VHCD

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1944. Giọt châu tầm tã, đẫm tràng áo xanh.

Áo xanh, do chữ thanh sam 青衫 : áo của nho sĩ hay của hạng đàn ông lịch sự.
Nguyễn Du mượn ý từ bài thơ Đường Tì bà hành 琵琶行 của Bạch Cư Dị:
“Tựu trung khấp hạ thuỷ tối đa, Giang-châu tư mã thanh sam thấp” nghĩa là kể
trong đám ngồi ai khóc nhiều hơn cả? Có quan tư mã Giang-châu (nước mắt)
đẫm cả vạt áo xanh. Tác giả mượn ý đó để nói: Thúc Sinh khóc nước mắt đẫm
cả tràng áo.
1976. Con tằm đến thác, cũng còn vương tơ!
Câu này lấy ý thơ từ câu thơ cổ trong bài thơ Vô Đề của Lý Thương Ẩn đời
Đường: "Xuân tàm đáo tử ti phương tận 春 蠶 到 死 絲 方 盡 " có nghĩa là con
tằm xuân đến chết mới hết nhả tơ. Câu thơ của Lý Thương Ẩn nói đến tình yêu
nam nữ, về mối tình sâu nặng nhưng đành phải chia lìa, câu thơ dường như còn
ám chỉ tấm lòng yêu nước thương dân của Lý thương Ẩn đến chết mới thôi.
Nguyễn Du mượn ý của câu thơ này viết thành: “Con tằm đến thác, cũng còn
vương tơ!”. Ở thơ Lý thương Ẩn, con tằm chỉ dứt việc nhả tơ khi mà nó chết đi,
còn với Nguyễn Du, ông còn làm cho nỗi lưu luyến day dứt hơn nữa khi con
tằm dẫu có chết đi thì tơ vẫn còn vương mãi. Nguyễn Du đã khéo léo hoán cải
điển cố nhằm khẳng định tấm lòng thương nhớ Thuý Kiều của Thúc sinh không
bao giờ dứt. Nhưng câu này lại do Thúc Sinh thốt ra, trớ trêu thay vì chính Thúc
Sinh đã bỏ rơi Kiều, đẩy nàng vào chỗ bi ai một lần nữa. Việc vận dụng thơ
Đường và sáng tạo ra ý mới cho thấy Nguyễn Du thực sự tài năng và bản lĩnh.

2030. Tiếng gà điếm Nguyệt, dấu giày cầu sương.


Câu thơ này lấy ý từ hai câu thơ Đường trong bài thơ Thương sơn tảo hành 商

山早行 của Ôn Đình Quân: “Kê thanh mao điếm nguyệt / Nhân tích bản kiều
sương 雞聲茅店月 / 人跡板橋霜 ” . Điếm nguyệt là điếm cỏ dưới trăng, cầu
sương là cầu văn có sương ướt. Cả câu này có nghĩa là tiếng gà gáy nơi điếm cỏ
dưới trăng, vết chân người in trên ván có sương ướt. Ôn Đình Quân chỉ là điểm
qua những thứ bắt gặp trên đường đi sớm như tiếng gà gáy sáng, bóng trăng tà,
dấu chân người, cầu gỗ, sương mà sao lại dấy lên nỗi cô đơn, lạnh lẽo, hãi hùng.
Nguyễn Du đã dụng hóa hai câu này thành câu bát: “Tiếng gà điếm Nguyệt, dấu
giày cầu sương”. Nguyễn Du đã khéo léo nhắc lại những hình ảnh ấy nhằm
khắc họa hình ảnh nàng Kiều cô đơn lạc lõng, nơm nớp lo sợ chạy trốn giữa
trăng mờ, sương lạnh. Từ hai câu thơ Đường Nguyễn Du đã gộp lại thành một
câu bát nhưng ở đó không hề có sự khổ ép hay chắp vá, vẫn vô cùng mượt mà
và tự nhiên.

2224. Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.


Nghi gia: chỉ con gái về nhà chồng. Kinh thi: Đào Chi yêu yêu, chước chước kỳ
hoa, chi tử vu quy, nghi kỳ thất gia = cây đào xanh non, hoa nở đỏ hồng; cô con
gái kia về nhà chồng, chắc hòa thuận được vợ chồng và gia đình nhà chồng.

2230. Gió đưa bằng tiện đã lìa dặm khơi


Câu này tả cảnh Từ Hải, thanh gươm yên ngựa ra đi. Trang tử: “Bể bắc có loài
cá, tên nó là côn. Bề lớn của côn, không biết mấy nghìn dặm! Hóa ra làm loài
chim tên nó là bằng. Lưng của bằng, không biết có mấy nghìn dặm! Vỗ cánh
bay, cánh nó như đám mây rủ ngang trời!... Khi chim bằng dời sang bể Nam,
nước sóng sánh ba nghìn dặm! Nó liệng theo gió lốc mà lên chín vạn dặm, đi cứ
sáu tháng mới nghỉ”. Thơ Lã Định: Bằng trình cửu vạn phù dao cận = đường
chim bằng bay chín vạn tiện gió lốc nên gần. chim bằng trong câu đây là ví với
Từ Hải, người anh hùng “đội trời đạp đất” tung hoành với chí lớn phi thường.

2235. Đoái thương muôn dặm tử phần


Tử phần: do tang tử và phần du gộp lại để chỉ quê nhà. Kinh thi: Duy tang dữ
tử tất cung kính chỉ = duy có cây dâu và cây tử do cha mẹ trồng cho nên phải
cung kính. Người sau nhân đó mà gọi quê nhà, nơi cha mẹ ở là tang tử.
Phần, tức Phần-du: tên làng ở ấp phong, quê Hán Cao tổ. Hán thư: “Nhà Hán
hưng. Cao tổ buổi đầu nổi lên, chém rắn lớn, có quỷ thần bảo: Rắn là con Bạch
đế, người giết rắn là con Xích đế. Đến khi Cao tổ cầu đảo ở nền xã Phần-du
thuộc đất Phong, đất Bái, giữ chức Bái công, tức là tế Chuyên Vưu”. Lời chú họ
Trịnh nói: “ Phần-du là tên làng, nền xã ở Phần-du”. Thơ Mai Nghiêu Thần
(Tống): Hương xã mộng Phần-du = nhớ làng mộng về Phần-du.

2491. Bình thành công đức bấy lâu


Bình thành: tức địa bình thiên thành là chữ sách Kinh thư. Làm cho thủy thổ
được điều hòa gọi là điều bình, khiến cho ngũ hành (thủy, hỏa, kim, mộc, thổ)
theo thứ tự mà ổn định gọi là thiên hành. Đó là lời nói công đức trị nước của
vua Vũ (Đại Vũ mô). Đây nhân thế mà nói công đức to lớn của vua lo sửa sang
việc nước, ra ơn cho dân.

You might also like