Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ BÀI: Anh/Chị hãy phân tích nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt

Nam hiện nay. Vấn đề đặt ra cho GCCN VN hiện nay là tỉ lệ thất nghiệp cao. Anh
chị hãy làm rõ thực trạng, nguyên nhân của thực trạng và biện pháp giải quyết vấn
đề trên.

BÀI LÀM

GCCN VN là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển bao gồm những người
lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh
doanh và dịch vụ công nghiệp hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công
nghiệp. Theo Nghị quyết 20 NQ/TW hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành trung ương đảng
khóa 10 đã khẳng định: “GCCN nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn: Là giai cấp lãnh đạo
cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản VN; giai cấp đại diện cho phương
thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong
liên minh GCCN với GCND và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Sinh ra và lớn lên trong một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến, giai cấp công
nhân Việt Nam phải chịu ba tầng áp bức bóc lột .Vì thế ,họ sớm trở thành giai cấp lãnh
đạo cách mạng xoá bỏ chế độ áp bức bóc lột giải phóng giai cấp công nhân ,xây dựng chế
độ mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam giai cấp công nhân cùng với các
giai cấp, tầng lớp lao động khác ở nước ta đã thực hiện đoàn kết dân tộc hoàn thành cuộc
cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân đưa nước ta vào giai đoạn độc lập ,tự do và xây
dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ,thời kỳ xây dựng chế độ mới ,điều đó không có nghĩa là giai cấp công nhân đã hết sứ
mệnh lịch sử, trái lại sứ mệnh lịch sử ấy lại càng quan trọng hơn . Trên lĩnh vực kinh tế,
giai cấp công nhân phát huy vai trò và trách nhiệm của lực lượng đi đầu trong sự nghiệp
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với số lượng đông đảo và chất lượng
về kỹ thuật, công nghệ ngày càng tăng lên, giai cấp công nhân chính là nòng cốt trong
việc thực hiện thắng lợi mục tiêu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho nước ta trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, định hướng xã hội trong một, hai thập
kỉ tới với tầm nhìn đến giữa thế kỉ XXI (2050). Thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN
trên lĩnh vực kinh tế gắn liền với phát huy vai trò của GCCN, của công nghiệp, thực hiện
khối liên minh công – nông – trí thức để tạo ra những động lực phát triển nông nghiệp –
nông thôn và nông dân ở nước ta theo hướng phát triển bền vững, hiện đại hoá, chủ động
hội nhập quốc tế, nhất là hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh
thái.

Song song với mục tiêu thực hiện CNH – HĐH trên lĩnh vực kinh tế, GCCN phải
nêu cao trách nhiệm tiên phong, đi đầu, góp phần củng cố và phát triển cơ sở chính trị -
xã hội quan trọng của Đảng đồng thời chủ động tích cực tham gia xây dựng chỉnh đốn
Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống “tự diễn
biến”, “tự chuyển hoá”, làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, bảo vệ Đảng, bảo
vệ XHCN để bảo vệ nhân dân. Trên lĩnh vực văn hoá – tư tưởng, GCCN có sứ mệnh xây
dựng và phát triển văn hóa VN tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và tham gia vào cuộc đấu
tranh trên lĩnh vực tư tưởng lý luận để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh. Muốn thực hiện sứ mệnh lịch sử này, GCCN phải thường
xuyên giáo dục cho các thế hệ công nhân và lao động trẻ ở nước ta về ý thức giai cấp, bản
lĩnh chính trị, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, củng cố mối quan hệ mật thiết
giữa GCCN với dân tộc, đoàn kết giai cấp gắn liền với đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.
Đó là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong thời đại HCM.

Trong những năm đổi mới vừa qua, giai cấp công nhân nước ta đã có những bước
phát triển tích cực, mạnh mẽ, đang tăng nhanh về số lượng, ngày càng đa dạng về cơ cấu,
đồng thời chất lượng đội ngũ được nâng lên, mà một biểu hiện là đã xuất hiện bộ phận
công nhân trí thức; là lực lượng sản xuất cơ bản, đang trực tiếp tham gia vào việc tổ chức,
quản lý sản xuất kinh doanh, vận hành, sử dụng các công cụ, phương tiện sản xuất tiên
tiến, hiện đại, có vai trò quan trọng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp húa,
hiện đại húa, hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với các giai cấp, giai tầng khác trong khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, giai cấp công nhân đã có đóng góp to lớn vào quá trình phát
triển kinh tế – xã hội của đất nước. Bên cạnh những chuyển biến tích cực ấy vẫn còn tồn
đọng nhiều vấn đề đối với GCCN VN như tệ nạn xã hội, thất nghiệp, lạm phát,… Nổi bật
nhất trong số đó là tỉ lệ công nhân thất nghiệp đang ở mức đáng báo động. Việt Nam là
một trong những nước có nền kinh tế đang phát triển, quy mô dân số, mật độ dân cư lại
tương đối lớn so với các nước trên thế giới và tốc độ phát triển nhanh. Trong khí đó việc
mở rộng, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm gặp nhiều hạn chế như thiếu vốn sản xuất,
lao động chưa hợp lí,… Càng làm cho sự chênh lệch giữa cung và cầu về lao động càng
ngày càng tăng, gây ra sức ép về vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta.
Trước đại dịch Covid – 19, năm 2019 Việt Nam có số người thất nghiệp và tỉ lệ
thất nghiệp duy trì ở mức thấp và giảm nhẹ so với năm 2018. Theo số liệu của Tổng cục
Thống kê thì tỷ lệ thất nghiệp chung cả năm 2019 là 1.98%, trong đó tỉ lệ thất nghiệp
chung khu vực thành thị là 2.93% và ở nông thôn là 1.51%. Đại dịch Covid – 19 xuất
hiện tại Việt Nam xuất hiện ở Việt Nam từ tháng 1/2020 đã ảnh hưởng trực tiếp đến vấn
đề thất nghiệp của người lao động nước ta. Trong đó, ảnh hưởng rõ rệt nhất vào quý II
năm 2020 khi tình hình Covid – 19 diễn biến phực tạp và đặc biệt là việt áp dụng các quy
định về giãn cách xã hội được thực hiện triệt để. Tính đến tháng 9/2020, cả nước có 31,8
triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid – 19, trong đó gồn
người bị mất việc làm, người nghỉ việc, giãn việc luân phiên, bị giảm giờ làm hay giảm
thu nhập… Cho đến thời điểm quý I năm 2023, số lao động nghỉ việc, giãn việc ở các
doanh nghiệp đã lên tới 294 nghìn người, tập trung chủ yếu ở ngành ngành da giày với
44,2%, tiếp theo là dệt may với 18,8%,…

Thất nghiệp tăng đồng nghĩa là lực lượng lao động xã hội không được huy động
vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên, là sự lãng phí lao động xh – nhân tố cơ bản
để phát triển kte – xã hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang suy thoái,
đẩy nền kinh tế đến “bờ vực” lạm phát, khủng hoảng. Người lao động bị thất nghiệp sẽ
dẫn đến mất nguồn thu nhập. Do đó, đời sống bản thân người lao động và gđ họ sẽ gặp
nhiều khó khăn. Có thể nói thất nghiệp “đẩy” người lao động đến bần cùng, chán nản với
cuộc sống, với xã hội và dễ khiến họ sa ngã vào những thứ tiêu cực xã hội như trộm cắp,
cờ bạc, nghiện hút,… sự ủng hộ đối với nhà nước cũng bị suy giảm. Từ đó, có thể có
những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đến biến động về chính trị. Thất nghiệp còn dẫn
đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hoá và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh
doanh ít ỏi, chất lượng và giá cả sản phẩm tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thật nghiệp cao
đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít
hơn, các doanh nghiệp cũng từ đó bị giảm lợi nhuận đáng kể.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở nước ta là do hệ thống cấu trúc kinh
tế còn mắc nhiều sai lầm, khuyết điểm trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, như đại
hội VI đã chỉ rõ: “Đã duy trì quá lâu nền kinh tế chỉ có hai thành phần, không coi trọng
cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, kinh tế mở cửa dẫn đến những sai lầm trong bố trí kinh
tế, chưa quan tâm đúng múc đến chiến lược xây dựng kinh tế xã hội, hướng vào phát triển
những ngành công nghiệp với quy mô nhỏ để thu hút được nhiều lao động dẫn đến hạn
chế khả năng khai thác các tiềm năng hiện có để phát triển việc làm và tạo ra nhiều điều
kiện cho người lao động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác. Chức năng của nhà
nước trong việc tổ chức lao động giải quyết việc làm cho xã hội chưa được phát huy đầy
đủ”. Bên cạnh đó, Việt Nam có nguồn lao động vô cùng dồi dào, tuy đã được đào tạo
nâng cao trình độ tay nghề hơn nhưng chất lượng vẫn chưa cao. Trong bối cảnh toàn cầu
hoá đồng thời khoa học công nghệ phát triển thì trình độ chuyên môn kỹ thuật của người
lao động Việt Nam chưa đạt yêu cầu. Có những công việc yêu cầu về trình độ chuyên
môn cao và một bộ phận lớn người lao động không đáp ứng được. Hơn thế nữa, lao động
Việt Nam còn yếu về ngoại ngữ, thiếu hiểu biết về pháp luật và văn hoá của quốc gia đến
làm việc. Đây cũng là lý do vì sao tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị luôn cao hơn nông thôn,
bởi lẽ thị trường lao động ở khu vực thành thị phát triển sâu rộng nên đòi hỏi lao động
phải có chất lượng cao. Trong cách mạng 4.0, thời đại của công nghệ lên ngôi thì có
không ít người lao động bị thay thế bởi những máy móc hiện đại. Khi áp dụng và sử dụng
công nghệ AI, các doanh nghiệp sẽ không phải quản lý quá chặt chẽ như khi sử dụng
nhân công là con người, không phải thưởng thêm, chi trả bảo hiểm,… Hơn thế nữa là
năng suất mà máy móc tạo ra cao hơn gấp nhiều lần so với lao động thủ công. Vì thế khi
có công đoạn nào có thể thay thế bằng máy móc thì doanh nghiệp, công ty sẽ thay và một
bộ phận người lao động bị mất việc làm. Ngoài ra, mức lương ở thị trường lao động chưa
thật sự hấp dẫn với người lao động. Nhiều công nhân vẫn còn loay hoay tìm việc vì mức
lương không xứng đáng với trình độ chuyên môn, năng lực làm việc của họ. Không chỉ
vậy, thiên tai và dịch bệnh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất
nghiệp hiện nay ở nước ta. Tại những vùng bị thiên tai phải chịu tổn thất nặng nề, dẫn
đến lực lượng lao động bị mất việc. Còn dịch bệnh chắc hẳn không còn xa lạ đối với
chúng ta. Covid – 19 là một ví dụ điển hình, hậu quả phải chịu trong và sau đại dịch
Covid – 19 là vô cùng nặng nề, nền kinh tế bị đóng bang, giãn cách xã hội,… điều này
dẫn đến hầu hết các công nhân phải nghỉ việc, thậm chí nhiều công ty, doanh nghiệp phải
phá sản vì không thể cầm cự. Đối với bản thân sinh viên thì chưa được định hướng nghề
nghiệp cụ thể dẫn đến việc chọn ngành nghề không phù hợp với bản thân. Điều này gây
ra tình trạng chán nản, chần chừ không muốn tìm việc vì không biết nên làm công việc
nào là tốt nhất cho mình. Theo Thạc sỹ Trịnh Văn Tùng và Thạc sỹ Phạm Huy Cường
của trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn ĐHQG Hà Nội đã nghiên cứu và cho
thấy rằng một bộ phận lớn sinh viên sau khi gần hết quá trình đào tạo trong trường Đại
học, chuẩn bị bước vào môi trường lao động thì lại thiếu định hướng đầy đủ và cụ thể cho
ngành nghề của mình. Việc sinh viên tiếp cận và theo học chuyên môn hiện tại đôi khi
xuất phát từ kinh nghiệm gia đình, đi theo bạn bè hoặc chỉ đáp ứng được nhu cầu “có
bằng đại học”.

Để phấn đấu đạt được các mục tiêu trên và khắc phục những vấn đề còn tồn đọng,
Nhà nước và bản thân GCCN phải đưa ra những hướng đi và giải pháp để giải quyết vấn
đề. Chính phủ cần đưa ra các chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp và người
lao động, giúp họ vượt qua khó khăn trong quá trình phát triển kinh doanh và đầu tư.
Đồng thời cần cải thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp để bảo vệ quyền lợi của người
lao động khi họ mất việc làm. Hơn nữa bảo hiểm thất nghiệp còn hộ trợ lao động học
nghề, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp. Theo điều 42 Luật
việc làm 2013, điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là phải đóng bảo hiểm thất
nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt
hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. Với tình trạng chất lượng nguồn nhân lực
còn thấp, Nhà nước và các doanh nghiệp nên tổ chức các chương trình đào tạo lại để nâng
cao chuyên môn và kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu kinh tế ngày càng phát triển sâu rộng.
Chính phủ cần đầu tư vào giáo dục, đào tạo nghề nghiệp để nâng cao trình độ, kỹ năng
cho người lao động. Đồng thời cần tăng cường các chương trình đổi mới, giáo dục công
nghệ để người lao động có thể đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế số. Không chỉ ở
Nhà nước ra sức điều chỉnh và khắc phục yếu điểm mà bản thân người lao động cũng cần
tự nâng cao chuyên môn và kỹ thuật. Khi có điều kiện và cơ hội, bản thân người lao động
nên chủ động học hỏi, tiếp thu và cập nhật những kiến thức mới để nâng cao chuyên môn
và tay nghề làm việc. Đó là cách giúp người lao động tăng cơ hội tìm kiếm việc làm và
thăng tiến trong công việc, từ đó mà thu nhập cá nhân cũng sẽ tăng lên.

You might also like