ÂM VẬN NÔM

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

音韻學喃

THI:
QUY LUẬT CHỈNH ÂM: chỉnh phụ âm đầu, chỉnh vần, chỉnh thanh
điệu
vì không thể ghi âm chính xác nên mới có quy luật chỉnh âm, Cách chỉnh
âm từ thành tố biểu âm (âm HV/âm Nôm) sang âm đọc chữ Nôm căn bản
theo nguyên tắc: các âm tố cùng tính cách phát âm và cùng chỗ phát âm,
hoặc có cấu âm gần nhau thì thường đi chung nhau và chuyển đổi
nhau.
- dựa vào vị trí phát âm, phụ âm đầu chia làm 5 nhóm:
+ phụ âm môi
+ phụ âm đầu lưỡi
+ phụ âm mặt lưỡi
+ phụ âm gốc lưỡi
+ phụ âm thanh hầu

- giới âm (âm đệm): trung gian giữa âm đầu với âm chính


- mô hình âm tiết: âm đầu, vần, thanh điệu.
- âm nguồn, âm xuất phát => âm đích
- trừ A1, A3 còn lại đều phải điều chỉnh (vần chuyển qua vần, âm đầu
chuyển qua âm đầu, thanh điệu chuyển qua thanh điệu)
PHỤ ÂM ĐẦU:
- Nguyên tắc/ quy luật/ cách thức:
+ các phụ âm cùng chỗ/ vị trí phát âm hoặc có vị trí phát âm gần
nhau chuyển chỉnh cho nhau
+ âm môi (b, m, f, v): chuyển qua chuyển lại (buồng - phòng,
vùng - phùng, bàn - mâm, phong - bông)
+ đ ghi âm n
điện: âm xuất phát, thêm bộ thổ => nền, độc => nộc
+ l ghi âm r, d, tr, ch (l chỉnh nhiều nhất)
chữ lan ghi âm dan
chữ lâu ghi âm trâu
chữ lỗi ghi âm chùi
chữ liễu ghi âm nếu
chữ lâu ghi âm sâu
+ đ ghi âm d
trên đưới = > trên dưới
đao => dao
đạm => dặm
đái => đưới => dưới
cây đa => cây da
+ nói gộp
tlâu => trâu, tâu, lâu
blời => trời, lời
+
sở => thửa
+ trường hợp đặc biệt: vị trí xa nhau
h => v
hoàng => vàng
hồi => về
ÂM CUỐI: 8 phụ âm
- tiếng phổ thông TQ: m => n
- trong tiếng việt một mảng chuyển m => n
+ yêu nhau lắm, cắm nhau đau
+ Vd: bàn > mâm 盤, miên > mềm 綿, nam > nen 揇…
- chữ nôm dùng như một hệ thống: TK 13 phong trào làm thơ chữ
Nôm do Nguyễn Thuyên khởi xướng
- âm Hán Việt có từ lúc: năm 938
- âm Hán Việt là tiền đề hình thành chữ nôm
- âm Hán Việt là âm đọc tiếng Hán của người Việt bắt nguồn từ âm
đọc chữ Hán của người Hán
- chữ Nôm chưa bao giờ được điển chế thành một hệ thống chữ viết
chính thức
- Chữ Nôm đã manh nha có khi âm Hán Việt chưa thành hệ thống (manh
nha xuất hiện thời bắc thuộc)
- có khả năng chữ Nôm hình thành đồng thời với sự hình thành âm
HV TK 10 chứ không đợi cho cách đọc HV ổn định (sách GS NK)
- cách đọc HV là một cách đọc bắt nguồn từ tiếng hán giai đoạn cuối
đời đường
- chữ nôm không thể nào ra đời trước TK 7, 8. sớm nhất thì cũng chỉ
TK 9, 10 trở đi mới có đủ tiền đề xuất hiện. (GS Bửu Cầm)
- cuối TK 18, 19 là đỉnh cao nhất của chữ Nôm qua sự thành công của
thơ Nôm
- chữ Nôm suy tàn vào đầu thế kỷ 20
- sự kết thúc việc dùng chữ Hán ở nước ta vào đầu TK 20, chữ Hán
dạy ở nhà trường đến những năm 60 ở miền Nam chỉ được coi là cổ
ngữ
- một từ tiếng việt có thể viết thành dăm ba chữ Nôm, một chữ Nôm
có thể ghi âm dăm ba từ tiếng việt.
- chữ Nôm có màu sắc địa phương, phản ánh đặc điểm ngữ âm vùng
miền.

VĂN TỰ NÔM
Lục thư:
- Từ loại chữ có sẵn có nghĩa ghép lại thành chữ có nghĩa mới => chữ hội ý
- ghép 2 chữ hoặc 2 thành tố, thành tố biểu ý là hình, thành tố biểu âm là
thành => chữ hình thanh
- giả tá: mượn chữ đã có dùng thay cho một chữ chưa có (lấy âm đã có
hoặc âm khác), vd: mượn chữ trường: dài nhưng lấy âm trưởng: lớn lên)
- chuyển chú: Biến đổi dạng chữ này một chút thành chữ kia, với âm gần
giống mà cùng nghĩa. Chẳng hạn chữ “khảo” 考, được thay đổi chút ít để
thành chữ “lão” 老, cả hai đều có nghĩa là già nua. (chuyển chữ này để
chú chữ kia)
Chữ Nôm:
- chữ Nôm mượn: hội ý, hình thanh, giả tá
- chữ Nôm sử dụng chất liệu là chữ Hán đọc theo âm Hán Việt.
- ngữ âm thay đổi liên tục (ngữ nghĩa ít thay đổi hơn, chữ viết không thay
đổi), cả Hán lẫn Việt
- Âm hán việt việt hóa là biến thể dân gian của âm Hán Việt
- văn tự Nôm là văn tự phái sinh từ văn tự Hán (đặc thù chữ Hán: mỗi
chữ đều có hình âm nghĩa, là văn tự khối vuông nghĩa là một chữ là một
tiết đọc lên một tiếng Việt gói gọn trong một ô vuông)
- kế thừa một số nguyên tắc cấu tạo của chữ Hán
- tiêu chí phân loại: hình, âm, nghĩa
- 2 loại lớn:
tiêu chí hình thể
+ A: vay mượn (có sẵn), về hình thức chữ viết có y như trong chữ
Hán
+ B: sáng tạo, không có trong chữ Hán, bẻ ra thì có, lắp ghép hai
hoặc ba thành tố hoặc bỏ bớt đi
- ba hệ thống âm đọc
+ âm Hán Việt (vai trò lớn): là âm đọc chữ Hán của người Việt bắt
nguồn từ âm đọc tiếng Hán của người Hán dạy cho dân ta vào thời
Đường Tống (trước khi Việt Nam giành độc lập năm 938), chịu tác
động của ngữ âm và ngữ âm lịch sử tiếng Việt, âm Hán Việt thay
đổi theo sự thay đổi trong nhà trường, âm chính thức, âm nghi
thức, âm bác học, âm hàn lâm
+ âm cổ Hán Việt (âm tiền Hán Việt, âm Hán Việt cổ): là âm đọc chữ
Hán của người Việt bắt nguồn từ âm đọc tiếng Hán của người Hán
dạy cho dân ta trước giai đoạn Đường Tống, ví dụ như tiền thân
của “ph” là “b”, tiền thân của phụ là bố, mùi -> vị, mùa -> vụ, mô
-> vô,
+ âm Hán Việt Việt hóa (âm hậu Hán Việt, âm phi hán việt, ít hơn
âm Hán Việt): là âm đọc tiếng Hán của người Việt bắt nguồn từ âm
Hán Việt và chịu sự tác động của ngữ âm lịch sử tiếng Việt, ví dụ
chữ hán cận có âm việt hóa là gần, kê -> gà, kính -> gương, một
mảng từ vựng trong tiếng Việt có phụ âm đầu là c đã chuyển thành
g lôi kéo một số từ hán việt có phụ âm đầu là c cũng chuyển thành
g (cấu ->gạo), phụ âm cuối là m đã chuyển thành n (tiếng hán
chuyển toàn bộ, tiếng việt một mảng)
- Sơ đồ:
+ A5 mượn âm A2 nhưng không mượn nghĩa (như mượn chữ là
trong lụa là nhưng không mượn nghĩa là mỏng)
+ A6 là A5, A2 đọc chệch
+ A4 phải dựa vào âm Hán Việt nhưng không phải âm Hán Việt (A5,
A6 có thể xếp vào A4)
- Chữ Nôm đã manh nha có khi âm Hán Việt chưa thành hệ thống
- Mối liên hệ giữa chữ Nôm và chữ Hán:
+ Hình: bê nguyên si, giống một phần không giống trọn vẹn (trường
hợp đặc biệt: 找 (Hán: trảo, Nôm: quơ), 沚, 塘,淶, 位), B8 chiếm
khoảng 80% trong loại chữ sáng tạo; A1, A2 chiếm trên 60% chữ
nôm (chiếm nhiều nhất), loại chữ nôm sáng tạo chiếm rất ít, điều
đó lý giải tại sao
+ Âm: (lấy âm Hán Việt làm chuẩn) mượn âm chính xác (A1, A3),
mượn âm không chính xác (A2, vd 折: chết), không liên quan âm
(A7, B6, B7)
+ Nghĩa: A1, A2, A7, B6, B7, B10 (tương quan nghĩa, lấy nghĩa gián
tiếp).
+ Dùng âm Hán Việt để ghi âm tiếng Việt: ghi âm chính xác (nhiều,
vì có nhiều từ Hán Việt), ghi âm không chính xác
- Chữ Nôm và tiếng Việt: chữ viết âm đọc và ý nghĩa
+ chữ Nôm được chú trọng: triều đại nhà Hồ, Tây sơn Nguyễn Huệ
+ ghi âm tiếng Việt kèm theo ghi nghĩa về sau có khuynh hướng ghi
âm => sự tiến bộ của chữ viết (quy luật)
- Giữa các thành tố trong một chữ Nôm: (loại B)
+ Âm với âm
+ ý với ý
+ Âm với ý
- 1956: chữ giản thể trở thành chữ chính thức của CHNDTH

You might also like