JOHN DEWEY - T NG H P

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

JOHN DEWEY- NHÀ CẢI CÁCH GIÁO DỤC TIÊN PHONG

1. Cuộc đời và sự nghiệp

John Dewey (20 tháng 10 năm 1859 - 1 tháng 6 năm 1952) là nhà triết
học, tâm lý học và nhà cải cách giáo dục người Mỹ. Dewey sinh ra trong một gia
đình có 4 người con, có bố là thợ máy, sau đó tham gia quân đội. Bố ông được
biết là người chia sẻ niềm đam mê văn học Anh với các con cháu mình. Sau
chiến tranh, cha ông trở thành chủ của một cửa hàng thuốc lá có doanh thu tốt,
đủ để giúp gia đình ông có một cuộc sống thoải mái và ổn định về mặt tài chính.

Thời niên thiếu, John Dewey theo học các trường công ở Burlington và là một
học sinh xuất sắc.

 15 tuổi, ông đã đăng ký vào ĐH Vermont – nơi mà ông đặc biệt thích học
ngành triết học dưới sự giám hộ của H.A.P. Torrey.
 20 tuổi, Dewey tốt nghiệp ĐH Vermont với vị trí thứ 2 trong lớp.

Về sau, Dewey trở lại Vermont và bắt đầu giảng dạy cho một trường tư thục

Khi niềm đam mê của ông với triết học tăng lên, ông quyết định nghỉ dạy để học
triết học và tâm lý học ở ĐH Johns Hopkins. Ở thời điểm này, 2 trong số những
giáo viên có ảnh hưởng đến Dewey nhiều nhất là George Sylvester Morris (nhà
giáo dục và nhà văn triết học người Mỹ thế kỷ 19) và Granville Stanley Hall là
một nhà tâm lý học và nhà giáo dục tiên phong người Mỹ, người đã lấy bằng
tiến sĩ tâm lý học đầu tiên được trao ở Hoa Kỳ tại Đại học Harvard vào thế kỷ
19

 Vào năm 1884: nhận bằng tiến sĩ từ Johns Hoplins, Dewey trở thành trợ
lý giáo sư ở ĐH Michigan. Ở Michigan, ông gặp và kết hôn với Harriet
Alice Chipman. Họ có 7 người con, trong đó có một người là con nuôi.
 Năm 1888, ông và gia đình rời Michigan. Ông trở thành giáo sư triết học
ở ĐH Minnesota một năm sau đó trở về ĐH Michigan dạy 5 năm.
 Năm 1894- 1904, ông được bổ nhiệm làm trưởng khoa triết học, ĐH
Chicago. Đồng thời làm giám đốc của Trường Giáo dục trong 2 năm.
 Năm 1904: trở thành giáo sư triết học ở ĐH Columbia – nơi mà ông làm
việc trong 26 năm sau đó rồi về hưu.

Dewey là một trong những người đầu tiên phát triển triết học về chủ nghĩa
thực dụng và là một trong những người sáng lập tâm lý học chức năng,
chủ nghĩa thực dụng (chủ nghĩa hành động) rất coi trọng vấn đề phương
pháp luận, coi trọng hoạt động của con người. Phương pháp chỉ có ý
nghĩa khi đặt trên cơ sở kiểm nghiệm hiệu quả của mục đích, mục tiêu
hành động của con người. Tương ứng với mục tiêu, mục đích thì phương
pháp cũng phải phù hợp với nó, không có quan điểm phương pháp luận
nào mà lại ở ngoài yêu cầu hiệu quả mục đích của hành động. Phương
pháp luận và phương pháp bao giờ cũng được thể hiện thông qua hoạt
động thực tiễn và chính thực tiễn lại là sự kiểm chứng của phương pháp.
Một phương pháp thực sự hữu hiệu thì phải được trải qua kinh nghiệm
trong đời sống hiện thực.các ý tưởng của ông có ảnh hưởng sâu sắc tới
giáo dục và cải cách xã hội. Ông là một đại diện tiêu biểu của trào lưu tân
giáo dục (progressive education) và chủ nghĩa tự do.

2. Bối cảnh và vấn đề nghiên cứu

Bối cảnh:
Cuộc cách mạng công nghiệp TK XVIII- XIX đã khiến các quốc gia ở
Phương Tây có những biến chuyển về phương thức sinh hoạt và kết cấu xã hội.
Để có thể cạnh tranh và phát triển được, họ buộc phải thay đổi- đặc biệt là Mỹ-
Cường quốc công nghiệp cần cải cách nền giáo dục rập khuôn đương thời, tạo ra
lực lượng nhân với kỹ thuật thành thạo.

Vấn đề nghiên cứu


Tư tưởng của Dewey - giáo dục phải dựa trên nền tảng kinh nghiệm của
người học) đối lập với nền giáo dục cổ truyền (quan niệm coi giáo dục là sự đào
tạo từ bên ngoài; truyền dạy những nội dung gồm kiến thức, kĩ năng, chuẩn mực
và nguyên tắc ứng xử đã được phát triển trong quá khứ cho thế hệ mới).
Trong nền giáo dục tiến bộ đó, giá trị của tự do được đề cao, học thông
qua tự trải nghiệm, học tập phải gắn liền với lợi ích của cuộc sống, học là để
thích ứng với môi trường cuộc sống luôn thay đổi.
 kinh nghiệm của người học trở thành yếu tố trung tâm của nền giáo
dục tiến bộ, giáo dục phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để người học
phát triển kinh nghiệm cá nhân

3. Triết lý giáo dục của John Dewey và sự ảnh hưởng

3.1 Triết lý giáo dục của John Dewey


 Giáo dục không phải là sự chuẩn bị cho cuộc sống, giáo dục chính là
cuộc sống, quá trình sống của học sinh, nội dung giáo dục phải gần
gũi và quen thuộc với cuộc sống của họ.
- Vì giáo dục chính là bản thân cuộc sống, nó phải là quá trình của người
học chứ không phải của người dạy. Giáo dục là quá trình mà người học là
trung tâm.
- Vì giáo dục chính là bản thân cuộc sống, không thể giáo dục chung cho
tất cả mọi người. Người thầy phải ý thức rõ và tôn trọng sự khác biệt giữa
các học sinh.
- Vì giáo dục chính là bản thân cuộc sống, nhà trường không thể tách khỏi
hoạt động thực tiễn và kiến thức không thể được áp đặt từ bên ngoài.

 Giáo dục là tạo điều kiện tốt nhất cho người học kiến tạo tri thức dựa vào
kinh nghiệm đã có của bản thân thông qua sự tham gia và tương tác với
môi trường. Những kinh nghiệm mới sẽ cho phép học sinh thích ứng với
môi trường cuộc sống luôn thay đổi. Họ chủ động tham gia vào các hoạt
động xã hội trong cộng đồng lớp, nhóm.
 Khái niệm khoa học không phải là chân lý cuối cùng, mà nó được sử dụng
như giả thuyết cho thực nghiệm khoa học để xác định những hệ quả do nó
tạo ra khi học sinh hành động dựa vào chúng. Hệ quả đó cần được quan
sát, suy xét cẩn thận để rút ra những ý nghĩa cuối cùng làm cơ sở phát
triển các kinh nghiệm tiếp theo.
 Giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ, giúp đỡ, khuyến khích, động viên
học sinh học tập khi cần thiết tạo ra môi trường học tập năng động sáng
tạo cho người học, chứ không phải là người có quyền lực ban phát kiến
thức cho trò.
Cùng với triết lý giáo dục đó, JD đã từng nói “Hãy cho học trò điều để
làm, chứ không phải điều để học, và đặc tính của hành động là đòi hỏi tư
duy, việc học sẽ tự nhiên mang đến kết quả”
 Phương pháp dạy học phải hướng vào sự phân hóa người học và tích hợp
trong nội dung học tập, phải phù hợp với năng lực và kinh nghiệm hiện có
của HS, thúc đẩy mỗi cá nhân phát triển, mở rộng vốn kinh nghiệm đó.
 Nếu chúng ta dạy học sinh của ngày hôm nay như cách chúng ta đã
dạy ngày hôm qua, thì chúng ta sẽ cướp mất ngày mai của chúng.

 Triết lý giáo dục của Dewey phản ánh tư tưởng dân chủ trong giáo
dục, gắn lý luận vào thực tiễn, sự tiến bộ và nhân văn trong giáo dục,
học tập là sự phát triển kinh nghiệm cá nhân. Triết lý giáo dục của
ông có giá trị rất lớn cho việc đổi mới căn bản toàn diện giáo thoát
khỏi tình trạng lạc hậu, sự kìm hãm bởi tư duy bảo thủ, trì trệ.
3.2 Sự ảnh hưởng của triết lí giáo dục của John Dewey:
Tư tưởng triết lý giáo dục của John Dewey không chỉ làm thay đổi nền
giáo dục nước Mỹ thế kỷ XX, mà còn ảnh hưởng nền giáo dục nhiều nước trên
thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc.
Tại Việt Nam, năm 1940, Vũ Đình Hòe đã giới thiệu John Dewey trên báo
Thanh Nghị. Tuy nhiên, sự vận dụng triết học giáo dục của John Dewey vào
giáo dục và dạy học ở Việt Nam chưa được tiến hành bằng những công trình
nghiên cứu chuyên sâu, chưa có các nội dụng vận dụng một cách tự giác được
hiện thực hóa trở thành phổ biến.

3.3 Bối cảnh giáo dục Việt Nam hiện nay và sự vận dụng tư tưởng
triết lý giáo dục của John Dewey.
Nghiên cứu, vận dụng triết học giáo dục của John Dewey là phù hợp với
nhiều điểm trong tư tưởng, nội dung bản Đề án “ Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” của
Đảng – Nhà nước – Bộ giáo dục Việt Nam. Nhiều công trình bàn về giáo dục
của John Dewey có thể góp phần củng cố cơ sở lý thuyết khoa học cho “ Nhiệm
vụ và giải pháp” giáo dục trọng tâm mà bản “ Đề án” nói trên đề ra, như: “ đổi
mới mạnh mẽ, sâu sắc tư duy giáo dục”; “ đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu
tố cơ bản của chương trình giáo dục( mục tiêu, nội dung, phương pháp…) theo
hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học”; “ giáo dục con người vừa
đáp ứng yêu cầu xã hội vừa phát triển cao nhất tiềm năng của mỗi cá nhân”; “
tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự học”; “ coi trọng sự phối hợp chặt chẽ
giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Tóm lại, Việc vận dụng triết lý giáo dục của John Dewey cần được tiến
hành một cách chuyên sâu, với các nội dung cụ thể đối với từng cấp độ của từng
phương diện giáo dục…mới mong mang lại hiệu quả thực

NHỮNG CÂU NÓI TRUYỀN CẢM HỨNG CỦA JOHN DEWEY

1. Giáo dục là một quá trình xã hội, giáo dục là sự tăng trưởng, giáo dục
không phải là việc chuẩn bị cho cuộc sống mà chính là cuộc sống.
2. Thất bại có tính chất hướng dẫn. Người thực sự biết suy nghĩ sẽ học hỏi
được khá nhiều điều từ những thất bại của mình, cũng như từ những thành
công của mình.
3. Chúng tôi không học hỏi từ kinh nghiệm ... chúng tôi học từ việc phản
ánh kinh nghiệm.
4. Quá trình giáo dục không có sự kết thúc nào ngoài chính nó, nó là kết
thúc của chính mình.
5. Bản thân ta không phải là thứ được tạo sẵn, mà là thứ được hình thành
liên tục thông qua sự lựa chọn hành động.
6. Cái tôi không phải là thứ sẵn có, mà là thứ liên tục hình thành thông qua
lựa chọn hành động
7. Giáo dục không phải là chuẩn bị cho cuộc sống, giáo dục chính là cuộc
sống
8. Tôi tin rằng giáo dục là phương thực cơ bản của tiến bộ và cải cách xã hội
9. Giáo dục không phải là việc “nói” và được nói, mà là một quá trình chủ
động và mang tính xây dựng

You might also like