Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

SINH HỌC 11

CHƯƠNG I-A. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở TV


HẤP THỤ VÀ TRAO ĐỔI KHOÁNG Ở THỰC VẬT
1. Ở TV, nước có vai trò: (1) Hòa tan muối khoáng (2) Tham gia phản ứng hóa sinh, làm dung môi phản ứng (3)
Tạo độ cứng cây thân thảo vì nước liên kết tạo thành dòng khối. (4) Giảm nhiệt độ cho cây (5) Ảnh hưởng đến
sự phân bố của TV.
2. Cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu ở TV là rễ. Ngoài ra còn có lá (khí khổng)
3. Quá trình hấp thụ muối khoáng luôn đi kèm với quá trình hấp thụ nước
4. Cơ chế hấp thụ nước từ đất vào TB lông hút: dựa vào cơ chế thẩm thấu: nước đi từ nơi có thế nước cao đến nơi
có thế nước thấp/ nước đi từ nơi có ASTT thấp đến nơi có ASTT cao
 Rễ chỉ lấy được nước khi ASTT dịch đất thấp hơn ASTT tế bào lông hút
5. ASTT tế bào lông hút cao nhờ: (1) thoát hơi nước ở lá (2) chủ động tích lũy chất tan (cây ở rừng ngập mặn)
6. Cơ chế hấp thụ muối khoáng từ đất vào TB lông hút: (1) vận chuyển thụ động (khuếch tán): đi từ nơi có nồng
độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tốn Q (2) vận chuyển chủ động: ngược lại và tốn Q
7. Con đường vận chuyển nước và khoáng từ dịch đất vào mạch gỗ: (1) Con đường qua thành tế bào - gian bào:
Nhanh, không được chọn lọc.(2) Con đường qua chất nguyên sinh - không bào: Chậm, được chọn lọc.
 Cả 2 con đường trước khi vào mạch gỗ phải qua đai Caspary và nhập lại thành con đường (2) Kiểm soát dòng
nước và khoáng vào mạch gỗ.
 Các chất độc không vào được trong cây nhờ có đai capary ở rễ
8. Động lực của dòng mạch gỗ (dòng đi lên): (1) Thoát hơi nước của lá ( động lực đầu trên- mạnh nhất ) (2) Lực
mao dẫn: Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch  tạo thành dòng dịch liên tục trong
mạch gỗ (3) Lực đẩy của rễ ( áp suất rễ): gây ra hiện tượng ứ giọt ( ở lá) và rỉ nhựa( ở thân) khi môi trường bão
hòa hơi nước
9. Thành phần dòng mạch gỗ: nước, khoáng (chủ yếu), chất hữu cơ (aa, vitamin, hormone)
10. Dòng mạch rây (dòng đi xuống): chủ yếu saccaro, aa, vitamin, hormone, một số ion khoáng
11. Động lực của dòng mạch rây: chênh lệch ASTT giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa
Thoát hơi nước
12. Có 2 con đường: (1) Qua khí khổng: Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc chủ động đóng mở khí khổng,
quan trọng nhất và chủ yếu ở mặt dưới của lá (2) Qua tầng cutin: Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
13. Cơ chế đóng/mở KK: (1) Khi tế bào hạt đậu no nước  thành mỏng cong ra kéo theo thành dày cong ra  khí
khổng mở (2) Khi tế bào hạt đậu mất nước  thành mỏng co lại kéo theo thành dày co lại  khí khổng đóng
lại. Khí khổng không thể đóng hoàn toàn giúp trao đổi khí
14. Các yếu tố làm thay đổi độ đóng/mở khí khổng: (1) lượng nước: nhiều nước thì mở, ít nước thì đóng (2) Ánh
sáng: kích thích QH, KK mở (3)ABA: ABA tăng thì KK đóng và ngược lại
 KK mở vào lúc sáng và chiều. Cây CAM đóng khí khổng vào ban ngày, chỉ mở vào ban đêm
15. Đặc điểm thoát hơi nước qua cutin: cutin càng dày thì thoát hơi nước càng giảm và ngược lại
16. Ý nghĩa của thoát hơi nước: (1) Tạo ra sức hút nước ở rễ. (2) Giảm nhiệt độ bề mặt thoát hơi  tránh cho lá,
cây không bị đốt nóng khi nhiệt độ quá cao. (3) Tạo điều kiện để CO2 đi vào thực hiện quá trình QH, giải
phóng O2 điều hoà không khí....
17. Lượng thoát hơi nước phụ thuộc: (1) Lượng nước hấp thu: ~ thuận (2) ánh sáng: gây QH và mở KK, ~ thuận
(3) nhiệt độ: ~ nghịch, do gây đóng KK (4) lượng khoáng trong đất: ~ nghịch do làm giảm lượng nước hấp thu
(5) Gió: ~ thuận (6) bề dày cutin: ~ nghịch (7) lượng KK: ~ thuận (8) Lượng K+ trong KK: ~ thuận
18. Cân bằng nước: Dựa trên lượng nước cây hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B)
 Khi A=B: mô của cây đủ nước, cây phát triển bình thường
 Khi A>B: mô của cây dư thừa nước, cây phát triển bình thường
 Khi A<B: mất cân bằng nước, lá héo. Nếu lâu ngày sẽ giảm sinh trưởng, có thể chết.
 Nhu cầu nước của TV được chẩn đoán theo: ASTT, hàm lượng nước và sức hút của rễ
Trao đổi khoáng ở TV
19. Nguyên tố khoáng thiết yếu là (1) Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống (2) Không
thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào (3) Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong
cơ thể
20. Gồm 2 nhóm: (1) Các nguyên tố đại lượng: Chủ yếu đóng vai trò cấu trúc của tế bào, cơ thể; điều tiết các quá
trình sinh lí. Gồm: C,H,O,N,P,K,S,Ca,Mg (2) Các nguyên tố vi lượng (chiếm ≤100mg/1kg chất khô): Chủ yếu
đóng vai trò hoạt hóa các enzim. Gồm: Fe,Mn,B,Cl,Zn,Cu,Mo,Ni.
21. Vai trò các nguyên tố khoáng thiết yếu
.

22. Nguồn cung cấp khoáng cho đất: (1) dạng hòa tan trong đất: phụ thuộc tính chất đất (2) Phân bón (rễ hoặc lá)
Bón phân hợp lý: đủ lượng, đúng thời kì, đúng cách
23. Vai trò của N: (1) Vai trò cấu trúc: tạo protein, axit nucleic, diệp lục (2) Vai trò điều tiết: enzim, hoocmôn...
24. TV hấp thu N dưới 2 dạng:(1)nitrat (NO3-) dễ bị rửa trôi (2)Amoni(NH4+): ngược lại
25. N2 có thể chuyển hóa thành NH4+ nhờ sấm sét hoặc VK cố định N (có enzim nitrogenaza). Có 2 dạng: (1)
sống tự do: vi khuẩn lam (2) sống cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu: Rhizobium
26. Nguồn cung cấp NH4+ cho đất gồm: (1) cố định nito (2) vi khuẩn amon hóa gây phân giải xác hữu cơ
27. Nguồn cung cấp NO3- cho đất: chuyển đổi từ dạng NH4+ nhờ vi khuẩn nitrat hóa  làm giảm lượng NH4+
đất
28. Quá trình phản nitrat hóa biến NO3- thành N2 do VK phản nitrat thực hiện trong điều kiện kị khí làm giảm
lượng NO3-  xới tơi đất để tránh thất thoát
 Nguồn cung cấp nito trong đất gồm: Nito khoáng (nito vô cơ) và nito hữu cơ (trong xác động/TV/VSV)
QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
29. PTTQ: 2H2O + 6CO2 + NLAS/STQH C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
30. Vai trò của QH: (1) Tạo chất hữu cơ cung cấp cho sự sống trên trái đất, (2) biến đổi và tích luỹ năng lượng
(năng lượng vật lí thành năng lượng hoá học), (3) hấp thụ CO2 và thải O2 điều hòa không khí.
31. Cấu trúc lá phù hợp với QH: (1) dạng bản mỏng, hướng sáng giúp lấy AS (2) có KK giúp lấy CO2, thải O2 (3)
chứa lục lạp: ở mô dậu TV C3, CAM; ở mô giậu và TB bao bó mạch ở TV C4
32. Cấu trúc lục lạp phù hợp QH: granna chứa STQH giúp hấp thụ NLAS, chuyển thành hóa năng ,chất nền chứa
enzim chu trình calvin, giúp cố định CO2
33. Có 2 nhóm STQH: (1) sắc tố chính (diệp lục) (2) sắc tố phụ (carôtenôit). Thứ tự chuyển NLAS: Carôtenôit
Diệp lục b  Diệp lục a  Diệp lục a trung tâm.
34. QH gồm 2 pha: (1) Pha sáng: Diễn ra ở màng tilacoit, cần AS. Diễn biến: STQH hấp thụ NLAS tạo NADPH và
ATP, chuyển cho pha tối (2) pha tối: Diễn ra ở chất nền, khác nhau ở các TV C3, C4 và CAM giúp cố định
CO2; không cần AS nhưng phụ thuộc NADPH và ATP từ pha sáng
35. Pha tối ở C3 gồm 3 giai đoạn chính: (1) Giai đoạn cố định CO2: RiDP nhận CO2 tạo APG (2) Giai đoạn khử
chuyển APG thành AlPG. AlPG một phần tạo đường glucose, một phần tái sinh chất nhận (3) giai đoạn tái sinh
chất nhận là Ribulozo-1,5-diP
36. Đặc điểm TV C4: (1) sống ở khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm kéo dài (2) cấu trúc lá có tế
bào bao bó mạch. (3) Có cường độ QH cao hơn, (3) điểm bù CO2 thấp hơn, (4) thoát hơi nước thấp hơn...có
năng suất cao hơn.
37. Đặc điểm TV CAM: (1) Sống ở vùng sa mạc, điều kiện khô hạn kéo dài. (2) KK đóng vào ban ngày, mở ban
đêm để tránh mất nước  có năng suất thấp.
38. Các yếu tố ảnh hưởng năng suất QH:
(1) Nồng độ CO2/AS: ~ thuận khi dưới điểm bảo hòa; ~ nghịch khi cao hơn điểm bảo hòa. Điểm bảo hòa cho QH
mạnh nhất
(2) Quang phổ AS: mạnh nhất ở miền AS đỏ (tạo tinh bột)  xanh tím (tạo protein)
(3) Nhiệt độ: ~ thuận khi dưới nhiệt độ tối ưu; ~ nghịch khi cao hơn nhiệt độ tối ưu
(4) Nước: ảnh hưởng đến đóng/mở khí khổng ảnh hưởng hấp thụ CO2
(5) Khoáng: cấu tạo enzim QH
39. Điểm bảo hòa (CO2/AS) là điểm QH mạnh nhất. Điểm bù (CO2/AS) là điểm QH = HH
40. QH quyết định năng suất cây trồng do cấu tạo chủ yếu từ C, H, O lấy từ QH
41. Năng suất sinh học là khối lượng chất khô được tích luỹ được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời
gian sinh trưởng của cây.
42. Năng suất kinh tế là khối lượng chất khô được tích luỹ trong cơ quan kinh tế (cơ quan lấy chứa các sản phẩm
có giá trị kinh tế đối với con người).
43. Các biện pháp nhằm nâng cao năng suất cây trồng: (1) Tăng cường độ và hiệu suất QH bằng chọn, tạo giống
mới.(2) Điều khiển sự sinh trưởng của diện tích lá bằng các biện pháp kĩ thuật. (3) Tăng hệ số hiệu quả QH và
hệ số kinh tế bằng chọn, tạo giống và các biện pháp kĩ thuật. (4) Chọn cây trồng có thời gian sinh trưởng vừa
phải, hoặc trồng vào vụ thích hợp.
44. Thực hành:
 Nguyên tắc: Sắc tố của lá (diệp lục và carotenoid ) chỉ hòa tan trong dung môi hữu cơ (cồn) không tan trong
nước.
 Tiến hành: Lấy 2 - 3g lá tươi ,cắt nhỏ cho vào 2 ống nghiệm. Ống đối chứng cho nước còn ống thực nghiệm
cho thêm cồn. Tiến hành quan sát màu của 2 ống nghiệm.
HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
45. Hô hấp ở TV là quá trình oxi hóa sinh học (dưới tác động của enzim) nguyên liệu hô hấp, đặc biệt là glucozo
của tế bào sống đến CO2 và H2O, một phần năng lượng được tích lũy trong ATP
46. HH ở TV được hiểu là HH diễn ra trong ti thể (HH TB hay HH nội bào)
47. Vai trò HH ở TV: (1) Cung cấp ATP (2) cung cấp nhiệt để duy trì thân nhiệt (3) Hình thành các sản phẩm trung
gian, là nguyên liệu để tổng hợp chất khác
48. HH gồm 2 kiểu: (1) HH hiếu khí: gồm đường phân + chu trình Creb + chuỗi truyền điện tử; cần oxi, tạo sản
phẩm CO2 + H2O; giải phóng nhiều ATP hơn (2) kị khí (lên men): Gồm đường phân và phân giải kị khí
(không có chuỗi truyền điện tử); không cần oxi, tạo sản phẩm là các chất trung gian như rượu etilic, a. Lactic;
giải phóng ít ATP hơn
49. O2 cung cấp cho TV thực hiện HH tế bào được lấy vào qua đường KK, CO2 thải ra từ HHTB cũng thải qua
KK
50. HH diễn ra cả ở ngoài sáng và trong tối, không cần AS. Loại HH cần AS là HH sáng
51. HH sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.
52. HH sáng chủ yếu xảy ra ở TV C3, (C4 không) trong điều kiện cường độ ánh sáng cao KK đóng (để tránh mất
nước)  CO2 cạn kiệt, O2 tích luỹ nhiều  phân giải sản phẩm QH để tạo aa.
53. Đặc điểm của HH sáng: (1) xảy ra đồng thời với QH (2) Khi cường độ AS cao (3) Không tạo ra ATP mà tạo ra
aa (glycin, serin) (4) gây tiêu hao sp QH  giảm hiệu suất QH (5) có sự tham gia của 3 bào quan: ti thể, lục
lạp, peroxixom
54. Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ HH: (1) Nhiệt độ: ~ thuận khi to nhỏ hơn to tối ưu (do to tăng thì hoạt tính
enz tăng; ~ nghịch khi to lớn hơn to tối ưu (do to cao thì enz bị biến tính) (2) Lượng nước: ~ thuận (3) Nồng độ
CO2: ~ nghịch (4) Nồng độ O2: ~ thuận
 Biện pháp bảo quản nông sản:(1)sấy khô (2) giảm to (bảo quản lạnh) (3)Tăng CO2 (4) giảm O2
55. Thí nghiệm chứng minh HH của hạt: (1) làm vẫn đục nước vôi trong  HH sinh CO2 (2) Giọt nước màu di
chuyển sang phía trái  HH sử dụng O2 (3) nhiệt kế tăng  HH tỏa nhiệt (4) Đổ nước sôi làm chết hạt thì nến
vẫn cháy; hạt không đổ nước sôi thì nến tắt  HH sử dụng O2

CHƯƠNG I. – B – CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐV


TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
56. Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể
hấp thụ được
57. Ý nghĩa của tiêu hóa là cung cấp nguyên liệu cho chuyển hóa nội bào tạo năng lượng (VD: HH ti thể), xây
dựng cấu trúc TB
58. Có 2 hình thức tiêu hóa: (1) Tiêu hóa nội bào: có ở ĐV không có cơ quan TH, túi tiêu hóa; kém tiến hóa hơn,
hiệu suất TH kém, chỉ thích hợp với ĐV có kích thước nhỏ (ĐVNS), diễn ra trong không bào tiêu hóa, chỉ TH
hóa học nhờ lizoxim từ lizozom (2) Tiêu hóa ngoại bào: có ở túi TH và ống TH, hiệu suất TH cao hơn,
59. TH ở ĐV chưa có cơ quan TH: thức ăn được thực bào→không bào TH → dung hợp lizozom → lizozim phân
cắt → chất dinh dưỡng đưa ra TBC, chất thải xuất bào
60. TH ở ĐV có túi TH: (1) gồm cả TH nội bào, sau đó đến ngoại bào (2) miệng và hậu môn là một (3) TH hóa học
đơn thuần: enzim TH ngoại bào là enzim do TB tiết trên thành ống TH tiết ra, enzim TH nội bào là lizozim 
thích hợp với ruột khoang, giun dẹp (4) Diễn biến: Thức ăn →túi tiêu hóa→tế bào tuyến tiết enzim vào
xoang→thức ăn được phân cắt thành mảnh nhỏ → Tế bào có roi thực bào và tiêu hóa nội bào
61. TH ở ĐV có ống TH (các ĐV còn lại: Miệng  hầu thực quản diều (nếu có)  dạ dày  ruột non  tá
tràng (nếu có) ruột già hậu môn
62. Ở thú, cấu trúc thức ăn quyết định cấu trúc ống TH
ĐV ăn thịt ĐV ăn TV
Đại diện Chó, mèo,…. Ngựa, dê, bò
Thức ăn Thịt mềm dễ tiêu hóa, giàu dinh TV cứng do có vách xenlulozo và nghèo dinh
dưỡng dưỡng
Bộ răng - Răng nanh phát triển, nhọn  Răng nanh không phát triển, răng to không nhọn
chuyên cắn, xé  chuyên nghiền
Tuyến Kém phát triển hơn - Cấu trúc thức ăn cứng, khô nên tiết nhiều nước
nước bọt bọt → Phát triển hơn
Dạ dày Dạ dày là 1 túi lớn nên gọi là dạ dày - ĐV ăn cỏ không nhai (VD: thỏ, ngựa) lại là dạ
đơn dày đơn
- ĐV ăn cỏ nhai lại (VD: trâu, bò, cừu, dê) là dạ
dày kép gồm dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi
khế
TH ở dạ Dạ dày tiết HCl và pepsin, giúp tiêu - TH ở dạ dày kép: dạ cỏ - dạ tổ ong- dạ lá sách –
dày hóa protein dạ múi khế
- Dạ múi khế là dạ dày chính thức: tiết HCl và
pepsin
Ruột non - Ruột non ngắn và nhỏ,ruột chó dài 6- - Ruột non dài hàng chục mét và to hơn nhiều,
7m) ruột trâu bò dài 50m
Manh Không có cộng sinh, manh tràng - Thú nhai lại: manh tràng không phát triển, cộng
tràng không phát triển. sinh ở dạ cỏ
(ruột tịt) - Thú không nhai lại: manh tràng phát triển và
cộng sinh với VSV
HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
63. 4 đặc điểm chung của bề mặt hô hấp: (1) Bề mặt trao đổi khí rộng (2)Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt (3)
Bề mặt trao đổi khí có nhiều MM và máu có sắc tố hô hấp (4) Có sự lưu thông khí tạo sự chênh lệch nồng độ
O2 và CO2 để các khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí
64. Có 4 hình thức hô hấp: (1) hô hấp qua bề mặt cơ thể, (2) hô hấp bằng hệ thống ống khí, (3) hô hấp bằng mang,
(4) hô hấp bằng phổi.
65. HH qua bề mặt cơ thể: (1) ở nhóm ĐV chưa có cơ quan HH (2) bề mặt TĐK là bề mặt cơ thể nên bề mặt cơ thể
ẩm ướt (3) Không cần thông khí (4) kích thước nhỏ, tỉ lệ S/V lớn (5) Đại diện: ĐV đơn bào, ruột khoang, giun
tròn, giun dẹp, giun đốt
66. HH bằng hệ thống ống khí: (1) Côn trùng (2) diễn biến: lỗ thở → khí quản→tiểu khí quản→ tế bào (3) Không
khí khuếch tán trực tiếp đến TB qua dịch mô (không qua máu) (4) Tuần hoàn không vận chuyển khí
67. HH bằng mang: (1) Đại diện: ĐV ở nước như cá, thân mềm (trai, ốc,...) và chân khớp sống ở nước( tôm, cua)
(2) Cử động HH: cử động của thềm miệng và diềm nắp mang (3) Hiệu suất HH cao thích hợp với nước có %
oxi hòa tan thấp
68. Hiệu suất HH ở cá cao nhờ: (1) nước chảy liên tục qua mang (2) máu qua MM // và ngược chiều với nước qua
mang (3) còn các đặc điểm chung của bề mặt TĐK như trên
69. HH bằng phổi: phổi có 2 dạng: (1) phổi phế nang: lưỡng cư, bò sát, thú, người (2) phổi ống khí: chim.
70. Phổi ống khí: (1) Diễn biến: mũikhí quản túi khí sau→ phổi → túi khí trước→ khí quản→ ra ngoài (2) bề
mặt TĐK là bề mặt ống khí (3) HS HH cao nhất
71. HS HH chim cao nhất nhờ: (1) Có hệ thống túi khí trước và sau (2) khí vào và ra một chiều, không khí cặn (3)
máu qua MM // và ngược chiều với nước qua mang (4) còn các đặc điểm chung của bề mặt TĐK như trên
72. Phổi phế nang: (1) đường khí vào và ra là một (2) có khí cặn
TUẦN HOÀN MÁU
73. HTH gồm 3 bộ phận chính: (1) tim (2) dịch tuần hoàn (3) mạch máu.
74. Chức năng: vận chuyển: (1) khí (2) chất dinh dưỡng (3) chất bài tiết
75. Ở ĐV chưa có HTH thì trao đổi trực tiếp qua bề mặt cơ thể. VD: ĐVNS, ruột khoang, giun dẹp
76. HTH gồm 2 kiểu: (1) Tuần hoàn kín (2) tuần hoàn hở
77. HTH Hở: (1) gồm: tim, hỗn hợp máu+dịch mô, mạch máu: ĐM, TM, không có MM. (2) Diễn biến: tim ĐM
 khoang cơ thể  hỗn hợp máu + dịch mô  trao đổi trực tiếp với TB  TM  tim. (3) Đại diện: chân
khớp (côn trùng, nhện, cua, tôm,...) thân mềm (ốc sên, trai, sò, ngao,..) ĐV có kích thước nhỏ (4) máu chảy
trong ĐM dưới áp lực thấp, tốc độ chảy chậm (5) máu chảy không hoàn toàn trong mạch
78. HTH kín: (1) gồm: tim,máu,hệ mạch: ĐM, MM, TM. (2)Diễn biến: Tim  ĐM  MM  TM. (3) Đại diện:
mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu, ĐVCXS (4) máu chảy liên tục trong mạch (5) máu TĐC với TB qua
thành MM (6) máu chảy trong ĐM dưới áp lực cao hoặc TB, vận tốc nhanh
79. HTH kín Chia thành: Tuần hoàn đơn (tim 2 ngăn); tuần hoàn kép (tim 3, 5.5,4 ngăn).
80. HTH đơn: (1) Là tuần hoàn kín (2) Tim 2 ngăn (3) máu không pha (4) máu chảy trực tiếp từ tim lên cơ quan
trao đổi khí (mang cá) MM trong cơ thểTM  tim (5) có 1 vòng tuần hoàn
81. HTH kép: (1) có 2 vòng tuần hoàn (2) là tuần hoàn kín (3) máu pha nếu tim 3,3.5 ngăn; máu không pha nếu 4
ngăn (4) Diễn biến: nhĩ phải thất phải  ĐM phổi MM phổi  TM phổi  nhĩ trái thất trái  ĐM chủ
 MM trong cơ thể TM chủ (4) máu qua tim 2 lần trong một chu kì
82. Tính chất hoạt động của tim: (1)Tính tự động (2) Tính chu kì
83. Tính tự động : (1) Giúp tim đập tự động (2) Hiện tượng: tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn co dãn nhịp nhàng (với
ĐK được cung cấp đủ dinh dưỡng, oxi, nhiệt độ thích hợp (2) Nguyên nhân: do hệ dẫn truyền: nút xoang nhĩ
phát nhịp định kìnút nhĩ thất bó his mạng puockin
84. Tính chu kì: (1) giúp tim co/dãn nhịp nhàng nghỉ ngơi và hoạt động luân phiên hoạt động được suốt đời
(2) mỗi chu kì gồm: nhĩ cothất co dãn chung với tỉ lệ 1:3:4 (3) nhĩ co: đẩy máu xuống thất, thất co đẩy
máu lên ĐM chủ và ĐM phổi (3) dãn chung: máu về tim (nhĩ và thất dãn)(4) chu kì tim = 60s/nhịp tim (5)
Nguyên nhân: nút xoang nhĩ phát nhịp định kì
85. Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng, tỉ lệ thuận với tỉ lệ S/V, tỉ lệ thuận với cường độ hoạt động và thân nhiệt
86. Hệ mạch: khác nhau ở HTH hở và kín. (1)HTH kín gồm: ĐM, MM, TM, máu trao đổi với TB qua thành MM;
(2)HTH hở gồm: ĐM, MM, máu TĐC với TB trực tiếp
87. ĐM dẫn máu ra khỏi tim, phân phối đến các cơ quan; TM dẫn máu về tim.. MM là nơi trao đổi chất
88. Máu ĐM không phải lúc nào cũng giàu oxi, máu TM không phải lúc nào cũng nghèo oxi. Nửa trái của HTH
kép nghèo oxi; nửa phải của HTH kép giàu oxi
89. Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. Chỉ đo được ở mạch. Nguyên nhân do: (1) lực co bóp của tim
(2) sức cản của thành mạch
90. Nguyên nhân thay đổi HA trong hệ mạch: (1) chu kì tim (HA tối đa ở kì tâm thất co; HA tối thiểu ở kì dãn
chung). HA (2) vị trí đo: HA giảm dần từ ĐM>MM>TM Càng xa tim HA càng giảm do ma sát giữa máu với
thành mạch và giữa các thành phần máu với nhau
91. HA bình thường từ 110-120/70-80mmHg. Người VN là 110/70. HA cao dễ gây vỡ mạch máu não, mạch vành
gây tai biến mạch máu não, đột quỵ. HA thấp dẫn đến máu tới não kém, dễ ngất.
92. Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây. Phụ thuộc vào: (1) Tổng tiết diện mạch (2) sự chênh lệch
huyết áp ở 2 đầu đoạn mạch.
93. Sự biến động vận tốc máu trong hệ mạch: ĐM>TM>MM. MM thấp nhất thuận lợi cho TĐC. Vận tốc máu tăng
dần từ MM đến TM do giảm tổng tiết diện và có các yếu tố hỗ trợ máu về tim (van TM)
94. Tiết diện mạch: TM>ĐM>MM. Tổng tiết diện mạch: MM>TM>ĐM. VD: ở người, ĐM chủ 5-6cm2, tốc độ
máu ở đây 500mm/s. MM: 6000cm2, tốc độ máu ở đây chỉ còn 0,5m/s
CÂN BẰNG NỘI MÔI
95. Cân bằng nội môi là khả năng duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. Mất CBNM gây bệnh
96. Cung điều chỉnh cân bằng nội môi gồm: bộ phận tiếp nhận kích thích bộ phận điều khiển bộ phận thực
hiện liên hệ ngược lại bộ phận tiếp nhận kích thích
97. Vai trò của thận trong điều chỉnh ASTT: (1) Khi ASTT máu tăng (do ăn mặn hoặc do mất nhiều mồ hôi) thận
tăng tái hấp thu nước, giảm tái hấp thu Na+, tăng cảm giác khát (2) Khi ASTT máu giảm (do ăn nhạt, do uống
nhiều nước) thận tăng thải nước, giảm tái hấp thu nước, tăng tái hấp thu Na+
98. Vai trò của gan trong điều chỉnh đường máu: (1) sau bữa ăn, glucose máu tăng  tuyến tụy tiết insulin
chuyển glucose thành glycogen dự trữ ở gan và cơ  giảm glucose máu (2) xa bữa ăn, glucose máu giảm 
tuyến tụy tiết glucagon  chuyển glycogen thành glucose tăng glucose máu
 gần bữa ăn, nồng độ insulin tăng, glucagon giảm, xa bữa ăn thì ngược lại

You might also like