Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1.3.

Các bước tiến hành phiên dịch

- Phiên dịch ít nhất cũng phải trải qua 2 bước chính, đó là: bước tìm hiểu và bước
diễn đạt, tuy nhiên trong hoạt động thực tiễn chúng lại khó có thể phân đoạn rạch
ròi.

- Ví dụ: Dịch văn bản từ ngôn ngữ A sang ngôn ngữ B, việc đầu tiên (bước 1) ta
cần làm là tìm hiểu ý nghĩa của A. Chính trong lúc tìm hiểu nội dung ý nghĩa A thì
đồng thời trong đầu cũng xuất hiện hình thức diễn đạt ở ngôn ngữ B một cách rất
tự nhiên.

 Khi tìm hiểu hình thức diễn đạt ở B = người phiên dịch đang tiến hành so sánh
A và B  giúp người phiên dịch tìm hiểu sâu hơn nội dung nguyên bản.

- Có thể nói, tìm hiểu và diễn đạt là 2 bước không thể tách dời nhau trong quá trình
phiên dịch.

1.3.1. Tìm hiểu nguyên văn (ngôn ngữ nguồn)

Tìm hiểu kỹ nguyên văn là tiền đề của công việc phiên dịch. Việc hiểu một cách
thấu đáo nội dung và phong cách của nguyên văn là nhu cầu cơ bản, không thể
thiếu đối với người phiên dịch.

1) Tìm hiểu về mặt ngôn ngữ

- Muốn tìm hiểu nội dung văn bản, cần làm một thao tác ngược, phân tích các
đơn vị ngôn ngữ đã tạo nên nó. Có thể bắt đầu từ những đơn vị ở cấp độ thấp
(như: từ, ngữ) đến đơn vị ở cấp độ cao (như: câu, đoạn, bài...). Dù là ờ đơn
vị nào thì chúng cũng được xem xét từ những góc độ khác nhau để tìm ra
bản chất thực sự của chúng.

- Ví dụ:

a) “Đời cha ăn mặn đời con khát nước”


 Nghĩa đen: phi hiện thực, vô nghĩa
 Nghĩa bóng, nghĩa phái sinh: “làm điều không tốt”  triết lý nhân sinh
được diễn đạt bằng hình ảnh ví von, bóng bẩy, có giá trị giáo dục cao.
b) “Mẹ tròn con vuông”
 Sự hoàn chỉnh, hoàn thiện, trọn vẹn theo thế giới quan của người Việt
 “an toàn khỏe mạnh”, nói về phụ nữa khi sinh con

 Người dịch phải hiểu rõ mọi đơn vị ngôn ngữ trong nguyên văn trước khi
nghĩ đến những đơn vị tương ứng trong bản dịch.

2) Tìm hiểu những yếu tố ngoài ngôn ngữ

- Trong quá trình phiên dịch, có lúc người phiên dịch đã làm chủ được các
hiện tượng ngôn ngữ trong nguyên văn, nhưng vẫn không dịch được hoặc
dịch sai nội dung mà một số từ ngữ trong nguyên văn muôn biểu đạt:

- Nguyên nhân: Vì người phiên dịch thiếu những hiểu biết về lịch sử, văn hóa,
xã hội, v.v. của dân tộc nguyên ngữ (ngôn ngữ nguồn). Những yếu tố ngoài
ngôn ngữ này thường hay gặp trong khi phiên dịch các tác phẩm văn học
nghệ thuật.

- Ví dụ:
a) “…cha bị Tây bắn chết hồi chín năm, mẹ mới bị đại bác của giặc giết hồi
năm ngoái". (Nguyễn Thi, Những đứa con trong gia đình)
“chín năm” là cách rút gọn, cách gọi tắt một thời kỳ kháng chiến
chống xâm lược của nhân dân Việt Nam - “chín năm trường kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược". Những người cách mạng ở miền
Nam Việt Nam khi nhắc đến thời kỳ này, chỉ nói gọn “hồi chín năm”.
b) "... Đó là vì con người sống bàng lao động trí óc đơn thuần chưa ra dời
trên chữ S này." (Phan Ngọc, Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới).
 Trên bản đồ, Việt Nam có hình dáng giống chữ S, nên tác giả tạm thời
lấy tên chữ để thay cho tên nước, một kiểu hoán dụ nghệ thuật. Chữ S =
đất nước Việt Nam. “Trên chữ S này" = “trên đất nước Việt Nam này”.

3) Tìm hiểu những hiện tượng mơ hồ về ngôn ngữ trong nguyên văn

- Hiện tượng đa nghĩa: trường hợp mà một từ, một ngữ, một câu nào đó có
khả năng tạo ra hai hay nhiều cách hiểu khác nhau  cần xác định nghĩa
nào là nghĩa mà nguyên văn thực sự muốn diễn đạt, yêu cầu người phiên
dịch biết dựa trên vốn tri thức và kinh nghiệm sống, phân tích tỉ mỉ mối quan
hệ logic giữa các thành tố trong văn cảnh để tìm ra nghĩa đích thực (hợp lý
nhất) của những đơn vị tạo ra mơ hồ.

 Trong bước tìm hiểu nội dung nguyên văn, chúng ta chú ý đến ba phương
diện: yếu tố ngôn ngữ, yếu tố ngoài ngôn ngữ và hiện tượng mơ hồ. Tuy tách
làm ba, nhưng chúng là những khâu trong hệ thống móc xích liên quan lẫn
nhau, bổ sung cho nhau. Vì vậy trong thực tiễn phiên dịch, người ta thường
tiến hành tìm hiểu cùng một lúc chứ không tách bạch từng khâu một. Tìm
hiểu nội dung nguyên văn là bước khởi đầu quan trọng quyết định chất
lượng của bản dịch.

1.3.2. Diễn đạt

- Diễn đạt là bước đi đến đích cuối cùng của công việc phiên dịch, phản ánh kết
quả và chất lượng của suốt cả quá trình phiên dịch.

- Giả sử A là ngôn ngữ của nguyên văn (ngôn ngữ nguồn), còn B là ngôn ngữ của
bản dịch (ngôn ngữ đích), thì diễn đạt tức là tìm kiếm những hình thức phù hợp và
chuẩn mực nhất trong B để thể hiện một cách chính xác đầy đủ tất cả những nội
dung tìm hiểu và lĩnh hội được từ A.
- Ở bước diễn đạt này, người ta thường hay nhắc đến hai thuật ngữ là đối dịch
(cũng gọi là trực dịch) và dịch ý (diễn dịch):

 Đối dịch là khi mà điều kiện ngôn ngữ B cho phép, bản dịch giữ nguyên cả
nội dung lẫn hình thức của nguyên văn, đặc biệt giữ nguyên văn cả cách ví
von, hình ảnh, cũng như sắc thái dân tộc, màu sắc địa phương của nguyên
văn.
 Còn khi nội dung tư tưởng của nguyên văn không phù hợp với hình thức
diễn đạt của bản dịch, không dùng lối đối dịch thì người ta dùng cách dịch ý.
Dịch ý yêu cầu bản dịch diễn đạt chính xác nội dung của nguyên văn mà
không cần chú ý lắm đến hình thức của nguyên văn.

- Về vấn đề diễn đạt, cũng có tác giả nhắc đến ba khái niệm: 信 tín,达 đạt,雅
nhã . Căn cứ vào nghĩa từ nguyên thì “tín” là độ tin cậy, tính trung thực, và giá trị
thông tin; “Đạt” là thông đạt, đạt đến, thực hiện được hoặc chuyển đến, truyền đến;
còn “nhã” là chính quy chuẩn mực, đẹp và tao nhã.

Họ cho rằng, nói chung có ba cách đê có gắng làm cho nội dung và tư tưởng chủ
đề của bản dịch phù hợp với nguyên tác.

 Một là, dịch thẳng, dịch một cách cứng nhắc, sống sượng từng từ từng câu
một.
 Hai là, vừa chú trọng chữ “tín” vừa chú trọng chữ “đạt”.
 Ba là, về phương diện nghĩa từ, chữ “tín” được đặt vào hàng thứ yếu, chú ý
nhiều đến “đạt” và một mức độ nào đó chữ “nhã”.

You might also like