Thất tịch

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Lê Quý Đôn từng nói: “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta”.

Hay có ý hiểu cho rằng: “Hãy xúc


động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Nhà thơ Lý Hạ một trong những nhà thơ Trung Quốc thời
trung Đường cũng từng: “ Phát khởi trong lòng” để rồi một thi phẩm mang tên Thất Tịch đã để
lại dấu ấn của ông trong lòng độc giả và bài thơ mãi lưu truyền cho hậu thế.
Thân bài: - Giới thiệu về nhà thơ Lý Hạ
- Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh ra đời của bài thơ
Các nhà thơ Trung Quốc thời xưa thường sử dụng bút pháp tả cạnh ngụ tình. Cách bài thơ thấm
đẫm tâm trạng của nhân vật chữ tình là chủ thể trữ tình (Tác giả). Tám câu thơ đầu chia làm 2
phần, bốn câu đầu làm nổi bật không gian và thời gian. Không gian là “Biệt phố” (Là con sông
Ngân Hà). Cây cầu tình yêu là cây cầu thu trong truyền thuyết của Trung Quốc nơi Chúc Nữ đi
băng qua bắc ngang con sông trên trời để Ngưu Lang và Chúc Nữ gặp nhau. (Theo truyền thuyết
của người Trung Quốc). Không gian mang dáng vẻ ảm đảm u buồn:
Biệt phố kim triêu ám,
La duy ngọ dạ sầu.
Vốn dĩ con sông Ngân Hà gắn với mối tình đau thương của nàng Chúc Nữ và chàng Ngưu Lang.
Với nhân vật trữ tình “Ta” trong bài thơ lúc này cảnh “Biệt phố” nhuốm đầy tâm trạng. Hình ảnh
“Ta” sau “Biếc vàng” hiện lên trong không gian hoang vắng, với nỗi buồn, cô đơn. Cảnh biệt ly
bao giờ chẳng gợi sầu gợi nhớ. Đọc hai câu thơ người đọc tưởng chừng như đang nhìn thấy cuộc
hội ngộ rồi chia ly của hai người yêu nhau mà chẳng được bên nhau . Giọng thơ như nhuốm đầy
nước mắt của nhà thơ. Không gian như đứng lại, thời gian như ngừng trôi – chỉ còn ánh trăng
buồn đang lặng lẽ soi những sợi tơ đan áo cho chồng của nàng Chúc Nữ:
Thước từ xuyên tuyến nguyệt,
Hoa nhập bộc y lâu.
(Quạ rời trăng tháng bảy
Lầu phơi áo hoa rơi)
Xuất hiện trong không gian ảm đạm đó là hình ảnh “Bầy quạ”. Không phải là chim én báo hiệu
mùa vui mà là “Bầy quạ”- chúng là sứ giả của tình yêu giữa nàng Chúc và chàng Ngưu. Chúng
nói cầu duyên để chàng và nàng gặp nhau nhưng bây giờ cũng phải nói lời từ biệt. Sự xuất hiện
của bầy quạ không làm cho khung cảnh ấm áp hơn, vui hơn mà ngược lại chúng lại dự báo giờ
chia ly đã đến. Câu thơ nghe buồn đến não nề thuộc ngôn từ cũng đượm nỗi buồn của sự chia ly,
các tính từ “ám” từ “sầu” càng nhấn mạnh nỗi buồn của sự chia ly, “trời u ám”, “người sầu”,
“quạ rời đi, hoa rơi”. Cách lựa chọn chi tiết, hình ảnh vô cùng phù hợp – cảnh - tâm trạng đan
cài góp phần khắc sâu, tô đậm tâm trạng của nhân vật trữ tình. Hai câu tiếp người đọc cảm thấy
không gian như được mở rộng hơn về chiều cao lẫn chiều sâu:
Thiên thượng phân kim kính,
Nhân gian vọng ngọc câu.
(Gương vàng trời chia nửa
Nhân gian buồn trăng soi)
Hình ảnh thơ đẹp, giàu sức gợi cảm, biện pháp tu từ ẩn dụ được tác giả vận dụng rất tài tình
“gương vàng” vầng trăng như chiếc gương vàng lung linh tỏa sáng bị xẻ làm đôi. Ý thơ làm cho
ta liên tưởng đến câu thơ:
“Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa yêu chiếc gối, nửa soi dặm đường” của tác giả Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều, 2
câu thơ cũng tả lại khoảng khắc chia ly đầy lưu luyến, nhớ thương của chàng Thúc Sinh khi tạm
biệt nàng Kiều để trở về nhà vội với Hoạn Thư, như vậy ta thấy được sự đồng điều của 2 nhà
thơ: Lý Hà của Trung Quốc và Nguyễn Du của Việt Nam. Hình ảnh đẹp, lãng mạn như chứa
đựng nỗi buồn, cô đơn của sự chia ly “Gương vàng chia nửa”, “Người buồn” của câu dịch thơ
làm mất từ “vọng”. Vọng là nhìn thấy trăng không chỉ soi thấy cảnh, trăng còn đọc được tâm
trạng con người – trăng hiểu thấu nỗi buồn nhân thế. Vẫn biết là có gặp chắc sẽ có sự chia ly mà
không hiểu sao đọc câu thưa sáu thấy nao lòng đến lạ. Không gian cao rộng nhuốm đầy tâm
trạng đó lại là sự chuẩn bị cho nhà thơ ”phát khởi” :
Tiền Đường Tô Tiểu Tiểu,
Cánh trị nhất niên thu.
(Tiền Đường Tô Tiểu Tiểu
Thương nhớ mấy mùa thu.)
Hai câu cuối khép lại bài thơ với hình ảnh nàng Tô Tiểu Tiểu một danh lữ tài hoa đất Tiền
Đường nhưng số phận lại rất bị thảm. Rõ ràng hồn thơ của Lý Hạ đã chất chứa tình yêu vô bờ
bến đối với con người. Sự đồng cảm và hiểu thấu những nỗi đau nhân thế. Ngay từ đầu bài thơ
nếu tinh ý, người đọc sẽ cảm nhận được nỗi lòng cảm thông sâu sắc với những kiếp người tài hoa
mà bạc phận – đồng cảm với những con người yêu nhay mà vẫn phải xa nhau – Lý Hạ thương
nhớ Tiểu Tiểu trãi “Mấy mùa thu” cũng như Nguyễn du mãi thương nhớ người con gái tài sắc
vẹn toàn mà bạc mệnh Thúy kiều. Đúng là văn thờ bắt nguồn từ cuộc sống nở hoa bằng ngôn từ.
Những hình ảnh thơ chọn lọc, giàu sức gợi, ý thơ thấm sâu và rồi lan tỏa gây xúc động cho người
đọc. Gấp lại bài thơ Thất Tịch ta như thấy trái tim chan chứa tình yêu thương con người, sự đồng
điệu với trái tim của đôi lứa yêu nhau của nhà thơ Lý Hạ - bài thơ của thơ ca Trung Đường.

You might also like