LƯƠNG CAO THÚY UYÊN-Hoc Tap Va Trai Nghiem-Thuyet Kien Tao

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
HCMC UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION

TIỂU LUẬN

Môn học: Lí thuyết học tập và mô hình dạy học

THUYẾT KIẾN TẠO


HỌC TẬP VÀ TRẢI NGHIỆM CỦA JOHN DEWEY
(Theory of experience or learning by doing)

GVHD: PGS.TS. Dương Thị Kim Oanh


Học viên: Lương Cao Thúy Uyên

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2016

1
MỤC LỤC
A – PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................3
B – PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................4
I. TÁC GIẢ VÀ TỪ KHÓA..................................................................................4
1. Tác giả.......................................................................................................4
2. Từ khóa......................................................................................................8
II. NỘI DUNG HỌC TẬP VÀ TRẢI NGHIỆM CỦA JOHN DEWEY
(Theory of experience or learning by doing).........................................................8
1. Giáo dục gắn lý luận với thực tiễn.............................................................8
2. Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng triết học giáo dục John
Dewey................................................................................................................9
3. Về mục tiêu và bản chất của giáo dục.....................................................10
4. Về mối quan hệ giữa nhà trường và xã hội..............................................11
III. ỨNG DỤNG HỌC TẬP VÀ TRẢI NGHIỆM CỦA JOHN DEWEY.......11
IV. NHẬN XÉT...................................................................................................14
1. Ưu điểm...................................................................................................14
2. Hạn chế....................................................................................................14
C – PHẦN KẾT LUẬN...........................................................................................15
D - TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................15

2
A – PHẦN MỞ ĐẦU

Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành giáo dục học có phần kiến thức cơ sở
ngành, trong đó có các môn học như: Lý luận giáo dục, phương pháp nghiên cứu
khoa học giáo dục, lí thuyết học tập và mô hình dạy học, lịch sử giáo dục...Môn
học lí thuyết học tập và mô hình dạy học là môn học mà em đang được học trong
học kỳ này.
Thực hiện tiếp theo một trong những chủ đề được phân công trong môn học:
Lí thuyết học tập và mô hình dạy học; vận dụng những kiến thức đã được PGS.TS.
Dương Thị Kim Oanh truyền đạt cùng với sự tự tìm hiểu, em xin mạnh dạn chia
sẻ đề tài: “Thuyết Kiến tạo – Học tập và trải nghiệm của John Dewey”.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng do thời gian hạn hẹp, kiến thức và kinh
nghiệm có hạn, nên phần trình bày của chắc chắn còn những khiếm khuyết nhất
định, rất mong PGS.TS. Dương Thị Kim Oanh xem xét, hướng dẫn và các bạn
học viên cùng trao đổi để hiểu rõ hơn về đề tài. Xin chân thành cám ơn.

3
B – PHẦN NỘI DUNG

I. TÁC GIẢ VÀ TỪ KHÓA


1. Tác giả
John Dewey hay còn được viết là J.Dewey. Ông sinh ngày 20 tháng 10 năm
1859 tại tại Thành phố tại Burlington, Vermont, Hoa ký. Ông qua đời ngày 01
tháng 6 năm 1953 (93 tuổi).
Ông được giáo dục tại Đại học Tổng hợp Vermont, lấy bằng cử nhân năm
1879. Sau một thời gian làm giáo viên ở cả thành phố và nông thôn thuộc các bang
Pennsylvania và Vermont, năm 1882, J.Dewey vào học bậc sau đại học ở Đại học
John Hopkins - trường đi tiên phong trong giáo dục sau đại học theo mô hình Đức
ở Mỹ; tại đây, ông đã lấy bằng tiến sĩ năm 1884 với luận văn Tâm lý học của Kant.
Thời kỳ 1879 - 1884 có thể coi là thời kỳ bắt đầu sự nghiệp triết học của
J.Dewey. Thời kỳ này, dưới sự dẫn dắt của Geogre S.Morris, nhà triết học đã lý
tưởng hóa thuyết Hêghen mới, sau khi đã đọc rất nhiều trước tác triết học, chịu
nhiều ảnh hưởng của Tạp chí Triết học tư biện theo trường phái Saint Louis Mỹ,
lại được cổ vũ bởi luận văn triết học Giả định siêu hình học của chủ nghĩa duy
vật đăng trên tạp chí này, J.Dewey đã quyết định theo đuổi sự nghiệp triết học. Khi
làm nghiên cứu sinh, J.Dewey cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng triết học của
C.Peirce từ các bài giảng và lôgíc học của ông. Sau khi nhận học vị tiến sĩ, năm
1889, J.Dewey theo G.S.Morris đến Đại học Michigan để nhận chức Chủ nhiệm
khoa Triết học.
Trong những năm làm công việc giảng dạy ở Đại học Michigan, quan điểm
triết học của J.Dewey, về cơ bản, gần với chủ nghĩa Hêghen mới, song cũng đã bắt
đầu hình thành những tư tưởng thực dụng. Trong thời gian này, J.Dewey không chỉ
say mê nghiên cứu triết học mà còn say mê nghiên cứu tâm lý học dưới ảnh
hưởng Nguyên lý tâm lý học của W.James. Tác phẩm này của W.James đã buộc
ông phải suy nghĩ lại về lôgíc học và đạo đức học bằng cách hướng ông tới chức
năng thực hành của các ý tưởng và khái niệm. Nghiên cứu tâm lý học đã thúc đẩy
J.Dewey nghiên cứu giáo dục học, khi nhận thấy hầu hết các trường học ở Hoa Kỳ
khi đó đều đi theo đường hướng giáo dục đã được thiết định bởi những truyền
thống cũ kỹ và không có sự điều chỉnh theo những khám phá mới nhất của tâm lý
học trẻ em và những nhu cầu của một trật tự xã hội đang biến đổi. Việc tìm kiếm

4
một triết lý giáo dục có thể sửa chữa những khiếm khuyết ấy đã trở thành mối bận
tâm chính đối với J.Dewey và là một chiều kích mới thêm vào tư duy của ông. Suy
tư về vấn đề này, J.Dewey cho rằng, biện pháp sửa chữa tốt nhất là lấy thực
nghiệm giáo dục làm nội dung của việc vận dụng triết học vào đời sống thực tế.
Cũng chính trong thời gian làm công việc giảng dạy ở Michigan, J.Dewey
đã gặp người vợ tương lai của mình là Alice Chipman, một sinh viên cũ của ông.
Trước khi vào đại học, Alice cũng đã dạy vài năm trong một số trường ở bang
Michigan. Alice là nguyên nhân chính khiến J.Dewey chuyển sang quan tâm hơn
đến mặt thực hành của triết học vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XIX. Ông đã nói
rằng, vợ ông là người đã đưa cả “phần hồn và phần xác” vào công việc của ông và
trên thực tế, bà là người có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành tư tưởng sư
phạm của ông.
Sau 1890, J.Dewey dần chuyển từ chủ nghĩa lý tưởng tuyệt đối của phái
Hêghen mới sang chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa tự nhiên kinh nghiệm. Chịu
ảnh hưởng học thuyết tiến hóa sinh học của Darwin và tư tưởng thực dụng của
W.James, J.Dewey bắt đầu xây dựng và phát triển lý thuyết về nhận thức luận bỏ
qua sự đối lập giữa vật chất và ý thức, tư duy và hành động và vấn đề cơ bản của
triết học trong triết học truyền thống của phương Tây. Dựa vào tâm lý học chức
năng, J.Dewey cho rằng, tư duy không phải là một loạt những ấn tượng của tri giác
hay một “đồ tạo tác” từ cái gọi là “ý thức”, cũng không phải là biểu hiện của tinh
thần tuyệt đối, mà là một phương tiện trung gian được phát triển nhằm duy trì
những lợi ích sống còn của xã hội và lợi ích của con người.
Khẳng định lý thuyết mới về tri thức luôn nhấn mạnh “sự cần thiết phải
dùng hành động để thử nghiệm ý nghĩ, để biến ý tưởng thành tri thức” , J.Dewey
tin chắc rằng, lý thuyết về tri thức của ông cũng không nằm ngoài phạm vi của lý
thuyết đó. Hoạt động của J.Dewey trong lĩnh vực giáo dục, một phần nhằm khảo
sát những hệ quả sâu xa của thuyết giáo dục học chức năng mà ông đề xuất và một
phần để kiểm nghiệm những tư tưởng triết học của ông bằng thực nghiệm.
Sau khi lập gia đình, J.Dewey bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực giáo dục công
lập. Ông là một thành viên sáng lập, đồng thời là một viên chức trong Hội Quản lý
giáo dục của bang Michigan. Tổ chức này đã thúc đẩy việc hợp tác giữa giáo viên
trung học và đại học công lập. Khi William Rainey Harper - Hiệu trưởng Trường
Đại học Chicago mới thành lập, bày tỏ ý định đưa J.Dewey từ Michigan về trường

5
Đại học này, ông đã nhất mực ra điều kiện phải được lãnh đạo Khoa Giáo dục mới
ở đây.
Từ lý thuyết công cụ, J.Dewey và các đồng nghiệp đã tiến hành các chương
trình nghiên cứu và họ đã đi xa hơn W.James ở chỗ coi các ý tưởng, khái niệm như
là những dụng cụ, công cụ để biến sự băn khoăn vì những vấn đề thành sự thỏa
mãn vì tìm ra các biện pháp hay làm sáng tỏ vấn đề.
Cũng trong thời kỳ này, tháng Giêng năm 1896, J.Dewey và các đồng
nghiệp đã thành lập Trường Thực nghiệm giáo dục thuộc Đại học Chicago
(Chicago Laboratory School of Education) do chính ông làm Hiệu trưởng. Tại đây,
ông đã thử nghiệm một bầu không khí học tập khoáng đạt và sáng tạo, loại bỏ
phương pháp học tập theo lối truyền thống và khuyến khích sự tham gia sáng tạo
của học sinh theo những kế hoạch xác định. Đây là trường học đầu tiên của Mỹ xác
định “Trẻ em là trung tâm” và lấy đó làm chủ trương cho hoạt động giáo dục của
nhà trường. Điểm khác biệt của trường này là trong chương trình giáo dục không
quá coi trọng lý thuyết, mà coi trọng việc tiếp cận với đời sống thực tế, không chú
trọng kiến thức lý luận, mà chú trọng rèn luyện kỹ năng với tinh thần: trong quá
trình hoạt động, những kinh nghiệm, kỹ năng, tri thức sẽ hình thành. Hai khẩu
hiệu: “Giáo dục là đời sống, chứ không phải chuẩn bị cho đời sống” và “Vừa làm
vừa học” mà J.Dewey đưa ra cho trường này đã được khái quát thành phương pháp
dạy học của ông .
Hoạt động của Trường Thực nghiệm giáo dục đã giúp cho J.Dewey có được
những tư liệu cần thiết để viết nên những tác phẩm quan trọng về giáo dục, đầu
tiên là “Trường học và xã hội” (The School and Society, 1899) và sau đó là Trẻ em
và chương trình học (1902). Đây là hai tác phẩm đã trình bày và chứng minh cho
những nguyên lý chủ yếu của triết lý giáo dục do ông khởi xướng. Theo những
nguyên lý này, chương trình giáo dục phải bắt đầu bằng và được xây dựng theo
những lợi ích của trẻ; phải tạo ra và củng cố sự tương tác giữa tư duy và hoạt động
thực tiễn trong lớp học của trẻ; thầy giáo phải là người hướng dẫn, là người cộng
tác với học sinh thay vì làm người đốc công thường xuyên đưa đến cho học sinh
một đống bài học và bài học thuộc lòng có sẵn; và mục tiêu của trường học là sự
trưởng thành của trẻ em trên mọi phương diện. Về sau, những ý tưởng này đã được
J.Dewey triển khai sâu hơn, khái quát hơn trong Dân chủ và giáo dục (Democracy
and Education, 1916) - tác phẩm được chính ông khẳng định là cuốn sách tổng kết
đầy đủ nhất “toàn bộ quan điểm triết học” của mình.

6
Năm 1904, do một số mâu thuẫn trong nội bộ ban quản lý nhà trường, một
số người đã đấu tranh đòi quyền quản lý Trường Thực nghiệm giáo dục do
J.Dewey làm Hiệu trưởng. Xét cho cùng, ngôi trường này cũng không phải của
J.Dewey và đồng nghiệp của ông, mà thuộc Đại học Chicago. Trước sự kiện này,
J.Dewey đã từ chức và ngay lập tức về làm việc tại Đại học Columbia để tiếp tục
sự nghiệp giáo dục của mình cho đến cuối đời. Năm 1929, ông về hưu. Năm 1931,
ông được phong chức danh Giáo sư danh dự của Đại học Columbia. Hoạt động sau
đó của J.Dewey vẫn lấy Đại học Columbia làm trung tâm. Đây là thời kỳ chủ nghĩa
thực dụng hưng thịnh nhất.
Từ năm 1919, J.Dewey bắt đầu ra nước ngoài giảng dạy. Ông đã từng sang
Nhật Bản và trước phong trào Ngũ Tứ ít lâu, ông đã đến giảng dạy ở Bắc Kinh,
Thượng Hải, Nam Kinh, Quảng Châu (Trung Quốc).
Trong suốt một quá trình lâu dài hình thành, phát triển và truyền bá tư tưởng
của mình, ngoài hoạt động thực tiễn hăng say, J.Dewey đã viết ra một lượng tác
phẩm đồ sộ, kể cả sau khi nghỉ hưu (năm 1929) ông vẫn viết. Sự quan tâm của ông
bao trùm một phạm vi rộng lớn, cả lôgíc học, siêu hình học, lý luận nhận thức…
Những phát biểu của ông về Chủ nghĩa thực dụng chủ yếu thuộc lĩnh vực xã hội,
chứ không phải lĩnh vực cá nhân. Các tác phẩm gây ảnh hưởng nhất của ông là
những tác phẩm bàn về giáo dục, dân chủ, đạo đức học, tôn giáo và nghệ thuật,..
Tác phẩm biểu hiện tập trung tư tưởng của J.Dewey là Lôgíc học: Lý thuyết thẩm
tra (Logic: The Theory of Inquiry, 1938); tác phẩm được nhiều người ưa chuộng
nhất là Tái cấu trúc triết học (Reconstruction in Philosophy, 1920) và tác phẩm gây
được ảnh hưởng nhất là Trường học và xã hội (The School anh Society, 1899).
Ngoài ra, ông còn viết nhiều tác phẩm quan trọng khác, như Chúng ta tư duy như
thế nào (How We Think, 1910), Dân chủ và giáo dục (Democracy and Education,
1916), Nhân tính và (cách) ứng xử (Human Nature and Conduct, 1922), Kinh
nghiệm và giáo dục (Experience and Education, 1938)… Trong những tác phẩm
này, J.Dewey đều chủ trương xây dựng một nền giáo dục dân chủ gắn lý luận với
thực tiễn.
John Dewey là nhà triết học lớn nhất nước Mỹ nửa đầu thế kỉ XX, ông đồng
thời là nhà giáo dục vĩ đại, đóng góp lớn lao vào công cuộc cải cách giáo dục của
nhân loại. Tư tưởng triết học và sự nghiệp giáo dục đồ sộ của John Dewey đã bao
trùm đời sống trí thức Mỹ, ảnh hưởng to lớn làm thay đổi nền giáo dục Mỹ suốt thế
kỷ XX. Ông đã trở thành thần tượng của những tri thức Hoa Kỳ lỗi lạc.

7
2. Từ khóa
- John Dewey
- J.Dewey
- Thuyết kiến tạo
- Học tập và trải nghiệm
- Theory of experience or learning by doing
- Chủ nghĩa thực dụng
- Chủ nghĩa tự nhiên kinh nghiệm
-
II. NỘI DUNG HỌC TẬP VÀ TRẢI NGHIỆM CỦA JOHN
DEWEY (Theory of experience or learning by doing)
1. Giáo dục gắn lý luận với thực tiễn
Theo John Dewey, lý luận giáo dục xét như một thực tiễn được thực hiện
một cách có chủ tâm”. Vì thế, cần chấm dứt việc coi giáo dục như là sự chuẩn bị
đơn thuần cho cuộc sống tương lai của người học. Bởi lẽ, nhà trường chính là môi
trường sống, là đời sống cộng đồng, cho nên không được tháo rời giữa nhà trường
và xã hội, ông viết “sản phẩm cao quý nhất của nhà trường là ở chỗ nhà trường tạo
ra khuynh hướng học hỏi từ bản thân đời sống và nó cung cấp điều kiện sống nào
đó để tất cả mọi người sẽ học trong quá trình họ đang sống”.
Từ đó, ông đề xuất nguyên lý “giáo dục là một quá trình xã hội, giáo dục là
sự phát triển, giáo dục không phải là một chuẩn bị cho đời sống, mà giáo dục chính
là cuộc sống”. Muốn vậy, cần thiết kế các chương trình và tổ chức quá trình giáo
dục chú trọng sự tiếp cận đời sống thực tế, rèn luyện hệ thống kỹ năng, không quá
thiên về giáo dục lý thuyết. Giáo dục như vậy sẽ mang chở đầy đủ ý nghĩa về đời
sống hằng ngày. Mặt khác, từ cơ sở triết học cho rằng, kinh nghiệm và tự nhiên là
liên tục, là một loại tác dụng thông suốt không thể chia cắt, với tư cách là một thể
hữu cơ, con người có phản ứng và thích ứng khác nhau đối với các hoàn cảnh.
Thực hành và thực nghiệm phải là cốt lõi của giáo dục, qua đó ông đề
xuất nguyên lý “học bằng cách làm”. Quá trình giáo dục cần chú ý việc hoàn thiện
các kỹ năng chứ không chỉ là việc đào tạo ra những con người có kiến thức, đó
phải là một quá trình năng động có kiến tạo, ông viết: “làm cho học sinh tham gia
vào những hoạt động…theo cách sao cho học sinh học được kỹ năng chân tay và

8
hiệu quả kỹ thuật và tìm thấy sự thoả mãn trực tiếp trong khi làm việc, đồng thời
được chuẩn bị cho sự có ích sau này” . Giáo dục sẽ thất bại nếu nó không hình
thành được những kinh nghiệm sống trải liên tục nơi các cá nhân xét trong tương
quan cộng đồng. Bởi lẽ, con người tương tác với môi trường với tinh thần “cố gắng
chủ động”, có mục đích, có sáng kiến, ý chí và lãnh nhận hậu quả đặc thù. Vì
thế, nguyên lý kinh nghiệm, giáo dục kinh nghiệm là một trong những nội dung cốt
lõi của triết học giáo dục Dewey.
2. Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng triết học giáo dục
John Dewey
Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng triết học giáo dục John
Dewey, chia thành 3 giai đoạn.
Một là, Dewey phê bình bình những khuyết điểm của giáo dục truyền thống
và đương thời lúc bấy giờ. Chẳng hạn, ông phê bình quan niệm của Platon cho
rằng, mục tiêu của giáo dục là phát hiện và huấn luyện các năng khiếu tự nhiên ở
người học sao cho phù hợp với các mục tiêu chính trị xã hội, một phương tiện có
tác dụng phân loại và dâng hiến các cá nhân cho nhà nước lý tưởng; tiếp đó,
Dewey phê phán luận điểm của lý tưởng “giáo dục hoà hợp với tự nhiên” ở chỗ
cho rằng, giáo dục là một phương tiện khai mở các tiềm năng cá nhân hướng tới
một lý tưởng tiến bộ và hoàn thiện, tuy nhiên, các thiết chế đối ứng với chúng
không cho phép thực hiện được điều này. Việc nhấn mạnh vào tính ngẫu nhiên của
hoàn cảnh đưa tới một phương pháp sư phạm sai lạc cho sự phát triển cá nhân, rốt
cuộc, con người đối diện với nguy cơ bị buộc vào các niềm tin và lý tưởng giả tạo;
theo Dewey, Kant đã có ý tưởng nối kết các mục tiêu giáo dục, ở chỗ chú trọng tới
việc đào tạo ra các công dân và đồng thời phát triển cá nhân thông qua phương tiện
trung gian là thiết chế nhà nước.
Hai là, giai đoạn đề xuất và thử nghiệm các nguyên lý của triết học giáo dục.
Năm 1896, Dewey lập ra trường Thực nghiệm giáo dục nhằm mục tiêu thử nghiệm
một phương cách giáo dục chú trọng việc gây hứng thú, tính sáng tạo, phát triển kỹ
năng, tiếp cận thực tế của người học. Trong “Nhà trường và xã hội”(1899), “Trẻ
em và chương trình học(1902). Dewey bước đầu đã phân tích các cơ sở tâm lý học
và triết học của việc thực hành sư phạm.
Ba là, giai đoạn bổ sung, phát triển và hoàn thiện các nguyên lý của triết học
giáo dục. Trong “Chúng ta tư duy như thế nào?”(1910), “Dân chủ và Giáo
dục”(1916), “Kinh nghiệm và Giáo dục”(1938) Dewey đã từng bước khắc phục

9
quan điểm nhị nguyên, nghiên cứu mối quan hệ giữa tư duy và quá trình giáo dục,
nối kết giữa kinh nghiệm và tự nhiên, nhà trường và đời sống, người dạy và người
học, nội dung tri thức và đời sống hiện thực.
3. Về mục tiêu và bản chất của giáo dục
Xuất phát từ quan điểm, xem hoạt động sống, kinh nghiệm của con người là
một quá trình chủ động và bị động trong tương tác với hoàn cảnh (thực tiễn).
Dewey chỉ rõ, khác với động vật, con người có tính chủ động và sáng tạo trong
việc phản ứng, thích ứng và cải tạo hoàn cảnh. Vì thế, trong “Chúng ta tư duy như
thế nào?”, Dewey đề cập tới một quy trình tư duy gồm: khó khăn cảm nhận được,
nơi xảy ra khó khăn, những suy nghĩ khác nhau để giải quyết, vận dụng lý luận để
phát huy ý nghĩa đã suy nghĩ, tiếp tục quan sát và thể nghiệm để rút ra kết luận.
Phát triển lý luận này vào giáo dục, Dewey cho rằng, học tập là một quá trình năng
động có kiến tạo. Bản thân giáo dục là một quá trình phát triển, nó phải tạo các
điều kiện và môi trường định hướng cho sự phát triển của học sinh. Hơn nữa, khả
năng thích ứng và năng lực của người học là đa dạng. Vì thế, cần quán triệt tính
dân chủ trong nhà trường bằng cách kích thích các hứng thú học tập, thử thách
thông qua các thực nghiệm khoa học, phát triển các cam kết cá nhân, xem mỗi lớp
học như một cộng đồng dân chủ.
Theo ông, kiến thức sẽ trở thành một gánh nặng cho trí óc nếu như chúng
không gắn liền với hoạt động suy nghĩ về kiến thức đó. Tiếp đó, Dewey đưa ra một
quy trình sư phạm gồm, một là giới thiệu một tình huống thuộc về kinh nghiệm có
thực; hai là, giới thiệu một vấn đề có thực đang diễn ra bên trong tình huống nhằm
kích thích tư duy; ba là, tiếp thu kiến thức từ việc thực hiện các thực nghiệm và
quan sát; bốn là, tìm ra các giải pháp và triển khai chúng theo một trật tự. Do đó,
nhà trường là chủ thể của một phương thức giáo tiếp chuyên biệt (giáo dục); và,
mục tiêu của giáo dục không chỉ nhằm đào tạo ra những con người có kiến thức mà
còn tạo ra nhưng công dân tự do, những chủ thể chính trị của xã hội dân chủ,
những người có kinh nghiệm thực tế, năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp bắt
gặp, khả năng thích ứng tốt.
Dewey chỉ rõ, mục đích của giáo dục phải dựa trên cơ sở những hoạt động
cụ thể và nhu cầu cá nhân, phải tạo ra sự liên hệ hợp tác với các phương pháp giáo
dục, đồng thời phải cảnh giác với các mục đích chung và cuối cùng có thể đưa tới
những sự áp đặt khiên cưỡng. Điều này có nghĩa, giáo dục cần tạo ra các điều kiện

10
cho phép các cá nhân tự giáo dục và tiếp tục phát triển năng lực theo một quy trình
kinh nghiệm nội tại của bản thân.
4. Về mối quan hệ giữa nhà trường và xã hội
Dewey cho rằng, chúng có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Nhà trường tự
nó là một thiết chế, một tổ chức xã hội, một công cụ, một xã hội dân chủ thu nhỏ,
thông qua nó các cải cách xã hội được thực hiện. Do đó, nhà trường không tự khu
trú mình như một thiết chế riêng, truyền bá sự tách rời đời sống, hoặc chỉ làm việc
với các biểu trưng, các kiến thức mà theo Dewey là có tính giả tạo, thiên về lý
thuyết. Trách nhiệm của nhà trường không phải chỉ là bảo vệ và lưu giữ tri thức mà
cốt lõi là huấn luyện kỹ năng, trạng bị những phương tiện cần thiết cho hoạt động
sống tương lai, cho việc tham gia hoạt động chung mang tính hợp tác cộng đồng
sau này. Ông viết: “Học sinh sẽ có động cơ chú tâm tới rất nhiều các vật liệu và
phương pháp khác nhau mang tính xã hội rõ rệt, và chúng được cung cấp các mối
liên kết mang tính tương tác và đầy hiểu biết”. Theo cách hiểu này, nhà trường là
một phòng thí nghiệm, nơi học sinh thực hiện những kinh nghiệm quyết định để
phát triển. Dewey cũng cho rằng, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục dân
chủ, tự do, tiến bộ, với các giá trị đạo đức và thẩm mỹ, đó là một “quá trình liên
tục”. Vì thế, giáo dục phải là phương tiện mở ra một khả năng phát triển không hạn
chế cho sự tiến bộ xã hội.
Hoạt động học tập là một quá trình năng động có kiến tạo của người học trên
cơ sở thực nghiệm khoa học và kinh nghiệm; đề cao vai trò của nhà trường trong
việc đào tạo ra những chủ thể có tri thức, kỹ năng sống, năng lực làm việc, biết
phán đoán cơ hội và có phản ứng chủ động, tích cực trước hoàn cảnh sống; xem
xét mục tiêu giáo dục trong mối quan hệ với các quá trình, giá trị xã hội. Đây là
những ý tưởng có giá trị tham khảo cho việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam.

III. ỨNG DỤNG HỌC TẬP VÀ TRẢI NGHIỆM CỦA JOHN DEWEY
1. J.Dewey đã phát triển một lý thuyết triết học kêu gọi sự gắn kết giữa lý
thuyết và thực hành và bản thân ông cũng đã thể nghiệm lý thuyết này trong
hoạt động của mình, nhất là trong sự nghiệp của “nhà cải cách giáo dục”.
2. Khẳng định khả năng học tập thông qua thực hành và trải nghiệm, John
Dewey đã đưa ra phương pháp giáo dục thực nghiệm, theo đó người học chỉ
có được các tri thức thực sự khi bằng hoạt động thực tế của mình, người đó

11
có thể thực hiện những thay đổi thực sự ở các sự vật, chứ không phải bằng
cách ghi nhớ các luận điểm lý thuyết suông.
3. Xem hoạt động sống, kinh nghiệm của con người là một quá trình chủ động
và bị động trong tương tác với hoàn cảnh (thực tiễn). Dewey chỉ rõ, khác với
động vật, con người có tính chủ động và sáng tạo trong việc phản ứng, thích
ứng và cải tạo hoàn cảnh
4. Đào tạo các thói quen tư duy
Các tiến trình dạy học được tổ chức hợp nhất và hài hòa tập trung vào việc
tạo ra những thói quen tư duy cho người học. Ta có thể nói mà không sợ sai rằng
tư duy chính là phương pháp trải nghiệm mang tính giáo dục (educative
experience). Những phương diện cơ bản của phương pháp dạy học do đó cũng
đồng nhất với những phương diện cơ bản của phương pháp tư duy. Trước hết
người học cần phải có một tình huống đích thực để mà trải nghiệm, sao cho có
được một trường hoạt động liên tục được chính người học quan tâm; tiếp đó, người
học phải được đặt trước một vấn đề đích thực nảy sinh từ chính tình huống đó như
một kích thích cho tư duy; ba là, người học có trong tay những thông tin cần thiết
cho việc giải quyết vấn đề; bốn là, những điều kiện đó gợi ra được cho người học
các giải pháp khiến người học có trách nhiệm tự tìm ra theo một trật tự liên tục; và
năm là, người học có cơ hội thử thách các ý tưởng của mình khi đem áp dụng
chúng sao cho chính bản thân người học thấy mọi điều sáng tỏ hơn nhờ thấy được
giá trị của những sản phẩm của mình
5. Tư tưởng dân chủ giáo dục
John Dewey đã dành trọn cuộc đời dài gần một thế kỷ của mình cho sự
nghiệp xây dựng một nền giáo dục dân chủ, vì sự tiến bộ của người học, vì lợi ích
to lớn của con người, vì sự phát huy tận độ tài năng, trí tuệ, đạo đức nơi mỗi cá
nhân con người, nhằm xây dựng cộng đồng xã hội thực sự tốt đẹp. Tuy nhiên, triết
lý giáo dục của Dewey, tư tưởng dân chủ giáo dục của ông không phải được ủng
hộ hoàn toàn trên đất Mỹ, các trường phái đối lập vẫn chỉ trích ông. Mặc dầu vậy,
những thành quả lao động của Dewey vẫn luôn là một di sản vô giá, đặc biệt với
những người muốn xây dựng trường học theo ý tưởng của Dewey. Có thể nói, di
sản giáo dục của John Dewey chưa được xem là một phương pháp mang tính phổ
cập cho giáo dục nhân loại, nhưng triết lý, tư tưởng, quan điểm của Dewey đi vào
thực tiễn trong gần một thế kỷ qua, và điều đáng nói là nó vẫn là những quan điểm
đầy “khiêu khích” đối với “triết lý” và “thực tiễn” giáo dục của loài người.

12
6. Phương pháp giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm dựa vào thực hành.
Cần phải chú ý đến sự phát triển của đứa trẻ, bởi vì chỉ có sự phát triển đó
mới có thể là thước đo của giáo dục. Giáo dục là quá trình tích lũy và tái cấu trúc
lại kinh nghiệm hay trải nghiệm của đứa trẻ nhằm làm sâu sắc nội dung có tính xã
hội của nó. Sự tích lũy các kinh nghiệm cá nhân của đứa trẻ là nền tảng cho việc
giáo dục nhân cách của nó. Với quan niệm đó, John Dewey đã đưa ra quan điểm về
việc xây dựng môn sư phạm học công cụ căn cứ vào các lợi ích tự nhiên và kinh
nghiệm cá nhân của đứa trẻ. Theo quan điểm này, việc học tập của đứa trẻ chủ yếu
cần phải được tiến hành sao cho giống như hoạt động trò chơi và hoạt động lao
động.
Theo thuyết công cụ của John Dewey, mỗi hành động của đứa trẻ chính là
công cụ hữu hiệu cho sự nhận thức của nó, cho sự tự khám phá của nó, và đồng
thời là phương tiện và cách thức không thể thiếu được cho việc nhận thức chân lý.
Đối với John Dewey, cách thức giáo dục này là phù hợp với bản tính của đứa trẻ
hơn so với cách thức giáo dục truyền thống, tức là cách thức hướng đến việc cung
cấp cho đứa trẻ một hệ thống tri thức thuần túy khổng lồ nhất định được áp đặt cho
nó từ bên ngoài, mà không quan tâm đến khả năng và sở trường nhận thức đặc thù
của đứa trẻ.
Theo John Dewey, “giáo dục không phải là sự chuẩn bị cho cuộc sống, giáo
dục là bản thân cuộc sống”; “hãy để các em học sinh làm một cái gì đó, chứ không
phải là học một cái gì đó và làm với tính chất như vậy là để yêu cầu suy nghĩ; học
hỏi kết quả một cách tự nhiên”.
7. Giáo dục tập trung và sở trường và lợi ích của từng học sinh.
Nhiệm vụ của nhà trường, theo John Dewey, không phải ở chỗ chỉ truyền bá
khối kiến thức bắt buộc nhất định theo đòi hỏi của xã hội, mà ở chỗ dạy cho học
sinh năng lực tự giải quyết những vấn đề nảy sinh, có được năng lực thích nghi với
môi trường sống và các điều kiện xã hội. Về phần mình, nhiệm vụ của những
người thầy, những nhà giáo dục là ở chỗ định hướng các hoạt động học tập của học
sinh cho phù hợp với các sở trường và năng lực của chúng. Thừa nhận các năng
lực bẩm sinh, John Dewey cho rằng, nhiệm vụ của giáo dục là ở chỗ phát triển
chúng chứ không phải là tạo ra chúng.
Đối với John Dewey, tất cả những gì quý giá, được chắt lọc, được trải
nghiệm từ các tình huống cụ thể, từ các kinh nghiệm được tổ chức một cách
chuyên nghiệp, từ thực tế mới chính là cứu cánh của nền giáo dục đích thực. Như

13
vậy, đối với ông, tiêu chí duy nhất để xác định thành công về mặt sư phạm đối với
một môn học là đóng góp của môn học đó vào việc hình thành hệ thống định
hướng của nhân cách bên trong cho người học.
8. Đối với giáo dục của Việt Nam hôm nay, nội dung triết lý giáo dục
của John Dewey vẫn là những giá trị đầy tính thời sự, nó càng đặc biệt có ý nghĩa
khi Đảng, nhà nước, Bộ giáo dục ở Việt Nam đang xây dựng và phát triển đề án
“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế.

IV. NHẬN XÉT


1. Ưu điểm
- Xem hoạt động học tập là một quá trình năng động có kiến tạo của
người học trên cơ sở thực nghiệm khoa học và kinh nghiệm; đề cao vai trò của nhà
trường trong việc đào tạo ra những chủ thể có tri thức, kỹ năng sống, năng lực làm
việc, biết phán đoán cơ hội và có phản ứng chủ động, tích cực trước hoàn cảnh
sống; xem xét mục tiêu giáo dục trong mối quan hệ với các quá trình, giá trị xã hội.
- Chú trọng giảng dạy và chương trình giảng dạy cần phải được thiết kế
sao cho có thể đáp ứng được sự khác nhau cũng như các nhu cầu riêng của người
học
- Giáo dục phải hướng đến cả hai mục đích: mục đích xã hội và mục
đích cá nhân; vì vậy, giáo dục phải tạo ra sự phát triển không chỉ cho xã hội mà
cho cả cá nhân.
2. Hạn chế
Để có được kinh nghiệm hay trải nghiệm, phải có được tính liên tục và sự
tương tác cần thiết đối với người học, nếu không đạt được điều kiện này việc giáo
dục sẽ vô hiệu.

14
C – PHẦN KẾT LUẬN

Từ những phần trình bày vừa nêu trên, em đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu
“Thuyết Kiến tạo – Học tập và trải nghiệm của John Dewey” theo chủ đề đã
được phân công. Trong quá trình chia sẽ có nhiều sai sót, kính mong PGS.TS.
Dương Thị Kim Oanh xem xét và hướng dẫn thêm. Chân thành cám ơn PGS.TS.
Dương Thị Kim Oanh.

D - TÀI LIỆU THAM KHẢO

Mathew H.Olson, B.R.Hergenhahn (2010). An introduction to Theories of


Learning (EIGHT EDITION). PHI learning Private Limited.
John Dewey, Phạm Anh Tuấn dịch, Bài nói chuyện của John Dewey tại
Khoa Triết Đại học Columbia, New York, ngày 13/11/1947. Nguồn: Trung tâm
nghiên cứu John Dewey thuộc đại học Nam Illinois (Southern Illinois University
Carbondale 807 S. Oakland Carbondale, Illinois 6290 –
http//www. http://www.siuc.edu/~deweyctr/about_influence.html)
John Dewey, Phạm Anh Tuấn dịch( 2008), Dân chủ và giáo dục. NXB Tri
thức.
John Dewey, Phạm Anh Tuấn dịch( 2012), John Dewey về giáo dục. NXB
Trẻ.
John Dewey, Vũ Đức Anh dịch( 2013), Cách ta nghĩ. NXB Tri thức.
Nông Duy Trường( 2012), Chủ nghĩa thực dụng trong giáo dục- Phương
thức tư duy toàn diện- Học viện công dân, http://www. icevn.org/ vi/ print/ 393
Nguyễn Ước ( 2009), Các chủ đề triết học, NXB Tri thức.
V.O.V.VN( Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam 2013), Báo cáo tóm tắt đề án
đổi mới toàn diện giáo dục, http://vov.vn/ xahoi/ giaoduc/ bao- cao-tom- tat- de-
an- doi- r

15

You might also like