Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

C.

KIẾN THỨC NÂNG CAO


1. Nhận xét về tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”.
* Đoạn thơ thể hiện tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”: qua chiều dài lịch sử, chiều rộng
không gian địa lý và chiều sâu văn hóa dân tộc được bao thế hệ dày công công dựng xây, gìn
giữ. Vì thế, Đất nước chính là Nhân dân, của Nhân dân.
* Tư tưởng mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước:
Tư tưởng đất nước của nhân dân không phải đến Nguyễn Khoa Điềm mới có. Tư
tưởng này đã có một quá trình dài để khẳng định trong lịch sử văn học dân tộc, từ những tác
phẩm văn học trung đại như Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
của Nguyển Đình Chiểu. Trong Bình ngô đại cáo, Nguyễn Trãi viết:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
...
Nhân dân bốn cõi một nhà ...
Đó chính là sự đề cao vai trò của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống ngọai xâm.
Còn trong Văn tế của Nguyễn Đình Chiểu, ca ngợi người anh hùng giữ nước là người nghĩa
sĩ xuất thân từ nông dân. Đó là hình ảnh người nông dân lam lũ, cui cút bước vào cuộc chiến
đấu, họ hi sinh nhưng là hi sinh bi tráng vì quê hương đất nước.
Đến thơ văn hiện đại như Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Tre Việt Nam của Nguyễn
Duy, Lửa đèn của Phạm Tiến Duật, vai trò của nhân dân với Đất nước cũng đã tiếp tục được
đề cao. Trong Đất nước, Nguyễn Đình Thi viết:
“Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng”
Còn trong bài Tre Việt Nam, nhà thơ đã mượn hình tượng cây tre để nói đến những
phẩm chất bình dị của nhân dân trong lao động và chiến đấu để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
“Thân gầy guộc, lá mong
manh
Mà sao nên lũy nên thành tre
ơi”
Như vậy, đề cao vai trò nhân dân với đất nước là cả một truyền thống lâu dài trong
lịch sử văn học dân tộc. Tuy nhiên, để tư tuởng đó trở thành cảm hứng chủ đạo, xuyên thấm
mọi biểu hiện tinh tế nhất của hình tượng đất nước, lại được cảm nhận một cách toàn diện,
sâu sắc trên nhiều bình diện thì đó là một đóng góp đặc sắc của Nguyễn Khoa Điềm ở
chương thơ này. Tác phẩm đã tạo nên những rung động âm vang trong lòng người đọc chính
là nhờ những cảm xúc chân thành từ sự trải nghiệm của bản thân mà nói lên những suy nghĩ
chung của cả thế hệ đối với đất nước. Góp thêm một thành công cho dòng thi ca về đất nước,
làm sâu sắc thêm những nhận thức về đất nước và nhân dân bằng tiếng nói nghệ thuật đậm
đà chất dân gian là vẻ đẹp riêng trong chương thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.
Qua đó, tác giả thể hiện tình yêu, niềm tự hào về Đất Nước, Nhân dân, thức tỉnh
mọi người ý thức trách nhiệm xây dựng, bảo vệ Đất Nước.
2. Chất liệu dân gian trong đoạn thơ.
- Chất liệu dân gian: Là chất liệu được lấy từ những phong tục, tập quán, những tác
phẩm văn học do nhân dân sáng tác,…
- Chất liệu dân gian được sử dụng rất đậm đặc, đa dạng (có phong tục, lối sống, tập
quán sinh hoạt, có ca dao, dân ca, tục ngữ, các truyện cổ tích, truyền thuyết). Hơn thế, chất
liệu dân gian được sử dụng rất sáng tạo (chỉ gợi ra bằng một vài câu hay một hình ảnh, một
chi tiết…. nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa, thậm chí rất sâu sắc, mới mẻ).
- Ý nghĩa: Điều này đã tạo nên một không khí, giọng điệu, không gian nghệ thuật vừa
bình dị, gần gũi, hiện thực lại vừa giàu tưởng tượng, bay bổng, mơ mộng.
3. Nét mới trong cảm nhận về Đất Nước.
- Nét mới: Nét độc đáo, trước đó chưa có (Cá tính, phong cách sáng tác của nhà văn,
nhà thơ)
- Biểu hiện của nét mới:
+ Với Nguyễn Khoa Điềm, đất nước không hề xa xôi, tráng lệ, kì vĩ, đất nước rất gần
gũi, thân thương, bình dị hiện hữu ngay trong đời sống, trong hơi thở, máu thịt của mỗi
người.
Nhà thơ đã nhìn ngắm và chiêm nghiệm đất nước từ cự li gần nhất, từ chiều sâu văn hóa, lịch
sử để tái hiện đất nước không ở đâu xa, đất nước ở trong mỗi người, mỗi nhà, ngay từ khi ta
sinh ra, đất nước đã chờ sẵn để bao bọc chở che, nuôi dưỡng giúp ta thêm yêu đất nước.
+ Đất nước là của nhân dân.
+ Về hình thức biểu hiện đất nước, bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm cũng có mới mẻ,
sáng tạo. Nhà thơ sử dụng những hình ảnh trong ca dao, tục ngữ truyền thuyết muôn màu,
muôn vẻ, trải dài trong không gian, xuyên suốt cả thời gian, lắng đọng trong tâm tưỏng ta qua
những liên tưởng kì thú để tượng trưng cho đất nước.
+ So sánh với văn học trung đại, văn học hiện đại.
- Ý nghĩa: Đất nước hiện ra vừa gần gũi, vừa thiêng liêng, đánh thức tình yêu, sự
gắn bó của mỗi cá nhân với Đất Nước.

You might also like