(ST4) (PTDA) (NHÓM 2) - DỰ ÁN CUỐI KỲ.

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 43

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC

KHOA KINH TẾ

DỰ ÁN KẾT THÚC HỌC PHẦN BỘ MÔN PHÂN TÍCH DỰ ÁN

Dự án: MPJ - Milky Passion Fruit Juice


Khóa: 47

MLHP: 23C1ECO50116702

Nhóm thực hiện dự án: 2

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 12 năm 2023


BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

Mã số Mức độ
STT Họ và tên Chữ ký xác nhận
sinh viên hoàn thành

1 Phạm Ngọc Bảo Châu 31211022273 100%

2 Nguyễn Phạm Phương Anh 31211020809 100%

3 Nguyễn Hoàng Thanh 31211022914 100%

4 Nguyễn Bảo Ngọc 31211023062 100%

5 Nguyễn Thị Mỹ Duyên 31211025329 100%

6 Nguyễn Thị Hồng Thắm 31211027160 100%


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TÓM TẮT DỰ ÁN............................................................................................
1.1 Sự cần thiết của dự án....................................................................................................
1.2. Tổng quan về dự án.......................................................................................................
1.2.1 Giới thiệu...............................................................................................................
1.2.2 Mục tiêu dự án.......................................................................................................
1.2.3 Mô tả dịch vụ.........................................................................................................
1.2.4 Điểm lợi của mô hình............................................................................................
1.2.5 Phân tích lợi ích Healthy Juice:.............................................................................
1.3 Chi tiết về sản phẩm.......................................................................................................
1.4 Loại hình dịch vụ............................................................................................................
1.5 Kênh phân phối..............................................................................................................
1.6 Lịch hoạt động dự kiến...................................................................................................
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG...........................................................................
2.1 Phân tích thị trường........................................................................................................
2.1.1 Phân tích nhu cầu thị trường của dự án.................................................................
2.1.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh................................................................................10
2.1.3 Phân tích phân khúc thị trường...........................................................................11
2.1.4 Phân tích đặc điểm khách hàng...........................................................................12
2.1.5 Phân tích nhà cung cấp........................................................................................12
2.2 Phân tích SWOT...........................................................................................................14
3.1 Giả định nguồn vốn và sử dụng vốn.............................................................................16
3.1.1 Nhu cầu vốn đầu tư.............................................................................................16
3.2 Giả định về kế hoạch kinh doanh.................................................................................18
3.2.1 Kế hoạch khấu hao..............................................................................................18
3.3 Giả định về chi phí.......................................................................................................19
3.3.1 Kế hoạch trả nợ...................................................................................................19
3.4 Báo cáo kết quả kinh doanh.........................................................................................20
3.4.1 Báo cáo doanh thu...............................................................................................20
3.4.2. Báo cáo kết quả kinh doanh...............................................................................21
3.5 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ...........................................................................................23
3.6 Chi phí cơ hội vốn........................................................................................................26
3.7 Đánh giá hiệu quả của dự án........................................................................................28
3.7.1. Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (Net Present Value – NPV).................................29
3.7.2. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Returns – IRR)................................29
3.7.3. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Discounted payback method - DPP)..........30
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN......................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO….................................................................................................42
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1 Bộ nhận diện sản phẩm MPJ..................................................................................2

Hình 1. 2 Menu sản phẩm MJP..............................................................................................5

Hình 2. 1 Kết quả khảo sát Câu 1: Đã từng nghe qua khái niệm “Healthy Juice” chưa?......7

Hình 2. 2 Kết quả khảo sát Câu 2: Đã từng nghe qua khái niệm “Healthy Juice” thông qua
đâu?........................................................................................................................................7

Hình 2. 3 Kết quả khảo sát Câu 3: Có ý định sử dụng “Healthy Juice” hay không?.............8

Hình 2. 4 Kết quả khảo sát Câu 6: Giới tính..........................................................................9

Hình 2. 5 Kết quả khảo sát Câu 8: Nghề nghiệp hiện tại.......................................................9

Hình 2. 6 Kết quả khảo sát Câu 9: Thu nhập hàng tháng.......................................................9

Hình 2. 7 Sản phẩm chanh dây từ cơ sở sản xuất Xuân Vũ.................................................13

Hình 3. 1 Bảng so sánh lãi suất vay Ngân hang (Nguồn: timo)...........................................27

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2. 1 Phân tích mô hình SWOT....................................................................................14

Bảng 3. 1 Vốn cố định của dự án.........................................................................................16

Bảng 3. 2 Chi phí sản xuất sản phẩm...................................................................................17

Bảng 3. 3 Chi phí bình quân một sản phẩm.........................................................................17

Bảng 3. 4 Kế hoạch khấu hao...............................................................................................19

Bảng 3. 5 Kế hoạch trả nợ....................................................................................................20

Bảng 3. 6 Báo cáo doanh thu................................................................................................20

Bảng 3. 7 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh................................................................21

Bảng 3. 8 Bảng lưu chuyển tiền tệ.......................................................................................25

Bảng 3. 9 Chi phí sử dụng vốn và chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền......................28

Bảng 3. 10 Đánh giá hiệu quả của dự án..............................................................................28

Bảng 4. 1 Phân tích độ nhạy 1 chiều biến Tổng doanh thu..................................................31

Bảng 4. 2 Phân tích độ nhạy 1 chiều biến Tỷ lệ làm phát....................................................31

Bảng 4. 3 Phân tích độ nhạy 1 chiều biến Tổng biến phí sản xuất.......................................32

Bảng 4. 4 Phân tích độ nhạy 1 chiều biến Tổng biến phí bán hàng.....................................32
Bảng 4. 5 Phân tích độ nhạy 1 chiều biến Tổng biến phí truyền thông...............................33

Bảng 4. 6 Phân tích các tình huống rủi ro............................................................................33

2
LỜI MỞ ĐẦU

Tại Việt Nam, thị trường đồ uống nói chung và đồ uống tốt cho sức khỏe nói riêng
đang có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Theo báo cáo của Euromonitor International, thị
trường đồ uống Việt Nam dự kiến sẽ đạt quy mô 13,5 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó,
phân khúc đồ uống tốt cho sức khỏe dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 12,5%
trong giai đoạn 2022-2025. Nắm bắt được xu hướng này, nhóm chúng tôi đã quyết định
khởi nghiệp dự án "MPJ-Milky Passion Fruit Juice". MPJ - một loại nước giải khát được
làm từ chanh dây và sữa tươi - hoàn toàn chưa có trên thị trường, mang một hương vị mới
lạ, độc đáo, cuốn hút với sự kết hợp của vị chua, ngọt và béo. Sản phẩm này được làm từ
những nguyên liệu tự nhiên, không chứa chất bảo quản, có hương vị thơm ngon và nhiều
lợi ích cho sức khỏe. Mục tiêu của dự án "MPJ-Milky Passion Fruit Juice" là trở thành một
thương hiệu đồ uống tốt cho sức khỏe hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi mong muốn mang
đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, an toàn và tốt cho sức khỏe.
CHƯƠNG 1: TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1 Sự cần thiết của dự án


Trong thời đại số hóa hiện nay, khi nhịp sống ngày càng trở nên vô cùng hối hả và bận rộn
từ công việc, học tập và sinh hoạt thì sức khỏe và thể chất là một trong những yếu tố đóng
vai trò cực kỳ quan trọng và là điều đáng quan tâm. Bên cạnh đó, theo số liệu được đưa ra
tại Hội nghị khoa học quốc tế về phòng chống ung thư được tổ chức tại Hà Nội, tỷ lệ mắc
bệnh ung thư ở Việt Nam cao thứ 2 thế giới. Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận hơn 200.000 ca
mắc mới, số ca tử vong lên đến 82.000 trường hợp. Tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam
là 73.5%, trong khi đó tỷ lệ này trên thế giới là 59.7%, ở các quốc gia phát triển là 49.4%,
các quốc gia đang phát triển cũng chỉ ở mức 67.9%. Những con số này cho thấy rằng tỷ lệ
tử vong do bệnh ung thư ở Việt Nam đang rất cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến
tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do ung thư cao tại Việt Nam là do chế độ ăn uống không được
đảm bảo lành mạnh, nhiều người còn lựa chọn sử dụng các loại đồ ăn và thức uống nhanh,
rẻ, chứa nhiều chất bảo quản. Để hạn chế tác hại xấu từ các loại chất độc hại trong thực
phẩm ăn uống và để có được một cơ thể khỏe mạnh thì việc chọn lựa đồ uống thích hợp
đóng vai trò quan trọng không kém với tất cả chúng ta. Đặc biệt là đối với giới trẻ, việc
dùng các loại thức uống xanh và lành mạnh, có lợi cho sức khỏe đang trở thành xu hướng
nổi bật.
Healthy Juice là một dạng thức uống có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, tốt cho sức
khỏe được chế biến từ trái cây và hầu như không chứa thành phần chất bảo quản để bảo vệ
sức khỏe của người tiêu dùng. Khái niệm này có vẻ mới lạ với nhiều người nhưng thực
chất nó khá dễ hiểu khi nghe tên gọi. Hơn nữa, với sự bùng nổ của nền công nghệ 4.0 ngày
nay đã cho phép mọi người dễ dàng cập nhật các thông tin mới, đồng thời lan tỏa những
giá trị cũng như kiến thức đến cho cộng đồng. Chính vì thế nên, các nền tảng mạng xã hội
như Facebook, Tiktok, Youtube, Instagram,...không chỉ dừng ở mức giải trí, mà còn thể
hiện tư duy, là phương tiện truyền thông cho chúng ta tiếp cận, chia sẻ về lối sống lành
mạnh và cân bằng về mặt thể chất lẫn tinh thần liên quan đến những nội dung ăn uống
healthy, trong đó có Healthy Juice.
Thay vì lựa chọn những món thức uống healthy, tốt cho sức khỏe thì vẫn có nhiều người
lựa chọn các loại đồ uống có gas như nước ngọt hay trà sữa,... Tuy nhiên, số lượng lớn đó
dần dần đã thay đổi và lựa chọn bắt đầu thực hành chế độ ăn uống lành mạnh hơn với
mong muốn nâng cao sức khỏe, hướng đến một cuộc sống cân bằng cả về thể chất và tinh
thần giữa nhịp sống bận rộn đi làm và học tập. Và xu hướng về việc dùng các đồ loại thức
1
uống tốt cho sức khỏe sẽ không ngừng tăng lên và được sử dụng bởi nhiều đối tượng. Do
đó, ý tưởng kinh doanh mang tên "MPJ - Milky Passion Fruit Juice" - một loại thức uống
kết hợp giữa chanh dây và sữa tươi được ra đời.
1.2. Tổng quan về dự án
1.2.1 Giới thiệu
● Tên dự án: MPJ - Milky Passion Fruit Juice, một sản phẩm thức uống được tạo ra
từ vị chua chua của chanh dây và vị ngọt vừa, béo thơm của sữa.
● Lĩnh vực hoạt động: F&B.
● Bộ nhận diện:
Hình 1.1 Bộ nhận diện sản phẩm MPJ

● Đối tượng: khách du lịch đến từ các quốc gia khác tại Việt Nam vì họ có khẩu vị
béo cùng sự thích thú với những điều mới lạ.
● Vị trí: tại các khu vực trung tâm hoặc địa điểm du lịch có nhiều khách nước ngoài.
● Thời gian hoạt động dự án: 3 năm, sau khi hết thời gian hoạt động sẽ đánh giá lại
dự án kinh doanh có lợi nhuận, khả năng tiếp tục còn cao không để từ đó ra quyết
định cuối cùng là có nên duy trì và phát triển dự án với quy mô chất lượng vượt bậc
hơn trong tương lai.
● Thời gian triển khai: tháng 1 năm 2024.
● Dự kiến thời gian dự án chính thức đi vào hoạt động: khoảng đầu tháng 8 năm
2024.

1.2.2 Mục tiêu dự án


● Ngắn hạn:

2
- Giới thiệu sản phẩm với người tiêu dùng bằng cách cho mọi người thử sản phẩm để
xem độ hài lòng của khách hàng dành cho sản phẩm như thế nào.
- Hoàn thành các giấy phép về chứng nhận vệ sinh toàn thực phẩm để đảm bảo chất
lượng đến người tiêu dùng được an tâm sử dụng.
- Cố gắng hoàn thiện một cách tốt nhất và không ngừng nhận những lời phản hồi,
góp ý từ phía khách hàng để cải thiện chất lượng thức uống.
- Nâng cao và đảm bảo sự phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo, thân thiện từ phía
nhân viên tại tất cả các chi nhánh kinh doanh sản phẩm.
- Truyền thông một cách có hiệu quả và hợp lý đến mọi người.
- Đạt được những chỉ tiêu đã đề ra và thu hút được số lượng lớn khách hàng tiềm
năng, trung thành cho sản phẩm này.
● Dài hạn:
- Tiếp tục cải thiện và phát huy chất lượng sản phẩm.
- Luôn có các chiến lược để nâng cao hình ảnh và thương hiệu sản phẩm đến người
tiêu dùng để nhiều người biết đến, sử dụng và trở thành lựa chọn yêu thích của họ.
- Mở rộng chi nhánh để tiếp cận với nhiều nhóm đối tượng khách hàng và phục vụ
nhu cầu của nhóm khách hàng tiềm năng, trung thành ở nhiều nơi hơn.
- Kết hợp các ưu đãi và lựa chọn hấp dẫn cho khách hàng.

1.2.3 Mô tả dịch vụ
Sản phẩm sẽ thu hút khách hàng bởi sự độc lạ, hương vị dễ uống, tốt cho sức khỏe,
MPJ được làm từ chanh dây tươi đã qua chế biến, kết hợp với sữa tươi không
đường chất lượng cao, cho nên MPJ có vị hơi chua của chanh dây, độ ngọt phải của
đường và vị béo của sữa. Tất cả các nguyên liệu để tạo ra sản phẩm MPJ này đều
đạt chất lượng cao và có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh cho người tiêu dùng.
+ Nước cốt chanh dây tươi được nhập từ “Cơ sở sản xuất đặc sản Đà Lạt -
Xuân Vũ” đã được chứng nhận và cấp giấy phép đầy đủ về vệ sinh và an
toàn thực phẩm.
+ Sữa tươi không đường lấy từ nhãn hiệu sữa nổi tiếng Vinamilk.
+ Các thành phần nguyên liệu khác như nước lọc, đá, bao bì,... đảm bảo sạch
sẽ, chất lượng, bảo vệ môi trường.
+ Các quầy bán nước tại các chi nhánh đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng, đảm bảo
sản phẩm có thời hạn sản xuất mới nhất, không sử dụng sản phẩm thuộc
hàng tồn để bán cho khách.
3
+ Phục vụ tận tình, chu đáo và nhân viên vui vẻ, hòa đồng.

1.2.4 Điểm lợi của mô hình


Đây có thể coi là mô hình kinh doanh có thể thu hút nhiều khách hàng và thu lại
vốn nhanh trong khoảng 1 năm đầu hoạt động vì sự mới lạ và là loại thức uống dễ
dùng, giá cả phải chăng thích hợp cho nhiều nhóm đối tượng khách hàng. Đặc biệt
hơn, MPJ là sản phẩm tốt cho sức khỏe cho nên sẽ phù hợp với đa số thị hiếu của
người tiêu dùng hiện nay vì tỉ lệ béo phì, ung thư, các căn bệnh lạ đang ngày một
cao hơn do lối ăn uống không lành mạnh. Họ sẽ có nhu cầu hướng đến những loại
sản phẩm và dịch vụ có lợi cho sức khỏe, sắc đẹp với mong muốn “khỏe từ bên
trong, đẹp từ bên ngoài”. Hơn thế nữa, một sức khỏe tốt có thể góp phần cải thiện
tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống, công việc, học tập,...

1.2.5 Phân tích lợi ích Healthy Juice:


● Sản phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh: MPJ có chứa hàm lượng
vitamin A, C giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và tăng sức đề kháng
cho cơ thể khỏe mạnh và tránh cảm giác mệt mỏi sau những giờ làm việc và học tập
căng thẳng.
● Hỗ trợ giảm cân: Thành phần có trong sữa uống chanh dây không chứa quá nhiều
chất béo và ngọt gắt như trong nước ngọt nên có thể giúp hạn chế việc tăng cân.
Với hương vị ngọt ngào, dễ uống, vị thơm béo của sữa thì sử dụng 1 - 2 MPJ mỗi
ngày sẽ giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể nhưng không hề sợ tăng cân.
● Giúp đẹp da, chống lão hóa: các loại vitamin và chất xơ có trong sản phẩm giúp làn
da luôn tươi trẻ, rạng ngời. Nhờ nguồn trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất
giúp tăng cường khả năng chống oxy hóa, chống lão hoá làm đẹp da.
● Cung cấp năng lượng cho cơ thể: chanh dây có trong sản phẩm MPJ được chọn lọc
nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, có nguồn gốc rõ ràng mang đến một nguồn
năng lượng tự nhiên, tươi mới, sảng khoái. Đặc biệt, thức uống này sẽ rất phù hợp
để giải khát cho mùa hè nắng nóng.

1.3 Chi tiết về sản phẩm


Sản phẩm được đảm bảo an toàn và có lợi cho sức khỏe của khách hàng. MPJ sẽ
luôn quan tâm đến sự hài lòng của khách để ngày một cải tiến. Với ý tưởng kinh

4
doanh này, ban đầu MPJ sẽ bao gồm các loại nước uống từ chanh dây có trong
menu như sau:
Hình 1.2 Menu sản phẩm MJP

1.4 Loại hình dịch vụ


Sản phẩm dự kiến sẽ phục vụ theo kiểu take away để tiết kiệm tối đa chi phí nhưng
vẫn đảm bảo chất lượng phục vụ tại tất cả các chi nhánh. Dù là mô hình take away
nhưng địa điểm bán không phải đơn thuần chỉ là xe đẩy mà là cố định 1 điểm bán ở
mỗi chi nhánh, tuy nhiên điểm bán có thể bị giới hạn về không gian cho khách ngồi
lại nên sẽ áp dụng phương thức take away. Với mục đích đưa hình ảnh và thương
hiệu tới nhiều đối tượng để họ biết điểm bán mà tới mua cùng với việc chỉ mới bắt
đầu buôn bán nên lựa chọn hình thức take away này sẽ khả thi nhất cho mô hình
kinh doanh MPJ.
1.5 Kênh phân phối
● Phân phối chính và chủ yếu tại các chi nhánh của MPJ. Ngoài ra, MPJ còn kinh
doanh trên fanpage tên “MPJ - Milky Passion Juice Fruit”.
● Khi đã tạo dựng được thương hiệu và có độ hài lòng từ lượng kha khá lớn khách
hàng sẽ triển khai bán trên các ứng dụng như Shopee Food, Grab food,...

1.6 Lịch hoạt động dự kiến


- Sản phẩm sẽ mở bán hàng ngày từ 10:00 đến 18:00 tại các chi nhánh.
5
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

2.1 Phân tích thị trường


2.1.1 Phân tích nhu cầu thị trường của dự án
Để có thể mang đến cho khách hàng những sản phẩm với giá cả phải chăng nhưng vẫn có
thể đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng nhóm đã tiến hành phân tích thực tế thị
trường cũng như là nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó, có thể chọn được những sản phẩm
có chất lượng và tính an toàn cho khách hàng. Với mục tiêu tìm hiểu nhu cầu của thị
trường đối với đồ uống lành mạnh tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và mong muốn thu
thập thêm nhiều thông tin cần thiết để tiến hành dự án, nhóm nghiên cứu đã tiến hành
phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 01/11/2023 đến
ngày 03/11/2023.

BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN NHU CẦU SỬ DỤNG HEALTHY JUICE

STT Câu hỏi

1 Bạn/anh/chị đã từng nghe qua khái niệm “Healthy Juice” hay chưa?

2 Bạn/anh/chị đã “Healthy Juice” thông qua đâu?

3 Bạn/anh/chị có ý định sử dụng Healthy Juice hay không?

Bạn/anh/chị sẵn sàng bỏ ra số tiền bao nhiêu cho việc sử dụng Healthy
4
Juice?

5 Bạn/anh/chị quan tâm đến những yếu tố nào của Healthy Juice?

KHẢO SÁT ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG

6 Giới tính của bạn/anh/chị

7 Tuổi của bạn/anh/chị

8 Nghề nghiệp hiện tại của bạn/anh/chị

9 Thu nhập hằng tháng của bạn/anh/chị

6
Sau khi tiến hành phỏng vấn trực tiếp, nhóm nghiên cứu tổng hợp câu trả lời và nhận được
200 mẫu hợp lệ với kết quả như sau:
Hình 2.1 Kết quả khảo sát Câu 1: Đã từng nghe qua khái niệm “Healthy Juice” chưa?

Nguồn: Kết quả khảo sát


Nhận xét: Qua kết quả khảo sát, trong 200 người tham gia khảo sát có 168 người đã từng
nghe qua khái niệm “Healthy Juice” (84%) và chỉ có 32 người chưa từng nghe qua khái
niệm trên chiếm 16%. Điều này cho thấy rằng, khái niệm về đồ uống lành mạnh mặc dù
mới xuất hiện gần đây nhưng nó đang dần trở nên phổ biến hơn, bởi vì mọi người đang dần
nhận thức về giá trị của sức khỏe. Họ bắt đầu chú ý nhiều hơn đến các thực phẩm giàu dinh
dưỡng và sẵn sàng ăn uống tươi xanh, lành mạnh.

Hình 2.2 Kết quả khảo sát Câu 2: Đã từng nghe qua khái niệm “Healthy Juice” thông
qua đâu?

Nguồn: Kết quả khảo sát


Nhận xét: Qua phỏng vấn, kết quả nhận được đại đa số mọi người đã từng nghe qua khái
niệm “Healthy Juice” thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok,...
(70.5%). Tiếp theo đó là tiếp cận thông qua bạn bè và người thân giới thiệu (45.5%), do

7
bản thân họ tự tìm hiểu (24%) và thông qua báo chí (23.5%). Do đó, mạng xã hội được
xem là công cụ tuyệt vời giúp cửa hàng có thể tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng cũng
như là truyền tải những thông điệp về ăn uống tươi xanh và lành mạnh.

Hình 2.3 Kết quả khảo sát Câu 3: Có ý định sử dụng “Healthy Juice” hay không?

Nguồn: Kết quả khảo sát


Nhận xét: Qua kết quả thu được từ 200 người tham gia phỏng vấn, có 41.5% số người
tham gia có ý định sử dụng đồ uống lành mạnh, có 23.5% số người tham gia phỏng vấn
hoàn toàn có ý định sử dụng đồ uống lành mạnh. Bên cạnh đó chỉ có 8% số người làm
phỏng vấn không có ý định hoặc hoàn toàn không có ý định sử dụng đồ uống lành mạnh
trong tương lai.

Qua kết quả phỏng vấn 200 người, ta thu được kết quả có 46.5% số người tham gia phỏng
vấn đồng ý bỏ ra số tiền dưới 50.000, 38% số người tham gia sẵn sàng chi từ 50.000 đến
100.000 và chỉ có 15.5% người tham gia khảo sát đồng ý bỏ ra số tiền trên 100.000 để sử
dụng đồ uống lành mạnh.

Qua kết quả khảo sát có đến 75% người tham gia phỏng vấn quan tâm đến yếu tố giá cả
của sản phẩm, có 66.5% số người khảo sát quan tâm đến công dụng của đồ uống lành
mạnh, có 60% người quan tâm đến yếu tố thành phần có trong đồ uống, 54.5% người quan
tâm đến thiết kế mẫu mã và những yếu tố khác mà mọi người quan tâm là đẹp mắt, sự đa
dạng.

8
Hình 2.4 Kết quả khảo sát Câu 6: Giới tính

Nguồn: Kết quả khảo sát


Nhận xét: Qua kết quả khảo sát, có 118 người tham gia khảo sát là nữ chiếm 59% và có 82
người tham gia khảo sát là nam chiếm 41%.
Hình 2.5 Kết quả khảo sát Câu 8: Nghề nghiệp hiện tại

Nguồn: Kết quả khảo sát


Nhận xét: Qua kết quả khảo sát, đa số người tham gia khảo sát đều là sinh viên với 128
người (64%), có 32 người khảo sát là nhân viên văn phòng (16%), có 9 người là công nhân
lao động (4.5%) và người tham gia khảo sát là giáo viên (3.5%).

Hình 2.6 Kết quả khảo sát Câu 9: Thu nhập hàng tháng

Nguồn: Kết quả khảo sát

9
Nhận xét: Qua kết quả khảo sát, có 84 người tham gia phỏng vấn có thu nhập dưới
5.000.000 (42%), có 65 người có thu nhập từ 5.000.000 đến 10.000.000 (32.5%), có 16.5%
số người tham gia phỏng vấn có thu nhập từ 11.000.000 đến 15.000.000, chỉ có 9% (18
người) có thu nhập trên 15.000.000.

KẾT LUẬN: Qua kết quả phỏng vấn 200 người trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh,
nhóm nghiên cứu nhận thấy đa số người tham gia khảo sát đều có mong muốn sử dụng đồ
uống lành mạnh để có sức khỏe tốt cả về thể chất và tinh thần để tránh nguy cơ mắc bệnh
tật và sống được lâu hơn. Đối tượng khách hàng mà nhóm nghiên cứu muốn hướng đến là
tất cả những người có xu hướng ăn uống healthy, trong đó nhóm khách hàng tiềm năng là
nhân viên văn phòng có thu nhập trung bình và sinh viên. Bên cạnh đó, nhóm sẽ ưu tiên
kinh doanh những sản phẩm thiết yếu với giá cả phải chăng (dưới 50.000) phù hợp với thu
nhập của từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra, thông qua việc phỏng vấn trực tiếp khách
hàng thì nhóm nhận thấy sản phẩm cũng cần được bổ sung những tiêu chí về ăn uống lành
mạnh mà khách hàng quan tâm như thiết kế mẫu mã, công dụng tốt cho sức khỏe, thành
phần tươi xanh.

2.1.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh


Ăn uống lành mạnh ngày càng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Theo thống kê của
Nielsen, thị trường thực phẩm lành mạnh tại Việt Nam đạt giá trị 1,2 tỷ USD vào năm
2022 và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ 15% mỗi năm trong giai đoạn 2023 - 2027.
Những cửa hàng kinh doanh thực phẩm lành mạnh nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh
như CPlus, ReViet Juice, Clean Food, …
2.1.2.1 CPlus
- Số lượng cửa hàng: 9
- Giá bán: 25.000 - 38.000 VND.
- Phương thức bán hàng:
+ Trực tiếp tại cửa hàng.
+ Trung gian qua các sàn thương mại như Shopee Food, Grab Food, …
- Điểm mạnh:
+ Đa dạng các loại sản phẩm, mẫu mã với nhiều mức giá khác nhau và được
niêm yết rõ ràng trên trang web.
+ Chiến lược marketing thú vị, gây tò mò người tiêu dùng.
- Điểm yếu:
10
+ Tuy có đa dạng sản phẩm nhưng hiện tại chỉ tập trung vào một loại sản
phẩm là rau má.
+ Ít có những chương trình khuyến mãi, voucher để thu hút khách hàng.

2.1.2.2 ReViet Juice


- Số lượng cửa hàng: 19.
- Giá bán: 25.000 - 50.000 VNĐ.
- Phương thức bán hàng:
+ Trực tiếp tại cửa hàng.
+ Trung gian qua các sàn thương mại như Shopee Food, Grab Food, …
- Điểm mạnh:
+ Phát triển thương hiệu từ năm 2019 và hiện đang là đơn vị hàng đầu cung
cấp nước ép và sinh tố tại TP Hồ Chí Minh.
+ Chiến lược phát triển rõ ràng với 3 dòng sản phẩm chính: Nước ép, sinh tố
và detox.
+ Có nhiều voucher khuyến mãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.
- Điểm yếu: Giá thành tương đối cao so với các cửa hàng còn lại.

2.1.3 Phân tích phân khúc thị trường


Theo thống kê của Fitch Solutions Macro Research 2019, tỷ lệ béo phì tại Việt Nam tăng
nhanh nhất Đông Nam Á trong 5 năm tính từ năm 2014. Đặc biệt, lối sống tối giản và tuổi
thọ cao ở Nhật Bản cũng ảnh hưởng lớn tới Việt Nam. Người Việt Nam, từ giới trẻ tới
người già bắt đầu học theo chế độ ăn của người Nhật. Họ ăn ít đạm động vật hơn, thay vào
đó lựa chọn chế độ ăn nhiều rau củ quả, cá, trứng, sữa,… để tăng tuổi thọ.

Theo số liệu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản ngày 30/7/2020 và Báo cáo Chỉ
số phát triển con người của Việt Nam giai đoạn 2016-2020, Nhật Bản có tuổi thọ trung
bình là 81,25 tuổi, trong khi tuổi thọ trung bình ở Việt Nam là 73,7 tuổi. Chính thói quen
ăn uống lành mạnh của người Nhật đã giúp họ tăng tuổi thọ trung bình từ 55 tuổi lên 81
tuổi. Bữa ăn thường ngày của người Nhật thường chủ yếu là rau củ quả, ngũ cốc, cá, thực
phẩm thanh đạm,…

Vị trí địa lý Nhân khẩu học Tâm lý xã hội Hành vi khách hàng

11
Khách hàng sinh - Từ 18 đến 60 tuổi - Sở thích: Cẩn thận, - Hành vi mua: Mua
sống và làm việc - Nam, nữ (chủ yếu thích làm đẹp bản online hoặc offline
tại các quận trung là nữ) thân - Thời điểm mua: Mọi
tâm; trường đại - Nhân viên văn - Cá tính: Có chế độ thời điểm
học. phòng, sinh viên, … ăn kiêng, quan tâm - Mục đích mua: Giải
- Thu nhập từ dưới 5 đến sức khỏe và vóc khát, tìm được thực
đến hơn 15 triệu dáng phẩm chất lượng cho
trở lên - Quan tâm: Sức cơ thể, cải thiện sức
khỏe, vóc dáng, tinh khỏe và vóc dáng
thần

2.1.4 Phân tích đặc điểm khách hàng


Qua phỏng vấn 200 khách hàng của MPJ - Milky Passion Fruit Juice, khách hàng nữ chiếm
một tỷ lệ lớn - 59%. Không quá ngạc nhiên khi thực tế phụ nữ đóng góp hơn 80% thảo
luận về việc ăn uống lành mạnh khi động lực của họ bắt nguồn từ nhu cầu cải thiện chất
lượng đồ ăn cho con cái của mình. Những phụ nữ trẻ cũng thực hiện các phương pháp ăn
uống điều độ để giảm cân giúp vóc dáng cân đối và có làn da tươi tắn hơn. Ngoài ra, có
20,6% thảo luận cho rằng healthy food sẽ giúp mình phòng trị bệnh tốt hơn, tránh việc phải
sử dụng thuốc và những căn bệnh phát sinh. Bên cạnh đó, tỷ lệ khách hàng nam cũng
chiếm tỷ lệ không nhỏ với 41%, chúng ta có thể thấy rằng việc ăn uống lành mạnh để bảo
vệ sức khỏe là trách nhiệm của tất cả mọi người, không phân biệt giới tính hay tuổi tác.
Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu nhận thấy đối tượng khách hàng mà MPJ muốn hướng đến
là nhân viên văn phòng do đặc trưng là phải ngồi nhiều, ít vận động nên dễ gây tình trạng
thừa cân.

2.1.5 Phân tích nhà cung cấp


Có thể nói rằng nhà cung cấp đóng một vai trò tiên quyết trong sự thành bại của một doanh
nghiệp hay một tổ chức nào đó. Nhà cung đóng một vai trò đảm bảo nguồn hàng cung cấp
cho hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Nếu không có sự gắn kết bền chặt với nhà cung
cấp thì cửa hàng sẽ không thể đảm bảo đủ nguồn sản phẩm để cung cấp cho người tiêu
dùng. Việc lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp là điều vô cùng quan trọng vì nó ảnh
hưởng đến chất sản phẩm cung ứng đến khách hàng, đồng thời nó liên quan trực tiếp đến

12
chi phí đầu vào, nguồn tài chính của cửa hàng. MPJ tin và hiểu điều đó nên đã lựa chọn
được 3 nhà cung ứng đáng tin cậy: Xuân Vũ và Vinamilk và Suntory PepsiCo:
ĐẶC SẢN ĐÀ LẠT XUÂN VŨ:
Địa điểm: 47/8 D. Sương Nguyệt Anh, Phường 9, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.
Cơ sở sản xuất Xuân Vũ chuyên cung cấp nước cốt chanh dây tươi, trong chanh dây có
chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do gây ung thư. Chính vì vậy,
đây là một trong những nhà cung cấp đáng tin cậy của MPJ.
Hình 2.7 Sản phẩm chanh dây từ cơ sở sản xuất Xuân Vũ

CÔNG TY SỮA VINAMILK


Công ty Sữa Vinamilk đã cung cấp sữa tươi tiệt trùng Organic với lợi thế bò sữa được chăn
thả tự nhiên tại Đà Lạt - trang trại Organic tiêu chuẩn châu Âu đầu tiên tại Việt Nam theo
chế độ “3 không": không sử dụng hormone tăng trưởng, không dư lượng thuốc kháng sinh,
không thuốc trừ sâu, đảm bảo chất lượng sữa hoàn toàn thuần khiết và giàu dưỡng chất tự
nhiên tốt cho sức khỏe.

CÔNG TY NƯỚC GIẢI KHÁT SUNTORY PEPSICO


13
Công ty nước giải khát Suntory Pepsico cung cấp cho MPJ nước khoáng tinh khiết được xử
lý qua quy trình lọc Hydro – 7. Aquafina đặt sứ mệnh “Tạo ra sự hài hòa với con người và
thiên nhiên” nên công ty luôn nghĩ ra các sáng kiến để quá trình sản xuất giảm thiểu tác
động tới môi trường.

2.1.6 Phân tích tiềm năng của thị trường kinh doanh
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, sức khỏe và dinh dưỡng trở thành mối quan tâm hàng đầu
của đa số người dân trên toàn thế giới. Có nhiều người lựa chọn sử dụng các sản phẩm hữu
cơ và các loại thực phẩm lành mạnh hơn, thay vì đồ ngọt và đồ ăn nhanh. Việc này đã tạo
ra một xu hướng “ăn sạch” và tăng nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm giảm cân. Các
doanh nghiệp và chủ kinh doanh đã nhanh chóng nhận ra tiềm năng của thị trường này và
đầu tư vào kinh doanh đồ ăn healthy. Các dự án kinh doanh trong lĩnh vực này đang ngày
càng phát triển. Với số vốn đầu tư không quá lớn, các doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn
healthy có thể nhanh chóng thu hồi vốn và đạt lợi nhuận cao. Khách hàng chủ yếu của thị
trường này là những người có ý thức sức khỏe tốt và thu nhập khá trung bình, họ sẵn sàng
bỏ ra một khoản tiền từ 60.000 đồng – 80.000 đồng để mua các suất đồ ăn lành mạnh.
Nhu cầu tiêu thụ tăng cao do người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe và chất
lượng cuộc sống. Theo Nielsen: Tỷ lệ người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đến thực phẩm
lành mạnh đã tăng từ 32% năm 2015 lên 42% năm 2022. Xu hướng tiêu dùng thay đổi khi
dần chuyển sang các sản phẩm có lợi cho sức khỏe. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm
đến các sản phẩm không chứa chất bảo quản, chất phụ gia, hương liệu. Bên cạnh đó, thu
nhập của người dân Việt Nam đang tăng lên, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ các sản phẩm
có giá trị cao hơn, bao gồm cả thực phẩm lành mạnh.

2.2 Phân tích SWOT


Phân tích mô hình SWOT là một bước cực kỳ quan trọng vì mô hình này giúp cửa hàng
MPJ có thể xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong cạnh tranh
thương trường cũng như trong quá trình xây dựng những kế hoạch cho dự án hiện tại và
trong cả tương lai. Ngoài ra, phân tích SWOT còn giúp làm rõ mục tiêu đầu tư và xác định
những yếu tố khách quan - chủ quan có thể ảnh hưởng đến quá trình đạt được mục tiêu đó.
Bảng 2.1 Phân tích mô hình SWOT

O (Opportunities) T (Threats)

14
Đối thủ cạnh tranh (O1): MPJ còn khá Sản phẩm (T1): MPJ chuyên về
mới nên đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực đồ uống lành mạnh làm từ chanh
không quá nổi bật. dây tươi. Có thể trong tương lai sẽ
Nhu cầu (O2): Hiện nay khách hàng xuất hiện thêm nhiều thực phẩm
PHÂN TÍCH SWOT hướng đến sống xanh, sử dụng các thực phẩm tươi, tốt cho sức khỏe khác
phẩm tươi, tốt cho sức khỏe nhiều hơn. mới mẻ và có nhiều công dụng cao
Truyền thông quảng cáo (O3): Các dịch hơn.
vụ quảng cáo trên mạng xã hội hiện nay Chi phí (T2): Chi phí nguyên vật
phát triển mạnh, có thể tận dụng quảng liệu không ổn định, chưa đạt được
cáo trên các nền tảng Facebook, Tiktok, thỏa thuận với các nhà cung cấp để
Instagram,… lấy hàng với giá hợp lý.

S (Strengths) Chiến lược S - O Chiến lược S - T

Sản phẩm (S1): Đa dạng, khẩu vị S1 - O2: Đa dạng hóa sản phẩm, thường S4 - T1: Xây dựng thương hiệu,
phù hợp thời đại. Mặc dù healthy xuyên cập nhật xu hướng thị trường để tăng khả năng cạnh tranh nhờ vào
juice vẫn là khái niệm khá mới đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. các chiến dịch marketing quảng bá
nhưng nó đang dần trở nên phổ biến hiệu quả.
hơn, do đó rất dễ thu hút được
những đối tượng khách hàng là
người yêu thích healthy food, yêu
thích sống xanh và quan tâm đến
sức khỏe.
Nguồn cung (S2): Ổn định.
Nhân viên (S3): Năng động, nhiệt
tình tư vấn hỗ trợ khách hàng.
Công nghệ (S4): Có khả năng áp
dụng những tiến bộ công nghệ vào
khâu bán hàng và tiếp thị sản phẩm.

W (Weaknesses) Chiến lược W - O Chiến lược W - T

Am hiểu thị trường (W1): Healthy W2 - O3: Sử dụng hiệu quả các nền tảng W3 - T2: Mở được nhà xưởng sản
juice vẫn còn là khái niệm mới mạng xã hội để thu hút khách hàng. xuất trong thời gian sớm nhất có
trong lĩnh vực F&B, cửa hàng gặp W2 - O2: Tìm hiểu nhu cầu và tạo độ thể để đảm bảo nguồn cung ổn

15
khó khăn trong việc nắm bắt được nhận dạng thương hiệu. định hơn.
nhu cầu của khách hàng cũng như W1 - T1: Liên tục cập nhật những
là điểm mạnh/ điểm yếu của đối thủ healthy juice từ những nguyên vật
cạnh tranh. liệu khác và đa dạng công dụng
Uy tín thương hiệu (W2): Là cửa sản phẩm.
hàng mới gia nhập trong lĩnh vực
F&B nên độ nhận dạng thương hiệu
của MPJ vẫn còn thấp và đang
trong quá trình xây dựng lòng tin
đối với khách hàng.
Nhà xưởng (W3): Hiện tại cửa
hàng vẫn chưa có nhà xưởng sản
xuất riêng, do đó vẫn còn phải nhập
hàng từ những đối tác bên ngoài.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

3.1 Giả định nguồn vốn và sử dụng vốn


3.1.1 Nhu cầu vốn đầu tư
Bảng 3.1 Vốn cố định của dự án
ĐVT: VND
STT Khoản mục Số tiền

1 Quầy xe đẩy 8.000.000

2 Bảng hiệu 200.000

4 Chi phí thuê mặt bằng 2.400.000

7 Sổ ghi chép nhập hàng 30.000

8 Vật dụng khác (bút, giấy biên lai,..) 100.000

9 Ca đựng nước 114.000

10 Đồ khuấy pha chế 50.000

Tổng 1 chi nhánh 10.894.000


16
Tổng 10 chi nhánh 108.940.000

Đây là bảng chi phí cho một sản phẩm và chi phí vận chuyển của dự án với mức giá mà
nhà cung cấp yêu cầu.
Bảng 3.2 Chi phí sản xuất sản phẩm
ĐVT: VND

SST Khoản mục ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 Cốt chanh dây Chai 72 40.000 2.880.000

2 Sữa Thùng 7 400.000 2.800.000

3 Nước suối Thùng 18 25.000 450.000

4 Đá lạnh Tháng 1 ngày 30.000 750.000

5 Đóng gói Chai 50 20.000 1.000.00

Bảng 3.3 Chi phí bình quân một sản phẩm


ĐVT: VND
Đơn vị
STT Khoản mục | Năm 0 1 2 3
tính

1 Lạm phát %/năm 4,30% 4,30%

Triệu
Chi phí cốt chanh
2 VND/chi 34,560 36,046 37,596
dây
nhánh

Triệu
3 Chi phí sữa VND/chi 33,600 35,045 36,552
nhánh

4 Chi phí nước suối Triệu 5,400 5,632 5,874


VND/chi

17
nhánh

Triệu
5 Chi phí đá lạnh VND/chi 9,000 9,387 9,791
nhánh

Triệu
6 Chi phí vận chuyển VND/chi 1,987 2,073 2,162
nhánh

Triệu
7 Chi phí bao bì VND/chi 9,636 10,050 10,483
nhánh

Triệu
8 Chi phí logo VND/chi 1,237 1,291 1,346
nhánh

Triệu
9 Giá vốn bình quân 0,022 0,023 0,024
VND/chai

Giá thành bình Triệu


10 0,054 0,068 0,071
quân VND/chai

Chi phí bình quân một sản phẩm ngắn hạn năm đầu được ước tính tăng thêm 4,3% mỗi
năm do lạm phát.
Giá vốn bình quân = Tổng chi phí bình quân sản phẩm trong năm/công suất tiêu thụ sản
phẩm.
Giá thành bình quân = Giá vốn bình quân x % từ giá vốn.
Năm 1: 22.000.000 x 250% = 54.000.000 VNĐ
Năm 2: 23.000.000 x 300% = 68.000.000 VNĐ
Năm 3: 24.000.000 x 300% = 71.000.000 VNĐ

3.2 Giả định về kế hoạch kinh doanh


3.2.1 Kế hoạch khấu hao
Để thu hồi tài sản cố định của dự án, quán thực hiện khấu hao phần tài sản cố định đã bỏ ra
theo phương pháp khấu hao đường thẳng:

18
Khấu hao tài sản cố định: khấu hao những tài sản có giá trị và thời gian sử dụng trên 1 năm
như: quầy xe đẩy, bảng hiệu, cây dù che, mặt bằng, sổ ghi chép nhập hàng, vật dụng phục
vụ trong 3 năm cho 10 quầy hàng.
Khấu hao đường thẳng mua thiết bị = Trị giá tài sản/ tuổi thọ sử dụng
=108.940.000/3 = 36.313.333đ/năm

Bảng 3.4 Kế hoạch khấu hao


ĐVT: VND
Đơn vị
STT Khoản mục | Năm 0 1 2 3
tính

1 Giá trị tài sản đầu kỳ Triệu VND 84,940 56,627 28,313

2 Khấu hao trong kỳ Triệu VND 28,313 28,313 28,313

3 Khấu hao tích luỹ Triệu VND 28,313 56,627 84,940

4 Đầu tư mới Triệu VND 84,940

Giá trị tài sản cuối Triệu


5 84,940 56,627 28,313 0,000
kỳ VND

3.3 Giả định về chi phí


3.3.1 Kế hoạch trả nợ
Nợ vay 88.000.000 đồng, với lãi suất thực 5,99%.
Theo thỏa thuận hai bên: tiến hành vay trong 3 năm, trả lãi hàng năm và trả nợ gốc vào
năm 3.
Lãi phát sinh trong kỳ bằng dư nợ đầu kỳ nhân lãi suất vay
88.000.000 x 5,99% = 5.271.000 VNĐ
Trả nợ bao gồm trả nợ gốc và trả lãi từng năm. Trong đó trả nợ gốc được trả vào năm thứ
3, Trả lãi chính là lãi phát sinh trong kỳ phải trả theo từng năm.
Vì trả nợ gốc vào năm 3 nên nợ đầu kỳ năm này sẽ bằng nợ cuối kỳ năm trước và hoàn tất
trả nợ vay vào cuối năm 3.

19
Bảng 3.5 Kế hoạch trả nợ
ĐVT: VND
Đơn vị
STT Khoản mục | Năm 0 1 2 3
tính

1 Nợ đầu kỳ Triệu VND 0 88,000 88,000 88,000

Lãi phát sinh trong


2 Triệu VND 5,271 5,271 5,271
kỳ

Triệu
3 Trả nợ 5,271 5,271 93,271
VND

4 Trả nợ gốc Triệu VND 0 0 88,000

5 Trả lãi Triệu VND 5,271 5,271 5,271

Triệu
6,000 Nợ cuối kỳ 88,000 88,000 88,000 0,000
VND

3.4 Báo cáo kết quả kinh doanh


3.4.1 Báo cáo doanh thu
Bảng doanh thu qua các năm được tính bằng cách lấy giá sản phẩm qua các năm nhân cho
số lượng tiêu thụ. Ta được bảng sau (với mỗi năm công suất, giá sản phẩm chính và sản
phẩm phụ sẽ thay đổi tương ứng):

Bảng 3.6 Báo cáo doanh thu


ĐVT: VND
Đơn vị
STT Khoản mục | Năm 0 1 2 3
tính

Triệu
1 Giá thành sản phẩm 0,0545 0,0682 0,0711
VND/chai

Chai/chi
2 Sản lượng tiêu thụ 4.015 4.015 4.015
nhánh
20
Triệu
Doanh thu bình
3 VND/chi 218,672 273,690 285,459
quân
nhánh

Triệu
4 Doanh thu tổng 2.186,724 2.736,903 2.854,590
VND

3.4.2. Báo cáo kết quả kinh doanh


Bảng kế hoạch lãi lỗ, hay bảng báo cáo kết quả kinh doanh là một công cụ tài chính quan
trọng giúp phản ánh tổng hợp những thành quả hoạt động dự kiến của dự án trong suốt
vòng đời của nó. Bảng kế hoạch này bao gồm hai yếu tố chính là doanh thu và chi phí.
● Doanh thu phản ánh mức hoàn thành đã đạt được từ hoạt động của dự án, bao gồm
doanh thu bán hàng và doanh thu dịch vụ.
● Chi phí cho thấy mức nỗ lực đã được tiêu hao để tạo ra mức doanh thu tương ứng,
bao gồm sự tiêu dùng tài sản, chi phí các yếu tố đầu vào và chi phí tài chính.

Từ hai yếu tố doanh thu và chi phí, ta có thể xác định được hai kết quả quan trọng của dự
án là lợi nhuận (EBIT và lợi nhuận ròng) và nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hàng
năm.

Bảng 3.7 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
ĐVT: VND
Đơn vị
STT Khoản mục | Năm 0 1 2 3
tính

Triệu
1 Doanh thu tổng 2.186,724 2.736,903 2.854,590
VND

Tổng biến phí sản Triệu


2 954,207 995,238 1038,033
xuất VND

Triệu
Chi phí cốt chanh
3 VND/chi 34,560 36,046 37,596
dây
nhánh

4 Chi phí thùng sữa 1 Triệu 33,600 35,045 36,552


lít VND/chi

21
nhánh

Triệu
5 Chi phí nước suối VND/chi 5,400 5,632 5,874
nhánh

Triệu
6 Chi phí đá lạnh VND/chi 9,000 9,387 9,791
nhánh

Triệu
7 Chi phí vận chuyển VND/chi 1,987 2,073 2,162
nhánh

Triệu
8 Chi phí bao bì VND/chi 9,636 10,050 10,483
nhánh

Triệu
9 Chi phí logo VND/chi 1,237 1,291 1,346
nhánh

Tổng biến phí bán Triệu


10 1.344,000 1.344,000 1.344,000
hàng VND

Triệu
11 Chi phí lương VND/chi 134,400 134,400 134,400
nhánh

Tổng biến phí truền Triệu


12 78,912 78,912 78,912
thông VND

13 Chi phí admin Triệu VND 30,912 30,912 30,912

14 Chi phí bài đăng Triệu VND 24,000 24,000 24,000

15 Chi phí quảng cáo Triệu VND 24,000 24,000 24,000

Triệu
16 Tổng định phí 84,940 52,313 52,313 52,313
VND

17 Tổng chi phí quầy xe Triệu VND 82,000

18 Tổng chi phí mặt Triệu VND 24,000 24,000 24,000

22
bằng

Tổng chi phí vật


19 Triệu VND 1,640
dụng phục vụ

Tổng chí phí vật


20 Triệu VND 1,300
dụng

Tổng chi phí khấu


21 Triệu VND 28,313 28,313 28,313
hao

Triệu
22 EBIT (84,940) (242,708) 266,440 341,332
VND

23 Lãi vay Triệu VND 5,271 5,271 5,271

Triệu
24 EBT (84,940) (247,980) 261,169 336,061
VND

Thuế thu nhập doanh


25 Triệu VND 52,862
nghiệp

Triệu
26 EAT (84,940) (247,980) 261,169 283,199
VND

3.5 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ


Bảng kế hoạch ngân lưu là bảng trình bày chi tiết tất cả các khoản thực thu, thực chi bằng
tiền mặt từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và huy động vốn của dự án ứng với từng thời
điểm mà nó phát sinh. Bảng kế hoạch ngân lưu là một công cụ quan trọng trong việc đánh
giá hiệu quả tài chính của dự án và xác định nhu cầu vốn của dự án.

Có hai phương pháp xây dựng kế hoạch ngân lưu, bao gồm:
● Phương pháp trực tiếp: Theo phương pháp này, ngân lưu ròng từ các hoạt động
kinh doanh, đầu tư và hoạt động tài chính của dự án sẽ được xác định bằng cách lấy
ngân lưu vào trừ ngân lưu ra.
● Phương pháp gián tiếp: Theo phương pháp này, ngân lưu ròng từ hoạt động kinh
doanh sẽ được điều chỉnh từ lợi nhuận sang, còn ngân lưu ròng từ hoạt động đầu tư
và hoạt động tài chính được xác định giống phương pháp trực tiếp. Ngân lưu ròng
từ hoạt động kinh doanh được xác định bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế trừ đi các
khoản chi phí không thực hiện bằng tiền mặt.
23
Dự án sử dụng phương pháp trực tiếp để xây dựng bảng ngân lưu. Trong đó, ngân lưu vào
bao gồm:
● Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
● Thu nhập khác
● Thu hồi vốn đầu tư (giá trị thanh lý)
● Vay ngắn hạn
● Vay dài hạn
Ngân lưu ra bao gồm:
● Chi phí sản xuất, kinh doanh (các biến phí)
● Chi phí tài chính (trả nợ vay)
● Chi phí khác
● Đầu tư tài sản cố định
● Đầu tư tài sản lưu động

Quan điểm báo cáo ngân lưu:


● Quan điểm toàn bộ vốn chủ sử hữu (All-Equity point of view - AEPV): Quan
điểm này nhằm đánh giá xem số vốn đầu tư vào dự án trong trường hợp không có
tài trợ là có hiệu quả hay không để từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Do
không có lãi vay nên thuế thu nhập doanh nghiệp theo quan điểm nay là thuế không
có lá chắn.
● Quan điểm tổng đầu tư (Total Investment point of View - TIPV): Quan điểm
đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư trong trường hợp có tài trợ theo dòng tiền ròng
sau thuế. Nó bao gồm cả lợi ích lá chắn thuế của lãi vay và chưa tính đến dòng
ngân lưu tài trợ.
● Quan điểm chủ đầu tư (Equity owner point of view - EPV): Quan điểm này
quan tâm đến phần còn lại cuối cùng chủ đầu tư sẽ nhận được là bao nhiêu.

Dự án có bảng ngân lưu như Bảng 3.8.

Bảng 3.8 Bảng lưu chuyển tiền tệ


ĐVT: VND
STT Khoản mục Đơn vị 0 1 2 3

24
| Năm tính

Ngân lưu Triệu


1 98,000 2.186,724 2.736,903 2.922,542
vào VND

Tổng doanh
2 Triệu VND 2.186,72 2.736,90 2.854,59
thu

Vốn chủ sở
3 Triệu VND 10,00
hữu

Vốn vay
4 Triệu VND 88,00
ngân hàng

Giá trị thanh


5 Triệu VND 67,95

Triệu (2.406,390 (2.388,694


6 Ngân lưu ra (267,667) (2.447,421)
VND ) )

Tổng biến
7 Triệu VND 0,00 (954,21) (995,24) (1.038,03)
phí sản xuất

Tổng biến
8 Triệu VND 0,00 (1.344,00) (1.344,00) (1.344,00)
phí bán hàng

Tổng biến
9 phí truyền Triệu VND 0,00 (78,91) (78,91) (78,91)
thông

Định phí
10 (không khấu Triệu VND (84,94) (24,00) (24,00) (24,00)
hao)

Thay đổi
11 trong vốn Triệu VND (182,73) 0,00 0,00 182,73
lưu động

12 Trả nợ Triệu VND 0,00 (5,27) (5,27) (93,27)

Chi phí
13 Triệu VND 6,80
thanh lý

14 Ngân lưu Triệu (169,667) (219,666) 289,483 533,848

25
ròng trước
VND
thuế

Thuế thu
15 nhập doanh Triệu VND 0,00 0,00 0,00 (52,86)
nghiệp

3.6 Chi phí cơ hội vốn


Suất chiết khấu, hay chi phí sử dụng vốn, trong dự án là suất sinh lời kỳ vọng của nhà đầu
tư đối với số vốn cần đầu tư cho dự án. Qua đó, chi phí vốn bình quân gia quyền giữ vai trò
là tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị hiện tại thuần của một doanh nghiệp. Nhìn chung, chi phí
vốn bình quân gia quyền càng cao thì rủi ro đầu tư vào công ty càng cao

Công thức tính:


WACC =%D x r d +%E x r e
Trong đó:
WACC: chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền
%D: tỷ trọng vốn vay trên tổng vốn
%E: tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng vốn
r e : suất sinh lợi kỳ vọng của vốn chủ sở hữu
r d : lãi suất tiền vay Ngân hàng

Công thức Excel:


● Tỷ trọng vốn vay: %D = Vốn vay/(Vốn vay + Vốn chủ sở hữu)
● Tỷ trọng vốn chủ sở hữu: %E = Vốn chủ sở hữu/(Vốn vay + Vốn chủ sở hữu)
● Lãi suất thị trường: Dựa theo tình hình các Ngân hàng lớn trong năm đồng loạt tăng
lãi suất do ảnh hưởng từ Ngân hàng Nhà nước, lãi suất vay thị trường cho dự án giả
định là 12%. Đây là con số hợp lý vì dự báo nền kinh tế sẽ tiếp tục khó khăn với
mức lãi suất điều hành được dự báo sẽ ổn định ở mức 4.5%.
● Lãi suất vay: Với vòng đời, quy mô và mô hình kinh doanh của dự án, một mức lãi
suất vay Ngân hàng sẽ quan trọng để dự án có thể hoàn vốn. Theo Hình 3.1, mức
thấp vay thế chấp thấp nhất của các Ngân hàng tư nhân là 5.99% (của OCB và
MSB). Đây sẽ là con số được dùng để giả định cho dự án.

26
Hình 3.1 Bảng so sánh lãi suất vay Ngân hang (Nguồn: timo)

● Độ dao động (Beta): Beta đo lường sự biến động của một chứng khoán so với toàn
bộ thị trường. Beta càng cao, chứng khoán trong mắt các nhà đầu tư càng rủi
ro.Theo đánh giá, phân khúc kinh doanh vỉa hè sẽ gặp các khó khăn về cạnh tranh
cao, thời tiết và xu hướng tiêu dùng. Do đó dự án giả định Beta ở mức 1.2 - tức khi
nếu một chứng khoán ngành F&B có Beta bằng 1,2 thì trên lý thuyết mức biến
động của chứng khoán này sẽ cao hơn mức biến động chung của thị trường 20%.
Kết quả tính chi phí sử dụng vốn và chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền được biểu
diễn trong Bảng 3.9.

Bảng 3.9 Chi phí sử dụng vốn và chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền
ĐVT: VND
STT Khoản mục Đơn vị tính Kết quả tính

1 WACC %/năm 7%

2 Tỷ trọng vốn vay % 89,80%

27
3 Lãi suất vay %/năm 5,99%

4 Tỷ trọng vốn chủ sở hữu % 10,20%

Tỷ suất sinh lợi kỳ


5 %/năm 14,08%
vọng

6 Lãi suất phi rủi ro %/năm 1,62%

7 Lãi suất chung thị trường %/năm 12%

8 Độ dao động (Beta) 1,2

3.7 Đánh giá hiệu quả của dự án


Bảng 3.10 biểu diễn kết quả tính các chỉ tiêu NPV, IRR và DPP của dự án. Từ đó có thể
kết luận dự án khả thi về mặt tài chính với mức lãi suất vay tối đa là 44% và thời gian hoàn
vốn là 2 năm 3 tháng và 21 ngày. Nội dung sau giải thích về quá trình tính toán các chỉ tiêu
trên.

Bảng 3.10 Đánh giá hiệu quả của dự án


ĐVT: VND
Khoản mục |
STT Đơn vị tính 0 1 2 3
Năm

Ngân lưu ròng


1 sau thuế (NCF) - Triệu VND (169,667) (219,666) 289,483 480,986
EPV

2 PV-NCF Triệu VND (169,67) (205,65) 253,72 394,67

3 Lũy kế PV Triệu VND (169,67) (375,32) (121,60) 273,07

4 NPV Triệu VND 273,07 đ

5 IRR %/năm 39%

Năm 1

6 DPP Tháng 3,7

Ngày 21

28
3.7.1. Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (Net Present Value – NPV)
● Khái niệm: Giá trị hiện tại thuần là tổng lãi ròng của cả đời dự án được chiết khấu
về năm hiện tại theo tỷ lệ chiết khấu nhất định.
● Tiêu chí đánh giá: Nếu dự án có NPV > 0 thì dự án giả định đáng giá về mặt tài
chính.

Công thức tính:

Trong đó:
NPV: giá trị hiện tại ròng
C0: chi phí đầu tư ban đầu
Ct: dòng tiền thuần tại thời gian t
r: tỷ lệ chiết khấu
t: thời gian thực hiện dự án

Công thức Excel:


Vốn đầu tư (năm 0) + hàm NPV
Với hàm NPV được biểu diễn: = NPV(chỉ số WACC; NCF các thời kỳ hoạt động
của dự án).

3.7.2. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Returns – IRR)


● Khái niệm: Tỷ lệ này được biểu hiện bằng mức lãi suất mà nếu dùng nó để quy đổi
dòng tiền tệ của dự án thì giá trị hiện tại thực thu nhập bằng giá trị hiện tại thực chi
phí.
● Đánh giá: Dự án có IRR > r đã quy định sẽ khả thi về tài chính.

Công thức tính:

29
Trong đó:
IRR: Tỷ lệ hoàn vốn trong nội bộ tại thời điểm cần tính
NPV: Giá trị hiện tại của dòng tiền dự án
Ct: Giá trị hiện tại của dòng tiền thu về tại thời gian t
r: Tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất vay
t: Thời gian thực hiện dự án/ thời gian đầu tư
C0: Chi phí đầu tư ban đầu của nhà đầu tư (t=0)

Công thức Excel:


Sử dụng hàm IRR được biểu diễn = IRR(NCF các năm)

3.7.3. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Discounted payback method - DPP)
● Khái niệm: Khoảng thời gian cần thiết để tổng giá trị hiện tại của dòng tiền thuần
bằng vốn đầu tư ban đầu.
● Đánh giá: Nếu DPP kéo dài hơn thời gian hoạt động của dự án thì dự án không khả
thi về mặt tài chính.

Công thức tính: Thứ tự năm (t-1) + Lũy kế NPV năm (t-1)/NCF năm thanh lý
Với t là năm lũy kế NPV dương.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH RỦI RO

4.1. Rủi ro kinh doanh


Ngành hàng thực phẩm và đồ uống (F&B) trước giờ vẫn được xem như là một thị trường
sôi nổi với rất nhiều đối thủ cạnh tranh, cùng với đó tốc độ đào thải của ngành này cũng
cực kỳ cao. Điều này đã đặt ra một thách thức to lớn cho các chủ đầu tư dự án, là phải luôn
chuẩn bị sẵn cho mình những chiến lược đúng đắn, những tầm nhìn dài hạn để nắm bắt xu

30
hướng của thị trường và hơn hết là sự phòng bị trước những rủi ro kinh doanh có thể xảy ra
bất kỳ lúc nào.
Những biến động về giá thành, các loại biến phí, định phí, hay các chỉ số về lạm phát,…
đều có thể sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp lên kết quả kinh doanh, tác động xấu đến tính hiệu
quả dự án. Chính vì vậy, nhằm mục đích lường trước những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt
động kinh doanh, nhóm đầu tư quyết định thực hiện phân tích rủi ro cho các biến số.

4.2. Rủi ro tài chính


4.2.1. Phân tích độ nhạy một chiều

- Tổng doanh thu

Bảng 4.1 Phân tích độ nhạy 1 chiều biến Tổng doanh thu

Giảm 20% Giảm 10% Xo Tăng 10% Tăng 20%


Tổng doanh thu 1749,379 1968,051 2.186,724 2405,396 2624,068
NPV 273,07 đ -58,05 107,51 273,07 438,64 604,20

Kết quả phân tích độ nhạy 1 chiều cho thấy Tổng doanh thu là một biến có độ nhạy rất cao.
Nhìn vào bảng trên, ta thấy có sự chênh lệch rất lớn giữa các giá trị NPV khi Tổng doanh
thu tăng hoặc giảm 10%, 20%. Trong đó, nếu Tổng doanh thu giảm 20% so với Doanh thu
ban đầu Xo thì giá trị NPV giảm xuống rất thấp, và đạt đến ngưỡng giá trị âm (-58,05).
Nếu rủi ro xảy ra, Tổng doanh thu giảm nhiều thì dự án có thể không còn khả thi. Do vậy,
biến Tổng doanh thu là một biến quan trọng cần được xem xét và phân tích rủi ro cho các
tình huống xảy ra trong tương lai.
- Tỷ lệ lạm phát

Bảng 4.2 Phân tích độ nhạy 1 chiều biến Tỷ lệ làm phát

Giảm
Giảm 2% Xo Tăng 2% Tăng 4%
4%
Tỷ lệ lạm phát 0,30% 2,30% 4,30% 6,30% 8,30%
NPV 273,07 đ 135,78 203,99 273,07 343,04 413,87

31
Kết quả phân tích độ nhạy 1 chiều cho thấy Tỷ lệ lạm phát là một biến có độ nhạy tương
đối cao. Nhìn vào bảng trên, ta thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa các giá trị NPV khi Tỷ
lệ lạm phát tăng hoặc giảm 2%, 4%. Do vậy, biến Tỷ lệ lạm phát cũng là một biến quan
trọng cần được xem xét và phân tích rủi ro cho các tình huống xảy ra trong tương lai.
- Tổng biến phí sản xuất

Bảng 4.3 Phân tích độ nhạy 1 chiều biến Tổng biến phí sản xuất

Tăng
Xo Tăng 10% Tăng 30% Tăng 40%
20%
Tổng biến phí sản
954,207 1049,627 1145,048 1240,469 1335,889
xuất
NPV 273,07 đ 273,07 199,40 125,73 52,05 -21,62

Kết quả phân tích độ nhạy 1 chiều cho thấy Tổng biến phí sản xuất là 1 biến có độ nhạy rất
cao. Nhìn vào bảng trên, ta thấy có sự chênh lệch rất lớn giữa các giá trị NPV khi Tổng
biến phí sản xuất tăng (giả định). Đặc biệt, nếu Tổng biến phí sản xuất tăng 40% so với ban
đầu thì giá trị NPV giảm xuống giá trị âm (-21,62 <0). Nếu rủi ro đó xảy ra thì dự án có thể
không còn khả thi nữa. Do vậy, biến Tổng biến phí sản xuất là một biến rất quan trọng cần
được xem xét và phân tích rủi ro cho các tình huống xảy ra trong tương lai.

- Tổng biến phí bán hàng

Bảng 4.4 Phân tích độ nhạy 1 chiều biến Tổng biến phí bán hàng

Tăng
Xo Tăng 10% Tăng 30% Tăng 40%
20%
Tổng biến phí bán
1344,0 1478,4 1612,8 1747,2 1881,6
hàng
NPV 273,07 đ 273,07 169,31 -58,99 -469,91 -1182,18

Kết quả phân tích độ nhạy 1 chiều cho thấy Tổng biến phí bán hàng là 1 biến có độ nhạy
rất cao. Nhìn vào bảng trên, ta thấy có sự chênh lệch rất lớn giữa các giá trị NPV khi Tổng
biến phí bán hàng tăng (giả định). Đặc biệt, nếu Tổng biến phí bán hàng tăng 20% so với
ban đầu Xo thì giá trị NPV giảm xuống giá trị âm (-58,99 <0). Nếu rủi ro đó xảy ra thì dự

32
án có thể không còn khả thi nữa. Do vậy, biến Tổng biến phí bán hàng là một biến rất quan
trọng cần được xem xét và phân tích rủi ro cho các tình huống xảy ra trong tương lai.

- Tổng biến phí truyền thông

Bảng 4.5 Phân tích độ nhạy 1 chiều biến Tổng biến phí truyền thông

Tăng
Xo Tăng 10% Tăng 30% Tăng 40%
20%
Tổng biến phí truyền
78,91 86,80 94,69 102,59 110,48
thông
NPV 273,07 đ 273,07 266,98 253,58 229,45 187,63

Kết quả phân tích độ nhạy 1 chiều cho thấy Tổng biến phí truyền thông là 1 biến có độ
nhạy thấp. Nhìn vào bảng trên, ta thấy có sự chênh lệch rất nhỏ giữa các giá trị NPV khi
Tổng biến phí truyền thông tăng (giả định). Do vậy, biến Tổng biến phí truyền thông
không cần thiết phải xem xét và phân tích rủi ro cho các tình huống xảy ra trong tương lai.

4.2.2. Phân tích tình huống


Sau khi có kết quả phân tích độ nhạy 1 chiều, nhóm nhận thấy rằng 4 biến: tổng doanh thu,
tỷ lệ lạm phát, tổng biến phí sản xuất và tổng biến phí bán hàng đều có độ nhạy cao nên
tiếp tục được đưa vào phân tích tình huống. Phương pháp này chia các tình huống rủi ro
thành các tình huống rất tốt, tốt, bình thường, xấu và rất xấu.

Bảng 4.6 Phân tích các tình huống rủi ro

BÌNH
RẤT XẤU XẤU TỐT RẤT TỐT
THƯỜNG
Tổng doanh thu 1800,00 2000,00 2186,72 2300,00 2500,00
Tỷ lệ lạm phát 2,30% 3,30% 4,30% 5,30% 6,30%
Biến phí sản xuất 1200 1000 954,21 750 600
Biến phí bán hàng 1500 1400 1344 1150 1000
NPV -399,03 18,45 273,07 701,16 1119,30
IRR -17% 8% 39% 162% 350%

33
Từ kết quả phân tích các tình huống rủi ro trên, nhóm nhận thấy rằng, trong trường
hợp xấu nhất thì cả giá trị NPV và IRR đều âm (<0), và nhỏ hơn suất sinh lợi (14,08%) do
vậy dự án sẽ không khả thi. Bên cạnh đó, nếu xảy ra tình huống rủi ro xấu thì dự án vẫn có
thể được thực hiện, tuy nhiên cần phải cân nhắc, dự trù và chuẩn bị kỹ lưỡng dự án khi mà
ở đây NPV>0 nhưng IRR nhỏ hơn suất sinh lợi (<14,08%). Song, dự án vẫn có khả năng
thực hiện cao, nếu trong điều kiện tốt sẽ mang lại nguồn lợi nhuận rất lớn. Điều này cho
thấy đây là một dự án tiềm năng về nguồn lợi nhuận, và rủi ro gây lỗ là rất thấp (chỉ xảy ra
trong điều kiện tệ nhất). Do vậy, nhóm đánh giá cao dự án đầu tư này là có tiềm năng và
khả thi, đáng để đầu tư trong tương lai.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

5.1 Tính khả thi của dự án


5.1.1. Về cơ hội kinh doanh
Khách hàng của MPJ chủ yếu là người nước ngoài. Có một số số liệu về việc người
nước ngoài thích ăn và uống đồ có vị béo. Theo một khảo sát của công ty nghiên cứu thị
trường Mintel, 69% người Mỹ thích đồ ăn có vị béo. Tuy nhiên, MPJ có vị béo từ sữa tươi
không đường nên hoàn toàn không gây béo như các loại nước uống có chứa kem hay thức
ăn chứa dầu hay mỡ động vật. Đồng thời, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP bình
quân đầu người của các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp,... đều
trên 50.000 USD, trong khi đó GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2022 là 3.720
USD, xếp thứ 155 trên thế giới. Theo một khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường
Mintel, trung bình người Mỹ chi khoảng 2,5 USD cho 1 chai nước healthy có dung tích
500ml. Tuy nhiên, giá cả có thể thay đổi tùy thuộc vào thương hiệu, thành phần và nơi
mua. Nên việc họ có thể chi 50.000 - 60.000 VNĐ cho một chai nước uống healthy 500ml
là hoàn toàn khả thi.

5.1.2. Về nguồn vốn


Dự án đã có kế hoạch vay ngân hàng rõ ràng, chi tiết về khả năng trả lãi qua các
năm nên hiện giờ, chỉ cần theo đúng kế hoạch đã nêu phía trên, nếu không xảy ra rủi ro nào
trong quá trình vay vốn ngân hàng thì dự án MPJ khả thi.

34
5.1.3. Về nguồn nguyên vật liệu và nhân viên bán hàng:
MPJ chủ yếu cần nước cốt chanh dây và sữa tươi không đường. Nhóm đã tìm được
nguồn giá sỉ cho hai loại nguyên liệu này để giá thành của MPJ vừa phải để có thể thu hút
được nhiều khách hàng tiềm năng. Về nhân viên bán hàng, nhóm dự tính tuyển dụng sinh
viên vì họ là nhóm có học thức cao, có thể giao tiếp bằng Tiếng Anh và cần công việc làm
thêm ngoài giờ nhưng chi phí lại không quá cao nên giá thành của MPJ sẽ được tối ưu.

5.1.4. Về khả năng lợi nhuận và rủi ro


Theo như phân tích rủi ro phía trên, nếu giá thành của MPJ dưới 50.000 VNĐ thì
dự án sẽ không khả thi và nếu giá thành dưới 54.000 VNĐ thì dự án vẫn có thể thực hiện
được nhưng lợi nhuận sẽ không cao và khó có thể duy trì được lâu dài.
Tính khả thi của dự án phụ thuộc vào các biến: Tổng doanh thu, Tỷ lệ lạm phát,
Tổng biến phí sản xuất, Tổng biến phí bán hàng và Tổng biến phí truyền thông. Khi dự án
tiến hành triển khai thì cần phải xem xét kỹ lưỡng các biến đó để dự án có thể tồn tại và
phát triển.

5.2 Đề xuất
Để dự án MPJ - Milky Passion Fruit Juice khả thi trong mọi tình huống, cần phải có những
giải pháp sau:
1) Tăng cường quảng bá và tiếp thị sản phẩm để thu hút khách hàng địa phương.
Khách hàng địa phương là một thị trường tiềm năng lớn, nếu có thể thu hút được
khách hàng địa phương thì dự án sẽ có thể giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào khách
du lịch nước ngoài.
● Dự án có thể tham gia các hội chợ, triển lãm ẩm thực để giới thiệu sản phẩm đến
với khách hàng.
● Dự án có thể hợp tác với các công ty du lịch để đưa sản phẩm vào các tour du lịch.
● Dự án có thể sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội ví dụ như hiện nay có rất
nhiều quán ăn, nhà hàng thuê các Tiktokers hay Youtubers nổi tiếng để quảng bá
sản phẩm của mình.
2) Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ. Ngoài MPJ, dự án có thể phát triển thêm các sản
phẩm và dịch vụ khác:
● Dự án có thể nghiên cứu phát triển thêm các loại nước giải khát khác có cùng
nguyên liệu là chanh dây để tạo sự nổi bật dòng sản phẩm.

35
● Dự án có thể tặng thêm các món quà lưu niệm nhỏ xinh tại các chi nhánh cho khách
du lịch.
3) Tăng cường khả năng cạnh tranh. Dự án cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ và giá cả để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác.
● Dự án cần phải nâng cao chất lượng MPJ bằng cách sử dụng nguyên liệu tươi ngon,
tuyển chọn kỹ lưỡng.
● Dự án cần phải cải thiện quy trình sản xuất để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
● Dự án cần phải nghiên cứu thị trường để đưa ra giá cả cạnh tranh.

36
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. (2022, ngày 28 tháng 2), Tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đứng thứ 2 thế giới.
https://ungthutuyengiap.org/ty-le-mac-benh-ung-thu-o-viet-nam-dung-thu-2-the-
gioi.html

2. (2023, ngày 18 tháng 9), Infographic - Ai được phép sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng
đường có thu phí?. https://nld.com.vn/thoi-su/infographic-ai-duoc-phep-su-dung-
tam-thoi-via-he-long-duong-co-thu-phi-20230917112235045.htm

3. Sữa tươi Đàn bò Vinamilk 100% không đường 1 lít Thùng 12 hộp giá sỉ - giá bán
buôn. https://thitruongsi.com/su-a-tuoi-da-n-bo-vinamilk-100-khong-duo-ng-1-li-t-
thung-12-hop-1610378.html

4. COMBO 50 CHAI NHỰA ĐẸP 500ML, NHỰA PET DÀY, TỐT, GIÁ XƯỞNG
110.000 Đ. https://shopee.vn/product/251530855/16885251418?
gad_source=1&gclid=CjwKCAiAg9urBhB_EiwAgw88mdOw9goOL9ZnJ8ch2EA
wlCUIS5ALZsNKbrqL8SPqk1AmZiWok3xmyxoC24wQAvD_BwE

5. (2023, ngày 18 tháng 10), Kịch tính thị trường lãi suất. https://thanhnien.vn/kich-
tinh-thi-truong-lai-suat-185231010212357822.htm

6. (2023, ngày 12 tháng 12), UOB dự báo lãi suất điều hành ổn định trong năm 2024.
https://thoibaonganhang.vn/uob-du-bao-lai-suat-dieu-hanh-on-dinh-trong-nam-
2024-147299.html

7. (2023, ngày 8 tháng 12), Lãi suất ngân hàng năm 2024 sẽ ra sao?.
https://tienphong.vn/lai-suat-ngan-hang-nam-2024-se-ra-sao-post1593842.tpo

8. Minh Anh, (2023, ngày 20 tháng 10), Lạm phát đang được kiểm soát.
http://baokiemtoan.vn/lam-phat-dang-duoc-kiem-soat-27643.html

9. Quang Viet, T. (2021). Cạnh tranh trên thị trường ngành thực phẩm và dịch vụ ăn
uống.

37

You might also like