Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

PHẦN V: CHÍNH SÁCH MỚI CỦA TIỀN TỆ GIÁ RẺ

Lenin từng nói rằng, biện pháp tốt nhất để đánh đổ chủ nghĩa tư bản chính
là làm cho hệ thống tiền tệ của chế độ đó mất giá trị. Thông qua quá trình lạm
phát tiền tệ liên tục, chính phủ có thể bí mật làm tiêu hao một phần tài sản của
công dân mà không ai hay biết. Chính phủ có thể tước đoạt tài sản của nhân dân
bằng việc sử dụng biện pháp này khiên cho đa số dân chúng trở nên nghèo đói
và làm cho một số kẻ trở nên giàu có.

Keynes gọi vàng là “di tích dã man”. Vậy động cơ của Keynes là gì?
Từng là người kiên quyết phản đối nạn lạm phát tiền tệ, vậy thì tại sao Keynes
lại biến thành kẻ tử thù của kim loại quý này? Năm 2002, tuy vẫn thừa nhận
rằng “vàng là phương thức thanh toán cuối cùng của mọi hệ thống tiền tệ hiện
có”, nhưng ông lại “làm ngơ” trước âm mưu liên kết đánh tụt giá vàng của các
nhà tài phiệt ngân hàng phương Tây trong những năm 90 của thế kỷ 20

Trong thực tiễn xã hội kéo dài hơn 5.000 năm của loài người, bất kể là
thời đại nào, quốc gia nào, tôn giáo nào, chủng tộc nào, vàng luôn được người
đời công nhận là một thứ tài sản có giá trị. Nhận thức này đâu dễ bị mớ lý thuyết
coi vàng là “di tích của dã man” hoá giải.

Nếu xét về bản chất, vàng là “thứ kim loại mang tính chính trị” duy nhất
với độ nhạy cảm cao cũng như gánh nặng thừa kế lịch sử, và nếu không xử lý tốt
vấn đề vàng, con người sẽ tạo nên bão táp tài chính trên phạm vi toàn thế giới.
Trong tình trạng bình thường, việc phế bỏ bản vị vàng tất sẽ dẫn đến sự bất ổn
nghiêm trọng trong xã hội, thậm chí là gây nên cuộc cách mạng bạo lực. Chỉ
trong những tình huống đặc thù, khi không còn chọn lựa nào khác, người dân
mới buộc phải tạm thời hy sinh bản thân cùng các quyền lợi vốn có của mình.
Điều mà các nhà tài phiệt ngân hàng cần chính là nguy cơ khủng hoảng và suy
thoái nghiêm trọng trong đời sống xã hội.

Cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng năm 1929 đã được các nhà tài
phiệt ngân hàng quốc tế “khéo léo dẫn dắt” nhằm “phế bỏ bản vị vàng” - một
việc rất khó thực hiện trong tình hình bình thường, từ đó châm ngòi cho cuộc
chiến tranh thế giới lần thứ hai.

1. Chính sách “Tiền tệ giá rẻ” của John Maynard Keynes

Trong cuốn sách nổi tiếng của mình “Hậu quả kinh tế của hoà bình”, ông
đã chỉ ra bản chất của nạn lạm phát tiền tệ đồng thời đưa ra một phân tích sắc
bén rằng nạn lạm phát siêu cấp năm 1923 tại Đức đã nghiệm chứng hoàn toàn
mức độ sát thương nguy hiểm của nó. Alan Greenspan cũng nói rằng:

“Trong tình huống không có bản vị vàng, sẽ không có bất cứ biện pháp
nào để bảo hộ sự tích luỹ của dân chúng khỏi sự thống soái của nạn lạm phát, và
điều này cũng có nghĩa là nguồn tài sản của dân chúng sẽ không có được nơi cất
giữ an toàn. Nói một cách đơn giản, bội chi tài chính chính là âm mưu tước đoạt
tài sản, và vàng đã chặn đứng quá trình nguy hiểm này và đóng vai trò bảo hộ tài
sản của dân chúng”.

Xuất phát từ ý này, Keynes và Alan Greenspan đều phải là người ủng hộ
kiên định bản vị vàng, vậy nhưng sau đó, họ lại quay ngoắt 180 độ và cho rằng,
vàng là “di tích dã man”. Thêm vào đó, sau khi một bước lên mây, họ lại dứt
khoát im hơi lặng tiếng mà không đề cập đến địa vị tiền tệ của vàng.

John Maynard Keynes từ bỏ quan điểm cổ điển, cho rằng tốc độ lưu thông
tiền tệ là một hằng số và phát triển lí thuyết về cầu tiền tệ, trong đó có nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của lãi suất.

4. Loại bỏ chế độ bản vị vàng:

Dưới sự chế ước của bản vị vàng, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất
đã khiến cho gánh nặng nợ nần của các nước châu Âu trở nên nặng nề. Dù có sự
hỗ trợ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, song dưới sự khống chế nghiêm ngặt cua
bản vị vàng, các ngân hàng cũng không thể yên tâm với lượng tài chính vá víu
và khó có thể chống đo nổi một cuộc đại chiến khác ở cấp độ toàn cầu. Vì vậy,
việc phế bỏ bản vị vàng đã trở thành nhiệm vụ khẩn cấp của các ngân hàng quốc
tế. Trong diễn biến năm ngàn năm của lịch sử xã hội loài người, vàng đã dần
dần trở thành một loại tài sản được các nước trên thế giới công nhận.

Mối quan hệ tất yếu của người dân đối với vàng đã trở thành logic tự
nhiên trong đời sống. Khi không đồng ý với chính sách và tình hình kinh tế của
chính phủ, người dân có thể chọn cách đem tiền giấy mà họ đang nắm giữ trong
tay đổi thành tiền vàng rồi đợi thời cơ tốt hơn. Trên thực tế, vấn đề hoán đổi từ
tiền giấy sang vàng đã trở thành nền tảng tự do kinh tế cơ bản nhất của người
dân, và chỉ có trên cơ sở này, sự tự do của bất cứ nền dân chủ hay hình thức xã
hội nào mới có được đầy đủ ý nghĩa thực tế của nó. Việc chính phủ cưỡng chế
quyền đổi tiến giấy thành vàng của người dân cũng có nghĩa rằng, sự tự do cơ
bản nhất của người dân đã bị tước đoạt.

Trong tình trạng xã hội bình thường, việc phế bỏ bản vị vàng tất sẽ dẫn
đến sự bất ổn nghiêm trọng trong xã hội, thậm chí còn có thể gây nên một cuộc
cách mạng bạo lực. Mục đích cuối cùng của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế
trong cuộc đại suy thoái năm 1929 là xoá bỏ bản vị vàng, thực thi chính sách
tiền tệ giá rẻ, tạo ra lộ trình tài chính cho cuộc chiến tranh thế giới lần hai. Như
vậy, Roosevelt đã có điều kiện để bí mật ban hành các pháp lệnh quan trọng
nhằm loại bỏ bản vị vàng. Ngày 11 tháng 3 năm 1933, chỉ một tuần sau khi
nhậm chức, Roosevelt đã ban hành mệnh lệnh đình chỉ hoạt động hối đoái vàng
của các ngân hàng với cái cớ giữ cho nền kinh tế ổn định.

Tiếp đó, ngày 5 tháng 4, ông ta lại ra lệnh cho dân chúng giao nộp lại toàn
bộ số vàng họ có cho chính phủ với giá hoán đổi là 20,67 đô-la Mỹ/ounce vàng.
Ngoài một số ít tiền vàng hoặc vàng trang sức, bất cứ người nào cất giữ vàng
đều sẽ bị phạt 10 năm tù giam và chịu khoản tiền phạt lên đến 250 nghìn đô-la
Mỹ. Tháng Giêng năm 1934, Roosevelt lại thông qua «dự luật dự trữ vàng»,
định giá vàng 35 đô-la Mỹ/ounce, nhưng người dân Mỹ không có quyền hoán
đổi vàng. Vừa mới nộp vàng cho chính phủ với giá 20,67 đô-la/ounce, nay
nguồn tích luỹ của họ đã giảm đi quá nửa, trong khi đám «khách hàng ưu tiên»
của các ngân hàng quốc tế nhờ biết được thông tin nội bộ trước khi thị trường cổ
phiếu suy sụp vào năm 1929 đã rút khỏi thị trường chứng khoán một lượng tiền
vốn lớn và hoán đổi thành vàng để vận chuyển đến London.

Lúc này, họ có thể bán vàng với giá 35 đô-la/ounce, và như vậy, giá vàng
đã tăng tới 69,33% so với giá chính phủ thu mua trước đó. « Những người nước
ngoài phát tài nhờ chế độ tiền tệ giá rẻ của Mỹ cũng sẽ phản đối việc khôi phục
chế độ bản vị vàng». Dù suốt đời nung nấu ý định khôi phục bản vị vàng nhưng
Buffett cha không thể tận mắt chứng kiến sự việc đó, và niềm tin này đã ăn sâu
vào tâm tri con trai ông - Warren Buffett - ông vua cổ phiếu với tiếng tăm lửng
lẫy khắp thế giới. Việc loại bỏ hoàn toàn vai trò của vàng trong hệ thống tiền tệ
không phải là chuyện đơn giản và nhẹ nhàng.

Bước thứ nhất là loại bỏ tiền vàng đang được lưu thông cũng như xoá bỏ
việc hoán đổi vàng trong phạm vi nước Mỹ. Bước thứ hai là loại bỏ chức năng
tiền tệ của vàng trên phạm vi thế giới. Năm 1944, Quy chuẩn hối đoái đô-la Mỹ
do Bretton Woods System xây dựng đã thay thế Quy chuẩn hối đoái vàng . Và
cuối cùng, với những thủ đoạn lừa gạt, Roosevelt đã xoá bỏ được chế độ bản vị
vàng.

6. Đức quốc xã dưới sự ủng hộ tài chính của phố Wall

Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Adolf Hitler trở thành thủ tướng Đức. Nước
Đức đã hoàn toàn thoát khỏi nạn lạm phát tiền tệ siêu cấp năm 1923 và bắt đầu
công cuộc khôi phục nền kinh tế với tốc độ nhanh chóng. Tuy đang phải gánh
chịu các khoản chiến phí khổng lồ nhưng Đức đã trang bị cho mình một đội
quân hùng mạnh nhất châu Âu với tốc độ kinh hồn. Ngày 1 tháng 9 năm 1939,
Đức đã phát động cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, nghĩa là họ chỉ mất sáu
năm để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh này! Khó có cách giải thích nào hợp lý
hơn việc thông qua việc hỗ trợ tài chính cho Hitler, giới tài phiệt phố Wall muốn
phát động một cuộc chiến tranh với quy mô lớn.

Ngay từ rất sớm, khi lạm phát tiền tệ siêu cấp của Đức vừa mới bình lặng
trở lại vào năm 1924, các nhà tài phiệt phố Wall đã bắt đầu lên kế hoạch giúp
Đức chỉnh quân chuẩn bị chiến tranh.
Owen Young - Tổng giám đốc Công ty General Electric, thuộc tập đoàn
Morgan, là nhà tài trợ chính của Công ty Đầu tư Liên hợp châu Âu do Roosevelt
sáng lập. Cũng chính Owen Young đã sáng lập nên Ngân hàng thanh toán quốc
tế (Bank of International Settlement) để điều phối các mối quan hệ hợp tác giữa
các nhà ngân hàng quốc tế.

Từ năm 1924 đến năm 1931, thông qua 2 kế hoạch Dawes năm 1924 và
kế hoạch Young, phố Wall đã cung cấp cho Đức khoản vay tổng cộng 138 tỉ
mác Đức, trong khi tổng số tiền bồi thường chiến tranh của Đức trong thời kỳ
này chỉ là 86 tỉ mác. Trên thực tế Đức đã có được một khoản hỗ trợ tài chính
khổng lồ trị giá 52 tỉ mác từ Mỹ, nhờ đó mà nền công nghiệp quân sự của Đức
đã phát triển với tộc độ chưa từng thấy. Ngay từ năm 1919, thủ tướng Anh Loyd
George đã dự báo rằng, những khoản bồi thường khổng lồ mà Đức khó có thể
chịu đựng được theo hiệp ước hoà bình Versaille sẽ khiến người Đức hoặc là
quỵt nợ hoặc là phải phát động chiến tranh. Và thật đáng tiếc, Đức đã chọn cả
hai cách thức này.

Chứng kiến việc các nhà máy quân sự hiện đại của Đức đang mọc lên như
nấm sau mưa, trong khi các phân xưởng sản xuất của Mỹ lại đang oằn lưng vì
thương tích trong cơn đại suy thoái, nghị sĩ Mỹ McFadden đã cay đắng chỉ trích
các ngân hàng phố Wall và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - những kẻ chủ mưu trong
việc đem tiền nộp thuế của người dân Mỹ đi tài trợ cho cỗ máy chiến tranh của
Đức. Ngoài việc cung cấp những khoản tài chính ngắn hạn lãi suất thấp đối với
nền công nghiệp quân sự của Đức và Nhật trên thị trường hối phiếu thương mại
New York, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ còn đem nguồn vàng dự trữ của Mỹ trực
tiếp vận chuyển sang Đức. Một lượng tiền khổng lồ vốn thuộc về người gửi
trong ngân hàng Mỹ được chuyển đến Đức mà chẳng có bất cứ một thế chấp
nào. Uỷ ban Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ chỉ
dựa vào mỗi hối phiếu thương mại của người Đức để phát hành tiền tệ của Mỹ.
Nguồn tiền trị giá mấy chục tỉ đô-la Mỹ được bơm vào nền kinh tế Đức, và quá
trình này đến ngày nay vẫn còn được tiếp tục. Hối phiếu thương mại giá rẻ của
Đức được định giá và kéo dài thời hạn ở New York, và thứ bị đem ra thế chấp
chính là uy tín của chính phủ Mỹ, còn thứ được đem ra để chi trả chính là người
dân Mỹ. Chỉ trong vòng 5 tháng, tổng lượng vàng mà uỷ ban Cục Dự trữ Liên
bang Mỹ và Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vận chuyển sang Đức đã đạt
mức 12 triệu đô-la Mỹ. Hầu như mỗi tuần đều có một chuyến tàu chở vàng từ
Mỹ cập cảng nước Đức.

Ngoài nguồn giúp đỡ tài chính khổng lồ của phố Wall, cuộc cải cách chế
độ tài chính của Adolf Hitler cũng đã có tác động tương đối lớn. Một trong
những điểm quan trọng nhất chính là việc thu hồi quyền phát hành tiền tệ từ tay
ngân hàng Trung ương tư nhân Đức. Sau khi thoát khỏi chương trình hiệu suất
thấp chi phí cao do phải lấy công trái làm thế chấp để có thể phát hành tiền tệ,
nền kinh tế của Đức đã tăng trưởng với tốc độ tên lửa, tỉ lệ thất nghiệp của Đức
trong năm 1933 là 30%, nhưng đến năm 1938 nước này lại thiếu lao động trầm
trọng.

Sự giúp đỡ lớn trên các mặt kỹ thuật và tài chính của các công ty Mỹ đối
với Đức đã không còn là bí mật, và nó được các nhà sử học sau này giải thích là
những sự việc “ngoài ý muốn“ hoặc “hành vi với tầm nhìn hạn hẹp”. Chính
những việc mang tính “tầm nhìn hạn hẹp ngoài ý muốn” này đã giúp cho năng
lực sản xuất của nền công nghiệp quân sự Đức phát triển lên một tầm cao mới.
Trong số các công ty giữ mối quan hệ hợp tác mật thiết với hệ thống sản xuất
công nghiệp quân sự Đức có General Motor, hãng xe hơi Ford, hãng General
Electric, Dupont Corporation. Tất cả các công ty này đều thuộc sự chi phối của
Ngân hàng Morgan, Ngân hàng Rockefeller hoặc Ngân hàng Mahattan của
Warburg.

7. Chiến tranh đắt đỏ và tiền tệ giá rẻ

Churchill từng có một câu danh ngôn như thế này: “Việc phát động chiến
tranh còn khó khăn hơn rất nhiều so với kết thúc chiến tranh”. Để kết thúc một
cuộc chiến, thường chỉ cần đại biểu của chính phủ hai bên giao chiến ngồi lại
thương thảo với nhau về điều kiện kết thúc cuộc xung đột. Còn việc phát động
chiến tranh thì quả là điều khó hơn nhiều, và việc thu hút sự thừa nhận của cả xã
hội trong một xã hội dân chủ là một việc hao tâm tổn trí. Điều này đã khiến cho
các nhà ngân hàng quốc tế điên đầu.

Sau khi đã trải qua cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và cuộc đại
khủng hoảng năm 1929, mặc dù thẳng tay nhưng người dân Mỹ không hề dễ
dàng bị mắc lừa lần nữa. Chẳng ai muốn con cái mình trở thành bia đỡ đạn cho
các nhà tài phiệt ngân hàng ở chiến trường châu Âu. Cả nước dấy lên làn sóng
“cô lập chủ nghĩa” khiến các nhà tài phiệt ngân hàng bực bội.

Năm 1935, uỷ ban đặc biệt do nghị sĩ Gerald Nye lãnh đạo đã công bố
một bản báo cáo chi tiết bí mật liên quan đến việc tham chiến của Mỹ đã được
tiết lộ. Bản báo cáo cũng liệt kê âm mưu và các hành vi phi pháp của các nhà
ngân hàng cũng như các công ty vũ khí của Mỹ trong quá trình tham chiến.

Sự đổ bể của hàng loạt vụ bê bối trong đợt sụt giá cổ phiếu năm 1929 ở
phố Wall được phơi bày qua cuộc điều trần đối với Morgan không lâu trước đó
đã khiến cho làn sóng phản chiến ở Mỹ dâng cao mãnh liệt. Trong tình hình như
vậy, từ năm 1935 đến năm 1937, Mỹ đã thông qua ba dự luật trung lập, nghiêm
cấm nước Mỹ tham gia vào guồng máy chiến tranh.

Về phương diện kinh tế trong nước, bộ máy chính phủ mới của Roosevelt
đã bắt đầu vận hành được hơn 5 năm, nền kinh tế Mỹ vẫn chưa thấy khởi sắc, tỉ
lệ thất nghiệp vẫn cao đến 17%. Đến năm 1938, nước Mỹ lại một lần nữa rơi
vào cuộc suy thoái nghiêm trọng. Các nhà tài phiệt ngân hàng và Roosevelt đều
cho rằng, chỉ có chính sách thâm hụt tài chính siêu cấp do Keynes đã đề xướng
với việc thả sức phát hành tiền tệ giá rẻ mới có thể cứu vãn được tình hình kinh
tế lúc này. Và một cuộc chiến tranh trên quy mô lớn mới là tác nhân giúp các
nhà ngân hàng có thể đạt được điều họ muốn.

Ngày 13 tháng 1 năm 1943, tại Casablanca, Roosevelt và Churchill đã


phát biểu rằng, Đức cần phải đầu hàng vô điều kiện. Tuyên bố này đã khiến cho
nội bộ nước Đức phản đối Adolf Hitler, các thế lực chủ trương giảng hoà với các
nước đồng minh được một phen hú vía. Ngay từ đầu tháng 8 năm 1942, Đức đã
đề xuất điều kiện giảng hoà với các nước đồng minh và rút lui trước ngày 1
tháng 9 năm 1939 để kết thúc cuộc chiến tranh đại bại này. Nội bộ nước Đức
chủ trương lật đổ Adolf Hitler, trong khi lực lượng của chính quyền phát xít đã
bắt tay xây dựng kế hoạch chính biến quân sự. Bản tuyên bố của Roosevelt đã
châm chọc sự ảnh hưởng của lực lượng phản chiến trong nội bộ nước Đức.

Cuộc chiến tranh tàn khốc và cái giá phải trả quá cao đã bị kéo dài đến
hơn hai năm, vô số sinh mạng và tài sản đã tan theo khói lửa chiến tranh. Hơn 6
triệu người Do Thái chết trong tay phát xít. Nếu chiến tranh kết thúc vào năm
1943 thì một phần lớn trong số họ có lẽ đã có cơ may còn sống sót. Suy cho
cùng, trên bình diện hiệp thương đầu hàng có điều kiện của Đức, các nước đồng
minh có thể có quyền trong việc phát ngôn. Tuy nhiên, các nhà tài phiệt ngân
hàng quốc tế không thể dễ dàng kết thúc cơ hội tốt đẹp như vậy để phát tài.
Ngay khi ngọn lửa chiến tranh tất ngủm vào tháng 8 năm 1945, giá trị công trái
Mỹ từ 16 tỉ đô-la Mỹ trong năm 1930 đã tăng vọt lên 269 tỉ đô-la Mỹ năm 1946.
Chủ trương thâm hụt tài chính và tiền tệ giá rẻ của Keynes cuối cùng đã được
“nghiệm chứng” trong khói lửa của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Các
nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế lại phát tài thêm một lần nữa trong cuộc chiến
tàn khốc này.

You might also like