Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA




BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN CƠ HỌC ỨNG DỤNG


ĐỀ TÀI: BỘ TRUYỀN ĐAI
LỚP L03

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Kim Bằng


Nhóm sinh viên thực hiện:
STT Họ và tên MSSV
1 Nguyễn Ngọc Phương Anh 1912590
2 Lê Nguyễn Nhật Hà 1711141
3 Phan Thị Thu Hiền 1911175
4 Thái Yến Nhi 1911788
5 Huỳnh Ngọc Kim Phụng 1712710
6 Nguyễn Thị Kiều Thoa 1912139
7 Nguyễn Thị Thu Thủy 1915406

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 06 năm 2021


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ MÔ TẢ........................................................................2
1.1 Khái niệm chung..................................................................................................2
1.1.1 Nguyên lý làm việc bộ truyền đai.................................................................2
1.1.2 Các loại đai và bánh đai................................................................................2
1.1.3 Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng............................................................4
1.1.4 Vật liệu và kết cấu đai:..................................................................................5
1.1.5 Các phương pháp căng đai:..........................................................................7
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN BỘ TRUYỀN ĐAI........................9
2.1 Thông số hình học bộ truyền đai:.......................................................................9
2.2 Lực tác dụng lên bộ truyền đai:........................................................................10
2.3 Ứng suất sinh ra trong đai:...............................................................................13
CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG CỦA BỘ TRUYỀN ĐAI...................................................14
3.1 Đai dẹt.................................................................................................................14
3.2 Đai thang (đai chữ V).........................................................................................16
3.3 Đai tròn...............................................................................................................18
3.4 Đai lược...............................................................................................................20
3.5 Đai răng...............................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................26
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Nguyên lý làm việc...............................................................................................2
Hình 1.2...............................................................................................................................3
Hình 1.3 (a,b).......................................................................................................................3
Hình 1.4...............................................................................................................................4
Hình 1.5...............................................................................................................................7
Hình 1.6...............................................................................................................................8
Hình 2.1...............................................................................................................................9
Hình 2.2.............................................................................................................................10
Hình 2.3.............................................................................................................................12
Hình 2.4.............................................................................................................................13
Hình 3.1 Dây đai dẹt..........................................................................................................14
Hình 3.2 Đai dẹt trong băng chuyền thực phẩm................................................................15
Hình 3.3 Đai dẹt dùng trong máy tải điện.........................................................................15
Hình 3.4 Dây đai thang.....................................................................................................16
Hình 3.5 Đai thang sử dụng trong máy rửa xe..................................................................17
Hình 3.6 Dây đai tròn........................................................................................................18
Hình 3. 7 Băng tải sử dụng dây đai tròn...........................................................................20
Hình 3.8 Dây đai lược.......................................................................................................21
Hình 3.9 Đai lược dùng trong bộ truyền động xe ô tô hãng BMW....................................22
Hình 3.10 Dây đai răng.....................................................................................................23
Hình 3. 11 Dây đai răng trong bộ truyền động của xe tay ga...........................................25
LỜI MỞ ĐẦU

Các chi tiết máy linh hoạt như dây đai hay dây xích được sử dụng để truyền tải cơ
năng trên một quãng đường tương đối dài. Mỗi loại truyền động cơ học này có các tính
năng đặc trưng riêng cho một số ứng dụng cụ thể. Chúng thường thay thế một nhóm các
chi tiết bánh răng, trục và vòng bi hoặc các thiết bị truyền tải năng lượng tương tự. Chúng
làm đơn giản hóa máy móc và dễ dàng điều khiển các cơ cấu đầu ra quay với tốc độ khác
nhau, do đó đây có thể coi là yếu tố giúp giảm chi phí chế tạo tương đối lớn. Các thành
phần này có tính đàn hồi và độ dài tương đối lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc
hấp thụ tải trọng va đập và giảm tác động của lực rung.

Vì chính các nguyên lý và vai trò quan trọng này nên nhóm chúng em đã quyết định
chọn đề tài “BỘ TRUYỀN ĐAI”. Từ việc tìm hiểu những kiến thức đã học cũng như tra
cứu thực tế, nhôm đã có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về bộ truyền đai để từ đó hoàn
thành bài viết với nội dung gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan và mô tả

Chương 2: Cơ sở lý thuyết tính toan bộ truyền đai

Chương 3: Ứng dụng của bộ truyền đai

Tuy nhiên đây là lần đầu tiên tìm hiểu và hạn chế nhận thức nên không tránh khỏi
những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, trình bày và đánh giá. Nhóm chúng em rất mong
nhận được sự đóng góp của thầy.

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn.

1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ MÔ TẢ
1.1 Khái niệm chung
1.1.1 Nguyên lý làm việc bộ truyền đai

Hình 1.1 Nguyên lý làm việc

- Bộ truyền đai hoạt động theo nguyên lý ma sát: công suất từ bánh chủ động (1)
truyền cho bánh bị động (2) nhờ vào ma sát sinh ra giữa dây đai (3) và bánh đai
(1), (2).
- Ma sát sinh ra giữa hai bề mặt xác định theo công thức: Fms= f.N
- Như vậy, để có lực ma sát thì cần thiết phải có áp lực pháp tuyến. Trong bộ truyền
đai, để tạo lực pháp tuyến thì phải tạo lực căng đai ban đầu, ký hiệu là F0.
1.1.2 Các loại đai và bánh đai
a, Theo hình dáng tiết diện đai:
- Đai dẹt: có tiết diện ngang hình chữ nhật, chiều rộng b, chiều dày h (hình 2a). Vật
liệu chế tạo đai dẹt là: da, sợi bông, sợi len, sợi tổng hợp, vải cao su. Trong đó đai
vải cao su được dùng rộng rãi nhất. Kích thước b và h của tiết diện đai được tiêu
chuẩn hoá.

2
Hình 1.2
- Đai thang: có tiết diệt ngang hình thang cân (hình 1.2b). Vật liệu chế tạo đai
thang là vải cao su. Gồm các lớp sợi bông xếp hoặc bện chịu kéo, lớp cao su dùng
để liên kết và chịu nén, tăng ma sát. Đai thang làm việc theo hai mặt bên. Hình
dạng, tiết diện và chiều dài đai thang được tiêu chuẩn hoá.
- Đai tròn: có tiết diện hình tròn, chỉ sử dụng trong các máy công suất nhỏ (hình
1.2c)

Hình 1.3 (a,b)

- Đai hình lược: là trường hợp đặc biệt của bộ truyền đai thang. Các đai được làm
liền nhau như răng lược (hình 1.3). Mỗi răng làm việc như một đai thang. Số răng
thường dùng 2÷20, tối đa là 50 răng. Tiết diện răng được tiêu chuẩn hoá.
- Đai răng: là một dạng biến thể của bộ truyền đai. Dây đai có hình dạng gần giống
như thanh răng, bánh đai có răng gần giống như bánh răng. Bộ truyền đau răng
làm việc theo nguyên tắc ăn khớp là chính, ma sát là phụ, lực căng trên đai khá
nhỏ (hình 1.3). Cấu tạo của đai răng bao gồm các sợi thép bền chịu tải, nền và răng
bằng cao su hoặc chất dẻo. Thông số cơ bản của đai răng được tiêu chuẩn hoá.

3
b, Theo kiểu truyền động: truyền động giữa hai trục song song cùng chiều, truyền động
giữa hai trục song song ngược chiều, truyền động giữa các trục chéo nhau.

Hình 1.4
- Đai bắt thẳng: dùng để truyền chuyển động giữa hai trục song song, hai bánh đai
quay cùng chiều. (hình 1.4a)
- Đai bắt chéo: dùng để truyền chuyển động giữa hai trục song song, hai bánh đai
quay ngược chiều. (hình 1.4b)
- Đai bắt nửa chéo: dùng để truyền chuyển động giữa hai trục chéo nhau.(hình
1.4c,d)
- Đai bắt gãy góc nhờ có con lăn dẫn hướng, dùng truyền chuyển động giữa hai trục
cắt nhau. (hình 1.4d)
- Đai truyền động cho nhiều trục song song
1.1.3 Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng
a, Ưu điểm
- Có thể truyền động giữa các trục cách xa nhau (<15m).
- Làm việc êm, không gây ồn nhờ vào độ dẽo của đai nên có thể truyền động vớ vận
tốc lớn.
- Nhờ vào tính chất đàn hồi của đai nên tránh được dao động sinh ra do tải trọng
thay đổi tác dụng lên cơ cấu.

4
- Nhờ vào sự trượt trơn của đai nên đề phòng sự quá tải xảy ra trên động cơ.
- Kết cấu và vận hành đơn giản.
b, Nhược điểm
- Kích thước bộ truyền đai lớn so với các bộ tuyền khác: xích, bánh răng.
- Tỉ số truyền thay đổi do hiện tượng trượt trơn giữa đai và bánh đai (ngoại trừ đai
răng).
- Tải trọng tác dụng lên trục và ổ lớn (thường gấp 2-3 lần so với bộ truyền bánh
răng) do phải có lực căng đai ban đầu (tạo áp lực pháp tuyến lên đai tạo lực ma
sát).
- Tuổi thọ của bộ truyền thấp.
 Hiện nay, bộ truyền đai thang được sử dụng rộng rãi, đai dẹt ngày càng ít sử dụng.
Khuynh hướng dùng bộ truyền đai răng ngày càng phổ biến vì tận dụng được ưu
điểm của bộ truyền bánh răng và bộ truyền đai.
c, Phạm vi sử dụng
- Bộ truyền đai thường dùng để truyền công suất không quá 40 – 50 Kw, vận tốc
thông thường khoảng 5 – 30 m/s. Tỷ số truyền i của đai dẹt thường không quá 5,
đối với đai thang không quá 10.
1.1.4 Vật liệu và kết cấu đai:
a, Vật liệu đai:
- Vật liệu làm đai phải thoả mãn: độ bền mỏi, mòn, hệ số ma sát tương đối lớn và có
tính đàn hồi cao.
 Đai dẹt: bao gồm các loại đai sau: đai da, đai vải cao su, đai sợi bông, đai
sợi len, đai làm bằng vật liệu tổng hợp.
 Đai da:
+ Có khả năng tải cao, bền và chịu va đập.
+ Giá thành cao, không chịu ẩm.
+ Vận tốc làm việc <40…45 m/s
 Đai vải cao su: gồm nhiều lớp vải, liên kết lại với nhau nhờ cao su được
sulfua hoá.

5
+ Độ bền cao, đàn hồi tốt.
+ Ít chịu ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, chịu ẩm.
+ Sử dụng rộng rãi.
 Đai sợi bông:
+ Khối lượng nhỏ, giá thành rẻ.
+ Làm việc với vận tốc cao, bánh răng có đường kính nhỏ.
+ Công suất nhỏ, không làm việc trong môi trường ẩm ướt.
 Đai sợi len: chế tạo từ sợi len, được tẩm oxit chì và dầu gai.
+ Tính đàn hồi cao, làm việc được với tải trọng không ổn định và va
đập.
+ Không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ ẩm, axit,…
+ Khả năng tải kém, giá thành cao.
- Trừ một số loại đai bằng vật liệu tổng hợp chế tạo thành vòng kín, các loại đai còn
lại cần phải nối đai theo chiều dài.
 Đai hình thang:
- Cho phép tăng khả năng tải của bộ truyền nhờ tăng hệ số ma sát giữa đai và bánh
đai. Điều này có thể chứng minh như sau:
- Xét phần tử đai dl chịu tác dụng của lực dR. Lực ma sát dFs sinh ra theo hướng
lực vòng dFt như sau:
f
dF1 = fdFn = dR = f’dR
sin ¿ ¿
với: f’ = f/sin ¿ ¿): hệ số ma sát tương đương (thay thế)
∅: góc chêm đai có giá trị tiêu chuẩn 400
Suy ra: f’ = 3f, tăng lên 3 lần so với bộ truyền đai dẹt
- Bề mặt làm việc của đai hình thang là hai mặt bên, giữa đáy đai và bánh đai có khe
hở. Dây đai không ngoài bánh đai để tránh hư hỏng do cạnh bánh đai.
- Đai thang gồm: đai sợi xếp, đai sợi bện. Đai được chế tạo thành vòng kín và được
tiêu chuẩn hoá kích thước cũng như chiều dài đai.
b, Kết cấu bánh đai:

6
- Kết cấu bánh đai phụ thuộc vào loại đai, khả năng công nghệ và quy mô sản xuất:
+ Đường kính <100mm: đúc
+ Đường kính lớn: bánh đai khoét lõm, có lỗ hoặc nan hoa để giảm khối
lượng.
- Kết cấu vành đai thang có kích thước tương ứng với tiết diện đai. Góc chêm bánh
và đai hình răng lược = 400, góc chêm bánh đai thang giảm theo chiều tăng tải
trọng. (400, 380, 360, 400)
- Kết cấu bánh đai dẹt: trụ, tang trống, côn. Thông thường, bánh đai dẫn mặt trụ và
đai bị dẫn tang trống. Nếu vận tốc lớn (>40m/s) thì khoét rãnh để thoát không khí.
- Bánh đai tròn được khoét rãnh nửa đường tròn có bán kính bằng bán kính dây đai.

1.1.5 Các phương pháp căng đai:


- Căng đai nhằm tạo lực căng ban đầu cho bộ truyền đai. Tuỳ vào từng điều kiện cụ
thể, ta có các biện pháp căng đai khác nhau.
a, Định kỳ điều chỉnh sức căng đai:
- Bánh đai chủ động được nối trên trục động cơ điện, lực căng đai được điều chỉnh
bằng vis đẩy động cơ trượt trên rãnh.

Hình 1.5
b, Tự động điều chỉnh lực căng:
7
- Lực căng đai luôn được giữ không đổi nhờ động cơ (1) được treo lên tấm lắc (2).
Vít (3) có nhiệm vụ giữ và điều chỉnh vị trí động cơ điện.

Hình 1.6
c, Điều chỉnh lực căng theo tải trọng:

- Lực căng đai sẽ tự thay đổi theo sự thay đổi của tải trọng.

8
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN
BỘ TRUYỀN ĐAI
2.1 Thông số hình học bộ truyền đai:
- Thông số hình học chủ yếu
a: Khoảng cách trục (tùy theo loại đai)
α1: Góc ôm bánh đai nhỏ
Chọn d1 từ tỷ số truyền tính d2

Hình 2.1
Do căng đai và đai có độ võng, nên α1 lấy gần đúng:
α1= 1800 – β
β
với sin = (d2 – d1)2a
2
d 2−d 1
Vì β < 300 nên β ≈
a
57(d 2−d 1)
 β≈
a
d 2−d 1
 α 1=180−57
a
- Chiều dài được xác định theo công thức:

9
d1 d
L = 2a.cos(β/2) + α1 + (2π - α1) 2
2 2
d 1+ d 2 (d 1−d 2)
2

 L = 2a + π(
2
) + 4a
- Chiều dài đai được chọn lại theo tiêu chuẩn. Sau đó, tính lại khoảng cách trục a:
k + √ k 2−8 ∆2
a=
4
π (d 1+ d 2)
trong đó: k=L-
2
d −d
∆= 2 1
2
2.2 Lực tác dụng lên bộ truyền đai:
- Lực tác dụng lên đai:

Hình 2.2
- Gọi F0 là lực căng ban đầu
F1, F2 là lực căng trên nhánh dây căng và nhánh chùng khi bộ truyền chịu tải

2T 1
Ft = (lực vòng hay tải trọng có ích)
d1

- Điều kiện cân bằng lực: (1)

10
F 2 – F 1 = Ft
- Do chiều dài L không thay đổi khi chịu tải trọng nên độ co và giãn trên hai nhánh
bằng nhau (2).

F1 = F0 + ∆F
F2 = F0 - ∆F
 F2 + F1 = 2F0
- Từ (1) và (2): (3)
Ft
F 1 = F0 +
2
Ft
F 2 = F0 -
2
- Mà mối quan hệ giữa F1 và F2 là: F1 = F2.e fα (4)
- Từ (1), (3), (4), ta có:

e −1
Ft = 2F0 fα
e −1
- Như vậy, nếu tăng góc ôm α và hệ số ma sát f lên thì sẽ tăng khả năng tải của bộ
truyền.
- Khi đai chuyển động trên bánh đai, mỗi phân tử đai chịu lực ly tâm, lực ly tâm tạo
nên lực căng phụ Fv trên đai:
2
dm. v
dc =
0.5 d
= ρ A v 2 .dφ

11
Hình 2.3
- Trong đó:
+ ρ là khối lượng riêng của vật liệu chế tạo đai (kg/m3)
+ A là tiết diện mặt cắt ngang của đai (m2)
+ v là vận tốc (m/s)

- Phương trình cân bằng lực: dC = 2Fvsin( ) ≈ Fvdφ
2
- Từ 2 phương trình trên, suy ra:
Fv = ρAv2 = qm v2
Với qm là khối lượng trên 1m dây đai (kg/m)
- Phương trình Ole có kể đến lực căng dây phụ:
F 1−Fv
F 2−Fv
= e fα

 Lực tác dụng lên trục và ổ:

12
Hình 2.4
β β
- Lực tác dụng lên trục: F τ =F 1 cos( ¿−v )+ F 2 cos( ¿−v )¿ ¿
2 2
v là góc hợp bởi đường tâm trục và F r, v rất nhỏ nên có thể bỏ qua đại lượng này.
Khi đó:
β β
F τ ≈ F 1 cos( ¿ )+ F 2 cos ⁡( )¿
2 2
2.3 Ứng suất sinh ra trong đai:
- Lực căng đai gây ra các ứng sau:
Fv 2 −6
+ σ v= =ρ . v .10 - ứng suất do lực căng phụ.
A
F1 F2
+ σ 1= , σ 2= - ứng suất trên nhánh chủ động và bị động.
A A

13
CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG CỦA BỘ TRUYỀN ĐAI
3.1 Đai dẹt
- Đai dẹt thường được làm bằng da, cao su, vải. Đai làm bằng da có hệ số ma sát
cao, chịu nhiều lực truyền hơn. Để đạt được độ dày như mong muốn, yêu cầu số
lớp vật liệu đai phải được liên kết chặt chẽ với nhau.

Hình 3.1 Dây đai dẹt


- Lớp trên và lớp dưới của dây đai thường được làm bằng da hoặc cao su nên có hệ số
ma sát cao, đóng vai trò như một lớp bảo vệ bên ngoài. Các lớp bên trong làm bằng
vải bạt hoặc vật liệu khác để tryền phẩn lớn tải trọng.
 Ưu điểm:
- Hiêu suất lên đến 98%, tương đương hiệu suất bánh răng.
- Có khả năng chịu tải cao và có thể sử dụng ở nơi có yêu cầu tốc độ hoạt động cao.
- Ít tạo tiếng ồn hơn so với dây đai V.
- Có khả năng hấp thụ tải trong xung kích.
 Nhược điểm:
- Dây đai phẳng không thể vận hành trên puli có đường kính nhỏ.
- Tuổi thọ của dây sẽ giảm nếu hoạt động trong môi trường bị ăn mòn.
 Ứng dụng:
- Dây đai truyền điện, băng tải thực phẩm trong các nhà máy, siêu thị; băng truyên
trong quy trình sản xuất hộp các tông, …

14
Hình 3.2 Đai dẹt trong băng chuyền thực phẩm

Hình 3.3 Đai dẹt dùng trong máy tải điện

15
3.2 Đai thang (đai chữ V)
- Dây đai thang hay còn gọi dây curoa thang, dây đai chữ V; loại dây đai được làm
từ cao su đặc biệt chịu được lực kéo cao, bên ngoài được bọc vải có khả năng
chống mài mòn hiệu quả.

Hình 3.4 Dây đai thang


- Trong quá trình chịu tải, dây đai thang được kéo vào rãnh của bánh đai và éo vào
các hông rãnh, lực thẳng góc lớn cho phép lực ma sát tạo ra lớn và khả năng
truyền momen xoắn lớn.
 Ưu điểm
- Được thiết kế đơn giản giúp dễ dàng lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng và thay thế.
- Có mẫu mã, kích thưóc đa dạng, có khả năng đáp ứng hầu hết các loại máy móc.
- Giá thành rẻ hơn, độ bền và tuổi thọ cao giúp dây đai thang trở nên thông dụng và
phổ biến, dễ dàng tìm mua được ở các cửa hàng thiết bị cơ khí.
- Khả năng chịu mài mòn, chống ẩm, dầu mỡ tốt.
- Sợi lõi làm bằng polyester chịu lực tốt và ít biến dạng.

16
 Ứng dụng
- Dây đai thang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công
nghiệp. Đặc biệt, nó thích hợp với những bộ truyền động nhiệt độ, tốc độ cao.

Hình 3.5 Đai thang sử dụng trong máy rửa xe


3.3 Đai tròn
17
- Tiết diện đai hình tròn, bánh đai có rãnh hình tròn tương ứng chứa dây đai. Đai
tròn là vật liệu hình trụ có chiều dài đặc hoặc rỗng. Chúng duy trì sự tiếp xúc với
các puli đai bằng cách sử dụng ma sát và phải được kéo căng hoặc kéo dài ra để
hoạt động.

Hình 3.6 Dây đai tròn


 Ưu điểm
- Chi phí thấp.
- Ngoài việc cung cấp khả năng truyền lực cho băng tải thẳng, đai tròn có thể được
xoắn 90 độ (một phần tư vòng) để quay một trục có trục quay một phần tư so với
trục truyền động.
 Ứng dụng
- Đai tròn thường dùng để truyền công suất nhỏ. Nó chủ yếu được tìm thấy trong
các ứng dụng nhẹ, nơi tải nhẹ hoặc trượt và hiệu quả không quan trọng như máy
hút bụi và máy in, các băng tải trong các ngành công nghiệp dệt may, gia công gỗ,
gốm sứ, đóng gói và hóa chất…

18
19
Hình 3. 7 Băng tải sử dụng dây đai tròn
3.4 Đai lược
- Về cơ bản đây là một dạng đai phẳng với bề mặt dưới tiếp xúc với puly có gân
dọc. Phần vành đai phẳng đóng vai trò là thành phần mang tải và các sườn hai bên
cung cấp lực kéo trong các rãnh cắt ở mặt trong.
- Truyền năng lượng chỉ phụ thuộc vào ma sát giữa puly và dây đai. Công suất phụ
thuộc vào chiều rộng vành đai. Có độ căng lớn hơn đai thang thông thường và nhỏ
hơn so với đai phẳng. Đai có gân có hiệu quả cao khi được sử dụng trên các dây
nhỏ.

20
Hình 3.8 Dây đai lược
 Ưu điểm
- Cho công suất truyền động lớn, chịu được tải nặng hoặc độ biến thiên công suất
cao.
- Có thể tải được một số loại máy móc đòi hỏi sự thay đổi độ xoắn, tốc độ. Sản
phẩm chịu được vận tốc lớn, thay đổi liên tục.
- Chịu được nhiệt độ cao và thời gian hoạt động liên tục. Có thể vận hành hàng trăm
giờ không cần nghỉ.
- Tuổi thọ sản phẩm vô cùng cao, bền bỉ.
- Sản phẩm được thiết kế chống mài mòn.
- Có khả năng chống tĩnh điện và chịu dầu.
- Tốc độ về tuyến tính đạt tới 50m/giây.
- Tản nhiệt nhanh, độ linh hoạt cao, không gây ồn và vận hành ổn định.
 Ứng dụng
- Dùng nhiều trong các loại xe tay ga, xe bán tải, container, xe ô tô…

21
Hình 3.9 Đai lược dùng trong bộ truyền động xe ô tô hãng BMW

- Sản phẩm có thể làm việc trên con lăn nhỏ


- Ứng dụng trong những máy móc đòi hỏi thay đổi tốc độ và độ xoắn.
- Ứng dụng trong những máy móc yêu cầu chạy liên tục.

22
3.5 Đai răng
- Những đai này còn được gọi là đai Timing. Puly đai răng được chế tạo với các
bánh răng giống như răng tham gia ăn khớp với các rãnh mặt trong của dây đai.
Đây là đặc biệt mạnh mẽ và khả năng chống suy giảm từ dầu máy.

Hình 3.10 Dây đai răng


- Kiểu đai này có răng theo kích thước mô-đun chuẩn tạo ra sự ăn khớp chủ động
với các răng trên bánh đai, đi vào và ra các rãnh một cách trơn tru, lăn với ma sát
tối thiểu.
- Răng được bao phủ bởi một lớp nylon chống mài mòn. Sau một thời gian vận
hành ngắn, bề mặt trở nên bóng mịn với thất thoát từ ma sát thấp. Chúng loại bỏ
sự trượt, kim loại tiếp xúc với kim loại, kéo dãn và bôi trơn.
- Đai răng phải chạy cùng với pully theo đúng loại mô đun.
 Ưu điểm
- Tốc độ không đổi. Không trượt, lệch hay xộc xệch.
- Đai có hệ số đàn hồi lớn sẽ không bị kéo dãn.
- Không cần căng đai. Giảm tải và tăng tuổi thọ.

23
- Nhỏ gọn, vành đai bánh răng cho phép pully nhỏ hơn, khoảng cách tâm ngắn hơn,
đai hẹp hơn.
- Hiệu suất cơ học cao cho tốc độ và sức mạnh ổn định.
- Gọn nhẹ, tỷ lệ công suất trên khối lượng cao.
- Khả năng tải tốc độ cao. Tốc độ dây đai lên đến tối đa 30 m/s
- Độ ồn thấp. Không rung, không có hiện tượng va chạm răng.
- Phạm vi tải trọng rộng.
- Ít tạo nhiệt hơn vì hầu như không có ma sát.
- Ống lót côn giữ puly trên trục bằng kẹp như tạo áp lực.
- Nhanh chóng, dễ dàng lắp đặt hay tháo rời.
- Hệ thống nhẹ, sạch sẽ và nhỏ gọn.
- Không cần bôi trơn.
- Một tỷ lệ được xác định trước luôn được duy trì.
- Mối quan hệ góc liên tục giữa puly chủ động và puly bị động được duy trì vô thời
hạn.
 Nhược điểm
- Chi phí cần cân nhắc và puly phải có rãnh răng phù hợp.
- Do lực đẩy nhẹ của dây đai trong chuyển động, một puly trong bộ truyền phải
được gắn mặt bích.
- Khi khoảng cách giữa hai tâm quay lớn hơn tám lần đường kính của puly nhỏ hoặc
khi ổ đĩa hoạt động trên trục dọc, cả hai puly phải được lắp mặt bích.
 Ứng dụng
- Bộ truyền động bước dẫn tiến trong máy công cụ, máy sao chép, máy in, máy bán
hàng tự động bằng tiền xu, truyền động trục cam…

24
Hình 3. 11 Dây đai răng trong bộ truyền động của xe tay ga

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] “Design of Transmission Systems”. Trích từ
https://sites.google.com/site/designoftransmissionsystems/Design-of-Flexible-Elements/
belts/flat-belt
[2] “Folder Gluer Belts”. Trích từ
https://www.forbo.com/movement/en-cn/products/flat-belts/folder-gluer-belts/pwbsi9
[3] Nguyễn Từ (22/02/2021). Bộ truyền đai (dây curoa) – Thiết kế máy công nghiệp”.
Trích từ https://cuahangvattu.com/blog/bo-truyen-dai-day-curoa-thiet-ke-may-cong-
nghiep
[4] Thiennhanco (17/01/2017). Trích từ https://www.oto-ui.com/diendan/threads/guoc-
vang-ly-hop-bo-ba-/cang-fcc-tot-nhat-cho-xe-tay-ga.98766/
[5] Tri thức trẻ (2014). “Tìm hiểu về động cơ của xe ô tô (Phần II)”.Trích từ
https://genk.vn/kham-pha/tim-hieu-ve-dong-co-cua-xe-o-to-phan-ii-
20140523233526964.chn
[6] “Thông số Dây Curoa Rãnh dọc Chính hãng”. Trích từ
https://vongbitruongthanh.com/thong-tin-ve-day-curoa-optibelt-ranh-doc/
[7] “Round Belts and O-ring Belts Information”. Trích từ
https://www.globalspec.com/learnmore/motion_controls/power_transmission_mechanical
/round_o_ring_belts
[8] “Dây đai thang là gì? Ưu điểm của dây curoa thang”. Trích từ
https://ngophangroup.com/vi/tin-tuc/co-khi/day-dai-thang-la-gi-uu-diem-cua-day-curoa-
thang-266.html
[9] “Chương 3: Truyền động đai”. Trích từ https://tailieu.vn/doc/chuong-3-truyen-dong-
dai-315907.html

26

You might also like