Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

3.

MÔN HÓA HỌC


I. Chuyên đề Nguyên tử
- Phản ứng hạt nhân - Năng lượng hạt nhân - Động học quá trình phân rã phóng xạ.
- Năng lượng electron, bán kính Bohr của nguyên tử.
II. Chuyên đề Phân tử và tinh thể
- Thuyết VB – MO.
- Độ dài liên kết, góc liên kết, năng lượng liên kết, hình học phân phân tử, momen lưỡng cực liên kết,
momen lưỡng cực phân tử.
- Đại cương về phức chất.
- Tương tác vật lý.
- Đại cương về tinh thể.
III. Chuyên đề Lý thuyết phản ứng hóa học: Nhiệt hóa học, Động hóa học
- Tính nhiệt trực tiếp từ nhiệt lượng kế - Định luật Hess và tính gián tiếp nhiệt phản ứng.
- Năng lượng tự do và chiều hướng quá trình.
- Cân bằng hoá học.
- Động học phản ứng bậc không, bậc nhất, bậc hai - Động học và cơ chế phản ứng - Phương trình
Arrhenius.
IV. Chuyên đề Hóa phân tích: Dung dịch
- Cân bằng trong hệ axit – bazơ.
- Cân bằng trong dị thể.
- Cân bằng trong tạo phức.
- Cân bằng oxi hóa khử.
- Phân tích ion trong dung dịch.
V. Chuyên đề Điện hóa học
- Pin điện - Thế điện cực chuẩn - Sức điện động.
- Phương trình Nernst và chiều phản ứng, nồng độ các chất.
- Quan hệ giữa , hằng số cân bằng K và sức điện động E.
- Phản ứng điện phân.
VI. Chuyên đề Hóa nguyên tố: Nhóm VIIA, VIA, VA, IVA
VII. Chuyên đề Đại cương Hữu cơ
- Hóa học lập thể.
- Danh pháp.
- Quan hệ cấu trúc - tính chất.
VIII. Chuyên đề Hidrocacbon
- Phản ứng và cơ chế phản ứng của hidrocacbon.
- Tổng hợp hidrocacbon.
- Xác định cấu trúc hidrocacbon.

PHI KIM

NĂM 2019

Câu 5. (3,0 điểm)

Page 1
1) Có 7 ống nghiệm được đánh số từ 1 đến 7 chứa một trong các dung dịch sau: CuSO4; AgNO3; NaCl;
Na2CO3; NaOH; HI; H2SO4 và 2 ống nghiệm chứa 2 dung dịch loãng X và Y chưa biết. Khi cho các dung dịch
trong 9 ống nghiệm này phản ứng với nhau quan sát được các hiện tượng trong bảng sau:

1 2 3 4 5 6 7 X Y

1 - - -  nâu  xanh nhạt  xanh nhạt  nâu -

2  trắng - - - - - -

3 -  vàng  nâu  trắng hơi vàng  vàng  trắng

4 - -  - -

5 -  -  nâu

6 -  mùi khai  xanh nhạt

7 -  xanh nhạt

X  nâu

(Kí hiệu: - là không có phản ứng xảy ra)

a) Xác định X, Y và các chất chứa trong mỗi ống nghiệm.

b) Viết các phương trình phản ứng xảy ra tương ứng với hiện tượng trong bảng trên.

Page 2
2) Cho sơ đồ sản xuất Cl2, H2 và dung dịch NaOH từ NaCl như sau:

Ưu điểm rất lớn của phương pháp này là 2 vùng phản ứng được ngăn cách bằng màng bán thấm chỉ cho
phép ion Na+ đi qua. Tuy nhiên vẫn xảy ra phản ứng tạo ra chất (A) do Cl2 tác dụng với dung dịch NaOH.

a) Hãy viết phương trình phản ứng tạo thành chất (A).

b) Chất (A) được sản xuất công nghiệp và chúng ta có thể mua dung dịch (A) 1,5% dùng làm thuốc tẩy.
Trong quảng cáo của loại thuốc tẩy này có nội dung: “…phân hủy cho Natri clorua và Oxi, không gây hại cho
môi trường…” lời quảng cáo này có đúng không? Hãy viết phương trình phản ứng mô tả sự phân hủy này?

c) Dung dịch đặc của chất (A) thường có màu vàng. Hãy cho biết chất nào gây ra màu vàng này và viết
phương trình phản ứng tạo ra nó?

d) Nếu dung dịch chất (A) được đun nóng (ví dụ như khi chúng ta giặt đồ bằng thuốc tẩy trắng ở nhiệt độ
cao), bên cạnh việc tạo ra NaCl, còn có hợp chất (B) hình thành và (B) rất hại cho môi trường. Hãy viết phương
trình phản ứng tạo ra (B).

e) Nếu thêm dung dịch Ba(NO 3)2 vào dung dịch chất (B) sẽ thấy kết tủa trắng (C) xuất hiện. Nung nóng
(C) sẽ tạo thành BaCl2 và chất (D) cũng màu trắng. Viết các phương trình phản ứng tạo thành (C) và (D).

Câu 1:

3) Trong sự trao đổi chất, ví dụ với glucozơ, oxi không chỉ bị khử thành nước mà còn bị khử thành một
lượng nhỏ gốc tự do rất hoạt động và rất độc. SOD là tên của một loại enzim (kí hiệu là E) xúc tác chuyển
hóa gốc tự do này. Phản ứng chuyển hóa như sau:

(1)

Động học của phản ứng (1) được nghiên cứu ở môi trường đệm có pH = 9,1. Nồng độ đầu của enzim E là
-7
4.10 mol/L trong mỗi thí nghiệm. Tốc độ đầu v o của các phản ứng được đo ở nhiệt độ phòng, tương ứng với
các nồng độ đầu khác nhau của O2-. Kết quả được cho trong bảng sau:
Co(O2-) (mol/L) 7,69.10-6 3,33.10-5 2,00.10-4

vo (mol/L-1.s-1) 3,85.10-3 1,67.10-2 0,100

a) Hãy xác định bậc n trong phương trình tốc độ v = k. [O2-]n

b) Tìm k trong phương trình tốc độ trên.

Page 3
c) Cơ chế của phản ứng (1) được đề nghị như sau:

E- là một tiểu phân trung gian, nó có thể là một gốc tự do. Biết quá trình proton hóa ion supeoxit (O 22-) là
quá trình nhanh. Hãy chứng minh cơ chế này phù hợp với phương trình động học ở trên.

NĂM 2021

Câu 8. (2,0 điểm)

1. Năm 1940, nhà hóa học người Hungary là George de Hevesy đã nghĩ ra cách hòa tan huân chương
Nobel bằng vàng (của hai nhà bác học Max von Laue và James Frank) trong dung dịch X để tránh bị quân phát
xít Đức cướp khi chúng chiếm đóng Đan Mạch.

a. Hãy cho biết thành phần của dung dịch X và viết phương trình phản ứng mô tả sự hòa tan vàng trong X.

b. Một hợp chất của vàng có công thức đơn giản nhất là CsAuCl 3. Ban đầu, người ta nghĩ rằng đây là hợp
chất của Au (II), nhưng thực tế không phải. Hãy đưa ra công thức đúng của hợp chất này (biết đây là một phức
của Au) và viết cấu trúc phù hợp của phức này.

2.a. Silic có thể tạo nhiều axit silicic có dạng mSiO 2.nH2O. Các phân tử axit silicic rất dễ ngưng tụ với
nhau để tạo các oligo và poli-silicic axit. Hãy dùng công thức cấu tạo để viết phương trình phản ứng ngưng tụ 2
phân tử H4SiO4 tạo thành sản phẩm là axit đi-silicic.

b. Khi nung chảy silicat với muối kiềm cacbonat sẽ tạo thành các muối kiềm silicat có dạng M 2O.nSiO2.
Các muối này tan trong nước, gọi là thủy tinh lỏng. Thủy tinh lỏng thường được dùng như một loại keo dán vì
chúng sẽ bị đông cứng lại khi tiếp xúc với không khí (do bị axit hóa). Hãy viết phương trình phản ứng mô tả
quá trình bị đông cứng khi cho thủy tinh lỏng Na2SiO3 tiếp xúc với không khí.

Câu 3. (1,5 điểm)

Bromometan có thể phản ứng được với OH- theo cơ chế SN. Tốc độ ban đầu của phản ứng và các nồng độ
ban đầu của CH3Br và KOH cho ở bảng dưới đây, tất cả các thí nghiệm đều tiến hành ở 25oC.

C (CH3Br) C (KOH) vo (mol.L-1.s-1)


Thí nghiệm 1 0,10 mol.L-1 0,10 mol.L-1 2,80.10-6
Thí nghiệm 2 0,10 mol.L-1 0,17 mol.L-1 4,76.10-6
Thí nghiệm 3 0,033 mol.L-1 0,20 mol.L-1 1,85.10-6
a. Viết phương trình của phản ứng.

b. Xác định bậc riêng phần của phản ứng theo từng chất và bậc tổng quát của phản ứng.

c. Tính hằng số tốc độ của phản ứng.

d. Trong thí nghiệm 1, sau bao lâu nồng độ KOH đạt 0,05 mol.L-1?

Page 4
e. Tên chính xác hơn của cơ chế có thể áp dụng được cho phản ứng này là gì? Giải thích.

Năm 2022

Câu 3. (2,0 điểm)


1) Saccarozơ thuỷ phân trong môi trường axit tạo thành 2 monosaccarit. Đây là một phản ứng bậc 2. Đo
tốc độ của phản ứng này cho kết quả: ở 35 oC, tốc độ phản ứng gấp 4,1 lần so với tốc độ phản ứng ở 25 oC. Hãy
tính năng lượng hoạt hoá của phản ứng này.
2) Biểu thức luật tốc độ phản ứng H2 + Br2  2HBr tương đối phức tạp như sau:

= (*)
Luật tốc độ của phản ứng này được giải thích bằng cơ chế gồm 5 quá trình sơ cấp sau:
(1) Br2 2 Br
(2) Br + H2 HBr + H
(3) H + Br2 HBr + Br
(4) H + HBr H2 + Br
(5) Br + Br Br2
a) Hãy cho biết trong 5 bước trên, đâu là bước khơi mào? Bước phát triển mạch? Bước ức chế mạch?
Bước tắt mạch?
b) Để thuận tiện, người ta chọn nghiên cứu tốc độ của phản ứng này vào thời điểm đầu, khi mà nồng độ
HBr còn rất nhỏ.
b1) Với giả thiết này, hãy rút gọn biểu thức (*), kết quả thu được gọi là biểu thức (**) và cho biết trong
các quá trình sơ cấp của cơ chế phản ứng có thể bỏ qua bước nào?
b2) Biết H và Br là các tiểu phân trung gian hoạt động, hãy áp dụng nguyên lí trạng thái dừng cho 2
tiểu phân này để xây dựng biểu thức luật tốc độ (**) vừa thu được ở ý b1) và biểu thức tính ka trong (*).

Câu 4. (2,0 điểm)


1) (A) là một muối hidrat màu xanh. Lấy 1 gam (A) cho phản ứng với dung dịch Ba(NO3)2 dư thì thu được
0,98 gam kết tủa (X) màu trắng không tan trong dung dịch axit dư. Dung dịch còn lại trộn với H 2O2/NaOH thì
thu được 1,064 gam muối bari màu vàng không tan (Y) có số mol bằng số mol của (X). Khi cho dung dịch (A)
tác dụng với H2SO4 có mặt O2 thì cho dung dịch (B) màu tím, nếu cô cạn dung dịch này thì thu được tinh thể
(C) mà muối chiếm 54,75% về khối lượng. Nếu đun (C) đến 80°C thì (C) bị nóng chảy, còn tại 100°C thì (C) bị
mất 32% khối lượng để được tinh thể (D). Xác định (A), (B), (C), (D), (X), (Y).
Cho Ba =137; K=39; Na= 23; Cu = 64; Ca = 40; Al= 27; Cr = 52; Mn=55; Zn=65; Fe=56; Pb=207; S=32;
O=16; N=14; Cl=35,5; H=1.
2) a) Hãy xác định số electron độc thân trong mỗi trường hợp sau:
Hòa tan muối (X) của một kim loại vào nước được dung dịch (X) thì thu được một phức của ion kim loại
có momen từ bằng 4,9 . Hỏi có bao nhiêu electron độc thân trong ion kim loại của muối (X).

Page 5
- Thêm một lượng dư vào dung dịch (X) thì được một phức chất nghịch từ.
- Oxi hóa dung dịch (X) để số oxi hóa của kim loại tăng lên 1 được dung dịch (Y) thì được chất Y có
momen từ bằng 5,9 .

- Thêm một lượng dư vào dung dịch (Y) thì được một phức chất (Z) có momen từ bằng 1,8 .
b) Từ các dữ kiện trên hãy xác định kim loại, giải thích. Biết kim loại ở chu kì 4.
Câu I:

1. Cho sơ đồ chuyển hóa các chất từ lưu huỳnh như sau:

Khi thủy phân hoàn toàn các chất C, E và G, thu được các dung dịch axit và không thấy khí thoát ra.
Thêm dung dịch Ba(NO3)2 dư vào các dung dịch trên đều thu được kết tủa trắng X. Lọc kết tủa X, thêm tiếp
dung dịch AgNO3 dư vào nước lọc, lại thu được kết tủa trắng Y. Đối với chất E và G, tỉ lệ khối lượng kết tủa X

và kết tủa Y đều là 1,624; còn đối với chất C, tỉ lệ trên là 0,812.

Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch sau khi thủy phân của các chất D, H và K đều thấy có kết tủa
trắng tạo thành, không tan trong axit mạnh và có khí NH3 thoát ra. Hàm lượng phần trăm về khối lượng N và S
trong các chất sau lần lượt: trong chất D là 29,16% và 33,33%; trong chất H là 14,43% và 32,99%; trong chất K
là 24,56% và 28,07%. Trong các chất D, H và K, mỗi phân tử chỉ chứa 1 nguyên tử lưu huỳnh.

a) Xác định công thức của các chất và hoàn thành sơ đồ chuyển hóa trên.

b) Vẽ cấu trúc các chất C, D, E, G, H và K.

Page 6

You might also like