Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CHƯƠNG 1: ĐỘNG CƠ 1 CHIỀU

Cấu tạo của động cơ điện 1 chiều thường gồm những bộ phận chính như
sau:

 Stator (phần kích từ) là bộ phận sinh ra trường: là 1 hay nhiều cặp nam
châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện

 Rotor: phần lõi được quấn các cuộn dây để tạo thành nam châm điện

 Chổi than (brushes): giữ nhiệm vụ tiếp xúc và tiếp điện cho cổ góp

 Cổ góp (commutator): làm nhiệm vụ tiếp xúc và chia nhỏ nguồn điện cho
các cuộn dây trên rotor. Số lượng các điểm tiếp xúc sẽ tương ứng với số
cuộn dây trên rotor.

Nguyên lý hoạt động của động cơ 1 chiều có thể hiểu đơn giản như sau:

 Stato của động cơ DC sẽ là 1 hoặc nhiều cặp nam châm đứng yên, trong
khi rotor là cuộn dây được nối với nguồn điện 1 chiều. Rotor khi được
cấp điện sẽ tạo ra từ tường tương tác với từ trường của nam châm vĩnh
cửu (stato), đồng thời tạo ra momen quay.
 Lúc này, hướng chuyển động của rotor sẽ được xác định bằng quy tắc bàn
tay trái. Tại đó, quy tắc bàn tay trái: Ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa
sẽ biểu hiện trục quay của các đại lượng vật lý, lần lượt là: lực tác dụng
bởi vật dẫn dòng điện, chiều dòng điện.
 Khi dòng điện chạy trong rotor, phần ứng đặt trên rotor và cổ góp đứng
yên sẽ chuyển dòng điện từ cuộn dây này sang cuộn dây kia. Động cơ DC
sẽ hoạt động với tốc độ cố định khi dòng điện cố định, đồng thời không
có hiện tượng trượt.

Phương trình đặc tính cơ


U u' R + Rf
'

ω= − u .M
K . Φ ( K . Φ )2

Đây là phương trình đặc tính cơ của động cơ điện một chiều kích từ độc lập

Các Phương Pháp Điều Chỉnh Tốc Độ Động Cơ Điện 1 Chiều


- Phương pháp thay đổi điện trở phần ứng

- Phương pháp thay đổi từ thông Ф

- Phương pháp thay đổi điện áp phần ứng

Phương pháp thay đổi từ thông: việc điều chỉnh dựa trên việc tác dụng lên
mạch kích thích có công suất rất nhỏ so với công suất động cơ.Bình thường
động cơ làm việc ở chế độ định mức với kích thích tối đa nên chỉ có thể điều
chỉnh hướng giảm từ thông ,tức là điều chỉnh tốc độ trong vùng trên tốc độ định
mức và giới hạn điều chỉnh tốc độ bị hạn chế bởi các điều kiện cơ khí và đổi
chiều của máy

Phương pháp thay đổi điện trở phần ứng : bằng cách thêm điện trở phụ vào
mạch phần ứng để tăng Rư chỉ cho phép điều chỉnh tốc độ trong vùng dưới tốc
độ định mức và luôn kèm theo tổn hao năng lượng trên điện trở phụ làm giảm
hiệu suất của động cơ.Phương pháp này chỉ áp dụng cho động cơ công suất nhỏ

Phương pháp thay đổi điện áp phần ứng : cũng chỉ cho phép điều chỉnh tốc
độ dưới tốc độ định mức vì không thể nâng cao điện áp hơn điện áp của động
cơ .Phương pháp này không gây nên tổn hao trong động cơ,nhưng đòi hỏi
phải có nguồn riêng có điện áp điều chỉnh được

Nguyên tắc điều khiển phương pháp arccos

Hình 2. 1 Nguyên lý điều khiển thẳng đứng arccos

Điện áp đồng bộ Us vượt trước điện áp U AK =U s . sin ωt của Thyristor mét góc

bằng 2 , vậy U s=U m . cos ωt .
Điện áp điều khiển là điện áp một chiều có thể điều chỉnh được biên độ
theo 2 chiều ( dương và âm). Nếu đặt Us vào cổng đảo và Uđk vào cổng
không đảo cảu một khu so sánh thì ta sẽ nhận được mét xung rất mảnh ở
đầu ra của khâu so sánh khi khâu này lật trạng thái.

Góc  được xác định:


U đk
α =arc cos
Um

Khi Udk = Um thì α =0


π
Uđk = 0 thì α = 2

Uđk = -Um thì α =π

Như vậy khi điều chỉnh Uđk từ trị Uđk = + Um đến trị Uđk = - Um ta có thể điều
chỉnh được góc  từ 0 đến .

Nguyên tắc điều chỉnh thẳng đứng arccos được sử dụng trong các thiết bị
chỉnh lưu đòi hỏi chất lượng cao.

You might also like