Báo Cáo Nhóm 14 Compressed

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

Thực tế ảo tăng cường

trong di sản văn hóa


Chuyên đề Công Nghệ
INT3114 20

Giảng viên: ThS. Ngô Thị Duyên


Nhóm 14:

Chung Hoàng Minh K66CACLC1 21020218


Lê Văn Khoa K66CACLC1 21020642
Nguyễn Duy Linh K66CACLC1 21021513
Nguyễn Văn Hùng K66CACLC1 21021504

1
Table of Contents
1. Tổng quan 3
1.1. Giới thiệu: 3

1.2. Xu hướng nổi bật: 4

2. Xây dựng trải nghiệm di sản số và bảo tàng ảo 5


2.1. Google Art and Culture 5
2.1.1. Bảo tàng ảo 6

2.1.2. Bộ sưu tập nghệ thuật 7

2.1.3. Tương tác với người dùng 8

2.1.4. Tính năng kể chuyện 9

2.1.5. Nhận xét chung về Google Art and Culture 9


2.2. Triển lãm Trick Art 10

2.3. Tablet tour tại Bảo tàng Anh 12

3. Phục dựng mô hình 3D 13


3.1. Các phương pháp phục dựng 13
3.1.1. Photogrammetry 13

3.1.2. Laser Scanner 13


3.2. Ứng dụng thực tiễn 14

3.3. Quy trình 17

4. Gamification 17

2
1. Tổng quan
1.1. Giới thiệu:
Ngày nay, thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality) đã và đang trở thành một xu hướng
công nghệ quan trọng đối với nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó phải kể đến là các tổ chức
bảo tồn di sản văn hóa. Ứng dụng công nghệ nói chung và công nghệ thực tế ảo nói riêng
trong việc tái hiện di tích lịch sử hay các danh lam thắng cảnh là hướng đi đúng đắn, hiệu
quả giúp bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, cũng như mang đến các hình thức du lịch mới.

Trong bối cảnh công nghệ ngày nay có bước phát triển vượt bậc thì việc ứng dụng công
nghệ trong lĩnh vực di sản sẽ không dừng lại ở việc đơn giản là đưa dữ liệu lên Internet mà
còn hướng tới việc đem đến những trải nghiệm văn hóa sống động trên không gian ảo tới
người dùng, từ đó giúp lan tỏa các giá trị văn hóa tới cộng đồng, đặc biệt là lớp thế hệ trẻ
một cách mạnh mẽ hơn.

3
1.2. Xu hướng nổi bật:

Hình 1.1. Các xu hướng nổt bật về công nghệ trong bảo tồn di sản văn hóa

Qua quá trình tìm hiểu, nhóm nhận thấy có một sự đa dạng về mặt công nghệ ở những ứng
dụng và nghiên cứu trong việc bảo tồn di sản văn hóa trên toàn thế giới. Hình 1.1 là biểu đồ
các xu hướng công nghệ nổi bật được đưa vào ứng dụng và nghiên cứu trong thập kỉ vừa
qua. Trong báo cáo này, nhóm sẽ đi sâu vào giới thiệu một vài xu hướng công nghệ được đề
cập trong biểu đồ trên:
• Xây dựng trải nghiệm di sản số và bảo tàng ảo
• Phục dựng mô hình 3D
• Game tích hợp yếu tố văn hóa

4
2. Xây dựng trải nghiệm di sản số và bảo tàng ảo
2.1. Google Art and Culture
Một trong những cách đưa công nghệ thực tế ảo (Augmented Reality) tích hợp vào quá
trình bảo tồn di sản văn hóa chính là đem đến những trải nghiệm về di sản số và bảo tàng
ảo. Nhờ sự phát triển của công nghệ này, người dùng không chỉ đơn thuần tiếp cận những
thông tin về di sản dưới những dạng thông thường như hình ảnh hay video mà còn được
thực sự có được những trải nghiệm văn hóa chân thực trên không gian ảo. Một trong
những ứng dụng nổi bật nhất trong việc đem đến trải nghiệm về di sản số và tích hợp các
bảo tàng ảo trên toàn thế giới chính là Google Art and Culture.
Google Art and Culture là một nền tảng xây dựng bởi Google với mục đích đem đến những
trải nghiệm văn hóa chân thực từ nhiều bảo tàng trên khắp thế giới. Dưới đây là những tính
năng nổi bật của ứng dụng này:

5
2.1.1. Bảo tàng ảo
Google Art and Culture mang đến cho người dùng những chuyến tham quan từ xa tới
những bảo tàng văn hóa trên khắp thế giới. Bằng cách tích hợp công nghệ AR và chế độ xem
ảnh 360 độ, người dùng sẽ có thể được những trải nghiệm chân thực như khi tham quan
trực tiếp tới những bảo tàng. Đây là một hình thức khám phá văn hóa mới lạ và hứa hẹn sẽ
phát triển hơn trong tương lai khi mà nhiều người dùng ưa thích việc ngồi tại nhà mà vẫn
có thể tìm hiểu về lịch sử văn hóa trên khắp thế giới.

Hình 1.2. Bảo tàng Armsterdam được mô phỏng trên ứng dụng Google Art and Culture

6
2.1.2. Bộ sưu tập nghệ thuật
Bên cạnh những trải nghiệm văn hóa ở các bảo tàng ảo, Google Art and Culture đem đến
tính năng chiêm ngưỡng các bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật về văn hóa và lịch sử trên
toàn thế giới. Người dùng có thể tìm kiếm và ngắm nhìn những bức tranh, tượng điêu khắc
hay những đồ cổ vật với độ chi tiết và phân giải cao.

Hình 1.3. Tính năng Art Projector

Bên cạnh việc đem đến một kho tàng rộng lớn về hình ảnh của các di sản văn hóa, Google
Art and Culture còn cung cấp trải nghiệm tương tác chân thực với những di sản văn hóa đó
bằng công nghệ AR tích hợp vào tính năng Art Projector. Với Art Projector, người dùng có
thể chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc hay bức tranh nghệ thuật bằng cách đặt nó
trong chính không gian sống của mình.

7
2.1.3. Tương tác với người dùng

Hình 1.4. Tính năng Art Selfie

Với tính năng Art Selfie, ứng dụng sẽ giúp người dùng có thể chụp và so sánh ảnh selfie của
họ với các bức họa nổi tiếng bằng cách sử dụng công nghệ thị giác máy tính để so sánh các
chi tiết (mắt, mũi, miệng,..) trên khuôn mặt với hàng ngàn tác phẩm nổi tiếng và sau vài
giây, ứng dụng sẽ tìm ra xem ảnh của người dùng giống hoặc gần giống với những bức họa
nào nhất. Tính năng này đem đến một trải nghiệm khám phá và tìm hiểu các tác phẩm
nghệ thuật và văn hóa theo hướng thú vị và gẫn gũi hơn.

8
2.1.4. Tính năng kể chuyện
Một tính năng nổi bật khác của Google Art and Culture chính là Storytelling (tính năng kể
chuyện). Đây là một công cụ tuyệt vời để giúp người dùng khám phá những câu chuyện về
văn hóa hay những bí mật đằng sau các tác phẩm nghệ thuật.

Hình 1.5. Câu chuyện bí mật trong một bức họa nổi tiếng

2.1.5. Nhận xét chung về Google Art and Culture


Về những điểm mạnh, Google Art and Culture đem đến:
• Bảo tàng văn hóa và nghệ thuật đa dạng
• Khả năng truy cập dễ dàng với thiết bị kết nối Internet
• Giao diện và tính năng thân thiện với người dùng
Tuy nhiên, ứng dụng này vẫn còn một số hạn chế:
• Vấn đề bản quyền: Do những vấn đề về bản quyền nên Google Art and Culture không
thể đem đến toàn bộ các tác phẩm văn hóa và nghệ thuật trên khắp thế giới
• Giới hạn về vùng tìm kiếm: Google Art and Culture chỉ thực sự tập trung đem đến
những tác phẩm ở một vài vùng nhất định.

9
2.2. Triển lãm Trick Art
Công nghệ AR không chỉ được sử dụng trong việc tham quan các bảo tàng ảo (như trong
Google Art and Culture) mà còn được đưa vào trong các bảo tàng thực tế để gia tăng trải
nghiệm của du khách. Một trong số đó là triển lãm AR Trick Art tại bảo tàng Mỹ Thuật
TPHCM.

Hình 1.6. Triễn lãm Trick Art tại bảo tàng Mỹ Thuật TPHCM

10
Đây là triển lãm tranh 3D tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM do Cơ quan Nội dung Sáng tạo Hàn
Quốc (KOCCA) tài trợ, ứng dụng công nghệ AR (thực tế ảo tăng cường) vào các tác phẩm
nghệ thuật. Công nghệ AR tại triển lãm AR Trick Art hoạt động dựa trên nguyên tắc nhận
dạng hình ảnh. Các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày tại triển lãm được in với các mã QR
đặc biệt. Khi người xem hướng máy ảnh điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng của họ
vào các mã QR này, ứng dụng AR sẽ tự động kích hoạt và hiển thị các hình ảnh động, âm
thanh và hiệu ứng 3D tương ứng với tác phẩm nghệ thuật. Người dùng có thể di chuyển
điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng của bạn xung quanh để xem các hình ảnh động
từ các góc độ khác nhau, đồng thời cũng có thể tương tác với các hình ảnh động bằng cách
chạm vào màn hình.

11
2.3. Tablet tour tại Bảo tàng Anh

Hình 1.7. Tablet tour tại Bảo tàng Anh

Bảo tàng Anh đã tạo ra những chuyến tham quan với công cụ hỗ trợ là tablet cho các học
sinh trung sinh trung học. Khi tham quan, học sinh sẽ sử dụng tablet với ứng dụng tích hợp
AR để xác định các đồ vật, khám phá thông tin ẩn giấu và hoàn thành các hoạt động để
khám phá lịch sử của những đồ vật này. Chuyến tham quan bằng tablet sẽ giúp phát triển kỹ
năng khám phá của học sinh và tạo cơ hội cho các em có thể tìm hiểu về lịch sử văn hóa
theo những cách thú vị và sáng tạo.

Hiện tại, bảo tàng Anh đang cho tổ chức ba tablet tour cho các du khách đến tham quan:
• Roman Empire: Tìm hiểu về đế chế La Mã thông qua các cổ vật lịch sử.
• Parthenon: Tìm hiểu về tôn giáo Hy Lạp cổ đại và kiến trúc của đền Parthenon.
• Sutton Hoo: Tìm hiểu về xã hội, tôn giáo và văn hóa Anglo-Saxon thông qua lễ chôn cất
Sutton Hoo và các cổ vật liên quan.

12
3. Phục dựng mô hình 3D
3.1. Các phương pháp phục dựng
3.1.1. Photogrammetry
• Photogrammetry (chụp ảnh kĩ thuật số) là một trong những phương pháp được áp
dụng phổ biến nhất trong việc tái tạo, phục dựng lên mô hình 3D của các di sản văn
hóa nói chung.
• Về cách thức thực hiện, người phục dựng sẽ sử dụng một lượng lớn các máy ảnh kĩ
thuật số cảm biến chiều sâu để ghi lại nhiều góc độ của di sản cần được tái tạo mô
hình. Sau đó những bức ảnh này sẽ được sử dụng để tạo ra mô hình 3D.
• Ưu điểm: Kĩ thuật này phù hợp với việc tái tạo những di tích lịch sử hay những di
sản văn hóa có kích thước tương đối lớn.
• Nhược điểm:
o Yêu cầu một số lượng ảnh lớn và thời gian xử lý trên máy tính khá dài để cho
ra những mô hình chính xác.
o Phụ thuộc khá nhiều vào camera cảm biến chiều sâu để thu thập dữ liệu ảnh,
từ đó dẫn đến yêu cầu khá cao về chi phí để vận hành.
3.1.2. Laser Scanner
• Laser Scanner là phương pháp phục dựng lấy dữ liệu từ việc sử dụng máy quét 3D
quét lên đồ vật hay mô hình cần được tái tạo.
• Dữ liệu ảnh từ máy ảnh sau đó sẽ được sử dụng để tái tạo mô hình 3D
• Ưu điểm:
o Kĩ thuật này phù hợp với việc tái tạo những đồ cổ vật hay di sản văn hóa có
thích từ trung bình đến nhỏ
o Đem đến độ chính xác cao
• Nhược điểm: Tuy đem đến độ chính xác cao nhưng chi phí phần cứng cho thiết bị
quét laser là tương đối lớn.

13
3.2. Ứng dụng thực tiễn
Một ứng dụng thực tiễn áp dụng những phương pháp phục dựng 3D đề cập ở phần trên mà
nhóm tìm hiểu được là quá trình phục dựng bức tranh trên mái vòm thánh đường Valencia.
Về bối cảnh trong lịch sử, năm 1472, Hồng y Roderic de Borja giao cho các họa sĩ người Ý
Paolo di San Leocadio và Francesco Pagano vẽ những bức tranh trên bàn thờ chính, công
trình sau đóhoàn thành vào năm 1481. Đây được coi là một trong những tác phẩm nghệ
thuật nổi bật thời Phục hưng ở Tây Ban Nha. Tuy nhiên trải qua nhiều thế kỉ, bức tranh trên
mái vòm đã mai một và không còn giữ được vẻ đẹp ban đầu, bởi vậy việc phục dựng lại mô
hình của bức tranh là cần thiết để lưu trữ những giá trị về văn hóa và lịch sử.

Hình 1.8. Những bức ảnh thu thập được bằng phương pháp Photogrammetry

Ở quy trình thu thập dữ liệu hình ảnh, các nhà phục dựng đã sử dụng hơn 100 bức ảnh kỹ
thuật số để ghi lại và phục dựng bức tranh trên mái vòm của nhà thờ chính. Việc thu thập đã

14
gặp phải một số điều kiện khó khăn về tầm nhìn, ánh sáng hay thậm chí là những lỗ hổng
xuất hiện trên mái vòm.
Sau quy trình thu thập dữ liệu, những bức ảnh kĩ thuật số sẽ được đưa vào xử lý với nhiều
quy trình phức tạp như cân bằng ánh sáng, màu sắc, khử nhiễu hay loại bỏ những chi tiết
không mong muốn,... để có được những bức ảnh có chi tiết và độ phân giải cao nhất.

Hình 1.9. Bức ảnh kĩ thuật số tiền xử lý

Hình 1.10. Bức ảnh kĩ thuật số hậu xử lý

15
Hình 1.11. Khung mô hình 3D được dựng lên trong quá trình phục dựng

Ở bước cuối cùng, những hình ảnh hậu xử lý sẽ được chỉnh sửa và ghép lên những bước
tường thẳng đứng. Cùng với đó, hình ảnh kĩ thuật số ghi lại các góc của bức tranh được
chiếu lên khung mô hình 3D để phục dựng lại. Cuối cùng, các bức tranh được phủ lên các
ảnh có độ phân giải cao của bàn thờ chính để tăng tính chân thực.

16
3.3. Quy trình

Hình 1.12. Quy trình chung của quá trình đưa mô hình phục dựng đến với người dùng

Trên đây là quy trình chung của quá trình phục dựng và đưa mô hình 3D đến với người
dùng. Ở bước khởi đầu, các nhà phục dựng sẽ thu thập dữ liệu hình ảnh thô bằng những
phương pháp như chụp ảnh kĩ thuật số hay quét laser. Dữ liệu hình ảnh thu thập được sẽ
trải qua một quy trình xử lý phức tạp trước khi được đưa vào để phục dựng mô hình 3D.
Những mô hình 3D sau đó sẽ được đưa vào những ứng dụng tích hợp AR/VR để đem đến
những trải nghiệm văn hóa và lịch sử mới lạ tới người dùng.

4. Gamification
Gamification là việc sử dụng các yếu tố thiết kế của game nhằm tăng thêm sự tương tác và niềm
vui với người dùng. Việc áp dụng các yếu tố game vào trong lĩnh vực giáo dục di sản văn hóa
làm các di sản văn hóa thêm phần thú vị và đem đến cho mọi người trải nghiệm tham quan
độc đáo và mang tính giải trí.
Gamification được áp dụng vào trong lĩnh vực giáo dục, bảo tồn di sản văn hóa theo hai
dạng chính:
Serious games: Trò chơi nghiêm túc
Trong lĩnh vực văn hóa di sản, đây được coi là một trong những cách sáng tạo nhất để

17
người chơi hiểu về văn hóa và lịch sử thông qua sử dụng những công nghệ tương tác.
Serious game được ứng dụng vào trong giáo dục và bảo tồn di sản văn hóa qua một hình
thức như:
• Xây dựng game tương tác kết hợp hệ thống phản hồi xúc giác cho người chơi. Một ví
dụ là trò chơi trải nghiệm bắn cung truyền thống sử dụng công nghệ VR và các dụng
cụ được thiết kế đặc biệt để mang lại cho người chơi một trải nghiệm chân thực nhất
khi bắn cung.
• Một hình thức đáng chú ý khác là tạo ra một không gian xã hội ngay tại điểm tham
quan dạng trò chơi, giúp cho việc khám phá các không gian di sản văn hóa trở nên
thú vị, hấp dẫn hơn. Công nghệ AR được sử dụng thông qua điện thoại di động và
máy tính bảng để giúp người tham quan có thể tương tác với các địa điểm di sản văn
hóa, là một phương pháp học thông qua trải nghiệm.

Hình 1.13. Trò chơi tìm kiếm bí mật cối xoay gió có tích hợp AR

Kể chuyện lịch sử dụng công nghệ số


• Phương pháp này kết hợp giữa nghệ thuật kể chuyện lịch sử cổ điển với công nghệ
hiện đại.
• Phương pháp này thường áp dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào trong
các bảo tàng, giúp người tham quan có thể hiểu rõ các câu chuyện lịch sử qua một
trải nghiệm đa giác quan.

18
Hình 1.14. Kể chuyện bằng đĩa bay cảm ứng tại bảo tàng Epic, Ireland

Ưu điểm
• Tăng cường sự tương tác, giúp người tham gia hiểu rõ hơn về những giá trị văn hóa
mà họ trải nghiệm
• Tạo sự hứng thú đối cho người trải nghiệm, từ đó tạo ấn tượng và giúp người trải
nghiệm nhớ lâu hơn
• Thúc đẩy sự tương tác xã hội và chia sẻ thông tin, trải nghiệm văn hóa trong cộng
đồng, giúp lan tỏa những giá trị văn hóa đến mọi người
Nhược điểm
• Yêu cầu cao về thiết bị và công nghệ, việc phát triển các ứng dụng gamification đòi
hỏi sự đầu tư rất lớn về thời gian, nguồn lực và kỹ năng chuyên môn
• Có thể có giới hạn về đối tượng tham gia. Đối với những người lớn tuổi không quen
thuộc, kinh nghiệm với các công nghệ, gamification có thể không phù hợp cho trải
nghiệm văn hóa của họ.
• Cần được duy trì và cập nhật thường xuyên để giữ sự hứng thú của người trải
nghiệm

19
Xu hướng gamification vào trong lĩnh vực di sản văn hóa sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng
cường sẽ cực kỳ đa dạng về nội dung, loại tương tác tùy theo địa điểm và ngữ cảnh của di
sản văn hóa. Nhìn chung, gamification giúp công chúng quan tâm hơn đến văn hóa, không
chỉ đối với các yếu tố văn hóa hữu hình như đồ vật, công trình xây dựng và di tích lịch sử,
mà còn đối với văn hóa phi vật thể, làm nổi bật các truyền thống, giá trị xã hội, như thể thao
truyền thống hoặc nghề thủ công.

20

You might also like