Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Nhà bia được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, tường gạch, mái lợp ngói

âm dương.
Phía trên đây thì được trang trí hình dơi ngậm tiền, tô đá mài đen. Còn phía trên cửa
hình vòng cung này thì được phù điêu dòng chữ “Lê Công Bi Đình”. Hai bên của dòng
chữ của mặt chính thì được trang trí hình ảnh chim công giữa những hoa sen, mặt
sau là đôi rồng cách điệu chầu vào giữa. phía trên còn có hình tượng hai con rồng đối
mặt vào viên ngọc, chung quanh có mây bao phủ gọi là “ lưỡng long chầu ngọc”.
Mặt sau của nhà bia được đặt đôi tượng “hạc trên lưng rùa” cao khoảng 2m, được
sơn vàng, cùng với những chi tiết trảm trổ rất tinh xảo. Đây là một kiến trúc dễ
nhận thấy trong các kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng. Không khó để bắt gặp tượng
“hạc trên lưng rùa” trong các ngôi chùa, ngôi đền linh thiêng. Tượng “hạc trên lưng
rùa” tượng trưng cho hình ảnh hòa hợp giữa đất – trời, sự gắn kết giữa hai thái
cực âm - dương theo quan niệm của người xưa. Hình tượng “hạc trên lưng rùa”
trong tư thế xếp cánh trên lưng quan niệm trường thọ, nhớ tổ tiên, ý chỉ người
sống có đức hạnh khi chết sẽ được chim hạc đưa lên cõi tiên.
Hiện tại thì đoàn mình đang ở trong nhà bia thì trong đây có tấm bia đá cao 1.6m
rộng 0.7m dày 0.17m . Bệ bia là khối đá hình chữ nhật, hai mặt trang trí bằng hình
hoa sen nở cách điệu, hổ phù được tạc trông rất hiền cùng với cách hoa nở xòe
vươn ra tạo thành râu, thành bờm. Bốn lá sen ở bốn góc hóa thành chân rồng
khuỳnh ra, trong tư thế như rồng đưa lưng đỡ lấy văn bia một cách vững chãi. Mặt
sau trán bia được trang trí hình “mặt rồng hổ phù”, bờm râu của rồng được cách
điệu thành hình mây xoắn. Được trảm trổ một cách tinh xảo. Mặt sau của lòng bia
được trang trí hình rồng và lân vờn nhau giữ các đám mây cuồn cuộn. “Lê Công
Miếu Bi” là tên gọi của văn bia đá tại lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt. Văn bia này rất
dài do quan kinh hoàng cao khải viết năm giáp ngọ năm 1894. Nội dung chủ yếu
ca người về công lao của Tả Quân Lê Văn Duyệt đối với bổn triều và nhân dâu Sài
Gòn- Gia Định. Theo một số tài liệu nghiên cứu thì nhiều phiên âm, dịch nghĩa văn
bia bị sai, do hiểu chưa đúng về ngữ pháp hán tự xưa mà câu chữ ý nghĩa bị ngắt
không đúng chỗ đã dẫn đến việc các học giả dịch không đúng, không phù hợp. mãi
sau này thì mới có một bài phân tích tường tận về việc sai phạm trong việc dịch
thuật của Lý Việt Dũng in trong tập “Lê Văn Duyệt với vùng đất Nam Bộ” thì văn bia
mới được hiểu sát nghĩa.

You might also like