Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

---------------------------------------

BÀI TẬP NHÓM

CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Giảng Viên: TS. Nguyễn Xuân Hồng

Lớp: CHK13 đợt 1

Nhóm 2

Hà Nội – 2024
MỤC LỤC
I. Khoản dự phòng..........................................................................................................1

1. Lý thuyết cơ bản về Khoản Dự Phòng...................................................................1

2. Ví dụ về dự phòng và Phân tích Dự phòng...........................................................2

II. Nợ tiềm tàng.............................................................................................................2

1. Khái niệm (IAS 37)..................................................................................................2

2. Nguyên tắc ghi nhận................................................................................................3

3. Ví dụ và phân tích ví dụ..........................................................................................3

III. Tài sản tiềm tàng......................................................................................................3

1. Lý thuyết cơ bản về tài sản tiềm tàng:...................................................................3

2. Ví dụ và phân tích ví dụ:.........................................................................................4

IV. Các sự kiện phát sinh sau kì báo cáo năm cần điều chỉnh...................................6

1. Khái niệm.................................................................................................................6

2. Phân loại...................................................................................................................6

V. Các sự kiện phát sinh sau kì báo cáo năm không cần điều chỉnh........................13

1
Nhóm 2, CHK13 Bài Tập Nhóm
I. Khoản dự phòng
1. Lý thuyết cơ bản về Khoản Dự Phòng
a) Dự phòng: là một khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc
thời gian
b) Nguyên tắc xác định và ghi nhận khoản Dự phòng
Khoản dự phòng được ghi nhận khi thỏa mãn các ĐK
 Đơn vị có nghĩa vụ hiện tại do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra
 Sự giảm sút về lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán
nghĩa vụ nợ.
 Giá trị của nghĩa vụ có thể được ước tính đáng tin cậy.

=> DN cần xem xét 1 sự kiện đã xảy ra có phát sinh 1 nghĩa vụ nợ tại ngày kết
thúc kì kế toán năm hay không (có thể xem xét cả ý kiến của chuyên gia).

c) Đo lường giá trị khoản Dự phòng

* Xác định giá trị ước tính hợp lí

 Giá trị được ghi nhận của khoản dự phòng là giá trị được ước tính hợp lí nhất về
các chi phí cần thiết để thanh toán nghĩa vụ hiện tại tại thời điểm kết thúc kì BC.
 Các ước tính về kết quả và ảnh hưởng tài chính đều được xác định thông qua đánh
giá của nhà quản lí, kinh nghiệm giao dịch tương tự và các bản báo cáo của chuyên
gia độc lập (bao gồm cả các sự kiện đã xảy ra sau ngày kết thúc kì kế toán năm).

Giá trị khoản dự phòng phải trả có thể được xác định bằng 1 trong các phương
pháp sau:

 Xác định giá trị ước tính hợp lí

2
Nhóm 2, CHK13 Bài Tập Nhóm
 Xác định giá trị hiện tại
 Các sự kiện xảy ra trong tương lai

* Xác định giá trị hiện tại

 Nếu ảnh hưởng về giá trị thời gian của tiền là trọng yếu thì giá trị của một khoản
dự phòng cần được xác định là giá trị hiện tại của khoản chi phí cần dự tính để
thanh toán nghĩa vụ nợ.
 Tỷ lệ chiết khấu phải là tỷ lệ trước thuế và phản ánh rõ những ước tính trên thị
trường hiện tại về giá trị thời gian của tiền và rủi ro cụ thể của khoản nợ đó.
* Các sự kiện xảy ra trong tương lai
 Những sự kiện xảy ra trong tương lai có thể ảnh hưởng đến giá trị đã ước tính để
thanh toán nghĩa vụ nợ thì phải được phản ánh vào giá trị của khoản dự phòng khi
có đủ dấu hiệu cho thấy các sự kiện đó sẽ xảy ra.
=> Xác định giá trị ước tính khoản dự phòng cần tính toán đến cả các sự kiện này
d) Nguyên tắc ghi nhận Dự phòng
Khoản DP được lập tại thời điểm lập BCTC:
 Trường hợp số Dự phòng phải trả cần lập ở kỳ KT này lớn hơn số Dự phòng phải
trả đã lập ở kỳ KT trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được ghi nhận vào
CPSXKD của kỳ KT đó.
Nợ TK “Chi phí”
Có TK “Dự phòng phải trả”
 Trường hợp số Dự phòng phải trả lập ở kỳ KT này nhỏ hơn số DP phải trả đã lập ở
kỳ KT trước chưa sử dụng hết thì số CL phải được hoàn nhập ghi giảm CPSXKD
của kỳ KT đó.
Nợ TK “Dự phòng phải trả”
Có TK “Chi phí”
2. Ví dụ về dự phòng và Phân tích Dự phòng

3
Nhóm 2, CHK13 Bài Tập Nhóm
Ví dụ: Một Doanh nghiệp đã được luật sư tư vấn cho biết họ sẽ phải trả $20,000
cho các sản phẩm bị lỗi. Doanh nghiệp đã trích dự phòng tại ngày 31/12/N. Tuy
nhiên, sang năm sau, luật sư cho biết số tiền bồi thường có thể sẽ là $25,000. Khi
đó Doanh nghiệp sẽ ghi nhận như thế nào ở năm N và năm N+1?
Phân tích:
=> Phân loại: Dự phòng phải trả
=> Phân tích: Khoản phải trả này là do đơn vị có nghĩa vụ hiện tại do kết quả về
việc có sản phẩm lỗi. Đồng thời, sự giảm sút về lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn
đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ về sản phẩm lỗi này. Bên cạnh đó giá trị
của nghĩa vụ phải trả này được ước tính một cách đáng tin cậy.
=> Ghi nhận và trình bày
* Tại thời điểm 31/12/N
Nợ TK “Chi phí”: 20.000
Có TK “Dự phòng phải trả”: 20.000
* Tại thời điểm 31/12/N+1
Nợ TK “Chi phí”: 5.000
Có TK “Dự phòng phải trả”: 5.000
II. Nợ tiềm tàng
1. Khái niệm (IAS 37)

Nợ tiềm tàng là:

a. Nghĩa vụ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự

tồn tại của nghĩa vụ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng

xảy ra hoặc không xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không

chắc chắn trong tương lai mà đơn vị không kiểm soát được;

hoặc

4
Nhóm 2, CHK13 Bài Tập Nhóm
b. Nghĩa vụ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng

chưa được ghi nhận vì:

- Không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc

phải thanh toán nghĩa vụ nợ; hoặc

- Giá trị của nghĩa vụ đó không được


2. Nguyên tắc ghi nhận
- Đơn vị không được ghi nhận một khoản nợ tiềm tàng
- Một khoản nợ tiềm tàng phải được thuyết minh trừ khi khả năng có
sự giảm sút lợi ích kinh tế là khó có thể xảy ra, theo yêu cầu tại đoạn 86.
- Khi một đơn vị chịu trách nhiệm chung và bình đẳng đối với một
nghĩa vụ, phần nghĩa vụ nợ dự kiến thuộc về các chủ thể khác được coi như một
khoản nợ tiềm tàng. Đơn vị phải ghi nhận khoản dự phòng phải trả cho phần nghĩa
vụ nợ có thể xảy ra làm giảm sút lợi ích kinh tế, ngoại trừ một số ít trường hợp
không thể đưa ra ước tính đáng tin cậy.
- Các khoản nợ tiềm tàng có thể xảy ra không như dự kiến ban đầu.
Do đó, chúng phải được đánh giá liên tục để xác định liệu có khả năng có sự giảm
sút lợi ích kinh tế hay không. Nếu sự giảm sút lợi ích kinh tế trong tương lai có thể
xảy ra liên quan đến một khoản mục trước đây là khoản nợ tiềm tàng, thì khoản dự
phòng phải trả sẽ cần được ghi nhận trong báo cáo tài chính của kỳ mà sự thay đổi
gần như chắc chắn xảy ra (ngoại trừ một số ít trường hợp không thể đưa ra ước
tính đáng tin cậy).
3. Ví dụ và phân tích ví dụ
VD: Công ty X kinh doanh sản xuất xe đạp, với thời gian bảo hành xe là 2
năm, chi phí dự trù bảo hành xe đạp là 1.000.000VNĐ/ 1 xe và chỉ bảo hành nếu
lỗi do bên nhà sản xuất cung cấp. Trong năm 2020, doanh nghiệp sản xuất ra
10.000 xe đạp, do đó số tiền ước tính để bảo hành xe ước tính theo 1 năm phải trả
là 10.000.000.000 VNĐ. Tuy nhiên thực tế công ty chưa có thông báo cụ thể là số

5
Nhóm 2, CHK13 Bài Tập Nhóm
xe đạp phải bảo hành là bao nhiêu vì vậy mà số tiền ước lượng bảo hành sẽ chỉ là
nợ tiềm tàng của doanh nghiệp.

Do đó công ty sẽ không ghi nhận 1 khoản nợ tiềm tàng trong báo cáo tài
chính mà thay vào đó là lập dự phòng phải trả số tiền bảo hành trên nếu nó
xảy ra.
III. Tài sản tiềm tàng
1. Lý thuyết cơ bản về tài sản tiềm tàng:
1.1. Khái niệm:
Tài sản tiềm tàng: Là tài sản có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra
và sự tồn tại của tài sản này chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra
hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong
tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được.
1.2. Nguyên tắc ghi nhận:
 Doanh nghiệp không được ghi nhận một tài sản tiềm tàng.
 Tài sản tiềm tàng không được ghi nhận là tài sản trên báo cáo tài chính vì
điều này có thể dẫn đến việc ghi nhận khoản thu nhập có thể không bao giờ
thu được.
 Một tài sản tiềm tàng được thuyết minh khi có thể thu được lợi ích kinh tế
trong tương lai.
 Tài sản tiềm tàng phải được đánh giá thường xuyên để đảm bảo việc hình
thành tài sản được phản ánh một cách hợp lý trong báo cáo tài chính. Nếu
doanh nghiệp gần như chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, thì tài sản và khoản
thu nhập liên quan phải được ghi nhận trên báo cáo tài chính của kỳ kế toán
có khả năng thể xảy ra khoản thu nhập đó. Nếu khả năng thu được lợi ích
kinh tế là có thể xảy ra, doanh nghiệp cần thuyết minh về tài sản tiềm tàng.
1.3. Thuyết minh:

6
Nhóm 2, CHK13 Bài Tập Nhóm
 Khi có thể thu được một số lợi ích kinh tế thì doanh nghiệp phải trình bày tóm
tắt về bản chất của các tài sản tiềm tàng tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, và
khi có thể, trình bày ước tính về ảnh hưởng tài chính của chúng theo các
nguyên tắc đã qui định đối với các khoản dự phòng .
 Việc trình bày các tài sản tiềm tàng trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính
phải tránh đưa ra các dấu hiệu sai lệch về khả năng có thể xảy ra khoản thu
nhập phát sinh.
 Trong một số trường hợp, việc trình bày một số hay toàn bộ các thông tin như
quy định có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế của doanh nghiệp
trong việc tranh chấp với các chủ thể khác liên quan đến nội dung của khoản
dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng thì doanh nghiệp phải trình bày bản chất
chung của vấn đề đang tranh chấp và lý do không trình bày những thông tin
này.

2. Ví dụ và phân tích ví dụ:


2.1. Doanh nghiệp A chịu tổn thất nặng nề về tài sản do thiên tai. Công ty ước tính
tổn thất này làm lợi nhuận giảm đi $10 triệu. Tuy nhiên doanh nghiệp A đã mua
bảo hiểm cho những tài sản này. Công ty bảo hiểm đã chấp nhận đơn đòi bổi
thường nhưng chưa đưa ra con số cụ thể, tuy nhiên công ty bảo hiểm cũng đã
đưa ra thông báo bằng văn bản sẽ chi trả khoản bồi thường tối đa là $9 triệu.
 Phân loại: Khoản bồi thường $9 triệu là tài sản tiềm tàng.
 Phân tích: Công ty bảo hiểm đã chấp nhận đơn đòi bồi thường và cam kết chi
trả tối đa $9 triệu. Khoản bồi thường này là khoản thu phát sinh từ sự kiện
quá khứ, có khả năng xảy ra dòng tiền vào doanh nghiệp, nhưng giá trị chưa
thể đo lường được một cách chính xác.
 Ghi nhận và trình bày: Doanh nghiệp A cần công bố khoản tài sản tiềm tàng
này trong phần thuyết minh BCTC, bao gồm:
 Mô tả bản chất của sự kiện tổn thất do thiên tai;

7
Nhóm 2, CHK13 Bài Tập Nhóm
 Mức độ tổn thất ước tính;
 Giới hạn bồi thường tối đa của công ty bảo hiểm;
 Thời gian dự kiến nhận được khoản bồi thường
2.2. Doanh nghiệp B sở hữu 1 thương hiệu ước tính trị giá 5 tỷ đồng. Doanh nghiệp
B đàm phán nhượng bán thương hiệu này cho doanh nghiệp C với giá 5.5 tỷ
đồng. Doanh nghiệp B dự kiến sẽ hoàn tất các thủ tục bán thương hiệu này trong
vòng 4 tháng tới.
 Phân loại: Khoản tiền thương hiệu trị giá 5.5 tỷ đồng là tài sản tiềm tàng của
công ty B
 Phân tích: Việc thương hiệu được bán thành công và doanh nghiệp B nhận
được 5.5 tỷ đồng là có khả năng phát sinh, nhưng không chắc chắn. Khoản
thu này có được từ việc doanh nghiệp B đã đàm phán nhượng bán thương
hiệu cho doanh nghiệp C với giá 5.5 tỷ đồng trong quá khứ.
 Ghi nhận và trình bày: Doanh nghiệp B cần công bố khoản tài sản tiềm tàng
này trong phần thuyết minh BCTC, bao gồm:
 Mô tả mức độ chắc chắn của việc đàm phán
 Dự kiến số tiền nhượng bán thương hiệu
 Thời gian dự kiến hoàn thành thủ tục
2.3. Doanh nghiệp C có đầu tư dự án tại kỳ tính thuế cuối năm 2023 có số thuế
GTGT chưa được khấu trừ hết là 500 triệu đồng, công ty nộp hồ sơ xin hoàn số
thuế này.
 Phân loại: Khoản tiền thuế 500 triệu đồng là tài sản tiềm tàng của công ty C
 Phân tích: Doanh nghiệp C đã nộp hồ sơ xin hoàn thuế là sự kiện từ quá khứ,
nhưng tương lai có khả năng hồ sơ không được chấp nhận hoặc chỉ được chấp
nhận một phần do cơ quan quản lý thuế xét duyệt doanh nghiệp không kiểm
soát được.
 Ghi nhận và trình bày: Doanh nghiệp C cần công bố khoản tài sản tiềm tàng
này trong phần thuyết minh BCTC, bao gồm:

8
Nhóm 2, CHK13 Bài Tập Nhóm
 Mô tả mức độ chắc chắn của việc được hoàn thuế
 Thời gian dự kiến được hoàn thuế
 Dự kiến số tiền được hoàn
2.4. Doanh nghiệp D bán sản phẩm hệ thống điều hòa âm trần tòa nhà và cung cấp
gói bảo hành cho một số lỗi của nhà sản xuất sản phẩm này với giá trị 50 triệu
đồng trong vòng 24 tháng.
 Phân loại: Khoản tiền 50 triệu đồng là tài sản tiềm tàng của công ty D
 Phân tích: Doanh nghiệp D đã bán sản phẩm hệ thống điều hòa âm trần tòa
nhà và cung cấp gói bảo hành cho sản phẩm này. Tuy nhiên Việc doanh
nghiệp D phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành là có khả năng, nhưng không chắc
chắn. Do tùy vào mức độ sử dụng sản phẩm ảnh hưởng đến khả năng phát
sinh lỗi và nhu cầu bảo hành, cũng như thời gian phát sinh lỗi có thể nằm
ngoài thời gian gói bảo hành cung cấp.
 Ghi nhận và trình bày: Doanh nghiệp D cần công bố khoản tài sản tiềm tàng
này trong phần thuyết minh BCTC, bao gồm:
 Mô tả mức độ chắc chắn của việc thực hiện nghĩa vụ bảo hành
 Thời gian dự kiến thực hiện
 Dự kiến số tiền được hoàn
 Kế hoạch theo dõi và cập nhật giá trị tài sản
2.5. Công ty E hiện đang trong một vụ kiện với công ty G do tranh chấp quyền sở hữu
1 khu đất trị giá 9 tỷ đồng. Vụ kiện đã được tòa án nhân dân tối cao xử xong,
Công ty E thắng kiện. Tòa án yêu cầu công ty G bồi thường cho công ty E là 1 tỷ
đồng và đang trong quá trình thi hành án.
 Phân loại: Khoản tiền bồi thường 1 tỷ đồng là tài sản tiềm tàng của công ty E
 Phân tích: Vụ kiện đã được tòa án nhân dân tối cao xét xử xong, phần thắng
thuộc về công ty E. Theo quyết định của tòa án thì công ty G phải bồi thường
cho công ty E, tuy nhiên khả năng công ty G thực hiện nghĩa vụ bồi thường 1

9
Nhóm 2, CHK13 Bài Tập Nhóm
tỷ đồng phụ thuộc vào tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty
G. Ngoài ra thời gian nhận được khoản bồi thường cũng chưa chắc chắn do
phụ thuộc vào tiến độ thi hành án của cơ quan thi hành án.
 Ghi nhận và trình bày: Doanh nghiệp D cần công bố khoản tài sản tiềm tàng
này trong phần thuyết minh BCTC, bao gồm:
 Dự kiến số tiền được bồi thường
 Thời gian dự kiến thi hành án
 Đánh giá tình hình tài chính công ty G
 Kế hoạch theo dõi cập nhật giá trị tài sản
IV. Các sự kiện phát sinh sau kì báo cáo năm cần điều chỉnh

CÁC SỰ KIỆN CẦN ĐIỀU CHỈNH PHÁT SINH SAU KỲ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
NĂM THEO BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

1. Khái niệm

Theo Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IAS) 10 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ
kế toán, sự kiện cần điều chỉnh là sự kiện cung cấp bằng chứng về các điều kiện đã tồn tại
tại ngày kết thúc kỳ kế toán và ảnh hưởng đến các khoản mục trong báo cáo tài chính.
Các sự kiện này cần được điều chỉnh trực tiếp vào báo cáo tài chính, thay vì được ghi
nhận như các khoản mục riêng biệt.

2. Phân loại

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), các sự kiện sau ngày kết thúc kỳ kế toán được
chia thành hai loại:

2.1 Sự kiện không cần điều chỉnh:

Là những sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán và không cung cấp bằng chứng về
các điều kiện đã tồn tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán.

Không cần điều chỉnh số liệu trong báo cáo tài chính.

10
Nhóm 2, CHK13 Bài Tập Nhóm
2.2 Sự kiện cần điều chỉnh:

Là những sự kiện cung cấp bằng chứng về các điều kiện đã tồn tại tại ngày kết thúc kỳ kế
toán.

Cần điều chỉnh số liệu trong báo cáo tài chính để phản ánh các điều kiện này.

Cách thức điều chỉnh:

Điều chỉnh số liệu trong bảng cân đối kế toánĐiều chỉnh thuyết minh: Cung cấp thông tin
về sự kiện sau ngày kết thúc kỳ kế toán trong phần thuyết minh của báo cáo tài chính.

Lưu ý:

Doanh nghiệp cần xem xét cẩn thận tất cả các sự kiện sau ngày kết thúc kỳ kế toán để xác
định xem cần điều chỉnh hay không.

Việc điều chỉnh báo cáo tài chính có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng
báo cáo.

Kết luận:

Việc ghi nhận và điều chỉnh các sự kiện phát sinh sau kỳ báo cáo tài chính năm theo IAS
giúp đảm bảo tính chính xác và minh bạch cho báo cáo tài chính, cung cấp thông tin đầy
đủ và chính xác cho người sử dụng báo cáo.

3. Ví dụ về sự kiện cần điểu chỉnh

Tháng 5/2024, Công ty IMAX phát hiện một sai sót từ đầu năm 2022 do không ghi nhận
1 TSCĐ trị giá 200 triệu mà đưa thẳng vào chi phí quản lý. Theo chính sách của đơn vị,
TSCĐ này có mức khấu hao đường thẳng 50 triệu/năm. Thuế suất thuế TNDN 25%.

Bảng cân đối kế toán năm 2023


ĐVT: đồng

11
Nhóm 2, CHK13 Bài Tập Nhóm
Mã Thuyết
CHỈ TIÊU Số cuối năm Số đầu năm
số minh

TÀI SẢN

Tiền và các khoản tương


110 265.063.439 1.616.456.625
đương tiền

Đầu tư tài chính 120 9.000.000.000 9.000.000.000

Các khoản phải thu 130 51.181.096.503 65.479.340.847

Hàng tồn kho 140 5.553.697.277 10.132.212.539

Tài sản cố định 150 1.915.123.044 222.333.052

- Nguyên giá 151 2.397.977.291 387.845.473

- Giá trị hao mòn lũy kế 152 (482.854.247) (165.512.421)

Tài sản khác 180 16.398.054.075 16.262.090.849

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 200 84.313.034.338 102.712.433.912

NGUỒN VỐN

Nợ phải trả 300 29.664.011.353 46.060.817.115

Phải trả người bán 311 23.662.879.958 29.384.175.659

Người mua trả tiền trước 312 0 300.000.000

Thuế và các khoản phải nộp


313 0 49.454.220
Nhà nước

Phải trả khác 315 23.102.292 2.187.686.474

Vay và nợ thuê tài chính 316 5.639.083.336 9.000.000.000

12
Nhóm 2, CHK13 Bài Tập Nhóm
Dự phòng phải trả 318 338.945.767 5.139.500.762

Vốn chủ sở hữu 400 54.649.022.985 56.651.616.797

Vốn góp của chủ sở hữu 411 54.900.000.000 54.900.000.000

Lợi nhuận sau thuế chưa phân


417 (250.977.015) 1.751.616.797
phối

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 500 84.313.034.338 102.712.433.912

Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023


ĐVT: đồng

Mã Thuyết
CHỈ TIÊU Năm nay Năm trước
số minh

1. Doanh thu bán hàng và cung


01 33.954.243.700 169.995.586.548
cấp dịch vụ

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0

3. Doanh thu thuần về bán hàng


10 33.954.243.700 169.995.586.548
và cung cấp dịch vụ (10= 01-02)

4. Giá vốn hàng bán 11 32.248.040.969 160.426.406.110

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và


20 1.706.202.731 9.569.180.438
cung cấp dịch vụ (20=10-11)

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 290.654 186.225.758

7. Chi phí tài chính 22 1.531.581.937 4.052.808.448

13
Nhóm 2, CHK13 Bài Tập Nhóm
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 0 0

8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 1.880.597.471 3.494.899.444

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động


kinh doanh (30 = 20 + 21 - 22 - 30 (1.705.686.023) 2.207.698.304
24)

10. Thu nhập khác 31 2 475.577.503

11. Chi phí khác 32 296.907.791 2.330.395.568

12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 (296.907.789) (1.854.818.065)

13. Tổng lợi nhuận kế toán trước


50 (2.002.593.812) 352.880.239
thuế (50 = 30 + 40)

14. Chi phí thuế TNDN 51 0 49.474.656

15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập


60 (2.002.593.812) 303.405.583
doanh nghiệp (60=50 - 51)

1. Bảng kê ảnh hưởng của sai sót đến BCTC của từng năm (ĐVT: trđ)
2.
Khoản mục báo cáo Ảnh hưởng sai sót đến
KQHĐKD năm 2022 KQHĐKD năm 2023

14
Nhóm 2, CHK13 Bài Tập Nhóm
CP QLDN Giảm 150 Tăng 50
Tổng LN KT trước thuế Tăng 150 Giảm 50
CP thuế TNDN hiện hành Tăng 30 Giảm 10
KT sau thuế Tăng 120 Giảm 40
BCĐKT 31/12/2022 BCĐKT 31/12/2023
Tài sản
NG TSCĐHH
Tăng 200 Tăng 200
HM luỹ kế
Tăng (50) Tăng (100)
Nợ phải trả
Tăng 30 Tăng 20
Thuế TNDN phải nộp
Tăng 120 Tăng 80
VCSH
Lợi nhuận sau thuế chưa PP

Điều chỉnh số dư đầu năm của các tài khoản liên quan (trên sổ kế toán năm 2024)

3. Trên các báo cáo tài chính điều chỉnh cột năm 2022
Chỉ tiêu Năm 2024 Năm 2023
CP QLDN a + 50
Tổng LN KT trước thuế b - 50
CP thuế TNDN hiện hành c - 10
LN KT sau thuế e – 40

Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023 sau điều chỉnh
ĐVT: đồng

Mã Thuyết
CHỈ TIÊU Năm nay Năm trước
số minh

15
Nhóm 2, CHK13 Bài Tập Nhóm
1. Doanh thu bán hàng và cung
01 33.954.243.700 169.995.586.548
cấp dịch vụ

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0

3. Doanh thu thuần về bán hàng


10 33.954.243.700 169.995.586.548
và cung cấp dịch vụ (10= 01-02)

4. Giá vốn hàng bán 11 32.248.040.969 160.426.406.110

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và


20 1.706.202.731 9.569.180.438
cung cấp dịch vụ (20=10-11)

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 290.654 186.225.758

7. Chi phí tài chính 22 1.531.581.937 4.052.808.448

- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 0 0

8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 1.930.597.471 3.494.899.444

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động


kinh doanh (30 = 20 + 21 - 22 - 30 (1.705.686.023) 2.207.698.304
24)

10. Thu nhập khác 31 2 475.577.503

11. Chi phí khác 32 296.907.791 2.330.395.568

12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 (296.907.789) (1.854.818.065)

16
Nhóm 2, CHK13 Bài Tập Nhóm
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước
50 (2.052.593.812) 352.880.239
thuế (50 = 30 + 40)

14. Chi phí thuế TNDN 51 (10.000.000) 49.474.656

15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập


60 (2.042.593.812) 303.405.583
doanh nghiệp (60=50 - 51)

4. Bảng cân đối kế toán điều chỉnh số dư năm 2023

Năm 2024 Năm 2023


Tài sản
Nguyên giá TSCĐ hữu hình X + 200
Hao mòn lũy kế (Y + 100)
Nguồn vốn
Mục nợ phải trả
Thuế TNDN K + 20
Mục vốn CSH
Lợi nhuận chưa PP M + 80

Bảng cân đối kế toán năm 2023 sau điều chỉnh


ĐVT: đồng

Mã Thuyết
CHỈ TIÊU Số cuối năm Số đầu năm
số minh

TÀI SẢN

Tiền và các khoản tương


110 265.063.439 1.616.456.625
đương tiền

17
Nhóm 2, CHK13 Bài Tập Nhóm
Đầu tư tài chính 120 9.000.000.000 9.000.000.000

51.181.096.50
Các khoản phải thu 130 65.479.340.847
3

Hàng tồn kho 140 5.553.697.277 10.132.212.539

Tài sản cố định 150 2.015.123.044 222.333.052

- Nguyên giá 151 2.597.977.291 387.845.473

- Giá trị hao mòn lũy kế 152 (482.954.247) (165.512.421)

Bất động sản đầu tư 160 0 0

XDCB dở dang 170 0 0

16.398.054.07
Tài sản khác 180 16.262.090.849
5

84.413.034.33
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 200 102.712.433.912
8

NGUỒN VỐN

29.684.011.35
Nợ phải trả 300 46.060.817.115
3

23.662.879.95
Phải trả người bán 311 29.384.175.659
8

Người mua trả tiền trước 312 0 300.000.000

Thuế và các khoản phải nộp


313 20.000.000 49.474.220
Nhà nước

Phải trả khác 315 23.102.292 2.187.686.474

18
Nhóm 2, CHK13 Bài Tập Nhóm
Vay và nợ thuê tài chính 316 5.639.083.336 9.000.000.000

Dự phòng phải trả 318 338.945.767 5.139.500.762

54.729.022.98
Vốn chủ sở hữu 400 56.651.616.797
5

54.900.000.00
Vốn góp của chủ sở hữu 411 54.900.000.000
0

Lợi nhuận sau thuế chưa phân


417 (170.977.015) 1.751.616.797
phối

84.413.034.33
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 500 102.712.433.912
8

Đồng thời thuyết minh rõ sự điều chỉnh số liệu này trên Thuyết minh báo cáo tài chính
của doanh nghiệp ở năm 2023.

V. Các sự kiện phát sinh sau kì báo cáo năm không cần điều chỉnh
1. Khái niệm

Là những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung cấp bằng chứng về
các “sự việc đã tồn tại” trong năm tài chính nhưng không phải điều chỉnh trước khi
lập báo cáo tài chính.

Ví dụ: Việc giảm giá trị thị trường của các khoản đầu tư vốn góp liên doanh, các khoản
đầu tư vào công ty liên kết trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến
ngày phát hành BCTC. Sự giảm giá trị thị trường của các khoản đầu tư thường không liên
quan đến giá trị các khoản đầu tư vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Doanh nghiệp không
phải điều chỉnh số liệu đã được ghi nhận trong BS đối với các khoản đầu tư. Tuy nhiên có
thể bổ sung giải trình theo quy định.

19
Nhóm 2, CHK13 Bài Tập Nhóm
2. Cách xử lý với Sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ không cần điều chỉnh
Doanh nghiệp không phải điều chỉnh các số liệu đã ghi nhận trong báo cáo tài
chính về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh
Nếu các sự kiện không cần điều chỉnh phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
là trọng yếu, việc không trình bày các sự kiện này có thể ảnh hưởng đến quyết định
kinh tế của người sử dụng khi dựa trên các thông tin của BCTC. Vì vậy doanh nghiệp
phải trình bày đối với các sự kiện trọng yếu không cần điều chỉnh về:
• Nội dung và số liệu của sự kiện;
• Ước tính ảnh hưởng về tài chính, hoặc lý do không thể ước tính được các ảnh
hưởng này

Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán không cần điều chỉnh cần phải trình bày
trên BCTC:

• Việc hợp nhất kinh doanh theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Hợp nhất kinh
doanh” hoặc việc thanh lý công ty con của tập đoàn;
• Việc công bố kế hoạch ngừng hoạt động, việc thanh lý tài sản hoặc thanh toán
các khoản nợ liên quan đến ngừng hoạt động; hoặc việc tham gia vào một hợp
đồng ràng buộc để bán tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ;
• Mua sắm hoặc thanh lý tài sản có giá trị lớn;
• Nhà xưởng sản xuất bị phá hủy vì hỏa hoạn, bão lụt;
• Thực hiện tái cơ cấu chủ yếu;
• Các giao dịch chủ yếu và tiềm năng của cổ phiếu thường;
• Thay đổi bất thường, quan trọng về giá bán tài sản hoặc tỷ giá hối đoái.
• Thay đổi về thuế có ảnh hưởng quan trọng đến tài sản, nợ thuế hiện hành hoặc
thuế hoãn lại;
• Tham gia những cam kết, thỏa thuận quan trọng hoặc những khoản nợ tiềm tàng;
• Xuất hiện những vụ kiện tụng lớn

20
Nhóm 2, CHK13 Bài Tập Nhóm
3. Ví dụ về Các sự kiện phát sinh sau kì báo cáo năm không cần điều chỉnh
3.1) Ngày 10/1/N+1, nhà kho bị hỏa hoạn. 1.500 hàng hóa A là số hàng tồn kho
31.12.N đã bị thiệt hại không thể phục hồi.
=> Sự kiện này cung cấp thông tin về tình trạng của hàng tồn kho tại 10/2/N+1
chứ không phải là tại 31.12.N. Do vậy, đây là sự kiện không cần điều chỉnh. Tuy
nhiên, sẽ cần phải thuyết minh trên BCTC.
3.2) Ngày 5/2/N+1, công ty quyết định đuổi việc 1 nhân viên làm việc lâu năm.
Nhân viên đã khởi kiện công ty. Công ty ước tính chi phí liên quan là 500 triệu
=> Với tình huống này, nghĩa vụ nợ của công ty chỉ phát sinh tại 10.3.N+1. Còn
tại 31.12.N thì chưa hề tồn tại. Do vậy, sự kiện này không cung cấp thông tin về sự
việc đã tồn tại trong năm N. Vì vậy, đây là sự kiện không cần điều chỉnh

21
Nhóm 2, CHK13 Bài Tập Nhóm

You might also like