vững đi trước các đối thủ gia nhập sau
- Tác động đến chính sách của nhà nc: Vận động hành lang để chính phủ áp dụng các chính
sách ảnh hưởng có lợi cho mỗi yếu tố mô hình kim cương quốc gia
CHƯƠNG 3: HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC
1. Hội nhập kinh tế khu vực:
Hội nhập kinh tế khu vực: Đề cập đến những thỏa thuận giữa các quốc gia trong khu vực địa lý
để giảm bớt và sau cùng là loại bỏ những rào cản thuế và phi thuế quan cho mậu dịch giữa các
quốc gia

2. Các mức độ hội nhập kinh tế:


Liên minh chính trị Một cơ quan chính trị trung tâm điều phối các chính sách kinh tế,
xã hội và đối ngoại của các quốc gia thành viên.
Liên minh kinh tế Dỡ bỏ tất cả hàng rào đối với thương mại hàng hóa, dịch vụ và
nguồn lực sản xuất
Chính sách thương mại ngoại khối chung, hài hòa tỷ lệ thuế.
Sử dụng một đồng tiền chung
Thị trường chung Dỡ bỏ tất cả hàng rào đối với thương mại hàng hóa, dịch vụ và
nguồn lực sản xuất
Chính sách thương mại ngoại khối chung
Liên minh thuế quan Dỡ bỏ tất cả hàng rào đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ
Chính sách thương mại ngoại khối chung
Khu vực mậu dịch tự do Dỡ bỏ tất cả hàng rào đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ .
Chính sách thương mại đối ngoại độc lập

3. Hội nhập kinh tế khu vực tại Châu Âu:


- 19 nước xài tiền euro: Andorra, Áo, Bỉ, Síp, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp,
Ireland, Ý, Kosovo, Latvia, Luxembourg, Malta, Monaco, Montenegro, Hà Lan, Bồ Đào
Nha, San Marino, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha và Thành phố Vatican.
- Hiệp ước Maastricht: Cam kết thông qua đồng tiền chung 01/01/1999
- Là đồng tiền chính thức của 19/27 quốc gia trong liên minh EU
- Phát hành 01/01/2002

3.1.Hai khối thương mại:


- Một cơ quan chính trị trung tâm điều phối các chính sách kinh tế, xã hội và đối ngoại của
các quốc gia thành viên.
- Một cơ quan chính trị trung tâm điều phối các chính sách kinh tế, xã hội và đối ngoại của
các quốc gia thành viên.

3.2.Mục tiêu EU:


- Dỡ bỏ tất cả hàng rào đối với thương mại hàng hóa, dịch vụ, nguồn lực sản xuất
- Tăng cường hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, nội vụ
- Tăng cường hợp tác, liên kết trên cả lĩnh vực an ninh, đối ngoại

3.3.Cơ cấu chính trị EU:


- Uỷ ban Châu Âu: đề xuất và giám sát tuân thủ luật pháp
- Hội đồng Châu Âu: cơ quan kiểm soát cao nhất
- Nghị viện Châu Âu: cơ quan bầu cử, thảo luận các đề xuất của Uỷ ban
- Toà án Châu Âu: toàn án phúc thẩm tối cao của pháp luật EU

4. Hội nhập kinh tế khu vực châu Mỹ:


4.1.Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA):
- Thiết lập khu vực mậu dịch tự do giữa Mỹ, Canada và Mexico (1992).
- Thương mại giữa các quốc gia tăng lên.
- Năng suất lao động của các quốc gia tăng.
- Tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập.
- Một số vấn đề: Nhập cư, buôn lậu, ma túy…

4.2.Thị trường Nam Mỹ (Mercosur):


- Gồm 4 quốc gia: Brazil, Argentina (1988), Uruguay và Paraguay (1990).
- Mục tiêu thiết lập một khu vực mậu dịch tự do và thị trường chung.
- Bảo vệ khỏi các đối thủ cạnh tranh bên ngoài trong khi khả năng cạnh tranh toàn cầu
không có.
- Đã thiết lập liên minh thuế quan

4.3.Cộng đồng Andes (ADEAN Community):


- Dựa trên hiệp ước Andean 1969 đã sụp đổ.
- Gồm 4 quốc gia: Bolivia, Colombia, Ecuador và Peru.
- Thiết lập được một khu vực mậu dịch tự do và liên minh thuế quan
- Năm 2003 kí hiệp ước với MERCOSUR để thiết lập một khu vực mậu dịch tự do.
- Các cuộc đàm phán đang tiến triển với tốc độ chậm

4.4.Hiệp định mậu dịch tự do Trung Mỹ (CAFTA):


- Thiết lập năm 1960 và sụp đổ vào năm 1969. Được khôi phục lại vào năm 2004
- Gồm 7 quốc gia: Mỹ, Guatemala, Honduras, El Salvador, Nicaragua, Costa Rica, Cộng
hòa Dominica.
- Thiết lập một khu vực mậu dịch tự do giữa Mỹ và 6 quốc gia trung Mỹ

4.5.Cộng đồng Caribbean (Caricom):


- Thành lập năm 1973, nhiều lần thất bại để tiến tới hội nhập.
- Gồm 15 thành viên chính thức và 5 thành viên liên kết.
- Năm 2006, sáu quốc gia thành viên thiết lập thị trường Caribbean duy nhất (CSME) mục
tiêu thiết lập liên minh kinh tế như EU.

5. Hội nhập kinh tế khu vực khác:


5.1.Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN):
- Gồm 10 quốc gia khu vực Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines,
Singapore (1967) , Brunei (1984), Việt Nam (1995), Lào, Myanmar (1997), Campuchia
(1999).
- Hợp tác khu vực trong "ba trụ cột" về an ninh, văn hoá xã hội và hội nhập kinh tế
ASEAN có mục đích bảo vệ và chấn hưng chủ nghĩa quốc gia.
- Khu vực mậu dịch tự do (AFTA) được đề xuất năm 1976 sau hội nghị thưởng đỉnh Bali
sau đó rơi vào bế tắc và phục hồi 1991.
- Thúc đẩy thương mại tự do giữa các nước tuy nhiên tiến bộ đạt được vẫn còn rất hạn chế.
- Ký hiệp định mậu dịch với các đối tác khác: Trung Quốc, Ấn Độ, New Zealand, Úc, Nhật
Bản, Hàn Quốc.
- Các nhà quan sát quốc tế coi tổ chức như một “nơi hội họp” ngụ ý rằng tổ chức này chỉ
“mạnh miệng lên án mà ít hành động”.

5.2.Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC):


- Gồm 21 nền kinh tế. Bao gồm các nền kinh tế lớn: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản.
- Chỉ tạo ra các cam kết mơ hồ.
- Lãnh đạo các nền kinh tế tham gia hội nghị chủ yếu để giải quyết các vấn đề riêng.

5.3.Khu vực mậu dịch tự do lục địa Châu Phi (AFCFTA):


- 54/55 Quốc gia thuộc Liên minh châu Phi đã kí thỏa thuận.
- Từng có 8 cộng đồng kinh tế khu vực được thành lập
- Các nước cần được bảo hộ thuế quan
- Các vấn đề nổi bật vẫn đang trong quá trình đàm phán.

6. Cơ hội và thách thực từ hội nhập kinh tế khu vực:


Cơ hội Thách thức
Phá bỏ được các rào cản thương mại Sự cạnh tranh trong khối trở nên gay gắt
Giảm thiểu các thủ tục hàng chính Doanh nghiệp ngoại khối khó cạnh tranh
Tiếp cận các yếu tố sản xuất dễ dàng Dễ xuất hiện các đối thủ tiềm năng
Tăng tính hiệu quả của chuyên môn hóa Doanh nghiệp mất sự bảo hộ của chính phủ
Tiếp cận nhiều thị trường cùng một lúc
CHƯƠNG 4: MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ
1. Văn hoá là gì?
Văn hóa như một hệ thống giá trị và các chuẩn mực được chia sẻ giữa một nhóm người và khi
tập hợp lại thì tạo nên khuôn mẫu cho cuộc sống.
Giá trị là những quan niệm trừu tượng về những thứ mà một cộng đồng người tin là tốt, thuộc về
lẽ phải và đáng mong muốn.
- Ví dụ: tự do cá nhân, dân chủ, công lý, trung thực
Chuẩn mực là những quy định và quy tắc xã hội đặt ra những hành vi ừng xử hợp lý trong từng
trường hợp cụ thể.
Xã hội là một nhóm người chia sẻ một tập hợp chung những giá trị và chuẩn mực.

2. Giá trị và chuẩn mực:


Giá trị hình thành nền tảng của văn hóa. Chuẩn mực là những thông lệ xã hội chi phối hành vi
của người này với người khác. Chuẩn mực có thể chia thành hai nhóm chính: lề thói và tập tục.
- Lề thói là lệ thường của cuộc sống hàng ngày. Thông thường, lề thói là những hành động
có ít ý nghĩa về đạo đức.
- Tập tục là những chuán mực được xem là tâm điểm vận hành xã hội và các hoạt động xã
hội. Chúng có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với lể thói. Tập tục có tầm quan trọng lớn hơn
nhiều so với lề thói.

3. Văn hoá, xã hội và quốc gia:


Xã hội là Một nhóm người bị ràng buộc với nhau bởi một nền văn hóa chung.
Quốc gia và xã hội là khác nhau
- Trong quốc gia có thể có nhiều nền văn hóa
- Nền văn hóa có thể tồn tại ở nhiều quốc gia

4. Các yếu tố quyết định văn hoá:


Hệ thống giá trị và chuẩn mực của văn hóa bao gồm: Tôn giáo, Triết lý chính trị, Triết lý kinh tế,
Giáo dục, Ngôn ngữ, Cấu trúc xã hội
- Cấu trúc xã hội là việc tổ chức cơ bản của một xã hội, bao gồm cá nhân và tập thể, sự
phân tầng xã hội (sự dịch chuyển xã hội và tầm quan trọng).
- Ngôn ngữ gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ không lời.
 Ngôn ngữ nói là công cụ giao tiếp, giúp định hình cách con người nhận thức về thế giới,
giúp định hình văn hóa. Các ngôn ngữ phổ biến: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc.
 Ngôn ngữ không lời mang đặc trưng bởi yếu tố văn hóa, biểu lộ được những cảm xúc
thực tế, dễ dẫn đến sai lầm trong giao tiếp nếu hiểu sai, thể hiện không gian cá nhân.
- Giáo dục là phương thức giúp cá nhân tiếp thu nhiều khả năng: ngôn ngữ, nhận thức,
khoa học,… Giúp phổ cập các giá trị và chuẩn mực xã hội cho giới trẻ.
- Tôn giáo là một hệ thống các nghi lễ và niềm tin chung có liên quan đến phạm trù linh
thiêng.
 Kito giáo (Thiên chúa giáo): Trên 2,4 tỷ tín đồ. Là tiền đề cho sự phát triển của chủ nghĩa
tư bản (khuyến khích lao động, tạo ra của cải và sự tiết chế. Mở đường cho việc coi trọng
quyền tự do cá nhân.
 Hồi giáo (Đạo Hồi): 1,5 tỷ tín đồ. Thiết lập nguyên tắc kinh tế minh bạch, ủng hộ kinh
doanh tự do. Quan tâm đến công bằng xã hội, tuân thủ nghĩa vụ hợp đồng, giữ lời và
không lừa dối.
 Ấn Độ giáo (Hindu giáo): 900 triệu tín đồ. Không khuyến khích sự theo đuổi sự đầy đủ
về vật chất. Giá trị cá nhân dựa trên thành tựu tinh thần. Thể hiện hệ thống đẳng cấp.
 Phật giáo: 350 Triệu tín đồ. Không đề cao việc tạo ra của cải tuy nhiên cũng không ủng
hộ hệ thống đẳng cấp và khổ hạnh thái quá.
- Triết lý chính trị là Chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cá nhân, Mức độ dân chủ và chuyên
chế.
- Triết lý kinh tế bao gồm kinh tế thị trường, kinh tế chỉ huy, kinh tế hỗn hợp.

5. Văn hoá nơi làm việc:


Các chiều hướng văn hóa:
Khoảng cách quyền lực Bất bình đẳng về quyền lực và của cải
Hệ thống về cấp bậc
Cách thức đưa ý kiến
Cách quản trị
Né tránh rủi ro Áp lực
Thái độ với ý kiến trái chiều
Sự cam kết gắn bó
Phản ứng đối với sự thay đổi
Nhu cầu về việc áp đặt các nguyên tắc, quy định
Chủ nghĩa cá nhân Mối quan hệ giưa các cá nhân
Ghi nhận thành tích
Tự do cá nhân
Nghĩa vụ đối với tập thể
Hành vi giới tính Sự khác biệt về cảm xúc giữa các giới tính.
Sự khiêm tốt và cẩn thận
Sự quyết đoán và tham vọng
Ưu tiên đối với công việc
Thái độ với giới tính
Định hướng theo thời gian Mức độ quan trọng của các sự kiện theo thời gian.
Khả năng thích nghi hoàn cảnh
Vai trò của hoàn cảnh
Tiêu dùng và tiết kiệm
Thái độ với truyền thống
Sự giới hạn Khả năng ghi nhớ cảm xúc tích cực
Mối quan tâm với tự do ngôn luận
Thái độ đối với việc tận hưởng cuộc sống
CHƯƠNG 5: MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ, PHÁP LUẬT VÀ KINH TẾ
1. Hệ thống chính trị là gì?
Là hệ thống chính quyền của một quốc gia
- Chuyên chế và Dân chủ
- Cá nhân và Tập thể
Chiều hướng hệ thống chính trị bao gồm:
- Chủ nghĩa tập thể chuyên chế là chú trọng vào các mục tiêu chung thay vì các mục tiêu
cá nhân. Sự phân phối giá trị của các cá nhân trong xã hội là không bình đẳng. Nhà nước
quản lý doanh nghiệp để làm lợi cho cả xã hội thay vì làm lợi cho cá nhân.
- Chủ nghĩa cá nhân dân chủ là nhấn mạnh triết lý các cá nhân phải được tự do theo đuổi
chính kiến về kinh tế và chính trị của mình. Đề cao quyền tự do cá nhân và tự biểu hiện.
Phúc lợi xã hội đáp ứng tốt nhất thông qua việc cho phép mọi người tự do theo đuổi tư lợi
kinh tế.
Độc tài là Hình thức chính phủ theo đó một cá nhân hoặc đảng chính trị kiểm soát toàn bộ cuộc
sống của mọi người và ngăn ngừa các đảng đối lập.
- Thần quyền: Quyền lực chính trị sẽ do Đảng, tổ chức hay cá nhân điều hành theo nguyên
tắc tôn giáo độc quyền nắm giữ.
- Bộ tộc: Đảng phái chính trị đại diện cho quyền lợi của một bộ tộc cụ thể.
- Cánh hữu: Cho phép đôi chút tự do về kinh tế nhưng vẫn hạn chế quyền tự do cá nhân về
chính trị
Dân chủ là Hình thức chính phủ được người dân lựa chọn trực tiếp hoặc qua các đại diện của họ
bầu ra.
- Thuần túy: Tất cả người dân phải tham gia trực tiếp vào quá trình ra quyết định. Xuất
hiện ở một số thành phố Hy Lạp.
- Đại diện: Người dân định kì bầu những cá nhân đại diện cho họ. Những đại diện được
bầu sau đó sẽ dựng nên một chính phủ có chức năng ra quyết định thay mặt cho toàn bộ
cử tri.

2. Hệ thống pháp luật:


Là hệ thống các nguyên tắc, các điều luật và các quy trình giúp thi nhằm điều tiết hành vi và giải
quyết tranh chấp.
Các dạng hệ thống pháp luật:
- Thông luật là hệ thống luật dựa trên truyền thống, tiền lệ và phong tục tập quán.
- Dân luật là hệ thống luật dựa trên một bộ các luật chi tiết được lập thành các chuẩn mực
đạo đức mà một xã hội, một cộng đồng chấp nhận.
- Luật thần quyền là hệ thống luật dựa trên những giáo huấn về tôn giáo. ác vấn đề liên
quan:
- Quyền sở hữu: tội phạm, cửa quyền
- Hợp đồng: nội dung, giải quyết tranh chấp

3. Hệ thống kinh tế:


Là hệ thống sản xuất, phân bổ tài nguyên và phân phối hàng hóa, dịch vụ trong một xã hội hoặc
một khu vực địa lý nhất định.
- Hệ thống kinh tế thị trường là hệ thống kinh tế trong đó sự tương tác giữa bên cung và
cầu xác định mức sản lượng hàng hóa và dịch được sản xuất.
 Mọi hoạt động sản xuất đều do các cá nhân sở hữu.
 Các nhà sản xuất có động lực thay đổi, phát triển để phục vụ khách hàng tốt hơn.
- Hệ thống kinh tế chỉ huy là hệ thống kinh tế trong đó chính phủ sẽ lên kế hoạch những
hàng hóa và dịch vụ mà quốc gia sẽ sản xuất cũng như số lượng và giá bán các sản phẩm,
dịch vụ đó.
 Mọi cơ sở kinh doanh đều do nhà nước quản lý .
 Không có động cơ để các cá nhân tìm biện pháp tốt hơn để phục vụ nhu cầu của người
tiêu dùng.
- Hệ thống kinh tế hỗn hợp là hệ thống kinh tế trong đó một số lĩnh vực kinh tế theo cơ chế
thị trường và một số lĩnh vực khác theo cơ chế chính phủ lập kế hoạch.
 Phổ biến ở nhiều quốc gia tuy nhiên ở các cấp độ khác nhau.
 Có xu hướng hạn chế sự can thiệp của Nhà nước và chỉ can thiệp khi cần thiết.

4. Xu hướng kinh tế chính trị:


- Hệ thống chính trị quyết định pháp luật và kinh tế.
- Chủ nghĩa cá nhân có xu hướng dân chủ và kinh tế.
- Pháp luật ít có sự thay đổi.
- Kinh tế thị trường cao hơn kinh tế chỉ huy trong hỗn hợp.
- Tạo lập hệ thống pháp luật.
- Tư hữu hóa.
- Dở bỏ các quy định.

5. Hàm ý quản trị:


Lợi ích Chi phí Rủi ro
Quy mô thị trường. Quy mô thị trường. Bất ổn xã hội
Sức mua hiện tại Sức mua hiện tại Quản lý kinh tế yếu kém của chính phủ
Sức mua tương lai Sức mua tương lai Thiếu năng lực đưa ra các quy định bảo hộ quyền
sở hữu tài sản
CHƯƠNG 6: MÔI TRƯỜNG TÀI CHÍNH
1. Thị trường ngoại hối:
Thị trường cho phép chuyển đổi tiền tệ của một quốc gia thành tiền tệ của một quốc gia khác cho
phép chuyển đổi tiền tệ của một quốc gia thành tiền tệ của một quốc gia khác. Tỷ giá hối đoái chi
đơn giản là tỉ lệ mà tiền tệ được chuyển đổi thành một loại tiền tệ khác.
Ví dụ, Toyota sử dụng thị trường ngoại hối để chuyển đổi khoản đô la kiếm đưỢc từ việc bán
hàng ở Hoa Kỳ thành yên Nhật. Nếu không có thị trường ngoại hối, thương mại quốc tế và đầu
tư quốc tế mà chúng ta thấy sẽ không thể có được quy mô như ngày nay, các công ty sẽ phải sử
dụng phương thức hàng đổi hàng. Thị trường ngoại hối chính là cầu nối cho phép các công ty có
trụ sở tại các quốc gia sử dụng các loại tiền tệ khác nhau giao thương với nhau.

2. Chức năng của thị trường ngoại hối:


- Chuyển đổi tiền tệ: Chuyển đổi các loại tiền tệ của một quốc gia sang các loại tiền khác
- Doanh nghiệp quốc tế sử dụng thị trường ngoại hối với bốn mục tiêu chính.
 Các khoản thanh toán nhận được từ các công ty nước ngoài.
 Thanh toán cho các công ty nước ngoài.đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ của minh bằng
đổng nội tệ.
 Đầu tư nước ngoài
 Đầu cơ tiền tệ,(Đầu cơ tiến tệ thường liên quan đến những thay đổi trong ngắn hạn của
một khoản tiến từ loại tiền tệ này sang loại tiền tệ khác với hy vọng thu lại lợi nhuận từ
những thay đổi của tỷ giá hối đoái). Kinh doanh chênh lệch lãi suất t liên quan đến việc
vay một loại tiền tệ có lãi suất thấp, và sau đó tiếp tục đầu tư vào loại tiến tệ khác có lải
suất cao hơn
- Bảo hiểm rủi ro ngoại hối: Chống lại những kết quả bất lợi của những thay đổi không thể
đoán trước của tỷ giá hối đoái.đối với doanh nghiệp
 Giao dịch giao ngay.(Tỷ giá giao ngay Khi các bên đồng ý trao đổi tiền tệ và thực hiện
các thỏa thuận ngay lập tức, giao dịch được gọi là hối đoái giao ngay)
 Tỷ giá giao ngay là tỷ lệ mà tại đó một đại lý đổi ngoại tệ chuyển đổi một đổng tiền sang
một loại tiến tệ khác vào một ngày cụ thể.
 Giao dịch kì hạn (Khi hai bên đồng ý trao đổi tiền tệ và thực hiện thỏa thuận tại một ngày
cụ thể trong tương lai.), Tỷ giá kỳ hạn Tỷ giá hối đoái điều chỉnh các giao dịch kỳ hạn.
 Hoán đổi tiền tệ:là việc mua và bán đổng thời của một lượng ngoại tệ nhất định tại hai
thời điểm khác nhau. Giao dịch hoán đổi được thực hiện giữa các doanh nghiệp quốc tê
và ngân hàng của họ, giữa các ngân hàng, và giữa các chính phủ khi mong muốn chuyển
đổi một loại tiền tệ sang một loại khác trong một khoảng thời gian giới hạn mà không
phải gánh chịu rủi ro hối đoái

3. Các yếu tố tác động tỷ giá hối đoái:


- Tâm lý thị trường (Hiệu ứng Bandvvagon Khi các thương nhân hành động như bầy đàn,
cùng thực hiện theo hướng giống nhau trong cùng một khoảng thời gian, để phản ứng lại
hành động của nhau.), Các nhà tạo lập thị trường, ngân hàng đầu tư, người nắm giữ tiền
tệ lớn có thể ảnh hưởng đến tỷ giá của một cặp tiền tệ.Nếu một số quỹ phòng hộ xử lý
nhiều vốn hơn so với dự trữ của ngân hàng trung ương thì việc này có thể ảnh hưởng cơ
bản đến tỷ giá hối đoái và ngân hàng trung ương sẽ không có đủ công cụ để ổn định tỷ
giá.
- Theo nguyên tắc chung, khi một đất nước duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, giá trị của
đồng tiền nước này sẽ tăng lên, bởi sức mua trong nước tăng lên tương đối so với các
đồng tiền khác, Còn đồng tiền của những nước có lạm phát cao hơn thường mất giá so
với với đồng tiền của các đối tác thương mại của mình. Hiện tượng này cũng thường đi
kèm với lãi suất cao hơn.
- Lãi suất: Bằng cách kiểm soát lãi suất, các ngân hàng trung ương sẽ gây ảnh hưởng đến
cả lạm phát và tỷ giá hối đoái. Ngoài ra, lãi suất thay đổi sẽ tác động đến lạm phát và giá
trị tiền tệ. Một nền kinh tế có lãi suất cho vay cao sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn cho chủ
nợ so với các nền kinh tế khác. Do đó, lãi suất cao thu hút vốn đầu tư nước ngoài và làm
tỷ giá hối đoái tăng. Tuy nhiên, tác động của lãi suất cao sẽ trở nên tiêu cực, nếu lạm phát
trong nước cao hơn nhiều so với các nước khác, hoặc nếu có thêm những yếu tố khác làm
giảm giá trị đồng tiền. Ngược lại, lãi suất giảm có xu hướng làm giảm tỷ giá hối đoái.
CHƯƠNG 7: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÁC MNCs
1. Chiến lược là gì:
Là kế hoạch, hoạch định mà nhà quản lý thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp
Trước khi thảo luận về các chiến lược mà các nhà quản lý trong các doanh nghiệp đa quốc gia có
thể theo đuổi, ta cần xem xét một số nguyên tắc cơ bản của chiến lược. Chiến lược của một
doanh nghiệp có thể được định nghĩa là những hoạt động mà nhà quản lý thực hiện để đạt được
mục tiêu của doanh nghiệp. Đối với hầu hết các doanh nghiệp, mục tiêu hàng đầu là tối đa hóa
giá trị của doanh nghiệp cho chủ sở hữu, các cổ đông. Để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, người
quản lý phải theo đuổi các chiến lược làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp và tỉ lệ tăng trưởng
theo thời gian.

2. Cách tăng giá trị của doanh nghiệp:


Phương thức gia tăng khả nàng sinh lời của doanh nghiệp chính là tạo ra nhiều giá trị hơn.
Lượng giá trị một công ty tạo ra được đo bằng sự khác biệt giữa chi phí sản phẩm và giá trị mà
người tiêu dùng nhận thức được trong các sản phẩm đó. Nói chung, giá trị khách hàng đặt vào
sản phẩm doanh nghiệp càng lớn, thì giá sản phẩm mà doanh nghiệp có thể tính càng cao. Tuy
nhiên, giá sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp thu thường là ít hơn giá trị mà khách hàng đặt
vào sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Điểu này là do khách hàng nắm bắt một số giá trị dưới hình thái
mà các nhà kinh tế học gọi là thặng dư tiêu dùng. Khách hàng có thể làm điều này bởi doanh
nghiệp đang cạnh tranh với các doanh nghiệp khác để giành lấy khách hàng, vì vậy mà doanh
nghiệp phải tính một mức giá thấp hơn có thể nếu họ là một nhà cung cấp độc quyền. Ngoài ra,
thường không thể phân khúc thị trường thành mức độ mà doanh nghiệp có thể tính từng khách
hàng một mức giá phản ánh những đánh giá về giá trị sản phẩm của cá nhân, mà các nhà kinh tế
học gọi là mức giá hạn chế của người tiêu dùng. "Vì những lý do này, mức giá được tính có xu
hướng thấp hơn giá trị mà nhiều khách hàng đặt vào sản phẩm.
Chuỗi giá trị: bao gồm hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ Hoạt động kinh doanh của một
doanh nghiệp có thể được coi như là chuỗi hoạt động kinh doanh. Giá trị bao gồm một loạt các
hoạt động tạo ra giá trị khác biệt gồm có sản xuất, tiếp Các hoạt động tạo giá trị khác thị và bán
hàng, quản lý vật liệu, R&D, nguồn nhân lực, hệ thống thông tin, và cơ sở hạ tầng doanh nghiệp.
Các hoạt động tạo ra giá trị này có thể được phân loại, như là các hoạt động chính và các hoạt
động hỗ trợ. Như đã nói ở trên, nếu một doanh nghiệp thực hiện chiến lược một cách hiệu quả và
định vị bản thân trên đường biên hiệu quả trong Biểu đổ phần định vị chiến lược, thì phải quản lý
những hoạt động này một cách hiệu quả và theo cách thức phù hợp với chiến lược của doanh
nghiệp.
Hoạt động hỗ trợ: hệ thống thông tin, nguồn nhân lực và logistic
Hoạt động chính: 4 hoạt động R&D, Marketing, bán hàng ( liên quan trực tiếp đến R&D)
3. Doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế giúp doanh nghiệp tăng khả năng sinh lời
và tăng trưởng về lợi nhuận
Mở rộng trên toàn cầu cho phép doanh nghiệp tăng khả năng sinh lời và tỷ lệ tăng trưởng lợi
nhuận theo những cách thức không thể có đối với các doanh nghiệp nội địa đơn thuần." Các
doanh nghiệp hoạt động quốc tế có thể:
- Mở rộng thị trường cho các sản phẩm nội địa của họ bằng cách bán những sản phẩm này
ra thị trường quốc tế.
- Thực hiện tiết kiệm vùng bằng cách phân tán các hoạt động tạo giá trị riêng lẻ đến những
địa điểm trên khắp thế giới nơi chúng có thể được thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả
nhất.
- Thực hiện tiết kiệm chi phí lớn hơn từ tác động kinh nghiệm bằng cách phục vụ thị
trường toàn cầu mở rộng từ vị trí trung tâm, do đó làm giảm chi phí tạo giá trị.
- Thu được lợi nhuận lớn hơn bằng cách tận dụng các kỹ năng có giá trị phát triển tại các
hoạt động nước ngoài và chuyển giao chúng tới những đơn vị khác trong mạng lưới hoạt
động toàn cầu của doanh nghiệp

4. Các doanh nghiệp cạnh tranh trong thị trường toàn cầu thường phải đối mặt với hai
áp lực cạnh tranh có ảnh hưởng đến khả năng thực hiện lợi thế kinh tế vùng và hiệu
ứng kinh nghiệm, để tận dụng sản phẩm và chuyển giao năng lực và kỹ năng trong
doanh nghiệp. Họ đối mặt với áp lực giảm chi phí và áp lực để thích nghi với địa
phương:
Áp lực giảm chi phí: Trong những thị trường toàn cầu đẩy cạnh tranh, các doanh nghiệp quốc tế
thường phải đối mặt với áp lực giảm chi phí. Đối phó với áp lực giảm chi phí đòi hỏi doanh
nghiệp phải nỗ lực để giảm chi phí tạo giá trị.
Ví dụ một nhà sản xuất, có thể phải sản xuất hàng loạt một sản phẩm tiêu chuẩn tại địa điểm tối
ưu trên thế giới, bất cứ nơi nào có thể để có được lợi thế kinh tế về quy mô, hiệu ứng học tập và
lợi thế kinh tế vùng (đây là một phần mà Pord Mong muốn hướng tới với chiến lược One Ford -
xem chi tiết trong ví dụ mở đầu). Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thuê các nhà cung cấp nước
ngoài giá rẻ cho một số chức năng nhất định để giảm chi phí. Vì vậy, nhiều công ty máy tính đã
thuê Ấn Độ làm các chức năng dịch vụ khách hàng dựa trên hệ thống điện thoại, nơi mà có thể
thuê các kỹ thuật viên nói tiếng Anh với mức lương thấp hơn so với ở Mỹ. Cũng bằng cách đó,
nhà bán lẻ chằng hạn như WalMart có thể thúc đẩy các nhà cung cấp (nhà sản xuất) làm như vậy.
(Áp lực mà Walmart đã đặt lên các nhà cung cấp để giảm giá thành đã được trích dẫn là nguyên
nhân chính của xu hướng chuyển việc sản xuất sang Trung Quốc của các nhà sản xuất Bắc Mỹ).
Một doanh nghiệp về dịch vụ như ngân hàng có thể đối phó với áp lực chi phí bằng cách chuyển
các chức năng xử lý bên trong như xử lý thông tin, tới các quốc gia đang phát triển nơi có mức
lương thấp hơn. Áp lực giảm chi phí có thể đặc biệt tăng mạnh trong các ngành công nghiệp sản
xuất sản phẩm trong đó sự khác biệt có ý nghĩa trên các yếu tố phi giá cả là rất khó khăn và giá
cả là vũ khí cạnh tranh chính. Điều này rơi vào trường hỢp đối với các sản phẩm phục vụ nhu
cầu chung. Nhu cầu phổ quát tổn tại khi thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng tại các quốc gia
khác nhau là tương tự nhau nếu không y hệt nhau. Đây là trường hợp đối với các sản phẩm hàng
hoá thông thường như hoá chất, xăng đầu, sắt thép, đường khối lượng lớn...
Đây cũng có thể là trường hỢp với các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng, ví dụ như máy tính
cầm tay, chip bán dẫn, máy tính cá nhân, và màn hình tinh thể lỏng. Áp lực cắt giảm chi phí cũng
có xu hướng trong các ngành công nghiệp mà các đối thủ cạnh tranh lớn dựa trên địa điểm chi
phí thấp, nơi có năng suất dư thừa ổn định, và nơi người tiêu dùng mạnh mẽ và đối mặt chi phí
chuyển đổi thấp. Việc tự do hoá thương mại thế giới và môi trường đầu tư trong những thập kỷ
gần đây, bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho cạnh tranh quốc tế lớn hơn, nhìn chung đã làm
tăng áp lực chi phí.
Áp lực thích nghi địa phương: Áp lực thích nghi với địa phương phát sinh từ sự khác biệt quốc
gia trong thị hiếu và sở thích người tiêu dùng, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh doanh đưỢc
chấp nhận, kênh phân phối, và nhu cầu chính phủ nước chủ nhà. Đối phó với áp lực thích nghi
với địa phương yêu cầu doanh nghiệp khác biệt hoá sản phẩm và chiến lược tiếp thị của mình
giữa các quốc gia để thích nghi với những yếu tố này, những yếu tố có xu hướng làm tăng cơ cấu
chi phí của doanh nghiệp.
Sự khác biệt trong sở thích và thị hiếu người tiêu dùng: Áp lực mạnh mẽ trong việc thích nghi
với địa phương xuất hiện khi sở thích và thị hiếu người tiêu dùng khác nhau một cách đáng kể’
giữa các quốc gia, thường với các lý do về lịch sử, văn hoá. Trong những trường hỢp này, một
sản phẩm và thông điệp tiếp thị của công ty đa quốc gia phải đưỢc điều chỉnh để thu hút đưỢc
sở thích và thị hiếu của khách hàng địa phương. Điều này thường tạo ra áp lực giao phó trách
nhiệm và chức năng sản xuất và tiếp thị cho các công ty con ở nước ngoài của doanh nghiệp đó.
Ví dụ, ngành công nghiệp ô tô trong những năm 1990 chuyển hướng sang việc tạo ra “những
chiếc xe toàn cầu”. Các công ty toàn cầu như General Motors, Ford và Toyota sẽ có thể bán cùng
một phiên bản xe trên toàn thế giới, tìm nguồn cung ứng từ các vị trí sản xuất tập trung. Nếu
thành công, chiến lược này cho phép các công ty ô tô gặt hái được lợi nhuận đáng kể từ lợi thế
kinh tế nhờ quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, chiến lược này thường vấp phải vật cản là nhu cầu của
người tiêu dùng. Người tiêu dùng ở các thị trường ô tô khác nhau dường như có sở thích và thị
hiếu khác nhau, và họ có nhu câu mua các loại xe khác nhau. Người tiêu dùng Bắc Mỹ cho thấy
nhu cầu mạnh mẽ với các loại xe hàng tải nhỏ mui trần. Điều này đặc biệt đúng tại miền Nam và
miền Tây nơi mà nhiều gia đình có xe tải nhỏ như một chiếc xe thứ hai hoặc thứ ba trong gia
đình. Nhưng tại các nước Châu Âu, xe tải nhỏ mui trần chi đơn thuần đưỢc xem như các phương
tiện hữu ích và đưỢc mua chủ yếu bởi các doanh nghiệp hơn là cá nhân. Kết quả là sự phối hỢp
sản phẩm và thông điệp tiếp thị cần được thay đổi để xem xét bản chất về nhu cầu khác nhau tại
Bắc Mỹ và Châu Âu. Rất thú vị khi thấy Ford hiện giờ đang quay trở lại với quan điểm “xe hơi
toàn cầu” với chiến lược One Ford (xem ví dụ mở đầu). Sự chuyển hướng này thể hiện niềm tin
của Ford rằng những khác biệt trong thị hiếu và sỞ thích của người tiêu dùng làm hỏng khái
niệm xe hơi toàn cầu vào những năm 1990 đã không còn ảnh hưởng nhiều trong thập niên thứ
hai của thế kỷ hai mốt này.
Một số nhà bình luận cho rằng nhu cầu khách hàng đối với việc điều chỉnh theo địa phương ngày
càng giảm trên thế giới. Theo lập luận này, các công nghệ truyền thông và giao thông vận tải đã
tạo ra các điều kiện cho sự hội tụ sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng ở các quốc gia khác
nhau. Kết quả là sự xuất hiện của thị trường toàn cầu lớn đối với các sản phẩm tiêu dùng đưỢc
chuẩn hóa. Việc chấp nhận hamburgers của McDonald’s, Coca- Cola, quần áo của Gap, điện
thoại di động Nokia, và PlayStation của Sony trên toàn thế giới, tất cả những sản phẩm đó để
đưỢc bán ra trên toàn cầu như những sản phẩm tiêu chuẩn, thường đưỢc coi là bằng chứng của
việc đổng nhất ngày càng tăng của thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, lập luận này hơi ngây thơ đổi
với nhiều thị trường hàng hoá tiêu dùng. Sự khác biệt đáng kể trong sở thích và thị hiếu khách
hàng vẫn còn tổn tại giữa các quốc gia và các nền văn hoá. Các nhà quản lý công ty đa quốc gia
chưa đủ xa xỉ để có thể bỏ qua những khác biệt này, và họ còn lâu mới có thể làm như vậy trong
một thời gian dài nữa. Để có một ví dụ của một doanh nghiệp đã khám phá đưỢc các áp lực phải
thích nghi với địa phương vẫn quan trọng như thế nào, hãy đọc phần tiêu điểm quản trị về hệ
thống MTV.

5. Sự khác biệt về cơ sở hạ tầng và tập quán truyền thống:


Áp lực thích nghi với địa phương phát sinh từ sự khác biệt về cơ sở hạ tầng hoặc tập quán truyền
thống giữa các quốc gia, đã tạo ra nhu cẩu cần điều chỉnh sản phẩm cho phù hỢp. Đáp ứng nhu
cầu này đòi hỏi việc ủy quyền sản xuất và các chức năng thuộc về lĩnh vực sản xuất cho các chi
nhánh nước ngoài. Ví dụ, tại Bắc Mỹ, hệ thống điện tiêu dùng là 110 volt, trong khi ở một số
nước Châu Âu, hệ thống điện 240 volt mới là hệ thống điện tiêu chuẩn. Do đó, các thiết bị điện
trong nước phải được điều chỉnh theo sự khác biệt trong cơ sở hạ tầng này. Tập quán truyền
thống thường cũng khác nhau giữa các quốc gia. Ví dụ, tại Anh, người ta lái xe phía bên trái
đường, tạo ra nhu cẩu với xe ô tô có tay lái bên phải, trong khi đó tại Pháp (và phần còn lại của
Châu Âu), người ta lái xe bên phải đường và do đó tạo ra thị trường cho xe ô tô có tay lái bên trái.
Rõ ràng rằng, ô tô phải đưỢc điều chỉnh để phù hỢp với sự khác biệt trong tập quán truyền
thống này. Mặc dù nhiều sự khác biệt giữa các quốc gia về cơ sở hạ tầng bắt nguồn từ lịch sử,
một số khác biệt này lại thì có nguồn gốc khá gần đầy. Lấy ví dụ, trong ngành công nghiệp viễn
thông không dây, các chuẩn kỹ thuật khác nhau tổn tại ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới.
Chuẩn kỹ thuật đưỢc gọi là GSM là tiêu chuẩn chung của Châu Âu, và một chuẩn thay thế là
CDMA, phổ biến hơn tại Mỹ và các nước châu Á. Các thiết bị đưỢc thiết kế cho GSM không
hoạt động trong mạng CDMA, và ngược lại. Vì vậy, các công ty như Nokia, Motorola, và
Ericsson sản xuất các thiết bị cầm tay không dày và các cơ sở hạ tầng như thiết bị chuyển mạch,
cẩn thay đổi sản phẩm của họ theo các chuẩn kỹ thuật hiện hành tại một quốc gia nhất định.
Sự khác biệt về kênh phân phối
Chiến lược tiếp thị của một doanh nghiệp có thể’ phải đáp ứng được với sự khác biệt về kênh
phân phối giữa các quốc gia, theo đó có thể cần đòi hỏi sự ủy quyền tiếp thị cho các chi nhánh ở
từng quốc gia. Ví dụ trong ngành công nghiệp dược phẩm, hệ thống phân phối của Nhật Bản và
Anh hoàn toàn khác biệt so với hệ thống của Mỹ. Các bác sĩ tại Nhật Bản và Anh không chấp
nhận hoặc không ủng hộ đội ngũ bán hàng đầy áp lực kiểu Mỹ. Vì vậy, các công ty dược phẩm
phải vận dụng các tập quán tiếp thị tại Anh và Nhật Bản khác so với Mỹ - bán mềm (bán hàng
theo cách thuyết phục) so với bán trực tiếp (Solf sell vs hard sell). Tương tự như vậy, Ba Lan,
Brazil và Nga đều có một mức thu nhập bình quân đầu người như nhau trên cơ sở sức mua ngang
giá, nhưng có sự khác biệt lớn trong hệ thống phân phối giữa ba quốc gia. Tại Brazil, các siêu thị
chiếm khoảng 36% thực phẩm bán lẻ, tại Ba Lan là 18%, và tại Nga ít hơn 1%.^° Sự khác biệt
trong kênh phân phối này đòi hỏi các công ty phải thích ứng các chiến lược bán hàng và phân
phối của họ.

6. Khúc bị mất (R&D):


Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp có thể được coi như là chuỗi hoạt động kinh doanh.
Giá trị bao gồm một loạt các hoạt động tạo ra giá trị khác biệt gồm có sản xuất, tiếp Các hoạt
động tạo giá trị khác thị và bán hàng, quản lý vật liệu, R&D, nguồn nhân lực, hệ thống thông tin,
và cơ sở hạ tầng doanh nghiệp. Các hoạt động tạo ra giá trị này có thể được phân loại, như là các
hoạt động chính và các hoạt động hỗ trợ. Như đã nói ở trên, nếu một doanh nghiệp thực hiện
chiến lược một cách hiệu quả và định vị bản thân trên đường biên hiệu quả trong Biểu đồ phần
định vị chiến lược, thì phải quản lý những hoạt động này một cách hiệu quả và theo cách thức
phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp.

7. Chiến lược quốc tế đơn giản nhất:


Chiến lược quốc tế là loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại
vì nó đòi hỏi ít chi phí nhất. không gặp phải các đối thủ cạnh tranh lớn, do đó, không giống với
các công ty thực thi chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu, họ không phải đối mặt với sức ép giảm
chi phí lớn và phải nội địa hóa sản phẩm. Họ có xu hướng tập trung hóa hoạt động phát triển sản
phẩm như hoạt động nghiên cứu và phát triển tại nước sở tại. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất và
marketing thường được đặt tại mỗi quốc gia hay khu vực mà họ kinh doanh. Sự trùng lặp các
hoạt động có thể dẫn đến tăng chi phí,nhưng không đáng kể nếu như công ty không gặp phải sức
ép giảm chi phí quá lớn. chiến lược quốc tế là loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế phổ biến
nhất ở thời điểm hiện tại vì nó đòi hỏi ít chi phí nhất.
Chiến lược xuyên quốc gia là phức tạp nhất
Chiến lược xuyên quốc gia có nghĩa là khi một công ty đối mặt với áp lực giảm chi phí cao và áp
lực đáp ứng yêu cầu địa phương cao. Một công ty áp dụng chiến lược xuyên quốc gia phải cố
gắng đạt mục tiêu chi phí thấp và lợi thế khác biệt. Như chúng ta thấy, chiến lược này không dễ:
áp lực cho đáp ứng yêu cầu địa phương và giảm chi phí là những mâu thuẫn trong công ty. Đáp
ứng yêu cầu địa phương sẽ tăng phí, đồng thời yêu cầu giảm phí sẽ khó để đạt được.

8. Theo đuổi chiến lược quốc tế đối với các công ty công nghệ:
Các công ty công nghệ thường theo đuổi chiến lược quốc tế vì chiến lược này chỉ ra được một sự
thiếu sót về nguồn cung ứng ở một thị trường quốc tế, hay ít nhất là ở đó những kỹ năng sản xuất
và tạo ra sản phẩm này còn nhiều yếu kém, thì đó có thể là cơ hội để các công ty công nghệ áp
dụng chiến lược quốc tế cho các công nghệ hay sản phẩm mới tại thị trường đó.
Chiến lược quốc tế tạo ra giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp bằng cách chuyển chuyển các kỹ
năng giá trị và các sản phẩm đến các thị trường quốc tế, nơi mà dường như khách hàng còn quá
lạ lẫm với sản phẩm của bạn hoặc thị trường ở đó cho có nhiều giải pháp cung ứng tốt nhất có
thể cho nhóm khách hàng có nhu cầu này.

9. 6 phương thức thâm nhập thị trường, lợi thế và bất lợi:
Xuất khẩu
Lợi thế Bất lợi
Chi phí vận chuyển cao
Khả năng nhận ra các lợi thế kinh tế nhờ
Rào cản thương mại
đường cong kinh nghiệm và địa điểm
Vấn để với các đại lý tiếp thị địa phương

Hợp đồng chìa khoá trao tay


Lợi thế Bất lợi
Tạo ra các đối thủ cạnh tranh hiệu quả
Khả năng để kiếm được lợi nhuận từ các kỹ
Thiếu sự hiện diện trên thị trường trong dài
năng xử công nghệ ở các nước nơi FDI
hạn

Nhượng quyền
Lợi thế Bất lợi
Dễ mất quyển kiểm soát công nghệ
Không có khả năng đạt được các lợi thế kinh
Rủi ro và chi phí phát triển thấp tế địa điểm và đường cong kinh nghiệm
Không có khả năng thực hiện việc phối hợp
chiến lược toàn cầu

Nhượng quyền thương mại


Lợi thế Bất lợi
Khó kiểm soát về chất lượng
Rủi ro và chi phí phát triển thấp Không có khả năng thực hiện việc phối hỢp
chiến lược toàn cầu

Công ty liên doanh


Lợi thế Bất lợi
Tiếp cận những hiểu biết về địa phương của Dễ mất quyền kiểm soát đối công nghệ
đối tác Không có khả năng thực hiện việc điều phối
Chia sẻ rủi ro và chi phí phát triển chiến lược toàn cầu
Được chấp nhận về mặt chính trị Không có khả năng hiện thực hóa các lợi thế
kinh tế nhờ đường cong kinh nghiệm và địa
điểm

Công ty thuộc sở hữu hoàn toàn


Lợi thế Bất lợi
Bảo vệ được công nghệ
Khả năng thực hiện việc phối hợp chiến lược
toàn cầu Rủi ro và chi phí cao
Khả năng đạt được lợi thế kinh tế địa điểm và
đường cong kinh nghiệm

GHI CHÚ ÔN TẬP


1. Độc tài cánh hữu:
Trên lý thuyết, Triều Tiên không phải độc tài cánh hữu vì có 3 đảng
Trên thực tế, Triều Tiên sử dụng hình thức độc tài cánh hữu. Họ quản lý đất nước dựa trên tự do
về kinh tế (đôi chút tự do về kinh tế và hạn chế về chính trị)

2. Hệ thống kinh tế:


2.1.Một quốc gia muốn phát triển thì nên áp dụng hệ thống kinh tế nào?
- Áp dụng hệ thống kinh tế hỗn hợp vì kinh tế hỗn hợp khắc phục được điểm yếu của 2 hệ
thống kia:
 Với kinh tế thị trường, nếu không có sự can thiệp của nhà nước thì không thể kiểm soát
được vật giá
 Với kinh tế chỉ huy, chỉ bị tác động bởi chính phủ thì sẽ không còn sự cạnh tranh => chất
lượng sản phẩm sẽ không được nâng cao

2.2.Hệ thống kinh tế gồm 3 loại hình:


- Hệ thống kinh tế thị trường
- Hệ thống kinh tế chỉ huy
- Hệ thống kinh tế hỗn hợp
=> Kinh tế chỉ huy và kinh tế thị trường đều hiểu theo thuần tuý

2.3.Hệ thống kinh tế thị trường (kinh tế thị trường thuần tuý):
Lúc này nền kinh tế chỉ bị tác động cung – cầu và không có bất kì yếu tố nào khác tác động
2.4.Hệ thống kinh tế chỉ huy (kinh tế chỉ huy thuần tuý):
Là hệ thống mà nền kinh tế chỉ bị tác động bởi chính phủ và không có bất kù cung cầu hay yếu tố
nào tác động đến nền kinh tế
=> hệ thống kinh tế hỗn hợp (kết hợp giữa kinh tế thị trường và chỉ huy)

3. Hệ thống pháp luật:


- Dân luật: dân luật bao gồm nhiều luật: kinh tế, dân sự, hôn nhân,…
- Luật thần quyền:
 Là hệ thống luật dựa trên những giáo huấn về tôn giáo
 Ví dụ: các nước đạo hồi nghiêm cấm uống rượu bia => luật pháp của họ đưa rõ những
chế tài đối với cấm kinh doanh rượu bia / chất kích thích
- Thông luật: dựa trên tiền lệ, án lệ
- Ví dụ: so sánh thông luật và dân luật. Nữ chính cố cứu người bằng cách dùng dao sơ cứu
cho nạn nhân và cứu được nạn nhân. Nhưng nữ chính chưa có bằng Y, nếu nữ chính ở
 Việt Nam: được tung hô
 Mỹ: bị đi từ vì chưa có chứng chỉ ngành Y (nếu sử dụng dân luật, nhưng sử dụng thông
luật thì không đi tù)

4. Hệ thống chính trị ở Việt Nam và Trung Quốc:


- Hệ thống chính trị là chính trị Việt Nam theo chủ nghĩa cá nhân
- Chủ nghĩa cá nhân xu hướng dân chủ (Việt Nam)
- ĐCSVN -> dân giàu nước mạnh xã hội công bằng,… => cá nhân
- ĐCSTQ => nước giàu dân mạnh…=> tập thể
- Ví dụ: Trung Quốc thịnh vượng chung => chung lên hàng đầu => phân hoá giàu nghèo
(chuyên chế độc tài)
- Độc tài / chuyên chế

5. Độc tài:
- Độc tài thần quyền tập chung ở nước hồi giáo
- Độc tài bộ tộc xuất hiện ở các nước Châu Phi nói về vấn đề đó là bộ tộc nào mạnh nhất sẽ
có tộc trưởng nắm quyền và định hình bộ tộc của mình để quản lý các bộ tộc khác
- Độc tài cánh hữu

6. Dân chủ thuần tuý:


- Ví dụ: Hy lạp cổ đại họ có sử dụng dân chủ thuần tuý khi có vấn đề gì xảy ra sẽ gọi tất cả
người dân để biểu quyết, nếu đồng ý đứng bên qua bên phải, không đồng ý đứng qua bên
trái. Dựa vào số liệu bên nào nhiều hơn sẽ theo quyết định đó. Tuy nhiên đến nay hình
thức này không còn

You might also like