Chuyên đề 3. Phương pháp viết báo cáo địa lí

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

TÊN BÀI DẠY:

CHUYÊN ĐỀ 3.
PHƯƠNG PHÁP VIẾT BÁO CÁO ĐỊA LÍ
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; lớp: 10
Thời gian thực hiện: 10 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Phát biểu được quan niệm về báo cáo địa lí.
- Trình bày được cấu trúc của một báo cáo địa lí.
- Xác định được các bước cần thực hiện để viết một báo cáo địa lí: chọn đề tài, xây
dựng đề cương; thu thập, chọn lọc, xử lí và hệ thống hóa dữ liệu; trình bày báo cáo.
+ Phân tích được ý tưởng và chọn đề tài báo cáo địa lí.
+ Xác định được cấu trúc của một đề cương báo cáo khoa học và nội dung chính
xác của các đề mục.
+ Xác định và hình thành được kĩ năng thu thập, chọn lọc, xử lí thông tin, hệ thống
hóa thông tin.
+ Giải thích được các hình thức trình bày báo cáo.
- Trình bày được kĩ thuật viết một báo cáo địa lí; hình thành được kĩ năng viết và
trình bày báo cáo địa lí.
2. Về năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học
tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm. Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu
cầu chính đáng: biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu
của bản thân.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái
độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá
nhân/cặp/nhóm.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ
nguồn thông tin SGK, Atlat, bản đồ…

FB Tài liệu Địa lí https://www.facebook.com/profile.php?id=100051317133856 Zalo: 0372 514 251


- Năng lực chuyên biệt:
+ Nhận thức khoa học địa lí: Phát triển các năng lực định hướng không gian thông
qua quá trình viết báo cáo địa lí. Phát triển năng lực giải thích các hiện tượng, các
quá trình địa lí.
+ Tìm hiểu địa lí: Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thông tin văn bản, tranh ảnh,
bản đồ, Atlat… phù hợp với nội dung để viết báo cáo địa lí. Biết đọc và sử dụng
bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam. Tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và hệ thống hóa được
các thông tin địa lí cần thiết từ trang web; đánh giá và sử dụng được các thông tin
để viết báo cáo địa lí.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số
liệu tin cậy giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong báo cáo địa lí.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi
và khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó
khăn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
- Trung thực trong học tập và cuộc sống.
- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức
bản thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham
gia các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Máy tính, bài giảng Powerpoint.
- Một số bản đồ, Video cần thiết.
- Phiếu học tập.
- Rubric đánh giá hoạt động nhóm.
- Giấy A0, A1.
- Bút dạ, bút màu, …
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách chuyên đề Địa lí 10.
- Đồ dùng học tập.

FB Tài liệu Địa lí https://www.facebook.com/profile.php?id=100051317133856 Zalo: 0372 514 251


- Giấy note.
- Thiết bị điện tử có kết nối Internet: Máy tính laptop, điện thoại, … (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU/KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Gợi mở và kết nối kiến thức, tạo kết nối kiến thức, kinh nghiệm của
học sinh về việc viết báo cáo địa lí.
b) Nội dung: HS thực hiện tham gia trò chơi Thử tài hiểu biết? để kiểm tra một số
kiến thức cơ bản về viết báo cáo địa lí.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 5 phút.
- Bước 3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận: GV gọi một số cặp đôi trả lời, các cặp
khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt
HS vào bài học mới.

FB Tài liệu Địa lí https://www.facebook.com/profile.php?id=100051317133856 Zalo: 0372 514 251


Viết báo cáo là một kĩ năng cần thiết trọng công việc, học tập và nghiên cứu.
Việc thành thạo kĩ năng viết báo cáo giúp các em chuẩn bị hành trang để bước vào
cuộc sống. Báo cáo địa lí là gì? Quy trình viết một báo cáo địa lí như thế nào?
- Bước 5: Giới thiệu nội dung chính của chủ đề.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI


Hoạt động 2.1. Tìm hiểu những vấn đề chung về báo cáo địa lí

a) Mục tiêu: Sau hoạt động HS có thể:


- Phát biểu được quan niệm về báo cáo địa lí.
- Trình bày được cấu trúc của một báo cáo địa lí.
b) Nội dung: Dựa vào nội dung sách chuyên đề học tập trang 28, lựa chọn thực
hiện 1 trong 2 NHIỆM VỤ dưới đây:
c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁO CÁO ĐỊA LÍ
1. Quan niệm về báo cáo địa lí
- Báo cáo địa lí là một văn bản trình bày sự hiểu biết về vấn đề thuộc lĩnh vực địa lí
tự nhiên, kinh tế-xã hội của địa phương, đất nước và toàn cầu.
- Để hoàn thành một báo cáo, HS cần lập kế hoạch, thu thập, phân tích, tổng hợp,

FB Tài liệu Địa lí https://www.facebook.com/profile.php?id=100051317133856 Zalo: 0372 514 251


khái quát các thông tin địa lí dưới sự hướng dẫn của GV.
- Phân loại báo cáo: báo cáo tài chính, báo cáo chuyên đề, báo cáo điều tra, báo cáo
công tác, báo cáo khoa học,…
- Báo cáo địa lí được coi là một hình thức của báo cáo khoa học.
- HS sẽ được rèn luyện kĩ năng địa lí, năng lực khám phá, vận dụng kiến thức, kĩ
năng vào thực tiễn cuộc sống, nâng cao khả năng tự học, phát triển năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp trong quá trình thực hiện báo cáo địa
lí.
2. Cấu trúc của một báo cáo địa lí

d) Tổ chức thực hiện:


- Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

FB Tài liệu Địa lí https://www.facebook.com/profile.php?id=100051317133856 Zalo: 0372 514 251


- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công
của
- Bước 3: Tổ chức báo cáo, thảo luận: GV gọi 1 số nhóm trình bày.

https://wheelofnames.com/vi/
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về các bước viết báo cáo địa lí

a) Mục tiêu: HS có thể:


FB Tài liệu Địa lí https://www.facebook.com/profile.php?id=100051317133856 Zalo: 0372 514 251
- Xác định được các bước cần thực hiện để viết một báo cáo địa lí: chọn đề tài, xây
dựng đề cương; thu thập, chọn lọc, xử lí và hệ thống hóa dữ liệu; trình bày báo cáo.
+ Phân tích được ý tưởng và chọn đề tài báo cáo địa lí.
+ Xác định được cấu trúc của một đề cương báo cáo khoa học và nội dung chính
xác của các đề mục.
+ Xác định và hình thành được kĩ năng thu thập, chọn lọc, xử lí thông tin, hệ thống
hóa thông tin.
+ Giải thích được các hình thức trình bày báo cáo.
b) Nội dung: Gv sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, HS dựa vào nội dung sách chuyên đề
và tra cứu thông tin trên Internet để hoàn thành nhiệm vụ nhóm tìm hiểu về các
bước viết báo cáo địa lí.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
II. CÁC BƯỚC VIẾT MỘT BÁO CÁO ĐỊA LÍ
- Xác định ý tưởng và lựa chọn vấn đề viết báo cáo.
- Xây dựng đề cương báo cáo.
- Thu thập, chọn lọc, xử lí và hệ thống hóa thông tin.
- Viết báo cáo và trình bày báo cáo.
- Tổ chức báo cáo kết quả.
1. Xác định ý tưởng và lựa chọn vấn đề
- Ý tưởng của một vấn đề địa lí có thể hình thành từ nhiều trường hợp khác nhau,
cụ thể như trong quá trình nghe giảng, người học cảm thấy hứng thú và tò mò với
một nội dung nào đó trong bài học, hoặc có thể đến từ gợi ý của giáo viên hoặc
nảy sinh từ việc quan sát thực tế cuộc sống, qua việc đọc sách, báo và xem truyền
hình.
- Từ việc lựa chọn ý tưởng cho vấn đề muốn tìm hiểu, học sinh sẽ xác định tên
của bài báo cáo địa lí. Cần đảm bảo:
+ Ngắn gọn, sử dụng ngôn ngữ khoa học.
+ Thể hiện rõ vấn đề muốn tìm hiểu và mục đích của người viết báo cáo.
+ Bao quát được đối tượng, phạm vi và khoảng thời gian tìm hiểu vấn đề.
2. Xây dựng đề cương báo cáo

FB Tài liệu Địa lí https://www.facebook.com/profile.php?id=100051317133856 Zalo: 0372 514 251


- Xây dựng đề cương để xác định những nhiệm vụ cần thiết phải thực hiện cho bài
báo cáo.
a. Ý nghĩa của vấn đề
- Trình bày được ý nghĩa của việc tìm hiểu vấn đề đã lựa chọn.
- VD: Báo cáo về vấn đề phát triển dịch vụ của một đơn vị hành chính, cần xác
định ý nghĩa về kinh tế, xã hội, môi trường,…
b. Khả năng của vấn đề
- Trình bày, đánh giá được các điều kiện, tiềm năng phát triển (các nhân tố tự
nhiên và nhân tố kinh tế-xã hội) của hiện tượng /quá trình địa lí tự nhiên hoặc
kinh tế-xã hội.
- VD: Báo cáo về vấn đề phát triển ngành trồng trọt của một đơn vị hành chính,
cần xác định được điều kiện phát triển của ngành trồng trọt (bao gồm các nhân
tố tự nhiên như địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật và các nhân tốt kinh
tế-xã hội như: dân cư và nguồn lao động, cơ sở vật chất-kĩ thuật, chính sách, thị
trường,…).
c. Thực trạng của vấn đề
- Phân tích và giải thích được tình hình phát triển của hiện tượng/quá trình địa lí
tự nhiên hoặc kinh tế-xã hội.
- VD: Báo cáo về vấn đề phát triển một ngành công nghiệp của một đơn vị hành
chính, cần xác định được tình hình phát triển và phân bố của ngành công
nghiệp.
d. Đề xuất hướng giải quyết
- Trên cơ sở khả năng và thực trạng, người học đề xuất một số giải pháp phù
hợp để giải quyết vấn đề.
- VD: Báo cáo về vấn đề đặc điểm dân cư và lao động của một đơn vị hành
chính, cần xác định hướng giải quyết các vấn đề dân cư và lao động.
3. Thu thập, xử lí và hệ thống hóa thông tin
- Thu thập thông tin là quá trình xác định nhu cầu thông tin, tìm nguồn thông tin,
tập hợp thông tin theo yêu cầu nhằm đáp ứng mục tiêu viết báo cáo địa lí. Các
nguồn thông tin:

FB Tài liệu Địa lí https://www.facebook.com/profile.php?id=100051317133856 Zalo: 0372 514 251


+ Nội dung kiến thức có liên quan với vấn đề tìm hiểu trong chương trình phổ
thông (SGK, sách tham khảo).
+ Các tạp chí/sách khoa học, niên giám thống kê, của cả nước hoặc địa phương,
tranh ảnh, tài liệu địa phương.
+ Các website trên internet có nguồn thông tin đáng tin cậy.
+ Nguồn thông tin từ những người trong gia đình, người dân địa phương và các
cơ quan quản lí ở địa phương.
+ Các nguồn khác: thông qua quan sát thực tế, thực hiện phỏng vấn, điều tra.
 Căn cứ vào phạm vi và mục đích của bài báo cáo, người học lựa chọn nguồn
thông itn phù hợp.
- Xử lí và hệ thống hóa thông tin: Căn cứ vào thông tin thu thập được, người viết
tiến hành xử lí và hệ thống hóa thông tin. Gồm:
+ Tâp hợp phân loại thông tin: cần kết hợp các nguồn thông tin thu thập rồi phân
loại thành các nhóm: kênh hình, kênh chữ, số liệu.
+ Chuẩn hóa, phân tích, sàng lọc thông tin: cần phân tích sàng lọc thông tin để
loại bỏ đi những thông tin không phù hợp.
+ Đánh giá và hệ thống hóa thông tin.
4. Viết báo cáo và lựa chọn cách trình bày
- Dựa vào đề cương chi tiết và nguồn thông tin đã xử lí, hệ thống hóa, người học
tiến hành viết báo cáo. Tiếp theo, gửi giáo viên nhận xét và góp ý. Sau đó, học
sinh hoàn thiện bài báo cáo.
- Một báo cáo địa lí có thể được trình bày bằng nhiều hình thức khác nhau: dưới
dạng một bài viết, một bài trình chiếu PowerPoint hoặc các hình thức đa phương
tiện như tập san hình ảnh, video clip,…
- Một số yêu cầu khi viết báo cáo:
+ Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, khoa học; hạn chế viết tắt và tránh sử dụng từ
“lóng” hay thể hiện cảm xúc cá nhân.
+ Xây dựng hệ thống nội dung và đánh số thứ tự để bài báo cáo địa lí được mạch
lạc.
+ Kết hợp kênh chữ, kênh hình (tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bản số thống kê, lược

FB Tài liệu Địa lí https://www.facebook.com/profile.php?id=100051317133856 Zalo: 0372 514 251


đồ,…) để minh họa cho các nhận định trong bài báo cáo. Khi trình bày hệ thống
các kênh hình nên theo quy tắc: tên hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ nằm phía dưới; tên
bảng số liệu nằm phía trên; có trích dẫn nguồn thu thập thông tin.
+ Lưu ý:
> Đối với bài báo cáo trình bày bằng hình thức PowerPoint: chọn font, kích thước
chữ phù hợp, hiệu ứng đơn giản, phù hợp với nội dung bài báo cáo.
> Đối với bài báo cáo trình bày bằng hình thức Video Clip: chọn âm thanh, hình
ảnh,… phù hợp với nội dung của bài báo cáo.
- Người viết báo cáo có thể lựa chọn một hoặc kết hợp nhiều hình thức trình bày
báo cáo khác nhau. Việc đa dạng các hình thức trình bày báo cáo địa lí giúp người
học được lụa chọn sản phẩm theo đúng sở thích, khả năng và năng lực của người
viết.
5. Tổ chức báo cáo kết quả
- Khi thuyết trình cần lưu ý:
+ Trình bày ngắn gọn, đúng thời gian quy định.
+ Điều chỉnh giọng nói phù hợp về âm lượng, ngữ điệu.
+ Sử dụng ngôn ngữ cơ thể như ánh mắt, cử chỉ để tăng tính tương tác với người
nghe.
+ Khích lệ người nghe tham gia vào bài thuyết trình thông qua việc đặt câu hỏi
tương tác.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
+ Vòng chuyên gia:

FB Tài liệu Địa lí https://www.facebook.com/profile.php?id=100051317133856 Zalo: 0372 514 251


+ Vòng mảnh ghép:

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận. Giáo viên hỗ trợ giúp đỡ
học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Sau khi thảo luận xong:
+ GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày/nhiệm vụ, nhóm còn lại sẽ nhận xét, bổ sung
(nếu có).
+ GV chuẩn kiến thức, các nhóm sẽ chuyển sản phẩm cho nhóm khác để chấm chéo
theo Rubric.
FB Tài liệu Địa lí https://www.facebook.com/profile.php?id=100051317133856 Zalo: 0372 514 251
Yếu Trung bình Khá Tốt Chấm
(0 điểm) (0,5-1 điểm) (1-1,5 điểm) (1,5-2 điểm) điểm
STT Tiêu chí
nhóm
trình bày
Đúng chủ đề,
Đúng chủ đề,
Sai chủ đề, Đúng chủ đề thể hiện sắc
nội dung tập
không đúng, nhưng chưa thể nét bản chất
Nội trung vào bản
1 không phù hiện và làm rõ của chủ đề,
dung chất chủ đề
hợp với chủ được tên gọi của nội dung đầy
nhưng chưa rõ
đề ban đầu. chủ đề. đủ, có tính
ràng.
mới.
Sản phẩm
Có sản phẩm
Sản phẩm trình trình bày cụ
Hình thức sản nhưng còn chưa
bày rõ ràng, thể, có sáng
Hình phẩm sơ sài, đầu tư, hình
2 khoa học, có tạo, sơ đồ tư
thức không có sản thức khó theo
đầu tư về bố duy/kết hợp
phẩm dõi, trình bày
cục, hỉnh ảnh. hình ảnh, màu
lộn xộn.
sắc hợp lí.
Người trình
Trình bày hấp
bày lưu loát,
Người trình Người trình bày dẫn, rõ ràng.
không phụ
Thuyết bày không rõ còn ấp úng, sự Lời nói tự tin,
3 thuộc nhiều
trình ràng, không tương tác chưa có tương tác
vào sản phẩm,
có tương tác. rõ nét. bằng cử chỉ,
có tương tác
điệu bộ.
tốt.
4 Hoạt HĐ nhóm HĐ nhóm HĐ nhóm HĐ nhóm
động chưa hiệu quả, nhưng chưa có tương đối hiệu hiệu quả, các
nhóm còn cần sự trợ sự kết hợp chặt quả, các thành thành viên
giúp, nhắc chẽ giữa các viên tích cực, nhiệt tình, chủ
nhở từ GV. thành viên, gv chủ động. động, phân

FB Tài liệu Địa lí https://www.facebook.com/profile.php?id=100051317133856 Zalo: 0372 514 251


chia nhiệm vụ
còn hỗ trợ
cụ thể, công
nhiều.
bằng.
Không có câu
Phản Nhóm có nhận Nhóm có
hỏi, không
biện, xét, góp ý cho Nhóm có nhận phản biện,
phản biện.
5 nhận xét, nhóm trình bày xét, câu hỏi cụ nhận xét, câu
Không trả lời
đặt câu nhưng còn thể, sáng tạo hỏi cho nhóm
được câu hỏi
hỏi... chung chung. bạn.
phụ.
TỔNG ĐIỂM ......./10

- Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá, xếp hạng về việc
thực hiện nhiệm vụ của các nhóm, chốt lại một số kiến thức cơ bản.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về phương pháp viết báo cáo địa lí.
b) Nội dung:
+ Trò chơi Ai nhanh hơn?
+ Dựa vào kiến thức đã học thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Nêu cấu trúc của báo cáo địa lí.
+ Nêu các bước tiến hành viết báo cáo địa lí.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ thức thực hiện:
- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 1:

FB Tài liệu Địa lí https://www.facebook.com/profile.php?id=100051317133856 Zalo: 0372 514 251


+ Nhiệm vụ 2:

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS huy động kiến thức đã học và kiến thức của
bản thân hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian 5 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ Giáo viên nhận xét thái độ, cách làm việc của học sinh.
+ Cộng điểm cho nhóm/HS có kết quả tốt.

FB Tài liệu Địa lí https://www.facebook.com/profile.php?id=100051317133856 Zalo: 0372 514 251


HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG:
THỰC HÀNH VIẾT BÁO CÁO ĐỊA LÍ

Lưu ý: GV có thể căn cứ vào thời lượng tiết học để linh động về thời gian

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG:


THỰC HÀNH VIẾT BÁO CÁO ĐỊA LÍ
Hoạt động 4.1. Thành lập nhóm

a) Mục tiêu:
- Tạo được nhóm từ 4 – 6 HS (có cùng sở thích, năng lực, …) để thực hiện dự án.
b) Nội dung:
+ GV cho học sinh tự lựa chọn nhóm (nên cho HS chọn từ trơcs).
+ Di chuyển chỗ ngồi về vị trí các nhóm.
c) Sản phẩm: Thành lập được 5 - 6 nhóm (mỗi nhóm 4 – 6 HS, đủ nam – nữ).
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận theo sự phân công của GV.
- Bước 3: Tổ chức báo cáo, thảo luận (5 phút)
+ Lập danh sách nhóm.
+ Di chuyển các nhóm về vị trí thảo luận.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
FB Tài liệu Địa lí https://www.facebook.com/profile.php?id=100051317133856 Zalo: 0372 514 251
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG:
THỰC HÀNH VIẾT BÁO CÁO ĐỊA LÍ
Hoạt động 4.2: Thảo luận xây dựng kế hoạch thực hiện

a) Mục tiêu:
- Hoàn thành xây dựng kế hoạch thực hiện sản phẩm dự án.
b) Nội dung: Các nhóm thảo luận, hoàn thành việc xây dựng kế hoạch thực hiện và
nộp lại cho GV vào cuối giờ học.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành bảng kế hoạch thực hiện:
GỢI Ý NỘI DUNG KẾ HOẠCH
- Tên dự án
- Dự kiến sản phẩm của nhóm
- Phân công nhiệm vụ (có thời hạn hoàn thành nhiệm vụ đối với từng thành viên).
- Thảo luận nội dung sản phẩm, Rubric đánh giá.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
+ Hoạt động nhóm: 6 nhóm.
+ GV giao nhiệm vụ:

FB Tài liệu Địa lí https://www.facebook.com/profile.php?id=100051317133856 Zalo: 0372 514 251


+ Rubric đánh giá sản phẩm dự án:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI BÁO CÁO

Tiêu chí Yêu cầu Điểm Đánh Đánh


giá của giá của
nhóm giáo
khác viên
Tên và 1 Tên báo cáo thể hiện được vấn đề nghiên 0,5
cấu trúc cứu, bao quát được đối tượng, phạm vi và
báo cáo thời gian nghiên cứu.
2 Đảm bảo cấu trúc của một báo cáo địa lí. 0,5
Nội dung 3 Nguồn thông tin thu thập đáng tin cậy. 1,0
4 Xác định được ý nghĩa của vấn đề nghiên 0,5
cứu.
5 Trình bày, đánh giá được điều kiện, tiềm 1,0
năng phát triển hiện tượng/quá trình địa lí
tự nhiên hoặc địa lí kinh tế - xã hội.
6 Phân tích và giải thích được tình hình phát 1,0
FB Tài liệu Địa lí https://www.facebook.com/profile.php?id=100051317133856 Zalo: 0372 514 251
triển của hiện tượng/quá trình địa lí tự
nhiên hoặc địa lí kinh tế - xã hội.
7 Đề xuất được giải pháp phù hợp với vấn đề 1,0
nghiên cứu.
Hình 8 Sử dụng ngôn ngữ khoa học, ngắn gọn, dễ 1,0
thức hiểu.
9 Trình bày đúng quy cách cho hình ảnh, 0,5
biểu đồ, bảng số liệu, …
10 Sắp xếp thông tin lô-gic và hợp lí. 0,5
11 Phông chữ, màu chữ, cỡ chữ hợp lí. 0,5
12 Hiệu ứng hình ảnh dễ nhìn, dễ đọc 0,5
Trình 13 Giọng nói rõ ràng, âm lượng vừa phải, đủ 0,5
bày báo nghe
cáo 14 Tương tác với người nghe 0,5
15 Phân bố thời gian hợp lí 0,5
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm HS thảo luận thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
+ Các nhóm báo cáo kế hoạch thực hiện dự án trong thời gian 2 phút.
+ Các nhóm khác góp ý (tối thiểu 1 ý kiến).
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá, KH thực hiện dự án của các nhóm.
+ Dặn dò nhiệm vụ về nhà: Yêu cầu hoàn thiện tối thiểu 50% sản phẩm dự án.

Hoạt động 4.3: Chọn lọc, xử lý và hệ thống hóa thông tin

a) Mục tiêu: HS có thể chọn lọc, xử lý và hệ thống hóa thông tin để chuẩn bị cho
việc viết đề cương báo cáo,
b) Nội dung: Các nhóm nghiên cứu tài liệu tham kháo, chọn lọc, xử lý và hệ thống
hóa thông tin để chuẩn bị cho việc viết đề cương báo cáo.
c) Sản phẩm: 100 % các nhóm hoàn thành việc chọn lọc, xử lý và hệ thống hóa
thông tin để chuẩn bị cho việc viết đề cương báo cáo.

FB Tài liệu Địa lí https://www.facebook.com/profile.php?id=100051317133856 Zalo: 0372 514 251


d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:


+ Các nhóm thảo luận, tìm kiếm, hệ thống hóa thông tin trong thời gian 20 phút.
+ Giáo viên hỗ trợ giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các nhóm lần lượt báo cáo trong thời gian 2 phút.
+ GV trao đổi, nhận xét, tháo gỡ thắc mắc.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá về việc thực hiện
nhiệm vụ của HS và tổng kết.

Hoạt động 4.4: Báo cáo tiến độ thực hiện dự án

a) Mục tiêu:
- Các nhóm báo cáo tiến độ thực hiện dự án.
- Trình bày những khó khăn, thắc mắc của nhóm.
- Đề xuất phương án hỗ trợ của GV và các HS khác (nếu có).
b) Nội dung: Các nhóm báo cáo những điều nhóm đã làm được, những khó khăn
gặp phải, thắc mắc cần giải đáp.

FB Tài liệu Địa lí https://www.facebook.com/profile.php?id=100051317133856 Zalo: 0372 514 251


c) Sản phẩm: Tiến độ thực hiện dự án của các nhóm, sản phẩm dự án (tối thiểu đã
hoàn thành 50%).
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:


+ Các nhóm lần lượt báo cáo trong thời gian 2 phút.
+ Giáo viên hỗ trợ giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các nhóm lần lượt báo cáo trong thời gian 2 phút.
+ GV trao đổi, nhận xét, tháo gỡ thắc mắc.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá về việc thực hiện
nhiệm vụ của HS và tổng kết.

Hoạt động 4.5: Viết báo cáo theo đề cương

a) Mục tiêu: Các nhóm hoàn thiện tối thiểu 90% báo cáo.
b) Nội dung: Các nhóm thảo luận, thực hiện sản phẩm dự án.
c) Sản phẩm: Tiến độ thực hiện dự án của các nhóm, sản phẩm dự án (tối thiểu đã
hoàn thành 50%).
d) Tổ chức thực hiện:

FB Tài liệu Địa lí https://www.facebook.com/profile.php?id=100051317133856 Zalo: 0372 514 251


- Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:


+ HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 20 phút.
+ Giáo viên hỗ trợ giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các nhóm thực hiện sản phẩm.
+ Báo cáo tiến độ hoàn thiện sản phẩm dự án.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá về việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm.
+ GV dặn dò:

FB Tài liệu Địa lí https://www.facebook.com/profile.php?id=100051317133856 Zalo: 0372 514 251


Hoạt động 4.6: Thực hiện sản phẩm

a) Mục tiêu:
- Các nhóm hoàn thành 100% sản phẩm.
- Báo cáo sản phẩm trước lớp.
b) Nội dung: Các nhóm báo cáo sản phẩm, thảo luận về sản phẩm dự án.
c) Sản phẩm: Sản phẩm và bài báo cáo của các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

FB Tài liệu Địa lí https://www.facebook.com/profile.php?id=100051317133856 Zalo: 0372 514 251


- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Phân công thứ tự báo cáo: https://wheelofnames.com/vi/

+ Các nhóm báo cáo trong thời gian 8 phút (5 phút báo cáo, 3 phút thảo luận:
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ Sau khi báo cáo xong cần đánh giá chéo các thành viên trong nhóm theo Rubric
(điểm đánh giá của nhóm chiếm 20% - điểm đánh giá của GV chiếm 70%).
+ Các HS còn lại: Ghi chép những nội dung đã theo dõi (phiếu ghi bài) - điểm đánh
giá của GV chiếm 10%.

FB Tài liệu Địa lí https://www.facebook.com/profile.php?id=100051317133856 Zalo: 0372 514 251


FB Tài liệu Địa lí https://www.facebook.com/profile.php?id=100051317133856 Zalo: 0372 514 251

You might also like