T1.Trẻ đi ngoài phân xanh nhầy

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Trẻ đi phân xanh nhầy: Nguyên nhân, cách khắc phục

Một trong những tiêu chí đánh giá sức khỏe được nhiều cha mẹ quan tâm khi có con nhỏ đó là màu
sắc phân của trẻ. Ắt hẳn ai cũng sẽ thấy bé yêu một vài lần đi ngoài phân xanh. Cha mẹ cần nắm bắt
rõ về nguyên nhân: do chế độ dinh dưỡng hoặc bệnh lý ở trẻ, để có thể chăm sóc đúng đắn và kịp
thời xử lý khi phân trẻ có màu xanh, đặc biệt khi phân có kèm chất nhầy.
1. Phân trẻ em bình thường có đặc điểm như thế nào?
 Lượng phân
Lượng phân của trẻ thường tương quan với lượng sữa mẹ, sữa công thức hoặc lượng thức ăn trẻ hấp
thụ. Nếu trẻ phát triển tốt, không nôn trớ hoặc quấy khóc sau khi ăn và bụng không nhô lên quá nhiều
thì em bé của bạn vẫn đang đi tiêu bình thường.
 Màu sắc
Phân bé đi trong vài ngày đầu sau sinh được gọi là phân su, có màu đen, sệt, dính mà thai nhi tạo ra
từ khi còn trong bụng mẹ. Sau đó phân có thể chuyển thành màu xanh lục, nâu vàng hoặc vàng, là
màu phân bình thường của trẻ. Chỉ có 3 màu phân mà các cha mẹ cần lo lắng đó là đỏ, đen và trắng
xám. Khi phân có 3 màu này, hãy đưa ngay em bé của bạn đến gặp bác sĩ.

Màu sắc phân trẻ em bình thường


 Kết cấu
Sau giai đoạn đi phân su, phân trẻ thường có độ sệt. Trẻ bú sữa mẹ thường có phân mềm hơn sữa
công thức. Các hạt nhỏ trong phân là hoàn toàn bình thường, đây là do chất béo không được tiêu hóa
hết.
 Mùi
Phân trẻ thời kì sơ sinh rất ít mùi hôi. Sau một thời gian khi ruột đã hình thành nên hệ vi khuẩn, phân
sẽ trở nên hôi hơn. Trẻ bú sữa mẹ sẽ có phân nặng mùi hơn sữa công thức. Khi chuyển qua giai đoạn
ăn dặm, phân trẻ có mùi gần như phân người lớn.
 Số lần đi ngoài mỗi ngày
Thông thường, trẻ bú sữa mẹ đi phân hoa cà hoa cải 5 – 6 lần mỗi ngày. Một số trẻ kém hấp thu thì 2
– 3 ngày mới đi ngoài một lần, phân vàng, hơi sệt. Hiện tượng này hết sức bình thường nên bố mẹ
không cần lo lắng.
2. Nguyên nhân khiến trẻ đi phân xanh nhầy?

Hình ảnh mẫu phân xanh kèm chất nhầy của trẻ
Chất nhầy trong phân có thể xuất hiện dưới dạng những vệt rõ ràng trong phân của trẻ hoặc có độ sệt
giống như gel. Phân lỏng và có nước có thể là biểu hiện trẻ hấp thu không tốt. Chất nhầy trong phân
có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tiêu hóa. Dưới đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ đi
phân xanh nhầy:
2.1. Ảnh hưởng bởi thức ăn:
Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn: Tình trạng phân có màu xanh và có bọt thường xuất hiện do con
đang được nhận nhiều sữa đầu hơn sữa sau. Sữa đầu chứa hàm lượng lactose cao nhưng lượng chất
béo lại ít.
Đối với trẻ bú sữa công thức: Nếu phân đi kèm với sủi bọt thường là dấu hiệu của sự mất cân bằng
hấp thu đường lactose trong sữa. Trẻ sử dụng sữa công thức chứa nhiều sắt mà trẻ không hấp thu hết
lượng sắt trong sữa cũng là nguyên nhân làm trẻ đi ngoài phân xanh. Bố mẹ hãy tìm hiểu và đổi loại
sữa phù hợp với con hơn.
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, các loại đậu và rau, đặc biệt là rau bina, có thể khiến trẻ đi phân xanh nhầy.
Các bà mẹ đang cho con bú có chế độ ăn nhiều thực phẩm có màu xanh, hoặc do trẻ nhạy cảm và dị
ứng một số loại thực phẩm trong chế độ ăn của mẹ có thể dẫn đến phân có màu xanh ở trẻ. Một số
trường hợp trẻ đi phân xanh nhầy có thể do sử dụng thuốc như kháng sinh, sắt, thuốc chống viêm,…
Khi mẹ thay đổi chế độ ăn hoặc trẻ ngưng sử dụng thuốc, phân trẻ sẽ trở lại bình thường.
2.2. Bệnh lý tại đường tiêu hóa:
Một số bệnh lý đường tiêu hóa như: Hội chứng ruột kích thích, nhiễm ký sinh trùng, virus, vi khuẩn
đường ruột… cũng có thể dẫn đến tình trạng trẻ đi phân xanh nhầy. Những biểu hiện nhiễm bệnh lý
đường tiêu hóa thường gặp như: Trẻ tiêu chảy nhiều lần trong ngày, nôn ói. Tiêu chảy ra nước hoặc
có chất nhầy. Trẻ sốt cao, quấy khóc, bỏ bữa.
Mặt khác, người chăm trẻ sau khi đi vệ sinh nếu rửa tay không sạch hay tiếp xúc với virus, vi khuẩn
gây bệnh lý đường hô hấp cũng có thể làm trẻ bị nhiễm bệnh và khiến trẻ đi phân xanh nhầy.
2.3. Nguyên nhân khác:
Đôi khi, tình trạng trẻ đi ngoài ra phân xanh kèm với chất nhầy xảy ra trong khi bé đang mọc răng và
chảy nước dãi quá mức.
Dịch nhầy sinh ra khi trẻ đang bị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp như: ho, sổ mũi,
viêm đường hô hấp,… cũng có thể khiến phân trẻ có chất nhầy.
3. Khi nào cần đưa trẻ đi phân xanh nhầy đi khám?
Nếu tình trạng trẻ đi phân xanh nhầy kéo dài trên 5 ngày thì bạn nên kiểm tra lại việc cho bé bú và
tình trạng tăng cân của bé. Hãy cho trẻ uống đủ nước để tránh bị mất nước và đem trẻ đến cơ sở y tế
để được thăm khám.
Chất nhầy trong phân của trẻ là phổ biến và không có gì phải lo lắng trong hầu hết các trường hợp.
Nếu trẻ bị tiêu chảy và đi ngoài phân xanh kéo dài kèm theo các triệu chứng như: sốt, trẻ mệt mỏi,
phát ban, quấy khóc, trẻ tiêu lỏng hay có máu,… cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa ngay
lập tức.
4. Cần làm gì khi trẻ đi phân xanh nhầy?

Cha mẹ cần lựa


chọn thực phẩm an toàn cho trẻ
Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn: Nếu tình trạng trẻ đi phân xanh nhầy thường xuyên xảy ra, mẹ có
thể vắt bỏ bớt sữa đầu để lượng sữa bổ sung cho trẻ được cân bằng giữa hàm lượng lactose và chất
béo. Cha mẹ cần theo dõi tình trạng phân của trẻ ở giai đoạn này để xác định nguyên nhân khiến trẻ
đi phân bất thường.
Cần làm xét nghiệm để xác định trẻ đi phân xanh nhầy có phải triệu chứng của bất dung nạp lactose
ở trẻ hay không? Thay đổi loại sữa công thức, sử dụng sữa không chứa lactose với trường hợp trẻ bị
dị ứng lactose.
Trẻ và người chăm sóc trẻ cần giữ vệ sinh sạch sẽ để giảm thiểu tối đa khả năng tiếp xúc mầm bệnh
gây bệnh lý tiêu hóa. Bên cạnh đó, các bà mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đảm bảo chất lượng và lựa
chọn thực phẩm sạch, an toàn cho trẻ.
Trẻ đi phân xanh nhầy nhưng vẫn ăn uống điều độ, không có các dấu hiệu bệnh lý và tăng cân đều
đặn theo từng giai đoạn phát triển thì ba mẹ không cần quá lo lắng.
Hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết, giúp bạn có thêm kinh nghiệm xử
lý khi trẻ đi phân xanh nhầy.

You might also like