trả lời câu hỏi đề QLCL

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Đề 2015 (thầy giáp)

Câu 1. Phân biệt 2 khái niệm: Hệ thống quản lý chất lượng (QMS) và Hê thống chất lượng dược phẩm
(PQS)

 QMS (quality management system)


Của ISO
 WHO-GMP 2003: QMS như ISO
 Các bộ phận của QLCL:
Quản lý chất lượng QM- Đảm Bảo Chất Lượng QA- Thực hành tốt sản xuất thuốc GMP-
Kiểm tra chất lượng QC

 PQS (pharmaceutical quality system)


Của châu âu
 WHO-GMP 2011: PQS như ICH (Euro GMP),
 Giống QMS mà có thêm 2 bộ phận

Quản lý rủi ro với chất lượng (Quality risk management)


Xem lại chất lượng sản phẩm (Product quality review)
Câu 2. Hãy kể Tên tiếng Việt của 8 thuộc tính của chất lượng dược phẩm

Các thuộc tính của chất lượng


Theo quan điểm về sản phẩm

1. Tính hiệu quả


2. Tính đặc trưng
3. Tính bền vững
Theo đối tượng là bệnh nhân

4. Tính thẩm mỹ
5. Tính cảm nhận
6. Tính phục vụ
Theo nguồn gốc từ quá trình
7. Tính phù hợp
8. Tính tin cậy

Câu 3. Định nghĩa các thí dụ về các thuộc tính về chất lượng xét theo quan điểm và chất lượng sản
phẩm

1. Tính hiệu quả


- Ý nghĩa: Là thuộc tính thứ nhất (primary) của một sản phẩm/ dịch vụ.
Thí dụ: tác dụng trị liệu chọn lọc, ít tác dụng phụ, tác dụng nhanh hơn...
- Nguồn gốc: thuộc chức năng ở khâu nghiên cứu phát triển
- Phụ thuộc chất lượng nguyên liệu, dạng bào chế phù hợp (testosterone phải dùng
đường tiêm), bao bì phù hợp để bảo quản thành phẩm…
2. Tính đặc trưng
- Ý nghĩa: là thuộc tính thứ 2, bổ sung cho thuộc tính thứ nhất để tăng sự hấp dẫn của sản
Theo
phẩm hay dịch vụ. quan
Thí dụ: tiện dụng, ít bị thay đổi, thay thế được thuốc đắc hơn điểm về
- Nguồn gốc: cũng xuất phát từ nghiên cứu & phát triển sản
phẩm
Thí dụ: cải tiến dạng thuốc tiêm thành aerosol dùng qua mũi,
Thuốc say xe dạng miếng dán sau tai
Thuốc cho trẻ em màu sắc hấp dẫn
Thuốc cho người già dạng ngậm, hít, tiêm,…
3. Tính bền vững
- Ý nghĩa: Liên quan đến khoảng thời gian từ lúc sản xuất đến khi hết hạn sử dụng sản phẩm.
Thí dụ: tuổi thọ của sản phẩm, hạn dùng của mỗi lô
- Nguồn gốc: liên quan đến nghiên cứu phát triển, GMP, GSP, GDP.
Thí dụ: Chọn bao bì phù hợp với tính chất sản phẩm
Nghiên cứu thành phần công thức để thuốc ổn định
Thuốc nhỏ mắt thế hệ mới không được cho chất bảo quản
4. Tính phù hợp :
- Ý nghĩa : mức độ đạt yêu cầu của sản phẩm với tiêu chuẩn chất lượng
Thí dụ : hàm lượng thực tế và hàm lượng trên nhãn (nhất là thuốc có nguồn gốc dược liệu), hoạt
Theo
chất đúng với hoạt chất ghi trên nhãn, tuân thủ tiêu chuẩn đã đăng kí, làm đúng quy trình, nguồn
không thay đổi thong số gốc từ
quá
- Nguồn gốc :liên quan đến quy trình sản xuất và TCCS, kiểm soát trong quá trình sản xuất, tuân
trình
theo hướng dẫn GMP và GLP
5. Tính tin cậy :
- Ý nghĩa : làm cho bệnh nhân có thể thấy an toàn về tính chất và hiệu quả của thuốc
Thí dụ : hoạt chất đúng, hàm lượng đủ, ít tác dụng phụ, tác dụng nhanh, thông tin thuốc phải
khách quan ...
- Nguồn gốc : liên quan đến các nguyên tắc GMP và GLP, sự vận hành tốt của hệ thống chất
lượng
Câu 4. Hãy phân tích nguồn gốc và nêu ví dụ về các thuộc tính CL có nguồn gốc từ nghiên cứu phát
triển

6. Tính hiệu quả


- Ý nghĩa: Là thuộc tính thứ nhất (primary) của một sản phẩm/ dịch vụ.
Thí dụ: tác dụng trị liệu chọn lọc, ít tác dụng phụ, tác dụng nhanh hơn...
- Nguồn gốc: thuộc chức năng ở khâu nghiên cứu phát triển
- Phụ thuộc chất lượng nguyên liệu, dạng bào chế phù hợp (testosterone phải dùng
đường tiêm), bao bì phù hợp để bảo quản thành phẩm…
7. Tính đặc trưng
- Ý nghĩa: là thuộc tính thứ 2, bổ sung cho thuộc tính thứ nhất để tăng sự hấp dẫn của sản
Theo
phẩm hay dịch vụ. quan
Thí dụ: tiện dụng, ít bị thay đổi, thay thế được thuốc đắc hơn điểm về
- Nguồn gốc: cũng xuất phát từ nghiên cứu & phát triển sản
phẩm
Thí dụ: cải tiến dạng thuốc tiêm thành aerosol dùng qua mũi,
Thuốc say xe dạng miếng dán sau tai
Thuốc cho trẻ em màu sắc hấp dẫn
Thuốc cho người già dạng ngậm, hít, tiêm,…
8. Tính bền vững
- Ý nghĩa: Liên quan đến khoảng thời gian từ lúc sản xuất đến khi hết hạn sử dụng sản phẩm.
Thí dụ: tuổi thọ của sản phẩm, hạn dùng của mỗi lô
- Nguồn gốc: liên quan đến nghiên cứu phát triển, GMP, GSP, GDP.
Thí dụ: Chọn bao bì phù hợp với tính chất sản phẩm
Nghiên cứu thành phần công thức để thuốc ổn định
Thuốc nhỏ mắt thế hệ mới không được cho chất bảo quản
Câu 5. Hãy khuyên nên chọn Hệ thống quản lý chất lượng (QMS) hay hệ thống chất lượng dược phẩm
(PQS) cho TPCN?

Nên chọn hệ thống quản lý chất lượng (QMS). Lý do đơn giản hơn
Đề thi lần 2 (thầy giáp)

Câu 1 và câu 2 giống đề trên

Câu 3. Minh họa bằng hình về hệ thống chất lượng PQS theo hướng dẫn GMP-WHO 2011

Câu 4. Mục đích và vai trò cuả bộ phận xem lại chất lượng PQR trong HT chất lượng dược phẩm PQS
Mục đích áp dụng PQR
 Xác định sự cần thiết về sửa đổi QTSX, quy trình kiểm soát,
thử nghiệm trong quá trình hay TCCS.
 Kiểm chứng tính phù hợp giữa sản phẩm với giấy phép lưu
hành của nó.
 Kiểm chứng tính lặp lại của QTSX.
 Xác định nhu cầu thẩm định lại đối với QTSX hiện tại.
 Nhận biết các vấn đề cải tiến cho sản phẩm hay QTSX.
 Nhận biết các xu hướng rủi ro và nhu cầu cho hành động khắc
phục hay ngăn ngừa các rủi ro.
 Xác định tính phù hợp của nguyên liệu và TCCS.

Lợi ích có được từ PQR


 Giảm thiểu rủi ro: khiếu nại// thu hồi sản phẩm, kết quả ngoài
tiêu chuẩn (OOS), các sai số trong sản xuất hay kiểm nghiệm.
 Gia tăng tính lặp lại:
- Cải tiến quy trình (sản xuất, kiểm nghiệm)
- Giảm các thông số thử nghiệm phi tới hạn (non-clitical)
- Giảm công sức về hiệu chuẩn và bảo trì.
- Tối ưu hóa các giới hạn về sản lượng (yield limits)
 Kiểm chứng (verification) về tình trạng thẩm định (validation
status) của các đối tượng

Câu 5. Mục đích của bộ phận Quản lý rủi ro với chất lượng

Mục đích và ý nghĩa của QRM


Các nguyên tắc quản lý rủi ro được sử dụng có hiệu quả trong
lãnh vực kinh doanh hay quản trị về tài chính, bảo hiểm, an toàn
nghề nghiệp, sức khỏe cộng đồng, dược cảnh giác...
 Tầm quan trọng của hệ thống chất lượng trong Công nghiệp
Dược đã được công nhận; do đó quản lý rủi ro về chất lượng đã
trở thành một bộ phận có hiệu quả trong hệ thống này.
 Rủi ro được hiểu là khả năng xảy ra nguy hiểm và sự trầm trọng
của nguy hiểm đó. Đối với dược phẩm, sự quản lý rủi ro có tầm
quan trọng hàng đầu vì liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân.
 Quá trình sản xuất thuốc có thể dẫn đến một số rủi ro về chất
lượng, là một phần của sự rủi ro tổng thể. Do đó, nhà sản xuất
phải duy trì chất lượng thuốc trong suốt vòng đời của nó.
 Phương pháp quản lý rủi ro về chất lượng có hiệu quả có thể
đảm bảo tốt hơn về chất lượng cao của thuốc bằng những
phương cách nhận dạng và kiểm soát những vấn đề liên quan.
 Quản lý rủi ro về chất lượng có hiệu quả và hệ thống: tạo điều
kiện cho cấp thẩm quyền ra quyết định có cơ sở, giúp cán bộ
quản lý tốt hơn khả năng tiềm ẩn xảy ra rủi ro.
2 phiên bản ISO liên quan đến QRM: 31000, 31010

Đề thầy Hóa

Câu 1. a/ Về mặt sản xuất, khi nói một thuốc có chất lượng xác định sẽ bao hàm nội
dung gì? Ý nghĩa về thực tiễn hiện nay?

 Khi nói thuốc có chất lượng xác định, nghĩa là các lô thuốc đó:
- Tiêu chuẩn thuốc đúng theo yêu cầu của hồ sơ đăng kí
- Chất lượng thuốc giống nhau trong cùng một lô
- Chất lượng thuốc đồng nhất giữa các lô
 Ý nghĩa thực tiễn: giúp sản xuất ra thuốc có chất lượng ổn định như chất lượng
của thuốc mẫu đã đăng kí

b/ Khi xây dựng nhà máy mới được chứng nhận đạt GMP, điều đó đồng nghĩa với
việc thuốc đã được nâng cao hiệu quả điều trị?

 Điều này là không đúng, vì trong GMP khi nói đến chất lượng thuốc, có nghĩa là
chất lượng được mô tả trong hồ sơ đăng kí thuốc, chứ không đồng nghĩa với hiệu
quả điều trị tốt
 Mục đích của GMP là sản xuất ra thuốc có chất lượng ổn định như chất lượng của
thuốc mẫu đã đăng kí
Câu 2. a/ Có rất nhiều nguy cơ trong suốt quá trình sản xuất làm ảnh hưởng đến
chất lượng thuốc trong đó có nguy cơ đặc trưng theo dạng bào chế. Nêu ít nhất 3 thí
dụ về loại nguy cơ này

 - viên nén ở giai đoạn dập viên, nguy cơ là khối lượng viên không đồng đều,
độ cứng không đạt,…
- Hỗn dịch uống ở giai đoạn phân tán dược chất vào chất dẫn, nguy cơ là
dược chất phân tán không đồng đều, hỗn dịch không đồng nhất…
- Thuốc dạng bột ở giai đoạn nghiền, nguy cơ là độ mịn không đạt (bột quá
mịn), sinh nhiệt, biến thiên phân bố kích thước hạt quá lớn,….
b/ Nêu mối quan hệ giữa đảm bảo chất lượng thuốc (QA) với GMP và kiểm tra chất
lượng (QC)

Câu 5:

a. Mô tả và nêu ví dụ (nếu cần) các bước cụ thể để thiết lập biểu đồ ± 3 sigma áp
dụng thường nhật vào việc kiểm soát khối lượng viên trong giai đoạn dập
viên nén
Bước 1: Thu thập số liệu
- Cân và ghi nhận khối lượng viên trong suốt quá trình dập viên
- Tần suất lấy mẫu 15 phút, cỡ mẫu 10 viên, cân khối lượng từng viên

Bước 2: Lập bảng dữ liệu và tính toán các giới hạn của biểu đồ kiểm soát

- Bảng dữ liệu được trích từ 20 mẫu liên tiếp


- Tính toán xác định đường trung tâm và các giới hạn kiểm soát.
- Vẽ biểu đồ Shewhart Xtb và R
- Đánh giá biểu đồ Shewhart Xtb và R.
- Nếu biểu đồ Shewhart Xtb và R đạt các quy tắc đánh giá, nghĩa là quy trình
được kiểm soát trong suốt giai đoạn lấy mẫu, khi đó đường trung tâm và các
giới hạn kiểm soát có thể được đưa vào để kiểm soát quy trình dập viên sau
này.
- Nếu biểu đồ Shewhart Xtb và R không đạt các quy tắc đánh giá, nghĩa là quy
trình không được kiểm soát. Cần xem xét lại để tìm nguyên nhân đặc biệt tạo
ra sự biến thiên bất thường và loại trừ. Đường trung tâm và các giới hạn kiểm
soát sẽ được tính toan lại từ các dữ liệu còn lại.

Bước 3: Áp dụng thường nhật vào việc kiểm soát khối lượng viên

- Tạo biểu đồ kiểm soát trên đó không có các đường giới hạn.
- Trong quá trình dập viên, kiểm tra khối lượng viên thường xuyên (ví dụ: mỗi
10 phút, 15 phút), cỡ mẫu 10 viên, cân và tính khối lượng trung bình của 10
viên. Mỗi giá trị thu được được thể hiện thành một chấm tròn trên biểu đồ.
- Khi đó, nếu các giá trị khối khối lượng viên lệch ra ngoài giới hạn kiểm soát sẽ
ngay lập tức được phát hiện và tiến hành các hành động cần thiết để đưa quy
trình trở về trạng thái được kiểm soát.
- Từ đây cho phép cải thiện một cách quan trọng độ phân tán của quy trình và
loại bỏ những biến thiên bất thường.
b. Cải tiến chất lượng liên tục
Việc sử dụng biểu đồ kiểm soát sẽ thúc đẩy mọi người tham gia cải tiến quy trình,
luôn tìm ra những nguyên nhân đặc biệt để loại bỏ chúng và như vậy từng bước
làm giảm các biến thiên ngẫu nhiên.
Như trình bày ở trên việc áp dụng thường nhật biểu đồ kiểm soát vào việc kiểm
soát khối lượng viên, sẽ giúp phát hiện ngay việc thay đổi bất thường khối
lượng viên trong quá trình dập viên đồng thời tìm ra nguyên nhân và loại bỏ
chúng. Do đó, độ phân tán khối lượng viên sẽ giảm dần.
Một khi độ phân tán của quy trình giảm, tiến hành tính toán lại các giới hạn của
biểu đồ kiểm soát. Cải tiến liên tục chính là mục tiêu của việc kiểm soát quy trình
sản xuất về mặt thống kê.

 Các bước triển khai biểu đồ Shewhart để kiểm soát một quy trình sản xuất
(tham khảo)
1. Quan sát quy trình
Giai đoạn quan sát quy trình nhằm biết được sự biến thiên tự nhiên của quy trình
để tính toán và vẽ biểu đồ Shewhart hay biểu đồ kiểm soát (BĐKS). Để thực hiện
giai đoạn quan sát này là vẽ một BĐKS nhưng trên đó không có đường giới hạn.
2. Tính toán các giới hạn của biểu đồ kiểm soát
Mục đích của giai đoạn này là xác định các giới hạn của các biến thiên bằng cách
tính toán các đường giới hạn theo các nguyên tắc đã nêu trên. Trên lý thuyết,
đường trung tâm và các giới hạn kiểm soát phải được tính toán trên cơ sở sử dụng
các mẫu được thu thập trong giai đoạn mà quy trình được kiểm soát. Tuy nhiên
các mẫu này chưa biết có thể đại diện cho sự biến thiên của cả quy trình khi quy
trình chưa biết được kiểm soát hay không. Khi chưa vẽ xong BĐKS, sẽ không thể
biết được quy trình có được kiểm soát hay không.
Vì vậy, khi một BĐKS mới được thiết lập lần đầu, đường trung tâm và các giới
hạn kiểm soát chỉ được xem như là các giá trị “thử ”. Nếu BĐKS chỉ ra rằng quy
trình được kiểm soát trong suốt giai đoạn lấy mẫu, khi đó đường trung tâm và các
giới hạn kiểm soát mới trở thành “chính thức” và mới có thể được đưa vào để
kiểm soát quy trình sau này.
Trong trường hợp ngược lại nghĩa là khi quy trình không được kiểm soát, BĐKS
phải được xem xét lại. Khi nguyên nhân đặc biệt tạo ra sự biến thiên bất thường
được nhận dạng và loại trừ, đường trung tâm và các giới hạn kiểm soát sẽ được
tính toan lại từ các dữ liệu còn lại.
3. Giám sát quy trình
Giám sát quy trình là áp dụng các quy tắc biện luận để “điều khiển” quy trình
trong lúc sản xuất. Mỗi khi một nguyên nhân đặc biệt được phát hiện trên
BĐKS, khi đó phải có ngay hành động khắc phục để đưa quy trình trở về tình
trạng được kiểm soát.
Giai đoạn này cho phép cải thiện một cách quan trọng độ phân tán của quy trình
và loại bỏ những biến thiên bất thường.
4. Cải tiến chất lượng liên tục
Việc sử dụng biểu đồ kiểm soát sẽ thúc đẩy mọi người tham gia cải tiến quy trình,
luôn tìm ra những nguyên nhân đặc biệt để loại bỏ chúng và như vậy từng bước
làm giảm các biến thiên ngẫu nhiên.
Một khi độ phân tán của quy trình giảm, cần tính toán lại các giới hạn của biểu đồ kiểm
soát. Cải tiến liên tục chính là mục tiêu của việc kiểm soát quy trình sản xuất về mặt
thống kê

You might also like