BẢN WORD GIỮA KỲ VĂN TỰ HỌC HÁN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

I.

Khái niệm chữ hội ý:

Trong sách Thuyết văn chú rằng: “會意者, 比類合誼以見指撝, 武信是也” hội ý
giả, bỉ loại hợp nghị, dĩ kiến chỉ huy, vũ tín thị dã; Chữ hội ý là loại gộp các chữ với
nhau để nhìn thấy được ý nghĩa. Như chữ vũ, tín vậy.

“Bỉ loại” là gộp các loại sự vật, cũng tức là gộp các loại chữ. “Hợp nghị” là gộp
nghĩa của các chữ này. “Nghị” là ý nghĩa. “Chỉ huy” chỉ ý niệm, chỉ hướng của
người tạo chữ, cũng tức là nghĩa gốc của một chữ hội ý.

Thường thì gộp hai chữ trở lên mà tạo thành chữ mới, gọi là hội ý. Những chữ sau
khi tạo thành đã có nghĩa mới và âm đọc mới.

Ví dụ:

武 vũ : lấy uy sức mà phục người, gọi là vũ.

Chữ này gồm chữ 止 chỉ (dừng lại) và chữ 戈 qua (ngọn giáo). Giải thích: dùng vũ
ngăn cấm điều bạo ngược, chỉnh đốn sự rối loạn, thôi việc can qua.

信 tín: lòng tin

Chữ này gồm chữ 亻 nhân (người) và 言 ngôn (lời nói). Giải thích: Lời người nói
hẳn có căn cứ, có thể tin được.

II. Thành phần cấu tạo nên chữ hội ý - “Bỉ loại”

“Bỉ loại” là gộp hình thể của các chữ, cũng tức chỉ thành phần cấu tạo của chữ hội ý
này. Người xưa tạo chữ, trước có chữ tượng hình, chỉ sự, sau có chữ hội ý, hình
thanh. Nên lúc đầu có chữ hội ý, thành phần cấu tạo chữ hội ý chỉ có hai loại, tức là
tượng hình và chỉ sự. Dùng phương thức kết hợp hai yếu tố mà nói, thì kết cấu của
thành phần cấu tạo nên chữ hội ý là:

1. Tượng hình hội ý với tượng hình: Như chữ 取 thủ do chữ 耳 nhĩ và 又
hựu gộp lại, 耳 nhĩ và 又 hựu đều là chữ tượng hình. ( Ý nghĩa ban đầu là

1
trong các cuộc săn bắn tóm bắt được dã thú hoặc chinh phạt được rồi cắt lấy
tai trái).
2. Tượng hình hội ý với chỉ sự: Như chữ 夲 thao do chữ 大 đại (tượng hình)
và 十 thập (chỉ sự) gộp lại.
3. Chỉ sự hội ý với chỉ sự: như chữ cổ do chữ 乃 nãi (chỉ sự) và chữ 夊
tuy (chỉ sự) gộp lại.
Sau khi hội ý xuất hiện, thành phần cấu tạo nên nó tăng lên ba loại là tượng hình,
chỉ sự và hội ý. Dùng phương thức kết hợp hai yếu tố mà nói, thì thành phần cấu tạo
nên chữ hội ý là:
4. Tượng hình kết hợp với hội ý: Như chữ 棥 phiền (bờ rào) do chữ 爻 hào
(tượng hình) và chữ 林 lâm (hội ý) hội ý lại. (Nhiều cây xếp lại thành bờ
rào).
5. Chỉ sự kết hợp với hội ý: Như chữ trấn do chữ 門 môn (hội ý) và chữ 下
hạ (chỉ sự) hội ý lại mà thành.

6. Hội ý kết hợp với hội ý: ví dụ như chữ do chữ 食 thực và chữ 臥 ngọa
hội ý, cả hai chữ này đều là chữ hội ý.
Sau khi chữ hình thanh xuất hiện, thì các thành phần cấu thành nên chữ hội ý tăng
lên thành bốn loại là tượng hình, chỉ sự, hội ý và hình thanh. Dùng phương thức kết
hợp hai yếu tố mà nói, thì thành phần cấu tạo nên chữ hội ý là:
7. Tượng hình kết hợp với hình thanh: Như chữ 竟 cánh do chữ 音 âm (hình
thanh) và chữ 儿 nhân (hội ý) kết hợp.
8. Chỉ sự kết hợp với hình thanh: Như chữ 討 thảo do chữ 言 ngôn (hình
thanh) và chữ 寸 thốn (chỉ sự) kết hợp.
9. Hội ý kết hợp với hình thanh: Như chữ 郵 bưu do chữ 垂 thùy (hình thanh)
và chữ 邑 ấp kết hợp.
10. Hình thanh kết hợp với hình thanh: Như chữ 設 thiết do chữ 言 ngôn
(hình thanh) và chữ 殳 thù (hình thanh) kết hợp.

2
Tóm lại, dùng phương thức hợp kết hợp hai yếu tố, thành phần cấu tạo của chữ hội
ý có 4 loại (tượng hình, chỉ sự, hội ý và hình thanh), dạng kết cấu cấu thành nên chữ
hội ý có 10 loại. Nếu dùng các phương thức kết hợp 3 thành phần, 4 thành phần mà
nói thì thành phần cấu tạo nên nó vẫn là 4 loại, nhưng hình thành kết cấu có rất
nhiều dạng, dùng phương thức này tạo ra chữ hội ý thì số lượng thay đổi rất nhiều.
So sánh với dùng đường nét tạo chữ của tượng hình và chỉ sự, đương nhiên thuận
tiên hơn nhiều. Cẩn thận mà nói, chữ tượng hình, chỉ sự của các nước, các chủng
tộc đều có thể có, không thể nói rằng là chỉ mình chữ viết Trung Quốc có, muốn so
sánh rõ rệt văn tự Trung Quốc với các quốc gia, chủng tộc khác thì so theo chữ hội
ý mà bắt đầu nói.

III. Phương thức kết hợp của chữ hội ý – “Hợp nghị”

“Hợp nghị” là gộp nghĩa của các loại chữ, cũng tức chỉ phương thức kết hợp của
chữ hội ý. Có 3 phương thức kết hợp chữ hội ý: Phương thức kết hợp nội hàm,
phương thức kết hợp theo quan hệ, phương thức kết hợp theo tỉ trọng.

1. Phương thức kết hợp nội hàm

Mỗi một chữ đều có nghĩa gốc, nghĩa phái sinh, nghĩa mô phỏng và nghĩa giả tá của
nó. Nghĩa gốc chỉ có một, nghĩa phái sinh, nghĩa mô phỏng và nghĩa giả tá thì có từ
0 đến vô hạn. Dùng phương pháp này tạo chữ, thì nội hàm kết cấu của chữ rất là
phức tạp, nay lấy kiểu kết hợp 2 thành phần, mà tình hình mỗi chữ là nghĩa gốc 1,
nghĩa phái sinh 1, nghĩa mô phỏng 1 và nghĩa giả tá 1 mà bàn, thì thành phần cấu
thành nên phương thức kết hợp nội hàm là:
1.1. Kết hợp nghĩa gốc và nghĩa gốc: Như chữ 休 hưu do chữ 亻 nhân và
chữ 木 mộc kết hợp lại, cả hai chữ này đều đang sử dụng nghĩa gốc. (Khi
người ta làm việc mệt nhọc thì ngồi nghỉ tại gốc cây).
1.2. Kết hợp nghĩa gốc và nghĩa phái sinh: Như chữ 知 tri do chữ 矢 thỉ
(lấy nghĩa phái sinh) và 口 khẩu (lấy nghĩa gốc) kết hợp. (Miệng nói lời
chính trực thể hiện sự hiểu biết).

3
1.3. Kết hợp nghĩa gốc và nghĩa giả tá: Như chữ 甚 thậm do chữ 甘 cam
(lấy nghĩa gốc) và chữ 匹 thất (lấy nghĩa giả tá) kết hợp.

1.4. Kết hợp hai nghĩa phái sinh: Như chữ cổ do chữ 乃 nãi và 夊 tuy
(đều lấy nghĩa phái sinh) kết hợp.
1.5. Kết hợp nghĩa phái sinh và nghĩa giả tá: Như chữ bảo do 匕 chủy
(lấy nghĩa giả tá) và chữ 十 thập (lấy nghĩa phái sinh) kết hợp.
1.6. Kết hợp nghĩa giả tá với nghĩa giả tá: hiện nay vẫn chưa tìm thấy.

2. Phương thức kết hợp theo quan hệ:

Phần “Thuyết văn thích lệ” trong sách Vương Quân thì nếu đi từ quan hệ mà giải
thích thì có 3 phương thức kết hợp:
2.1. Thuận đệ vi nghĩa hoặc gọi là Thuận thành kết hợp:
Nghĩa là nói thành phần cấu thành nên chữ hội ý có quan hệ mật thiết với nhau,
cũng như hợp lẽ thì thành sách, tức nhìn chữ thấy được ý nghĩa.
Trong Thuyết văn có nói rằng loại từ một bộ nào đó làm gốc kết hợp với một chữ
đều thuộc vào dạng này.
Ví dụ như chữ 公 công từ bộ 八 bát và chữ 厶 khư hội ý lại. (八 là trái ngược, 厶
là riêng tư, ngược với riêng tư là chung, 公 có nghĩa là chung).
2.2. Tịnh trĩ vi nghĩa hoặc Tịnh liệt kết hợp:
Nghĩa là nói thành phần cấu thành nên chữ hội ý có quan hệ rất xa, phải đồng thời
so sánh với nhau thì mới thấy nghĩa.
Thuyết văn có nói rằng loại thường dùng một bộ kết hợp với một bộ thì thuộc vào
dạng này.
Ví dụ như chữ cổ do chữ 乃 nãi và 夊 tuy hội ý lại mà thành.
2.3. Dĩ hình kiến nghĩa hoặc Y vị kết hợp:
Nghĩa là các thành phần cấu tạo nên chữ hội ý, dựa vào quan hệ vị trí thấy được ý
nghĩa.
Thuyết văn có nói rằng dạng thường lấy một bộ làm gốc, rồi dùng bộ đó mô phỏng
hình ảnh thì thuộc dạng này.

4
Ví dụ như chữ 門 môn, từ hai bộ 戶 hộ tượng hình mà thành.
Ở đây dựa vào phương thức mà các thành phần cấu thành nên chữ hội ý có quan hệ
với nhau mà nói, nếu lấy luôn cả hai loại nội hàm và quan hệ kết hợp, hơn nữa nếu
dựa vào tình hình các nét nghĩa giả tá, mô phỏng và vay mượn của mỗi chữ mà nói
thì tình trạng kết hợp càng phức tạp thêm, dựa vào phương thức kết hợp này để tạo
ra chữ hội ý thì số lượng chữ càng nhiều hơn nữa.

3. Phương thức kết hợp theo tỉ trọng:

Từ sự so sánh tính khinh-trọng, chính-thứ của các thành phần cấu thành nên chữ
tượng hình mà xét, thì phương thức kết hợp của chữ hội ý cũng có 2 loại:
3.1. Biểu loại biệt nghĩa:
Chữ hội ý loại này, nghĩa của thành phần cấu thành có chia tính khinh-trọng chính-
thứ, nét nghĩa trọng sẽ biểu thị đặc tính của nó.
Ví dụ như: chữ 某 mỗ. Thuyết văn: “Trái cây có vị chua, hội ý của 木 mộc và 甘
cam ”. Chữ mỗ từ bộ 木 mộc, biểu thị nó là một loại trái cây.
3.2. Biểu trợ thành nghĩa:
Chữ hội ý loại này, nghĩa của thành phần cấu thành không có tính khinh-trọng,
chính-thứ nên không biểu thị ý nghĩa về đặc tính của nó, mà cùng với thành phần
kia hỗ trợ nhau hình thành nên nét nghĩa chung của chữ hội ý đó.
Ví dụ như chữ 便 tiện. Thuyết văn: “An ổn vậy. Người có lúc an, có lúc bất an vậy.
Cho nên từ bộ 亻 nhân và chữ 更 canh (thay đổi)”. 便 tiện nghĩa là an ổn, mà “an
ổn” không là đặc tính của người, phải gộp chung hai chữ 亻 nhân và 更 canh lại
mới có được cái nghĩa là “an ổn”, đây chính là hai chữ 亻 nhân và 更 canh hỗ trợ
nhau tạo thành nét nghĩa “an ổn” vậy.

IV. Phân biệt giữa Hội ý và Hình thanh:

Bài Tựa sách “Thuyết văn” nói: “Thương Hiệt lúc đầu tạo chữ viết, đã dựa vào loại
sự vật mà mô phỏng (vẽ) hình ảnh chúng, cho nên gọi là “văn”; sau đó có đủ hình
và âm đọc thì được gọi là “tự”. Hình thanh và hội ý đều do kết hợp chữ mà tạo

5
thành, điểm khu biệt giữa chúng là ở chỗ: chữ hội ý là sự kết hợp giữa hình phù (kí
hiệu cho ý) và hình phù, bản thân của chữ không có mang theo âm phù (kí hiệu cho
âm), còn như chữ hình thanh thì kết hợp giữa hình phù và thanh phù, bản thân của
chữ có mang theo âm đọc. Cho nên chữ hội ý nói chung thường được gọi là chữ vô
thanh, còn chữ hình thanh được là chữ hữu thanh. Cho nên trước khi phân biệt chữ
hình thanh và chữ hội ý, hãy xét xem thành phần cấu thành nên chữ đó là thanh phù
hay là hình phù, đây chính là biện pháp thực tiễn và căn bản nhất.

V. Phân loại chữ hội ý:

Chữ hội ý được chia thành 5 loại: Dị văn hội ý, Đồng văn hội ý, Hội ý phụ gia họa
hình, Hội ý phụ gia phù hiệu, Biến thể hội ý.
Hai loại Dị văn hội ý và Đồng văn hội ý chiếm phần lớn số lượng chữ hội ý, ba loại
Hội ý phụ gia họa hình, Hội ý phụ gia phù hiệu, Biến thể hội ý chiếm số lượng ít
hơn.
Trong sách “Thuyết văn” giải thích chữ hội ý có nghĩa là gộp nghĩa các thành phần
lại, các thành phần cùng loại là Đồng văn hội ý, các thành phần khác loại là Dị văn
hội ý.
Ngoài ra, loại chữ mà sách “Thuyết văn” giải thích là một bộ nào đó kết hợp với
một chữ khác, chữ đó cũng là âm, người ta gọi là hội ý kiêm hình thanh hoặc hội ý
kiêm hài thanh, nhưng cũng xếp nó vào loại chữ hội ý.
Hội ý và hình thanh phân biệt với nhau ở chỗ chữ đó có mang thanh phù hay không,
vậy thì những chữ mà một bộ nào đó kết hợp với một chữ khác, chữ đó cũng là âm
đã mang thanh phù rồi, nên xếp nó vào chữ hình thanh thì hợp lí hơn.

1. Dị văn hội ý:

Hai chữ trở lên khác nhau kết hợp hình chữ lại, thì gọi là Dị văn hội ý.
Ví dụ:

1.1. Chữ 祭 tế. Thuyết văn: Triện văn nghĩa là cúng tế. Chữ 祭 tế do ba
bộ: bộ 示 thị , bộ 又 hựu và bộ 肉 nhục hội ý mà thành. Bộ 示 thị ý chỉ thần linh,

6
bộ 又 hựu chỉ người chủ trì buổi tế lễ, bộ 肉 nhục chỉ phẩm vật dâng lên cúng, ở
đây cả ba chữ đều đang sử dụng nghĩa dẫn thân, gồp chung cả ba chữ lại mới có
được cái nghĩa “cúng tế”.
1.2. Chữ 祝 chúc. Thuyết văn: Triện văn nghĩa là lời người chủ lễ đọc
kinh cúng tế. Chữ 祝 chúc do bộ 示 thị, bộ 儿 nhân và chữ 口 khẩu hội ý mà
thành. Cũng có người cho rằng phần bên trái là do chữ 兌 đoài tỉnh lược mà thành,
vì Kinh Dịch có nói 兌 đoài là giải thích quẻ bói (mai rùa), là người phù thủy.

1.3. Chữ 閏 nhuận. Thuyết văn: Triện văn nghĩa là tháng nhuận, 5 năm
thì nhuận 1 lần. Vào ngày lễ Cáo sóc, vua làm lễ ở Tổng miếu, riêng tháng nhuận
thì làm ở giữa Lộ tẩm môn, bộ 王 vương ở giữa chữ 门 môn. Trong sách Chu Lễ
viết: “Tháng nhuận nhà vua sẽ cúng tế ở giữa “Lộ tẩm môn”, đến tháng cuối cùng
của năm”. Chữ 王 vương ở trong chữ 门 môn, đây là loại dùng hình mà thấy được
nghĩa.Tháng nhuận là nói về thời gian chênh lệch giữa Dương lịch và Âm lịch mỗi
năm là khoảng 11 ngày, cứ mỗi ba năm thì lệch khoảng một tháng, gọi là tháng
nhuận. Thời xưa, tháng nhuận này được xếp vào tháng cuối cùng của năm. Nên
Thuyết văn mới giải thích là: “Tháng cuối cùng của năm”. Giáp cốt văn, Kim văn
đều có tháng thứ 13, sau tháng 12 tức là tháng nhuận. Chữ 閏 nhuận do chữ 门
môn và bộ 王 vương hội ý mà thành.
1.4. Chữ 告 cáo. Thuyết văn: Triện văn là trâu bò hay húc người. Vì có
sừng nên phải buộc cây chắn ngang, phải báo cho mọi người biết. Chữ 告 cáo do
bộ 口 khẩu và bộ 牛 ngưu hội ý mà thành. Trong Kinh Dịch nói: “Húc trẻ chăn
trâu”. Thường những chữ nào có liên quan đến “đâm, húc” đều có bộ này. Nghĩa
gốc của chữ 告 cáo là khấn cúng, bộ 牛 ngưu tượng trưng cho vật hiến tế, bộ 口
khẩu biểu thị ý cúng tế phải dùng miệng khấn vái.

1.5. Chữ 名 danh. Thuyết văn: Triện văn là tên của mình. Chữ 名 danh
do bộ 口 khẩu và bộ 夕 tịch hội ý mà thành. Ban đêm thì trời tối, không thể nhìn
thấy nhau, nên dùng miệng để gọi tên.

7
1.6. Chữ 伐 phạt. Thuyết văn: Triện văn là đánh. Bộ 亻 nhân chỉ người
cầm cây giáo, có người lại cho rằng là “thất bại”, cũng có nghĩa là “chặt, đẵn”. Chữ
伐 phạt do bộ 亻 nhân và bộ 戈 qua hội ý mà thành. Mô phỏng hình cái cổ người bị
kê trên cây giáo, đây là loại dựa vào hình mà thấy được nghĩa. “Thuyết văn” giải
thích “người cầm cây giáo” là dựa vào Triện văn, không chính xác.

1.7. Chữ 臭 xú/khứu. Thuyết văn: Triện văn là loài vật nuôi vừa chạy đi
rồi đánh hơi mà biết được dấu vết của chính mình, là con chó. Chữ 臭 xú/khứu do
bộ 犬 khuyển và chữ 自 tự hội ý mà thành. Chữ 自 tự là hình thức ban đầu của
chữ 鼻 tị. Mũi chó đánh hơi rất nhạy, sau phái sinh ra thành “cái mùi được ngửi
thấy”, lại phái sinh tiếp thành mùi thối, âm đọc cũng biến đổi thành “xú”.

1.8. Chữ 男 nam. Thuyết văn: Triện văn là người đàn ông. Chữ 男 nam
do bộ 田 điền và bộ 力 lực hội ý mà thành. Ý nói người đàn ông giỏi giang, mạnh
mẽ với việc đồng ruộng. Thường những chữ nào có liên quan đến “đàn ông” đều có
bộ này.

1.9. Chữ 仄 trắc. Thuyết văn: Triện văn nghĩa là cúi đầu, khom xuống.
Chữ 仄 trắc do bộ 人 nhân và bộ 厂 hán hội ý mà thành, (人 nhân) người cư trú
trong nhà ở sườn núi (厂 hán). 厂 hán là cái nhà, bộ 人 nhân ở dưới bộ 厂 hán,
đây cũng là dựa vào hình mà thấy được ý nghĩa. Người cư trú trong hang hốc,
không thể không cúi đầu, cho nên mới có cái nghĩa là “khom xuống”.
1.10. Chữ 某 mỗ. Thuyết văn: “Triện văn là một loại trái cây có vị chua.
Chữ 某 mỗ từ bộ 甘 cam và bộ 木 mộc hội ý mà thành. 闕 khuyết”. Hứa Thận cho
nghĩa của mỗ là trái cây có vị chua. Nhưng lại hội ý có bộ 甘 cam (甘 cam nghĩa là
ngọt), nhưng như thế ông cũng không hiểu tại sao. Nên để chữ 闕 khuyết là thế.
Đoàn Ngọc Tài chú rằng: Cam là cái sinh ra chua, người ăn quá ngọt sẽ biến đổi
thành vị chua.

2. Đồng văn hội ý:

Hai cá thể trở lên, từ cùng một chữ, kết hợp chúng lại, thì gọi là Đồng văn hội ý.

8
Ví dụ:
2.1. Chữ 玨 giác. Thuyết văn: Triện văn là hai viên ngọc đính liền nhau
(ngọc kép) gọi là một giác. Phàm những chữ nào có liên quan đến “ngọc kép” đều
có bộ này. Chữ 玨 giác do hai bộ 王 ngọc hội ý mà thành, “Thuyết văn” giải thích
là “hai viên ngọc gộp liền nhau (ngọc kép) gọi là một giác”, giải thích nghĩa mà
đồng thời giải thích hình, đây là dạng hình ở trong nghĩa.

2.2. Chữ ngân. Thuyết văn: “Triện văn hai con chó cắn nhau. Chữ
ngân từ hai bộ 犬 khuyển hội ý mà thành. Thường những chữ nào có liên quan
đến “cắn nhau” đều có bộ này”.

2.3 Chữ 並 tịnh. Thuyết văn: Triện văn là đều nhau. Chữ 並 tịnh từ hai
bộ 立 lập hội ý mà thành. Thường những chữ nào có liên quan đến “đều, bằng
nhau” đều có bộ này.

2.4. Chữ 卉 hủy. Thuyết văn: Triện văn là tên gọi chung của các giống
cỏ. Chữ 卉 hủy từ bộ 艸 thảo và bộ 屮 triệt hội ý mà thành.

2.5. Chữ 羴 chiên. Thuyết văn: Triện văn là mùi tanh hôi của loài dê.
Từ ba bộ 羊 dương hội ý mà thành. Thường những chữ nào có liên quan đến “mùi
hôi của dê” đều có bộ này.

2.6. Chữ 猋 tiêu. Thuyết văn: Triện văn là hình dạng đàn chó chạy. Từ
3 bộ 犬 khuyển hội ý.

2.7. Chữ 轟 oanh . Thuyết văn: Triện văn là tiếng ầm ầm, tiếng của
đoàn xe đang chạy.Từ 3 bộ 車 xa hội ý mà thành.

2.8. Chữ 茻 mãng/võng. Thuyết văn: Triện văn là cỏ mọc rậm rạp. Từ 4
bộ 屮 triệt hội ý mà thành. Thường những chữ nào có liên quan đến “cỏ mọc rậm”
đều có bộ này.
2.9. Chữ nao/trấp . Thuyết văn: Triện văn là ồn ào, nói nhiều. Từ bốn
bộ 口 khẩu hội ý mà thành. Thường những chữ nào có liên quan đến “ồn ào” đều
có bộ này. Đọc giống chữ 戢 trấp (阻立切 trở lập thiết), lại có âm khác là 呶 nao.

9
2.10. Chữ 炎 viêm. Thuyết văn: Triện văn:
là ngn la. T hai b
hỏa hội ý mà thành. Thường những chữ nào có liên quan đến “ngọn lửa” đều có bộ
này.

3. Hội ý phụ gia đồ hình:

Dùng một chữ hội ý làm chủ thể, hoặc từ hai chữ trở lên kết hợp lại, thêm vào một
hình vẽ (chưa thành chữ), gộp chung hai cái thành một chữ, thì gọi nó là Hội ý phụ
gia đồ hình. Cũng có người gọi nó là Hội ý phụ gia tượng hình, hoặc Hội ý kiêm
tượng hình.
Ví dụ:

3.1. Chữ 爨 thoán. Thuyết văn: Triện văn Nước Tề gọi là “hân thoán, là

nấu nướng”. Phần trên tượng trưng cho cái nồi, còn hình 冂 tượng trưng cho
cái miệng lò, bộ 廾 củng chỉ cho việc đẩy củi 林 (bộ lâm) vào lửa 火 (bộ hỏa).
Đây là chữ do tiếng địa phương nước Tề tạo ra. Từ bốn bộ 臼 cửu, 廾 củng, 林

lâm và 火 hỏa, thêm vào và 冂 đều chưa thành chữ. tượng trưng cho cái
nồi, còn 冂 tượng trưng cho miệng cái lò hội ý mà thành.

3.2. Chữ 爵 tước. Thuyết văn: Triện văn là dụng cụ dùng để tế lễ. Phần

mô phỏng hình chim sẻ, trong có 鬯 sưởng là rượu, bộ 又 hượu mô phỏng


hình cánh tay cầm phẩm vật để dâng cúng. Cho nên sau này làm ly uống rượu giống
hình con chim sẻ, và phát ra tiếng kêu “túc túc” của nó. Chữ 爵 tước do 鬯 sưởng,
bộ 又 hội ý mà thành, mô phỏng hình cái ly để uống hình chim sẻ, nhưng đã tỉnh

lược bớt ba cái chân của nó 雀 , chưa thành chữ.

3.3. Chữ 熏 huân. Thuyết văn: Triện văn là khói từ lửa bốc lên trên. Từ
bộ 屮 triệt và bộ 黑 hắc hội ý, hai bộ này mô phỏng hình khói bốc lên. Bộ 黑 hắc
làm chủ thể, thêm hình vẽ để mô phỏng hình ngọn khói bốc lên, chưa thành
chữ. Bộ 黑 hắc là từ bộ song và bộ 炎 viêm hội ý mà thành. Bộ song là hình

10
thức cổ của 囪 song này. Thuyết văn giải thích là “bộ 屮 triệt và bộ 黑 hắc hội ý”,
như vậy là dị văn hội ý, chưa chính xác.

3.4. Chữ 侯 hầu. Thuyết văn: Triện văn là cái bia để bắn cung trong buổi
tế lễ và săn bắt đầu xuân. Từ bộ 亻 nhân và bộ 厂 hán hội ý mà thành. Mô phỏng
mảnh vải được căng lên, mũi tên bắn qua ở bên dưới nó. Vua thì bắn gấu, hổ và beo,
chinh phục loài hung mãnh. Chư hầu thì bắn gấu, hổ. Quan đại phu bắn nai, âm đọc
là “mê”, bắn đi sự nghi ngờ. Sĩ đại phu bắn nai, lợn rừng, vì nông nghiệp mà trừ hại
vậy. Họ chúc nhau rằng: “Không chịu về chầu vua, không quy thuận về vua ta, cho
nên chống lại thì mà bắn chúng mày”. Từ bộ 亻 nhân và bộ 矢 thỉ hội ý, mô phỏng
hình tấm vải được căng lên làm bia, nó chưa thành chữ. Thuyết văn giải thích rằng
bộ 亻 nhân, bộ 矢 thỉ và bộ 厂 hán hội ý, cho nó là dị văn hội ý là chưa chính xác.

3.5. Chữ 或 hoặc. Thuyết văn: Triện văn có nghĩa là lãnh thổ. Từ bộ 口
khẩu hội ý với chữ 戈 qua, ôm lấy chữ nhất 一, nhất tượng trưng cho đất đai. Nói
rõ hơn là 或 hoặc là hình thức đầu của chữ quốc 國 quốc, bộ 口 khẩu là hình thức
ban đầu của chữ 圍 vi, biểu thị cương vực được phân định, bộ 戈 qua biểu thị cho
sự phòng vệ, giữ gìn, nét ngang nhỏ “-”, biểu thị cho đất, chưa thành chữ.

4. Hội ý thêm kí hiệu:

Có hai phần: một là dùng một chữ hội ý làm chủ thể, hoặc từ hai chữ trở lên ghép
chúng lại, hai là thêm một kí hiệu chưa phải là chữ, gộp cả hai lại thì được chữ mới,
gọi chữ đó là hội ý thêm kí hiệu; có người còn gọi nó là hội ý phụ gia chỉ sự, hội ý
kiêm chỉ sự.
Ví dụ:

4.1. Chữ 畫 họa. Thuyết văn: “Triện Văn , mốc ranh giới, bộ 聿 duật,
phỏng theo chữ 田 điền đường ranh giới bốn phía. Phàm những chữ nào có liên
quan đến “ranh giới” đều thuộc 畫 họa.”
Thuyết minh: chữ 介 giới, văn tự ban đầu là chữ 界 giới. Do chữ 聿 duật và 田
điền hội ý, trong đó 聿 duật là hình thức ban đầu của chữ 筆 bút, ý từ dựa theo nét

11
vẽ để phân chia ranh giới ruộng. Bốn nét xung quanh mô phỏng đường ranh bốn
phía của đám ruộng, do đất ruộng thời xưa rất rộng, ranh giới không rõ ràng, nên
đây chỉ là mô phỏng trừu tượng, chưa thành chữ.

4.2. Chữ 胤 dận. Thuyết văn: “Triện văn , con cháu nối tiếp nhau. Chữ
肉 nhục và chữ 八 bát, phỏng theo sự lớn lên (phát triển). Bộ 幺 yêu cũng phỏng
theo sự tăng chồng thêm.”
Thuyết minh: bộ 肉 nhục và chữ 八 bát hội ý. 八 bát biểu thị nghĩa phân biệt, con
cháu khác biệt với tổ tiên. 肉 nhục biểu thị cốt nhục gần gũi lẫn nhau. Kí hiệu hai
vòng tròn liền nhau trong chữ Triện văn, biểu thị ý nghĩa sự tiếp nối liên tục, chưa
thành chữ.

5. Biến thể hội ý:

Lấy chữ hội ý làm chủ thể, hoặc từ hai cá thể trở lên lấy hình dạng ghép lại, và thay
đổi vị trí của nó, gọi là biến thể hội ý.
Ví dụ:
5.1. Chữ phan. Thuyết văn: “Triện văn , kéo đi. Ngược lại với bộ 廾
củng. Phàm những chữ nào có liên quan đến “dắt, kéo đi” đều có bộ này.”
Thuyết minh: 廾 củng là 左 tá và 又 hựu hội ý, chữ phan này là bộ 廾 củng mà hai
bộ 左 tá và 又 hựu đổi vị trí trái phải cho nhau, mang nghĩa cũng trái ngược, ý
nghĩa chắp tay của chữ củng, cho nên dựa vào đó chú là lôi kéo.
5.2. Chữ 北 bắc. Thuyết văn: “Triện văn , làm trái, ngược, không hòa với
nhau. Phỏng theo hai người quay lưng lại với nhau. Phàm những chữ nào có liên
quan đến trái ngược đều thuộc 北 bắc.”
Thuyết minh: bộ 从 tòng, từ hai chữ 人 nhân hội ý lại, biểu thị nghĩa thuận theo
nhau. Chữ bắc từ hai chữ 人 nhân mà thay đổi vị trí trái phải, nghĩa cũng trái ngược
nhau, cho nên có nghĩa “làm trái” .

12
5.3. Chữ 比 tỷ. Thuyết văn: “Triện văn , liền kề, thân thiết. Hai bộ 人
nhân thành chữ 从 tòng, lật ngược thành chữ 比 tỷ. Phàm những chữ nào có liên
quan đến “liền kề” đều có chữ này.”
Thuyết minh: “比 tỷ từ 从 tòng nhưng mà biến đổi vị trí của chúng trái phải ngược
nhau, nghĩa cũng ngược nhau. Chữ 从 tòng do hai chữ 人 nhân hội ý, người ở trước
là tôn quý hơn, người ở phía sau là thấp kém hơn. Chữ 比 tỷ thì ngược lại, không
chia tôn ti, cho nên mới có nghĩa là “thân thiết, liền kề”.

5.4. Chữ 丸 hoàn. Thuyết văn: “Triện văn , nghĩa là hình tròn. Nghĩa
khác là nghiêng ngã mà đổi phương hướng. Ngược lại với 仄 trắc. Phàm những
chữ nào có liên quan đến “nghiêng ngã” đều thuộc bộ này”.
Thuyết minh: chữ 丸 hoàn chính là chữ 仄 trắc thay đổi vị trí trái phải mà thành.
Nghĩa cũng tương phản. 仄 trắc nghĩa là: “nghiêng ngửa”. Còn 丸 hoàn thì
“nghiêng ngửa nhưng lăn tới”. 圜 hoàn/viên và 丸 hoàn trùng âm vận, ở đây là
dạng thuận thanh. 圜 hoàn/viên là vật mà hình thể có thể lăn, đây là nghĩa phái sinh
của nó. Phàm là chữ thuận thanh thì ắt là mang nghĩa phái sinh của chữ mà nó giải
thích, mà nét nghĩa “nghiêng ngã mà lăn tới” đã bổ sung cho việc chỉ rõ chữ được
giải thích và chữ thuận thanh, thực ra tức là cái nghĩa gốc của chữ 丸 hoàn.
5.5. Chữ 乏 phạp. Thuyết văn: “Triện văn , truyện Xuân Thu viết: “Lật
ngược 正 chính sẽ là 乏 phạp”.
Thuyết minh: 正 chính từ 一 nhất và 止 chỉ hội ý, 乏 phạp từ chữ 正 chính
nhưng mà biến đổi vị trí của chúng trái phải ngược nhau. Nghĩa cũng ngược nhau
với nghĩa của chữ 正 chính. Không ngay thẳng thì bạn bè xa cách mình, cho nên
nghĩa là nghèo khốn.

6. (Phụ) Hội ý kiêm hài thanh:

Có một số học giả chú thích loại chữ mà trong sách Thuyết văn chú “Từ một bộ
ghép với một chữ khác, mà chữ đó cũng cho âm đọc” là “Hội ý hài thanh”, hoặc
“Hội ý kiêm hình thanh”, hoặc “Hội ý diệc thanh” mà xếp chúng vào loại hội ý. Có

13
một số chữ mà Đại Từ Bổn chú là “Từ một bộ nào đó, kết hợp với một chữ nào đó
hội ý”, còn phần còn lại, như Đoàn Ngọc Tài chú là “Từ một bộ nào đó, kết hợp với
một chữ khác, mà chữ này cũng cho âm đọc”, thậm chí còn chú là: Một bộ cho ý,
một chữ cho âm đọc, việc chú thích hình nghĩa của các nhà học giả có bất đồng. Có
một số chữ trong sách Thuyết văn đều chú là: “Một bộ hội ý với một chữ”, mà Đoàn
Ngọc Tài chú là: “chữ này cũng cho âm đọc”.
Dưới đây là những chữ bị xem là hình phù, hoặc xem là thanh phù, hoặc trông từa
tựa hình phù mà thật ra là thanh phù. Sự xếp loại vào lục thư của các học giả đang
còn tranh cãi, có người thì cho là hội ý, có người thì cho là hình thanh. Ở phần trước
chúng tôi đã bàn qua, điểm phân biệt giữa hội ý và hình thanh là chữ được xét có
mang thanh phù không, nếu có thì xếp vào loại hình thanh là hợp lý hơn. Sau đây,
xếp chúng vào phần phụ, để cùng nhau tham khảo.

1. Chữ 琀 hàm. Thuyết văn: “Triện văn là ngọc để trong miệng người chết.
Bộ 玉 ngọc và chữ 含 hàm, 含 hàm cũng cho âm đọc”.

2. Chữ 叛 bạn. Thuyết văn: “Triện văn là bạn bè. Bộ 半 bán và và chữ 反
phản, mà 半 bán cũng cho âm đọc”.

3. Chữ 返 phản. Thuyết văn: “Triện văn là đi ngược trở lại. Từ bộ 辶 sước
và chữ 反 phản, chữ 反 phản cũng là âm đọc. Thương Thư nói: “Tổ tiên ta
trở về”.

4. Chữ 政 chính. Thuyết văn: “Triện văn là sửa cho ngay thẳng. Bộ 攴
phốc và chữ 正 chính, chữ 正 chính cũng cho âm”.

5. Chữ 婢 tì . Thuyết văn: “Triện văn là người hầu của người phụ nữ. Bộ
女 nữ và chữ 卑 ti, mà ti cũng là âm”.

6. Chữ 君 quân. Thuyết văn: “Triện văn là bậc được tôn kính. Bộ 尹 duẫn
và chữ 口 khẩu. Chữ 口 khẩu dùng để phát ra dấu hiệu cung kính”. (Đoàn
Ngọc Tài, chú: 尹 duẫn cũng là âm đọc).

14
7. Chữ 祫 hợp. Thuyết văn: “Triện văn là hợp tế tổ tiên, thân sơ, gần xa.
Chu Lễ ba năm thì gộp chung”.
Thuyết minh: thời cổ 祫 hợp và 合 hợp đồng âm. 合 hợp phải là thanh phù.

8. Chữ 命 mệnh . Thuyết văn: “Triện văn , nghĩa là sai khiến.


Thuyết minh: 命 mệnh cùng với 令 lệnh trùng âm, 命 mệnh phải là thanh
phù.

15
MỤC LỤC:
I. Khái niệm chữ hội ý................................................................................................1

II. Thành phần cấu tạo nên chữ hội ý - “Bỉ loại”........................................................1

III. Phương thức kết hợp của chữ hội ý – “Hợp nghị”................................................3

1. Phương thức kết hợp nội hàm...........................................................................3

2. Phương thức kết hợp theo quan hệ...................................................................4

3. Phương thức kết hợp theo tỉ trọng....................................................................5

IV. Phân biệt giữa Hội ý và Hình thanh......................................................................6

V. Phân loại chữ hội ý.................................................................................................6

1. Dị văn hội ý.......................................................................................................6

2. Đồng văn hội ý..................................................................................................9

3. Hội ý phụ gia đồ hình.....................................................................................10

4. Hội ý thêm kí hiệu..........................................................................................11

5. Biến thể hội ý..................................................................................................12

6. (Phụ) Hội ý kiêm hài thanh.............................................................................14

16

You might also like