Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

LUYỆN THI HÓA CHẤT LƯỢNG CAO TẠI HÀ NỘI: 034.9745.

117
CS1:NGÕ 13HÀNGCHUỐI,CS2:110QUANNHÂN,CS3:283 KHƯƠNGTRUNG,118NGUYỄN KHÁNHTOÀN
https://www.facebook.com/thaythao.dayhoa ĐĂNG KÍ HỌC: INBOX THẦY HOẶC GỌI QUA SỐ:0349745117

CHUYÊN ĐỀ: KIM LOẠI PHẢN ỨNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI ( PHẦN 3)

DẠNG 1: PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG:
1) Khối lượng sau phản ứng tăng ( bài toán ngược ):
Câu 1: Nhúng một lá sắt nặng 8gam vào 500 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại
nặng 8,8gam xem thể tích dung dịch không thay đổi thì nồng độ mol CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là:
A. 2,30M. B. 0,27M. C. 1,80M. D. 1,36M.
Câu 2: Ngâm một đinh sắt trong 200 ml dung dịch CuSO4 x M. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi
dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,6gam. Giá trị của x là:
A. 1,000. B. 0,001. C. 0,040. D. 0,200.
Câu 3: Cho một thanh Cu nặng 50g vào 200ml dung dịch AgNO3 . Khi phản ứng kết thúc đem thanh đồng ra
cân lại thấy khối lượng là 51,52 g . Nồng độ mol/lít dung dịch AgNO3 ban đầu là:
A. 0,05M. B. 0,01M. C. 0,20M. D. 0,10M.
Câu 4: Ngâm một lá Zn trong dung dịch có hòa tan 4,16gam CdSO4. Phản ứng xong khối lượng lá Zn tăng
2,35% so với ban đầu. Khối lượng lá Zn trước khi phản ứng là:
A. 1,30gam. B. 40,00gam. C. 3,25gam. D. 54,99gam.
Câu 5: Ngâm 1 lá kẽm khối lượng a gam vào 100 ml dd AgNO3 0,1 M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , lấy lá
kim loại ra rửa sạch , làm khô , cân lại thấy nặng 2,0 gam . Tính giá trị của a ? 1,245g
Câu 6: Nhúng một thanh sắt vào dung dịch Cu(NO3)2 một thời gian thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,8 gam. Khối
lượng sắt đã tham gia phản ứng là:
A. 11,2 gam. B. 5,6 gam. C. 0,7 gam. D. 6,4 gam.
Câu 7: Ngâm một lá sắt trong dung dịch đồng sunfat. Hãy tính khối lượng Cu bám trên lá sắt biết khối lượng lá
sắt tăng thêm 1,2 gam ?9,6 g
Câu 8: Ngâm thanh Cu có khối lượng 8,48g trong dung dịch AgNO3, sau một thời gian cân lại khối lượng Cu là
10g. Khối lượng Ag sinh ra là”
A. 0,864g. B. 1,52g . C. 1,08g . D. 2,16g.
Câu 9: Ngâm một lá kẽm trong dung dịch có hòa tan 8,32 g CdSO4. Phản ứng xong, khối lượng lá Zn gia tăng
2,35%. Hãy xác định khối lượng lá Zn trước khi tham gia phản ứng? 80g
Câu 10: Nhúng thanh Al nặng 50 gam vào 400 ml dd CuSO4 0,5 M . Sau một thời gian lấy thanh Al ra cân lại
thấy nặng 51,38 gam:
a., Tính khối lượng Cu bám lên thanh Al ? 1,92
b., Tính nồng độ mol/lit của các chất trong dd sau phản ứng ? Cm( CuSO4 dư)= 0,425M và Cm(Al2(SO4)3)= 0,025M
Câu 11: Cho 24,2 gam hỗn hợp gồm Zn và Fe (với tỉ lệ mol 1:1) tác dụng với CuSO4 một thời gian thấy khối
lượng chất rắn tăng 0,6 gam so với khối lượng ban đầu. Khối lượng của Fe đã tham gia phản ứng là:
A. 11,2 gam. B. 5,6 gam. C. 8,4 gam. D. 4,2 gam.
Câu 12: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3
0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo
thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng (gam) sắt đã phản ứng là:
A. 1,40. B. 2,16. C. 0,84. D. 1,72.
Câu 13: Hòa tan 3,28 g hỗn hợp muối MgCl2 và Cu(NO3)2 vào nước được dung dịch A. Nhúng vào dung dịch A
một thanh sắt. Sau một khoảng thời gian lấy thanh sắt ra cân lại thấy tăng thêm 0,8 g. Cô cạn dung dịch sau phản
ứng thu được m (g) muối khan. Giá trị m là:
A. 4,24 g. B. 2,48 g. C. 4,13 g. D. 1,49 g.
Câu 14: Nhúng một thanh sắt vào dung dịch CuSO4 đến khi dung dịch hết màu xanh thấy khối lượng thanh sắt
tăng 0,4 gam. Nếu lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thấy có m gam kết tủa tạo
thành. Giá trị của m là:
A. 5,35. B. 9,00. C. 10,70. D. 4,50.
Câu 15: Nhúng một thanh Mg vào 200 ml dung dịch Fe(NO3)3 1M, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra cân lại
thấy khối lượng thanh tăng 0,8g. Số gam Mg bị tan ra là:
A. 1,44g. B. 4,8g. C. 8,4g. D. 41,1g.

G.v luyện thi Đại học chất lượng cao tại Hà Nội. Trang 1/4
Facebook: Đặng Xuân Thao ( 0349.745.117).
LUYỆN THI HÓA CHẤT LƯỢNG CAO TẠI HÀ NỘI: 034.9745.117
CS1:NGÕ 13HÀNGCHUỐI,CS2:110QUANNHÂN,CS3:283 KHƯƠNGTRUNG,118NGUYỄN KHÁNHTOÀN
https://www.facebook.com/thaythao.dayhoa ĐĂNG KÍ HỌC: INBOX THẦY HOẶC GỌI QUA SỐ:0349745117
Câu 16: Hoà tan hoàn toàn một lượng Zn trong dung dịch AgNO3 loãng dư thấy khối lượng chất rắn tăng 3,02
gam so với khối lượng kẽm ban đầu. Cũng lấy lượng Zn như trên cho tác dụng hết với oxi thì thu được m gam
chất rắn. Giá trị của m là:
A. 1,1325. B. 1,6200. C. 0,8100. D. 0,7185.
Câu 17: Cho 11,6 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 thấy khối lượng
chất răn tăng 64 gam. Nếu cho 11,6 gam X tác dụng hết với oxi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 17,20. B. 14,40. C. 22,80. D. 16,34.
Câu 18: Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, thu được
dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư). sau khi các phản ứng kết
thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối
lượng của Fe trong X là:
A. 58,52%. B. 51,85%. C. 48,15%. D. 41,48%.
2) Khối lượng sau phản ứng giảm:
Câu 19: Nhúng một lá kẽm vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy lá Zn ra cân thấy nhẹ hơn 0,025g so với
trước khi nhúng. Khối lượng Zn đã tan ra và lượng Cu đã bám vào là:
A. mZn=1,600g;mCu=1,625g. B. mZn=1,500g;mCu=2,500g.
C. mZn=2,500g;mCu=1,500g. D. mZn=1,625g;mCu=1,600g.
Câu 20: Nhúng một thanh kẽm có khối lượng 20 gam vào dung dịch Cu(NO3)2 một thời gian thấy khối lượng
thanh kẽm giảm 1% so với khối lượng ban đầu. Khối lượng kẽm đã tham gia phản ứng là:
A. 13,0 gam. B. 6,5 gam. C. 0,2 gam. D. 0,1 gam.
Câu 21: Ngâm một lá Zn có khối lượng 1 gam trong V (ml) dung dịch Cu(NO3)2 2 M. Phản ứng xong khối lượng
lá Zn giảm xuống 10% so với ban đầu. Giá trị của V là:
A. 50,00. B. 0,05. C. 0,20. D. 100,00.
Câu 22: Cho một thanh sắt nặng 20 gam vào 200ml dung dịch CuSO4 0,5M. Khi phản ứng xảy ra xong thì khối
lượng thanh sắt sau khi đem ra khỏi dung dịch và sấy khô là:
A. 19,2 gam. B. 6,4 gam. C. 5,6 gam. D. 20,8 gam.
Câu 23: Ngâm một thanh Cu có khối lượng 20 gam trong 100 gam dung dịch AgNO3 4%, sau một thời gian thấy
khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. Khối lượng thanh Cu sau phản ứng là:
A. 10,76 gam. B. 21,52 gam. C. 11,56 gam. D. 20,304 gam.
Câu 24: Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 15 g trong 340 g dung dịch AgNO3 6%. Sau một thời gian lấy
vật ra thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 25%. Khối lượng của vật sau phản ứng là:
A. 3,24 g. B. 2,28 g. C. 17,28 g. D. 24,12 g.
Câu 25: Nhúng thanh Cu vào dung dịch chứa 0,02mol Fe(NO3)3. Khi Fe(NO3)3 phản ứng hết thì khối lượng
thanh Cu thay đổi là:
A. Không đổi. B. tăng 0,64g. C. giảm 0,64g. D. giảm 1,2g.
Câu 26: Cho hỗn hợp gồm Al và Pb tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 một thời gian thấy khối lượng kim loại bị
giảm đi so với khối lượng kim loại ban đầu. Chất chắc chắn phản ứng hết là:
A. Cu(NO3)2. B. Al và Cu(NO3)2. C. Al và Pb. D. Al.
Câu 27: Nhúng 1 thanh Fe vào dung dịch D chứa CuSO4 và HCl một thời gian thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) thì
nhấc thanh Fe ra, thấy khối lượng thanh Fe giảm đi 6,4 gam so với ban đầu. Khối lượng Fe đã tham gia phản ứng
là:
A. 11,2 gam. B. 16,8 gam. C. 44,8 gam. D. 50,4 gam.
Câu 28: Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được
13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng (gam) các muối trong X là:
A. 13,1. B. 17,0. C. 19,5. D. 14,1.
3) Khối lượng sau phản ứng tăng ( bài toán xuôi ):
Câu 29: Ngâm một lá kẽm trong 100 ml dung dịch AgNO3 có nồng độ 0,1M. Phản ứng kết thúc thu được bao
nhiêu gam bạc và khối lượng lá kẽm tăng thêm bao nhiêu gam ? mAg= 1,08g và mZn tăng= 0,755g
Câu 30: Nhúng thanh kim loại Mg vào một dd chứa hỗn hợp 3,2 gam CuSO4 và 6,24 gam CdSO4 . Hỏi sau khi
Cu và Cd bị đẩy hòan toàn tì khối lượng thanh Mg tăng hay giảm bao nhiêu gam ?
A. Tăng 3,4. B. Giảm 3,44. C.Tăng 3,44. D. Kết quả khác.

G.v luyện thi Đại học chất lượng cao tại Hà Nội. Trang 2/4
Facebook: Đặng Xuân Thao ( 0349.745.117).
LUYỆN THI HÓA CHẤT LƯỢNG CAO TẠI HÀ NỘI: 034.9745.117
CS1:NGÕ 13HÀNGCHUỐI,CS2:110QUANNHÂN,CS3:283 KHƯƠNGTRUNG,118NGUYỄN KHÁNHTOÀN
https://www.facebook.com/thaythao.dayhoa ĐĂNG KÍ HỌC: INBOX THẦY HOẶC GỌI QUA SỐ:0349745117
Câu 31: Nhúng một thanh sắt vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,02 mol AgNO3 và 0,05 mol Cu(NO3)2. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh sắt tăng m gam (coi toàn bộkim loại sinh ra bám vào thanh sắt). Giá
trị của m là:
A. 1,44. B. 3,60. C. 5,36. D. 2,00.
Câu 32: Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol Fe và 0,1 mol Al tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol CuCl2 đến khi phản
ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn tăng m gam. Giá trị của m là:
A. 7,3. B. 4,5. C. 12,8. D. 7,7.
Câu 33: Cho hỗn hợp gồm Fe và Pb tác dụng hết với dung dịch Cu(NO3)2 thì thấy trong quá trình phản ứng, khối
lượng chất rắn:
A. tăng dần. B. giảm dần.
C. mới đầu tăng, sau đó giảm. D. mới đầu giảm, sau đó tăng.
Câu 34: Cho 10,7 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí
H2 (đktc). Nếu cho 10,7 gam X tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thấy khối lượng chất răn tăng m gam. Giá
trị của m là:
A. 22,4. B. 34,1. C. 11,2. D. 11,7.
Câu 35: Hoà tan hoàn toàn 15,8 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Al trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 13,44
lít khí H2 (đktc). Nếu cho 15,8 gam X tác dụng hết với dung dịch CuCl2 thì thấy khối lượng chất rắn tăng m gam.
Giá trị của m là:
A. 38,4. B. 22,6. C. 3,4. D. 61,0.
Câu 36: Chia 14,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Ni, Zn thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan hoàn toàn trong dung
dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 21,8 gam muối. Phần 2 cho tác dụng hết với dung dịch AgNO3 thấy khối lượng
chất rắn tăng m gam. Giá trị của m là:
A. 25,0. B. 17,6. C. 8,8. D. 1,4.
4) Xác định kim loại:

Câu 37: Cho kim loại A tác dụng với dd AgNO3 dư . Lượng chất rắn kết tủa thu được gấp 12 lần khối lượng kim
loại A đem phản ứng
a. Xác định kim loại A
b. Nếu cho A tác dụng với dd FeCl3 theo tỉ lệ mol 1:2 thì sau phản ứng hoàn toàn , khối lượng chất rắn thu được
gấp bao nhiêu lần khối lượng A
Câu 38: Một thanh kim loại M hóa trị II nhúng vào 1 lít dd CuSO4 0,5M sau khi lấy thanh M ra khỏi dd thấy khối
lượng tăng 1,6g, nồng độ CuSO4 gỉam còn 0,3M. Kim loại M là?
Câu 39: Ngâm một lá kẽm nhỏ trong dung dịch có chứa 2,24g ion kim loại có điện tích 2+. Phản ứng xong, khối
lượng lá kẽm tăng thêm 0,94g. Xác định tên của ion trong dung dịch?
Câu 40: Cho hai thanh kim loại M hoá trị 2 với khối lượng bằng nhau. Nhúng thanh 1 vào dung dịch CuSO 4 và
thanh 2 vào dung dịch Pb(NO3)2 một thời gian thấy khối lượng thanh 1 giảm và khối lượng thanh 2 tăng. Kim loại
M là:
A. Mg. B. Ni. C. Fe. D. Zn.
Câu 41: Nhúng thanh kim loại M vào 100ml dung dịch FeCl2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng
thanh kim loại giảm 0,45g. Kim loại M là:
A. Al. B. Mg. C. Zn. D. Cu.
Câu 42: Nhúng 1 lá kim loại M ( chỉ có hóa trị 2 trong các hợp chất ) có khối lượng 50 gam vào 200 ml dd
AgNO3 1M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn . Lọc dung dịch đem cô cạn thu được 18,8 gam muối khan .
Kim loại M là :
A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Zn.
Câu 43: Cho 3,78 g bột Al phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCl3 tạo thành dung dịch Y. Khối lượng chất tan
trong dung dịch Y giảm 4,06 g so với dung dịch XCl3. Xác định công thức của muối XCl3 :
A. FeCl3. B. AlCl3. C. CrCl3. D. Không xác định.
Câu 44: Một tấm Pt phủ kim loại M . Ngâm tấm kim loại trong dd Cu(NO3)2 dư , khi kết thúc phản ứng khối
lượng tấm kim loại tăng 0,16 gam. Lấy tấm kim loại ra khỏi dd , đem ngâm vào dd Hg(NO3)2 dư đến khi phản
ứng kết thúc , thấy khối lượng kim loại lại tăng thêm 2,74 gam nữa . Xác định kim loại M và khối lượng M phủ
trên tấm Pt ?

G.v luyện thi Đại học chất lượng cao tại Hà Nội. Trang 3/4
Facebook: Đặng Xuân Thao ( 0349.745.117).
LUYỆN THI HÓA CHẤT LƯỢNG CAO TẠI HÀ NỘI: 034.9745.117
CS1:NGÕ 13HÀNGCHUỐI,CS2:110QUANNHÂN,CS3:283 KHƯƠNGTRUNG,118NGUYỄN KHÁNHTOÀN
https://www.facebook.com/thaythao.dayhoa ĐĂNG KÍ HỌC: INBOX THẦY HOẶC GỌI QUA SỐ:0349745117
Câu 45: Nhúng một thanh graphit được phủ một lớp kim loại hóa trị (II) vào dung dịch CuSO4 dư. Sau phản ứng
khối lượng của thanh graphit giảm đi 0,24 gam. Cũng thanh graphit này nếu được nhúng vào dung dịch AgNO3
thì khi phản ứng xong thấy khối lượng thanh graphit tăng lên 0,52 gam. Kim loại hóa trị (II) là kim loại nào sau
đây?
A. Pb. B. Cd. C. Al. D. Sn.
Câu 46: Lấy 2 thanh kim loại M( hóa trị II) cùng khối lượng, nhúng riêng biệt vào 2 dung dịch Cu(NO 3)2 và
AgNO3. Sau một thời gian, khối lượng thanh 1( nhúng vào Cu(NO3)2) giảm 0,1% và thanh 2( nhúng vào AgNO3
tăng 15,1% khối lượng so với ban đầu. Biết số mol kim loại M tham gia mỗi pư đều như nhau. Tên của M là:
A. Fe. B. Zn. C. Pb. D. Ni.
Câu 47: Nhúng một thanh kim loại R hoá trị II vào dung dịch chứa a mol CuSO 4, sau một thời gian thấy khối
lượng thanh kim loại giảm 0,05%. Cũng thanh kim loại trên nhúng vào dung dịch chứa a mol Pb(NO 3)2 thì khối
lượng thanh kim loại tăng 7,1%. Kim loại R là:
A. Mg. B. Fe. C. Zn. D. Ni.
Câu 48: Nhúng một thanh kim loại M (hoá trị 2) có khối lượng 20 gam vào dung dịch AgNO3 một thời gian thấy
khối lượng thanh M tăng 15,1% so với khối lượng ban đầu. Nếu lấy lượng M bằng lượng M tham gia phản ứng
trên tác dụng hết với dung dịch HCl thì thu được 0,448 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là:
A. Mg. B. Ni. C. Pb. D. Zn.
Câu 49: Hai lá kim loại cùng chất, có khối lượng bằng nhau, có khả năng tạo ra hợp chất hóa trị II. Một lá ngâm
vào dung dịch Pb(NO3)2 và một lá ngâm vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian người ta thấy lá kim loại
ngâm trong muối Pb(NO3)2 tăng 19%, khối lượng lá kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng trong 2 phản ứng trên
lượng kim loại bị hòa tan là bằng nhau. Tên lá kim loại là:
A. Zn. B. Fe. C. Mg. D. Cd.
5) Hỗn hợp:
Câu 50: Cho m gam hỗn hợp A gồm Mg và Zn tác dụng với dd FeCL2(dư). Sau pư xảy ra hoàn toàn thu được m
gam chất rắn. Phần trăm khối lượng Mg trong hỗn hợp A là:
A. 30,00%. B. 70,00%. C. 9,41% . D. 90,59%.
Câu 51: Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ
phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban
đầu là:
A. 12,67%. B. 85,30%. C. 90,27%. D. 82,20%.
Câu 52: Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)30,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối
lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trịcủa m là:
A. 29,25. B. 48,75. C. 32,50. D. 20,80.
Câu 53: Nhúng một thanh kẽm và một thanh sắt vào dd CuSO4. Sau một thời gian lấy hai kim loại ra khỏi dung
dịch còn lại có nồng độ mol ZnSO4 bằng 2,5 lần nồng độ mol FeSO4. Mặt khác khối lượng dung dịch giảm
2,2gam. Khối lượng đồng bám lên thanh kẽm và bám lên lên thanh sắt lần lượt là:
A. 12,8g và 32g. B. 64g và 25,6g. C. 32g và 12,8g . D. 25,6g và 64g.
Câu 54: Hoà tan hoàn toàn 23,4 gam G gồm Al, Ni, Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được 15,12 lít khí
SO2 (đktc). Nếu cho 23,4 gam G tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 thì thấy khối lượng chất rắn thu được
tăng m % so với khối lượng của G. Giá trị của m là:
A. 623,08. B. 311,54. C. 523,08. D. 411,54.
Dùng cho câu 55, 56, 57: Chia 3,78 gam hỗn hợp A gồm Mg và Al. thành 3 phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan
bằng H2SO4 loãng dư, thu được 1,344 lít khí H2(đktc) và m gam muối. Phần 2 tác dụng hết với dung dịch HNO3
thu được V lít khí NO duy nhất (đktc). Phần 3 cho vào dung dịch CuSO4 loãng dư đến khi phản ứng hoàn toàn
thấy khối lượng chất rắn tăng x gam.
Câu 55: Giá trị của m là:
A. 7,02. B. 9,54. C. 4,14. D. 6,66.
Câu 56: Giá trị của V là
A. 0,896. B. 0,448. C. 0,672. D. 0,224.
Câu 57: Giá trị của x là:
A. 2,58. B. 0,06. C. 7,74. D. 0,18.

G.v luyện thi Đại học chất lượng cao tại Hà Nội. Trang 4/4
Facebook: Đặng Xuân Thao ( 0349.745.117).

You might also like