Tài Liệu Bồi Dưỡng Kế Toán. Trình Ban Hành (Lưu Hanh)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 687

BỘ TÀI CHÍNH

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG


TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2023
của Bộ Tài chính)

HÀ NỘI - 2023
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
PHẦN I. KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CHUNG......................................................2
Chuyên đề 1. NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ...............................................................................3
Chuyên đề 2. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP.........................37
Chuyên đề 3. VIÊN CHỨC VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP.....................................71
Chuyên đề 4. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH.................................................................103
Chuyên đề 5. KỸ NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN.................................................139
Chuyên đề 6. KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP......169
Chuyên đề 7. KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGHỀ
NGHIỆP...................................................................................................................201
Chuyên đề 8. KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM..........................................................232
Chuyên đề 9. KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN...................................................257
PHẦN II. KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH -
KẾ TOÁN...............................................................................................................279
Chuyên đề 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN TRONG
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP..........................................................................280
Chuyên đề 2. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN
NHÀ NƯỚC............................................................................................................333
Chuyên đề 3. KỸ NĂNG THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KẾ TOÁN............377
Chuyên đề 4. KỸ NĂNG LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ KẾ TOÁN...........................406
Chuyên đề 5. KỸ NĂNG TỔ CHỨC LẬP DỰ TOÁN - CHẤP HÀNH DỰ
TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP.......436
Chuyên đề 6. KỸ NĂNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN
VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP....................................................................................465
Chuyên đề 7. KỸ NĂNG LẬP, PHÂN TÍCH VÀ KIỂM TRA BÁO CÁO TÀI
CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP......................................................527
Chuyên đề 8. KỸ NĂNG GIAO DỊCH THANH TOÁN VỚI KHO BẠC NHÀ
NƯỚC VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.............................................................601
Chuyên đề 9. KỸ NĂNG TỰ KIỂM TRA TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN.........................635
MỞ ĐẦU

Thực hiện Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
(Bộ Tài chính) được giao nhiệm vụ xây dựng nội dung chương trình, biên soạn tài
liệu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức
chuyên ngành kế toán.
Chương trình và tài liệu bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên
chức chuyên ngành kế toán nhằm trang bị, cập nhật kiến thức cần thiết về hành
chính Nhà nước và các kỹ năng, đồng thời tăng cường ý thức phục vụ, nâng cao
năng lực của học viên trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được
giao; góp phần xây dựng đội ngũ viên chức chuyên ngành kế toán có phẩm chất đạo
đức nghề nghiệp, có bản lĩnh chính trị, năng lực và chuyên nghiệp.
Tham gia biên soạn tài liệu gồm đội ngũ chuyên gia, giảng viên, viên chức
quản lý của Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính, Trường Đại học kinh tế quốc dân,
Học viện Tài chính và Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính), cụ
thể: PGS,TS. Nhữ Trọng Bách, TS. Bùi Minh Chuyên, TS. Hà Thị Hương Lan, ThS.
Hoàng Thị Giang, ThS. Nguyễn Văn Phong, ThS. Nguyễn Thị Thu Hương, ThS.
Nguyễn Thành Trung, ThS. Nguyễn Xuân Hải, ThS. Lê Tiến Phúc, ThS. Nguyễn
Thành Nam (Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính); TS. Nguyễn Thị Mỹ (Trường Đại
học kinh tế quốc dân); TS. Phạm Thu Huyền, TS. Phạm Thị Quyên, TS. Phí Thị Kiều
Anh, TS. Võ Thị Phương Lan (Học viện Tài chính); ThS. Trần Thị Thu Hương (Cục
Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán - Bộ Tài chính).
Trong tài liệu này có 03 chuyên đề của Phần I (bao gồm: Chuyên đề 1,
chuyên đề 4, chuyên đề 9) được sử dụng lại tài liệu “Bồi dưỡng đối với công chức
ngạch chuyên viên và tương đương” do Học viện Hành chính Quốc gia ban hành
theo Quyết định số 3309/QĐ-HCQG ngày 17 tháng 8 năm 2022 của Giám đốc Học
viện Hành chính Quốc gia.
Lĩnh vực bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên
ngành kế toán là một lĩnh vực phức tạp, lại thường xuyên thay đổi. Vì vậy, nội dung
tài liệu không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Ban biên tập mong nhận được ý
kiến góp ý của đông đảo độc giả để hoàn thiện bổ sung nhằm làm cho chất lượng tài
liệu ngày càng được nâng cao.
BAN BIÊN TẬP
1
PHẦN I
KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CHUNG

2
Chuyên đề 1
NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

1. Tổng quan về hệ thống chính trị

a) Quyền lực và quyền lực chính trị

* Quyền lực

Quyền lực là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong nghiên cứu về
chính trị, đồng thời khái niệm này cũng rất phức tạp, gây nhiều tranh luận giữa các
nhà nghiên cứu, do có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo nghĩa chung nhất, quyền lực
là khả năng của một chủ thể buộc chủ thể khác phải phục tùng ý chí của mình thông
qua các phương tiện, phương thức nào đó như: uy tín, cơ chế, chính sách, quy định,
thậm chí cưỡng bức thực hiện. Quyền lực sinh ra từ nhu cầu tổ chức và hoạt động
chung, nhu cầu phân công lao động xã hội và hoạt động xã hội. Như vậy, bản thân
quyền lực luôn tồn tại trong mối quan hệ cụ thể (quan hệ quyền lực) mà ở đó chủ thể
quyền lực buộc đối tượng quyền lực phải phục tùng, ý chí của chủ thể quyền lực.

Nắm được quyền lực trong xã hội là nắm được khả năng chi phối những
người khác, bảo vệ và thực hiện được lợi ích của mình trong mối quan hệ với lợi ích
của những người khác.

* Quyền lực chính trị

Chính trị là toàn bộ những hoạt động gắn với những quan hệ giữa các giai
cấp, các dân tộc, các quốc gia liên quan đến giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà
nước.

Quyền lực chính trị là một hình thái đặc biệt, quan trọng nhất của quyền lực
xã hội. Quyền lực chính trị xuất hiện cùng với chế độ tư hữu và nhà nước. Các nhà
kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin quan niệm rằng quyền lực chính trị là bạo lực có
tổ chức của giai cấp để đàn áp một giai cấp khác. Quyền lực chính trị luôn gắn liền
với quyền lực nhà nước, phản ánh mức độ giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước
3
của những giai cấp trong xã hội để bảo vệ lợi ích của mình, chi phối các giai cấp
khác. Nói cách khác, quyền lực chính trị phản ánh mức độ thực hiện lợi ích của một
giai cấp, một nhóm người nhất định trong mối quan hệ với các giai cấp hay nhóm
người khác thông qua mức độ chi phối quyền lực nhà nước.

Như vậy, có thể đưa ra định nghĩa chung về quyền lực chính trị là khả năng
của một chủ thể trong việc áp đặt mục tiêu chính trị của mình đối với toàn xã hội.
Quyền lực chính trị có có những đặc điểm chủ yếu sau:

Một là, quyền lực chính trị luôn mang bản chất giai cấp, phản ánh lợi ích của
giai cấp thông qua tổ chức đại diện của mình là đảng chính trị của giai cấp thống trị.
Đây là đặc điểm có tính bản chất, là yếu tố chi phối của quyền lực chính trị.

Hai là, quyền lực chính trị tồn tại trong mối liên hệ lợi ích khi đặt nó trong
quan hệ với giai cấp khác. Tuỳ thuộc vào tương quan, so sánh lực lượng mà các giai
cấp ở vào vị thế khác nhau trong quan hệ với việc sử dụng quyền lực chính trị.

Ba là, quyền lực chính trị của giai cấp thống trị được thực hiện trong xã hội
thông qua công cụ chủ yếu là nhà nước. Nhà nước là bộ máy quyền lực đặc biệt nằm
trong tay giai cấp thống trị, để hiện thực hóa các lợi ích của giai cấp thống trị trong
xã hội trong mối tương quan với lợi ích của các giai cấp khác.

Bốn là, quyền lực chính trị là một loại hình quyền lực có quan hệ hai chiều:
quan hệ mệnh lệnh giũa chủ thể với đối tượng và quan hệ phục tùng giữa đối tượng
và chủ thể. Trong quan hệ đó, quyền lực chỉ thực sự là quyền lực đúng nghĩa khi
mệnh lệnh của chủ thể được đối tượng thi hành nhanh chóng và triệt để. Mặt khác,
phải cơ chế kiểm soát quyền lực. Đây là nguyên tắc trong tổ chức thực hiện quyền
lực nhà nước nhằm nhằm ngăn chặn tình trạng lạm quyền, lộng quyền, “lợi ích
nhóm”, tham nhũng, tiêu cực.

Năm là, quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước có mối quan hệ qua lại
chặt chẽ. Quyền lực nhà nước được xem là “khả năng của nhà nước để buộc các cá

4
nhân, tổ chức trong xã hội phải phục tùng nhà nước” 1. Quyền lực nhà nước là một
dạng quyền lực đặc biệt - quyền lực chính trị của một quốc gia, gắn bó chặt chẽ với ý
chí của đảng cầm quyền và nguyện vọng, lợi ích của toàn xã hội, của quốc gia, dân
tộc. Quyền lực nhà nước tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức, cá
nhân trong xã hội mà trong đó các tổ chức, cá nhân phải phục tùng nhà nước. Nói
cách khác, quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị của giai cấp thống trị được thực
hiện bằng nhà nước. Quyền lực nhà nước là bộ phận của quyền lực chính trị, do vậy,
quyền lực nhà nước có đầy đủ đặc điểm của quyền lực chính trị. Bất kỳ, quyền lực
nhà nước nào cũng mang tính chính trị, song không phải mọi quyền lực chính trị đều
là quyền lực nhà nước. Vì so với quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị rộng hơn,
đa dạng hơn về phương pháp thực hiện cũng như hình thức thể hiện.

Quyền lực nhà nước trong xã hội hiện đại bao gồm 3 nhánh chủ yếu là quyền
lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp:

(i) Quyền lập pháp là quyền làm Hiến pháp và Luật, do cơ quan lập pháp thực
hiện. Cơ quan lập pháp ở các nước khác nhau có tên gọi khác nhau và cách thức tổ
chức cũng khác nhau. Ở Việt Nam, theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Quốc
hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của
đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

(ii) Quyền hành pháp là quyền tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật và quản
lý đời sống xã hội theo Hiến pháp, pháp luật. Ở Việt Nam, theo quy định của Hiến
pháp năm 2013, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành
của Quốc hội.

(iii) Quyền tư pháp là quyền phán quyết của Nhà nước theo trình tự tố tụng để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Ở Việt Nam, theo

1
Nguyễn Minh Đoan, Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2018, tr.11.
5
quy định của Hiến pháp năm 2013, Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện
quyền tư pháp.

Ở Việt Nam hiện nay, quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân
công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

b) Hệ thống chính trị và các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị

* Khái niệm hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị theo nghĩa rộng là toàn bộ lĩnh vực chính trị của đời sống
xã hội với tư cách là một hệ thống bao gồm các tổ chức, các chủ thể chính trị, các
quan điểm, quan hệ chính trị, hệ tư tưởng và các chuẩn mực chính trị.

Theo nghĩa hẹp, hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức hợp pháp thực
hiện quyền lực chính trị trong xã hội, bao gồm các đảng phái chính trị, nhà nước và
các tổ chức chính trị - xã hội.

* Các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị

Với quan niệm trên, các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị của một quốc gia
hiện đại gồm: Hệ thống đảng chính trị (trong đó đảng cầm quyền là trung tâm lãnh
đạo chính trị của hệ thống chính trị); Nhà nước là trung tâm của quyền lực công,
thực hiện quyền quản lý xã hội trước hết qua hệ thống pháp luật và các công cụ
cưỡng chế; các tổ chức quần chúng phản ánh lợi ích của những nhóm xã hội nhất
định.

c) Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay là một chỉnh thể thống nhất, gắn bó
hữu cơ bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, được thành
lập, hoạt động trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
đội ngũ trí thức làm nền tảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực
hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
6
- Bản chất hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hệ thống chính trị ở nước ta là hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa được hình
thành sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 gắn với với ra đời của Nhà
nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Cùng với sự phát triển của xã hội
mới, hệ thống chính trị của nước ta ngày càng được củng cố, phát triển và hoàn
thiện.

Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thể hiện bản chất của nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa, là cơ chế để thực thi quyền lực chính trị trong điều kiện giai
cấp công nhân là giai cấp cầm quyền, liên minh với giai cấp nông nhân và đội ngũ trí
thức. Như vậy, hệ thống chính trị trở thành công cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp
công nhân, giai cấp nông dân và toàn thể nhân dân lao động, là công cụ để xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam

Hệ thống chính trị nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt
động theo những nguyên tắc phổ biến của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa:

Thứ nhất, nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Thứ hai, nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.

Thứ ba, nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối
hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp.

Thứ tư, nguyên tắc tập trung dân chủ.

* Vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam

- Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị.

7
Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay được tổ chức và hoạt động dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng duy nhất nắm quyền lãnh đạo Nhà
nước và xã hội. Vai trò, vị trí và khả năng lãnh đạo của Đảng được xã hội thừa nhận
thông qua sự nghiệp lãnh đạo của Đảng đối với cả dân tộc trong công cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Điều 4, Hiến pháp năm 2013 quy định: "1. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội
tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao
động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. 2. Đảng
Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám
sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật."

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ
trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra,
giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng thống nhất lãnh đạo
công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ
năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính
trị. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức
của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng
đầu. Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng
thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ
chức khác trong hệ thống chính trị.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận
của hệ thống chính trị. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy

8
quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát
của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật2.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện
của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu
biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại
diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã
hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối
ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ
chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các
tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ
chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước tạo
điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tổ chức thành viên của Mặt trận và các
tổ chức xã hội khác hoạt động.

d) Vai trò Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống
chính trị

2
Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia -
Sự thật, Hà Nội, tr.88- 89.
9
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trung tâm thực hiện quyền
lực chính trị, là trụ cột của hệ thống chính trị, là bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về
kinh tế, văn hóa, xã hội và thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại.

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện
ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân
dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Nhà nước là phương tiện quan
trọng nhất để Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Nhà nước bảo đảm và
phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm
quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện
phát triển toàn diện. Nhà nước thể chế hoá, cụ thể hóa đường lối, quan điểm của
Đảng thành Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật
trong đời sống xã hội.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chịu sự lãnh đạo và thực hiện
đường lối chính trị của giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng
sản Việt Nam, song Nhà nước có tính độc lập tương đối, với các công cụ và phương
thức quản lý riêng. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp,
kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật, tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật
và theo pháp luật.

2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a) Bản chất Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bản chất của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là sự thể hiện cụ
thể bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Khoản 1, Điều 2 Hiến pháp năm 2013
quy định: “Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Bản chất của Nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ở tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân
tộc, tính thời đại.
10
Thứ nhất, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính giai cấp
công nhân, dựa trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

Tính giai cấp công nhân là nhân tố suy đến cùng định hướng đúng đắn cho
mọi hoạt động của nhà nước, đảm bảo mọi hoạt động của nhà nước đều nhằm đạt
mục đích dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nhà nước thực hiện
chuyên chính với mọi hành vi xâm phạm đến lợi ích của đất nước và của nhân dân.

Thứ hai, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính nhân dân
sâu sắc.

Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn
trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

Nhân dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Nhân dân
thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông
qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

Thứ ba, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của các
dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

Đây là nét đặc thù trong bản chất nhà nước ta, có nguồn gốc sâu xa từ lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nhà nước bảo đảm các dân tộc bình
đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ
thị, chia rẽ dân tộc. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều
kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.

Thứ tư, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tính thời đại.

Xu thế lớn của thế giới là hoà bình, hợp tác và phát triển, toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa
11
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế
trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp
quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là
bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích
quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội trên thế giới.

b) Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam

Nguyên tắc được hiểu là những chuẩn mực mà cá nhân, tổ chức phải dựa vào
đó trong suốt quá trình hoạt động hay nói cách khác nó là tiêu chuẩn định hướng
hành vi của con người, tổ chức. Để đạt được mục tiêu của mình, Nhà nước cần phải
đặt ra những nguyên tắc định hướng cho tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước nói
chung và hành chính nhà nước nói riêng.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, bao gồm:

* Nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội

Nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội được quy định ở khoản 1,
Điều 4, Hiến pháp 2013: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp
công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt
Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của
cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Đây là nguyên tắc xuyên suốt tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng bảo đảm giữ vững
bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, giữ vai trò quyết định trong việc xác định
phương hướng tổ chức và hoạt động của nhà nước. Đó là điều kiện tiên quyết bảo
đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước nhằm phát huy quyền làm chủ của
nhân dân trong việc tham gia quản lý công việc nhà nước. Cương lĩnh xây dựng đất
12
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã
nêu phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, Nhà nước và được cụ
thể hóa tại Điều 41 của Điều lệ Đảng, đó là:

- Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội
bằng Cương lĩnh chính trị, chiến lược, chính sách, chủ trương; bằng công tác tư
tưởng, tổ chức, cán bộ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

- Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi
với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ
thống chính trị về công tác cán bộ.

- Đảng giới thiệu cán bộ đủ tiêu chuẩn để ứng cử hoặc bổ nhiệm vào cơ quan
nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội.

- Tổ chức đảng và đảng viên công tác trong cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc và đoàn thể chính trị - xã hội phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, chỉ thị
của Đảng; tổ chức đảng lãnh đạo việc cụ thể hoá thành các văn bản luật pháp của
Nhà nước, chủ trương của đoàn thể; lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.

* Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân

Đây là nguyên tắc hiến định, thể hiện rõ bản chất dân chủ của nhà nước ta.
Nguyên tắc này được quy định ở khoản 2 Điều 2 Hiến pháp 2013 “Nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
đội ngũ trí thức”. Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân được
thực hiện bởi sự kết hợp hài hòa giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Tùy vào
từng lĩnh vực, phạm vi hoạt động, nhân dân có thể tự mình thực hiện quyền lực nhà
nước hoặc ủy quyền cho các cơ quan nhà nước thay mặt mình để thực hiện quyền
lực nhà nước.

Điều 6, Hiến pháp 2013 ghi nhận: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước
bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân

13
dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Các cơ quan quyền lực nhà nước
là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, các cơ quan này do nhân
dân bầu và chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Điều 28, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tham gia quản
lý nhà nước và xã hội”. Nhân dân lao động tham gia vào tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước bằng nhiều hình thức phong phú như: bầu cử, ứng cử vào các cơ quan
quyền lực nhà nước, tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự án luật, giám sát
hoạt động của các cơ quan nhà nước và nhân viên cơ quan nhà nước, tham gia hoạt
động xét xử của tòa án...

* Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp,
kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp

Nguyên tắc này được quy định ở khoản 3, Điều 2, Hiến pháp 2013: “Quyền
lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Thống nhất
quyền lực nhà nước được hiểu là toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, tập
trung thống nhất ở Nhân dân. Quyền lực nhà nước dù là quyền lập pháp, hành pháp
hay tư pháp đều có chung một nguồn gốc thống nhất là Nhân dân, đều do Nhân dân
ủy quyền, giao quyền. Do vậy, nói quyền lực nhà nước là thống nhất trước tiên là sự
thống nhất ở mục tiêu chính trị, nội dung chính trị của Nhà nước.

Quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công để phân định nhiệm
vụ và quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, để Nhà nước hoạt động có
hiệu lực và hiệu quả, quyền lực nhà nước ngày càng thực sự là quyền lực của Nhân
dân. Hiến pháp 2013 quy định rõ Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp
(Điều 69), Chính phủ thực hiện quyền hành pháp (Điều 94), Tòa án nhân dân thực
hiện quyền tư pháp (Điều 102). Mặc dù có sự phân định ba quyền nhưng cả ba
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp không hoàn toàn tách biệt nhau, mà ràng
buộc, kiểm soát lẫn nhau. Cả ba quyền đều phải phối hợp với nhau, phải hoạt động
14
một cách nhịp nhàng trên cơ sở làm đúng, làm đủ nhiệm vụ và quyền hạn mà Nhân
dân giao thông qua quy định của Hiến pháp và pháp luật.

* Nguyên tắc tập trung dân chủ

Nguyên tắc này được quy định ở khoản 1, Điều 8, Hiến pháp 2013: “Nhà
nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng
Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”.

Với nguyên tắc này, toàn bộ bộ máy nhà nước đều được tổ chức và hoạt động
trong sự phối kết hợp hài hòa giữa các yếu tố tập trung và dân chủ. Yêu cầu cơ bản
của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước là
bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của cơ quan nhà nước cấp trên với việc mở
rộng dân chủ rộng rãi để phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp dưới nhằm đạt
hiệu quả cao trong quản lý nhà nước. Sự kết hợp giữa tập trung và dân chủ trong tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phụ thuộc vào tính chất của các cơ quan,
phụ thuộc vào trình độ quản lý, vào điều kiện cụ thể về tổ chức và hoạt động của các
cơ quan nhà nước.

* Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết dân tộc

Tại Điều 5, Hiến pháp 2013 quy định: “Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam;
các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm
mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc; ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có
quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập
quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình; Nhà nước thực hiện chính sách phát
triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát
triển với đất nước”.

Nguyên tắc này được biểu hiện Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam phải là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt

15
Nam. Các dân tộc đều có quyền có đại biểu của mình trong các cơ quan quyền lực
nhà nước, có các cơ quan chuyên trách về vấn đề dân tộc trong bộ máy nhà nước.

* Nguyên tắc quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật

Nguyên tắc này yêu cầu việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước,
nhân viên nhà nước đều phải nghiêm chỉnh và triệt để tôn trọng pháp luật, tăng
cường kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật.

Điều 8, Hiến pháp 2013 đã quy định cụ thể: “Nhà nước được tổ chức và hoạt
động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật”.

c) Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt
động trên cơ sở những nguyên tắc chung, thống nhất, nhằm thực hiện những chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước. Bộ máy nhà nước ta hiện nay bao gồm những cơ quan
sau đây:

* Quốc hội

Điều 69, Hiến pháp 2013 xác định vị trí, tính chất của Quốc hội trong bộ máy
nhà nước là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất của nước Việt Nam.

Với vị trí và tính chất như vậy, Quốc hội có các chức năng cơ bản sau: (i)
Thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; (ii) Quyết định các vấn đề cơ bản, quan
trọng của đất nước; (iii) Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Các chức
năng nói trên của Quốc hội được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ và quyền hạn của
Quốc hội. Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội được quy định tại Điều 70 Hiến
pháp năm 2013.

Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm: Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng
dân tộc, Các Ủy ban của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

16
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Quốc hội thành lập, là cơ quan thường trực
của Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm có: Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ
tịch Quốc hội và các Ủy viên.

- Hội đồng dân tộc là cơ quan của Quốc hội, có trách nhiệm nghiên cứu và
kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành
chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và
vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hội đồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó chủ tịch
và các Ủy viên.

- Các Ủy ban của Quốc hội là cơ quan do Quốc hội thành lập ra để giúp Quốc
hội thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Ủy ban của Quốc hội gồm Chủ
nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên.

* Chủ tịch nước

Theo quy định của Điều 86, Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước là người đứng
đầu Nhà nước, thay mặt nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về mặt đối nội và
đối ngoại.

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội, có nhiệm
kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Chủ tịch nước phải chịu trách nhiệm và báo cáo
công tác trước Quốc hội.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước được quy định tại Điều 88 Hiến pháp
2013, bao gồm hai nhóm nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Nhóm nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến chức năng đại diện, thay mặt nhà
nước về đối nội và đối ngoại như: cử, triệu hồi Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt
Nam, tiếp nhận Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký
kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với
người đứng đầu Nhà nước khác; trình Quốc hội phê chuẩn điều ước quốc tế đã trực
tiếp ký; quyết định phê chuẩn hoặc gia nhập điều ước quốc tế trừ trường hợp cần
Quốc hội phê chuẩn; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ

17
nhiệm, miễn nhiệm, quyết định cử, triệu hội đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phong hàm cấp đại sứ; quyết định cho thôi, nhập
quốc tịch Việt Nam; thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ
tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh ...

- Nhóm nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến các lĩnh vực lập pháp, hành pháp,
tư pháp như: Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Quốc hội bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết
của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng và thành viên khác của Chính phủ; đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao ...

* Chính phủ

Điều 94, Hiến pháp 2013, xác định vị trí, chức năng của Chính phủ là cơ quan
hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực
hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ được quy định tại Điều 96 Hiến pháp
2013. Đó là những quy định cụ thể hóa chức năng của Chính phủ là thống nhất quản
lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an
ninh và đối ngoại của đất nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung
ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và phát luật; phát
huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo
đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.

Chính phủ gồm: Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và
Thủ trưởng cơ ngang bộ.

Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội, theo
sự đề cử của Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phủ là người lãnh đạo công tác của
Chính phủ; lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà

18
nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền
hành chính quốc gia.

Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự
phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính
phủ về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ
tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính
phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ
tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ
trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động
của Chính phủ.

* Tòa án nhân dân

Điều 102, Hiến pháp 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”.

Như vậy, trong tổ chức bộ máy nhà nước chỉ có tòa án mới có thẩm quyền xét
xử. Xét xử là chức năng cơ bản của Tòa án nhân dân. Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân
là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.

* Viện kiểm sát nhân dân

Điều 107, Hiến pháp 2013 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành
quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”.

Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố
tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội.

Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm
sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo
19
về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong
việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt
động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật..

Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hai chức năng trên để đảm bảo nhiệm vụ
bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,
góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm
sát khác do luật định.

* Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn,
đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.

- Hội đồng nhân dân

Vị trí, tính chất và chức năng của Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều
113, Hiến pháp 2013: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân
dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà
nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật
định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện
nghị quyết của Hội đồng nhân dân”.

Hội đồng nhân dân có các chức năng chủ yếu sau đây:

+ Quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương như chủ trương, biện
pháp để phát huy tiềm năng địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh

20
tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của
nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương với cả nước.

+ Thực hiện quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương và việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Hội đồng nhân dân gồm có Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội
đồng nhân dân, tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (đối với cấp tỉnh và cấp huyện), đại
biểu Hội đồng nhân dân.

Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân
dân, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; chịu trách
nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.

Ban của Hội đồng nhân dân là cơ quan của Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ
thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám
sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và
báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.

- Ủy ban nhân dân

Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành
của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Ủy ban
nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực
hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà
nước cấp trên giao.

Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, thực hiện
chức năng quản lý hành chính nhà nước. Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động
chủ yếu, quan trọng của Ủy ban nhân dân, mang tính toàn diện trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội và đối với mọi đối tượng trên địa bàn địa phương. Ủy ban
nhân dân cấp dưới chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp và chịu sự
quản lý thống nhất của Chính phủ.

21
Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.

Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp
huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng Quản lý
nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn
theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên.

Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra
về nghiệp vụ của cơ quan Quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên.

* Hội đồng bầu cử quốc gia

Điều 117 Hiến pháp 2013 quy định: “Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do
Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng
dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp”.

Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội thành lập, có từ mười lăm đến hai
mươi mốt thành viên gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diện Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và một số cơ quan, tổ chức hữu quan. Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc
hội bầu, miễn nhiệm theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Các Phó Chủ tịch
và các Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của
Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Hội đồng bầu cử quốc gia thành lập các tiểu ban
để giúp Hội đồng bầu cử quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong từng lĩnh
vực.

Hội đồng bầu cử quốc gia hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa
số. Các cuộc họp được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên của
Hội đồng bầu cử quốc gia tham dự; các quyết định được thông qua khi có quá nửa
tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

22
Hội đồng bầu cử quốc gia chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo về hoạt
động của mình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cử quốc gia: (i) Tổ chức bầu cử đại
biểu Quốc hội; (ii) Chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
các cấp; (iii) Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử; (iv) Chỉ
đạo công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử; (v) Kiểm tra,
đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử; (vi) Quy định mẫu hồ sơ ứng cử, mẫu thẻ
cử tri, mẫu phiếu bầu cử, nội quy phòng bỏ phiếu, các mẫu văn bản khác sử dụng
trong công tác bầu cử.

i) Kiểm toán nhà nước

Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và
chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản
công.

Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, chịu trách
nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của
Kiểm toán nhà nước.

Tổng Kiểm toán nhà nước do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề
nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm theo nhiệm kỳ của Quốc
hội. Tổng Kiểm toán nhà nước có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ
liên tục.

Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo
cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm
và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Kiểm toán nhà nước có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị
đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

3. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
23
a) Khái quát về nhà nước pháp quyền

Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước với sự phân công và
phối hợp khoa học, hợp lý giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, đồng thời có
cơ chế kiểm soát quyền lực. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp
luật, quản lý xã hội bằng pháp luật.

Nhà nước pháp quyền không chỉ là phương thức tổ chức, vận hành quyền lực
nhà nước mà còn chứa đựng trong đó các nguyên tắc hợp lý của quản lý xã hội được
đúc kết qua lịch sử, vì vậy những giá trị của nhà nước pháp quyền có tính nhân loại.
Tuy nhiên, với mỗi chế độ chính trị có hình thức biểu hiện của nhà nước pháp quyền
không giống nhau. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước pháp quyền
của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; bảo đảm quyền lực thuộc về Nhân dân,
bảo đảm dân chủ xã hội chủ nghĩa.

b) Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

* Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam đối với cách mạng Việt Nam nói
chung và việc xây dựng và hoạt động của Nhà nước nói riêng là một tất yếu khách
quan. Điều đó được khẳng định qua vai trò lãnh đạo không thể thiếu của Đảng Cộng
sản trong suốt quá trình tuyên truyền, lãnh đạo, tổ chức và dẫn dắt dân tộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và đi lên chủ nghĩa xã hội.

* Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân

Nhà nước pháp quyền về bản chất là một nhà nước tôn trọng, tuân thủ Hiến
pháp và pháp luật đồng thời phải bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Phát huy
dân chủ trong hoạt động của Nhà nước là một đòi hỏi tất yếu của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa. Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán
triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền

24
làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”3. “Dân thụ hưởng” chính là sự phát triển
về chủ trưởng, quan điểm của Đảng, có ý nghĩa thiết thực, quan trọng. Nhân dân là
trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ
trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi
ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn
đấu.

* Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt
động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ Hiến pháp và pháp luật

Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam không một cơ quan
nào, một thiết chế nào đứng trên Hiến pháp, đứng ngoài Hiến pháp, “Nhà nước được
tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và
pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”4. Hiến pháp và pháp luật Việt
Nam phản ánh đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí và nguyện vọng của
nhân dân, vì vậy, đó là thước đo giá trị phổ biến trong xã hội và là cơ sở để tổ chức
đời sống Nhà nước và xã hội nước ta.

Nhà nước cần ban hành hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, phản ánh kịp
thời, đầy đủ, chính xác yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn khách quan cũng như thể hiện
được giá trị nhân văn cao cả, giá trị đạo đức XHCN để dùng làm công cụ điều chỉnh
mọi quan hệ xã hội, làm căn cứ để xây dựng trật tự xã hội, điểm tựa pháp lý cho sự
phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc, của con người. Các cơ quan nhà nước, cán
bộ, công chức, viên chức và mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội đều phải tôn
trọng Hiến pháp, pháp luật, thi hành và bảo vệ Hiến pháp, pháp luật vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

3
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia -
Sự thật, Hà Nội, Tập 1, tr.172-73.
4
Điều 8, Hiến pháp năm 2013
25
* Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải phản ánh được tính
chất dân chủ trong mối quan hệ giữa nhà nước với công dân và xã hội, bảo vệ quyền
con người

Một nhà nước chỉ được coi là nhà nước pháp quyền khi nhà nước đó bảo vệ,
bảo đảm được quyền con người, quyền công dân, mở rộng và gia tăng các giá trị con
người. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ xây dựng thành công
khi phát huy được dân chủ xã hội chủ nghĩa với tư cách là một nền dân chủ thực sự
của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

* Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà
nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước
trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

Sự thống nhất của quyền lực nhà nước xuất phát tư các cơ sở như: (i) sự thống
nhất về mục đích của quyền lực: tất quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân có nghĩa
là các cơ quan nhà nước dù làm nhiệm vụ lập pháp, hành pháp hay tư pháp đều là cơ
quan thống nhất của nhân dân, để phục vụ và bảo vệ cho lợi ích của nhân dân; (ii) sự
thống nhất về cơ sở kinh tế của quyền lực nhà nước: nền kinh tế Việt Nam là nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. (iii) sự thống nhất về cơ sở
chính trị của quyền lực nhà nước: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do
Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên
minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức và do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; (iv) Sự thống nhất về dân tộc: Nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất
nước Việt Nam; (v) Sự thống nhất về nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh…

Như vậy, quyền lực nhà nước thống nhất phải thể hiện sự tập trung quyền lực
vào Nhân dân, Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước.

26
Tuy nhiên, mỗi nhánh quyền lực đều có đặc thù riêng và có những đặc điểm
kỹ thuật riêng: hoạt động hành pháp không thể giống với hoạt động lập pháp hay tư
pháp. Do đó, để nâng cao chất lượng hoạt động cần phân công thực hiện quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp cho các cơ quan khác nhau, đồng thời các cơ quan này
cần có sự phối hợp và kiểm soát lẫn nhau trong thực thi quyền lực để đạt mục tiêu
chung.

c) Sự cần thiết phải xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hiện nay

Việc “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân” mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ
khóa VII (năm 1994) khẳng định, là một nhu cầu khách quan. Thông qua xây dựng
nhà nước pháp quyền, Nhà nước ta mới có thể xác định và thể hiện đúng chức năng
và nhiệm vụ, vị trí và vai trò của mình trong hệ thống chính trị nói riêng và trong đời
sống chính trị nói chung. Đến nay, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã được định hình trên những nét cơ bản và trở thành trụ cột của hệ thống chính trị
nước nhà. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng góp
phần xây dựng và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng và thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân; làm cho quyền lực nhà nước và hệ thống tổ chức thực
thi quyền lực - hệ thống chính trị - được xác định đúng đắn và có hiệu quả hơn.
Những kết quả này được Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa có nhiều tiến bộ, tổ chức bộ máy nhà nước tiếp tục
được hoàn thiện, hoạt động hiệu lực và hiệu quả hơn; bảo đảm thực hiện đồng bộ các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”5.

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ưu điểm, quá trình “Xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa có mặt chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và
quản lý nhà nước trong tình hình mới”6 như:

5
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia -
Sự thật, Hà Nội, Tập 1, tr.89.
27
Thứ nhất, vấn đề đổi mới đồng bộ, phù hợp giữa kinh tế với chính trị, văn hóa,
xã hội, giữa đổi mới kinh tế với đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
có một số mặt còn chưa đồng bộ, kịp thời.

Thứ hai, cơ chế kiểm soát quyển lực chưa hoàn thiện; vai trò giám sát của
nhân dân chưa được phát huy mạnh mẽ.

Thứ ba, hệ thống pháp luật còn một số quy định chưa thống nhất, chưa đáp
ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn. Chấp hành pháp luật nhìn chung chưa nghiêm; kỷ
cương phép nước có nơi, có lúc còn bị xem nhẹ, xử lý vi phạm pháp luật chưa kịp
thời, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe. Cải cách hành chính, cải cách tư pháp chưa
đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển đất nước.

Thứ tư, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương một số nơi chưa đổi
mới mạnh mẽ; chức năng, nhiệm vụ, phân cấp, phân quyền chưa thật rõ ràng, hiệu
lực, hiệu quả hoạt động còn hạn chế. Số lượng cán bộ cấp xã và đội ngũ viên chức
trong các đơn vị sự nghiệp công vẫn còn quá lớn; phẩm chất, năng lực, uy tín còn
hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình
hình mới7.

Những hạn chế, khuyết điểm nói trên đặt ra yêu cầu khách quan phải đổi mới,
nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước để phát huy dân chủ xã hội chủ
nghĩa, thực hiện tốt quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, phát triển kinh tế thị
trường tạo cơ sở vật chất cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

d) Phương hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

6
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia -
Sự thật, Hà Nội, Tập 1, tr.89.
7
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia -
Sự thật, Hà Nội, Tập 1, tr.77-78..
28
* Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ
trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị

Định hướng chung là: “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của
Nhà nước. Xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên
cơ sở các nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà
nước. Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi,
công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người
dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát
triển nhanh, bền vững”8. Theo định hướng đó, Đại hội XIII của Đảng đã chỉ ra trong
thời gian tới phải: “Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến
tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính”9 là nhiệm vụ
trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị trong những năm tới. Có thể nói lần đầu
tiên thuật ngữ: “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm
chính, hành động” chính thức được sử dụng trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
ta. Đây là sự tiếp tục phát triển và làm sâu sắc hơn bản chất và định hướng xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong điều kiện mới. Theo đó,
trước hết, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải nâng cao năng lực kiến tạo
phát triển tức là năng lực không chỉ nắm bắt và xử lý kịp thời một xã hội tràn ngập
thông tin với sự liên kết trên bình diện xã hội rất nhanh chóng và mau lẹ, mà còn
phải có khả năng phân tích thông tin, từ đó biết cách sáng tạo và áp dụng các tri thức
mới để quản trị quốc gia.

8
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia -
Sự thật, Hà Nội, Tập 1, tr.174-175
9
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia -
Sự thật, Hà Nội, Tập 1, tr.284
29
* Hoàn thiện thể chế, chức năng, nhiệm vụ, phương thức và cơ chế vận hành,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Nhà nước
theo quy định của Hiến pháp năm 2013, đáp ứng các đòi hỏi của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến
pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc
tập trung dân chủ. Phân định rõ hơn vai trò và hoàn thiện cơ chế giải quyết tốt mối
quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.

Đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật nhằm
nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm
pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân
làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước.

Xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên
cơ sở nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước.
Đồng thời, quy định rõ hơn cơ chế phối hợp trong việc thực hiện và kiểm soát các
quyền ở các cấp chính quyền. Tiếp tục phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm giữa
các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa
phương. Đây vừa là nhiệm vụ quan trọng nhất vừa là giải pháp hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bởi lẽ, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thực hiện tam
quyền phân lập mà thực hiện nguyên tắc phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và
tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước.

* Hoàn thiện tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy
nhà nước.

30
Đối với việc xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội, cần
phải: “Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực
sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất”10 theo hướng: tăng tính chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động, phát huy dân chủ, pháp quyền trong tổ chức và hoạt động, trong thực hiện
chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát
tối cao; bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất. Trước hết, hoạt động cơ bản của Quốc hội là hoạt
động nghị trường, vì thế đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội, nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động nghị trường là nhiệm vụ hàng đầu của đổi mới
Quốc hội. Trong đó chủ yếu là phát huy dân chủ và pháp quyền trong việc thực hiện
các chức năng lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề trọng đại của đất
nước. Điểm mới trong tổ chức Quốc hội là: “tăng hợp lý số lượng đại biểu hoạt động
chuyên trách; giảm số lượng đại biểu công tác ở các cơ quan hành pháp, tư pháp” 11.
Điều đó sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội theo
hướng chuyên nghiệp hơn, nhất là trong thực hiện quy trình lập pháp và giám sát
việc thực hiện luật pháp. Đối với thực hiện chức năng lập pháp của Quốc hội, tiếp
tục đổi mới, nâng cao chất lượng quy trình lập pháp, “xây dựng được hệ thống pháp
luật thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, có sức cạnh tranh
quốc tế”12.

Đối với việc xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Chính phủ, tiếp
tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu
quả, nhằm xây dựng nền hành chính nhà nước “Phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp
quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, bảo đảm công khai, minh
10
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia
Sự thật, Hà Nội, Tập 1, tr.175
11
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia
Sự thật, Hà Nội, Tập 1, tr.176.
12
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia
Sự thật, Hà Nội, Tập 1, tr.285.

31
bạch, quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả”13; tập trung xây dựng Chính
phủ “Kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động”. Để thực hiện mục tiêu tổng quát
đó, nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Chính phủ trong những năm sắp tới là tiếp tục
là cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm giữa Chính phủ với
các bộ, ngành; giữa Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương; khắc
phục triệt để tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; bảo đảm quản
lý nhà nước là thống nhất. Đồng thời, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tinh thần
trách nhiệm của từng cấp, từng ngành; nâng cao chất lượng dịch vụ công; tiếp tục
sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh, gọn, bảo đảm
chất lượng, hoạt động hiệu quả; đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử để đáp ứng
xu hướng phát triển xã hội số, nền kinh tế số.

Đối với việc xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư
pháp, định hướng tổng quát xây dựng nền tư pháp Việt Nam là “Tiếp tục xây dựng
nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm
chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”14, bảo vệ pháp luật, công lý, quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân, coi đó là nội dung rất quan
trọng của nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo đó, những nhiệm vụ cần phải làm trong những năm tới là “Nghiên cứu, ban
hành Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đến năm 2030 định hướng đến năm 2045, trong đó có Chiến lược pháp
luật và cải cách tư pháp. Tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu lực,
hiệu quả hoạt động và uy tín của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan
điều tra, cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổ chức tham gia vào quá trình tố tụng
tư pháp. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các loại tranh chấp, khiếu kiện theo luật

13
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia -
Sự thật, Hà Nội, Tập 1, tr.186.
14
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia -
Sự thật, Hà Nội, Tập 1, tr.177.
32
định”15. Phân định rành mạch thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm,
quyền hạn tư pháp trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp. Cụ thể hóa đầy
đủ các nguyên tắc hiến định về chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân và hoạt
động xét xử.

Đối với việc xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền địa
phương, định hướng chung là, “Tiếp tục hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương
phù hợp với địa bàn nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt
theo luật định”16, trên cơ sở bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả
của nền hành chính quốc gia, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước
của mỗi cấp chính quyền địa phương theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Theo đó, các việc cần phải làm trong thời gian tới là tổng kết việc thí điểm tổ chức
mô hình chính quyền đô thị nhằm xây dựng và vận hành các mô hình quản lý chính
quyền đô thị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cải cách phân cấp
ngân sách nhà nước theo hướng phân định rõ ngân sách Trung ương, ngân sách địa
phương. Gắn kết và đổi mới tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp.

* Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức

Để có đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, cần tập trung “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức có tính chuyên nghiệp cao, có năng lực sáng tạo dựa trên cơ chế cạnh tranh về
tuyển dụng, chế độ đãi ngộ và đề bạt; có phẩm chất đạo đức tốt và bản lĩnh chính trị
vững vàng”17 bởi đội ngũ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đóng vai trò quyết
định trong việc xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến
tạo, phát triển, liêm chính, hành động. Do vậy, đây là giải pháp rất quan trọng. Theo
15
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia -
Sự thật, Hà Nội, Tập 1, tr.177-178.
16
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia -
Sự thật, Hà Nội, Tập 1, tr.178.
17
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia -
Sự thật, Hà Nội, Tập 1, tr.288.
33
đó, phải làm tốt các công việc: (i) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương đi đôi với cải cách
tiền lương, chế độ chính sách đãi ngộ, tạo môi trường điều kiện để thúc đẩy đổi mới,
sáng tạo, phục vụ phát triển; (ii) Xây dựng cơ chế lựa chọn, đào tạo, thu hút, trọng
dụng nhân tài, khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu
trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết
liệt trong hành động vì lợi ích chung. Có cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những
người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, đạo đức công vụ, đạo đức
nghề nghiệp.

34
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Quyền lực chính trị là gì? Tại sao nói quyền lực nhà nước là bộ phận quan
trọng nhất của quyền lực chính trị?

2. Phân tích cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” ở
Việt Nam hiện nay?

3. Phân tích vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị. Tại sao nói Nhà
nước là trung tâm của hệ thống chính trị?

4. Phân tích các đặc điểm cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam?

5. Tại sao phải xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay? Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần theo
những phương hướng nào?

35
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017
Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII: Một số vấn đề về tiếp tục
đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả.

3. Hiến pháp năm 2013.

4. Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Luật tổ
chức Chính phủ năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).

5. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

6. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.

7. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2019).

8. Đào Trí Úc (2015), Giáo trình Nhà nước pháp quyền, NXB. Đại học Quốc
gia, Hà Nội.

36
Chuyên đề 2
TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập

a) Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập

Trong nền kinh tế - xã hội nước ta hiện nay, có rất nhiều tổ chức hình thành và
phát triển. Chẳng hạn như Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam - doanh nghiệp
Nhà nước trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông đa phương
tiện; hoặc Tập đoàn Vingroup - doanh nghiệp tư nhân kinh doanh đa ngành, đa lĩnh
vực của Việt Nam… Đây là hai trong số các tổ chức kinh tế của quốc gia được thành
lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Các tổ chức kinh tế này còn được chung là
doanh nghiệp. Một ví dụ khác là Liên hiệp Hợp tác xã mua bán Tp. Hồ Chí Minh
hay Hợp tác xã thủy sản Rạng Đông… là các tổ chức kinh tế hợp tác theo nguyên tắc
xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm,
được thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã. Các tổ chức kinh tế kiểu này còn
được chung là hợp tác xã. Các tổ chức như Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt
Nam, Tập đoàn Vingroup, hay Liên hiệp Hợp tác xã mua bán thành phố Hồ Chí
Minh… là các tổ chức kinh tế, được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
hoặc Luật Hợp tác xã với mục đích chính để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh
doanh nhằm thu lợi nhuận.

Bên cạnh đó còn có nhiều tổ chức khác được thành lập, hoạt động theo các hệ
thống văn bản qui phạm pháp luật khác nhau, nên còn có các tên gọi chung khác. Ví
dụ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công đoàn
Việt Nam - một trong sáu tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam theo qui định của
Hiến pháp, được thành lập nhằm mục đích chính là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người lao động ở Việt Nam.

Ngoài ra còn có các tổ chức như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy,
Học viện Hành chính quốc gia, Trường đại học kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế
Tp. Hồ Chí Minh… Các tổ chức này không phải là doanh nghiệp hay hợp tác xã,
37
cũng không phải tổ chức chính trị - xã hội, hay tổ chức xã hội. Các tổ chức này do
Nhà nước là chủ sở hữu, thành lập với mục đích chính là cung cấp các dịch vụ công
như dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục… cho xã hội - các tổ chức này còn được gọi
chung là Đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập là các tổ chức do Nhà nước thành lập,
thuộc sở hữu của Nhà nước, có tư cách pháp nhân, cung cấp các dịch vụ công, phục
vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn
hóa, thể dục thể thao, lao động thương binh xã hội, truyền thông và các lĩnh vực khác
được pháp luật quy định.

Dưới góc độ pháp lý, theo quy định của pháp luật, đơn vị sự nghiệp công lập
là: “tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung
cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước18”. Quy định như vậy xuất phát từ đặc
thù hệ thống chính trị của nước ta do duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo,
các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được thành lập ở nước ta đều chịu sự
chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhằm phục vụ cho mục tiêu
chung quản lý nhà nước của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b) Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập

- Thứ nhất, pháp nhân của Nhà nước. Trước hết đơn vị sự nghiệp công lập là
một loại hình tổ chức nên phải là pháp nhân. Đồng thời đơn vị sự nghiệp công lập là
pháp nhân do Nhà nước thành lập, sở hữu toàn bộ, nói cách khác là một pháp nhân
thuộc sở hữu 100% của Nhà nước. Điều này thể hiện ngay trong tên gọi “công lập”
của loại hình tổ chức này.

- Thứ hai, không trực tiếp tham gia sản xuất vật chất, chỉ cung cấp dịch vụ
công, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước. Đơn vị sự nghiệp công lập không được
thành lập để trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất vật chất như để sản xuất điện,

18
Khoản 1, Điều 9, Luật Viên chức số 58/2010 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010.
38
để khai thác và chế biến dầu… Đơn vị sự nghiệp công lập chỉ được thành lập để
cung cấp dịch vụ công như các Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy… được
thành lập để cung cấp dịch khám, chữa bệnh; hay như Học viện Hành chính quốc
gia, Trường đại học kinh tế quốc dân… được thành lập để cung cấp dịch vụ giáo
dục, đào tạo …

- Thứ ba, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Đơn vị sự nghiệp công lập,
ngay từ khi xây dựng đề án thành lập, cũng như trong suốt quá trình hoạt động đều
không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm cung cấp dịch vụ công, phục vụ hoạt động
quản lý nhà nước. Cho dù đơn vị sự nghiệp công lập cũng phải tính toán hiệu quả
hoạt động, nhất là đối với đơn vị sự nghiệp công lập được giao tự chủ cao như đơn vị
tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư, song mục đích chính của việc thành lập và
hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập là cung cấp dịch vụ công, phục vụ hoạt
động quản lý nhà nước, nên không thể đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Bởi vì
hoạt động cung cấp dịch vụ công, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước trong nhiều
trường hợp không có lợi nhuận, song đơn vị sự nghiệp công lập vẫn phải làm, vẫn
phải thực hiện với toàn bộ nguồn lực của mình; đó là chức năng, nhiệm vụ chính của
việc thành lập, phát triển đơn vị sự nghiệp công lập.

- Thứ tư, không có vốn hoạt động. Các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế như
các doanh nghiệp, hợp tác xã khi thành lập trước hết phải có một số vốn đầu tư nhất
định được ghi trong điều lệ thành lập của tổ chức (vốn điều lệ). Thậm chí trong một
số trường hợp theo qui định của pháp luật, tổ chức kinh tế muốn được thành lập phải
huy động đủ một lượng vốn nhất định khi thành lập (vốn pháp định). Trong khi đó,
đơn vị sự nghiệp công lập khi thành lập, trong các hồ sơ thành lập không có vốn hoạt
động. Nói chính xác là Nhà nước không qui định vốn pháp định khi thành lập đơn vị
sự nghiệp công lập, trong quá trình hoạt động cũng không có qui định về vốn hoạt
động.

c) Vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập

39
- Thứ nhất, góp phần thực hiện, thúc đẩy cải cách hành chính nhà nước.
Tháng 12 năm 1986, tại Đại đội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng, Đảng ta đã
công bố và bắt tay vào thực hiện công cuộc “Đổi mới” nền kinh tế - xã hội đất nước,
trong đó có cải cách hành chính nhà nước. Trong quá trình thực hiện Đổi mới và Cải
cách, sự ra đời và phát triển hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập đã trực tiếp góp phần
thực hiện, thúc đẩy cải cách hành chính nhà nước có hiệu quả thể hiện trên một số
khía cạnh:

+ Phân định rõ chức năng quản lý hành chính nhà nước với chức năng cung
cấp dịch vụ công, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống tổ chức phù hợp, cũng như huy
động đa dạng các nguồn lực thực hiện.

+ Phân định rõ người lao động làm việc cho khu vực nhà nước, từ đó xây
dựng các tiêu chuẩn, điều kiện và cơ chế chính sách đãi ngộ hợp lý cho người lao
động là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác.

- Thứ hai, góp phần thúc đẩy nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước,
quản lý hành chính nhà nước. Sự ra đời, phát triển hệ thống đơn vị sự nghiệp công
lập để cung cấp dịch vụ công và phục vụ quản lý nhà nước, hoạt động quản lý hành
chính nhà nước và cung cấp dịch vụ công được tách bạch rõ ràng hơn. Cơ quan hành
chính nhà nước chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước, hoạt động
cung cấp dịch vụ công do hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác có
đủ điều kiện theo qui định của pháp luật. Như vậy, hoạt động quản lý hành chính nhà
nước ngày càng chuyên nghiệp, chuyên sâu; đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
Đồng thời với đó, hoạt động cung ứng dịch vụ công, phục vụ quản lý hành chính
công cũng được chuyên nghiệp hơn, chất lượng ngày càng được nâng lên do tính
cạnh tranh trong việc cung ứng dịch vụ công và phục vụ quản lý hành chính công
ngày càng cao.

- Thứ ba, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển nền kinh tế - xã hội.
Việc tách bạch giữa quản lý hành chính nhà nước với cung cấp dịch vụ công, phục
vụ quản lý hành chính công và hình thành các đơn vị sự nghiệp công lập còn cho
40
phép Nhà nước thực hiện chính sách thu hút nguồn đầu tư phi nhà nước trong việc
cung ứng dịch vụ công. Kết quả là Nhà nước có thêm nguồn lực để thực hiện đầu tư
từ ngân sách nhà nước, xã hội có thêm cơ hội đầu tư phát triển hoạt động cung cấp
dịch vụ công. Tổng hợp lại hoạt động đầu tư của xã hội được mở rộng, thúc đẩy xã
hội huy động tổng các nguồn lực khác nhau trong việc đầu tư phát triển kinh tế, xã
hội nói chung, phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ công, phục vụ hoạt động quản
lý hành chính nhà nước nói riêng.

- Thứ tư, góp phần thúc đẩy nâng cao ý thức, trách nhiệm của các chủ thể
trong việc sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế - xã hội. Với
việc xây dựng, phát triển hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập để cung cấp dịch vụ
công và phục vụ quản lý hành chính công, Nhà nước có điều kiện thực hiện cải cách
mạnh mẽ hơn giá, phí dịch vụ công theo hướng thị trường. Trên cơ sở đó thúc đẩy xã
hội sử dụng dịch vụ công một cách tiết kiệm, hiệu quả hơn.

2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

a) Phân loại theo mức độ tự chủ tài chính

Theo tiêu chí mức độ tự chủ về tài chính được quy định tại Nghị định số
60/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 21 tháng 6 năm 2021, các đơn vị sự
nghiệp công lập được phân chia thành: (1) Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi
thường xuyên và chi đầu tư; (2) Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường
xuyên; (3) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; và (4)
Đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

b) Phân loại theo ngành, lĩnh vực hoạt động

Theo tiêu chí ngành, lĩnh vực hoạt động, các đơn vị sự nghiệp công lập được
phân chia thành: Đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng;
Đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực y tế - dân số; Đơn vị sự nghiệp công tự trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo; Đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục nghề
nghiệp...

41
c) Phân loại theo thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập

c1) Đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan Nhà
nước trung ương

Các đơn vị sự nghiệp loại này bao gồm: (i) Đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc thẩm quyền quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập; ((ii) Đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc thẩm quyền quản lý của tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ; (iii) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý
của Cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; (iv) Đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Văn phòng bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; (v) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền
quản lý của Cục thuộc Tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ; và (vi) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Chi
cục thuộc Cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

c2) Đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan Nhà
nước địa phương

Các đơn vị sự nghiệp loại này bao gồm: (i) Đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; (ii) Đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh (Sở, ban, ngành cấp tỉnh) và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ
chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; (iii) Đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc thẩm quyền quản lý của chi cục và tương đương thuộc sở; và (iv)
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc
Trung ương (gọi chung là cấp huyện).

d) Phân loại theo địa điểm đặt trụ sở chính của đơn vị sự nghiệp công lập

42
Theo tiêu chí này, đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: (i) Đơn vị sự nghiệp
công lập ở trong nước là các đơn vị sự nghiệp công lập có trụ sở đặt ở trong nước; và
(ii) Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài.

3. Pháp luật về tổ chức, hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập

a) Pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập

a1) Nguyên tắc thành lập, tổ chức lại, giải thể

- Bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quy định của pháp
luật. Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

- Một đơn vị sự nghiệp công lập có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp
công cùng loại.

- Các đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập mới (kể cả đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập) phải tự bảo đảm chi thường
xuyên và chi đầu tư (trừ trường hợp phải thành lập mới để cung ứng dịch vụ sự
nghiệp công cơ bản, thiết yếu). Riêng đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm về chi thường xuyên và chi đầu tư, khi
thành lập mới (kể cả trường hợp cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết
yếu) phải tự bảo đảm về chi thường xuyên và chi đầu tư.

- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả thì tổ chức lại hoặc
giải thể. Việc tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập không được làm tăng thêm
số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt, bảo đảm thực hiện đúng quy định về số lượng cấp phó của đơn vị và
thực hiện tinh giản biên chế theo quy định.

a2) Điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập

Một đơn vị sự nghiệp công lập muốn được thành lập phải thỏa mãn đầy
đủ các điều kiện sau: (i) Phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch
mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền

43
phê duyệt; (ii) Đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy
định của pháp luật chuyên ngành; (iii) Xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm
vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước; (iv)
Đảm bảo số lượng người làm việc tối thiểu là 15 người (trừ các đơn vị sự nghiệp
công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu được thành lập theo
quy định của pháp luật chuyên ngành. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo
đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên
và chi đầu tư, khi thành lập các đơn vị này thì số lượng người làm việc là viên
chức tối thiểu được xác định theo Đề án thành lập. Đối với các đơn vị sự nghiệp
tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp
thì số lượng người làm việc tối thiểu bao gồm viên chức và người làm chuyên
môn, nghiệp vụ theo chế độ hợp đồng lao động. Đối với đơn vị sự nghiệp công
lập ở nước ngoài thì số lượng người làm việc do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
trong Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập); (v) Có trụ sở làm việc hoặc đề
án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
(trường hợp xây dựng trụ sở mới), trang thiết bị cần thiết ban đầu, nguồn nhân
sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật; (vi) Đối với đơn vị sự
nghiệp công lập ở nước ngoài, ngoài việc đáp ứng các điều kiện trên, cần bảo
đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thỏa thuận giữa
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại
về việc thành lập và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

Các đơn vị sự nghiệp công lập đáp ứng đủ các điều kiện sau thì được tổ
chức lại: (i) Có điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để phù hợp với
quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công
lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo nâng cao hiệu quả
hoạt động và đáp ứng quy định về số lượng người làm việc tối thiểu như đã qui
định trong trường hợp thành lập đơn vị sự nghiệp công lập; (ii) Không đáp ứng
đủ các tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
(iii) Việc tổ chức lại các đơn vị đảm bảo không làm giảm mức độ tự chủ về tài
44
chính hiện có của đơn vị; trường hợp thực hiện hợp nhất, sáp nhập các đơn vị sự
nghiệp công lập tự chủ tài chính ở các mức độ khác nhau thì mức độ tự chủ về
tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi hợp nhất, sáp nhập được thực
hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; (iv) Đơn vị sự nghiệp công lập
ở nước ngoài, ngoài việc đáp ứng một trong các điều kiện trên, cần bảo đảm phù
hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thỏa thuận giữa Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại về việc tổ
chức lại và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

Các đơn vị sự nghiệp công lập, khi nằm trong một trong các điều kiện sau
sẽ phải tiến hành giải thể: (i) Không còn chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ
sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước; (ii) Không đáp ứng đủ tiêu chí thành
lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật; (iii) Ba năm liên tiếp
hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền; (iv) Thực
hiện theo quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự
nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; (v) Đơn vị sự
nghiệp công lập ở nước ngoài, ngoài việc đáp ứng một trong các điều kiện nêu
trên, cần bảo đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thỏa
thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ
nước sở tại về việc giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

a3) Trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công
lập

Bước 1: Xây dựng Đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự
nghiệp công lập. Cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập có trách nhiệm xây dựng
Đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập để trình cơ quan
hoặc người có thẩm quyền quyết định.

Bước 2: Làm Tờ trình thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp
công lập. Cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập phải làm Tờ trình thành lập, tổ

45
chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập để trình cơ quan hoặc người có thẩm
quyền quyết định.

Bước 3: Lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức liên quan.
Trước khi gửi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thẩm định. Cơ quan, tổ chức đề
nghị thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập phải gửi dự thảo
đề án, tờ trình và dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết
định thành lập (Hồ sơ đề nghị thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp
công lập) đến các cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật để lấy
ý kiến tham gia bằng văn bản.

Bước 4: Thẩm định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp
công lập. Cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập phải lập
Hồ sơ thẩm định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
gửi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thẩm định.

Bước 5: Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp
công lập. Sau khi hoàn tất thủ tục thẩm định, cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập,
tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập lập Hồ sơ thành lập, tổ chức lại,
giải thể đơn vị sự nghiệp công lập trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền
quyết định. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định căn cứ vào văn bản
đề nghị, văn bản thẩm định để ban hành quyết định thành lập, tổ chức lại, giải
thể phù hợp với thẩm quyền và quy định của các văn bản quy phạm pháp luật
khác có liên quan.

b) Pháp luật về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập

b1) Tự chủ về tài chính

b1.1) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên; đơn vị sự nghiệp công lập
tự bảo đảm một phần chi thường xuyên

46
* Tự chủ chi thường xuyên: Đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn sau:
(i) Kinh phí cung cấp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự
nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước đặt
hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định; (ii) Nguồn thu
hoạt động sự nghiệp; (iii) Nguồn thu phí được để lại đơn vị sự nghiệp công lập để
chi theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí (phần được để lại để chi thường xuyên
phục vụ công tác thu phí); và (iv) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu
có).

Các nguồn thu trên, đơn vị được chủ động sử dụng cho một số nội dung chi
được quy định như sau: (i) Chi tiền lương và các khoản đóng góp theo tiền lương;
(ii) Chi thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm
vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; (iii) Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý; (iv)
Chi thực hiện công việc, dịch vụ thu phí theo quy định của pháp luật phí, lệ phí; chi
thực hiện các hoạt động dịch vụ; (v) Trích lập các khoản dự phòng theo quy định đối
với doanh nghiệp, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định thành lập các
quỹ đặc thù để xử lý rủi ro (nếu có); (vi) Chi trả lãi tiền vay theo quy định của pháp
luật (nếu có); và (vii) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

* Tự chủ trong phân phối kết quả tài chính trong năm: Kết thúc năm tài
chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi thường xuyên giao tự chủ, trích
khấu hao tài sản cố định, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy
định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên giao tự chủ (nếu có), đơn vị
được sử dụng theo thứ tự như sau: (1) Trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
(2) Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập; (3) Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi;
(4) Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành; (5) Phần chênh
lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định được
bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

b1.2) Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường
xuyên

47
* Tự chủ chi thường xuyên: Đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn sau:
(i) Kinh phí cấp chi thường xuyên; (ii) Nguồn thu hoạt động sự nghiệp phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công (nếu có); (iii) Nguồn thu khác theo
quy định của pháp luật (nếu có).

Các nguồn thu trên, đơn vị được tự chủ quyết định sử dụng cho một số nội
dung chi được quy định như sau: (i) Chi tiền lương và các khoản đóng góp theo tiền
lương; (ii) Chi thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện
nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; (iii) Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý;
(iv) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

* Tự chủ trong phân phối kết quả tài chính trong năm: Kết thúc năm tài
chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi phí thường xuyên giao tự chủ,
trích khấu hao tài sản cố định, trích lập nguồn cải cách tiền lương theo quy định khi
Nhà nước điều chỉnh chính sách tiền lương, đơn vị thực hiện tiết kiệm 10% chi
thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hằng năm và sắp xếp từ nguồn dự toán
ngân sách nhà nước được giao để thực hiện cải cách chính sách tiền lương (ngân
sách nhà nước chỉ cấp bổ sung sau khi đơn vị sử dụng hết nguồn trích lập cải cách
tiền lương), nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định, phần
chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động thường xuyên giao tự chủ (nếu có) được xác
định là kinh phí chi thường xuyên tiết kiệm được.

Đơn vị sử dụng số kinh phí chi thường xuyên tiết kiệm được theo thứ tự như
sau: (1) Bổ sung thu nhập cho viên chức, người lao động; (2) Chi khen thưởng và
phúc lợi; (3) Khi xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định, đơn vị có thể
trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho viên chức, người lao động.

Số kinh phí tiết kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sang
năm sau tiếp tục sử dụng. Thủ trưởng đơn vị quyết định phương án sử dụng kinh phí
tiết kiệm nêu trên theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải công khai trong đơn vị.

b1.3) Một số nội dung về tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
trong các lĩnh vực y tế – dân số; giáo dục và đào tạo; giáo dục nghề nghiệp
48
Ngoài những nội dung tự chủ chung ở trên, đơn vị sự nghiệp công lập trong
các lĩnh vực y tế – dân số; giáo dục và đào tạo; giáo dục nghề nghiệp còn được giao
tự chủ thêm một số vấn đề.

* Đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế - dân số:

Đơn vị được thuê các đơn vị cung cấp dịch vụ kỹ thuật y tế để đáp ứng yêu
cầu chuyên môn trong trường hợp đơn vị sự nghiệp công không có đủ trang thiết bị
để thực hiện các dịch vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao; Chi phẫu thuật, thủ
thuật theo qui định.

Về phân phối kết quả tài chính trong năm: Đối với cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh tùy theo khả năng nguồn tài chính trích lập Quỹ hỗ trợ khám, chữa bệnh để hỗ
trợ cho đối tượng chính sách thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo hoặc gia đình có khó
khăn về kinh tế, bao gồm: (i) Tiền ăn khi điều trị nội trú; (ii) Tiền đi lại từ nhà đến
bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện; (iii) Chi phí khám bệnh, chữa
bệnh ngoài phạm vi được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho người mắc bệnh ung thư,
chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác có chi phí cao mà người bệnh không
đủ khả năng chi trả. Thủ trưởng đơn vị xây dựng quy chế hỗ trợ, bảo đảm công khai,
minh bạch.

Đối với việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sự nghiệp công lập tự
bảo đảm một phần chi thường xuyên thực hiện theo qui định: (i) Ngân sách nhà nước
bảo đảm kinh phí để thực hiện các hoạt động chi thường xuyên cho các đơn vị được
giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ y tế dự phòng (bao gồm cả trạm y tế xã, phường, thị
trấn), nâng cao sức khỏe, dân số, an toàn thực phẩm thuộc danh mục dịch vụ sự
nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; (ii) Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí
hoạt động thường xuyên của đơn vị làm nhiệm vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc, nuôi
dưỡng người bệnh phong, tâm thần theo cơ chế đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ cung
cấp dịch vụ sự nghiệp công trên cơ sở số lượng đối tượng, đơn giá khám bệnh, chữa
bệnh, chăm sóc và nuôi dưỡng của các đối tượng được cung cấp dịch vụ theo quy
định của pháp luật; (iii) Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí trong trường hợp đơn vị
49
chưa tự bảo đảm được chi thường xuyên đối với các hoạt động: Khám, chữa bệnh,
kiểm dịch y tế, y tế dự phòng, dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe
sinh sản; truyền thông giáo dục sức khỏe; giám định pháp y, giám định pháp y tâm
thần, giám định y khoa; kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, nguyên liệu làm thuốc; kiểm
định vắc xin, sinh phẩm; kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, kiểm chuẩn, hiệu chuẩn.

Đối với việc phân loại mức độ tự chủ tài chính của Trung tâm y tế đa chức
năng, thực hiện bổ sung các qui định: (i) Trường hợp số thu từ dịch vụ khám, chữa
bệnh và các dịch vụ khác của Trung tâm đảm bảo được chi thường xuyên hoặc đảm
bảo được cả chi thường xuyên và chi đầu tư cho hoạt động khám, chữa bệnh, Trung
tâm được phân loại, giao thực hiện tự chủ vào nhóm đơn vị sự nghiệp công tự bảo
đảm chi thường xuyên và chi đầu từ hoặc nhóm đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm
chi thường xuyên; (ii) Đối với các hoạt động y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe, dân
số, an toàn thực phẩm, hoạt động của các trạm y tế xã, phường, thị trấn được ngân
sách nhà nước hỗ trợ để chi; (iii) Trung tâm được sử dụng nguồn thu dịch vụ khám,
chữa bệnh và các dịch vụ khác; nguồn ngân sách nhà nước cấp chi tiền lương, các
khoản đóng góp theo lương và các khoản phụ cấp theo chế độ do Nhà nước quy định
để thực hiện nhiệm vụ cung cấp y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe, dân số, an toàn
thực phẩm và vhi phí vận hành, bảo đảm hoạt động thường xuyên và các khoản chi
đặc thù khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao và chế độ quy định.

* Đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; giáo
dục nghề nghiệp

- Điều kiện tự chủ của cơ sở giáo dục đại học: (i) Đã thành lập Hội đồng
trường, Hội đồng Đại học và được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp
công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học; (ii) Đã ban hành và tổ chức
thực hiện quy chế hoạt động của Hội đồng trường hoặc Hội đồng Đại học; quy chế
phối hợp giữa Hội đồng trường hoặc Hội đồng Đại học, đảng ủy và nhà trường; quy
chế tổ chức và hoạt động; quy chế dân chủ; quy chế quản lý đào tạo, khoa học công
nghệ, học sinh sinh viên, tài chính tài sản và có chính sách bảo đảm chất lượng đáp

50
ứng tiêu chuẩn chất lượng do Nhà nước quy định; (iii) Thực hiện phân quyền tự chủ
và trách nhiệm giải trình đến từng đơn vị, cá nhân trong cơ sở giáo dục đại học; (iv)
Xây dựng đề án tự chủ và thực hiện công khai đầy đủ các điều kiện bảo đảm chất
lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và các thông tin khác
theo quy định của pháp luật.

- Tự chủ về nguồn tài chính: Ngoài các nguồn tài chính theo qui định chung
của đơn vị sự nghiệp công lạp, các cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp còn
có các nguồn các quy định sau: (i) Ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho cơ sở giáo
dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp công lập để thực hiện chính sách miễn, giảm học
phí; hỗ trợ chi phí học tập và chính sách hỗ trợ khác cho học sinh, sinh viên (nếu có)
theo quy định của Nhà nước; (ii) Thu học phí theo quy định của pháp luật về giáo
dục, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và các quy định của Chính phủ về học
phí; (iii) Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ.

- Tự chủ trong sử dụng nguồn tài chính: Cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục
nghề nghiệp quyết định sử dụng nguồn tài chính của đơn vị để chi cho các hoạt động
thường xuyên, bảo đảm đạt chuẩn chất lượng đầu ra theo đúng cam kết. Việc tự chủ
sử dụng nguồn tài chính thực hiện theo quy định chung đối với đơn vị sự nghiệp
công lập và các quy định sau: (i) Chi học bổng khuyến khích học tập, miễn, giảm
học phí; hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên; các khoản chi hỗ trợ khác cho
học sinh, sinh viên (nếu có) trong các cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp
theo quy định của Nhà nước; (ii) Chi đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt
động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học theo quy định pháp
luật về giáo dục đại học và được hạch toán vào chi phí hợp lý của đơn vị.

- Tự chủ trong phân phối kết quả tài chính trong năm: Căn cứ khả năng
nguồn tài chính, cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp thực hiện trích lập
Quỹ hỗ trợ học sinh, sinh viên. Việc quản lý, sử dụng Quỹ thực hiện theo hướng dẫn
của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo) và Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội (đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp).

51
- Tự chủ tài chính của đại học vùng: Các đơn vị sự nghiệp công lập là các đại
học vùng thực hiện chế độ tự chủ tài chính theo quy định chung đối đơn vị sự nghiệp
công lập và các quy định sau: (i) Hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tự chủ
tài chính của đại học vùng; (ii) Đại học vùng xây dựng quy chế tài chính báo cáo Bộ
Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để thực hiện. Căn cứ quy chế tài chính của đại học
vùng được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, Giám đốc đại học vùng ban hành quy
chế chi tiêu nội bộ của đại học vùng; Thủ trưởng các đại học thành viên, đơn vị trực
thuộc đại học vùng ban hành quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

b1.4) Cơ chế tự chủ đối với giao dịch tài chính và liên doanh, liên kết

* Mở tài khoản giao dịch: Đơn vị sự nghiệp công lập được mở tài khoản tại
ngân hàng thương mại đối với các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp, hoạt động kinh
doanh, dịch vụ.

Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị
sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên mở tài khoản chuyên
thu tại ngân hàng thương mại đối với các khoản thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh,
dịch vụ y tế dự phòng, học phí theo mức giá quy định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền; định kỳ nộp vào tài khoản tiền gửi của đơn vị mở tại Kho bạc Nhà nước để
quản lý theo quy định.

Các khoản kinh phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân
sách nhà nước, bao gồm: kinh phí ngân sách nhà nước cấp, các khoản thu phí theo
pháp luật về phí, lệ phí và các khoản khác của ngân sách nhà nước (nếu có) đơn vị
mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để quản lý.

Các Quỹ được trích lập được gửi tiền tại ngân hàng thương mại để quản lý.

* Huy động vốn và vay vốn tín dụng

- Nguyên tắc chung: Khi thực hiện hoạt động huy động vốn và vay vốn tín
dụng, đơn vị sự nghiệp công lập phải tuân thủ các nguyên tắc: (i) Khi thực hiện vay
vốn, huy động vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản, đơn vị sự nghiệp công phải

52
có phương án vay vốn, huy động vốn và hoàn trả vốn; tự chịu trách nhiệm trả nợ, cả
gốc và lãi tiền vay theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hiệu quả của
việc vay vốn, huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn vay, vốn huy động; (ii) Đơn vị
không được sử dụng tài sản công để thế chấp vay vốn theo quy định tại khoản 5
Điều 54 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; (iii) Các dự án đầu tư từ nguồn vốn vay
tín dụng, huy động vốn phải thực hiện theo quy định của pháp luật, công khai, dân
chủ trong đơn vị.

- Một số qui định cụ thể:

+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn
vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên trong lĩnh vực y tế - dân số được
vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất theo quy định
của pháp luật về đầu tư công; vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước hoặc được hỗ
trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng theo quy
định của pháp luật (nếu có). Trình tự thủ tục, thẩm quyền phê duyệt phương án vay
vốn thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư công.

+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn
vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập tự
bảo đảm một phần chi thường xuyên từ 70% trở lên có hoạt động dịch vụ được vay
vốn của các tổ chức tín dụng, được huy động vốn của viên chức, người lao động
trong đơn vị để đầu tư mở rộng, cải tạo, sửa chữa làm cơ sở vật chất hiện có; mua bổ
sung trang thiết bị để nâng cao chất lượng và tăng quy mô hoạt động sự nghiệp, tổ
chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm trả
nợ vay theo quy định của pháp luật. Việc huy động vốn của viên chức, người lao
động trong đơn vị được lập thành hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự.

+ Đơn vị sự nghiệp công lập trình cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt phương
án vay vốn, huy động vốn và hoàn trả vốn. Đối với đơn vị có Hội đồng quản lý hoặc
Hội đồng trường, Hội đồng Đại học, phương án vay vốn, huy động vốn và hoàn trả
vốn do Hội đồng chịu trách nhiệm phê duyệt.
53
* Tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên kết

Đơn vị sự nghiệp công lập được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm liên doanh,
liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Việc sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết phải bảo đảm các yêu
cầu quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và thuộc các
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng đề án liên doanh, liên kết trình Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương (đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý)
phê duyệt sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh (đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý) phê duyệt sau khi có ý kiến
của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, trong đó phải làm rõ hình thức liên
doanh, liên kết (thành lập pháp nhân mới hoặc không thành lập pháp nhân mới);
phương án bảo đảm nguồn tài chính, nguồn nhân lực cho hoạt động của đơn vị và cơ
sở liên doanh, liên kết. Đối với đơn vị có thành lập Hội đồng quản lý, Hội đồng
trường hoặc Hội đồng Đại học, đơn vị báo cáo Hội đồng thông qua đề án trước khi
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp liên doanh, liên kết theo hình thức thành lập pháp nhân mới thì
đơn vị sự nghiệp công thực hiện theo các quy định pháp luật về doanh nghiệp, pháp
luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đầu tư, pháp luật về sở hữu trí tuệ
và pháp luật có liên quan khác.

Việc phân chia kết quả của hoạt động liên doanh, liên kết thực hiện theo thỏa
thuận trong Hợp đồng liên doanh, liên kết.

Trường hợp sử dụng thương hiệu, giấy phép, bản quyền tác phẩm để liên
doanh, liên kết và các trường hợp đặc thù khác, đơn vị thực hiện theo quy định của
pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có
liên quan. Khi xác định giá trị thương hiệu để góp vốn liên doanh, liên kết theo tiêu
chuẩn thẩm định giá Việt Nam, một số chỉ tiêu tài chính của đơn vị sự nghiệp công
sử dụng trong thẩm định giá.
54
Trường hợp thực hiện vay vốn, huy động vốn liên doanh, liên kết đầu tư theo
phương thức đối tác công tư thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo
phương thức đối tác công tư.

b1.5) Một số vấn đề khác

* Chế độ kế toán: Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ kế toán hành
chính sự nghiệp và kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật hiện hành về kiểm
toán nội bộ; mở sổ sách kế toán theo dõi chi tiết cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử
dụng ngân sách nhà nước theo nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao
và cung cấp dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước theo nhu cầu
xã hội, không sử dụng ngân sách nhà nước. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập
tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng đề án quản lý, kế toán theo mô
hình doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thực hiện theo chế độ kế
toán doanh nghiệp.

* Giao quyền tự chủ tài chính: Đơn vị sự nghiệp công xây dựng phương án
tự chủ tài chính trong giai đoạn ổn định 05 (năm) năm, phù hợp với giai đoạn phát
triển kinh tế - xã hội do Chính phủ quy định; dự toán thu, chi năm đầu thời kỳ ổn
định và đề xuất phân loại mức độ tự chủ tài chính của đơn vị, phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban
hành kèm theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP), báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (bộ, cơ
quan trung ương đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
cấp huyện đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý). Nội dung của phương án tự chủ
tài chính cần xác định rõ mức độ tự chủ tài chính theo 04 nhóm đơn vị quy định tại
Nghị định 60/2021/NĐ-CP.

Căn cứ phương án tự chủ tài chính do các đơn vị sự nghiệp công đề xuất
(không bao gồm phương án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công trực thuộc), cơ quan
quản lý cấp trên xem xét, thẩm tra dự toán thu, chi thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn
định và xác định kinh phí chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu
phí được để lại chi; kinh phí ngân sách nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự
55
nghiệp công (trường hợp tại thời điểm thẩm định phương án tự chủ tài chính xác
định được kinh phí đặt hàng cho đơn vị); dự kiến phân loại các đơn vị trực thuộc
theo mức độ tự chủ tài chính, tổng hợp phương án phân loại và dự toán thu, chi của
các đơn vị sự nghiệp công, có văn bản gửi cơ quan tài chính cùng cấp (Bộ Tài chính,
cơ quan tài chính ở địa phương theo phân cấp) xem xét, có ý kiến.

Sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan quản
lý cấp trên xác định phân loại đơn vị và ra quyết định giao quyền tự chủ tài chính cho
các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc; phê duyệt dự toán kinh phí chi thường xuyên
từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu phí được để lại chi; kinh phí ngân sách nhà
nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công (nếu có) cho các đơn vị theo phương
án tự chủ tài chính năm đầu thời kỳ ổn định.

- Sau mỗi thời kỳ ổn định (05 năm), các bộ, cơ quan trung ương (đối với đơn
vị thuộc trung ương quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với đơn vị thuộc địa
phương quản lý) có trách nhiệm rà soát, nâng mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị
nhóm 3 (trừ đơn vị sự nghiệp công cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết
yếu, không có nguồn thu sự nghiệp).

b2) Tự chủ về tổ chức bộ máy

Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư
được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị thuộc và trực thuộc
theo Đề án tự chủ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ và đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy
định của pháp luật;

Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên được quyết định
thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị không thuộc cơ cấu tổ chức các đơn vị
cấu thành theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, khi đáp ứng các tiêu chí,
điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; xây dựng phương án sắp xếp
lại các đơn vị cấu thành trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;

56
Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị
sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên xây dựng
phương án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của đơn vị trình cơ quan có thẩm
quyền quyết định theo quy định của pháp luật.

Việc thành lập các phòng, ban và các tổ chức cấu thành khác không phải
là các đơn vị sự nghiệp công lập (gọi chung là phòng) phải đáp ứng các tiêu chí
sau: (i) Công việc hoặc lĩnh vực do phòng thực hiện phải có từ 02 mảng công
tác trở lên và có quy trình quản lý riêng theo yêu cầu của đối tượng quản lý; (ii)
Khối lượng công việc của phòng yêu cầu phải bố trí từ 07 người làm việc là viên
chức trở lên.

4. Vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập

a) Khái niệm

Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp
hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu
viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị
sự nghiệp công lập.

b) Phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập

- Căn cứ vào tiêu chí khối lượng công việc, hệ thống vị trí việc làm trong
đơn vị sự nghiệp công lập phân chia thành: (i) Vị trí việc làm do một người đảm
nhận; (ii) Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhận; (iii) Vị trí việc làm kiêm
nhiệm.

- Căn cứ vào tính chất, nội dung công việc, hệ thống vị trí việc làm trong
đơn vị sự nghiệp công lập phân chia thành: Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý; (ii)
Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành; (iii) Vị trí việc làm chức
danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung (hành chính, tổng hợp, quản trị văn
phòng, tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính và các vị trí việc làm không giữ chức

57
danh nghề nghiệp chuyên ngành của đơn vị sự nghiệp công lập); (iv) Vị trí việc
làm hỗ trợ, phục vụ như bảo vệ, tạp vụ, lái xe…

c) Căn cứ để xác định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp
công lập.

- Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối
tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của
pháp luật chuyên ngành.

d) Phương pháp xác định vị trí việc, cơ cấu viên chức trong đơn vị sự
nghiệp công lập

d1) Nguyên tắc xác định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập

Vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập được xác định trên nguyên
tắc: (i) Thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng và của pháp luật về vị trí việc
làm, số lượng người làm việc và tinh giản biên chế trong đơn vị sự nghiệp công
lập; (ii) Phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
đơn vị sự nghiệp công lập; (iii) Phải bảo đảm tính khoa học, khách quan, công
khai, minh bạch, hiệu quả và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, người lao
động trong đơn vị sự nghiệp công lập; (iv) Phải bảo đảm một người làm việc
phải được giao đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian lao động quy
định, những vị trí việc làm không có đủ khối lượng công việc để thực hiện theo
thời gian quy định của một người làm việc thì phải bố trí kiêm nhiệm và (v) Phải
bảo đảm cơ cấu hợp lý, trong đó số lượng người làm việc tại các vị trí việc làm
chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và chức danh nghề nghiệp chuyên môn
dùng chung chiếm tỉ lệ tối thiểu 65% tổng số lượng người làm việc của đơn vị
sự nghiệp công lập.

d2) Các bước xác định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập

58
Bước 1 - Thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của đơn vị:

Từng cá nhân cán bộ, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức,
đơn vị tiến hành thống kê công việc hiện đang được giao đảm nhận.

Chỉ thống kê các công việc có tính chất thường xuyên, liên tục, ổn định,
lâu dài, lặp đi lặp lại, gồm: (i) Những công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành của
người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị; trưởng phòng, phó trưởng
phòng và tương đương của các tổ chức cấu thành; (ii) Những công việc thực thi,
thừa hành thuộc về chuyên ngành, lĩnh vực hoạt động của đơn vị (gọi chung là
công việc chuyên môn nghiệp vụ); (iii) Những công việc thực thi, thừa hành
mang tính phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành (gọi chung là công
việc hỗ trợ, phục vụ).

Không thống kê những công việc có tính thời vụ, đột xuất hoặc công việc
không thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

Thống kê công việc trong đơn vị được thực hiện trình tự từ đơn vị cấp
dưới lên đơn vị cấp trên trong cơ cấu tổ chức của đơn vị.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và bản thống kê các công
việc của cán bộ, viên chức và người lao động, người đứng đầu đơn vị có trách
nhiệm thống kê công việc của đơn vị mình quản lý và báo cáo đơn vị cấp trên
trực tiếp.

Bước 2 - Phân nhóm công việc: Người đứng đầu đơn vị chỉ đạo, triển
khai việc tổng hợp và phân nhóm công việc như sau: (i) Các nhóm công việc
lãnh đạo, quản lý, điều hành; (ii) Các nhóm công việc hoạt động chuyên môn,
nghiệp vụ; (iii) Các nhóm công việc hỗ trợ, phục vụ.

Bước 3 - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng:

- Đối với đơn vị ở trung ương phân tích các yếu tố: (i) Tính chất, đặc
điểm, mức độ phức tạp và quy mô, phạm vi, đối tượng quản lý; (ii) Quy trình
59
quản lý chuyên môn, nghiệp vụ và xử lý công việc; (iii) Mức độ hiện đại hóa
công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
(iv) Thực trạng chất lượng, số lượng viên chức của đươn vị; (v) Số lượng, khối
lượng công việc được cấp có thẩm quyền giao; (vi) Yêu cầu về hiệu quả, hiệu
lực quản lý và chất lượng công việc; (vii) Chế độ làm việc, cách thức tổ chức
công việc của đon vị; (viii) Những yếu tố đặc thù của ngành, lĩnh vực hoạt
động...

- Đối với đơn vị ở địa phương, ngoài các yếu tố như đối với các đơn vị ở
trung ương, việc xác định vị trí việc làm còn phân tích thêm các yếu tố sau: (i)
Quy mô dân số, diện tích tự nhiên; (ii) Mức độ phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương; (iii) Đặc điểm lịch sử, văn hóa, xã hội; tình hình an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội...

Bước 4 - Thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, viên chức và
người lao động hiện có: Việc thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ,
viên chức và người lao động trong đơn vị được thực hiện bởi 2 báo cáo: (i) Báo
cáo thống kê thực trạng về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức (kể
cả những người ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật) tại thời điểm
xây dựng đề án vị trí việc làm trong đơn vị; (ii) Báo cáo đánh giá thực trạng việc
phân công, bố trí, sử dụng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ,
viên chức và người lao động ở đơn vị.

Bước 5 - Xác định vị trí việc làm và danh mục vị trí việc làm của đơn
vị: Trên cơ sở thống kê công việc, phân nhóm công việc; các yếu tố ảnh hưởng;
báo cáo thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, viên chức của đơn vị,
người đứng đầu đơn vị xác định các vị trí việc làm và tổng hợp thành danh mục
vị trí việc làm của đơn vị. Mỗi vị trí việc làm khi xác định phải được quy về
thuộc một nhóm công việc, bao gồm một hoặc một số công việc cụ thể.

Danh mục vị trí việc làm của đơn vị được phân thành các nhóm công việc
sau: (i) Các vị trí việc làm thuộc nhóm công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành;
60
(ii) Các vị trí việc làm thuộc nhóm công việc chuyên môn, nghiệp vụ, thực thi,
thừa hành; (iii) Các vị trí việc làm thuộc nhóm công việc hỗ trợ, phục vụ. Danh
mục vị trí việc làm của đơn vị được tổng hợp từ các vị trí việc làm cụ thể và
được sắp xếp theo thứ tự: vị trí lãnh đạo, quản lý; vị trí thực thi, thừa hành (thực
hiện chuyên môn, nghiệp vụ); vị trí hỗ trợ, phục vụ.

Bước 6 - Bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm: Trên cơ sở danh
mục vị trí việc làm, việc xây dựng bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm
được thực hiện gồm các nội dung: (i) Mô tả các công việc, các hoạt động và thời
gian phải thực hiện (nếu xác định được) để hoàn thành từng công việc, từng hoạt
động ở mỗi vị trí việc làm; (ii) Kết quả (sản phẩm) công việc của vị trí việc làm;
(iii) Điều kiện làm việc (trang thiết bị, phần mềm quản lý, phương tiện, môi
trường làm việc, phạm vi hoạt động, quan hệ công tác). Đối với những vị trí việc
làm thuộc nhóm công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành, nếu kiêm thêm các công
việc thuộc nhóm thực thi, thừa hành thì phần mô tả về công việc thực thi, thừa
hành được thực hiện như đối với vị trí việc làm gắn với công việc chuyên môn,
nghiệp vụ trong.

Bước 7 - Khung năng lực của từng vị trí việc làm: Khung năng lực của
từng vị trí việc làm được xây dựng gồm các năng lực và kỹ năng phải có để
hoàn thành các công việc, các hoạt động nêu tại Bản mô tả công việc ứng với
từng vị trí việc làm.

Bước 8 - Xác định ngạch viên chức tương ứng: Việc xác định ngạch
viên chức tương ứng với vị trí việc làm được tiến hành gắn liền với quá trình xác
định danh mục vị trí việc làm và căn cứ vào các yếu tố: (i) Lĩnh vực chuyên
môn, nghiệp vụ; (ii) Tên của vị trí việc làm; (iii) Bản mô tả công việc; (iv)
Khung năng lực; (v) Vị trí, quy mô, phạm vi hoạt động và đối tượng phục vụ
của đơn vị; (vi) Quy định về ngạch viên chức cao nhất được sử dụng trong đơn
vị.

61
Bước 9 - Xác định cơ cấu ngạch viên chức: Việc xác định cơ cấu ngạch
viên chức chỉ thực hiện với các vị trí việc làm không phải thực hiện hợp đồng
lao động. Căn cứ dự kiến số lượng biên chế theo từng vị trí việc làm và ngạch
viên chức tương ứng để xác định số lượng ngạch viên chức của mỗi vị trí việc
làm.

đ) Nội dung quản lý vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập

đ1) Xây dựng, ban hành các văn bản điều chỉnh vị trí việc làm trong đơn
vị sự nghiệp công lập

- Hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề
nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định
mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập. Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực
tiến hành xây dựng Bản hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức
danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
và định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập của
ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ quản lý để lấy ý kiến của Bộ Nội vụ.
Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ ban hành Bản hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và
chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề
nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập
của ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ quản lý.

- Bản vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung và
hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực tiến hành xây
dựng Bản vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung và hỗ
trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập trong đơn vị sự nghiệp công lập
của ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ quản lý gửi Bộ Nội vụ. Trên cơ sở
đó, Bộ Nội vụ tổng hợp ban hành Bản vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp
62
chuyên môn dùng chung và hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập
trong đơn vị sự nghiệp công lập của ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ
quản lý.

- Đề án vị trí việc làm. Các đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức xây dựng
Đề án vị trí việc làm, tổ chức thẩm định và trình người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập để trình cấp trên thông qua thông qua theo qui định trước khi
người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định phê duyệt vị trí việc làm
và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị.

- Danh mục vị trí việc làm của trường đại học công lập. Hội đồng trường
của trường đại học công lập ban hành danh mục vị trí việc làm của đơn vị theo
quy định của Luật Giáo dục đại học và qui định có liên quan của pháp luật.

đ2) Trình tự phê duyệt vị trí việc làm

Bước 1 - Xây dựng Đề án vị trí việc làm: Đơn vị sự nghiệp công lập tổ
chức xây dựng Đề án vị trí việc làm theo qui định của pháp luật.

- Bước 2: Thẩm định Đề án vị trí việc làm. Sau khi hoàn thành xây dựng
Đề án vị trí việc làm, bước tiếp theo là tổ chức thẩm định Đề án vị trí việc làm.

- Bước 3: Phê duyệt Đề án vị trí việc làm. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu tổ chức do
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp
công lập, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
hoặc cơ quan, tổ chức được phân cấp, ủy quyền quản lý, sử dụng vị trí việc làm
theo quy định phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề
nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý.

Trên cơ sở phê duyệt Đề án vị trí việc làm của cấp trên, Người đứng đầu
đơn vị sự nghiệp công lập quyết định phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên
chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công

63
lập có Hội đồng quản lý thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải trình
Hội đồng quản lý thông qua trước khi quyết định phê duyệt vị trí việc làm, cơ
cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp.

đ3) Điều chỉnh vị trí việc làm

Việc điều chỉnh vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập được
thực hiện trong các trường hợp sau: (i) Đơn vị sự nghiệp công lập có sự thay đổi
một trong các căn cứ quy định của pháp luật; (ii) Đơn vị sự nghiệp công lập
được tổ chức lại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Trình tự, hồ sơ điều chỉnh vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập
thực hiện như quá trình xây dựng Đề án vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp
công lập.

5. Chế độ hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập

a) Phạm vi thực hiện chế độ hợp đồng lao động

Trong đơn vị sự nghiệp công lập, các viên chức nằm trong chế độ biên
biên chế và làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc. Bên cạnh đó, có một số
công việc, thậm chí là cả công việc chuyên môn nghiệp vụ, song do một số điều
kiện nhất định các đơn vị sự nghiệp công lập phải thuê ngoài thực hiện theo chế
độ hợp đồng lao động.

Cụ thể các công việc đơn vị sự nghiệp công lập được phép thuê ngoài
thực hiện theo chế độ hợp đồng lao động theo qui định hiện hành bao gồm: (i)
Các công việc hỗ trợ, phục vụ thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách
theo quy định của pháp luật như lái xe, bảo vệ, lễ tân, phục vụ, tạp vụ, trông giữ
phương tiện, bảo trì, bảo dưỡng, vận hành trụ sở, trang thiết bị, máy móc phục
vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị và một số công việc hỗ trợ, phục vụ
khác; (ii) Các công việc chuyên môn, nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm
chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp
chuyên môn dùng chung.

64
b) Nguyên tắc thực hiện chế độ hợp đồng lao động

- Đẩy mạnh cơ chế thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị
sự nghiệp công lập; thực hiện ký kết hợp đồng lao động làm công việc chuyên
môn, nghiệp vụ do viên chức đảm nhiệm để đáp ứng nhu cầu công việc tại các
loại hình đơn vị sự nghiệp công lập theo mức độ tự chủ, bảo đảm không ảnh
hưởng tới chủ trương tinh giản biên chế, giảm số lượng người làm việc hưởng
lương từ ngân sách nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập.

- Thúc đẩy xã hội hóa, bảo đảm nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ cung
cấp dịch vụ công cơ bản, thiết yếu; đẩy mạnh thực hiện kết hợp công - tư về
nhân lực, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, giáo dục; thực hiện cơ chế khoán chi đối
với các đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động.

- Thực hiện ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ để thực hiện
công việc hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó ưu tiên ký
kết hợp đồng dịch vụ; không ký hợp đồng dịch vụ làm chuyên môn, nghiệp vụ
trong đơn vị sự nghiệp công lập, trừ trường hợp đặc thù theo qui định.

- Người ký kết hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ tại đơn vị
sự nghiệp công lập phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm
chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp
chuyên môn dùng chung; được áp dụng các quy định về quyền, nghĩa vụ của
viên chức theo quy định của pháp luật, nội quy, quy chế, điều lệ của cơ
quan, tổ chức, đơn vị, thỏa thuận trong hợp đồng; việc quy hoạch, bổ nhiệm thực
hiện theo quy định của Đảng và của pháp luật.

- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp
công lập không thuộc biên chế, số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân
sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hàng năm, đơn vị sự nghiệp
công lập có trách nhiệm rà soát để thực hiện tuyển dụng số lượng người làm
việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao; không

65
dùng hình thức ký kết hợp đồng không thuộc biên chế để thay thế cho việc tuyển
dụng viên chức.

- Chế độ, chính sách đối với lao động hợp đồng thực hiện theo thỏa thuận
trong hợp đồng lao động phù hợp với quy định của pháp luật. Người sử dụng lao
động có trách nhiệm quan tâm đến chế độ, chính sách, quyền lợi hợp pháp của
người lao động.

c) Tiêu chuẩn, điều kiện để thực hiện chế độ hợp đồng lao động

c1) Đối với hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ

Cá nhân người lao động khi tham gia ký kết hợp đồng lao động làm công việc
hỗ trợ, phục vụ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây: (i) Có một
quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; (ii) Đủ tuổi lao động theo quy định của pháp luật
lao động và pháp luật chuyên ngành; (iii) Có đủ sức khỏe để làm việc; (iv) Có lý
lịch được cơ quan có thẩm quyền xác nhận; (v) Có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị
trí việc làm; (vi) Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp
hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ hoặc đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại
xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; không trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc
cấm làm công việc liên quan đến công việc ký kết hợp đồng; (vii) Đáp ứng các tiêu
chuẩn, điều kiện khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và theo tiêu chuẩn,
điều kiện của vị trí việc làm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.

Đơn vị sự nghiệp công lập trước khi ký kết hợp đồng lao động làm công việc
hỗ trợ, phục vụ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây: (i) Có nhu
cầu ký kết hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ; (ii) Bảo đảm nguồn tài
chính để đơn vị bảo đảm hoạt động hiệu quả, liên tục, thực hiện tổ chức năng, nhiệm
vụ của đơn vị và các điều kiện khác theo qui định của pháp luật.

c2) Đối với hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ

66
Cá nhân người lao động khi tham gia ký kết hợp đồng lao động làm chuyên
môn, nghiệp vụ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây: (i) Có một
quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; (ii) Đủ tuổi lao động theo quy định của pháp luật
lao động và pháp luật chuyên ngành; (iii) Có đủ sức khỏe để làm việc; (iv) Có lý
lịch được cơ quan có thẩm quyền xác nhận; (v) Có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị
trí việc làm; (vi) Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ
theo quy định của pháp luật chuyên ngành; (vii) Chịu trách nhiệm về việc thực hiện
chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật, theo thỏa thuận trong hợp đồng
và theo yêu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập; (viii) Thời gian làm việc theo hợp
đồng lao động (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp ký hợp đồng
lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ được tính làm căn cứ xếp lương theo vị trí việc
làm nếu được tuyển dụng, tiếp nhận vào làm viên chức. Việc xếp lương tương ứng
với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận thực hiện theo quy định của pháp luật;
(ix) Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt
tù, cải tạo không giam giữ hoặc đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường,
thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc; không trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công
việc liên quan đến công việc ký kết hợp đồng; (x) Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện
khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và theo tiêu chuẩn, điều kiện của vị
trí việc làm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.

Đơn vị sự nghiệp công lập trước khi ký kết hợp đồng lao động làm chuyên
môn, nghiệp vụ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây: (i) Có nhu
cầu ký kết hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ; (ii) Bảo đảm nguồn tài
chính để đơn vị bảo đảm hoạt động hiệu quả, liên tục, thực hiện tổ chức năng, nhiệm
vụ của đơn vị; (iii) Phải tăng mức trích lập Quỹ phúc lợi bảo đảm phù hợp với quy
định của pháp luật về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập để bảo đảm giải
quyết chế độ, chính sách trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động và các điều
kiện khác theo qui định của pháp luật.

67
d) Kinh phí để thực hiện chế độ hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp
công lập

- Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư
và đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Kinh phí tự bảo đảm
của đơn vị theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự
nghiệp công lập.

- Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên:
Nguồn thu hoạt động sự nghiệp để thực hiện hợp đồng; ngân sách nhà nước hỗ
trợ (nếu có), bảo đảm không làm tăng tổng chi thường xuyên từ nguồn ngân
sách nhà nước theo quy định.

- Đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên:

+ Đối với hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ: Được bố trí
trong nguồn kinh phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về cơ chế tự
chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Đối với hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ: Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh quyết định có thời gian không quá 12 tháng để làm công việc ở vị
trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyển ngành và vị trí việc làm chức danh
nghề nghiệp chuyên môn dùng chung, nhưng số lượng người ký kết hợp đồng
lao động chiếm không quá 70% số chênh lệch giữa số lượng người làm
việc được giao với số lượng theo định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế
ban hành, số lượng hợp đồng ký kết do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý ở Trung ương xem
xét, quyết định, được bố trí từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách địa
phương (ngoài kinh phí giao tự chủ của đơn vị). Đối với các đơn vị trực thuộc
các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý ở Trung
ương do ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định của pháp luật về phân cấp
ngân sách.

68
- Các đơn vị thực hiện cơ chế tài chính đặc thù: Tiền lương lao động hợp
đồng và chi khác (nếu có) cho lao động hợp đồng thực hiện theo cơ chế tài chính
đặc thù do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

69
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Phân tích khái niệm, đặc điểm, vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập?
Nêu ví dụ?

2. Quy trình thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lập?

3. Cơ chế tự chủ tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập?

4. Phân tích khái niệm vị trí việc làm? Cơ chế thực hiện vị trí việc làm
trong đơn vị sự nghiệp công lập?

5. Cơ chế thực hiện chế độ hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp công lập?

70
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Viên chức số 58/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm
2010.

2. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật
Viên chức được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV,
kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2019.

3. Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 4
năm 2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

4. Nghị định số 106/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10 tháng
9 năm 2020 về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp
công lập.

5. Nghị định số 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 7 tháng
10 năm 2020 qui định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công
lập.

6. Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 21 tháng 6
năm 2021 qui định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

7. Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30 tháng
12 năm 2022 về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành
chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

71
Chuyên đề 3
VIÊN CHỨC VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

1. Viên chức

a) Khái niệm và đặc điểm của viên chức

Hiện nay viên chức được quy định đối với nhóm người làm việc trong đơn vị
sự nghiệp công lập. Theo Luật Viên chức năm 2010 “Viên chức là công dân Việt
Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập
theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp
công lập theo quy định của pháp luật19”. Đặc điểm việc làm của viên chức là không
mang tính quyền lực công mà mang tính chuyên môn, nghề nghiệp.

Cũng theo theo Luật Viên chức năm 2010 và Luật Cán bộ, công chức, viên
chức sửa đổi năm 2019, ngoài viên chức còn có viên chức quản lý, viên chức quản lý
là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều
hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập
nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.

Theo pháp luật hiện hành, người làm việc khu vực Nhà nước được chia ra làm
ba nhóm chủ yếu là cán bộ, công chức và viên chức

Phân biệt viên chức với cán bộ, công chức

- Phân biệt với cán bộ

Theo Điều 4, Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), cán
bộ được quan niệm như sau: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn,
bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

19
Điều 2 Luật Viên chức năm 2010
72
Ngoài ra, phạm vi cán bộ còn bao gồm những người được bầu cử giữ chức vụ
theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy,
người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội. Đây là nhóm cán bộ xã, phường, thị trấn
(gọi chung là cấp xã).

Như vậy nếu viên chức là nhóm người được tuyển dụng theo vị trí việc làm,
làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc thì cán bộ là
nhóm người được bầu và làm việc theo nhiệm kỳ.

- Phân biệt với công chức

Khái niệm công chức thường được hiểu khác nhau ở các quốc gia. Tuy nhiên
ở nhiều quốc gia, dấu hiệu chung của công chức thường là:

+ Là công dân của nước đó;

+ Được tuyển dụng qua thi tuyển;

+ Được bổ nhiệm vào một ngạch hoặc một vị trí công việc;

+ Được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Phạm vi công chức có thể rộng hẹp khác nhau tùy từng quốc gia và từng thời
điểm. Ví dụ có những nước coi công chức là những người làm việc trong bộ máy
nhà nước (bao gồm cả các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp hay các lực
lượng vũ trang, công an). Trong khi đó có những nước lại chỉ giới hạn những người
làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước hay hẹp hơn nữa là trong các cơ quan
quản lý hành chính nhà nước. Đồng thời, ở những giai đoạn khác nhau pháp luật các
quốc gia có thể có quy định khác nhau về phạm vi công chức.

Ở Việt Nam, khái niệm công chức được gắn liền với sự phát triển của nền
hành chính nhà nước. Qua các thời kỳ lịch sử, khái niệm ai là công chức cũng đã có
nhiều lần thay đổi. Cụ thể, theo quy định tại điều 1, Sắc lệnh số 76/SL ngày
20/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về Quy chế công chức
Việt Nam, công chức là “những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân
tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong cơ quan Chính phủ, ở trong hay ở
73
ngoài nước, đều là công chức theo quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do
Chính phủ quy định”. Sau đó một thời gian dài, ở Việt Nam không tồn tại khái niệm
“công chức” mà thay vào đó là khái niệm cán bộ, công nhân viên chức nhà nước
chung chung, không phân biệt công chức và viên chức. Chuyển sang thời kỳ đổi mới
(năm 1986), trước yêu cầu khách quan cần cải cách nền hành chính và đòi hỏi phải
chuẩn hoá đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, khái niệm “công chức” được sử dụng
trở lại trong Nghị định 169/HĐBT ngày 25/5/1991. Theo đó những người được coi
là công chức phải đáp ứng được những điều kiện sau: (i) là công dân Việt Nam; (ii)
được tuyển dụng và làm việc trong biên chế chính thức của nhà nước, (iii) được giao
giữ một công vụ thường xuyên trong các công sở của nhà nước, ở trung ương hay
địa phương, ở trong hay ngoài nước; (iv) được xếp vào một ngạch.

Pháp lệnh Cán bộ - công chức 1998 có đối tượng điều chỉnh chung là cán bộ,
công chức. Tất cả những người làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,
chính trị xã hội đều được gọi chung là cán bộ, công chức. Tuy nhiên, có một nhóm
đối tượng được phân loại với tên gọi là công chức, và được cụ thể hoá trong Điều 2,
Nghị định 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003.

Theo Luật cán bộ, công chức và viên chức sửa đổi năm 2019, phạm vi công
chức đã thu hẹp lại so với quy định của Luật cán bộ, công chức 2008 (không còn
công chức là lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập). Như vậy, công chức
là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh
tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn
vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an,
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. (khoản 2, Điều 4 Luật Cán
bộ, công chức năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2019).

74
Ngoài ra còn có công chức cấp xã. Đó là công dân Việt Nam được tuyển dụng
giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Đặc điểm việc làm của công chức là mang tính quyền lực công mà không
mang tính chuyên môn, nghề nghiệp. Đây cũng là dấu hiệu cơ bản để phân biệt
nhóm công chức với viên chức.

Bảng phân biệt viên chức với cán bộ và công chức

VIÊN CHỨC CÁN BỘ CÔNG CHỨC

Công dân Việt Nam Công dân Việt Nam Công dân Việt Nam

Được tuyển dụng theo vị Được bầu cử, phê chuẩn, Được tuyển dụng, bổ
trí việc làm với các chức bổ nhiệm giữa chức vụ, nhiệm vào ngạch, chức
danh nghề nghiệp khác chức danh theo nhiệm kỳ vụ, chức danh
nhau

Làm việc tại đơn vị sự Làm việc trong các cơ Làm việc trong các cơ
nghiệp công lập theo chế quan đảng, nhà nước, tổ quan đảng, nhà nước, tổ
độ hợp đồng làm việc chức chính trị - xã hội chức chính trị - xã hội;
trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân,
Công an nhân dân

Hưởng lương từ quỹ Trong biên chế và hưởng Trong biên chế và hưởng
lương của đơn vị sự lương từ ngân sách nhà lương từ ngân sách nhà
nghiệp công lập nước nước

b) Hoạt động nghề nghiệp và các nguyên tắc hoạt động nghề nghiệp của viên
chức

Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc
nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ
trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật viên chức năm 2010 và
các quy định khác của pháp luật có liên quan.

75
Về tính chất, hoạt động nghề nghiệp là hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ cho
nên đòi hỏi người làm nghề phải được đào tạo ở trình độ tương ứng đáp ứng yêu cầu
thực hiện hoạt động nghề nghiệp. Đồng thời cũng đòi hỏi họ phải thường xuyên học
tập nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức, kĩ năng.

Hoạt động nghề nghiệp của viên chức được tiến hành trong phạm vi nhất định
để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập. Như vậy, viên chức gắn bó
chặt chẽ với đơn vị sự nghiệp công lập. Đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là
tổ chức do cơ quan có thẩm quyền thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách
pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước. Từ đó có thể thấy hoạt
động nghề nghiệp của viên chức là hoạt động thuộc lĩnh vực cung ứng những dịch
vụ công mà Nhà nước phải chịu trách nhiệm chủ yếu bảo đảm nhằm phục vụ nhân
dân trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và các lĩnh vực khác mà khu vực ngoài
công lập chưa có khả năng đáp ứng.

Hoạt động nghề nghiệp của viên chức được thực hiện trên cơ sở những
nguyên tắc sau đây:

- Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình
thực hiện hoạt động nghề nghiệp. Viên chức phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy
định pháp luật chung cũng như các quy định đặc thù cho lĩnh vực hoạt
động nghề nghiệp của mình. Viên chức vi phạm phải chịu hình thức trách nhiệm
tương ứng do pháp luật quy định.

- Tận tụy phục vụ nhân dân. Nguyên tắc này được cụ thể hoá trong một số
quy định mà viên chức phải tuân thủ khi phục vụ nhân dân. Đó là có thái độ lịch
sự, tôn trọng nhân dân; có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn, không hách
dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiên hà đối với nhân dân…

- Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề
nghiệp và quy tắc ứng xử. Trong hoạt động nghề nghiệp viên chức phải tuân thủ
nghiêm chỉnh quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp
và quy tắc ứng xử. Quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ được xác định
76
riêng cho từng vị trí việc làm cụ thể. Đạo đức nghề nghiệp được hiểu là các
chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực hoạt
động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định. Quy tắc ứng xử
được xác định là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và
trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với
đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân
giám sát việc chấp hành.

- Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
và của nhân dân. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức được đặt dưới sự kiểm
tra, giám sát thường xuyên của cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng viên chức; có
thể bị thanh tra bởi các cơ quan thanh tra trong hệ thống thanh tra nhà nước.
Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động nghề nghiệp của viên chức trực
tiếp hoặc thông qua cơ quan đại diện và tổ chức thanh tra nhân dân.

c) Quyền và nghĩa vụ của viên chức

Quyền của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp được quy định tại Luật
Viên chức 2010 như sau:

- Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp: Mỗi vị trí công
việc đều hoạt động dựa trên sự tuân thủ pháp luật và được pháp luật bảo vệ, đối
với người lao động thì sẽ có hợp đồng lao động, đối với viên chức sẽ có hợp
đồng làm việc. Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về các vấn đề liên quan
đến công việc, tiền lương cũng như những điều kiện việc làm, quyền và nghĩa
vụ của các bên trong quá trình làm việc và thực hiện hợp đồng. Hợp đồng cũng
là cơ sở pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích của viên chức trên cơ sở tôn trọng pháp
luật, tức pháp luật công nhận và bảo vệ viên chức trong quá trình hoạt động
nghề nghiệp.

- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn,
nghiệp vụ: Viên chức được học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn,
nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt công việc được giao bởi nội dung công việc không
77
ngừng có sự thay đổi và cập nhật, do đó viên chức phải được đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng các đòi hỏi
ngày càng cao của công việc.

- Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc: Hợp đồng làm
việc đã giao kết quy định rõ các điều kiện trong quá trình làm việc nhằm đảm
bảo các điều kiện cho viên chức cũng như đảm bảo công việc được thực hiện tốt
nhất khi được cung cấp đủ các điều kiện cần thiết.

- Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được
giao: Đây cũng được xem như là một điều kiện trong công việc, để viên chức có
thể thực hiện được công việc, nhiệm vụ được giao phó thì cơ quan quản lý viên
chức cần phải cung cấp thông tin về công việc để viên chức biết rõ về công việc
mình cần làm, điều kiện làm việc, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công việc.

- Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc
nhiệm vụ được giao: Khi viên chức đảm nhận một vị trí việc làm đồng nghĩa với
việc viên chức phải có chuyên môn công việc, điều này giúp trong quá trình làm
việc viên chức có thể giải quyết được những công việc được giao cũng như có
thể tự mình quyết định các vấn đề chuyên môn độc lập, tránh để tình trạng công
việc bị kéo dài, trì trệ, không được giải quyết. Đồng thời cơ quan quản lý viên
chức cũng cho phép viên chức được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn
gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao, đây là sự trao quyền hợp lý và đúng
đắn trong quá trình xử lý công việc.

- Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định
của pháp luật: Viên chức có nghĩa vụ phải thực hiện đúng pháp luật, không thực
hiện những hành vi bị cấm, những hành vi trái với pháp luật. Do đó mà viên
chức sẽ có quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định
của pháp luật.

Bên cạnh đó, viên chức còn được hưởng các quyền khác về hoạt động
nghề nghiệp theo quy định của pháp luật như:
78
- Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền
lương, gồm: (1) Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề
nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được
giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở
miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có
môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù; (2) Được hưởng tiền
làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp
luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập; (3) Được hưởng tiền thưởng,
được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự
nghiệp công lập.

- Quyền của viên chức về nghỉ ngơi, gồm: (1) Được nghỉ hàng năm, nghỉ
lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công
việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm
thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ; (2) Viên chức
làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc
biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một
lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự
đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; (3) Đối với lĩnh vực sự
nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của
pháp luật; (4) Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính
đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

- Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời
gian quy định, gồm: (1) Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc
quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
(2) Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật
không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của
người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; (3) Được góp vốn nhưng không

79
tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công
ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa
học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

- Các quyền khác của viên chức, gồm: (1) Viên chức được khen thưởng,
tôn vinh, được tham gia hoạt động kinh tế xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi
về nhà ở; được tạo điều kiện học tập hoạt động nghề nghiệp ở trong nước và
nước ngoài theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị thương hoặc chết do
thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao thì được xét hưởng chính sách như
thương binh hoặc được xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.

Theo Luật Viên chức ngoài việc được đảm bảo các quyền trong hoạt động
nghề nghiệp thì viên chức phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của luật.
Nghĩa vụ chung của viên chức bao gồm:

- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt
Nam và pháp luật của Nhà nước.

- Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
tư.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp;
thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp
công lập.

- Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả
tiết kiệm tài sản được giao.

- Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của
viên chức.

Tại Điều 17 Luật Viên chức quy định nghĩa vụ của viên chức trong hoạt
động nghề nghiệp như sau:

- Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời
gian và chất lượng. Nghĩa vụ cơ bản nhất khi thực hiện công việc của viên chức
80
chính là đảm bảo thực hiện công việc được giao. Đảm bảo công việc được hiểu
là đảm bảo cả về thời gian hoàn thành công việc và chất lượng công việc. Việc
đánh giá chất lượng công việc của viên chức thuộc về cơ quan quản lý viên
chức.

- Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
Để thực hiện tốt công việc cũng như hiệu suất công việc thì cần có sự phối hợp
giữa các viên chức cùng cơ quan hay cùng nhiệm vụ với nhau. Sự phối hợp giữa
viên chức và đồng nghiệp sẽ tạo ra kết quả công việc tốt nhất có thể.

- Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền. Theo thỏa
thuận của hợp đồng việc làm cũng như theo nguyên tắc thì viên chức có nghĩa
vụ chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền, sự chỉ đạo của
cấp trên để hoàn thành nhiệm vụ chung.

- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp
vụ. Mặc dù đã được tuyển dụng, bổ nhiệm vào vị trí việc làm, nhưng viên chức
vẫn phải học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm thực
hiện tốt công việc được giao bởi nội dung công việc không ngừng có sự thay đổi
và cập nhật, do đó trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cũng phải được
nâng cao nhằm đáp ứng các đòi hỏi của công việc.

- Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:

+ Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;

+ Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;

+ Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;

+ Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.

Viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập, ở vị trí việc làm đặc
thù, phải tiếp xúc với nhân dân, viên chức cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản khi
làm việc với nhân dân, đặc biệt là về thái độ và tinh thần làm việc hết mình vì
nhân dân, không được làm trái các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
81
- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp. Viên chức
khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp vừa làm việc theo sự chỉ đạo từ người có
thẩm quyền, vừa có tính độc lập trong quá trình giải quyết công việc chuyên
môn, do đó mà viên chức phải chịu trách nhiệm về những hành vi mà mình thực
hiện trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Trường hợp những hành vi của viên
chức vi phạm pháp luật thì viên chức sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Ngoài các
nghĩa vụ trên, viên còn có nghĩa vụ đảm bảo thực hiện đúng các quy định khác
của Luật trong quá trình thực hiện công việc.

Đối với viên chức quản lý, ngoài việc thực hiện nghĩa vụ chung và nghĩa
vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp còn phải thực hiện các nghĩa vụ
sau:

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức
trách, thẩm quyền được giao.

- Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong đơn
vị được giao quản lý, phụ trách.

- Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt
động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách.

- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ
sở vật chất, tài chính trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

Tại Điều 19 Luật Viên chức quy định những việc viên chức không được
làm như sau:

- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao;
gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.

82
- Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với
quy định của pháp luật.

- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn
giáo dưới mọi hình thức.

- Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại
đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực
hiện hoạt động nghề nghiệp.

- Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật
phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy
định khác của pháp luật có liên quan.

2. Một số vấn đề chung về đạo đức

a) Quan niệm chung về đạo đức

Đạo đức là mặt tinh thần của đời sống xã hội, gắn với con người, tồn tại
cùng với xã hội loài người. Với tư cách là một phương diện của đời sống xã hội,
đạo đức hiện diện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (đạo đức trong
kinh tế, đạo đức trong chính trị, đạo đức trong nghệ thuật, đạo đức trong tôn
giáo…). Đạo đức bao gồm ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức.
Như vậy đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội
nhằm điều chỉnh các hành vi của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ
với xã hội, được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, sức mạnh truyền thống và sức
mạnh của dư luận xã hội.

Đạo đức của cá nhân người lao động trong các nghề nghiệp khác nhau
trong xã hội luôn gắn liền với nhiều yếu tố như: chính trị, pháp luật, tôn giáo,...
Đồng thời, đạo đức gắn liền với cộng đồng dân cư, tổ chức và xã hội nơi con
người sinh sống. Vì vậy, ở các giai đoạn lịch sử nhất định, cần phải xem xét mối
83
quan hệ giữa đạo đức với các thành tố khác ngoài nó như chính trị, pháp luật,
tôn giáo để hiểu rõ đạo đức của từng cá nhân người lao động trong xã hội.

- Đạo đức và chính trị: Quan hệ giữa đạo đức và chính trị là mối quan hệ
biện chứng, được thể hiện trên những khía cạnh:

(i) Đạo đức và chính trị thống nhất nhau, vì cùng chịu sự chi phối của một
cơ sở kinh tế nhất định, mang tính giai cấp trong xã hội có giai cấp. Đối với xã
hội có giai cấp, đạo đức của giai cấp thống trị là đạo đức chính thống của xã hội.

(ii) Đạo đức và chính trị đan xen nhau, đạo đức phục vụ cho chính trị.
Nhiệm vụ chính trị chi phối những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức. Trong xã
hội có giai cấp, đạo đức phục vụ cho lợi ích giai cấp. Bất kỳ xã hội có giai cấp
nào cũng hình thành hai loại đạo đức: đạo đức của giai cấp thống trị và của giai
cấp bị thống trị. Nếu hệ thống chính trị của xã hội là hệ thống tiến bộ thì những
yếu tố đạo đức lành mạnh của quần chúng lao động sáng tạo ra được phổ biến và
phát triển. Ngược lại nếu hệ thống chính trị lỗi thời, phản động thì nó sẽ cản trở
và xung đột gay gắt với những yếu tố đạo đức tiến bộ của quần chúng. Trong
trường hợp đó thường diễn ra sự đấu tranh của quần chúng chống lại đạo đức và
chính trị của giai cấp phản động.

(iii) Đạo đức và chính trị bổ sung nhau, sự đánh giá hành động ở khía
cạnh chính trị trước hết là làm sáng tỏ lợi ích của hành động đó đối với xã hội,
đối với giai cấp. Sự đánh giá của đạo đức căn cứ vào sự xác định dụng ý và
động cơ của hành động. Hành vi mang tính chất đạo đức thì xét đến cùng bao
giờ cũng bị chi phối bởi động cơ làm lợi cho xã hội và động cơ này trong thực
tiễn được thực hiện bằng sự sáng tạo một giá trị nào đó. Kết quả và động cơ của
hành động xét về lĩnh vực chính trị thực tiễn cũng quan trọng như nhau. Do vậy
đạo đức và chính trị bổ sung cho.

- Đạo đức và pháp luật: Đạo đức xác định giá trị cho hành động tự nguyện
tự giác của con người, xác định giới hạn cho điều thiện và điều ác. Đạo đức
không trừng phạt hành vi vi phạm bằng sự cưỡng chế từ bên ngoài mà bằng sự
84
tự vấn lương tâm bên trong chủ thể. Chuẩn mực pháp luật xác lập những điều
kiện tối thiểu của đời sống và trật tự xã hội. Nó xác định ranh giới cho các hành
vi phải làm, không được làm và được làm. Chuẩn mực đạo đức xác lập những
điều kiện tối đa của cuộc sống và trật tự xã hội. Nó xác lập hành vi nên làm và
không nên làm. Vì vậy nó không có sự đảm bảo bằng sự cưỡng chế của pháp
luật. Dư luận xã hội ở bên ngoài và lương tâm ở bên trong là cái điều chỉnh hành
vi đạo đức. Pháp luật là một trong những biện pháp để khẳng định một chuẩn
mực nhất định, biến nó thành thói quen, thành yêu cầu bên trong con người và
biến nó thành chuẩn mực đạo đức.

Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật còn được thể hiện ở phạm trù
công lý. Về mặt cá nhân, công lý được xem như một phẩm hạnh cao cả, về mặt
xã hội công lý như là mục tiêu hay giá trị hướng tới của xã hội để tạo ra sự ổn
định và phát triển. Công lý chỉ xuất hiện khi con người biết phân biệt cái đúng,
cái sai, điều tốt, điều xấu để giúp duy trì trật tự, ổn định trong xã hội nên công lý
thường được tiếp thu, bổ sung, điều chỉnh vào pháp luật như là một giá trị khách
quan, để quản lý xã hội một cách hiệu quả. Thuộc tính cơ bản nhất của công lý,
là công bằng, đạo đức, pháp luật. Công lý hình thành trên nền đạo đức tự nhiên
và tương tác với pháp luật; nếu pháp luật hình thành và phát triển để tạo chỗ
đứng cho công lý thì công lý là thước đo giá trị cho hệ thống pháp luật của mỗi
quốc gia.

- Đạo đức và tôn giáo: Tôn giáo và đạo đức đều đề cập đến vấn đề hạnh
phúc, nghĩa vụ, lương tâm, số phận con người,… Tôn giáo và đạo đức đều
hướng con người tới lý tưởng sống lương thiện, nhân đạo. Đó là những nhu cầu
đạo đức của nhân loại được phản ánh ít nhiều trong các giáo lý tôn giáo. Nhưng
về nguyên tắc, giáo lý tôn giáo không phải là một học thuyết đạo đức. Tôn giáo
có năng lực giải thích và hướng dẫn hành vi con người, tức là có năng lực đóng
vai trò đạo đức. Tôn giáo có chứa đựng nhiều chuẩn mực đạo đức phù hợp với

85
con người, đáp ứng nhu cầu của một bộ phận quần chúng nhân dân, do đó có tác
động mạnh mẽ tới đạo đức cá nhân và cộng đồng.

b) Quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cán bộ, công chức, viên chức

- Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về đạo đức cán bộ, công chức, viên
chức.

Trong thực thi công vụ và hoạt động nghề nghiệp, cán bộ, công chức, viên
chức phải tuân thủ những chuẩn mực vừa mang tính đạo đức xã hội, đạo đức
nghề nghiệp và những chuẩn mực mang tính pháp luật của nhà nước trong các
quan hệ, trên cơ sở hướng đến lợi ích chung. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về
đạo đức cán bộ, công chức, viên chức được thể hiện rõ trong các văn bản của
Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Theo đó, việc “khắc phục những
yếu kém trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là
cán bộ cấp chiến lược, cán bộ chủ trì các cấp, nhằm đảm bảo cho cán bộ có bản
lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức, trách nhiệm, năng lực và động cơ đúng đắn,
thực sự tiên phong, gương mẫu, luôn đặt lợi ích của tập thể, quốc gia, dân tộc
lên trên lợi ích cá nhân, thực sự là “công bộc” của nhân dân, phục vụ nhân dân;
qua đó, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng” là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu20. Tập trung xây dựng Đảng về đạo đức là vấn đề quan trọng, là một
trong mười nhiệm vụ trọng tâm mà Đại hội XIII của Đảng đề ra nhằm đáp ứng
nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Nâng cao
đạo đức trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức là nhiệm vụ
lớn mà Đảng đề ra, là yêu cầu cao nhất của đạo đức công vụ, đạo đức nghề
nghiệp, từ trong từng tổ chức đến cả hệ thống chính trị, đồng thời là đòi hỏi tất
yếu, cần được thực hiện đồng bộ các giải pháp. Nâng cao đạo đức công vụ, đạo
đức nghề nghiệp là công việc thường xuyên, lâu dài, đòi hỏi sự tham gia tích cực
20
Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 30/10/2016, Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa
XII) về tăng cƣờng xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống,
những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ
86
không chỉ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức mà của toàn thể nhân dân.
Nghị quyết của Đại hội cũng nhấn mạnh: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ
các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy
tín, ngang tầm nhiệm vụ. Xây dựng, hoàn thiện chính sách phát hiện, thu hút, sử
dụng nhân tài; có cơ chế bảo vệ những cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ,
dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử
thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung, đồng thời xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm21”. Đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp vừa là một phạm
trù chính trị - pháp lý, vừa là một phạm trù đạo đức. Thể chế hoá đường lối, chủ
trương của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chính sách, pháp luật
nhằm điều chỉnh đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức đồng thời tích cực
triển khai thực hiện trên thực tế.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, công chức, viên chức

Theo quan điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ, công chức, viên chức
phải là công bộc của dân, mọi hoạt động đều lấy nhân dân làm mục đích phục
vụ. Cán bộ, công chức, viên chức phải hiếu với dân - nghĩa là, tuyệt đối trung
thành phục vụ nhân dân, “Lấy dân làm gốc”, phát huy quyền dân làm chủ. Khi
bàn về vấn đề đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức, Hồ Chí Minh thường
sử dụng các phạm trù “Đức” và “Tài”, trong đó đức là gốc: “cũng như sông phải
có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có
gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài
giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân 22”. Hồ Chí Minh thường xuyên
kêu gọi mọi người thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và đưa vào
những khái niệm đó nội dung mới:

21
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập II, Nxb Chính trị Quốc gia -
Sự thât, Hà Nội.2021, tr.230
22
Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, NXB, Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.253
87
+ “Cần”: Không chỉ là cần cù, siêng năng, chăm chỉ, dẻo dai mà phải là
làm việc có kế hoạch, khoa học, biết cải tiến kỹ thuật đem lại năng suất lao động
cao để xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp.

+ “Kiệm”: Tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, tiết kiệm không chỉ
là những yếu tố vật chất mà theo người cần tiết kiệm cả về mặt thời gian. Tiết
kiệm không có nghĩa là bủn xỉn, keo kiệt. Khi không nên tiêu xài thì một đồng
xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm thì dù bao nhiêu công sức cũng
vui lòng. Tiết kiệm cần đi đôi với chống xa xỉ.

+ “Liêm” là trong sạch, không tham lam, không tham tiền, của, địa vị,
danh lợi. Nếu tham lam tiền của, danh lợi, địa vị đó là bất liêm, bất liêm xã hội
sẽ loạn. Một dân tộc biết cần, kiệm, liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh
về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ.

+ “Chính” là thẳng thắn, đúng đắn, là người làm việc công phải có công
tâm, công đức. Chớ đem của công dùng vào việc tư, chớ đem người tư dùng vào
việc công. Việc gì cũng phải công minh chính trực, không nên tư ân, tư huệ, tư
thù, tư oán. Không được lên mặt làm “quan cách mạng”.

+ “Chí công vô tư” là hết sức lo cho công việc chung, không màng tư lợi.
Hết sức vì sự công bằng, biết đặt lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc, của tập thể
lên trên lợi ích riêng tư, mình vì mọi người, mọi người vì mình. Thực hiện được
đạo đức này cũng chính là đã chối được chủ nghĩa cá nhân - kẻ thù nguy hiểm
nhất của đạo đức cách mạng, nó dẫn đến bệnh tham lam, ích kỉ, quyền hành, tự
kiêu, tự đại, coi thường tập thể, từ đó thiếu ý thức tổ chức, tinh thần trách nhiệm
không cao, tính kỷ luật kém làm hại đến nhân dân và cách mạng. Đạo đức cán
bộ, công chức, viên chức theo quan niệm của Hồ Chí Minh còn có nghĩa là
Chính phủ, cán bộ phải lấy tinh thần là công bộc của dân, là đầy tớ của dân mà
đối xử với dân. Quan điểm này có thể coi là một đặc trưng tiêu biểu của đạo đức
công vụ. Tinh thần “đầy tớ” của dân một mặt có ý nghĩa là tôn trọng quyền dân
chủ của nhân dân mặt khác có ý nghĩa người được giao trách nhiệm đại diện cho
88
nhân dân phải tận tâm, tận tụy với công việc, với dân, phụng sự nhân dân hết
mình.

3. Những vấn đề cơ bản về đạo đức nghề nghiệp

a) Quan niệm chung về đạo đức nghề nghiệp

Nghề nghiệp, hiểu một cách đơn giản là công việc thuộc một lĩnh vực được

xã hội chấp nhận, tạo nên thu nhập cho bản thân và đem lại giá trị cho cộng
đồng. Có thể kể đến nhiều nghề nghiệp khác nhau như bác sĩ, kỹ sư, giáo viên,
kế toán, thợ mộc…Nghề nghiệp cũng là đích đến mà mỗi người đều muốn gắn
kết lâu dài. Vì thế nghề nghiệp được lựa chọn dựa trên đam mê, khả năng cũng
như sự suy xét kỹ lưỡng. Ai cũng muốn thực hiện, theo đuổi và ngày càng phát
triển nghề nghiệp của bản thân.

Đạo đức nghề nghiệp, để có được thành công trong sự nghiệp cá nhân, hoạt
động nghề nghiệp của mỗi người trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều đòi hỏi phải có
những chuẩn mực đạo đức mà ta gọi là đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề
nghiệp là các chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh
vực hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định. Trong xã
hội có bao nhiêu nghề thì có bấy nhiêu thứ đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề
nghiệp là đạo đức xã hội được thể hiện một cách đặc thù, cụ thể trong các hoạt động
nghề nghiệp. Với tính cách là một dạng của đạo đức xã hội, nó có quan hệ chặt chẽ
với đạo đức cá nhân và thể hiện thông qua đạo đức cá nhân. Đồng thời, do liên quan
với hoạt động nghề và gắn liền với một kiểu quan hệ sản xuất trong một giai đoạn
lịch sử nhất định nên đạo đức nghề nghiệp cũng mang tính giai cấp, tính dân tộc.
Chẳng hạn, đạo đức nghề y (y đức) từ thời cổ đại đến nay đều có những chuẩn mực
chung, lấy việc cứu người làm điều thiện, nhưng người thầy thuốc dưới chế độ xã
hội chủ nghĩa nâng những giá trị đạo đức đó lên phù hợp với đạo đức của con người
xã hội chủ nghĩa. Đạo đức nghề nghiệp mang tính giai cấp nên quan điểm về nghề
nghiệp, thái độ đối với nghề nghiệp trong mỗi chế độ xã hội cũng khác nhau.

89
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, đạo đức nghề nghiệp có vai trò xã hội to lớn.
Nó không chỉ là một nhánh đặc sắc của hệ thống đạo đức xã hội, mà còn là một cấp
độ phát triển đạo đức tiêu biểu, một loại đạo đức đã được thực tiễn hoá. Chẳng hạn,
trong quá trình xây dựng đạo đức mới xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, mỗi
thành viên cần xác định rằng sự yêu nghề, chân thành giữ chữ tín, làm việc hợp đạo
lý, có hiệu quả, năng suất cao nhằm phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc ngày càng
tốt hơn, nhiều hơn… là những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Trong đó, linh hồn
của đạo đức nghề nghiệp là tinh thần tận tuỵ phục vụ nhân dân, sự trung thành với
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa được quán triệt, cụ thể hoá và biểu hiện bằng thực tiễn ở
tất cả các mặt của đạo đức nghề nghiệp.

Trong cuộc đời của một con người, khoảng 1/2 thời gian là hoạt động nghề
nghiệp (có người gần như suốt cuộc đời). Những thành công (và cả những thất bại)
của đời người chủ yếu được bắt nguồn từ hoạt động nghề nghiệp. Vinh quang và cay
đắng, danh dự và tủi nhục trong cuộc đời ít nhiều đều liên quan đến vấn đề đạo đức
nghề nghiệp của mỗi con người. Những con người gương mẫu, say mê trong lao
động nghề nghiệp, mô phạm về mặt đạo đức luôn được xã hội, cộng đồng tôn trọng
và kính yêu. Tựu trung lại, lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ, sự yêu – ghét, sự tốt –
xấu, tính thiện - ác của mỗi người đều được thể hiện tập trung qua hoạt động nghề
nghiệp.

Quy tắc chung của đạo đức nghề nghiệp, việc thực hành đạo đức nghề nghiệp
sẽ có sự khác nhau đối với từng ngành nghề. Nhưng nhìn chung, tất cả các ngành
nghề đều cần những phẩm chất phù hợp với quy chuẩn và được xã hội thừa nhận đó
là:

- Độc lập, tự lực cánh sinh, làm đúng nhiệm vụ, chức trách của mình.

- Khách quan và chính trực, đánh giá, nhìn nhận mọi thứ một cách công tâm
nhất.

- Bản thân mỗi người cần không ngừng trau dồi, nâng cao trình độ, kiến thức,
khẳng định năng lực chuyên môn.
90
- Đảm bảo tính chuyên nghiệp, tư cách nghề nghiệp của một người khi làm
việc.

- Tuân thủ các chuẩn mực, quy định chung, hành xử có nguyên tắc.

- Liêm chính, không vì lợi ích cá nhân mà ảnh hưởng đến tập thể.

- Làm việc phù hợp với năng lực, làm hết sức mình và tập trung cao độ trong
công việc.

- Tôn trọng mọi người xung quanh, hòa thuận, biết lắng nghe ý kiến từ người
khác. Cống hiến hết mình, trung thành khi làm việc trong tổ chức, cơ quan.

Ý nghĩa của đạo đức nghề nghiệp, trong các tổ chức, đơn vị, việc đảm bảo
yếu tố đạo đức nghề nghiệp là rất quan trọng. Nó mang đến những ý nghĩa vô cùng
lớn như:

- Gia tăng hiệu suất công việc của cá nhân, tập thể.

- Nâng cao sự uy tín, hình ảnh cho tổ chức, đơn vị.

- Tạo niềm tin, sự tin tưởng đối với người dân, doanh nghiệp.

- Giảm thiểu các vấn đề pháp lý, mâu thuẫn nội bộ.

- Hình thành các cá nhân tích cực trong tổ chức.

b) Quá trình hình thành đạo đức nghề nghiệp

Nói đến đạo đức nghề nghiệp là phải nói tới lương tâm nghề nghiệp. Lương
tâm nghề nghiệp là biểu hiện tập trung nhất của ý thức đạo đức cá nhân trong thực
tiễn; nó vừa là dấu hiệu vừa là thước đo sự trưởng thành của đời sống đạo đức cá
nhân. Mỗi con người với tư cách một chủ thể đạo đức đã trưởng thành bao giờ cũng
biểu hiện là người sống có lương tâm, mà rõ nét nhất là trong hoạt động nghề nghiệp
của họ. Lương tâm nghề nghiệp là ý thức trách nhiệm của chủ thể đối với hành vi
của mình trong hoạt động nghề nghiệp, là thái độ và cách ứng xử của người làm
nghề trước lợi ích của người khác, của xã hội; là sự tự phán xử về các hoạt động, các
hành vi nghề nghiệp của mình. Theo Đêmôcrít – nhà triết học Hy Lạp cổ đại – lương
91
tâm chính là sự tự hổ thẹn, nghĩa là hổ thẹn với bản thân mình. Sự hổ thẹn giúp cho
con người tránh được ý nghĩ, việc làm sai trái. Do vậy, ông cho rằng, cần phải dạy
cho con người biết hổ thẹn, nhất làm hổ thẹn trước bản thân mình. Nếu làm được
như vậy thì sẽ giữ vững và nâng cao được đời sống đạo đức cá nhân và cộng đồng.
Trong hoạt động nghề nghiệp nếu không biết tự hổ thẹn, sẽ không nâng cao được tay
nghề và kết quả của hoạt động nghề nghiệp không những không có tác dụng, mà
ngược lại, còn ảnh hưởng xấu đối với xã hội. Lương tâm nghề nghiệp không phải là
cảm xúc nhất thời, hời hợt mà là kết quả của một quá trình nhận thức sâu sắc thông
qua hoạt động nghề nghiệp của một con người (hoặc của những người có cùng nghề
nghiệp) đối với nhu cầu, đòi hỏi của xã hội và sự tồn tại, phát triển của nghề nghiệp.

Trong đạo đức nghề nghiệp cũng như đạo đức nói chung, trạng thái khẳng
định của lương tâm có vai trò nâng cao tính tích cực của con người, giúp cho con
người tin tưởng vào mình trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Niềm tin tưởng đó
là động lực bên trong thôi thúc con người vươn tới cái thiện, cái tốt đẹp, cái cao cả;
loại trừ cái xấu, cái nhỏ nhen, ty tiện nhằm làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
Thật bất hạnh đối với những kẻ làm điều ác cho người khác mà không bị lương tâm
cắn dứt, dằn vặt. Chẳng hạn, buôn bán gian lận, bán hàng giả hoặc cậy chức, cậy
quyền đẩy người khác vào đường cùng… mà “lương tâm” của những kẻ đó vẫn
không hề gợn lên một chút day dứt trước tình đồng loại.

Muốn giữ được đạo đức nghề nghiệp, trước hết phải giữ được lương tâm nghề
nghiệp, bởi vì, làm điều ác lần thứ nhất thì lương tâm còn dằn vặt, cắn dứt nhưng
điều ác được lặp lại thì lương tâm biến mất. Lúc đó cũng là thời điểm báo trước sự
đổ vỡ của lòng tự tin, lòng tự trọng nghề nghiệp. Trong thực tiễn đạo đức, người có
lương tâm trong sạch là người có khả năng tự ý thức và đánh giá được bản chất
lương thiện của chính mình. Ngược lại, mọi giá trị đạo đức sẽ tiêu tan khi chủ thể
không còn cảm giác về lương tâm trước những việc làm sai trái của bản thân.

Để giữ gìn uy tín nghề nghiệp trong xã hội, những người có hành vi trái với
lương tâm nghề nghiệp sẽ bị người hoạt động cùng nghề phê phán; đồng thời, dư

92
luận xã hội sẽ lên án và thậm chí, pháp luật sẽ trừng trị. Chỉ có sự phê phán mạnh mẽ
của dư luận xã hội, sự trừng phạt thích đáng của pháp luật mới có thể thức tỉnh và
phục hồi được lương tâm của những người đã đánh mất nó. Khi lương tâm được
thức tỉnh trong hoạt động nghề nghiệp cũng có nghĩa là nghĩa vụ đạo đức trước nghề
nghiệp của chủ thể bắt đầu được khôi phục.

Nghĩa vụ đạo đức không phải là sự ép buộc từ bên ngoài mà nó là sự gắn bó


chặt chẽ với ý thức về lẽ sống, hạnh phúc và triết lý sống của mỗi con người. Trong
lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cũng vậy, nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi mỗi
cá nhân phải giải quyết một cách hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Mỗi
bước tiến bộ nghề nghiệp của cá nhân đều gắn liền với sự tiến bộ của xã hội và sự
trưởng thành về mặt nhân cách của mỗi người. Trong quá trình hoạt động nghề
nghiệp, mỗi người lựa chọn cho mình một triết lý nghề nghiệp riêng, không những
không mâu thuẫn với lợi ích của người khác và của xã hội mà còn đáp ứng những
yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Trong xã hội ta hiện nay, quan niệm cho rằng, “tiền
không phải là tất cả, cái quý hơn tiền đó là niềm tin nơi con người và lòng tự trọng”
đã trở thành lẽ sống trong hoạt động nghề nghiệp của không ít người. Đó thực sự là
một giá trị đáng trân trọng trong đời sống đạo đức của xã hội nói chung và đạo đức
nghề nghiệp nói riêng.

Đạo đức là phẩm chất quan trọng của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế
giới tâm hồn của mỗi con người. Nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp, phát huy ý
thức đạo đức nghề nghiệp là góp phần làm rõ được vai trò của ý thức xã hội đối với
sự phát triển của tồn tại xã hội.

Quá trình hình thành đạo đức nghề nghiệp bao gồm 4 bước:

Nhận thức cá nhân về chân giá trị nghề nghiệp Hình thành nhận thức của
một nhóm về các chân giá trị nghề nghiệp Hình thành nhận thức và công nhận
lẫn nhau các chân giá trị nghề nghiệp Tính pháp lý hóa các chân giá trị (quy tắc,
luật lệ,..)

c) Nội dung cơ bản về đạo đức nghề nghiệp


93
Nội dung của đạo đức nghề nghiệp thể hiện ở các chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp và chuẩn mực pháp lý của đạo đức nghề nghiệp. Các chuẩn mực
này mang tính thống nhất và tác động qua lại bởi các quy tắc đạo đức nghề
nghiệp là cơ sở, là nền tảng của chuẩn mực pháp lý của đạo đức nghề nghiệp.
Pháp luật về đạo đức nghề nghiệp (các chuẩn mực pháp lý) là phương tiện để
ghi nhận, thể chế hóa các quan niệm, ý niệm, chuẩn mực, quy tắc đạo đức, biến
chúng thành những chuẩn mực chung trong hoạt động nghề nghiệp mà các đối
tượng tham gia quan hệ nghề nghiệp phải thực hiện. Với cách thức này mà nhiều
quy phạm đạo đức nghề nghiệp được xây dựng, chuyển hoá thành pháp luật về
đạo đức nghề nghiệp.

- Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp xác
lập những hành vi nên làm và không nên làm. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước coi là “cái nền”, “cái gốc” của
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
tư. Viên chức hiện nay chủ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước, từ sự đóng
góp của nhân dân; nhân dân trả công cho cán bộ, công chức, viên chức để phục
vụ họ thì những người này phải cố gắng làm để phục vụ ngày càng tốt hơn cho
nhân dân, đó là cần. Có nạn tham ô và lãng phí cũng là do quan liêu. Vì mắc
bệnh quan liêu mà không thấy, không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng,
có kỷ luật mà không nắm vững - đó là không liêm, không chính. Cán bộ, công
chức, viên chức làm việc công, tiêu tiền công, lại có ít nhiều quyền hành nếu
không có ý thức, tinh thần cao thì rất dễ hủ bại, đó là thiếu chí công vô tư,…
Theo đó, những chuẩn mực cơ bản của đạo đức nghề nghiệp là:

Thứ nhất, sự trung thành với nhân dân, nhà nước, tổ chức: Cán bộ, công
chức, viên chức làm việc trong bộ máy nhà nước, phục vụ nhân dân; vì thế sự
trung thành của người cán bộ, công chức, viên chức với nhà nước, với tổ chức,
trung thành với sự nghiệp cách mạng phục vụ nhân dân là phẩm chất đạo đức
đầu tiên cần phải có.

94
Thứ hai, chấp hành Hiến pháp, pháp luật và các quy định, quy chế làm
việc trong thực hiện nhiệm vụ: Việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật là tiêu chí
không thể thiếu để đánh giá đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức trong
hoạt động công vụ, hoạt động nghề nghiệp và cả trong cuộc sống. Hiến pháp và
pháp luật là khuôn mẫu về hành vi, xử sự được Nhà nước thừa nhận, không đối
lập với đạo đức, chấp hành Hiến pháp và pháp luật cũng là chấp hành các giá trị
đạo đức đã được pháp luật hóa. Bên cạnh Hiến pháp và pháp luật, các quy định,
quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị là những chuẩn mực cụ thể, có vai trò
quan trọng trong củng cố pháp chế và kỷ luật, điều chỉnh nhiều quan hệ trực tiếp
liên quan tới quan hệ công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

Thứ ba, hiệu quả hoạt động, việc hoàn thành nghĩa vụ, nhiệm vụ được
giao của cán bộ, công chức, viên chức là thước đo đánh giá sự phục vụ, cống
hiến của họ đối với nhà nước, xã hội. Vì vậy, hiệu quả hoạt động là một trong
những nội dung cơ bản của đạo đức nghề nghiệp.

Thứ tư, tính trung thực, không thiên vị, vụ lợi trong thực hiện nhiệm vụ.
Tính trung thực quyết định sự đúng đắn, khách quan khi thực hiện nhiệm vụ.
Khi không trung thực trong cuộc sống cũng như hoạt động nghề nghiệp sẽ dẫn
đến những quyết định gây tổn hại cho nhà nước, xã hội, cá nhân, tổ chức. Không
trung thực, thiên vị, vụ lợi của viên chức sẽ dẫn họ tới những vi phạm pháp luật
trong hoạt động nghề nghiệp.

Thứ năm, tận tụy, tự giác thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, bổn phận của
người viên chức. Đạo đức nghề nghiệp không phải là những giáo điều hình thức
mà phải là đạo đức gắn với hành động thực tiễn. Mục tiêu của hoạt động nghề
nghiệp là phục vụ nhà nước, xã hội và công dân, do đó trong quá trình hoạt động
nghề nghiệp, viên chức phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến nhân dân, đặt mình vào
vị trí của nhân dân để giải quyết các công việc; có thái độ lịch sự, công bằng,
giải quyết công việc đúng pháp luật, không gây phiền hà, sách nhiễu, không vụ
lợi, hết long phục vụ và lắng nghe ý kiến góp ý của nhân dân. Thái độ thực hiện

95
nghĩa vụ, trách nhiệm viên chức là một tiêu chí để đánh giá đạo đức nghề
nghiệp. Hồ Chí Minh viết: “Cán bộ và đảng viên cần nâng cao tinh thần phụ
trách trước Đảng và trước quần chúng, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân ...
Phải “chí công vô tư” và có tinh thần” lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.

Thứ sáu, quan hệ với đồng nghiệp: Người có đạo đức nghề nghiệp tốt là
người biết thiết lập quan hệ với đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp, biết
chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác, không chỉ biết hoàn thành nghĩa vụ công việc của
mình mà còn biết giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành nhiệm vụ; có thái độ cầu thị,
thân ái, biết giúp nhau cùng phát triển, hoàn thiện để hoàn thành nhiệm vụ
chung. Thân ái, hợp tác không phải là bao che khuyết điểm mà để giúp nhau
cùng tiến bộ và ngăn chặn những hành vi vi phạm kỷ luật trong hoạt động nghề
nghiệp và cả trong cuộc sống.

- Chuẩn mực pháp lý, từ những chuẩn mực chung của đạo đức nghề
nghiệp, Nhà nước thể chế hoá thành các quy phạm pháp luật - các quy phạm đạo
đức nghề nghiệp “trở thành” các quy phạm pháp luật về đạo đức nghề nghiệp
thông qua sự phê chuẩn, chấp nhận của Nhà nước. Nói cách khác, những chuẩn
mực đạo đức nghề nghiệp là phạm trù nội dung, còn pháp luật về đạo đức nghề
nghiệp là phạm trù hình thức, thể hiện nội dung đạo đức nghề nghiệp. Nhà nước
thừa nhận những quy tắc đạo đức nghề nghiệp tiến bộ và lựa chọn những quy tắc
đạo đức nghề nghiệp tốt đẹp, lành mạnh, phù hợp để thể chế hoá thành pháp
luật, nghĩa là chuyển hóa những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thành những
quy phạm pháp luật. Thông qua đó các quy phạm đạo đức nghề nghiệp trở thành
các chuẩn mực thể hiện dưới hình thức pháp lý, được Nhà nước bảo đảm thực
hiện và cán bộ, công chức, viên chức phải tuân theo. Nếu chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp giúp viên chức xác định, lựa chọn những việc nên làm và không
nên làm thì các chuẩn mực pháp luật về đạo đức nghề nghiệp sẽ xác định ranh
giới cho các hành vi phải làm và không được làm của viên chức. Ngay trong
Quy chế công chức đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Nhà nước ta đã đưa ra

96
những chuẩn mực đạo đức - pháp lý rất quan trọng đối với công chức nhà nước.
Lần đầu tiên những giá trị đạo đức truyền thống: cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư,... được thể chế hoá thành những giá trị chuẩn mực pháp lý đối với
công chức Việt Nam. Điều này có ý nghĩa quan trọng và vượt qua thời gian, đến
nay những quy định này vẫn còn nguyên giá trị. Bên cạnh những chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp chung nói trên thì trong mỗi ngành nghề, người làm nghề còn
phải tuân theo các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp riêng. Chẳng hạn, những
người làm việc trong ngành giáo dục, y tế, thuế, kế toán, tài nguyên môi trường,
… đều phải tuân theo chuẩn mực riêng, gắn liền với hoạt động nghề nghiệp của
họ.

4. Thực hành đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp không đơn giản là những lý thuyết, quy định mà
được thể hiện qua thái độ, hành vi nghề nghiệp trong thực tiễn. Việc thực hành
đạo đức nghề nghiệp sẽ có tính khả thi, bền vững khi nó được thực thi một cách
chủ động, tự giác, tích cực. Và điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt, nếu
những quy định về đạo đức nghề nghiệp không phù hợp, không đầy đủ, mang
tính giáo điều, xa rời thực tế thì việc thực hiện sẽ trở nên khó khăn, mang tính
hình thức, không hiệu quả. Việc thực hành đạo đức nghề nghiệp được tiến hành
trên cơ sở sự tuân thủ những quy định chung của pháp luật về đạo đức nghề
nghiệp gắn với nhiệm vụ nhất định. Tùy theo tính chất nghề nghiệp, vị trí công
tác, chức vụ được giao,... mà viên chức chủ động lựa chọn, thực hiện những việc
nên làm, không nên làm đồng thời tuân thủ các quy định về những việc phải
làm, không được làm một cách cụ thể, gắn với từng công việc. Đạo đức nghề
nghiệp không nằm ngoài các lớp quan hệ, do đó, thực hành đạo đức nghề nghiệp
gắn với mỗi nhóm nghề nghiệp, với vị trí công tác và được thể hiện qua các mối
quan hệ cơ bản của viên chức.

a) Với nhân dân

97
Với nhân dân, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân; có mối liên
hệ mật thiết với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân
trong hoạt động nghề nghiệp. Đây là yêu cầu tất yếu đối với viên chức vì Nhà
nước là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Thái độ của người hoạt động nghề
nghiệp đối với việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, bổn phận nghề nghiệp có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc thực hành đạo đức nghề nghiệp của họ. Người
thực hoạt động nghề nghiệp có thể nhiệt tình, sự tự giác hoặc cũng có thể bằng
thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm. Vì vậy, thái độ thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm,
bổn phận của viên chức là một tiêu chí và là chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
“Tận tụy với công việc, thanh liêm (không hà lạm công quỹ, không tham ô), coi
nhân dân là đối tượng phụng sự (không quan liêu, hách dịch), thương yêu đồng
nghiệp (không đố kỵ, kèn cựa, vu khống, đặt điều…), coi bổn phận là tiêu chí
trong hoạt động nghề nghiệp (không ghen ghét coi thường người dưới tuổi có
chức vụ cao, có sáng kiến),…”.

b) Với cơ quan, đơn vị, tổ chức

Viên chức phải gương mẫu, nhưng sự gương mẫu của người viên chức
lãnh đạo, quản lý có những khác biệt so với viên chức bình thường, với những
phẩm chất đạo đức riêng như tính tiên phong, gương mẫu, bởi "thượng bất
chính, hạ tắc loạn" nên yêu cầu và việc thực hành đạo đức nghề nghiệp của
người viên chức lãnh đạo, quản lý có những đòi hỏi cao hơn viên chức không
giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Việc thực hành đạo đức nghề nghiệp thể hiện tập
trung nhất ở kết quả thực hiện nhiệm vụ. Nếu kết quả thực hiện nhiệm vụ không
tốt thì phải chịu trách nhiệm, đặc biệt là người đứng đầu. Nếu là người lãnh đạo,
quản lý thì việc thực hành đạo đức nghề nghiệp của họ trong cơ quan, tổ chức,
đơn vị còn gắn với những nhiệm vụ sau đây: Một là, xây dựng và hoàn thiện hệ
thống quy chế và quy định về đạo đức nghề nghiệp theo thẩm quyền gắn với
những chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp; chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp;
chuẩn mực về tính hợp pháp của hành vi nghề nghiệp; chuẩn mực về niềm tin

98
nội tâm của người viên chức (bản lĩnh dựa trên kiến thức, kinh nghiệm và ý thức
chấp hành pháp luật). Hai là, tổ chức thực hiện dân chủ dân chủ ở cơ sở, để cán
bộ, viên chức và nhân dân tham gia xây dựng và giám sát hoạt động của đội ngũ
cán bộ, viên chức lãnh đạo, quản lý và cơ quan, tổ chức. Ba là, xây dựng và
hoàn thiện quy chế đánh giá cán bộ, viên chức (quy trình đánh giá, nội dung
đánh giá) theo hướng công khai, dân chủ, với sự tham gia của các chủ thể có liên
quan. Thực hiện đánh giá cơ quan, tổ chức trên cơ sở đánh giá trách nhiệm, đạo
đức của người trong cơ quan, tổ chức đó, đặc biệt là người đứng đầu nói đi đôi
với làm. Đưa các vi phạm do cố ý, thiếu trách nhiệm, thiếu lương tâm và đạo
đức nghề nghiệp gây hậu quả lớn ra xét xử theo yêu cầu của công lý thay vì
kiểm điểm nội bộ. Bốn là, tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan, đơn vị, tổ chức
nhà nước với người dân và các tổ chức xã hội, tôn trọng và tạo sự phản biện
chính đáng, trung thực của công dân và từ phía công dân đồng thời có sự kiểm
soát phù hợp, ngăn chặn các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp từ
gốc, giảm thiểu tình trạng để vi phạm rồi mới đưa ra xem xét, xử lý. Đồng thời,
tìm cách thức giảm áp lực luân lý của cán bộ, viên chức trong hoạt động nghề
nghiệp gắn với việc bảo đảm chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp.

c) Với đồng nghiệp, đối tác

Trong hoạt động nghề nghiệp luôn tồn tại các mối quan hệ chính thống
giữa các cán bộ, viên chức với nhau, từ đó hình thành nên tình cảm, thái độ của
họ với nhau trong hoạt động nghề nghiệp. Người cán bộ, viên chức có đạo đức
nghề nghiệp tốt là người biết thiết lập quan hệ với đồng nghiệp trong công việc,
biết chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác. Họ không chỉ biết hoàn thành nghĩa vụ công
việc của mình mà phải biết giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành công việc chung; có
tinh thần, thái độ cầu thị, giúp nhau cùng phát triển, hoàn thiện để hoàn thành
mọi nhiệm vụ chung. Người có tinh thần và thể hiện sự đoàn kết, hợp tác là
người biết nhận khó khăn về mình, gặp khó khăn, trở ngại trong công việc biết
hợp tác cùng nhau tìm cách giải quyết, không tranh công, đổ lỗi và sẵn sàng

99
giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành nhiệm vụ. Không ganh tỵ, đố kỵ tạo cơ
hội để đồng nghiệp cùng phát triển, tiến bộ. Tinh thần đoàn kết, hợp tác đòi hỏi
người viên chức phải vì tập thể, vì công việc chung, có ý thức xây dựng cơ quan
tập thể nơi mình công tác thành đơn vị vững mạnh. Cùng với ý thức tổ chức kỷ
luật, đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi ở viên chức phải làm việc có tinh thần sáng
tạo, phát huy sáng kiến, hoàn thành nhiệm vụ, không thụ động, máy móc, quan
liêu. Người viên chức lãnh đạo, quản lý có đạo đức nghề nghiệp phải là người
gương mẫu chấp hành Hiến pháp, pháp luật, kỷ luật và biết yêu cầu, hướng dẫn
cấp dưới thực hiện, đồng thời biết hướng dẫn, dẫn dắt cấp dưới trong công việc,
tạo mọi điều kiện thuận lợi để cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ, phải biết nêu
gương cả ở trong và ngoài hoạt động nghề nghiệp, tôn trọng ý kiến cấp dưới,
biết nghe ý kiến đúng của cấp dưới. Viên chức lãnh đạo, quản lý còn phải biết
đáp ứng những yêu cầu hợp pháp, chính đáng của cấp dưới, quan tâm thường
xuyên tới tư cách, động cơ và lợi ích của cấp dưới, biết tạo điều kiện cho cấp
dưới phát triển trong công việc, có lòng vị tha, bao dung và trong xử lí những vi
phạm trên cơ sở những chuẩn mực pháp luật. Đối với cấp trên, viên chức phải
tôn trọng người lãnh đạo, quản lý; chấp hành mọi quyết định hợp pháp của
người lãnh đạo, quản lý; hoàn thành nhiệm vụ, bổn phận nghề nghiệp của mình
và chịu trách nhiệm trước cấp trên, người lãnh đạo, quản lí về mọi quyết định,
hoạt động nghề nghiệp của mình. Trong quan hệ với đồng nghiệp thể hiện tinh
thần thân ái, hợp tác, tôn trọng nhau trong thực hiện công việc là cần thiết. Giúp
đỡ nhau cùng tiến bộ và kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm
kỷ luật trong hoạt động nghề nghiệp và trong cuộc sống. Trong giao tiếp ở công
sở, phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn
mực, rõ ràng, mạch lạc. Khi thi hoạt động nghề nghiệp, viên chức chức phải
mang phù hiệu hoặc thẻ viên chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự
cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp.

d) Với bản thân

100
Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp gắn với học tập
nâng cao trình độ, năng lực. Bám sát thực tiễn, vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
kiên trì tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng công tác; Rèn luyện bản lĩnh
và năng lực lãnh đạo, quản lý, khả năng cùng làm việc với tập thể, khả năng tổ
chức thực hiện và biết chịu trách nhiệm. Kiên trì chống lại dốt nát, nghèo đói,
thói hư, tật xấu, nhất là sự lười biếng, sự đố kỵ, tham nhũng, cửa quyền, quan
liêu, cách sống buông thả, sa đoạ; Thường xuyên rèn luyện đạo đức nghề nghiệp
để tự hoàn thiện nhân cách. Yêu cầu rất cao về đạo đức nghề nghiệp đối với
người viên chức là người viên chức phải là hiện thân của đạo đức. Sẽ không có
gì phản diện hơn khi người được giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động nghề
nghiệp phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân lại là người không có đủ năng lực và
đạo đức nghề nghiệp tương xứng với công việc, chức trách được giao. Điều đó
đánh mất niềm tin, lòng tin của nhân dân đối với nghề; Ý thức sâu sắc về bổn
phận, trách nhiệm, nhất là ý thức rõ rệt về trách nhiệm cá nhân trước những
công việc được giao. Biết coi trọng nhân cách, phẩm giá, danh dự của bản thân
thì mới biết tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người khác, đồng thời cần sự
dũng cảm, chống lại cái xấu, hư hỏng, lỗi thời, xây dựng những cái mới, tiến bộ.

101
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Phân tích hoạt động nghề nghiệp và các nguyên tắc hoạt động nghề
nghiệp của viên chức?

2. Làm rõ chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tư
tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động nghề nghiệp của mình?

3. Phân tích các nội dung cơ bản của đạo đức nghề nghiệp?

4. Nêu trách nhiệm thực hành đạo đức nghề nghiệp gắn với lĩnh vực và vị
trí công tác của mình?

5. Anh chị hãy chỉ ra một số hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp gắn với
lĩnh vực và vị trí công tác của mình?

102
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật cán bộ, công chức năm 2008.

2. Luật Viên chức năm 2010.

3. Luật Cán bộ, công chức, viên chức sửa đổi năm 2019.

4. Học viện Hành chính quốc gia (2022), Tài liệu bồi dưỡng đối với công
chức ngạch chuyên viên và tương đương.

5. Ngô Thành Can (chủ biên), Lê Thị Hằng, Ngô Văn Trân (2017), Đạo
đức 4công chức trong thực thi công vụ, NXB Tư pháp.

103
Chuyên đề 4
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Khái quát về thủ tục hành chính23

a) Khái niệm thủ tục hành chính24

Theo nghĩa chung nhất, thủ tục là cách thức giải quyết công việc theo một
trình tự, nguyên tắc nhất định, gồm một loạt công đoạn liên quan chặt chẽ với nhau
nhằm đạt được một mục đích nào đó.

Về mặt nguyên tắc, để tiến hành quản lý hành chính nhà nước có hiệu quả, cơ
quan hành chính nhà nước phải đảm bảo tuân thủ những quy định của pháp luật về
trình tự, cách thức sử dụng thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước khi thực
hiện chức năng quản lý. Những quy định đó còn được gọi là quy phạm pháp luật thủ
tục hành chính.

Thủ tục hành chính là một loại thủ tục được đặt ra để giải quyết những công
việc phát sinh từ hoạt động quản lý hành chính và chủ yếu do các cơ quan hành
chính nhà nước thực hiện. Thủ tục hành chính bảo đảm cho các quy phạm vật chất
của pháp luật hành chính được thực hiện có hiệu quả trong đời sống xã hội.

Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về
kiểm soát thủ tục hành chính có đưa ra quan niệm về thủ tục hành chính: “Thủ tục
hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan
nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên
quan đến cá nhân, tổ chức” (Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của
Chính phủ)25.
23
Xem thêm, Học viện Hành chính Quốc gia, (2019) Tài liệu chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên, NXB
Bách Khoa, Hà Nội, trang 130.
24
Trong phạm vi chuyên đề này chỉ đề cập thủ tục hành chính nhà nước, do các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành và thực hiện, không đề cập đến thủ tục hành chính do các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp ban hành và
thực hiện
25
Hiện nay có 3 Nghị định đã được ban hành để sửa đổi, bổ sung Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 là
Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan
đến kiểm soát thủ tục hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013; Nghị định số 150/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của
104
Lưu ý, cá nhân, tổ chức bao gồm các cá nhân, tổ chức bên ngoài xã hội và
các cá nhân, tổ chức trong nội bộ cơ quan nhà nước. Chính vì vậy, thủ tục hành
chính không chỉ quy định trình tự, cách thức giải quyết công việc của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với các tổ
chức và cá nhân công dân mà cả trong mối quan hệ nội bộ hành chính phát sinh
trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Từ quan niệm trên, có thể thấy thủ tục hành chính bao gồm các bộ phận tạo
thành cơ bản như sau:26 Tên thủ tục hành chính; trình tự thực hiện; cách thức thực
hiện; thành phần, số lượng hồ sơ; thời hạn giải quyết; đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính; cơ quan giải quyết thủ tục hành chính. Ngoài các thành phần bắt buộc
như đã nêu, trong trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành
chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí thì mẫu
đơn, mẫu tờ khai hành chính là bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính.

Trên cơ sở các quy định pháp luật có liên quan và qua thực tiễn thực hiện
công tác kiểm soát thủ tục hành chính, có thể giải nghĩa về tính chất, đặc điểm mỗi
bộ phận tạo thành nêu trên như sau27:

Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày
15/12/2016;Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định
liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 25/9/2017. Tuy nhiên khái niệm thủ tục hành chính
vẫn được giữ nguyên theo Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010.
26
Theo khoản 2, Điều 8 Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành
chính đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 92/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của
các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 25/9/2017.
27
Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Bộ Tư pháp, Tài liệu về kĩ thuật soạn thảo quy phạm thủ tục hành chính
(2015).
105
Bộ phận tạo thành Giải nghĩa về tính chất, đặc điểm của các bộ phận
thủ tục hành chính tạo thành thủ tục hành chính

Là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ phản ánh khái
quát nội dung của thủ tục (phản ánh được nội dung
Tên thủ tục hành chính
chính của thủ tục). Ví dụ: Thủ tục cấp giấy phép
xây dựng

Là những loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện thủ tục


hành chính cần phải nộp hoặc xuất trình cho cơ
Thành phần, số lượng
quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành
hồ sơ của thủ tục
chính trước khi cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức

Là thứ tự các bước tiến hành của đối tượng và cơ


Trình tự thực hiện quan thực hiện thủ tục hành chính trong giải quyết
một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức

Là một khoảng thời gian được xác định cụ thể đủ để


Thời hạn giải quyết
giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức
Là các cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu, đề nghị cơ
quan hành chính giải quyết công việc cụ thể cho
mình (được chủ động tham gia, ví dụ thủ tục cấp căn
cước công dân) hoặc có nghĩa vụ phải thực hiện theo
mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ
tục hành chính (tham gia bị động, ví dụ thủ tục xác
nhận hộ nghèo)
Lưu ý, trong phạm vi chuyên đề này:
Đối tượng thực hiện + Cá nhân được hiểu là công dân Việt Nam (bao gồm
cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm
việc trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị
sự nghiệp); người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch.
+ Tổ chức được hiểu là doanh nghiệp, hội, hiệp hội
doanh nghiệp, cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị
sự nghiệp và các tổ chức khác được thành lập hợp
pháp theo quy định của pháp luật.
106
Là hình thức diễn ra của hành động yêu cầu hoặc đề
Cách thức thực hiện
nghị giải quyết thủ tục hành chính.

Kết quả của thủ tục Là sản phẩm của quá trình giải quyết thủ tục hành
Hành chính chính.

Là những đòi hỏi mà đối tượng thực hiện thủ tục


hành chính phải đáp ứng hoặc phải làm khi thực hiện
Yêu cầu, điều kiện
một thủ tục hành chính cụ thể; là cơ sở để cơ quan có
(nếu có)
thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính xem xét
trước khi quyết định giải quyết thủ tục hành chính.

Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả


nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ
khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công
lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong
Phí, lệ phí (nếu có) Danh mục phí ban hành kèm theo Luật này.
Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá
nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp
dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước
được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm
theo Luật này (Điều 3 Luật phí, lệ phí năm 2015).

Là văn bản có tính đại diện, được sử dụng thống


nhất, trong đó bao gồm các thông tin cơ bản mà các
Mẫu đơn, mẫu tờ khai đối tượng thực hiện thủ tục hành chính phải cung
cấp để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục hành chính cho mình.

b) Đặc điểm của thủ tục hành chính

Khác biệt với thủ tục lập pháp và thủ tục tố tụng tư pháp, thủ tục hành chính
có những đặc điểm sau:

107
Thứ nhất, thủ tục hành chính được điều chỉnh bằng quy phạm pháp luật thủ
tục hành chính - là cơ sở pháp lý cho các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Hệ thống quy phạm thủ tục là toàn bộ các quy tắc pháp lý quy định về trình
tự, trật tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết
công việc nhà nước và thực hiện nghĩa vụ hành chính đối với các cơ quan nhà nước,
tổ chức và công dân. Đó cũng chính là các hệ thống, nguyên tắc quản lý và điều
hành bắt buộc của cơ quan nhà nước cũng như cá nhân công chức phải tuân theo
trong giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình.

Được thể hiện bằng các quy phạm thủ tục, thủ tục hành chính có chức năng
làm cho các quy phạm nội dung của luật pháp được thực hiện thuận lợi. Thiếu thủ
tục hành chính việc thực thi luật pháp sẽ gặp khó khăn, thậm chí không có khả năng
đi vào đời sống thực tế. Ví dụ: Nhà nước muốn thu thuế thì cần có thủ tục để người
dân thực hiện việc nộp thuế. Còn muốn quản lý an toàn giao thông thì cần có thủ tục
để hướng dẫn người dân tham gia giao thông tuân theo, v.v.

Nhiều hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động áp dụng pháp luật
mà ở đó, hành vi áp dụng pháp luật liên quan chủ yếu đến việc xác định tình trạng
thực tế của vụ việc, lựa chọn quy phạm pháp luật tương ứng và ra quyết định về vụ
việc đó. Các hành vi áp dụng pháp luật này được tiến hành theo những thủ tục hành
chính nhất định. Như vậy nếu thiếu các thủ tục cần thiết thì quyền và nghĩa vụ của
các bên tham gia trong hoạt động quản lý sẽ không được đảm bảo thực hiện. Thủ
tục hành chính là một nhân tố bảo đảm cho các hoạt động chặt chẽ, thuận lợi và
đúng chức năng quản lý của cơ quan nhà nước, vì nó là chuẩn mực hành vi cho
công dân và công chức nhà nước để họ tuân theo và thực hiện nghĩa vụ của mình
đối với nhà nước. Dựa vào các thủ tục hành chính các công việc hành chính sẽ được
xử lý và giải quyết có hiệu quả đúng với pháp luật quy định.

Thứ hai, thủ tục hành chính là trình tự, trật tự thực hiện thẩm quyền trong
hoạt động quản lý hành chính nhà nước
108
Xét trong quá trình giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà
nước thì thủ tục hành chính là cách thức, trình tự, trật tự mà các cơ quan hành chính
nhà nước áp dụng để giải quyết các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Trình tự,
trật tự này có thể từ dưới lên, từ cấp trên xuống; cũng có những trình tự thực hiện
song hành.

Đây cũng là một đặc điểm phân biệt với thủ tục lập pháp và thủ tục tố tụng tư
pháp. Thủ tục lập pháp thuộc thẩm quyền của cơ quan lập pháp liên quan đếntrình
tự, cách thức trong hoạt động đặc thù - hoạt động lập pháp của các cơ quan này; thủ
tục tố tụng tư pháp thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp liên quanđến những hoạt
động điều tra, truy tố, xét xử.

Thứ ba, thủ tục hành chính rất đa dạng và phức tạp Tính đa dạng phức tạp
được biểu hiện như sau:

- Do nhiều cơ quan và công chức nhà nước thực hiện;

- Quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia mối quan hệ hành chính,
trong đó bao gồm cả công việc của Nhà nước và công dân;

- Việc quy định thủ tục hành chính phải kết hợp với những khuôn mẫu ổn
định tương đối và chặt chẽ với các biện pháp thích ứng cho từng loại công việc và
từng loại đối tượng;

- Hành chính nhà nước hiện nay đang chuyển từ hành chính cai trị sang hành
chính phục vụ đã tác động mạnh mẽ vào thủ tục hành chính;

- Thực hiện chủ yếu ở công sở nhà nước, gắn liền với công tác văn thư và tổ
chức ban hành, quản lý văn bản, giấy tờ;

- Chủ yếu do cơ quan hành chính nhà nước xây dựng, ban hành để giải quyết
côngviệc quản lý hành chính nhà nước.

Thứ tư, thủ tục hành chính có tính năng động hơn so với các quy phạm nội
dung của luật hành chính

109
Là quy phạm hình thức nên thủ tục hành chính đòi hỏi phải thay đổi nhanh
hơn để thích ứng và phù hợp với nhu cầu thực tế của đời sống xã hội. Đây chính là
yếu tố cần nhận thức đúng đắn giúp cho việc ban hành thủ tục hành chính phù hợp
với thực tế khách quan và tiến trình phát triển kinh tế xã hội.

c) Phân loại thủ tục hành chính

Muốn xây dựng và áp dụng thủ tục hành chính một cách có hiệu quả thì cần
phân loại chúng một cách khoa học theo những tiêu chí nhất định. Lợi ích của cách
phân loại này là giúp cho người quản lý xác định được tính đặc thù của lĩnh vực
mình phụ trách, từ đó đề ra những yêu cầu xây dựng cho lĩnh vực này những thủ tục
cần thiết thích hợp, nhằm quản lý tốt những nhiệm vụ, mục tiêu của quản lý nhà
nước. Một số tiêu chí phân loại thủ tục hành chính thường được áp dụng như sau:

* Theo đối tượng quản lý của nhà nước

Các thủ tục hành chính được xây dựng cho từng lĩnh vực quản lý nhà nước
và được phân loại theo cơ cấu, chức năng của bộ máy quản lý nhà nước hiện hành.
Ví dụ: thủ tục cấp giấy phép xây dựng; thủ tục đăng ký kinh doanh; thủ tục cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất; Thủ tục cấp giấy đăng ký kết hôn;

Thủ tục hộ tịch, hộ khẩu…

* Theo nội dung công việc của cơ quan nhà nước

Cách phân loại này đơn giản và có khả năng áp dụng rộng rãi. Theo cách
phân loại này, thủ tục hành chính có thể liệt kê gồm một số hoạt động như sau:

- Thủ tục xây dựng và ban hành văn bản;

- Thủ tục tuyển dụng công chức, viên chức;

- Thủ tục khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức;…

Đặc điểm của các thủ tục trên là chúng gắn liền với hoạt động cụ thể của các
cơ quan, phản ánh tính đặc thù trong quá trình vận dụng các thủ tục đó vào thực
tiễn. Cách phân loại này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, giúp cho các chủ thể thủ

110
tục hành chính định hướng dễ dàng và chính xác hơn trong giải quyết các công việc
có liên quan.

* Theo quan hệ công tác

Cách phân loại này còn thường được gọi là phân loại theo tính chất quan hệ
thủ tục hành chính. Theo cách phân loại này, có ba nhóm thủ tục sau đây:

- Thủ tục hành chính nội bộ

Thủ tục hành chính nội bộ là thủ tục thực hiện các công việc nội bộ trongcơ
quan nhà nước. Chúng bao gồm các thủ tục quan hệ lãnh đạo, kiểm tra của các cơ
quan nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước cấp dưới; quan hệ hợp tác, phối hợp
giữa các cơ quan cùng cấp, ngang cấp, ngang quyền; quan hệ công tác giữa chính
quyền cấp tỉnh với các Bộ, cơ quan ngang bộ, mối quan hệ của các cơ quan chuyên
môn với UBND và UBND cấp dưới với UBND cấp trên.

Thủ tục hành chính nội bộ thường là thủ tục ban hành thực hiện các công việc
quản lý, điều hành trong nội bộ cơ quan, tổ chức và áp dụng trong cơ quan, tổ chức
đó.

- Thủ tục hành chính thực hiện thẩm quyền (thủ tục hành chính liên hệ)

Là thủ tục tiến hành giải quyết các công việc liên quan đến quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân; phòng ngừa, ngăn chặn, xử phạt các hành vi vi phạm hành
chính; trưng thu, trưng mua các động sản và bất động sản của tổ chức và công dân
khi nhà nước có yêu cầu giải quyết nhiệm vụ nhất định vì lợi ích cộng đồng. Thủ tục
này nói lên mối quan hệ pháp lý giữa quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan nhà nước
công dân. Khi thực hiện các thủ tục này, cơ quan hành chính nhà nước và các công
chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hoạt động áp
dụng quy phạm pháp luật để giải quyết các công việc, tình huống cụ thể, làm xuất
hiện các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của công dân và tổ chức công dân.

Thủ tục hành chính thực hiện thẩm quyền gồm: Thủ tục cho phép, thủ tục
ngăn cấm hay cưỡng chế thi hành, thủ tục trưng thu, trưng mua, trưng dụng.
111
- Thủ tục hành chính văn thư

Đây là những thủ tục liên quan đến toàn bộ các hoạt động lưu trữ, xử lý, cung
cấp công văn giấy tờ và đưa ra các quyết định dưới hình thức văn bản để phục vụ
cho việc giải quyết một công việc nhất định. Loại thủ tục này có liên quan chặt chẽ
với hoạt động văn thư và thường xuyên diễn trong hoạt động của các cơ quan hành
chính nhà nước.

Tóm lại, việc phân loại các thủ tục hành chính như vừa trình bày ở trên chỉ có
ý nghĩa tương đối, rất nhiều trường hợp một loại thủ tục hành chính này có thể xếp
vào một loại khác do giữa chúng có những mặt tương đồng và xen kẽ nhau.

2. Nguyên tắc xây dựng, thực hiện thủ tục hành chính

a) Nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính

* Đảm bảo tuân thủ pháp luật

Thủ tục hành chính phải được xây dựng phù hợp pháp luật hiện hành của nhà
nước, có tính hệ thống, nhằm tạo được một công cụ quản lý hữu hiệu cho bộ máy
nhà nước. Theo nguyên tắc này, chỉ có những cơ quan nhà nước có thẩm quyền do
luật định mới được ban hành thủ tục hành chính. Việc xây dựng các thủ tục hành
chính dù thuộc ngành nào cũng phải đảm bảo các thủ tục không trái pháp luật,
không mâu thuẫn với các văn bản của cấp trên, phải thực hiện đúng trình tự với
phương tiện, biện pháp, hình thức được pháp luật cho phép. Việc xây dựng các thủ
tục trái với nguyên tắc này sẽ dẫn đến việc phá vỡ tính hệ thống của các thủ tục
hành chính, làm rối loạn kỷ cương xã hội, tạo điều kiện cho nạn tham nhũng phát
triển và gây ra những hậu quả khôn lường khác. Vì vậy, nguyên tắc này đòi hỏi các
cơ quan và cá nhân có thẩm quyền khi ban hành các thủ tục hành chính phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật.

* Bảm bảo khoa học, phù hợp với thực tế khách quan và sự phát triển kinh tế
- xã hội

112
Việc xây dựng thủ tục hành chính phải dựa trên cơ sở nhận thức đầy đủ
những yêu cầu khách quan của tiến trình phát triển xã hội. Với tinh thần đổi mới
toàn diện đất nước, trong công cuộc xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng
XHCN một nền kinh tế mở, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, việc
xây dựng hệ thống thủ tục hành chính sao cho tạo điều kiện tốt cho các hoạt động
của nền kinh tế đó phát triển đúng hướng, đồng thời ngăn ngừa, hạn chế và khắc
phục được các mặt tiêu cực của nó là một yêu cầu bức xúc, một nhiệm vụ quan
trọng trong công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước.

Như vậy, thủ tục hành chính phải được xây dựng sao cho phù hợp với tình
hình thực tế để tạo điều kiện cho các hoạt động quản lý kinh tế, quản lý xã hội được
thực thi hữu hiệu.

Cùng với việc xây dựng các thủ tục mới, cũng cần kịp thời sửa đổi, bãi bỏ
những thủ tục xét thấy lỗi thời để tạo điều kiện tốt cho các hoạt động của nền kinh tế
thị trường phát triển đúng hướng.

* Bảo đảm đơn giản, dễ hiểu, thuận lợi cho việc thực hiện

Thủ tục hành chính phải được xây dựng trên cơ sở quan tâm đầy đủ đến
nguyện vọng và sự thuận tiện cho nhân dân. Cần nhanh chóng loại bỏ những thủ tục
rườm rà, phức tạp quá mức cần thiết, bởi lẽ chúng làm cho người thực hiện cũng
như người tham gia khó hiểu, khó thực hiện, khó chấp hành, và cũng chính những
loại thủ tục như thế là mảnh đất màu mỡ cho bệnh quan liêu, cửa quyền phát triển.
Thủ tục đơn giản sẽ cho phép tiết kiệm sức lực, tiền của của nhân dân trong biệc
thực hiện nghĩa vụ của mình, đồng thời, cũng hạn chế việc lợi dụng chức quyền vi
phạm tự do của công dân.

Theo nguyên tắc này, các thủ tục hành chính khi ban hành cần có sự giải
thích cụ thể, rõ ràng. Phải chỉ rõ không những nội dung của thủ tục mà cả về phạm
vi áp dụng nó. Cần tránh tình trạng thủ tục hành chính sau khi ban hành không có
điều kiện để thực thi do đối tượng không hiểu được thủ tục một cách rõ ràng hoặc
113
do các yêu cầu đặt ra không phù hợp với thực tế. Cần đảm bảo rằng mọi thủ tục
hành chính để được công khai cho mọi người biết để tuân thủ. Việc công khai như
vậy còn có ý nghĩa là để kiểm tra được tính nghiêm túc của cơ quan nhà nước khi
giải quyết các công việc có liên quan đến tổ chức, công dân.

* Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, liên thông

Nguyên tắc này là hệ quả của nguyên tắc tuân thủ pháp luật và thực hiện
được nguyên tắc này sẽ tạo điều kiên thuận lợi cho việc thực hiện nguyên tắc đơn
giản, dễ hiểu, thuận lợi cho việc thực hiện. Nghĩa là, thủ tục hành chính của một lĩnh
vực không được mâu thuẫn với nhau và với các lĩnh vực liên quan. Đây là một
nguyên tắc rất quan trọng vì nếu mâu thuẫn nhau thì khi thực hiện sẽ tạo ra một sự
hỗn loạn trong công việc mà không thể kiểm soát được.

b) Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính

* Đúng thẩm quyền và trình tự giải quyết

Nguyên tắc này thể hiện rõ nhất trong thủ tục hành chính. Theo đó, chỉ có cơ
quan nhà nước, công chức nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định mới được
thực hiện các thủ tục hành chính nhất định và phải thực hiện đúng trình tự với
những phương tiện, biện pháp và hình thức được pháp luật cho phép. Chính các cơ
quan nhà nước đề ra các thủ tục để giải quyết công việc trên nguyên tắc phù hợp với
chức năng quản lý được giao và theo thẩm quyền do pháp luật quy định, do đó cũng
có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục được ban hành. Nghĩa vụ thực hiện thủ tục hành
chính đòi hỏi cần có những quy định rõ ràng về chế độ cộng vụ và quy chế làm việc
để tránh tình trạng vô trách nhiệm trong công tác, nhằm giảm bớt phiền hà cho
người dân trong quá trình giải quyết công việc có liên quan đến công dân. Nhà nước
phải quy rõ trách nhiệm của các cán bộ, công chức trong việc tiếp nhận giải quyết
đơn thư khiếu kiện của nhân dân, để đảm bảo yêu cầu không đùn đẩy trách nhiệm từ
cơ quan, đơn vị, cá nhân này sang cơ quan, đơn vị, cá nhân khác.

114
Những công việc đã có đủ hồ sơ, thủ tục, thì cơ quan có thẩm quyền phải giải
quyết kịp thời theo quy định của pháp luật, không được trì hoãn dưới bất kỳ hình
thức nào, kể cả trường hợp không giải quyết được cũng phải nói rõ lý do để dân
biết. Nếu hồ sơ thủ tục chưa đầy đủ, thì phải hướng dẫn cụ thể để đương sự không
phải đi lại nhiều lần. Những công việc liên quan đến nhiều bộ phận trong cơ quan
thì thủ trưởng cơ quan phải để ra quy chế phối hợp giải quyết trong nội bộ cơ quan
để công dân, tổ chức có yêu cầu làm đầu mối tiếp xúc, nhận hồ sơ và giải quyết
công việc.

Nguyên tắc thẩm quyền còn liên quan đến nguyên tắc trách nhiệm của cơ
quan, người có thẩm quyền: Các quyết định ban hành không đúng thủ tục phải bị
đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ và cơ quan, người ban hành quyết định đó có thể bị
truy cứu trách nhiệm.

* Chính xác, công tâm

Trong thực hiện thủ tục hành chính, các chủ thể thực hiện thủ tục phải đảm
bảo chính xác, khách quan và công tâm. Các chủ thể thực hiện thủ tục phải có đủ tài
liệu, chứng cứ và có thẩm quyền đòi hỏi việc giải trình, cung cấp thông tin áp dụng
các biện pháp cần thiết. Các cá nhân, tổ chức hữu quan tham gia thủ tục hành chính
phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, tư liệu cần thiết để các chủ thể thực hiện
tiến hành thủ tục hành chính giải quyết công việc được thuận lợi.

* Các bên tham gia thủ tục hành chính bình đẳng trước pháp luật

Đây là yêu cầu đối với các cơ quan nhà nước phải quan tâm đến quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân, tổ chức khi đề nghị của họ có đủ điều kiện do luật định
và phải ra lệnh đối với các bên hữu quan để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của
các bên tham gia được thực hiện đầy đủ:

Người yêu cầu giải quyết công việc có quyền khiếu nại, tố cáo với thủ trưởng
phụ trách trực tiếp, với thủ trưởng cơ quan cấp trên hoặc kiện trước tòa án những
việc làm sai trái, gây phiền hà của công chức nhà nước như không đúng thủ tục, có

115
thái độ cửa quyền, sách nhiễu khi giải quyết công việc. Người đứng đầu tổ chức
được giao nhiệm vụ giải quyết công việc và cá nhân công chức trực tiếp giải quyết
công việc nếu vi phạm đều bị xử lý kỷ luật kịp thời, nghiêm minh.

* Công khai, minh bạch

Thủ tục hành chính phải được công khai hóa để nhân dân biết và được tiến
hành công khai theo luật định, trừ trường hợp pháp luật quy định phải bí mật theo
quy định chung hoặc theo đề nghị của các bên tham gia thủ tục.

Tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, đơn thư và giải quyết công việc của dân
phải niêm yết công khai các quy định, thủ tục giải quyết từng loại công việc. Nếu có
quy định về phí, lệ phí thì cũng phải được niêm yết công khai.

* Tiết kiệm

Thủ tục hành chính được thực hiện đơn giản, tiết kiệm. Trước hết, các thủ tục
hành chính cần giảm bớt các cấp, các cửa, các giai đoạn, tăng quyền đồng thời với
trách nhiệm của các cơ quan thực hiện thủ tục. Theo đó giảm bớt mức tối thiểu và
trong nhiều thủ tục bỏ hẳn các loại phí, lệ phí đối với công dân và tổ chức. Theo
nguyên tắc này, việc thực hiện thủ tục hành chính sẽ đáp ứng nhanh chóng yêu cầu
của nhân dân, song cũng phải tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước.

3. Kiểm soát thủ tục hành chính

a) Khái niệm kiểm soát thủ tục hành chính

Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính


phủ về kiểm soát thủ tục hành chính định nghĩa: "Kiểm soát thủ tục hành chính là
việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về thủ tục
hành chính, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện
thủ tục hành chính."

Như vậy, có thể nhận thấy việc kiểm soát thủ tục hành chính gồm một số
hoạt động như sau:

116
- Kiểm soát từ giai đoạn dự kiến xây dựng thủ tục hành chính thông qua việc
đánh giá tác động của thủ tục hành chính và thẩm định thủ tục hành chính.

- Kiểm soát sau khi thủ tục hành chính được ban hành thông qua các hoạt
động “công bố, niêm yết công khai thủ tục hành chính”.

- Kiểm soát thủ tục hành chính trong giai đoạn thực hiện như tiếp nhận và
giải quyết hồ sơ yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính.

- Kiểm soát thủ tục hành chính thông qua hoạt động rà soát để kịp thời phát
hiện những nội dung không phù hợp hoặc không còn phù hợp để sửa đổi, bổ sung,
thay thế hoặc bãi bỏ.

b) Nguyên tắc kiểm soát thủ tục hành chính

Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục
hành chính quy định, kiểm soát thủ tục hành chính cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Kiểm soát thủ tục hành chính phải bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu
cải cách thủ tục hành chính, cải cách hành chính; bảo đảm điều phối, huy động sự
tham gia tích cực, rộng rãi của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào quá trình
kiểm soát thủ tục hành chính.

- Kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa thủ tục hành chính không phù
hợp, phức tạp, phiền hà; bổ sung thủ tục hành chính cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực
tế; bảo đảm quy định thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm
thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.

- Kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện ngay từ khi đề nghị xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá
trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.

c) Nội dung kiểm soát thủ tục hành chính

* Kiểm soát quy định thủ tục hành chính

117
- Nội dung kiểm soát quy định trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật

Thứ nhất, đánh giá tác động của thủ tục hành chính (về tính hợp pháp, tính
hợp lý và sự cần thiết của thủ tục hành chính) và đánh giá các chi phí tuân thủ thủ
tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Đây là việc do các Ban Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định
về thủ tục hành chính phải trực tiếp thực hiện việc đánh giá tác động thủ tục hành
chính và lấy ý kiến phản biện của cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính
trong quá trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, ngành, địa phương.
Thông qua ý kiến phản biện của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính và Phòng Kiểm
soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng các bộ, ngành, địa phương, nhất là việc
trực tiếp đánh giá tác động thủ tục hành chính của chính các Ban Soạn thảo sẽ giúp
nâng cao chất lượng thủ tục hành chính, kịp thời phát hiện và khắc phục những bất
cập của thủ tục hành chính, bảo đảm chỉ duy trì những thủ tục thật sự cần thiết, hợp
lý, hợp pháp và có chi phí tuân thủ thấp theo đúng yêu cầu của Thủ tướng Chính
phủ.

Thứ hai, lấy ý kiến, tham gia đối với quy định hành chính trong dự án, dự
thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các cơ
quan nhà nước cần phải lấy ý kiến, lắng nghe ý kiến của người dân để bàn bạc,
nghiên cứu tiếp thu nhằm làm cho các chính sách được đề xuất sau khi được luật
hóa sẽ phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Thực tế cho thấy nếu văn
bản pháp luật không phù hợp với thực tiễn có thể dẫn tới những khó khăn trong quá
trình thực thi làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan có thẩm quyền ban hành văn
bản. Để hạn chế những tác động tiêu cực có thể xẩy ra đối với văn bản quy phạm
pháp luật cần phải tuân thủ quy trình ban hành văn bản trong đó có quy trình lấy ý
kiến đối tượng tác động. Sự tham gia này là một trong những điều kiện quan trọng
và không thể thiếu giúp bảo đảm tính khả thi của văn bản trong thực tiễn thi hành,
118
bảo đảm pháp luật sát dân, gần dân, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông
đảo quần chúng nhân dân góp phần bảo đảm hài hòa các quyền, lợi ích trong xã hội.

Thứ ba, thẩm định quy định về thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn
bản quy phạm pháp luật.

Theo quy định, việc thẩm định nội dung dự án, dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thẩm định quy định về thủ tục hành
chính và thể hiện nội dung này trong Báo cáo thẩm định. Ngoài thành phần hồ sơ
gửi thẩm định theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật,
cơ quan gửi thẩm định phải có bản đánh giá tác động về thủ tục hành chính.

Cơ quan thẩm định không tiếp nhận hồ sơ gửi thẩm định nếu dự án, dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính chưa có văn bản
đánh giá tác động về thủ tục hành chính và ý kiến góp ý của cơ quan cho ý kiến.

- Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính

Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính là hoạt động kiểm soát quy định về thủ
tục hành chính trong quá trình tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật có
quy định về thủ tục hành chính. Việc rà soát, đánh giá nhằm mục đích kịp thời phát
hiện những khó khăn, vướng mắc, bất cập từ đó đề xuất các giải pháp, sáng kiến cải
cách thủ tục hành chính nhằm chỉ tiếp tục duy trì những thủ tục hành chính thật sự
cần thiết, hợp lý, hợp pháp và hiệu quả.

* Kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính

Kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính gồm các nội dung chính là Công
bố thủ tục hành chính; Công khai thủ tục hành chính.

(i) Công bố thủ tục hành chính

- Công bố thủ tục hành chính mới ban hành: là việc cung cấp các thông tin về
thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 92/2017/NĐ-CP.
Theo đó, quyết định công bố bao gồm các nội dung sau:

119
* Các bộ phận tạo thành thủ tục hành chính quy định tại khoản 2 Điều 8 của
Nghị định 92/2017/NĐ-CP;

* Văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính.

- Công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế: là việc
cung cấp các thông tin liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung, thay thế của thủ tục hành
chính theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP.

- Công bố thủ tục hành chính được hủy bỏ hoặc bãi bỏ: là việc loại bỏ thủ tục
hành chính trong danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết (đối với
cấp tỉnh, huyện xã) hoặc thuộc phạm vi quản lý (đối với ngành) nhằm phục vụ cho
việc xóa bỏ các nội dung thông tin về thủ tục hành chính đã được đưa vào Cơ sở dữ
liệu quốc gia về thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số
63/2010/NĐ-CP.

(ii) Công khai thủ tục hành chính

Việc công khai thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 17
Nghị định số 92/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:

“1. Thủ tục hành chính đã được người có thẩm quyền công bố phải được
công khai đầy đủ, chính xác, kịp thời theo các hình thức sau:

a) Công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

b) Công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục
hành chính thông qua việc niêm yết hoặc sử dụng các hình thức điện tử phù hợp với
điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật trên cơ sở quyết định công bố thủ tục hành chính
hoặc kết xuất, kết nối, tích hợp dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc
gia về thủ tục hành chính.

c) Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Cổng thông tin điện
tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương trên cơ sở kết nối, tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

120
2. Ngoài hình thức công khai bắt buộc tại khoản 1 Điều này, việc công khai
thủ tục hành chính có thể thực hiện theo các hình thức khác phù hợp với điều kiện
thực tế của cơ quan, đơn vị và đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.”

Rà soát, đánh giá, đơn giản hóa thủ tục hành chính để đề nghị sửa đổi, bổ
sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ quy định hành chính

Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính nhằm đáp ứng mục tiêu sau đây:

- Kịp thời phát hiện để sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ những
thủ tục hành chính, quy định có liên quan không cần thiết, không phù hợp, không
đáp ứng được các nguyên tắc về quy định và thực hiện thủ tục hành chính; cắt giảm
chi phí về thời gian và tài chính của người dân và doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính;

- Góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của
xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế
của đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Nội dung rà soát bao gồm:

- Sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp của thủ tục hành chính, quy định có
liên quan đến thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính được rà
soát, đánh giá

- Sự phù hợp của thủ tục hành chính và các quy định có liên quan đến thủ tục
hành chính được rà soát, đánh giá với mục tiêu quản lý nhà nước và những thay đổi
về kinh tế - xã hội, công nghệ và các điều kiện khách quan khác.

- Rà soát các nguyên tắc quy định và thực hiện thủ tục hành chính

Việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính được thực hiện dựa trên các tiêu chí
sau:

- Sự cần thiết: xem xét sự cần thiết của việc duy trì thủ tục hành chính; mẫu
đơn, mẫu tờ khai hành chính; yêu cầu, điều kiện nhằm giải quyết một hoặc một số

121
những vấn đề cụ thể; cân nhắc các giải pháp thay thế khác có tính hiệu quả hơn;
đồng thời, đưa ra những bằng chứng chứng minh.

- Tính hợp lý: xem xét mối quan hệ giữa thủ tục hành chính rà soát với các
thủ tục hành chính, quy định liên quan; xem xét vai trò, mục đích của từng bộ phận,
thành phần nhỏ nhất của thủ tục hành chính; từng nội dung thông tin của mẫu đơn,
mẫu tờ khai hành chính; từng yêu cầu, điều kiện; xem xét tính lô-gic, sự rõ ràng, cụ
thể, không chồng chéo, trùng lặp của các quy định về thủ tục hành chính; mẫu đơn,
mẫu tờ khai; yêu cầu, điều kiện; và sự phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội,
trình độ quản lý.

- Tính hợp pháp: xem xét tính hiệu lực, đúng thẩm quyền, đúng hình thức và
thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật hiện hành cũng như các điều
ước, cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

- Tính hiệu quả: cân nhắc các quy định về thủ tục hành chính có thể cắt giảm
để việc thực hiện thủ tục hành chính có chi phí thấp nhất cho cá nhân, tổ chức mà
vẫn đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước.

* Kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính

Kiểm tra thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn
vị là trách nhiệm của toàn hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, được thực
hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt
động kiểm soát thủ tục hành chính và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp
có thẩm quyền về công tác này. Kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục
hành chính được thực hiện theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất. Nội dung kiểm tra
hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính bao gồm:

- Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát thủ
tục hành chính;

- Công tác kiểm soát quy định về thủ tục hành chính tại các dự án, dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật;

122
- Công tác kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính;

- Công tác rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;

- Công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy
định hành chính.

4. Thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

a) Sự cần thiết thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến được xem là khâu quan trọng, then
chốt trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai Chính phủ điện tử và là nội
dung quan trọng trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, góp phần nâng cao
chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước đối với tổ chức, công dân.

Theo cách giải thích từ ngữ tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 26/2009/TT-
BTTTT ngày 31/7/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc cung
cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện
tử của cơ quan nhà nước thì: “2. Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính
công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá
nhân trên môi trường mạng.”

Sử dụng dịch vụ công trực tuyến đem lại rất nhiều lợi ích như:

- Giúp giảm thời gian, chi phí đi lại cho việc gửi hồ sơ và nhận kết quả của
các tổ chức, cá nhân;

- Tránh được tệ nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà từ một bộ phận cán bộ công
quyền, hách dịch;

- Tăng tính công khai, minh mạch của thủ tục hành chính;

- Nâng cao trách nhiệm của cán bộ công chức được phân công xử lý hồ sơ
thủ tục hành chính…

Hiện nay, dịch vụ công trực tuyến được chia thành 04 cấp độ như sau:

123
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ các
thông tin về:

+ Trình tự thực hiện;

+ Cách thức thực hiện;

+ Thành phần, số lượng hồ sơ;

+ Thời hạn giải quyết;

+ Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;

+ Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính;

+ Phí và lệ phí thực hiện dịch vụ.

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và
cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ
theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và
cung cấp thêm:

+ Biểu mẫu điện tử cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu
văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.;

+ Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực
hiện trên môi trường mạng;

+ Việc thanh toán phí, lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực
tiếp tại cơ quan cung cấp dịch vụ hoặc qua dịch vụ bưu chính.

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và
bổ sung thêm:

+ Cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực

tuyến.

124
+ Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua

đường bưu điện đến người sử dụng.

Hiện nay, các thủ tục hành chính được tích hợp rất nhiều trên Cổng Dịch vụ
công Quốc gia dichvucong.gov.vn và Cổng Dịch vụ công các Bộ, các tỉnh, thành
phố. Thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến hay trên môi trường điện tử đã được
quy định cụ thể tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về
thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Tại Khoản 2, Điều 3 của Nghị
định này nêu rõ: “2. Thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử: là việc
cơ quan, tổ chức, cá nhân tiến hành toàn bộ hoặc một số bước thực hiện thủ tục
hành chính, thủ tục giải quyết công việc bằng phương tiện điện tử thông qua các
dịch vụ công trực tuyến”.

Giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho
công dân. Khi công dân đăng ký giải quyết thủ tục sẽ tiết kiệm được thời gian
gửi/nhận hồ sơ; tăng tính công khai, minh bạch của các cơ quan nhà nước, tránh
được sự phiền hà, nhũng nhiễu của người được giao nhiệm vụ tiếp nhận và giải
quyết thủ tục hành chính. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc cung cấp
thông tin về trạng thái hiện tại của quy trình sẽ giúp cho công dân nắm được thông
tin hồ sơ đang nằm ở phòng, ban nào; đang được công chức nào thụ lý; hồ sơ đang
giải quyết ở khâu nào, v.v. Đồng thời, người dân, tổ chức có thể nhận được ngay
yêu cầu nếu cần bổ sung hồ sơ hay thông báo khi có kết quả thông qua hệ thống tin
nhắn điện thoại hoặc thư điện tử. Do đó sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho cả người sử
dụng dịch vụ và cơ quan cung cấp dịch vụ, tiết kiệm thời gian, công sức, cắt giảm
các chi phí đi lại, chi phí văn phòng phẩm, chi phí nhân công.

b) Nghĩa vụ của các bên trong thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

* Đối với cá nhân, tổ chức có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

(i) Nghĩa vụ

125
- Cung cấp thông tin đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính kịp thời, chính xác;

- Quản lý, sử dụng tài khoản giao dịch điện tử an toàn, bảo mật;

- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của thông tin hồ sơ kê khai
khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

- Theo dõi, cập nhật, phản hồi các thông tin liên quan đến giao dịch điện tử
với cơ quan giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện theo các hướng dẫn, thông
báo của cơ quan gửi tới tổ chức, cá nhân;

- Thực hiện đầy đủ các quy định về thực hiện thủ tục hành chính trên môi
trường điện tử; nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu
có) theo quy định;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm quy định tại khoản 3
Điều 5 Nghị định 45/2020/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

(ii) Hành vi không được làm

Tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử không
được thực hiện các hành vi bị cấm quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử năm
2005, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Điều 7 Luật An toàn thông tin
mạng năm 2015, Điều 8 Luật An ninh mạng năm 2018, Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật
nhà nước năm 2018 và các quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 5 Nghị định số
61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một
cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

* Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục
hành chính trực tuyến

(i) Trách nhiệm

- Hướng dẫn, hỗ trợ để tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính trên
môi trường điện tử;

126
- Kiểm tra hồ sơ, gửi các thông tin phản hồi cho tổ chức, cá nhân theo các
thông tin tổ chức, cá nhân đã đăng ký khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi
trường điện tử;

- Sử dụng tài khoản giao dịch điện tử đã đăng ký đăng nhập vào Hệ thống
thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh để theo dõi, giải quyết hồ sơ điện tử thực
hiện thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân theo đúng quy định và đảm bảo hiệu
quả;

- Báo cáo Thủ trưởng cơ quan giải quyết thủ tục hành chính khi phát hiện các
hành vi sử dụng hệ thống thông tin không đúng mục đích, các dấu hiệu gây ảnh
hưởng đến an toàn, an ninh thông tin để kịp thời xử lý;

- Tuân thủ Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng và các quy định
pháp luật liên quan về bảo vệ thông tin cá nhân khi thực hiện thu thập thông tin cá
nhân của tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường
điện tử;

- Cập nhật các kiến thức bảo đảm sử dụng thành thạo các phần mềm ứng
dụng được triển khai trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

(ii) Hành vi không được làm

- Cản trở việc lựa chọn phương thức thực hiện thủ tục hành chính trên môi
trường điện tử của tổ chức, cá nhân;

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp giấy tờ, tài liệu bằng văn bản giấy để xác
minh, kiểm tra đối với các thành phần hồ sơ đã được ký số và ghi nhận tính pháp lý
trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;

- Can thiệp trái phép vào quá trình thực hiện thủ tục hành chính trên môi
trường điện tử, bao gồm: truyền, thu thập, xử lý, gửi hoặc thông báo kết quả xử lý
hồ sơ, giao dịch thanh toán; can thiệp trái phép, làm sai lệch dữ liệu hồ sơ, giao dịch
thanh toán, kết quả xử lý thủ tục hành chính; tiết lộ thông tin, sao chép dữ liệu trái
thẩm quyền;
127
- Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép danh tính điện tử của tổ
chức, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền;

- Các hành vi bị cấm khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động của cán
bộ, công chức, viên chức trên môi trường điện tử.

c) Quy trình thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 107/2021/NĐ-CP quy định việc tiếp nhận, giải
quyết hồ sơ thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính có thể
được thực hiện một trong hai trường hợp sau:

- Việc tiếp nhận và trả kết quả không phụ thuộc vào địa giới hành chính.

- Việc tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính không
phụ thuộc vào địa giới hành chính.

* Quy trình tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính không phụ
thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi địa phương

Với việc gắn kết số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính
thì quy trình tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính không phụ thuộc
vào địa giới hành chính được thực hiện như sau:

128
Hình 1. Quy trình tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính không
phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi địa phương28

Trường hợp 1: Hồ sơ không yêu cầu chứng thực điện tử

Bước 1: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính theo quy
định.

Bước 2: Cán bộ một cửa cấp xã thực hiện tiếp nhận, số hóa hồ sơ.

Cán bộ một cửa cấp xã thực hiện số hóa và ký số tài liệu được số hóa trên

Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính hoặc trên phần mềm số hóa
tài liệu đã có, đồng thời thực hiện OCR hồ sơ để bóc tách các dữ liệu hồ sơ như:
Chủ giấy tờ (cá nhân, tổ chức: gồm mã và tên); giấy tờ (gồm mã và tên); thời gian
số hóa; các thông tin khác trên giấy tờ

28
Công văn số 9318/VPCP-KSTT ngày 21/12/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn số hóa hồ sơ,
kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
129
Tệp tin hồ sơ có ký số, các thông tin dữ liệu được đưa vào Kho dữ liệu cá
nhân, kho dữ liệu hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính hoặc Cơ sở dữ liệu quốc
gia/Cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Các thông tin dữ liệu đặc tả (metadata) và links tệp
tin được đồng bộ lên Kho dữ liệu cá nhân, tổ chức trên Cổng Dịch vụ công quốc
gia.

Hồ sơ bản giấy (nếu có) được gửi đến cơ quan xử lý hồ sơ qua dịch vụ bưu
chính công ích (BCCI).

Bước 3: Tệp tin hồ sơ số hóa được chuyển cho cán bộ xử lý cấp huyện/cấp
tỉnh thực hiện xử lý nghiệp vụ theo quy định.

- Tệp tin trong quá trình xử lý, kết quả giải quyết điện tử được đưa vào Kho
dữ liệu cá nhân, kho dữ liệu hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính hoặc Cơ sở dữ liệu
quốc gia/cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

- Văn bản trong quá trình xử lý, kết quả giải quyết bản giấy được số hóa, ký
số và OCR nội dung giấy tờ (nếu cần thiết) và đưa vào kho dữ liệu cá nhân, kho dữ
liệu hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia/Cơ sở dữ liệu
chuyên ngành.

- Kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản giấy (và hồ sơ bản chính nếu có)
được chuyển về cho Bộ phận một cửa cấp xã để trả cho cá nhân, tổ chức (nếu có).

Bước 4: Cán bộ một cửa cấp xã trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản
giấy cho cá nhân, tổ chức (nếu có) bằng trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công
ích theo yêu cầu. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử được trả cho cá
nhân, tổ chức tự động trên Hệ thống.

Trường hợp 2: Hồ sơ bao gồm giấy tờ yêu cầu chứng thực điện tử (đối
với giấy tờ bản chính) và giấy tờ không yêu cầu chứng thực điện tử

Bước 1: Cá nhân/tổ chức nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính theo quy
định.

Bước 2: Cán bộ một cửa thực hiện tiếp nhận hồ sơ


130
- Đối với giấy tờ yêu cầu chứng thực điện tử thì cán bộ chứng thực phụ trách
số hóa và chứng thực điện tử giấy tờ theo quy định.

+ Tệp tin hồ sơ chứng thực điện tử được đưa vào Kho dữ liệu cá nhân, kho
dữ liệu hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính.

+ Hồ sơ gốc được trả lại trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính công ích (BCCI)
cho cá nhân/tổ chức.

- Đối với giấy tờ yêu cầu nộp bản chính cho cơ quan xử lý: cán bộ một cửa
cấp xã thực hiện số hóa và ký số tài liệu được số hóa trên Hệ thống thông tin giải
quyết thủ tục hành chính hoặc trên phần mềm số hóa tài liệu đã có, đồng thời thực
hiện OCR hồ sơ để bóc tách các dữ liệu hồ sơ như: Chủ giấy tờ (cá nhân, tổ chức:
gồm mã và tên); giấy tờ (gồm mã và tên); thời gian số hóa; các thông tin khác trên
giấy tờ.

+ Tệp tin hồ sơ có ký số theo quy định, các thông tin dữ liệu được đưa vào
Kho dữ liệu cá nhân, kho dữ liệu hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính hoặc Cơ sở dữ
liệu quốc gia hoặc Cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Các thông tin dữ liệu đặc tả
(metadata) và links tệp tin được đồng bộ lên Kho dữ liệu của cá nhân, tổ chức trên
Cổng Dịch vụ công quốc gia.

+ Hồ sơ bản giấy được gửi đến cơ quan xử lý hồ sơ qua bưu chính công ích
(BCCI).

Bước 3: Tệp tin hồ sơ điện tử được chuyển cho cán bộ xử lý cấp huyện/cấp
tỉnh thực hiện xử lý nghiệp vụ theo quy định.

- Tệp tin trong quá trình xử lý, kết quả giải quyết điện tử được đưa vào Kho
dữ liệu cá nhân, kho dữ liệu hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính hoặc Cơ sở dữ liệu
quốc gia/Cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

- Văn bản trong quá trình xử lý, kết quả giải quyết bản giấy được số hóa, ký
số, đồng thời OCR nội dung giấy tờ (nếu cần thiết) và đưa vào Kho dữ liệu cá nhân,

131
kho dữ liệu hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc
Cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

- Kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản giấy (và hồ sơ bản chính nếu có)
được chuyển về cho Bộ phận một cửa cấp xã để trả cho cá nhân, tổ chức (nếu có).

Bước 4: Cán bộ một cửa cấp xã trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản
giấy cho cá nhân, tổ chức (nếu có) bằng trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công
ích theo yêu cầu. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử được trả cho cá
nhân, tổ chức tự động trên Hệ thống.

* Quy trình tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
không phụ thuộc vào địa giới hành chính

Với thông tin, dữ liệu được số hóa, kết nối, chia sẻ để cán bộ có đầy đủ thông
tin, dữ liệu phục vụ quá trình xem xét, thẩm định và ra quyết định sẽ cho phép tổ
chức thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Chẳng hạn, người dân có thể thực hiện
Đổi giấy phép lái xe tại các Sở Giao thông vận tải nơi sinh sống, học tập (Sở Giao
thông vận tải được thực hiện toàn bộ quá trình từ tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và
trả kết quả) mà không cần phải thực hiện tại Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp giấy
phép như trước đây.

Quy trình thực hiện có thể khái quát như sau:

132
Hình 2. Quy trình tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành
chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính29.

Bước 1. Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ thủ tục hành chính theo quy định.

Bước 2. Cán bộ một cửa thực hiện kiểm tra tài khoản số và phân loại, số hóa
hồ sơ thủ tục hành chính.

Bước 3. Cán bộ xử lý thực hiện thẩm định, xử lý hồ sơ trên Hệ thống

nghiệp vụ tập trung. Các thông tin, dữ liệu cần kiểm tra thuộc phạm vi của các
cơ quan khác được tích hợp, chia sẻ đầy đủ giữa các hệ thống theo quy định.

Bước 4. Cán bộ xử lý hồ sơ trình cấp có thẩm quyền kết quả và cập nhật
vào Hệ thống nghiệp vụ tập trung.

Bước 5. Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức.

5. Cải cách thủ tục hành chính

29
Công văn số 9318/VPCP-KSTT ngày 21/12/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn số hóa hồ sơ,
kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
133
a) Yêu cầu cải cách thủ tục hành chính

Cải cách thủ tục hành chính là một nội dung của cải cách hành chính, nhưng
là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, đồng thời là
nội dung có nhiều bức xúc nhất của người dân, doanh nghiệp, cũng như có nhiều
yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế. Cải cách thủ tục hành chính có tác
động to lớn đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua việc cải cách
thủ tục hành chính sẽ gỡ bỏ những rào cản về thủ tục hành chính đối với môi trường
kinh doanh và đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân
và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính. Việc đơn giản hóa thủ tục
hành chính sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và các bộ,
ngành, địa phương nói riêng trước cộng đồng trong nước và quốc tế, nâng cao vị trí
xếp hạng của Việt Nam cũng như của các địa phương về tính minh bạch, môi trường
kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Đây là những giá trị vô hình nhưng có tác động
to lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cụ thể là có ảnh hưởng tích
cực đến việc đầu tư trong và ngoài nước, xuất nhập khẩu, việc làm, an sinh xã hội.

Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 đã đưa ra mục
tiêu, đồng thời cũng là yêu cầu đối với cải cách thủ tục hành chính như sau:

“Cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định thủ tục hành chính liên quan
đến người dân, doanh nghiệp; thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính
nhà nước; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và
tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ
công nghệ thông tin; bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện,
nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh,
bình đẳng, minh bạch; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một
cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành
chính trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ
mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau.”

134
b) Nội dung cải cách thủ tục hành chính

Nội dung cải cách thủ tục hành chính trong Nghị quyết 76/NQ-CP được xác
định theo lộ trình từng giai đoạn như sau:

- Đến năm 2025:

+ Cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 20% số quy định và cắt giảm tối thiểu 20%
chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các văn bản đang
có hiệu lực thi hành tính đến hết ngày 31 tháng 5 năm 2020.

+ Hoàn thành việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không
theo địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian
đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

+ Tối thiểu 80% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được luân chuyển trong
nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc các cơ quan có liên quan
được thực hiện bằng phương thức điện tử.

+ Tối thiểu 80% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển
khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ
30% trở lên.

+ Năm 2021, số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính đang còn hiệu lực
và có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện, cấp xã đạt tỷ lệ tối thiểu tương ứng là 40%, 30%, 20%, 15%; giai đoạn 2022 -
2025, mỗi năm tăng tối thiểu 20% đối với mỗi cấp hành chính cho đến khi đạt tỷ lệ
100% để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính
trên môi trường điện tử.

+ Tối thiểu 80% thủ tục hành chính của các bộ, ngành, địa phương, có đủ điều
kiện, được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4. Trong số đó, ít nhất 80% thủ tục hành
chính được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải
quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 50%.
135
+ Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành
chính đạt tối thiểu 90%. Trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết các thủ tục hành
chính lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 85%.

+ 90% thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước được
công bố, công khai và cập nhật kịp thời.

+ 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính không phải
cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành
công thủ tục hành chính trước đó, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết
thủ tục hành chính đang quản lý, hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà
nước kết nối, chia sẻ.

- Đến năm 2030:

+ 100% thủ tục hành chính, có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai
thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 50%
trở lên.

+ Tối thiểu 90% thủ tục hành chính của các bộ, ngành, địa phương, có đủ điều
kiện, được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4, đồng thời, hoàn thành việc tích hợp,
cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ
3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 80%.

+ 90% số lượng người dân, doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính phủ điện
tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống
thông tin của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.

+ Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành
chính đạt tối thiểu 95%. Trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết các thủ tục hành
chính lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 90%.

+ Môi trường kinh doanh của Việt Nam được xếp vào nhóm 30 quốc gia hàng
đầu.

136
Ngoài ra, tại Nghị quyết số 76/NQ-CP cũng chỉ rõ nhiệm vụ cụ thể cải cách
thủ tục hành chính:

- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các quy định thủ tục hành chính liên quan
đến người dân, doanh nghiệp, bảo đảm thủ tục hành chính mới ban hành phải đơn
giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, trọng tâm là thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực: Đất
đai, xây dựng, đầu tư, bảo hiểm, thuế, hải quan, công an... và các thủ tục hành chính
thuộc các lĩnh vực khác có số lượng, tần suất giao dịch lớn.

- Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính:

+ Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện; loại bỏ các
thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho người
dân, tổ chức; loại bỏ các thành phần hồ sơ không cần thiết, không hợp lý; tích hợp,
cắt giảm mạnh các mẫu đơn, tờ khai và các giấy tờ không cần thiết hoặc có nội dung
thông tin trùng lặp trên cơ sở ứng dụng các công nghệ số và các cơ sở dữ liệu sẵn có.

+ Cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh,
loại bỏ các quy định không hợp pháp, không cần thiết, không hợp lý, bảo đảm thực
chất. Tổ chức triển khai có kết quả Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa các quy
định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025.

+ Cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu theo hướng tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý
nhà nước; ứng dụng tối đa các hệ thống công nghệ thông tin để đơn giản hóa, hiện
đại hóa thủ tục kiểm tra, bảo đảm minh bạch thông tin; áp dụng đầy đủ, hiệu quả
phương pháp kiểm tra tiên tiến, phương pháp quản lý rủi ro phù hợp với thông lệ
quốc tế, Công ước/Hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.

+ Rà soát, thống kê và đơn giản hóa các thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ
quan hành chính nhà nước.

- Thường xuyên, kịp thời cập nhật, công khai thủ tục hành chính dưới nhiều
hình thức khác nhau, tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức tìm hiểu và thực hiện. Vận

137
hành và khai thác có hiệu quả Cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ
công quốc gia.

- Hoàn thành đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải
quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày
27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng cấp nào
sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cho cấp đó giải quyết, đảm bảo nguyên tắc quản
lý ngành, lãnh thổ, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết
và gây nhũng nhiễu, tiêu cực, phiền hà cho nhân dân.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, đề xuất giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế,
chính sách, thủ tục hành chính, thông qua tăng cường đối thoại, lấy ý kiến người dân,
doanh nghiệp, phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của Hội đồng tư vấn cải cách thủ
tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

- Hoàn thành kết nối Cổng Thông tin một cửa quốc gia với Cổng Dịch vụ
công quốc gia; đẩy mạnh thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành và thanh toán
các khoản phí liên quan đến kiểm tra chuyên ngành trên Cổng Dịch vụ công quốc
gia. Hoàn thành xây dựng và vận hành có hiệu quả Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử,
đảm bảo thống nhất với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

138
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Phân tích thực trạng thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị nơi
học viên công tác. Khuyến nghị giải pháp thực hiện thủ tục hành chính có hiệu quả
trong bối cảnh hiện nay?

2. Việc thực hiện thủ tục hành chính đem lại cho người dân, tổ chức những
thuận lợi như thế nào? Học viên hãy trình bày quy trình thực hiện thủ tục hành chính
trực tuyến?

3. Phân tích vai trò của hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính. Trong giai
đoạn xây dựng thủ tục hành chính, việc kiểm soát thủ tục hành chính bao gồm những
hoạt động nào?

4. Trình bày các nội dung cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2021- 2030.
Cải cách thủ tục hành chính đem lại những giá trị gì trong quản lý nhà nước và đời
sống xã hội?

5. Thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến có làm ảnh hưởng tới cơ chế một
cửa, một cửa liên thông? Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực
hiện thủ tục hành chính. Lấy ví dụ minh họa?

139
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2010), Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm


soát thủ tục hành chính.

2. Chính phủ (2017), Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 sửa đổi,
bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.

3. Chính phủ (2020), Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về thực


hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

4. Chính phủ (2021), Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 ban hành
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030.

5. Học viện Hành chính Quốc gia (2018), Giáo trình Thủ tục hành chính, Nhà
xuất bản Thống kê.

140
Chuyên đề 5
KỸ NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN

1. Khái quát về văn bản quản lý Nhà nước

a) Khái niệm, đặc điểm văn bản quản lý nhà nước

* Khái niệm văn bản

Có nhiều quan niệm khác nhau về văn bản xuất phát từ việc văn bản là đối
tượng nghiên cứu của rất nhiều khoa học khác nhau.

Cách tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ: Văn bản là một chỉnh thể của các đơn vị
ngôn ngữ được liên kết với nhau theo những quy tắc nhất định nhằm truyền tải một
thông tin trọn vẹn và đáp ứng một mục đích giao tiếp nhất định.

Cách tiếp cận từ góc độ quản lý: Văn bản là phương tiện ghi tin và truyền đạt
thông tin bằng một ngôn ngữ hay một ký hiệu nhất định.

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm


2020 của Chính phủ về công tác văn thư, quy định: “Văn bản là thông tin thành văn
được truyền đạt bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu, hình thành trong hoạt động của các cơ
quan, tổ chức và được trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định.”

* Khái niệm văn bản điện tử

Theo khoản 4 Điều 3 về công tác văn thư ban hành ngày 05 tháng 3 năm
2020, quy định: “Văn bản điện tử là văn bản dưới dạng thông điệp dữ liệu được tạo
lập hoặc được số hóa từ văn bản giấy và trình bày đúng thể thức, kỹ thuật, định dạng
theo quy định.” Văn bản điện tử là loại văn bản ứng dụng phần mềm đang được sử
dụng phổ biến với sự hỗ trợ của mạng internet và thiết bị điện tử để soạn thảo văn
bản. Việc ra đời của văn bản điện tử giúp cho việc tiếp nhận thông tin trở nên dễ
dàng và tiết kiệm thời gian, kết nối mọi cá nhân, tổ chức trên phạm vi toàn cầu.

* Khái niệm văn bản quản lý nhà nước

141
Văn bản quản lý nhà nước (VBQLNN) là những quyết định và thông tin quản
lý thành văn (được văn bản hoá) do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo
thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được Nhà nước đảm bảo thi
hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội
bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân hoặc để
cung cấp, truyền đạt thông tin phục vụ quản lý nhà nước.

* Khái niệm văn bản quản lý hành chính nhà nước

Văn bản quản lý hành chính nhà nước là một bộ phận của văn bản quản lý nhà
nước, chủ yếu dùng để đưa ra các quyết định và truyền tải các thông tin quản lý trong
hoạt động điều hành và chấp hành của các cơ quan nhà nước.

* Đặc điểm của văn bản quản lý nhà nước

- Thứ nhất, thẩm quyền ban hành văn bản, thẩm quyền ban hành văn bản
quản lý nhà nước là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và ban hành nhằm
điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ của nhà nước hoặc giữa các cơ quan quản
lý nhà nước với các tổ chức và công dân.

- Thứ hai, nội dung văn bản, nội dung văn bản quản lý nhà nước chủ yếu
chuyển tải các quyết định quản lý và ghi chép các thông tin quản lý.

- Thứ ba, trình tự và thủ tục xây dựng và ban hành: VBQLNN được xây dựng
và ban hành theo trình tự, thủ tục và hình hình thức nhất định theo quy định của pháp
luật hiện hành hoặc theo quy chế hoạt động của cơ quan

- Thứ tư, về hiệu lực văn bản: văn bản quản lý nhà nước tùy theo tính chất và
nội dung của từng loại sẽ có những quy định trực tiếp hoặc gián tiếp về thời gian có
hiệu lực, không gian áp dụng, đối tượng thi hành.

b) Vai trò của văn bản quản lý nhà nước

* Văn bản là nguồn thông tin đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước

142
Hoạt động quản lý nhà nước phần lớn được đảm bảo thông tin bởi hệ thống
văn bản QLNN. Đó là các thông tin về: Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà
nước liên quan đến mục tiêu và phương hướng hoạt động lâu dài của cơ quan, đơn
vị; Nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động cụ thể của từng cơ quan, đơn vị; Phương thức hoạt
động, quan hệ công tác giữa các cơ quan, các đơn vị với nhau; Tình hình đối tượng
bị quản lý, sự biến động của cơ quan, đơn vị, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của
cơ quan, đơn vị; Các kết quả đạt được trong quá trình quản lý, v.v...

* Văn bản là phương tiện truyền đạt các quyết định quản lý nhà nước

Thông thường, các quyết định hành chính được truyền đạt sau khi đã được thể
chế hoá thành các văn bản mang tính quyền lực nhà nước. Các quyết định quản lý
cần phải được truyền đạt nhanh chóng và đúng đối tượng, được đối tượng bị quản lý
thông suốt, hiểu được nhiệm vụ và nắm được ý đồ của lãnh đạo, để nhiệt tình, yên
tâm và phấn khởi thực hiện. Hơn thế nữa các đối tượng bị quản lý cũng phải nhận
thấy được khả năng có thể để phát huy sáng tạo khi thực hiện các quyết định quản lý.
Việc truyền đạt quyết định kéo dài, nửa vời, thiếu cụ thể, không chính xác sẽ làm cho
quyết định quản lý khó có điều kiện được biến thành hiện thực hoặc được thực hiện
với hiệu quả thấp hoặc không có hiệu quả. Việc truyền đạt các quyết định quản lý là
vai trò cơ bản của hệ thống văn bản quản lý nhà nước, bởi lẽ hệ thống đó có khả
năng truyền đạt các quyết định quản lý một cách nhanh chóng, chính xác và có độ tin
cậy cao khi được tổ chức xây dựng, ban hành và chu chuyển một cách khoa học.

* Văn bản là phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo,
quản lý

Hoạt động thực thi của các cơ quan nhà nước muốn đạt được hiệu quả thì
không thể thiếu công tác kiểm tra, giám sát. Văn bản chính là phương tiện hữu hiệu
giúp cho công tác này được thực hiện một cách tốt nhất. Các quyết định hành chính
được ban hành và truyền đạt tới đối tượng thực thi. Tuy nhiên, việc nắm bắt tiến độ
thực hiện công việc của các thành viên trong tổ chức cần phải được kiểm tra, theo
dõi sát sao thường xuyên bằng hệ thống các văn bản. Nhờ công tác kiểm tra thông
143
qua hệ thống các văn bản chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo nên việc thực thi nhiệm vụ
của công chức được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng tiến độ. Điều này cho thấy
được vai trò quan trọng cũng như tính quyền lực của văn bản quản lý nhà nước.

* Văn bản là công cụ xây dựng hệ thống pháp luật

Văn bản pháp luật có vai trò quan trong hoạt động của các cơ quan quản lý
nhà nước. Với phương châm nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, do đó hệ thống
các văn bản pháp luật chính là công cụ cơ bản để tổ chức và quản lý nhà nước. Do
đó, văn bản quản lý nhà nước thể hiện rõ tính quyền lực dựa trên những quy định
pháp luật được ban hành trong văn bản.

c) Hệ thống văn bản quản lý nhà nước

* Văn bản quy phạm pháp luật

Theo Điều 2, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, VBQPPL là
văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo thẩm quyền, hình thức,
trình tự, thủ tục quy định trong đó có chứa quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc
chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật hiện nay được quy định tại Điều 4, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật 2015, sửa đổi bổ sung năm 2020.

* Văn bản hành chính

Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP, quy định: “Văn bản
hành chính là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết
công việc của các cơ quan, tổ chức.”

Theo Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ về công tác văn thư
ngày 05 tháng 3 năm 2020, quy định các loại văn bản hành chính gồm: Nghị quyết
(cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo,
hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ
144
trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy uỷ quyền,
giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư
công.

* Văn bản chuyên ngành

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP, quy định: “Văn bản
chuyên ngành là văn bản hình thành trong quá trình thực hiện hoạt động chuyên
môn, nghiệp vụ của một ngành, lĩnh vực do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành,
lĩnh vực quy định.”

Văn bản chuyên ngành mang tính đặc thù về chuyên môn thuộc thẩm quyền
ban hành của một số cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật. Những cơ quan,
tổ chức khi có nhu cầu sử dụng các loại văn bản này đều phải tuân thủ theo đúng
mẫu quy định, không dược tùy tiện thay đổi nội dung và hình thức của những văn
bản đã được mẫu hóa.

2. Yêu cầu chung về kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính

a) Yêu cầu chung về nội dung văn bản

* Tính mục đích

VBQLNN được ban hành phải hướng tới mục đích nhất định. Trước khi soạn
thảo văn bản, cần xác định rõ một số vấn đề thông qua việc trả lời các câu hỏi sau:

Có thực sự cần thiết phải ban hành văn bản này không; hay nói cách khác, văn
bản dự định ban hành có giải quyết một mối quan hệ bức thiết nào của xã hội
hay không?

Văn bản này được ban hành để làm gì, nội dung văn bản có đảm bảo phục vụ
cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức của mình không? kết quả
cần đạt được của việc thực hiện văn bản như thế nào?

145
Nội dung văn bản đã phù hợp và thể chế hóa được chủ trương, chính sách các
cấp uỷ Đảng, nghị quyết của các cơ quan quyền lực cùng cấp và các văn bản của cơ
quan quản lý nhà nước cấp trên hay chưa?

* Tính công quyền

Tính công quyền trong văn bản được thể hiện ở một số yếu tố sau:

- Văn bản được ban hành trên cơ sở các căn cứ xác thực;

- Nội dung văn bản điều chỉnh phù hợp với thẩm quyền luật định;

- Nội dung văn bản phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp
với nội dung văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên;

- Nội dung văn bản phải phù hợp với tính chất pháp lý của mỗi nhóm trong hệ
thống văn bản.

* Tính khoa học

Tính khoa học của văn bản thể hiện ở các điểm chính sau đây:

- Thông tin trong văn bản đầy đủ, cụ thể, chính xác;

- Thông tin trong văn bản có tính dự báo cao, có cơ sở khoa học, phù hợp với
quy luật phát triển khách quan tự nhiên và xã hội và hướng tới quốc tế hóa ở mức độ
thích hợp;

- Nhất quán, logic về chủ đề, không mâu thuẫn, chồng chéo giữa các ý;

- Kết cấu hợp lý, chặt chẽ: hệ thống các ý trong văn bản được sắp xếp theo
trình tự khoa học có chủ ý, không trùng lặp, tản mạn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho việc nắm bắt và triển khai thực hiện.

* Tính đại chúng

Khi ban hành văn bản, đặc biệt là hệ thống văn bản có phạm vi ảnh hưởng
rộng lớn như văn bản quy phạm pháp luật, cần phải đặc biệt chú ý tới tính đại chúng

146
của văn bản. Có thể xác định tính đại chúng trên những phương diện biểu hiện sau
đây:

- Nội dung văn bản phản ánh được nguyện vọng, ý chí của các tầng lớp nhân
dân và hướng tới đáp ứng các nguyện vọng đó;

- Các quy định cụ thể trong văn bản phù hợp với nội dung Hiến pháp về
quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của nhân
dân;

- Nội dung đưa ra có cơ sở khoa học, phù hợp với các quy phạm xã hội và
chuẩn mực đạo đức, văn hóa của cộng đồng;

Để đảm bảo cho văn bản có tính đại chúng, cần thực hiện nghiêm ngặt quy
trình xây dựng ban hành văn bản. Cụ thể là:

- Tiến hành công tác khảo sát, đánh giá thực trạng xã hội liên quan đến nội
dung chính của dự thảo một cách nghiêm túc theo những phương pháp thích hợp và
khoa học;

- Tổ chức nhiều kênh thông tin để lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân,
nắm bắt tâm tư nguyện vọng của họ.

* Tính khả thi

Để văn bản có tính khả thi, ngoài những yêu cầu về tính mục đích, tính khoa
học, tính đại chúng và tính pháp lý thì nội dung văn bản phù hợp với thực tế cuộc
sống và mức độ phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với trình độ, năng lực của các
chủ thể thi hành.

Trong văn bản luôn luôn phải xác định được nhiệm vụ cụ thể của từng chủ thể
thực hiện, trong đó có nhiệm vụ chính, nhiệm vụ phối hợp, nhiệm vụ kiểm tra, giám
sát v.v.. Có như vậy mới tránh được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, trốn tránh
nhiệm. Đây cũng là một trong những phương diện đảm bảo tính khả thi cho văn bản
khi ban hành.

147
b) Yêu cầu chung về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản, hình thức ký văn
bản giấy, văn bản điện tử
* Khái niệm thể thức văn bản
Theo Điều 8, Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2020 của
Chính phủ hướng dẫn về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, quy định
thể thức văn bản “là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những
thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung
trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định30”.
- Theo quy định này thể thức văn bản bao gồm các thành phần chính sau:

(1) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.

(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

(3) Số, ký hiệu của văn bản.

(4) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.

(5) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

(6) Nội dung văn bản.

(7) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

(8) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.

(9) Nơi nhận.

Ngoài ra, có thể có các thành phần bổ sung:

- Phụ lục.

- Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.

- Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.

- Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại;
số Fax.b)
30
Điều 8, Nghị định số 30/2020 /NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn về thể thức, kỹ
thuật trình bày văn bản hành chính
148
* Cách trình bày các thành phần chính của thể thức

- Quốc hiệu và Tiêu ngữ

Quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”: Được trình
bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên cùng,
bên phải trang đầu tiên của văn bản.

Tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”: Được trình bày bằng chữ in thường,
cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm và được canh giữa dưới Quốc hiệu; chữ cái
đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối (-), có cách chữ; phía
dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ. Hai dòng chữ
Quốc hiệu và Tiêu ngữ trình bày cách nhau dòng đơn.

Ví dụ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản

Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan, tổ chức ban
hành văn bản và tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

Đối với tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp ở địa phương có thêm tên tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương hoặc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc xã, phường, thị trấn nơi cơ
quan, tổ chức ban hành văn bản đóng trụ sở. Tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực
tiếp được viết tắt những cụm từ thông dụng.

Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ
chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức
chủ quản trực tiếp; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến
1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.

Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ
chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng.
149
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực
tiếp được trình bày cách nhau dòng đơn. Trường hợp tên cơ quan, tổ chức ban hành
văn bản, tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp dài có thể trình bày thành nhiều
dòng.

Ví dụ: BỘ NỘI VỤ

CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC

- Số, ký hiệu của văn bản

Số của văn bản là số thứ tự văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành trong một
năm được đăng ký tại Văn thư cơ quan theo quy định, số của văn bản được ghi bằng
chữ số Ả Rập.

Trường hợp các Hội đồng, Ban, Tổ của cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung
là tổ chức tư vấn) được ghi là “cơ quan ban hành văn bản” và được sử dụng con dấu,
chữ ký số của cơ quan, tổ chức để ban hành văn bản thì phải lấy hệ thống số riêng.

Ký hiệu của văn bản bao gồm chữ viết tắt tên loại văn bản và chữ viết tắt tên
cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản. Đối với
công văn, ký hiệu bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà
nước ban hành công văn và chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc lĩnh vực được giải
quyết.

Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức và các đơn vị trong mỗi cơ quan, tổ chức
hoặc lĩnh vực do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định cụ thể, bảo đảm ngắn
gọn, dễ hiểu.

Ví dụ: Số: 15/QĐ-BNV

Số, ký hiệu của văn bản được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức ban
hành văn bản. Từ “Số” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ
đứng; sau từ “Số” có dấu hai chấm (:); với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0
phía trước. Ký hiệu của văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ

150
đứng. Giữa số và ký hiệu văn bản có dấu gạch chéo (/), giữa các nhóm chữ viết tắt
trong ký hiệu văn bản có dấu gạch nối (-), không cách chữ.

- Địa danh và thời gian ban hành văn bản

Địa danh ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành là tên
gọi chính thức của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan ban hành văn
bản đóng trụ sở. Địa danh ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước ở địa phương ban
hành là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính nơi cơ quan ban hành văn bản đóng
trụ sở.

Đối với những đơn vị hành chính được đặt theo tên người, bằng chữ số hoặc
sự kiện lịch sử thì phải ghi tên gọi đầy đủ của đơn vị hành chính đó.

Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang
nhân dân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được thực hiện
theo quy định của pháp luật và quy định cụ thể của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Thời gian ban hành văn bản

Thời gian ban hành văn bản phải được viết đầy đủ; các số thể hiện ngày,
tháng, năm dùng chữ số Ả Rập; đối với những số thể hiện ngày nhỏ hơn 10 và tháng
1, 2 phải ghi thêm số 0 phía trước.

Địa danh và thời gian ban hành văn bản được trình bày trên cùng một dòng
với số, ký hiệu văn bản, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ nghiêng;
các chữ cái đầu của địa danh phải viết hoa; sau địa danh có dấu phẩy (,); địa danh và
ngày, tháng, năm được đặt dưới, canh giữa so với Quốc hiệu và Tiêu ngữ.

Ví dụ: Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2022

- Tên loại và trích yếu nội dung văn bản

Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành.
Trích yếu nội dung văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ phản ánh khái
quát nội dung chủ yếu của văn bản.

151
Tên loại và trích yếu nội dung văn bản được đặt canh giữa theo chiều ngang
văn bản. Tên loại văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu
chữ đứng, đậm. Trích yếu nội dung văn bản được đặt ngay dưới tên loại văn bản,
trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. Bên dưới
trích yếu nội dung văn bản có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến
1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.

Ví dụ:

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Danh mục hồ sơ của Bộ Nội vụ năm 2022

Đối với công văn, trích yếu nội dung văn bản được trình bày sau chữ “V/v”
bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng; đặt canh giữa dưới số và ký
hiệu văn bản, cách dòng 6pt với số và ký hiệu văn bản.

Ví dụ: Số: 123/STP-VP

V/v đề nghị góp ý đối với dự án Luật Tiếp cận thông tin

- Nội dung văn bản

Nội dung văn bản được trình bày bằng chữ in thường, được canh đều cả hai
lề, kiểu chữ đứng; cỡ chữ từ 13 đến 14; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào 1 cm
hoặc 1,27 cm; khoảng cách giữa các đoạn văn tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các
dòng tối thiểu là dòng đơn, tối đa là 1,5 lines31.

- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền

Chữ ký của người có thẩm quyền là chữ ký của người có thẩm quyền trên văn
bản giấy hoặc chữ ký số của người có thẩm quyền trên văn bản điện tử.

Việc ghi quyền hạn của người ký được thực hiện như sau:

31
Xem thêm Nghị định só 30/2020/ NĐ – CP ngày 05 tháng 03 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn về thể
thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính
152
Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.” vào trước tên
tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức.

Trường hợp được giao quyền cấp trưởng thì phải ghi chữ viết tắt “Q.” vào
trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghi chữ viết tắt
“KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ
trách hoặc điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.

Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” vào trước chức vụ của
người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

Trường hợp ký thừa uỷ quyền thì phải ghi chữ viết tắt “TUQ.” vào trước chức
vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

Chức vụ, chức danh và họ tên của người ký

Chức vụ ghi trên văn bản là chức vụ lãnh đạo chính thức của người ký văn
bản trong cơ quan, tổ chức; không ghi những chức vụ mà Nhà nước không quy định.

Chức danh ghi trên văn bản do các tổ chức tư vấn ban hành là chức danh lãnh
đạo của người ký văn bản trong tổ chức tư vấn.

Chức vụ (chức danh) của người ký văn bản do Hội đồng hoặc Ban Chỉ đạo
của Nhà nước ban hành mà lãnh đạo Bộ làm Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban, Chủ
tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng thì phải ghi rõ chức vụ (chức danh) và tên cơ quan,
tổ chức nơi lãnh đạo Bộ công tác ở phía trên họ tên người ký.

Họ và tên người ký văn bản bao gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của người
ký văn bản. Trước họ tên của người ký, không ghi học hàm, học vị và các danh hiệu
danh dự khác. Việc ghi thêm quân hàm, học hàm, học vị trước họ tên người ký đối
với văn bản của các đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế,
khoa học do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định.

153
Hình ảnh, vị trí chữ ký số của người có thẩm quyền là hình ảnh chữ ký của
người có thẩm quyền trên văn bản giấy, màu xanh, định dạng Portable Network
Graphics (.png) nền trong suốt; đặt canh giữa chức vụ của người ký và họ tên người
ký.

Quyền hạn, chức vụ của người ký được trình bày phía trên họ tên của người
ký văn bản; các chữ viết tắt quyền hạn như: “TM.”, “Q.”, “KT.”, “TL.”, “TUQ.” và
quyền hạn chức vụ của người ký được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến
14, kiểu chữ đứng, đậm.

Họ và tên của người ký văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ
13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa quyền hạn, chức vụ của người
ký.

Ví dụ: KT. TRƯỞNG PHÒNG

PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

Nguyễn Văn A

- Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức

Chữ ký số của cơ quan, tổ chức trên văn bản kèm theo văn bản chính được thể
hiện như sau: Văn bản kèm theo cùng tệp tin với nội dung văn bản điện tử, Văn thư
cơ quan chỉ thực hiện ký số văn bản và không thực hiện ký số lên văn bản kèm theo;
văn bản không cùng tệp tin với nội dung văn bản điện tử, Văn thư cơ quan thực hiện
ký số của cơ quan, tổ chức trên văn bản kèm theo.

Vị trí: Góc trên, bên phải, trang đầu của văn bản kèm theo.

Hình ảnh chữ ký số của cơ quan, tổ chức: Không hiển thị.

Thông tin: số và ký hiệu văn bản; thời gian ký (ngày tháng năm; giờ phút
giây; múi giờ Việt Nam theo tiêu chuẩn ISO 8601) được trình bày bằng phông chữ
154
Times New Roman, chữ in thường, kiểu chữ đứng, cỡ chữ 10, màu đen.

- Nơi nhận: Nơi nhận văn bản gồm: Nơi nhận để thực hiện; nơi nhận để kiểm
tra, giám sát, báo cáo, trao đổi công việc, để biết; nơi nhận để lưu văn bản32.

* Hình thức ký văn bản giấy và văn bản điện tử

Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng


Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ
quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được
phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu.
Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký
thay cấp trưởng.
Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản
của cơ quan, tổ chức. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt
tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của
người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền
cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa
ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được
thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được
ký thừa ủy quyền khổng được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy
quyền được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức ủy
quyền.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ
quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao
lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy
chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.

32
Xem Nghị định số 30/2020 /NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn về thể thức, kỹ
thuật trình bày văn bản hành chính

155
Người ký văn bản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản do mình
ký ban hành. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
về toàn bộ văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành.
Đối với văn bản giấy, khi ký văn bản dùng bút có mực màu xanh, không dùng
các loại mực dễ phai.
Đối với văn bản điện tử, người có thẩm quyền thực hiện ký số. Vị trí, hình ảnh
chữ ký số theo quy định tại Phụ lục I Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng
03 năm 2020 của Chính phủ.

c) Yêu cầu chung về ngôn ngữ văn bản hành chính

Ngôn ngữ văn bản hành chính thuộc văn phong hành chính công vụ, là dạng
ngôn ngữ tiếng Việt đặc thù được sử dụng trong các văn bản pháp luật và hành
chính.

Ngôn ngữ văn bản quản hành chính phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

* Bảo đảm tính chính xác

Văn bản quản lý được sử dụng để điều chỉnh các mối quan hệ trong quản lý
hay để truyền đạt thông tin, trao đổi, giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức trong việc
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Vì vậy, văn bản phải được viết bằng ngôn
ngữ tiếng Việt chuẩn mực, rõ ràng, chính xác nội dung mà văn bản muốn truyền đạt
và phải tạo cho tất cả mọi đối tượng tiếp nhận có cách hiểu như nhau nhằm đảm bảo
hiệu lực thi hành thống nhất cho văn bản.

* Tính phổ thông, đại chúng

Ngôn ngữ trong văn bản quản lý phải được dùng theo chuẩn phổ thông, quen
thuộc trong đời sống nhân dân, mọi người đều hiểu được và hiểu đúng. Cách diễn
đạt cần được thể hiện bằng hành văn ngắn gọn, dễ hiểu, tránh cầu kỳ, phức tạp. Tuy
nhiên, tránh nhầm lẫn giữa phổ thông, dễ hiểu với sự suồng sã, cảm tính theo phong
cách khẩu ngữ.

* Tính khách quan, phi cá tính


156
Tính khách quan, phi cá tính của văn bản gắn liền với chuẩn mực, mang tính
hệ thống của cơ quan nhà nước, có nghĩa là tính chất này được quy định bởi các
chuẩn mực pháp lý. Tính khách quan làm cho văn bản có tính trang trọng, tính
nguyên tắc cao, kết hợp với những luận cứ chính xác sẽ làm cho văn bản có sức
thuyết phục cao, đạt hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước.

* Tính khuôn mẫu

Tính khuôn mẫu trong văn bản quản lý nhà nước thể hiện ở những điểm sau:

- Sử dụng lặp đi lặp lại các thuật ngữ, từ ngữ hành chính - công vụ;

- Sử dụng lặp đi lặp lại các cụm từ như “Căn cứ vào...", Theo đề nghị của...",
"Các... chịu trách nhiệm thi hành... này"..., hoặc thông qua việc lặp lại về cấu trúc
ngữ pháp;

- Xây dựng cấu trúc thể thức văn bản theo quy định chung của văn bản pháp
luật quy định;

- Sử dụng các văn bản mẫu. Các văn bản được in sẵn thành mẫu, chỉ cần điền
thêm những thông tin cụ thể là có văn bản hoàn chỉnh.

* Tính trang trọng, lịch sự

Văn bản hành chính là tiếng nói của cơ quan, tổ chức nên phải thể hiện tính
trang trọng, uy nghiêm. Lời văn trang trọng thể hiện sự tôn trọng với các chủ thể thi
hành, làm tăng uy tín của cá nhân, tập thể ban hành văn bản. Hơn nữa, văn bản phản
ánh trình độ văn minh quản lý của dân tộc, của đất nước. Muốn các quy phạm pháp
luật, các quyết định hành chính đi vào ý thức của mọi người dân, không thể dùng lời
lẽ thô bạo, thiếu nhã nhặn, không nghiêm túc, mặc dù văn bản có chức năng truyền
đạt mệnh lệnh, ý chí quyền lực nhà nước. Đặc tính này cần (và phải được) duy trì
ngay cả trong các văn bản kỷ luật.

d) Quy trình xây dựng và ban hành văn bản giấy và văn bản điện tử

* Khái niệm quy trình xây dựng và ban hành văn bản

157
Quy trình xây dựng và ban hành văn bản là trình tự các nội dung mà cơ quan,
tổ chức cần phải thực hiện để ban hành một văn bản. Các nội dung trong quy trình
được sắp xếp theo một trật tự logic nhất định, nhằm đảm bảo hiệu quả triển khai thực
hiện và chất lượng của văn bản khi ban hành.

Căn cứ vào tính chất pháp lý của văn bản, hệ thống văn bản quản lý được chia
thành quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và quy trình xây
dựng và ban hành văn bản hành chính. Đối với văn bản hành chính, quy trình soạn
thảo và ban hành thường do các cơ quan, tổ chức quy định cụ thể tại Quy chế công
tác văn thư của cơ quan, tổ chức.

* Quy trình xây dựng và ban hành văn bản (văn bản giấy)

Quy trình xây dựng và ban hành văn bản giấy hay còn gọi là văn bản được in
ra bản giấy, còn văn bản điện tử là thực hiện trên môi trường điện tử. Quy trình xây
dựng và ban hành văn bản hành chính về cơ bản được thực hiện theo các
bước sau:

Bước 1: Đề xuất, xác định nhiệm vụ soạn thảo

Đây là bước đầu tiên trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản. Để
đưa ra ý tưởng đề xuất soạn thảo một văn bản, cần xác định nguồn của văn bản,
nguồn của văn bản gồm: 1) Xuất phát từ ý kiến chỉ đạo của cấp trên; 2) Xuất
phát từ đề xuất, tham mưu của cấp dưới; 3) Xuất phát từ chính những bất cập
trong thực tiễn đòi hỏi cần có một văn bản quản lý để điều chỉnh kịp thời vấn đề
phát sinh trong thực tiễn.

Ở bước này, người soạn thảo cần xác định rõ vấn đề mà nội dung văn bản
cần giải quyết hoặc trình bày, xác định mục đích ban hành văn bản, trả lời
những câu hỏi: Văn bản được ban hành để làm gì? Giải quyết vấn đề gì trong
thực tiễn? Tại sao phải ban hành văn bản?

Sau khi xác định được vấn đề và mục đích ban hành văn bản, người soạn
thảo cần thu thập và xử lý những thông tin có liên quan đến nội dung của văn

158
bản. Người soạn thảo xác định loại văn bản sẽ sử dụng nhằm đạt được mục đích
đề ra.

Bước 2: Soạn thảo văn bản

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền sẽ căn cứ
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mục đích, nội dung của văn bản cần soạn
thảo để giao cho đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo. Viên chức được giao
soạn thảo dự thảo cần xác định tên loại văn bản, nội dung, mức độ mật, mức độ
khẩn, thu thập và xử lý những thông tin liên quan, xây dựng đề cương văn bản,
tiến hành viết dự thảo theo đúng thể thức và kỹ thuật quy định. Thực hiện trao
đổi nội dung chuyên môn trong dự thảo với cấp trên hoặc đơn vị có liên quan để
hoàn thiện nội dung và chỉnh lý dự thảo.

Trong quá trình soạn thảo văn bản, một số nội dung chuyên môn có tính
chất chuyên sâu cần được đưa ra lấy ý kiến của những cơ quan, đơn vị có liên
quan. Việc lấy ý kiến có thể là có tính chất bắt buộc hoặc tính chất tham khảo
tuỳ theo từng nội dung cụ thể.

Bước 3. Lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo văn bản

Lấy ý kiến góp ý vào dự thảo văn bản là hoạt động xem xét, đánh giá và cho
ý kiến về các khía cạnh khác nhau của văn bản theo đề nghị của cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền. Hoạt động lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo văn bản tập trung vào
cả nội dung, thể thức, ngôn ngữ và thẩm quyền ban hành văn bản, chủ yếu là
những vấn đề liên quan trực tiếp tới chức năng, nhiệm vụ, chuyên môn, địa vị
pháp lý, lợi ích của chủ thể lấy ý kiến. Các văn bản lấy ý kiến rộng rãi qua các
phương tiện thông tin đại chúng, cần lưu ý đến những vấn đề thuộc về bí mật
quốc gia và tuân thủ quy định hiện hành về bảo vệ bí mật nhà nước.

Đối với văn bản quy phạm pháp luật, hoạt động lấy ý kiến góp ý vào dự
thảo văn bản là bắt buộc. Đối với văn bản hành chính thông thường, hoạt động
này chính là việc các chủ thể có liên quan góp ý hoàn thiện nội dung dự thảo, có

159
thể là người có thẩm quyền ký ban hành văn bản hoặc cán bộ, công chức làm
việc ở những đơn vị liên quan trong việc phối hợp công tác.

Bước 4: Kiểm tra dự thảo văn bản

Điều 12, Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 05
tháng 3 năm 2020 về công tác văn thư quy định:

“1. Người đứng đầu đơn vị soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách
nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật về nội dung
văn bản.

2. Người được giao trách nhiệm kiểm tra thể thức, kỹ thuật trình bày văn
bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức
và trước pháp luật về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản.”

Kiểm tra văn bản gồm kiểm tra văn bản trước khi ban hành và kiểm tra
văn bản sau khi ban hành. Kiểm tra văn bản trước khi ban hành là việc xem xét
toàn bộ nội dung và thể thức của văn bản lần cuối trước khi văn bản được ban
hành. Kiểm tra văn bản trước khi ban hành tập trung đánh giá nội dung, hình
thức, ngôn ngữ diễn đạt trong dự thảo văn bản, xem xét, kiểm tra các bước trong
thủ tục ban hành văn bản. Kiểm tra văn bản sau khi ban hành là việc xem xét,
đánh giá và kết luận về một số nội dung cụ thể khi văn bản đã và đang có hiệu
lực. Kiểm tra văn bản sau khi ban hành tập trung vào các nội dung: Tính hợp
hiến, hợp pháp, tính thống nhất, sự phù hợp của hình thức, nội dung, thẩm quyền
ban hành văn bản; đồng thời, đưa ra kiến nghị xác định trách nhiệm của chủ thể
đã ban hành văn bản trái pháp luật. Hoạt động kiểm tra văn bản trước và sau khi
ban hành được thực hiện cả với văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành
chính.

Bước 5: Xem xét, thông qua và ký ban hành văn bản

Văn bản phải được xem xét, thông qua và ký ban hành theo đúng thẩm
quyền và thủ tục theo quy định hiện hành của pháp luật và quy chế văn thư của

160
từng cơ quan, tổ chức. Việc xem xét, thông qua dự thảo văn bản được thực hiện
theo hai cơ chế:

- Thông qua theo chế độ tập thể;

- Thông qua theo chế độ thủ trưởng.

Khi ban hành văn bản cần lưu ý nguyên tắc, thể thức và quy chế xây dựng
và ban hành văn bản, thực hiện đúng quy trình, thủ tục đối với cả văn bản quy
phạm pháp luật và văn bản hành chính. Người ký ban hành văn bản phải chịu
trách nhiệm về thẩm quyền, nội dung và hình thức văn bản.

Bước 6: Phát hành và lưu văn bản.

Phát hành văn bản bao gồm những hoạt động lấy số, vào sổ đăng ký văn
bản đi, nhân bản đúng với số lượng cần phát hành ở nơi nhận, bao gồm cả bản
lưu, lấy dấu và phát hành văn bản đúng với đối tượng và thời gian yêu cầu. Phát
hành văn bản cần thực hiện đúng theo quy định hiện hành đối với từng nhóm
văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính, bao gồm những quy định
chung và quy chế về công tác văn thư của từng cơ quan, đơn vị.

Số và thời gian ban hành văn bản được lấy theo thứ tự và trình tự thời
gian ban hành văn bản của cơ quan, tổ chức trong năm (bắt đầu liên tiếp từ số 01
vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm).

- Việc cấp số văn bản quy phạm pháp luật: Mỗi loại văn bản quy phạm
pháp luật được cấp hệ thống số riêng.

- Việc cấp số văn bản chuyên ngành do người đứng đầu cơ quan quản lý
ngành, lĩnh vực quy định.

- Việc cấp số văn bản hành chính do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy
định.

161
Đối với văn bản giấy, việc cấp số, thời gian ban hành được thực hiện sau
khi có chữ ký của người có thẩm quyền, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp
theo. Văn bản mật được cấp hệ thống số riêng.

Văn thư cơ quan đăng ký văn bản vào Sổ đăng ký văn bản đi theo quy
định hiện hành. Bản gốc của văn bản giấy phải được lưu tại văn thư của cơ quan
và phải được đóng dấu ngay sau khi phát hành, sắp xếp theo thứ tự đăng ký. Bản
chính của văn bản phải được lưu trong hồ sơ công việc.

* Quy trình xây dựng và ban hành văn bản điện tử

Văn bản điện tử được ban hành theo đúng trình tự như văn bản giấy
nhưng được thể hiện trên môi trường điện tử. Vì vậy, để thực hiện được quy
trình xây dựng và ban hành văn bản điện tử, đòi hỏi công chức, viên chức cần
được trang bị những kiến thức và kỹ năng căn bản về công nghệ thông tin, về
máy tính và thao tác sử dụng các ứng dụng, phần mềm.

Hiện nay, mỗi cơ quan, đơn vị đang sử dụng những nền tảng công nghệ
không hoàn toàn giống nhau, do đó, những nội dung trong quy trình xây dựng và
ban hành văn bản điện tử cụ thể của mỗi cơ quan, tổ chức sẽ không hoàn toàn
giống nhau. Nhưng về cơ bản thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chủ thể soạn thảo văn bản đăng nhập vào Hệ thống, dự thảo văn
bản, xác định mức độ mật, khẩn của văn bản, thực hiện quy trình soạn thảo văn
bản.

Bước 2: Soạn thảo văn bản, chủ thể được giao soạn thảo văn bản phải
chuyển bản thảo văn bản và các tài liệu kèm theo (nếu có) vào Hệ thống và cập
nhật các thông tin cần thiết vào hệ thống.

Bước 3: Lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo. Nếu cần sửa đổi, bổ sung hoàn
thiện bản dự thảo, người có thẩm quyền cho ý kiến vào bản dự thảo trên Hệ
thống, chuyển lại bản thảo văn bản đến lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn thảo văn
bản để chuyển cho cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản.

162
Bước 4: Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành được thực hiện trên hệ
thống tương tự như thực hiện trên văn bản giấy. Người đứng đầu đơn vị soạn
thảo phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về nội dung văn bản. Người có thẩm
quyền, nhiệm vụ được giao trách nhiệm kiểm tra thể thức kỹ thuật trình bày văn
bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và
trước pháp luật.

Bước 5: Ký ban hành văn bản điện tử, người có thẩm quyền thực hiện ký số.
Vị trí, hình ảnh chữ ký số thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.

Bước 6: Phát hành và lưu trữ văn bản điện tử. Số và ký hiệu của văn bản giấy
và văn bản điện tử được lấy thống nhất trong một năm. Việc cấp số và thời gian ban
hành của văn bản điện tử được thực hiện bằng chức năng của Hệ thống.

Văn bản điện tử được được đăng ký bằng Hệ thống, sau đó được in ra giấy
đầy đủ các trường thông tin theo mẫu Sổ đăng ký văn bản đi, đóng sổ để quản lý.

Bản gốc văn bản điện tử phải được lưu trên Hệ thống của cơ quan, tổ chức
ban hành văn bản. Nếu cơ quan, tổ chức có Hệ thống đáp ứng theo quy định hiện
hành của pháp luật thì sử dụng và lưu bản gốc văn bản điện tử trên Hệ thống thay
cho văn bản giấy. Nếu cơ quan, tổ chức có Hệ thống chưa đáp ứng theo quy định
hiện hành của pháp luật thì Văn thư cơ quan tạo bản chính văn bản giấy để lưu tại
Văn thư cơ quan và hồ sơ công việc.

3. Soạn thảo một số loại văn bản hành chính

a) Soạn thảo Quyết định

* Khái niệm

Quyết định hành chính là văn bản được các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền ban hành để đưa ra các mệnh lệnh quản lý hoặc quy tắc hành vi có tính chất
nội bộ áp dụng với một hoặc một nhóm đối tượng cụ thể. Quyết định hành chính là
văn bản hành chính cá biệt, có tính chất áp dụng pháp luật được dùng để tổ chức và

163
điều chỉnh những vấn đề phát sinh cụ thể trong hoạt động quản lý của cơ quan, tổ
chức.

* Các loại Quyết định

Thông thường quyết định hành chính cá biệt được sử dụng trong những
trường hợp sau đây:

- Quyết định ban hành các chế độ, chính sách trong cơ quan, tổ chức như ban
hành các chế độ công tác, ban hành nội quy, quy chế hoạt động;

- Quyết định về công tác nhân sự như quyết định tiếp nhận, tăng lương, kỷ
luật, cho thôi việc, bổ nhiệm, điều động cán bộ - nhân viên;

- Quyết định về công tác tổ chức bộ máy như: quyết định thành lập cơ quan,
đơn vị; quyết định giải thể, sát nhập cơ quan, đơn vị ….

- Quyết định về công tác tổ chức nhân sự, lao động tiền lương: quyết định
tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật.

* Kỹ thuật soạn thảo Quyết định

- Về thể thức: tuân thủ trình bày các thành phần thể thức theo quy định của
các văn bản pháp luật hiện hành33.

- Về nội dung: Về cơ bản, nội dung quyết định hành chính cá biệt được kết
cấu thành hai phần chính: phần căn cứ ban hành và phần nội dung của quyết định.

+ Phần căn cứ ban hành quyết định gồm có căn cứ pháp lý; căn cứ nội dung
và căn cứ thực tế

+ Phần nội dung điều chỉnh của quyết định:

Phần nội dung của quyết định được bố cục thành các điều, khoản khác nhau
thể hiện các mệnh lệnh và các yêu cầu của cơ quan, tổ chức. Số lượng các điều phụ
thuộc vào nội dung và đối tượng điều chỉnh. Thông thường mỗi quyết định phải có

33
Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư

164
tối thiểu hai điều, một điều trình bày nội dung điều chỉnh và một điều khoản thi
hành.

Điều 1: Quy định trực tiếp vào nội dung điều chỉnh chính của quyết định.

Điều 2 và các điều tiếp theo: nêu những vấn đề kèm theo khi thực hiện điều
chỉnh hoặc những điều chỉnh bổ sung cho Điều 1.

Điều cuối cùng nêu điều khoản thi hành, cụ thể cần xác định rõ các đối tượng
chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định; thời điểm có hiệu lực của quyết định
và xử lý văn bản (nếu có).

Nội dung các điều cần được trình bày ngắn gọn, đầy đủ, thông tin phải được
sắp xếp theo một trình tự logic nhất định.

b) Soạn thảo Tờ trình

* Khái niệm

Tờ trình là văn bản được dùng để đề xuất với cấp trên một vấn đề nào đó hoặc
đề nghị cấp trên phê duyệt. Vấn đề được đề nghị, đề xuất có thể là một chủ trương,
một phương án công tác, một chính sách, một chế độ, một tiêu chuẩn, định mức, một
đề nghị bổ sung, bãi bỏ một văn bản mà nội dung không còn phù hợp hoặc cũng có
thể đó là những vấn đề quản lý thông thường nảy sinh trong quá trình hoạt động của
cơ quan, đơn vị.

Trong quản lý, không phải chỉ có Tờ trình mới được dùng vào mục đích đề
nghị mà Công văn đề nghị cũng được sử dụng vào mục đích này. Chính vì vậy mà
người soạn thảo văn bản cần nhận thức rõ sự khác biệt để lựa chọn lên loại văn bản
chính xác và xây dựng kết cấu nội dung, thể thức phù hợp.

* Các loại Tờ trình

Tờ trình gồm hai loại cơ bản:

Một là, Tờ trình độc lập: nội dung vấn đề cần trình và phương án công tác đề
xuất được trình bày cụ thể, chi tiết ngay trong nội dung Tờ trình;

165
Hai là, Tờ trình không độc lập: thường được ban hành cùng với một văn bản
hành chính khác thường có tên là Kế hoạch, Đề án, Chương trình hoặc Phương án.
Nội dung chi tiết của vấn đề cần trình được thể hiện trong các văn bản kèm theo này.

* Kỹ thuật soạn thảo Tờ trình

- Về thể thức: tuân thủ trình bày các thành phần thể thức theo quy định tại
Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư.

- Về nội dung: bản chất của tờ trình là dùng để thuyết minh, giải thích với cấp
trên về một đề xuất có tính chất phức tạp, xin cấp trên phê duyệt nên về mặt nội dung
tờ trình không những cung cấp thông tin như vai trò của một công văn trao đổi, mà
còn có chức năng trình bày, lập luận, diễn giải vấn đề bằng các phương án, các giải
pháp tổ chức thực hiện mang tính khả thi; các kiến nghị cần phải rõ ràng, cụ thể và
hợp lý; người viết tờ trình cần phân tích thực tế để người duyệt nhận thấy rõ tính cấp
thiết của vấn đề.

- Kết cấu của Tờ trình gồm 3 phần:

+ Phần mở đầu: Nhận định tình hình, phân tích mặt tích cực của tình hình để
làm cơ sở cho việc đề xuất vấn đề mới; phân tích thực tế để thấy được tính cần kíp
của
đề xuất.

+ Phần nội dung: Nêu tóm tắt nội dung của đề nghị mới, dự kiến những vấn
đề có thể nảy sinh quanh đề nghị mới nếu được áp dụng; nêu những khó khăn, thuận
lợi và biện pháp khắc phục. Phần này cũng có thể trình bày những phương án. Luận
điểm và luận chứng được trình bày cần cụ thể, nêu rõ sự việc hoặc những số liệu có
thể xác minh để làm tăng sức thuyết phục của đề xuất.

+ Phần kết thúc: Nêu ý nghĩa, tác dụng của đề nghị mới; đề nghị cấp trên xem
xét chấp thuận đề xuất để sớm triển khai thực hiện. Có thể nêu phương án dự phòng
nếu cần thiết.

c) Soạn thảo Công văn


166
* Khái niệm

Công văn là loại văn bản hành chính thường được dùng để trao đổi công tác,
giải quyết công vụ giữa các cơ quan, tổ chức với nhau hoặc với cá nhân công dân.

Trong hoạt động quản lý, Công văn được sử dụng với nhiều mục đích sự vụ
khác nhau nên loại văn bản này chiếm một tỷ lệ khá lớn trong khối lượng văn bản
được ban hành tại các cơ quan, tổ chức. Trong công tác soạn thảo, cần lưu ý tránh
nhầm lẫn một số loại công văn với một số hình thức văn bản hành chính thông
thường khác có cùng mục đích sử dụng như Tờ trình, Thông báo hoặc Giấy mời.

* Các loại công văn

Trong các cơ quan, tổ chức, thường gặp một số loại công văn sau đây:

- Công văn đề nghị, yêu cầu: thường được sử dụng trong trường hợp một cơ
quan, đơn vị muốn đề xuất về một nội dung nào đó thuộc phạm vi chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn.

- Công văn hướng dẫn, chỉ đạo: thường được cấp trên sử dụng để thực hiện
các nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý trong phạm vi cơ quan, tổ chức mình phụ trách.

- Công văn đôn đốc, nhắc nhở: thường được cấp trên sử dụng trong quá trình
quản lý, theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện một chủ trương, chính sách, kế hoạch
nhất định để thúc đẩy quá trình thực thi công vụ hoặc điều chỉnh quá trình tổ chức
thực thi công vụ sao cho đúng với định hướng, kế hoạch ban đầu đặt ra. Cấp dưới có
trách nhiệm khẩn trương triển khai và báo cáo kết quả nếu có yêu cầu.

- Công văn trao đổi, giao dịch: được các cơ quan, tổ chức sử dụng như một
công cụ giao tiếp chính thức bằng văn bản giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

- Công văn mời họp, được sử dụng tương tự như giấy mời với mục đích để
mời cá nhân, tổ chức tham dự một hội nghị, cuộc họp hay một sự kiện nào đó.

- Công văn hướng dẫn, giải thích: được sử dụng để phân tích ý nghĩa, vai trò
của chủ trương, chính sách, kế hoạch nhất định, đồng thời cụ thể các bước trong quá

167
trình tổ chức thực hiện để các cơ quan, đơn vị cấp dưới nắm rõ vấn đề và tổ chức
thực hiện đúng mục tiêu, định hướng.

- Công văn phúc đáp: là văn bản được các cơ quan, tổ chức sử dụng để trả lời
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về những vấn đề được đặt ra ở những văn bản trước
đó mà cần có sự hồi đáp thông, giải thích, làm rõ vấn đề.

* Kỹ thuật soạn thảo công văn

- Về nội dung: mỗi công văn chỉ nên đề cập đến một vấn đề chính nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các đối tượng trong việc tiếp nhận và giải quyết vấn đề được
nêu.

- Bố cục chung của một công văn thường gồm ba phần:

Phần mở đầu: đặt vấn đề, nêu lý do, cơ sở ban hành công văn.

Phần khai triển: trình bày những vấn đề cần giải quyết theo yêu cầu sự vụ
hành chính.

Phần kết thúc: nhấn mạnh thêm một lần nữa nhiệm vụ chính, khái quát vấn
đề, khẳng định yêu cầu hoặc làm sáng tỏ thêm vấn đề bằng một câu kết phù hợp. Sau
đó có thể kết thúc văn bản bằng một câu có tính chất xã giao, biểu cảm như lời chào,
cảm ơn.

- Về thể thức: khác với các loại văn bản có tên loại khác, Công văn được trình
bày theo mẫu thể thức riêng - mẫu văn bản không có tên loại. Khi xây dựng mẫu
này, người soạn thảo văn bản cần lưu ý một số yếu tố có sự khác biệt về cách thiết
lập và trình bày giữa công văn và các văn bản khác như: số và ký hiệu, tên loại, trích
yếu và nơi nhận văn bản.

- Về ngôn ngữ: nằm trong hệ thống văn bản quản lý nhà nước nói chung,
Công văn sử dụng ngôn ngữ của phong cách hành chính - công vụ. Đây là loại hình
văn bản quản lý có mật độ sử dụng các “cụm từ khóa” hành chính rất cao.

168
Tuỳ theo yêu cầu nội dung từng loại công văn và mục đích sử dụng trong mỗi
tình huống hành chính khác nhau mà người viết có thể sử dụng các cụm từ khoá và
lựa chọn hành văn phù hợp.

169
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Bằng ví dụ thực tế, anh/chị phân tích làm rõ đặc điểm của văn bản hành
chính?

2. Nêu và phân tích đặc điểm của các nhóm văn bản trong hệ thống văn bản
quản lý nhà nước?

3. Phân tích yêu cầu nội dung của văn bản hành chính. Liên hệ thực tế?

4. Nêu và phân tích những yêu cầu về thể thức của văn bản hành chính. Cho
ví dụ minh họa?

5. Quy trình xây dựng và ban hành văn bản hành chính bằng giấy và quy trình
xây dựng và ban hành điện tử có điểm gì giống và khác nhau? Có ví dụ minh hoạ?

6. Kỹ thuật soạn thảo Quyết định hành chính, Tờ trình và Công văn có điểm
gì giống và khác nhau. Cho ví dụ minh hoạ?

170
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về
công tác văn thư.

2. Quyết định số 688/QĐ-BTC ngày 29 tháng 4 năm 2020 của Bộ Tài chính
ban hành Quy chế công tác văn thư của Bộ Tài chính.

171
Chuyên đề 6
KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP

1. Khái quát về giao tiếp hoạt động nghề nghiệp

a) Khái niệm giao tiếp hoạt động nghề nghiệp

Giao tiếp là hoạt động giao lưu, tiếp xúc giữa con người với con người. Trong
quá trình đó, các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thông tin, cảm xúc với nhau nhằm
đạt được mục đích giao tiếp.

Theo quy định tại Điều 4 Luật Viên chức thì "hoạt động nghề nghiệp của
viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ,
năng lực, kĩ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo
quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan".

Đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là tổ chức do cơ quan có thẩm
quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo
quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ
quản lý nhà nước. Nhà nước tập trung xây dựng hệ thống các đơn vị sự nghiệp
công lập để cung cấp những dịch vụ công mà Nhà nước phải chịu trách nhiệm
chủ yếu bảo đảm nhằm phục vụ nhân dân trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học
và các lĩnh vực khác mà khu vực ngoài công lập chưa có khả năng đáp ứng
(Điều 9, Điều 10, Luật Viên chức).

Giao tiếp hoạt động nghề nghiệp được hiểu là giao tiếp diễn ra trong
hoạt động cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lí nhà nước, trong đó có ít
nhất một bên tham gia là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong
cơ quan nhà nước nhằm hướng tới mục tiêu phục vụ nhân dân. Giao tiếp hoạt
động nghề nghiệp cũng có những nét tương quan như giao tiếp hành chính,
diễn ra qua hai mối quan hệ cơ bản:

172
Thứ nhất, giao tiếp trong nội bộ cơ quan, bao gồm giao tiếp giữa cấp trên
với cấp duới, cấp dưới với cấp trên và giao tiếp giữa cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động trong cơ quan nhà nước với nhau.

Thứ hai, giao tiếp giữa cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
trong cơ quan nhà nước là đại diện cho cơ quan với các tổ chức và công dân.

Có thể phân loại giao tiếp theo những tiêu chí khác nhau. Để thực hiện tốt
hoạt động giao tiếp nghề nghiệp, cần hiểu rõ tính chất, ưu điểm và hạn chế của
từng loại hình giao tiếp.

- Theo tính chính thức của cuộc giao tiếp có:

+ Giao tiếp chính thức: là loại giao tiếp mang tính chất công vụ, theo chức
trách, quy trình đã được quy định bởi pháp luật. Các vấn đề bàn bạc, trao đổi
thường được xác định trước, thông tin cũng được chủ thể cân nhắc trước, vì vậy
thông tin thường có tính chính xác cao.

+ Giao tiếp không chính thức: là giao tiếp mang tính chất cá nhân, không
cần theo nghi thức, quy định mà chủ yếu dựa trên sự hiểu biết về nhau giữa các
chủ thể. Loại hình giao tiếp này cũng hay được sử dụng, có tác dụng tạo bầu
không khí đầm ấm, vui tươi, thân mật, hiểu biết lẫn nhau, tạo điều kiện thuận lợi
cho giao tiếp chính thức đạt hiệu quả cao.

- Theo số lượng các chủ thể tham gia giao tiếp:

+ Giao tiếp giữa các cá nhân: là sự giao tiếp giữa hai chủ thể. Trong hoạt
động nghề nghiệp đó có thể là giao tiếp giữa cấp trên với cấp dưới, giữa cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước với người dân,
người sử dụng dịch vụ hay với đại diện cơ quan, tổ chức.

+ Giao tiếp cộng đồng: là sự giao tiếp cùng một lúc của nhiều (hơn hai)
chủ thể khác nhau. Đó có thể là các cuộc đàm phán của các đoàn khác nhau,
những cuộc hội họp, mít tinh. Giao tiếp cộng đồng có thể làm được nhiều điều
hơn cho các cá nhân so với những gì mà các cá nhân có thể làm được cho chính
173
bản thân mình. Sự nỗ lực chung của tập thể cho kết quả hoạt động cao hơn so
với các nỗ lực riêng của từng cá nhân.

- Theo tính chất của tiếp xúc có:

+ Giao tiếp trực tiếp: là loại hình giao tiếp trong đó các chủ thể giao tiếp
trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với nhau. Ví dụ nói chuyện trực tiếp, phỏng vấn, trao
đổi thảo luận, đàm phán... Đây là loại hình giao tiếp phổ biến nhất trong đời
sống con nguời và đem lại hiệu quả cao.

+ Giao tiếp gián tiếp: là loại hình giao tiếp trong đó các chủ thể tiếp xúc với
nhau thông qua phương tiện trung gian như văn bản, thư từ, sách báo, điện thoại,
mạng internet, các phương tiện kỹ thuật nghe nhìn... hoặc qua người thứ ba.

- Theo phương tiện giao tiếp có:

+ Giao tiếp bằng ngôn từ là hệ thống những từ và các nguyên tắc kết hợp
chúng mà những người trong cộng đồng dùng làm phương tiện truyền đạt thông
tin cho nhau.

+ Giao tiếp phi ngôn từ: là các yếu tố đi kèm theo ngôn từ trong khi nói gồm
các yếu tố đi kèm lời nói (như giọng nói, phát âm, tôn giọng, nhịp điệu, ngữ điệu) và
cử chỉ, điệu bộ (như ánh mắt, nét mặt, nụ cười, động tác, tư thế, vị trí; trang phục...).

b) Đặc điểm của giao tiếp hoạt động nghề nghiệp

- Tính mục tiêu của giao tiếp

Trong quản lý hoạt động nghề nghiệp, mọi hoạt động giao tiếp cũng đều
phải hướng tới một mục tiêu nhất định, đó là thực thi công việc, thực hiện các
chức năng nhiệm vụ được nhà nước giao, mang tính phục vụ nhân dân, còn mỗi
tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công là một "khách hàng".

- Tính chuẩn mực của giao tiếp

Tính chuẩn mực trong giao tiếp thể hiện trước hết là phải dựa trên cơ sở pháp
luật, tuân thủ các quy định của pháp luật. Tiếp đó là tính quy chuẩn trong hoạt động

174
giao tiếp, luôn tuân theo những chuẩn mực đã được xác định, hướng tới những hành
vi giao tiếp chuẩn mực, văn hoá, văn minh, lịch sự.

- Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giao tiếp

Đa dạng, phức tạp cũng là một trong những đặc tính trong hoạt động nghề
nghiệp. Bản chất của hoạt động nghề nghiệp, cung ứng dịch vụ công cũng rất đa
dạng, phức tạp với nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Phạm vi, đối tượng sử
dụng dịch vụ rộng, nhiều lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. nội dung công việc
đa dạng với nhiều công việc khác nhau, các nội dung công việc giải quyết liên quan
đến nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, trình độ dân trí khác nhau…

- Tính hiệu quả

Trong hoạt động nghề nghiệp cũng luôn nhằm hướng tới hiệu quả tối ưu trong
những điều kiện cụ thể nhất định. Vì vậy, giao tiếp hoạt động nghề nghiệp phải luôn
nhằm vào hiệu quả và hiệu lực của hoạt động quản lý, vận hành. Hoạt động giao tiếp
luôn cần được cân nhắc, tính toán, chọn lọc thông điệp ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu,
đồng thời luôn phải chọn những loại hình giao tiếp thích hợp nhằm đem lại hiệu quả
tối ưu trong quản lý.

c) Vai trò của giao tiếp hoạt động nghề nghiệp

Có thể khắng định rằng giao tiếp có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát
triển của mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân nói riêng và xã hội nói chung. Trong hoạt
động nghề nghiệp giao tiếp đóng vai trò, tầm quan trọng nhất định.

Thứ nhất, đối với cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ công

Giao tiếp thể hiện tính định hướng, giúp chia sẻ và truyền đạt cái đích mà
tổ chức cần đạt đến cũng như cách thức để đạt được điều đó. Hoạt động của tổ
chức không thể đạt hiệu quả cao nếu nhà quản lý khi thực hiện giao tiếp trong
phân công giao việc, trong chỉ đạo, điều hành công việc mà không có định hướng.

Giao tiếp là cơ chế, là chất keo dính kết các thành viên trong tổ chức, trong
cộng đồng lại với nhau. Giao tiếp giúp cho mọi người Biết - Hiểu - Hành động và
175
Cộng tác, trao đổi thông tin thì mọi người mới thấu hiểu lẫn nhau từ đó họ công tác
và cùng phối hợp thực hiện công việc, hiểu biết về nhiệm vụ của mình và hiểu những
kỳ vọng mà tổ chức trông đợi với họ, từ đó họ có động lực thực hiện công việc tạo
môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết.

Giao tiếp giúp duy trì, phát triển tổ chức: mỗi tổ chức đều có các hệ giá trị mà
tổ chức muốn duy trì, phát triển, giao tiếp là phương tiện giúp định hình và duy trì
các giá trị đó.

Giao tiếp giúp động viên, khích lệ người lao động trong tổ chức: Giao tiếp
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ không đơn thuần và duy nhất liên quan đến các
nhiệm vụ nó còn liên quan đến con người là một thực thể sống, có đời sống riêng tư,
có niềm vui, nỗi buồn, có điểm mạnh, điểm yếu. Do vậy giao tiếp trong tổ chức còn
bao hàm cả khía cạnh mang tính nhân bản, hỗ trợ việc hoàn thành nhân cách của các
cá nhân.

Thứ hai, Đối với nhà quản lý cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ công

Đối với các nhà quản lý, giao tiếp cũng là một nhu cầu như đối với những
người khác. Giao tiếp là công cụ quan trọng cho phép các nhà quản lý tổ chức hoạt
động. Giao tiếp là một trong những phương tiện quan trọng để các nhà quản lý gây
ảnh hưởng và thể hiện sự nổi trội của mình so với các cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động hay các nhà quản lý khác, nhằm làm cho cấp dưới "tâm phục, khẩu
phục" mà hành động theo cách nhà quản lý mong muốn.

Thứ ba, Đối với từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ
quan, tổ chức cung cấp dịch vụ công.

Giao tiếp hiệu quả giúp mỗi thành viên trong tập thể thấy tự tin, tìm thấy niềm
vui trong công việc; tích cực, hăng hái, sáng tạo. Giao tiếp tốt cũng góp phần giúp
mỗi người thêm yêu nghề, có trách nhiệm với nghề để đóng góp nhiều cho cơ quan,
tổ chức. Ngược lại, người có kỹ năng giao tiếp không tốt thường có tâm lý thiếu tự

176
tin, luôn mặc cảm, chán nản, bực tức hoặc luôn bất mãn, bất hợp tác, làm giảm hiệu
quả trong công việc và gây cản trở cho công việc chung.

Thứ tư, đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công

Giao tiếp, ứng xử của mỗi thành viên sẽ góp phần tạo cảm tình, ấn tượng tốt,
tạo sự tin tưởng đối với cơ quan, tổ chức; đồng thời, góp phần tạo dựng và duy trì sự
hợp tác lâu dài, bền vững, hiệu quả. Ngược lại, giao tiếp, ứng xử không phù hợp của
một số thành viên sẽ làm mất cảm tình, gây cho khách hàng sự bực bội, bất hợp tác;
gây ấn tượng không tốt, làm mất uy tín và thương hiệu của cơ quan, tổ chức. Và
chính họ, khi không có ấn tượng tốt sẽ tiếp tục tuyên truyền và gây ảnh hưởng xấu
đến uy tín và thương hiệu của cơ quan, đơn vị.

d) Yêu cầu và nguyên tắc giao tiếp trong hoạt động nghề nghiệp

Để đạt được hiệu quả, các hoạt động giao tiếp cần đáp ứng một số nguyên tắc
nhất định. Tương tự, giao tiếp trong hoạt động nghề nghiệp cũng cần tuân thủ một số
nguyên tắc sau:

- Tôn trọng:

Thể hiện thái độ tôn trọng đối với các bên cùng tham gia giao tiếp là nguyên
tắc hàng đầu trong giao tiếp đời thường cũng như trong quá trình thực thi công vụ. Có
rất nhiều cách thể hiện thái độ tôn trọng đối với đối tượng cùng giao tiếp: đơn giản là
chào hỏi khi gặp mặt, gọi tên, bắt tay, nét mặt thoải mái và sử dụng các từ ngữ phù
hợp với lứa tuổi, vị thế và quan hệ trong công việc…Với người cao tuổi hoặc có
trọng trách cao hơn, tôn trọng cần được thể hiện như là sự kính trọng; đối với người
ngang bằng mình, tôn trọng là thái độ đúng mực, thân tình; với người trẻ hơn, nhỏ
hơn, tôn trọng cần được thể hiện qua thái độ quan tâm, nhẹ nhàng, khuyến khích. Sự
có mặt đúng như lời hứa, ngôn ngữ giao tiếp đề cao nhân thân của bên kia (ví dụ: gọi
tên, gọi đầy đủ tên và chức vị, đánh giá vấn đề thay vì quy chụp về con người, …),
điệu bộ cử chỉ phù hợp (trang phục, dáng điệu khi đi đứng) đều là những cách để thể
hiện sự tôn trọng đối với người khác, đông thời cũng là tôn trọng chính mình.

177
- Bình đẳng:

Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đó là quyền được sống, được
lao động, học tập, được khám và chữa bệnh…Vì thế, khi giao tiếp, cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước cần tôn trọng sự bình
đẳng, tránh xúc phạm và làm tổn thương đến đối tượng giao tiếp.

- Phù hợp hoàn cảnh:

Đây là nguyên tắc phản ảnh trực tiếp nhất bản chất của giao tiếp, ứng xử.
Theo đó, khi gặp hoàn cảnh cụ thể, người tham gia giao tiếp phải chọn cách đối xử
với đối tượng giao tiếp sao cho phù hợp, đạt được mục đích của cả hai bên.

Ví dụ: Khi gặp lãnh đạo trong cơ quan, nhân viên có thể “Chào Sếp!”, nhưng
trong cuộc họp thì cần “Chào Giám đốc!”, khi đi ăn trưa có thể gọi Giám đốc là
“Anh” hay “Chú” tùy theo tuổi tác.

- Tin cậy:

Một trong những yếu tố then chốt để tạo nên động lực, hiệu quả, chất lượng
thực thi công việc trong tổ chức chính là lòng tin. Làm cho bên kia tin cậy mình và
tìm kiếm các dấu hiệu để có cơ sở tin cậy ở họ là một nỗ lực cần thiết cho phép quá
trình giao tiếp diễn ra một cách có nền tảng, có hiệu quả lâu dài.

Khi giao tiếp với người lạ, cách đi đứng, nói năng, trang phục của đối tượng
giao tiếp lúc mới gặp có vai trò quan trọng đối với việc định hình ý niệm ban đầu về
người cùng giao tiếp. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan
nhà nước có thể tạo nên sự tin cậy với lãnh đạo, đồng nghiệp, tổ chức, cá nhân sử
dụng dịch vụ khi tiếp xúc, giải quyết công việc thông qua việc đúng hẹn; chuẩn bị
thông tin, văn bản, hồ sơ liên quan một cách đầy đủ, khoa học; viện dẫn các văn bản
hoặc chứng cứ chính thức khi giải thích, thuyết phục..

- Cộng tác - Hài hòa lợi ích:

Trong thời đại hiện nay, do tác động của công nghệ thông tin và sự phát triển
về dân trí, giao tiếp hoạt động nghề nghiệp phải hướng tới sự hài hòa lợi ích của các
178
bên để đảm bảo phát triển lâu dài. Đó là thỏa mãn lợi ích của cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động trong cơ quan nhà nước - công dân, tổ chức - và cộng đồng nói
chung.

Trong hoạt động nghề nghiệp, nguyên tắc này cũng đòi hỏi quan hệ giữa cán
bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước với nhau, giữa cán
bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước với các tổ chức, cá
nhân sử dụng dịch vụ cần được ứng xử sao cho bên nào cũng đạt được lợi ích hay
mong đợi của mình. Điều này giúp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
luôn chú ý tìm hiểu mong đợi của đối tượng giao tiếp, cố gắng đáp ứng một phần
hoặc toàn bộ mong đợi đó, đồng thời cũng phải vì lợi ích của cơ quan mình. Nếu chỉ
vì lợi ích của mình mà không chú ý đến lợi ích của người khác thì cho dù vậy, đây
vẫn là ứng xử thiếu văn hóa.

- Thẩm mỹ hành vi:

Nguyên tắc này đòi hỏi các hành vi giao tiếp không chỉ cần dừng ở mức đúng
mà còn phải đẹp. Lấy ví dụ, thay vì chỉ tay vào một ai đó để giới thiệu làm quen thì
nên dùng cả bàn tay chụm, hơi chúc xuống, hướng về phía người được kể đến. Thay
vì dùng lời lẽ thô tục để quát mắng nhân viên dưới quyền, người lãnh đạo có thể sử
dụng sự nghiêm khắc để phê bình, nhắc nhở.

Liên hệ nguyên tắc này vào quá trình thực thi nhiệm vụ trong hoạt động nghề
nghiệp, có thể thấy, hiện nay nhiều cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
trong cơ quan nhà nước rất tận tâm với công việc, nhưng do sức ép công việc, một số
người luôn có vẻ mặt lạnh lùng, cau có, lời nói cộc lốc, trịch thượng, làm mất hình
ảnh đẹp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước.
Tính thẩm mỹ trong giao tiếp, ứng xử đòi hỏi chúng ta phải chú ý đến từng chi tiết,
từ lời nói, ngôn từ trau chuốt đến động tác tay, chân; từ trang phục đến thái độ, cử
chỉ…để khi giao tiếp với ai, hình ảnh của chúng ta cũng luôn được nhìn nhận theo
hướng tốt đẹp.

- Tôn trọng quy luật tâm, sinh lý:


179
Có một số vấn đề về tâm lý mà các bên tham gia giao tiếp dễ mắc phải như
tâm lý chủ quan, độc quyền, gây khó dễ từ phía cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động trong cơ quan nhà nước và tâm lý e ngại, lo sợ bị gây khó khăn, chỉ biết
việc của mình… từ phía tổ chức, công dân sử dụng dịch vụ. Thay đổi được tâm lý
này đòi hỏi sự chuyển biến sâu sắc và thực chất trong nhận thức về vai trò của Chính
phủ trong đời sống xã hội, và kèm theo đó là các chính sách, kỹ thuật cụ thể để đảm
bảo sự chuyển biến. Các hoạt động giao tiếp diễn ra trong một khoảng thời gian dài
nhất định cũng cần tính đến các phản ứng, nhu cầu nhất định về thể chất theo quy
luật chung của cơ thể.

Ngoài những nguyên tắc phổ biến trên đây, kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn
hóa đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà
nước cần thực hiện những nguyên tắc cụ thể sau:

a) Đúng vị thế, đúng chức trách.

b) Hiểu và tôn trọng đối tượng giao tiếp.

c) Tự trọng bản thân.

d) Hướng tới sự hài lòng của các bên.

e) Vì lợi ích và thương hiệu của cơ quan, vì mục tiêu công việc.

f) Hài hoà lợi ích, hạn chế xung đột.

2. Một số kỹ năng giao tiếp hoạt động nghề nghiệp

a) Kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe quyết định 90% thành công trong mọi cuộc giao tiếp đi
cùng với kỹ năng nói. Nếu có kỹ năng lắng nghe sẽ giúp ích rất nhiều trong công
việc và cuộc sống. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, trong cuộc sống người ta
thường dùng 42% thời gian cho việc nghe, còn lại 58% thời gian dành cho việc nói,
đọc và viết. Các nhà nghiên cứu cho rằng ngay ở mức thông tin thuần túy, 75%
thông báo miệng không được chú ý đến, bị hiểu sai hay bị lãng quên nhanh chóng.

180
Những người không biết cách nghe chỉ có thể hiểu được 50% nội dung cuộc nói
chuyện. Sau 48 tiếng, tỷ lệ này sẽ giảm xuống, thậm chí chỉ còn 25%. Nghĩa là họ
không thể nhớ lại những gì đã nghe trong cuộc đàm thoại một cách chính xác và đầy
đủ.

Lắng nghe trong giao tiếp là hành động chú ý đến những thông tin người nói
đưa ra, hiểu được những gì họ nói và đưa ra những phản hồi thích hợp. Lắng nghe
phải đi với một tâm trí chủ động cùng đủ các giác quan. Một người lắng nghe giỏi
không chỉ quan tâm đến âm thanh, mà còn phải quan tâm đến ngôn ngữ cơ thể của
người nói, kết hợp với những phán đoán, những trải nghiệm trong cuộc sống hoặc sự
đồng cảm giữa người nói với người nghe.

Trong giao tiếp hoạt động nghề nghiệp, nghe đem lại các lợi ích sau đây:

- Giúp giải quyết các công việc trong thực thi nhiệm vụ. Bằng cách tập trung
và khuyến khích người khác nói thì người nghe sẽ có được nhiều thông tin về công
việc của các chủ thể tham gia giao tiếp như về nhiệm vụ, ý kiến chỉ đạo của cấp
trên, các báo cáo, trình bày của cấp dưới, trao đổi công việc giữa đồng nghiệp hay
nhu cầu của các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ. Đồng thời nghe giúp nắm bắt
được tính cách và quan điểm của người nói, hiểu được những thông điệp qua
những ẩn ý không nói bằng lời. Nhờ đó giúp đưa ra phản hồi, những câu trả lời
hoặc tư vấn, hướng dẫn hợp lý, ra quyết định trong giải quyết công việc chính xác,
giúp giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong thực hiện nhiệm vụ.

- Giúp thoả mãn nhu cầu của đối tượng tham gia vào quá trình quản lý, tạo ra
mối quan hệ tốt đẹp với người khác. Bất kỳ ai khi tham gia giao tiếp cũng mong
muốn được tôn trọng, được hiểu và chia sẻ. Thể hiện sự chú ý nghe người khác nói
là thể hiện sự biết tôn trọng, mức độ cao hơn nữa là đồng cảm với người khác. Như
vậy người nghe đã tạo được bầu không khí cởi mở, thân thiện, thoải mái, dễ cảm
thông, chia sẻ với nhau, nảy sinh sự thiện cảm, giúp hình thành và phát triển một mối
quan hệ tốt đẹp và kết quả sẽ là sự hợp tác trong hoạt động. Đây là yếu tố quan trọng
đem lại hiệu quả hoạt động nghề nghiệp.
181
- Tạo ra sự tương tác, giúp người khác có được một sự lắng nghe hiệu quả. Bằng
cách tạo dựng một không khí nghe tốt, những người nói cũng sẽ trở thành những người
lắng nghe có hiệu quả. Chính điều này sẽ giúp cho cuộc giao tiếp dễ đem lại thành công.

Trên thực tế khó có thể áp dụng một quy trình nghe theo đúng lần lượt từng
bước nhưng dù sao cũng cần thực hiện theo một chu trình lắng nghe hợp lý.

Chu trình lắng nghe:

(1): Chuẩn bị lắng nghe

- Xác định mục đích, sự cần thiết của việc lắng nghe và nội dung nghe.

- “Chọn mẫu” để lắng nghe.

- Xác định nhu cầu, mong muốn của người nói đối với người nghe.

- Thu thập trước thông tin nếu cần thiết.

- Chuẩn bị tâm thế lắng nghe (tâm trạng, tư thế).

- Chuẩn bị thái độ lắng nghe.

(2) Tập trung lắng nghe

- Thể hiện sự chú ý:

+ Tư thế: Chăm chú, vươn về phía người đối thoại.

+ Tiếp xúc bằng mắt: Nhìn thẳng vào người nói, duy trì ánh mắt thường
xuyên và ngắn.

+ Các động tác, cử chỉ đáp ứng: Dướn lông mày, nhíu mắt, gật đầu…

- Tìm ra ý chính: Nghe một cách đầy đủ cả nội dung và tình cảm (cả ý và tứ)

- Ghi lại các ý chính.

(3) Tham dự

- Tạo cơ hội cho người nói được trình bày.

- Không ngắt lời người nói khi chưa cần.

182
- Không vội vàng tranh cãi, hay phán quyết.

- Hãy để cho người nói bộc lộ hết cảm xúc, suy nghĩ hay một quyết định nào đó.

- Khuyến khích bằng lời và không bằng lời.

- Sử dụng những cử chỉ tích cực và hỗ trợ: gật đầu, vẻ mặt tập trung, ...

- Nói những câu bổ trợ: Dạ vâng, Thế à, Tôi hiểu, ….

(4) Hiểu - Cố gắng

- Sử dụng câu hỏi:

- Đặt câu hỏi:

- Yêu cầu người nói cung cấp thêm thông tin

- Hãy cho người nói biết mình chưa hiểu hết về vấn đề mà anh/chị đang nói.

(5) Ghi chớ:

- Để cho người nói bộc bạch hết ý nghĩ và biểu lộ hết cảm xúc.

- Để đồng cảm với những điều người nói không nói được bằng lời.

- Ghi chép khi cần thiết.

(6) Phản hồi lại sau khi nghe

- Diễn giãi: Nói lại những ý chính đã nghe được.

- Làm rõ: Nói lại sự hiểu biết của mình để kiểm tra xem có đúng ý người nói không.

- Tóm tắt lại: Nói ra những ý chính để tiếp tục thảo luận hoặc kết thúc thảo luận.

- Thông cảm: Phản chiếu tâm trạng của người nói. Phản hồi lại những tình
cảm đằng sau nội dung của thông điệp.

b) Kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong nội bộ cơ quan, tổ chức

Giao tiếp trong nội bộ cơ quan chủ yếu được thể hiện trên ba mối quan hệ
giao tiếp chính đó là: giao tiếp giữa cấp trên với cấp dưới; giao tiếp cấp dưới với cấp
trên và giữa đồng nghiệp, đồng cấp với nhau.
183
LÃNH ĐẠO

NHÂN VIÊN NHÂN VIÊN

Hình: Các mối quan hệ giao tiếp trong nội bộ cơ quan, tổ chức

Tuy nhiên, sự phân biệt này chỉ mang tính tương đối vì trong những mối quan
hệ đó có thể trong một mối quan hệ, người này là lãnh đạo cấp trên, nhưng ở quan hệ
khác, người này có thể lại là cấp dưới.

- Giao tiếp, ứng xử cấp dưới với cấp trên

Giao tiếp với cấp trên là quá trình tương tác gắn với phản hồi thông tin, đề đạt
ý kiến, nguyện vọng… từ cấp dưới với cấp trên, tức là cấp dưới báo cáo với cấp trên
về các phương pháp, cách thức hoạt động, kết quả thực hiện công việc của chính bản
thân họ, của đồng nghiệp và của tổ chức. Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày
27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ quy
định về chuẩn mực giao tiếp, ứng xử đối với lãnh đạo cấp trên như sau: cán bộ, công
chức, viên chức phải tuân thủ thứ bậc hành chính, phục tùng sự chỉ đạo, điều hành,
phân công công việc của cấp trên; không trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ; không nịnh
bợ lấy lòng vì động cơ không trong sáng.

Một số yêu cầu chung khi giao tiếp với cấp trên:

- Tôn trọng vị thế, tự hào và bảo vệ uy tín của cấp trên.

- Chấp hành mệnh lệnh và sự phân công công việc của cấp trên.

- Cần mạnh dạn bày tỏ ý kiến cá nhân hoặc các kiến nghị, đề xuất trước khi
lãnh đạo quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân và đơn vị.

- Chia sẻ với cấp trên khi cơ quan đạt thành tích tốt; cảm thông và nỗ lực hoàn
thành tốt các công việc được giao để thiết thực giúp cấp trên và cơ quan khi gặp khó
khăn.
184
- Chủ động và thường xuyên báo cáo tình hình, kết quả thực hiện công việc
với cấp trên; khi gặp khó khăn, vướng mắc cần báo cáo để xin ý kiến giải quyết của
cấp trên.

- Khi được cấp trên khen hoặc đánh giá tốt, cần cảm ơn và cố gắng nỗ lực để
đạt kết quả cao hơn; nếu công việc do nhiều người cùng hoàn thành tốt, hãy chia sẻ
lời khen của cấp trên cho đồng nghiệp.

- Khi có sai sót trong công việc, bị cấp trên phê bình, nhắc nhở, không nên vội
vàng đẩy trách nhiệm cho người khác, hãy tìm cách nhanh chóng khắc phục hậu quả
và cố gắng không để tái diễn lần sau.

- Học hỏi nghị lực, sự quyết đoán, kỹ năng và phong cách lãnh đạo, tổ chức,
điều hành bộ phận, đơn vị của cấp trên để nhanh tiến bộ; nhận biết hạn chế của cấp
trên để rút kinh nghiệm cho bản thân.

- Ứng xử đúng mực với cấp trên, phân biệt rạch ròi quan hệ công tư trong khi
làm việc.

Một số lỗi thường gặp giao tiếp giữa cấp dưới với cấp trên:

+ Coi cấp trên là người hoàn toàn nắm vận mệnh mình, là chiếc thang để
mình lên đến đỉnh cao của sự thành đạt, rồi nịnh hót cấp trên hay ngược lại chỉ coi họ
là người lãnh đạo thuần túy, ngoài công tác ra không liên quan gì đến mình, kính
trọng nhưng xa lạ, hoặc cảm thấy học vấn của họ kém rồi coi thường, thiếu tôn trọng
chức quyền của cấp trên.

+ Cho rằng mọi công việc do cấp trên quyết định nên e dè, sợ sệt cấp trên
hoặc sùng bái cấp trên quá mức.

+ Nội dung truyền đạt không rõ ràng, thông tin thiếu chính xác dẫn đến cấp
trên mất lòng tin với cấp dưới.

+ Báo cáo vượt cấp hoặc báo cáo cấp trên những việc vụn vặt không cần thiết
phải trình cấp trên. Như vậy, vô hình dung nhân viên đã xúc phạm đến lòng tự trọng
của cấp trên, gây phiền hà, quấy nhiễu cấp trên.
185
+ Thường xuyên báo cáo khó khăn với cấp trên; nói xấu đồng nghiệp với cấp
trên.

+ Giao tiếp kiểu “xuề xòa” trong nhà ngoài ngõ, không tuân thủ kỷ luật
nguyên tắc giao tiếp của cơ quan, đơn vị.

- Giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp

Giao tiếp giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp thực chất là giao tiếp giữa các cá
nhân trong cùng một cơ quan, tổ chức. Nếu quan hệ giao tiếp với đồng nghiệp trong
cơ quan, tổ chức tốt, sẽ góp phần giải quyết mục đích công việc chung, củng cố tinh
thần và thúc đẩy việc thực hiện các công việc của cơ quan, tổ chức lẫn mục đích duy
trì hoạt động nhóm.

Để việc giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp phát huy được vai trò của nó thì
mỗi cá nhân cần nỗ lực để xây dựng được một mối quan hệ thân thiết nhưng thẳng
thắn, bình đẳng, một quan hệ thông cảm, hiểu biết nhau. Quan hệ đồng nghiệp tốt
không phải hình thành một cách tự nhiên mà nó đòi hỏi chúng ta phải có những hiểu
biết nhất định và từ đó biến thành nghệ thuật giao tiếp ứng xử.

Khi giao tiếp với đồng nghiệp, các cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động trong cơ quan nhà nước cần ứng xử như sau:

- Tôn trọng đồng nghiệp; có ý thức học hỏi những đồng nghiệp giỏi và có
nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn, nghiệp vụ, có đạo đức, lối sống tốt đẹp.

- Hiểu biết chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ với các đồng nghiệp để cùng
nhau hoàn thành nhiệm vụ.

- Tương trợ, hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc và cuộc sống; chỉ
đề nghị đồng nghiệp giúp đỡ và hỗ trợ khi bản thân đã nỗ lực và cố gắng; biết cảm
ơn khi được đồng nghiệp giúp đỡ, biết xin lỗi khi sai sót hoặc vô tình làm đồng
nghiệp tổn thương.

- Chân thành khen ngợi những ưu điểm của đồng nghiệp một cách tự nhiên,
không tâng bốc, xu nịnh; góp ý những hạn chế bằng thiện chí; thi đua với đồng
186
nghiệp một cách lành mạnh vì mục đích chung của bộ phận, đơn vị; tránh đố kỵ,
ganh tỵ, hoặc gây khó khăn cho đồng nghiệp.

- Phân biệt rõ việc công, việc tư trong quan hệ với đồng nghiệp.

Những hành vi cần tránh trong quan hệ ứng xử với đồng nghiệp: Tò mò về
đời tư, bình luận xấu sau lưng, can thiệp sâu vào chuyện gia đình, dựng chuyện để
gây ảnh hưởng xấu cho đồng nghiệp, quan hệ nam nữ không lành mạnh…

* Một số lỗi thường gặp khi giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp

+ Thiếu sự tự tin khi giao tiếp nên ngại nói chuyện với đồng nghiệp, nhất là
những nhân viên mới đi làm hoặc có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn thấp hơn
đồng nghiệp khác.

+ Không tôn trọng người khác khi giao tiếp, nên có hành vi giao tiếp không
phù hợp như: sử dụng ngôn ngữ lời nói làm tổn thương người khác; nói xấu đồng
nghiệp sau lưng; trang phục không phù hợp với công việc và thiếu hòa đồng...

+ Thái độ thiếu thiện chí, trong nhiều tình huống người nghe (nhận tin) cáu
bẳn với người nói (gửi thông tin). Khi hai bên không có thiện chí với nhau, thông tin
thường bị uốn nắn theo hướng tiêu cực.

+ Lôi kéo, bè phái nơi công sở.

- Giao tiếp, ứng xử cấp trên với cấp dưới

Giao tiếp từ cấp trên xuống cấp dưới là hình thức giao tiếp từ thủ trưởng tới
nhân viên, từ những người lập kế hoạch, chính sách tới những người thực hiện, tức là
giao tiếp theo cấu trúc thứ bậc của tổ chức. Sự giao tiếp đó mang tính chỉ thị hướng
dẫn và tăng cường tham gia trong quản lý. Đề án Văn hóa công vụ quy định: Cán bộ,
công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được duy ý chí, áp đặt,
bảo thủ; phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của cấp dưới; gương mẫu trong giao tiếp,
ứng xử.

* Một số lỗi thường gặp khi giao tiếp, ứng xử với cấp dưới

187
- Không tôn trọng cấp dưới, chỉ một mình thủ trưởng nói rồi bắt mọi người
trong đơn vị tuân theo.

- Nhìn nhận cấp dưới một cách hời hợt, chủ quan. Vì vậy, sử dụng ngôn từ
không phù hợp, thiếu lịch sự.

- Không quan tâm, lắng nghe để chia sẻ với những khó khăn của cấp dưới.

c. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với công dân, tổ chức

Giao tiếp với công dân và tổ chức trong hoạt động nghề nghiệp có những nét
đặc điểm của giao tiếp công vụ nói chung, đồng thời có những đặc thù riêng, thể hiện
ở những khía cạnh sau:

- Về chủ thể tham gia giao tiếp

Đây là hoạt động giao tiếp mà một bên là cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động trong cơ quan nhà nước- đại diện cho các cơ quan đơn vị có thẩm
quyền được Nhà nước giao nhiệm vụ và một bên là các công dân và tổ chức trong
xã hội sử dụng dịch vụ công.

- Về mục đích giao tiếp

+ Nắm bắt đúng vấn đề, vụ việc và giải quyết thấu đáo các nhu cầu, quyền
lợi và nghĩa vụ của công dân và tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được
giao với mục tiêu phục vụ nhà nước, phục vụ xã hội và phục vụ theo pháp luật.

+ Tác động tới nhận thức, thái độ của công dân, tổ chức sử dụng dịch vụ công,
là kênh để truyền đạt, giải thích, hướng dẫn người dân thực hiện các chính sách của
Nhà nước. Tạo được sự hài lòng, sự tin tưởng của nhân dân đối với Nhà nước, phụ
thuộc trực tiếp vào cách thức giao tiếp, giải quyết công việc của công chức, viên
chức, người lao động trong cơ quan nhà nước khi làm việc trực tiếp với công dân
và tổ chức.

- Về các hình thức giao tiếp với công dân và tổ chức

188
Giao tiếp trực tiếp với công dân và tổ chức trong quá trình giải quyết công
việc, cung cấp các dịch vụ công, trình bày, giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền, vận
động, đối thoại, gặp gỡ thăm hỏi, hòa giải, giải quyết khiếu nại tố cáo, ...

- Yêu cầu cầu chung khi giao tiếp với công dân và tổ chức:

Các yêu cầu chung khi giao tiếp với công dân và tổ chức đã được Nhà nước
quy định trong trong Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Quyết định số
1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án
văn hóa công vụ quy định chi tiết về chuẩn mực giao tiếp, ứng xử trong giao tiếp với
người dân, trong Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước,
đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước…. theo đó, khi giao tiếp, làm
việc với nhân dân, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước
phải:

+ Tận tuỵ phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân;

+ Lắng nghe ý kiến; giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định
chính sách liên quan đến giải quyết công việc;

+ Không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu, gây khó khăn,
phiền hà trong khi giải quyết các công việc;

+ Tôn trọng và giữ đúng lịch hẹn; nhanh chóng phúc đáp các khiếu nại, góp ý
của công dân: Tác phong làm việc phải gần gũi, cởi mở; thái độ, hành vi, trang phục
và ngôn ngữ phải nghiêm túc, văn minh, lịch sự, nhã nhặn.

+ Bảo đảm đúng trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết công việc; không
được từ chối thực hiện những công việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình,
trong trường hợp từ chối thì phải nêu rõ lý do và hướng dẫn cụ thể;

+ Thực hiện “4 xin, 4 luôn”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm
cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ.

189
+ Khi làm nhiệm vụ, cán bộ tiếp công dân phải mặc trang phục chỉnh tề, đeo
thẻ công chức, viên chức, thẻ ngành theo quy định, tự giới thiệu chức vụ của mình để
người được tiếp biết.

- Trình tự thực hiện cuộc giao tiếp

Trình tự thực hiện giao tiếp với công dân, tổ chức được thực hiện theo trình tự
sau:

- Bước 1: Chuẩn bị cho cuộc giao tiếp

+ Địa điểm: Cần lựa chọn địa điểm thuận lợi cho công dân đến giải quyết
hồ sơ, thủ tục, để trình bày, kiến nghị. Đối với cuộc giao tiếp tiến hành tại trụ sở
cơ quan, Phòng giao tiếp phải được trang bị đầy đủ về chuyên môn, bàn làm
việc, đèn sáng, cửa đóng kín và cần được cách âm để tránh tiếng ồn.

- Bước 2: Thực hiện cuộc giao tiếp

+ Bắt đầu cuộc giao tiếp cần tạo bầu không khí, môi trường giao tiếp, tạo tâm
thế giao tiếp tốt cho chính bản thân và cho công dân, tổ chức. Cần thể hiện thái độ
quan tâm, thiện ý, sẵn sàng phục vụ, niềm nở đón tiếp thông qua chào hỏi, xưng hô,
qua cách thể hiện cử chỉ, nét mặt, ánh mắt. Sử dụng ngôn từ và cách diễn đạt nhã
nhặn, lịch thiệp. Không dùng lời lẽ thiếu nghiêm túc, mỉa mai, châm chọc, xúc phạm
người nghe; tránh nói cộc lốc, trống không, giọng nói và thái độ lạnh lùng kiểu “Đi
đâu đấy?”, “Giấy tờ đâu?”, “Có việc gì không?” ...

+ Thực hiện giải quyết mục đích chính của cuộc giao tiếp. Tập trung, kiên
nhẫn lắng nghe, tổng hợp các thông tin để xác định được cốt lõi sự việc, vấn đề;
khẳng định lại, chốt lại vấn đề bằng cách nhắc lại hay hỏi lại. Giải quyết vấn đề theo
đúng pháp luật, với tinh thần trách nhiệm. Nói ôn tồn, ngắn gọn, đi thẳng vào trọng
tâm, tránh quát nạt, nóng nảy. Có sự chia sẻ, cảm thông, đặt mình vào vị trí của công
dân, tổ chức sử dụng dịch vụ công để đồng cảm trước những bức xúc, nỗi niềm của
họ. Việc sử dụng ngôn ngữ làm sao để không chỉ biểu đạt chính xác thông tin, diễn
tả cảm xúc, mà còn giàu sức thuyết phục và cảm hóa được người nghe.

190
- Bước 3: Kết thúc cuộc giao tiếp

Hoàn thiện các văn bản, giấy tờ có liên quan. Thu thập thông tin phản hồi từ
phía công dân, tổ chức để tìm hiểu cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích và hiệu quả
không, có điều gì còn vướng mắc nữa hay không. Dặn dò, nhấn mạnh, nhắc lại nội
dung quan trọng. Trong trường hợp cần thiết có thể ghi lại thông tin về yêu cầu giấy
tờ thủ tục ra giấy đưa cho công dân, tổ chức để tránh quên hay bỏ sót. Tự đánh giá và
rút kinh nghiệm cho những lần giao tiếp tiếp theo.

d) Kỹ năng giao tiếp thông qua một số phương tiện truyền thông hiện đại

- Kỹ năng giao tiếp qua mạng xã hội.

Theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của
Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng thì
mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử
dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi
thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn
(forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức
dịch vụ tương tự khác.

Mạng xã hội đã góp phần thu hẹp khoảng cách giao tiếp của con người và là
diễn đàn kết nối các cá nhân với rất nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp
mọi người dễ dàng kết nối từ các địa điểm khác nhau và có thể truy cập dễ dàng
từ nhiều phương tiện, thiết bị như máy tính, điện thoại... Zalo, Viber và Facebook,
Instagram hay một số mạng nội bộ khác hiện cũng đang được các cá nhân và các
cơ quan, tổ chức ở Việt Nam chọn để làm phương tiện liên lạc về công việc. Tuy
nhiên, đi cùng với sự tiện lợi có không ít vấn đề đã, đang và sẽ xảy ra nếu người
sử dụng mạng xã hội không ý thức hết được mặt trái từ mạng xã hội, bởi với
phạm vi tiếp cận rộng rãi, tốc độ lan truyền nhanh và khó kiểm soát, mạng xã hội
như con dao hai lưỡi có thể giúp lan tỏa những điều tốt đẹp nhưng cũng dễ bị lợi
dụng làm công cụ xuyên tạc, bôi xấu hình ảnh người khác, gây ra nhiều hệ lụy.
Chính vì vậy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà
191
nước cần phân biệt việc dùng mạng xã hội cho công việc hay là cho việc giải trí,
giao tiếp thông thường và cần quan tâm đến không chỉ những lợi ích mà còn phải
phòng ngừa được những biểu hiện lệch chuẩn, lối ứng xử thiếu văn hóa, sự lợi
dụng mạng xã hội để trục lợi... có thể xuất hiện trong quá trình giao tiếp.

Các cơ quan, đơn vị nếu lựa chọn mạng xã hội để lập nhóm làm phương tiện
giao tiếp thì tất cả những thứ dành cho giải trí sẽ được loại bỏ trong các trang đó.
Người dùng Zalo, Viber và Facebook phải biết cách xác định được các thông tin cần
bảo mật, các thông tin nào có thể công khai, lựa chọn những thông tin đăng theo
nhóm, những thông tin nào đăng cá nhân… Điều đáng lưu ý ở đây chính là vấn đề
bảo mật thông tin và vấn đề chuyển thông tin đúng đối tượng.

Theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông


tin và Truyền thông ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước được xem như là
thành phần đi đầu trong việc nêu gương ứng xử trên mạng xã hội.

Phạm vi áp dụng Bộ Quy tắc gồm: Các hành vi cá nhân, tổ chức trên mạng xã
hội. Bộ Quy tắc được áp dụng cho 03 nhóm đối tượng:

- Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ
quan nhà nước sử dụng mạng xã hội;

- Tổ chức, cá nhân khác sử dụng mạng xã hội;

- Nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam.

Nội dung của Bộ Quy tắc ứng xử quy định quy tắc ứng xử chung:

- Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật: Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Quy tắc Lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị
đạo đức, văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

192
- Quy tắc An toàn bảo mật thông tin: Tuân thủ các quy định và hướng dẫn về
bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin.

- Quy tắc Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã
hội; phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi
phạm pháp luật.

Bộ Quy tắc ứng xử cũng quy định cụ thể về quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá
nhân; cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước;
cho các cơ quan nhà nước; cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội và được phổ
biến đến tất cả tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng mạng xã hội.

- Kỹ năng sử dụng Thư điện tử (Email)

Giao tiếp qua Email đã rất thông dụng trong xã hội và thông dụng trong cả cơ
quan, tổ chức nhà nước, thể hiện được tính chuyên nghiệp và hiện đại của người cán
bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước. Cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước đã được cấp địa chỉ Email
công vụ thì nên dùng hòm thư này để sử dụng riêng trong giải quyết công việc, cũng
như để đảm bảo tính trang trọng và bảo mật thông tin.

Để có thể giao tiếp qua Email cá nhân hiệu quả, cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động trong cơ quan nhà nước cần chú ý đến một số nội dung sau đây:

- Nội dung Email: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ
quan nhà nước khi giao tiếp qua email cũng cần chú ý nội dung thư trong Email nên
ngắn gọn, đầy đủ và cần có thêm đề nghị về thời hạn cho việc trả lời. Ngoài ra cần
chú ý tới việc đính kèm file cho Email, vì file đính kèm thường có dung lượng lớn,
đặc biệt là các file có chứa ảnh, thời gian tải các file thường đòi hỏi sự kiên trì đối
với cả người gửi lẫn người nhận. Đối với nội dung Email cũng cần chú ý đến việc
dùng từ ngữ chỉ trạng thái cảm xúc. Tránh sử dụng các từ ngữ chỉ trạng thái, cảm xúc
nặng nề, gây căng thẳng, bực tức, …

193
- Hình thức, ngôn ngữ diễn đạt Email: Trước hết cần quan tâm, chú ý đến các
tiêu đề cho mỗi một thư cụ thể qua Email. Tiêu đề email cần được diễn đạt rõ ràng,
nghiêm túc. Tránh để người nhận Email nhầm tưởng là virus (hậu quả là thư có thể
sẽ bị “ném” vào “thùng rác”) mà chưa một lần mở. Thường thì người nhận Email
bao giờ cũng ưu tiên đọc tiêu đề trước. Nội dung tiêu đề email cũng giống như phần
trích yếu nội dung của một văn bản. Nó chính là phần khái quát nội dung chính được
viết trong nội dung của email.

- Trả lời Email: Trừ các “bom thư”, còn lại về nguyên tắc thì tất cả mọi Email
đều phải được trả lời. Vì vậy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần sắp
xếp thời gian nhất định cho việc trả lời Email trong công việc đừng để diễn ra việc
chậm trễ, như thế rất có thể sẽ dẫn đến hậu quả không lường trong công việc. Nội
dung trả lời Email cần ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc và dứt khoát. Tránh việc trao đi đổi
lại dài dòng không rõ ràng. Người cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong
cơ quan nhà nước hãy chắc chắn rằng nội dung trả lời Email là sự trả lời cuối cùng.

- Gửi Email: Email cần được chuyển chính xác đến nơi người nhận, tránh sự
nhầm lẫn về địa chỉ gửi. Đặc biệt chú ý đến các group trong các mạng. Người cán
bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước hãy bảo đảm rằng
nếu không phải là Email gửi chung cho cả nhóm thì Email đó chỉ gửi tới một cá
nhân, đó chính là người nhận Email đã được xác định.

- Đặt tên Email: Trường hợp tự lập hòm thư cá nhân, đặt tên Email cho cá
nhân và tập thể cần đảm bảo tính nghiêm túc, điều này sẽ tạo cảm giác an toàn và
nghiêm túc trong công việc. Trên thực tế, các cơ quan đơn vị đều đặt tên mail công
vụ gắn liền với tên cơ quan, đơn vị và các cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động trong cơ quan nhà nước đã được tổ chức, đơn vị cấp mail công vụ, vì vậy đối
với tổ chức công việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nên sử dụng
mail công vụ đã được cấp.

đ) Kỹ năng sử dụng yếu tố phi ngôn từ trong giao tiếp hoạt động nghề nghiệp

194
Giao tiếp là một phần không thể thiếu trong đời sống của con người. Bên
cạnh hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ, thì hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ
cũng đóng vai trò quan trọng đôi khi nó còn là yếu quyết định đến thành công của
cuộc giao tiếp. Giao tiếp phi ngôn ngữ là sự giao tiếp bằng cách gửi và nhận
những tín hiệu phi ngôn từ. Các yếu tố phi ngôn từ là các yếu tố như giọng nói,
cách đi đứng, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, vẻ mặt, tư thế, trang phục, khoảng cách, vị
trí...

Khi ta truyền tải một thông điệp thì hiệu quả của ngôn từ, giọng nói và hình ảnh
được thể hiện như sau: Tỉ lệ giữa ngôn từ và phi ngôn từ là 7/93 - tức là sức ảnh
hưởng của phi ngôn từ tới người nghe gấp 13,3 lần (93/7) nội dung. Sử dụng phi
ngôn từ trong lắng nghe biểu lộ sự quan tâm của mình đến người nói, khuyến khích
người nói. “Chúng ta không chỉ nghe bằng tai mà còn phải nghe bằng cả cơ thể”.

Hình ảnh
55%

Giọng nói
Ngôn từ
38%
7%

Các biểu hiện giao tiếp phi ngôn từ:

- Giọng nói: hoạt động giao tiếp sẽ cuốn hút người nghe không chỉ ở nội dung
thông tin mà người nói có chất giọng ấm, truyền cảm là một lợi thế trong giao tiếp;
tiếp đến biết thở đúng cách để giao tiếp không bị hụt hơi, không ảnh hướng đến quá
trình nói.

- Mắt: Ánh mắt phản ánh tâm trạng, xúc cảm, tình cảm của con người như vui,
buồn, tức giận, sợ hãi, lo lắng hay yên tâm. Tập trung vào người nói một cách nghẹ
nhàng, không nên nhìn trừng trừng vào người nói, hoặc không nhìn vào người nói,
quay chỗ khác, nhắm mắt.

195
- Nét mặt: Biểu hiện theo chủ đề câu chuyện, theo tâm trạng người nói. Ví dụ
khi người nói thông báo chuyện buồn, thì nét mặt bạn phải thể hiện được sự cảm
thông, chia sẻ.

- Nụ cười: là một phương tiện giao tiếp quan trọng chứa đựng nhiều nội dung
phong phú, đem lại cho người khác cảm giác thoải mái, tự tin, cảm thấy sự tốt lành,
tin tưởng. Trong giao tiếp, nụ cười phải thể hiện được sự tự nhiên, chân thành, cởi
mở và phải tùy thuộc với hoàn cảnh. Khi cười ngôn ngữ cử chỉ và hành động phải
có sự biểu hiện thống nhất tình cảm giữa ngôn ngữ và hành động cơ thể.

- Cử chỉ, điệu bộ: Bao gồm các cử chỉ bằng đầu, như gật đầu, lắc đầu; các cử
chỉ bằng tay. Động tác nên tự nhiên, chân thành, thể hiện sự tôn trọng, có tác dụng
hỗ trợ, minh hoạ cho ngôn từ để làm tăng hiệu quả truyền đạt thông tin và phù hợp
với từng ngữ cảnh, đối tượng giao tiếp và tình huống cụ thể.

- Tư thế: Tư thế có vai trò quan trọng trong giao tiếp, có thể xem như cái khung
hay nền cho hình ảnh của cá nhân. Trong giao tiếp có ba tư thế chủ yếu: đứng, ngồi
và đi lại.

+ Tư thế đứng: Tư thế đứng thẳng người là tư thế tốt nhất khi phát biểu hay khi
đứng nói chuyện, vì sẽ khiến người nói có dáng vẻ tự tin và giúp lấy được nhiều hơi
hơn, do đó giọng nói sẽ truyền cảm hơn đối với người nghe. Cần tạo thế đứng thoải
mái, đứng thẳng người, ngẩng cao đầu một cách tự nhiên.

+ Tư thế ngồi: Lúc ngồi xuống phải từ tốn nhẹ nhàng, không để có tiếng động.
Ngồi thoải mái, lưng thẳng tự nhiên, thanh thản.

+ Tư thế đi: Tư thế đi cần tạo bước đi thanh thản, nhẹ nhàng, đầu ngẩng cao,
lựa chọn tư thế đi cho phù hợp với khung cảnh và đối tượng nghe.

- Khoảng cách:

Trong giao tiếp nói chung và trong giao tiếp hoạt động nghề nghiệp nói riêng,
khoảng cách giữa người nói và người đối thoại cũng có những ý nghĩa nhất định.

196
Theo nhiều nhà giao tiếp học (Erdward Hall, Allan Pease v.v...) sự tiếp xúc giữa con
người diễn ra trong bốn vùng khoảng cách sau đây:

- Khoảng cách công cộng (khoảng trên 3,5m): Khoảng cách này thích hợp với
các cuộc tiếp xúc với đám đông tụ tập lại thành từng nhóm. Ví dụ: Khi nói chuyện
tại cuộc mít tinh, diễn thuyết trước công chúng thì khoảng cách thuận lợi nhất từ nơi
đứng đến dãy bàn đầu tiên dành cho người nghe là trên 3,5m.

- Khoảng cách cá nhân (khoảng 0,45m - 1,2m): Chúng ta thường đứng cách
người khác ở khoảng cách này khi cùng họ tham dự các bữa tiệc, khi giao tiếp ở cơ
quan hay khi gặp mặt bạn bè.

- Khoảng cách riêng tư (từ 0m - 0,45m): Đây là vùng khoảng cách khi tiếp xúc
với những người có quan hệ thân mật, thân thiết như cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh
em, bạn bè thân, người yêu, ....

Về các vùng khoảng cách trong giao tiếp được nêu ở trên, cần lưu ý một số
điểm sau đây:

- Thứ nhất, các vùng khoảng cách giao tiếp chịu ảnh hưởng của yếu tố văn hoá,
những người đến từ những nền văn hoá khác nhau thường có vùng giao tiếp khác
nhau. Chẳng hạn, người ta nhận thấy rằng nhiều người Châu Âu có vùng riêng tư
hẹp hơn người Mỹ. Hơn nữa, vùng riêng tư của cư dân sống ở thị thành cũng hẹp
hơn vùng riêng tư của cư dân sống ở nông thôn.

- Thứ hai, trong giao tiếp, chúng ta cần chú ý chọn khoảng cách cho phù hợp
với tính chất của từng mối quan hệ.

- Thứ ba, tuỳ theo mục đích giao tiếp có thể thay đổi khoảng cách cho phù hợp
để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đạt mục đích. Ví dụ: Lần đầu gặp, theo phép xã
giao, cần giữ khoảng cách ở một mức độ nào đó để đảm bảo tính nghiêm túc, lịch sự.
Tuy nhiên, khi muốn tạo không khí gần gũi, thân mật, không xa cách thì có thể chủ
động thu hẹp khoảng cách.

197
- Thứ tư, trong quá trình giao tiếp nên linh hoạt thay đổi khoảng cách cho phù
hợp với tình huống giao tiếp.

Trong giao tiếp với công dân và tổ chức nên giữ khoảng cách công cộng,
khoảng cách xã hội và khoảng cách cá nhân. Trong giao tiếp, nếu chúng ta không
tuân thủ vùng khoảng cách, thì đễ làm cho người khác khó chịu, dễ bị đánh giá là
không nghiêm túc. Như vậy, việc sử dụng khoảng cách như là một phương tiện giao
tiếp là một việc không đơn giản. Nó đòi hỏi sự nhạy cảm, tinh tế, linh hoạt và nghệ
thuật trong giao tiếp.

- Trang phục: Trang phục là yếu tố quan trọng giúp tạo ấn tượng ban đầu khi
giao tiếp phi ngôn từ. Trang phục sẽ truyền tải những tín hiệu phi ngôn từ về cá tính,
văn hóa, tâm trạng, mức độ tự tin và sở thích. Trong hoạt động nghề nghiệp trang
phục phải phù hợp với tính chất công việc, đặc thù trang phục của ngành và thuần
phong, mỹ tục của dân tộc. Đối với những ngành có trang phục riêng thì phải thực
hiện theo quy định của ngành, cơ quan, đơn vị.

3. Kỹ năng xử lý một số tình huống và một số lưu ý khi giao tiếp trong hoạt
động ngề nghiệp

a) Kỹ năng xử lý một số tình huống thường gặp trong giao tiếp hoạt động nghề
nghiệp

- Tình huống giao tiếp giữa người dân với viên chức.

Tình huống: Viên chức ngành y tế giao tiếp, ứng xử thế nào khi người dân nóng
giận. Tình huống khi giao tiếp với người dân tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ, thủ tục, do
đã nộp hồ sơ, thủ tục nhưng thời gian giải quyết quá lâu nên người dân nổi nóng quát
nạt người cán bộ và nói những lời không hay. Trong tình huống này viên chức làm
việc tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ, thủ tục nên giải quyết theo phương án sau:

+ Thứ nhất, nhẹ nhàng chào hỏi, mời người dân vào phòng ngồi, mời uống
nước, để giảm bớt sự nóng giận.

+ Thứ hai, lắng nghe người dân nói để hiểu rõ vấn đề


198
+ Thứ ba, giải thích cho người dân hiểu

+ Thứ tư, xin lỗi (nếu vấn đề do cơ quan tổ chức) người dân vì việc giải quyết
công việc chậm.

+ Nhẹ nhàng, trao đổi để người dân không nóng giận và đồng thời tìm hiểu, giải
quyết công việc cho dân (nếu có thể) hoặc là hẹn thời gian trả kết quả, xin số điện
thoại để khi có kết quả sẽ gọi hoặc gửi trả kết quả qua bưu điện.

Một số điều cần lưu ý và cần tránh khi xử lý tình huống:

- Nổi nóng, tranh cãi với người khiếu nại.

- Không lắng nghe ý kiến của người khiếu nại.

- Chậm trễ đưa ra giải pháp.

- Tình huống giao tiếp với đồng nghiệp.

Tình huống: Khi đồng nghiệp bất hợp tác, giao tiếp, ứng xử không đúng mực
với mình.

- Phương pháp giải quyết tình huống:

+ Cá nhân mình phải giữ thái độ bình tĩnh, tâm lý ổn định; giữ tinh thần vui vẻ,
đồng thời tự suy nghĩ và tìm hiểu, đánh giá lại bản thân mình. Tự đặt câu hỏi vì sao
lại như vậy? Tại sao bạn lại ứng xử với mình như vậy?

+ Tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao đồng nghiệp không muốn hợp tác với mình;
sử dụng lời nói, hành vi cử chỉ không đúng mực bằng nhiều kênh thông tin khác
nhau hoặc gặp bạn vào dịp thích hợp vào trao đổi thẳng thắn.

+ Xác định rõ cần phải tìm hiểu đối phương, cần ngồi lại trao đổi để cùng hợp
tác giải quyết công việc và cần phải cải thiện thái độ

+ Mình phải thể hiện tôn trọng họ, đề cao họ đề cho họ thấy tầm quan trọng của
họ, thiết nghĩ như vậy sẽ thu phục được bạn đồng nghiệp của mình hơn. Sử dụng lời
nói tế nhị, nhẹ nhàng cho đồng nghiệp thấy rõ sự hiểu chuyện của mình; tích cực

199
thực hiện công việc của cá nhân để cho đồng nghiệp thấy sự cố gắng và tích cực của
mình, mong muốn của mình.

Một số điều cần lưu ý và cần tránh khi xử lý tình huống:

- Không tìm hiểu rõ nguyên nhân.

- Bất mãn, chán nản, không đánh giá lại bản thân;

- Không tìm hiểu rõ tâm tư của đồng nghiệp.

- Tình huống giao tiếp giữa lãnh đạo với nhân viên

Tình huống: Lãnh đạo giao tiếp, ứng xử thế nào khi hai nhân viên tranh cãi tay
đôi gay gắt trong cuộc họp.

- Bước 1. Lãnh đạo cần có thái độ rõ ràng và đề nghị hai nhân viên dừng lại, tập
trung vào nội dung của cuộc họp. Lãnh đạo cần đặt câu hỏi có tính hài hước, khôi hài
chẳng hạn như: các anh/ chị có vấn đề gì mà căng thẳng thế; bình tĩnh hết sức kiềm
chế; Chúng ta giải quyết vấn đề này thế nào.

- Bước 2. Lãnh đạo nên chuyển chủ đề hoặc có thể nghỉ giải lao

+ Nếu thời gian cho phép có thể kể câu chuyện vui, để xoá tan bầu không khí
căng thẳng.

+ Giữ thái độ bình tĩnh, tiếp tục điều hành cuộc họp.

+ Yêu cầu mọi người đi vào trọng tâm.

- Bước 3. Kết thúc cuộc họp.

+ Lãnh đạo kết luận cuộc họp.

+ Tìm hiểu nguyên nhân gây xung đột giữa hai nhân viên để xác định được vấn
đề nằm ở đâu.

+ Lên lịch gặp để trao đổi, có thể gặp cả hai hoặc gặp riêng từng người và có
phương án giải quyết êm đẹp, tránh dẫn đến mâu thuẫn, xung đột tiếp tục xảy ra.

b) Một số lưu ý trong giao tiếp hoạt động nghề nghiệp


200
- Nắm chắc mục đích giao tiếp: Nắm chắc mục đích giao tiếp giúp cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước đỡ lãng phí thời gian
và hành động có hiệu quả hơn. Việc xác định rõ mục đích giao tiếp cũng giúp đưa
ra các thông điệp giao tiếp hiệu quả và lựa chọn phương thức giao tiếp thích hợp.

- Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau: Cuộc giao tiếp sẽ dễ dàng đạt
được hiệu quả cao nếu đôi bên có sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Đôi bên sẽ dễ
dàng tương tác để trao đổi cởi mở, thẳng thắn với nhau.

- Biết cách lắng nghe và quan tâm đến cảm xúc của người khác: Một cuộc trò
chuyện tuyệt vời là khi mọi người lắng nghe nhau và cùng chia sẻ. Lắng nghe cũng
đồng thời là cách thể hiện sự tôn trọng đối phương, là cách bày tỏ sự đồng cảm khi
nghe câu chuyện họ chia sẻ làm chúng trở nên hấp dẫn hơn và kết nối mọi người dễ
dàng hơn. Để cải thiện kỹ năng giao tiếp không thể bỏ qua việc quan tâm đến cảm
xúc của đối phương. Cuộc giao tiếp không thể tiếp tục nếu một trong hai bên không
có hứng thú với cuộc giao tiếp. Cảm xúc tích cực báo hiệu bạn nên tiếp tục đi theo
chiều hướng giao tiếp đó, còn ngược lại là thái độ thờ ơ, không quan tâm thì nên
chuyển qua hướng khác hoặc có thể dừng lại cuộc giao tiếp.

- Không lôi kéo, bè phái nơi công sở: Một trong những điều tối kị trong giao
tiếp ở các công sở là nạn bè phái, "buôn chuyện" và nói xấu sau lưng. Để xây dựng
mối quan hệ giao tiếp tốt đẹp và phối hợp thực hiện công việc hiệu quả, mỗi cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước cần đối xử tốt và quan
tâm tới mọi người một cách chân thành, không lôi kéo người khác cùng moi móc,
nói xấu hay "chọc ngoáy" vào chuyện riêng tư, khuyết điểm của bất kỳ đồng nghiệp
nào.

- Lưu ý về tính thứ bậc trong giao tiếp: Giao tiếp hoạt động nghề nghiệp cũng
cần chú ý yếu tố cấp bậc, chức vụ của đối tượng giao tiếp. Khi giao tiếp với cấp trên
cần ngắn gọn, rõ ràng, tập trung vào trọng tâm và chú ý lắng nghe, ghi chép những
nhận xét của cấp trên. Với cấp dưới, cấp trên cần hướng dẫn, giải thích, giao việc chi

201
tiết, cụ thể và chú ý đến ý kiến phản hồi hoặc suy nghĩ của họ về vấn đề đó. Với
đồng nghiệp cần thể hiện tinh thần bình đẳng, hợp tác, tương trợ, tôn trọng lẫn nhau.

202
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Anh/Chị hãy phân tích đặc điểm và vai trò của giao tiếp hoạt động nghề
nghiệp?

2. Để có thể nghe một cách hiệu quả, theo học viên cần chú ý đến những điều
gì? Vì sao?

3. Để có thể giao tiếp mạng xã hội một cách hiệu quả, theo học viên cần chú ý
đến những điều gì? Vì sao?

4. Trong giao tiếp hoạt động nghề nghiệp, công chức, viên chức, người
lao động trong cơ quan nhà nước thường bị mắc những lỗi cơ bản nào? Làm
thế nào để khắc phục các lỗi đó? Liên hệ thực tế tại cơ quan, đơn vị nơi học
viên đang công tác?

203
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Thông tin và Truyền thông (2021). Quyết định số 874/QĐ-BTTTT


ngày 17/6/2021 ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.

2. Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội


vụ về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức và viên chức làm việc
trong bộ máy chính quyền địa phương.

3. Quyết định số 758/QĐ-BNV ngày 23/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban


hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Nội
vụ.

4. Quyết định số /QĐ-HCQG ngày tháng 8 năm 2022 của Giám đốc Học viện
Hành chính Quốc gia về việc ban hành tài liệu Bồi dưỡng đối với công chức ngạch
chuyên viên và tương đương.

5. Thủ tướng Chính phủ (2007). Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày


02/8/2007 ban hành Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước

6. Thủ tướng Chính phủ (2018). Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày


27/12/2018 về việc phê duyệt Đề án văn hóa công vụ.

7. TS. Đào Thị Ái Thi, Kỹ năng giao tiếp của công chức trong tiến trình cải
cách hành chính nhà nước. NXB Chính trị - Hành chính, HN 2010.

8. Viên nghiên cứu và đào tạo về quản lý (biên soạn) (2008): Chuẩn mực giao
tiếp thời hội nhập, Nxb Lao động & xã hội.

204
Chuyên đề 7
KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP

1. Khái quát về thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp

a) Khái niệm và đặc điểm của thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp

- Khái niệm thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp

Thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp (thuyết trình trong hoạt động nghề
nghiệp) là hoạt động thuyết trình được tiến hành bởi một cá nhân làm việc trong đơn
vị sự nghiệp công lập, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.

Thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp có đầy đủ những đặc điểm của hoạt
động thuyết trình nói chung. Điểm phân biệt giữa thuyết trình trong hoạt động nghề
nghiệp và thuyết trình nói chung là ở người thuyết trình và mục đích thuyết trình.
Thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp được xác định rõ: người thuyết trình là
người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, tiến hành vì mục đích thực hiện
nhiệm vụ được giao.

Thuyết trình nói chung được thực hiện khi một cá nhân hoặc một tổ chức có
nhu cầu trao gửi thông tin, chuyển tải thông điệp và tác động tới nhận thức, xúc cảm
của một đối tượng cụ thể. Thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp cũng được thực
hiện để đáp ứng những nhu cầu đã nêu, với mục đích thực hiện nhiệm vụ được giao.

Viên chức cần đến kỹ năng thuyết trình để thực hiện các nhiệm vụ: tham mưu,
báo cáo các hoạt động nghề nghiệp với lãnh đạo; trình bày, giải thích các hoạt động
nghề nghiệp cho các đồng sự để phối hợp thực hiện; trình bày, giải thích, hướng dẫn,
thuyết phục đối tượng phục vụ của cơ quan, tổ chức về những vấn đề được giao xử
lý.

Còn người lãnh đạo, nhà quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải
thuyết trình thường xuyên trước đối tượng là viên chức để truyền đạt các chủ trương,
đường lối, chính sách, quyết định, kế hoạch; để phát động các phong trào; để chấn

205
chỉnh, động viên cán bộ, viên chức dưới quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
được giao.

Ngoài hoạt động thuyết trình nội bộ, người lãnh đạo, nhà quản lý trong đơn vị
sự nghiệp công lập cũng thường xuyên thực hiện thuyết trình trước các đối tượng
bên ngoài cơ quan, tổ chức của mình. Hoạt động thuyết trình này được thực hiện để
tham mưu, báo cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên; để phối hợp với các cơ quan, tổ
chức đồng cấp; để truyền đạt, quán triệt, chấn chỉnh, động viên các cơ quan, tổ chức
cấp dưới; để thực hiện chức trách quan hệ công chúng với tư cách là người đại diện
cho cơ quan, tổ chức của mình. Về cơ bản, trong hệ thống chức nghiệp khu vực
công, vị trí chức trách càng cao thì nhu cầu phát triển kỹ năng thuyết trình càng lớn.
Làm chủ kỹ năng thuyết trình cần có, người lãnh đạo, nhà quản lý sẽ thực hiện việc
thuyết trình với hiệu quả cao hơn.

- Đặc điểm của thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp

+ Là một hoạt động giao tiếp trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, viên
chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao, việc thuyết trình đòi hỏi cán bộ, viên chức
thuyết trình phải tự mình, bằng ngôn ngữ nói và các hành vi phi ngôn ngữ, thực hiện
hoạt động giao tiếp trực tiếp. Thuyết trình khác với giao tiếp bằng ngôn ngữ viết –
giao tiếp gián tiếp.

+ Đối tượng giao tiếp tự mình tham dự, tự mình nghe tiếng nói, hoặc nghe
tiếng nói và quan sát những hành vi phi ngôn ngữ của người thuyết trình.

+ Thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp có thể diễn ra trong một khán
phòng cụ thể, nơi người thuyết trình và đối tượng giao tiếp của người thuyết trình
trực tiếp trao gửi thông tin và cảm xúc cho nhau. Trong một số trường hợp, hoạt
động thuyết trình được thực hiện với sự hỗ trợ của các phương tiện ghi và truyền
thanh, phương tiện ghi và truyền hình khi đối tượng giao tiếp có số lượng không hạn
định, lắng nghe và quan sát trong một không gian khác hoặc vào một thời điểm khác,
không hiện diện cùng thời điểm, cùng địa điểm không gian của buổi thuyết trình
trong hoạt động nghề nghiệp.
206
+ Thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp là một hoạt động giao tiếp có chủ
định, có tổ chức. Về cơ bản, thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp không diễn ra
một cách ngẫu nhiên, bột phát. Để thực hiện một buổi thuyết trình trong hoạt động
nghề nghiệp, người thuyết trình cần thực hiện một kế hoạch chuẩn bị cụ thể với mục
tiêu xác định.

b) Vai trò của thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp

Là một hình thức của giao tiếp, thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp thực
hiện đầy đủ những vai trò của giao tiếp nói chung và giao tiếp thực thi nhiệm vụ nói
riêng, trong đó có một số vai trò cần được đặc biệt lưu ý:

- Truyền đạt thông tin: Là vai trò cơ bản của hầu hết các hoạt động giao tiếp
nói chung. Trong giao tiếp thực thi nhiệm vụ, thuyết trình trong hoạt động nghề
nghiệp thường được sử dụng để truyền đạt những thông tin quan trọng, chính thức
với yêu cầu trao gửi tới đối tượng giao tiếp một cách trực tiếp và sinh động.

- Truyền cảm: Với lợi thế của hình thức giao tiếp trực tiếp, với khả năng được
thực hiện một cách sinh động nhờ nghệ thuật biểu đạt của người thuyết trình trong
hoạt động nghề nghiệp, thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp khi được tiến hành
với mục đích tuyên truyền, vận động, cổ vũ, quán triệt...thường đem lại những ưu thế
vượt trội so với những hình thức giao tiếp thông thường khác bởi khả năng tạo cảm
xúc, truyền cảm hứng với hiệu quả thuyết phục cao.

- Tạo dựng hình ảnh và gây dựng uy tín: Thuyết trình trong hoạt động nghề
nghiệp là hoạt động giao tiếp qua đó cá nhân người thực hiện có thể tạo dựng hình
ảnh và gây dựng uy tín cho bản thân họ và cho cơ quan, tổ chức mà họ là đại diện.
Với mục đích tạo dựng hình ảnh và gây dựng uy tín, có thể nói: khó có một hình
thức nào khác có thể đem lại hiệu quả cao như hình thức thuyết trình trong hoạt động
nghề nghiệp.

Cần lưu ý, những vai trò nêu trên của thuyết trình trong hoạt động nghề
nghiệp chỉ trở thành hiện thực khi người thuyết trình thực hiện việc thuyết trình một

207
cách hiệu quả. Nếu người thực hiện thiếu các kỹ năng thuyết trình, hiệu quả thuyết
trình đương nhiên sẽ không được đảm bảo. Trong những trường hợp xấu nhất, thuyết
trình trong hoạt động nghề nghiệp thiếu k năng có thể dẫn tới kết cục phản truyền
đạt, phản truyền cảm, làm hình ảnh của cá nhân người thuyết trình trong hoạt động
nghề nghiệp trở nên tiêu cực, uy tín của họ giảm sút và ảnh hưởng không tốt đến
hình ảnh và uy tín của cơ quan, tổ chức mà họ đại diện.

c) Yêu cầu đối với thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp

Thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp cần được tiến hành trên cơ sở đảm
bảo những yêu cầu chủ yếu dưới đây:

- Bảo đảm mục đích hoạt động nghề nghiệp: Thuyết trình trong hoạt động
nghề nghiệp được tiến hành để thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả thuyết trình
trong hoạt động nghề nghiệp dù có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hình ảnh,
uy tín của cá nhân thì trên hết và sau hết là ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của cơ
quan, tổ chức mà cá nhân đó là đại diện. Với những lý do cơ bản trên, thuyết trình
trong hoạt động nghề nghiệp luôn đòi hỏi mục đích công được đảm bảo khi tiến
hành.

- Bảo đảm nguyên tắc hoạt động nghề nghiệp: Những nguyên tắc về nội dung
thông tin được cung cấp, về phạm vi và thẩm quyền cung cấp thông tin, về cách thức
trao gửi thông tin, về văn hóa giao tiếp trong đơn vị sự nghiệp công lập, v.v. là
những nguyên tắc công cần được người thuyết trình tuân thủ nghiêm túc. Thực hiện
tốt những nguyên tắc này là cơ sở để đảm bảo mục đích công cho thuyết trình trong
hoạt động nghề nghiệp.

- Khoa học: Thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp sẽ đạt tới hiệu quả cao
nếu được tiến hành trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học và nghệ thuật
thuyết trình. Tính khoa học của thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi
hoạt động này phải được tổ chức một cách khoa học từ việc lập kế hoạch thuyết
trình, tổ chức các điều kiện vật chất phục vụ thuyết trình, đến việc vận dụng những
kiến thức về tâm lý học giao tiếp, văn hóa học giao tiếp để thực hiện thuyết trình.
208
- Nghệ thuật:Trong thực tế, thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp không
chỉ là hoạt động trao gửi thông tin thông thường mà còn là một cơ hội mà cá nhân và
tổ chức cần tạo ra, cần nắm bắt để thực hiện mục đích tuyên truyền, vận động, cổ
động, tạo dựng hình ảnh, gây dựng uy tín... Để đạt được mục đích đó, cùng với yêu
cầu về tính khoa học, thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi người thực
hiện phải lưu ý đến yêu cầu về tính nghệ thuật của hoạt động này. Nghệ thuật thuyết
trình trong hoạt động nghề nghiệp được thể hiện trong kế hoạch thuyết trình, nội
dung chuẩn bị thuyết trình, kịch bản thuyết trình và đặc biệt trong khả năng diễn
thuyết của người thuyết trình.

- Tính hiệu quả: Tính hiệu quả thể hiện ở việc chúng ta xác định mục tiêu
của bài thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp, nói chung là vì người nghe, giúp
người nghe nắm vững kiến thức, k năng, thay đổi thái độ, hình thành tình cảm sau
khi nghe bài thuyết trình. Vì vậy, vấn đề không phải là người thuyết trình nói cái gì
mà người nghe thực chất thu được gì sau buổi thuyết trình đó. Luôn biết cách sử
dụng ngôn ngữ cử chỉ. Mỗi dáng điệu, cách đi đứng và sự di chuyển tốt sẽ truyền
tải được sự tự tin, chuyên nghiệp, và đáng tin cậy. Luôn luôn tự tin vào chính mình.
Sử dụng thành thạo k thuật máy tính và các trang thiết bị khi thuyết trình.

2. Các bước và một số kỹ thuật thuyết trình trong hoạt động nghề
nghiệp

a) Chuẩn bị thuyết trình

- Lên kế hoạch chuẩn bị nội dung thuyết trình

Danh sách các việc cần làm ở bước này như sau :

+ Chuẩn bị nội dung: Khi chuẩn bị nội dung phải phân tích, liệt kê các ý
chính, ý phụ và sắp xếp theo trình tự ưu tiên, nếu còn thời gian thì sẽ cho thêm các ý
phụ minh họa cho bài diễn thuyết.

209
+ Xây dựng đề cương thuyết trình: Đề cương thuyết trình được xây dựng trên
cơ sở kết quả phân tích chủ đề, mục đích, đối tượng, điều kiện thực hiện thuyết trình.
Về cơ bản, đề cương một bài thuyết trình bao gồm những nội dung chính như sau:

Thứ nhất: Lời dẫn - dùng để mở đầu bài thuyết trình, nhằm giới thiệu cho đối
tượng tham dự về điều được thuyết trình. Lời dẫn cần sáng tỏ, cuốn hút; ngắn gọn,
chiếm tối đa 10% thời lượng thuyết trình, đặc biệt là những bài thuyết trình mang
tính chất truyền đạt các nội dung về đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước.

Thứ hai: Nội dung chính - với những nội dung cụ thể xoay quanh chủ đề
thuyết trình, gồm ba nhóm thông tin:

Thông tin cơ bản - thông điệp cần chuyển tải, là trọng tâm của nội dung cần
thuyết trình;

Thông tin cụ thể - cụ thể hóa, làm rõ thông tin cơ bản;

Thông tin bổ trợ - có tác dụng giúp đối tượng tham dự dễ dàng hơn trong việc
làm chủ những thông tin cụ thể, qua đó nắm bắt được chính xác hơn thông tin cơ bản
- thông điệp của hoạt động thuyết trình.

Thứ ba: Lời kết - dùng để kết thúc bài thuyết trình, nhằm tổng kết lại những
nội dung đã được thuyết trình, sao cho thông tin cơ bản - thông điệp cần chuyển tải
được khắc sâu trong nhận thức của đối tượng tham dự. Lời kết cần ấn tượng, ngắn
gọn, chiếm tối đa 10% thời lượng thuyết trình.

- Tiến hành thu thập thông tin để xây dựng nội dung thuyết trình

+ Chuẩn bị thông tin: Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, mọi
thứ được luôn được cập nhật và đổi mới liên tục. Vì vậy, những thông tin của bài
thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp phải là thông tin được cập nhật mới nhất,
chính xác nhất, và thông tin chúng ta có thể thu thập từ nhiều nguồn. Tuy nhiên
những thông tin, ý tưởng đó phải được sắp xếp một cách logic hoặc thêm, bớt nếu
cần thiết.

+ Thông tin cần thu thập là thông tin cụ thể và thông tin bổ trợ
210
Thực tế xây dựng nội dung thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp cho thấy:
để đảm bảo tính hiệu quả của nội dung thuyết trình, cần trung bình ba nội dung thông
tin cụ thể để làm rõ một nội dung thông tin cơ bản và cần trung bình ba nội dung
thông tin bổ trợ để làm rõ cho một thông tin cụ thể.

Thông thường một bài thuyết trình có 3 loại thông tin

(+) Thông tin phải biết: những điều cần phải cung cấp để người nghe nắm
được rõ vấn đề đặt ra. Đây là những thông tin cơ bản, nói lên bản chất của vấn đề, là
những thông tin không thể thiếu trong trình bày, thảo luận. Người nói, chủ trì phải
nắm vững và hiểu chính xác các thông tin, tư liệu này.

(+) Thông tin cần biết: những điều chứng minh rõ thêm, tạo thêm căn cứ
thuyết phục người nghe. Đây là những thông tin hỗ trợ làm rõ hơn, làm đầy đủ hơn
cho những thông tin cơ bản đã nêu trên.

(+) Thông tin nên biết: là những tư liệu, thực tế và mô hình, số liệu làm phong
phú nội dung trình bày. Đây là những thông tin thú vị, sông động, nó minh chứng
cho những thông tin đã nêu ở phần trên. Chuẩn bị cho bài thuyết trình nên thu thập
những thông tin mới, có những ý tưởng độc đáo.

- Soạn thảo và hoàn thiện nội dung bài thuyết trình trong hoạt động nghề
nghiệp: Sau khi thông tin phục vụ cho nội dung thuyết trình đã được thu thập, lựa
chọn đầy đủ, bước tiếp theo cần tiến hành là soạn thảo và hoàn thiện nội dung bài
thuyết trình. Trong quá trình soạn thảo bài thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp,
cần lưu ý đến việc lựa chọn phong cách ngôn ngữ sao cho phù hợp với chủ đề, mục
đích, đối tượng và điều kiện thực thi thuyết trình.

Để hoàn thiện nội dung bài thuyết trình, có thể tham khảo ý kiến của những
người giầu kinh nghiệm thuyết trình. Cần lưu ý đến độ dài nội dung bài thuyết trình
sao cho phù hợp nhất với thời lượng thuyết trình trong kế hoạch.

- Đánh giá bản thân: Trước khi đến với thuyết trình trong hoạt động nghề
nghiệp, nên cân nhắc hai vấn đề sau:

211
+ Mức độ bản thân am hiểu về vấn đề dự định sẽ trình bày, có nắm vững nội
dung hay không, có đủ tư liệu, thông tin để tiến hành không?... Khi tiếp nhận yêu cầu
đã phải nắm vững được nội dung cơ bản của bài thuyết trình. Phải có kiến thức về
chủ đề sắp phải thực hiện.

+ Khả năng và mức độ người nghe chấp nhận mình: con người, cương vị,
thành phần xã hội của mình có dễ được người nghe chấp nhận hay không? Mình có
phù hợp với nội dung đó hay không?

Thông thường, người nghe chỉ lắng nghe, nếu người thuyết trình có uy tín. Vì
vậy, yếu tố để xem xét người thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp có phù hợp
để truyền đạt một thông điệp hay không là sự tin tưởng của người nghe đối với lập
trường và trình độ thành thạo của người thuyết trình. Thêm vào đó, tầm quan trọng
của vấn đề phải ngang tầm người thuyết trình, nếu không, người nghe sẽ thiếu tin
tưởng.

- Tìm hiểu về khán giả: nó giúp người thuyết trình tự tin và đáp ứng đúng nhu
cầu của khán giả khi thuyết trình. Cần tìm hiểu những vấn đề mà họ quan tâm để có
thể lồng ghép vào bài thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp. Một trong những bí
quyết thành công của người thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp đó là họ luôn
luôn ở thế chủ động trong mọi tình huống. Để đạt được sự đồng điệu giữa người
nghe và người nói, người thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp cần có những
hiểu biết cơ bản về đối tượng nghe để điều chỉnh nội dung cho phù hợp.

Có thể đặt ra hàng loạt các câu hỏi để tìm hiểu khán giả như sau: Khán giả là
ai: Nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, học vấn, vị trí xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp,
xu hướng chính trị, tôn giáo, nền tảng văn hoá, kiến thức về chủ đề, động cơ của họ
khi tới nghe bài thuyết trình…Thái độ của họ đối với người trình bày? Thái độ và
mong muốn của khán giả đối với chủ đề ?…

Việc tìm hiểu khán giả có thể được tiến hành bằng nhiều cách. Ví dụ như xem
danh sách (trích ngang) của khách mời, tới dự buổi sinh hoạt trước nếu đây là sinh
hoạt thường kỳ, tiếp xúc với vài cá nhân khi chờ đợi. Việc tìm hiểu đối tượng không
212
những ở khâu chuẩn bị mà còn tiếp tục trong lúc nói chuyện bằng cách quan sát, nắm
bắt sự phản hồi của họ để tiếp tục điều chỉnh nội dung và phương pháp truyền đạt.

Các câu hỏi nên đặt ra trước khi thuyết trình là:

1. Đối tượng là ai?

2. Đối tượng có thích chủ đề không?

3. Đối tượng có đủ kiến thức cập nhật cho chủ đề không?

4. Mục tiêu chính là gì?

5. Có gì cần lưu ý về thời gian?

6. Ngôn ngữ nào sẽ được sử dụng?

7. Thông điệp chính là gì?

- Xây dựng mục tiêu: Thông thường khi thuyết trình trong hoạt động nghề
nghiệp, điều hiển nhiên phải biết mục đích nói để làm gì, mục tiêu nói để được cái
gì? Tuy nhiên, đôi khi những điều quá hiển nhiên đó bị lại xem nhẹ, vậy sau bài
thuyết trình, người nghe có hiểu rõ điều muốn truyền đạt là gì? Họ được yêu cầu làm
gì? Và tại sao lại như thế? v.v... Với những điều cơ bản này, cần phải xác định rõ
ràng, không chủ quan.

- Xác định mục đích: Tại sao lại tham gia buổi thuyết trình này? Muốn truyền
đạt thông tin gì đến người nghe? Muốn người nghe làm gì sau buổi thuyết trình? Khi
xác định rõ mục đích sẽ biết mình phải làm gì, tập trung vào đâu và phương pháp
nào là thích hợp nhất.

- Chuẩn bị điều kiện vật chất, phương tiện, thiết bị hỗ trợ: Cùng với những
điều kiện vật chất cơ bản, thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp ngày càng sử
dụng nhiều hơn các phương tiện, thiết bị hỗ trợ để tăng tính hiệu quả cho nội dung
thuyết trình. Bộ phận tổ chức và người thực thi thuyết trình căn cứ vào số lượng đối
tượng tham dự, điều kiện tài chính, vật chất và k thuật để chuẩn bị các vật dụng cần

213
thiết và các phương tiện, thiết bị hỗ trợ. Về cơ bản, để chuẩn bị cho một buổi thuyết
trình, cần lưu ý đến:

+ Địa điểm: Nếu xác định được số lượng người tham gia sẽ dễ dàng lựa chọn
địa điểm phù hợp với lượng người đó. Bên cạnh đó cần chọn địa điểm phù hợp với
nội dung thuyết trình. Khán phòng hoặc không gian tổ chức thuyết trình; Bục thuyết
trình, bảng thuyết trình và các phương tiện phụ trợ; Phương tiện, thiết bị hỗ trợ âm
thanh; Hệ thống chiếu sáng; Phương tiện, thiết bị trình chiếu; Tài liệu cung cấp cho
đối tượng tham dự (nếu cần); Bàn, ghế cho đối tượng tham dự (không thiếu và
không thừa). Trước buổi thuyết trình cần sắp xếp nội thất, khung cảnh địa điểm.

+ Thiết bị hỗ trợ: Nếu đi thuê các thiết bị hỗ trợ thì nên lưu tâm đến việc đặt
trước, kiểm tra chất lượng và giá cả hợp lí. Các thiết bị phải tương thích, ăn khớp với
nhau. Các thiết bị phải tương thích với không gian và thời gian của buổi thuyết trình.
Ví dụ, không thể dùng 1 màn hình 19 inch khi có đến hơn 200 người tham gia.

- Chuẩn bị các phương án dự phòng: Người thuyết trình cần tìm hiểu rõ
những điều kiện vật chất, phương tiện, thời gian, không gian để đề xuất hoặc tự mình
thu xếp để những điều kiện đó được thỏa mãn, phù hợp với chủ đề, mục đích thuyết
trình, phù hợp với đối tượng tham dự thuyết trình. Cụ thể như:

+ Khi phải thay đổi thời điểm và địa điểm thuyết trình;

+ Khi nguồn điện bị cúp;

+ Khi các phương tiện, thiết bị gặp trục trặc kỹ thuật;

+ Khi số lượng đối tượng tham dự thực tế có sự chênh lệch lớn so với dự
kiến...

- Xây dựng chương trình thực hiện nội dung cho buổi thuyết trình: Xây dựng
kịch bản thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp, trước hết, là lập kế hoạch cho
việc sử dụng các hành vi phi ngôn ngữ trong quá trình thuyết trình: dáng đi, tư thế
đứng, động tác tay, hướng nhìn, ánh mắt, nụ cười, vẻ mặt, v.v. Những hành vi này
thường được sử dụng kết hợp với một số nội dung ngôn từ ngắn, gọn, có tác dụng bổ
214
trợ, không thuộc về nội dung chính của bài thuyết trình: lời chào, câu hỏi, lời cảm
ơn, câu nói vui, v.v. Thêm vào đó, nội dung kịch bản thuyết trình cần xác định: cao
độ, nhịp độ, ngữ điệu của lời thuyết trình sao cho phù hợp với từng phần nội dung cụ
thể của bài thuyết trình để tăng sự thu hút và tính thuyết phục. Kịch bản thuyết trình
được xây dựng để hỗ trợ cho nội dung thuyết trình, tác động tới đối tượng tham dự
và tạo ra những hiệu ứng tâm lý mà người thuyết trình mong muốn, giúp đạt tới các
mục đích của hoạt động thuyết trình. Bám theo nội dung thuyết trình, kịch bản thuyết
trình cần được xây dựng để tạo những điểm nhấn, những bước ngoặt, những tình
huống... có tác dụng cuốn hút, khích lệ, dẫn dắt đối tượng tham dự vượt hết chặng
đường mà người thuyết trình muốn họ đi qua.

Một kịch bản thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp được đánh giá là có
chất lượng cao, nếu:

+ Phù hợp với chủ đề thuyết trình

+ Phù hợp với đối tượng tham dự

+ Đáp ứng được mục đích thuyết trình

Ngoài ra, cũng cần lưu ý thêm rằng: về cơ bản, nội dung thuyết trình trong
hoạt động nghề nghiệp có tác dụng gây dựng uy tín, kịch bản thuyết trình trong hoạt
động nghề nghiệp chủ yếu giúp tăng tính thuyết phục của hoạt động thuyết trình và
có tác dụng tạo dựng hình ảnh cho người thuyết trình.

- Xây dựng nội dung cụ thể từng phần như sau:

Mở bài: Phần mở bài bao giờ cũng quan trọng nhất. Theo nghiên cứu của các
chuyên gia thì chỉ có 20 giây đề gây ấn tượng ban đầu cho khán giả bằng các hành vi
phi ngôn ngữ, và chỉ có 4 phút đầu tiên để gây ấn tượng với khán giả bằng những nội
dung nói. Thính giả có tiếp tục nghe hay không phục thuộc rất nhiều vào những giây
phút đầu tiên này và cách thu hút sự chú ý của họ.

Để gây ấn tượng ngay từ phút đầu tiên, cần phải nắm được tâm lý người nghe.
Nguyên tắc đầu tiên là phải biết tập trung sự chú ý của người nghe. Chuyển họ từ
215
trạng thái làm việc riêng sang trạng thái lắng nghe. Đây chính là điểm mấu chốt của
việc điều khiển buổi thuyết trình, nên phải biết cách đưa người nghe về trạng thái đó
là chuẩn bị lắng nghe bài thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp bằng một số cách
phổ biến sau:

+ Dùng ví dụ, minh hoạ

+ Kể câu chuyện thực tế có liên quan đến chủ đề

+ Dùng các câu hoặc tình huống gây sốc; có thể đưa ra các câu nói hoặc tình
huống ngược lại với vấn đề khán giả đang quan tâm để gây sự chú ý

+ Số liệu thống kê, câu hỏi hoặc trích dẫn giúp cho có thể thu hút được sự chý
ý của người nghe

+ Cũng có thể nói lên cảm tưởng của bản thân khi bắt đầu thuyết trình để có
được sự đồng cảm của người nghe

+ Một vài lời hài hước hay cũng làm thu hút sự chú ý của người nghe. Sau khi
thu hút sự chú ý của người nghe, điều cần làm tiếp theo là cho họ biết mục đích của
bài thuyết trình là gì, họ sẽ nhận được gì từ đó, và giới thiệu khái quát những nội
dung chính và lịch trình. Điều này giúp cho người nghe có định hướng để nắm bắt
được từng nội dung của bài thuyết trình.

Thân bài: Phần thân bài là phần truyền đạt nội dung, phải lựa chọn được đâu
là thông tin bắt buộc người nghe phải biết, đâu là thông tin cần biết và nên biết, sau
đó sắp xếp chung theo thứ tự ưu tiên: bắt buộc, cần và nên. Tránh đưa quá nhiều nội
dung vào bài thuyết trình có thể gây phản ứng ngược lại làm người nghe rối trí
không nhớ được gì.

Kết bài: Phần này sẽ tóm tắt lại những ý chính đã trình bày và cũng chính là
thông điệp cuối cùng gửi đến khán giả. Có thể tham khảo ba cách sau:

+ Thông báo trước khi kết thúc: thể hiện bằng những cụm từ như: Tóm lại...,
để kết thúc, tôi tóm tắt lại... hoặc trước khi chia tay, tôi xin tóm tắt lại những gì đã
trình bày...v.v.
216
+ Tóm tắt điểm chính: Với cách này sẽ tóm tắt lại những điểm chính giúp
người nghe nhớ khái quát và lâu hơn về nội dung đã thuyết trình.

+ Thách thức và kêu gọi: Một lần nữa nhấn mạnh lại thông điệp muốn truyền
đạt tới người nghe và các cam kết để thực hiện thông điệp đó. Trong phần này có thể
dùng một số động từ mạnh để hô khẩu hiệu: Quyết tâm, sẵn sàng... hoặc có thể kêu
gọi sự cam kết bằng hành động cụ thể như vỗ tay, giơ tay biểu quyết hoặc thực hiện
ngay.

- Tập dượt bài thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp

Là phần rất quan trọng để nắm vững nội dung, và chỉnh sửa những chỗ chưa
chính xác trong bài thuyết trình.

Tập dượt thuyết trình được tiến hành sau khi đã chuẩn bị xong nội dung
thuyết trình và kịch bản thuyết trình. Tập dượt thuyết trình là việc luyện tập và thuyết
trình thử theo nội dung và kịch bản đã có. Tập dượt thuyết trình là việc nên làm, cần
làm, đặc biệt trong những trường hợp sau: trong những lần đầu thực hiện thuyết
trình, thuyết trình một nội dung quan trọng, thuyết trình trong một sự kiện quan
trọng, thuyết trình về một chủ đề mới, thuyết trình trước một đối tượng tham dự chưa
quen thuộc, v.v.

Tập dượt với sự hỗ trợ của của các phương tiện ghi âm, ghi hình: để ghi lại
giọng nói và hành vi thể hiện trong suốt buổi thuyết trình thử. Sử dụng băng ghi âm,
băng ghi hình để kiểm tra lại và có những điều chỉnh cần thiết về nội dung, về k thuật
thể hiện nội dung thuyết trình.

Tập dượt với sự hỗ trợ của trợ lý hoặc chuyên gia tư vấn: trợ lý hoặc chuyên
gia tư vấn có thể tham gia vào quá trình tập dượt thuyết trình trong vai trò của những
đối tượng tham dự, để quan sát, lắng nghe và góp ý chỉnh sửa nội dung và cách thức
thực hiện buổi thuyết trình.

Hoàn thiện nội dung và kịch bản thuyết trình: nội dung và kịch bản thuyết
trình cần được hoàn thiện thêm sau buổi thuyết trình thử, với những ý kiến đóng góp

217
của trợ lý hoặc chuyên gia tư vấn. Công việc cần được tiến hành chu đáo, sao cho
thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp đạt kết quả cao nhất có thể.

b) Thực hiện thuyết trình

Hiện thực hoá kịch bản đã chuẩn bị

- Thể hiện Phần mở đầu

Thể hiện Phần mở đầu của bài thuyết trình cần giới thiệu chủ đề, thiết lập mối
quan hệ với người nghe và thu hút sự chú ý. Phần mở đầu nêu mục tiêu của buổi
thuyết trình, khái quát những nội dung chính sẽ trình bày, những yêu cầu chung và
những lợi ích của bài trình bày để mọi người chuẩn bị theo dõi được sẵn sàng hơn.

Có rất nhiều cách mở đầu bài nói chuyện, tuỳ vào nội dung mà có thể chọn
một trong những cách sau đây:

+ Vào đề trực tiếp: nhắc lại tên nội dung, nói rõ mục đích và những vấn đề
chính của buổi thuyết trình;

+ Vào đề theo lối tương phản: bài thuyết trình bắt đầu bằng việc nhấn mạnh
sự mâu thuẫn, để gây chú ý;

+ Vào đề từ từ theo lối kể chuyện;

+ Vào đề bằng cách đặt câu hỏi; đưa ra những con số thống kê, những số liệu
gây chú ý;

+ Vào đề bằng cách trích dẫn: một câu trích dẫn thích hợp có thể là một mở
đầu thú vị hay bằng một câu chuyện cười...v.v.

- Thể hiện nội dung

Chú ý sử dụng những kiểu thể hiện sau:

Phép tam đoạn luận: bao giờ người nói cũng nhấn mạnh ba trọng tâm cơ bản
của mọi vấn đề:

218
+ Giúp người nghe nhận thức vấn đề: cần có cơ sở lý luận sắc bén, lời lẽ trong
sáng, đơn giản, dễ hiểu, thông tin đầy đủ. Luôn định nghĩa đúng rồi phân tích, xử lý
và chọn lọc các thông tin một cách nhuần nhuyễn, sắp xếp theo trật tự, logic, liên kết
các vấn đề với nhau chặt chẽ, ý tứ ngắn gọn, hợp lý.

+ Giúp người nghe hình thành cảm xúc: khi người thuyết trình đưa ra bất kỳ
một luận điểm nào cần có ví dụ thực tế minh họa luôn cho luận điểm đó. Nên sử
dụng nhiều hình ảnh sống động, câu chuyện cảm động đi vào lòng người để khuấy
động đến cảm xúc của người nghe.

+ Giúp cho người nghe biến những nhận thức và cảm xúc có được từ bài
thuyết trình vào hành động thực tiễn cụ thể. Cần gợi ý cho người nghe các giải pháp
cụ thể để khắc phục các vấn đề thực tế đó.

Phép song quan: Để người nghe nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, thì
người thuyết trình khi đưa ra thực trạng của vấn đề bao giờ cũng phải lập luận hai
mặt của vấn đề, hai mặt đó là:

+ Luận điểm - phản luận điểm

+ Mọi cái có lý bắt nguồn từ vô lý

+ Có giả thì phải có thật; có dở thì phải có hay; có sai thì phải có đúng; …

Phép qui nạp, phép diễn dịch, phép ngoại suy:

Trong thuyết trình cần chú ý vận dụng làm rõ:

+ Cái riêng - cái chung; cái chung - cái riêng.

+ Cái toàn thể - cái cá biệt. (+) Cái riêng - cái riêng.

Phép thơ mộng trong thuyết trình: Đưa yếu tố văn hóa, cái hay, cái đẹp của
con người vào trong bài thuyết trình, qua các câu chuyện lịch sử, các giá trị văn hóa,
các danh ngôn, ngạn ngữ... liên quan đến chủ đề.

Đưa giá trị của tình yêu vào các lĩnh vực thuyết trình trong hoạt động nghề
nghiệp khô khan như đường lối, pháp luật... mà người nghe vẫn cảm thấy thích. Ví
219
dụ như khi nói đến cái “tâm” của cán bộ viên chức thì ta nói đến ba chữ yêu, đó là
yêu con người, yêu công việc và yêu nước: “nơi đâu có tình yêu nơi đó đạt được điều
phi thường”.

Phép qui chiếu: Trình bày trúng đặc điểm tâm lý hiện hữu của người nghe,
luôn biết được người nghe đang cần gì, muốn gì, và cảm thấy gì để nói đúng vào cái
mà họ đang cần. Khi thuyết trình cố gắng đưa vào những vấn đề của thực tiễn.

Khi chuẩn bị có thể viết nguyên văn cả bài nói, nhưng khi thuyết trình không
cầm bài viết sẵn đọc nguyên văn, làm như vậy làm bài thuyết trình trong hoạt động
nghề nghiệp và bài trình bày thiếu sự sinh động và linh hoạt.

Không nên học thuộc lòng bài nói, rồi lên bục "nói" theo kiểu đọc thuộc lòng.
Làm như vậy sẽ mất đi giao lưu giữa người nói và người nghe, không nắm bắt được
những tình huống thú vị có thể xảy ra trong quá trình thuyết trình trong hoạt động
nghề nghiệp.

Tuy nhiên, nếu phải trình bày một chủ đề đặc biệt phức tạp trước những người
nghe có trình độ chuyên nghiệp, chuyên môn cao, thì có thể đọc một số đoạn trong
tài liệu đã viết sẵn, nhưng luôn luôn phải quan sát rất nhanh các thính giả và bám sát
chủ đề. Nói điềm đạm, chân tình, chắc chắn, mạch lạc, rõ ràng, phát âm chuẩn xác để
lôi cuốn, thu hút người nghe.

Nói đủ nghe để những người ở cuối phòng đều nghe được. Điều này có thể
kiểm tra bằng việc nắm bắt những tín hiệu phản hồi từ những người ngồi trong khán
phòng. Khi thấy người nghiêng về phía trước, khum tay ở một tai hoặc lắc đầu sang
một bên, thì cần phải tăng thêm âm lượng.

Trong khi thuyết trình, xử lý các tình huống buồn tẻ, ồn ào, phân tán bằng
cách nêu câu hỏi, gợi ý, nêu ví dụ bằng câu chuyện cụ thể... Tránh dùng những từ vô
nghĩa trong câu nói. Ví dụ: "coi như là", "ấy thế là", "coi vậy chứ", "chẳng qua là",
"nói thật chứ", "hoá ra là"...v.v.

220
Người trình bày chuẩn bị thêm các tranh vẽ, bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ minh
hoạ ... sẽ giúp cho người nghe dễ hiểu hơn. Trong cả quá trình trình bày, luôn luôn
nhắc và nhấn mạnh lại chủ đề của buổi thuyết trình đó.

- Thể hiện phần kết

Trong khoảng thời gian tập trung vào phần thân bài, người nghe có thể mất
tập trung nên người nghe có thể không tiếp thu được toàn bộ thông tin mà ta thuyết
trình. Kết luận giúp người nghe tóm tắt lại những ý chính ta đã trình bày và hơn nữa
kết luận chính là thông điệp cuối cùng ta gửi đến thính giả. Với thông điệp cốt lõi
này, thính giả có thể liên tưởng đến toàn bộ phần nội dung của bài thuyết trình.

+ Thông báo trước khi kết thúc

Việc thông báo này có thể thể hiện bằng những cụm từ như: tóm lại...; để kết
thúc, tôi tóm tắt lại...; Trước khi chia tay, tôi xin tóm tắt lại những gì đã trình bày...
Việc thông báo này còn giúp người nghe chuẩn bị tinh thần để tiếp thu những thông
tin cốt lõi nhất.

+ Tóm tắt điểm chính

Theo các nghiên cứu về thính giả thì khoảng thời gian bắt đầu thuyết trình và
khoảng thời gian sắp kết thúc là hai khoảng thời gian mà độ tập trung chú ý của
người nghe cao nhất. Vì vậy, tóm tắt lại những điểm chính sẽ giúp thính giả nhớ khái
quát và lâu hơn về nội dung ta đã thuyết trình. Việc tóm tắt có thể là nêu lại những đề
mục chính của bài thuyết trình kèm những ý cần nhấn mạnh.

+ Thách thức và kêu gọi

Mục đích cuối cùng của thuyết trình là thuyết phục người khác làm theo mình.
Vì vậy phần kết luận của bài thuyết trình còn cần phải có phần kêu gọi, thúc đẩy
người nghe đến hành động. Trong phần này, có thể dùng một số động từ mạnh để hô
khẩu hiệu: Quyết tâm, Sẵn sàng... hoặc có thể kêu gọi sự cam kết bằng hành động cụ
thể như vỗ tay, giơ tay biểu quyết hoặc thực hiện ngay ví dụ như đóng góp từ thiện.
Hoặc có thể đơn giản là sử dụng những cách hướng người nghe đến hành động cụ
221
thể như việc áp dụng ngay những gì họ thu được từ bài thuyết trình vào công việc cụ
thể của họ.

Tóm lại, để thành công bài thuyết trình phải có 5 yếu tố sau: Mới (Fresh);
Cung cấp thông tin (Informative); Có liên quan (Relevant); Nhiệt tình (Enthusiastic);
Nội dung (Story).

- Xử lý các tình huống phát sinh: Trong cuộc sống, cần lưu ý một vấn đề, đó
là: Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại. Để thuyết trình thành công, luôn phải
giải quyết rất nhiều tình huống phát sinh một cách linh hoạt. Do đó, công tác chuẩn
bị càng trở nên quan trọng. Chuẩn bị càng kỹ lưỡng, tỉ lệ rủi ro càng nhỏ và cơ hội
thành công càng lớn. Trong khi thuyết trình có thể gặp nhiều tình huống phát sinh
không mong đợi như:

+ Slide dừng hoạt động: Nếu slide bị dừng đột ngột khi đang thuyết trình, cần
cố gắng tiếp tục trình bày những ý tưởng một cách tự tin, thoải mái. Có thể sử dụng
những bản in dự phòng đã chuẩn bị trước để chắc vẫn kịch bản vẫn được trình bày rõ
ràng, đầy đủ các ý mà không cần đến slide. Chú ý: kể cả khi có bản in không nên
phát chúng cho người nghe, bởi họ sẽ phân tâm và không chú ý đến những nội dung
bài nói.

+ Máy tính hỏng: Nếu các slide không hoạt động từ đầu mà giờ thuyết trình
đã đến, hãy cứ bắt đầu thuyết trình. Đừng cố gắng loay hoay sửa laptop mà khiến
người nghe phải chờ đợi. Lúc đó, cần bình tĩnh và tìm cách trình bày những ý tưởng
một cách hấp dẫn, sinh động hơn. Cách xử lý này cho thấy thời gian của mọi người
được tôn trọng.

Người thuyết trình nên ghi nhớ quan điểm này: “Buổi thuyết trình không phải
là nơi để trình diễn các slide mà là câu chuyện và hành trình của ta và các đồng đội
đã trải qua cho đến nay. Vì thế, dù slide không hoạt động, câu chuyện thuyết trình
vẫn có thể tiếp tục”.

222
Khi bước lên trước đám đông, bài thuyết trình đã bắt đầu. Mỗi giây qua, bất
kể đang nói hay im lặng đều chính là cách mà người trình bày thể hiện về bản thân,
sản phẩm của mình. Hãy bắt đầu bằng nụ cười, nói được vài câu hài hước thì càng
tốt, và bắt đầu trình bày một cách tự tin.

+ Micro hỏng: Micro bị hỏng là một tình huống khá thường xảy ra. Trong
nhiều trường hợp, người trình bày không nhận ra mic đã dừng hoạt động và cứ tiếp
tục nói, sau đó khán giả la lên: “Chúng tôi không thể nghe thấy gì!”, người trình bày
dừng lại đột ngột, quên mất đang nói gì hay cần phải nói gì. Dòng chảy suy nghĩ gián
đoạn.

Để tránh rơi vào tình huống đó, hãy chuẩn bị một vài thứ: hãy chú ý đến thái
độ của người nghe - những người ở cuối khán phòng. Họ có ra dấu hiệu hay tỏ thái
độ không nghe được không? Nếu có, hãy chủ động tương tác với người nghe, hỏi họ
xem có nghe rõ không, để điều chỉnh âm lượng, cố gắng nói to hơn, rõ hơn. Những
diễn giả chuyên nghiệp sẽ biết cách theo dõi phản ứng của người nghe và ngay khi
mic bị hỏng, họ sẽ nói to hơn, tiếp tục bài diễn thuyết như không có chuyện gì xảy
ra. Vì thế, hãy chuẩn bị như những người chuyên nghiệp để trở nên chuyên nghiệp.

+ “Quên bài”: Lý do lớn nhất khiến mọi người cảm thấy hoang mang khi slide
bị hỏng là sẽ không có công cụ nào nhắc họ phải nói đến điều gì tiếp theo. Hãy ghi
chú những điểm quan trọng, viết dàn ý trên tờ giấy nhỏ và trình bày theo kịch bản
được chuẩn bị trước. Đừng cố gắng ghi nhớ từng chữ, thay vào đó, hãy ghi nhớ
những điểm muốn nhấn mạnh.

c) Tự đánh giá sau thuyết trình

- Thu thập thông tin phản hồi

Nên theo dõi các thông tin phải hồi, gồm: góp ý của đồng nghiệp, cùng làm
việc, người nghe; kết quả triển khai tiếp tục; hiệu quả thực hiện nội dung đã tiến
hành.v.v. Đó là cách làm thiết thực, bám theo thực tế mà rút kinh nghiệm để tích lu
và nâng cao trình độ thuyết trình.

223
Sau bài thuyết trình phải tìm mọi cách để đánh giá kết quả.

+ Có thể tự đánh giá hoặc đánh giá qua phương pháp xã hội học: phát phiếu
đánh giá từ phía người tham dự theo kiểu trắc nghiệm, đánh dấu chéo vào các ô cho
trước...

+ Phải đánh giá toàn bộ cả 3 giai đoạn của cuộc thuyết trình.

+ Cần thấy rõ những sai sót, nhược điểm trong quá trình thuyết trình. Rút kinh
nghiệm và bài học để chuẩn bị thuyết trình lần sau tốt hơn. Không thoả mãn với kết
quả đạt được.

- Rút kinh nghiệm sau thuyết trình

Để rút kinh nghiệm cho những buổi thuyết trình tiếp theo có hiệu quả hơn, sau
cuộc thuyết trình chúng ta nên có sự đánh giá kết quả. Cách thức đánh giá kết quả có
thể có nhiều, nhưng có thể đánh giá rút kinh nghiệm bằng cách phát phiếu hoặc lấy ý
kiến phản hồi trực tiếp từ các chuyên gia nếu có các chuyên gia ngồi nghe hoặc từ
người nghe một cách trực tiếp.

d) Một số kỹ thuật của thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp

- Kỹ thuật 3 T cho bài thuyết trình

+ Nghĩ kỹ trước khi nói (Think before speaking) - thận trọng, cân nhắc kỹ
càng trước khi nói bất cứ thứ gì giúp ta không rơi vào những tình huống khó xử.

+ Ghi chép (Think on paper) - viết ra giấy những điều quan trọng mà mình
muốn nói để không bỏ sót bất kỳ điểm nào quan trọng.

+ Dành thời gian cho việc chuẩn bị (Take time) - dành nhiều thời gian để
chuẩn bị những thứ cần thiết cho những cuộc gặp gỡ quan trọng, bạn sẽ diễn đạt hết
những gì mình muốn nói và có thể ứng đối kịp thời khi rơi vào trường hợp bất ngờ.

+ Thời điểm: Lựa chọn thời điểm thích hợp để nói chuyện sẽ giúp đạt được
kết quả như mong muốn. Ví dụ, như muốn nhờ đồng nghiệp giải quyết một vấn đề

224
rắc rối, đừng chọn lúc họ đang phải bận bịu giải quyết công việc, những khó khăn
của họ, họ sẽ không có thời gian và tâm trí để sẵn sàng giúp.

+ Con người: Nên quan sát tâm trạng qua sắc mặt và khả năng lĩnh hội của
người mình muốn nói chuyện trước khi mở lời. Khi tâm trạng tốt, vui vẻ người ta sẽ
cởi mở và dễ chấp nhận cũng như tiếp thu ý kiến của người khác. Họ đang mệt mỏi
và lo lắng sẽ làm họ thiếu tập trung và không thoải mái hay thậm chí khó chịu khi
nói chuyện.

- Kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình

Ngôn ngữ cơ thể là loại hình giao tiếp không sử dụng ngôn ngữ lời nói mà
dùng những phương thức khác như điệu bộ, cử chỉ của cơ thể để truyền đạt thông tin:
giọng nói, nhịp điệu, ngữ điệu, cách đi đứng, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, vẻ mặt, tư thế,
trang phục, khoảng cách, vị trí...

Khác với ngôn ngữ trong văn bản, khi thuyết trình, cần sử dụng cả ngôn từ
và các yếu tố phi ngôn từ, nghĩa là cần xem xét "nói cái gì" và "nói như thế nào".

Giao tiếp phi ngôn từ là hình thức giao tiếp không sử dụng ngôn từ mà dùng
những phương thức khác để truyền đạt thông tin như:

Phát âm, giọng nói, nhịp điệu, ngữ điệu, cách đi đứng, cử chỉ, điệu bộ, ánh
mắt, vẻ mặt, tư thế, trang phục, khoảng cách, vị trí...

Trong giao tiếp trực tiếp, các yếu tố phi ngôn từ có ý nghĩa hết sức quan trọng,
góp phần bổ sung, hỗ trợ cho giao tiếp bằng ngôn từ. Hầu như mọi người tin "nói
như thế nào" nhiều hơn "nói cái gì".

Vì vậy, để đảm bảo thuyết trình hiệu quả, cần nắm được những quy tắc và
hình thành những thói quen cần thiết trong việc sử dụng các phương tiện giao tiếp
phi ngôn từ để không chỉ hiểu được ý đồ của người khác, mà còn có thể diễn đạt
được ý đồ của mình một cách đa dạng, phong phú.

Khi thuyết trình người thuyết trình cần phải:

225
+ Tự tin vào chính mình: Yếu tố đầu tiên khiến người thuyết trình khó có bài
thuyết trình tốt do tâm lý không được tốt của mình. Đặc biệt là cán bộ, viên chức khi
thuyết trình một vấn đề nào đó trong cơ quan thường bị chính cái lối tư duy sợ thất
bại, sợ mọi người chế nhạo, sợ nói trước đồng nghiệp, sợ nói trước lãnh đạo… hay
đơn giản cảm thấy mình “run” khi đứng trước đám đông làm hạn chế khả năng thực
sự của chính mình.

+ Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Nhiều người cứ nghĩ rằng, hiệu quả thuyết trình
phụ thuộc vào nội dung của bài nói. Để thành công khi thuyết trình trước đông
người, điều đầu tiên chúng ta cần chú ý là trang phục của chính mình. Ngữ điệu
giọng nói, khả năng giao tiếp bằng mắt hay sự di chuyển của người nói cũng là
những yếu tố đặc biệt ảnh hưởng đến hiệu quả bài thuyết trình.

Theo kết quả nghiên cứu của Allan Pease và Albert Melrabian (M)34, trong
giao tiếp trực tiếp, để tiếp thu được 100% thông tin nào đó thì 7% là nhờ nội dung
thông tin; 38% là giọng nói của người truyền thông tin, còn lại 55% là nhờ cử chỉ,
điệu bộ của người truyền thông tin.

7%

38%

55%

Giọng nói HÌnh ảnh Ngôn ngữ

- Truyền đạt bằng ngôn ngữ của người nhận: Sử dụng ví dụ/ minh hoạ từ “thế
giới” của người nhận. Điều cực kỳ quan trọng là khả năng người gửi tìm hiểu đúng
mối quan tâm, tính cách của người nhận. Người gửi cần biết kiến thức, kinh nghiệm,
mối quan tâm, mục tiêu, v.v. mà người nhận có để có thể thiết kế thông điệp phù
34
Allan- Pease.Thuật xét người qua điệu bộ- NXB Trẻ, 1998.
226
hợp. Thông điệp cần được trình bày theo ngôn ngữ của người nhận (chứ không phải
ngôn ngữ của chính mình). Đó là cách tốt nhất để đảm bảo người nhận hiểu được
thông tin gửi cho họ. Nếu người nhận tỏ ra không hiểu thông điệp, cần làm rõ ý hơn
như: đặt câu hỏi, nhắc lại nếu cần thiết, sử dụng cấu trúc câu và từ khác.

+ Giọng nói: Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, việc người nói phát âm có
chuẩn hay không, có rõ ràng hay không, giọng nói của họ như thế nào, tốc độ nhanh
hay chậm có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của quá trình giao tiếp.Phát âm không
chuẩn sẽ gây khó khăn cho người nghe trong việc hiểu ý nghĩa của lời nói, thậm chí
là hiểu sai hoặc không hiểu được, đặc biệt trong trường hợp người nói và người nghe
tiếp xúc với nhau lần đầu. Âm lượng cần ở mức để đủ nghe, nếu như vậy thì người
nghe sẽ không phải yêu cầu nhắc lại những thông tin đã nói. Tông giọng thường
phản ánh một cách chân thật cảm xúc, tình cảm của người nói, cho nên nó có sức
truyền cảm to lớn. Cần nói bằng giọng phù hợp với hoàn cảnh, tình huống để giúp
cho việc thể hiện thông điệp một cách chính xác.

+ Nhịp điệu, tốc độ nói: Trong khi thuyết trình trong hoạt động nghề
nghiệp, tốc độ, nhịp điệu nói, cách nhấn giọng cũng có ý nghĩa quan trọng. Tuỳ
thuộc vào tình huống cụ thể mà nói nhanh hay chậm. Tuy nhiên, nói nhanh quá sẽ
làm người nghe khó theo dõi, còn nói chậm quá dễ làm người nghe buồn chán.
Cũng cần phải chú ý đến cả nhịp điệu, ngữ điệu nói, nên có lúc trầm, lúc bổng,
lúc lên giọng, xuống giọng thì lời nói mới nổi bật, mới hấp dẫn người nghe.

Lời nói rõ ràng, khúc chiết, làm cho người nghe chú ý hay không phụ thuộc
nhiều vào cách nhấn giọng: biết nhấn mạnh những lời quan trọng và lướt đi những
lời nói phụ. Muốn nhấn giọng cho đúng cần hiểu rõ mình muốn nói gì và suy nghĩ,
đắn đo từng lời một. Giọng nói, tốc độ, nhịp độ nói của mỗi người bị chi phối nhiều
bởi những đặc điểm về giới tính, cấu tạo thanh quản của người đó, môi trường ngôn
ngữ bao quanh họ từ khi còn ấu thơ, nhưng sự rèn luyện cũng có ý nghĩa quan trọng.

+ Ánh mắt: Ánh mắt được xem là cửa sổ của tâm hồn. Ánh mắt phản ánh tâm
trạng, những xúc cảm, tình cảm của con người như vui, buồn, tức giận, sợ hãi, lo
227
lắng hay yên tâm. Ánh mắt cũng có thể cho ta biết mong muốn, ý nghĩ của người đối
thoại. Ánh mắt không chỉ bộc lộ tâm hồn của con người mà còn là con đường chủ
yếu mà qua đó các thông tin cảm tính từ môi trường bên ngoài là do mắt cung cấp.
Trong khi nói, ánh mắt giúp đem đến những hiệu quả: Tạo mối liên hệ gần gũi, thân
thiện với người nghe; Tạo sự sinh động khi nói; Nhấn mạnh những điểm quan trọng;
Giúp lời nói dễ hiểu hơn; Bao quát được người tiếp xúc.

Vì vậy, trong giao tiếp nhất thiết phải biết sử dụng mắt, biết giao tiếp bằng
mắt. Nhưng sử dụng mắt như thế nào thì đây lại là một vấn đề không đơn giản. Có
cái nhìn làm người nghe cảm thấy tự tin, thoải mái, gần gũi, nhưng cũng có cái nhìn
gây lo lắng, phân vân. Trong một cuộc chuyện trò, hãy duy trì sự tiếp xúc bằng mắt
từ 50 đến 60% thời gian khi nói, và từ 75 đến 85% thời gian khi nghe.

+ Nét mặt: Trong thuyết trình, cũng như trong giao tiếp nói chung, cùng với
nụ cười, nét mặt là yếu tố thường được người khác chú ý quan sát, nó góp phần quan
trọng vào việc tạo nên hình ảnh trong con mắt người khác. Nét mặt biểu hiện thái độ,
cảm xúc của con người: vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, hoài nghi... Nét mặt
còn cho ta biết ít nhiều về cá tính con người. Người vô tư, lạc quan, yêu đời thì nét
mặt thường vui vẻ, người vất vả, phải lo nghĩ nhiều thì vẻ mặt thường căng thẳng,
trầm tư...

+ Trang phục, trang điểm: Trang phục trong giao tiếp không chỉ thể hiện
khiếu thẩm mĩ, văn hoá giao tiếp, mà còn thể hiện thái độ đối với người khác, đối với
công việc.Ăn mặc lịch sự, nghiêm túc trong công sở, tạo hình ảnh của con người có
lương tâm, có trách nhiệm nghề nghiệp, coi trọng công việc. Có thể tuỳ theo trường
hợp, tuỳ theo mùa, tuỳ theo sở thích cá nhân, đặc điểm của địa phương và dân tộc để
chọn cách ăn mặc cho phù hợp.

Có ba cách mặc: Lễ phục, đồng phục và thường phục. Trong những trường
hợp long trọng, nghiêm trang, nghi lễ chính thức thì lễ phục hợp hơn; đồng phục
hiện nay cũng được nhiều cơ quan, công sở trang bị cho viên chức tại các phòng tiếp

228
công dân. Bởi vậy, tùy theo tính chất, đối tượng, yêu cầu của cuộc thuyết trình mà
lựa chọn trang phục cho phù hợp.

+ Nụ cười: Nụ cười là một phương tiện giao tiếp quan trọng chứa đựng nhiều
nội dung phong phú. Nụ cười không chỉ biểu hiện thái độ, tình cảm của con người
mà cả những khía cạnh nhất định của tính cách con người. Nụ cười chẳng những
đem lại cho người khác cảm giác thoải mái, tự tin, mà còn làm cho họ cảm thấy đây
là tín hiệu của sự tốt lành, của tình hữu hảo và lòng chân thành. Như vậy, nụ cười
biểu hiện thái độ tích cực là "lời" chào hữu hiệu nhất, nó có thể giải toả cả những ý
tưởng đối địch ở người khác. Trong thuyết trình, thảo luận, có lẽ không có gì hạn chế
bằng một bộ mặt cau có, lầm lì, lạnh lùng, không biết mỉm cười.

+ Tư thế: Tư thế có vai trò quan trọng trong thuyết trình và trong giao tiếp, có
thể xem nó như cái khung hay nền cho hình ảnh của mỗi người. Một người có vẻ bề
ngoài đẹp, cơ thể khoẻ mạnh nhưng tư thế không đường hoàng thì vẻ đẹp đó cũng
kém phần giá trị. Trong thuyết trình cũng như trong giao tiếp, có ba tư thế chủ yếu:
đi, đứng và ngồi. Người xưa đã nhận thức được tầm quan trọng của tư thế đi, đứng,
ngồi. Họ cho rằng, đã là người quân tử thì phải: đi như gió, đứng như cây thông và
ngồi như chuông. Đó chính là sự khái quát vẻ đẹp của tư thế trong giao tiếp.

Tư thế đi: đi nhanh và nhẹ nhàng, đầu ngẩng cao, ngực hơi ưỡn ra phía trước
một chút.

Tư thế đứng: đứng thẳng người, ngẩng cao đầu, vai không nhô ra phía
trước, ngực thẳng, hai bàn tay buông xuôi tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào trong.

Tư thế ngồi: ngồi thẳng, ngay ngắn, phải có tư thế đứng đắn, thoải mái, tự
nhiên, thanh thản. Trong các buổi làm việc chính thức tại các cơ quan công sở, dù là
ngồi trên ghế thường hay trên ghế đệm sa lông, tốt nhất không nên ngồi choán hết
chỗ, không nghiêng về một bên, lưng và đầu phải thẳng để tỏ ra là người có tinh thần
cao và đang sẵn sàng tiếp chuyện. Khi nói, hãy duy trì nhịp cầu ánh mắt với những
người nghe.

229
Có thể đi lại khi nói chuyện, tuy nhiên nên hạn chế trong một khoảng cách
hợp lý.

+ Khoảng cách: Trong giao tiếp thực thi nhiệm vụ, khoảng cách giữa người
nói và người đối thoại cũng có những ý nghĩa nhất định. Khi tiến đến một người nào
đó để trò chuyện nên đảm bảo các yêu cầu về một khoảng cách phù hợp đối với từng
loại đối tượng và bối cảnh. Theo nhiều nhà giao tiếp học, sự tiếp xúc giữa con người
diễn ra trong bốn vùng khoảng cách sau đây:

● Khoảng cách công cộng (khoảng trên 3,5m): Khi đại biểu gặp gỡ, tiếp xúc
công dân thì khoảng cách thuận lợi nhất từ nơi đại biểu đứng đến dãy bàn đầu tiên
dành cho người nghe là trên 3,5m.

● Khoảng cách xã hội (khoảng 1,2m - 3,5m): Đây là vùng khoảng cách
thường được chúng ta duy trì khi tiếp xúc với những người trong những bối cảnh
như: khi chúng ta hỏi giờ, hỏi đường.

● Khoảng cách cá nhân (khoảng 0,45m - 1,2m): Chúng ta thường đứng cách
người khác ở khoảng cách này khi cùng họ tham dự các bữa tiệc, khi giao tiếp ở cơ
quan hay khi gặp mặt bạn bè.

● Khoảng cách riêng tư (từ 0m - 0,45m): Đây là vùng khoảng cách khi tiếp
xúc với những người có quan hệ thân mật, thân thiết như người thân trong gia đình,
dòng họ hay bạn bè thân.

Trong giao tiếp khi thuyết trình nên giữ khoảng cách công cộng, khoảng cách
xã hội và khoảng cách cá nhân. Trong giao tiếp, nếu chúng ta không tuân thủ vùng
khoảng cách, thì đễ làm cho người khác khó chịu, dễ bị đánh giá là không nghiêm.
Như vậy, việc sử dụng khoảng cách như là một phương tiện giao tiếp là một việc
không đơn giản. Nó đòi hỏi sự nhạy cảm, tinh tế, linh hoạt.

Bên cạnh các yếu tố phi ngôn từ thì việc sử dụng ngôn từ thích hợp rất quan
trọng đối với thuyết trình. Nói một cách thuyết phục như thể chính mình thực sự tin
vào những gì mình đang nói. Nội dung đưa ra cũng nên có những phần giống như

230
trong một tài liệu nghiên cứu, cụ thể là trình tự logic từ Mở bài (đưa ra luận điểm),
đến Thân bài (luận điểm chặt chẽ, thông tin chính xác và mới nhất), tới Kết luận (nêu
lại luận điểm, tóm tắt và kết luận hợp lý).

Thêm chất hài hước để có một thuyết buổi trình tốt, nên có thêm yếu tố hài
hước. Hài hước là chất xúc tác tuyệt vời. Tuy nhiên, hài hước phải đúng lúc, đúng
chỗ, phải biết sử dụng nó vào những thời điểm phù hợp, một cách có chừng mực.
Giữ sự quan tâm của khán giả trong suốt bài thuyết trình.

Nên biết thời điểm ngừng diễn thuyết, sử dụng đồng hồ bấm giờ để tính thời
gian. Khi kết thúc bài thuyết trình, tóm tắt những ý chính giống như khi viết phần kết
của một bài thuyết trình. Một bài thuyết trình tốt trong 10 hay 15 phút có giá trị hơn
những bài thuyết trình dài dòng, tẻ nhạt trong hàng giờ đồng hồ. Một điểm khác
cũng hết sức quan trọng đó là sự hiểu biết cần thiết về vấn đề đó. Biết kết hợp hiệu
quả giữa các yếu tố: (a) Ngôn ngữ, (b) Cử chỉ, (c) Thông minh, sáng tạo, và (d) Vốn
kiến thức.

3. Xử lý một số tình huống khi thực hiện thuyết trình trong hoạt động
nghề nghiệp

Khi thực hiện việc thuyết trình trong hoạt động nghề nghiệp, diễn giả có thể
gặp phải một số tình huống nằm ngoài kế hoạch, cần xử lý một cách hiệu quả để đạt
tới mục đích cuối cùng của công việc thuyết trình. Những tình huống nảy sinh từ sự
phản hồi tại chỗ của người tham dự buổi thuyết trình đối với nội dung thuyết trình
hoặc đối với diễn giả là những tình huống được xem là đa dạng, khó lường và vì vậy
thường là những tình huống khó khăn nhất đối với việc thực hiện tốt một buổi thuyết
trình. Phần nội dung dưới đây tập hợp một số tình huống thuộc loại vừa nêu nhằm
phục vụ cho việc tham khảo trong quá trình rèn tập k năng thuyết trình.

a) Bài thuyết trình bị cắt ngang bởi ý kiến nằm ngoài kế hoạch/dự kiến

Tình huống: bài thuyết trình đang được thực hiện bỗng bị cắt ngang bởi một ý
kiến trực tiếp, nằm ngoài kế hoạch. Với tình huống này, nếu diễn giả nói với người

231
vừa cắt ngang lời mình rằng: vấn đề vừa nêu nằm ngoài chương trình, hoặc vấn đề
này sẽ được đề cập trong một dịp khác, thì rất có thể không khí của buổi thuyết trình
sẽ bị ảnh hưởng một cách tiêu cực và uy tín của diễn giả có thể bị sút giảm trong sự
đánh giá của một số lượng nhất định những người tham dự buổi thuyết trình. Phản
ứng theo những cách thức nêu trên của diễn giả có thể khiến cho buổi thuyết trình
gặp nhiều hơn những cản trở nếu người cắt ngang lời thuyết trình vẫn kiên trì nêu lại
ý kiến của mình. Một trong những cách xử lý hiệu quả loại tình huống này là đưa ra
câu trả lời thật ngắn gọn, dứt khoát và vui vẻ cho vấn đề được nêu cùng với một lời
hẹn sẽ dành thời gian để trả lời thỏa đáng hơn trong một dịp phù hợp khác.

b) Diễn giả không trả lời được câu hỏi

Tình huống:một câu hỏi được người tham dự đặt ra một cách hợp lý nhưng
diễn giả không thể trả lời được. Với tình huống này, thường có hai cách xử lý hiệu
quả, như:

- Giải thích tại sao không thể trả lời được câu hỏi này. Chủ động đề nghị sẽ trả
lời người hỏi ngay sau khi tìm được đáp án.

- Nếu cảm thấy trong khán phòng có người có thể trả lời được câu hỏi đó,
hãy chuyển câu hỏi sang cho người này để được trợ giúp. Cách làm này có thể
đem lại bầu không khí cởi mở, dân chủ cho buổi diễn thuyết với điều kiện diễn
giả chủ động được việc mở ra và khép lại những nội dung trao đổi sao cho không
xa rời chủ đề chính và không ảnh hưởng đến kế hoạch thuyết trình nói chung.

Với tình huống bất ngờ nhận được những câu hỏi hợp lý, mang tính xây dựng
mà không thể tự mình đưa ra câu trả lời như trên, để kết thúc phần hỏi đáp nằm
ngoài kế hoạch này, diễn giả cần cảm ơn người đã nêu câu hỏi cùng người đã trợ
giúp trả lời (nếu có) và tiếp nối nội dung thuyết trình của mình một cách hợp lý và
khéo léo.

c) Câu hỏi có tính khiêu khích, không đúng với nội dung bài thuyết trình

232
Tình huống: bất ngờ nhận được một hoặc một số những câu hỏi ác ý, mang
tính khiêu khích. Đây là loại tình huống mà các diễn giả đôi khi vẫn thường gặp
phải. Để xử lý loại câu hỏi này, diễn giả cần giữ thái độ bình tĩnh, tự tin; chủ động
làm sáng tỏ sự thật ẩn chứa bên trong câu hỏi được nêu. Diễn giả có thể vượt qua
những câu hỏi chướng ngại vật thực sự như vậy bằng một câu trả lời thông minh
và sự hài hước trong khuôn khổ cho phép hoặc một câu hỏi ngược lại cho chính
đối tượng đang công kích mình. Trong một số trường hợp, để tránh mọi sự bất
trắc không cần thiết, diễn giả có thể xử lý nhanh, gọn tình huống này bằng một
câu nói: “Vâng, rất cảm ơn. Tôi hiểu anh/ chị... muốn nói gì.” Và ngay lập tức kết
nối nội dung diễn thuyết bị đứt đoạn để tiếp tục công việc diễn thuyết của mình.

Trong tình huống đang diễn thuyết và gặp phải một hoặc một số câu hỏi khó,
mang tính công kích như vậy, diễn giả cần lưu ý rằng: (1) Không ai có thể khiến cho
tất cả mọi người cảm nhận hoặc suy nghĩ giống hệt như mình. (2) Nếu nhận thấy thật
sự không thể thuyết phục được người hỏi thì diễn giả cũng không nên mất quá nhiều
thời gian, công sức để giải quyết vấn đề này mà bỏ lỡ mất cơ hội hoàn thành mục
tiêu buổi thuyết trình.

Hãy hít thở thật sâu. Tuyệt đối không vội vàng trả lời nếu chưa chuẩn bị k .
Tránh công kích lại người đã hỏi. Giữ tâm thế chủ động, bình thản. Không nhìn lâu
vào người đã công kích mình. Sử dụng ngôn ngữ nói chậm rãi, nhẹ nhàng, dễ nghe.
Không tự biện minh cho mình. Công nhận quyền đực thể hiện quan điểm của tất cả
mọi người, v.v. Luôn lưu ý bản thân: mỗi lời nói của mình đều là nói với cả khán
phòng đang lắng nghe.

d) Các tình huống khác

Phát ngôn “sảy miệng, lỡ lời” trong thuyết trình là chuyện có thể xảy ra với
bất kỳ một ai khi thuyết trình và có thể gây hậu quả là gây phản ứng từ phía người
nghe hay tạo ra khủng hoảng truyền thông. Do vậy phải có chiến lược phòng ngừa
hơn là giải quyết khi để xảy ra. Trong trường hợp này không nên im lặng, né tránh,
cung cấp thông tin chung chung, vòng vo mà cần thể hiện tinh thần cầu thị, hợp tác
233
với người nghe, thẳng thắn nhận trách nhiệm, điều chỉnh lại phát ngôn và thực hiện
các hành động một cách nhất quán.

234
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Vai trò, ý nghĩa của thuyết trình gắn với việc thực hiện nhiệm vụ được giao
của viên chức ở ngạch kế toán viên?

2. Nêu những hạn chế khi thực hiện hoạt động thuyết trình trong hoạt động
nghề nghiệp nói chung và của bản thân học viên nói riêng? Cho ví dụ?

3. Những khó khăn, lỗi thường gặp khi thực hiện thuyết trình trong hoạt động
nghề nghiệp nói chung và của bản thân học viên, cho ví dụ minh họa. Giải pháp khắc
phục?

4. Vai trò của phi ngôn từ trong bài thuyết trình. Chỉ ra các yếu tố thuộc phi
ngôn từ trong hoạt động thuyết trình và cách sử dụng?

5. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 trong thuyết trình? Các biện pháp
hiệu quả và khắc phục những hiệu ứng bất lợi của ứng dụng công nghệ thông tin
trong thuyết trình?

235
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Minh Hào (2012). Thuật ăn nói của người lãnh đạo, NXB. Thanh
niên.

2. Đinh Việt Hòa (2017). Lãnh đạo - Những lý thuyết nền tảng và tình huống
lãnh đạo đương đại, NXB. Đại học Kinh tế quốc dân.

3. Dương Thị Liễu (2011). Kỹ năng thuyết trình, NXB.Đại học Kinh tế quốc
dân.

4. Stephen E Luucas (2011). Nghệ thuật nói chuyên trước công chúng, NXB.
Tổng hợp.

5. Đào Chí Thiện (2014). Kỹ năng thuyết trình, NXB Thông tin và truyền
thông.

6. Business Harvard Review (2014), Bộ sách cẩm nang bỏ túi - Kỹ năng


thuyết trình NXB Thông Tấn.

7. RiChard Hal (2012), Thuyết trình thật đơn giản, Alphabooks. NXB Văn
hóa

8. Lại Thế Luyện (2012), Kỹ năng Thuyết trình hiệu quả, Nhà xuất bản tổng
hợp TP.HCM.

9. Alphabooks biên soạn (2007), Bản đồ tư duy trong thuyết trình

10. Tuyển tập các mẫu diễn văn khai mạc, bế mạc hội nghị và những bài phát
biểu quan trọng thường dùng trong cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh
nghiệp (2014), NXB. Dân trí.

236
Chuyên đề 8
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

1. Khái quát chung về làm việc nhóm


a) Quan niệm về làm việc nhóm

Chúng ta hiện đang sống và làm việc trong một xã hội phát triển nhanh chóng
và biến đổi không ngừng theo từng giây, từng ngày và từng giờ. Chính vì vậy, để có
thể theo kịp thời đại, chúng ta cần phải luôn luôn tư duy để có thể không ngừng học
hỏi những điều hiện đại và làm mới chính bản thân mình. Cùng với sự phát triển của
xã hội đó là sự phát triển của thị trường lao động, kéo theo sự đa dạng về ngành nghề
cùng với đó chính là các hình thức làm việc. Điều này xảy ra cũng đòi hỏi mỗi cá
nhân phải tự nâng cao các kỹ năng của chính bản thân và phải làm quen nhanh
chóng, hòa nhập với môi trường lao động cũng như tập thể lao động. Để làm được
điểu đó thì kỹ năng làm việc nhóm có ý nghĩa rất quan trọng.

Chính vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm là điều mỗi cá nhân nên trang bị cho
mình từ sớm. Kỹ năng làm việc theo nhóm được hiểu một cách giản đơn là nhiều
người cùng nhau kết hợp các ưu điểm của mình lại nhằm mục đích có thể cùng để
thực tốt một vai trò và các chủ thể này đều nhắm đến một mục đích chung. Cách làm
việc theo nhóm sẽ giúp các cá nhân trong một tập thể có thể bổ sung những không
đủ sót cho nhau và hoàn thiện chính bản thân mình. Để công việc của cả nhóm có
thể đạt được hiệu quả cao nhất, các thành viên trong nhóm sẽ cần có kỹ năng làm
việc nhóm thuần thục.

Thay vì nhìn nhận một vấn đề dưới quan điểm cá nhân, một nhóm người với
thế giới quan, suy nghĩ, và kinh nghiệm khác nhau sẽ đem đến cái nhìn đa chiều.
Chính vì vậy, làm việc nhóm giúp bạn có được nhiều ý tưởng đa dạng và mới
mẻ. Lắng nghe ý kiến khác nhau giúp mỗi cá nhân vượt qua định kiến, suy nghĩ
đóng khung của cá nhân. Từ đó hướng tới một kết quả đối mới cho giải quyết vấn
đề. Người ta coi các nhóm làm việc là nhân tố cơ bản tạo nên hiệu quả của vốn nhân
lực trong một tổ chức. Tuy nhiên, với rất nhiều người, làm việc nhóm hiệu quả chưa
237
bao giờ là điều dễ dàng. Công thức làm việc nhóm hiệu quả còn tùy thuộc vào nhiều
yếu tố, như tính cách cá nhân, hay văn hóa tổ chức v.v... Vậy thực chất kỹ năng làm
việc nhóm là gì? Làm thế nào để cải thiện kỹ năng quan trọng này?

Một cách hiểu khái quát nhất, nhóm là tập hợp các thành viên có số lượng từ
hai người trở lên, có giao tiếp trực diện, có kĩ năng bổ sung cho nhau, có sự chia sẻ
mối quan tâm hoặc mục đích chung. Kỹ năng làm việc nhóm chỉ tập hợp những
năng lực có liên quan lẫn nhau. Kỹ năng làm việc nhóm là những phẩm chất và khả
năng cho phép cá nhân làm việc hiệu quả trong một nhóm nhiều người. Nó có thể
bao gồm việc trao đổi, giao tiếp, chủ động lắng nghe một cách hiệu quả với người
khác nhằm đạt được một mục tiêu chung.

Vai trò của nhóm làm việc:

- Phát huy trí tuệ tập thể;

- Nâng cao hiệu quả công việc;

- Giúp tổ chức lao động khoa học;

- Phát triển cá nhân.

Phát huy trí tuệ tập thể

- Một cây làm chẳng lên non ba cây chụm lại lên hòn núi cao;

- Nhóm có thể tạo ra môi trường làm việc mà các kiến thức và kinh nghiệm
của các cá nhân bổ trợ cho nhau, các quyết định đưa ra toàn diện và phù hợp hơn;

- Nhóm làm việc có đủ khả năng hoàn thành một dự án hoàn chỉnh trong khi
mỗi cá nhân chỉ có thể hoàn thành một phần việc.

Nâng cao hiệu quả công việc

- Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng làm việc theo nhóm năng suất và hiệu
quả của mỗi cá nhân cao hơn hẳn năng suất và hiệu quả trung bình của mỗi cá nhân
khi làm việc riêng lẻ;

- Vì trong nhóm, khi làm việc các kỹ năng và kinh nghiệm bổ trợ lẫn nhau;
238
- Làm việc theo nhóm có thể giảm được một số nhân sự, khâu trung gian nên
linh hoạt hơn.

Giúp tổ chức lao động khoa học

- Lập kế hoạch cụ thể;

- Phân công trách nhiệm từng thành viên;

- Chuẩn bị các nguồn lực cần thiết;

- Xác định các khâu và lựa chọn các giải pháp phù hợp….

Phát triển cá nhân

- Nhóm có thể tận dụng những gì tốt nhất của mỗi cá nhân trong công tác
chuyên môn và cả ngoài chuyên môn;

- Các thành viên tự rút ra những gí tốt nhất để học hỏi lẫn nhau, cải thiện thái
độ và ứng xử của mình;

- Các cá nhân có điều kiện để thể hiện năng lực của bản thân.

b) Đặc điểm làm việc nhóm trong hoạt động nghề nghiệp của đơn vị sự
nghiệp công lập

Xác định mục tiêu chung là điều quan trọng cần trong phương pháp làm việc
nhóm của đơn vị sự nghiệp công lập. Vì lý do, tất cả các thành viên của nhóm là
những cá thể khác biệt. Nếu nhóm trong hoạt động nghề nghiệp không có định
hướng về mục tiêu cụ thể thì mỗi người sẽ làm theo quan điểm riêng của mình.
Ngoài ra, mục tiêu chung còn là cơ sở để nhóm định hình và xây dựng kế hoạch làm
việc trong hoạt động nghề nghiệp của đơn vị.

Mục tiêu chung (hay mục đích) của nhóm phải cụ thể, rõ ràng. Mục tiêu này
phải được các thành viên nhóm hiểu rõ và cùng cam kết thực hiện. Mục tiêu xuyên
suốt quá trình hoạt động của nhóm, nhưng cũng có thể điều chỉnh thay đổi để phù
hợp môi trường mà nhóm tồn tại. Tuy nhiên mục tiêu từng thành viên, mục tiêu của
nhóm phải phù hợp với mục tiêu của tổ chức.
239
Làm việc nhóm là hoạt động của các thành viên trong nhóm làm việc khi
cùng thực hiện một mục tiêu thống nhất. Khi các thành viên thực hiện hoạt động làm
việc nhóm, họ sẽ buộc phải tuân thủ những nguyên tắc, quy định do nhóm làm việc
đề ra. Làm việc nhóm cũng là quá trình vận dụng nhiều kĩ năng để đem lại hiệu quả
tốt nhất cho nhóm làm việc.

Như đã đề cập ở trên, việc xác định mục tiêu chung của nhóm là vô cùng quan
trọng. Hơn nữa, nhóm cần phải có kế hoạch phân chia công việc hợp lý. Các nhiệm
vụ nên được sắp xếp tương ứng với vai trò và năng lực của từng thành viên. Điều
này giúp mỗi cá nhân có ý thức trách nhiệm hoàn thành công việc. Làm việc nhóm
đòi hỏi sự phân công, phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau của tất cả các thành viên trong nhóm.
Theo đó, từng thành viên phải phát huy vai trò, kiến thức, kĩ năng của mình để phục
vụ cho mục đích chung của cả nhóm.

Do nhóm có số lượng ít nhất từ 2 người trở lên, nên làm việc nhóm luôn cần
sự tương tác. Môi trường làm việc nhóm tích cực là khi tất cả các thành viên có thể
thoải mái chia sẻ ý kiến. Đồng thời, các quan điểm đó đều được mọi người lắng nghe
và tôn trọng. Điều này sẽ giúp các cá nhân gắn kết và tin tưởng nhau hơn. Đây là quá
trình chia sẻ, bổ trợ cho nhau, giúp các thành viên trong nhóm dần hoàn thiện bản
thân trên mọi phương diện. Qua đó, mọi xung đột nhóm sẽ hạn chế và mâu thuẫn
đều có thể giải quyết dễ dàng.

Trên thực tế, nguyên tắc làm việc nhóm là phối hợp những bộ óc thông minh,
sáng tạo để đưa ra phương án khả thi nhất. Các thành viên sẽ cùng đoàn kết để giải
quyết vấn đề. Do đó, chất lượng công việc được nâng cao và gia tăng hiệu suất công
việc. Vì trong nhóm, khi làm việc các kỹ năng và kinh nghiệm bổ trợ lẫn nhau. Đối
với các viên chức, làm việc nhóm là một kĩ năng thiết yếu khi thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ trong một hệ thống tổ chức đồng bộ với nhiều yếu tố tác động và các
mối quan hệ qua lại, tương tác lẫn nhau.

Nhóm là tập hợp các cá thể có năng lực ở các lĩnh vực khác nhau. Thêm vào
đó, vấn đề của một tổ chức liên quan đến các lĩnh vực riêng. Khi đã làm việc nhóm,
240
bạn cần tránh những mâu thuẫn, cảm xúc tiêu cực cá nhân. Các thành viên cần thấu
hiểu và thông cảm với nhau nhiều hơn. Do đó, các cá nhân cần tích cực hợp tác và
đoàn kết làm việc để hoàn thành mục tiêu chung.

Mục tiêu của nhóm là điều mà tất cả các thành viên hướng đến. Các sáng kiến
được đưa ra để giải quyết vấn đề chung. Do đó, tổ chức sẽ nhận được các ý tưởng
sáng tạo và dễ dàng đưa ra quyết định đúng đắn.

Làm việc nhóm xuất hiện khi và chỉ khi thỏa mãn các yếu tố sau:

Mục tiêu: Những người tham gia làm việc nhóm phải có cùng mục tiêu. Việc
cùng đích đến là một điều kiện bắt buộc khiến họ gắn kết với nhau.

Thời gian hoàn thành công việc: Khi một mục tiêu nào đó quá lớn mà cá nhân
không thể hoàn thành được, hoặc hoàn thành nó trong thời gian quá dài. Lúc này cần
nhiều người hơn để giải quyết vấn đề nhanh hơn.

Phần nhiều hơn một loại năng lực: Khi có một mục tiêu mà năng lực của một
người không thể giải quyết. Các phần việc khác nhau yêu cầu những kĩ năng khác
nhau, lúc này một người không thể đáp ứng được. Buộc họ phải tập hợp nhiều người
có nhiều năng lực khác nhau cùng giải quyết.

Các yêu cầu khi làm việc nhóm:

Một tập hợp của những người có tâm huyết, kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh
vực liên quan;

Việc lập nhóm tốt hơn hết nên hội đủ những người với nhiều thành phần khác
nhau và chúng ta đừng vội cho rằng những người ít học sẽ không đóng góp được gì
cho nhóm;

Và việc lựa chọn ai là thành viên trong nhóm nên căn cứ vào mục tiêu dự án
mà nhóm phải thực hiện là gì.

Phân công phù hợp với khả năng

Sự phân công công việc phù hợp sẽ giúp mọi người làm việc dễ dàng hơn;

241
Các công việc phải có tính chất liên hệ, gắn kết với nhau chứ không phải độc
lập.

Đảm bảo sự công bằng. Ai cũng có quyền phát biểu ý kiến của mình và chúng
ta không nên phản bác sự nhiệt tình của họ khi mà chúng ta chưa xác định được rõ
ràng bằng thực tế rằng, ý tưởng đó là sai.

Xây dựng lòng tin giữa các thành viên.

Hãy khẳng định rằng các thành viên là như nhau khi tham gia vào nhóm, chỉ trừ
người trưởng nhóm;

Niềm tin là kim chỉ nam cho hoạt động của nhóm;

Hãy nhớ rằng, thành quả chỉ đến từ sự cống hiến và tin tưởng lẫn nhau của các
thành viên trong nhóm. Trò chơi trải nghiệm niềm tin trong nhóm (xếp vòng
tròn ngồi lên đùi nhau và cùng nhau di chuyển).

c) Các yếu tố ảnh hưởng đến làm việc nhóm trong hoạt động nghề nghiệp của
đơn vị sự nghiệp công lập

Một trong những nhiệm vụ của viên chức là chủ động phối hợp với các đơn vị
liên quan và phối hợp với các viên chức khác triển khai công việc, làm đúng thẩm
quyền và trách nhiệm được giao. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, làm việc nhóm là kỹ
năng hỗ trợ hữu hiệu nhất. Làm việc theo nhóm là nền tảng cho tất cả các phương
thức quản lý thành công. Quản lý tốt các nhóm làm việc là thách thức lớn nhưng rất
thú vị đối với bất kỳ nhà quản lý nào dù chỉ mới bắt đầu hay đã có nhiều kinh
nghiệm.

Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, các viên chức phải triển khai nhiều nội
dung công việc. Có những việc chỉ đơn thuần tuân thủ theo đúng quy trình với các
bước đã được xây dựng sẵn. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều nội dung công việc liên
quan đến nhiều lĩnh vực, đòi hỏi những nghiệp vụ chuyên môn khác nhau, muốn giải
quyết phải có sự chia sẻ, trao đổi, thống nhất từ các viên chức nhằm đạt được hiệu
qủa tối ưu nhất. Làm việc nhóm do vậy có ý nghĩa quan trọng đối với viên chức
242
trong hoạt động nghề nghiệp trên một số phương diện sau:

Phân công công việc;

Quản lý và kiểm soát công việc;

Giải quyết vấn đề và ra quyết định;

Thu thập thông tin và các ý tưởng;

Xử lý thông tin;

Phối hợp, tăng cường sự tham gia và cam kết;

Đàm phán và giải quyết xung đột;

Thỏa mãn nhu cầu quan hệ xã hội và tăng cường ý thức về bản thân trong các
mối quan hệ với những người khác;

Nhận được sự giúp đỡ trong việc thực hiện mục tiêu cụ thể;

Chia sẻ, thông cảm khi cùng tạo nên một thành quả lao động cụ thể.

Đưa ra khái niệm "nhóm làm việc" là để phân biệt với nhóm chỉ có mục đích
định danh. Nhóm làm việc được thành lập là để thực hiện một hoặc một số nhiệm
vụ, các mục tiêu công việc hoặc giải quyết một hoặc nhiều vấn đề liên quan đến
công việc. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, do đặc thù công việc gắn với
chuyên môn nên nhóm làm việc có sự tham gia của nhiều thành viên, trong đó bao
gồm cả các viên chức trong hoặc ngoài tổ chức.

Nhóm làm việc không hình thành một cách ngẫu nhiên mà luôn có chủ đích.
Do đó khi xây dựng nhóm làm việc, đặc biệt là nhóm làm việc trong hoạt động nghề
nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập, phải dựa trên những quy trình chặt chẽ, có căn
cứ, có cơ sở. Hoạt động của các thành viên trong nhóm làm việc phải phù hợp với
mục tiêu, yêu cầu và những nguyên tắc mang tính pháp lý của công việc mà nhóm
được giao. Bất kì sự thay đổi nào liên quan đến các thành viên hay công việc của
nhóm đều dựa trên đề xuất của nhóm hoặc chỉ đạo của cấp trên do yêu cầu về việc
243
tuân thủ nguyên tắc thứ bậc hành chính. Nhóm làm việc có thể được hình thành theo
yêu cầu của cấp trên, nhưng cùng có thể được hình thành theo đề nghị của chính viên
chức trong hoạt động nghề nghiệp. Ví dụ: Khi một viên chức được giao giải quyết
công việc, nhưng yêu cầu nội dung công việc vượt quá phạm vi chuyên môn của
viên chức đó. Do vậy, người viên chức có thể đề xuất lãnh đạo cho bổ sung thêm
nhân lực hỗ trợ cùng tham gia giải quyết. Và nhóm làm việc theo đó sẽ được hình
thành.

Nhóm làm việc hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, có yếu tố chủ
quan (Yếu tố bên trong), có yếu tố khách quan (Yếu tố bên ngoài).

* Yếu tố chủ quan

Cách yếu tố nội tại tác động đến kết quả làm việc nhóm đó là các yếu tố có tính
chủ quan, bao gồm trình độ và sự hợp tác của các thành viên trong nhóm, sự tuân thủ
những quy chế làm việc nhóm của các thành viên, khả năng điều hành của trưởng
nhóm, mục tiêu của nhóm, …

- Sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm

Mỗi thành viên tham gia trong nhóm đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, dựa
vào điều này cả nhóm có thể phân công công việc sao cho phù hợp với năng lực của
mỗi người.

Một nhóm làm việc hiệu quả và ăn ý là sự kết hợp những điểm mạnh của từng
cá nhân. Từ đó, hiệu quả đạt được sẽ là lớn nhất.

- Tuân thủ quy chế làm việc của nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm yêu cầu mỗi thành viên tham gia cần luyện cho mình
kỹ năng có trách nhiệm với công việc. Đây cũng là nhiệm vụ của các thành viên
trong nhóm, khi được giao việc các thành viên phải biết cách tiến hành công việc thế
nào cho khoa học, không để tiến trình công việc quá chậm so với những thành viên
khác, đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ và thời gian.

Bởi khi làm việc theo nhóm, nếu một cá nhân ỷ lại hoặc không hoàn thành
244
nhiệm vụ được giao nghĩa là cá nhân đó đang làm ảnh hưởng đến cả tập thể. Khi đó
công lao của những người cố gắng làm tốt cũng bị phủ nhận tất cả, bởi kết quả cuối
cùng mới là thước đo kết quả công việc chứ không phải chỉ một phần công việc
được hoàn thành.

- Khả năng điều hành của trưởng nhóm

Tốc độ làm việc của cả nhóm phụ thuộc tốc độ làm việc của trưởng nhóm.
Người đứng đầu cần biết đặt lợi ích của nhóm trên lợi ích cá nhân, đưa ra phương
hướng hoạt động để các thành viên tập trung hoàn thành mục tiêu chung. Là một
người đứng đầu một nhóm bắt buộc phải nắm được các kỹ năng tổ chức và đánh giá
công việc cho mỗi thành viên. Kỹ năng này là nhiệm vụ của trưởng nhóm, người
trưởng nhóm phải có khả năng giao việc và giải quyết các vấn đề phát sinh trong
nhóm, đảm bảo sự đồng đều giữa các thành viên với nhau để tránh sự phân biệt trong
công việc và không bị gián đoạn vì bất kỳ lý do gì.

Nhiệm vụ:

- Tìm kiếm các thành viên mới và nâng cao tinh thần làm việc;

- Khả năng phán đoán tuyệt vời những năng lực và cá tính của các thành viên
trong nhóm;

- Giỏi tìm ra các cách vượt qua những điểm yếu;

- Có khả năng thống trị hai chiều;

- Biết tạo ra bầu không khí hưng phấn và lạc quan trong nhóm.

- Xây dựng mục tiêu chung cho cả nhóm

Các thành viên trong nhóm rõ ràng là sẽ có những ý kiến khác nhau, dẫn đến
những tình huống xung đột. Dù mỗi người trong nhóm có năng lực và kỹ năng riêng
nhưng phải đảm bảo tất cả mọi người đều có cùng hướng đi, đó là đạt được mục tiêu
chung. Để đạt được mục tiêu chung, cần có trọng tâm rõ ràng. Vì vậy, điều quan
trọng là cần nhận thức được những mục tiêu của cả tổ chức thay vì chú trọng quan

245
điểm của từng cá nhân và cùng nhau làm việc để cùng nhau đạt được mục tiêu
chung.

Cả nhóm cần hiểu rõ mục tiêu và cam kết phấn đấu vì mục tiêu đó. Có định
hướng và thống nhất rõ ràng về sứ mệnh và mục đích là điều rất quan trọng để làm
việc nhóm một cách hiệu quả. Nếu cả nhóm đều có kỳ vọng rõ ràng về công việc,
mục tiêu, trách nhiệm và kết quả, hoạt động nhóm sẽ trở nên suôn sẻ hơn. “Một cây
làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Được hiểu như mỗi người có
một thế mạnh ở một lĩnh vực riêng, để giải quyết vấn đề của nhóm cần có sự đoàn
kết, hỗ trợ lẫn nhau. Chung quy lại mục đích của làm việc nhóm không chỉ để hoàn
thành công việc, mà là tạo ra một tập thể vững mạnh, đoàn kết và những con người
hoàn thiện cả về kỹ năng lẫn kiến thức một các tốt nhất.

* Yếu tố khách quan

Những yếu tố từ bên ngoài tác động đến hiệu quả làm việc nhóm của thành
viên bao gồm: quy mô nhóm, môi trường làm việc, sự đánh giá của tổ chức đối với
kết quả làm việc của nhóm, những thuận lợi và khó khăn từ yếu tố khách quan đối
với công việc của nhóm.

- Môi trường làm việc

Thông thường đối với viên chức trong hoạt động nghề nghiệp của đơn vị sự
nghiệp công, việc làm việc nhóm có thể thực hiện ở bất kỳ địa điểm nào. Chúng ta
vẫn thường thấy viên chức làm việc nhóm ở mọi lúc, mọi nơi, mọi trang thiết bị,
như môi trường làm việc của tổ chức, môi trường có tính chất chuyên môn ngoài tổ
chức,…Trên thực tế không phải đơn vị sự nghiệp công nào cũng có thể bố trí được
đầy đủ phòng làm việc nhóm cho viên chức. Thực ra chưa hề có một quy chuẩn về
môi trường làm việc nhóm dành cho viên chức trong hoạt động nghề nghiệp. Tuy
nhiên một không gian làm việc nhóm lý tưởng là nơi đáp ứng được các tiêu chí sau:

Là không gian không bị ảnh hưởng hoặc hạn chế tối đa các yếu tố gây phân tán
tư tưởng từ môi trường bên ngoài như tiếng ồn, người qua lại, các phương tiện nghe

246
nhìn,…

Không gian phải đầy đủ với các trang thiết bị cần thiết để phục vụ tốt nhất cho
công việc như bàn ghế ngồi làm việc, internet - wifi, máy chiếu,…

Không gian làm việc đẹp, thân thiện, tạo cảm hứng sáng tạo trong công việc.

Khi không gian làm việc nhóm đáp ứng được đầy đủ những tiêu chí trên sẽ
không những tạo điều kiện thuận lợi nhất trong công việc nhóm mà còn vô hình tạo
nên một sự chuyên nghiệp trong tác phong làm việc của mỗi thành viên khi tham gia.

Một số không gian làm việc nhóm lý tưởng mà viên chức trong hoạt động nghề
nghiệp của đơn vị sự nghiệp công có thể tham khảo đó là phòng làm việc nhóm tại
đơn vị, một số phòng chuyên môn dành riêng cho teamwork, không gian co-
working,…

- Quy mô nhóm

Quy mô của một nhóm có ảnh hưởng đến hành vi tổng thể của nhóm. Theo
khảo sát về mức độ hoạt động hiệu quả của các quy mô nhóm được phân loại như
sau:

3-6 người: Mọi người đều được nói.

7-10 người: Hầu hết mọi người đều nói nhưng không đồng đều.

11-18 người: Có 5-6 người nói rất nhiều, 3-4 người thỉnh thoảng nói vài câu.

19-30 người : Có 3-4 người lấn át.

Trên 30 người: Có rất ít sự tham gia.

Trên thực tế các nhóm nhỏ thường hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn so với các
nhóm lớn. Tuy nhiên, nếu như nhóm tham gia và việc giải quyết vấn đề, các nhóm
lớn thường đạt điểm cao hơn so với các nhóm nhỏ.

- Sự đánh giá của tổ chức

Kết quả đạt được là mục tiêu và động lực cho mỗi thành viên tham gia. Dựa

247
vào các đánh giá của tổ chức, tất cả mọi thành viên đã hiểu thấu được điểm mạnh -
yếu của từng thành viên trong nhóm, và sẵn sàng tin tưởng giao phó trách nhiệm phù
hợp với họ trong từng kế hoạch cụ thể.

Bên cạnh đó, khi kết quả được đánh giá cao kèm với đó là thành quả nhận
được xứng đáng sẽ là động lực rất lớn cho mỗi thành viên khi tham gia.

2. Kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động nghề nghiệp của đơn vị sự
nghiệp công lập

a) Thiết lập mục tiêu cho nhóm

Muốn đảm bảo sự thành công của một nhóm, tiến hành thiết kế nhóm làm
việc cũng tức là sự bao quát toàn bộ hoạt động với những khâu cốt lõi nhất trong qúa
trình làm việc. Các bước thiết kế nhóm làm việc được cụ thể hóa như sau:

Xác định mục tiêu, quyền hạn và thời gian tồn tại nhóm

Khi nhóm đang hình thành, nó cần những mục tiêu để tập trung vào nỗ lực
của mình. Như trên đã nêu, các mục tiêu cần cụ thể, có tính khả thi, có ý nghĩa thực
tiễn và phù hợp với tầm nhìn và giá trị của tổ chức. Cần có hạn định rõ ràng về thời
gian để nhóm xây dựng kế hoạch hợp lý đảm bảo việc thực hiện theo mục tiêu và kết
quả công việc đã đề ra. Các thành viên trong nhóm cần có ý thức rõ về định hướng
hoạt động của nhóm cũng như những tiêu chí cụ thể cần đạt được trong thời gian làm
việc.

Xác định vai trò và trách nhiệm

Đây là bước tiếp theo cần được tiến hành để đảm bảo cho mỗi thành viên
trong nhóm thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao và phối hợp hiệu quả vì
mục tiêu chung của nhóm; Cần có sự cam kết của các thành viên về việc thực hiện
nhiệm vụ và yêu cầu tuân thủ quy chế trong quá trình làm việc.

Xác định tiêu chí đánh giá

Các thành viên trong nhóm cần phải biết và thống nhất các tiêu chí đánh giá

248
công việc trên cả phương diện năng lực, phẩm chất và hiệu quả công việc. Điều này
rất quan trọng trong việc đảm bảo sự công bằng đối với từng thành viên. Đồng thời
có tác dụng khích lệ, động viên, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho khả năng
cống hiến của mỗi thành viên;

Chọn thành viên cho nhóm

Đây được coi là khâu quan trọng nhất trong việc thiết kế nhóm làm việc. Sự
thành bại của nhóm chính là ở bước lựa chọn các thành viên có phù hợp với nhiệm
vụ của nhóm hay không. Nhìn chung, những người có các phẩm chất sau đây phù
hợp với hoạt động nhóm:

+ Thẳng thắn, trung thực;

+ Biết từ chối những lời đề nghị khi quỹ thời gian làm việc của họ đã bị sử
dụng hết;

+ Chuyển giao và nhận ý kiến phản hồi có tính xây dựng đối với cả những ý
kiến tích cực hay tiêu cực;

+ Mạnh dạn đưa ra đề xuất với lãnh đạo cấp trên những vấn đề cần thiết để hỗ
trợ nhóm;

+ Có khả năng thương lượng;

+ Chịu trách nhiệm về hành động của mình;

+ Có trình độ và năng lực chuyên môn phù hợp hoặc tôn trọng chuyên môn
theo yêu cầu công việc của nhóm;

+ Có tinh thần hợp tác và sự chia sẻ;

+ Đặt lợi ích và mục tiêu của nhóm lên trên lợi ích và mục tiêu cá nhân.

b) Phối hợp và chia sẻ thông tin trong làm việc nhóm

Trong làm việc nhóm, kĩ năng phối hợp là rất quan trọng. Thiếu khả năng
phối hợp, nhóm sẽ rời rạc, mục tiêu làm việc nhóm sẽ không thể thực hiện. Mỗi
thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra. Sự phối hợp
249
đòi hỏi phải biết rõ công việc của mình và mối quan hệ tương tác giữa mình với các
thành viên trong nhóm. Phối hợp cần đồng bộ và nhất quán. Khi sự phối hợp không
tốt sẽ dẫn đến các hậu quả sau:

Kết quả làm việc nhóm được đưa ra rất nhanh chóng vì mọi thành viên tỏ ra
thờ ơ, không quan tâm. Tình trạng này thường dẫn đến nguy cơ bỏ qua nhiều ý kiến
có giá trị, hoặc không ai chịu đào sâu suy nghĩ, các quyết định thường hời hợt, thiếu
chất lượng.

Kết quả làm việc nhóm bị áp đặt: Những quyết định cuối cùng thường bị chi
phối bởi các lãnh đạo cấp trên, người bảo trợ nhóm hoặc người trưởng nhóm.
Thường kiểu ra quyết định này được tiến hành không thông qua thảo luận, hoặc thảo
luận chỉ mang tính hình thức. Chính vì vậy ra quyết định theo kiểu này thường mang
tính chủ quan, cảm tính, sai lệch, thậm chí gây hậu quả đối với kiểu quyết định áp
đặt.

Kết quả làm việc nhóm được thực hiện theo nguyên tắc đa số: Trong thực tế,
ra quyết định căn cứ vào sự đồng ý hoặc biểu quyết của số đông không phải lúc nào
cũng cho ý nghĩa tích cực. Bộ phận thiểu số còn lại trong nhóm cảm thấy bị yếu thế
sẽ rơi vào tình trạng mâu thuẫn, xung đột với nhóm mạnh. Mặt khác cũng dễ xảy ra
tình trạng lôi kéo, bè phái để trở thành nhóm đa số của một số thành viên trong
nhóm. Vì thế, kết quả cuối cùng vẫn không phải là một quyết định mang tính khách
quan, phát huy khả năng của tất cả các thành viên như mục tiêu mong muốn.

Chính vì vậy, kết quả làm việc trên tinh thần hợp tác được coi là lý tưởng
nhất, theo đó tất cả các thành viên trong nhóm đều hướng tới mục tiêu chung và thể
hiện tính thần trách nhiệm. Mỗi người đều phát huy thế mạnh của mình, đồng thời có
khả năng kiểm soát bản thân để phối hợp hiệu quả với các thành viên còn lại. Ở mỗi
thành viên đều có sự tôn trọng nhau, đánh giá thỏa đáng về nhau. Những kết quả
xuất phát từ sự đồng thuận cao bao giờ cũng là đích đến của những nhóm làm việc
hiệu quả.

Thông tin là yếu tố quan trọng trong việc phân tích, đánh giá và ra quyết định
250
trước mỗi vấn đề hay mỗi công việc cần hoàn thành. Trong nhóm, mỗi thành viên
đều có cách khai thác, tiếp cận và xử lý nguồn thông tin khác nhau. Sự chia sẻ thông
tin giữa các thành viên một mặt thể hiện sự gắn kết, mặt khác bộc lộ sự đồng thuận,
vì lợi ích của nhóm. Hình thức chia sẻ thông tin có thể bằng cách: các thành viên đưa
ra ý kiến và trình bày, chia sẻ những suy nghĩ của mình cho nhau. Các thành viên
cũng có thể cung cấp các thông tin mình có hoặc nêu ý tưởng về các thông tin nhận
được cho các thành viên khác trong nhóm. Việc tham khảo ý kiến của người khác và
sẵn sàng nhận sự sẻ chia của các thành viên khác trong nhóm là điều tối cần thiết sẻ
chia khiến mỗi thành viên trong nhóm có cơ hội tự hoàn thiện chính mình.

Đối với các viên chức trong hoạt động nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp
công, có liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, việc nhận được sự
chia sẻ thông tin qua làm việc nhóm sẽ giúp các ý kiến đề xuất, tham mưu chất
lượng, hiệu quả hơn. Sự chia sẻ có thể trực tiếp qua việc trình bày ý kiến. Nhưng
cũng có thể chia sẻ thông tin bằng các văn bản, bằng mô hình, sơ đồ...

c) Kiểm soát quá trình làm việc nhóm

Kiểm soát làm việc nhóm chủ yếu là nhiệm vụ của trưởng nhóm, nhưng cũng
cần có sự tham gia của các thành viên. Trong kiểm soát có kiểm soát đối với công
việc, kiểm soát đối với các thành viên.

Đối với công việc nhóm thực hiện, thực hiện kiểm soát các nội dung sau:

- Kiểm soát nội dung công việc;

- Kiểm soát tiến độ công việc;

- Kiểm soát điều kiện thực hiện công việc;

- Kiểm soát kết quả thực hiện;

- Kiểm soát quá trình bàn giao kết quả.

Đối với cá nhân, việc kiểm soát thực hiện các nội dung:

- Kiểm soát nghiệp vụ chuyên môn;

251
- Kiểm soát hành vi, thái độ làm việc;

- Kiểm soát cách thức và phương pháp làm việc.

d) Khuyến khích, tạo động lực trong làm việc nhóm

Làm việc nhóm là cách để mỗi thành viên phát triển, hoàn thiện bản thân. Đặc
biệt đối với các viên chức trong hoạt động nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công
phải trực tiếp giải quyết các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn. Trong quá trình làm
việc, các thành viên sẽ quan sát, lắng nghe, rút kinh nghiệm và điều chỉnh thái độ, kĩ
năng, phương pháp làm việc của mình. Bên cạnh đó, việc khích lệ, tạo động lực cho
từng thành viên cũng như cả nhóm cũng hết sức quan trọng. Khi được khích lệ, mỗi
thành viên có sự hứng khởi, phát lộ những khả năng mà bình thường có thể họ chưa
phát hiện được đối với bản thân mình. Khuyến khích óc sáng tạo mỗi thành viên
trong nhóm. Nhiều người trở thành những kẻ chỉ biết làm theo kinh nghiệm và tính
cách riêng của họ. Hãy phá thế thụ động ấy và tạo tính sáng tạo. Đừng để nhóm của
bạn phân thành những con người chuyên sáng tạo và những người thụ động. Muốn
vậy, bạn phải biết hoan nghênh tính đa dạng của các quan điểm và ý tưởng, để rồi lái
cuộc tranh luận đi đến chỗ thống nhất.

Để khuyến khích và tạo động lực, điều tiên quyết là sự tôn trọng. Theo đó, mỗi
thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những thành viên khác thể hiện qua
việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực. Thực chất tôn trọng
người khác cũng tức là tôn trọng chính mình. Tôn trọng cũng là một hình thức khích
lệ tinh thần, hỗ trợ cho lòng nhiệt tâm đối với công việc.

Khuyến khích còn thể hiện ở những sự ghi nhận, đánh giá thỏa đáng, đúng
lúc, đúng chỗ đối với nỗ lực của nhóm và từng thành viên trong nhóm. Phát sinh
những ý kiến mới trong làm việc nhóm.

- Việc có những ý kiến đòi hỏi có người lãnh đạo và cần một hình thức tổ
chức nào đó, để kết quả buổi họp có thể mở ra một hướng đi;

252
- Mọi ý kiến cần được ghi chép lên biểu đồ hay bảng để mọi người có thể
nhìn thấy. Sau đó, loại bỏ những ý kiến bất khả thi và tóm tắt ý kiến khả thi.

Những điểm cần ghi nhớ:

+ Sự chỉ trích làm giảm óc sáng tạo;

+ Đừng bao giờ miệt thị ý kiến nào trong buổi họp nhóm;

+ Nhiều ý kiến tưởng chừng ngớ ngẫn lại có thể đưa đến những giải pháp
đánh giá;

+ Cần ghi mọi ý kiến lên bảng cho dù đấy chưa hẳn là ý kiến độc đáo

+ Những ý kiến sáng tạo trong những buổi họp bao giờ cũng cao hơn ý kiến
của một cá nhân đưa ra.

253
Việc đưa ra những lời khen và sự khích lệ đôi khi có thể tạo nên những sức
mạnh bất ngờ.

Những động lực tích cực sẽ khiến các thành viên làm việc không biết mệt
mỏi, hứng thú với công việc và làm tăng hiệu suất công việc.

đ) Giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong làm việc nhóm

Trong quá trình làm việc nhóm, có thể xảy ra những vấn đề cần được giải
quyết mới thực hiện được các mục tiêu mà nhóm đã đề ra. Là những yếu tố xẩy ra sự
mất cân bằng, ảnh hưởng tới cuộc sống của một người hay một nhóm. Đó có thể là
nguồn gốc của sự đau khổ, khủng khoảng hay khó khăn chưa được giải quyết. Vấn
đề cũng có thể là một câu hỏi hoặc không rõ ràng: một điều khó hiểu hoặc khó giải
quyết.

Vấn đề là một phần trong hoạt động nhóm

Vấn đề là những tình huống căng thẳng, những mâu thuẫn, những khó chịu,
những khó khăn cản trở nhóm thực hiện mục tiêu và buộc chúng ta phải giải quyết.
Không chỉ cá nhân phải đối diện và giải quyết các vấn đề khó khăn mà tất cả thành
viên trong nhóm đều phải đối diện và giải quyết.

Tiến trình giải quyết vấn đề

Bước 1: Nhận dạng XĐ vấn đề.

Phải xác định được vấn đề bạn muốn giải quyết là gì? Bạn cần viết ra điều gì
bạn cần muốn đạt được.

Thông thường ta thường giữ vấn đề mơ hồ trong đầu và chưa có cách giải
quyết phù hợp.

Khi viết vấn đề ra buộc bạn phải suy nghĩ về những gì bạn thực sự cố gắng và
muốn đạt. Bước này giúp quyết định vào vấn đề chính, không bị phân tán vào vấn đề
phụ.

Bước 2: Phân tích vấn đề

254
- Ai sẽ chịu ảnh hưởng bởi vấn đề?

- Ảnh hưởng ở mức độ nào?

- Nguyên nhân là gì?

- Vấn đề tồn tại bao lâu?

- Trước đây đã thực hiện biện pháp gì và kết quả đạt được ra sao?

- Mức độ nghiêm trọng của vấn đề như thế nào?

Bước 3: XD các giải pháp

- Thu thập thông tin.

- Liệt kê xem có những phương án nào, lựa chọn nào để giải quyết tình huống
hay vấn đề đó.

- Bước này phải sử dụng kĩ năng phân tích, suy nghĩ sáng tạo và linh hoạt.

Hãy liệt kê các phương án có thể có và nhớ là luôn đặt câu hỏi “còn giãi pháp
nào khác nữa không”?

Bước 4: Đánh giá giải pháp

Phân tích những điểm tốt, điểm chưa tốt.

Phân tích những điểm thuận lợi và khó khăn.

Phân tích tính khả thi của từng cách lựa chọn.

Bước 5: Ra quyết định

- Lựa chọn cách giải quyết tốt nhất đối với bản thân và nhóm.

- Ở đây sẽ phải sử dụng các kĩ năng như: So sánh, từ chối, thương thuyết, tư
duy sáng tạo…

Sau khi ra quyết định chúng ta phải thực hiện quyết định của mình.

Bước 6: Đánh giá kết quả

255
- Giải pháp cần được kiểm tra xem cách giải quyết đó có tốt không và có đưa
tới những ảnh hưởng không mong đợi nào không?

- Những bài học rút ra được ở khâu đánh giá này sẽ giúp nhóm giảm bớt được
rất nhiều “chất xám” và nguồn lực ở những vấn đề lần sau.

Đôi khi chúng ta cảm thấy khó khăn, thậm chí đau đầu, khổ sở khi đứng trước
những vấn đề đó, nhưng hãy tưởng tượng hoạt động nhóm sẽ như thế nào nếu như
mọi việc luôn diễn ra một cách tuần tự, êm ả ngày này qua ngày khác không có gì
mới mẻ, khó khăn, thách thức. Nhìn một cách tích cực chính vấn đề làm cho hoạt
động nhóm trở nên phong phú hơn và mỗi khi giải quyết xong vấn đề cả nhóm lại
được hưởng thành quả. Mỗi quyết định thường có cả hai mặt tích cực và tiêu cực ảnh
hưởng đến người đưa ra quyết định đó và những người khác. Trước khi đưa ra quyết
định phải suy nghĩ, phân tích kĩ và phải biết lực chọn nào là tốt nhất. Giải quyết vấn
đề theo các bước sẽ giúp chúng ta phân tích và giải quyết vấn đề một cách có trình
tự, khoa học và hiệu quả.

Mâu thuẫn, xung đột cũng là vấn đề thường xảy ra hơn cả trong các nhóm làm
việc. Lý do dẫn đến mâu thuẫn, xung đột xuất phát từ sự khác biệt về trình độ, năng
lực, kinh nghiệm, nền tảng văn hóa, hay bất đồng về quan điểm, quyền lợi, trách
nhiệm.

Các nguyên nhân chủ yếu xung đột và mâu thuẫn trong các nhóm làm việc:

- Hầu hết các xung đột và mâu thuẫn giữa các cá nhân trong nhóm là do đụng
độ về tính cách và giao tiếp không hiệu quả và các giá trị khác biệt.

- Có thể xảy ra khi người ta không thích nhau, khi niềm tin không tồn tại và
khác nhau trong suy nghĩ về viễn cảnh.

- Họ cũng có thể mâu thuẫn khi ganh đua một chức vụ hay quyền lợi. Giận dữ
là trung tâm của mỗi một cuộc xung đột cá nhân.

Ý nghĩa của xung đột:

256
- Mức độ xung đột cao sẽ tạo ra sự mất kiểm soát trong tổ chức, năng suất giảm
và sự thù hằn gia tăng giữa các thành viên trong nhóm.

- Năng lượng lẽ ra dành cho công việc thì lại dành cho xung đột và mâu thuẫn.

- Với mức độ cao của mâu thuẫn và xung đột, sự giận dữ sẽ có xu hướng tập
trung lên cá nhân thay vì tranh cãi có thể giải quyết. Từ đây có thể thấy sự phối hợp
đã biến mất và lòng tin bị đe dọa. Nhóm sẽ bị tàn phá vì những chuyện này.

- Ngoài nhược điểm trên đây, xung đột có chức năng thúc đẩy sự phát triển của
một nhóm.

Các nguyên tắc giải quyết xung đột:

Đừng quên “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Ai cũng có phần lỗi, chứ không
phải 100% là lỗi của người khác. Hãy nhận lỗi mình và giải thích cảm giác của bạn
đối với hành động của người khác để khả dĩ hiểu nhau hơn.

- Đương đầu với vấn đề có thể giải quyết.

Hãy tỏ ra trưởng thành về tâm lý. Đừng cằn nhằn, nói dai và cố chấp. Đừng
hung dữ, áp chế hoặc làm mất mặt người khác. Chưa đánh được người thì mặt đỏ
như vang, đánh được người rồi thì mặt vàng như nghệ. Càng đè bẹp người khác, bạn
càng làm yếu vị thế của mình.

Đừng cố giành phần thắng. Phải nhìn thẳng vào sự thận và chấp nhận đối diện
với nó để giải quyết.

- Khách quan công bằng và thẳng thắn.

Cố gắng hiểu quan điểm của người khác. Đặt mình vào vị trí của người khác và
chứng tỏ mình đang nỗ lực cảm thông với họ.

Không nhắc lại chuyện cũ, chỉ giải quyết xung đột hiện tại. Tìm dịp để thảo
luận về những lời trách cứ của họ.

Lắng nghe người khác, đừng nói át người khác. Cho người khác cơ hội nói rõ
quan điểm của mình, đừng cố chấp!
257
Giải quyết xong thì đừng nhắc lại hoặc đay nghiến nhau. Cố gắng bình tĩnh,
mọi chuyện rồi sẽ qua.

Nói rõ ràng, không vòng vo. “Tâm phẫn xí, tắc bất đắc kỳ chính”, vì vậy mà
nên giữ cho lòng không thiên tư tây vị.

- Cùng chịu trách nhiệm khi xung đột xẩy ra

Khi xẩy ra xung đội phải nhận thấy mình cũng có phần trách nhiệm trong đó.
Dám làm dám chịu. Chia sẻ khó khăn khi nhóm gặp phải.

- Bày tỏ cảm xúc một cách cởi mở. Cố gắng cười. Khôi hài có thể làm dịu mọi
tình huống. Càng thoải mái thì cuộc sống càng dễ chịu, khó tính là tự làm khổ mình.

- Chịu trách nhiệm trước lời nói của mình.

- Sử dụng những dẫn chứng cụ thể.

Mâu thuẫn, xung đột có thể tạo động lực, nhưng cũng có thể là nhân tố phá hoại
hoạt động nhóm. Chính vì vậy, để đảm bảo cho hoạt động nhóm diễn ra thuận chiều,
cần nhanh chóng và tích cực giải quyết các vấn đề phát sinh. Tránh việc đẩy những
xung đột nhỏ lên thành xung đột lớn, hoặc phát sinh thêm những xung đột mới.

Cách giải quyết xung đột tốt nhất là tất cả các thành viên đều “gặp nhau ở điểm
giữa”. Chia sẻ và thông cảm với nhau vì một mục tiêu chung. Không tìm cách xoáy
sâu vào điểm khác biệt. Trong thực tế, có nhiều cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột:

- Bằng biện pháp áp đảo: Thể hiện sự cứng rắn, cương quyết của số đông hoặc
số có uy tín trong nhóm, áp đặt các thành viên còn lại theo quan điểm, hướng giải
quyết của mình. Biện pháp này dễ dẫn tới hai kết quả:

+ Khiến các thành viên bị áp đảo không thoải mái, ấm ức, thậm chí dẫn đến thù
địch;

+ Có một giải pháp rõ ràng, tạo sự thay đổi; thậm chí tiến bộ vượt bậc.

- Bằng biện pháp né tránh: Ngại va chạm, sẵn sàng đồng ý giải pháp dung hòa
cho các bên mà không ảnh hưởng đến quyền lợi của bên nào, không quan tâm đến
258
chất lượng, hiệu quả của vấn đề được đưa ra giải quyết. Thực chất biện pháp này các
bên tham gia đều không hài lòng nhưng đành chấp nhận.

- Biện pháp nhường nhịn: Đây là biện pháp mà quyết định cuối cùng được đưa
ra nhằm xoa dịu sự căng thẳng, giải quyết căn bản mối quan hệ hơn là đáp ứng yêu
cầu công việc ở mức cao nhất. Biện pháp này thường được thực hiện khi một bên
chấp nhận hi sinh, thiệt thòi phần mình. Thực tế có những trường hợp bên “thua”
nhận thấy giải pháp của mình là tối ưu, tuy nhiên vì sợ mất quan hệ nên họ đành
nhường nhịn. Dẫn tới tình trạng hoạt động nhóm khó đạt được kết quả tốt nhất.

- Biện pháp hợp tác “cộng hòa”: Xung đột nảy sinh khi các bên không đồng
quan điểm, nhưng trong trường hợp các bên đều cùng một mục tiêu chung là đạt
được hiệu quả công việc cao nhất, nỗ lực phân tích, đánh giá và đồng thuận với
những giải pháp cho kết quả tốt nhất. Đây là biện pháp lý tưởng mà mọi xung đột
diễn ra trong nhóm đều mong muốn đạt được. Thắng lợi cuối cùng thuộc về tập thể
nhóm làm việc.

Giải quyết xung đột là một vấn đề khá phức tạp. Đòi hỏi trước hết là khả năng
điều hành hoạt động nhóm của người nhóm trưởng. Tiếp đó là sự hưởng ứng tích
cực của chính các thành viên trong nhóm vì một mục tiêu chung. Để quản lý xung
đột cần tiến hành các bước sau:

+ Xác định xung đột: Vấn đề gây xung đột là gì? Thuộc loại xung đột nào?
Những ai tham gia vào xung đột đang diễn ra;

+ Tiên liệu về xung đột: Xung đột đơn giản hay phức tạp? Nguy cơ về gia tăng
xung đột;

+ Tìm biện pháp giải quyết xung đột: Trưng cầu những ý kiến khác nhau để
giải quyết xung đột. Huy động sự tham gia của mọi người vì một mục tiêu chung?
Tránh đề cập quan điểm cá nhân. Tránh định kiến hoặc áp đặt với các nhóm xung
đột;

+ Nếu có thể huy động nhóm nhỏ có quan điểm dung hòa các bên xung đột để

259
làm dịu xung đột. Tiếp đó tìm điểm tương hợp giữa các bên và động viên, khích lệ
các bên cùng tập trung giải quyết nhiệm vụ của nhóm.

Một số điều cần lưu ý khi làm việc nhóm:

- Nguy cơ hình thức khi làm việc nhóm: Nhóm được thành lập, nhưng trong
thực tế chỉ có một hoặc một số thành viên làm việc, do đó kết quả vẫn mang tính
chất chủ quan của cá nhân. Vì vậy vai trò của trưởng nhóm là rất quan trọng.

- Đối với vị trí trưởng nhóm: Có thể do nhóm bầu trực tiếp hoặc chỉ định.

- Trong quá trình làm việc nhóm, phải đảm bảo huy động được sự tham gia của
tất cả các thành viên trong nhóm. Thư kí nhóm là người ghi chép lại đầy đủ các ý
kiến và gửi hoặc công khai kết quả ghi chép cho từng thành viên sau mỗi lần làm
việc nhóm.

- Làm việc nhóm sẽ hiệu quả hơn nếu có thêm các phương tiện hỗ trợ như
bảng; giấy A0; bút dạ và một số phương tiện hỗ trợ khác.

- Cần chú ý đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm sau mỗi lần nhóm làm việc,
tránh tình trạng giải quyết xong vấn đề là giải tán nhóm.

260
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Nêu các tiêu chí của nhóm làm việc hiệu quả?

2. Phân tích các nguyên tắc làm việc nhóm trong hoạt động nghề nghiệp của
đơn vị sự nghiệp công lập?

3. Những yếu tố nào quyết định sự thành công của làm việc nhóm trong hoạt
động nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập? Liên hệ thực tế cơ quan, đơn vị
học viên công tác?

4. Công chức, viên chức cần có các kỹ năng gì để giải quyết vấn đề phát sinh
khi làm việc nhóm? Liên hệ thực tế bản thân?

5. Để điều hành nhóm trong hoạt động nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp
công lập làm việc hiệu quả, người lãnh đạo nhóm cần đáp ứng các yêu cầu gì? Cho
ví dụ minh họa?

261
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hidehiko Hamada: Kỹ năng làm việc nhóm của người Nhật, NXB. Thế
giới, 2018.

2. John C. Maxwell: 17 nguyên tắc vàng trong làm việc nhóm, NXB. Lao
động - Xã hội, 2017.

3. John J. Murphy: Làm việc nhóm - 10 quy tắc để phối hợp nhóm hiệu quả,
NXB. Dân trí, 2017.

4. Michel Maginn: Thúc đẩy nhóm làm việc hiệu quả, NXB. Tổng hợp Thành
phố Hồ Chí Minh, 2007.

5. PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ngân, Thạc sỹ Trương Thị Nam Thắng; Xây
dựng và phát triển nhóm làm việc; NXB Phụ nữ, 2009.

262
Chuyên đề 9
KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN

1. Những vấn đề cơ bản về quản lý thời gian

a) Khái niệm quản lý thời gian

Đối với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước, thời gian làm
việc theo quy định thông thường là 8h/ngày, song khối lượng công việc đảm nhiệm
thường tương đối lớn, hội họp nhiều; xử lý nhiều loại hồ sơ giấy tờ, báo cáo, tờ
trình… và đôi khi bị gián đoạn bởi những việc không liên quan và gây mất thời
gian… Nếu như không biết cách phân chia thời gian cho công việc một cách hợp lý,
sắp xếp hồ sơ tài liệu một cách khoa học, bố trí khung giờ “vàng” cho các công việc
quan trọng… người cán bộ, công chức, viên chức khó có thể hoàn tất lượng công
việc trong 8h ở cơ quan, thậm chí phải mang công việc về nhà, chiếm dụng thời gian
dành cho gia đình và sở thích cá nhân. Không quản lý thời gian tốt, người cán bộ,
công chức, viên chức sẽ dễ rơi vào áp lực và vòng xoáy của công việc, trong khi đó
hiệu quả thực thi công việc không đạt được như mong muốn.

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về quản lý thời gian:

- Quản lý thời gian là làm được nhiều việc hơn trong một khoảng thời gian
nhất định.

- Quản lý thời gian là không lãng phí thời gian vào những việc không mang
lại kết quả.

- Quản lý thời gian là quyết định sử dụng thời gian một cách hiệu quả nhất.

Như vậy, quản lý thời gian không chỉ nhằm mục đích làm được càng nhiều
việc càng tốt, không phải chỉ là tránh lãng phí thời gian vào những việc vô ích, mà
quản lý thời gian bao hàm cả hai nội dung đó. Một cách chung nhất, quản lý thời
gian là việc kiểm soát tốt hơn cách sử dụng thời gian và đưa ra những quyết định
sáng suốt về cách sử dụng thời gian.

263
Trong hoạt động thực thi công vụ, quản lý thời gian được hiểu là việc cán bộ
công chức, viên chức kiểm soát tốt hơn thời gian công vụ của mình; vận dụng các kỹ
năng để sử dụng thời gian, phân bổ thời gian một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu
quả thực thi công vụ.

b) Mục đích quản lý thời gian

Đối với người cán bộ, công chức, viên chức, quản lý thời gian hướng đến 2
mục tiêu cơ bản:

* Phân chia thời gian hợp lý

Phân phối, sử dụng quỹ thời gian công vụ một cách thông minh và hợp lý vào
các công việc/nhiệm vụ cần thực hiện, trong đó ưu tiên theo đuổi những mục tiêu
quan trọng nhất.

* Quản lý thời gian hiệu quả

Là quá trình phân chia thời gian công vụ hợp lý một cách thường xuyên, liên
tục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian cho công việc, bao gồm việc lập kế
hoạch làm việc, xây dựng danh mục những việc cần làm, ủy thác công việc ...

c) Sự cần thiết phải quản lý thời gian

Mỗi người cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước có 8 tiếng
trong 1 ngày và 5 ngày làm việc trong tuần. Việc sử dụng nguyên liệu thời gian đó
như thế nào, dùng vào mục đích gì là tùy thuộc vào quyết định của mỗi người. Nếu
biết sử dụng thời gian tốt thì chắc chắn người chuyên viên sẽ đạt được nhiều hơn
những gì cán bộ, công chức, viên chức đó mong muốn.

Những lý do phải quản lý thời gian:

* Xuất phát từ đặc tính của thời gian

Cũng giống như những nguồn lực khác như: tài nguyên, sức lao động, trí tuệ
hay nguồn lực vật chất..., thời gian là một trong những nguồn lực quan trọng của con

264
người trong sinh hoạt, học tập và làm việc, Tuy vậy, khác với các nguồn lực khác,
thời gian chứa đựng những đặc tính mà không một nguồn lực nào có được:

- Không thể quay lại;

- Không thể dự trữ;

- Không thể thay thế;

- Không thể đảo ngược;

Điều đó có nghĩa là, không giống như những nguồn lực khác, thời gian đã trôi
qua thì không thể lấy lại được, thời gian đã lãng phí thì không thể đảo ngược được,
thời gian không sử dụng sẽ không thể tiết kiệm hay dự trữ cho các mục tiêu tương
lai, và thời gian là duy nhất mà không thể có sự thay thế.

* Xuất phát từ giá trị của thời gian

Thời gian khó có thể cân, đong, đo, đếm được... bởi vì thời gian không thể
quy ra được thành tiền. Tuy vậy, trong kinh tế học, có khái niệm chi phí cơ hội - đó
là giá trị của cơ hội tốt nhất đã bỏ lỡ khi thực hiện một sự lựa chọn. Dựa vào khái
niệm này mà các nhà kinh tế học có thể đo lường được giá trị của thời gian.

* Xuất phát từ lợi ích của việc quản lý thời gian hiệu quả

Sử dụng nguồn lực thời gian tốt và hợp lý sẽ mang lại rất nhiều lợi ích thuyết
phục. Quản lý thời gian tốt sẽ mang lại những giá trị sau đây:

- Nâng cao hiệu quả và năng suất làm việc: Quản lý thời gian tốt sẽ giúp phân
bổ thời gian hợp lý giữa công việc chuyên môn, công việc cá nhân và thời gian giải
trí; tập trung cho những công việc mang tính mục tiêu và dài hạn; giúp lựa chọn
khung giờ tốt nhất để hoàn thành những công việc quan trọng nhất. Đối với người
cán bộ, công chức, viên chức, với đặc thù của công việc mang tính chất hành chính,
thủ tục, bàn giấy thì việc quản lý thời gian tốt sẽ giúp thực hiện công việc một cách
trôi chảy, tuần tự, theo kế hoạch, từ đó nâng cao được hiệu suất của công việc.

265
- Có thể dự trù được nhiều việc cho kế hoạch tương lai và giải quyết các vấn
đề mang tính dài hạn: Quản lý thời gian tốt luôn gắn với việc xây dựng kế hoạch
thực hiện công việc, giúp người cán bộ, công chức, viên chức chủ động với những
mục tiêu mang tính dài hạn, tránh tập trung vào những công việc vụn vặt, tức thì
nhưng lại không quan trọng, không mang lại giá trị.

- Giảm bớt áp lực trong công việc: Khi biết cách quản trị thời gian hợp lý,
người cán bộ, công chức, viên chức sẽ luôn chủ động với các kế hoạch của mình,
không rơi vào tình trạng căng thẳng hay khủng hoảng do công việc bị ứ đọng hoặc
dồn nén.

- Tăng lượng “thời gian riêng tư” cho mỗi cá nhân: Quản lý thời gian tốt sẽ
tạo thêm nhiều thời gian dành cho những sở thích cá nhân, cho những giá trị cá nhân,
cho các mối quan hệ gia đình và bạn bè…

Như vậy, suy rộng ra, quản lý thời gian hiệu quả không chỉ mang lại ích lợi là
nâng cao hiệu suất làm việc của cá nhân mà còn góp phần nâng cao hiệu quả công
việc của cơ quan tổ chức. Đặc biệt trong bộ máy cơ quan nhà nước, quản lý thời gian
hiệu quả là nâng cao năng suất lao động trong khu vực công, từ đó sẽ là cơ sở để xác
định lại vị trí việc làm, xác định khối lượng biên chế phù hợp và góp phần vào thành
công của chủ trương tinh giản biên chế đang thực hiện trong thời gian qua.

2. Một số kỹ năng quản lý thời gian

a) Lập danh mục công việc

Để quản lý thời gian tốt, một trong những biện pháp nên thường xuyên thực
hiện, đó là kiểm kê thời gian để từ đó đánh giá mức độ hiệu quả trong việc sử dụng
thời gian cá nhân của bản thân. Kiểm kê thời gian nghĩa là liệt kê tất cả công việc từ
việc lớn đến việc nhỏ, từ việc chuyên môn đến việc riêng tư... trong khoảng thời gian
từ 5, 10, 15, 20 phút...; ghi chép và thống kê chi tiết việc sử dụng thời gian liên tiếp
trong 3 ngày đến 1 tuần; và khuyến khích lặp lại ít nhất 3 lần trong 1 năm. Cách thức
mổ xẻ thời gian như vậy sẽ giúp trả lời các câu hỏi: Tôi dành thời gian bao nhiêu để

266
họp hành? Tôi đã làm công việc của người khác mất bao lâu? Bao nhiều thời gian
trong ngày, tôi đã dành cho việc đi tìm tài liệu, sổ sách? ... Từ đó, người chuyên viên
sẽ có phương hướng điều chỉnh thời gian cho hợp lý và hiệu quả phù hợp với mục
tiêu. Một công cụ tốt để giúp đánh giá việc sử dụng và phân bổ thời gian của mình,
đó là nhật ký thời gian. Công cụ này được trình bày cụ thể trong phần 3 của chuyên
đề.

b) Lập kế hoạch công việc

Một lỗi hay gặp về quản lý thời gian là cố gắng sử dụng trí nhớ để ghi nhớ
quá nhiều chi tiết dẫn đến việc thông tin bị quá tải. Sử dụng danh sách việc phải làm
để viết ra các việc là một cách rất hiệu quả nhằm kiểm soát dự án và các nhiệm vụ
phải thực hiện và giữ cho bản thân làm việc có tổ chức.

Dành thời gian vào đầu tuần để lên kế hoạch công việc cho một tuần làm việc.
Điều này sẽ giúp tăng hiệu suất làm việc và cân bằng những dự án quan trọng dài
hạn với những nhiệm vụ đang cần kíp. Hãy dành 15 đến 30 phút mỗi tuần để lên kế
hoạch cho cả tuần làm việc.

Một cách lập kế hoạch công việc khá hiệu quả, đó là vận dụng công thức
STARS.

Steps - Các bước công việc (số thứ tự công việc)

Timing - Ấn định thời gian cho thực hiện công việc

Assignment - Phân công người thực hiện

Responsibility - Người chịu trách nhiệm

Success Criteria - Tiêu chí thành công, kết quả đạt được

Các bước Thời gian Người thực Người chịu Tiêu chí cần
(S) (T) hiện (A) trách nhiệm (R) đạt được (S)
………… ………… ……………… ………………… ………………
………… ………… ……………… ………………… ………………

267
………… ………… ………………. …………………. ………………

Một số lưu ý khi lập kế hoạch STARS:

- Đừng chia quá ít thời gian cho những việc trọng yếu, chỉ để làm xong nhiều
việc hơn trong hôm nay, vì như thế sẽ thất bại. Cần xác định đâu là việc cần thêm
thời gian và đâu là việc có thể rút ngắn thời gian thực hiện.

- Cần chú ý đôi khi có những việc chen ngang, có những chuyện đột xuất
ngoài dự tính, đều phải ghi ra giấy, để xem xét và phân bố lại thời gian.

- Đánh dấu chéo vào những công việc đã hoàn thành trong ngày. Dù là việc
rất nhỏ nhưng một khi đã làm tròn theo đúng kế hoạch, nó sẽ khiến chúng ta vui với
cảm giác thành công.

c) Sắp xếp thứ thứ tự ưu tiên công việc

Sau khi lập kế hoạch công việc và thời gian biểu, người cán bộ, công chức,
viên chức cần phân loại công việc theo mức độ quan trọng và cấp thiết, để từ đó có
phương án hành động hợp lý.

- Sắp xếp công việc theo mức độ quan trọng “có” và “không”, nghĩa là phải
tính đến hậu quả của các quyết định và hành động. Sẽ là lãng phí thời gian nếu bị kẹt
vào những điều không quan trọng so với mục tiêu đề ra và trách nhiệm chính của
mình.

- Sắp xếp công việc theo mức độ khẩn trương: Công việc có khẩn trương và
cần làm ngay không? Cần điều kiện thời gian đủ để hoàn tất công việc ngay, liệu có
thể để lúc khác được không?

- Phân biệt rõ việc “khẩn” và việc “quan trọng”: Việc “khẩn” nhiều thì không
quan trọng nhưng lại chiếm chỗ trước việc “quan trọng”. Việc quan trọng gắn liền
với kết quả phải đạt được, trong khi việc “khẩn” thường do người khác tác động.

268
- Kiểm soát lượng thời gian dành cho việc “khẩn”, sắp xếp thứ tự ưu tiên giữa
những việc khẩn và quan trọng theo nguyên tắc sau:

+ Khi thật sự quan trọng và khẩn cấp, hãy làm ngay, không do dự vì đó là
công việc quá quan trọng.

+ Khi công việc quan trọng song chưa thật sự khẩn cấp thì vẫn còn thời gian
sắp xếp hay giao phó một phần công việc. Tuy vậy, không nên để lâu quá bởi vì đó
là việc quan trọng liên quan đến kết quả.

+ Nếu là việc khẩn cấp nhưng không mấy quan trọng, bạn có hai giải pháp:
Một là, làm ngay nhưng đừng kéo dài thời gian, chấm dứt sớm. Hai là, chuyển giao
cho người khác thực hiện.

+ Nếu không khẩn cấp cũng không quan trọng lắm, hãy tự hỏi có nên làm
không? Loại việc này có thể bỏ qua, quên đi hoặc giao cho ai khác. Học cách nói
“không” là một kỹ năng quan trọng đối với nhóm công việc kiểu này. Hãy nhẹ
nhàng nói “không” với những thứ không phải là ưu tiên hàng đầu.

3. Công cụ quản lý thời gian

a) Nhật ký thời gian

Nếu sử dụng thời gian chưa hiệu quả, việc đầu tiên nên làm là xem xét một
cách cẩn thận về việc phân bổ thời gian cho các công việc. Việc phân tích cách phân
bổ và sử dụng thời gian là giải pháp tốt nhất để giúp người chuyên viên biết mình
đang lãng phí thời gian vào những việc gì để có thể phân bổ lại thời gian cho hợp lí
hơn.

Một công cụ giúp người cán bộ, công chức, viên chức có cái nhìn tổng quan
về hiện trạng phân bổ và sử dụng thời gian là Nhật ký thời gian. Có thể tham khảo
mẫu nhật ký thời gian bên dưới hoặc điều chỉnh cho phù hợp với mỗi chuyên viên.
Khi lập nhật ký thời gian, nên bắt đầu từ thời điểm bắt tay vào công việc đầu tiên cho
đến khi kết thúc công việc cuối cùng trong ngày để nghỉ ngơi.

269
NHẬT KÝ THỜI GIAN

Thứ ...... ngày ...... tháng ..... năm ......

Thời gian thực hiện Nội dung công việc Thời lượng

……………………… ……………………………………. ………………

……………………… ……………………………………. ………………

Điều quan trọng là phải ghi lại các công việc cùng với thời lượng đã sử dụng
một cách chính xác và theo trình tự thời gian. Không chỉ ghi lại các công việc lớn,
quan trọng chiếm nhiều thời gian hoặc đã được lên lịch trước như đến công sở, hội
họp, viết báo cáo, xử lý công việc… mà cả các việc nhỏ, không quan trọng nhưng
vẫn chiếm thời gian trong ngày như thăm hỏi, hiếu hỉ, mua sắm ...

Để phân tích việc phân bổ và sử dụng thời gian, phải ghi lại nhật ký thời gian
ít nhất là 3 ngày, kết quả sẽ tốt hơn nếu ghi nhật ký thời gian trong một tuần.

Sau khi có nhật ký thời gian, cần tiến hành phân tích nhật ký gồm 2 bước:

Bước 1: Phân loại công việc theo các nhóm

Việc phân loại công việc theo nhóm dựa vào bản chất công việc. Công việc
(CV) có thể được phân loại thành 3 nhóm như sau:

- Nhóm CV 1: Công việc phục vụ nhu cầu cá nhân (ăn uống, nghỉ ngơi…)

- Nhóm CV 2: Công việc phục vụ cho công tác, chuyên môn

- Nhóm CV 3: Công việc dành cho xã hội, gia đình và sở thích

Sau khi hoàn thành việc phân loại công việc, hãy tính tỷ lệ phần trăm (%) thời
gian đã sử dụng cho từng nhóm công việc.

Bước 2: Nhận định cách phân bổ thời gian cho từng nhóm công việc.

Nhận định về cách phân bổ thời gian cho từng nhóm công việc thông qua trả
lời các câu hỏi sau:

- Dành thời gian nhiều nhất cho nhóm công việc nào?
270
- Dành bao nhiêu thời gian cho công việc chuyên môn?

- Có làm quá nhiều việc so với khả năng của mình không?

Bao nhiêu thời gian đã bị “đánh cắp” vào những việc không phải của mình
hoặc không thực sự cần đến sự có mặt của mình?

BIỂU ĐỒ PHÂN BỔ THỜI GIAN LÝ TƯỞNG

Kết quả phân tích nhật ký thời gian sẽ là cơ sở để người chuyên viên phân bổ
lại thời gian cho các nhóm công việc hợp lý hơn.

b) Lịch công việc

Để có thể kiểm soát và sử dụng thời gian một cách hiệu quả, điều quan trọng
cần phải trù tính và lập kế hoạch trước cho thời gian. Một trong những công cụ để
thực hiện điều đó là Lịch công việc. Lịch công việc dành cho việc lập kế hoạch ngắn
hạn (cho 1 tuần hoặc 1 ngày). Việc lên lịch làm việc sẽ giúp theo dõi được sự tiến
triển nhiều việc cùng lúc và lập kế hoạch cho bước tiếp theo trong chuỗi các công
việc.

Việc lập lịch công việc phải trải qua 3 bước theo trình tự như sau: (1) Lập
danh sách các công việc cần làm; (2) Xác định trình tự giải quyết các công việc cần
làm; (3) Phân bổ thời gian cho các công việc.

Bước 1: Lập danh sách (liệt kê) những công việc cần làm

271
Ở bước này, hãy ghi lại tất cả những công việc cần làm trong một khoảng thời
gian cụ thể (chẳng hạn trong 1 tuần). Trong đó, lưu ý một số công việc có tính chất
lặp đi lặp lại thường xuyên do đặc điểm công việc như họp hành định kỳ, nghiên cứu
tài liệu, soạn thảo văn bản…. vẫn phải tính đến và luôn ghi vào danh sách. Danh
sách công việc có thể được lập theo mẫu sau đây:

272
Thời hạn Thời gian
Công việc
hoàn thành ước tính
............................................................................... .................. .....................

............................................................................... .................. .....................

............................................................................... .................. .....................

Trong cột công việc, ghi lại tất cả những công việc muốn làm trong tuần, kể
cả những việc thường xuyên, cố định lặp lại.

Trong cột thời hạn hoàn thành, hãy ghi thời hạn (deadline) phải hoàn thành
công việc. Một số công việc có thể xác định mốc thời hạn phải hoàn thành rất rõ
ràng, song một số công việc có thời hạn hoàn thành lại phụ thuộc vào thời điểm kết
thúc công việc trước đó.

Trong cột thời gian ước tính, ghi lại lượng thời gian cần thiết để thực hiện
công việc.

Bước 2: Xác định trình tự giải quyết công việc theo danh sách

Bước tiếp theo, sắp xếp trình tự giải quyết công việc dựa trên thời hạn phải
hoàn thành công việc, cũng như căn cứ vào mức độ quan trọng của công việc; sau đó
đánh số thứ tự công việc cần thực hiện. Đây là một bước quan trọng của Lịch công
việc bởi nếu bỏ qua bước này, người chuyên viên sẽ có khuynh hướng giải quyết các
công việc dễ dàng, thú vị trước rồi mới đến các công việc khó khăn và phức tạp sau.

Bước 3: Phân bổ thời gian cho các công việc

Việc phân bổ thời gian cho các công việc tùy thuộc vào tính chất công việc
(khó/dễ thực hiện) và tùy thuộc vào năng lực hoàn thành công việc. Sau khi kết thúc
bước 3, sắp xếp lại danh sách công việc cần làm ban đầu theo một trật tự mới, theo
mẫu gợi ý dưới đây:

273
LỊCH CÔNG VIỆC

Thời gian Thời gian bắt


Số thứ tự Công việc Kết quả
ước tính đầu - kết thúc

................ ................................... ................... ....................... ..................

................ ................................... ................... ....................... ..................

................ ................................... ................... ....................... ..................

Như vậy, sau khi kết thúc 3 bước xây dựng Lịch công việc, người chuyên
viên sẽ có một danh mục các công việc đã được xác định chính xác thời hạn phải
hoàn thành, theo thứ tự ưu tiên, đồng thời quy định rõ ràng thời gian dự kiến bắt đầu
và kết thúc công việc. Lịch công việc sẽ là một bản kế hoạch hoàn hảo, căn cứ vào
đó chúng ta thực hiện công việc theo đúng lịch trình và tiến độ đã đặt ra.

Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, với sự
thông dụng của máy tính và điện thoại di động, có rất nhiều công cụ thông minh có
thể hỗ trợ quản lý lịch công việc một cách thuận tiện, dễ dàng đồng thời mang lại
hiệu quả cao. Google calendar là một công cụ như vậy.

Google Calendar là ứng dụng lịch làm việc trực tuyến miễn phí của Google
giúp sắp xếp và quản lý công việc, lịch hẹn nhanh chóng và dễ dàng. Ngoài ra
Google Calendar còn có tính năng nhắc việc khi cài đặt thời gian. Điều quan trọng,
những chức năng này hoàn toàn miễn phí và có thể truy cập qua các thiết bị khác
nhau như máy tính, điện thoại thông minh. Trong các phòng ban, nếu sử dụng chức
năng này một cách hiệu quả sẽ giảm thiểu thời gian thông báo lịch cũng như lên lịch
làm việc, lịch họp một cách chính xác, hiệu quả. Hiện nay, nhiều cơ quan nhà nước
đã cung cấp tài khoản email cho các cán bộ công chức. Khi đó, cán bộ công chức có
thể sử dụng các tính năng miễn phí của gmail, trong đó có tính năng Calendar. Ngoài
Google Calendar, hiện nay còn có rất nhiều các phần mềm tương tự giúp quản lý
thời gian hiệu quả với những tính năng rất ưu việt như: Due, Any.do, Todoist...
274
c) Ma trận quản lý thời gian

Một công cụ nữa cũng rất hữu ích để giúp quản lý thời gian một cách hiệu quả
đó là, ma trận quản lý thời gian của Stephen Covey. Ma trận này có thể được sử
dụng cho cả những kế hoạch lớn (kế hoạch cho cả tuần hoặc kế hoạch tương lai)
cũng như những kế hoạch nhỏ hơn (kế hoạch trong ngày).

Quản lý thời gian bằng ma trận thời gian được thực hiện theo các bước sau
đây:

Bước 1: Liệt kê những công việc phải làm, kể cả những hoạt động không
quan trọng nhưng làm mất thời gian tại nơi làm việc.

Bước 2: Sắp xếp các công việc và hoạt động vào bảng ma trận, dựa trên tầm
quan trọng và tính cấp thiết của chúng.

Quan trọng là những hoạt động mà kết quả của chúng sẽ dẫn đến mục tiêu,
cho dù đó là những hoạt động của cá nhân hoặc trong công việc.

Khẩn cấp là những hoạt động không cho phép chậm trễ, đòi hỏi phải có ngay
những hành động đối phó.

MA TRẬN THỜI GIAN

I II
Quan

trọng

Không
III IV
quan

trọng

Khẩn cấp Không khẩn cấp

+ Phần tư (I) là dành cho những việc vừa khẩn cấp và vừa quan trọng: đó là
các vấn đề mang tính cấp bách, những báo cáo đến hạn phải hoàn thành, tình trạng
275
sức khỏe nghiêm trọng, hay những công việc tồn đọng… Những công việc rơi vào ô
này phải được thực hiện ngay và trước tiên.

+ Phần tư (II) là dành cho những công việc quan trọng song lại không khẩn
cấp: đó là những kế hoạch có tính chiến lược và phát triển lâu dài, xây dựng mối
quan hệ, phát triển năng lực cá nhân, hay tìm kiếm cơ hội… Những công việc rơi
vào ô này cần phải xây dựng kế hoạch thực hiện một cách thích hợp.

+ Phần tư (III) là dành cho những công việc không quan trọng nhưng lại khẩn
cấp, đòi hỏi phải thực hiện ngay như: đó là những sự vụ đột xuất, họp hành, trả lời
điện thoại… Những việc chen ngang này thật sự không quan trọng, song đòi hỏi phải
thực hiện càng sớm càng tốt.

+ Phần tư (IV) là dành cho những hoạt động không quan trọng và cũng không
khẩn cấp, đó là những hoạt động đem đến ít giá trị như: tán gẫu, giải trí, việc làm vô
bổ… Những hoạt động thuộc nhóm này thường được xem như việc nghỉ giải lao từ
những hoạt động quan trọng và bị áp lực thời gian, và do đó, những công việc thuộc
nhóm này chúng ta có thể thực hiện khi có thời gian rảnh rỗi.

Bước 3: Đánh giá thời gian đã được sử dụng như thế nào, và nếu cần thiết, sắp
xếp lại các công việc.

+ Nếu phần lớn khối lượng công việc tập trung ở ô số I, người chuyên viên sẽ
luôn rơi vào trạng thái căng thẳng, khủng hoảng, luông cảm thấy kiệt sức vì công
việc.

+ Nếu hầu hết các công việc của bạn được sắp xếp vào ô số II, điều đó chứng
tỏ người chuyên viên luôn chủ động với công việc, làm việc theo kế hoạch, có tầm
nhìn dài hạn, không bị rơi vào tình trạng khủng hoảng và áp lực.

+ Nếu phần lớn công việc nằm ở ô số III, nghĩa là người chuyên viên thường
xuyên phải giải quyết các công việc vụn vặt mang tính đối phó, không tập trung vào
mục tiêu dài hạn, không hướng tới mục tiêu và sẽ luôn cảm thấy mình là nạn nhân,
thụ động.

276
+ Nếu phần lớn công việc thuộc ô số IV, điều đó chứng tỏ người chuyên viên
bị tiêu tốn thời gian vào những việc vô ích mà không đem lại lợi ích cho công việc,
thiếu trách nhiệm với công việc, phụ thuộc vào người khác…

Thực tế cho thấy rằng, hầu hết những người thiếu kinh nghiệm và những
người không có khả năng quản lý tốt thời gian của mình có chiều hướng dành nhiều
thời gian cho góc tư thứ I và thứ III. Những người quản lý thời gian kém hiệu quả có
chiều hướng ưu tiên các công việc ở góc tư thứ IV, là những công việc không có
mục đích và không tạo ra năng suất. Đa số người chuyên viên dành thời gian ít nhất
cho góc tư thứ II, nhưng điều đáng nói là những công việc ở góc tư thứ II là điều
kiện tiên quyết cho sự thành công và phát triển.

Dưới đây là cách phân bố thời gian hợp lý theo phương pháp này, tương ứng
với mỗi ô trong ma trận quản lý thời gian:

Ô số I Ô số II
Ô 15%-
số III Ô số
60%-
10%-
20% 65%IV
15%

4. Một số lưu ý trong quản lý thời gian

a) Hiểu về bản thân

Thấu hiểu bản thân tức là người cán bộ, công chức, viên chức cần nhận ra
được những khía cạnh khác nhau, những tính cách khác nhau, điểm khác biệt của
bản thân với những người xung quanh. Hiểu về bản thân liên quan đến cách sử dụng
thời gian, như việc xác định những gì mong muốn trong công việc và cuộc sống, khi
nào và làm cách nào, điều đó sẽ giúp người cán bộ, công chức, viên chức hiểu được
thứ tự ưu tiên chung của mình. Hãy tập trung vào những động lực thúc đẩy làm việc,
những điều mong muốn đạt được và những thành tựu cá nhân có ý nghĩa. Trước khi
bắt đầu xem xét cách sử dụng thời gian, hãy đặt ra các câu hỏi: Mình có một tầm
nhìn rõ ràng cho công việc và cuộc sống của chính mình hay không? Điều gì khiến
mình say mê nhất? Việc trả lời những câu hỏi này sẽ giúp người chuyên viên quyết

277
định những điều thực sự quan trọng trong cuộc sống và từ đó sẽ lựa chọn cách sử
dụng thời gian phù hợp.

Thấu hiểu về bản thân nghĩa là xác định và theo đuổi mục tiêu cá nhân có thể
liên quan đến công việc, cuộc sống. Một khi đã thiết lập mục tiêu của bản thân,
người chuyên viên có thể lập kế hoạch để biến mục tiêu thành hiện thực. Để xác định
mục tiêu tốt, cần vận dụng nguyên tắc dưới đây để mục tiêu trở thành mục tiêu thông
minh (SMART).

Specific Mục tiêu cần phải có sự rõ ràng cụ thể về cái gì, ai, ở đâu, khi
S nào và tại sao. Có mục tiêu cụ thể, người chuyên viên sẽ biết
(cụ thể) mình cần gì, biết mình cần bắt đầu từ đâu và khi nào kết thúc.

Measurable
Mục tiêu đặt ra phải đo lường được cụ thể giá trị, số lượng hoặc
M (đo lường
khối lượng, thời gian ...
được)

Phải đảm bảo mục tiêu đặt ra có khả năng thực hiện được nếu
không sẽ dễ dàng mất tự tin và thấy nản lòng. Tuy nhiên đừng
đề ra những mục tiêu quá đơn giản hoặc dễ dàng thực hiện với
Achievable bản thân mình quá. Khi đó sẽ chủ quan và đạt được mục tiêu dễ
A
(Khả thi) dàng quá sẽ không tạo ra cảm giác hài lòng. Tốt nhất nên thiết
lập một mục tiêu thực tế nhưng thử thách để cân bằng mọi thứ
khiến bạn phải “nâng cao khả năng” và mang lại sự hài lòng
lớn nhất cho bản thân.

Khi đặt mục tiêu thích hợp với định hướng cuộc sống và sự
Relevant nghiệp, có thể tập trung để luôn tiến lên và hoàn thiện mình.
R
(Thích hợp) Ngược lại nếu đặt mục tiêu quá rộng và không phù hợp, sẽ lãng
phí thời gian mà không đạt được mục tiêu.

Timely Mục tiêu phải có thời gian để biết cần thực hiện cách nào nhanh
T nhất, thời gian cần có để đạt được kết quả. Không có thời gian
(Thời hạn) cụ thể cho mục tiêu cũng là một cách lãng phí thời gian.

Cần phải thường xuyên xem xét (cập nhật) lại các mục tiêu sao cho phù hợp
nhiệm vụ, công vụ được giao, có thể bằng các câu hỏi:

278
- Các mục tiêu này có còn thực tế không?

- Các mục tiêu này có còn phù hợp không?

- Các mục tiêu này có còn liên quan không?

- Nếu bỏ các mục tiêu này có ảnh hưởng đến người khác không?

Hiểu bản thân để biết được “khung giờ vàng” làm việc tốt nhất để không lãng
phí thời gian. Ai cũng đều có một khoảng thời gian làm việc hiệu quả nhất trong
ngày. Đó có thể là vào buổi sáng sớm, giữa giờ sáng sau khi thưởng thức một tách cà
phê, sau bữa trưa hoặc vào buổi tối. Nên làm công việc quan trọng nhất và khó khăn
nhất vào “khung giờ vàng” đó. Hãy trân trọng khoảng thời gian làm việc hiệu quả
nhất trong một ngày và không bao giờ sử dụng thời gian đó để thực hiện những
nhiệm vụ không mang lại nhiều lợi ích.

Với rất nhiều người, thời gian tốt nhất trong ngày là vào buổi sáng, khi họ tỉnh
táo nhất, có mức độ năng lượng cao nhất, do đó, họ làm việc tốt nhất. Trong trường
hợp này, một giờ của buổi sáng có giá trị bằng hai giờ buổi tối; và nếu đánh mất giờ
“vàng” của buổi sáng, sẽ phải dành cả ngày để tìm lại nó. Nếu có thể, hãy để những
việc ít quan trọng hơn vào cuối ngày, khi công việc khó khăn, quan trọng nhất đã
được hoàn thành thì mọi việc còn lại sẽ trở nên tốt đẹp, suôn sẻ hơn. Việc tận dụng
tối đa khoảng thời gian „vàng” này sẽ giúp hoàn thành công việc tốt nhất, và cũng là
một cách kiểm soát thời gian hiệu quả.

Kiểm soát căng thẳng cũng là một cách giúp người cán bộ, công chức, viên
chức vượt qua áp lực của công việc, từ đó sẽ cảm thấy yêu công việc hơn, phấn chấn
hơn, và làm việc năng suất hơn. Một số chuyên gia khuyên rằng, một cách tốt để xóa
tan căng thẳng hay áp lực công việc là vận động và tập thể dục. Bên cạnh đó, cũng
có thể giải tỏa căng thằng trong công việc bằng cách dành thời gian để thư giãn và
giải trí một ít phút trong giờ làm việc (Ví dụ: nói một vài câu chuyện vui với đồng
nghiệp, nghe một bản nhạc nhẹ, thưởng thức một tách trà nóng...).

279
Việc vận dụng các nguyên tắc để quản lý thời gian hiệu quả đòi hỏi phải có
tính kỷ luật và rèn luyện thường xuyên để tạo thói quen. Nếu đã lập kế hoạch thực
hiện cụ thể, nhưng lại không có kỷ luật tuân thủ thực hiện công việc theo thời gian đã
xác định trong kế hoạch thì kế hoạch sẽ bị phá vỡ. Điều này có nghĩa là quản lý thời
gian bị thất bại. Để rèn tính kỷ luật và tập trung, phải luôn nghiêm khắc với chính
mình. Cần xác định công việc đó ảnh hưởng đến bản thân người chuyên viên thế nào
và nếu không hoàn thành công việc thì sẽ có hậu quả gì. Nếu ngày hôm nay không
làm được việc đó, sẽ phải làm vào hôm sau, và điều đó sẽ chiếm dụng thời gian biểu
hôm sau, cứ thế dần dần công chức sẽ không đạt được mục tiêu đã đề ra chỉ vì một
ngày không hoàn thành công việc.

b) Chủ động chuẩn bị cho sự thay đổi

Thay đổi công việc, nơi làm việc, kế hoạch, mục tiêu, nguồn lực, cách thức…
là những điều khó tránh khỏi trong cuộc đời chức nghiệp của mỗi người. Cần xác
định những gì phải thay đổi để có thể quản lý thời gian hiệu quả hơn. Ở các cơ quan
nhà nước, trong quá trình thực hiện công việc, cán bộ công chức thường xuyên gặp
phải những sự vụ mang tính đột xuất và khẩn cấp, chen ngang vào và gây ngắt quãng
công việc, chẳng hạn như những vấn đề khẩn cấp, những cuộc họp khẩn cấp, những
cuộc điện thoại bất ngờ, những rắc rối xuất hiện vào phút chót... Các sự cố này có thể
làm gián đoạn những kế hoạch công việc đã lập sẵn. Mặc dù không thể dự đoán
được khi nào xảy ra, song hãy luôn sẵn sàng chuẩn bị cho sự thay đổi này bằng cách
dự trù trước một lượng thời gian nhất định để giải quyết những sự vụ đột xuất và
khẩn cấp. Dựa vào đó, người công chức có thể chủ động lên kế hoạch công việc cho
mình, chủ động ứng phó với bất kỳ sự thay đổi nào.

c) Ngăn nắp trong công việc

Dọn dẹp bàn làm việc

Việc dọn dẹp bàn làm việc và bài trí không gian làm việc một cách khoa học
và ngăn nắp sẽ giúp người chuyên viên duy trì tâm trí và năng suất làm việc, đưa ra
những quyết định một cách sáng suốt nhất và có đủ thời gian cho hoàn thành các
280
mục tiêu quan trọng. Sự bừa bộn không chỉ khiến người công chức thường
xuyên mệt mỏi, mà còn tác động tiêu cực đến nhiều khía cạnh của công việc. Sự bừa
bộn khiến mất tập trung vì luôn phải lãng phí thời gian vào việc tìm kiếm văn bản,
giấy tờ, tài liệu, dụng cụ làm việc... Một thói quen sắp xếp, dọn dẹp và tổ chức
không gian làm việc hợp lý giúp nâng cao năng suất lẫn hiệu quả công việc. Nhờ đó,
người công chức có thể tan sở và về nhà đúng giờ, có nhiều thời gian hơn cho các
hoạt động quan trọng khác của cuộc sống như nghỉ ngơi thư giãn, và tham gia các
hoạt động thể dục thể thao.

Để giúp suy nghĩ và làm việc tốt hơn, bàn làm việc luôn phải được dọn dẹp
ngăn nắp. Nguyên tắc của “Dọn dẹp bàn làm việc” là:

+ Đặt tất cả những thứ cần thiết ở gần, không bị bao quanh bởi mớ giấy tờ lộn
xộn và những thứ không cần thiết. Mục tiêu là sắp xếp lại mọi thứ để bạn có thể làm
việc hiệu quả và có thể tìm được mọi thứ bạn cần một cách nhanh chóng. Sắp xếp
những dụng cụ thường xuyên sử dụng ở gần nhất để có thể phục vụ cho công việc
nhanh nhất.

+ Bỏ những thứ không liên quan đến công việc gần đây ra khỏi bàn. Việc này
sẽ giúp người cán bộ, công chức, viên chức tập trung chú ý vào những vấn đề thực
chất trong công việc. Đặt những thứ thường xuyên cần ở gần chỗ ngồi, trong tầm với
để bạn không phải thường xuyên đứng dậy trong khi đang làm việc. Thỉnh thoảng lại
soạn lại khay đựng giấy tờ đến và bỏ đi những hoặc phân loại những giấy tờ lưu trữ.

+ Dành thời gian để dọn dẹp môi trường làm việc - bút, giấy, tẩy, bút chì, kẹp
ghim,… cất đi những thứ không thường xuyên sử dụng.

+ Lưu trữ những tài liệu cũ, dán nhãn cho những tài liệu cũ hoặc đóng hộp và
ghi rõ nội dung, ngày tháng của tài liệu, văn bản.

+ Sắp xếp thiết bị máy tính, máy in, máy phục vụ công việc sao cho làm việc
hiệu quả, an toàn và tiện lợi. Màn hình máy tính phải có tầm cao chuẩn - cách mắt
bạn ít nhất là 63 cm và phần cao nhất của màn hình ở dưới tầm mắt bạn.

281
Sắp xếp hồ sơ hợp lý

Sắp xếp hồ sơ, tài liệu theo trật tự; sắp xếp các file làm việc, các thư mục
trong máy tính theo logic nhất định, điều đó giúp công chức không mất thời gian
trong việc tìm kiếm tài liệu cần thiết. Nên sắp xếp theo cách như sau:

+ Sắp xếp theo thời gian: Dựa theo thứ tự thời gian của sự việc xảy ra trong
hồ sơ để sắp xếp trước sau. Cần ghi chú cẩn thận thời điểm để khi tìm kiếm được dễ
dàng.

+ Sắp xếp theo tính chất: sắp xếp dựa theo tính chất của hồ sơ. Ví dụ: Hồ sơ
bình thường - hồ sơ mật - hồ sơ tối mật... hay hồ sơ chưa giải quyết - hồ sơ đang giải
quyết chưa dứt điểm - hồ sơ đã giải quyết xong...

Thực hành 5S: Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, San sàng.

5S là tên của một phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc được vận dụng
đầu tiên ở Nhật. Áp dụng 5S mang lại nhiều lợi ích như: chỗ làm việc sạch sẽ, gọn
gàng, mọi người đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, năng suất lao động cao, hiệu quả
tức thời, hiện ra ngay trước mắt, tạo hình ảnh tốt cho tổ chức.

S1 - Sàng lọc: Sàng lọc có nghĩa là phân loại, tổ chức các tài liệu, vật dụng
theo trật tự. Đây chính là bước đầu tiên cần làm trong thực hành 5S. Nội dung chính
của S1 là phân loại, loại bỏ những thứ không cần thiết.

S2 - Sắp xếp: Sau khi đã loại bỏ các tài liệu, vật dụng không cần thiết thì công
việc tiếp theo là tổ chức các tài liệu, vật dụng còn lại một cách hiệu quả theo tiêu chí
dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ trả lại.

S3 - Sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh, giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ thông qua
việc tổ chức vệ sinh tổng thể và tổ chức vệ sinh hàng ngày nơi làm việc. S3 hướng
tới cải thiện một môi trường làm việc sạch sẽ, thoải mái, thoáng mát... nhằm nâng
cao tinh thần và hứng thú với công việc.

282
S4 - Săn sóc: Luôn luôn kiểm tra, duy trì 3S ở trên. Bằng việc phát triển S4,
các hoạt động 3S sẽ được cải tiến dần dựa theo tiêu chuẩn đã đặt ra và tiến tới hoàn
thiện 5S trong cơ quan, tổ chức.

S5 - Sẵn sàng: Nghĩa là rèn luyện, tạo nên một thói quen, nề nếp, tác phong
cho mọi người trong cơ quan để thực hiện 5S thường xuyên và chủ động.

283
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Phân biệt quản lý thời gian hợp lý và quản lý thời gian hiệu quả?

2. Phân tích và chỉ ra những nguyên nhân gây lãng phí thời gian trong thực thi
công vụ?

3. Liên hệ sự cần thiết phải quản lý thời gian trong công việc của anh/chị đang
đảm nhiệm?

4. Vận dụng lý thuyết về lập kế hoạch công việc, hãy thiết kế một kế hoạch
công việc và sắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc cần triển khai trong một tuần?

5. Vận dụng ma trận quản lý thời gian để xem xét cách phân bổ thời gian của
anh/chị trong 1 tuần làm việc. Đề xuất các giải pháp khắc phục nếu phân bổ thời gian
chưa hợp lý?

6. Bằng công cụ Nhật ký thời gian, học viên hãy liệt kê việc sử dụng thời gian
trong 01 ngày điển hình và kết luận về cách thức phân bổ thời gian cho các nhóm
công việc?

284
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Duncan Banatyne (2017), Quản lý thời gian thông minh của người thành
đạt: Bí quyết thành công; NXB Hồng Đức, 2017.

2. Brian Tracy (2018), Thuật quản lý thời gian, NXB Thế giới, tái bản 2018.

3. Craig Jarrow (2020), 21 quy tắc cơ bản để quản lý thời gian: Time
management Ninja, NXB Phụ nữ 2020.

4. David Allen (2019), Hoàn thành mọi việc không hề khó - Nghệ thuật thực
thi không căng thẳng, NXB Lao động 2019.

5. The big thing, Phillips Korkki (2018), Kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức
công việc hiệu quả, Trần Phương Thảo dịch, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2018.

285
PHẦN II
KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG TRONG LĨNH VỰC
TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

286
Chuyên đề 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN
TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1. Khái quát về quản lý tài chính, tài sản trong các đơn vị sự nghiệp công
lập

a) Khái niệm quản lý tài chính, tài sản trong các đơn vị sự nghiệp công lập

* Khái niệm, cơ cấu tài chính công trong đơn vị sự nghiệp công lập

Thuật ngữ “tài chính” được hiểu là các khoản thu nhập, thanh toán tiền tệ, chu
chuyển tiền tệ hoặc là vốn tiền tệ. Ngoài ra, tài chính cũng được hiểu như là hệ thống
các quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ để
thỏa mãn các nhu cầu của các chủ thể. Tài chính công là phương thức phân bổ nguồn
lực tài chính của khu vực công nhằm đảm bảo cung cấp hàng hóa và dịch vụ công
cho xã hội.

Tài chính công được hình thành trong quá trình huy động, phân phối và sử
dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế,
chính trị, xã hội. Tài chính công là tổng hợp tất cả các hoạt động thu chi được sử
dụng bằng tiền do nhà nước tiến hành. Tài chính công phản ánh hệ thống các quan
hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập cũng như sử dụng các quỹ công. Mục đích
là nhằm phục vụ cho thực hiện các chức năng của nhà nước. Đồng thời đáp ứng các
nhu cầu và lợi ích chung của toàn thể xã hội. Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo
trong tài chính công. Thu của Ngân sách nhà nước được lấy từ mọi lĩnh vực kinh tế,
xã hội khác nhau, trong đó thuế là nguồn thu chủ yếu. Chi tiêu của Ngấn sách nhà
nước nhằm duy trì sự tồn tại hoạt động của bộ máy nhà nước và phụ vụ thực hiện
các chức năng của nhà nước.

Tài chính công có những đặc điểm cơ bản sau:

Tài chính công gắn liền với chủ thể thực hiện phân phối tổng nguồn lực tài
chính quốc gia là Nhà nước và các chủ thể công quyền khác.

287
Tài chính công thuộc quyền sở hữu của nhà nước, do đó Nhà nước là chủ thể
duy nhất quyết định việc sử dụng các quỹ công. Nên quyền quyết định các khoản thu
chi trong tài chính công thuộc về Nhà nước hoặc các cơ quan công quyền do Nhà
nước uỷ nhiệm. Việc sử dụng các quỹ công đặc biệt là NSNN luôn luôn gắn liền với
bộ máy nhà nước duy trì sự tồn tại và phát huy hiệu lực của bộ máy nhà nước, cũng
như thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà nhà nước đảm nhận. Các nhiệm vụ
kinh tế - chính trị - xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phát triển được quyết
định bởi cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là Quốc hội, do đó Quốc hội
cũng là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung mức độ các thu chi NSNN
tương ứng với các nhiệm vụ đã được hoạch định nhằm đảm bảo thực hiện có kết quả
nhất các nhiệm vụ đó. Việc nhận thức đầy đủ đặc điểm về tính chủ thể của tài chính
công có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền lãnh đạo tập trung thống nhất
của Nhà nước loại trừ sự chia sẻ phân tán quyền lực trong việc điều hành NSNN.

Nguồn hình thành thu nhập của tài chính công là một phần thu nhập và của cải
của xã hội.

Xét về nội dung vật chất, tài chính công bao gồm các quỹ công. Đó là một
lượng nhất định các nguồn tài chính của toàn xã hội đã được tập trung vào các quỹ
công hình thành thu nhập của tài chính công, trong đó NSNN là quỹ tiền tệ tập trung
lớn nhất. Các quan hệ kinh tế trong phân phối của tài chính công gắn liền với quá
trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung của chính quyền trung ương,
các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức, đơn vị của Nhà nước. Việc hình
thành thu nhập của tài chính công mà tiêu biểu là NSNN có các đặc điểm chủ yếu là:

Thứ nhất, thu nhập của tài chính công có thể được lấy từ nhiều nguồn khác
nhau, cả trong nước và ngoài nước, từ nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau cả sản
xuất lưu thông và phân phối những nét đặc trưng là luôn gắn chặt với kết quả của
hoạt động kinh tế trong nước và sự vận động của các phạm trù giá trị khác như: Giá
cả, lãi suất, thu nhập…

288
Thứ hai, thu nhập của tài chính công có thể được lấy từ nhiều hình thức và
phương pháp khác nhau, có bắt buộc và tự nguyện, có hoàn trả và không hoàn trả,
ngang giá và không ngang giá… nhưng nét đặc trưng là luôn gắn liền với quyền lực
chính trị của nhà nước, thể hiện tính cưỡng chế bằng hệ thống luật lệ do nhà nước
quy định và mang tính không hoàn trả là chủ yếu.

Tài chính công cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng phục vụ lợi ích cộng
đồng và xã hội không vì mục đích lợi nhuận.

Chi tiêu công là việc phân phối và sử dụng các quỹ công, bao gồm quỹ NSNN
và các quỹ công ngoài NSNN nhằm thực hiện cung cấp hàng hóa và dịch vụ công
cho cộng đồng xã hội. Vì vậy, hiệu quả của việc chi tiêu công thường được xem xét
trên tầm vĩ mô dựa trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã
hội.

Do vậy, tài chính công hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu phục
vụ lợi ích cộng đồng nhằm tạo ra môi trường bình đẳng cho mọi công dân được thụ
hưởng các hàng hoá và dịch vụ do xã hội cung cấp bằng nguồn lực công.

Cơ cấu tài chính công

Cơ cấu tài chính công bao gồm: Ngân sách nhà nước (trung ương và địa
phương); Các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; Tín dụng nhà nước; Tài chính
các cơ quan hành chính nhà nước; Tài chính các đơn vị sự nghiệp công; Tài chính
phục vụ hoạt động công ích do nhà nước tài trợ (các doanh nghiệp nhà nước hoạt
động công ích). Nội dung và phạm vi quản lý tài chính công bao gồm:

- Ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước là công cụ quan trọng của nhà nước
để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Ngân sách nhà nước phản ánh các
quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể trong xã hội, phát sinh khi nhà nước
tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia theo nguyên tắc không hoàn trả trực
tiếp. Như vậy, xét về khía cạnh kinh tế, hoạt động thu - chi của ngân sách nhà nước
thể hiện quá trình phân phối và phân phối lại một bộ phận giá trị tổng sản phẩm xã

289
hội. Quản lý ngân sách nhà nước là quản lý sự vận động của các nguồn tài chính gắn
liền với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thực hiện
các chức năng của nhà nước.

- Các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách: Ở nước ta hiện nay đang hình
thành nhiều quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách như: Quỹ hỗ trợ phát triển, Quỹ
bảo hiểm xã hội, Quỹ hỗ trợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ khuyến khích
hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ hỗ trợ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước… Nguồn hình
thành chủ yếu của các quỹ này thường là từ ngân sách nhà nước hoặc là sự kết hợp
nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá
nhân. Việc sử dụng quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách này nhằm mục đích thực
hiện những nhiệm vụ cụ thể trong việc việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ công theo
phương thức không vì mục tiêu lợi nhuận.

- Tín dụng nhà nước: Tín dung nhà nước bao gồm hoạt động đi vay và cho vay
của Nhà nước. Tín dụng nhà nước được sử dụng để hỗ trợ ngân sách nhà nước trong
các trường hợp cần thiết. Nhà nước động viên các nguồn tài chính tạm thời của các
pháp nhân, thể nhân trong xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhà nước trong
việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước thực hiện hoạt
động đi vay thông qua con đường phát hành Trái phiếu Chính phủ: Phát hành Tín
phiếu Kho bạc nhà nước; Trái phiếu Kho bạc nhà nước; Trái phiếu công trình; Trái
phiếu đô thị; Công trái quốc gia.

- Tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước: Cơ quan hành chính là hệ
thống cơ quan công quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước và cung cấp các
dịch vụ hành chính cho các tổ chức cá nhân. Ở những cấp độ quản lý khác nhau, các
cơ quan hành chính nhà nước đều tổ chức những bộ phận tài chính tương ứng để
phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Nguồn tài chính
đảm bảo hoạt động cho các đơn vị này chủ yếu dựa vào các khoản cấp phát từ ngân
sách nhà nước theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp.

290
- Tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập, các doanh nghiệp nhà nước
cung ứng dịch vụ công ích: Một bộ phận lớn các dịch vụ công được các đơn vị thuộc
nhà nước cung ứng. Đơn vị cung ứng dịch vụ công thuộc nhà nước là những đơn vị
thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ hoặc các đơn vị thực hiện hoạt động
công ích không vì mục đích kinh doanh lợi nhuận. Các đơn vị này cung cấp những
dịch vụ công nhằm thoả mãn nhu cầu thiết của người dân và của xã hội. Nguồn tài
chính đảm bảo hoạt động cho các đơn vị này chủ yếu lấy từ ngân sách nhà nước, các
khoản thu do đơn vị tự khai thác, các khoản thu từ quyên góp, tặng, biếu không phải
nộp ngân sách nhà nước. Nguồn tài chính của các đơn vị cung ứng dịch vụ công
được sử dụng, chi tiêu theo quy định chung và những quy định cụ thể nhằm tạo thêm
nguồn tài chính cho hoạt động của các đơn vị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
cung ứng dịch vụ công và tạo quyền chủ động cho đơn vị cung ứng dịch vụ công.

* Khái niệm, phân loại và đặc điểm của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Khái niệm.

Căn cứ Khoản 1 Điều 9, Luật Viên chức 2010 quy định về đơn vị sự nghiệp
công lập như sau: Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền
của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định
của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà
nước.

Tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về đơn vị sự


nghiệp công lập ở nước ngoài như sau: Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài là
đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hoặc thuộc cơ quan thuộc
Chính phủ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập, có tư cách pháp nhân,
có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và đặt trụ sở ở nước ngoài.

Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập chính là các tổ chức do cơ quan có thẩm
quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội thành lập theo quy định của
pháp luật có tư cách pháp nhân, cung cấp các dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà
nước trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa,
291
thể dục thể thao, lao động - thương binh và xã hội, thông truyền thông và các lĩnh
vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.

Phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ nhất, về cơ cấu tổ chức quản lý, đơn vị sự nghiệp công lập được quy định
tại Khoản 2, Điều 9, Luật Viên chức 2010 gồm:

- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện
nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công
lập được giao quyền tự chủ);

- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực
hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp
công lập chưa được giao quyền tự chủ).

Ví dụ: Trường Đại học Công nghiệp trực thuộc Bộ công thương là đơn vị sự
nghiệp công lập. Bệnh viện 115 trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh… Các
đơn vị nghiên cứu, sự nghiệp (nghiên cứu khoa học kỹ thuật và giáo dục (bệnh viện,
trường, viện nghiên cứu)… Đối với các cơ quan quản lý các ngành sự nghiệp, những
tổ chức này là những đơn vị cơ bản thực hiện nhiệm vụ của ngành.

Thứ hai, xét dưới góc độ vị trí pháp lý, đơn vị sự nghiệp công lập có thể chia
thành loại như sau:

- Đơn vị sự nghiệp công thuộc các Bộ, cơ quan trung ương (Bao gồm các đơn
vị sự nghiệp trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và các đơn vị sự nghiệp thuộc các
Tổng cục, Cục, các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ);

- Đơn vị sự nghiệp công thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Ngoài ra, các đơn vị sự nghiệp công có thể được phân loại theo đặc điểm
của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp là (1) cơ quan hành chính (như: đơn vị sự
nghiệp thuộc các Tổng cục, Cục; trường đại học thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;...)
hoặc (2) đơn vị sự nghiệp (như: Trung tâm thuộc Trường đại học;...).

292
Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ nhất, đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị thuộc của các cơ quan nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, trong đó chủ yếu là các cơ quan nhà
nước.

Thứ hai, đơn vị sự nghiệp công lập là nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật để
hoạt động. Tùy từng loại đơn vị sự nghiệp mà nhà nước có sự hỗ trợ ngân sách ở
những mức độ khác nhau

Thứ ba, các đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập nhằm cung cấp các dịch
vụ sự nghiệp công trong những lĩnh vực mà Nhà nước chịu trách nhiệm cung ứng
chủ yếu cho nhân dân hoặc trong những lĩnh vực mà khu vực phi nhà nước không có
khả năng đầu tư hoặc không quan tâm đầu tư.

Thứ tư, cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đang ngày càng
được đổi mới theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện hạch toán độc lập.
Căn cứ vào cơ chế hoạt động, có thể phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thành đơn
vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về tài chính, tổ chức bộ
máy, nhân sự và đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn
về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.

Thứ năm, các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo chế độ thủ trưởng. Tuy
nhiên, để đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tránh tình trạng lạm quyền, vượt
quyền đồng thời phòng chống tham nhũng, pháp luật quy định việc thành lập Hội
đồng quản lý tại các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi
đầu tư và các đơn vị sự nghiệp công lập khác trong trường hợp cần thiết.

Thứ sáu, nhân sự tại đơn vị sự nghiệp công lập chủ yếu được tuyển dụng theo
vị trí việc làm, làm việc theo hợp đồng làm việc, được quản lý, sử dụng với tư cách
là viên chức.

* Quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

293
Quản lý tài chính công là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm
soát các hoạt động thu và chi của nhà nước nhằm thực hiện có hiệu quả các chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước. Trong quá trình này, các chủ thể quản lý sử dụng có
chủ đích các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều hành
các hoạt động thu và chi của nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã định.

Các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện và quản lý tài chính theo mức độ tự
chủ tài chính. Theo Điều 9, Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021
và Thông tư 56/2022/TT-BTC ngày 16 tháng 9 năm 2022 hướng dẫn một số điều
của Nghị định 60/2021 về cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công,
phân tách thành 4 loại đơn vị sự nghiệp công với các tiêu chí nhận diện như sau:

Thứ nhất, Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư
(sau đây gọi là đơn vị nhóm 1) là đơn vị đáp ứng một trong các điều kiện sau: Một
là, đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên bằng hoặc lớn hơn 100%;
có mức tự bảo đảm chi đầu tư bằng hoặc lớn hơn mức trích khấu hao và hao mòn tài
sản cố định của đơn vị. Mức tự bảo đảm chi đầu tư được xác định bao gồm các
nguồn sau: Số dự kiến trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong năm kế
hoạch hoặc của bình quân 05 năm trước liền kề và số thu phí được để lại để chi
thường xuyên không giao tự chủ theo quy định; Hai là, đơn vị cung cấp các dịch vụ
sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, giá dịch vụ sự nghiệp công xác
định theo cơ chế thị trường, có tính đủ khấu hao tài sản cố định và có tích lũy dành
chi đầu tư.

Thứ hai, Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là
đơn vị nhóm 2) là đơn vị đáp ứng một trong các điều kiện sau: Một là, đơn vị có mức
tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên bằng hoặc lớn hơn 100% và chưa tự bảo đảm
chi đầu tư từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn thu phí được để lại
chi theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, các nguồn tài chính hợp pháp khác
theo quy định của pháp luật; Hai là, đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp
công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, được

294
Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ
chi phí (không bao gồm khấu hao tài sản cố định).

Thứ ba, Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (sau
đây gọi là đơn vị nhóm 3) là đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên từ
10% đến dưới 100%, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự
nghiệp công theo giá chưa tính đủ chi phí và được phân loại như sau: a) Đơn vị tự
bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên; b) Đơn vị tự bảo đảm từ 30%
đến dưới 70% chi thường xuyên; c) Đơn vị tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi
thường xuyên.

Thứ tư, Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau
đây gọi là đơn vị nhóm 4) gồm: Một là, đơn vị sự nghiệp công có mức tự bảo đảm
chi phí hoạt động thường xuyên dưới 10%; Hai là, đơn vị sự nghiệp công không có
nguồn thu sự nghiệp.

Các đơn vị sự nghiệp công thực hiện xác định mức tự bảo đảm chi thường
xuyên theo công thức như sau:

Mức tự bảo đảm chi A


= x 100%
thường xuyên (%) B

Trong đó:

- A là tổng các khoản thu xác định mức tự chủ tài chính theo quy định tại điểm
a khoản 1 Điều 10 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, bao gồm:

+ Nguồn thu từ cung cấp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục
dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn ngân sách
nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định);

+ Nguồn thu thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khi được cơ quan
có thẩm quyền tuyển chọn hoặc giao trực tiếp theo quy định của pháp luật về khoa
học và công nghệ (áp dụng đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập);
295
+ Nguồn chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với nhà
nước) từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước; từ
hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá
nhân theo đúng quy định của pháp luật;

+ Nguồn thu phí được để lại chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về
phí, lệ phí;

+ Thu từ cho thuê tài sản công (sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến
việc cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công và
nộp các khoản thuế theo quy định); thu từ lãi tiền gửi ngân hàng (sau khi trừ phí dịch
vụ ngân hàng (nếu có) và nộp thuế theo quy định);

+ Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

- B là tổng các khoản chi xác định mức tự chủ tài chính theo quy định tại điểm
b khoản 1 Điều 10 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP (trong đó bao gồm cả các khoản
chi để thực hiện nhiệm vụ đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công
sử dụng ngân sách nhà nước, chi thực hiện các chính sách miễn, giảm học phí theo
quy định, chi thường xuyên phục vụ dịch vụ thu phí theo quy định). Một số nội dung
chi xác định như sau:

+ Chi tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo lương và các
khoản phụ cấp do Nhà nước quy định theo số lượng người làm việc được giao hoặc
số lượng vị trí việc làm được phê duyệt; chi tiền công theo hợp đồng vụ việc (nếu
có);

+ Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khi được cơ quan có thẩm
quyền tuyển chọn hoặc giao trực tiếp theo quy định của pháp luật về khoa học và
công nghệ (áp dụng đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập);

+ Chi hoạt động chuyên môn; chi quản lý; chi bảo trì, bảo dưỡng tài sản thường
xuyên, chi mua sắm đảm bảo hoạt động thường xuyên từ nguồn kinh phí giao tự chủ
(không bao gồm các khoản chi theo dự án/đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt

296
bố trí kinh phí thường xuyên không giao tự chủ) và các khoản chi thường xuyên
khác;

Các khoản chi xác định mức độ tự chủ tài chính (B) không bao gồm các khoản
chi thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước,
hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá
nhân.

* Khái niệm tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Quản lý tài sản là trông coi và giữ gìn tài sản, bảo đảm cho tài sản không bị
mất mát, hao hụt trừ những hao mòn tự nhiên. Chế độ quản lý từng loại tài sản do
pháp luật quy định hoặc theo thỏa thuận của các bên.

Theo Điều 53, Hiến pháp Việt Nam năm 2013: Đất đai, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và
các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Theo Điều 3 Luật Quản lý và sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21
tháng 6 năm 2017: Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động
quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức,
đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản
được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân
sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà
nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.

Căn cứ vào pháp luật hiện hành, tài sản công được hiểu là những tài sản được
hình thành từ nguồn ngân sách theo quy định của pháp luật, đất đai, rừng núi, sông
hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục dịa và
vùng trời. Tài sản công là nguồn lực tài chính công của đất nước, là nguồn lực tài
chính tiềm năng cho đầu tư phát triển, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

297
nước. Nhà nước là chủ sở hữu của mọi tài sản công, song nhà nước không phải là
người trực tiếp sử dụng toàn bộ tài sản công. Tài sản công được nhà nước giao cho
các cơ quan trực thuộc bộ máy nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội… trực tiếp quản
lý, sử dụng. Để thực hiện vai trò chủ sở hữu tài sản công của mình, Nhà nước phải
thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tài sản công, có trách nhiệm bảo tồn,
phát triển nguồn tài sản công một cách tiệt kiệm và có hiệu quả phục vụ cho sự phát
triển của đất nước.

Khi xem xét tài chính công là một hoạt động thu và chi bằng đồng tiền của nhà
nước, chúng ta có thể thấy một phần tài sản công được hình thành từ hoạt động chi
tiêu từ các quỹ tiền tệ của nhà nước, đồng thời tài sản công cũng tạo ra một nguồn
thu quan trọng cho ngân sách nhà nước. Xét dưới góc độ đó, một bộ phận tài sản
công chính là biểu hiện của thu chi bằng tiền của nhà nước. Giá trị các tài sản công
chiếm một phần rất lớn trong chi ngân sách nhà nước hàng năm. Vì vậy, việc quản lý
các tài sản công là một nội dung liên quan mật thiết đến quản lý tài chính công.

Phân loại tài sản công.

Theo Điều 4 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, Tài sản công được
phân loại như sau:

Một là, Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo
đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân,
đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội, trừ tài sản
quy định tại khoản 4 Điều 4 (sau đây gọi là tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị);

Hai là, Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là
các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình kết cấu hạ tầng xã hội
và vùng đất, vùng nước, vùng biển gắn với công trình kết cấu hạ tầng, bao gồm: hạ
tầng giao thông, hạ tầng cung cấp điện, hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí
hậu, hạ tầng đô thị, hạ tầng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu
298
công nghệ cao, hạ tầng thương mại, hạ tầng thông tin, hạ tầng giáo dục và đào tạo, hạ
tầng khoa học và công nghệ, hạ tầng y tế, hạ tầng văn hóa, hạ tầng thể thao, hạ tầng
du lịch và hạ tầng khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là tài sản kết cấu hạ
tầng);

Ba là, Tài sản công tại doanh nghiệp;

Bốn là, Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;

Năm là, Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp
luật bao gồm: tài sản bị tịch thu; tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở
hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được
tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế và tài sản khác thuộc về Nhà nước
theo quy định của Bộ luật Dân sự; tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao
quyền sở hữu cho Nhà nước; tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc
thời hạn hoạt động; tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển
giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án;

Sáu là, Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân
sách và dự trữ ngoại hối nhà nước;

Bảy là, Đất đai; tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản,
nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, kho số viễn thông và kho số khác phục vụ quản lý
nhà nước, tài nguyên Internet, phổ tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh và các tài
nguyên khác do Nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, tài sản công là tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà
nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước được quản lý, sử dụng theo quy
định của pháp luật có liên quan. Việc quản lý, sử dụng tài sản công cần tuân thủ các
quy định, các nguyên tắc để tài sản công được sử dụng một cách có hiệu quả và phát
huy được vai trò của nó.

b) Nguồn lực tài chính, tài sản trong các đơn vị sự nghiệp công lập

299
Theo Điều 11, Nghị định 60/2021, nguồn lực tài chính trong các đơn vị sự
nghiệp công lập bao gồm:

Thứ nhất, Nguồn ngân sách nhà nước bao gồm:

Một là, Kinh phí cung cấp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh
mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, bao gồm cả nguồn
ngân sách nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công
theo quy định;

Hai là, Kinh phí chi thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ khi được cơ quan có thẩm quyền tuyển chọn hoặc giao trực tiếp theo
quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ;

Ba là, Kinh phí chi thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao
(nếu có), gồm: Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí
vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quyết định của
cấp có thẩm quyền; kinh phí thực hiện nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền
giao; kinh phí được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị sự nghiệp
công để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách
nhà nước trong trường hợp chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá để đặt
hàng;

Bốn là, Vốn đầu tư phát triển của dự án đầu tư xây dựng cơ bản được cấp
có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật đầu tư công (nếu có).
Riêng đối với đơn vị nhóm 1, Nhà nước xem xét bố trí vốn cho các dự án đầu tư
xây dựng cơ bản đang triển khai dở dang theo quyết định của cấp có thẩm quyền
hoặc bố trí cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản mới thuộc kế hoạch đầu tư
công trung hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị sự nghiệp công quản
lý, sử dụng vốn đầu tư phát triển theo quy định.

Thứ hai, Nguồn thu hoạt động sự nghiệp bao gồm:

Một là, Thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công;

300
Hai là, Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên
kết với các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự
nghiệp công;

Ba là, Thu từ cho thuê tài sản công: Đơn vị thực hiện đầy đủ quy định của
pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và phải được cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt đề án cho thuê tài sản công.

Thứ ba, Nguồn thu phí được để lại đơn vị sự nghiệp công để chi theo quy
định của pháp luật về phí, lệ phí.

Thứ tư, Nguồn vốn vay; vốn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có)

c) Các khoản chi trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Các khoản chi trong các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm chi thường xuyên
giao tự chủ, chi thường xuyên giao không tự chủ và chi thực hiện nhiệm vụ khoa học
và công nghệ.

Thứ nhất, Chi thường xuyên giao tự chủ.

Nếu xét theo lĩnh vực chi thì chi thường xuyên giao tự chủ bao gồm: Chi cho
các hoạt động thuộc sự nghiệp văn - xã như: giáo dục - đào tạo; sự nghiệp y tế; sự
nghiệp văn hoá - nghệ thuật; thể dục - thể thao; thông tấn báo chí; phát thanh truyền
hình…; Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của Nhà nước, đây là các khoản chi
cho các đơn vị sự nghiệp kinh tế của Nhà nước như các đơn vị sự nghiệp ngành giao
thông, nông nghiệp, thuỷ lợi, ngư nghiệp, lâm nghiệp…; Chi cho các hoạt động quản
lý Nhà nước, bao gồm các khoản chi để thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp (chi cho bộ máy quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương); Chi cho
quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội; Các khoản chi thường xuyên khác.

Nếu xét theo nội dung kinh tế thì các khoản chi thường xuyên giao tự chủ bao
gồm: Chi tiền lương và các khoản đóng góp theo tiền lương; Chi thuê chuyên gia,
301
nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt; Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý;
Chi thực hiện công việc, dịch vụ thu phí theo quy định của pháp luật phí, lệ phí; chi
thực hiện các hoạt động dịch vụ; Trích lập các khoản dự phòng theo quy định đối với
doanh nghiệp, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định thành lập các quỹ
đặc thù để xử lý rủi ro (nếu có); Chi trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật (nếu
có); Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

Xét theo mục đích sử dụng, các khoản chi thường xuyên giao tự chủ gồm:

- Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm
quyền giao, gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản
trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện
hành; dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ; sửa chữa
thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định.

- Chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí, gồm:
Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành cho số lao
động trực tiếp phục vụ công tác thu phí và lệ phí; các khoản chi nghiệp vụ
chuyên môn; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo
chế độ quy định phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí.

- Chi cho các hoạt động dịch vụ; gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản
phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí
công đoàn theo quy định hiện hành; nguyên, nhiên, vật liệu, lao vụ mua ngoài;
khấu hao tài sản cố định; sửa chữa tài sản cố định; chi trả lãi tiền vay, lãi tiền
huy động theo hình thức vay của cán bộ, viên chức; chi các khoản thuế phải nộp
theo quy định của pháp luật và các khoản chi khác (nếu có).

Thứ hai, Chi thường xuyên không giao tự chủ bao gồm:

- Chi thực hiện các nhiệm vụ được Nhà nước giao quy định tại điểm c
khoản 1 Điều 11 Nghị định 60/2021 theo quy định của pháp luật về ngân sách

302
nhà nước và pháp luật đối với từng nguồn kinh phí, cụ thể chi từ nguồn kinh phí
chi thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao (nếu có), gồm: chi từ
nguồn kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; chi từ nguồn kinh
phí vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quyết định
của cấp có thẩm quyền; chi từ nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ được cơ quan
có thẩm quyền giao; chi từ nguồn kinh phí được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền giao cho đơn vị sự nghiệp công để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ
sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp chưa có định mức
kinh tế - kỹ thuật và đơn giá để đặt hàng;

- Chi mua sắm tài sản, sửa chữa lớn phục vụ công tác thu phí từ nguồn thu
phí được để lại (phần được để lại chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc,
thiết bị phục vụ công tác thu phí);

- Chi từ nguồn vay nợ, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, Chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ: Trường hợp đơn vị
sự nghiệp công được cơ quan có thẩm quyền tuyển chọn hoặc giao trực tiếp thực
hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đơn vị thực hiện quản lý và sử dụng kinh
phí theo quy định của pháp luật về khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và
công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

d) Nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản trong các đơn vị sự nghiệp công lập

* Nguyên tắc quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Việc quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập, trước hết phải phù
hợp với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể tại mỗi đơn vị. Nhưng dù đơn vị đó thuộc
loại hình nào thì việc quản lý tài chính cũng phải tuân thủ theo một số nguyên tắc
quản lý tài chính như sau:

- Các khoản thu NSNN, thu sự nghiệp công và thu dịch vụ thực hiện theo
quy định của các Luật: Luật Ngân sách 2015, Luật phí, lệ phí 2015 và chế độ thu
theo quy định của pháp luật.

303
- Đơn vị sự nghiệp công thực hiện dự toán thu, chi trong phạm vi dự toán
được giao, sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả,
theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về phí, lệ phí;
chấp hành nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác theo
quy định của pháp luật;

- Đối với dự toán chi thường xuyên giao tự chủ, đơn vị được điều chỉnh các
nội dung chi cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời gửi cơ quan
cấp trên và Kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để theo dõi
quản lý, thanh toán và quyết toán;

- Việc phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên giao tự chủ từ nguồn ngân
sách nhà nước hằng năm căn cứ vào dự toán thu, chi của năm đầu thời kỳ ổn
định và các yếu tố biến động do thay đổi chính sách, chế độ của nhà nước làm
thay đổi dự toán thu, chi của đơn vị theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định
số 60/2021/NĐ-CP;

- Trách nhiệm quản lý tài chính của các đơn vị thuộc về đơn vị mà người
đứng đầu chịu trách nhiệm chính là người lãnh đạo của đơn vị.

* Nguyên tắc quản lý tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Để nhằm mục đích giúp cho việc quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản công
cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất: Mọi tài sản công đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý,
quyền sử dụng và các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và
đối tượng khác theo quy định của Luật và pháp luật có liên quan. Nguyên tắc
này thể thể hiện sự bình đẳng giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các đối tượng
khác trong việc sử dụng tài sản công.

Thứ hai: Tài sản công do Nhà nước đầu tư phải được quản lý, khai thác,
duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá
trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hoả hoạn và nguyên

304
nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm
hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.

Thứ ba: Tài sản công là tài nguyên phải được kiểm kê, thống kê về hiện
vật, ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản; được quản
lý, bảo vệ, khai thác theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả,
đúng pháp luật.

Thứ tư: Tài sản công phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo
đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế
độ theo quy định của pháp luật.

Thứ năm: Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo
cơ chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Thứ sáu: Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải được thực hiện công khai,
minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham
nhũng.

Thứ bảy: Một nguyên tắc nữa cũng rất quan trọng đó là việc quản lý, sử
dụng tài sản công được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi
phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời,
nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập

a) Quản lý nguồn tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Tùy theo mức loại tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, việc quản lý các
nguồn tài chính cũng khác nhau. Quy trình quản lý các nguồn thu:

* Lập dự toán thu.

305
Dự toán thu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc lập dự toán chi và triển khai
nhiệm vụ chi đảm bảo chủ động thu, chi trong đơn vị. Theo cách phân loại các cơ
quan Nhà nước, có thể chia việc lập dự toán thu đối với các đơn vị làm 2 cách. Đó là:

- Đối với các đơn vị không có nguồn thu sự nghiệp, trên cơ sở phân bổ và giao
dự toán ngân sách năm đối với các đơn vị theo quy định của Thủ tướng Chính phủ,
các đơn vị này tuỳ theo ngành và lĩnh vực hoạt động của đơn vị mình để xây dựng
dự toán thu theo đúng quy định của nhà nước.

- Đối với các đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thì ngoài việc lập dự toán thu trên
cơ sở phân bổ và giao dự toán ngân sách năm theo quy định của Thủ tướng Chính
phủ, các đơn vị cần phải lập dự toán đối với các nguồn thu ngoài ngân sách.

* Tổ chức thực hiện dự toán thu.

- Thực hiện dự toán thu từ nguồn ngân sách nhà nước.

Đối với khoản thu từ NSNN, đơn vị sự nghiệp công lập được cấp qua Kho bạc
Nhà nước dưới hình thức Kho bạc nhà nước sẽ cấp các khoản thu trên cơ sở dự toán
chi thường xuyên và chi không thường xuyên theo dự toán đã được phê duyệt. Hàng
tháng căn cứ vào các khoản chi thường xuyên và chi không thường xuyên.

- Tổ chức thực hiện dự toán đối với các nguồn thu dịch vụ sự nghiệp công và
nguồn thu khác.

Ngoài các khoản thu từ NSNN thì đơn vị sự nghiệp công lập có các khoản thu
khác như: thu từ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, thu hoạt động sản xuất kinh
doanh, các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản đóng góp tự nguyện khác theo
quy định của pháp luật. Các khoản thu này có tính chất không hoàn trả nên chúng có
tác dụng quan trọng trong tăng cường thêm nguồn lực tài chính cho đơn vị.

Căn cứ Điều 14 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, “kết thúc năm tài chính, sau khi
hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi thường xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản
cố định, nộp thuế và các khoản nộp NSNN theo quy định, phần chênh lệch thu lớn
hơn chi thường xuyên giao tự chủ, đơn vị sự nghiệp công được trích lập các quỹ.
306
Theo đó các năm tiếp theo trong giai đoạn được phê duyệt phương án tự chủ, các
đơn vị sự nghiệp cân đối các khoản chi trên cơ sở nguồn thu và phần hỗ trợ từ
NSNN (nếu có).

b) Quản lý chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập

* Lập dự toán chi.

Tuy nhiên, đối với mỗi đơn vị, việc lập dự toán chi đòi hỏi phải cụ thể theo
nguyên tắc: Các khoản chi phải có nguồn đảm bảo; Các khoản chi qua các năm phải
tương đối ổn định; Các khoản chi thường xuyên, phải gắn chặt với các hoạt động của
đơn vị; Các mức chi phải tuân thủ theo đúng chế độ, chính sách quy định hiện hành
của Nhà nước; Các khoản chi được lập phải đạt hiệu quả cao với nguồn lực thấp nhất

* Tổ chức thực hiện dự toán chi.

- Tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên.

+ Căn cứ tổ chức thực hiện dự toán dự toán chi thường xuyên.

Thời gian thực hiện chấp hành dự toán chi thường xuyên ở nước ta được tính từ
ngày 01 tháng 1 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Trong quá trình tổ chức
thực hiện dự toán, dự toán chi thường xuyên cần dựa trên những căn cứ sau: Dựa
vào mức chi của từng chỉ tiêu hoặc tổng mức chi nếu đó là kinh phí đã nhận khoán,
đã được duyệt trong dự toán; Dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu
cầu chi thường xuyên trong mỗi kỳ báo cáo, các khoản chi thường xuyên của các
đơn vị luôn bị giới hạn bởi khả năng huy động các khoản thu thường xuyên; Dựa
vào các chính sách, chế độ chi thường xuyên hiện hành. Đây là căn cứ mang tính
pháp lý cho công tác thực hiện chấp hành dự toán dự toán chi thường xuyên.

+ Một số nguyên tắc trong quá trình thực hiện dự toán chi thường xuyên.

Nguyên tắc quản lý theo dự toán:

Những khoản chi thường xuyên một khi đã được ghi vào dự toán chi và được
cơ quan có thẩm quyền xét duyệt được coi là chỉ tiêu pháp lệnh.

307
Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.

Có thể nói tiết kiệm, hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng
đầu của quản lý kinh tế, tài chính, bởi một lẽ giản đơn rằng: Nguồn lực thì luôn có
giới hạn nhưng nhu cầu thì dường như không có mức giới hạn nào.

Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước.

Chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước là phương thức thanh toán chi
trả có sự tham gia của 3 bên: Đơn vị sử dụng ngân sách; Kho bạc Nhà nước; tổ chức
cá nhân được nhận các khoản tiền do đơn vị sử dụng ngân sách thanh toán chi trả
(còn được gọi chung là người được hưởng) bằng hình thức thanh toán không dùng
tiền mặt.

- Tổ chức thực hiện dự toán chi không thường xuyên.

Đối với chi không thường xuyên, hàng năm đơn vị được cấp trên phê duyệt
một số hoạt động chi lớn như chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi mua sắm tài sản cố
định, chi việc thực hiện tinh giản biên chế, chi nhiệm vụ đặc thù của đơn vị... trước
hết để được cấp các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN qua Kho bạc, đơn
vị cần mở tài khoản tại Kho bạc để tiếp nhận. Đầu năm đơn vị phải gửi cho Kho bạc
nơi giao dịch một bản kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm. Nếu trong năm có
nguồn đầu tư xây dựng cơ bản được bổ sung thì đơn vị cần có quyết định mức cấp
bổ sung do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nộp Kho bạc.

Tùy theo mức loại tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, việc quản lý các
nhiệm vụ chi cũng khác nhau. Theo Nghị 60/2021 và Thông tư 56/2022 hướng dẫn
về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

Thứ nhất, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ toàn bộ chi thường
xuyên và chi đầu tư (nhóm 1) và các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ toàn bộ chi
thường xuyên (nhóm 2):

Một là, Đối với chi thường xuyên giao tự chủ.

- Chi tiền lương và các khoản đóng góp theo tiền lương.
308
+ Trong thời gian Chính phủ chưa ban hành chế độ tiền lương theo Nghị
quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán
bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh
nghiệp (sau đây gọi là Nghị quyết số 27-NQ/TW), đơn vị chi trả tiền lương theo
lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo lương và các khoản phụ
cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công; chi tiền công theo hợp
đồng vụ việc (nếu có). Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm
tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị, ngân sách nhà nước không cấp bổ
sung.

+ Kể từ thời điểm chế độ tiền lương do Chính phủ quy định theo Nghị
quyết số 27-NQ/TW có hiệu lực thi hành, thực hiện như sau:

Đối với đơn vị nhóm 1: Căn cứ tình hình tài chính, đơn vị sự nghiệp công
được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh
nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ hạng I); quyết định mức lương chi trả cho viên chức, người
lao động; chi tiền công theo hợp đồng vụ việc (nếu có).

Đối với đơn vị nhóm 2: Căn cứ tình hình tài chính, đơn vị sự nghiệp công
được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh
nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ hạng II); quyết định mức lương chi trả cho viên chức, người
lao động; chi tiền công theo hợp đồng vụ việc (nếu có).

- Chi thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện
nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Căn cứ yêu cầu thực tế, mức giá thực tế
trên thị trường, khả năng tài chính, đơn vị được quyết định mức chi cụ thể tương
xứng với nhiệm vụ được giao và phải quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của
đơn vị.

- Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý.


309
+ Đối với các nội dung chi đã có định mức kinh tế - kỹ thuật, chế độ chi
theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ yêu cầu thực tế, mức
giá thực tế trên thị trường địa bàn địa phương của đơn vị sự nghiệp công và khả
năng tài chính, đơn vị được quyết định mức chi theo quy định trong quy chế chi
tiêu nội bộ của đơn vị và chịu trách nhiệm về đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng
dịch vụ theo quy định Nhà nước;

+ Đối với các nội dung chi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quy định, căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mức chi cho phù hợp với
nguồn tài chính của đơn vị và phải quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ. Thủ
trưởng đơn vị sự nghiệp công phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Chi thực hiện công việc, dịch vụ thu phí theo quy định của pháp luật phí,
lệ phí; chi thực hiện các hoạt động dịch vụ.

- Trích lập các khoản dự phòng theo quy định đối với doanh nghiệp, trừ
trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định thành lập các quỹ đặc thù để xử
lý rủi ro (nếu có).

- Chi trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật (nếu có).

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

Hai là, Đối với chi thường xuyên không giao tự chủ và chi thực hiện nhiệm
vụ khoa học và công nghệ.

- Chi thường xuyên không giao tự chủ bao gồm:

+ Chi thực hiện các nhiệm vụ được Nhà nước giao quy định tại điểm c
khoản 1 Điều 11 Nghị định này theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà
nước và pháp luật đối với từng nguồn kinh phí;

+ Chi mua sắm tài sản, sửa chữa lớn phục vụ công tác thu phí từ nguồn thu
phí được để lại (phần được để lại chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc,
thiết bị phục vụ công tác thu phí);

310
+ Chi từ nguồn vay nợ, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.

- Chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ: Trường hợp đơn vị sự
nghiệp công được cơ quan có thẩm quyền tuyển chọn hoặc giao trực tiếp thực
hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đơn vị thực hiện quản lý và sử dụng kinh
phí theo quy định của pháp luật về khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và
công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

- Đơn vị sự nghiệp công phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về
chế độ công tác phí nước ngoài, chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc
tế ở Việt Nam.

Thứ hai, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ một phần chi thường
xuyên - từ 10% đến dưới 100% chi thường xuyên (nhóm 3).

Một là, Đối với chi thường xuyên giao tự chủ.

- Chi tiền lương và các khoản đóng góp theo tiền lương.

+ Trong thời gian Chính phủ chưa ban hành chế độ tiền lương theo Nghị
quyết số 27-NQ/TW, đơn vị sự nghiệp công áp dụng chế độ tiền lương theo mức
lương cơ sở, hệ số tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo tiền
lương và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp
công; chi tiền công theo hợp đồng vụ việc (nếu có). Kể từ thời điểm chế độ tiền
lương do Chính phủ quy định theo Nghị quyết số 27-NQ/TW có hiệu lực thi
hành, đơn vị sự nghiệp công áp dụng chế độ tiền lương theo vị trí việc làm, chức
danh, chức vụ và các khoản đóng góp theo tiền lương theo quy định của Nhà
nước đối với đơn vị sự nghiệp công; chi tiền công theo hợp đồng vụ việc (nếu
có).

+ Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương.

Khi Nhà nước điều chỉnh chính sách tiền lương, đơn vị sự nghiệp công tiếp
tục sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ (riêng đơn vị sự nghiệp
công trong lĩnh vực y tế - dân số sử dụng tối thiểu 35% sau khi trừ các chi phí đã
311
kết cấu vào giá dịch vụ), tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng
thêm hằng năm và sắp xếp từ nguồn dự toán ngân sách nhà nước được giao để
bảo đảm nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Ngân sách nhà nước
chỉ cấp bổ sung sau khi đơn vị sử dụng hết Quỹ bổ sung thu nhập và nguồn trích
lập cải cách tiền lương.

+ Chi tiền thưởng: Thực hiện theo chế độ tiền lương do Chính phủ quy
định theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

- Chi thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện
nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Căn cứ yêu cầu thực tế, mức giá thực tế
trên thị trường và dự toán ngân sách nhà nước giao, khả năng tài chính, đơn vị
được quyết định mức chi cụ thể tương xứng với nhiệm vụ được giao và phải quy
định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

- Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý.

+ Đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên.

Đối với các nội dung chi đã có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, căn cứ yêu cầu thực tế, mức giá thực tế trên thị trường và
khả năng tài chính, đơn vị được quyết định mức chi cao hơn (trong trường hợp
đơn vị chi từ nguồn thu sự nghiệp, không phải nguồn ngân sách nhà nước) hoặc
bằng hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và
quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị nhưng phải bảo đảm tiêu
chuẩn chất lượng dịch vụ theo quy định Nhà nước. Đối với các nội dung chi
chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, căn cứ tình hình thực tế,
đơn vị sự nghiệp công xây dựng mức chi cho phù hợp với nguồn tài chính của
đơn vị và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị
sự nghiệp công phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

+ Đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên; đơn vị tự
bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên.

312
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đơn vị được
quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý, nhưng tối đa không
vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với các nội
dung chi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, căn cứ tình hình
thực tế, đơn vị sự nghiệp công xây dựng mức chi cho phù hợp từ nguồn tài chính
của đơn vị và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Thủ trưởng đơn
vị sự nghiệp công phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí theo quy định
của pháp luật phí, lệ phí; chi cho các hoạt động dịch vụ.

- Trích lập các khoản dự phòng đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh,
liên doanh liên kết và dịch vụ khác theo quy định đối với doanh nghiệp, trừ
trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định thành lập các quỹ đặc thù để xử
lý rủi ro (nếu có).

- Chi trả lãi tiền vay (nếu có).

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

Hai là, Đối với Chi thường xuyên không giao tự chủ và chi thực hiện nhiệm
vụ khoa học và công nghệ: Căn cứ vào nguồn tài chính theo quy định, thực hiện
và quản lý cá nhiệm vụ chi như các đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 1, nhóm 2.

Thứ ba, đối với Đơn vị sự nghiệp công có mức tự bảo đảm chi phí hoạt
động thường xuyên dưới 10% hoặc đơn vị sự nghiệp công không có nguồn thu
sự nghiệp (nhóm 4).

Một là, Đối với chi thường xuyên giao tự chủ.

- Chi tiền lương và các khoản đóng góp theo tiền lương.

+ Trong thời gian Chính phủ chưa ban hành chế độ tiền lương theo Nghị
quyết số 27-NQ/TW, đơn vị sự nghiệp công áp dụng chế độ tiền lương theo mức
lương cơ sở, hệ số tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo tiền

313
lương và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp
công; chi tiền công theo hợp đồng vụ việc (nếu có).

Kể từ thời điểm chế độ tiền lương do Chính phủ quy định theo Nghị quyết
số 27-NQ/TW có hiệu lực thi hành, đơn vị sự nghiệp công áp dụng chế độ tiền
lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ và các khoản đóng góp theo tiền
lương theo quy định của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công; chi tiền công
theo hợp đồng vụ việc (nếu có).

+ Về nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương.

Khi Nhà nước điều chỉnh chính sách tiền lương, đơn vị sự nghiệp công
thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hằng năm
và sắp xếp từ nguồn dự toán ngân sách nhà nước được giao để thực hiện cải
cách chính sách tiền lương. Ngân sách nhà nước chỉ cấp bổ sung sau khi đơn vị
sử dụng hết nguồn trích lập cải cách tiền lương.

+ Chi tiền thưởng: Thực hiện theo chế độ tiền lương do Chính phủ quy
định theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

- Chi thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện
nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Mức chi cụ thể thực hiện theo quy định
chung về tiền lương, tiền công của Nhà nước.

- Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý.

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đơn vị được
quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý, nhưng tối đa không
vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

314
Hai là, Đối với chi thường xuyên không giao tự chủ và chi thực hiện nhiệm
vụ khoa học và công nghệ: Căn cứ vào nguồn tài chính theo quy định, thực hiện
và quản lý cá nhiệm vụ chi như các đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 1, nhóm 2.

c) Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước

Đối với các khoản thu dịch vụ sự nghiệp công, thu hoạt động sản xuát kinh
doanh, các đơn vị sự nghiệp công thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước về các
khoản thuế giá trị gia tăng và thúe thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật
thuế. Cụ thể:

Thứ nhất, Về thuế giá trị gia tăng.

Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT


quy định phương pháp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ hoặc phương pháp
tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế
là cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa
đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ,
cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hoặc cơ sở kinh
doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân
kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp (trong đó bao gồm các đơn
vị sự nghiệp cộng lập). Khi đó, số thuế GTGT phải nộp bằng số thuế GTGT đầu
ra trừ đi số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Đối tượng áp dụng phương pháp
trực tiếp bao gồm Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng
năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự
nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định; Doanh nghiệp, hợp tác xã
mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện; Hộ, cá nhân kinh doanh; Tổ
chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và
các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán,
hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước
ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò,
315
phát triển và khai thác dầu khí; Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh
nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu: Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu
được quy định theo từng hoạt động như sau: Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%; Sản xuất, vận tải, dịch
vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%; Hoạt động
kinh doanh khác: 2%

Trường hợp cơ sở kinh doanh (trong đó bao gồm các đơn vị sự nghiệp cộng
lập) có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu
thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ
(%) trên doanh thu đối với doanh thu này. Một trong những đối tượng không
chịu thuế giá trị gia tăng là dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao
gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục,
thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.

Thứ hai, Về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn


thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy
định và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN (sửa đổi, bổ sung theo Điều 1
Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) đã quy định về
phương pháp tính thuế. Theo đó, số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế
bằng thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu
có) nhân với thuế suất thuế TNDN.

Thuế TNDN phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ
KH&CN (nếu có)) x Thuế suất thuế TNDN.

316
Trong đó, thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu
nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ
các năm trước theo quy định. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu
nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác. Thu
nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu của
hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của hoạt
động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Doanh nghiệp có nhiều hoạt
động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh
nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương
ứng.

Ngoài việc tính thuế TNDN theo thu nhập tính thuế, đơn vị sự nghiệp, tổ
chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của
pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp
trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu
nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không
xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ,
cụ thể như sau:

+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.

(Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%)

+ Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%.

+ Đối với hoạt động khác: 2%

d) Quản lý phân phối kết quả tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập

Kết thúc năm tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi thường
xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định (nếu có), nộp thuế và các
khoản nộp ngân sách nhà nước, trích lập nguồn cải cách tiền lương theo quy
định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên giao tự chủ (nếu có), đơn vị

317
sự nghiệp công được sử dụng theo quy định tại Điều 14 (áp dụng đối với đơn vị
nhóm 1, nhóm 2), Điều 18 (áp dụng đối với đơn vị nhóm 3) và Điều 22 (áp dụng
đối với đơn vị nhóm 4) Nghị định số 60/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ toàn bộ chi thường
xuyên và chi đầu tư (nhóm 1) và các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ toàn bộ chi
thường xuyên (nhóm 2):

Một là, Kết thúc năm tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi
thường xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định, nộp thuế và các khoản
nộp ngân sách nhà nước theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường
xuyên giao tự chủ (nếu có), đơn vị sự nghiệp công được sử dụng theo thứ tự như
sau:

- Trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Trích tối thiểu 25%;

- Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập áp dụng trong trường hợp đơn vị chi tiền
lương theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 60/2021: Đơn vị
nhóm 1 được tự quyết định mức trích (không khống chế mức trích); đơn vị
nhóm 2 trích tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các
khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định.
Trường hợp đơn vị chi tiền lương theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12
Nghị định này thì không trích lập Quỹ bổ sung thu nhập;

- Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi: Tổng hai quỹ tối đa không
quá 3 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;

- Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

- Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các
quỹ theo quy định được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

Hai là, Sử dụng các Quỹ.

- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng
cấp, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc; phát
318
triển năng lực hoạt động sự nghiệp; chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công
nghệ; đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động trong đơn vị;
mua bản quyền tác phẩm, chương trình; góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ
chức, cá nhân trong nước và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ sự nghiệp
công theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các khoản chi khác (nếu có);

- Quỹ bổ sung thu nhập: Để chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong
năm và dự phòng chi bổ sung thu nhập cho người lao động năm sau trong
trường hợp nguồn thu nhập bị giảm. Việc chi bổ sung thu nhập cho người lao
động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng
và hiệu quả công tác;

- Quỹ khen thưởng: Để thưởng cuối năm, thưởng định kỳ, thưởng đột xuất
cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích
đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng do Thủ trưởng đơn vị sự
nghiệp công quyết định và được ghi trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;

- Quỹ phúc lợi: Để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi của đơn vị;
góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành
hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng; chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể
của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động,
kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức, hoàn cảnh khó khăn; chi thêm cho
người lao động thực hiện tinh giản biên chế; chi hỗ trợ hoạt động xã hội, từ
thiện;

- Quỹ khác: Thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Ba là, Việc sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tư, mua
sắm, góp vốn liên doanh, liên kết phải thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của
pháp luật về đầu tư công; pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; pháp luật
về đấu thầu và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

319
Bốn là, Mức trích cụ thể của các quỹ theo quy định và quy trình sử dụng
các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công quyết định theo quy chế chi tiêu
nội bộ, phù hợp với quy định pháp luật liên quan và phải công khai trong đơn vị.

Thứ hai, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ một phần chi thường
xuyên - từ 10% đến dưới 100% chi thường xuyên (nhóm 3).

Kết thúc năm tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi thường
xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định, trích lập nguồn cải cách tiền
lương theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định 60/2021, nộp thuế và
các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn
chi hoạt động thường xuyên giao tự chủ (nếu có), đơn vị được sử dụng theo thứ
tự như sau:

- Trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

+ Đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên: Trích lập
tối thiểu 20%;

+ Đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên: Trích lập tối
thiểu 15%;

+ Đơn vị tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên: Trích lập tối
thiểu 10%.

- Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập và chi thu nhập tăng thêm.

+ Trong thời gian Chính phủ chưa ban hành chế độ tiền lương theo Nghị
quyết số 27-NQ/TW, trích lập Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 2 lần quỹ
tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo tiền lương và các
khoản phụ cấp do Nhà nước quy định.

+ Kể từ thời điểm chế độ tiền lương do Chính phủ quy định theo Nghị
quyết số 27-NQ/TW có hiệu lực thi hành, thực hiện như sau:

320
Đơn vị tự bảo đảm 70% đến dưới 100% chi thường xuyên: Được chi thu
nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của viên chức,
người lao động của đơn vị;

Đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên: Được chi thu
nhập bình quân tăng thêm không quá 0,5 lần quỹ lương cơ bản của viên chức,
người lao động của đơn vị;

Đơn vị tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên: Được chi thu
nhập bình quân tăng thêm không quá 0,3 lần quỹ lương cơ bản của viên chức,
người lao động của đơn vị.

- Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi.

Mức trích tổng hai quỹ như sau:

+ Đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên: Trích lập
tối đa không quá 2,5 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;

+ Đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên: Trích lập tối
đa không quá 2 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;

+ Đơn vị tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên: Trích lập tối
đa không quá 1,5 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị.

- Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật.

- Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các
quỹ theo quy định được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

- Việc sử dụng các Quỹ thực hiện theo quy định. Mức trích cụ thể và quy
trình sử dụng các Quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công quyết định theo quy
chế chi tiêu nội bộ phù hợp quy định pháp luật liên quan và phải công khai trong
đơn vị.

321
Thứ ba, đối với đơn vị sự nghiệp công có mức tự bảo đảm chi phí hoạt
động thường xuyên dưới 10% hoặc đơn vị sự nghiệp công không có nguồn thu
sự nghiệp (nhóm 4).

Một là, Kết thúc năm tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi
phí thường xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định, trích lập nguồn cải
cách tiền lương theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định này, nộp
thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định, phần chênh lệch thu
lớn hơn chi hoạt động thường xuyên giao tự chủ (nếu có) được xác định là kinh
phí chi thường xuyên tiết kiệm được.

Hai là, Đơn vị sử dụng số kinh phí chi thường xuyên tiết kiệm được theo
thứ tự như sau:

- Bổ sung thu nhập cho viên chức, người lao động: Đơn vị chi thu nhập
bình quân tăng thêm cho viên chức, người lao động tối đa không quá 0,3 lần quỹ
tiền lương cơ bản của viên chức, người lao động của đơn vị theo nguyên tắc phải
gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người;

- Chi khen thưởng và phúc lợi: Chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho
tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo kết quả công tác và thành tích đóng
góp; chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của viên chức, người lao động; trợ
cấp khó khăn đột xuất cho viên chức, người lao động, kể cả đối với những
trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế
khi thực hiện tinh giản biên chế;

- Khi xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định, đơn vị có thể
trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho viên chức, người lao động.

Số kinh phí tiết kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sang
năm sau tiếp tục sử dụng.

Ba là, Thủ trưởng đơn vị quyết định phương án sử dụng kinh phí tiết kiệm
nêu trên theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải công khai trong đơn vị.

322
đ) Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Để quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ đảm bảo công khai,
minh bạch, đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, phù hợp với hoạt động đặc thù
của đơn vị, khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, đơn vị sự
nghiệp công có trách nhiệm xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để thực
hiện. Khi thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, đơn vị phải bảo đảm có hóa đơn, chứng
từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định, trừ các khoản được thực hiện khoán chi theo quy
chế chi tiêu nội bộ và quy định của pháp luật.

Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn,
định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo phù hợp với chế độ chi tiêu tài
chính hiện hành của đơn vị sự nghiệp công và nguồn tài chính của đơn vị, trong đó:

Một là, Đối với những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt động của đơn
vị nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, căn cứ tình hình
thực tế và nguồn tài chính, đơn vị xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung
công việc cho phù hợp và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ;

Hai là, Đối với chế độ công tác phí nước ngoài, chế độ tiếp khách nước ngoài
và hội thảo quốc tế ở Việt Nam, đơn vị sự nghiệp công thực hiện theo đúng các quy
định hiện hành của Nhà nước về nội dung và mức chi;

Ba là, Quy chế chi tiêu nội bộ cần được tổ chức thảo luận rộng rãi, dân chủ,
công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của tổ chức công đoàn; báo cáo cơ
quan quản lý cấp trên trước khi ban hành; Đối với các đơn vị sự nghiệp công có
thành lập Hội đồng quản lý hoặc Hội đồng trường (áp dụng đối với cơ sở giáo dục
đại học và giáo dục nghề nghiệp), đơn vị trình Hội đồng quản lý/Hội đồng trường
thông qua dự thảo Quy chế chi tiêu nội bộ trước khi báo cáo cơ quan quản lý cấp
trên; Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo Quy chế chi
tiêu nội bộ của đơn vị, cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm xem xét, có ý kiến
bằng văn bản yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại các nội dung chi chưa phù hợp với quy
định của pháp luật; Sau thời hạn nêu trên, nếu cơ quan quản lý cấp trên không có ý
323
kiến, Thủ trưởng đơn vị ký ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ để triển khai thực hiện;
đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, giám
sát thực hiện và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ
kiểm soát chi.

Bốn là, Thủ trưởng đơn vị căn cứ tính chất công việc, khối lượng sử dụng, tình
hình thực hiện năm trước, Thủ trưởng đơn vị quyết định phương thức khoản chi phí
cho từng cá nhân, bộ phận, đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc như: sử dụng văn
phòng phẩm, điện thoại, xăng xe, điện, nước, công tác phí và các khoản khoản chi
khác; kinh phí tiết kiệm do thực hiện khoản chi được xác định chênh lệch thu, chi và
được phân phối, sử dụng theo chế độ quy định.

Năm là, Chế độ quản lý, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các nhiệm
vụ khoa học và công nghệ, nhiệm vụ chi thường xuyên không giao tự chủ, nguồn thu
phí để lại chi nhiệm vụ không thường xuyên, nguồn vay nợ, viện trợ, nguồn khác
(nếu có), đơn vị phải thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước
và pháp luật hiện hành đối với từng nguồn kinh phí.

3. Nội dung quản lý tài sản trong các đơn vị sự nghiệp công lập

a) Quyền và nghĩa vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quản lý tài
sản công

Quyền của các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quản lý tài sản công.

Theo Khoản 1 Điều 22 Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định
cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có các quyền
sau đây:

- Sử dụng tài sản công phục vụ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được
giao;

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài sản
công được giao theo chế độ quy định;

- Được Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp;


324
- Khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật;

- Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quản lý tài sản công.

Theo Khoản 2 Điều 22 Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định
cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có các nghĩa vụ
sau đây:

- Bảo vệ, sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế
độ; bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm;

- Lập, quản lý hồ sơ tài sản công, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại tài sản công
theo quy định của Luật này và pháp luật về kế toán;

- Báo cáo và công khai tài sản công theo quy định của Luật này;

- Thực hiện nghĩa vụ tài chính trong sử dụng tài sản công theo quy định của
pháp luật;

- Giao lại tài sản công cho Nhà nước khi có quyết định thu hồi của cơ quan,
người có thẩm quyền;

- Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền; giám sát của cộng đồng, cán bộ, công chức, viên chức và Ban Thanh tra
nhân dân trong quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy
định của pháp luật;

- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao
quản lý, sử dụng tài sản công.

Thứ nhất, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng
tài sản công có các quyền sau đây: Tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công
để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao; Giám sát, kiểm tra việc quản
lý, sử dụng tài sản công được giao quản lý, sử dụng; Xử lý theo thẩm quyền hoặc
325
trình cơ quan, người có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý,
sử dụng tài sản công; Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng
tài sản công có các nghĩa vụ sau đây: Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý,
sử dụng tài sản công được Nhà nước giao; Chấp hành quy định của Luật Quản lý và
sử dụng tài sản công 2017 và pháp luật có liên quan, bảo đảm sử dụng tài sản công
đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, tiết kiệm, hiệu quả; Chịu trách nhiệm
trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng tài sản công được Nhà nước giao; Giải
quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm giải trình theo quy định
của pháp luật; Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

b) Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Các đơn vị sử nghiệp công lập khi hình thành, sử dụng tài sản công cần
tuân thủ các tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công theo Điều 24 Luật Quản
lý sử dụng tài sản công 2017 như sau:

- Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là
các quy định về chủng loại, số lượng, mức giá, đối tượng được sử dụng do cơ
quan, người có thẩm quyền ban hành. Quy định về mức giá trong định mức sử
dụng tài sản công là giá đã bao gồm các loại thuế phải nộp theo quy định của
pháp luật; trường hợp được miễn các loại thuế thì phải tính đủ số thuế được
miễn để xác định định mức.

- Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công được sử dụng làm căn cứ để
lập kế hoạch và dự toán ngân sách; giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê tài sản,
khoán kinh phí sử dụng tài sản công; quản lý, sử dụng và xử lý tài sản công tại
cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Nguyên tắc ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công.

Nguyên tắc ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công theo Điều
25 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 như sau: Đúng thẩm quyền; Tuân

326
thủ trình tự, thủ tục ban hành theo quy định của pháp luật; Phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ được giao; khả năng của ngân sách nhà nước; mức độ tự chủ của
đơn vị sự nghiệp công lập.

Thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công.

Theo Điều 26 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 quy định về thẩm
quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công như sau:

Thứ nhất, Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với các tài
sản công sau đây: Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Xe ô tô;Tài sản
công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

Thứ hai, Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối
với các tài sản công sau đây: Tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân
dân; Nhà ở công vụ; Máy móc, thiết bị và các loại tài sản công được sử dụng
phổ biến tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, trừ tài sản công quy định tại khoản 1 Điều
26 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017.

Thứ ba, Bộ và cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau khi có ý
kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp) quy định chi tiết
hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực
quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương.

Thứ tư, Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường
xuyên và chi đầu tư quyết định áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản
công tại đơn vị mình, trừ tiêu chuẩn, định mức diện tích làm việc, xe ô tô, máy
móc, thiết bị của các chức danh quản lý.

Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.

Luật Quản lý, sử dụng TSC 2017 cũng như hệ thống pháp luật về cán bộ
công chức, viên chức… quy định rõ tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở hoạt
động sự nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp công lập về diện tích làm việc riêng và

327
diện tích làm việc chung theo các chức danh và đặc điểm hoạt động của các đơn
vị sự nghiệp công lập.

Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.

Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 11/01/2019 của Chính phủ quy định
tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô (thay thế Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg
ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ) có những nội dung cơ bản sau:

- Về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô: (i) Tiêu
chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô đối với chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ từ
1,25 đến 1,3 và tương đương: Cơ bản giữ như quy định trước đây, các chức danh
này được bố trí xe để đưa đón từ nơi ở đến cơ quan và đi công tác. Trường hợp
các chức danh tự nguyện nhận khoán kinh phí sử dụng xe ô tô thì Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND cấp
tỉnh, Hội đồng thành viên Tập đoàn kinh tế căn cứ tình hình thực tế của đơn vị
mình, phương án nhận khoán và số lượng chức danh nhận khoán kinh phí, để
xem xét, quyết định việc khoán kinh phí và số lượng xe ô tô trang bị, đảm bảo
tiết kiệm, hiệu quả giữa việc bố trí xe ô tô phục vụ công tác với việc khoán kinh
phí sử dụng xe ô tô. Trường hợp tất cả các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô
tô các bộ, ngành, địa phương áp dụng khoán kinh phí sử dụng xe ô tô cho toàn
bộ công đoạn thì không trang bị xe ô tô phục vụ chức danh; (ii) Đối với xe ô tô
phục vụ công tác chung: Điều chỉnh giảm định mức sử dụng xe phục vụ công
tác chung của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước; trừ các cơ
quan, tổ chức, đơn vị đóng tại địa bàn miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; (iii) Đối với xe ô tô chuyên dùng: Quy định
chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn, định mức sử xe ô tô chuyên dùng theo hướng quy
định cụ thể về tiêu chuẩn nhận biết và quy trình ban hành để giảm thiểu sự trục
lợi trong quá trình thực hiện.

- Về quản lý xe ô tô phục vụ công tác chung: Điều chỉnh phương thức quản
lý xe để sử dụng có hiệu quả số xe được trang bị; việc quản lý xe được thực hiện
328
theo phương thức giao cho một cơ quan, đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp
công ích quản lý xe tập trung để bố trí cho chức danh có đủ tiêu chuẩn khi đi
công tác. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có trụ sở không nằm chung với
trụ sở các bộ, cơ quan trung ương, cơ quan UBND tỉnh thì Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định việc
giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng xe.

- Về khoán kinh phí sử dụng xe ô tô và thuê dịch vụ xe ô tô: Nhân rộng mô


hình khoán xe theo hướng quy định chế độ khoán bắt buộc đối với các chức
danh ở các đơn vị dưới cấp Sở, cấp Cục (như các chi cục, trung tâm...); đồng
thời, quy định phương thức khoán linh hoạt, thuận tiện và giao quyền cho các
bộ, ngành, địa phương xem xét, quyết định đảm bảo phù hợp với điều kiện thực
tế.

- Về sắp xếp lại, xử lý xe ô tô: Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp
nhà nước sau khi rà soát, sắp xe ô tô theo tiêu chuẩn, định mức mà phát sinh xe
dôi dư thì thực hiện việc xử lý theo các hình thức về xử lý tài sản quy định tại
Luật Quản lý, sử dụng TSC (khác so với trước đây là bộ, ngành, địa phương gửi
kết quả về Bộ Tài chính để đối chiếu và cho ý kiến); đồng thời, các bộ, ngành,
địa phương thường xuyên cập nhật số liệu xe ô tô vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về
tài sản nhà nước theo quy định.

Tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị.

Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính


phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị (thay thế Quyết
định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ) cũng quy
định một số nội dung cụ thể như sau:

- Về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến
được xác định theo các chức danh cả về số lượng và đơn giá.

329
- Về máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn
vị: Việc trang bị máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ
chức, đơn vị do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định trên cơ sở định
mức, tiêu chuẩn về số lượng và đơn giá đã quy định.

- Đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng chia thành 02 nhóm: (i) Máy móc,
thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ công thuộc lĩnh vực y
tế, giáo dục và đào tạo; (ii) Máy móc, thiết bị chuyên dùng khác.

c) Chế độ quản lý và sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập

* Hình thành tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập.

Nguồn hình thành tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: a) Tài
sản công bằng hiện vật do Nhà nước giao theo quy định; b) Tài sản được đầu tư xây
dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khấu
hao tài sản, nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật; c) Tài sản được hình
thành từ nguồn vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân
theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, đối với việc hình thành tài sản công từ liên doanh liên kết cụ thể: a)
Có đề án liên doanh, liên kết, phương án vay vốn, huy động vốn và hoàn trả vốn
được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt; b) Đơn vị sự nghiệp công lập tự chịu
trách nhiệm trả nợ và các chi phí khác có liên quan; chịu trách nhiệm trước pháp luật
về hiệu quả của việc vay vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết.

Thứ nhất, Đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp.

Một là, Việc đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp, kể cả trong trường
hợp sử dụng vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết, được thực hiện khi đáp
ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: a) Chưa có cơ sở hoạt động sự nghiệp hoặc cơ sở
hoạt động sự nghiệp hiện có còn thiếu diện tích so với tiêu chuẩn, định mức; b) Nhà
nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp thuê cơ sở hoạt động sự
nghiệp.

330
Hai là, Việc đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp được thực hiện theo
quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên
quan.

Ba là, Không bố trí vốn đầu tư công, ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng
mới tài sản chỉ sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

Bốn là, Việc đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp theo hình thức đối tác
công tư được thực hiện theo quy định áp dụng đối với đầu tư xây dựng trụ sở làm
việc của cơ quan nhà nước tại khoản 5 Điều 30 của Luật này.

Thứ hai, Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công
lập.

Một là, Việc mua sắm cơ sở hoạt động sự nghiệp và tài sản công khác
được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: a) Chưa có tài sản hoặc
còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức; b) Nhà nước không có tài sản để giao
và không thuộc trường hợp thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản.

Hai là, Không bố trí ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản công chỉ sử dụng
vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

Ba là, Phương thức mua sắm tài sản công, hình thức lựa chọn nhà thầu cung
cấp tài sản phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định.

Thứ ba, Thuê tài sản, khoán kinh phí sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp
công lập

Việc thuê tài sản, khoán kinh phí sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công
lập được thực hiện theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Luật Quản lý và sử
dụng tài sản công năm 2017.

* Sử dụng, quản lý vận hành tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập

Việc sử dụng, quản lý vận hành tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập cần
đảm bảo:

331
Một là, Việc sử dụng tài sản công phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 6
của Luật Quản lý và sử dụng tài sản công năm 2017.

Hai là, Không được cho mượn, sử dụng tài sản công vào mục đích cá nhân.

Ba là, Việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên
doanh, liên kết được thực hiện theo quy định tại các điều 55, 56, 57 và 58 của Luật
Quản lý và sử dụng tài sản công năm 2017 và quy định của pháp luật có liên quan.

Bốn là, Đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng nhà ở công vụ, quyền sở hữu
trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và tài sản công khác để khai thác theo quy
định của Luật Quản lý và sử dụng tài sản công năm 2017 và pháp luật có liên quan;
việc quản lý, sử dụng số tiền thu được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Năm là, Đơn vị sự nghiệp công lập không được sử dụng tài sản công để thế
chấp hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác trong các
trường hợp sau đây: a) Tài sản công do Nhà nước giao; b) Tài sản công được đầu tư
xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước; c) Quyền sử dụng đất, trừ trường hợp
quyền sử dụng đất được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên
kết mà tiền thuê đất đã trả một lần cho cả thời gian thuê không có nguồn gốc từ ngân
sách nhà nước sau khi được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương cho phép đối
với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh cho phép đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý.

Sáu là, Việc quản lý vận hành, lập, quản lý hồ sơ về tài sản công tại đơn vị sự
nghiệp công lập được thực hiện theo quy định tại Điều 35 và Điều 37 của Luật Luật
Quản lý và sử dụng tài sản công năm 2017.

d) Hao mòn và khấu hao tài sản cố định tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Một là, Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập được tính hao mòn. Các
tài sản cố định sau đây tại đơn vị sự nghiệp công lập phải trích khấu hao:

- Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và
chi đầu tư;
332
- Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ
khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật;

- Tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc phạm vi quy định
tại hai điểm nêu trên được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh,
liên kết theo quy định của pháp luật.

Hai là, Chi phí khấu hao tài sản cố định phải được phân bổ cho từng hoạt động
sự nghiệp, hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để hạch toán chi phí
của từng hoạt động tương ứng.

Ba là, Số tiền trích khấu hao tài sản cố định được bổ sung quỹ phát triển hoạt
động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập. Trường hợp tài sản cố định được đầu
tư, mua sắm từ nguồn vốn vay, vốn huy động thì số tiền trích khấu hao tài sản cố
định được dùng để trả nợ; số còn lại bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của
đơn vị.

đ) Xử lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Hình thức xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:

- Thu hồi.

- Điều chuyển.

- Bán.

- Sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư
xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao.

- Thanh lý.

- Tiêu hủy.

- Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.

- Xử lý tài sản công trong trường hợp chuyển đổi mô hình hoạt động của đơn vị
sự nghiệp công lập.

333
- Hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Việc xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập theo từng hình thức cụ thể
như sau:

Một là, Thu hồi tài sản công.

Tài sản công bị thu hồi trong các trường hợp sau đây: a) Trụ sở làm việc không
sử dụng liên tục quá 12 tháng; b) Được Nhà nước giao trụ sở mới hoặc đầu tư xây
dựng trụ sở khác để thay thế; c) Tài sản được sử dụng không đúng đối tượng, vượt
tiêu chuẩn, định mức; sử dụng sai mục đích, cho mượn; d) Chuyển nhượng, bán,
tặng cho, góp vốn, sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng
quy định; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên
kết không đúng quy định; đ) Tài sản đã được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm
nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng, khai thác không hiệu quả hoặc
giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi chức năng, nhiệm vụ; e)
Phải thay thế do yêu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ theo quyết định của cơ quan,
người có thẩm quyền; g) Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tự nguyện
trả lại tài sản cho Nhà nước; h) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Đơn vị sự nghiệp công lập có tài sản bị thu hồi có trách nhiệm bàn giao tài sản
cho cơ quan theo đúng quyết định thu hồi. Nghiêm cấm việc tháo dỡ, thay đổi các bộ
phận của tài sản đã có quyết định thu hồi. Tài sản công bị thu hồi được xử lý theo các
hình thức sau đây: a) Giao cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng; b) Điều
chuyển; c) Bán, thanh lý; d) Tiêu hủy; đ) Hình thức xử lý khác theo quyết định của
Thủ tướng Chính phủ.

Hai là, Điều chuyển tài sản công.

Tài sản công được điều chuyển trong các trường hợp sau đây: a) Khi có sự thay
đổi về đơn vị quản lý, cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý; b) Từ nơi thừa sang nơi
thiếu theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công do cơ quan, người có thẩm
quyền quy định; c) Việc điều chuyển tài sản mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn; d)

334
Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quản lý, sử dụng tài sản nhưng không có nhu
cầu sử dụng thường xuyên; đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Việc điều chuyển tài sản công chỉ được thực hiện giữa các cơ quan nhà nước,
đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng
sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính
phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở đề nghị của Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên
quan. Đơn vị sự nghiệp công lập có tài sản điều chuyển chủ trì, phối hợp với cơ
quan, tổ chức, đơn vị được tiếp nhận tài sản thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận tài
sản. Cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản có trách nhiệm thanh toán các chi phí
hợp lý có liên quan đến việc bàn giao, tiếp nhận tài sản. Không thực hiện thanh toán
giá trị tài sản trong trường hợp điều chuyển tài sản công.

Ba là, Bán tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập.

Tài sản công được bán trong các trường hợp sau đây: a) Tài sản công bị thu hồi
được xử lý theo hình thức bán; b) Đơn vị sự nghiệp công lập được giao sử dụng tài
sản công không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi về tổ
chức hoặc thay đổi về chức năng, nhiệm vụ và nguyên nhân khác mà không xử lý
theo hình thức thu hồi hoặc điều chuyển; c) Thực hiện sắp xếp lại việc quản lý, sử
dụng tài sản công; d) Tài sản công được thanh lý theo hình thức bán.

Việc bán tài sản công được thực hiện theo hình thức đấu giá, trừ trường hợp
bán các loại tài sản công có giá trị nhỏ theo hình thức niêm yết giá công khai hoặc
bán chỉ định theo quy định của Chính phủ. Đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ
quản lý tài sản công hoặc đơn vị sự nghiệp công lập có tài sản bán có trách nhiệm tổ
chức bán tài sản theo quy định của pháp luật.

Bốn là, Sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án
đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao.

335
- Nhà nước cho phép sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi
thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng -
chuyển giao quy định tại pháp luật về đầu tư.

- Việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án
đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao được
thực hiện theo nguyên tắc ngang giá; giá trị tài sản công được xác định theo giá thị
trường tại thời điểm thanh toán theo quy định của pháp luật.

- Giá trị dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng -
chuyển giao được xác định theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây
dựng và pháp luật có liên quan.

- Việc lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo
hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao được thực hiện theo quy định của pháp
luật về đấu thầu.

- Giá trị tài sản công được sử dụng để thanh toán dự án đầu tư xây dựng công
trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao được tổng hợp vào ngân sách
nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

- Việc sử dụng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để thanh toán cho
nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng
xây dựng - chuyển giao phải thực hiện quy định tại Điều này và Điều 117 của Luật
Quản lý và sử dụng tài sản công 2017.

Năm là, Thanh lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập.

- Tài sản công được thanh lý trong các trường hợp sau đây: a) Tài sản công hết
hạn sử dụng theo quy định của pháp luật; b) Tài sản công chưa hết hạn sử dụng
nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả;
c) Nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

336
- Tài sản công được thanh lý theo các hình thức sau đây: Phá dỡ, hủy bỏ. Vật
liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý bán hoặc bán.

- Căn cứ quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có
tài sản thanh lý có trách nhiệm tổ chức thanh lý theo các hình thức theo quy định.
Việc thanh lý theo hình thức bán thực hiện theo quy định.

Sáu là, Tiêu hủy tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập.

- Tài sản công bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà
nước, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.

- Hình thức tiêu hủy tài sản công bao gồm: a) Sử dụng hóa chất; b) Sử dụng
biện pháp cơ học; c) Hủy đốt, hủy chôn; d) Hình thức khác theo quy định của pháp
luật.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh giao đơn vị sự nghiệp công lập có tài sản hoặc cơ quan, đơn vị khác thuộc phạm
vi quản lý có chức năng tiêu hủy thực hiện việc tiêu hủy tài sản công theo các hình
thức quy định pháp luật có liên quan.

Bảy là, Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.

- Trường hợp tài sản công bị mất, bị hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn hoặc
nguyên nhân khác, đơn vị sự nghiệp công lập được giao quản lý, sử dụng tài sản
công có trách nhiệm: a) Báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền về việc tài sản bị
mất, bị hủy hoại và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan; b) Thực hiện ghi
giảm tài sản và xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quyết định
của cơ quan, người có thẩm quyền.

- Trường hợp tài sản bị mất, bị hủy hoại được doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ
chức, cá nhân có liên quan bồi thường thiệt hại thì việc giao tài sản được bồi thường
bằng hiện vật hoặc sử dụng số tiền bồi thường để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản
thay thế được thực hiện theo quy định.

337
Tám là, Việc xử lý tài sản công trong trường hợp chuyển đổi mô hình hoạt
động của đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo quy định tại Điều 63 của
Luật Quản lý và sử dụng tài sản công 2017.

Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công, sau khi trừ đi chi phí có liên quan,
trả nợ vốn vay, vốn huy động (nếu có) và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước,
phần còn lại đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng để bổ sung quỹ phát triển hoạt
động sự nghiệp; trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm toàn
bộ chi thường xuyên thì nộp vào ngân sách nhà nước.

Số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sau khi trừ đi chi phí có
liên quan, được xử lý như sau:

- Nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có dự án đầu tư xây dựng, mua sắm, cải tạo,
nâng cấp cơ sở hoạt động sự nghiệp thì được ưu tiên bố trí trong kế hoạch đầu tư
công và ưu tiên bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước;

- Bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong trường hợp quyền sử dụng
đất có nguồn gốc nhận chuyển nhượng hoặc thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả
thời gian thuê mà số tiền đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

338
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Trình bày khái niệm về quản lý tài chính, tài sản tại các đơn vị sự nghiệp
công lập?

2. Trình bày về các loại đơn vị sự nghiệp công lập theo mức độ tự chủ và cơ
chế tài chính cụ thể?

3. Trình bày nội dung quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập:
quản lý các nguồn thu, nhiệm vụ chi?

4. Trình bày về việc phân phối kết quả hoạt động tại các đơn vị sự nghiệp
công lập?

5. Trình bày về các hình thức hình thành, xử lý tài sản công trong các Trình
bày vè việc phân phối kết quả hoạt động tại các đơn vị sự nghiệp công lập?

6. Nêu điều kiện chi một khoản chi NSNN, liên hệ thực tế công tác quản lý
chi tiêu tại đơn vị anh (chị)?

7. Hãy nêu những thuận lợi, khó khăn trong quản lý tài chính tại đơn vị mình
công tác và phương hướng khắc phục khó khăn?

8. Hãy nêu những thuận lợi, khó khăn trong quản lý tài sản công tại đơn vị
mình công tác và phương hướng khắc phục khó khăn?

339
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 26/5/2015 của Quốc Hội và các văn
bản pháp lý có liên quan.

2. Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 của Quốc Hội và các văn
bản pháp lý có liên quan.

3. Luật Quản lý và sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017


của Quốc Hội và các văn bản pháp lý có liên quan.

4. Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 hướng dẫn cơ chế tự
chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản pháp lý có liên quan.

5. Thông tư 58/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 3 năm 2016 quy định chi tiết
việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của
cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công
lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

6. Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 ban hành chế độ


kế toán hành chính sự nghiệp.

7. Quyết định 50/2017/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2017 quy định tiêu
chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị.

8. Bộ Tài chính. Tài liệu bồi dưỡng kế toán trưởng và những quy định mới
nhất về quản lý tài chính, kế toán thu chi ngân sách, tự chủ, quản lý và sử dụng tài
sản nhà nước, NXB Tài chính năm 2018.

340
Chuyên đề 2
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN NHÀ
NƯỚC

1. Tổng quan về kế toán

a) Khái niệm kế toán và kế toán nhà nước

Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin
kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động (Luật Kế
toán số 83/2015/QH13 ngày 20/11/2015).

Kế toán nhà nước là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp
thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động
tại đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước.

Đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước bao gồm cơ quan có
nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp (Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế,
cơ quan hải quan); đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn; cơ
quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách
nhà nước; ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân do cơ quan nhà nước, đơn vị
sự nghiệp công lập thành lập; cơ quan, tổ chức quản lý quỹ tài chính nhà nước
ngoài ngân sách nhà nước; các tổ chức được nhà nước cấp vốn để tổ chức hoạt
động theo mục tiêu chính trị - xã hội.

b) Vai trò, nhiệm vụ của kế toán

b1) Vai trò của kế toán

Thứ nhất, kế toán là công cụ sắc bén, tin cậy để điều hành và quản lý
của cơ quan Nhà nước, đơn vị, tổ chức và cá nhân.

Để điều hành và chỉ đạo hoạt động của cơ quan Nhà nước, đơn vị trong
điều kiện của cơ chế thị trường với sự hiện diện và cạnh tranh của nhiều thành
phần kinh tế, lãnh đạo cơ quan Nhà nước các ngành, các cấp, các đơn vị kinh tế
cơ sở phải thường xuyên nắm bắt được một lượng thông tin kinh tế cần thiết,
341
nhiều mặt về đời sống kinh tế xã hội đang diễn ra, các thông tin trong nội bộ của
đơn vị về tài sản, kinh phí, các nguồn lực tự có về năng lực sản xuất, dự trữ vật
tư, tiền vốn... Những thông tin nói trên do nhiều nguồn cung cấp, nhưng kế toán
có khả năng cung cấp đầy đủ, toàn diện và chính xác. Nhờ có số liệu, tài liệu của
kế toán, mà lãnh đạo cơ quan Nhà nước, lãnh đạo ngành, các cấp của đơn vị cơ
sở có căn cứ tin cậy để phân tích, đánh giá tình hình và đề ra các quyết định
đúng đắn trong chỉ đạo, quản lý, điều hành, đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao.

Thứ hai, kế toán là công cụ có hiệu lực để bảo vệ tài sản, nguồn vốn,
nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị.

Tài sản, kinh phí là cơ sở vật chất cho hoạt động của đơn vị. Các đơn vị
phải có trách nhiệm quản lý sử dụng, phát triển tài sản, kinh phí của Nhà nước
đã giao. Ngoài những nguồn vốn, kinh phí Nhà nước giao, các đơn vị được chủ
động phát huy các nguồn khác như: vay ngân hàng, vay các đối tượng khác hoặc
liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần… đòi hỏi các đơn vị phải quản lý, sử dụng
có hiệu quả tiền vốn hiện có. Có nhiều biện pháp và hình thức khác nhau để bảo
vệ tài sản, tiền vốn, nhưng biện pháp hiệu quả hơn cả là giám sát bằng công cụ
kế toán. Bằng các phương pháp riêng của kế toán như lập chứng từ, ghi sổ kế
toán, lập báo cáo, kiểm kê, đánh giá, phân tích, kế toán giúp cho các cơ quan
Nhà nước, đơn vị nắm chắc tình hình về số lượng, giá trị, hiện trạng tài sản, tiền
vốn hiện có, theo dõi và giám sát liên tục, có hệ thống sự biến động của tài sản,
tiền vốn ở mọi khâu, mọi giai đoạn trong quá trình quản lý hoạt động của đơn vị.

Thứ ba, kế toán là phương tiện để thực hiện giám sát kinh tế tài chính,
công khai tài chính đơn vị.

Tăng cường hoạt động giám sát kinh tế - tài chính và đảm bảo an ninh kinh
tế tài chính, tài sản quốc gia, kiểm soát chặt chẽ các luồng vốn, đặc biệt là các
luồng vốn ngắn hạn trong quá trình phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường
chứng khoán, đảm bảo an toàn các khoản thu chi ngân sách, khoản vay nợ của
Chính phủ, thu chi các quỹ tài chính, thu chi đơn vị sự nghiệp, duy trì ổn định nền
342
tài chính, tiền tệ quốc gia phải sử dụng triệt để công cụ kế toán. Mặt khác thông qua
các quy định của pháp luật về kế toán bắt buộc các ngành phải thực hiện lập báo
cáo tài chính, thực hiện kiểm toán nội bộ và công khai tài chính đơn vị. Thông qua
đó đảm bảo tài chính đơn vị luôn luôn lành mạnh là biện pháp đấu tranh chống mọi
tiêu cực xảy ra trong nội bộ đơn vị.

Thứ tư, kế toán là công cụ thiết yếu để phân tích, đánh giá, tham mưu
cho lãnh đạo đưa ra quyết định quản lý phù hợp.

Giá trị là thước đo chủ yếu của kế toán. Trong điều kiện nền kinh tế thị
trường, kế toán dùng thước đo giá trị để phản ảnh một cách toàn diện, đầy đủ, tổng
hợp toàn bộ các mặt hoạt động quản lý kinh phí, quản lý sản xuất cung ứng dịch vụ
và kết quả thu nhập của từng bộ phận của đơn vị. Qua đó phân tích, đánh giá hiệu
quả của từng loại hoạt động, từng biện pháp kinh tế, đề xuất các biện pháp khai thác
khả năng sử dụng tiết kiệm có hiệu quả cao tài sản, tiền vốn, lao động; Đề xuất các
biện pháp ngăn chặn, hạn chế các thiệt hại… nâng cao hiệu quả của đơn vị. Từ đó,
kế toán đã giúp lãnh đạo các đơn vị đưa ra các quyết định quản lý phù hợp.

b2) Nhiệm vụ của kế toán

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung
công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp,
thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài
sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp
phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

c) Nguyên tắc và yêu cầu kế toán

c1) Nguyên tắc kế toán

343
- Nguyên tắc giá gốc: Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu
theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà
giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác
định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối
kỳ lập báo cáo tài chính.

- Nguyên tắc nhất quán: Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải
được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp thay đổi các quy định và
phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài
chính.

- Nguyên tắc khách quan: Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách
quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh.

- Nguyên tắc công khai: Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có
thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính
của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại các văn bản liên quan.

- Nguyên tắc thận trọng: Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá
tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch
kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

- Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đảm phản ánh đúng bản
chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch.

- Các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nahf
nước thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước.

c2) Yêu cầu kế toán

- Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế
toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.

- Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.

344
- Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.

- Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và
giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.

- Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến
khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động
của đơn vị kế toán; số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước.

- Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có
thể so sánh, kiểm chứng được.

d) Chuẩn mực kế toán công Việt Nam và việc hướng dẫn áp dụng trong các
đơn vị kế toán nhà nước

Chuẩn mực kế toán gồm những quy định và phương pháp kế toán cơ bản để
lập báo cáo tài chính. Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kế toán trên cơ sở chuẩn
mực quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Chuẩn mực kế toán công quốc tế là một hệ thống những quy định và
hướng dẫn về những nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục kế toán cơ
bản, chung nhất và đầy đủ làm cơ sở ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính,
nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực trạng tài
chính và kết quả hoạt động của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực công. Ủy ban
Chuẩn mực kế toán quốc tế về lĩnh vực công thuộc Liên đoàn Kế toán quốc tế đã
soạn thảo các chuẩn mực kế toán cho các đơn vị thuộc lĩnh vực công hay còn
gọi là chuẩn mực kế toán công quốc tế (viết tắt: IPSAS), trong đó đề cập đến
việc báo cáo tài chính trên cơ sở kế toán dồn tích và cơ sở kế toán tiền mặt.

Chuẩn mực kế toán công Việt Nam (viết tắt:VPSAS) được xây dựng đảm
bảo đáp ứng yêu cầu tuân thủ theo các thông lệ quốc tế về kế toán và phù hợp với
điều kiện thực tế của Việt Nam. Các VPSAS có cùng ký hiệu chuẩn mực với IPSAS
tương ứng.

345
Theo Đề án công bố hệ thống VPSAS ban hành tại Quyết định số 1299/QĐ-
BTC ngày 31/7/2019 của Bộ Tài chính, trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2024 Việt
Nam sẽ ban hành và công bố các VPSAS nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tài
chính, kế toán, góp phần thúc đẩy hội nhập của nền kinh tế, nâng cao tính minh bạch
và có thể so sánh được của các thông tin tài chính trong khu vực công. Năm 2021,
theo Quyết định số 1676/QĐ-BTC ngày 01/09/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
công bố 05 chuẩn mực gồm: Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01 “Trình bày
báo cáo tài chính”; Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02 “Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ”; Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12 “Hàng tồn kho”; Chuẩn mực kế
toán công Việt Nam số 17 “Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị”; Chuẩn mực kế
toán công Việt Nam số 31 “Tài sản vô hình”, được áp dụng từ ngày 01/9/2021. Nội
dung cơ bản các VPSAS ban hành đợt 1 như sau:

Chuẩn mực số 01 - Trình bày báo cáo tài chính (VPSAS 01)

VPSAS 01 quy định gồm 137 đoạn, với nội dung chính bao gồm mục đích,
phạm vi của chuẩn mực, giải thích các thuật ngữ có liên quan sử dụng trong chuẩn
mực, mục đích và trách nhiệm lập báo cáo tài chính (viết tắt: BCTC); Đồng thời, quy
định về các thành phần của BCTC, hoạt động liên tục, trình bày nhất quán, trọng yếu
và tổng hợp, bù trừ và thông tin có thể so sánh; quy định về cấu trúc và nội dung của
BCTC.

Mục đích của Chuẩn mực này nhằm quy định cách thức trình bày BCTC phục
vụ mục đích chung và việc so sánh với BCTC của các kỳ trước và của các đơn vị
khác. Để đạt được mục đích, chuẩn mực này quy định tổng thể những vấn đề chung
cần xem xét khi trình bày BCTC, hướng dẫn về cấu trúc và những yêu cầu tối thiểu
về nội dung của BCTC được lập trên cơ sở kế toán dồn tích. Với các yêu cầu và
nguyên tắc trình BCTC quy định trong chuẩn mực sẽ giúp các đơn vị kế toán trong
lĩnh vực công tại Việt Nam hiểu và vận dụng đúng nhằm nâng cao chất lượng thông
tin BCTC tại các đơn vị, đồng thời nâng cao chất lượng của thông tin trình bày trên
BCTC nhà nước.

346
VPSAS 01 được áp dụng cho tất cả các BCTC phục vụ mục đích chung được
lập và trình bày trên cơ sở kế toán dồn tích phù hợp với các VPSAS, áp dụng chung
cho cả việc lập BCTC hợp nhất và lập BCTC riêng, theo quy định tại các chuẩn mực
kế toán công Việt Nam có liên quan.

Theo Chuẩn mực này, BCTC là các thông tin về tình hình tài chính và kết quả
tài chính của một đơn vị được trình bày có mục đích theo biểu mẫu, được cấu trúc
chặt chẽ. Mục đích của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích về tình hình tài chính,
kết quả tài chính và các luồng tiền của đơn vị cho người sử dụng BCTC để đánh giá
và đưa ra các quyết định về việc phân bổ, sử dụng các nguồn lực của đơn vị. BCTC
phải cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định, phải thể hiện khả năng giải
trình của đơn vị về việc sử dụng những nguồn lực đã tiếp nhận đang quản lý tại đơn
vị. BCTC còn có vai trò dự đoán tương lai bằng việc cung cấp các thông tin hữu ích
trong việc dự kiến các nguồn lực được tạo ra và nguồn lực cần thiết để tiến hành các
hoạt động trong tương lai, các rủi ro và bất ổn đi kèm đối với tình hình tài chính của
đơn vị. Ngoài ra, BCTC còn có thể cung cấp cho người sử dụng các thông tin về việc
nhận và sử dụng dự toán được giao đúng quy định của pháp luật, phù hợp với cơ chế
tài chính liên quan và các hợp đồng mà đơn vị đã ký kết. Theo đó, VPSAS 01 quy
định một bộ BCTC hoàn chỉnh phải bao gồm các báo cáo sau: Báo cáo tình hình tài
chính; Báo cáo kết quả hoạt động; Báo cáo về những thay đổi trong tài sản ròng/vốn
chủ sở hữu; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Các đơn vị công bố công khai dự toán ngân sách được duyệt thì phải cung cấp
số so sánh giữa dự toán ngân sách và số thực hiện, được trình bày như các thông tin
tài chính bổ sung; Thuyết minh báo cáo tài chính, bao gồm tóm tắt các chính sách kế
toán chủ yếu và các giải trình khác; Thông tin so sánh với giai đoạn trước.

Ngoài ra, VPSAS 01 còn quy định về kết cấu và các chỉ tiêu cần phải trình
bày trên các BCTC, áp dụng đối với cả BCTC của đơn vị và BCTC nhà nước.

Chuẩn mực số 02 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (VPSAS 02)

347
VPSAS 02 gồm có 54 đoạn, nội dung chính của Chuẩn mực gồm mục đích,
phạm vi của chuẩn mực, các lợi ích của thông tin về lưu chuyển tiền tệ, giải thích
một số thuật ngữ dùng trong chuẩn mực, các quy định về trình bày báo cáo lưu
chuyển tiền tệ.

Mục đích của Chuẩn mực này nhằm hướng dẫn việc cung cấp thông tin về
những biến động trong quá khứ liên quan đến tiền và tương đương tiền của đơn vị
bằng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Để đạt được mục đích trên, Chuẩn mực này xác
định các khoản thu vào bằng tiền, các khoản chi ra bằng tiền trong kỳ báo cáo và số
dư tiền tại ngày lập báo cáo.

Thông tin về lưu chuyển tiền tệ của đơn vị rất hữu ích cho việc cung cấp cho
người sử dụng BCTC các thông tin cho mục đích giải trình ra quyết định. Thông tin
về lưu chuyển tiền tệ cho phép người sử dụng BCTC đánh giá việc đơn vị tạo ra tiền
để phục vụ cho các hoạt động của mình và cách thức đơn vị sử dụng số tiền đó.
Người sử dụng BCTC cần có sự hiểu biết về thời gian và tính chắc chắn của các
luồng tiền cho việc ra quyết định và đánh giá những quyết định về phân bổ nguồn
lực, cũng như duy trì hoạt động bền vững của đơn vị.

VPSAS 02 quy định, khi trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ đơn vị phải trình
bày các dòng tiền từ hoạt động thường xuyên, hoạt động đầu tư và hoạt động tài
chính theo cách thức phù hợp nhất với các hoạt động của mình. Việc phân loại theo
hoạt động sẽ cung cấp thông tin giúp cho người sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động này lên tình hình tài chính, cũng như lượng
tiền và tương đương tiền của đơn vị, các thông tin này còn có giá trị đối với việc
đánh giá mối quan hệ giữa các hoạt động đó.

Đơn vị phải báo cáo lưu chuyển tiền từ hoạt động thường xuyên theo một
trong hai phương pháp sau: (i) Phương pháp trực tiếp, trong đó trình bày các luồng
tiền thu vào và chi ra từ hoạt động thường xuyên của đơn vị; (ii) Phương pháp gián
tiếp, trong đó, thặng dư hoặc thâm hụt được điều chỉnh cho ảnh hưởng của các giao
dịch không bằng tiền; bất kỳ khoản ghi nhận hoãn lại hoặc dồn tích của các khoản
348
thu hoặc chi trong quá khứ hoặc tương lai và các khoản doanh thu hoặc chi phí gắn
liền với hoạt động đầu tư hoặc hoạt động tài chính.

Ngoài ra, VPSAS 02 còn quy định trình bày đối với dòng tiền bằng ngoại tệ,
tiền lãi, cổ tức, dòng tiềng đầu tư vào các đơn vị chịu kiểm soát, đơn vị liên doanh,
liên kết…

Chuẩn mực số 12 - Hàng tồn kho (VPSAS 12)

VPSAS 12 gồm có 46 đoạn, nội dung chính của Chuẩn mực gồm mục đích,
phạm vi của chuẩn mực, phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho (viết tắt: HTK),
ghi nhận chi phí và trình bày thông tin về HTK trên BCTC. Vấn đề cơ bản trong kế
toán HTK là giá trị các khoản chi phí cấu thành nên giá gốc của HTK được ghi nhận
là tài sản và tiếp tục được ghi nhận là tài sản cho đến khi doanh thu liên quan được
ghi nhận.

Mục đích của Chuẩn mực này là quy định phương pháp kế toán HTK. Chuẩn
mực này đưa ra những hướng dẫn về việc xác định giá gốc của HTK và ghi nhận sau
đó như là một khoản chi phí, bao gồm cả việc ghi giảm giá trị HTK xuống giá trị
thuần có thể thực hiện được. Chuẩn mực này cũng đưa ra hướng dẫn về các phương
pháp tính giá HTK được sử dụng để xác định giá trị HTK.

Theo VPSAS 12, HTK là các tài sản: (i) Có hình thái là nguyên vật liệu hoặc
công cụ, dụng cụ tiêu hao trong quá trình sản xuất; (ii) Có hình thái là nguyên vật
liệu hoặc công cụ, dụng cụ tiêu hao hoặc được phân phối trong quá trình cung cấp
dịch vụ; (iii) Được nắm giữ để bán hoặc phân phối trong một chu kỳ hoạt động bình
thường; (iv) Đang trong quá trình sản xuất để bán hoặc để phân phối.

Giá trị HTK được xác định theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có
thể thực hiện được. Riêng đối với trường hợp HTK có được thông qua một giao dịch
không trao đổi, giá trị của HTK được xác định theo giá trị hợp lý của HTK tại ngày
tiếp nhận. Đối với HTK được nắm giữ để phân phối miễn phí, phân phối ở mức giá
danh nghĩa, hoặc tiêu hao trong quá trình sản xuất ra hàng hóa để phân phối miễn phí

349
hoặc ở mức giá danh nghĩa thì HTK phải được xác định theo giá thấp hơn giữa giá
gốc và chi phí thay thế hiện hành. Theo đó, VPSAS 12 quy định về phương pháp các
định giá gốc HTK, giá trị thuần có thể thực hiện được.

Chuẩn mực số 17 - Bất động sản, nhà xưởng, thiết bị (VPSAS 17)

VPSAS 17 gồm có 69 đoạn, nội dung chính của Chuẩn mực gồm mục đích,
phạm vi, giải thích một số thuật ngữ dùng trong Chuẩn mực, các quy định về ghi
nhận tài sản; xác định giá trị khi ghi nhận, giá trị sau ghi nhận ban đầu; các quy định
về ghi giảm tài sản và trình bày thông tin về tài sản.

Mục đích của Chuẩn mực này nhằm quy định phương pháp kế toán bất động
sản (viết tắt: BĐS), nhà xưởng và thiết bị để người sử dụng BCTC có thể nắm bắt
các thông tin về tình hình đầu tư của đơn vị vào BĐS, nhà xưởng và thiết bị và các
thay đổi đối với những khoản đầu tư đó.

Theo VPSAS 17, nguyên giá của một khoản mục BĐS, nhà xưởng và thiết bị
phải được ghi nhận là một tài sản khi và chỉ khi: (i) Đơn vị có khả năng chắc chắn
thu được lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng từ tài sản đó; (ii) Nguyên
giá hoặc giá trị hợp lý của tài sản có thể được xác định một cách đáng tin cậy. Khoản
mục BĐS, nhà xưởng và thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn ghi nhận tài sản phải được xác
định giá trị theo nguyên giá của tài sản, theo đó VPSAS 17 quy định chi tiết về các
bộ phận cấu thành nguyên giá và việc xác định nguyên giá của khoản mục BĐS, nhà
xưởng và thiết bị.

Ngoài ra, VPSAS 17 quy định về chi phí sau ghi nhận ban đầu; Giá trị phải
khấu hao của một tài sản phải được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời
gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Đồng thời, quy định về phương pháp khấu hao,
các trường hợp ghi giảm tài sản và các thông tin phải trình bày về mỗi nhóm BĐS,
nhà xưởng và thiết bị trên BCTC.

Chuẩn mực số 31 - Tài sản vô hình (VPSAS 31)

350
VPSAS 31 gồm có 108 đoạn, nội dung chính của Chuẩn mực gồm mục đích,
phạm vi của chuẩn mực, giải thích một số thuật ngữ dùng trong Chuẩn mực, các quy
định về ghi nhận và xác định giá trị tài sản vô hình (viết tắt: TSVH); Quy định xác
định giá trị sau ghi nhận ban đầu theo giá gốc; Các quy định về TSVH có thời gian
sử dụng hữu hạn, TSVH có thời gian sử dụng hữu ích không xác định thời hạn;
chấm dứt sử dụng, thanh lý tài sản và trình bày thông tin.

Mục đích của Chuẩn mực này nhằm quy định phương pháp kế toán đối với
các TSVH. TSVH có thể được mua hoặc được tạo ra trong nội bộ đơn vị. Theo đó,
Chuẩn mực này quy định đơn vị phải ghi nhận TSVH khi và chỉ khi một số tiêu chí
cụ thể được thỏa mãn. Chuẩn mực này cũng quy định cách thức xác định giá trị của
TSVH và yêu cầu cụ thể về trình bày thông tin đối với TSVH. Riêng TSVH là quyền
sử dụng đất được xác định giá trị theo quy định của Nhà nước, việc ghi nhận, trình
bày thông tin thực hiện theo quy định tại chuẩn mực này.

Theo VPSAS 31, TSVH là một tài sản phi tiền tệ có thể xác định được mà
không có hình thái vật chất. Việc ghi nhận một khoản mục là TSVH đòi hỏi đơn vị
phải chứng minh được rằng khoản mục đó đáp ứng được định nghĩa TSVH và tiêu
chí ghi nhận tài sản quy định tại chuẩn mực này. Theo đó, một TSVH được ghi nhận
khi và chỉ khi: (i) Đơn vị có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế tương lai
hoặc dịch vụ tiềm tàng từ tài sản đó; (ii) Nguyên giá hoặc giá trị hợp lý của tài sản có
thể được xác định một cách đáng tin cậy.

Tiếp đó, ngày 06/7/2022 Bộ Tài chính tiếp tục ban hành Quyết định số
1366/QĐ-BTC công bố thêm 6 Chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 2 gồm:
Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 05 “Chi phí đi vay”; Chuẩn mực kế toán công
Việt Nam số 09 “Doanh thu từ các giao dịch trao đổi”; Chuẩn mực kế toán công Việt
Nam số 11 “Hợp đồng xây dựng”; Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 14 “Các sự
kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm” ; Chuẩn mực kế toán công Việt
Nam số 23 “Doanh thu từ các giao dịch không trao đổi”; Chuẩn mực kế toán công

351
Việt Nam số 24 “Trình bày thông tin ngân sách trong báo cáo tài chính. Nội dung
các chuẩn mực KTC Việt Nam đợt 2 như sau:

Chuẩn mực Kế toán công Việt Nam số 05 “Chi phí đi vay” (VPSAS 05)

VPSAS 05 gồm có 37 đoạn, nội dung chính của Chuẩn mực gồm mục đích,
phạm vi của chuẩn mực, giải thích một số thuật ngữ dùng trong Chuẩn mực, các quy
định về ghi nhận và chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hóa, thời điểm bắt đầu vốn hóa,
tạm ngừng vốn hóa, trình bày thông tin.

Mục đích của VPSAS 05 nhằm quy định phương pháp kế toán đối với chi phí
đi vay và được áp dụng trong việc kế toán đối với chi phí đi vay của các đơn vị công
ở Việt Nam. Theo đó, nguyên tắc chung đối với kế toán chi phí đi vay là phải ghi
nhận ngay chi phí đi vay vào chi phí của đơn vị. Tuy nhiên chuẩn mực này cũng quy
định việc vốn hóa chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư, xây dựng hoặc
sản xuất một tài sản dở dang theo phương pháp thay thế được chấp nhận.

Nội dung chủ yếu của VPSAS 05 “Chi phí đi vay” quy định 2 phương pháp
kế toán đối với chi phí đi vay là phương pháp chuẩn và phương pháp thay thế được
chấp nhận. Theo phương pháp chuẩn, chi phí đi vay được ghi nhận là chi phí phát
sinh trong kỳ không kể khoản vay được sử dụng như thế nào. Theo phương pháp
thay thế được chấp nhận, chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư, xây dựng
hoặc sản xuất một tài sản dở dang phải được vốn hóa vào giá trị của tài sản đó. Chi
phí đi vay đủ điều kiện vốn hóa được xác định theo quy định của chuẩn mực này.

Chuẩn mực Kế toán công Việt Nam số 09 “Doanh thu từ các giao dịch trao
đổi” (VPSAS 09)

VPSAS 09 gồm có 39 đoạn, nội dung chính của Chuẩn mực gồm mục đích,
phạm vi của chuẩn mực, giải thích một số thuật ngữ dùng trong Chuẩn mực, các quy
định về xác định doanh thu, nhân biết các giao dịch, doanh thu cung cấp dịch vụ,
doanh thu bán hàng, doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia
và trình bày thông tin.

352
Mục đích của VPSAS 09 nhằm quy định phương pháp kế toán đối với doanh
thu phát sinh từ các giao dịch trao đổi trong các đơn vị công ở Việt Nam. Giao dịch
trao đổi là giao dịch trong đó một đơn vị nhận được tài sản, dịch vụ hoặc nợ phải trả
được giảm trừ và trực tiếp thanh toán cho đơn vị khác trong giao dịch bằng một giá
trị tương đương (thông thường dưới hình thức hàng hóa, dịch vụ hoặc quyền sử dụng
tài sản). Giao dịch trao đổi có thể là giao dịch mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch
vụ; hoặc giao dịch cho thuê tài sản và các giao dịch thông thường được thực hiện
thông qua việc trao đổi ngang giá được gọi là giao dịch trao đổi và được quy định cụ
thể trong chuẩn mực này.

VPSAS số 09 quy định về điều kiện ghi nhận đối với doanh thu trao đổi khi
đơn vị có khả năng chắc chắn về sự gia tăng của lợi ích kinh tế tương lai và dịch vụ
tiềm tàng cho đơn vị và các lợi ích kinh tế này có thể được xác định một cách đáng
tin cậy. Theo đó, chuẩn mực này xác định các trường hợp đáp ứng tiêu chí ghi nhận
doanh thu và hướng dẫn cho việc áp dụng các tiêu chí đó.

Chuẩn mực Kế toán công Việt Nam số 11 “Hợp đồng xây dựng” (VPSAS
11)

VPSAS 11 gồm có 55 đoạn, nội dung chính của Chuẩn mực gồm mục đích,
phạm vi của chuẩn mực, giải thích một số thuật ngữ dùng trong Chuẩn mực, các quy
định về kết hợp và phân tách hợp đồng xây dựng; Doanh thu hợp đồng xây dựng; chi
phí hợp đồng xây dựng; Ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng; Ghi nhân
các khoản thâm hụt dự kiến, những thay đổi ước tính và trình bày thông tin.

Mục đích của VPSAS 11 nhằm quy định phương pháp kế toán chi phí và
doanh thu liên quan đến các hợp đồng xây dựng. Bao gồm việc xác định các thỏa
thuận được phân loại là hợp đồng xây dựng, hướng dẫn về các loại hợp đồng xây
dựng có thể phát sinh trong lĩnh vực công và các quy định về việc trình bày cơ sở ghi
nhận và trình bày thông tin đối với chi phí hợp đồng xây dựng và doanh thu hợp
đồng xây dựng (nếu có).

353
Với đặc điểm của hoạt động xây dựng, ngày bắt đầu thực hiện và ngày hoàn
thành hoạt động thường vào các kỳ báo cáo khác nhau; kinh phí thực hiện hợp đồng
xây dựng của các đơn vị vực công ở Việt Nam chủ yếu được cấp từ ngân sách nhà
nước, chuẩn mực này quy định các vấn đề cơ bản trong kế toán hợp đồng xây dựng
là việc phân bổ chi phí xây dựng cho các kỳ báo cáo mà công việc xây dựng được
thực hiện và việc ghi nhận các chi phí có liên quan. Ngoài ra, trong trường hợp có
phát sinh hợp đồng xây dựng được thực hiện bởi các đơn vị công (có thể thu hồi toàn
bộ hoặc thu hồi một phần chi phí) thì chuẩn mực hướng dẫn việc phân bổ cả doanh
thu và chi phí hợp đồng xây dựng cho các kỳ báo cáo mà công việc xây dựng được
thực hiện.

Chuẩn mực Kế toán công Việt Nam số 14 “Các sự kiện phát sinh sau ngày
kết thúc kỳ kế toán năm” (VPSAS 14)

VPSAS 14 gồm có 29 đoạn, nội dung chính của Chuẩn mực gồm mục đích,
phạm vi của chuẩn mực, giải thích một số thuật ngữ dùng trong Chuẩn mực, các quy
định về phê duyệt báo cáo tài chính để phát hành; ghi nhận và xác định giá trị; các sự
kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh; Đơn vị phải điều
chỉnh các số liệu đã được ghi nhận trên báo cáo tài chính để phản ánh các sự kiện
phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh; các nội dung khác và
trình bày thông tin.

Mục đích của VPSAS 14 nhằm quy định các nội dung về sự kiện phát sinh
sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đối với đơn vị trong lĩnh vực công, các sự kiện cần
phải điều chỉnh và không cần điều chỉnh vào BCTC của đơn vị sau ngày kết thúc kỳ
kế toán năm.

Theo quy định của VPSAS 14, các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế
toán năm là các sự kiện xảy ra trong khoảng thời gian từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán
năm đến ngày BCTC được phê duyệt để phát hành. Theo đó có hai loại sự kiện phát
sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần được xác định, bao gồm:

354
- Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh là các
sự kiện cung cấp bằng chứng về các sự việc đã tồn tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán
năm;

- Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều
chỉnh là các sự kiện chỉ ra dấu hiệu về các sự việc phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế
toán năm.

Chuẩn mực Kế toán công Việt Nam số 23 “Doanh thu từ các giao dịch
không trao đổi” (VPSAS 23)

VPSAS 23 gồm có 108 đoạn, nội dung chính của Chuẩn mực gồm mục đích,
phạm vi của chuẩn mực, giải thích một số thuật ngữ, các quy định về phân tích luồng
vào ban đầu của các nguồn lực từ giao dịch không trao đổi; Ghi nhận tài sản, ghi
nhận doanh thu từ giao dịch không trao đổi; xác định doanh thu; nghĩa vụ hiện tại
được ghi nhận là nợ phải trả; các khoản thuế và trình bày thông tin.

Mục đích của chuẩn mực này nhằm quy định phương pháp kế toán và trình
bày BCTC đối với doanh thu phát sinh từ các giao dịch không trao đổi. Nội dung
chuẩn mực này đề cập đến các vấn đề cần xem xét khi ghi nhận và xác định doanh
thu từ các giao dịch không trao đổi và xác định vốn góp từ chủ sở hữu.

Theo quy định của VPSAS 23, các giao dịch không trao đổi thuộc phạm vi
của chuẩn mực này là các giao dịch mà đơn vị tiếp nhận các nguồn lực theo nguyên
tắc không bồi hoàn trực tiếp hoặc chỉ bồi hoàn danh nghĩa. Thực tế tại các đơn vị
công có thể phát sinh doanh thu trao đổi và doanh thu không trao đổi mà đơn vị cần
phải phân biệt rõ và đơn vị phải dựa vào bản chất hơn là hình thức của giao dịch để
phân biệt. Căn cứ vào hoạt động của đơn vị công ở Việt Nam thì chủ yếu doanh thu
của phát sinh từ các giao dịch không trao đổi, có thể bao gồm doanh thu từ các khoản
thuế (trình bày trên BCTC nhà nước) và doanh thu của các đơn vị từ các khoản
chuyển giao nhận được như các khoản được cấp, viện trợ không hoàn lại, xóa nợ,
tiền phạt, các khoản thừa kế, quà tặng, ủng hộ từ thiện, hàng hóa và dịch vụ được
biếu tặng và các khoản thu khác đáp ứng tiêu chí doanh thu không trao đổi. Đơn vị
355
phải ghi nhận tài sản phát sinh từ một giao dịch không trao đổi khi có quyền kiểm
soát các nguồn lực, mà nguồn lực này đáp ứng được định nghĩa về tài sản và các tiêu
chí ghi nhận tài sản.

Chuẩn mực Kế toán công Việt Nam số 24 “Trình bày thông tin ngân sách
trong báo cáo tài chính” (VPSAS 24)

VPSAS 24 gồm có 37 đoạn, nội dung chính của Chuẩn mực gồm mục đích,
phạm vi của chuẩn mực, giải thích một số thuật ngữ dùng trong Chuẩn mực, các quy
định về trình bày số liệu dự toán ngân sách được phê duyệt với số liệu thực tế đề
nghị quyết toán; thuyết minh về cơ sở, kỳ ngân sách, phạm vi ngân sách và trình bày
thông tin.

Mục đích của của chuẩn mực này nhằm quy định việc trình bày thông tin so
sánh giữa số liệu dự toán ngân sách được phê duyệt và số liệu thực tế mà đơn vị đề
nghị quyết toán, áp dụng đối với đơn vị phải công khai dự toán ngân sách được phê
duyệt.

Theo chuẩn mực này thì việc so sánh số liệu dự toán ngân sách được phê
duyệt với số liệu thực tế đề nghị quyết toán phải được trình bày riêng cho từng đơn
vị lập báo cáo tài chính: (i) Số liệu dự toán ngân sách ban đầu và dự toán ngân sách
được sử dụng; (ii) Số liệu thực tế đơn vị đã thực hiện trong năm đề nghị quyết toán;
(iii) Giải thích những chênh lệch trọng yếu giữa số liệu dự toán ngân sách được phê
duyệt mà đơn vị có trách nhiệm giải trình công khai với số liệu thực tế đề nghị quyết
toán. Các nội dung này đã được thể hiện trong báo cáo riêng thuộc hồ sơ quyết toán
ngân sách của đơn vị theo pháp luật ngân sách. Các tài liệu này có thể được công
khai cùng với báo cáo tài chính, do vậy thuyết minh báo cáo tài chính chỉ cần dẫn
chiếu tới các tài liệu đó.

Đơn vị phải trình bày trong phần thuyết minh báo cáo tài chính về cơ sở kế
toán áp dụng cho số liệu quyết toán ngân sách và cơ sở phân loại áp dụng trong dự
toán ngân sách được phê duyệt

356
Như vậy, tính đến tháng 7 năm 2022, Việt Nam đã công bố 11 Chuẩn mực kế
toán công Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc cải cách quản lý tài chính, kế
toán trong khu vực công ở Việt Nam.

Triển khai hướng dẫn áp dụng các chuẩn mực kế toán công như sau:

Theo Quyết định số 1299/QĐ-BTC ngày 31/7/2019 về việc phê duyệt đề


án công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam thì các cơ quan được
giao trách nhiệm hướng dẫn, triển khai chuẩn mực kế toán công như sau:

Bộ Tài chính có nhiệm vụ ban hành và công bố chuẩn mực kế toán công
Việt Nam (theo các đợt nghiên cứu, xây dựng) và thông tư hướng dẫn chế độ kế
toán hiện hành của từng lĩnh vực phù hợp với chuẩn mực kế toán công đã được
ban hành theo lộ trình, đảm bảo nhất quán giữa cơ chế tài chính, ngân sách và
chuẩn mực kế toán. Bộ Tài chính giao cho Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm
toán thực hiện phổ biến, đào tạo, bồi dưỡng chế độ, chính sách và các quy định
pháp luật về kế toán, kiểm toán nói chung và hệ thống chuẩn mực kế toán công
Việt Nam nói riêng.

Căn cứ nội dung các chuẩn mực kế toán công Việt Nam được ban hành,
Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền bổ
sung, sửa đổi các chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán trong lĩnh vực
công và các văn bản có liên quan, phù hợp với quy định hiện hành về cơ chế tài
chính công, và ngân sách nhà nước, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính về thông tư
hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị theo từng lĩnh vực hoạt động
theo lộ trình phù hợp.

Các Bộ, ngành, UBND, thành phố trực thuộc Trung ương: có trách nhiệm
phối hợp với Bộ Tài chính trong quá trình nghiên cứu và công bố chuẩn mực kế
toán công Việt Nam.

Các cơ quan nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện theo
hướng dẫn của Bộ Tài chính.

357
Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về kế toán xây dựng giáo trình và phương
pháp giảng dạy phù hợp để tổ chức các hoạt động đào tạo chuẩn mực kế toán
công Việt Nam.

Các hội nghề nghiệp phối hợp với Bộ Tài chính trong việc thực hiện
nghiên cứu, đào tạo, tuyên truyền, hỗ trợ các đơn vị và hội viên trong quá trình
công bố, ban hành và triển khai áp dụng chuẩn mực kế toán công Việt Nam.

Như vậy, song song với việc công bố các chuẩn mực kế toán công của
Việt Nam, hiện nay việc nghiên cứu để triển khai hướng dẫn áp dụng các chuẩn
mực đã ban hành đang được tiến hành đúng với yêu cầu, mục tiêu của việc xây
dựng hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam. Từ các quy định, yêu cầu,
nguyên tắc của chuẩn mực kế toán công Việt Nam, Bộ Tài chính ban hành các
hướng dẫn cụ thể trong các chế độ kế toán phù hợp với từng loại hình đơn vị
công, đặc điểm tổ chức hoạt động trong mối quan hệ phù hợp với các cơ chế
chính sách về tài chính công và NSNN nhằm quản lý ngày càng tốt hơn các
nguồn lực của các đơn vị trong khu vực công.

đ) Cơ chế tài chính và việc ảnh hưởng đến công tác kế toán

Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu chi bằng tiền do nhà nước tiến
hành, nó phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử
dụng các quỹ công nhằm phục vụ thực hiện các chắc năng của nhà nước và đáp ứng
các nhu cầu, lợi ích chung của xã hội.

Theo chủ thể quản lý trực tiếp thì tài chính công gồm tài chính tại các cơ
quan hành chính nhà nước, tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập.

Cơ chế tài chính tại cơ quan hành chính nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Nguồn lực tài chính
chủ yếu từ nguồn NSNN cấp và thu khác.

Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập là các quy định về
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quy định về danh mục sự

358
nghiệp công; giá, phí và lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công; phân loại mức độ tự
chủ tài chính; tự chủ sử dụng nguồn tài chính; tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên
kết; quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định khác có liên quan (theo Nghị định
60/NĐ-CP ngày 21/6/2021). Nguồn lực tài chính gồm NSNN cấp, thu sự nghiệp từ
việc cung cấp dịch vụ công, thu khác. Mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp
công gồm như sau: Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu
tư (gọi là đơn vị nhóm 1); Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên (sau
đây gọi là đơn vị nhóm 2); Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường
xuyên (gọi là đơn vị nhóm 3) gồm: Đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi
thường xuyên; Đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên; Đơn vị
tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên; Đơn vị sự nghiệp công do Nhà
nước bảo đảm chi thường xuyên (gọi là đơn vị nhóm 4).

Để quản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vị sử dụng nhiều phương pháp
cũng như nhiều công cụ quản lý khác nhau. Mục đích chung hướng đến của quản lý
tài chính trong các cơ quan, đơn vj là tính hiệu quả trong hoạt động tài chính nhằm
đạt mục tiêu đã định. Thông thường công tác quản lý tài chính được thực hiện qua ba
bước gồm: Lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán thu chi tài chính.

Lập dự toán là việc xây dựng một bức tranh tổng thể nhằm xác lập các chỉ
tiêu thu - chi của đơn vị trong năm kế hoạch, từ đó đưa ra các biện pháp thực hiện tốt
các chỉ tiêu đặt ra. Đây là bước đầu tiên, tiền đề cơ sở dẫn dắt toán bộ quá trình thực
hiện quản lý tài chính trọng đơn vị.

Chấp hành dự toán là quá trình sử dụng tổng hợp các biên pháp kinh tế, tài
chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu - chi trong kế hoạch trở thành hiện
thực. Chấp hành dự toán bao gồm chấp hành dự toán thu và chấp hành dự toán chi.
Các đơn vị cần phải theo dõi chi tiết, cụ thể các khoản thu chi phát sinh tại đơn vị
nhằm đảm bảo việc phân phối, sử dụng các nguồn lực vốn hợp lý, tiết kiệm và hiệu
quả.

359
Quyết toán là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý tài chính, nhằm tổng
hợp, đánh giá việc tực hiện ngân sách cũng như các chính sách tài chính của năm
ngân sách đã qua.

Cuối kỳ kế toán, các đơn vị phải lập Báo cáo quyết toán cùng Báo cáo tài
chính, các báo cáo này sẽ giúp đơn vị tổng kết tình hình sử dụng các nguồn lực tài
chính (tình hình thu - chi) khi thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao trong một thời gian
nhất định và được phê chuẩn bởi các cơ quan có thẩm quyền.

Để theo dõi, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong chu
trình ngân sách (từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán dự toán) thì đơn
vị sẽ sử dụng công cụ kế toán để ghi chép, phản ánh thông tin và kiểm tra tình hình
tiếp nhận, sử dụng và quyết toán kinh phí; sử dụng và quản lý vật tư, tài sản công;
việc chấp hành dự toán thu chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức do nhà nước
quy định. Chính vì vậy, trên cơ sở pháp luật về Luật Ngân sách, tài chính, quản lý tài
sản công, cơ chế tài chính thì sẽ ban hành chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán công
Việt Nam phù hợp, đồng bộ nhằm minh bạch tình hình hoạt động tài chính cho các
đơn vị kế toán, nâng cao chất lượng thông tin BCTC, phù hợp với chuẩn mực kế
toán công Việt Nam, thông lệ quốc tế.

Ví dụ: Theo Luật về ngân sách hiện nay đang quy định lập báo cáo so sánh
giữa số liệu dự toán ngân sách được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt với số liệu
thực hiện mà đơn vị đề nghị quyết toán, nên ban hành Chuẩn mực Kế toán công Việt
Nam số 24 “Trình bày thông tin ngân sách trong báo cáo tài chính” (VPSAS 24)
được ban hành phải quy định thông tin so sánh phải được dẫn chiếu và thuyết minh
trong BCTC của đơn vị. Đồng thời quy định về việc đơn vị phải thuyết minh rõ
những lý do dẫn đến các chênh lệch trọng yếu giữa số liệu dự toán ngân sách được
phê duyệt với số liệu thực tế đề nghị quyết toán. Việc tuân thủ yêu cầu của chuẩn
mực này sẽ đảm bảo trách nhiệm giải trình của đơn vị và tăng cường tính minh bạch
của BCTC thông qua việc chứng minh sự tuân thủ với dự toán ngân sách được phê
duyệt mà đơn vị có trách nhiệm giải trình công khai. Nội dung của VPSAS 24 được

360
sửa đổi khá nhiều so với nội dung IPSAS tương ứng nhằm phù hợp với các quy định
của pháp luật về ngân sách ở Việt Nam. Khi xây dựng các chuẩn mực kế toán, chế
độ kế toán dựa trên thông lệ quốc tế nhưng phù hợp với các pháp luật quy định về
NSNN, cơ chế tài chính của Việt Nam.

Như vậy, khi có sự thay đổi về văn bản pháp luật về NSNN, các cơ chế tài
chính, ban hành các chuẩn mực kế toán công Việt Nam thì sẽ có ảnh hưởng nhất
định đến công tác kế toán nhà nước.

2. Tổ chức bộ máy kế toán và bố trí người làm kế toán

a) Tổ chức bộ máy kế toán


Tổ chức bộ máy kế toán là tổ chức sử dụng nhân sự để thực hiện công tác kế
toán trong đơn vị kế toán nhà nước. Nội dung tổ chức bộ máy kế toán bao gồm: Xác
định số lượng lao động kế toán; Phân công nhiệm vụ để thực hiện phần hành kế
toán; Xác lập mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán cũng như với các
bộ phận khác có liên quan trong đơn vị kế toán nhà nước để thu thập, xử lý và cung
cấp thông tin cho người sử dụng; Xây dựng kế hoạch công tác, quy trình làm việc
của bộ phận kế toán nhằm đảm bảo quy định của Nhà nước và các tổ chức nghề
nghiệp.
Tùy theo quy mô của đơn vị kế toán nhà nước mà đơn vị có thể tổ chức theo
một trong các mô hình sau:

Thứ nhất, Mô hình kế toán tập trung

Tổ chức kế toán tập trung còn gọi là tổ chức kế toán một cấp. Theo mô hình
này, kế toán đơn vị độc lập chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để
thực hiện tất cả các giai đoạn kế toán ở mọi phần hành kế toán. Sơ đồ 2.1 mô tả bộ
máy kế toán theo mô hình tập trung.

Phòng kế toán trung tâm của đơn vị thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ
thu nhận, ghi sổ, đến xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích, tổng hợp của
đơn vị. Trường hợp đơn vị có các đơn vị phụ thuộc thì không mở sổ sách và hình

361
thành bộ phận kế toán riêng, toàn bộ công việc ghi sổ, lập báo cáo kế toán đều thực
hiện ở Phòng kế toán trung tâm, các đơn vị trực thuộc có thể trở thành đơn vị thực
hiện kế toán ban đầu theo chế độ báo sổ.

362
Kế toán trưởng

Nhân viên kế toán phần hành 1 Nhân viên kế toán phần hành 2 Nhân viên kế toán phần hành 3

Nhân viên ghi nhận ban đầu, báo sổ từ đơn vị trực thuộc

Ghi chú:

Quan hệ chỉ đạo

Đối chiếu

Báo sổ

Sơ đồ 2.1. mô tả bộ máy kế toán theo mô hình tập trung

Thứ 2, Mô hình kế toán phân tán

Theo hình thức tổ chức mô hình kế toán phân tán, bộ máy kế toán được
phân thành cấp: kế toán trung tâm và kế toán trực thuộc. Trong đó, kế toán trung tâm
và kế toán đơn vị trực thuộc đều có sổ sách kế toán và bộ máy nhân sự tương ứng để
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của kế toán phân cấp quản lý. Sơ đồ 2.2. mô tả tổ
chức bộ máy kế toán theo hình thức phân tán.

Kế toán cơ sở trực thuộc phải mở sổ kế toán, thực hiện toàn bộ khối lượng
công việc kế toán từ gia đoạn đầu đến giai đoạn lập báo cáo kế toán lên kế toán trung
tâm theo sự phân cấp theo quy định, đơn vị trực thuộc được giao quyền quản lý, sử
dụng nguồn kinh phí, hình thành bộ phận quản lý để điều hành các hoạt động, nhiệm
vụ được giao tại đơn vị.
363
Kế toán trung tâm theo mô hình kế toán phân tán là nơi thực hiện khâu tổng
hợp số liệu báo cáo của cơ sở, lập BCTC cho cơ quan tổ chức quản lý, chịu trách
nhiệm cuối cùng về toàn bộ hoạt động của đơn vị.

Kế toán trưởng đơn vị cấp


trên

Kế toán hoạt động của Bộ phận kế toán báo Bộ phận kiểm tra kế
đơn vị cấp trên cáo hợp nhất hành 2 toán

Nhân viên ghi nhận ban đầu, báo


sổ từ đơn vị trực thuộc

Kế toán phần hành Kế toán phần hành

Sơ đồ: 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình phân tán

Thứ 3, Mô hình kế toán hỗn hợp:

Mô hình kế toán hỗn hợp là sự kết hợp đặc trưng của cả mô hình kế toán tập
trung và mô hình kế toán phân tán.

b) Quy định về những người không được làm kế toán

Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng
lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt
buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

364
Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa
án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang
phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được
xóa án tích.

Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em
ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng
giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc
phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán,
trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở
hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp
siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao
nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường
hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân
làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và
là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật

c) Quy định về kế toán trưởng, phụ trách kế toán

Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ
chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán. Kế toán trưởng của cơ quan
nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do
Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo
pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán. Kế toán trưởng
chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có
đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng
của đơn vị kế toán cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.

Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm
được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế
365
toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12
tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.

Đơn vị kế toán giao phụ trách kế toán trong các trường hợp sau: (i) Đơn vị
kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn
vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm
kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán. (ii) Các doanh nghiệp siêu nhỏ
theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách
kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.

Thời hạn bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán
trong lĩnh vực kế toán nhà nước là 5 năm sau đó phải thực hiện các quy trình về bổ
nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán.
Khi thay đổi kế toán trưởng, phụ trách kế toán, người đại diện theo pháp luật
của đơn vị kế toán hoặc người quản lý, điều hành đơn vị kế toán phải tổ chức bàn
giao công việc và tài liệu kế toán giữa kế toán trưởng, phụ trách kế toán cũ và kế
toán trưởng, phụ trách kế toán mới, đồng thời thông báo cho các bộ phận có liên
quan trong đơn vị và cho các cơ quan nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch biết họ tên
và mẫu chữ ký của kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới. Kế toán trưởng, phụ trách
kế toán mới chịu trách nhiệm về công việc kế toán của mình kể từ ngày nhận bàn
giao công việc. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về
công việc kế toán trong thời gian mình phụ trách.
Tiêu chuẩn, điều kiện đối với kế toán trưởng, phụ trách kế toán

- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp
hành pháp luật;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;

- Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có
chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác
thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế
toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
366
- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán, cụ thể:

Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có
chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên, bao gồm: (i) Cơ quan
có nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước các cấp; (ii) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, cơ quan thuộc Quốc hội, cơ quan khác của nhà nước ở trung ương
và các đơn vị kế toán trực thuộc các cơ quan này; (iii) Đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung
ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; (iv) Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh và tương đương; các cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc các cơ quan
này; (v) Cơ quan trung ương tổ chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh; (vi) Tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp trung ương, cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà
nước; (vii) Ban quản lý dự án đầu tư có tổ chức bộ máy kế toán riêng, có sử dụng
ngân sách nhà nước thuộc dự án nhóm A và dự án quan trọng quốc gia; (viii) Đơn vị
dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện;

Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có
chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên, bao
gồm: (i) Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có tổ chức bộ
máy kế toán (trừ các đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện); (ii) Cơ quan
trung ương tổ chức theo ngành dọc đặt tại cấp huyện, cơ quan của tỉnh đặt tại cấp
huyện; (iii) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội -
nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp huyện có sử dụng
ngân sách nhà nước; (iv) Ban quản lý dự án đầu tư có tổ chức bộ máy kế toán riêng,
có sử dụng ngân sách nhà nước; (v) Đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã,
phường, thị trấn…

Trách nhiệm của kế toán trưởng, phụ trách kế toán:


- Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế
toán;

367
- Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này;
- Lập báo cáo tài chính.

Quyền của kế toán trưởng, phụ trách kế toán:

- Có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.


- Được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng đối với kế toán
trưởng là 0,2 và đối với phụ trách kế toán là 0,1 so với mức lương cơ sở.
- Đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí
ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách
nhà nước và doanh nghiệp nhà nước thì kế toán trưởng, phụ trách kế toán còn có
quyền khác như: Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn
vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật
người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ; Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế
toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài
chính của kế toán trưởng; Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến
khác với ý kiến của người ra quyết định; Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện
theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện các vi phạm pháp luật về tài chính, kế
toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên
trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không
phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó
d) Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán
Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây: Có phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; Có trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
- Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
- Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về
kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên
môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ có
trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán

368
mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời
gian mình làm kế toán.

3. Một số vấn đề về quản lý nhà nước về kế toán

a) Nội dung quản lý nhà nước về kế toán

a1) Khái niệm về quản lý nhà nước về kế toán

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động hành pháp của Nhà nước,
theo đó Nhà nước sử dụng quyền lực pháp luật nhằm tác động có tổ chức và
điều chỉnh đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người, để
thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, nhằm duy trì và phát
triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp
của con người.

Quản lý nhà nước về kế toán là dạng quản lý hành chính nhà nước trong
lĩnh vực kế toán. Chủ thể quản lý nhà nước về kế toán là cơ quan thuộc bộ máy
hành chính Nhà nước từ Trung ương tới địa phương. Khách thể quản lý nhà
nước về kế toán là hoạt động kế toán trong nền kinh tế quốc dân. Đối tượng
quản lý nhà nước về kế toán là tất cả mọi thành tố của hệ thống kế toán trong
nền kinh tế bao gồm: Đội ngũ người làm kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế
toán, các tổ chức nghề nghiệp về kế toán.

Quản lý nhà nước về kế toán nhằm tạo lập môi trường thúc đẩy sự phát
triển của kế toán với vai trò là một công cụ quản lý quan trọng trong việc cung
cấp thông tin trung thực, tin cậy, đầy đủ, kịp thời, liên tục và có hệ thống giúp
cho các cấp quản lý và người sử dụng thông tin kế toán ra quyết định kinh tế
đúng đắn và kịp thời.

a2) Nội dung quản lý nhà nước về kế toán

Nội dung quản lý nhà nước về kế toán gồm: Xây dựng, chỉ đạo thực
hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kế toán; Ban hành, phổ biến, chỉ
đạo và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về kế toán; Kiểm tra kế toán; kiểm
369
tra hoạt động dịch vụ kế toán; Hướng dẫn hoạt động hành nghề kế toán, tổ chức
thi tuyển, cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề kế toán; Hướng dẫn và tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp kế toán; Tổ chức và quản lý công tác nghiên
cứu khoa học về kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kế
toán; Hợp tác quốc tế về kế toán; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
pháp luật về kế toán.

a3) Cơ quan quản lý nhà nước về kế toán

Cơ quan quản lý nhà nước về kế toán gồm: Chính phủ thống nhất quản
lý nhà nước về kế toán; Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về kế toán; Các bộ, cơ quan ngang bộ trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kế
toán trong ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách; Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm quản lý nhà nước về kế toán tại địa phương.

b) Giới thiệu về các chế độ kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước

Hệ thống các văn bản pháp luật quy định về hoạt động kế toán bao gồm:

b1) Luật kế toán

Luật Kế toán Việt nam 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành theo Luật số 88/2015/QH 13 ngày 20/11/2015 và có hiệu
lực thi hành từ ngày 1/1/2017.

Luật Kế toán Việt Nam 2015 bao gồm 6 chương và 74 điều

Chương I: Những quy định chung (15 điều từ điều 1 đến điều 15)

Chương II: Nội dung công tác kế toán (34 điều từ điều 15 đến điều 48)

Chương III: Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán (8 điều từ 56 đến
49)

Chương IV: Hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán (24 điều từ 57 đến 70)

370
Chương V: Quản lý Nhà nước về kế toán (1 điều là điều 71)

Chương VI: Điều khoản thi hành (3 điều từ điều 72 đến điều 74)

b2) Nghị định hướng dẫn

Nghị định là văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành. Nghị định
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán mà Quốc hội
quy định trong Luật giao cho Chính phủ hướng dẫn và triển khai thực hiện. Hiện
nay, Chính phủ đã ban hành 3 Nghị định hướng dẫn gồm:

- Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 31/12/2017 quy định chi tiết và


hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán
Nhà nước.

- Nghị định số 41/2018/NĐ-CP ngày 12/8/2018 về xử lý vi phạm hành


chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.

- Nghị định số 25/2017/NĐ-CP về Báo cáo tài chính Nhà nước.

b3) Hệ thống các văn bản hướng dẫn chế độ kế toán

Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh
vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ
chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành

- Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp:

Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn về chế độ kế


toán hành chính sự nghiệp (gọi tắt HCSN). Thông tư này hướng dẫn kế toán áp áp
dụng cho: Cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp
công lập tự đảm bảo hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ
chế tài chính như doanh nghiệp, áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp khi đáp ứng
đủ các điều kiến theo quy định hiện hành; tổ chức, đơn vị khác có hoặc không sử
dụng ngân sách nhà nước (gọi tắt là đợn vị HCSN). Đối với các đơn vị sự nghiệp
công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được áp dụng chế độ kế toán

371
doanh nghiệp, nếu thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước hoặc có tiếp nhận viện trợ
không hoàn lại của nước ngoài hoặc có nguồn phí được khấu trừ, để lại thì phải lập
báo cáo quyết toán quy định.

Thông tư này hướng dẫn danh mục biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế
toán bắt buộc; danh mục hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán tài khoản kế
toán; danh mục mẫu sổ và phương pháp lập sổ kế toán; danh mục mẫu báo cáo và
phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách của
các đơn vị HCSN.

- Một số chế độ kế toán đặc thù: Ngoài chế độ kế toán chung là chế độ kế toán
HCSN, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn kế toán cho một số đơn vị và lĩnh vực đặc thù
gồm:

+ Thông tư số 70/2019/TT-BTC ngày 03/10/2019 hướng dẫn chế độ kế toán


ngân sách và tài chính xã. Áp dụng đối với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
(gọi tắt là xã) thuộc các quận, huyện, thị xã, thành phố của các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương trong cả nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công
tác kế toán ngân sách và tài chính xã.

Thông tư này hướng dẫn danh mục, biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ
kế toán; danh mục hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán tài khoản kế toán;
danh mục mẫu sổ và phương pháp lập sổ kế toán; danh mục mẫu báo cáo, phương
pháp lập và trình bày báo cáo tài chính của xã.

+ Thông tư số 102/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 hướng dẫn kế toán bảo


hiểm xã hội (gọi tắt: BHXH). Chế độ kế toán này áp dụng cho các cơ quan BHXH
như: Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Văn phòng BHXH Việt Nam; các đơn vị sự nghiệp
trực thuộc; các Ban quản lý dự án trực thuộc BHXH Việt Nam; Bảo hiểm xã hội
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là BHXH tỉnh); Bảo hiểm xã hội
quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là BHXH huyện).

372
Thông tư này quy định chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và
báo cáo tài chính, báo cáo nghiệp vụ quỹ bảo hiểm áp dụng cho các đơn vị BHXH
để hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động bảo
hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và các
hoạt động khác của cơ quan bảo hiểm xã hội. Những nội dung không hướng dẫn
trong Thông tư này, đơn vị thực hiện theo Chế độ kế toán HCSN ban hành kèm theo
Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn
chế độ kế toán HCSN.

+ Thông tư số 108/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 hướng dẫn kế toán dự


trữ quốc gia. Đối tượng áp dụng cho các đơn vị dự trữ Nhà nước (gồm: Tổng cục Dự
trữ nhà nước; Cục Dự trữ nhà nước khu vực; Chi cục dự trữ nhà nước); các bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia theo
sự phân công của Chính phủ; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến
công tác kế toán dự trữ quốc gia.

Thông tư này quy định chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo
cáo tài chính, báo cáo nghiệp vụ về hoạt động dự trữ quốc gia áp dụng cho các đơn
vị để hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động dự
trữ quốc gia. Những nội dung không hướng dẫn trong Thông tư này, các các đơn vị
thực hiện theo Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số
107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế Chế
độ kế toán HCSN hoặc chế độ kế toán đặc thù được Bộ Tài chính chấp thuận.

+ Thông tư 79/2019/TT-BTC ngày 14/11/2019 hướng dẫn chế độ kế toán áp


dụng cho Ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công. Đối tượng áp dụng là Ban
quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do Bộ trưởng, thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập và Ban
quản lý đầu tư xây dựng một dự án theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý
dự án đầu tư xây dựng (trừ các ban quản lý dự án là tổ chức thành viên của doanh
nghiệp); Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập để quản lý các dự án đầu tư từ

373
nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Trường hợp
chủ đầu tư là đơn vị hành chính, sự nghiệp không thành lập ban quản lý dự án riêng,
đơn vị hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị theo hướng dẫn của Chế
độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày
10/10/2017 của Bộ Tài chính. Trường hợp cần thiết đơn vị được sử dụng các tài
khoản và hướng dẫn có liên quan được ban hành tại Thông tư này để hạch toán các
khoản liên quan đến quản lý dự án đầu tư.

Thông tư này quy định chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo
cáo tài chính, báo cáo quyết toán áp dụng đối với các ban quản lý dự án sử dụng vốn
đầu tư công để hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt
động quản lý dự án đầu tư và các hoạt động khác mà cơ quan có thẩm quyền giao
cho chủ đầu tư, ban quản lý dự án thực hiện theo quy định

- Một số các chế độ kế toán khác.

c) Báo cáo tài chính, báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tài chính Nhà
nước

c1) Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình
hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán. Báo cáo tài chính của đơn vị
kế toán gồm: Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động; Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính; Báo cáo khác theo quy định của pháp
luật.

Việc lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được thực hiện như sau: Đơn vị
kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; Việc lập báo cáo tài
chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán.

Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày
nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa
các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do; Báo cáo tài chính phải có chữ ký của

374
người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người
ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.

Báo cáo tài chính phải được phản ánh một cách trung thực, khách quan về nội
dung và giá trị các chỉ tiêu báo cáo; trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ, có hệ thống
về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị.
Báo cáo tài chính phải được lập kịp thời, đúng thời gian quy định đối với từng loại
hình đơn vị, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, chính xác thông tin, số liệu kế toán. Thông
tin, số liệu báo cáo phải được phản ánh liên tục, số liệu của kỳ này phải kế tiếp số
liệu của kỳ trước.

Đơn vị kế toán nộp Báo cáo tài chính năm về đơn vị kế toán cấp trên trực tiếp
căn cứ theo thời hạn do đơn vị dự toán cấp 1 đã quy định đảm bảo thời gian tổng
hợp; nộp báo cáo cho cơ quan tài chính và KBNN đồng cấp theo quy định.

c2) Báo cáo tài chính tổng hợp

Báo cáo tài chính tổng hợp là báo cáo nhằm cung cấp thông tin về tình hình
tài chính, kết quả hoạt động, các luồng tiền từ hoạt động và các thông tin thuyết minh
báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên như của một đơn vị kế toán độc lập. Báo cáo tài
chính tổng hợp do đơn vị kế toán cấp trên lập, được tổng hợp từ báo cáo tài chính
riêng của mình (với vai trò là đơn vị kế toán cơ sở) và các đơn vị cấp dưới trực
thuộc.

Báo cáo tài chính tổng hợp gồm có: Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp; Báo
cáo kết quả hoạt động tổng hợp; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp; Thuyết minh
báo cáo tài chính tổng hợp.

Báo cáo tài chính tổng hợp được lập sau khi kết thúc kỳ kế toán năm. Báo cáo
của các đơn vị kế toán cấp dưới được sử dụng làm căn cứ lập báo cáo tài chính tổng
hợp phải được lập cho cùng một kỳ báo cáo với báo cáo tài chính tổng hợp.

Báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán cấp trên phải được tổng hợp
đầy đủ, bao gồm thông tin tài chính của tất cả đơn vị kế toán cấp dưới trực thuộc

375
theo quy định; trong đó các chỉ tiêu tài sản, nợ phải trả, tài sản thuần, doanh thu, chi
phí và các luồng tiền của đơn vị kế toán cấp trên được trình bày trên các biểu mẫu
báo cáo tương ứng giống như là các báo cáo của một đơn vị kế toán độc lập.

Báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán cấp trên được hợp cộng theo
các chỉ tiêu tương ứng trên cơ sở số liệu báo cáo tài chính riêng của các đơn vị kế
toán cơ sở thực hiện chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và báo cáo tài chính tổng
hợp của đơn vị kế toán trung gian thuộc phạm vi lập báo cáo tài chính tổng hợp, sau
đó loại trừ các giao dịch nội bộ trong phạm vi đơn vị lập báo cáo theo quy định tại
Thông tư này.

Thông tin tài chính của các đơn vị kế toán cấp dưới thực hiện chế độ kế toán
khác (ngoài chế độ kế toán hành chính sự nghiệp) phải tổng hợp vào báo cáo tài
chính tổng hợp của đơn vị cấp trên bao gồm số liệu tài sản thuần và thặng dư/thâm
hụt (hoặc lợi nhuận sau thuế) của đơn vị trong năm.

Báo cáo tài chính tổng hợp phải được trình bày chặt chẽ, có hệ thống, theo
đúng mẫu biểu và các chỉ tiêu đã quy định tại Thông tư số 99/2018/TT-BTC ngày
01/11/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị
kế toán nhà nước là đơn vị kế toán cấp trên, số liệu phải đảm bảo phản ánh một cách
trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời và phù hợp với tình hình tài chính, kết quả
hoạt động, các luồng tiền từ hoạt động và các thông tin thuyết minh báo cáo tài chính
của đơn vị kế toán cấp trên

Báo cáo tài chính tổng hợp cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho người sử
dụng xem xét, đánh giá tình hình tài chính, kết quả hoạt động, khả năng tạo tiền của
đơn vị kế toán cấp trên trong kỳ kế toán, làm cơ sở cho việc đưa ra các quyết định về
quản lý, điều hành đầu tư và quyết định khác của các cấp lãnh đạo và những người
có liên quan, đồng thời nâng cao trách nhiệm giải trình của các đơn vị kế toán cấp
trên về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực của nhà nước theo quy định của
pháp luật.

376
Đơn vị dự toán cấp 1 (đơn vị dự toán cấp 1 bao gồm: Các Bộ, ngành và các tổ
chức tương đương tại trung ương; Các sở, ban ngành và các đơn vị tương đương
thuộc cấp tỉnh; Các đơn vị cấp phòng và tương đương thuộc cấp huyện thuộc đối
tượng) thực hiện nộp Báo cáo tài chính tổng hợp cho KBNN đồng cấp và cơ quan tài
chính đồng cấp để cung cấp thông tin lập Báo cáo tài chính nhà nước (đối với đơn vị
thuộc cấp trung ương và cấp tỉnh) hoặc lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính
huyện (đối với đơn vị thuộc cấp huyện).

c3) Báo cáo bổ sung thông tin tài chính

Báo cáo bổ sung thông tin tài chính là báo cáo cung cấp thêm các thông tin tài
chính ngoài báo cáo tài chính hoặc báo cáo tài chính tổng hợp đã lập theo quy định
để phục vụ cho quá trình lập báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán cấp trên.

Báo cáo bổ sung thông tin tài chính được lập nhằm phân tích số liệu chi tiết
của một số chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, báo cáo tài chính tổng hợp để cung cấp
thông tin về các giao dịch nội bộ phục vụ cho việc loại trừ giao dịch nội bộ khi đơn
vị kế toán cấp trên lập báo cáo tài chính tổng hợp, đồng thời cung cấp thêm thông tin
thuyết minh cho việc lập báo cáo tài chính nhà nước. Trường hợp đươn vị dự toán
cấp 1 không có đơn vị trực thuộc đã lập báo cáo tài chính theo quy định thì Báo cáo
bổ sung thông tin tài chính được lập và gửi nhằm phục vụ cho việc loại trừ giao dịch
nội bộ và thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước khi KBNN lập báo cáo tài chính
nhà nước hoặc Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện.

Báo cáo bổ sung thông tin tài chính được lập sau khi kết thúc kỳ kế toán năm
cùng với báo cáo tài chính, báo cáo tài chính tổng hợp, được trình bày theo mẫu biểu
và các chỉ tiêu quy định tại Thông tư số 99/2018/TT-BTC ngày 01/11/2018 của Bộ
Tài chính hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán nhà nước là
đơn vị kế toán cấp trên, trong đó bao gồm các chỉ tiêu bổ sung thông tin để lập báo
cáo tình hình tài chính tổng hợp, báo cáo kết quả hoạt động tổng hợp, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ tổng hợp và thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp.

377
Báo cáo bổ sung thông tin tài chính của đơn vị kế toán cơ sở được lập trên cơ
sở số liệu sổ sách kế toán theo dõi chi tiết tại đơn vị. Báo cáo bổ sung thông tin tài
chính của đơn vị kế toán cấp trên được tổng hợp từ báo cáo bổ sung thông tin tài
chính của đơn vị kế toán trực thuộc trong phạm vi tổng hợp báo cáo theo quy định.

Các đơn vị dự toán cấp 1 thực hiện nộp Báo cáo bổ sung thông tin tài chính
cho KBNN đồng cấp và cơ quan tài chính đồng cấp để cung cấp thông tin lập Báo
cáo tài chính nhà nước (đối với đơn vị thuộc cấp trung ương và cấp tỉnh) hoặc lập
Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện (đối với đơn vị thuộc cấp huyện).

c4) Báo cáo tài chính nhà nước

Báo cáo tài chính nhà nước được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo tài chính của
cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên
quan khác thuộc khu vực nhà nước, dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài
chính nhà nước, kết quả hoạt động tài chính nhà nước và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt
động tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.

Báo cáo tài chính nhà nước cung cấp thông tin về tình hình thu, chi ngân sách
nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, nợ công, vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tài
sản, nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của Nhà nước. Báo cáo tài chính nhà nước
gồm: Báo cáo tình hình tài chính nhà nước; Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà
nước; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước.

Kỳ lập báo cáo tài chính nhà nước: Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc và
tỉnh được lập theo kỳ kế toán năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12
năm dương lịch.

Việc lập báo cáo tài chính nhà nước được thực hiện như sau: Bộ Tài chính
chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc, trình Chính
phủ để báo cáo Quốc hội; chỉ đạo Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan
tài chính lập báo cáo tài chính thuộc phạm vi địa phương, trình Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp; Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự

378
nghiệp, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm lập báo cáo của
đơn vị mình và cung cấp thông tin tài chính cần thiết phục vụ việc lập báo cáo tài
chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.

Báo cáo tài chính nhà nước được lập và trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân
cùng với thời điểm quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách
nhà nước.

d) Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ: Là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp
và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.

- Một số nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ:

+ Tính độc lập: Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được đồng thời
đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán nội bộ. Đơn vị phải đảm bảo
rằng kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm
vụ báo cáo và đánh giá.

+ Tính khách quan: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo khách
quan, chính xác, trung thực, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của kiểm
toán nội bộ.

+ Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm
toán nội bộ.

- Phạm vi thực hiện công tác kiểm toán nội bộ:

Công tác kiểm toán nội bộ ở Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ tại bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ và các đơn vị trực thuộc bao gồm cả đơn vị sự nghiệp trực thuộc bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ tại Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban
379
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Việc thực hiện công tác kiểm toán
nội bộ ở các đơn vị phải đảm bảo nguyên tắc không tăng biên chế, không phát sinh
đầu mối mới.

Công tác kiểm toán nội bộ đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Đơn vị sự
nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công
lập tự đảm bảo chi thường xuyên: có tổng quỹ tiền lương, phụ cấp và các khoản
đóng góp theo lương của số người lao động hiện có (bao gồm: số biên chế có mặt,
lao động hợp đồng theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính
phủ và lao động hợp đồng chuyên môn khác) trong một năm từ 20 tỷ đồng trở lên
hoặc sử dụng từ 200 người lao động trở lên phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.

- Nội dung công việc kiểm toán nội bộ tại đơn vị:

Thứ nhất, Xây dựng Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ: Quy chế kiểm
toán nội bộ, gồm: mục tiêu, phạm vi hoạt động, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, trách
nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ trong đơn vị và mối quan hệ với các bộ phận
khác; trong đó có các yêu cầu về tính độc lập, khách quan, các nguyên tắc cơ bản,
yêu cầu về trình độ chuyên môn, việc đảm bảo chất lượng của kiểm toán nội bộ và
các nội dung có liên quan khác (Thông tư số 67/2020/TT-BTC ngày 10 tháng 7 năm
2020 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế mẫu về kiểm toán nội bộ áp
dụng cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập).

Thứ 2, Quy trình kiểm toán nội bộ: quy định và hướng dẫn chi tiết về phương
thức đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, kế hoạch từng cuộc
kiểm toán, cách thức thực hiện công việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán,
theo dõi, giám sát chỉnh sửa sau kiểm toán, theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm
toán, lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ.

Thứ 3, Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm: Căn cứ mục tiêu, chính sách,
quy mô, mức độ rủi ro của các hoạt động và nguồn lực hiện có, bộ phận kiểm toán
nội bộ xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, bao gồm phạm vi kiểm toán,

380
đối tượng kiểm toán, các mục tiêu kiểm toán, thời gian kiểm toán và việc phân bổ
các nguồn lực.

Thứ 4, Thực hiện kế hoạch kiểm toán: Đơn vị tổ chức thực hiện kế hoạch
kiểm toán nội bộ hàng năm và các cuộc kiểm toán đột xuất theo quy định. Phạm vi,
chu kỳ và phương pháp kiểm toán, quy trình kiểm toán phải đảm bảo kết quả kiểm
toán phản ánh đúng thực trạng các nội dung được kiểm toán.

Thứ 5, Báo cáo kiểm toán: Báo cáo kiểm toán nội bộ của đơn vị phải được kịp
thời lập, hoàn thành và gửi cho cấp có thẩm quyền.

Báo cáo kiểm toán phải trình bày rõ: nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán;
những đánh giá, kết luận về nội dung đã được kiểm toán và cơ sở đưa ra các ý kiến
này; các yếu kém, tồn tại, các sai sót, vi phạm, kiến nghị các biện pháp sửa chữa,
khắc phục sai sót và xử lý vi phạm; đề xuất các biện pháp hợp lý hóa, cải tiến quy
trình nghiệp vụ; hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu tổ chức của đơn vị (nếu
có). Báo cáo kiểm toán phải có ý kiến của ban lãnh đạo bộ phận/đơn vị được kiểm
toán. Trong trường hợp bộ phận/đơn vị được kiểm toán không thống nhất với kết
quả kiểm toán, báo cáo kiểm toán nội bộ cần nêu rõ ý kiến không thống nhất của bộ
phận/đơn vị được kiểm toán và lý do.

Báo cáo kiểm toán phải có chữ ký của Trưởng đoàn hoặc Trưởng nhóm kiểm
toán hoặc người phụ trách cuộc kiểm toán. Trường hợp đi thuê thực hiện kiểm toán
nội bộ thì báo cáo kiểm toán ít nhất phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật
hoặc người được ủy quyền và đóng dấu (nếu có) của đơn vị cung cấp dịch vụ. Ngoài
ra, báo cáo kiểm toán có thể có chữ ký của những người có liên quan khác của đơn
vị cung cấp dịch vụ tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên.

Báo cáo kiểm toán hàng năm: Báo cáo kiểm toán hàng năm phải có chữ ký
của người phụ trách kiểm toán nội bộ. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc
năm tài chính, người phụ trách kiểm toán nội bộ phải gửi báo cáo kiểm toán hàng
năm là báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của năm trước
cho các cấp có thẩm quyền. Báo cáo kiểm toán hàng năm phải nêu rõ: kế hoạch kiểm
381
toán đã đề ra; công việc kiểm toán đã được thực hiện; tồn tại, sai phạm lớn đã được
phát hiện; biện pháp mà kiểm toán nội bộ đã kiến nghị; đánh giá về hệ thống kiểm
soát nội bộ liên quan đến hoạt động được kiểm toán và đề xuất nhằm hoàn thiện hệ
thống kiểm soát nội bộ; tình hình thực hiện các biện pháp, kiến nghị, đề xuất của
kiểm toán nội bộ

đ) Kiểm tra kế toán

Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền. Việc
kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán gồm: Bộ Tài chính;
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương
quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán trong lĩnh vực được phân công phụ
trách; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán tại
địa phương do mình quản lý; Đơn vị cấp trên quyết định kiểm tra kế toán đơn vị trực
thuộc.

Các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán gồm: các cơ quan có thẩm quyền
ra quyết định kiểm tra kế toán và cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên
ngành về tài chính, Kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế khi thực hiện nhiệm vụ thanh
tra, kiểm tra, kiểm toán các đơn vị kế toán.

Nội dung kiểm tra kế toán gồm: Kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác kế
toán; Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán; Kiểm tra việc tổ
chức quản lý và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán; Kiểm tra việc chấp hành các
quy định khác của pháp luật về kế toán.

Thời gian kiểm tra kế toán do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán quyết
định nhưng không quá 10 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ
luật lao động. Trường hợp nội dung kiểm tra phức tạp, cần có thời gian để đánh giá,
đối chiếu, kết luận, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán có thể kéo dài thời gian

382
kiểm tra; thời gian kéo dài đối với mỗi cuộc kiểm tra không quá 05 ngày, không kể
ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định.

Quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra kế toán:

+ Khi kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải công bố quyết định kiểm
tra kế toán. Đoàn kiểm tra kế toán có quyền yêu cầu đơn vị kế toán được kiểm tra
cung cấp tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra kế toán và giải trình khi
cần thiết.

+ Khi kết thúc kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải lập biên bản kiểm
tra kế toán và giao cho đơn vị kế toán được kiểm tra một bản; nếu phát hiện có vi
phạm pháp luật về kế toán thì xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ đến cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

+ Trưởng đoàn kiểm tra kế toán phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm
tra.

+ Đoàn kiểm tra kế toán phải tuân thủ trình tự, nội dung, phạm vi và thời gian
kiểm tra, không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị kế toán
và không được sách nhiễu đơn vị kế toán được kiểm tra.

Quyền và trách nhiệm của đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán

+ Đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán có trách nhiệm: Cung cấp cho đoàn
kiểm tra kế toán tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra và giải trình các
nội dung theo yêu cầu của đoàn kiểm tra; Thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra kế
toán.

+ Đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán có các quyền sau đây: Từ chối việc
kiểm tra nếu thấy việc kiểm tra không đúng thẩm quyền hoặc nội dung kiểm tra
không đúng với quy định; Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
trường hợp không đồng ý với kết luận của đoàn kiểm tra kế toán.

383
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Trình bày bản chất về kế toán và kế toán nhà nước?

2. Trình bày vai trò, nhiệm vụ, nguyên tắc và yêu cầu của kế toán?

3. Trình bày hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam?

4. Trình bày quy định về tổ chức bộ máy kế toán trong cơ quan nhà nước?
Liên hệ với thực tiễn tại cơ quan nơi công tác?

5. Quyền và trách nhiệm của Kế toán trưởng là gì? Tại sao quy định kế toán
trưởng có các quyền và trách nhiệm như vậy?

6. Trình bày những nội dung cụ thể về quản lý nhà nước đối với hoạt động kế
toán.

7. Trình bày các hoạt động kiểm toán nội bộ, kiểm tra tài chính kế toán tại đơn
vị kế toán nhà nước.

384
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015.


2. Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán.
3. Nghị định số 25/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ
quy định về báo cáo tài chính nhà nước.
4. Nghị định số 05/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về kiểm
toán nội bộ.
5. Thông tư số 70/2019/TT-BTC ngày 03/10/2019 hướng dẫn chế độ kế toán
ngân sách và tài chính xã.
6. Thông tư số 99/2018/TT-BTC, ngày 1/11/2018 của Bộ Tài chính về lập báp
cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán nhà nước là đơn vị kế toán cấp trên.
7. Thông tư số 102/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 hướng dẫn kế toán bảo
hiểm xã hội.
8. Thông tư số 108/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 hướng dẫn kế toán dự trữ
quốc gia.
9. Thông tư 79/2019/TT-BTC ngày 14/11/2019 của Bộ Tài chính về chế độ
kế toán áp dụng cho Ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công.
10. Thông tư số 67/2020/TT-BTC ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Bộ Trưởng
Bộ Tài chính ban hành Quy chế mẫu về kiểm toán nội bộ áp dụng cho cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
11. Quyết định số 1299/QĐ-BTC ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính về việc phê duyệt Đề án công bố hệ thống VPSAS.
12. Quyết định số 1676/QĐ-BTC ngày 1/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về việc công bố VPSAS đợt 1.
13. Quyết định số 1366/QĐ-BTC ngày 6/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về việc công bố VPSAS đợt 2.
385
Chuyên đề 3
KỸ NĂNG THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KẾ TOÁN

1. Một số vấn đề về thông tin, thu thập và xử lý thông tin

a) Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thông tin trong hoạt động hành chính nhà
nước

* Khái niệm về thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước

Thông tin là tất cả những gì con người thu nhận được từ thế giới xung quanh
như sự vật, sự kiện,… Có thể hiểu về bản chất, thông tin chính là sự phản ánh sự
việc, sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, các hoạt động của con người trong
đời sống xã hội. Về hình thái biểu hiện, thông tin là quá trình trao đổi giữa người gửi
và người nhận, là sự truyền tín hiệu, truyền tin tức về những sự kiện, hoạt động đã,
đang và sẽ xảy ra cho nhiều người cùng biết.

Thông tin trong hoạt động quản lý là tập hợp tất cả các thông báo khác nhau
về các sự kiện xảy ra trong hoạt động quản lý và môi trường bên ngoài có liên quan
đến hoạt động quản lý đó, về những thay đổi thuộc tính của hệ thống quản lý và môi
trường xung quanh, nhằm kiến tạo các biện pháp tổ chức các yếu tố vật chất, nguồn
lực, không gian và thời gian với các khách thể quản lý. Thông tin quản lý nhà nước
rất đa dạng, trong đó thông tin pháp lý chiếm vị trí đặc biệt bên cạnh những thông tin
phản ánh việc triển khai và kết quả của quá trình quản lý xã hội. Thông tin pháp lý
tạo điều kiện để các cơ quan hoạt động đúng pháp lý hiện hành, còn thông tin thực
tiễn cho phép các cơ quan tiếp cận được thường xuyên các nhu cầu về xã hội, với đời
sống chính trị-kinh tế của đất nước.

Tóm lại, hệ thống thông tin quản lý là hệ thống có chức năng thu thập, xử
lý, lưu trữ và phân phối thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng trong bộ
máy quản lý để hỗ trợ ra quyết định, phối hợp hoạt động và điều khiển các tiến
trình trong tổ chức.

386
Tương tự, thông tin trong quản trị là những tin tức mới được thu nhận,
được hiểu và đánh giá có ích trong việc ra quyết định về hoạt động của tổ chức.
Bao gồm dữ liệu về các hoạt động chuyên môn, hành chính quản lý, tổ chức
nhân sự… Thông tin đó là tài sản của tổ chức, cơ quan, đơn vị. Thông tin trong
quản trị cần được quản lý và lưu giữ một cách thận trọng. Thêm vào đó, nó sẽ
được cung cấp và chia sẻ trong nội bộ theo các cấp vị trí trong tổ chức. Với
những thông tin cần công khai ra bên ngoài, tổ chức sẽ kiểm duyệt và chọn lọc
kỹ càng để giữ được yếu tố bảo mật.

* Đặc điểm, vai trò của thông tin trong hoạt động hành chính nhà nước

- Đặc điểm của thông tin:

Hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà
nước, đó là hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống hành chính nhà nước
trong quản lý xã hội theo khuôn khổ pháp luật nhà nước nhằm phục vụ nhân
dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Hành chính nhà nước là một
hoạt động đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nghề khác nhau.
Do đó, bản chất của hành chính nhà nước có nội hàm rất rộng vừa mang bản
chất chính trị, mang tính pháp lý, vừa là hoạt động quản lý và là một nghề.

- Thông tin trong hoạt động hành chính nhà nước có đặc điểm:

▪ Thông tin quản lý đòi hỏi người nhận thông tin phải hiểu nội dung của
thông tin. Thông tin có địa chỉ cụ thể của người gửi và người nhận. Thông tin
giúp người nhận ra được các quyết định của quản lý, làm thay đổi trạng thái vận
động của hệ thống quản lý

▪ Thông tin quản lý gắn liền với quyền lực lãnh đạo.

▪ Thông tin trong quản lý nhà nước là cơ sở khoa học đảm bảo tính pháp
lý, thực hiện đúng đường lối, chính sách, đảm bản tính hiệu quả cho quyết định
quản lý nhà nước.

- Vai trò của thông tin trong hoạt động hành chính nhà nước:
387
▪ Thông tin là nơi lưu trữ, chuyển giao các tin tức thu nhận được.

▪ Thông tin rút ngắn các khoảng cách giữa các quốc gia, cơ quan, tổ chức,
đơn vị sự nghiệp, đem lại nhiều kết quả.

▪ Thông tin là phương tiện thống nhất mọi hoạt động của tổ chức nhằm
đạt đến một mục tiêu chung.

▪ Thông tin là cơ sở để các nhà quản lý đưa ra các quyết định, chính sách
phù hợp.

▪ Thông tin giúp các hoạt động của Nhà nước, đơn vị quản lý, các hoạt
động chuyên môn của đơn vị sự nghiệp tiếp cận với môi trường bên ngoài, gắn
kết giữa các cấp quản trị.

b) Kỹ năng thu thập thông tin

* Khái kiệm và đặc điểm thu thập thông tin:

- Khái niệm: Thu thập thông tin là quá trình xác định nhu cầu thông tin,
tìm nguồn thông tin, thực hiện tập hợp thông tin theo yêu cầu nhằm đáp ứng
mục tiêu đã được định trước.

- Đặc điểm thu thập thông tin:

▪ Thu thập thông tin là hoạt động có tính mục đích.

▪ Thu thập thông tin đa dạng về phương pháp và cách thức thu thập.

▪ Thu thập thông tin có thể từ các nguồn, kênh thông tin khác nhau. Mỗi
kênh thông tin có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với mỗi loại
thông tin cần thu thập. Chất lượng thông tin thu thập tùy thuộc vào nguồn thông
tin được lựa chọn.

▪ Thu thập thông tin là một quá trình liên tục, nhằm bổ sung, hoàn chỉnh
thông tin cần thiết.

▪ Thu thập thông tin bỉ ảnh hưởng của nhiều nhân tố về kỹ năng thu thập
thông tin, kỹ năng sử dụng các phương pháp, cách thức thu thập thông tin.
388
▪ Thu thập thông tin gắn với yếu tố đầu vào của tổ chức. Thu thập thông
tin không tách rời quá trình xử lý thông tin, nhằm đảm bảo thông tin cho hoạt
động của tổ chức.

* Kỹ năng thu thập thông tin:

- Chuẩn bị thu thập thông tin

Xác định mục đích, yêu cầu của thu thập thông tin

Trước tiên phải xác định mục đích, yêu cầu của việc thu thập thông tin.
Đây là một công việc hết sức quan trọng vì mỗi bộ phận quản lý có phạm vi hoạt
động khác nhau và chỉ cần những thông tin có liên quan đến chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn của các bộ phận trong đơn vị.

Tùy theo mục đích, yêu cầu của các bộ phận mà chọn lọc những thông tin
thiết yếu cho từng bộ phận quản lý, tránh tình trạng các nhà quản lý phải làm
việc trong điều kiện quá thiếu hoặc quá tải thông tin. Trong hoạt động quản lý
nhà nước, việc thu thập thông tin để phục vụ cho các mục đích, yêu cầu cơ bản
như xây dựng chương trình kế hoạch công tác; Soạn thảo văn bản quy phạm
pháp luật, xây dựng đề án, dự án; Lập các báo cáo công tác, chuyên đề; Hướng
dẩn chế độ chính sách pháp luật; Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ; Tham gia đóng
góp ý kiến đối những vẫn đề thuộc phạm vi chức năng được giao và các mục
đích khác liên quan đến hoạt động công vụ.

Xác định nguồn thu thập thông tin:

Tiếp theo là xác định nguồn thu thập thông tin tùy thuộc vào mục đích sử
dụng thông tin. Người thu thập thông tin cần xác định rõ thông tin sẽ thu thập từ
nguồn nào. Thực tế có thể phân loại nguồn thông tin theo những cách tiếp cận
khác nhau nhưng tổng thể có thể được chia thành thông tin thứ cấp và sơ cấp.
Thông tin thứ cấp là nguồn thông tin sẵn có từ các chủ thể khác cung cấp còn
thông tin sơ cấp là thông tin mới, được thu thập thông qua các phương pháp, kỹ
thuật nhất định.

389
Kỹ thuật thu thập thông tin:

Thu thập thông tin qua nguồn thứ cấp bao gồm thông tin các hồ sơ tài
liệu, văn bản. Thông tin từ hồ sơ, tài liệu, văn bản rất đa dạng, gắn với hoạt động
của cơ quan. Nguồn thông tin này có tính khả dụng cao. Đây là một nguồn thông
tin có giá trị, phục vụ trực tiếp cho quá trình ra quyết định. Để thu thập thông tin
từ hồ sơ, tài liệu, văn bản có hiệu quả, quá trình thu thập nguồn thông tin thực
hiện như sau:

- Xác định thông tin cần thu thập để giải quyết vấn đề gì? Xem xét vấn đề
đó thì hồ sơ, tài liệu, văn bản nào có thông tin này?

- Xác định hồ sơ, tài liệu, văn bản được lưu trữ và quản lý ở đâu? Rồi tiếp
cận hồ sơ, tài liệu, văn bản và xác định những thông tin cần thiết phục vụ quá
trình giải quyết công việc.

- Tiến hành thu thập thông tin từ sách báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền
hình, internet và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Sách báo, tạp chí,
các phương tiện thông tin đại chúng là một nguồn thông tin quan trọng. Thông
tin từ sách, tạp chí có tính chuyên sâu nhưng có thể có hạn chế về tính cập nhật.
Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng có tính cập nhật, đa dạng
nhưng có thể có những yếu tố chưa được kiểm chứng đầy đủ đặc biệt là thông
tin từ internet. Bên cạnh đó, các thông tin từ internet có thể có yếu tố bình luận,
đánh giá, cảm nhận từ người đưa tin. Vì vậy, việc thu thập thông tin cần chú ý
đến những đặc điểm này để loại bỏ những yếu tố cảm tính, tìm ra những yếu tố
có ý nghĩa thông tin khách quan.

Việc khai thác thông tin từ sách báo, tạp chí và các phương tiện truyền
thông bảo đảm tính chính xác và có độ tin cậy cao; bảo đảm tính khách quan và
bảo đảm tính pháp lý

Thu thập qua nguồn sơ cấp:

390
Có thể áp dụng hình thức thu thập thông tin như quan sát tại chỗ; phỏng
vấn;

▫ Quan sát là một trong những phương pháp cụ thể cho việc thu thập
thông tin cá biệt về một đối tượng nhất định. Quan sát để thu thập thông tin khác
với quan sát thông thường ở chỗ hoạt động quan sát này có tính mục đích, được
ghi lại, có kiểm tra tính ổn định và tính hiệu lực của kết quả thu nhận được.
phỏng vấn là cuộc gặp gỡ, trao đổi, hỏi chuyện giữa nhà báo với một hoặc một
nhóm đối tượng nhằm thu thập, khai thác thông tin phục vụ hoạt động sáng tạo
tác phẩm báo chí nói chung.

▫ Thông tin thu thập từ cuộc phỏng vấn có thể là phóng sự, điều tra, trao
đổi hoặc bảng hỏi đáp tuỳ theo mục đích của người phỏng vấn

Thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm là việc tập trung một số người tập hợp lại với nhau để
trình bày những quan điểm của họ về một số tình huống. Thảo luận nhóm nhầm
cung cấp các nguồn thông tin nhanh, tiết kiệm chi phí; Người thu thập thông tin
có cơ hội nói trực tiếp với người cung cấp thông tin làm rõ chi tiết và hiểu rõ
hơn thông tin cần thu thập; Người cung cấp thông tin có cơ hội để hoàn thiện
những nội dung thông tin cung cấp cho người thu thập thông tin và những thành
viên khác trong nhóm và điều này có thể tạo nên một động lực, hiệu quả “điều
phối”. Thành viên trong nhóm có thể thu thập thông tin bằng bảng câu hỏi định
lượng. Đó là hệ thống câu hỏi được chuẩn bị sẵn trên giấy theo những nội dung
đã xác định. Người cung cấp thông tin có thể trả lời câu hỏi vào phiếu thu thập
thông tin hoặc câu trả lời được ghi lại trên phiếu thu thập thông tin.

Hiệu quả của việc thu thập thông tin này phụ thuộc rất lớn vào việc thiết
kế một bảng hỏi chuẩn có khả năng đem lại cho người thu thập những thông tin
đầy đủ, chính xác về đối tượng. Mặt khác, một bảng hỏi được thiết kế chuẩn sẽ
giúp cho việc tổng hợp, thống kê, xử lý các thông tin thu thập được dễ dàng,
thuận lợi.
391
Thu thập thông tin qua các ý kiến đóng góp và phản ánh từ các cuộc họp,
qua điện thoại và trao đổi trực tiếp. Đây là một nguồn thông tin quan trọng trong
hoạt động của đơn vị. Đối với các thông tin này, cần chú ý ghi chép lại, khai
thác qua các kết luận các cuộc họp. Và cũng lưu ý có thể chỉ là thông tin một
chiều, mang tính chủ quan nên cần tập hợp và đối chiếu thông tin với các nguồn
thông tin khác.

Thông tin từ các cuộc họp phải được chính thức hoá trong văn bản làm cơ
sở cho việc khai thác và sử dụng.

c) Kỹ năng xử lý thông tin:

* Kỹ năng xử lý thông tin tức thời

Trong quá trình giao tiếp cán bộ, công chức phải xử lý nhiều thông tin thu
nhận được. Trong quá trình thu thập thông tin cán bộ, công chức phải đưa ra
những câu trả lời, những quyết định giải quyết cụ thể, ngay tại thời điểm tiếp
nhận thông tin, trường hợp này, việc xử lý thông tin cần phải được thực hiện chủ
động, tích cực để có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Khi xử lý thông tin tức thì,
trước tiên nhanh chóng xác định thông tin đã nhận được để phân loại, sắp xếp
thông tin. Thông tin này có thể từ đối tượng liên quan cung cấp. Trên cơ sở đó
xác định những thông tin có ý nghĩa mấu chốt đối với sự việc liên quan. Sau đó,
kết hợp những thông tin vừa nhận được với những thông tin đã có đó từ các
nguồn khác nhau để có cơ sở thực hiện công việc. Kế đến là xác định đối tượng
tiếp nhận thông tin, quyết định, biện pháp giải quyết để đưa ra các phương án
giải quyết phù hợp, hiệu quả. Trong trường hợp nhận thông tin nhưng chưa đủ
cơ sở để giải quyết thì tiếp tục đối thoại, trao đổi để thu thập thông tin thích hợp
để đưa ra cách giải quyết, câu trả lời, quyết định cho tình huống cần giải quyết.

* Kỹ năng xử lý thông tin theo quy trình:

Bước 1: Tập hợp và hệ thống hoá thông tin theo từng vấn đề, lĩnh vực

392
Bước 2: Phân tích và kiểm tra độ chính xác của các thông tin, tính hợp lý
của các tài liệu, số liệu

Bước 3: Cung cấp, phổ biến thông tin

Bước 4: Bảo quản, lưu trữ thông tin

Việc bảo quản và lưu trữ thông nhằm đảm bảo cho tài liệu thông tin
không bị hư hỏng và phục vụ cho công tác hàng ngày và lâu dài. Việc bảo quản,
lưu trữ thông tin cần được bảo đảm về cơ sở vật chất, những thiết bị tiên tiến…
Thông thường có hai hình thức lưu trữ thong tin chính cần sử dụng: Lưu trữ
bằng văn bản vào các cặp hồ sơ lưu trữ thông tin; lưu trữ ở máy tính đối với các
dữ liệu có phần mềm số hoá.

2. Hệ thống thông tin kế toán

a) Khái niệm, vai trò hệ thống thông tin kế toán

* Khái niệm hệ thống thông tin kế toán:

Hệ thống thông tin kế toán là hệ thống được xây dựng với mục đích thu
thập, lưu trữ, phân phối và xử lý thông tin trong lĩnh vực tài chính, kinh tế. Từ
đó chúng bảo đảm cung cấp những thông tin quan trọng phục vụ cho công tác
quản lý, điều hành và phát triển đơn vị.

Hệ thống thông tin kế toán được cập nhật thường xuyên và được sử dụng
bởi nhân viên kế toán, chuyên gia tư vấn, chuyên gia phân tích kinh doanh, ban
lãnh đạo, giám đốc tài chính, kiểm toán viên, các nhà quản lý và cơ quan quản lý
nhà nước.

Hệ thống thông tin kế toán là một hệ thống phản ánh mọi diễn biến của
quá trình hoạt động thực tế liên quan đến lĩnh vực tài chính – kế toán của một
đơn vị thông qua một số phương pháp tính gắn liền với việc sử dụng 3 loại
thước đo là tiền tệ, hiện vật và thời gian, trong đó thước đo bằng tiền tệ là thước
đo chủ yếu.

393
Hệ thống tthông tin kế toán chịu trách nhiệm trả lời cho các câu hỏi như
giá trị tài sản hiện nay của tổ chức là bao nhiêu? Kết quả tài chính sau một
khoảng thời gian hoạt động là bao nhiêu? Các chứng từ thu chi, các khoản nợ,
công nợ, khấu hao tài sản, đầu tư tài chính…, để giúp người quản lý nhận thức
được thực trạng và diễn biến của các hoạt động.

* Vai trò hệ thống thông tin kế toán trong lĩnh vực quản lý tài chính kế
toán:

- Lưu trữ và xử lý dữ liệu

Hệ thống thông tin kế toán sẽ giúp lưu trữ và quản lý thông tin kế toán
một cách logic phục vụ cho việc cung cấp thông tin hữu ích một cách nhanh
chóng, phục vụ cho những quyết định quan trọng của đơn vị.

Hệ thống thông tin kế toán bao gồm hai phân hệ là phân hệ tài chính và
phân hệ kế toán. Hai phân hệ này có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau.

Phân hệ thông tin tài chính:

Phân hệ thông tin tài chính bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến các
hoạt động tài chính trong đơn vị. Hệ thống thông tin tài chính nhằm

▪ Tích hợp tất cả các thông tin tài chính và thông tin tác nghiệp liên quan
đến hoạt động tài chính vào một hệ thống thông tin duy nhất;

▪ Cung cấp dữ liệu một cách kịp thời phục vụ nhu cầu phân tích tài chính,
tạo khả năng truy xuất dữ liệu cho nhiều đối tượng người sử dụng khác nhau

▪ Phân tích dữ liệu theo nhiều tiêu chí khác nhau như phân tích theo thời
gian, phân tích theo từng dịch vụ sự nghiệp công, phân tích theo từng khách
hàng, phân tích theo từng loại hình đơn vị sự nghiệp công…

▪ Phân tích các hoạt động tài chính trong quá khứ, hiện tại và dự báo trong
tương lai; dự báo sự biến động các dòng tiền; theo dõi và kiểm soát việc sử dụng
nguồn tài chính và các quỹ của đơn vị.

394
Phân hệ thông tin kế toán:

▪ Lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán là những giấy tờ phản ánh


nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế
toán. Mỗi chứng từ đều có tên gọi, số và ngày phát sinh ra chứng từ, tên và chữ
ký của người có liên quan, nội dung của nghiệp vụ mà trong đó có thể hiện rõ
các số đo (số lượng, giá tiền…) cho các đối tượng kế toán phát sinh trong nghiệp
vụ để đưa chúng vào các tài khoản kế toán tương ứng.

▪ Lập và theo dõi biến động trên các tài khoản kế toán. Tài khoản kế toán
là một cấu trúc diễn tả mối quan hệ đối ứng về giá trị tiền giữa các đối tượng kế
toán trong trạng thái vận động. Mỗi tài khoản được mở cho từng đối tượng kế
toán cần phải theo dõi thường xuyên qua số liệu đầu kỳ, phát sinh và cuối kỳ. Số
hiệu của tài khoản được quy định thống nhất theo luật kế toán. Nội dung của tài
khoản được lấy từ các chứng từ kế toán.

▪ Ghi sổ kép là việc ghi chép các biến động về giá trị tiền trên các tài
khoản liên quan với mỗi nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, để làm cơ sở phản ánh
sự biến đổi giá trị tiền giữa các loại tài sản. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều
có liên quan đến ít nhất hai tài khoản kế toán.

▪ Kế toán chi tiết cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp. Yêu cầu tổng hợp
các sổ kế toán chi tiết thành hệ thống các chỉ tiêu tổng hợp là vấn đề có ý nghĩa
quan trọng về mặt quản lý tài chính. Các thông tin tổng hợp được gọi là các
thông tin tài chính. Kế toán tổng hợp có trách nhiệm lập báo cáo tài chính và báo
cáo quyết toán.

Hệ thống thông tin kế toán lưu trữ tài liệu kế toán dưới dạng điện tử bao
gồm chứng từ điện tử; sổ sách kế toán; báo cáo kế toán và các tài liệu khác có
liên quan. Tài liệu kế toán lưu trữ dưới dạng điện tử phải đảm bảo tính đầy đủ,
toàn vẹn thông tin và an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ.

395
Dữ liệu chứa trong hệ thống thông tin kế toán là tất cả các thông tin tài
chính-kế toán phù hợp với thực tiễn hoạt động của đơn vị. Bất kỳ dữ liệu nào tác
động đến hệ thống tài chính kế toán của đơn vị đều phải đi vào hệ thống.

Loại dữ liệu trong hệ thống thông tin kế toán sẽ phụ thuộc vào quy mô và
loại hình của đơn vị sự nghiệp, tuy nhiên nó có thể bao gồm những loại dữ liệu
như chứng từ kế toán; Các báo cáo thanh toán; Các báo cáo phân tích kết quả tài
chính; sổ sách kế toán tổng hợp và sở chi tiết; Dữ liệu kiểm kê; Thông tin liên
quan đến biên chế; Bảng chấm công; Thông tin thuế…. Các loại dữ liệu này sau
đó có thể được dùng để lập báo cáo kế toán. Lưu trữ tất cả dữ liệu này ở một nơi
duy nhất - trong hệ thống thông tin kế toán sẽ tạo điều kiện cho hoạt động lưu
trữ hồ sơ, phân tích, báo cáo, kiểm toán hay ra quyết định. Để dữ liệu thực sự
hữu ích, nó phải đầy đủ, chính xác và đáng tin cậy.

- Kết nối hệ thống quản trị và hệ thống tác nghiệp

Hệ thống thông tin kế toán giúp đưa ra những báo cáo kế toán nhanh
chóng và chính xác. Giúp đơn vị giải quyết các công việc liên quan đến kế toán
một cách thuận tiện. Tăng tính tương tác, tạo ra mối quan hệ giữa hệ thống quản
trị và hệ thống tác nghiệp của các tổ chức, đơn vị.

Hệ thống thông tin tác nghiệp được hiểu là hệ thống thống tin được xây
dựng với định hướng hỗ trợ cá nhân và nhóm làm việc trong đơn vị nhằm đạt
hiệu quả cao nhất trong xây dựng, vận hành và cải tiến các quy trình tác nghiệp.
Hệ thống tác nghiệp bao gồm hai dạng thức cơ bản như hội thảo, trao đổi, thiết
kế quy trình hoạt động để xây dựng các biện pháp tổ chức vận hành

- Giảm chi phí tiết kiệm thời gian:

Thông tin kế toán giúp giải quyết công việc liên quan đến kế toán, giúp
các đơn vị tiết kiệm thời gian cho việc quản lý và lưu trữ thông tin. Ngoài ra,
việc hạn chế sai sót trong lưu trữ và quản lý sẽ giúp đơn vị tránh những tổn thất
những thiệt hại tài chính.

396
Kế toán là bộ phận cực kỳ quan trọng trong bất cứ đơn vị sự nghiệp nào.
Do đó, công việc kế toán cũng có nhiều đòi hỏi khắt khe về độ chính xác. Ngoài
việc tập trung tuyển dụng những nhân sự kế toán giỏi chuyên môn thì việc áp
dụng hệ thống thông tin kế toán vào quản lý là xu hướng đã được thực hiện từ
khá lâu. Dễ dàng nhận thấy lợi tích từ việc sử dụng phần mềm kế toán mang lại
cho đơn vị là rất lớn. Những lợi ích cơ bản của phần mềm kế toán có thể kể như

Tiết kiệm thời gian:

Một trong những khía cạnh tốt nhất khi sử dụng phần mềm kế toán là
không phải tốn quá nhiều thời gian. Kế toán là một quá trình liên quan đến chi
tiết. Nó liên quan đến các quy định, luật lệ, thuế và nhiều tính toán phức tạp
khác. Một phần mềm kế toán đã được thiết kế phù hợp với quy định, luật lệ,
thuế… hiện hành sẽ giúp đơn vị luôn tuân thủ với luật pháp. Hơn nữa, nó giúp
giải quyết tất cả các phép tính phức tạp.

Chính xác:

Các chương trình kế toán có độ chính xác rất cao và hiếm khi gây ra lỗi.
Sai sót duy nhất có thể gặp phải là do nhập dữ liệu và thông tin sai lệch từ ban
đầu. Hầu hết các phần mềm kế toán đều có phần hỗ trợ hướng dẫn cách sử dụng
toàn bộ quy trình nhập liệu thông tin hoạt động. Đặc biệt với những phần mềm
kế toán được thiết kế đặc thù đang trở nên phổ biến như hiện nay thì việc sử
dụng các phần mềm còn có sự hỗ trợ của cán bộ kỹ thuật của nhà cung cấp phần
mềm. Hình thức hướng dẫn này góp phần giảm thiểu sai sót và cải thiện chất
lượng số sách kế toán của doanh nghiệp.

Lên các báo cáo nhanh chóng và chính xác:

Một trong những điều tuyệt nhất khi sử dụng phần mềm kế toán là khả
năng tạo các bản báo cáo theo ý muốn trong thời gian nhanh nhất. Có thể tạo ra
báo cáo chỉ trong vòng vài giây, đây là một cải tiến rất lớn so với phương thức
truyền thống với bảng biểu và những phép tính. Các báo cáo có thể xuất ra file

397
Excel hoặc Word để sử dụng lập báo cáo tài chính hàng năm. Đặc biệt, các phần
mềm kế toán cho phép lập các báo cáo theo ý muốn và phần mềm sẽ tự động lên
báo cáo hàng ngày, tuần hoặc tháng.

Lên bảng lương chính xác và nhanh chóng:

Số tiền phải trả cho bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,
thuế thu nhập cá nhân… có thể bị nhân viên tính toán sai. Phần mềm kế toán sẽ
giải quyết công việc buồn tẻ này và nó sẽ tự động tính sẵn các số liệu liên quan
đến lương. Phần mềm còn gửi chi tiết lương hàng tháng cho từng nhân viên qua
email.

Các vấn đề liên quan đến thuế được giải quyết nhanh chóng:

Phần tuyệt vời nhất khi sử dụng phần mềm kế toán tính toán số liệu liên
quan đến lương nhân viên là mọi việc sẽ thuận tiện hơn quyết toán thuế hằng
năm. Tất cả thông tin được lưu trữ ở phần mềm kế toán có thể được chuyển đến
các chương trình thuế một cách dễ dàng. Đơn vị chỉ cần xem lại thông tin và gởi
đến những nơi có liên quan. Điều này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian liên
quan đến quyết toán thuế.

b) Các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin kế toán:

* Yếu tố về nhân sự:

Nhân sự trong hệ thống thông tin kế toán là những người điều khiển hệ
thống và thực hiện các chức năng khác nhau của hệ thống. Các chức danh sau
đây trong đơn vị là những người sử dụng hệ thống thông tin kế toán gồm kế
toán, kiểm toán viên, tư vấn tài chính, chuyên gia phân tích hoạt động, và giám
đốc tài chính. Hệ thống thông tin kế toán sẽ giúp các bộ phận trên có thể phối
hợp làm việc một cách logic.

Đối với một hệ thống thông tin kế toán được thiết kế tốt và bài bản thì tất
cả mọi nhân viên trong đơn vị hoặc tổ chức đều có thể có quyền để truy cập để

398
có thể tiếp cận và cung cấp các thông tin cần thiết giúp cho quá trình hoàn thành
công việc được nhanh chóng và đơn giản hơn.

Hệ thống thông tin kế toán cần được thiết kế một cách đơn giản và dễ sử
dụng. Với mục đích đáp ứng được những nhu cầu sử dụng của người sử dụng
thông tin cũng như hạn chế việc thay đổi và chỉnh sửa giao diện.

* Yếu tố về thủ tục và hướng dẫn:

Các trình tự, thủ tục mà hệ thống thông tin kế toán sử dụng để thu nhập,
tổng hợp, lưu trữ, quản trị, truy xuất và xử lý dữ liệu được hoạt động một cách
tự động gọi là thủ tục và hướng dẫn thường được biểu hiện dưới dạng lưu đồ.
Dữ liệu của hệ thống được lấy từ hai nguồn là từ nội bộ và từ nguồn bên ngoài.

* Yếu tố về dữ liệu

Việc lưu trữ thông tin trên hệ thống kế toán cần có cấu trúc cơ sở dữ liệu
được lập trình bằng ngôn ngữ máy tính. Hệ thống cơ sở dữ liệu sử dụng nhiều
nguồn khác nhau để nhập dữ liệu tùy thuộc vào nhu cầu từng người sử dụng hệ
thống và xác định các nguồn ra khác nhau để có thể đáp ứng được nhu cầu thông
tin của từng cá nhân. Các thông tin và số liệu về tài chính kế toán phản ánh được
tình hình hoạt động thực tế của đơn vị là các dữ liệu được lưu trữ trong hệ
thống.

Các loại dữ liệu trong hệ thống sẽ được xác định dựa trên hình thức và
quy mô của đơn vị. Có thể phân loại thành dữ liệu chính như sau:

- Hệ thống chứng từ kế toán. Bao gồm:

▪ Chỉ tiêu lao động tiền lương: Bảng thanh toán tiền lương; Bảng thanh
toán thu nhập tăng thêm; Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ….

▪ Chỉ tiêu tiền tệ: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng….

▪ Chỉ tiêu tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý
TSCĐ, Bảng tính hao mòn TSCĐ…..

399
▪ Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác: Giấy xác
nhận hàng viện trợ không hoàn lại, Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng thông
thường….

- Hệ thống sổ kế toán:

▪ Sổ chi tiết như: Sổ tài sản cố định, Sổ tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc, Sổ
theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng,Sổ chi tiết chi hoạt động…

▪ Sổ tổng hợp như: Sổ cái, sổ Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ….

- Hệ thống báo cáo kế toán:

▪ Báo cáo tài chính như Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt
động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo phương pháp trực tiếp)…

▪ Báo cáo quyết toán: Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động,Báo cáo chi
tiết chi từ nguồn NSNN và nguồn phí được khấu trừ, để lại ……

Tất cả các loại dữ liệu trên được dùng để tổng hợp và lập báo cáo kế toán.
Việc lưu trữ mọi dữ liệu này vào một nơi trong hệ thống thông tin kế toán sẽ
giúp cho việc lưu trữ hồ sơ, phân tích và báo cáo trong và ngoài đơn vị và đưa ra
quyết định được nhanh chóng và chính xác hơn.

* Yếu tố về phần mềm kế toán

Phần mềm của hệ thống là các chương trình được cài đặt trên máy tính
thực hiện cho việc lưu trữ, quản lý, truy xuất, và phân tích các dữ liệu tài chính
kế toán của đơn vị.

Sự ra đời của phần mềm kế toán được xem như cuộc cách mạng trong lĩnh
vực tài chính kế toán. Nó hỗ trợ cả kế toán lẫn nhà quản trị tối ưu công tác kế
toán cũng như đo lường và quản lý tình hình tài chính của đơn vị.

Phần mềm kế toán là một ứng dụng hỗ trợ xử lý các công việc của nhân
viên kế toán. Nói một cách dễ hiểu thì phần mềm kế toán giống như người trợ
lý giúp các kế toán viên thực hiện các thao tác nghiệp vụ kế toán thường ngày

400
như nhập liệu, tính toán, tổng hợp, lên báo cáo, xuất dữ liệu… một cách tự động,
có hệ thống với độ chính xác cao trong thời gian ngắn dựa trên dữ liệu đầu vào
do nhân viên cung cấp.

Phần mềm cũng là công cụ đánh giá sức khỏe tài chính của một đơn vị
thông qua các tính năng lập báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, lưu chuyển tiền tệ, báo cáo quyết toán hay dự báo dòng tiền.

Phần mềm kế toán có thể đáp ứng được đầy đủ mọi nghiệp vụ từ cơ bản
đến chuyên sâu cũng như phù hợp cho mọi lĩnh vực, ngành nghề, từ quy mô
doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trước khi máy tính và khoa học công nghệ được áp dụng vào công việc
các hệ thống thủ công được dựa hầu hết trên giấy tờ. Tuy nhiên, hầu hết các đơn
vị hiện đã thay thế các hệ thống thủ công bằng phần mềm kế toán làm cơ sở cho
hệ thống.

* Yếu tố về hạ tầng công nghệ thông tin

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là tên gọi cho phần cứng được sử dụng
để vận hành hệ thống thông tin kế toán. Các phần cứng cần phải có bao gồm
máy tính, thiêt bị di động, máy chủ, máy in, bộ định tuyến (router), thiết bị lưu
trữ, nguồn cung cấp điện dự phòng (UPS, máy phát điện). Ngoài vấn đề chi phí,
cần xem xét các yếu tố khi lựa chọn phần cứng bao gồm tốc độ, khả năng lưu trữ
và khả năng mở rộng và nâng cấp hệ thống. Quan trọng nhất, phần cứng được
chọn cho hệ thống phải phù hợp phần mềm. Các đơn vị có thể dễ dàng đáp ứng
các yêu cầu về khả năng tương thích phần cứng và phần mềm là mua một hệ
thống chìa khóa trao tay bao gồm cả phần cứng và phần mềm mà đơn vị cần. Về
mặt lý thuyết, việc mua một hệ thống chìa khóa trao tay có nghĩa là đơn vị sẽ có
được sự kết hợp tối ưu giữa phần cứng và phần mềm cho hệ thống thông tin kế
toán của mình.

* Yếu tố về kiểm soát nội bộ

401
Việc kiểm soát nội bộ là biện pháp bảo mật để bảo vệ dữ liệu thông tin
nhạy cảm. Có thể đơn giản như mật khẩu hoặc phức tạp như nhận dạng sinh trắc
học. Các giao thức bảo mật sinh trắc học có thể bao gồm lưu trữ các đặc điểm
của con người không thay đổi theo thời gian, chẳng hạn như dấu vân tay, giọng
nói và nhận dạng khuôn mặt.

Hệ thống thông tin kế toán phải có các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo
vệ chống lại việc truy cập máy tính trái phép và hạn chế quyền truy cập của
những người dùng được ủy quyền. Hệ thống thông tin kế toán chứa thông tin
mật không chỉ là các thông tin của đơn vị mà còn là của nhân viên và khách
hàng. Tất cả dữ liệu phải được mã hóa và việc truy cập vào hệ thống phải được
ghi lại và giám sát. Ngoài ra hệ thống cũng cần được bảo vệ chống được virus,
tin tặc, nhưng nguy cơ bên trong và từ bên ngoài đe dọa hệ thống bảo mật mạng.
Hệ thống cần được bảo vệ trước các thảm họa như hỏa hoạn, lũ lụt, động đất,
mất điện… làm mất dữ liệu.

c) Nguyên tắc thiết kế hệ thống thông tin kế toán

* Tổ chức bộ máy kế toán có sự kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán
quản trị. Để hệ thống thông tin kế toán hoạt động hiệu quả, cần tổ chức bộ máy
kế toán quản trị kết hợp với kế toán tài chính trong cùng một bộ phận. Tuy
nhiên, sự kết hợp này vẫn cần tách biệt, phân công một cách rõ ràng về nội
dung, phạm vi cung cấp thông tin cũng như mối quan hệ giữa kế toán quản trị
và kế toán tài chính, giữa bộ phận kế toán chi tiết và bộ phận kế toán tổng hợp
để tránh sự chồng chéo, chậm trễ trong công tác xử lý và cung cấp thông tin.

* Phải thiết lập quy trình luân chuyển chứng từ kế toán. Đơn vị phải thiết
kế lại quy trình luân chuyển chứng từ để phục vụ hiệu quả cho hệ thống thông
tin kế toán. Trước hết, cần xây dựng thêm một số chứng từ về hoạt động sự
nghiệp nhằm phục vụ cho công tác quản lý chi phí và tính toán giá vốn của kế
toán. Đồng thời, đưa ra các mục như người viết quy trình, người xét duyệt,
người kiểm tra. Ngoài ra, nội dung cần đề cập đến: danh mục chứng từ sử dụng;
402
quy định về thời gian luân chuyển chứng từ và thời hạn quy định, quy trình
cung ứng dịch vụ sự nghiệp.

* Phát triển hệ thống tài khoản kế toán theo hướng cung cấp thông tin
quản lý. Dựa vào cơ sở hệ thống tài khoản kế toán được Bộ Tài chính ban hành,
đơn vị có thể thiết kế lại bảng hệ thống thông tin kế toán để có thể theo dõi chi
phí, và các mã quản lý phù hợp với nhu cầu quản lý thông tin.

* Thiết kế hệ thống sổ sách kế toán theo hướng cung cấp thông tin phục
vụ quản lý. Các loại sổ sách chi tiết, sổ cái tổng hợp, bảng cân đối kế toán, báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh… của hệ thống sổ sách kế toán đều có vai trò
phục vụ cho công tác kế toán quản trị. Về hệ thống thông tin kế toán không bắt
buộc xây dựng theo mẫu quy định. Căn cứ vào mục đích quản lý, đơn vị sẽ lập
ra một hệ thống sổ sách nhằm theo dõi và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác
cho các nhà quản trị.

* Tổ chức hệ thống báo cáo. Phần mềm báo cáo trong hệ thống thông tin
kế toán được thiết kế, lập và trình bày một cách linh hoạt và phù hợp với nhu
cầu của người dùng.

Xuất phát từ quy mô, loại hình đơn vị sự nghiệp và yêu cầu của người
quản lý, cần có các loại báo cáo như nhu cầu thông tin và báo cáo phục vụ chức
năng hoạch định của nhà quản trị; Phục vụ công tác kiểm tra của nhà quản trị;
Nhu cầu thông tin và báo cáo phục vụ hoạt động ra quyết định của nhà quản trị.

Ứng dụng công nghệ thông tin chính là chìa khóa giúp đơn vị phân tích,
xử lý nhanh thông tin thu thập, cũng như đưa ra báo cáo kịp thời, đảm bảo được
tính hữu ích của thông tin.

3. Những trở ngại trong thu thập, xử lý thông tin và cách khắc phục

a) Tình trạng quá tải hoặc thiếu thông tin hữu ích

Quá trình thu thập thông tin luôn đối mặt với hai vấn đề hoặc quá tải
thông tin hoặc thiếu các thông tin cần thiết. Sự quá tải về thông tin dẫn đến
403
trong việc khó khăn lựa chọn những thông tin phản ánh đầy đủ nhất, toàn diện
nhất về bản chất sự việc, hiện tượng và tạo sức ép phải thu thập thêm thông tin
vì tâm lý không muốn bỏ sót thông tin dù thông tin thu thập được có thể đã đến
mức bão hoà. Sự quá tải về thông tin cũng dẫn đến khó khăn cho quá trình xử
lý. Việc xử lý nhiều thông tin vừa đòi hỏi thời gian vừa đòi hỏi nhiều nguồn lực
và kỹ năng xử lý thông tin.

Trái ngược với sự quá tải về thông tin là tình trạng thiếu thông tin hữu
ích. Việc thiếu thông tin hữu ích dẫn đến để có thể có đủ thông tin cho quá trình
giải quyết công việc cần phải tốn nhiều thời gian và nguồn lực hơn để thu thập.
Mặt khác, do thiếu thông tin hữu ích nên cho dù cố gắng thu thập thông tin thì
thông tin thu thập được có thể không phản ánh hết được bản chất của đối tượng,
dẫn đến có thể nhận thức sai lệch về đối tượng. Việc thiếu thông tin hữu ích
dẫn đến quá trình xử lý thông tin khó tìm ra bản chất, ý nghĩa của thông tin. Bởi
lẽ, thông tin chỉ có ý nghĩa thống kê khi đạt đến một định mức nhất định.

b) Hạn chế về năng lực và kỹ năng xử lý thông tin

Hạn chế về năng lực và kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin có ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng thông tin và hiệu quả khai thác thông tin. Sự quá tải về
thông tin, sự đa dạng về thông tin dẫn đến những khó khăn trong quá trình thu
thập và xử lý. Sự hạn chế về kỹ năng thu thập thông tin biểu hiện trên nhiều
phương diện như thiếu kỹ năng lựa chọn phương pháp thu thập thông tin, kỹ
năng triển khai áp dụng các phương pháp. Việc xử lý thông tin sẽ bị giảm bớt
hiệu quả nếu chủ thể thu thập thông tin không có các kiến thức về thống kê,
thiếu kỹ năng phân tích thông tin, kỹ năng sử dụng các phương tiện tin học
trong xử lý số liệu.

c) Những trở ngại trong cơ cấu tổ chức, phong cách quản lý, văn hoá tổ
chức

Cơ cấu tổ chức, phong cách quản lý và văn hoá tổ chức có thể ảnh hưởng
đến quá trình thu thập và xử lý thông tin. Văn hoá tổ chức khép kín, thiếu sự
404
cởi mở, chia sẻ thông tin giữa các cán bộ, công chức với nhau có thể sẽ gặp
nhiều khó khăn. Mặt khác, khi tổ chức duy trì quá nhiều thủ tục cứng nhắc cũng
dẫn đến việc thu thập và chia sẻ thông tin khó khăn, thành rào cản cho quá trình
thu thập thông tin. Cơ cấu tổ chức cồng kềnh, nhiều tầng nấc có thể làm cho
thông tin bị thu thập không đầy đủ hoặc bị nhiễu qua các tầng nấc.

d) Biện pháp khắc phục

* Đối với tình trạng quá tải, thiếu thông tin

Tăng cường khả năng tìm kiếm thu thập các thông tin từ nhiều nguồn
như tiếp cận thực tế lĩnh vực cần thu thập; thông qua tìm hiểu các đơn vị thuộc
cùng lĩnh vực sự nghiệp; sắp xếp các thông tin thu thập theo chất lượng thông
tin thu thập.

* Đối với kỹ năng xử lý thông tin

- Nếu do nhân viên yếu năng lực có thể là do những yếu tố khách quan
như nhân viên thiếu thời gian, chi phí, công cụ hỗ trợ làm việc. Thiếu đi những
nguồn lực hỗ trợ công việc cần thiết thì dù nhân viên có muốn hay không cũng
không thể đạt kết quả tốt được. Để khắc phục tình trạng thiếu nguồn lực cho
công việc thì người quản lý cần có trách nhiệm thường xuyên nhắc nhở nhân
viên báo cáo những khó khăn mà nhân viên không giải quyết được, tránh một
mình tự làm việc nhưng không thể hoàn thành, làm ảnh hưởng đến công việc
chung của cả đội.

- Phát sinh các vấn đề khó khăn: Trong quá trình làm việc chắc chắn
nhân viên sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn như: không thuyết
phục được khách hàng, bị cấp trên gây cản trở, không cho phép triển khai hoạt
động, hoặc nhân viên không nhận được sự hỗ trợ của đồng nghiệp,…

Nếu những vấn đề này xảy ra thường xuyên và không được giải quyết sẽ
khiến nhân viên cảm thấy chán nản và áp lực công việc trầm trọng.

405
Để giúp nhân viên không rơi vào tình trạng trên thì người quản lý phải
luôn quan tâm, động viên và hỗ trợ nhân viên vượt qua để hoàn thành tốt nhiệm
vụ công việc.

- Thiếu kỹ năng chuyên môn: Một vài trường hợp nhân viên bị hạn chế
năng lực do họ thiếu mất các kỹ năng chuyên môn phục vụ công việc. Thiếu đi
các kỹ năng này khiến cho nhân viên không thể đem tới kết quả làm việc tốt,
một số nhân viên bị cấp trên giao cho quá nhiều nhiệm vụ mới mà họ chưa có
kinh nghiệm. Giải pháp cho các cấp quản lý đó là xây dựng các kế hoạch và
chương trình đào tạo nhân sự phù hợp để trang bị cho nhân viên đầy đủ các kỹ
năng, kiến thức nghề nghiệp, sẵn sàng nhận nhiệm vụ và cống hiến cho doanh
nghiệp.

- Không có mục tiêu cụ thể

Làm việc gì cũng cần phải có mục tiêu cụ thể rõ ràng, đặc biệt là khi cấp
trên giao việc cho nhân viên. Nếu như bạn giao việc mà không nói rõ yêu cầu
cụ thể, mục tiêu mong muốn thì có thể dẫn tới việc nhân viên hiểu sai ý, triển
khai công việc cũng không đem lại kết quả như cấp trên mong đợi. Cho nên,
hãy cố gắng truyền đạt cho nhân viên một cách rõ ràng về mục tiêu then chốt và
những việc nhân viên cần làm trước khi triển khai công việc sẽ tránh được các
hiểu nhầm và sai sót không đáng có.

- Thiếu động lực

Cơ chế khen thưởng kém: Cơ chế khen thưởng có ảnh hưởng rất lớn đến
động lực làm việc của nhân viên. Vậy nên nếu như đơn vị không có cơ chế
khen thưởng hoặc chỉ khen thưởng cho có thì nhân viên sẽ cảm thấy công sức
làm việc của mình không được công nhận và giảm nhiệt huyết làm việc.

Kỷ luật lỏng lẻo: Nếu như đơn vị không có kỷ luật và chế tài xử phạt
cứng rắn thì nhân viên sẽ rơi vào trạng thái chểnh mảng công việc, làm việc cẩu
thả, chậm ,… Hãy đánh giá các hậu quả mà những nhân viên làm việc kém

406
năng suất gây ra để có những biện pháp kỷ luật thích hợp. Đầu tiên là thực hiện
nhắc nhở trước toàn đội nhóm, nếu nhân viên còn tái phạm sẽ tăng dần mức độ
kỷ luật lên.

4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán

a) Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán

Theo luật kế toán số 88 năm 2015 quy định ứng dụng công nghệ thông
trong công tác kế toán như các quy định về chứng từ điện tử, chữ ký trên chứng
từ, xác lập và lưu trữ các chứng từ, mở ghi khóa sổ và công tác lưu trữ,…
Những vấn đề này đều đòi hỏi cần có sự góp mặt của hệ thống công nghệ thông
tin để mang lại hiệu quả làm việc cao nhất. Trong lĩnh vực kế toán, ngoài việc
chú trọng đến các vấn đề chung, chúng ta còn cần đề cập đến sự tin cậy của
thông tin hay vấn đề gian lận, an toàn thông tin,… Chính vì vậy, ứng dụng công
nghệ thông tin đã góp phần thay đổi và tác động mạnh mẽ đến công tác tổ chức
và chất lượng của kế toán rất nhiều.

Có khá nhiều ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán, một
trong số đó nhất định phải kể đến ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị
đơn vị. Và tùy theo từng mô hình đơn vị, quy mô hoạt động, nhu cầu, tài chính,
… mà đơn vị sẽ lựa chọn cho mình các mức độ ứng dụng công nghệ trong công
tác kế toán khác nhau. Các mức độ đó bao gồm:

▪ Bán thủ công: Mức độ này phù hợp với các đơn vị có quy mô nhỏ.
Công nghệ thông tin ở mức độ này được hiểu là các thao tác máy tính cơ bản
nhất như Word, Excel…

▪ Tự động hóa công tác kế toán: Chính là việc ứng dụng sử dụng phần
mềm kế toán thay cho các thao tác thủ công. Người làm kế toán sẽ liệt kê và lựa
chọn chức năng để máy tính thực hiện dữ liệu.

▪ Tự động hóa công tác quản lý: Công nghệ thông tin hiện nay đã có
thêm nhiều ứng dụng mở rộng cho toàn bộ hoạt động đơn vị. Điều này mang lại

407
chất lượng quản lý ngày một tốt hơn, nâng cao năng lực quản lý của người quản
lý, mở rộng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp…

Việc ứng dụng công nghệ trong công tác kế toán mang lại khá nhiều lợi
ích cho đơn vị. Cụ thể như mang lại lợi ích về việc thu nhận dữ liệu, xử lý và
lưu trữ hiệu quả; Đa dạng các hình thức thu thập kế toán như quét mã vạch, thư
điện tử, lấy dữ liệu từ hệ thống khác nhanh chóng, chứng từ điện tử,… Ngoài ra
còn được hỗ trợ nhập dữ liệu bằng giọng nói hiện đại; Xây dựng được nhiều
quy trình, thủ tục làm việc, kiểm soát tốt hệ thống, xử lý dữ liệu có độ tin cậy
cao; Rà soát, cung cấp thông tin, dữ liệu nhanh chóng, chính xác trên mọi
phương diện; Thực hiện cung cấp thông tin theo nhiều mức độ khác nhau, tùy
thuộc vào đối tượng, hình thức khác nhau và nâng cao tính kiểm soát hiệu quả
gồm kiểm soát truy cập, kiểm soát các dữ liệu lưu trữ, kiểm soát các thao tác
thủ tục, phân chia chức năng công việc, làm việc đúng quy trình,…

b) Những nội dung ứng dụng công nghệ thông tin

* Ứng dụng công nghệ thông tin vào chứng từ kế toán

▪ Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp về lập, luân chuyển, quản lý và
sử dụng chứng từ kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị. Cụ thể hoá
và bổ sung các nội dung cần thiết vào từng mẫu chứng từ kế toán đã được quy
định để phục vụ cho việc thu thập thông tin quản trị nội bộ.

▪ Sử dụng các chứng từ ban đầu, chứng từ thống kê trong điều hành hoạt
động thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để kế toán quản trị khối lượng
công việc, thời gian lao động, lập kế hoạch tài chính.

▪ Được quyền thiết kế và sử dụng các chứng từ hướng dẩn dùng cho kế
toán quản trị mà không bắt buộc theo quy định của Nhà nước.

▪ Được thiết lập hệ thống thu thập và cung cấp thông tin nhanh, kịp thời
qua Email, Fax và các phương tiện thông tin khác.

* Ứng dụng công nghệ thông tin vào tài khoản kế toán
408
▪ Đơn vị căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành
hoặc được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng cho đơn vị thuộc lĩnh vực kế toán
nhà nước để chi tiết hoá theo các cấp (cấp 2, 3, 4) phù hợp với kế hoạch, dự
toán đã lập và yêu cầu cung cấp thông tin của kế toán quản trị trong doanh
nghiệp. Việc chi tiết hoá các cấp tài khoản kế toán dựa trên các yêu cầu sau
đây:

▪ Xuất phát từ yêu cầu cung cấp thông tin kế toán quản trị của từng cấp
quản lý.

▪ Các tài khoản có mối quan hệ với nhau cần đảm bảo tính thống nhất về
ký hiệu, cấp độ,….

▪ Việc chi tiết hoá tài khoản không được làm sai lệch nội dung, kết cấu
và phương pháp ghi chép của tài khoản.

▪ Đơn vị được mở tài khoản kế toán chi tiết theo các cấp. Ngoài ra tuỳ
theo yêu cầu cung cấp thông tin kế toán quản trị mà doanh nghiệp thiết kế chi
tiết hoá các tài khoản kế toán cho phù hợp.

* Ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống Sổ kế toán

▪ Căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc được
Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng để bổ sung các chỉ tiêu, yêu cầu cụ thể phục
vụ cho kế toán quản trị trong đơn vị. Việc bổ sung hoặc thiết kế các nội dung
của sổ kế toán không được làm sai lệch nội dung các chỉ tiêu đã quy định trên
sổ kế toán và cần phù hợp với yêu cầu quản lý.

▪ Đơn vị có thể thiết kế các sổ kế toán mới phù hợp với yêu cầu quản lý
chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh theo bộ phận, mặt hàng, công
việc và các yêu cầu khác của kế toán quản trị.

* Ứng dụng công nghệ thông tin vào báo cáo kế toán quản trị

▪ Thiết lập hệ thống báo cáo kế toán quản trị.

409
▪ Hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần được xây dựng phù hợp với yêu
cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng đơn vị cụ thể.

▪ Nội dung hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần đảm bảo cung cấp đầy
đủ và đảm bảo tính so sánh được của các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý,
điều hành và ra các quyết định kinh tế của đơn vị.

▪ Các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán quản trị cần phải được thiết kế phù
hợp với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và báo cáo tài chính nhưng có thể
thay đổi theo yêu cầu quản lý của các cấp.

* Lưu trữ tài liệu kế toán quản trị

Việc lưu trữ tài liệu kế toán quản trị, đặc biệt là các báo cáo kế toán quản
trị mang tính tổng hợp, phân tích kết quả hoạt động, ...được thực hiện theo
quyết định của Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán trên cơ sở vận
dụng các quy định của pháp luật về lưu trữ tài liệu kế toán.

c) Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức công tác kế
toán

* Về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán

Đơn vị cần lựa chọn những chứng từ kế toán cần thiết, phù hợp với đặc
điểm hoạt động của đơn vị. Việc tổ chức lập chứng từ phải chấp hành đầy đủ
các yếu tố trên chứng từ kế toán làm căn cứ đáng tin cậy để ghi sổ kế toán. Đối
với các trường hợp sai sót, cho dù là làm trên máy nhưng kế toán nên tuân thủ
theo quy định của pháp luật lập các chứng từ sửa đổi, bổ sung.

* Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

Trong quá trình tổ chức công tác kế toán nói chung, kế toán trên máy nói
riêng, ngoài việc sử dụng các tài khoản cấp 1, cấp 2 theo đúng nội dung,
phương pháp ghi chép đã được quy định trong chế độ kế toán hiện hành, các
Đơn vị căn cứ vào yêu cầu quản lý để xây dựng các hệ thống tài khoản chi tiết
cần thiết và tinh gọn. Hệ thống tài khoản kế toán phải được tổ chức mã hóa bao
410
gồm cả tài khoản kế toán tài chính và tài khoản kế toán quản trị. Đây là công
việc quan trọng trong nội dung mã hóa các đối tượng quản lý - điều kiện không
thể thiếu trong tổ chức kế toán máy.

* Về lựa chọn hình thức kế toán và sổ kế toán

Đơn vị cần linh động trong việc vận dụng các hình thức kế toán, nhất là
các DN sử dụng hình thức Nhật ký - chứng từ vì khi thực hành kế toán trên
máy tính thì hình thức này trở nên rườm rà, phức tạp dẫn đến số liệu kế toán
không đáng tin cậy. Để đảm bảo thông tin được bảo mật, đơn vị nên tạo một hệ
thống bảo mật cho máy tính, kiểm tra hệ thống máy tính định kỳ và thực hiện in
các sổ chi tiết và sổ tổng hợp cũng như các báo cáo để lưu trữ dữ liệu của đơn
vị mình.

* Về tổ chức báo cáo tài chính

Trong vấn đề lập các báo báo tình hình tài chính, điển hình là thuyết
minh BCTC, các đơn vị cần có sự kết hợp giữa số liệu tự động từ phần mềm và
làm thủ công để các thông tin trên bản thuyết minh được rõ ràng, thông tin đáng
tin cậy hơn. Đơn vị cũng chú trọng đến các báo cáo quản trị, các báo cáo này có
thể làm cơ sở để các nhà quản lý phân tích và đưa ra các quyết định.

* Về tổ chức công tác kế toán

Việc quan trọng trong ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế
toán là xác định hệ thống các đối tượng kế toán và mã hóa các đối tượng cần
quản lý. Để mã hóa các đối tượng cần quản lý, nên dựa vào tính chất của đối
tượng đó chia thành 2 mức độ: mức độ đơn giản, mức độ phức tạp có tính hệ
thống và sử dụng các phương pháp mã hóa logic, có tính bền vững, phát triển.

Việc kiểm soát quá trình xử lý và thông tin đầu ra phải tích hợp với nhu
cầu sử dụng thông tin, đảm bảo an toàn các dữ liệu kết xuất và thông tin nhạy
cảm, số tổng kiểm soát nằm trong vùng giới hạn và tăng cường an toàn hệ

411
thống mạng trong trường hợp chuyển giao thông tin trên hệ thống mạng máy
tính.

* Về công tác quản trị người dùng và bảo mật thông tin

Hoàn thiện công tác quản trị người dùng gồm 3 lĩnh vực: Phân chia trách
nhiệm, truy cập cơ sở dữ liệu, xác lập quyền sở hữu dữ liệu. Kế toán trưởng
quy định chế độ mật khẩu và quyền truy cập dữ liệu cho từng kế toán viên
tương thích với chức năng của mỗi cá nhân trong hệ thống. Các quyền này bao
gồm quyền sử dụng chương trình, quyền đọc, thêm, sửa, xóa các tệp tin dữ liệu
hay các vùng trên các tệp tin dữ liệu.

Phần mềm kế toán cần tự động ghi nhận các hành vi truy cập hệ thống,
chỉnh sửa, thêm, xóa dữ liệu trên một tệp tin riêng, tệp tin này phải được bảo
mật tối đa, không được xem, xoá hay sửa. Các dữ liệu cần được ghi nhận trong
tệp tin này bao gồm: Ngày, giờ, phân hệ được truy cập, người truy cập, số
chứng từ, dữ liệu gốc, dữ liệu sau khi chỉnh sửa…

* Hoàn thiện hệ thống lưu trữ thông tin dữ liệu kế toán

Ngoài việc kết xuất và in ấn các tệp theo hình thức báo cáo, sổ sách và
chứng từ lưu trữ như quy định thì các đơn vị nên sử dụng các thiết bị lưu trữ
song song tránh mất dữ liệu khi có sự cố xảy ra. Các hệ cơ sở dữ liệu cần tiến
hành sao lưu, thanh lọc các thông tin cần thiết theo định kỳ được quy định
trước. Thiết lập hệ thống phòng chống virus toàn mạng, cài đặt phần mềm,
tường lửa và đặt chế độ kiểm tra tất cả các tệp được gắn trong email, website
hay trong tất cả thiết bị máy tính của hệ thống khi sử dụng.

* Bảo mật thông tin trong các phần mềm kế toán

Đơn vị ban hành thống nhất quy chế bảo mật dữ liệu, quy định rõ các
tiêu chuẩn của yêu cầu bảo mật dữ liệu trên máy tính; Quy định cụ thể chức
năng quyền hạn của người sử dụng đối với dữ liệu trong hệ thống, như chỉ với

412
chức năng quyền hạn nào mới được phép chuyển dữ liệu các mạng cục bộ và từ
hệ thống ra bên ngoài…

* Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút nguồn nhân lực, đẩy mạnh
hợp tác với các trường đại học, cao đẳng trong phát triển nguồn nhân lực; tạo
điều kiện cho các chuyên gia về, cán bộ lãnh đạo, quản lý có điều kiện nghiên
cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm. Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách ở các
cơ quan nhà nước các cấp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ…

413
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Trong đơn vị thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước, Anh (chị) cho biết lợi
ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực kế toán? Các hình
thức ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực kế toán?

2. Trong đơn vị thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước, trên cương vị là một kế
toán trưởng thực hiện công việc của một kế toán tổng hợp, bộ máy kế toán có
nhiều phần hành kế toán. Khi thiết kế một phần mềm kế toán, theo Anh (chị)
cho phải một phần mềm kế toán phải đảm bảo những tiêu chuẩn và điều kiện gì?
Anh (chị) có thể mô tả thu thập những thông tin kế toán nào để vận hành một
phần hành kế toán bất kỳ của bộ máy kế toán?

3. Trong đơn vị thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước, Anh (chị) cho biết vai
trò của hệ thống thông tin kế toán? Các loại dữ liệu được áp dụng để xử lý thông
tin kế toán vào hệ thống chương trình phần mềm kế toán của đơn vị?

414
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật kế toán số 88 năm 2015.

2. Thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Bộ tài chính


về “Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp”.

3. Tham khảo tài liệu khác như tham khảo các thông tin từ trang Web
môn học.

415
Chuyên đề 4
KỸ NĂNG LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ KẾ TOÁN

1. Tổng quan về lập và quản lý hồ sơ

a) Khái niệm lập và quản lý hồ sơ

* Hồ sơ:

Khái niệm:

Hồ sơ là một tập gồm toàn bộ (hoặc một) văn bản, tài liệu có liên quan
với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có cùng một
(hoặc một số) đặc điểm chung về thể loại hoặc tác giả hình thành tài liệu trong
quá trình giải quyết công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan,
đơn vị hoặc cá nhân. (Khoản 10 Điều 2 Luật Lưu trữ năm 2011).

Các loại hồ sơ

- Hồ sơ công việc (hồ sơ công vụ)

Là tập văn bản, tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc,
hoặc có cùng đặc trưng như: tên loại, tác giả… hình thành trong quá trình giải
quyết công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan, đơn vị.

- Hồ sơ nguyên tắc

Là tập bản sao văn bản của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định
về một mặt, một lĩnh vực công tác nhất định dùng làm căn cứ để giải quyết công
việc hàng ngày (loại hồ sơ này không phải nộp vào lưu trữ mà chỉ dùng để giải
quyết, xử lý công việc).

- Hồ sơ trình ký

Là một tập văn bản có liên quan với nhau về một vấn đề được sử dụng để
soạn thảo dự thảo một văn bản trình cấp có thẩm quyền xem xét, ký duyệt và
ban hành một văn bản mới.

- Hồ sơ nhân sự
416
Là một tập văn bản, tài liệu có liên quan về một cá nhân cụ thể (hồ sơ
đảng viên, hồ sơ cán bộ, hồ sơ học sinh - sinh viên…).

Vai trò của hồ sơ trong quản lý hành chính nhà nước

- Tài liệu được lập thành hồ sơ sẽ giúp cho việc tra tìm nhanh chóng, làm
căn cứ chính xác để giải quyết công việc kịp thời, hiệu quả, nâng cao hiệu xuất
và chất lượng công tác của cán bộ. Trong cơ quan, đơn vị nếu công văn giấy tờ
trong quá trình giải quyết và sau khi giải quyết xong được sắp xếp và phân loại
khoa học theo từng vấn đề, sự việc phản ánh chức năng, nhiệm vụ của cơ quan
và từng đơn vị tổ chức, bộ phận sẽ giúp cho các cán bộ và thủ trưởng cơ quan
tìm kiếm tài liệu được nhanh chóng, đầy đủ, nghiên cứu vấn đề được hoàn
chỉnh, đề xuất ý kiến và giải quyết công việc có căn cứ xác đáng và kịp thời. Do
đó góp phần nâng cao hiệu xuất và chất lượng công tác của cán bộ cũng như
toàn cơ quan, đơn vị.

- Có hồ sơ sẽ giúp cho việc quản lý tài liệu được chặt chẽ, giữ gìn bí mật
thông tin của Đảng, Nhà nước, cơ quan, đơn vị. Mỗi khi văn bản được lập thành
hồ sơ thì sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, thủ trưởng cơ quan quản lý được tài liệu
chặt chẽ, nắm chắc được thành phần, nội dung và khối lượng văn bản của cơ
quan, biết được những tài liệu nào phải bảo quản cẩn thận, chu đáo, biết được
những văn bản bị thất lạc, cho mượn tùy tiện để kịp thời có biện pháp quản lý
chặt chẽ, giữ gìn được bí mật của Nhà nước.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lưu trữ, phục vụ tốt cho công tác
nghiên cứu trước mắt và lâu dài.

Ý nghĩa của hồ sơ:

Hồ sơ có tầm quan trọng cả đối với đời sống xã hội và cả hoạt động quản
lý nhà nước.

Đối với đời sống xã hội, hồ sơ tài liệu chính là những chứng cứ thực về
các vấn đề đã diễn ra. Hồ sơ phản ánh trung thực, chuẩn xác cho nên đó chính là

417
một trong những nguồn căn cứ quan trọng và chính xác nhất cho những nhà
nghiên cứu lịch sử. Ngoài ra, hồ sơ cũng là một căn cứ chính xác để làm căn cứ
pháp lý cho việc giải quyết các yêu cầu của công dân và tổ chức trong xã hội.

Đối với hoạt động quản lý nhà nước, hồ sơ phản ánh kết quả của quá trình
hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước; hồ sơ giúp nhà nước quản lý, theo
dõi được quá trình công việc; hồ sơ giúp nhà nước quản lý, theo dõi được công
việc của từng cán bộ công chức nhà nước và hồ sơ giúp nhà nước quản lý điều
hành công việc có hiệu quả hơn và ban hành các quyết định hành chính được
chính xác và hiệu quả

* Lập hồ sơ

Khái niệm lập hồ sơ

Lập hồ sơ là quá trình tập hợp, sắp xếp văn bản, tài liệu hình thành trong
quá trình theo dõi, giải quyết công việc thành hồ sơ theo nguyên tắc và phương
pháp và đặc trưng nhất định.

- Lập hồ sơ do người giải quyết công việc lập; được tiến hành đồng thời
với quá trình giải quyết công việc. Việc lập hồ sơ hiện hành đảm bảo văn bản,
tài liệu phản ánh đúng công việc, chất lượng hồ sơ khi nộp vào lưu trữ đạt yêu
cầu.

- Lập hồ sơ là công việc cuối cùng trong công tác văn thư cơ quan, được
thực hiện sau khi sự việc, vấn đề đề cập trong các văn bản đó giải quyết xong,
thường vào dịp cuối năm khi sắp kết thúc một năm công tác, chuẩn bị kế hoạch,
chương trình công tác của năm mới.

* Yêu cầu đối với việc lập hồ sơ

- Hồ sơ lập ra phải phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn
vị.

Văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, đơn vị
gồm nhiều loại: loại do cơ quan, đơn vị sản sinh ra, loại do cấp trên gửi xuống,
418
cấp dưới gửi lên, ngang cấp gửi đến. Mục đích mỗi loại cũng khác nhau: Loại để
thi hành, giải quyết; có loại để chỉ đạo, hướng dẫn; có loại để báo cáo hoặc để
biết, để tham khảo. Vì vậy, cần phải lựa chọn các loại hình tài liệu phản ánh
đúng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị để lập hồ sơ nhằm phục vụ cho
công tác trước mắt và công tác nghiên cứu lâu dài về sau. Những loại không
phản ánh chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, loại gửi đến để biết thì
không cần lập hồ sơ.

- Văn bản, tài liệu được thu thập vào hồ sơ phải có sự liên quan chặt chẽ
với nhau và phản ánh đúng trình tự diễn biến của sự việc hay trình tự giải quyết
công việc, bảo đảm mối liên hệ chặt chẽ giữa các văn bản, tài liệu với nhau, từ
quá trình phát sinh, phát triển và kết thúc một vấn đề, một sự việc.

* Quản lý hồ sơ

Vai trò của quản lý hồ sơ

- Quản lý hồ sơ được nghiêm túc, khoa học sẽ giúp cho việc tra cứu thông
tin trong cơ quan, tổ chức được nhanh chóng, đủ căn cứ chính xác để giải quyết
công việc kịp thời, hiệu quả.

- Quản lý chặt chẽ hồ sơ, tài liệu sẽ góp phần giữ gìn bí mật của Đảng,
Nhà nước, cơ quan, đơn vị.

- Quản lý hồ sơ khoa học, hiệu quả sẽ là mắt xích gắn liền công tác văn
thư với công tác lưu trữ và có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác lưu trữ.

Nhờ đó:

+ Giảm chi phí mua sắm thiết bị

+ Đảm bảo cung cấp thông tin hợp thời

+ Xử lý công việc nhanh gọn, có hiệu quả.

+ Có thể dễ dàng tìm hồ sơ khi nhân viên bệnh, nghỉ việc riêng.

419
+ Thuận lợi cho việc chuyển giao thông tin hồ sơ khi nhân viên chuyển bộ
phận, nghỉ việc…

* Các công việc quản lý hồ sơ trong cơ quan hành chính nhà nước

- Phân loại hồ sơ:

Hồ sơ có nhiều loại khác nhau, hồ sơ việc được giữ lại, xác định giá trị và
chuyển vào lưu trữ trong cơ quan, nếu có giá trị lịch sử sẽ nộp về lưu trữ lịch sử;
Hồ sơ nguyên tắc chỉ giữ lại để làm cơ sở giải quyết các công việc hàng ngày
của cán bộ, công chức, viên chức; Hồ sơ nhân sự sẽ được lưu giữ tại bộ phận
quản lý nhân sự phục vụ cho việc quản lý con người trong cơ quan, tổ chức, khi
có sự luân chuyển công tác hoặc nghỉ hưu thì hồ sơ sẽ được chuyển qua cơ quan,
đơn vị mới để tiếp tục theo dõi hoặc chuyển về lưu trữ theo quy định của Nhà
nước… Chính vì những đặc trưng cơ bản của các loại hồ sơ khác nhau nên đòi
hỏi cách quản lý cũng khác nhau, vì vậy cần có sự phân loại rõ ràng để có biện
pháp quản lý tốt nhất, phục vụ cho hoạt động của cơ quan, tổ chức.

- Đánh giá giá trị tài liệu, hồ sơ:

Việc đánh giá các mức độ giá trị của tài liệu, hồ sơ phải dựa trên cơ sở các
nguyên tắc, phương pháp, tiêu chuẩn do khoa học lưu trữ đề ra. Mục đích của
việc xác định giá trị tài liệu, hồ sơ là:

+ Xác định thời hạn bảo quản cho từng loại tài liệu, hồ sơ khác nhau;

+ Xác định tài liệu, hồ sơ lưu trữ có giá trị lịch sử để đưa vào lưu trữ lịch
sử bảo quản vĩnh viễn;

+ Xác định tài liệu hết giá trị bảo quản để tiêu hủy.

- Chỉnh lý, sắp xếp chuẩn mực tài liệu trong hồ sơ: Đây là sự kết hợp một
cách chặt chẽ và hợp lý các khâu nghiệp vụ của công tác lập hồ sơ để tổ chức
một cách khoa học các tài liệu trong hồ sơ nhằm bảo đảm an toàn và sử dụng
chúng có hiệu quả nhất.

420
- Thống kê hồ sơ:

Thống kê hồ sơ là áp dụng các công cụ, phương tiện chuyên môn, nghiệp
vụ để nắm được chính xác thành phần, nội dung, số lượng, chất lượng tài liệu
trong hồ sơ và cơ sở vật chất, kỹ thuật của hệ thống bảo quản tài liệu, hồ sơ
trong cơ quan, tổ chức.

- Bảo quản hồ sơ, tài liệu:

Bảo quản tài liệu, hồ sơ là áp dụng các biện pháp trong đó chủ yếu là các
biện pháp khoa học kỹ thuật để bảo vệ an toàn và kéo dài tuổi thọ của tài liệu, hồ
sơ nhằm phục vụ tốt nhất cho việc khai thác, sử dụng chúng trước mắt và lâu
dài. Các biện pháp bảo quản tài liệu, hồ sơ trong phạm vi cơ quan, tổ chức:

+ Xây dựng quy chế văn thư, lưu trữ

+ Nội quy sử dụng tài liệu, hồ sơ

+ Chế độ làm vệ sinh thường xuyên và đột xuất

+ Xây dựng nội quy phòng hỏa

+ Chế độ nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với từng loại tài liệu, hồ sơ cụ thể.

- Khai thác sử dụng hồ sơ, tài liệu

Đây là quá trình phục vụ khai thác thông tin tài liệu, hồ sơ trong cơ quan,
tổ chức để đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu lịch sử và yêu cầu giải quyết các
công việc của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

* Những nguyên tắc của việc quản lý hồ sơ

Có một số nguyên tắc phải tuân thủ khi quản lý một hệ thống lưu trữ hồ
sơ:

- Có cách tiếp cận hồ sơ sao cho có thể nhanh chóng tìm ra khi cần.

- Hệ thống nên đủ đơn giản để dễ hiểu và dễ vận hành, nếu không, có thể
có sự nhầm lẫn về những hồ sơ nào được yêu cầu và làm chậm trễ việc truy cập.

421
- Khi chọn cho mình một hệ thống lưu trữ hồ sơ, các đơn vị cần lưu ý đến
tính linh động để có thể mở rộng và nhận một số lượng lớn hồ sơ khi cần.

- Phải xem xét việc tiết kiệm chi phí lập hệ thống và chi phí điều hành nó.

- Phải xem xét tính an toàn chống lại những thứ như hỏa hoạn và sự hư
hỏng hồ sơ do bụi, chất bẩn và mất mát, tính an toàn của các hồ sơ mật.

- Cách tạo chỉ mục của hệ thống nên thích hợp với mục đích và cung cấp
đủ tham chiếu qua lại đối với những tài liệu bao gồm một số lãnh vực.

- Phải có sự kiểm soát để theo dõi bất kỳ tài liệu nào được lấy ra và theo
dấu chúng nếu cần. Hệ thống nên chính xác, nghĩa là được giữ cập nhật hóa việc
lưu trữ không bị tụt lại phía sau.

- Xây dựng hệ thống sắp đặt hồ sơ có hiệu quả: phải đảm bảo an toàn cho
tài liệu quan trọng và dễ tìm khi cần sử dụng, thiết lập cẩm nang, sách hướng
dẫn về danh mục sắp xếp.

- Thiết kế và sử dụng các biểu mẫu thống nhất theo sự chỉ đạo chung.

Như vậy, một đơn vị, tổ chức phải thiết kế hệ thống lưu trữ hồ sơ của
mình phù hợp với các yêu cầu và bảo đảm rằng hệ thống đó đủ linh động để theo
kịp các thay đổi, đặc biệt là những thay đổi liên quan đến việc mở rộng hệ thống
và các yêu cầu quản trị hiện đại.

- Sử dụng những thiết bị chứa đựng hiệu quả để giữ và phân biệt những
loại hồ sơ khác nhau.

- Tài liệu của hồ sơ nên luôn luôn đưa vào phía sau hướng dẫn. Tài liệu
sau cùng được lưu trữ nên ở phía trước hồ sơ.

- Thứ tự của các phân loại hồ sơ nên theo thứ tự của những đề mục chắc
chắn được nêu lại trước tiên.

Ví dụ, khi sử dụng tên họ thì tên riêng nên đứng trước, tiếp sau đó là
những chữ viết tắt của tên hoặc nếu quốc gia là những phân loại chủ yếu thì

422
chúng nên được tiếp theo bởi tên thành phố và thị trấn. Tất cả những phân loại
hồ sơ dựa trên từ ngữ nên theo thứ tự chữ cái của từ hoặc chuỗi các chữ cái; các
từ kép nên được xử lý như một từ. Nên tránh viết tắt trong các tên gọi hồ sơ.
Cũng nên tránh dùng từ đồng nghĩa.

b) Yêu cầu của việc lập hồ sơ và quản lý hồ sơ

* Yêu cầu

- Phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, cơ quan, tổ chức.

- Các văn bản, tài liệu trong một hồ sơ phải có sự liên quan chặt chẽ với
nhau và phản ánh đúng trình tự diễn biến của sự việc hoặc trình tự giải quyết
công việc.

Mở hồ sơ

- Cá nhân được giao nhiệm vụ giải quyết công việc có trách nhiệm mở hồ
sơ theo Danh mục hồ sơ hoặc theo kế hoạch công tác.

- Cập nhật những thông tin ban đầu về hồ sơ theo Danh mục hồ sơ đã ban
hành.

- Trường hợp các hồ sơ không có trong Danh mục hồ sơ, cá nhân được
giao nhiệm vụ giải quyết công việc tự xác định các thông tin: Tiêu đề hồ sơ, số
và ký hiệu hồ sơ, thời hạn bảo quản hồ sơ, người lập hồ sơ và thời gian bắt đầu.

Thu thập, cập nhật văn bản, tài liệu vào hồ sơ

Cá nhân được giao nhiệm vụ có trách nhiệm thu thập, cập nhật tất cả văn
bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc vào hồ sơ
đã mở, bao gồm tài liệu phim, ảnh, ghi âm (nếu có) bảo đảm sự toàn vẹn, đầy đủ
của hồ sơ, tránh bị thất lạc.

Kết thúc hồ sơ

- Hồ sơ được kết thúc khi công việc đã giải quyết xong.

423
- Người lập hồ sơ có trách nhiệm: Rà soát lại toàn bộ văn bản, tài liệu có
trong hồ sơ; loại ra khỏi hồ sơ bản trùng, bản nháp; xác định lại thời hạn bảo
quản của hồ sơ; chỉnh sửa tiêu đề, số và ký hiệu hồ sơ cho phù hợp; hoàn thiện,
kết thúc hồ sơ.

- Đối với hồ sơ giấy: Người lập hồ sơ thực hiện đánh số tờ đối với hồ sơ
có thời hạn bảo quản từ 05 năm trở lên và viết Mục lục văn bản đối với hồ sơ có
thời hạn bảo quản vĩnh viễn; viết chứng từ kết thúc đối với tất cả hồ sơ.

- Đối với hồ sơ điện tử: Người lập hồ sơ có trách nhiệm cập nhật vào Hệ
thống các thông tin còn thiếu. Việc biên mục văn bản trong hồ sơ được thực hiện
bằng chức năng của Hệ thống.

c) Trách nhiệm đối với việc lập hồ sơ và quản lý hồ sơ

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm quản lý văn bản, tài liệu của cơ quan, tổ chức; chỉ đạo,
kiểm tra, hướng dẫn việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.

- Trách nhiệm của người đứng đầu bộ phận hành chính

+ Tham mưu cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc chỉ đạo,
kiểm tra, hướng dẫn việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ
quan đối với cơ quan, tổ chức cấp dưới.

+ Tổ chức thực hiện việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ
tại cơ quan, tổ chức.

- Trách nhiệm của đơn vị và cá nhân trong cơ quan, tổ chức

+ Người đứng đầu đơn vị trong cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm trước
người đứng đầu cơ quan, tổ chức về việc lập hồ sơ, bảo quản và nộp lưu hồ sơ,
tài liệu của đơn vị vào Lưu trữ cơ quan.

+ Trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc, mỗi cá nhân phải lập hồ
sơ về công việc và chịu trách nhiệm về số lượng, thành phần, nội dung tài liệu

424
trong hồ sơ; bảo đảm yêu cầu, chất lượng của hồ sơ theo quy định trước khi nộp
lưu vào Lưu trữ cơ quan.

+ Đơn vị và cá nhân trong cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nộp lưu những
hồ sơ, tài liệu được xác định thời hạn bảo quản từ 05 năm trở lên vào Lưu trữ cơ
quan.

+ Trường hợp đơn vị hoặc cá nhân có nhu cầu giữ lại hồ sơ, tài liệu đã
đến hạn nộp lưu để phục vụ công việc thì phải được người đứng đầu cơ quan, tổ
chức đồng ý bằng văn bản và phải lập Danh mục hồ sơ, tài liệu giữ lại gửi Lưu
trữ cơ quan. Thời hạn giữ lại hồ sơ, tài liệu của đơn vị, cá nhân không quá 02
năm kể từ ngày đến hạn nộp lưu.

+ Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức
trước khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác, đi học tập dài ngày phải bàn giao
toàn bộ hồ sơ, tài liệu hình thành trong quá trình công tác cho đơn vị, Lưu trữ cơ
quan theo quy chế của cơ quan, tổ chức.

2. Kỹ năng lập và quản lý hồ sơ kế toán

a) Xây dựng và ban hành danh mục hồ sơ kế toán

* Lập danh mục hồ sơ

Khái niệm danh mục hồ sơ

Danh mục hồ sơ là bản kê những hồ sơ mà cơ quan, đơn vị cần phải lập


trong một thời gian nhất định (thường là một năm).

Trong lĩnh vực kế toán hồ sơ kế toán là các tài liệu kế toán, Các tài liệu kế
toán có giá trị pháp lý, có nhiệm vụ thông tin về tình hình kinh tế, tài chính của
đơn vị kế toán, được sử dụng để công bố công khai theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tài liệu kế toán là cơ sở để xây dựng và xét duyệt kế hoạch, dự
toán, quyết toán, xem xét, xử lý vi phạm pháp luật. Căn cứ theo khoản 8 Điều 13
luật kế toán 2015, tài liệu kế toán được giải thích là các chứng từ kế toán, sổ kể

425
toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo
kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán.

Tác dụng của danh mục hồ sơ

- Danh mục hồ sơ giúp cho việc phân loại, sắp xếp tài liệu và lập hồ sơ
trong cơ quan, đơn vị được chủ động, hợp lý, khoa học, thuận tiện;

- Giúp cho cán bộ trong cơ quan lập hồ sơ đầy đủ, chính xác;

- Giúp cho cán bộ lưu trữ làm căn cứ kiểm tra, đôn đốc việc lập hồ sơ
công việc của cán bộ chuyên môn;

- Giúp lãnh đạo cơ quan, đơn vị nắm được toàn bộ công việc của cơ quan,
đơn vị và công việc của từng cán bộ thừa hành trong cơ quan;

- Là cơ sở để thực hiện tốt công tác thu thập tài liệu vào lưu trữ cơ quan
và là cơ sở để các cá nhân giao nộp tài liệu vào lưu trữ.

Danh mục hồ sơ kế toán gồm:

- Chứng từ kế toán: Chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ;

- Sổ kế toán gồm: Sổ kế toán chi tiết, thẻ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp;

- Báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính tháng, báo cáo tài chính quý, báo
cáo tài chính năm;

- Tài liệu khác liên quan đến kế toán, là các tài liệu ngoài các tài liệu nói
trên, được dùng làm căn cứ để lập chứng từ kế toán; các tài liệu liên quan đến
hoạt động kinh tế (như hợp đồng kinh tế, hợp đồng vay, khế ước vay, hợp đồng
liên doanh...); các tài liệu liên quan đến vốn, quỹ, lợi tức (như quyết định bổ
sung vốn từ lợi tức, phân phối các quỹ từ lợi tức...); các tài liệu liên quan đến
thu, chi ngân sách, sử dụng vốn, kinh phí (như quyết toán sử dụng kinh phí,
quyết toán quỹ ngân sách Nhà nước, quyết toán vốn đầu tư...); các tài liệu liên
quan đến nghĩa vụ thuế với Nhà nước (như quyết định miễn, giảm thuế, hoàn
thuế, truy thu thuế, quyết toán thuế hàng năm...) các tài liệu liên quan đến kiểm

426
kê, định giá tài sản (như các biểu mẫu kiểm kê, biên bản định giá...); các tài liệu
liên quan đến kiểm tra, kiểm toán, thanh tra (như kết luận thanh tra, kiểm tra,
báo cáo kiểm toán...); tài liệu về chương trình kế toán trên máy vi tính, tài liệu
liên quan đến tiêu huỷ tài liệu kế toán.

+ Bản danh mục hồ sơ phải được thủ trưởng cơ quan duyệt và ban hành
cho toàn cơ quan thực hiện. Danh mục hồ sơ mỗi năm làm một lần vào tháng
cuối năm để sử dụng cho năm sau. Đối với những cơ quan, tổ chức có cơ cấu tổ
chức, chức năng, nhiệm vụ ổn định thì chỉ cần lập danh mục hồ sơ một lần,
những năm sau chỉ bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với chương trình kế hoạch
mới và tiếp tục sử dụng.

Mẫu danh mục hồ sơ

Tên cơ quan …..

Tên cơ quan (đơn vị) ...... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DANH MỤC HỒ SƠ

NĂM…..

Số và ký Thời gian
STT Tiêu đề hồ sơ Người lập Ghi chú
hiệu hồ sơ bảo quản

Bản danh mục hồ sơ này có ......... hồ sơ, bao gồm:

....... Hồ sơ có thời hạn bảo quản vĩnh viễn


427
....... Hồ sơ có thời hạn bảo quản lâu dài

....... Hồ sơ có thời hạn bảo quản tạm thời

Địa danh, ngày… tháng… năm .....

(Thủ trưởng cơ quan ký duyệt)

b) Quy trình lập hồ sơ kế toán

* Quy trình lập hồ sơ

- Bước 1:

Mở hồ sơ Căn cứ vào danh mục hồ sơ, kế toán ghi tên hồ sơ vào bìa hồ
sơ. Nếu cơ quan chưa có danh mục hồ sơ , thì kế toán căn cứ vào kinh nghiệm
và thực tế công việc trong năm qua mà viết sẵn một số bìa hồ sơ thường lệ. Mỗi
hồ sơ dùng một tờ bìa. Bên ngoài bìa ghi rõ số, ký hiệu và tiêu đề hồ sơ. Tiêu đề
hồ sơ ghi ngắn gọn, rõ rang, chính xác, phản ánh khái quát nội dung nghiệp vụ
kinh tế - tài chính phát sinh.

- Bước 2:

Thu thập, sắp xếp chứng từ hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết
công việc vào hồ sơ. Khi hồ sơ được mở, bắt đầu từ văn bản nguồn, có những tài
liệu giấy tờ đang giải quyết hay đã giải quyết xong của công việc thì cho vào bìa
của hồ sơ. Cán bộ kế toán có trách nhiệm lập hồ sơ cần phải thu thập đầy đủ các
chứng từ, không được để lẫn lộn cả những tư liệu và các giấy tờ khác không lien
quan. Tùy theo đặc điểm của từng loại chứng từ, sổ kế toán mà chọn cách sắp
xếp cho thích hợp. Trong thực tế sắp xếp tài liệu trong hồ sơ theo trình tự, đúng
theo nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh.

- Bước 3:

- Kết thúc và biên mục hồ sơ Để chuẩn bị cho việc sắp xếp hồ sơ kế toán,
kế toán đơn vị sẽ lần lượt trải qua các bước sau:
428
- Chuẩn bị file mềm (File mềm các sổ sách, Sổ sách kế toán, Bảng chấm
công, Bảng lương, giấy rút dự toán kinh phí Ngân sách, Phiếu thu, chi…)

- In và tập hợp chứng từ (In sổ sách, sắp xếp hồ kế toán; Chi tiết kho
nguyên vật liệu; Sổ phân bổ, khấu hao, hao mòn; Tài sản cố định; Hóa đơn mua
vào; hợp đồng lao động; bảng chấm công…)

- Đóng ghép hồ sơ kế toán: Đóng thành một quyển, sắp xếp theo thứ tự từ
trên xuống dưới.

Ví dụ:

+ Sổ Kho nguyên vật liệu/hàng hóa

Đóng thành một quyển, sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới:

 Bìa sổ + Mục lục

 Tổng hợp kho nguyên vật liệu

 Chi tiết kho nguyên vật liệu

+ Hóa đơn bán ra/mua vào

Mỗi tháng đóng thành một quyển, sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới:

 Phiếu thu/chi (Nếu giao dịch bằng tiền mặt)

 Hóa đơn

 Phiếu nhập kho

+ Hồ sơ tiền lương

Mỗi tháng đóng thành một quyển, sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới:

 Phiếu chi (lương)

 Bảng thanh toán tiền lương

 Bảng chấm công

429
+ Hồ sơ nhân viên

 CMTND

 Hợp đồng lao động…….

+ Sổ chi tiết tài khoản

 Bìa sổ + Mục lục

 Sổ chi tiết tài khoản

+ Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách

Đóng thành một quyển, sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới:

 Bìa sổ

 Báo cáo kết quả HĐKD

 Báo cáo tình hình tài chính

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

 Thuyết minh BCTC

 Báo cáo quyết toán NSNN (Báo cáo quyết toán nguồn khác)

 Thuyết minh BC Quyết toán

Cán bộ kế toán có trách nhiệm lập hồ sơ phải kiểm tra.

Lưu ý:

+ Nếu thiếu tài liệu thì phải bổ sung;

+ Loại những tài tư liệu, giấy tờ, tài liệu trùng thừa;

+ Sắp xếp lại chứng từ, tài liệu, sổ kế toán;

+ Đánh số tờ cố định thứ tự tài liệu trong hồ sơ;

+ Viết bìa hồ sơ.

3. Nộp lưu hồ sơ kế toán vào lưu trữ cơ quan

430
a) Thành phần hồ sơ, tài liệu nộp lưu

* Loại tài liệu kế toán phải lưu trữ

Các quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán bao gồm: Luật Kế toán
năm 2015; Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Kế toán; Thông tư số 155/2013/TT-BTC ngày
06/11/2013 của Bộ Tài chính quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình
thành phổ biến trong hoạt động của ngành tài chính.

Các văn bản trên đã quy định rõ từng loại tài liệu kế toán phải lưu trữ; bảo
quản và cung cấp thông tin tài liệu kế toán; thời hạn lưu trữ; thời điểm tính thời
hạn lưu trữ; nơi lưu trữ; tài liệu kế toán lưu trữ trên phương tiện điện tử và thủ
tục tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ, cụ thể như sau:

Tài liệu kế toán phải lưu trữ gồm:

- Chứng từ kế toán.

- Sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp.

- Báo cáo tài chính; báo cáo quyết toán ngân sách; báo cáo tổng hợp quyết
toán ngân sách.

- Tài liệu khác có liên quan đến kế toán bao gồm:

+ Các loại hợp đồng;

+ Báo cáo kế toán quản trị;

+ Hồ sơ, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, dự án quan trọng quốc gia;

+ Báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản;

+ Các tài liệu liên quan đến kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán;

+ Biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán;

431
+ Các tài liệu liên quan đến giải thể, phá sản, chia, tách, hợp nhất sáp
nhập, chấm dứt hoạt động, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình
đơn vị;

+ Tài liệu liên quan đến tiếp nhận và sử dụng kinh phí, vốn, quỹ;

+ Tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí và nghĩa vụ khác đối
với Nhà nước và các tài liệu khác.

(Điều 8 Nghị định 174/2016/ NĐ-CP)

Bảo quản, lưu trữ và cung cấp thông tin, tài liệu kế toán.

Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính theo quy định của pháp luật cho
từng loại tài liệu kế toán trừ một số trường hợp sau: Tài liệu kế toán chỉ có một
bản chính nhưng cần phải lưu trữ ở nhiều đơn vị thì ngoài đơn vị lưu bản chính,
các đơn vị còn lại được lưu trữ tài liệu kế toán sao chụp; trong thời gian tài liệu
kế toán bị tạm giữ, tịch thu thì đơn vị kế toán phải lưu trữ tài liệu kế toán sao
chụp kèm theo “Biên bản giao nhận tài liệu kế toán”; tài liệu kế toán bị mất, bị
hủy hoại do nguyên nhân khách quan thì đơn vị kế toán phải lưu trữ tài liệu kế
toán là bản sao chụp, trường hợp tài liệu kế toán không sao chụp được thì đơn vị
phải lưu trữ “Biên bản xác định các tài liệu kế toán không thể sao chụp”. Việc
bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán phải đảm bảo bảo, an toàn, đầy đủ, bảo mật và
cung cấp được thông tin khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tài liệu kế toán đưa vào lưu trữ phải đầy đủ, có hệ thống, phải phân loại, sắp
xếp thành từng bộ hồ sơ riêng theo thứ tự thời gian phát sinh và theo kỳ kế toán
năm.

Tổ chức quy định thời gian bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán

Tùy theo từng loại tài liệu kế toán mà thời gian bảo quản, lưu trữ được
quy định dài hay ngắn. Hiện nay, tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn
sau đây:

432
- Tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả
chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài
chính như phiếu thu chi, phiếu nhập xuất kho không lưu trong tập tài liệu kế
toán của bộ phận kế toán thời gian lưu trữ tối thiểu là 5 năm.

+ Trường hợp tài liệu kế toán quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều 12
Nghị định 174/2016/NĐ-CP mà pháp luật khác quy định phải lưu trữ trên 05
năm thì thực hiện theo quy định đó.

- Tài liệu kế toán là những chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế
toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm (trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác) thời gian lưu trữ tối thiểu là 10 năm.

+ Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; báo
cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản.

+ Tài liệu kế toán của đơn vị chủ đầu tư bao gồm tài liệu kế toán của các
kỳ kế toán năm và những tài liệu kế toán về báo cáo quyết toán dự án hoàn
thành thuộc nhóm B, C.

+ Tài liệu kế toán của đơn vị giải thể, phá sản, bao gồm tài liệu kế toán
của các niên độ kế toán và tài liệu kế toán liên quan đến sự kiện giải thể, phá sản
được lưu trữ tại cơ quan quyết định thành lập (cấp giấy phép) lưu trữ theo quyết
định của cấp quyết định giải thể, phá sản.

+ Tài liệu kế toán tại đơn vị như hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán Nhà
nước, hồ sơ thanh tra hay kiểm tra giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền hoặc hồ sơ của tổ chức kiểm toán độc lập.

- Tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an
ninh, quốc phòng thì cần được lưu trữ vĩnh viễn. Đối với đơn vị kế toán trong
lĩnh vực kế toán nhà nước, tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn gồm: Báo cáo
tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm đã được Quốc hội phê chuẩn; Báo cáo
quyết toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân các cấp phê chuẩn;

433
Hồ sơ, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thuộc nhóm A, dự án quan trọng
quốc gia; Tài liệu kế toán khác có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế,
an ninh, quốc phòng. Việc xác định tài liệu kế toán khác phải lưu trữ vĩnh viễn
do người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Do ngành hoặc địa phương
quyết định trên cơ sở xác định tính chất sử liệu, ý nghĩa quan trọng về kinh tế,
an ninh, quốc phòng.

Đối với hoạt động kinh doanh, tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn gồm
các tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh,
quốc phòng. Việc xác định tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn do người đứng
đầu hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán quyết định căn cứ vào
tính sử liệu và ý nghĩa lâu dài của tài liệu, thông tin để quyết định cho từng
trường hợp cụ thể và giao cho bộ phận kế toán hoặc bộ phận khác lưu trữ dưới
hình thức bản gốc hoặc hình thức khác.

Thời hạn lưu trữ vĩnh viễn phải là thời hạn lưu trữ trên 10 năm cho đến
khi tài liệu kế toán bị hủy hoại tự nhiên.

- Đối với trường hợp những tài liệu kế toán quy định tại khoản 1,2,3,4,5,6
của Điều 13 Nghị định 174/2016/NĐ-CP mà pháp luật khác quy định thì phải lưu
trữ trên 10 năm thì kế toán thực hiện theo quy định đó. Ví dụ: Hồ sơ thanh lý,
nhượng bán nhà đất; hồ sơ kiểm toán vụ việc nghiêm trọng tại cơ quan và các đơn
vị trực thuộc phải được lưu trữ vĩnh viễn; hồ sơ thanh lý, nhượng bán tài sản khác;
báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản có thời hạn bảo quản 20 năm.

Thời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán, bảo quản, tổ chức phân
loại, sắp xếp hệ thống lưu trữ tài liệu kế toán theo thời điểm hoàn thành và tình
hình hoạt động của đơn vị

- Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày
kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán, cụ thể là: Thời điểm
tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán như chứng từ kế toán, tài liệu kế toán dùng
cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán; tài liệu liên quan đến thanh lý,
434
nhượng bán tài sản cố định, báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản… được
tính từ ngày kết thúc của kỳ kế toán năm. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với
tài liệu kế toán của đơn vị chủ đầu tư, bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế
toán năm và tài liệu kế toán về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thuộc nhóm
B, C được tính từ ngày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được duyệt. Thời
điểm tính thời hạn lưu trữ đối với tài liệu kế toán liên quan đến thành lập đơn vị,
chia tách, hợp nhất hay sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại
hình được tính từ ngày thành lập, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình
thức sở hữu, chuyển đổi loại hình; tài liệu liên quan đến giải thể phá sản hay
chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, kết thúc dự án được tính từ ngày hoàn
thành thủ tục giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án. Những tài
liệu liên quan đến hồ sơ kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của cơ quan có thẩm
quyền tính từ ngày có báo cáo kiểm toán hoặc kết luận kiểm tra thanh tra.

- Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày
kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán.

- Tài liệu kế toán của niên độ kế toán đã kết thúc và không còn sử dụng để
ghi sổ kế toán trong niên độ kế toán tiếp theo, đưa vào lưu trữ chậm nhất là 12
tháng kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. Tài liệu kế toán về báo cáo quyết toán
vốn đầu tư dự án hoàn thành, phải đưa vào lưu trữ chậm nhất là 12 tháng kể từ
ngày báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được duyệt.

- Đối với hồ sơ, tài liệu xây dựng cơ bản: Trong thời hạn 03 tháng kể từ
ngày công trình được quyết toán.

Nơi lưu trữ tài liệu kế toán.

Tài liệu kế toán của đơn vị nào được lưu trữ tại kho của đơn vị đó. Đơn vị
kế toán phải đảm bảo có đầy đủ thiết bị bảo quản và bảo đảm an toàn trong quá
trình lưu trữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp đơn vị không tổ chức bộ
phận hoặc kho lưu trữ tại đơn vị thì có thể thuê tổ chức, cơ quan lưu trữ thực hiện
lưu trữ tài liệu kế toán trên cơ sở hợp đồng lưu trữ theo quy định của pháp luật.
435
Điều 11 Nghị định 174/2016/NĐ-CP cũng quy định rất rõ nơi lưu trữ đối với tài
liệu kế toán của đơn vị giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động hoặc các dự án kết
thúc hoạt động; chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
hoặc chuyển đổi loại hình đơn vị; tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm đang
còn trong thời hạn lưu trữ của các đơn vị được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.

- Tài liệu kế toán của các niên độ kế toán đã kết thúc của các đơn vị được
chia, tách thành hai hay nhiều đơn vị mới: Nếu tài liệu kế toán phân chia được
thì lưu trữ tại đơn vị mới. Nếu tài liệu kế toán không phân chia được thì lưu trữ
tại nơi theo quyết định của cấp quyết định chia, tách đơn vị. Tài liệu kế toán liên
quan đến chia, tách thì lưu trữ tại đơn vị mới chia, tách.

- Tài liệu kế toán của các niên độ kế toán đã kết thúc và tài liệu kế toán liên
quan đến sáp nhập của các đơn vị bị sáp nhập, lưu trữ tại đơn vị nhận sáp nhập.

- Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ
chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán.

Tài liệu kế toán lưu trữ trên phương tiện điện tử.

Chứng từ kế toán và sổ kế toán của các đơn vị kế toán trước khi đưa vào
lưu trữ phải được in ra giấy để lưu trữ theo quy định trừ trường hợp đơn vị lựa
chọn lưu trữ trên phương tiện điện tử. Việc lưu trữ tài liệu kế toán trên phương
tiện điện tử phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải đảm bảo tra
cứu được trong thời hạn lưu trữ. Các đơn vị trong lĩnh vực kế toán nhà nước (trừ
đơn vị thu, chi ngân sách nhà nước các cấp) nếu lựa chọn lưu trữ tài liệu kế toán
trên phương tiện điện tử thì vẫn phải in sổ kế toán tổng hợp ra giấy và ký xác
nhận, đóng dấu (nếu có) để lưu trữ theo quy định. Việc in ra giấy chứng từ kế
toán, sổ kế toán chi tiết và các tài liệu kế toán khác do người đại diện theo pháp
Luật của đơn vị quyết định. Các đơn vị thu, chi ngân sách nhà nước các cấp thực
hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Khi có yêu cầu của cơ quan có
thẩm quyền để phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra, giám sát và kiểm toán theo
quy định, đơn vị kế toán phải có trách nhiệm in ra giấy các tài liệu kế toán lưu
436
trữ trên phương tiện điện tử, ký xác nhận của người đại diện theo pháp Luật
hoặc kế toán trưởng (phụ trách kế toán) và đóng dấu (nếu có) để cung cấp theo
thời hạn yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, các văn bản quy phạm pháp luật về lưu trữ tài liệu kế toán đã
được quy định rất đầy đủ, chi tiết và cụ thể. Do vậy, các cơ quan, tổ chức, cần
tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý bảo quản tài liệu kế toán,
đồng thời đây cũng là cơ sở pháp lý để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xây
dựng quy chế về quản lý, sử dụng, bảo quản tài liệu kế toán nhằm quy định rõ
trách nhiệm và quyền đối với từng bộ phận và từng người làm kế toán giúp cho
việc lưu trữ các minh chứng tài chính được bảo đảm chặt chẽ và an toàn hơn.

b) Thời hạn và thủ tục nộp lưu

* Nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan

Hồ sơ, tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ cơ quan phải đủ thành phần, đúng
thời hạn và thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định.

Thủ tục nộp lưu

- Đối với hồ sơ giấy

Khi nộp lưu tài liệu phải lập 02 bản “Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu” và
02 bản “Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu” theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định
này. Đơn vị, cá nhân nộp lưu tài liệu và Lưu trữ cơ quan giữ mỗi loại 01 bản.

- Đối với hồ sơ điện tử

Cá nhân được giao nhiệm vụ giải quyết công việc và lập hồ sơ thực hiện
nộp lưu hồ sơ điện tử vào Lưu trữ cơ quan trên Hệ thống.

Lưu trữ cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, nhận hồ sơ theo Danh mục; liên
kết chính xác dữ liệu đặc tả với hồ sơ; tiếp nhận và đưa hồ sơ về chế độ quản lý
hồ sơ lưu trữ điện tử trên Hệ thống. chức.

437
4. Quản lý và sử dụng hồ sơ kế toán, tiêu huỷ tài liệu kế toán hết thời
hạn lưu trữ

a) Phân loại, sắp xếp, bảo quản hồ sơ kế toán

Tổ chức Phân loại, sắp xếp, bảo quản hồ sơ kế toán phải của đơn vị phải
tuân thủ theo quy định và đảm bảo tính khoa học, tiện ích.

- Nội dung tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán bao gồm

Bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán được thực hiện theo quy trình:

+ Xây dựng danh mục tài liệu kế toán phải bảo quản, lưu trữ tại đơn vị

Tài liệu kế toán phải bảo quản, lưu trữ theo quy định hiện hành là bản
chính các tài liệu kế toán được ghi chép trên giấy, có giá trị pháp lý về kế toán,
bao gồm:

438
+ Chứng từ kế toán gồm: Chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ;

+ Sổ kế toán gồm: Sổ kế toán chi tiết, thẻ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp;

+ Báo cáo tài chính gồm: Báo cáo tài chính tháng, báo cáo tài chính quý,
báo cáo tài chính năm;

+ Tài liệu khác liên quan đến kế toán, là các tài liệu ngoài các tài liệu nói
trên, được dùng làm căn cứ để lập chứng từ kế toán; các tài liệu liên quan đến
hoạt động kinh tế (như hợp đồng kinh tế, hợp đồng vay, khế ước vay, hợp đồng
liên doanh...); các tài liệu liên quan đến vốn, quỹ, lợi tức (như quyết định bổ
sung vốn từ lợi tức, phân phối các quỹ từ lợi tức...); các tài liệu liên quan đến
thu, chi ngân sách, sử dụng vốn, kinh phí (như quyết toán sử dụng kinh phí,
quyết toán quỹ ngân sách Nhà nước, quyết toán vốn đầu tư...); các tài liệu liên
quan đến nghĩa vụ thuế với Nhà nước (như quyết định miễn, giảm thuế, hoàn
thuế, truy thu thuế, quyết toán thuế hàng năm...) các tài liệu liên quan đến kiểm
kê, định giá tài sản (như các biểu mẫu kiểm kê, biên bản định giá...); các tài liệu
liên quan đến kiểm tra, kiểm toán, thanh tra (như kết luận thanh tra, kiểm tra,
báo cáo kiểm toán...); tài liệu về chương trình kế toán trên máy vi tính, tài liệu
liên quan đến tiêu huỷ tài liệu kế toán.

+ Tổ chức phân loại, sắp xếp hệ thống lưu trữ tài liệu kế toán theo hồ sơ
tài liệu

Tài liệu kế toán đưa vào lưu trữ phải đầy đủ, có hệ thống, phải phân loại,
sắp xếp thành từng bộ hồ sơ (hồ sơ chứng từ kế toán, sổ kế toán,...). Trong từng
bộ hồ sơ, tài liệu kế toán phải được sắp xếp theo thứ tự thời gian phát sinh theo
mỗi niên độ kế toán, bảo đảm hợp lý, dễ tra cứu, sử dụng khi cần thiết.

Tài liệu kế toán của đơn vị nào được lưu trữ tại kho lưu trữ của đơn vị đó.
Trường hợp tại đơn vị không tổ chức bộ phận hoặc kho lưu trữ thì có thể thuê
lưu trữ tài liệu kế toán tại các tổ chức lưu trữ trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa

439
các bên. Hợp đồng phải ghi cụ thể trách nhiệm của mỗi bên đối với tài liệu kế
toán thuê lưu trữ, chi phí thuê và phương thức thanh toán chi phí thuê

b) Sử dụng, khai thác hồ sơ kế toán

Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ là quá trình tổ chức khai thác
thông tin tài liệu lưu trữ phục vụ cho yêu cầu quản lý tài chính, thanh tra, kiểm
tra và yêu cầu nghiên cứu giải quyết những nhiệm vụ hiện hành của các cơ quan,
tổ chức và các cá nhân.

c) Một số lưu ý trong quản lý, sử dụng hồ sơ kế toán thuộc danh mục bí
mật nhà nước

* Người làm công tác kế toán - Tài chính liên quan đến quản lý, sử dụng
hồ sơ kế toán thuộc danh mục bí mật nhà nước của ngành Tài chính

- Người làm công tác liên quan đến quản lý, sử dụng hồ sơ kế toán thuộc
danh mục bí mật nhà nước của ngành Tài chính phải có phẩm chất tốt, có tinh
thần trách nhiệm, có ý thức kỷ luật, ý thức cảnh giác giữ gìn bí mật nhà nước; có
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao và có
cam kết bảo vệ bí mật nhà nước.

- Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm bố trí người làm công tác
liên quan đến bí mật nhà nước tại đơn vị.

* Những hành vi bị nghiêm cấm

- Thu thập, làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, tiêu hủy trái
phép tài liệu mật.

- Truyền thông tin mang nội dung bí mật nhà nước qua máy điện thoại,
máy phát sóng, điện báo, máy Fax, mạng vi tính, Internet hoặc các phương tiện
truyền tin khác khi chưa được mã hóa theo quy định.

440
- Cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài liệu mật
hoặc mang tài liệu mật ra nước ngoài, đi công tác khi chưa được phép hoặc
không được phép của người có thẩm quyền.

- Sao chụp tài liệu mật; ghi âm, ghi hình thông tin, hình ảnh mang nội
dung bí mật nhà nước khi chưa được phép của người có thẩm quyền.

- Lợi dụng bảo vệ bí mật nhà nước để che giấu hành vi vi phạm pháp luật,
xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Sử dụng máy tính (bao gồm cả máy tính xách tay) có kết nối mạng
Internet để soạn thảo, đánh máy, lưu giữ các loại tài liệu mật; cắm thiết bị lưu
giữ bí mật nhà nước vào máy tính có kết nối mạng Internet.

- Các hành vi khác vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước của
ngành Tài chính.

* In, sao, chụp hồ sơ kế toán thuộc danh mục bí mật nhà nước

- Thủ trưởng đơn vị quyết định việc in, sao, chụp tài liệu mật và chịu trách
nhiệm đối với quyết định của mình.

- Người có trách nhiệm in, sao, chụp tài liệu mật chỉ được in, sao chụp
đúng số lượng đã được phê duyệt. Sau khi in, sao chụp xong phải kiểm tra lại,
hủy ngay bản dư thừa và những bản in, sao, chụp hỏng. Đối với tài liệu mật sao,
chụp ở dạng băng, đĩa và các thiết bị lưu trữ khác phải niêm phong và đóng dấu
độ mật, ghi rõ tên người sao, chụp ở bì niêm phong.

* Quản lý, sử dụng tài liệu mật

- Căn cứ mức độ mật của tài liệu kế toán đã được Thủ trưởng cơ quan,
đơn vị thông báo, người được giao thực hiện tài liệu mật không được làm lộ nội
dung tài liệu mật cho người không có trách nhiệm biết.

- Khi xử lý tài liệu mật, người được giao tài liệu mật không được tự ý
mang tài liệu về nhà riêng. Nếu phải xử lý gấp, phải báo cáo Thủ trưởng cơ

441
quan, đơn vị xem xét, quyết định và làm thủ tục đăng ký làm việc ngoài giờ
với Văn phòng cơ quan hoặc Bảo vệ cơ quan theo quy định.

- Trường hợp cán bộ phải mang tài liệu mật đi công tác, đi họp hoặc mang
về nhà riêng phải được sự đồng ý của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; phải đảm bảo
tuyệt đối an toàn trên đường đi, nơi ở và tại nhà riêng; phải có phương tiện cất giữ
an toàn. Không được để người khác xem, làm hư hỏng hoặc mất mát tài liệu. Nếu
làm mất mát, hư hỏng tài liệu mật thì tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả của
việc làm hư hỏng, mất mát tài liệu mật sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ phải bàn giao tài liệu mật cho bộ phận quản lý,
việc bàn giao phải được thể hiện bằng biên bản chi tiết và mỗi bên giữ một bản.

- Thống kê, cất giữ, bảo quản tài liệu mật

+ Cơ quan, đơn vị cất giữ hồ sơ kế toán thuộc danh mục bí mật nhà nước
phải thống kê tài liệu mật theo trình tự thời gian và từng độ mật.

+ Hồ sơ kế toán thuộc danh mục bí mật nhà nước phải được cất giữ, bảo
quản nghiêm ngặt trong tủ có khóa. Tài liệu “Tuyệt mật”, “Tối mật” phải
được tổ chức lưu giữ riêng tại nơi có đủ điều kiện, phương tiện bảo quản, bảo vệ
đảm bảo an toàn theo quy định. Trường hợp tài liệu mật được lưu giữ trong các
phương tiện thiết bị điện tử, tin học và trên mạng viễn thông phải được mã hóa
bằng mật mã cơ yếu.

- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý hồ sơ kế toán thuộc danh
mục bí mật nhà nước phải thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo việc thống kê, cất giữ,
bảo quản tài liệu mật.

- Khi nhận được yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong nước
hoặc nước ngoài đề nghị cung cấp thông tin hồ sơ kế toán thuộc danh mục bí
mật Nhà nước của ngành Tài chính, cán bộ, công chức ngành Tài chính không
được tự ý cung cấp khi chưa được phép của người có thẩm quyền.

d) Tiêu huỷ tài liệu kế toán hết thời hạn lưu trữ
442
Căn cứ vào Điều 16 Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016, quy định
về tiêu hủy tài liệu kế toán khi đã hết thời hạn lưu trữ, như sau: Tài liệu kế toán đã
hết thời hạn lưu trữ, nếu không có chỉ định nào khác của người hoặc của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền thì được phép tiêu huỷ theo quyết định của người đứng đầu
đơn vị. Việc tiêu huỷ tài liệu kế toán hết thời hạn lưu trữ phải làm đầy đủ, đúng các
thủ tục theo quy định.

Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016, về thủ


tục tiêu hủy tài liệu kế toán, được quy định như sau:

- Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán quyết định thành lập
"Hội đồng tiêu hủy tài liệu kế toán hết thời hạn lưu trữ". Thành phần Hội đồng
gồm: Lãnh đạo đơn vị kế toán, kế toán trưởng, đại diện của bộ phận lưu trữ và các
thành phần khác do người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chỉ định.

- Hội đồng tiêu hủy tài liệu kế toán phải tiến hành kiểm kê, đánh giá, phân loại
tài liệu kế toán theo từng loại, lập "Danh mục tài liệu kế toán tiêu hủy" và "Biên bản
tiêu hủy tài liệu kế toán hết thời hạn lưu trữ".

- "Biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán hết thời hạn lưu trữ" phải lập ngay sau khi
tiêu hủy tài liệu kế toán và phải ghi rõ các nội dung: Loại tài liệu kế toán đã tiêu hủy,
thời hạn lưu trữ của mỗi loại, hình thức tiêu hủy, kết luận và chữ ký của các thành
viên Hội đồng tiêu hủy.”

Theo đó, việc tiêu hủy tài liệu kế toán phải thành lập “Hội đồng tiêu hủy tài
liệu kế toán hết thời hạn lưu trữ” và thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Hình thức để tiêu hủy tài liệu kế toán: Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi đơn
vị kế toán để lựa chọn hình thức tiêu hủy tài liệu kế toán cho phù hợp như đốt cháy,
cắt, xé nhỏ hoặc hình thức tiêu hủy khác, đảm bảo tài liệu kế toán đã tiêu hủy sẽ
không thể sử dụng lại các thông tin, số liệu trên đó.”

443
Như vậy, theo quy định trên hình thức hủy tài liệu kế toán còn tùy theo điều
kiện cụ thể của mỗi đơn vị kế toán để lựa chọn hình thức tiêu hủy phù hợp. Cần đảm
bảo tài liệu kế toán đã tiêu hủy sẽ không thể sử dụng lại các thông tin, số liệu trên đó.

Tài liệu kế toán đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định, nếu không có chỉ định nào
khác của người hoặc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì được phép tiêu
huỷ theo quyết định của người đứng đầu đơn vị. Việc tiêu huỷ tài liệu kế toán
hết thời hạn lưu trữ phải làm đầy đủ, đúng các thủ tục theo quy định.

444
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Công tác lập và quản lý hồ sơ phải đảm bảo những yêu cầu gì?

2. Các loại hồ sơ?

3. Nêu các nguyên tắc quản lý hồ sơ?

4. Nêu quy trình lập hồ sơ Kế toán?

5. Các loại tài liệu kế toán nào cần đưa vào lưu trữ theo quy định?

6. Quản lý, sử dụng hồ sơ kế toán cần lưu ý những vấn đề gì? Liên hệ
thực tế?

445
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật kế toán 2015.

2. Nghị định số 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn luật kế toán.

3. Thông tư số 155/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính quy


định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động
của ngành tài chính.

4. Thông tư số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ.

5. Quyết định số 218/2000/QĐ- BTC Ngày 29/12/2000 về việc ban hành


chế độ lưu trữ tài liệu kế toán.

6. Quyết định số 1293/QĐ-TTg ngày 25/11/2020 của Thủ tướng chính phủ.

446
Chuyên đề 5
KỸ NĂNG TỔ CHỨC LẬP DỰ TOÁN - CHẤP HÀNH DỰ TOÁN VÀ
QUYẾT TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1. Kỹ năng lập dự toán thu chi tài chính

Vị trí, vai trò của lập dự toán: Chu trình quản lý tài chính gồm 3 giai đoạn là
lập dự toán; chấp hành dự toán và quyết toán thu chi tài chính. Trong đó, lập dự toán
là quá trình phân tích, đánh giá, tổng hợp, lập dự toán nhằm xác lập các chỉ tiêu thu
chi của đơn vị dự kiến có thể đạt được trong năm kế hoạch, đồng thời xác lập các
biện pháp chủ yếu về kinh tế - tài chính để đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đã đề
ra.

Lập dự toán là khâu quan trọng trong quá trình quản lý tài chính của đơn vị.
Trong quá trình quản lý nhà nước đối với các đơn vị có liên quan đến ngân sách nhà
nước, lập dự toán luôn là nhiệm vụ không thể thiếu để hoạt động quản lý tài chính có
hiệu quả, lập dự toán là công cụ quản lý đắc lực của cơ quan chức năng cũng như
của chính đơn vị.

a) Yêu cầu lập dự toán

Nhằm phân tích, đánh giá các khoản thu, chi tài chính trên cơ sở khoa học và
thực tiễn, đưa ra các chỉ tiêu thu, chi tài chính sát với thực tế sao cho cho hiệu quả
nhất. Việc lập dự toán phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Đối với đơn vị dự toán ngân sách là đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự
toán ngân sách. Khi lập dự toán phải:

▪ Tổng hợp theo từng khoản thu, chi và theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi
thường xuyên, chi dự trữ quốc gia, chi trả nợ và viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài
chính, dự phòng ngân sách.

▪ Thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định.

447
- Đối với đơn vị sử dụng ngân sách là đơn vị dự toán ngân sách được giao trực
tiếp quản lý, sử dụng ngân sách. Khi lập dự toán phải cụ thể các chỉ tiêu như:

▪ Dự toán thu phải được lập trên cơ sở khối lượng, số lượng cung ứng dịch vụ
sự nghiệp công; dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và các chỉ tiêu có liên quan, các
quy định của pháp luật về chính sách, chế độ thu, về phí, lệ phí và chính sách, chế độ
khác có liên quan.

▪ Dự toán chi thường xuyên được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao, nhiệm
vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân
sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm
vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng,
an ninh.

▪ Dự toán chi đầu tư phát triển được lập trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch,
chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch tài chính 05
năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước, khả năng cân đối các
nguồn lực trong năm dự toán, quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và
quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Trong các lĩnh vực sự nghiệp, Nhà nước ưu tiên đầu tư 2 lĩnh vực giáo dục
và y tế. Vì vậy, đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công
nghệ dự toán chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm tỷ lệ trong tổng chi ngân sách
nhà nước theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Đối với đơn vị thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ,
thì phải lập riêng phần kinh phí này cho từng nhiệm vụ, dịch vụ và sản phẩm cụ thể.
Việc lập dự toán cho từng nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm phải căn cứ yêu cầu về kết
quả, tiêu chuẩn kỹ thuật, thời gian hoàn thành cụ thể cho từng nhiệm vụ, dịch vụ, sản
phẩm; định mức kỹ thuật kinh tế, chế độ, định mức chi tiêu theo quy định hiện hành
hoặc giá trị của nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm tương đương, cùng loại.
448
- Đối với các đơn vị sự nghiệp công được ngân sách nhà nước hỗ trợ cũng
phải lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao gửi cơ quan
tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp.

- Các đơn vị dự toán cấp I xem xét dự toán do các đơn vị cấp dưới trực thuộc
lập; tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài
chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp. Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị dự toán
ngân sách được Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách.

- Đối với dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước và các
hoạt động dịch vụ khác: Đơn vị sự nghiệp công tự xây dựng kế hoạch, dự toán thu,
chi thực hiện nhiệm vụ, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để theo dõi, kiểm tra và
giám sát việc thực hiện.

Từ năm 2022, dự toán ngân sách của các đơn vị sự nghiệp công quản lý tài
chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm được lập theo Nghị định 60/2021/NĐ-
CP của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công
và thông tư 56/2022/TT-BTC ngày 16 tháng 9 năm 2022 về một số nội dung về cơ
chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ
chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

b) Căn cứ lập dự toán

- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (sau đây
gọi là đơn vị nhóm 1) là đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác
định bằng hoặc lớn hơn 100%; có mức tự bảo đảm chi đầu tư bằng hoặc lớn hơn
mức trích khấu hao và hao mòn tài sản cố định của đơn vị; là đơn vị cung cấp các
dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, giá dịch vụ sự nghiệp
công xác định theo cơ chế thị trường, có tính đủ khấu hao tài sản cố định và có tích
lũy dành chi đầu tư.

Hằng năm, đơn vị lập kế hoạch về số lượng, khối lượng dịch vụ và dự toán
thu, chi báo cáo cơ quan quản lý cấp trên căn cứ vào:

449
▪ Kết quả thực hiện về số lượng, khối lượng dịch vụ;

▪ Tình hình thu, chi hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công và các dịch vụ
khác của năm hiện hành;

▪ Yêu cầu nhiệm vụ của năm kế hoạch,

▪ Đối với dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước đặt hàng. Hằng năm căn cứ
đơn giá, số lượng, khối lượng dịch vụ sự nghiệp công được đặt hàng theo hướng dẫn
của cấp có thẩm quyền.

- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị
nhóm 2) là đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo
phương án quy định bằng hoặc lớn hơn 100% và chưa tự bảo đảm chi đầu tư từ
nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn thu phí được để lại chi theo quy
định của pháp luật về phí và lệ phí, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định
của pháp luật; là đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục
dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, được Nhà nước đặt hàng hoặc
đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí không bao gồm
khấu hao tài sản cố định.

Hàng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập dự toán thu, chi ngân sách và cung cấp hoạt động dịch vụ thuộc
phạm vi, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước gửi
cơ quan quản lý cấp trên, căn cứ vào:

▪ Đối với dự toán kinh phí cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân
sách nhà nước:

◦ Căn cứ kết quả thực hiện năm trước;

◦ Tình hình thu, chi hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của năm hiện
hành;

◦ Số lượng, khối lượng dịch vụ và yêu cầu nhiệm vụ của năm kế hoạch;

450
◦ Định mức kinh tế kỹ thuật, chế độ, định mức chi tiêu theo quy định hiện
hành hoặc đơn giá dịch vụ (nếu có). Trường hợp danh mục dịch vụ sự nghiệp công
chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật và chưa có đơn giá được cấp có thẩm quyền ban
hành, đơn vị lập dự toán kinh phí nhà nước giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự
nghiệp công theo số lượng, khối lượng và định mức chi theo chế độ hiện hành.

▪ Đối với kinh phí thực hiện đặt hàng, đấu thầu cung ứng dịch vụ sự nghiệp
công được lập dự toán trong phần kinh phí thường xuyên giao tự chủ của đơn vị sự
nghiệp công, trong đó ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoặc hỗ trợ
kinh phí để thực hiện.

▪ Đối với kinh phí giao nhiệm vụ được lập dự toán trong phần kinh phí thường
xuyên không giao tự chủ là chi thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao.

- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (sau đây gọi
là đơn vị nhóm 3) là đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định
theo phương án quy định từ 10% đến dưới 100%, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu
thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá chưa tính đủ chi phí. Căn cứ tình hình
thực hiện năm hiện hành, nhiệm vụ của năm kế hoạch, đơn vị lập kế hoạch về số
lượng, khối lượng dịch vụ sự nghiệp công và dự toán thu, chi báo cáo cơ quan quản
lý cấp trên.

- Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi
là đơn vị nhóm 4) là đơn vị sự nghiệp công có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động
thường xuyên xác định theo phương án quy định dưới 10% hoặc đơn vị sự nghiệp
công không có nguồn thu sự nghiệp. Căn cứ tình hình thực hiện năm hiện hành,
nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao trong năm kế hoạch, số lượng người làm
việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chế độ chi tiêu hiện hành, đơn vị lập dự
toán thu, chi gửi cơ quan quản lý cấp trên.

- Đối với dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ, lập dự
toán theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và khoa học công nghệ;

451
- Đối với dự toán thu, chi từ nguồn thu phí được để lại, lập dự toán thu chi
theo quy định pháp luật về phí và lệ phí;

- Đối với dự toán chi thường xuyên không giao tự chủ: Đơn vị sự nghiệp công
lập dự toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước đối với từng nguồn
kinh phí.

- Dự toán chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản phải căn cứ quy định về
tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công hiện hành; kinh phí sửa
chữa, bảo trì cơ sở vật chất theo quy định.

▪ Hàng năm, căn cứ trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công và chế độ,
tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công; đơn vị
được giao quản lý, sử dụng tài sản công lập dự toán kinh phí thực hiện bảo dưỡng,
sửa chữa tài sản công, tổng hợp vào dự toán của đơn vị mình, gửi cơ quan quản lý
cấp trên xem xét, tổng hợp chung vào dự toán của đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan
tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách
nhà nước;

▪ Hồ sơ tài liệu kèm theo dự toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa công trình,
thiết bị công trình; gồm:

◦ Tên tài sản công cần bảo dưỡng, sửa chữa;

◦ Thời gian bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công gần nhất;

◦ Lý do, mục tiêu, khối lượng công việc bảo dưỡng, sửa chữa;

◦ Dự kiến chi phí, thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành.

- Căn cứ vào các văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách
nhà nước năm sau.

452
- Căn cứ vào kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà
nước 03 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước để lập dự toán
chi đầu tư phát triển.

- Căn cứ tình hình thực hiện dự toán thu chi tài chính năm trước, đánh giá
nhiệm vụ hoàn thành và nhiệm vụ thực hiện dở dang hoặc chưa thực hiện chuyển
tiếp sang năm kế hoạch.

- Căn cứ vào số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách thông báo cho các đơn vị
để lập dự toán. Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách là số thu, chi ngân sách nhà
nước được cơ quan có thẩm quyền thông báo cho các cấp ngân sách, các đơn vị làm
căn cứ để xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hằng năm và kế hoạch tài chính -
ngân sách nhà nước 03 năm.

c) Quy trình lập dự toán

- Bước 1: Thông báo số kiểm tra

Hàng năm, Bộ Tài chính ban hành thông tư hướng dẩn lập xây dựng dự toán
ngân sách nhà nước; kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm bao gồm các nội
dung trọng yếu như đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm
báo cáo và 3 năm trước liền kề; xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch;
lập kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm và đánh giá khả năng thực hiện kế
hoạch 5 năm giai đoạn hiện hành; Căn cứ thông tư hướng dẩn của Bộ Tài chính, cơ
quan tài chính các cấp thông báo số kiểm tra cho các đơn vị thuộc phạm vi quản lý

- Bước 2: Lập dự toán. Bao gồm:

▪ Đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm trước

◦ Căn cứ các khoản thu của các đơn vị sự nghiệp công lập ngoài nguồn
NSNN, đánh giá mức độ tự chủ của từng đơn vị; đánh giá các khoản thu phí được để
lại theo quy định của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

◦ Đối với vốn từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công lập dành để
đầu tư nhưng không cân đối vào NSNN thì đánh giá việc phê duyệt, bố trí nguồn, kết
453
quả thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư phát triển năm trước theo quy định, chi tiết nguồn
phí và nguồn thu sự nghiệp được để lại, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn
vay và nguồn hợp pháp khác của đơn vị theo từng lĩnh vực chi. Tình hình thực hiện
xã hội hóa năm trước. Đánh giá tình hình thực hiện về tổng nguồn lực và cơ cấu
nguồn lực xã hội hóa đầu tư theo ngành, lĩnh vực; số lượng các cơ sở được đầu tư từ
nguồn lực xã hội hóa; kết quả đạt được; tồn tại, nguyên nhân, kiến nghị (nếu có).

◦ Đánh giá những tồn tại, khó khăn khi triển khai các quy định của pháp luật
về đầu tư công bao gồm cả những kiến nghị về cơ sở pháp lý trong bố trí thực hiện
các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển.

◦ Đánh giá tình hình thực hiện nhiêm vụ chi thường xuyên năm trước. Đánh
giá tình hình giao dự toán và thực hiện dự toán chi thường xuyên 6 tháng đầu năm,
dự kiến khả năng thực hiện cả năm chi tiết theo từng lĩnh vực chi được giao, trong đó
bên cạnh việc đánh giá các nhiệm vụ chi theo dự toán

◦ Kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, các chương trình, đề án, dự án lớn
từ nguồn chi thường xuyên của NSNN trong 6 tháng đầu năm, dự kiến cả năm;
những khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý về cơ chế, chính sách trong
tổ chức thực hiện, cụ thể rà soát, xác định các nhiệm vụ, chính sách, chế độ kết thúc
hoặc hết hiệu lực;

◦ Kiến nghị bổ sung, sửa đổi các nhiệm vụ, chính sách, chế độ không phù hợp
với thực tế; Tình hình tinh giản biên chế, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy; số kinh
phí NSNN tiết kiệm được do giảm biên chế, giảm tổ chức bộ máy, trong đó số sử
dụng để thực hiện cải cách tiền lương; số kinh phí phải bố trí từ NSNN để thực hiện
chính sách tinh giản biên chế theo các quy định của Chính phủ.

◦ Đánh giá kết quả sắp xếp, đổi mới hệ thống, quản lý, nâng cao chất lượng và
hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trong 6 tháng đầu năm và ước
thực hiện cả năm, trong đó đánh giá cụ thể việc thực hiện lộ trình giá, phí dịch vụ sự
nghiệp công. Tác động của việc sắp xếp, đổi mới, nâng cao khả năng tự chủ của đơn
vị sự nghiệp công lập đến việc bố trí NSNN theo từng lĩnh vực trong năm hiện hành,
454
và việc sử dụng số kinh phí NSNN dành ra từ việc nâng cao tính tự chủ của các đơn
vị sự nghiệp công lập; các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị.

◦ Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên năm báo cáo,
chi tiết quỹ lương gồm lương ngạch bậc, các khoản đóng góp theo lương và phần
lương tăng thêm theo cơ chế đặc thù - nếu có; chi chuyên môn, nghiệp vụ, chi tiết
theo từng nguồn kinh phí như nguồn NSNN, nguồn phí được để lại, nguồn thu
nghiệp vụ, nguồn hợp pháp khác.

◦ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên năm báo cáo từ
nguồn thu phí và thu sự nghiệp công được để lại không đưa vào cân đối NSNN;
nguồn hợp pháp khác của cơ quan, đơn vị theo quy định, chi tiết lĩnh vực chi.

▪ Xây dựng dự toán năm kế hoạch:

Dựa vào số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự toán kinh phí, các đơn vị dự
toán cơ sở tiến hành lập dự toán kinh phí của mình để gửi đơn vị dự toán cấp trên
hoặc cơ quan Tài chính.

Công tác lập dự toán được tiến hành vào cuối quý II đầu quý III của năm báo
cáo. Căn cứ vào kết quả thực hiện kế hoạch tài chính năm trước để lập dự toán năm
nay đồng thời trên cơ sở các chính sách, chế độ hiện hành để xác định định mức cụ
thể.

Trên cơ sở đánh giá thực hiện năm trước, xác định nhiệm vụ trọng tâm thực
hiện trong năm kế hoạch, chủ động sắp xếp các khoản chi và thứ tự ưu tiên thực hiện
các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo
mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện năm kế hoạch, phù
hợp với khả năng nguồn lực bao gồm cả nguồn hợp pháp khác theo quy định; triệt để
tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu lập dự toán, đảm bảo việc thực hiện các
nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng
NSNN.

Việc xây dựng dự toán năm kế hoạch được thực hiện theo trình tự sau:

455
◦ Xác định các chỉ tiêu và hệ thống biểu mẫu lập dự toán thu chi tài chính.
Biểu mẫu lập dự toán áp dụng theo quy định tại thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30
tháng 12 năm 2016 của Bộ tài chính. Bao gồm:

Biểu số 05: Dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm…. Biểu này dùng cho
đơn vị sử dụng ngân sách báo cáo đơn vị dự toán cấp trên; đơn vị dự toán cấp I báo
cáo cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp.

Biểu số 06: Dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm…. Chi tiết theo đơn vị
trực thuộc. Biểu này dùng cho đơn vị dự toán cấp trên tổng hợp dự toán của các đơn
vị sử dụng ngân sách; đơn vị dự toán cấp I báo cáo cơ quan tài chính, cơ quan kế
hoạch và đầu tư cùng cấp.

Biểu số 07: Dự toán thu, chi nộp NSNN từ các khoản thu phí, lệ phí năm….
Biểu này dùng cho đơn vị sử dụng ngân sách báo cáo đơn vị dự toán cấp trên; đơn vị
dự toán cấp I báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp.

Biểu số 12.1: Dự toán thu, chi theo lĩnh vực sự nghiệp…. năm…. Biểu này
dùng cho đơn vị sử dụng ngân sách báo cáo cơ quan quản lý cấp trên; đơn vị dự toán
cấp I báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp.

Biểu số 12.2: Dự toán thu, chi theo lĩnh vực sự nghiệp…. năm…. Biểu này
dùng cho đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư báo cáo
cơ quan quản lý cấp trên; đơn vị dự toán cấp I báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp.

Biểu số 12.3: Dự toán thu, chi theo lĩnh vực sự nghiệp…. năm…. Biểu này
dùng cho đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên báo cáo cơ quan quản
lý cấp trên; đơn vị dự toán cấp I báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp.

Biểu số 12.4: Dự toán thu, chi theo lĩnh vực sự nghiệp…. năm…. Biểu này
dùng cho đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên báo cáo cơ
quan quản lý cấp trên; đơn vị dự toán cấp I báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp.

456
Biểu số 12.5: Dự toán thu, chi theo lĩnh vực sự nghiệp…. năm…. Biểu này
dùng cho đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên báo cáo cơ
quan quản lý cấp trên; đơn vị dự toán cấp I báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp.

Biểu số 23: Dự toán chi đầu tư nguồn NSNN (vốn trong nước) năm... Biểu
này dùng cho đơn vị sử dụng ngân sách báo cáo đơn vị dự toán cấp trên; Đơn vị dự
toán cấp I báo cáo cơ quan tài chính và cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp.

Biểu số 26: Dự toán chi đầu tư từ nguồn vốn NSTW bổ sung có mục tiêu cho
NSĐP (vốn trong nước) năm.... Biểu này dùng cho đơn vị sử dụng ngân sách báo
cáo đơn vị dự toán cấp trên; Đơn vị dự toán cấp I báo cáo cơ quan tài chính và cơ
quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp.

◦ Ngoài ra, các đơn vị còn lập biểu cơ sở tính chi sự nghiệp từng lĩnh vực chi
sự nghiệp như giáo dục - đào tạo, dạy nghề; cơ sở tính chi sự nghiệp y tế, dân số và
gia đình; cơ sở tính chi sự nghiệp khoa học công nghệ; cơ sở tính chi sự nghiệp văn
hóa, thông tin; cơ sở tính chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn…

◦ Đính kèm theo các biểu dự toán là bảng thuyết minh các chỉ tiêu tính toán
lập dự toán thu chi tài chính do đơn vị giải trình.

- Bước 3: Thẩm định dự toán

Gửi dự toán cho cơ quan quản lý cấp trên hoặc đơn vị dự toán cấp 1 hoặc cơ
quan tài chính các cấp để tổng hợp và thẩm định dự toán. Cơ quan quản hợp dự toán
của các đơn vị cấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I. Các đơn vị dự toán cấp I
xem xét dự toán do các đơn vị cấp dưới trực thuộc lập; tổng hợp và lập dự toán thu,
chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu
tư cùng cấp.

- Bước 4: Phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước.

Cơ quan tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư và các cơ
quan liên quan cùng cấp trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách, phương án phân
bổ dự toán ngân sách của cấp mình;
457
d) Thời gian hướng dẫn lập, xây dựng, tổng hợp, quyết định và giao dự toán
ngân sách nhà nước

- Trước ngày 20 tháng 7 hàng năm, lập dự toán thu, chi ngân sách, phương án
phân bổ ngân sách năm sau chi tiết theo từng lĩnh vực và chi tiết tới từng cơ quan,
đơn vị sử dụng ngân sách, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan
quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đối với phần chi
chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
lập, tổng hợp dự toán ngân sách địa phương năm sau gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục
tiêu phần dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu.

- Trước ngày 31 tháng 12, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương phải hoàn
thành việc giao dự toán ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ủy ban
nhân dân cấp dưới.

2. Kỹ năng tổ chức thực hiện (chấp hành) dự toán thu chi tài chính

a) Bản chất kinh tế của chấp hành dự toán

Chấp hành ngân sách là quá trình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước sau
khi được các cơ quan có thẩm quyền phân bổ và giao dự toán. Chấp hành ngân sách
về bản chất kinh tế là việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính thực tế được ghi nhận
trong dự toán ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền thông qua dưới góc
độ là một kế hoạch thu chi tài chính. Chấp hành ngân sách nhà nước có hai đặc điểm
cơ bản là hoạt động chấp hành ngân sách nhà nước luôn có sự tham gia của Nhà
nước, gắn với lợi ích của Nhà nước. Thông qua các cơ quan chức năng hoặc nhân
danh chính mình, Nhà nước tham gia vào tất cả các quan hệ chấp hành ngân sách,
cho dù ở giai đoạn phân bổ ngân sách hay ở giai đoạn chấp hành thu, chấp hành chi
ngân sách nhà nước. Và hoạt động chấp hành ngân sách tạo ra năng lực tài chính
thực tế thông qua hoạt động thu ngân sách và sử dụng nguồn vật chất này vào việc
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Về phương diện kinh tế, hoạt động
458
chấp hành ngân sách nhà nước ở bất kì quốc gia nào cũng đều có nội dung cơ bản
giống nhau, song hoạt động đó lại được thực hiện dựa trên những cơ sở pháp lí khác
nhau, đó là pháp luật quốc gia về ngân sách nhà nước. Vì vậy, xét từ khía cạnh pháp
lí, có thể quan niệm chấp hành ngân sách nhà nước là một chế định pháp luật cụ thể,
bao gồm các quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện toán ngân sách nhà nước.

Tóm lại, chấp hành dự toán ngân sách nhà nước thực chất là việc thực hiện
hoá các chỉ tiêu tài chính về thu, chi ngân sách nhà nước đã được ghi trong dự toán
ngân sách hằng năm. Vì thế, hoạt động này thường gắn với quá trình hình thành,
quản lí, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước thông qua việc sử dụng cơ chế hành chính
bắt buộc hoặc cơ chế tự nguyện.

b) Yêu cầu của việc chấp hành dự toán tài chính

- Yêu cầu về việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị

▪ Đúng với dự toán ngân sách được giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng
lĩnh vực, nhiệm vụ thu, chi được giao;

▪ Đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi;

▪ Phân bổ đủ vốn, kinh phí để thu hồi các khoản đã ứng trước dự toán đến hạn
thu hồi trong năm, vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) của các nhà tài trợ nước ngoài theo cam kết;

▪ Đối với phân bổ vốn đầu tư phát triển phải bảo đảm các yêu cầu theo quy
định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên
quan; ▪ Đối với phân bổ các khoản bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho
ngân sách cấp dưới phải bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng và thực hiện đúng
các cam kết hoặc quy định về bố trí ngân sách địa phương cho mục tiêu đó.

- Yêu cầu về thời hạn phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước:

▪ Đối với dự toán ngân sách được giao cho các cơ quan Trung ương trước
ngày 20 tháng 11. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng nhân dân
459
quyết định dự toán ngân sách, Uỷ ban nhân dân cùng cấp giao dự toán ngân sách
năm sau cho từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình và cấp dưới; các đơn vị dự toán
cấp I phải hoàn thành việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách
trực thuộc trước ngày 31 tháng 12 năm trước;

▪ Trường hợp được giao bổ sung dự toán, chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ
ngày được giao dự toán bổ sung, đơn vị dự toán cấp trên, Uỷ ban nhân dân cấp dưới
phải hoàn thành việc phân bổ và giao dự toán theo quy định.

c) Nội dung tổ chức thực hiện dự toán

- Tạm cấp ngân sách:

Trường hợp vào đầu năm, dự toán và phương án phân bổ ngân sách chưa
được cấp có thẩm quyền quyết định, cơ quan tài chính và cơ quan Kho bạc Nhà nước
các cấp theo chức năng thực hiện tạm cấp ngân sách cho các nhiệm vụ chi không thể
trì hoãn được cho đến khi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền quyết định.

Mức tạm cấp hàng tháng tối đa cho các nhiệm vụ quy định không quá mức
chi bình quân 01 tháng của năm trước.

Chi đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ
nhà tài trợ chưa được dự toán hoặc vượt so với dự toán được giao, báo cáo Ủy ban
thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp
gần nhất. - Điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách

▪ Các trường hợp điều chỉnh dự toán đã giao:

Do điều chỉnh dự toán ngân sách theo quy định;

Cơ quan tài chính yêu cầu đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh lại dự toán;

Đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh dự toán giữa các đơn vị sự nghiệp trực thuộc
trong phạm vi tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi được giao.

▪ Việc điều chỉnh dự toán phải bảo đảm các yêu cầu về phân bổ và giao dự
toán quy định. Sau khi thực hiện điều chỉnh dự toán, đơn vị dự toán cấp I gửi cơ

460
quan tài chính cùng cấp để kiểm tra, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch
để thực hiện.

Thời gian điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân
sách hoàn thành trước ngày 15 tháng 11 năm hiện hành.

- Tổ chức điều hành ngân sách nhà nước

Các đơn vị, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm đề ra những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ thu, chi
ngân sách được giao, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; chấp
hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật tài chính.

Mọi đơn vị, cá nhân phải chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách theo đúng quy
định của pháp luật; sử dụng kinh phí ngân sách đúng mục đích, đúng chế độ, tiết
kiệm, hiệu quả.

Cơ quan tài chính có trách nhiệm bảo đảm nguồn để thanh toán kịp thời các
khoản chi theo dự toán tại các đơn vị sự nghiệp.

▪ Tổ chức thu sự nghiệp và thu khác

Tổ chức quản lý và thực hiện thu sự nghiệp, thu phí, lệ phí và các khoản thu
khác nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng theo quy định của cấp có
thẩm quyền. Trường hợp được phép thu qua ủy nhiệm thu thì phải nộp đầy đủ, đúng
thời hạn vào Kho bạc Nhà nước theo quy định.

▪ Tổ chức chi sự nghiệp và chi khác

◦ Các nhiệm vụ chi đã bố trí trong dự toán được ngân sách nhà nước bảo đảm
kinh phí theo đúng tiến độ thực hiện và trong phạm vi dự toán được giao.

Cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát và
thanh toán đầy đủ, kịp thời theo tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chi đã bố trí trong dự
toán. Thủ trưởng cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước có quyền từ chối các khoản

461
chi không đủ điều kiện chi, chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định
của pháp luật và phải thông báo kịp thời cho cơ quan, tổ chức, đơn vị biết.

Trường hợp đơn vị sự nghiệp bị từ chối chi không thống nhất với quyết định
của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước, thì đơn vị có quyền báo cáo với cơ quan
giao dự toán trực tiếp và cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước cấp trên để xem xét
xử lý.

◦ Các nhiệm vụ chi có tính chất thường xuyên phải chia đều trong năm để chi;
các nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi
không thường xuyên khác được đảm bảo nguồn thanh toán theo tiến độ thực hiện và
trong phạm vi dự toán được giao.

◦ Chi hoạt động sự nghiệp thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ
Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và người cung cấp hàng
hóa, dịch vụ. Trường hợp một số khoản chi chưa có đủ điều kiện thực hiện việc
thanh toán trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước, đơn vị sử dụng ngân sách được tạm ứng
kinh phí để chủ động chi theo dự toán được giao, sau đó đơn vị thanh toán với Kho
bạc Nhà nước theo đúng quy định của Bộ Tài chính.

◦ Các đơn vị dự toán ngân sách không chấp hành đầy đủ kịp thời chế độ báo
cáo kế toán, quyết toán, báo cáo tài chính khác theo quy định, cơ quan tài chính có
quyền yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm đình chỉ chi ngân sách, trừ các khoản chi
lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội, học bổng và một số khoản chi cấp thiết theo quy định
của Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Khi quyết định tạm
đình chỉ chi ngân sách, cơ quan tài chính đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý
cấp trên của các cơ quan, tổ chức, đơn vị bị tạm đình chỉ chi biết.

◦ Đối với các dự án đầu tư và các nhiệm vụ chi cấp thiết khác được tạm ứng
vốn, kinh phí để thực hiện các công việc theo hợp đồng đã ký kết. Mức vốn tạm ứng
căn cứ vào giá trị hợp đồng và trong phạm vi dự toán ngân sách được giao và theo
quy định của pháp luật có liên quan. Vốn, kinh phí tạm ứng được thu hồi khi thanh
toán khối lượng, nhiệm vụ hoàn thành.
462
◦ Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ

Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi Kho bạc Nhà nước
để thực hiện;

Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy
định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện theo phương
thức thanh toán trực tiếp hoặc tạm ứng.

Đối với các khoản chi thực hiện quản lý theo kết quả thực hiện nhiệm vụ được
thực hiện như sau:

Căn cứ vào dự toán được giao, hợp đồng, thỏa thuận đã ký kết, tiến độ, khối
lượng, chất lượng triển khai thực hiện nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm, thủ trưởng đơn
vị sử dụng ngân sách quyết định chi và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, gửi
hồ sơ đề nghị Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thanh toán hoặc tạm ứng theo chế độ
quy định;

Kho bạc Nhà nước kiểm tra số dư dự toán và tính hợp pháp của hồ sơ đề nghị
của đơn vị gửi, thực hiện xuất quỹ và hạch toán chi hoặc tạm ứng ngân sách theo quy
định.

◦ Đối với các khoản chi thường xuyên:

Căn cứ điều kiện chi ngân sách và tiến độ triển khai công việc, thủ trưởng đơn
vị sử dụng ngân sách quyết định chi, gửi hồ sơ đề nghị Kho bạc Nhà nước nơi giao
dịch thanh toán hoặc tạm ứng theo chế độ quy định;

Kho bạc Nhà nước kiểm tra số dư dự toán, tính hợp pháp của hồ sơ do đơn vị
gửi đến và các điều kiện chi theo quy định, thực hiện xuất quỹ và hạch toán chi hoặc
tạm ứng ngân sách.

- Ứng trước dự toán ngân sách năm sau

▪ Ngân sách các cấp chỉ được ứng trước dự toán ngân sách năm sau để thực
hiện các dự án quan trọng quốc gia, các dự án cấp bách của trung ương và địa

463
phương thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có
thẩm quyền quyết định.

▪ Mức ứng trước không quá 20% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm
thực hiện của các công trình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn
ngân sách nhà nước đã được phê duyệt. Khi phân bổ dự toán ngân sách năm sau,
phải bố trí đủ dự toán để thu hồi hết số đã ứng trước; không được ứng trước dự toán
năm sau khi chưa thu hồi hết số ngân sách đã ứng trước.

Việc ứng trước dự toán năm sau không áp dụng đối với chi thường xuyên

- Báo cáo tình hình chấp hành ngân sách nhà nước

▪ Kho bạc Nhà nước định kỳ báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ
quan có liên quan về thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp
luật.

▪ Đơn vị dự toán cấp I định kỳ báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ
quan có liên quan về thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp
luật. Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cùng
cấp và các cơ quan có liên quan về việc thực hiện thu, chi ngân sách địa phương; báo
cáo cơ quan tài chính cấp trên về tình hình sử dụng các khoản bổ sung có mục tiêu từ
ngân sách cấp trên theo quy định của pháp luật.

- Quản lý, sử dụng kinh phí của đơn vị sử dụng ngân sách

▪ Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử
dụng ngân sách theo dự toán được giao, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, bảo
đảm hiệu quả, tiết kiệm, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân
sách.

▪ Người phụ trách công tác tài chính, kế toán tại đơn vị sử dụng ngân sách có
nhiệm vụ thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính - ngân sách, chế độ kế toán nhà
nước, chế độ kiểm tra nội bộ và có trách nhiệm ngăn ngừa, phát hiện và kiến nghị

464
thủ trưởng đơn vị, cơ quan tài chính cùng cấp xử lý đối với những trường hợp vi
phạm.

3. Kỹ năng tổ chức quyết toán thu, chi tài chính ở đơn vị dự toán ngân sách

a) Vị trí, vai trò của quyết toán tài chính

Quyết toán thu chi tài chính là việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện ngân
sách và chính sách tài chính ngân sách của đơn vị, cũng như xem xét trách nhiệm
pháp lý khi sử dụng nguồn lực tài chính Nhà nước để thực hiện các chức năng nhiệm
vụ của đơn vị trong một thời gian nhất định, được cơ quan cơ quan có thẩm quyền
phê chuẩn.

Quyết toán tài chính là khâu cuối cùng của chu trình quản lý ngân sách nhà
nước

b) Quy trình quyết toán tài chính

Khóa sổ kế toán và xử lý thu, chi ngân sách nhà nước cuối năm

▪ Khóa sổ kế toán

◦ Kết thúc năm ngân sách, các đơn vị có liên quan đến thu, chi ngân sách thực
hiện khóa sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước theo các nội
dung dự toán được giao và theo Mục lục ngân sách nhà nước.

◦ Việc khóa sổ kế toán phải bảo đảm thực hiện theo các yêu cầu sau:

Các khoản thu các năm trước, nhưng nộp từ ngày 01 tháng 01 năm sau thì
phải hạch toán và quyết toán vào thu ngân sách năm sau;

▪ Xử lý thu chi ngân sách cuối năm

◦ Hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách, các khoản dự toán chi, bao gồm
cả các khoản bổ sung trong năm, chưa thực hiện hoặc chưa chi hết phải hủy bỏ, trừ
các trường hợp được chuyển nguồn sang năm sau để tiếp tục thực hiện ;

◦ Các khoản đã tạm ứng trong dự toán được thanh toán đến hết thời gian chỉnh
lý quyết toán; nếu hết thời gian chỉnh lý quyết toán mà vẫn chưa đủ thủ tục thanh
465
toán thì chuyển nguồn sang năm sau; Trường hợp không được chuyển sang năm sau,
thì đơn vị nộp lại ngân sách nhà nước trước ngày 15 tháng 02 năm sau. Sau thời hạn
này, đơn vị chưa nộp, Kho bạc Nhà nước thực hiện thu hồi số tạm ứng bằng cách trừ
lĩnh vực chi tương ứng thuộc dự toán ngân sách năm sau của đơn vị, nếu dự toán
năm sau không bố trí lĩnh vực chi đó hoặc có bố trí nhưng ít hơn số phải thu hồi, Kho
bạc Nhà nước thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp để xử lý;

◦ Đối với các loại vật tư, hàng hóa tồn kho tại các đơn vị dự toán đến cuối
ngày 31 tháng 12 thực hiện kiểm kê theo quy định hiện hành và xử lý như sau:

Giá trị đã mua hàng hóa, vật tư tồn kho được quyết toán vào chi ngân sách
năm trước theo quy định.

Trường hợp sử dụng tiếp cho năm sau, đơn vị tổ chức theo dõi chặt chẽ, sử
dụng và có báo cáo riêng.

Trường hợp không còn sử dụng tiếp cho năm sau, đơn vị thành lập hội đồng
thanh lý bán, nộp tiền vào ngân sách nhà nước; đối với đơn vị sự nghiệp công lập
được sử dụng theo quy định của pháp luật;

◦ Số dư tài khoản tiền gửi các khoản ngân sách cấp của đơn vị dự toán mở tại
Kho bạc Nhà nước đến cuối ngày 31 tháng 12 được tiếp tục thanh toán theo quy định
trong thời gian chỉnh lý quyết toán. Đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán mà vẫn còn
dư, thì phải nộp trả ngân sách nhà nước; trừ trường hợp được chuyển nguồn sang
năm sau. Số dư trên tài khoản tiền gửi không thuộc ngân sách nhà nước cấp, được
chuyển sang năm sau sử dụng theo quy định của pháp luật.

- Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước kết thúc vào ngày 31
tháng 01 năm sau. Các đơn vị trong thời gian chỉnh lý quyết toán thực hiện các nội
dung sau:

▪ Hạch toán tiếp các khoản thu, chi ngân sách phát sinh từ ngày 31 tháng 12
trở về trước nhưng chứng từ đang luân chuyển;

466
▪ Hạch toán chi ngân sách các khoản tạm ứng đã đủ điều kiện chi, các khoản
thanh toán cho công việc, khối lượng đã được thực hiện từ ngày 31 tháng 12 trở về
trước được giao trong dự toán ngân sách;

▪ Điều chỉnh các sai sót trong quá trình hạch toán kế toán.

- Chuyển nguồn ngân sách từ năm trước sang năm sau:

Chuyển nguồn kinh phí ngân sách năm trước sang năm sau là thực hiện các
khoản chi đã được bố trí trong dự toán năm trước hoặc dự toán bổ sung, nhưng đến
hết thời gian chỉnh lý chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đáp ứng các điều kiện nhất
định và được cơ quan có thẩm quyền cho tiếp tục thực hiện chi vào ngân sách năm
sau. Việc chuyển nguồn ngân sách từ năm trước sang năm sau gồm:

▪ Các khoản dự toán chưa thực hiện hoặc chưa chi hết

Các khoản dự toán chưa thực hiện hoặc chưa chi hết, các khoản đã tạm ứng
trong dự toán, số dư tài khoản tiền gửi đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán chưa
thực hiện được hoặc chưa sử dụng hết, được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng
gồm:

◦ Chi đầu tư phát triển thực hiện chuyển sang năm sau theo quy định của Luật
Đầu tư công. Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định về việc cho
phép chuyển nguồn sang năm sau nữa, nhưng không quá thời hạn giải ngân của dự
án nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn;

◦ Chi mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm trang thiết bị
ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán; chi mua tăng, mua bù hàng dự trữ
quốc gia;

◦ Nguồn thực hiện chính sách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các khoản tính
theo tiền lương cơ sở, bảo trợ xã hội;

◦ Kinh phí được giao tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan
nhà nước; các khoản viện trợ không hoàn lại đã xác định cụ thể nhiệm vụ chi;

467
◦ Các khoản dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30 tháng 9
năm thực hiện dự toán, không bao gồm các khoản bổ sung do các đơn vị dự toán cấp
trên điều chỉnh dự toán đã giao của các đơn vị dự toán trực thuộc;

◦ Kinh phí nghiên cứu khoa học bố trí cho các đề tài, dự án nghiên cứu khoa
học được cấp có thẩm quyền quyết định đang trong thời gian thực hiện.

▪ Các khoản tăng thu, tiết kiệm chi

◦ Các khoản tăng thu, tiết kiệm chi được cấp có thẩm quyền quyết định cho
phép sử dụng vào năm sau để giảm bội chi, tăng chi trả nợ;

◦ Bổ sung quỹ dự trữ tài chính;

◦ Bổ sung nguồn thực hiện chính sách tiền lương; thực hiện một số chính sách
an sinh xã hội được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.

▪ Xử lý thu, chi ngân sách cuối năm.

Dự toán ngân sách giao cho đơn vị, dự án, công trình đến hết ngày ngày 31
tháng 01 năm sau chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hết gọi là số dư dự toán bị hủy
bỏ; trừ các trường hợp được chuyển sang ngân sách năm sau chi tiếp.

Việc chuyển số dư dự toán sang năm sau chi tiếp thực hiện như sau:

◦ Chậm nhất đến hết ngày 10 tháng 02 năm sau, đơn vị sử dụng ngân sách đối
chiếu số dư dự toán với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch;

◦ Căn cứ quy định về chuyển nguồn ngân sách, Kho bạc Nhà nước nơi giao
dịch đối chiếu, xác nhận dự toán đã sử dụng, dự toán chưa sử dụng cho đơn vị và
thực hiện chuyển số dư dự toán ngân sách năm trước sang dự toán ngân sách năm
sau theo quy định;

◦ Kho bạc Nhà nước lập báo cáo số dư dự toán được chuyển sang ngân sách
năm sau của đơn vị dự toán cấp I, chi tiết theo từng nhiệm vụ của từng đơn vị sử
dụng ngân sách, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi.

468
◦ Các khoản tạm ứng trong dự toán theo chế độ đến hết ngày 31 tháng 01 năm
sau chưa đủ thủ tục thanh toán gọi là số dư tạm ứng phải nộp lại ngân sách, trừ các
trường hợp được chuyển sang ngân sách năm sau chi tiếp. Việc chuyển số tạm ứng
sang năm sau chi tiếp hoặc nộp lại được thực hiện như sau:

Chậm nhất đến hết ngày 10 tháng 02 năm sau, đơn vị sử dụng ngân sách đối
chiếu số dư tạm ứng với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch;

Căn cứ quy định về chuyển nguồn ngân sách, Kho bạc Nhà nước nơi giao
dịch đối chiếu, xác nhận số dư tạm ứng chưa thanh toán cho đơn vị và thực hiện
chuyển số dư dự toán ngân sách năm trước sang dự toán năm sau. Kho bạc Nhà
nước lập báo cáo chi tiết theo đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính cùng cấp để
theo dõi.

Số dư tạm ứng còn lại không được chuyển nguồn sang năm sau, đơn vị sử
dụng phải nộp lại ngân sách trước ngày 10 tháng 02 năm sau. Sau ngày 10 tháng 02
năm sau nếu chưa nộp, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thu hồi bằng cách chuyển số
tạm ứng này sang tạm ứng năm sau trong phạm vi dự toán được giao năm sau có
cùng nội dung với khoản thu hồi. Trường hợp dự toán năm sau không giao hoặc giao
thấp hơn số phải thu hồi, Kho bạc Nhà nước thông báo cho cơ quan tài chính cùng
cấp để xử lý. Các khoản tạm ứng phải thu hồi mà chưa thu hồi được, thì Kho bạc
Nhà nước hạch toán vào tài khoản tạm ứng để theo dõi; khi thu hồi sẽ hạch toán
giảm số tạm ứng. Cơ quan tài chính thực hiện chi chuyển nguồn ngân sách từ năm
trước sang năm sau và quyết toán chi theo niên độ ngân sách.

Số chi chuyển nguồn sang năm sau chi tiếp theo quy định;

Khoản tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách đã có phương án sử dụng được cấp có
thẩm quyền phê duyệt theo quy định;

- Lập báo cáo quyết toán năm:

▪ Nội dung, thời hạn nộp báo cáo quyết toán năm:

469
◦ Nội dung báo cáo quyết toán: Đơn vị sự nghiệp nộp báo cáo cho đơn vị dự
toán cấp trên hoặc cơ quan tài chính cùng cấp trong trường hợp không có đơn vị dự
toán cấp trên, gồm các báo cáo quyết toán năm quy định; Các mẫu biểu đối chiếu dự
toán ngân sách cấp theo hình thức rút dự toán tại Kho bạc nhà nước, tình hình tạm
ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại Kho bạc nhà nước, bảng đối chiếu
số dư tài khoản tiền gửi tại Kho bạc nhà nước theo quy định và các văn bản sửa đổi,
bổ sung, thay thế có liên quan (nếu có) và báo cáo khác theo quy định.

◦ Thời hạn nộp báo cáo quyết toán năm của đơn vị sự nghiệp có sử dụng kinh
phí ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các
văn bản hướng dẫn pháp luật về ngân sách nhà nước.

▪ Lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước:

Đơn vị sử dụng ngân sách lập quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước của đơn
vị mình gửi cơ quan dự toán cấp trên trực tiếp; Chủ đầu tư các chương trình, dự án
đầu tư xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc
gia.

Kết thúc năm ngân sách phải báo cáo quyết toán nguồn vốn sử dụng, quyết
toán nguồn vốn ngân sách, tình hình sử dụng vốn và giá trị khối lượng hoàn thành đã
được quyết toán trong năm, gửi cơ quan cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, cơ
quan cấp trên của chủ đầu tư và cơ quan tài chính cùng cấp;

Khi chương trình, dự án xây dựng cơ bản và chương trình mục tiêu quốc gia,
dự án quan trọng quốc gia hoàn thành phải lập báo cáo quyết toán toàn bộ nguồn
vốn, quyết toán nguồn vốn ngân sách kèm theo báo cáo thuyết minh tình hình sử
dụng vốn gửi cơ quan cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản và cơ quan có thẩm
quyền xét duyệt báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản, chương trình, dự án
theo chế độ quy định;

Căn cứ vào quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách đã được duyệt, đơn vị dự
toán cấp trên lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý gửi

470
đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp; đối với đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính
cùng cấp.

- Duyệt báo cáo quyết toán

▪ Nội dung xét duyệt quyết toán năm:

◦ Xét duyệt từng khoản thu, chi phát sinh tại đơn vị;

◦ Các khoản thu phải theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và các
chế độ thu khác của Nhà nước;

◦ Các khoản chi phải bảo đảm các điều kiện chi quy định ;

◦ Các khoản thu, chi phải hạch toán theo đúng chế độ kế toán nhà nước, đúng
mục lục ngân sách nhà nước, đúng niên độ ngân sách;

◦ Các chứng từ thu, chi phải hợp pháp. Số liệu trong sổ kế toán và báo cáo
quyết toán phải khớp với chứng từ và khớp với số liệu của Kho bạc Nhà nước.

▪ Cơ quan xét duyệt quyết toán năm:

◦ Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới
trực thuộc theo quy định;

◦ Trường hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách thì
cơ quan tài chính cùng cấp duyệt quyết toán ngân sách theo quy định đối với đơn vị
dự toán cấp I cùng cấp.

▪ Xét duyệt quyết toán, cơ quan xét duyệt có quyền:

◦ Đề nghị Kiểm toán nhà nước hoặc thuê đơn vị kiểm toán độc lập theo quy
định của pháp luật kiểm toán các báo cáo quyết toán của các dự án, chương trình
mục tiêu có quy mô lớn để có thêm căn cứ cho việc xét duyệt;

◦ Yêu cầu đơn vị giải trình hoặc cung cấp thông tin, số liệu cần thiết để thực
hiện việc xét duyệt quyết toán;

471
◦ Yêu cầu đơn vị nộp ngay các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy
định và xuất toán các khoản chi sai chế độ, chi không đúng dự toán được duyệt; xử
lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với thủ trưởng
đơn vị chi sai chế độ, gây thất thoát ngân sách nhà nước;

◦ Điều chỉnh những sai sót hoặc yêu cầu đơn vị cấp dưới lập lại báo cáo quyết
toán nếu thấy cần thiết.

▪ Thông báo duyệt quyết toán:

◦ Kết thúc việc xét duyệt quyết toán năm, đơn vị dự toán cấp trên ra thông báo
duyệt quyết toán gửi đơn vị dự toán cấp dưới; đối với đơn vị dự toán cấp I gửi đơn vị
dự toán cấp dưới và gửi cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm định theo quy định. Cơ
quan tài chính ra thông báo xét duyệt quyết toán đối với các đơn vị dự toán cấp I
đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách.

◦ Thủ trưởng đơn vị xét duyệt quyết toán phải chịu trách nhiệm về kết quả
duyệt quyết toán, nếu để xảy ra vi phạm mà không phát hiện hoặc đã phát hiện
nhưng không xử lý sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

▪ Thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước

◦ Cơ quan tài chính các cấp thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán
cấp I thuộc ngân sách cấp mình theo các nội dung sau:

Kiểm tra tính đầy đủ và khớp đúng giữa các số liệu quyết toán theo quy định;
bảo đảm khớp đúng giữa số liệu quyết toán của đơn vị dự toán cấp I với các thông
báo duyệt quyết toán của cơ quan, đơn vị trực thuộc và xác nhận số liệu của Kho bạc
Nhà nước;

Xem xét, xác định tính chính xác và hợp pháp của số liệu quyết toán của các
khoản tăng, giảm so với dự toán được giao;

Nhận xét về quyết toán năm.

◦ Khi thẩm định quyết toán, cơ quan tài chính có quyền:

472
Yêu cầu đơn vị dự toán cấp I bổ sung thông tin và số liệu cần thiết cho việc
thẩm định quyết toán;

Yêu cầu cơ quan có trách nhiệm xuất toán, thu hồi các khoản chi không đúng
chế độ và yêu cầu nộp ngay các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước theo chế độ
quy định;

Yêu cầu cơ quan xét duyệt quyết toán điều chỉnh lại số liệu quyết toán của
đơn vị dự toán ngân sách nếu có sai sót;

Yêu cầu hoàn trả hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền yêu cầu hoàn trả các khoản
đã nộp ngân sách không đúng quy định của pháp luật.

▪ Kết thúc quá trình thẩm định quyết toán năm, cơ quan tài chính ra thông báo
thẩm định quyết toán kèm theo nhận xét, kiến nghị gửi đơn vị dự toán cấp I

Trường hợp phát hiện có sai sót, cơ quan tài chính yêu cầu đơn vị dự toán cấp
I điều chỉnh lại số liệu quyết toán;

Trường hợp phát hiện sai phạm, cơ quan tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc
đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

473
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Tại đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo một phần chi thường xuyên được
giao tự chủ tài chính theo quy định của nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng
6 năm 2021 về “cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập”. Khi lập
dự toán thu chi tài chính hàng năm thì căn cứ vào các chỉ tiêu nào để lập? Sau
khi lập xong thì gửi cho cơ quan nào xét duyệt?

2. Tại đơn vị sự nghiệp công do ngân sách đảm bảo toàn bộ chi thường
xuyên được giao tự chủ tài chính theo quy định của nghị định 60/2021/NĐ-CP
ngày 21 tháng 6 năm 2021 về “cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp
công lập”. Khi lập dự toán thu chi tài chính hàng năm thì căn cứ vào các chỉ tiêu
nào để lập? Sau khi lập xong thì gửi cho cơ quan nào xét duyệt?

3. Sau khi nhận quyết định giao dự toán, đơn vị sự nghiệp tổ chức thực
hiện dự toán chi ngân sách. Anh (chị) cho biết nội dung chấp hành đối với chi
thường xuyên? Khoản chi nào bắt buộc thanh toán trực tiếp từ Kho bạc nhà
nước?

4. Anh (chị) cho biết yêu cầu khi lập báo cáo quyết toán thu chi tài chính
trong đơn vị sự nghiệp công? Khi xét duyệt quyết toán năm tập dung chủ yếu
vào các nội dung gì? Và cơ quan nào thực hiện thẩm định quyết toán?

474
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH 13 ngày 25 tháng 6 năm 2015.

2. Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng
Chính phủ về “ Quy định chi tiết thực hiện một số điều của Luật Ngân sách nhà
nước”.

3. Nghị định 60/2021/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ
tài chính của đơn vị sự nghiệp công.

4. Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài


chính về “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước”.

5. Thông tư 137/2017/TT-BTC ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài


chính về “ Xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm”.

6. Thông tư 47/2022/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2022 của Bộ Tài


chính về “Xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, kế hoạch tài chính -
ngân sách nhà nước 03 năm 2023-2025”.

7. Thông tư 56/2022/TT-BTC ngày 16 tháng 9 năm 2022 về một số nội


dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài
chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

475
Chuyên đề 6
KỸ NĂNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1. Tổ chức chứng từ kế toán

a) Khái niệm và nội dung chứng từ kế toán

- Khái niệm và nội dung chứng từ kế toán được quy định trong Luật Kế
toán 2015, theo đó: Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế
toán. Chứng từ kế toán có thể được thể hiện dưới hình thức là bản giấy hoặc
chứng từ điện tử.

- Luật Kế toán quy định, chứng từ kế toán phải có 07 nội dung chủ yếu
sau đây:

(1) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;

(2) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;

(3) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế
toán;

(4) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ
kế toán;

(5) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

(6) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng
số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng
chữ;

(7) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên
quan đến chứng từ kế toán.

476
Ngoài 07 nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán nêu trên, chứng từ kế
toán có thể được bổ sung có thêm những nội dung, thông tin khác theo từng loại
chứng từ, phù hợp với nghiệp vụ kinh tế phát sinh và yêu cầu quản lý.

- Các đơn vị sự nghiệp công lập là đối tượng áp dụng của chế độ kế toán
hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày
10/10/2017 của Bộ Tài chính, theo đó chế độ kế toán quy định gồm 2 nhóm mẫu
biểu chứng từ:

+ Mẫu chứng từ bắt buộc: Là loại mẫu biểu chứng từ mà chế độ kế toán
quy định sẵn mẫu biểu và các đơn vị phải sử dụng thống nhất theo mẫu biểu đã
quy định, không được sửa đổi thông tin trên biểu mẫu trong quá trình thực hiện.

Hiện nay chế độ kế toán hành chính sự nghiệp quy định gồm có 4 biểu
mẫu chứng từ bắt buộc, như sau:

STT TÊN CHỨNG TỪ SỐ HIỆU

1 Phiếu thu C40-BB

2 Phiếu chi C41-BB

3 Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng C43-BB

4 Biên lai thu tiền C45-BB

(Trích dẫn Phụ lục số 01“Hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc” của chế độ kế toán
hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC)

Ngoài ra có thể có các chứng từ bắt buộc được quy định tại các văn bản
khác có liên quan, ví dụ các biểu mẫu chứng từ giao dịch với kho bạc nhà nước
như Giấy rút dự toán, ủy nhiệm chi, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước,…

+ Mẫu chứng từ do đơn vị tự thiết kế: Ngoài các chứng từ kế toán bắt
buộc đã được quy định tại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và các văn bản

477
có liên quan khác, đơn vị được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh. Mẫu chứng từ tự thiết kế phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung
quy định tại Điều 16 Luật Kế toán (như đã nêu ở trên) đồng thời phải phù hợp
với thông tin cần ghi chép trên sổ kế toán và yêu cầu quản lý khác của đơn vị.

Trong trường hợp đơn vị có sử dụng các mẫu biểu chứng từ được in sẵn
của các cơ quan đơn vị có liên quan thì các biểu mẫu này phải được bảo quản
cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Riêng đối với séc, biên lai thu tiền
và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền.

- Quy định về chứng từ điện tử:

+ Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có các nội dung chủ
yếu theo quy định của Luật Kế toán (7 nội dung chủ yếu nêu trên) và được thể
hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá
trình truyền qua mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên vật mang tin như
băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.

+ Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính bảo mật và bảo toàn dữ liệu, thông
tin trong quá trình sử dụng và lưu trữ; phải được quản lý, kiểm tra chống các
hình thức lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép, đánh cắp hoặc sử dụng chứng
từ điện tử không đúng quy định. Chứng từ điện tử được quản lý như tài liệu kế
toán ở dạng nguyên bản mà nó được tạo ra, gửi đi hoặc nhận nhưng phải có đủ
thiết bị phù hợp để sử dụng.

+ Khi chứng từ bằng giấy được chuyển thành chứng từ điện tử để giao
dịch, thanh toán hoặc ngược lại thì chứng từ điện tử có giá trị để thực hiện
nghiệp vụ kinh tế, tài chính đó, chứng từ bằng giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi
sổ, theo dõi và kiểm tra, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán.

+ Đơn vị kế toán sử dụng chứng từ điện tử theo quy định của Luật Kế
toán thì được sử dụng chữ ký điện tử trong công tác kế toán. Chữ ký điện tử và
việc sử dụng chữ ký điện tử được thực hiện theo quy định của Luật giao dịch điện tử.

478
- Đối với các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để
ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính ở Việt Nam phải được dịch theo 07 nội
dung chủ yếu nêu trên ra tiếng Việt. Đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về
tính chính xác và đầy đủ của nội dung chứng từ kế toán được dịch từ tiếng nước
ngoài sang tiếng Việt. Bản chứng từ kế toán dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với
bản chính bằng tiếng nước ngoài.

Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài như các loại
hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo
quyết toán và các tài liệu liên quan khác của đơn vị kế toán không bắt buộc phải
dịch ra tiếng Việt trừ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Kỹ năng thực hiện lập và luân chuyển chứng từ kế toán

* Về lập chứng từ kế toán:

Chứng từ kế toán có thể được lập thủ công bằng viết tay trên các mẫu
chứng từ đã được in sẵn, lập và in ra từ máy tính hoặc dưới dạng chứng từ điện
tử; theo quy định của Luật Kế toán, việc lập chứng từ kế toán phải tuân thủ các
quy định sau đây:

+ Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của
đơn vị kế toán phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần
cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.

+ Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo
nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì
đơn vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải bảo đảm đầy đủ 07 nội
dung quy định của Luật Kế toán. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy
định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh
tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau.

+ Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế
toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.

479
+ Đối với chứng từ lập trên bản giấy phải đảm bảo các yếu tố: Nội dung
nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không
được tẩy xóa, sửa chữa; trường hợp viết tay thì phải dùng bút mực, số và chữ
viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. Chứng từ bị tẩy
xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai chứng
từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.

+ Đối với chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử việc in ra
giấy và lưu trữ phải đảm bảo các quy định theo pháp luật Kế toán. Trường hợp
không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ trên các phương tiện điện tử thì phải bảo
đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời
hạn lưu trữ.

* Về ký chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán sau khi đã lập, chỉ có giá trị thực hiện làm căn cứ ghi sổ
kế toán khi có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan trên chứng từ. Một
số quy định của pháp luật Kế toán quy định về ký chứng từ kế toán mà người
làm kế toán cần phải nắm vững như sau:

- Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng
từ. Trường hợp chứng từ được lập thủ công trên bản giấy thì chữ ký trên chứng
từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai; không được ký chứng từ kế
toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn; chữ ký trên chứng từ kế
toán của một người phải thống nhất. Trường hợp sử dụng chứng từ điện tử thì
chữ ký điện tử và việc sử dụng chữ ký điện tử phải được thực hiện theo quy định
của Luật giao dịch điện tử.

- Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người
được ủy quyền ký. Người có trách nhiệm ký trên chứng từ chỉ ký khi chứng từ
đã được ghi chép đầy đủ các nội dung có liên quan, Luật Kế toán nghiêm cấm
ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của
người ký.
480
- Riêng đối với chứng từ kế toán dùng làm căn cứ để chi tiền phải được
người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký
trước khi thực hiện chi tiền. Trường hợp chứng từ chi tiền được lập gồm có
nhiều liên và phải ký thủ công lên chứng từ thì người ký phải ký trực tiếp theo
từng liên một.

- Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử
có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy.

* Chứng từ kế toán sao chụp

Trong một số trường hợp nhất định đơn vị không được lưu trữ bản chính
của chứng từ kế toán thì được phép sao chụp chứng từ kế toán để lưu trữ và phải
đảm bảo các quy định của pháp luật kế toán về tài liệu kế toán sao chụp sau đây:

- Nguyên tắc:

+ Tài liệu kế toán sao chụp phải được chụp từ bản chính. Tài liệu kế toán
sao chụp có giá trị và thực hiện lưu trữ như bản chính.

+ Trên tài liệu kế toán sao chụp phải có chữ ký và dấu xác nhận (nếu có)
của người đại diện theo pháp luật đơn vị kế toán lưu bản chính hoặc của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm giữ, tịch thu tài liệu kế toán.

- Đơn vị kế toán chỉ được sao chụp chứng từ kế toán trong các trường hợp
pháp luật kế toán có quy định, bao gồm:

+ Trường hợp đơn vị kế toán có dự án vay nợ, viện trợ của nước ngoài
theo cam kết phải nộp chứng từ kế toán bản chính cho nhà tài trợ nước ngoài thì
chứng từ kế toán sao chụp sử dụng tại đơn vị phải có chữ ký và dấu xác nhận
(nếu có) của người đại diện theo pháp luật/thủ trưởng đơn vị hoặc người được
ủy quyền của nhà tài trợ hoặc của đơn vị kế toán.

+ Trường hợp dự án, chương trình, đề tài do một cơ quan, đơn vị chủ trì
nhưng được triển khai ở nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau thì chứng từ kế toán
được lưu trữ tại cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí dự án, chương trình,
481
đề tài. Trường hợp có quy định phải gửi chứng từ về cơ quan, đơn vị chủ trì thì
cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí thực hiện sao chụp chứng từ kế toán
và gửi bản sao chụp có chữ ký và dấu xác nhận (nếu có) của người đại diện theo
pháp luật/thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền của đơn vị cho cơ quan,
đơn vị chủ trì.

+ Trường hợp chứng từ, tài liệu kế toán của đơn vị kế toán bị cơ quan nhà
nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu bản chính thì tài liệu kế toán sao chụp
để lại đơn vị phải có chữ ký và dấu xác nhận (nếu có) của người đại diện theo
pháp luật/thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán.

Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu tài
liệu kế toán thì đơn vị kế toán và người đại diện theo pháp luật/thủ trưởng đơn vị
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán phải
lập “Biên bản giao nhận tài liệu kế toán”. “Biên bản giao nhận tài liệu kế toán”
phải ghi rõ: lý do, loại tài liệu, số lượng từng loại tài liệu, kỳ kế toán và các nội
dung cần thiết khác của từng loại tài liệu bị tạm giữ hoặc bị tịch thu; nếu tạm giữ
thì ghi rõ thời gian sử dụng, thời gian trả lại tài liệu kế toán.

Người đại diện theo pháp luật/thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy
quyền của đơn vị kế toán và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc
tịch thu tài liệu kế toán phải ký tên và đóng dấu (nếu có) vào “Biên bản giao
nhận tài liệu kế toán”, đồng thời đơn vị kế toán phải sao chụp tài liệu kế toán bị
tạm giữ hoặc bị tịch thu. Trên tài liệu kế toán sao chụp phải có chữ ký và dấu
xác nhận (nếu có) của người đại diện theo pháp luật/thủ trưởng đơn vị hoặc
người được ủy quyền hoặc người được ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán. Đối với tài liệu kế toán lập trên
phương tiện điện tử thì đơn vị kế toán phải in ra giấy và ký xác nhận, đóng dấu
(nếu có) để cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu
tài liệu kế toán.

482
+ Trường hợp tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại do nguyên nhân
khách quan như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn và các nguyên nhân khách quan khác
thì đơn vị kế toán phải đến đơn vị mua, đơn vị bán hàng hoá, dịch vụ hoặc các
đơn vị có liên quan khác để xin sao chụp tài liệu kế toán. Trên tài liệu kế toán
sao chụp phải có chữ ký và dấu xác nhận (nếu có) của người đại diện theo pháp
luật/thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền của đơn vị mua, đơn vị bán
hoặc các đơn vị có liên quan khác.

+ Trường hợp đơn vị có liên quan đến việc cung cấp tài liệu kế toán để
sao chụp đã giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động thì người đại diện theo pháp
luật/thủ trưởng đơn vị của đơn vị kế toán cần sao chụp tài liệu kế toán phải
thành lập hội đồng và lập "Biên bản xác định các tài liệu kế toán không thể sao
chụp được" đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác định đó.

Ngoài ra có một số trường hợp đặc thù khác mà có quy định cụ thể về sao
chụp chứng từ kế toán để phù hợp với nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và
yêu cầu lưu trữ ở các bộ phận nghiệp vụ khác nhau, ví dụ chế độ kế toán nghiệp
vụ thi hành án quy định chứng từ liên quan đến các khoản chi cưỡng chế thi
hành án, chi cho hoạt động thừa phát lại và hoạt động khác do ngân sách bảo
đảm theo quy định thì kế toán ngân sách của đơn vị lưu giữ bản chính; kế toán
nghiệp vụ thi hành án căn cứ chứng từ gốc thực hiện việc sao chụp thêm 01 bản
để hạch toán và lưu trữ trong hồ sơ kế toán nghiệp vụ thi hành án,…

* Về quản lý, sử dụng chứng từ kế toán

- Thông tin, số liệu trên chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán.


Chứng từ kế toán được luân chuyển đến các bộ phận nghiệp vụ, người thực hiện
các công việc có liên quan phù hợp với yêu cầu quản lý, trách nhiệm và quy
trình nghiệp vụ có liên quan. Quá trình luân chuyển chứng từ phải đảm bảo tính
nguyên vẹn của chứng từ và các hồ sơ có liên quan đính kèm chứng từ kế toán.

- Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp cho hạch toán kế toán phải được
kiểm soát đảm bảo đầy đủ các yếu tố theo quy định, phải ghi đầy đủ định khoản
483
các bút toán đã hạch toán, ngày ghi sổ kế toán, thứ tự bút toán, người ghi sổ,…
đảm bảo dễ tra cứu, kiểm tra.

- Định kỳ sau khi ghi sổ kế toán, chứng từ kế toán phải được tập hợp đầy
đủ, phải sắp xếp theo nội dung kinh tế, theo trình tự thời gian, bút toán đã ghi sổ,
chấm đối chiếu và đóng lưu trữ bảo quản an toàn theo quy định của pháp luật.

2. Sử dụng tài khoản kế toán

a) Khái niệm Tài khoản kế toán

- Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính theo nội dung kinh tế. Tài khoản kế toán tại đơn vị sự nghiệp công
lập phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình về tài sản, tiếp nhận
và sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí
khác; tình hình thu, chi hoạt động, kết quả hoạt động và các khoản khác phát
sinh tại đơn vị.

- Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng. Mỗi
đơn vị kế toán chỉ được sử dụng một hệ thống tài khoản kế toán cho mục đích kế
toán tài chính theo quy định của Bộ Tài chính.

- Phân loại hệ thống tài khoản kế toán: Về nguyên tắc hệ thống tài khoản
được kết cấu bao gồm các tài khoản trong bảng và tài khoản ngoại bảng:

+ Các loại tài khoản trong bảng gồm tài khoản từ loại 1 đến loại 9, được
sử dụng để hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản), nhằm
ghi chép và kế toán tình hình tài chính của đơn vị theo các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh. Tài khoản trong bảng được áp dụng cho tất cả các loại hình đơn
vị, tuy nhiên đơn vị phải lựa chọn sử dụng các tài khoản phù hợp với hoạt động
và cơ chế tài chính mà mình đang áp dụng. Thông tin, số liệu trên các tài khoản
trong bảng sẽ phản ánh tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí,
thặng dư (thâm hụt) của đơn vị trong kỳ kế toán.

484
+ Các tài khoản ngoài bảng, gồm tài khoản loại 0, được hạch toán đơn
(không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản) phản ánh các đối tượng
cần quản lý chi tiết thêm.

b) Yêu cầu vận dụng hệ thống Tài khoản kế toán

* Nguyên tắc chung: Đơn vị sự nghiệp công lập phải áp dụng hệ thống tài
khoản quy định tại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành (danh mục tài
khoản theo Thông tư 107/2017/TT-BTC đính kèm). Căn cứ vào hệ thống tài
khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định, đơn vị lựa chọn các tài khoản kế toán
áp dụng ở đơn vị mình phù hợp với hoạt động và cơ chế tài chính, đơn vị được
mở chi tiết đối với các tài khoản kế toán đã chọn để phục vụ các yêu cầu quản lý
của mình.

* Kỹ năng áp dụng hệ thống tài khoản:

Theo quy định tại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, đơn vị được bổ
sung tài khoản kế toán trong các trường hợp sau:

- Được bổ sung thêm tài khoản chi tiết cho các tài khoản đã được quy
định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán mà đơn vị đã lựa chọn áp dụng
để phục vụ các yêu cầu quản lý của đơn vị. Ví dụ chế độ kế toán hành chính sự
nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC quy định tài khoản 531
“Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ” (chỉ bao gồm tài khoản
cấp 1), theo đó bệnh viện công lập có thể mở chi tiết từ tài khoản cấp 2 trở đi để
theo dõi doanh thu của đơn vị như sau:

Tài khoản 5311 - Doanh thu từ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, trong đó:
5311.1- Doanh thu của khoa A; 5311.2- Doanh thu cuả khoa B,…

Tài khoản 5312- Doanh thu từ khám chữa bệnh tự nguyện, trong đó:
5311.1- Doanh thu cuả khoa C; 5311.2- Doanh thu cuả khoa D,…

Tài khoản 5313- Doanh thu từ nhà thuốc bệnh viện

Tài khoản 5314- Doanh thu cung cấp suất ăn


485
Tài khoản 5315- Doanh thu hoạt động trong giữ xe máy, ô tô,…

Hoặc chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư
107/2017/TT-BTC quy định tài khoản 338 “Phải trả khác” (tài khoản cấp 1), bao
gồm tài khoản 3381 “các khoản thu hộ, chi hộ” (tài khoản cấp 2) thì đơn vị có
thể mở chi tiết từ tài khoản cấp 3 để theo dõi chi tiết như:

Tài khoản 3381.1- Thu hộ đơn vị A

Tài khoản 3381.2- Thu hộ đơn vị B…

- Trường hợp bổ sung tài khoản ngang cấp với các tài khoản đã được quy
định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán đã quy định thì phải được Bộ
Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện. Ví dụ tài khoản 338 nêu
trên đã được quy định đến tài khoản cấp 2, đơn vị chỉ được mở chi tiết từ tài
khoản cấp 3 trở đi, trường hợp muốn mở thêm các tài khoản cấp 2 thuộc tài
khoản 338 thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực
hiện.

Ngoài ra khi đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng các tài khoản kế toán theo
chế độ kế toán hành chính sự nghiệp cần phải căn cứ vào loại hình tự chủ tài
chính được giao để lựa chọn sử dụng tài khoản và hạch toán kế toán phù hợp, ví
dụ theo cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại
Nghị định 60/2022/NĐ-CP của Chính phủ, đối với việc trích lập dự phòng đơn
vị sự nghiệp công lập nhóm 1 và nhóm 2 được “Trích lập các khoản dự phòng
theo quy định đối với doanh nghiệp, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có
quy định thành lập các quỹ đặc thù để xử lý rủi ro”. Đơn vị sự nghiệp công lập
nhóm 3 được “Trích lập các khoản dự phòng đối với các hoạt động sản xuất
kinh doanh, liên doanh liên kết và dịch vụ khác theo quy định đối với doanh
nghiệp, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định thành lập các quỹ
đặc thù để xử lý rủi ro”, nhưng không có quy định về trích lập dự phòng đối với
đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 4. Căn cứ vào quy định đó, chỉ đơn vị sự
nghiệp công lập nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 được sử dụng các tài khoản dự
486
phòng, đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 4 không được phát sinh dự phòng nên
không sử dụng các tài khoản này. Ngoài ra khi ước tính để trích lập dự phòng thì
đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 1, nhóm 2 được ước tính để trích lập dự phòng
theo quy định đối với doanh nghiệp cho toàn bộ các hoạt động của mình, nhưng
đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 3 chỉ được ước tính để trích lập dự phòng theo
quy định đối với doanh nghiệp đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, liên
doanh liên kết và dịch vụ khác.

- Quy định áp dụng tài khoản ngoại bảng: Tùy theo tính chất nghiệp vụ
phát sinh bút toán ngoài bảng có thể được ghi nhận đồng thời với bút toán trong
bảng hoặc ghi nhận độc lập. Hiện nay chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban
hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC quy định các tài khoản ngoại bảng bao
gồm 2 nhóm chính:

+ Các tài khoản ngoài bảng liên quan đến hạch toán, ghi chép thông tin số
liệu phục vụ cho lập báo cáo quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật về
ngân sách và pháp luật khác có liên quan. Các tài khoản thuộc nhóm này phải
được mở chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước, theo loại kinh phí (tự chủ,
không tự chủ), theo niên độ (năm trước, năm nay, năm sau), theo phương thức
thanh toán với ngân sách nhà nước (tạm ứng, thực chi) và theo các yêu cầu quản
lý khác. Cuối ngày 31/12 đơn vị không kết chuyển số dư tài khoản ngoài bảng
sang năm tiếp theo như đối với tài khoản trong bảng mà tài khoản năm nay được
chuyển thành tài khoản năm trước và thông tin số liệu được giữ nguyên trạng để
tiếp tục theo dõi chỉnh lý số liệu cho đến khi quyết toán được phê duyệt. Căn cứ
báo cáo quyết toán được phê duyệt, kế toán hạch toán tất toán số liệu trên các tài
khoản ngoài bảng năm trước tương ứng và xử lý số dư còn lại đảm bảo tài khoản
năm trước được xử lý hết số liệu.

+ Các tài khoản ngoại bảng khác: là các tài khoản theo dõi tài sản giữ hộ,
tài sản nhận gia công, ngoại tệ,… đơn vị áp dụng khi có nghiệp vụ kinh tế tương
ứng phát sinh cần phải theo dõi, quản lý.

487
c) Kỹ năng thực hiện một số phần hành kế toán chủ yếu trong đơn vị sự
nghiệp công lập

* Đối với kế toán tiền

(i) Nguyên tắc hạch toán

- Các tài khoản tiền dùng để phản ánh số tiền hiện có và tình hình biến
động các loại tiền hiện có tại đơn vị. Các loại tiền của đơn vị (tiền Việt Nam, các
loại ngoại tệ) bao gồm: Tiền mặt hiện có ở đơn vị; tiền đang gửi ở Ngân hàng
hoặc Kho bạc và tiền đang chuyển. Đơn vị chỉ hạch toán vào tài khoản này đối
với các nghiệp vụ kinh tế tài chính có phát sinh luồng tiền thực tế.

- Kế toán các tài khoản tiền phải sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ là
đồng Việt Nam. Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra
đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán theo quy định.

- Số liệu trên sổ kế toán các tài khoản tiền định kỳ phải được khóa sổ và
đối chiếu theo quy định. Không được hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tiền sau
ngày 31/12 vào sổ kế toán và báo cáo tài chính năm trước.

(ii) Theo hệ thống tài khoản kế toán của chế độ kế toán hành chính sự
nghiệp hiện hành ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC, nhóm các tài
khoản tiền thuộc loại 1 có 03 tài khoản:

+ Tài khoản 111- Tiền mặt: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình
thu, chi, tồn quỹ tiền mặt của đơn vị, bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ. Chỉ phản
ánh vào tài khoản này giá trị tiền mặt, ngoại tệ thực tế nhập, xuất quỹ.

Việc ghi sổ kế toán tiền mặt phải trên cơ sở Phiếu thu, Phiếu chi đã được
thực hiện nhập, xuất quỹ có phê duyệt của người có thẩm quyền của đơn vị. Kế
toán phải thực hiện khoá sổ tiền mặt vào cuối mỗi ngày (nếu phát sinh trong
ngày lớn), hoặc theo định kỳ (3 ngày, 5 ngày,…), sau khi khóa sổ phải thực hiện
đối chiếu giữa số liệu kế toán tiền mặt của kế toán với số liệu ghi sổ của thủ quỹ
và tiền mặt thực tế có trong két tại đơn vị đảm bảo chính xác, khớp đúng. Ngày
488
cuối tháng, đơn vị phải thực hiện kiểm kê tiền mặt thực tế có trong két tại đơn
vị, trên cơ sở đó lập Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt tồn thực tế; thực hiện đối chiếu
với số liệu trên sổ kế toán tiền mặt và số liệu ghi sổ của thủ quỹ. Trường hợp có
chênh lệch phải tìm nguyên nhân và xử lý theo quy định. Sổ chi tiết tiền mặt
ngày cuối cùng của tháng, sau khi đối chiếu khớp đúng với tiền mặt thực tế phải
được kết xuất, in, ký đầy đủ các chữ ký theo quy định và lưu cùng với Bảng
kiểm kê quỹ tiền mặt.

+ Tài khoản 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc: Phản ánh số hiện có, tình
hình biến động tất cả các loại tiền gửi không kỳ hạn của đơn vị gửi tại Ngân
hàng, Kho bạc (bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ).

Việc ghi sổ kế toán trên tài khoản này phải trên cơ sở các giấy báo Có,
báo Nợ hoặc Bảng sao kê của Ngân hàng, Kho bạc kèm theo các chứng từ gốc,
ngoài ra kế toán không được tự ý ghi tăng giảm số liệu trên tài khoản này. Kế
toán phải mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi đến từng tài khoản tiền gửi mở tại
kho bạc và ngân hàng. Định kỳ hàng tháng phải kiểm tra, đối chiếu nhằm đảm
bảo số liệu gửi vào, rút ra và tồn cuối kỳ khớp đúng với số liệu của tài khoản mở
tại Ngân hàng, Kho bạc quản lý. Nếu có chênh lệch phải báo ngay cho Ngân
hàng, Kho bạc để xác nhận và điều chỉnh kịp thời. Đơn vị không được ký xác
nhận số liệu khớp đúng với Ngân hàng, Kho bạc trong khi số liệu tại đơn vị còn
chênh lệch. Bảng đối chiếu số liệu đã xác nhận đối chiếu với Ngân hàng, Kho
bạc cần được lưu trữ đầy đủ cùng với sổ chi tiết tài khoản tiền gửi Ngân hàng,
Kho bạc. Hàng tháng phải kết xuất, in, đối chiếu và ký đầy đủ các chữ ký của
những người có liên quan và lưu cùng Bảng đối chiếu số liệu Ngân hàng, Kho
bạc.

+ Tài khoản 113- Tiền đang chuyển: Phản ánh các khoản tiền của đơn vị
đã xuất quỹ để mang đi nộp tiền vào tài khoản Ngân hàng, Kho bạc; thu tiền bán
hàng bằng séc nhưng chưa có báo Có của Ngân hàng, Kho bạc hoặc trường hợp
tiền đang chuyển khác (nếu có).

489
* Đối với kế toán các khoản phải thu

(i) Nguyên tắc hạch toán:

- Mọi khoản phải thu của đơn vị phải được theo dõi chi tiết theo từng nội
dung phải thu, cho từng đối tượng phải thu, từng lần phải thanh toán,… và phải
theo dõi chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ, tránh tình trạng bị
chiếm dụng vốn. Đơn vị phải mở sổ kế toán chi tiết theo từng đối tượng có quan
hệ thanh toán phải thu trong kỳ.

- Đối với khách hàng nợ mà đơn vị có quan hệ giao dịch, thanh toán
thường xuyên hoặc có số dư nợ lớn, cuối kỳ kế toán tại thời điểm khóa sổ lập
báo cáo tài chính đơn vị cần phải lập bảng kê để đối chiếu, xác nhận công nợ và
có kế hoạch thu hồi kịp thời, tránh bị khê đọng chiếm dụng vốn.

- Trường hợp một đối tượng thanh toán vừa có nợ phải thu, vừa có nợ
phải trả với đơn vị, sau khi hai bên đã đối chiếu, xác nhận công nợ thì đơn vị
phải lập chứng từ để bù trừ số nợ phải thu với số nợ phải trả. Không được bù trừ
các khoản nợ giữa các đối tượng thanh toán khác nhau, kể cả số liệu trên các báo
cáo.

(ii) Theo hệ thống tài khoản kế toán của chế độ kế toán hành chính sự
nghiệp hiện hành ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC, nhóm các tài
khoản phải thu thuộc loại 1 gồm có các tài khoản sau đây:

- Tài khoản 131- Phải thu khách hàng: Phản ánh các khoản phải thu của
khách hàng và tình hình thanh toán các khoản phải thu đó. Không hạch toán vào
tài khoản này các nghiệp vụ bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay. Các
khoản phải thu phản ánh vào tài khoản này gồm: Các khoản phải thu với khách
hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, nhượng bán, thanh lý
vật tư, TSCĐ... chưa thu tiền; Nhận trước tiền của khách hàng theo hợp đồng
(hoặc cam kết) bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ; nhận trước tiền của bệnh nhân
khi vào viện,... Số nợ phải thu của đơn vị trên tài khoản tổng hợp phải bằng tổng

490
số nợ từ các chi tiết phải thu khách hàng, không được bù trừ các khoản nợ giữa
các khách hàng khác nhau. Việc hạch toán chi tiết phải đảm bảo rõ ràng, minh
bạch, kế toán phải theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu của khách hàng để đôn
đốc thanh toán kịp thời, đúng hạn.

+ Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 131- Phải thu khách hàng:

./ Bên Nợ: Phản ánh số tiền phải thu của khách hàng về bán sản phẩm,
hàng hoá, cung cấp dịch vụ xác định là đã bán nhưng chưa thu được tiền.

./ Bên Có: Phản ánh số tiền đã thu hoặc đã nhận trước của khách hàng
nhưng chưa bán hàng, cung cấp dịch vụ; Bù trừ giữa nợ phải thu với nợ phải trả
của cùng một đối tượng.

./ Số dư bên Nợ: Các khoản phải thu của khách hàng nhưng chưa thu
được.

Tài khoản này có thể có số dư bên Có: Phản ánh số tiền khách hàng trả
trước hoặc số đã thu lớn hơn số phải thu.

+ Phương pháp hạch toán chủ yếu:

./ Đối với dịch vụ đã cung cấp, hàng hoá, sản phẩm xuất bán được xác
định là đã bán nhưng chưa thu được tiền, hạch toán doanh thu, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu khách hàng

Có TK 531- Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ

Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (nếu tách được thuế).

./ Khách hàng đặt tiền trước cho các dịch vụ, hàng hóa; bệnh nhân đặt tiền
trước khi sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện,... Khi nhận trước
tiền, ghi: Nợ các TK 111, 112.

Có TK 131- Phải thu khách hàng.

491
./ Cuối kỳ kế toán năm hoặc khi thanh lý hợp đồng, sau khi xác nhận nợ,
tiến hành lập chứng từ bù trừ giữa nợ phải thu với nợ phải trả của cùng một đối
tượng, ghi: Nợ TK 331- Phải trả cho người bán

Có TK 131- Phải thu khách hàng.

- Tài khoản 136- Phải thu nội bộ: Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình
hình thanh toán các khoản nợ phải thu của đơn vị kế toán với đơn vị cấp dưới và
giữa các đơn vị cấp dưới với nhau mà đơn vị cấp dưới là đơn vị hạch toán phụ
thuộc có mở sổ kế toán để hạch toán ghi chép nghiệp vụ phát sinh. Tài khoản
này phải được hạch toán chi tiết cho từng đơn vị có quan hệ phải thu, trong đó
phải theo dõi chi tiết từng khoản phải thu, đã thu, còn phải thu.

Cuối kỳ kế toán, sau khi đơn vị kế toán cấp trên tổng hợp số liệu báo cáo
tài chính của cả đơn vị kế toán cấp trên và đơn vị hạch toán phụ thuộc thì đơn vị
cấp trên phải kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh, số dư Tài khoản 136
"Phải thu nội bộ", Tài khoản 336 "Phải trả nội bộ" với các đơn vị cấp dưới có
phát sinh thanh toán theo từng nội dung thanh toán; Hạch toán thanh toán bù trừ
số dư của từng cặp đơn vị có phát sinh giữa Tài khoản 136 “Phải thu nội bộ" và
Tài khoản 336 "Phải trả nội bộ" (chi tiết theo từng đối tượng). Khi đối chiếu,
nếu có chênh lệch, phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời để tất toán hết
số dư các khoản phải thu và phải trả nội bộ trước khi lập báo cáo tài chính.

+ Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 136- Phải thu nội bộ:

Bên Nợ: Số phải thu trong nội bộ đơn vị kế toán.

Bên Có: Số đã thu hộ cho cấp dưới hoặc thu hộ cho đơn vị cấp trên; Nhận
tiền của các đơn vị nội bộ trả về các khoản đã chi hộ; Bù trừ phải thu với phải
trả trong nội bộ của cùng một đối tượng.

Số dư bên Nợ: Số nợ còn phải thu ở đơn vị nội bộ trong đơn vị kế toán.

+ Phương pháp kế toán chủ yếu

492
Trường hợp cấp kinh phí từ đơn vị kế toán cấp trên cho đơn vị cấp dưới
hạch toán phụ thuộc mà hạch toán doanh thu, chi phí tại đơn vị cấp trên:

Tại đơn vị kế toán cấp trên, khi cấp kinh phí, ghi:

Nợ TK 136- Phải thu nội bộ

Có các TK 111, 112, …

Đồng thời ghi: Có TK 008- Dự toán chi hoạt động (nếu rút dự toán).

Tại đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc khi nhận kinh phí, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 152, 153,…

Có TK 336- Phải trả nội bộ.

Tại đơn vị hạch toán phụ thuộc tập hợp chi phí phát sinh, ghi:

Nợ TK 336- Phải trả nội bộ

Có các TK 111, 112,…

Đơn vị kế toán cấp trên, ghi chi phí của đơn vị hạch toán phụ thuộc, ghi:

Nợ các TK 154, 611, 612,…

Có TK 136- Phải thu nội bộ

- Tài khoản 138- Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu khác và tình
hình thanh toán các khoản phải thu, gồm: Phải thu tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận
được chia; Phải thu về phí, lệ phí; Phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân,
tập thể (bên trong và bên ngoài đơn vị gây ra); Giá trị các khoản cho mượn vật
tư, tiền vốn có tính chất tạm thời; Giá trị tài sản phát hiện thiếu chưa xác định
được nguyên nhân, chờ xử lý; Các khoản phải thu khác.

+ Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 138- Phải thu khác:

Bên Nợ: Phản ánh khoản thu đã phát sinh nhưng đơn vị chưa thu được
tiền; Giá trị các khoản cho mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời; Giá trị tài
sản phát hiện thiếu chưa xác định được nguyên nhân, chờ xử lý.
493
Bên Có: Phản ánh số tiền phải thu đã thu được; Kết chuyển giá trị tài sản
thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định xử lý; Bù trừ giữa nợ phải thu
với nợ phải trả của cùng một đối tượng.

Số dư bên Nợ: Các khoản phải thu khác nhưng chưa thu được.

Tài khoản này có thể có số dư bên Có: Phản ánh số đã thu lớn hơn số phải
thu.

+ Phương pháp hạch toán chủ yếu:

Phải thu về tiền lãi, cổ tức lợi nhuận: Trường hợp nhận lãi định kỳ, phản
ánh số lãi từng kỳ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,... (nếu nhận được bằng tiền), hoặc

Nợ TK 138- Phải thu khác (nếu chưa thu)

Có TK 515- Doanh thu tài chính.

Trường hợp nhận lãi 1 lần vào ngày đáo hạn: Định kỳ, tính số lãi phải thu
từng kỳ, ghi:

Nợ TK 138- Phải thu khác

Có TK 515- Doanh thu tài chính.

Khi thanh toán các khoản đầu tư đến kỳ đáo hạn, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 121- Đầu tư tài chính (số tiền gốc)

Có TK 515- Doanh thu tài chính (số tiền lãi của kỳ đáo hạn)

Có TK 138- Phải thu khác (tiền lãi đã ghi vào thu nhập của các kỳ
trước nhận tiền vào kỳ này).

Phải thu các khoản phí và lệ phí: Khi xác định được chắc chắn các khoản
phí và lệ phí phải thu, ghi:

Nợ TK 138- Phải thu khác (1383)


494
Có TK 337- Tạm thu (3373).

- Ngoài ra nhóm này còn bao gồm các tài khoản

+ Tài khoản 133- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ: Phản ánh số thuế
giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của đơn
vị. Kế toán phải hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và
thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ. Trường hợp không thể hạch
toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào được hạch toán vào tài khoản
này. Số thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị
tài sản được mua, giá vốn của hàng bán ra hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Việc xác định số thuế giá trị gia tăng
đầu vào được khấu trừ, kê khai, quyết toán, nộp thuế phải tuân thủ theo đúng
quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

+ Tài khoản 137- Tạm chi: Phản ánh các khoản tạm chi bổ sung thu nhập,
chi từ dự toán ứng trước cho năm sau, các khoản tạm chi khác và việc thanh
toán các khoản tạm chi đó. Cuối kỳ, khi đơn vị xác định được thặng dư (thâm
hụt) của các hoạt động và thực hiện trích lập các quỹ theo quy định của quy chế
tài chính, đơn vị phải kết chuyển số đã tạm chi bổ sung thu nhập cho người lao
động trong kỳ sang tài khoản Quỹ bổ sung thu nhập.

+ Tài khoản 141- Tạm ứng: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản
tạm ứng tiền, vật tư trong nội bộ một đơn vị kế toán và tình hình thanh toán các
khoản tiền tạm ứng đó.

* Đối với kế toán hàng tồn kho

(i) Nguyên tắc hạch toán:

- Hàng tồn kho của đơn vị bao gồm các loại nguyên liệu, vật liệu, công
cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động của đơn vị; các loại sản phẩm, hàng hóa, chi
phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ dở dang ở đơn vị sự nghiệp công lập.

495
- Giá trị hàng tồn kho được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, bao gồm tất cả
chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí khác phát sinh để có được hàng tồn
kho tại địa điểm và trạng thái hiện tại, cụ thể:

+ Chi phí mua hàng tồn kho bao gồm giá mua, thuế nhập khẩu và các loại
thuế khác (trừ các loại thuế sau đó được ngân sách nhà nước hoàn lại), chi phí
vận chuyển, bốc dỡ và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc có được
nguyên liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm và hàng hóa; trừ các khoản chiết khấu
thương mại, giảm giá và các khoản mục tương tự khác.

+ Chi phí chế biến hàng tồn kho là các chi phí liên quan trực tiếp đến từng
đơn vị sản phẩm bao gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

+ Các chi phí khác được tính vào giá gốc của hàng tồn kho chỉ trong
trường hợp là những chi phí phát sinh để đưa hàng tồn kho đến địa điểm và
trạng thái hiện tại.

- Giá gốc của hàng tồn kho được xác định tuỳ theo từng trường hợp cụ
thể:

+ Trường hợp mua ngoài nhập kho cho hoạt động đơn vị, giá gốc bao
gồm: giá mua thực tế ghi trên hoá đơn (có thể bao gồm thuế) cộng với (+) các
chi phí liên quan đến việc mua (chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp, ...) và số
hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có).

+ Trường hợp tự sản xuất, chế biến, giá gốc bao gồm giá thực tế của
nguyên vật liệu xuất dùng cho chế biến và chi phí chế biến.

+ Trường hợp thuê ngoài gia công chế biến, giá gốc bao gồm giá thực tế
của hàng tồn kho mang đi gia công chế biến, chi phí vận chuyển đến nơi chế
biến và từ nơi chế biến về đơn vị, tiền thuê ngoài gia công chế biến.

+ Trường hợp thu hồi hàng tồn kho thực hiện theo giá quy định tùy theo
từng trường hợp hoặc Hội đồng đánh giá tài sản của đơn vị xác định.

496
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho xuất trong kỳ: Đơn vị có thể
áp dụng theo một trong các phương pháp sau, nhưng lựa chọn phương pháp tính
giá nào thì phải đảm bảo tính nhất quán trong cả niên độ kế toán:

+ Phương pháp giá thực tế đích danh: Giá trị xuất kho được xác định theo
giá nhập của lô tương ứng (nhập giá nào, xuất giá đó).

+ Phương pháp bình quân gia quyền: Giá xuất kho của mỗi loại được xác
định dựa trên giá trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và số mua hoặc
sản xuất trong kỳ. Giá trung bình có thể được tính cho cả kỳ hoặc sau mỗi lần
nhập, tùy thuộc vào tình hình của đơn vị.

+ Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Phương pháp nhập trước,
xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được
sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá
trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất tại thời điểm gần nhất. Theo phương
pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở
thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính
theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

- Đến cuối kỳ kế toán, đối với hàng tồn kho của đơn vị sự nghiệp công lập
có cơ chế trích lập dự phòng: Nếu xét thấy giá trị thuần có thể thực hiện được
của hàng tồn kho thấp hơn giá gốc thì phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn
kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc
của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Giá trị
thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính trong điều kiện hoạt động bình
thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm (nếu có) và chi phí ước
tính cần thiết cho việc bán, trao đổi hoặc phân phối chúng.

- Hàng tồn kho ngoài việc theo dõi kế toán về mặt giá trị còn phải mở sổ
kế toán để quản lý chi tiết theo từng loại, từng thứ, từng mặt hàng, nhằm đảm
bảo khớp đúng giữa giá trị và hiện vật. Tất cả hàng tồn kho khi nhận đều phải
được kiểm nhận cả về mặt số lượng và chất lượng.
497
- Hạch toán chi tiết hàng tồn kho phải thực hiện đồng thời ở bộ phận quản
lý kho và ở bộ phận kế toán. Thủ kho phải mở sổ hoặc thẻ kho theo dõi số lượng
nhập, xuất, tồn kho đối với từng loại, từng thứ hàng tồn kho. Bộ phận kế toán
phải mở sổ kế toán chi tiết để ghi chép cả về số lượng, giá trị từng loại, từng thứ
hàng tồn kho được nhập, xuất và còn tồn kho. Định kỳ kế toán và thủ kho phải
đối chiếu về số lượng nhập, xuất, tồn kho của từng loại, từng thứ hàng tồn kho.
Trường hợp phát hiện chênh lệch phải xác định nguyên nhân và báo ngay cho kế
toán trưởng/ phụ trách kế toán và thủ trưởng đơn vị biết để kịp thời có biện pháp
xử lý.

- Cuối kỳ kế toán, phải thực hiện kiểm kê để xác định hàng tồn kho thực
tế. Đối chiếu đảm bảo số liệu khớp đúng giữa sổ kế toán với sổ kho và thực tế
tồn kho theo biên bản kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch phải xác định rõ
nguyên nhân và trách nhiệm của những người có liên quan để xử lý theo quy
định.

(ii) Theo hệ thống tài khoản kế toán của chế độ kế toán hành chính sự
nghiệp hiện hành ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC, nhóm các tài
khoản hàng tồn kho thuộc tài khoản loại 1 gồm có các tài khoản sau đây:

- Tài khoản 152- Nguyên liệu, vật liệu: Phản ánh số hiện có, tình hình biến
động giá trị các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho để sử dụng cho các hoạt
động của đơn vị. Nguyên liệu, vật liệu được hạch toán vào tài khoản này là các
loại nguyên liệu, vật liệu thực tế nhập, xuất kho. Phải chấp hành đầy đủ các quy
định về quản lý nhập, xuất kho nguyên liệu, vật liệu. Tất cả các loại nguyên liệu,
vật liệu khi nhập, xuất kho đều phải làm đầy đủ thủ tục: Cân, đong, đo, đếm và
bắt buộc phải lập Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho. Đối với một số loại vật liệu
đặc biệt như dược liệu, hoá chất,....trước khi nhập, xuất phải kiểm nghiệm số
lượng, chất lượng.

+ Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 152- Nguyên liệu, vật liệu
như sau:
498
Bên Nợ: Giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu, ấn chỉ nhập kho; Giá trị
thực tế nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê.

Bên Có: Giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu, ấn chỉ xuất kho; Giá trị
thực tế của nguyên liệu, vật liệu thiếu phát hiện khi kiểm kê.

Số dư bên Nợ: Giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu, ấn chỉ hiện còn
trong kho của đơn vị.

+ Phương pháp hạch toán chủ yếu

Nhập kho nguyên liệu, vật liệu mua bằng nguồn NSNN cấp cho hoạt
động: Khi mua nguyên liệu, vật liệu, ghi:

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

Có các TK 111, 112, 331, 366,...

Đồng thời, ghi: Có TK 008- Dự toán chi hoạt động (nếu rút dự toán chi
hoạt động).

Khi xuất nguyên liệu, vật liệu, ghi:

Nợ TK 611,…

Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu.

- Tài khoản 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ, dở dang: Phản ánh
tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ phục vụ cho việc tính giá thành
sản phẩm, dịch vụ ở đơn vị kế toán có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ..
Chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ hạch toán trên tài khoản này phải được chi
tiết theo từng loại, nhóm sản phẩm hoặc theo từng loại dịch vụ tùy theo yêu cầu
quản lý của đơn vị. Đơn vị phải tự phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ
cho từng sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị. Chi phí sản
xuất phát sinh vượt trên mức bình thường không được tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh, dịch vụ dở dang mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.

499
+ Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh
doanh, dịch vụ dở dang như sau:

Bên Nợ: Các chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm
và chi phí thực hiện dịch vụ;

Bên Có: Giá vốn sản xuất thực tế của sản phẩm đã sản xuất xong nhập
kho hoặc chuyển đi bán; Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành
cung cấp cho khách hàng; Giá trị phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không
sửa chữa được; Các loại nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho
hoạt động sản cuất kinh doanh, dịch vụ sử dụng không hết nhập lại kho; Chi phí
sản xuất vượt trên mức bình thường không được tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh, dịch vụ dở dang.

Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ còn dở dang cuối kỳ.

+ Phương pháp kế toán chủ yếu

Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, ghi:

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ dở dang

Có các TK 111, 112, 152, 153, 214, 331, 332, 334,...

Giá trị phế liệu thu hồi, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng không
hết nhập lại kho, ghi:

Nợ các TK 152, 153,…

Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ dở dang.

- Ngoài ra nhóm này còn bao gồm các tài khoản:

+ Tài khoản 153- Công cụ, dụng cụ: Phản ánh số hiện có và tình hình
biến động giá trị các loại công cụ, dụng cụ trong kho để sử dụng cho các hoạt
động của đơn vị. Phải chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý nhập, xuất kho

500
công cụ, dụng cụ, khi nhập xuất đều phải làm đầy đủ thủ tục theo quy định và
phải lập Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho.

+ Tài khoản 155- Sản phẩm: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động
giá trị các loại sản phẩm của đơn vị có hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có
hoạt động nghiên cứu thí nghiệm, có sản phẩm tận thu. Chỉ hạch toán vào tài
khoản này giá trị của sản phẩm thực tế nhập, xuất qua kho của đơn vị. Sản phẩm
sản xuất ra bán ngay, không qua nhập kho thì không hạch toán vào tài khoản
này.

+ Tài khoản 156- Hàng hoá: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động
giá trị các loại hàng hóa của đơn vị có hoạt động kinh doanh hàng hóa. Tài
khoản này chỉ sử dụng cho các đơn vị có tổ chức hoạt động mua hàng hóa về để
bán. Chỉ hạch toán vào này giá trị của hàng hóa thực tế nhập, xuất qua kho của
đơn vị.

* Đối với kế toán tài sản cố định và xây dựng cơ bản

(i) Nguyên tắc hạch toán:

- Đơn vị phải phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời cả về số lượng, giá trị
và hiện trạng của các tài sản cố định hiện có; Thông qua đó giám sát chặt chẽ
việc đầu tư, mua sắm, sử dụng tài sản của đơn vị. Kế toán tài sản cố định phải
phản ánh giá trị tài sản cố định đầy đủ cả 3 chỉ tiêu: Nguyên giá; giá trị hao
mòn/khấu hao lũy kế và giá trị còn lại của tài sản cố định. Trong đó Giá trị còn
lại - Nguyên giá - Giá trị hao mòn/khấu hao lũy kế của TSCĐ.

- Việc xác định tài sản cố định và nguyên giá của tài sản cố định được
thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Đơn vị
chỉ hạch toán ghi tăng tài sản cố định đối với các tài sản cố định được giao quản
lý và sử dụng cho hoạt động của mình. Mọi trường hợp hạch toán tăng, giảm tài
sản cố định hữu hình, vô hình của đơn vị đều phải căn cứ trên cơ sở hồ sơ, tài

501
liệu có liên quan đảm bảo đầy đủ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử
dụng tài sản công.

- Tài sản cố định hình thành do hoạt động xây dựng cơ bản của đơn vị khi
hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán sẽ được ghi nhận
theo giá tạm tính theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản công. Kế toán
phải ghi nhận tài sản cố định kể từ ngày nhận bàn giao đưa tài sản vào sử dụng
và tiếp tục theo dõi chờ quyết toán; Khi công trình hoàn thành được phê duyết
quyết toán, kế toán thực hiện tất toán tài khoản xây dựng cơ bản dở dang và
nguồn tương ứng, đồng thời điều chỉnh các tài khoản đã hạch toán theo giá tạm
tính (nguyên giá, số đã tính hao mòn, khấu hao) theo giá trị quyết toán được phê
duyệt (nếu bị thay đổi so với tạm tính).

- Mọi tài sản cố định hiện có tại đơn vị đều phải được theo dõi chi tiết trên
sổ, thẻ tài sản cố định theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
Đơn vị phải mở sổ kế toán để theo dõi chi tiết đến từng đối tượng ghi sổ tài sản
cố định. Đồng thời còn phải mở sổ theo dõi đến từng loại tài sản cố định và địa
điểm bảo quản, quản lý và sử dụng tài sản cố định. Kế toán phải phân loại chi
tiết tài sản cố định theo phân loại đã được quy định theo pháp luật quản lý tài
sản công để trình bày trên báo cáo tài chính theo quy định.

- Đối với chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Đơn vị phải mở sổ kế toán chi
tiết cho từng công trình, hạng mục công trình đầu tư xây dựng. Đối với đầu tư
XDCB ở mỗi công trình, hạng mục công trình phải hạch toán chi tiết theo từng
loại chi phí đầu tư. Nội dung cụ thể của từng loại chi phí phải căn cứ vào quy
định quản lý tài chính hiện hành về đầu tư xây dựng. Đối với công trình XDCB
dở dang hoàn thành, đã bàn giao đưa vào sử dụng nhưng đang chờ phê duyệt
quyết toán công trình hoàn thành phải mở sổ theo dõi chi tiết theo từng tài sản
đã bàn giao theo giá tạm tính. Chi phí XDCB dở dang phải theo dõi được số lũy
kế từ khi bắt đầu công trình đến khi hoàn thành bàn giao đưa công trình vào sử

502
dụng và quyết toán được duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng
hiện hành.

+ Trường hợp đầu tư XDCB bằng nguồn vốn vay, nguồn vốn kinh doanh,
hoặc các Quỹ thuộc đơn vị dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
cần chú ý: Trường hợp đầu tư XDCB để hình thành TSCĐ dùng cho hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương
pháp khấu trừ, thì chi phí phản ánh vào tài khoản này là chi phí không có thuế
GTGT. Trường hợp đầu tư XDCB để hình thành TSCĐ dùng cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc
đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, thì chi phí đầu tư
XDCB phản ánh vào tài khoản này bao gồm cả thuế GTGT đầu vào.

+ Trường hợp đơn vị được phép đi vay, huy động vốn để đầu tư đầu tư
XDCB, đối với lãi vay phải trả trong thời gian xây dựng được tính vào chi phí
đầu tư XDCB (chi phí khác) hoặc theo quy định về đầu tư XDCB hiện hành.
Trường hợp khoản vay chưa sử dụng mà phát sinh lãi của khoản tiền gửi đối với
khoản vay thì được hạch toán giảm chi phí (chi phí khác) đầu tư XDCB hoặc
theo quy định về đầu tư XDCB hiện hành.

(ii) Theo hệ thống tài khoản kế toán của chế độ kế toán hành chính sự
nghiệp hiện hành ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC, nhóm các tài
khoản tài sản cố định thuộc tài khoản loại 2 gồm có các tài khoản sau đây:

- Tài khoản 211- Tài sản cố định hữu hình: Phản ánh giá trị hiện có và
tình hình biến động tăng, giảm Tài sản cố định hữu hình mà đơn vị được giao
quản lý và sử dụng. Giá trị Tài sản cố định hữu hình phản ánh trên tài khoản này
theo nguyên giá. Nguyên giá và việc thay đổi nguyên giá được xác định theo
quy định hiện hành của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

+ Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 211- Tài sản cố định hữu
hình như sau

503
Bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do mua sắm, do XDCB
hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do được cấp, do được tài trợ, tặng, biếu,
viện trợ...; Nguyên giá của TSCĐ tăng do nâng cấp tài sản theo quy định;

Bên Có: Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển cho đơn vị
khác, do nhượng bán, thanh lý...; Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do tháo
dỡ một hay một số bộ phận theo quy định; Các trường hợp khác làm giảm
nguyên giá của TSCĐ.

Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở đơn vị.

- Tài khoản 213- Tài sản cố định vô hình: Tương tự như Tài khoản 211-
Tài sản cố định hữu hình.

- Tài khoản 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế tài sản cố định: Phản ánh
số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm giá trị khấu hao và hao mòn lũy kế
tài sản cố định của đơn vị trong quá trình sử dụng và những nguyên nhân khác
làm tăng, giảm giá trị hao mòn, khấu hao của tài sản. Việc xác định giá trị hao
mòn, khấu hao của TSCĐ được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý
tài sản công.

- Tài khoản 241- Xây dựng cơ bản dở dang: Phản ánh các chi phí liên
quan đến mua sắm vật tư, tài sản theo phương thức mua sắm tập trung, nâng
cấp tài sản cố định và đầu tư xây dựng dở dang của đơn vị.

* Đối với kế toán các khoản phải trả

(i) Nguyên tắc hạch toán:

- Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của đơn vị, phát sinh từ các sự kiện trong
quá khứ mà việc thanh toán các nghĩa vụ này sẽ làm giảm các nguồn lực của
đơn vị.

- Tất cả các khoản nợ phải trả của đơn vị đều phải được hạch toán chi tiết
theo từng nội dung phải trả, đến từng đối tượng thanh toán, từng lần trả và chi

504
tiết theo các yếu tố khác phù hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị. Đơn vị phải
mở sổ kế toán chi tiết theo từng đối tượng có quan hệ thanh toán trong kỳ.

- Kế toán phải theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ phải trả và thường xuyên
kiểm tra, đôn đốc tránh tình trạng để chiếm dụng vốn, hoặc để nợ nần dây dưa,
khê đọng, đồng thời phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định thanh toán, quy định
thu nộp ngân sách nhà nước, thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản phải nộp và
các khoản phải trả.

- Những đối tượng mà đơn vị có quan hệ giao dịch, thanh toán thường
xuyên hoặc có số dư cuối kỳ lớn, cuối ngày 31/12 hàng năm kế toán phải lập
bảng kê nợ để đối chiếu, kiểm tra, xác nhận công nợ nhằm có kế hoạch thu hồi
hoặc trả nợ kịp thời, tránh tình trạng nợ đọng kéo dài chiếm dụng vốn của nhà
nước, của tổ chức, cá nhân khác.

- Trường hợp một đối tượng thanh toán vừa có nợ phải thu, vừa có nợ
phải trả với đơn vị, sau khi hai bên đã đối chiếu, xác nhận công nợ thì có thể lập
chứng từ để bù trừ số nợ phải thu với số nợ phải trả. Không được bù trừ các
khoản nợ giữa các đối tượng thanh toán khác nhau, kể cả số liệu trên các báo
cáo.

(ii) Theo hệ thống tài khoản kế toán của chế độ kế toán hành chính sự
nghiệp hiện hành ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC, nhóm các tài
khoản tài sản phải trả thuộc tài khoản loại 3 gồm có các tài khoản sau đây:

- Tài khoản 331- Phải trả cho người bán: Phản ánh các khoản nợ phải trả
và tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả của đơn vị với người bán bên
ngoài đơn vị dự toán cấp 1, bao gồm người bán tài sản, nguyên liệu, vật liệu,
công cụ, dụng cụ, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu,... Không
phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ trả tiền ngay và chỉ phát sinh 1 lần.

+ Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 331- Phải trả cho người
bán như sau:

505
Bên Nợ: Các khoản đã trả cho người bán; Số chiết khấu thương mại, giảm
giá hàng bán được nhận.

Bên Có: Số tiền phải trả cho người bán.

Số dư bên Có: Các khoản còn phải trả cho người bán.

Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ: Phản ánh số tiền đơn vị đã trả lớn
hơn số phải trả cho người bán.

+ Phương pháp kế toán chủ yếu

Đơn vị mua hàng, sử dụng dịch vụ của người bán nhưng chưa thanh toán,
ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156 (nếu nhập kho)

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ dở dang (nếu dùng
ngay cho hoạt động SXKD)

Nợ các TK 211, 213 (nếu mua TSCĐ)

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 331- Phải trả cho người bán.

Khi thanh toán các khoản phải trả cho người bán căn cứ vào chứng từ trả
tiền, ghi:

Nợ TK 331- Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112, 511...

Đồng thời ghi Có tài khoản ngoại bảng 008, 012,… nếu sử dụng kinh phí
phải quyết toán theo mục lục ngân sách.

- Tài khoản 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu: Phản ánh các khoản
thu từ nguồn ngân sách cấp; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồn phí được
khấu trừ, để lại đơn vị nhưng chưa được ghi thu vào các tài khoản thu tương ứng

506
ngay do các khoản thu này được phân bổ cho nhiều năm tiếp theo mặc dù đơn vị
đã quyết toán với ngân sách toàn bộ số đã sử dụng.

Tài khoản này chỉ sử dụng ở các đơn vị sự nghiệp công lập được ngân
sách cấp kinh phí hoạt động; được tiếp nhận viện trợ, vay nợ nước ngoài hoặc có
nguồn phí được khấu trừ để lại dùng để đầu tư, mua sắm tài sản cố định; nguyên
liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ.

+ Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 366- Các khoản nhận trước
chưa ghi thu như sau:

Bên Nợ: Kết chuyển số kinh phí đã nhận trước chưa ghi thu sang các
doanh thu tương ứng với số đã tính khấu hao, hao mòn tài sản cố định vào chi
phí hoặc khi xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ ra sử dụng trong năm.

Bên Có: Các khoản thu đã nhận trước để đầu tư, mua sắm tài sản cố định,
mua sắm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho.

Số dư bên Có: Phản ánh giá trị còn lại của tài sản cố định; giá trị nguyên
liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ còn tồn kho; nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ
bản chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng công trình chưa được quyết toán.

+ Phương pháp hạch toán chủ yếu

Trường hợp đầu tư, mua sắm tài sản cố định bằng rút dự toán ngân sách,
ghi:

Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình

Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu.

Đồng thời, ghi Có TK 008- Dự toán chi hoạt động.

Khi tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định, ghi:

Nợ TK 611- Chi hoạt động (nếu dùng cho hoạt động hành chính), hoặc

Nợ các TK 154, 642 (nếu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch
vụ)
507
Có TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ.

- Cuối năm, kết chuyển, ghi:

Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu

Có TK 511- Thu hoạt động do NSNN cấp.

Trường hợp đầu tư XDCB hoàn thành bằng rút dự toán chi ngân sách, ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang

Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu.

Đồng thời, ghi Có TK 009- Dự toán chi đầu tư XDCB.

Đối với mua sắm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho bằng
rút dự toán chi hoạt động mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho,
ghi:

Nợ các TK 152, 153

Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu.

Đồng thời, ghi Có TK 008- Dự toán chi hoạt động.

Khi xuất nguyên liệu, vật liệu, ghi:

Nợ TK 611- Chi hoạt động (nếu dùng cho hoạt động hành chính), hoặc

Nợ các TK 154, 642 (nếu dùng cho hoạt động SXKD, dịch vụ)

Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu.

- Cuối năm, căn cứ vào giá trị nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ mua sắm
bằng nguồn ngân sách cấp đã xuất sử dụng trong năm, kết chuyển:

Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu

Có TK 511- Thu hoạt động do NSNN cấp.

- Ngoài ra nhóm này còn bao gồm các tài khoản sau đây:

508
+ Tài khoản 332- Các khoản phải nộp theo lương: Phản ánh tình hình
trích, nộp và thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,
kinh phí công đoàn của đơn vị với cơ quan Bảo hiểm xã hội và cơ quan Công
đoàn; Bao gồm cả các khoản đơn vị được nhận thanh toán chi trả từ cơ quan Bảo
hiểm xã hội và cơ quan Công đoàn.

+ Tài khoản 333- Các khoản phải nộp nhà nước: Phản ánh các khoản
thuế, phí, lệ phí và các khoản khác đơn vị phải nộp, đã nộp, còn phải nộp cho
Nhà nước.

+ Tài khoản 334- Phải trả người lao động: Phản ánh các khoản phải trả
và tình hình thanh toán giữa đơn vị với người lao động trong đơn vị. Các khoản
đơn vị thanh toán cho người lao động gồm: Tiền lương, tiền công, tiền thu nhập
tăng thêm và các khoản phải trả khác như tiền ăn trưa, phụ cấp, tiền thưởng,
đồng phục, tiền làm thêm giờ và các khoản phải trả khác cho cá nhân.

+ Tài khoản 336- Phải trả nội bộ: Phản ánh các khoản nợ phải trả và tình
hình thanh toán các khoản nợ phải trả giữa đơn vị cấp trên với đơn vị cấp dưới
hoặc giữa các đơn vị cấp dưới với nhau mà các đơn vị này đều nằm trong cùng 1
đơn vị kế toán và đơn vị cấp dưới là đơn vị hạch toán phụ thuộc có mở sổ kế
toán để hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

+ Tài khoản 337- Tạm thu: Phản ánh các khoản đơn vị được phép thu
theo quy định nhưng khoản thu được chưa xác định là doanh thu của đơn vị, như
các khoản kinh phí hoạt động từ NSNN về quỹ tiền mặt hoặc NSNN cấp bằng
lệnh chi tiền vào tài khoản tiền gửi của đơn vị; Các khoản viện trợ, vay nợ nước
ngoài mà nhà tài trợ, nhà cho vay chuyển tiền vào tài khoản của đơn vị tại Ngân
hàng; Các khoản phí, lệ phí đơn vị đã thu được; Các khoản ứng trước dự toán
của năm sau và các khoản tạm thu khác.

+ Tài khoản 338- Phải trả khác: Phản ánh các khoản phải trả khác và tình
hình thanh toán các khoản phải trả khác này (trừ các khoản phải trả đã được
phản ánh ở các TK 331, 332, 333, 334, 336).
509
+ Tài khoản 348- Nhận đặt cọc, ký quỹ, ký cược: Phản ánh các khoản tiền
mà đơn vị nhận đặt cọc, ký quỹ, ký cược của các đơn vị, cá nhân bên ngoài để
đảm bảo cho các dịch vụ liên quan đến sản xuất kinh doanh, dịch vụ được thực
hiện đúng hợp đồng kinh tế đã ký kết, như nhận tiền đặt cọc, ký cược, ký quỹ để
đảm bảo việc thực hiện hợp đồng kinh tế, hợp đồng đại lý,...

+ Tài khoản 353- Các quỹ đặc thù: Phản ánh số hiện có, tình hình tăng,
giảm Quỹ đặc thù (như Quỹ hỗ trợ học sinh, sinh viên; Quỹ hỗ trợ khám, chữa
bệnh,; Quỹ hiến tặng; Quỹ từ thiện...) tại đơn vị ngoài các quỹ đã phản ánh ở tài
khoản 431- Các quỹ.

* Đối với kế toán tài sản thuần (nguồn vốn)

(i) Nguyên tắc hạch toán:

- Tài sản thuần là nguồn lực của đơn vị, được xác định bằng tổng tài sản
trừ đi nợ phải trả.

- Đơn vị phải ghi nhận doanh thu, chi phí đối với các khoản tăng, giảm
nguồn lực dẫn đến tăng, giảm tài sản thuần, trừ các khoản đóng góp hoặc phân
phối của chủ sở hữu (nếu có), số chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa xử lý và sử
dụng khoản chênh lệch thu chi mà không phân phối vào quỹ thuộc đơn vị theo
quy định của cơ chế tài chính.

(ii) Theo hệ thống tài khoản kế toán của chế độ kế toán hành chính sự
nghiệp hiện hành ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC, nhóm các tài
khoản tài sản cố định thuộc tài khoản loại 4 gồm có các tài khoản sau đây:

- Tài khoản 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế: Phản ánh tổng số chênh lệch
thu, chi của các hoạt động hay còn gọi là thặng dư (thâm hụt) lũy kế của đơn vị
tại ngày lập báo cáo tài chính và việc xử lý số thặng dư hoặc thâm hụt của hoạt
động hành chính, sự nghiệp; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; hoạt động
tài chính và hoạt động khác. Cuối kỳ, trước khi xử lý (trích lập các quỹ theo quy
định) kết quả thặng dư (thâm hụt) của các hoạt động, kế toán đơn vị sự nghiệp

510
công lập phải tính toán và thực hiện kết chuyển sang TK 468 (ghi Nợ TK
421/Có TK 468) nguồn cải cách tiền lương đã tính trong năm, kết chuyển vào
Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (ghi Nợ TK 421/Có TK 4314) các khoản
theo quy định (số khấu hao tài sản hình thành từ nguồn NSNN đã trích trong
năm, ...

+ Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 421- Thặng dư (thâm hụt)
lũy kế như sau:

Bên Nợ: Thâm hụt phát sinh do chi trong kỳ lớn hơn thu trong kỳ; Kết
chuyển nguồn cải cách tiền lương phải trích trong kỳ; Kết chuyển (phân phối)
thặng dư các hoạt động còn lại sau thuế vào các tài khoản liên quan theo quy
định của chế độ tài chính.

Bên Có: Thặng dư phát sinh do thu trong kỳ lớn hơn chi trong kỳ; Kết
chuyển số thâm hụt các hoạt động vào các tài khoản liên quan khi có quyết định
xử lý.

Tài khoản 421 có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có: Số dư bên Nợ: Số


thâm hụt (lỗ) còn lại chưa xử lý. Số dư bên Có: Số thặng dư (lãi) còn lại chưa
phân phối.

+ Phương pháp hạch toán chủ yếu:

Cuối năm, kết chuyển doanh thu, ghi:

Nợ các TK 511, 512, 514, 515, 531, 711

Có TK 911- Xác định kết quả.

Kết chuyển chi phí, ghi:

Nợ TK 911- Xác định kết quả

Có các TK 611, 612, 614, 615, 632, 642, 811.

511
Tính và kết chuyển số lợi nhuận sau thuế TNDN của hoạt động sản xuất
kinh doanh, dịch vụ trong kỳ và kết chuyển số thặng dư (thâm hụt) của các hoạt
động khác:

Nếu thặng dư, ghi:

Nợ TK 911- Xác định kết quả

Có TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế.

Nếu thâm hụt, ghi:

Nợ TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế

Có TK 911- Xác định kết quả.

Kết chuyển nguồn cải cách tiền lương, xử lý số thặng dư (thâm hụt) theo
cơ chế tài chính hiện hành, ghi:

Nợ TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế

Có các TK 353, 431, 468.

- Ngoài ra trong nhóm này còn bao gồm các tài khoản sau:

+ Tài khoản 431- Các quỹ: Phản ánh việc trích lập và sử dụng các quỹ
của đơn vị sự nghiệp công lập. Các quỹ được hình thành từ kết quả thặng dư
(chênh lệch thu lớn hơn chi) từ hoạt động của đơn vị và được phân phối theo
quy định của cơ chế tài chính hiện hành.

+ Tài khoản 411- Nguồn vốn kinh doanh: Phản ánh số hiện có và tình
hình tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh ở đơn vị sự nghiệp công lập được giao
vốn theo quy định.

+ Tài khoản 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Phản ánh số chênh lệch tỷ
giá hối đoái khi đánh giá lại số dư của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của
hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ cuối kỳ.

512
+ Tài khoản 468- Nguồn cải cách tiền lương: phản ánh số hiện có và tình
hình biến động của nguồn cải cách tiền lương.

* Đối với kế toán doanh thu và thu nhập khác

(i) Nguyên tắc hạch toán:

- Doanh thu là tổng các nguồn lực đơn vị thu được trong kỳ báo cáo làm
tăng tài sản thuần của đơn vị, không bao gồm các khoản tăng liên quan đến vốn
góp của chủ sở hữu (trong trường hợp đơn vị được giao vốn). Các nguồn lực
đơn vị thu được có thể bằng tiền, tài sản, dịch vụ hoặc nguồn lực khác.

- Tại đơn vị sự nghiệp công lập có thể phát sinh doanh thu từ các nguồn
đơn vị nhận kinh phí do ngân sách cấp cho hoạt động chung của đơn vị (đơn vị
sự nghiệp công lập nhóm 3, nhóm 4), kinh phí ngân sách giao nhiệm vụ, đặt
hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ công; kinh phí thu từ hoạt động nghiệp vụ được
để lại cho hoạt động đơn vị; nhận điều chuyển tài sản từ đơn vị khác; nhận
khoản viện trợ của nhà tài trợ; doanh thu từ hoạt động bán hàng hóa (sản xuất
các ấn phẩm để bán, mua thuốc để bán trong các nhà thuốc thuốc bệnh viện,...),
doanh thu từ cung cấp dịch vụ công theo chức năng nhiệm vụ được giao, doanh
thu tiền lãi, cho thuê tài sản, từ hoạt động liên doanh liên kết,... theo quy định.
Đơn vị phải mở sổ kế toán theo dõi chi tiết doanh thu theo từng hoạt động để
xác định được kết quả hoạt động và biết được doanh thu chính duy trì hoạt động
đơn vị.

- Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ, đơn vị ghi nhận doanh
thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành của dịch vụ theo định kỳ và tại
ngày khóa sổ, lập báo cáo tài chính năm (gọi là xác định doanh thu theo tỷ lệ
hoàn thành) khi kết quả của hoạt động cung cấp dịch vụ có thể được ước lượng
một cách đáng tin cậy. Kết quả của hoạt động cung cấp dịch vụ được coi là đáng
tin cậy khi thỏa mãn tất cả các điều kiện sau:

+ Doanh thu được xác định một cách đáng tin cậy;

513
+ Đơn vị có thể thu được lợi ích từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

+ Phần công việc đã hoàn thành của dịch vụ được xác định một cách đáng
tin cậy tại ngày khóa sổ lập báo cáo tài chính;

+ Chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung
cấp dịch vụ có thể được xác định một cách đáng tin cậy.

Khi kết quả của hoạt động cung cấp dịch vụ không thể xác định một cách
đáng tin cậy, đơn vị chỉ được ghi nhận doanh thu tương ứng với số chi phí đã
phát sinh và có khả năng thu hồi được, vì kết quả của hoạt động cung cấp dịch
vụ chưa thể xác định một cách chắc chắn, đơn vị không được ghi nhận bất kỳ
khoản lãi nào liên quan đến hoạt động đó. Trong trường hợp kết quả của hoạt
động cung cấp dịch vụ không thể xác định một cách đáng tin cậy đồng thời đơn
vị không chắc chắn có thể thu hồi được các chi phí đã phát sinh thì đơn vị không
được hạch toán doanh thu. Đối với phần chi phí đã phát sinh đơn vị phải hạch
toán ngay vào chi phí trong kỳ và phải bù đắp bằng các nguồn lực khác của đơn
vị.

- Để đánh giá mức độ hoàn thành của hoạt động cung cấp dịch vụ, đơn vị
cần cân nhắc sử dụng phương pháp phù hợp để có thể xác định một cách tin cậy
về khối lượng dịch vụ đã hoàn thành. Tùy thuộc vào bản chất của dịch vụ, đơn
vị có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:

+ Đánh giá phần công việc đã hoàn thành;

+ Tỷ lệ phần trăm khối lượng dịch vụ hoàn thành đến ngày kết thúc kỳ kế
toán năm so với tổng khối lượng dịch vụ phải thực hiện; hoặc Tỷ lệ phần trăm
của chi phí đã phát sinh đến ngày kết thúc kỳ kế toán năm so với tổng chi phí
ước tính để hoàn tất toàn bộ dịch vụ. Chỉ có chi phí liên quan đến việc thực hiện
dịch vụ mới được tính vào chi phí phát sinh đến ngày kết thúc kỳ kế toán năm và
tổng chi phí ước tính để hoàn tất toàn bộ dịch vụ.

514
- Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng hóa: Doanh thu bán hàng hóa chỉ
được ghi nhận khi đơn vị xác định chắc chắn sẽ thu được lợi ích từ giao dịch.
Doanh thu phát sinh từ việc bán hàng hóa sẽ được ghi nhận khi thỏa mãn tất cả
các điều kiện sau:

+ Đơn vị đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu hàng hóa cho người mua;

+ Đơn vị không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như chủ sở hữu của
hàng hóa đó cũng như không còn quyền kiểm soát đối với hàng hóa;

+ Doanh thu được xác định một cách chắc chắn;

+ Đơn vị chắc chắn thu được hoặc sẽ thu được lợi ích từ giao dịch bán
hàng hóa đó; và chi phí phát sinh liên quan đến giao dịch bán hàng hóa được xác
định một cách đáng tin cậy.

- Trường hợp trong nội bộ của đơn vị có các đơn vị hạch toán phụ thuộc
và phát sinh việc điều hòa kinh phí hoặc luân chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ giữa đơn vị kế toán và các đơn vị này với nhau, thì tùy theo đặc điểm hoạt
động, phân cấp quản lý,... đơn vị có thể quyết định việc ghi nhận doanh thu tại
đơn vị kế toán hay tại các đơn vị hạch toán phụ thuộc.

- Doanh thu được ghi nhận chỉ bao gồm doanh thu của kỳ báo cáo, bao
gồm cả khoản ghi giảm doanh thu trong kỳ. Trường hợp nhận kinh phí ứng
trước dự toán NSNN, đơn vị không ghi nhận doanh thu mà ghi nhận là khoản
nhận trước của NSNN, cho đến khi được giao dự toán chính thức thì ghi nhận
doanh thu theo nguyên tắc chung về nhận kinh phí NSNN cấp trong năm.

- Các tài khoản phản ánh doanh thu không có số dư, cuối kỳ kế toán phải
kết chuyển doanh thu để xác định kết quả hoạt động. Trường hợp có phát sinh
khoản phải ghi giảm doanh thu của các năm trước vào năm nay thì đơn vị không
được ghi giảm doanh thu của kỳ báo cáo mà phải ghi nhận là chi phí của năm
báo cáo và thuyết minh rõ về nội dung này.

515
- Thu nhập khác là các khoản thu nhập không phát sinh thường xuyên,
không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị mà chưa được phản ánh vào
các tài khoản doanh thu.

(ii) Theo hệ thống tài khoản kế toán của chế độ kế toán hành chính sự
nghiệp hiện hành ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC, nhóm các tài
khoản doanh thu và thu nhập khác gồm có các tài khoản sau đây:

- Tài khoản 511- Thu hoạt động do NSNN cấp

- Tài khoản 512- Thu viện trợ, vay nợ nước ngoài

- Tài khoản 514- Thu phí được khấu trừ, để lại

- Tài khoản 515- Doanh thu tài chính

- Tài khoản 531- Doanh thu hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

- Tài khoản 711- Thu nhập khác.

- Kết cấu và nội dung phản ánh chung của các tài khoản doanh thu và thu
nhập khác, như sau:

Bên Nợ: Phản ánh số ghi giảm doanh thu, thu nhập khác và số kết chuyển
sang TK 911 "Xác định kết quả".

Bên Có: Phản ánh doanh thu và thu nhập khác trong năm.

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

* Đối với kế toán chi phí

(i) Nguyên tắc hạch toán:

- Chi phí là những khoản làm giảm nguồn lực của đơn vị trong suốt thời
kỳ báo cáo dưới hình thức luồng tiền chi ra, hoặc việc sử dụng các tài sản, hoặc
việc phát sinh các khoản nợ phải trả dẫn đến giảm tài sản thuần của đơn vị,
ngoài các khoản phân phối cho chủ sở hữu (nếu có).

516
- Đơn vị phải mở tài khoản chi tiết để theo dõi, tập hợp, phân loại chi phí
theo tính chất, bao gồm chi phí tiền lương, tiền công cho người lao động; chi phí
nguyên vật liệu; chi phí hao mòn, khấu hao tài sản,... Ngoài ra đơn vị còn có thể
phân loại chi tiết theo chức năng của chi phí như theo chương trình, bộ phận
hoặc mục đích của khoản chi phù hợp với yêu cầu quản trị đơn vị, việc phân bổ
chi phí cho các bộ phận chức năng khác nhau trong đơn vị cần những đánh giá
khách quan và phù hợp với hoạt động của đơn vị.

- Đối với các khoản hạch toán chi phí sử dụng tài sản, phải căn cứ vào
tình hình sử dụng tài sản thực tế trong kỳ của đơn vị, tài sản sử dụng cho hoạt
động nào thì ghi chi phí của hoạt động đó mà không phụ thuộc vào nguồn hình
thành tài sản.

- Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ chi phí phải được ghi
nhận phù hợp với khoản doanh thu do nó tạo ra, trong một số trường hợp để đảm
bảo nguyên tắc thận trọng phải căn cứ vào bản chất của giao dịch để ghi chép
phản ánh trung thực, hợp lý chi phí phát sinh trong kỳ. Đơn vị phải chấp hành
các quy định của pháp luật thuế. Trường hợp khoản chi phí đã có đủ hồ sơ
chứng từ và hạch toán theo đúng quy định của chế độ kế toán này nhưng không
được cơ quan thuế chấp nhận là chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh
nghiệp thì không được hạch toán giảm trừ chi phí mà chỉ điều chỉnh số liệu
trong quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Các tài khoản chi phí không có số dư, cuối kỳ kế toán phải kết chuyển
chi phí để xác định kết quả hoạt động.

(ii) Theo hệ thống tài khoản kế toán của chế độ kế toán hành chính sự
nghiệp hiện hành ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC, nhóm các tài
khoản chi phí gồm có các tài khoản sau đây:

- Tài khoản 611- Chi phí hoạt động

- Tài khoản 612- Chi phí từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài

517
- Tài khoản 614- Chi phí hoạt động thu phí

- Tài khoản 615- Chi phí tài chính

- Tài khoản 632- Giá vốn hàng bán

- Tài khoản 642- Chi phí quản lý của hoạt động SXKD, dịch vụ

- Tài khoản 652- Chi phí chưa xác định được đối tượng chịu chi phí

- Tài khoản 811- Chi phí khác

- Tài khoản 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

- Kết cấu và nội dung phản ánh chung của các tài khoản chi phí, như sau:

Bên Nợ: Phản ánh số ghi nhận chi phí trong kỳ.

Bên Có: Phản ánh số ghi giảm chi phí trong kỳ và số kết chuyển sang TK
911 "Xác định kết quả".

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

* Đối với kế toán cân đối thu chi

(i) Nguyên tắc hạch toán:

Cuối năm, đơn vị phải tính toán xác định kết quả của từng hoạt động phát
sinh trong năm. Việc xử lý kết quả hoạt động thực hiện theo quy định của quy
chế tài chính.

(ii) Theo hệ thống tài khoản kế toán của chế độ kế toán hành chính sự
nghiệp hiện hành ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC, nhóm các tài
khoản cân đối thu chi gồm có 01 tài khoản: Tài khoản 911- Xác định kết quả.
Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả các hoạt động của đơn vị
hành chính, sự nghiệp trong một kỳ kế toán năm.

* Kế toán tài khoản ngoại bảng

- Tài khoản ngoài bảng dùng để hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát
sinh đơn vị có trách nhiệm theo dõi, quản lý, quyết toán với cơ quan có thẩm
518
quyền mà chưa được hạch toán vào các tài khoản trong bảng. Các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh hạch toán vào tài khoản ngoài bảng được ghi sổ theo bút toán
đơn (một vế). Tùy theo tính chất nghiệp vụ phát sinh bút toán ngoài bảng có thể
được ghi nhận đồng thời với bút toán trong bảng hoặc ghi nhận độc lập.

- Các tài khoản ngoài bảng có thể phân loại bao gồm:

+ Nhóm tài khoản ngoài bảng theo dõi số liệu về tài sản (TK 001- Tài sản
thuê ngoài; TK 002- Tài sản nhận giữ hộ, nhận gia công, TK 007- Ngoại tệ các
loại). Nhóm này được hạch toán đơn cho các yêu cầu quản lý cụ thể, không hạch
toán đồng thời với bút toán hạch toán tài khoản trong bảng.

+ Nhóm các tài khoản ngoài bảng liên quan đến việc theo dõi số liệu để
lập báo cáo quyết toán kinh phí NSNN (TK 004- Kinh phí viện trợ không hoàn
lại; TK 006- Dự toán vay nợ nước ngoài; TK 008- Dự toán chi hoạt động; TK
009- Dự toán đầu tư xây dựng cơ bản; TK 012- Lệnh chi tiền thực chi; TK 013-
Lệnh chi tiền tạm ứng). Nhóm này các bút toán hạch toán về cơ bản phải thực
hiện đồng thời với tài khoản trong bảng trừ bút toán thanh toán tạm ứng và bút
toán điều chỉnh dự toán và điều chỉnh số liệu giữa các mục lục ngân sách.

Đơn vị phải mở tài khoản chi tiết niên độ ngân sách theo quy định. Cuối
ngày 31/12 sau khi khóa sổ kế toán, đơn vị không kết chuyển số dư cuối kỳ của
tài khoản ngoài bảng sang năm tiếp theo như đối với tài khoản trong bảng mà
phải chuyển nguyên trạng toàn bộ số phát sinh trong kỳ trên tài khoản năm nay
vào tài khoản năm trước để tiếp tục theo dõi chỉnh lý số liệu cho đến khi quyết
toán năm được phê duyệt. Căn cứ thông báo phê duyệt quyết toán năm, kế toán
hạch toán tất toán số liệu trên các tài khoản ngoài bảng năm trước tương ứng và
xử lý số dư còn lại đảm bảo tài khoản năm trước được xử lý hết số liệu.

Việc hạch toán các tài khoản 004, 006 phải trên cơ sở dự toán được giao
và số thực hiện đã được ghi thu, ghi chi vào NSNN theo quy định. Đối với các
tài khoản 008, 009 phải được hạch toán trên cơ sở dự toán được giao và số đã rút
dự toán qua KBNN. Đối với tài khoản 012 phải được hạch toán trên cơ sở Lệnh
519
chi tiền thực chi, kinh phí ngân sách đã thực nhận của cấp trên, số đã thực chi có
đầy đủ hồ sơ chứng từ của khoản chi. Đối với tài khoản 013 phải được hạch toán
trên cơ sở Lệnh chi tiền thực chi, khoản đã thanh toán tạm ứng với ngân sách
hoặc văn bản chuyển khoản tạm ứng thành cấp phát của NSNN. Các bút toán
điều chỉnh giảm, bút toán tất toán số liệu năm trước sau khi quyết toán được phê
duyệt phải được hạch toán số liệu âm theo từng vế phù hợp với nghiệp vụ phát
sinh.

+ Nhóm các tài khoản ngoài bảng liên quan đến việc theo dõi số liệu để
lập báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động các nguồn khác có quy định phải
quyết toán theo mục lục ngân sách (TK 014- Phí được khấu trừ, để lại; TK 018-
Thu hoạt động khác được để lại): Đơn vị phải mở sổ kế toán chi tiết theo năm tài
chính. Nhóm này các bút toán hạch toán về cơ bản phải thực hiện đồng thời với
tài khoản trong bảng trừ bút toán điều chỉnh số liệu giữa các mục lục ngân sách.
Cuối ngày 31/12 sau khi khóa sổ kế toán, số dư tài khoản này được chuyển sang
năm tiếp theo để tiếp tục sử dụng theo quy định. Các tài khoản này phải được
hạch toán trên cơ sở số đã thực nhận, số đã thực chi có đầy đủ hồ sơ chứng từ
của khoản chi.

3. Sử dụng sổ kế toán

a) Khái niệm, nội dung và các loại sổ kế toán

- Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.

- Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập
sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người
đại diện theo pháp luật/thủ trưởng của đơn vị kế toán; số trang; trường hợp lập
sổ kế toán bản giấy phải đóng dấu giáp lai.

- Luật Kế toán quy định, sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu gồm:
Ngày, tháng, năm ghi sổ; Số hiệu và ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán

520
dùng làm căn cứ ghi sổ; Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh; Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế
toán; Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.

- Đơn vị sự nghiệp công lập có tiếp nhận, sử dụng nguồn ngân sách nhà
nước cấp; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồn phí được khấu trừ, để lại
phải mở sổ kế toán để theo dõi riêng theo mục lục ngân sách và theo các yêu cầu
khác để phục vụ cho việc lập báo cáo quyết toán với ngân sách nhà nước và các
cơ quan có thẩm quyền.

- Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế
toán năm, bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Tuỳ theo hình
thức kế toán đơn vị áp dụng, đơn vị phải mở đầy đủ các sổ kế toán tổng hợp, sổ
kế toán chi tiết và thực hiện đầy đủ, đúng nội dung, trình tự và phương pháp ghi
chép đối với từng mẫu sổ kế toán.

- Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo Thông tư 107/2017/TT-BTC


quy định sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết:

+ Sổ kế toán tổng hợp bao gồm sổ nhật ký và sổ cái, trong đó sổ nhật ký


dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời
gian; trường hợp cần thiết có thể kết hợp việc ghi chép theo trình tự thời gian
với việc phân loại, hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh
theo nội dung kinh tế; số liệu trên sổ nhật ký phản ảnh tổng số các hoạt động
kinh tế, tài chính phát sinh trong một kỳ kế toán. Sổ Cái dùng để ghi chép các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế
toán); trên Sổ Cái có thể kết hợp việc ghi chép theo trình tự thời gian phát sinh
và nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế, tài chính; số liệu trên Sổ Cái phản ánh
tổng hợp tình hình tài sản, nguồn kinh phí và tình hình sử dụng nguồn kinh phí.

+ Sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán theo yêu cầu quản lý mà Sổ
Cái chưa phản ánh chi tiết. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin
521
cụ thể phục vụ cho việc quản lý trong nội bộ đơn vị và việc tính, lập các chỉ tiêu
trong báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.

b) Kỹ năng thực hiện mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán

* Thực hiện mở sổ kế toán

- Nguyên tắc mở sổ kế toán: Sổ kế toán phải được mở vào đầu kỳ kế toán


năm hoặc ngay sau khi có quyết định thành lập và bắt đầu hoạt động của đơn vị
kế toán. Sổ kế toán được mở đầu năm tài chính, ngân sách mới để chuyển số dư
từ sổ kế toán năm cũ chuyển sang và ghi ngay nghiệp vụ kinh tế, tài chính mới
phát sinh thuộc năm mới từ ngày 01/01 của năm tài chính, ngân sách mới. Số
liệu trên các sổ kế toán theo dõi tiếp nhận và sử dụng nguồn ngân sách sau ngày
31/12 được chuyển từ tài khoản năm nay sang tài khoản năm trước để tiếp tục
theo dõi số liệu phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán, phục vụ lập báo
cáo quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định.

- Đối với số liệu trên các sổ kế toán tài khoản ngoài bảng theo dõi tiếp
nhận và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp; kinh phí viện trợ, vay nợ
nước ngoài sau khi khóa sổ 31/12 không chuyển số dư sang năm sau mà phải
giữ nguyên thông tin số liệu thuộc năm trước để tiếp tục theo dõi, điều chỉnh số
liệu trong thời gian chỉnh lý quyết toán theo quy định; các phát sinh mới thuộc
niên độ năm mới được mở sổ để ghi chép, hạch toán kế toán niên độ ngân sách
theo dự toán trong năm được phê duyệt. Riêng số dư tài khoản ngoại bảng liên
quan đến phí được khấu trừ để lại và kinh phí nghiệp vụ được để lại phải quyết
toán theo mục lục ngân sách thì sau khi khóa sổ 31/12 được chuyển số dư sang
năm sau theo quy định.

- Trường hợp mở sổ kế toán trên phương tiện điện tử: Đơn vị sử dụng
phần mềm kế toán để lập sổ kế toán ghi chép, hạch toán phải đảm bảo tuân thủ
đầy đủ các quy định về mở sổ kế toán để hạch toán, ghi sổ kế toán theo quy
định. Các thông tin, dữ liệu về sổ kế toán trên hệ thống phải đảm bảo các yếu tố

522
của sổ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán và quy định của chế độ kế
toán mà đơn vị áp dụng.

- Trường hợp mở sổ kế toán bằng tay (thủ công): Đơn vị phải hoàn thiện
thủ tục pháp lý của sổ kế toán như sau:

+ Đối với sổ kế toán đóng thành quyển: Ngoài bìa (góc trên bên trái) phải
ghi tên đơn vị kế toán, giữa bìa ghi tên sổ, ngày, tháng năm lập sổ, ngày, tháng,
năm khoá sổ, họ tên và chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng hoặc người phụ
trách kế toán và thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu; ngày, tháng, năm kết thúc
ghi sổ hoặc ngày chuyển giao sổ cho người khác. Các trang sổ kế toán đều phải
đánh số trang từ trang một (01) đến hết trang số cuối cùng, giữa hai trang sổ
phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán.

+ Đối với sổ tờ rời: Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên đơn vị, số thứ tự của
từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên của người giữ sổ và ghi sổ kế toán. Các
sổ tờ rời trước khi sử dụng phải được Thủ trưởng đơn vị ký xác nhận, đóng dấu
và ghi vào Sổ đăng ký sử dụng thẻ tờ rời. Các sổ tờ rời phải sắp xếp theo thứ tự
các tài khoản kế toán và phải đảm bảo an toàn và dễ tìm.

* Ghi sổ kế toán

- Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán, mọi số liệu ghi
trên sổ kế toán phải có chứng từ kế toán chứng minh; phải đảm bảo số và chữ rõ
ràng, liên tục có hệ thống, không được viết tắt, không ghi chồng đè, không được
bỏ cách dòng.

- Trường hợp ghi sổ kế toán thủ công, phải dùng mực không phai, không
dùng mực đỏ để ghi sổ kế toán. Phải thực hiện trình tự ghi chép quy định, khi
ghi hết trang sổ phải cộng số liệu của từng trang để mang số cộng trang trước
sang đầu trang kế tiếp, không được ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới.
Nếu không ghi hết trang sổ phải gạch chéo phần không ghi, không tẩy xoá, cấm
dùng chất hoá học để sửa chữa.

523
* Khoá sổ kế toán

- Khoá sổ kế toán là việc cộng sổ để tính ra tổng số phát sinh bên Nợ, bên
Có và số dư cuối kỳ của từng tài khoản kế toán hoặc tổng số thu, chi, tồn quỹ,
nhập, xuất, tồn kho.

Dù đơn vị thực hiện ghi sổ kế toán trên phần mềm hay thực hiện ghi sổ kế
toán thủ công đều phải áp dụng các quy trình khóa sổ, đảm bảo đúng quy định
như sau:

* Kỳ khóa sổ

- Sổ kế toán phải khóa sổ cuối năm trước khi lập báo cáo tài chính sau khi
đã đối chiếu số liệu hạch toán, ghi sổ kế toán đảm bảo chính xác, khớp đúng,
phù hợp giữa các tài khoản có liên quan.

- Đối với kế toán tiền mặt phải thực hiện khoá sổ vào cuối mỗi ngày (nếu
phát sinh trong ngày lớn), hoặc theo định kỳ do đơn vị quyết định, đảm bảo quản lý
an toàn tiền mặt trong đơn vị. Sau khi khóa sổ phải thực hiện đối chiếu giữa sổ kế
toán tiền mặt của kế toán với sổ quỹ của thủ quỹ và tiền mặt có trong két đảm
bảo chính xác, khớp đúng. Riêng ngày cuối tháng nếu đơn vị có tồn quỹ tiền mặt
phải lập Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt.

- Đối với tiền gửi ngân hàng, kho bạc phải khóa sổ vào cuối tháng để đối
chiếu số liệu với ngân hàng, kho bạc.Ngoài ra, đơn vị kế toán phải khoá sổ kế
toán trong các trường hợp kiểm kê đột xuất hoặc các trường hợp khác theo quy
định của pháp luật.

* Trình tự khoá sổ kế toán

Bước 1: Kiểm tra, đối chiếu thông tin, số liệu trước khi khoá sổ kế toán

- Cuối kỳ kế toán, sau khi đã phản ánh hết các chứng từ kế toán phát sinh
trong kỳ vào sổ kế toán, xử lý các bút toán kết chuyển cuối kỳ, kế toán phải tiến
hành đối chiếu giữa số liệu trên chứng từ kế toán (nếu cần) với số liệu đã ghi sổ.

524
- Đối chiếu số liệu tiền, số liệu hàng tồn kho, số liệu tài sản cố định, số dư
các khoản phải thu, phải trả và các số liệu kế toán khác với các bên có liên quan
để đảm bảo sự phù hợp, khớp đúng.

- Tiến hành cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có của tất cả các tài khoản
trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Lập Bảng tổng hợp sổ kế toán chi
tiết đối với các sổ tài khoản phải mở nhiều chi tiết. Sau đó tiếp tục tiến hành đối
chiếu giữa số liệu trên sổ kế toán tổng hợp với số liệu trên sổ kế toán chi tiết
hoặc Bảng tổng hợp sổ kế toán chi tiết đảm bảo số liệu khớp đúng.

- Sau khi đảm bảo sự khớp đúng sẽ tiến hành khoá sổ kế toán. Trường hợp
có chênh lệch phải xác định nguyên nhân và xử lý số chênh lệch cho đến khi
khớp đúng.

Bước 2: Khoá sổ

- Sau khi khóa sổ, trên sổ kế toán phải thể hiện được các thông tin như
sau:

+ Tổng cộng số phát sinh trong kỳ khóa sổ;

+ Số dư cuối kỳ;

+ Tổng cộng số phát sinh lũy kế từ đầu năm đến ngày khóa sổ;

Số dư cuối kỳ tính như sau:

Số dư Nợ = Số dư Nợ + Số phát sinh - Số phát sinh Có

cuối kỳ đầu kỳ Nợ trong kỳ trong kỳ

Số dư Có = Số dư Có + Số phát sinh - Số phát sinh Nợ

cuối kỳ đầu kỳ Có trong kỳ trong kỳ

Sau khi khoá sổ kế toán, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán
kiểm tra đảm bảo sự chính xác, cân đối của thông tin, số liệu đã ghi sổ để làm cơ
sở lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo quy định. Đơn vị không được
525
phép thay đổi thông tin trên sổ kế toán sau khi đã khóa sổ kế toán và lập báo cáo
tài chính, trừ trường hợp có quy định.

- Trường hợp đơn vị lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử thì phải in
số kế toán tổng hợp ra để lưu trữ bản giấy theo quy định hiện hành của pháp luật
kế toán.

- Trường hợp đơn vị thực hiện ghi sổ thủ công thì phải tuân thủ theo các
bước khóa sổ nêu trên, ngoài ra khi khoá sổ phải kẻ một đường ngang dưới dòng
ghi nghiệp vụ cuối cùng của kỳ kế toán. Sau khi tính được số dư của từng tài
khoản, tài khoản nào dư Nợ thì ghi vào cột Nợ, tài khoản nào dư Có thì ghi vào
cột Có. Cuối cùng kẻ 2 đường kẻ liền nhau kết thúc việc khoá sổ. Sau khi khoá
sổ kế toán, người ghi sổ phải ký dưới 2 đường kẻ, kế toán trưởng hoặc phụ trách
kế toán kiểm tra đảm bảo sự chính xác, cân đối sẽ ký xác nhận. Sau đó trình Thủ
trưởng đơn vị kiểm tra và ký duyệt để xác nhận tính pháp lý của số liệu khoá sổ
kế toán.

* Sửa chữa sổ kế toán

- Phương pháp sửa chữa sổ kế toán: Khi phát hiện sổ kế toán có sai sót thì
không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa
theo phương pháp sửa chữa sổ kế toán quy định tại Luật Kế toán.

+ Đối với việc ghi sổ kế toán thủ công: Sửa chữa theo 01 trong 03 phương
pháp dưới đây:

Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc
chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;

Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong
dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên
cạnh;

Ghi điều chỉnh bằng cách lập “chứng từ điều chỉnh” và ghi thêm số chênh
lệch cho đúng.
526
+ Đối với sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng phương tiện
điện tử được thực hiện theo phương pháp ghi điều chỉnh trên đây.

- Việc sửa chữa số liệu trên sổ kế toán phải căn cứ vào thời điểm phát
hiện sai sót, cụ thể:

+ Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính
năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế
toán của năm đó.

+ Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính
năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế
toán của năm đã phát hiện sai sót và thuyết minh về việc sửa chữa này.

- Trường hợp sai sót của đơn vị vừa liên quan đến thông tin, số liệu trên
báo cáo tài chính và số liệu quyết toán kinh phí đơn vị đơn vị còn phải thực hiện
theo quy định của pháp luật ngân sách nếu liên quan đến điều chỉnh số liệu
quyết toán ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan nếu điều
chỉnh số liệu quyết toán kinh phí khác.

- Đơn vị không được thay đổi thông tin, số liệu trên báo cáo tài chính, báo
cáo quyết toán đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Mọi trường hợp điều chỉnh
số liệu liên quan đến năm trước mà báo cáo đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền
và số liệu điều chỉnh có ảnh hưởng trọng yếu đến số liệu đã báo cáo đều phải
được thuyết minh đầy đủ, rõ ràng trong thuyết minh báo cáo tài chính của đơn
vị.

527
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Nêu khái niệm chứng từ kế toán, các nội dung bắt buộc phải có trên
chứng từ kế toán và quy định về sao chụp chứng từ kế toán theo pháp luật kế
toán?

2. Trình bày về quy định áp dụng hệ thống tài khoản kế toán và tóm tắt
các kỹ năng thực hiện tại đơn vị sự nghiệp công lập?

3. Trình bày các kỹ năng về mở sổ, ghi sổ và sửa chữa sổ kế toán đối với
đơn vị sự nghiệp công lập?

528
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH 13, ngày 25/6/2015.

2. Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015.

3. Nghị định số 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật ngân sách nhà nước.

4. Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 quy định chi tiết một
số điều của Luật Kế toán.

5. Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ
chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

6. Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về


hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.

7. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam.

529
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
(Ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của BTC)
Số hiệu Số hiệu
Số Tên tài khoản
TK cấp TK cấp Phạm vi áp
TT
1 2, 3 dụng

A CÁC TÀI KHOẢN TRONG BẢNG


LOẠI 1
1 111 Tiền mặt Mọi đơn vị
1111 Tiền Việt Nam
1112 Ngoại tệ
2 112 Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc Mọi đơn vị
1121 Tiền Việt Nam
1122 Ngoại tệ
3 113 Tiền đang chuyển Mọi đơn vị
Đơn vị sự
4 121 Đầu tư tài chính
nghiệp
5 131 Phải thu khách hàng Mọi đơn vị
6 133 Thuế GTGT được khấu trừ Mọi đơn vị
1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
1332 Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
7 136 Phải thu nội bộ Mọi đơn vị
8 137 Tạm chi Mọi đơn vị
1371 Tạm chi bổ sung thu nhập
1374 Tạm chi từ dự toán ứng trước
1378 Tạm chi khác
Đơn vị có phát
9 138 Phải thu khác
sinh
1381 Phải thu tiền lãi
1382 Phải thu cổ tức/lợi nhuận
1383 Phải thu các khoản phí và lệ phí
1388 Phải thu khác
10 141 Tạm ứng Mọi đơn vị
11 152 Nguyên liệu, vật liệu Mọi đơn vị

530
Số hiệu Số hiệu
Số Tên tài khoản
TK cấp TK cấp Phạm vi áp
TT
1 2, 3 dụng
12 153 Công cụ, dụng cụ Mọi đơn vị
Đơn vị sự
13 154 Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang
nghiệp
Đơn vị sự
14 155 Sản phẩm
nghiệp
Đơn vị sự
15 156 Hàng hóa
nghiệp
LOẠI 2
16 211 Tài sản cố định hữu hình Mọi đơn vị
2111 Nhà cửa, vật kiến trúc
21111 Nhà cửa
21112 Vật kiến trúc
2112 Phương tiện vận tải
21121 Phương tiện vận tải đường bộ
21122 Phương tiện vận tải đường thủy
21123 Phương tiện vận tải đường không
21124 Phương tiện vận tải đường sắt
21128 Phương tiện vận tải khác
2113 Máy móc thiết bị
21131 Máy móc thiết bị văn phòng
21132 Máy móc thiết bị động lực
21133 Máy móc thiết bị chuyên dùng
2114 Thiết bị truyền dẫn
2115 Thiết bị đo lường thí nghiệm
Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản
2116
phẩm
2118 Tài sản cố định hữu hình khác
17 213 Tài sản cố định vô hình Mọi đơn vị
2131 Quyền sử dụng đất
2132 Quyền tác quyền
2133 Quyền sở hữu công nghiệp
2134 Quyền đối với giống cây trồng
531
Số hiệu Số hiệu
Số Tên tài khoản
TK cấp TK cấp Phạm vi áp
TT
1 2, 3 dụng
2135 Phần mềm ứng dụng
2138 TSCĐ vô hình khác
18 214 Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ Mọi đơn vị
Khấu hao và hao mòn lũy kế tài sản cố định hữu
2141
hình
Khấu hao và hao mòn lũy kế tài sản cố định vô
2142
hình
19 241 Xây dựng cơ bản dở dang Đơn vị có
2411 Mua sắm TSCĐ phát sinh
2412 Xây dựng cơ bản
2413 Nâng cấp TSCĐ
Đơn vị sự
20 242 Chi phí trả trước
nghiệp
Đơn vị sự
21 248 Đặt cọc, ký quỹ, ký cược
nghiệp
LOẠI 3
22 331 Phải trả cho người bán Mọi đơn vị
23 332 Các khoản phải nộp theo lương Mọi đơn vị
3321 Bảo hiểm xã hội
3322 Bảo hiểm y tế
3323 Kinh phí công đoàn
3324 Bảo hiểm thất nghiệp
24 333 Các khoản phải nộp nhà nước Mọi đơn vị
3331 Thuế GTGT phải nộp
33311 Thuế GTGT đầu ra
33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu
3332 Phí, lệ phí
3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp
3335 Thuế thu nhập cá nhân
3337 Thuế khác
3338 Các khoản phải nộp nhà nước khác
25 334 Phải trả người lao động Mọi đơn vị
532
Số hiệu Số hiệu
Số Tên tài khoản
TK cấp TK cấp Phạm vi áp
TT
1 2, 3 dụng
3341 Phải trả công chức, viên chức
3348 Phải trả người lao động khác
26 336 Phải trả nội bộ Mọi đơn vị
27 337 Tạm thu Mọi đơn vị
3371 Kinh phí hoạt động bằng tiền
3372 Viện trợ, vay nợ nước ngoài
3373 Tạm thu phí, lệ phí
3374 Ứng trước dự toán
3378 Tạm thu khác
28 338 Phải trả khác Đơn vị có phát
3381 Các khoản thu hộ, chi hộ sinh
3382 Phải trả nợ vay
3383 Doanh thu nhận trước
3388 Phải trả khác
Đơn vị sự
29 348 Nhận đặt cọc, ký quỹ, ký cược
nghiệp
Đơn vị sự
30 353 Các quỹ đặc thù
nghiệp
31 366 Các khoản nhận trước chưa ghi thu Mọi đơn vị
3661 NSNN cấp
36611 Giá trị còn lại của TSCĐ
36612 Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho
3662 Viện trợ, vay nợ nước ngoài
36621 Giá trị còn lại của TSCĐ
36622 Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho
3663 Phí được khấu trừ, để lại
36631 Giá trị còn lại của TSCĐ
36632 Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho
3664 Kinh phí đầu tư XDCB
LOẠI 4
32 411 Nguồn vốn kinh doanh Đơn vị sự

533
Số hiệu Số hiệu
Số Tên tài khoản
TK cấp TK cấp Phạm vi áp
TT
1 2, 3 dụng
nghiệp
33 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái Mọi đơn vị
34 421 Thặng dư (thâm hụt) lũy kế Mọi đơn vị
Thặng dư (thâm hụt) từ hoạt động hành chính sự
4211
nghiệp
Thặng dư (thâm hụt) từ hoạt động SXKD, dịch
4212
vụ
4213 Thặng dư (thâm hụt) từ hoạt động tài chính
4218 Thặng dư (thâm hụt) từ hoạt động khác
35 431 Các quỹ Các đơn vị
4311 Quỹ khen thưởng
43111 NSNN cấp
43118 Khác
4312 Quỹ phúc lợi
43121 Quỹ phúc lợi
43122 Quỹ phúc lợi hình thành TSCĐ
4313 Quỹ bổ sung thu nhập
4314 Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
43141 Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
43142 Quỹ PTHĐSN hình thành TSCĐ
Cơ quan nhà
4315 Quỹ dự phòng ổn định thu nhập
nước
36 468 Nguồn cải cách tiền lương Mọi đơn vị
LOẠI 5
37 511 Thu hoạt động do NSNN cấp Mọi đơn vị
5111 Thường xuyên
5112 Không thường xuyên
Đơn vị có viện
38 512 Thu viện trợ, vay nợ nước ngoài
trợ
5121 Thu viện trợ
5122 Thu vay nợ nước ngoài
39 514 Thu phí được khấu trừ, để lại Đơn vị có thu
534
Số hiệu Số hiệu
Số Tên tài khoản
TK cấp TK cấp Phạm vi áp
TT
1 2, 3 dụng
phí
Đơn vị sự
40 515 Doanh thu tài chính
nghiệp
Đơn vị sự
41 531 Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ
nghiệp
LOẠI 6
42 611 Chi phí hoạt động Mọi đơn vị
6111 Thường xuyên
Chi phí tiền lương, tiền công và chi phí khác cho
61111
nhân viên
61112 Chi phí vật tư, công cụ và dịch vụ đã sử dụng
61113 Chi phí hao mòn TSCĐ
61118 Chi phí hoạt động khác
6112 Không thường xuyên
Chi phí tiền lương, tiền công và chi phí khác cho
61121
nhân viên
61122 Chi phí vật tư, công cụ và dịch vụ đã sử dụng
61123 Chi phí hao mòn TSCĐ
61128 Chi phí hoạt động khác
Đơn vị có viện
43 612 Chi phí từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài
trợ
6121 Chi từ nguồn viện trợ
6122 Chi từ nguồn vay nợ nước ngoài
Đơn vị có thu
44 614 Chi phí hoạt động thu phí
phí
Chi phí tiền lương, tiền công và chi phí khác cho
6141
nhân viên
6142 Chi phí vật tư, công cụ và dịch vụ đã sử dụng
6143 Chi phí khấu hao TSCĐ
6148 Chi phí hoạt động khác
Đơn vị sự
45 615 Chi phí tài chính
nghiệp
46 632 Giá vốn hàng bán Đơn vị sự
535
Số hiệu Số hiệu
Số Tên tài khoản
TK cấp TK cấp Phạm vi áp
TT
1 2, 3 dụng
nghiệp
Đơn vị sự
47 642 Chi phí quản lý của hoạt động SXKD, dịch vụ
nghiệp
Chi phí tiền lương, tiền công và chi phí khác cho
6421
nhân viên
6422 Chi phí vật tư, công cụ và dịch vụ đã sử dụng
6423 Chi phí khấu hao TSCĐ
6428 Chi phí hoạt động khác
48 652 Chi phí chưa xác định đối tượng chịu chi phí Mọi đơn vị
Chi phí tiền lương, tiền công và chi phí khác cho
6521
nhân viên
6522 Chi phí vật tư, công cụ và dịch vụ đã sử dụng
6523 Chi phí khấu hao và hao mòn TSCĐ
6528 Chi phí hoạt động khác
LOẠI 7
49 711 Thu nhập khác
7111 Thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản
7118 Thu nhập khác
LOẠI 8
50 811 Chi phí khác Mọi đơn vị
8111 Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản
8118 Chi phí khác
Đơn vị sự
51 821 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
nghiệp
LOẠI 9
52 911 Xác định kết quả Mọi đơn vị
Xác định kết quả hoạt động hành chính sự
9111
nghiệp
9112 Xác định kết quả hoạt động SXKD, dịch vụ
9113 Xác định kết quả hoạt động tài chính
9118 Xác định kết quả hoạt động khác
91181 Kết quả hoạt động thanh lý, nhượng bán TS

536
Số hiệu Số hiệu
Số Tên tài khoản
TK cấp TK cấp Phạm vi áp
TT
1 2, 3 dụng
91188 Kết quả hoạt động khác
B CÁC TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG
1 001 Tài sản thuê ngoài
2 002 Tài sản nhận giữ hộ, nhận gia công
3 004 Kinh phí viện trợ không hoàn lại
0041 Năm trước
00411 Ghi thu- ghi tạm ứng
00412 Ghi thu- ghi chi
0042 Năm nay
00421 Ghi thu- ghi tạm ứng
00422 Ghi thu- ghi chi
4 006 Dự toán vay nợ nước ngoài
0061 Năm trước
00611 Tạm ứng
00612 Thực chi
0062 Năm nay
00621 Tạm ứng
00622 Thực chi
5 007 Ngoại tệ các loại
6 008 Dự toán chi hoạt động
0081 Năm trước
00811 Dự toán chi thường xuyên
008111 Tạm ứng
008112 Thực chi
00812 Dự toán chi không thường xuyên
008121 Tạm ứng
008122 Thực chi
0082 Năm nay
00821 Dự toán chi thường xuyên
008211 Tạm ứng
008212 Thực chi

537
Số hiệu Số hiệu
Số Tên tài khoản
TK cấp TK cấp Phạm vi áp
TT
1 2, 3 dụng
00822 Dự toán chi không thường xuyên
008221 Tạm ứng
008222 Thực chi
7 009 Dự toán đầu tư XDCB
0091 Năm trước
00911 Tạm ứng
00912 Thực chi
0092 Năm nay
00921 Tạm ứng
00922 Thực chi
0093 Năm sau
00931 Tạm ứng
00932 Thực chi
8 012 Lệnh chi tiền thực chi
0121 Năm trước
01211 Chi thường xuyên
01212 Chi không thường xuyên
0122 Năm nay
01221 Chi thường xuyên
01222 Chi không thường xuyên
9 013 Lệnh chi tiền tạm ứng
0131 Năm trước
01311 Chi thường xuyên
01312 Chi không thường xuyên
0132 Năm nay
01321 Chi thường xuyên
01322 Chi không thường xuyên
10 014 Phí được khấu trừ, để lại
0141 Chi thường xuyên
0142 Chi không thường xuyên

538
539
Chuyên đề 7
KỸ NĂNG LẬP, PHÂN TÍCH VÀ KIỂM TRA
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1. Lập báo cáo tài chính đơn vị sự nghiệp công lập


a) Khái niệm, mục đích

Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của kế toán tài chính, được trình
bày theo một cấu trúc chặt chẽ, cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả
hoạt động và các luồng tiền từ các hoạt động của đơn vị, giúp cho những người sử
dụng báo cáo đưa ra các quyết định và đánh giá trách nhiệm giải trình của đơn vị.

Báo cáo tài chính cung cấp thông tin hữu ích giúp cho những người sử
dụng đưa ra các quyết định và đánh giá trách nhiệm giải trình của đơn vị về việc
sử dụng những nguồn lực đã tiếp nhận. Mặt khác, thông qua việc cung cấp các
thông tin hữu ích trong việc dự kiến mức độ nguồn lực đầu vào cần thiết để tiến
hành các hoạt động trong tương lai, các nguồn lực đầu ra có thể được tạo ra từ
các hoạt động, báo cáo tài chính còn có vai trò dự đoán trong tương lai, giúp đơn
vị nhận diện các rủi ro và bất ổn có thể xảy ra trong tương lai.

Để đạt được mục đích trên, báo cáo tài chính được trình bày theo một cấu
trúc chặt chẽ, có hệ thống về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng
tiền từ hoạt động của đơn vị theo nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán. Báo
cáo tài chính cung cấp những thông tin cơ bản về tài sản; nợ phải trả, tài sản
thuần, doanh thu, chi phí, thặng dư/ thâm hụt, phân phối kết quả hoạt động.

b) Trách nhiệm lập báo cáo tài chính

Các đơn vị sự nghiệp công lập phải lập báo cáo tài chính năm theo mẫu
biểu ban hành tại Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành; trường hợp
đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động đặc thù được trình bày báo cáo theo chế
độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành cụ thể hoặc đồng ý chấp thuận.

540
Các đơn vị sự nghiệp công lập phải lập báo cáo tài chính theo biểu mẫu
đầy đủ, trừ các đơn vị kế toán dưới đây có thể lựa chọn để lập báo cáo tài chính
đơn giản nếu thoả mãn các điều kiện sau đây: (i) Đơn vị sự nghiệp công lập
được cấp có thẩm quyền phân loại là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước
đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm
quyền giao, không có nguồn thu, hoặc nguồn thu thấp); (ii) Không được bố trí
dự toán chi ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển, chi từ vốn ngoài nước;
không được giao dự toán thu, chi phí hoặc lệ phí; (iii) Không có đơn vị trực
thuộc.

Đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị cấp dưới không phải là đơn vị kế
toán phải lập báo cáo tài chính tổng hợp, bao gồm số liệu của đơn vị mình và
toàn bộ thông tin tài chính của các đơn vị cấp dưới, đảm bảo đã loại trừ tất cả số
liệu phát sinh từ các giao dịch nội bộ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới và
giữa các đơn vị cấp dưới với nhau (các đơn vị cấp dưới trong quan hệ thanh toán
nội bộ này là các đơn vị hạch toán phụ thuộc và chỉ lập báo cáo tài chính gửi cho
cơ quan cấp trên để tổng hợp (hợp nhất) số liệu, không phải gửi báo cáo tài
chính cho các cơ quan bên ngoài).

c) Yêu cầu và nguyên tắc lập, trình bày báo cáo tài chính
Yêu cầu lập báo cáo tài chính: Các đơn vị sự nghiệp công lập cần đáp
ứng các yêu cầu sau khi lập báo cáo tài chính:

Một là, báo cáo tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập phải được phản
ánh một cách trung thực, khách quan về nội dung và giá trị các chỉ tiêu báo cáo;
trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ, có hệ thống về tình hình tài chính, kết quả
hoạt động và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị.

Hai, là, báo cáo tài chính phải được đơn vị lập kịp thời, đúng thời gian
quy định đối với từng loại hình đơn vị, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, chính xác
thông tin, số liệu kế toán.

541
Ba là, thông tin, số liệu báo cáo phải được phản ánh liên tục, số liệu của
kỳ này phải kế tiếp số liệu của kỳ trước.

Nguyên tắc lập, trình bày báo cáo tài chính:

Các nguyên tắc và yêu cầu đối với trình bày báo cáo tài chính được quy
định cụ thể từ đoạn 23 đến đoạn 46 và từ đoạn 54 đến đoạn 56 của Chuẩn mực
kế toán công Việt Nam số 01 (VPSAS 01). Các nguyên tắc, yêu cầu đó bao
gồm: trình bày hợp lý và tuân thủ các chuẩn mực kế toán công; trình bày nhất
quán; trọng yếu và tổng hợp; bù trừ; thông tin có thể so sánh, kỳ báo cáo và tính
kịp thời.

Việc lập báo cáo tài chính phải được căn cứ vào số liệu kế toán sau khi
khóa sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nguyên tắc, nội dung,
phương pháp theo quy định và được trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán,
trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải
thuyết minh rõ lý do.

Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và thủ
trưởng của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về
nội dung của báo cáo.

d) Hệ thống báo cáo tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập

Hệ thống báo cáo tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm các báo
cáo theo quy định chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành, bao gồm:

- Báo cáo tình hình tài chính;


- Báo cáo kết quả hoạt động;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
Báo cáo tình hình tài chính là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng
quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của đơn vị tại
thời điểm 31/12 hàng năm; bao gồm tài sản hình thành từ nguồn ngân sách nhà

542
nước cấp, nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ, phí được
khấu trừ để lại đơn vị từ nguồn thu phí, các nguồn vốn khác tại đơn vị. Số liệu
trên Báo cáo tình hình tài chính cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của đơn
vị theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành tài sản. Căn cứ vào
Báo cáo tình hình tài chính có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài
chính của đơn vị.
Báo cáo kết quả hoạt động phản ánh tình hình và kết quả hoạt động của
đơn vị, bao gồm kết quả hoạt động từ tất cả các nguồn lực tài chính hiện có của
đơn vị theo quy chế tài chính quy định.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ xác định nguồn tiền vào, các khoản mục chi ra
bằng tiền trong năm báo cáo và số dư tiền tại ngày lập báo cáo, nhằm cung cấp
thông tin về những thay đổi của tiền tại đơn vị. Thông tin về lưu chuyển tiền tệ
của đơn vị rất hữu ích trong việc cung cấp cho người sử dụng báo cáo tài chính
về mục đích giải trình và ra quyết định, cho phép người sử dụng báo cáo tài
chính đánh giá việc đơn vị tạo ra tiền để phục vụ cho các hoạt động của mình và
cách thức đơn vị sử dụng số tiền đó.
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách
rời của báo cáo tài chính; bao gồm các thông tin bổ sung cho các thông tin được
trình bày trên Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ và các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu. Thuyết minh
báo cáo tài chính cung cấp các diễn giải hoặc phân tích chi tiết các khoản mục
được trình bày trong các báo cáo tài chính và thông tin về các khoản mục không
đáp ứng tiêu chí được trình bày trong các báo cáo tài chính. Khi phân tích các
báo cáo tài chính các đơn vị hành chính sự nghiệp, các nhà phân tích đều sử
dụng kết hợp với thông tin, số liệu được diễn giải chi tiết tại thuyết minh báo
cáo tài chính.
đ) Phương pháp lập báo cáo tài chính đơn vị sự nghiệp công lập
 Báo cáo tình hình tài chính

543
Báo cáo tình hình tài chính là báo cáo tài chính phản ánh tổng quan về
tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của đơn vị tại thời điểm cuối kỳ kế
toán. Báo cáo tình hình tài chính được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các
tài khoản kế toán.

Kết cấu, nội dung của báo cáo thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu về tài sản
và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu trên báo cáo tình hình tài chính được sắp
xếp phù hợp với các hoạt động và theo yêu cầu quản lý của đơn vị. Báo cáo tài
hình tài chính được chia làm 02 phần, bao gồm: phần “Tài sản” và phần “Nguồn
vốn”.

Phần “Tài sản” phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của đơn vị tại thời
điểm cuối kỳ kế toán, dưới các hình thái trong từng giai đoạn của quá trình hoạt
động của đơn vị. Các chỉ tiêu trong phần “Tài sản” được sắp xếp theo nội dung
kinh tế của các loại tài sản trong đơn vị (tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu,
tài sản cố định,…), thể hiện giá trị tài sản theo kết cấu hiện có đang thuộc quyền
quản lý, sử dụng của đơn vị tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Phần “Nguồn vốn” phản ánh nguồn hình thành của tài sản tại thời điểm
cuối kỳ kế toán. Các chỉ tiêu ở phần “Nguồn vốn” được sắp xếp theo từng nguồn
hình thành tài sản (Nợ phải trả, tài sản thuần), thể hiện trách nhiệm pháp lý của
đơn vị đối với nguồn hình thành tài sản đơn vị đang quản lý. Số liệu các chỉ tiêu
phản ánh trên phần “Nguồn vốn” phản ánh qui mô tài chính, thực trạng tài chính
cũng như tính tự chủ tài chính của đơn vị.

Minh hoạ mẫu báo cáo tình hình tài chính của đơn vị. (Phụ lục 1)

Nội dung một số chỉ tiêu chủ yếu trên báo cáo tình hình tài chính:

- Chỉ tiêu Tổng cộng tài sản (Mã số 50) là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng
giá trị của tài sản hiện có của đơn vị tại thời điểm báo cáo, bao gồm: Tiền, đầu
tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, đầu tư tài chính dài hạn,
tài sản cố định, xây dựng cơ bản dở dang và tài sản khác.

544
- Chỉ tiêu Tổng cộng nguồn vốn (Mã số 80) là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh
tổng số các nguồn vốn hình thành tài sản của đơn vị tại thời điểm báo cáo, bao
gồm nợ phải trả và tài sản thuần.

+ Chỉ tiêu Nợ phải trả (Mã số 60) là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ
số nợ phải trả của đơn vị hành chính sự nghiệp tại thời điểm báo cáo, bao gồm
các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản nhận trước của khách hàng, các
khoản phải trả nội bộ, phải trả nợ vay, các khoản tạm thu, các quỹ đặc thù, các
khoản nhận trước chưa ghi thu và các khoản nợ phải trả khác.

+ Chỉ tiêu Tài sản thuần (Mã số 70) là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị
các tài sản thuần của đơn vị tại ngày lập báo cáo tài chính, bao gồm: Nguồn vốn
kinh doanh ở đơn vị sự nghiệp công lập có có tổ chức hoạt động sản xuất, kinh
doanh và có hình thành nguồn vốn kinh doanh riêng; thặng dư/thâm hụt lũy kế
của tất cả các hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp tại ngày lập báo cáo tài
chính, các quỹ của đơn vị hành chính sự nghiệp được trích lập theo cơ chế tài
chính và các tài sản thuần khác như chênh lệch tỷ giá hối đoái, nguồn cải cách
tiền lương.

 Báo cáo kết quả hoạt động

Báo cáo kết quả hoạt động là báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình và kết
quả các hoạt động của đơn vị trong một năm tài chính.

Nội dung và kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động thể hiện qua hệ thống
các chỉ tiêu phản ánh doanh thu, chi phí, thặng dư (thâm hụt) và nghĩa vụ thuế
thu nhập doanh nghiệp của đơn vị. Báo cáo kết quả hoạt động được kết cấu dưới
dạng tổng hợp số phát sinh trên các tài khoản kế toán, các chỉ tiêu được sắp xếp
theo yêu cầu quản lý. Báo cáo kết quả hoạt động phản ánh kết quả từng hoạt
động trong đơn vị. Với các đơn vị hành chính sự nghiệp, báo cáo kết quả hoạt
động được chia thành các phần tương ứng với các hoạt động: Hoạt động hành
chính sự nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, hoạt động tài chính và

545
hoạt động khác. Các chỉ tiêu trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động bao gồm:
Doanh thu, chi phí, thặng dư (thâm hụt) hay lợi nhuận.

Minh hoạ mẫu Báo cáo kết quả hoạt động của đơn vị. (Phụ lục 2).

Nội dung một số chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động:

(I) Hoạt động hành chính sự nghiệp:

Hoạt động hành chính sự nghiệp là hoạt động thực hiện chức năng nhiệm
vụ được giao của đơn vị hành chính sự nghiệp. Các chỉ tiêu trình bày trong hoạt
động này bao gồm: Doanh thu (Mã số 01); Chi phí (Mã số 05) và Thặng
dư/thâm hụt (Mã số 09).

- Chỉ tiêu doanh thu (Mã số 01)phản ánh doanh thu hoạt động của đơn vị
từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn viện trợ, vay nợ, nguồn phí khấu trừ để lại.

- Chỉ tiêu chi phí (Mã số 05) phản ánh chi phí hoạt động hành chính sự
nghiệp, chi phí từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài, chi phí hoạt động thu phí
phát sinh trong năm báo cáo.

- Chỉ tiêu thặng dư/thâm hụt (Mã số 09) phản ánh chênh lệch giữa doanh
thu và chi phí phát sinh trong năm đối với hoạt động hành chính sự nghiệp của
đơn vị.

Mã số 09 = Mã số 01 - Mã số 05

(II) Hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ:

Hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ là các hoạt động phát sinh trong
năm của các đơn vị sự nghiệp có phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh, cung
ứng dịch vụ. Các chỉ tiêu trình bày trong hoạt động này bao gồm: Doanh thu (Mã
số 10); Chi phí (Mã số 11) và Thặng dư/thâm hụt (Mã số 12).

- Chỉ tiêu doanh thu (Mã số 10) phản ánh tổng doanh thu từ hoạt động sản
xuất kinh doanh, dịch vụ phát sinh trong năm của đơn vị sự nghiệp.

546
- Chỉ tiêu chi phí (Mã số 11) phản ánh tổng chi phí phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh dịch vụ trong năm của đơn vị sự nghiệp.

- Chỉ tiêu thặng dư/ thâm hụt (Mã số 12) phản ánh chênh lệch giữa doanh
thu và chi phí phát sinh trong năm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
của đơn vị.

Mã số 12 = Mã số 10 - Mã số 11

(III) Hoạt động tài chính:

- Chỉ tiêu doanh thu (Mã số 20) phản ánh doanh thu tài chính của đơn vị
phát sinh trong năm theo quy định như lãi tiền gửi ngân hàng, lãi đầu tư trái
phiếu, tín phiếu; chiết khấu thanh toán, Cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản
doanh thu tài chính khác.

- Chỉ tiêu chi phí (Mã số 21) phản ánh chi phí hoạt động tài chính phát
sinh trong năm theo quy định như khoản chi phí liên quan trực tiếp đến ngân
hàng như phí chuyển tiền, rút tiền; các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu
tư tài chính; chi phí đi vay vốn; chiết khấu thanh toán cho người mua; các khoản
chi phí tài chính khác...

- Chỉ tiêu thặng dư/ thâm hụt (Mã số 22) phản ánh chênh lệch giữa doanh
thu và chi phí đối với hoạt động tài chính của đơn vị trong năm.

Mã số 22 = Mã số 20 - Mã số 21

(III) Hoạt động khác:

- Chỉ tiêu thu nhập khác (Mã số 30) phản ánh các khoản thu nhập khác
của đơn vị phát sinh trong năm theo quy định của cơ chế tài chính như thu thanh
lý nhượng bán tài sản cố định, chênh lệch giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại
của TSCĐ, khoản thu phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế; khoản tiền
bảo hiểm được các tổ chức bảo hiểm bồi thường.

547
- Chỉ tiêu chi phí khác (Mã số 31) phản ánh các khoản chi phí khác trong
năm để thực hiện nhiệm vụ được giao của đơn vị theo quy định như chi về thanh
lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình, chênh lệch giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại
của TSCĐ, các khoản tiền đơn vị bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.

- Chỉ tiêu thặng dư/ thâm hụt (Mã số 32) phản ánh chênh lệch giữa doanh
thu và chi phí đối với các hoạt động khác của đơn vị trong năm.

Mã số 32 = Mã số 30- Mã số 31

(V) Chỉ tiêu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 40):

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị phát
sinh trong năm, bao gồm tổng số chi phí thuế tính trên thu nhập của hoạt động
sản xuất kinh doanh dịch vụ.

(VI) Chỉ tiêu thặng dư/thâm hụt trong năm (Mã số 50):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng thặng dư/thâm hụt của các hoạt động của đơn
vị sau khi đã trừ đi chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

Mã số 50 = Mã số 09 + Mã số 12 + Mã số 22 + Mã số 32 - Mã số 40

Số thặng dư/thâm hụt phân phối cho các nội dung theo qui định của cơ
chế tài chính được chi tiết qua các chỉ tiêu sau:

- Chỉ tiêu sử dụng kinh phí tiết kiệm của đơn vị hành chính (Mã số 51):
Phản ánh số đã phân phối từ nguồn kinh phí tiết kiệm của đơn vị hành chính
theo quy định của cơ chế tài chính, bao gồm chi bổ sung thu nhập cho cán bộ
công chức và người lao động, chi khen thưởng, chi cho các hoạt động phúc lợi
tập thể.

- Chỉ tiêu phân phối cho các quỹ (Mã số 52): phản ánh số phân phối từ
chênh lệch thu- chi thường xuyên cho các quỹ theo quy định của chế độ tài
chính;

548
- Chỉ tiêu kinh phí cải cách tiền lương (Mã số 53): phản ánh số phân phối
từ chênh lệch thu- chi thường xuyên vào kinh phí cải cách tiền lương theo quy
định

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính phản ánh dòng tiền vào,
dòng tiền ra trong năm báo cáo và số dư tiền tại ngày lập báo cáo của đơn vị.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin về sự thay đổi tiền của đơn vị, qua
đó giúp cho người sử dụng báo cáo có thể đánh giá việc đơn vị tạo ra tiền để
phục vụ cho các hoạt động và cách thức đơn vị sử dụng số tiền đó.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày thành ba phần tương ứng với
dòng tiền từ các hoạt động của đơn vị. Với các đơn vị hành chính sự nghiệp, báo
cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày: Dòng tiền từ hoạt động chính, dòng tiền
từ hoạt động tài chính, dòng tiền từ hoạt động đầu tư. Việc phân loại theo các
hoạt động là cần thiết nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho phép người sử dụng
báo cáo có thể đánh giá ảnh hưởng của từng hoạt động này đến tình hình tài
chính cũng như lượng tiền của đơn vị.

Hoạt động chính là các hoạt động cơ bản chủ yếu của đơn vị. Với các đơn
vị hành chính sự nghiệp, hoạt động chính là hoạt động thực hiện chức năng
nhiệm vụ nhà nước giao. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động chính bao gồm: (i)
Tiền thu từ NSNN cấp cho đơn vị bao gồm kinh phí cấp cho hoạt động thường
xuyên, không thường xuyên của đơn vị; (ii) Tiền thu từ nguồn viện trợ, vay nợ
nước ngoài; (iii) Tiền thu được từ các khoản phí, lệ phí; (iv) Tiền thu được từ
hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và tiền thu khác của đơn vị.

Hoạt động đầu tư là hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, chuyển
nhượng các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác. Dòng tiền phát sinh từ
hoạt động đầu tư bao gồm dòng tiền vào, dòng tiền ra có liên quan đến hoạt
động đầu tư, mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản dài
hạn khác.
549
Hoạt động tài chính là các hoạt động tạo ra sự thay đổi về quy mô và cơ
cấu tài sản thuần/vốn chủ sở hữu và vốn vay của đơn vị trong trường hợp đơn vị
được phép đi vay hoặc có các hoạt động đầu tư tài chính. Dòng tiền phát sinh từ
hoạt động tài chính bao gồm dòng tiền vào và dòng tiền ra có liên quan đến tăng,
giảm tài sản thuần/ vốn chủ sở hữu (tiền nhận góp vốn, tiền hoàn trả vốn góp, cổ
tức, lợi nhuận đã trả cho các chủ sở hữu) và nợ phải trả (tiền vay ngắn hạn, vay
dài hạn đã nhận; tiền hoàn trả gốc vay).

Các chỉ tiêu trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm: Các
khoản thu, các khoản chi, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động. Về mặt bản chất,
quá trình lưu chuyển tiền tệ trong đơn vị dựa trên quan hệ cân đối của dòng tiền
trong kỳ, thể hiện qua phương trình:

Tiền tồn + Tiền thu = Tiền chi + Tiền tồn

đầu kỳ trong kỳ trong kỳ cuối kỳ

Minh hoạ mẫu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. (Phụ lục 3)

Cơ sở số liệu lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

- Báo cáo tình hình tài chính

- Báo cáo kết quả hoạt động

- Thuyết minh báo cáo tài chính

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của năm trước.

- Sổ kế toán chi tiết tài khoản 111- Tiền mặt, TK 112- Tiền gửi ngân
hàng, kho bạc, TK 113- Tiền đang chuyển và sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi
tiết của các tài khoản liên quan khác và tài liệu khác có liên quan trong năm báo
cáo

Nội dung một số chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền

(I) Lưu chuyển tiền từ hoạt động chính:

550
- Chỉ tiêu các khoản thu (Mã số 01)

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các khoản đã thu bằng tiền phát sinh
trong kỳ báo cáo tại đơn vị, bao gồm: Tiền ngân sách nhà nước cấp (Mã số
02); Tiền thu từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài (Mã số 03); Tiền thu từ
nguồn phí, lệ phí (Mã số 04); Tiền thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch
vụ (Mã số 05); Tiền thu khác (Mã số 06).

Mã số 01 = Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06

- Chỉ tiêu các khoản chi (Mã số 10)

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các khoản đã thực chi bằng tiền phát sinh
trong kỳ báo cáo tại đơn vị, bao gồm: Tiền chi lương, tiền công và chi khác cho
nhân viên (Mã số 11); Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ (Mã số
12); Tiền chi khác (Mã số 13).

Mã số 10 = Mã số 11 + Mã số 12 + Mã số 13.

- Chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động chính (Mã số 20)

Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số
tiền chi ra từ hoạt động chính trong năm báo cáo.

Mã số 20 = Mã số 01 + Mã số 10

(II) Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư:

Chỉ tiêu lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư (Mã số 30)

Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số
tiền chi ra từ hoạt động đầu tư trong năm báo cáo. Chỉ tiêu này được tính bằng
tổng cộng số liệu các chỉ tiêu: Tiền thu từ thanh lý tài sản cố định (Mã số 21);
Thu từ các khoản đầu tư (Mã số 22); Chi XDCB, mua sắm TSCĐ (Mã số 23;
Chi đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 24).

Mã số 30 = Mã số 21 + Mã số 22 + Mã số 23 + Mã số 24.

(III) Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính:


551
Chỉ tiêu này chỉ phát sinh tại các đơn vị sự nghiệp có các hoạt động
đầu tư tài chính, được góp vốn và nhận vốn góp, được phép đi vay theo quy
định của cơ chế tài chính.

Chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (Mã số 40): phản
ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài
chính trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ
tiêu: Tiền thu từ các khoản đi vay (Mã số 31); Tiền nhận vốn góp (Mã số 32);
Tiền hoàn trả gốc vay (Mã số 33); Tiền hoàn trả vốn góp (Mã số 34) và chỉ tiêu
cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (Mã số 35).

Mã số 40 = Mã số 31 + Mã số 32 + Mã số 33 + Mã số 34 + Mã số 35.

(IV) Lưu chuyển tiền thuần trong năm (Mã số 50)

Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số
tiền chi ra từ cả ba loại hoạt động: Hoạt động chính, hoạt động đầu tư và hoạt
động tài chính của đơn vị trong năm báo cáo.

Mã số 50 = Mã số 10 + Mã số 30 + Mã số 40.

(V) Số dư tiền đầu kỳ (Mã số 60)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số liệu chỉ tiêu “Tiền” đầu kỳ báo cáo
(Mã số 01, cột “Số đầu năm” trên Báo cáo tình hình tài chính).

(VI) Ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá (Mã số 70): Chỉ tiêu này phản ánh
chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ của ngoại tệ tại thời điểm báo
cáo.

(VII) Số dư tiền cuối kỳ (Mã số 80): Chỉ tiêu này được tính bằng tổng
cộng số liệu các chỉ tiêu: Số dư tiền đầu kỳ (Mã số 60); Ảnh hưởng của chênh
lệch tỷ giá (Mã số 70).

Mã số 80 = Mã số 60 + Mã số 70

552
Đồng thời số liệu chỉ tiêu này bằng số liệu chỉ tiêu “Tiền”- Mã số 01, cột
“Số cuối năm” trên Báo cáo tình hình tài chính cùng năm đó.

 Thuyết minh Báo cáo tài chính

Thuyết minh Báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách
rời của Báo cáo tài chính, được lập nhằm cung cấp các giải thích và bổ sung
thông tin hoặc phân tích chi tiết các khoản mục được trình bày trong Báo cáo
tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và
thông tin về các khoản mục không đáp ứng tiêu chí được trình bày trong các báo
cáo trên.

Thuyết minh báo cáo tài chính được kết cấu thành các phần với những nội
dung chính sau đây:

- Thông tin khái quát về đơn vị: Các đơn vị phải mô tả các thông tin chi
tiết về đơn vị mình như tên đơn vị, quyết định thành lập, tên cơ quan trực tiếp
quản lý đơn vị, đơn vị cấp 1 thực hiện giao dự toán cho đơn vị; Loại hình đơn
vị; Các chức năng, nhiệm vụ chính của đơn vị đang thực hiện.

- Cơ sở lập báo cáo tài chính

- Các đơn vị phải trình bày tóm tắt một số các cơ sở chính để lập báo cáo
tài chính, bao gồm chế độ kế toán đang thực hiện, kỳ kế toán, đồng tiền hạch
toán, chính sách kế toán áp dụng.

- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo tình
hình tài chính;

- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả
hoạt động;

- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ;

Thuyết minh Báo cáo tài chính phải được trình bày một cách có hệ thống,

553
mỗi khoản mục trình bày trên báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt
động, báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải được dẫn chiếu tới các thông tin chi tiết
liên quan trên thuyết minh báo cáo tài chính.

Các chỉ tiêu phản ánh trên Thuyết minh Báo cáo tài chính được lập theo
quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán mà đơn vị áp dụng. Ngoài các thông tin
như mẫu biểu quy định, đơn vị có thể bổ sung các nội dung thuyết minh khác để
làm rõ hơn các chỉ tiêu đã trình bày trên các báo cáo tình hình tài chính, báo cáo
kết quả hoạt động, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Minh hoạ mẫu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. (Phụ lục 4)

Cơ sở số liệu lập Thuyết minh báo cáo tài chính:

- Căn cứ vào báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo;

- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp; Sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp
chi tiết có liên quan;

- Căn cứ vào Thuyết minh báo cáo tài chính năm trước;

- Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị và các tài liệu liên quan.

2. Phân tích báo cáo tài chính đơn vị sự nghiệp công lập

a) Mục đích phân tích báo cáo tài chính đơn vị sự nghiệp công lập

Có các diễn giải khác nhau về khái niệm phân tích báo cáo tài chính:

Thứ nhất, phân tích báo cáo tài chính là tổng thể các phương pháp được sử
dụng để đánh giá thực trạng tài chính, xu hướng diễn biến các hoạt động tài chính
đơn vị thông qua các thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính và các tài liệu
liên quan, cung cấp cho nhà quản lý và những đối tượng quan tâm cơ sở để đánh
giá và dự đoán về tài chính đơn vị, từ đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của
họ.

554
Thứ hai, phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối
chiếu và so sánh số liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ đã qua. Thông
qua việc phân tích báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin có
thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả hoạt động cũng như những rủi ro về tài chính
trong tương lai của đơn vị.

Thứ ba, phân tích báo cáo tài chính là hệ thống các phương pháp được sử
dụng để đánh giá thực trạng năng lực tài chính, xu hướng diễn biến các hoạt
động tài chính của đơn vị thông qua các thông tin được trình bày trên báo cáo tài
chính và các tài liệu khác, cung cấp cho nhà quản lý và những đối tượng quan
tâm cơ sở để đánh giá và dự toán về tài chính đơn vị. Trên cơ sở đó giúp các chủ
thể quản lý có quan tâm đến tài chính đơn vị đưa ra các quyết định quản lý đúng
đắn, phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm.

Phân tích báo cáo tài chính được diễn giải khác nhau nhưng đều thống
nhất rằng, phân tích báo cáo tài chính là cung cấp thông tin đánh giá và dự đoán
tình hình tài chính của đơn vị cho người sử dụng thông tin, giúp họ có những
quyết định đúng đắn và phù hợp. Từ đó, có thể rút ra khái niệm về phân tích báo
cáo tài chính đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

Phân tích báo cáo tài chính đơn vị sự nghiệp công lập là việc sử dụng các
phương pháp phù hợp để đánh giá, phân tích các chỉ tiêu tài chính và thông tin
liên quan đến tài chính đơn vị sự nghiệp công lập. Qua đó, cung cấp cho chủ thể
quan tâm những thông tin về tình hình hiện tại cũng như xu hướng phát triển
của tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, giúp họ đưa ra quyết định phù hợp mục
tiêu của họ.

Phân tích báo cáo tài chính nhằm chỉ rõ thực trạng tài chính của đơn vị sự
nghiệp công lập: kết quả tài chính, biến động về kết quả tài chính, các nhân tố và
nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tài chính. Đồng thời, dự đoán tình hình tài
chính trong tương lai. Qua đó, cung cấp những thông tin thiết thực cho các nhà
quản trị, giúp họ có căn cứ thực tiễn cho các quyết định quản trị.
555
Đối với nhà quản trị: Nhà quản trị là những người trực tiếp điều hành,
quản lý và đưa ra các quyết định đảm bảo sự tồn tại và phát triển của đơn vị sự
nghiệp công lập. Vì vậy, các nhà quản trị phải là những người cần hiểu rõ tình
hình tài chính của đơn vị và nhu cầu thông tin về tình hình tài chính đơn vị là một
nhu cầu tất yếu. Thông qua phân tích báo cáo tài chính của đơn vị mình quản lý,
các nhà quản trị nắm bắt được tình hình huy động vốn, tình hình đầu tư, cân đối
dòng tiền, khả năng sinh lời trong quá khứ và dự đoán tình hình tài chính tương
lai để từ đó xác định các mặt mạnh, mặt yếu, đưa ra các quyết định quản trị đúng
đắn, kịp thời.

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Phân tích báo cáo tài chính đơn vị
sự nghiệp công lập giúp cho việc thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của nhà
nước đối với nền kinh tế. Các cơ quan quản lý nhà nước phân tích báo cáo tài
chính đơn vị để biết được đơn vị có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước
hay không, có tuân thủ đầy đủ các qui định quản lý tài chính hiện hành hay
không. Đánh giá tác động của chính sách đến tình hình tài chính của đơn vị để
kịp thời điều chỉnh, tạo điều kiện cho đơn vị thực hiện nhiệm vụ và không
ngừng phát triển.

Đối với các đối tượng khác: Phân tích báo cáo tài chính đơn vị để thấy rõ
thực trạng, triển vọng của đơn vị làm căn cứ cho các quyết định liên quan đến
mối quan hệ kinh tế đối với đơn vị.

b) Phương pháp phân tích báo cáo tài chính đơn vị sự nghiệp công lập

Để phân tích báo cáo tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, nhà phân
tích có thể sử dụng một hay tổng hợp các phương pháp khác nhau trong hệ
thống các phương pháp phân tích báo cáo tài chính. Những phương pháp phân
tích báo cáo tài chính được sử dụng phổ biến là: phương pháp so sánh, phương
pháp phân chia (chi tiết), phương pháp phân tích nhân tố.

Phương pháp so sánh

556
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân
tích báo cáo tài chính. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần lưu ý đến điều kiện
so sánh, gốc so sánh và các dạng so sánh đảm bảo cho kết quả so sánh thực sự
có ý nghĩa trong việc cung cấp thông tin.

Thứ nhất, về điều kiện so sánh: Để tiến hành so sánh thì cần có ít nhất hai
đại lượng; các đại lượng phải đảm bảo tính chất so sánh được, cần thống nhất về
nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian
và đơn vị đo lường.

Thứ hai, về gốc để so sánh: Xuất phát từ mục đích của phân tích để lựa
chọn gốc so sánh phù hợp. Cụ thể:

- Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc
so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước. Để phát hiện
tính quy luật về sự biến đổi của mỗi hiện tượng tài chính, nhà phân tích dựa trên
số liệu báo cáo tài chính của nhiều năm và chọn năm đầu tiên để làm gốc, so
sánh các năm còn lại với năm gốc, dựa trên quy luật số lớn để xem xét sự biến
động theo thời gian, nếu có tính chu kỳ có nghĩa là có quy luật biến động. Khi
phân tích dựa trên số liệu báo cáo tài chính nhiều năm còn có thể so sánh mang
tính liên tục năm sau so với năm trước để phát hiện sự biến động về đối tượng
nghiên cứu.

- Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc so
sánh là trị số kế hoạch, dự toán của chỉ tiêu phân tích. Khi đó, nhà phân tích tiến
hành so sánh giữa thực tế với kế hoạch, dự toán của chỉ tiêu. Kết quả này không
chỉ kiểm tra tình hình thực hiện mục tiêu mà còn đánh giá được chất lượng của
công tác lập dự toán, lập kế hoạch tài chính.

- Khi xác định vị trí, thứ hạng của đơn vị thì gốc so sánh được xác định là
trị số của các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trung bình của ngành, các tiêu chuẩn,
thang điểm xếp hạng của tổ chức đánh giá, xếp hạng chuyên nghiệp công bố hay
chỉ tiêu tài chính của đơn vị khác.
557
Thứ ba, về các dạng so sánh

Các dạng so sánh phổ biến là so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. So
sánh tuyệt đối là xem xét mức biến động tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu so với
gốc so sánh; so sánh tương đối là xem xét tỷ lệ biến động của chỉ tiêu nghiên
cứu so với gốc so sánh.

- Phương pháp phân chia (chi tiết)

Phương pháp chi tiết được sử dụng để nghiên cứu sâu các bộ phận cấu thành
trong một tổng thể nhằm phục vụ cho mục tiêu nhận thức quá trình và kết quả đó
dưới những khía cạnh khác nhau phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đối
tượng trong từng thời kỳ.

Điều kiện vận dụng phương pháp chi tiết: Đối tượng nghiên cứu được
lượng hoá dưới dạng các chỉ tiêu phân tích tổng hợp và xác định được không
gian, thời gian, hay nội dung cấu thành của chỉ tiêu.

Nội dung phương pháp chi tiết: nhà phân tích có thể chi tiết chỉ tiêu tổng
hợp theo những tiêu thức sau:

- Chi tiết theo yếu tố cấu thành của chỉ tiêu: là việc chia nhỏ chỉ tiêu tổng
hợp thành các bộ phận cấu thành nên bản thân chỉ tiêu đó, là cơ sở đánh giá vai
trò từng bộ phận cấu thành, để nhận thức đúng đắn nội dung của chỉ tiêu tổng
hợp.

- Chi tiết theo thời gian phát sinh của chỉ tiêu: là việc chia nhỏ chỉ tiêu
tổng hợp theo trình tự thời gian phát sinh, phát triển và tạo ra kết quả, là cơ sở
đánh giá nhịp độ phát triển, tính thời vụ, khả năng cân đối trong quá trình hoạt
động.

- Chi tiết theo không gian phát sinh của của chỉ tiêu là việc chia nhỏ chỉ
tiêu tổng hợp theo địa điểm phát sinh và phát triển của chỉ tiêu, là cơ sở để đánh
giá vị trí, vai trò của từng đơn vị, bộ phận đối với kết quả chung.

- Phương pháp phân tích nhân tố


558
Là các phương pháp được sử dụng nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân
tố đến chỉ tiêu tài chính cần phân tích. Trên cơ sở mối quan hệ giữa chỉ tiêu
được sử dụng để phân tích và các nhân tố ảnh hưởng được thiết lập bởi công
thức toán học, mà sử dụng hệ thống các phương pháp xác định mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố.

Các phương pháp phân tích nhân tố chủ yếu, gồm: phương pháp mô hình
Dupont, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch, phương
pháp cân đối.

- Phương pháp mô hình Dupont

Là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ liên kết giữa các chỉ tiêu
tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạt
các biến số. Chính nhờ mối liên kết giữa các chỉ tiêu mà người ta có thể phát
hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự
logic chặt chẽ. Đây là phương pháp phân tích có tính ứng dụng cao trong phân
tích báo cáo tài chính. Phương pháp mô hình Dupont thường được sử dụng trong
phân tích hiệu quả kinh doanh.

- Phương pháp thay thế liên hoàn: được sử dụng khi phương trình xác
định chỉ tiêu thể hiện dạng tích, thương. Nếu là phương trình tích thì các nhân tố
được sắp sếp theo trình tự: nhân tố số lượng đứng trước nhân tố chất lượng,
trường hợp có nhiều nhân tố số lượng thì nhân tố chủ yếu đứng trước nhân tố
thứ yếu. Lần lượt thay thế các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang giá trị kỳ phân tích
(nhân tố nào đã được thay thế mang giá trị thực tế từ đó còn những nhân tố khác
giữ nguyên ở kỳ gốc) để xác định trị số của chỉ tiêu khi thay thế mỗi nhân tố.
Khi đó, xác định mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố bằng chênh lệch của trị số
chỉ tiêu khi thay thế nhân tố đó với trị số của chỉ tiêu thay thế nhân tố đứng
trước liền lề.

559
Trong cả quá trình thay thế liên hoàn, trình tự xắp xếp các nhân tố không
được đảo lộn.Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải đúng bằng đối
tượng phân tích cụ thể.

- Phương pháp số chênh lệch: là hệ quả của phương pháp thay thế liên
hoàn áp dụng trên cơ sở tuân thủ trình tự sắp xếp các nhân tố và bằng kỹ thuật
đặt thừa số chung nhằm đơn giản hoá trong tính toán khi số liệu không quá phức
tạp.

- Phương pháp cân đối: là phương pháp được sử dụng để xác định mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố nếu chỉ tiêu phân tích có quan hệ với nhân tố ảnh
hưởng dưới dạng tổng hoặc hiệu. Mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố được xác
định bằng chênh lệch giữa giá trị kỳ phân tích với giá trị kỳ gốc của nhân tố ấy.
Tuy nhiên cần lưu ý đến quan hệ thuận chiều hay ngược chiều giữa nhân tố ảnh
hưởng với chỉ tiêu phân tích.

Sau khi xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, để có đánh giá và
dự đoán hợp lý, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định và cách thức thực hiện các
quyết định cần giải quyết các vấn đề như: chỉ rõ mức độ ảnh hưởng, xác định tính
chất chủ quan, khách quan của từng nhân tố ảnh hưởng, cách đánh giá và dự đoán
cụ thể, đồng thời xác định ý nghĩa của nhân tố tác động đến chỉ tiêu đang nghiên
cứu.

c) Nội dung phân tích báo cáo tài chính đơn vị sự nghiệp công lập

* Phân tích báo cáo tình hình tài chính

Căn cứ vào thông tin được cung cấp từ báo cáo tình hình tài chính, nhà
phân tích có thể thực hiện các nội dung: phân tích tích tình hình nguồn vốn,
phân tích tình hình tài sản và phân tích thông qua các hệ số tài chính.

- Phân tích tình hình nguồn vốn

Phân tích tình hình nguồn vốn là đánh giá tình hình huy động nguồn vốn
về quy mô, cơ cấu và sự biến động. Phân tích tình hình nguồn vốn cung cấp
560
thông tin cho nhà quản trị về khả năng huy động vốn, về mức độ độc lập về tài
chính, thấy được sự đóng góp từng nguồn vốn và trách nhiệm cũng như yêu cầu
quản lý của đơn vị đối với từng bộ phận nguồn vốn. Cơ sở số liệu phục vụ phân
tích dựa vào các chỉ tiêu nguồn vốn của báo cáo tình hình tài chính. Chỉ tiêu
phân tích là các chỉ tiêu nguồn vốn trên báo cáo tình hình tài chính thể hiện dưới
dạng quy mô và tỷ trọng.

- Phân tích cơ cấu nguồn vốn: Là xác định tỷ trọng của từng chỉ tiêu
nguồn vốn trong tổng số, đồng thời so sánh tỷ trọng từng chỉ tiêu nguồn vốn
giữa cuối kỳ với đầu kỳ. Qua đó đánh giá tình hình huy động vốn của đơn vị,
mức độ mạo hiểm tài chính thông qua chính sách đó. Trong tổng nguồn vốn, nếu
tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng tài sản thuần thì mức độ nợ cao, mức độ
độc lập về tài chính thấp và ngược lại.

- Phân tích sự biến động nguồn vốn: Thông qua việc so sánh giữa cuối kỳ
với đầu kỳ cả về số tuyệt đối và số tương đối của tổng nguồn vốn, từng chỉ tiêu
nguồn vốn. Qua đó, đánh giá khái quát về khả năng huy động vốn của đơn vị và
đánh giá chi tiết sự biến động từng chỉ tiêu nguồn vốn.

561
Bảng 1.1: Bảng phân tích tình hình nguồn vốn

Cuối kỳ
Số cuối kỳ Số đầu kỳ
So với đầu kỳ
TT Chỉ tiêu
Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Tỷ
tiền trọng tiền trọng tiền lệ trọng
I Nợ phải trả
1 Phải trả nhà cung cấp
2 Các khoản nhận trước của khách hàng
3 Phải trả nội bộ
4 Phải trả nợ vay
5 Tạm thu
6 Các quỹ đặc thù
7 Các khoản nhận trước chưa ghi thu
8 Nợ phải trả khác
II Tài sản thuần
1 Nguồn vốn kinh doanh
2 Thặng dư / thâm hụt lũy kế
3 Các quỹ
4 Tài sản thuần khác
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

Phân tích tình hình biến động nguồn vốn đối với đơn vị sự nghiệp công
lập nhằm thấy rõ sự thay đổi nguồn vốn là do nội lực hay từ các khoản nợ từ nhà
nước, các đối tượng khác như đơn vị cấp trên, người lao động, cơ quan bảo
hiểm, nhà cung cấp… Phân tích cơ cấu nguồn vốn để chỉ rõ trách nhiệm pháp lý
của đơn vị đối với nguồn vốn thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.

- Phân tích tình hình tài sản

Phân tích tình hình tài sản là đánh giá về cơ cấu tài sản và sự biến động
quy mô, cơ cấu tài sản và các nguyên nhân tác động. Phân tích sự biến động và
cơ cấu tài sản giúp cho nhà quản lý quản lý biết được tình hình tăng giảm tài
562
sản, phân bổ tài sản của đơn vị, biết được việc quản lý và sử dụng tài sản của
đơn vị trong kỳ có hợp lý hay không? các nguyên nhân nào ảnh hưởng đến sự
biến động và cơ cấu của tài sản. Từ đó, giúp cho nhà quản trị có các biện pháp
để quản lý và sử dụng tài sản phù hợp. Cơ sở số liệu phục vụ phân tích dựa vào
các chỉ tiêu tài sản của báo cáo tình hình tài chính. Chỉ tiêu phân tích là các chỉ
tiêu tài sản trên báo cáo tình hình tài chính thể hiện dưới dạng quy mô và tỷ
trọng.

Phân tích cơ cấu tài sản: Xác định tỷ trọng của từng chỉ tiêu tài sản trong
tổng tài sản đồng thời so sánh tỷ trọng từng chỉ tiêu tài sản giữa cuối kỳ với đầu
kỳ. Qua đó, đánh giá cơ cấu tài sản và sự biến động của cơ cấu tài sản từ khái
quát đến chi tiết.

Phân tích sự biến động tài sản: Thông qua việc so sánh giữa cuối kỳ với
đầu kỳ cả về số tuyệt đối và số tương đối của tổng tài sản, từng chỉ tiêu tài sản.
Qua đó đánh giá khái quát sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực hoạt
động của đơn vị và đánh giá chi tiết sự biến động của từng chỉ tiêu tài sản.

Khi phân tích tình hình tài sản, nhà phân tích cần chú ý đến đặc điểm đặc
thù của đơn vị. Bên cạnh đó, nhà phân tích cần quan tâm đến tác động của các
loại tài sản đối với quá trình hoạt động và chính sách tài chính của đơn vị trong
việc tổ chức huy động vốn. Cụ thể: Sự biến động của tiền và đầu tư tài chính ngắn
hạn ảnh hưởng đến khả năng ứng phó đối với các khoản nợ đến hạn; sự biến động
của hàng tồn kho chịu ảnh hưởng lớn bởi quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu
dự trữ đến khâu bán hàng; sự biến động của các khoản phải thu chịu ảnh hưởng
của công việc thanh toán và chính sách tín dụng của đơn vị đối với khách hàng;
sự biến động của tài sản cố định cho thấy quy mô và năng lực hoạt động của đơn
vị.

563
Bảng 1.2: Bảng phân tích tình hình tài sản

Cuối kỳ so với
Số cuối kỳ Số đầu kỳ
ST đầu kỳ
Chỉ tiêu
T Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Tỷ
tiền trọng tiền trọng tiền lệ trọng
I Tiền
II Đầu tư tài chính ngắn hạn
III Các khoản phải thu
1 Phải thu khách hàng
2 Trả trước cho người bán
3 Phải thu nội bộ
4 Các khoản phải thu khác
IV Hàng tồn kho
V Đầu tư tài chính dài hạn
VI Tài sản cố định
1 Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá
- Khấu hao và hao mòn lũy kế
2 Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá
- Khấu hao và hao mòn lũy kế
VII Xây dựng cơ bản dở dang
VII
Tài sản khác
I
TỔNG CỘNG TÀI SẢN

- Phân tích các hệ số tài chính từ báo cáo tình hình tài chính

Từ các chỉ tiêu tài sản, nguồn vốn trên báo cáo tình hình tài chính, nhà
phân tích có thể phân tích mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn thông qua các
hệ số tài chính. Các hệ số tài chính gồm 02 nhóm chủ yếu: (i) Các hệ số tài

564
chính phản ánh tình hình công nợ; (ii) Các hệ số tài chính phản ánh khả năng
thanh toán.

 Các hệ số phản ánh tình hình công nợ

Phân tích tình hình công nợ thông qua các hệ số nhằm đánh giá mức độ
nợ, xem xét tính chất hợp lý của các khoản công nợ. Phân tích tình hình công nợ
giúp cho các nhà quản trị biết được tình trạng công nợ của đơn vị. Qua đó, nhà
quản trị sẽ đưa ra các biện pháp quản trị công nợ hợp lý nhất, đảm bảo cho tình
hình tài chính lành mạnh và hiệu quả.

Phân tích tình hình công nợ, nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu: hệ
số các khoản phải thu; hệ số các khoản phải trả; hệ số các khoản phải thu so với
các khoản phải trả.

+ Chỉ tiêu hệ số các khoản phải thu phản ánh mức độ bị chiếm dụng vốn
của đơn vị. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng giá trị tài sản của đơn vị có bao
nhiêu phần vốn bị chiếm dụng.

Hệ số các Các khoản phải thu


=
khoản phải thu Tổng tài sản

+ Chỉ tiêu hệ số các khoản phải trả phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn
của đơn vị. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng giá trị tài sản của đơn vị có bao
nhiêu phần được tài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng.

Các khoản phải trả


Hệ số các
=
khoản phải trả
Tổng tài sản

Chú ý: khi tính các khoản phải trả không bao gồm “Các khoản nhận trước
chưa ghi doanh thu”. Vì đây là khoản NSNN cấp hình thành nên TSCĐ và Hàng
tồn kho.
565
+ Chỉ tiêu hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả cho biết đơn
vị có đang bị chiếm dụng nhiều hơn hay ít hơn đi chiếm dụng. Qua đó, đánh giá
tình hình công nơ đang có lợi hay bất lợi đối với đơn vị.

Hệ số các khoản phải thu so Các khoản phải thu


=
với các khoản phải trả Các khoản phải trả

Tiến hành so sánh các chỉ tiêu giữa cuối kỳ với đầu kỳ và đối chiếu với
chỉ tiêu của đơn vị khác để đánh giá về tình hình công nợ của đơn vị và phân
tích rõ các nguyên nhân ảnh hưởng.

Bảng 1.3: Phân tích tình hình công nợ của đơn vị

Cuối Đầu Chênh lệch Chênh lệch


Chỉ tiêu
năm năm tuyệt đối tỷ lệ (%)
1. Hệ số các khoản phải thu
2. Hệ số các khoản phải trả
3. Hệ số các khoản phải thu so
với các khoản phải trả

 Các hệ số phản ánh khả năng thanh toán


Phân tích khả năng thanh toán thông qua các hệ số nhằm đánh giá khả
năng ứng phó của đơn vị với các khoản nợ mà đơn vị có nghĩa vụ thanh toán.
Phân tích khả năng thanh toán giúp cho các nhà quản trị biết được đơn vị có khả
năng thanh toán hay không? Đơn vị có khả năng thanh toán tốt thì tình hình tài
chính của đơn vị càng lành mạnh và ngược lại, khả năng thanh toán kém thì tình
hình tài chính sẽ không lành mạnh.

Khả năng thanh toán của đơn vị phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các
khoản có khả năng thanh toán với các khoản nợ phải thanh toán. Khi phân tích
khả năng thanh toán, nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Hệ số khả năng thanh = Tổng tài sản

566
toán tổng quát Nợ phải trả

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản hiện có để thanh toán
các khoản nợ của đơn vị. Chỉ tiêu cho biết mức độ đảm bảo thanh toán các
khoản nợ. Hệ số khả năng thanh toán càng lớn hơn 1 thì đơn vị có thể chủ động
trong thanh toán nợ.

Hệ số khả năng Tài sản ngắn hạn


=
thanh toán ngắn hạn Nợ phải trả ngắn hạn

Trong đó, tài sản ngắn hạn bao gồm tiền, hàng tồn kho, đầu tư tài chính
ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, tài sản ngắn hạn khác. Nợ phải trả ngắn
hạn bao gồm nhận trước của khách hàng, phải trả nhà cung cấp, các khoản tạm
thu, các quỹ đặc thù, các khoản nhận trước chưa ghi thu hình thành giá trị vật tư
nhập kho, các khoản nợ phải trả ngắn hạn khác.

Hệ số khả năng Tiền và các khoản tương đương tiền
=
thanh toán nhanh Nợ phải trả ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải
trả bằng tiền và tương đương tiền. Chỉ tiêu cho biết mức độ đảm bảo khả năng
thanh toán nhanh của đơn vị.

Tiến hành so sánh các chỉ tiêu giữa cuối kỳ với đầu kỳ và đối chiếu
với chỉ tiêu của đơn vị khác để đánh giá về tình hình khả năng của đơn vị và
phân tích rõ các nguyên nhân ảnh hưởng.

Bảng 1.4: Phân tích khả năng thanh toán của đơn vị

Chênh Chênh
Cuối Đầu
Chỉ tiêu lệch tuyệt lệch tỷ lệ
năm năm
đối (%)
1. Hệ số khả năng thanh toán
tổng quát

567
2. Hệ số khả năng thanh toán
ngắn hạn
3. Hệ số khả năng thanh toán
nhanh

 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động

Phân tích kết quả hoạt động giúp cho các nhà quản trị thấy được tiềm lực
của đơn vị trong quá trình hoạt động, cụ thể là đơn vị đang ở trong trạng thái
thặng dư hay thâm hụt và tình hình biến động về kết quả hoạt động, các nguyên
nhân tác động. Qua đó, nhà quản trị xác định được trọng điểm cần tăng cường
quản trị và có các biện pháp quản trị phù hợp nhằm gia tăng kết quả hoạt động, là
cơ sở quan trọng để gia tăng hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Phân tích báo cáo kết quả hoạt động được chia thành 3 nội dung: phân tích
tình hình doanh thu, thu nhập hoạt động; phân tích tình hình thặng dư (thâm hụt);
phân tích các hệ số tài chính.

- Phân tích tình hình doanh thu, thu nhập hoạt động

Phân tích tình hình doanh thu, thu nhập sử dụng các chỉ tiêu doanh thu, thu
nhập trên báo cáo kết quả hoạt động cả về tổng hợp và chi tiết theo từng hoạt
động.

Tổng doanh Doanh thu Doanh thu hoạt Doanh thu Thu
thu, thu nhập = hoạt động + động SXKD + hoạt động + nhập
hoạt động sự nghiệp dich vụ tài chính khác

Tiến hành so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước để xác định chênh
lệch cả số tuyệt đối và số tương đối, qua đó đánh giá khái quát và chi tiết tình hình
doanh thu, thu nhập hoạt động nói chung, của từng lĩnh vực hoạt động nói riêng.
Ngoài việc phân tích sự biến động về quy mô, nhà phân tích cần kết hợp phân tích cơ
cấu doanh thu, thu nhập hoạt động của đơn vị căn cứ vào tỷ trọng thu nhập của từng
hoạt động chiếm trong tổng số nhằm đánh giá sự phù hợp giữa kết quả hoạt động với

568
chức năng nhiệm vụ được giao, khả năng tận dụng năng lực, uy tín của đơn vị.

Doanh thu, thu nhập mỗi hoạt động chịu sự ảnh hưởng của các nguyên
nhân chủ quan và khách quan.

Doanh thu hoạt động sự nghiệp công lập phụ thuộc vào nguồn kinh phí
ngân sách nhà nước đặt hàng, nguồn viện trợ, vay nợ, nguồn phí khấu trừ để lại
để thực hiện nhiệm vụ được giao. Doanh thu hoạt động sự nghiệp công lập chủ
yếu phụ thuộc vào nhiệm vụ được giao dựa trên năng lực của đơn vị.

Doanh thu hoạt động SXKD dịch vụ của đơn vị sự nghiệp phụ thuộc vào
khối lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng ngoài nhiệm vụ được giao. Do vậy, chất
lượng, giá cả sản phẩm dịch vụ và năng lực cạnh tranh của đơn vị là yếu tố quyết
định đến doanh thu hoạt động SXKD dịch vụ.

Doanh thu hoạt động tài chính chủ yếu phụ thuộc vào nguồn tài chính
nhàn rỗi và chính sách đầu tư tiền nhàn rỗi của đơn vị.

Bảng 1.5: Phân tích tình hình doanh thu, thu nhập hoạt động

Kỳ này so với
Kỳ này Kỳ trước
kỳ trước
STT Chỉ tiêu Số
Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Tỷ
tiề
trọng tiền trọng tiền lệ trọng
n
Doanh thu hoạt động sự
1
nghiệp
Doanh thu hoạt động
2
SXKD dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài
3
chính
4 Thu nhập khác
Doanh thu, thu nhập
hoạt động

569
- Phân tích tình hình thặng dư (thâm hụt)

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, chênh lệch giữa doanh thu, thu nhập
với chi phí bỏ ra được gọi thặng dư (nếu chênh lệch dương) và gọi là thâm hụt
(nếu chênh lệch âm). Thặng dư là cơ sở để đơn vị thực hiện nghĩa vụ thuế đối
với nhà nước, trích lập các quỹ của đơn vị và tăng thêm thu nhập cho người lao
động. Khi chênh lệch chi > thu thì đơn vị thiếu hụt nguồn tài chính cần thiết sẽ
ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động của đơn vị. Mục tiêu hàng đầu của các
đơn vị sự nghiệp công lập trước hết là thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao, đặt
hàng. Tuy nhiên, cùng với việc thực hiện nhiệm được giao thì việc tận dụng
năng lực, gia tăng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho xã hội cũng là xu hướng tất
yếu trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

Phân tích tình hình thặng dư (thâm hụt) của đơn vị sự nghiệp công lập
nhằm đánh giá tình hình quản trị chi phí trong quá trình hoạt động của đơn vị,
chỉ rõ các nguyên nhân ảnh hưởng. Từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị cần
thiết nhằm cải thiện tình hình quản trị chi phí.

Phân tích tình hình thặng dư (thâm hụt) là sử dụng chỉ tiêu thặng dư (thâm
hụt) ở phương diện tổng hợp và chi tiết.

Thặng dư Thặng dư Thặng dư Thặng dư Thặng dư


(thâm hụt) = (thâm hụt) + (thâm hụt) hoạt + (thâm hụt) + (thâm hụt)
của đơn vị hoạt động sự động SXKD hoạt động tài khác
nghiệp dịch vụ chính

Tiến hành so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước để xác định chênh
lệch cả số tuyệt đối và số tương đối, qua đó đánh giá khái quát và chi tiết tình
hình thặng dư (thâm hụt) hoạt động nói chung, của từng lĩnh vực hoạt động nói
riêng. Ngoài việc phân tích sự biến động về quy mô, nhà phân tích cần kết hợp
phân tích cơ cấu thặng dư của đơn vị căn cứ vào tỷ trọng thặng dư của từng hoạt
động chiếm trong tổng số nhằm đánh giá sự phù hợp giữa kết quả hoạt động với
chức năng nhiệm vụ được giao, khả năng tận dụng năng lực, uy tín của đơn vị.
570
Thặng dư (thâm hụt) mỗi hoạt động chịu sự ảnh hưởng của các nguyên
nhân chủ quan và khách quan tác động đến doanh thu, thu nhập và chi phí của
các hoạt động.

571
Bảng 1.6: Phân tích tình hình thặng dư (thâm hụt)
Kỳ Kỳ Chênh lệch
TT Chỉ tiêu s
này trước tỷ lệ (%)
Thặng dư (thâm hụt) hoạt động sự
1
nghiệp
Thặng dư (thâm hụt) hoạt động
2
SXKD dịch vụ
Thặng dư (thâm hụt) hoạt động tài
3
chính
4 Thặng dư (thâm hụt) hoạt động khác
Cộng thặng dư (thâm hụt)

(c) Phân tích kết quả hoạt động thông qua các hệ số tài chính

Phân tích kết quả hoạt động thông qua các hệ số tài chính là nghiên cứu
mối quan hệ giữa các đại lượng doanh thu, thu nhập; chi phí và thặng dư (thâm
hụt) nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động và hiệu quả quản trị chi phí. Các hệ
số tài chính gồm 2 nhóm: hệ số sinh lời hoạt động và hệ số chi phí.

Các hệ số sinh lời hoạt động bao gồm: hệ số thặng dư/thâm hụt trước thuế
trên tổng doanh thu; hệ số thặng dư/thâm hụt sau thuế trên tổng doanh thu; hệ số
thặng dư/thâm hụt trên doanh thu tính cho từng hoạt động.

Hệ số thặng dư/thâm hụt trước Thặng dư/thâm hụt trước thuế


=
thuế trên doanh thu Tổng doanh thu và thu nhập

Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng tổng doanh thu và thu nhập tạo ra có
bao nhiêu đồng thặng dư (thâm hụt)trước thuế, qua đó đánh giá khả năng sinh
lời của doanh thu trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế.

Hệ số thặng dư/thâm hụt Thặng dư/thâm hụt sau thuế


=
sau thuế trên doanh thu Tổng doanh thu và thu nhập

572
Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng tổng doanh thu và thu nhập tạo ra có
bao nhiêu đồng thặng dư (thâm hụt) sau thuế, qua đó đánh giá khả năng sinh lời
của doanh thu sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế.

Hệ số thặng dư/thâm hụt trên Thặng dư/thâm hụt từng hoạt động
=
doanh thu từng hoạt động
Doanh thu từng hoạt động

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của doanh thu cho từng
hoạt động.

Các hệ số chi phí phổ biến là: hệ số tổng chi phí/ trên tổng doanh thu; hệ
số chi phí trên doanh thu tính cho từng hoạt động.

Hệ số tổng chi phí Tổng chi phí hoạt động


=
trên doanh thu Tổng doanh thu và thu nhập

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá hiệu quả của chi phí trong quá trình hoạt
động của đơn vị.

Hệ số chi phí trên doanh Chi phí từng hoạt động


=
thu từng hoạt động Doanh thu từng hoạt động

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá hiệu quả của chi phí cho từng hoạt động.

Tiến hành so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc hoặc so sánh
với chi tiêu của các đơn vị trong cùng lĩnh vực để đánh giá hiệu quả hoạt động
của đơn vị.

573
Bảng 1.7: Phân tích kết quả hoạt động thông qua các hệ số

Chênh Chênh
Kỳ Kỳ
TT Chỉ tiêu lệch tuyệt lệch tỷ lệ
này trước
đối (%)
Hệ số thặng dư (thâm hụt) trước
1 thuế/tổng doanh thu, thu nhập hoạt
động
Hệ số thặng dư (thâm hụt) sau thuế/
2
tổng doanh thu, thu nhập hoạt động
Hệ số thặng dư (thâm hụt)/doanh
3
thu hoạt động HCSN
Hệ số thặng dư (thâm hụt)/doanh
4
thu hoạt động SXKD dịch vụ
Hệ số thặng dư (thâm hụt)/doanh
5
thu hoạt động tài chính
Hệ số thặng dư (thâm hụt)/ thu
6
nhập hoạt động khác
Hệ số tổng chi phí/tổng doanh thu,
7
thu nhập hoạt động
Hệ số chi phí /doanh thu hoạt động
8
HCSN
Hệ số chi phí/doanh thu hoạt động
9
SXKD dịch vụ
Hệ số chi phí/doanh thu hoạt động
10
tài chính
Hệ số chi phí/ thu nhập hoạt động
11
khác

* Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ là đánh giá quá trình tạo tiền và sử
dụng tiền của đơn vị trong quá trình hoạt động. Phân tích báo cáo lưu chuyển
tiền giúp cho các nhà quản trị biết được đơn vị đã tạo ra tiền bằng cách nào?
Hoạt động nào là hoạt động chủ yếu tạo ra tiền? Tiền được sử dụng cho những

574
mục đích gì và có hợp lý không? Tình hình cân đối dòng tiền của đơn vị như thế
nào? Qua đó, nhà quản trị của đơn vị đưa ra các quyết định quản trị dòng tiền
thích hợp nhất. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ thường được tiến hành với
những nội dung sau. (i) Phân tích tình hình tạo tiền; (ii) Phân tích tình hình lưu
chuyển tiền thuần; (iii) Phân tích các hệ số tài chính.

- Phân tích tình hình tạo tiền

Phân tích tình hình khả năng tạo tiền nhằm đánh giá khả năng tạo tiền và
mức độ đóng góp của từng hoạt động trong việc tạo tiền trong kỳ giúp các chủ thể
quản lý đánh giá được quy mô, cơ cấu dòng tiền và khả năng tạo ra tiền của đơn
vị.

Các chỉ tiêu phân tích tình hình khả năng tạo tiền gồm: Dòng tiền vào của
từng hoạt động và của toàn đơn vị, tỷ trọng dòng tiền vào của từng hoạt động.
Nội dung này chỉ phù hợp với đơn vị lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương
pháp trực tiếp.

Dòng tiền vào của từng hoạt động và của toàn đơn vị được xác định dựa
trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh dòng tiền vào trên báo cáo lưu chuyển
tiền tệ. Chỉ tiêu phản ánh tổng dòng tiền mà đơn vị đã thu được trong kỳ.

Tỷ trọng dòng tiền vào của từng hoạt động phản ánh mức độ đóng góp
của từng hoạt động trong việc tạo tiền của đơn vị.

Tỷ trọng dòng tiền thu vào Tổng tiền thu vào của từng hoạt động
= x 100
của từng hoạt động (%) Tổng số tiền thu vào của đơn vị

Sử dụng phương pháp chi tiết để phân chia tổng tiền thu vào của đơn vị
theo từng hoạt đông. Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh tổng tiền thu vào
của đơn vị, tiền thu vào từng hoạt động và tỷ trọng tiền thu từng hoạt động giữa
kỳ phân tích với kỳ gốc, giữa đơn vị phân tích với các đơn vị khác tương đương
trong ngành.

575
576
Bảng 1.8: Phân tích tình hình tạo tiền

Kỳ phân
Kỳ gốc Kỳ PT so với kỳ gốc
tích
STT Chỉ tiêu
Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ
Tỷ lệ
tiền trọng tiền trọng tiền trọng
1 Tiền thu từ HĐ chính

2 Tiền thu từ HĐĐT

3 Tiền thu từ HĐTC

Tổng tiền thu trong kỳ

- Phân tích tình hình lưu chuyển tiền thuần

Phân tích tình hình lưu chuyển tiền thuần (LCTT) nhằm đánh giá tình
hình cân đối dòng tiền của đơn vị. Tình hình lưu chuyển tiền thuần được phản
ánh thông qua chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần của từng hoạt động và lưu chuyển
tiền thuần của đơn vị.

LCTT từng Dòng tiền thu vào Dòng tiền chi ra


= -
hoạt động từng hoạt động từng hoạt động

LCTT LCTT hoạt LCTT hoạt LCTT hoạt


= + +
trong kỳ động chính động đầu tư động tài chính

Chỉ tiêu phản ánh khả năng ảnh hưởng của dòng tiền đến quy mô vốn
bằng tiền của đơn vị. Chỉ tiêu LCTT của đơn vị trong kỳ có thể xảy ra 1 trong 3
trường hợp: (1) >0; (2) <0; (3) = 0. Do vậy, LCTT làm cho quy mô vốn bằng
tiền sẽ tăng, hoặc giảm, hoặc không đổi. Khi phân tích cần lưu ý mối liên hệ lưu
chuyển tiền thuần giữa các hoạt động.

577
Sử dụng phương pháp chi tiết để phân chia tổng LCTT theo các hoạt
động. Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh tổng LCTT và LCTT từng hoạt
động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, giữa đơn vị phân tích với các đơn vị tương
đương trong ngành. Sử dụng phương pháp cân đối và phương pháp phân tích
tính chất ảnh hưởng của nhân tố để phân tích ảnh hưởng của dòng tiền thu - tiền
chi đến LCTT.

Bảng 1.9: Phân tích tình hình lưu chuyển tiền thuần

Chênh lệch Chênh lệch


TT Chỉ tiêu Kỳ này Kỳ trước
tuyệt đối tỷ lệ (%)
Lưu chuyển tiền thuần
1
từ HĐ chính
Lưu chuyển tiền thuần
2
từ HĐĐT
Lưu chuyển tiền thuần
3
từ HĐTC
Lưu chuyển tiền thuần
4
trong kỳ

- Phân tích các hệ số tài chính từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Phân tích tình hình lưu chuyển tiền thông qua các hệ số nhằm đánh giá
mối liên hệ giữa các đại lượng trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các hệ số tài
chính chủ yếu, gồm: Hệ số tạo tiền và hệ số tăng (giảm) tiền. Trong đó, hệ số tạo
tiền có thể xác định cho toàn đơn vị và xác định riêng cho từng hoạt động.

Tổng dòng tiền thu trong kỳ


Hệ số tạo tiền đơn vị =
Tổng dòng tiền chi trong kỳ

Hệ số tạo tiền Tổng dòng tiền thu trong kỳ từ hoạt động i


=
hoạt động i Tổng dòng tiền chi trong kỳ từ hoạt động i

Hệ số tạo tiền đơn vị phản ánh khả năng tạo tiền của đơn vị, hệ số tạo tiền

578
từng hoạt động phản ánh khả năng tạo tiền từng hoạt động. Nếu hệ số tạo tiền
lớn hơn 1 thì đơn vị (hoạt động) có khả năng gia tăng tiền và ngược lại. Hệ số
quá lớn hoặc quá nhỏ so với 1 đều thể hiện khả năng rủi ro do dư thừa hay thiếu
hụt về tiền. Do vậy, nhà phân tích cần làm rõ nguyên nhân ảnh hưởng để có các
biện pháp quản trị phù hợp.

Hệ số tăng Tiền thuần trong kỳ


(giảm) tiền =
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ

Hệ số tăng (giảm) tiền phản ánh mức độ thặng dư hay thâm hụt vốn bằng
tiền của đơn vị. Khi phân tích cần đối chiếu với kế hoạch thu chi để có đánh giá
xác đáng.

Bảng 1.10: Phân tích các hệ số tạo tiền

Kỳ Kỳ Chênh lệch Chênh lệch tỷ


TT Chỉ tiêu
này trước tuyệt đối lệ (%)

1 Hệ số tạo tiền đơn vị

2 Hệ số tạo tiền từ HĐ chính

3 Hệ số tạo tiền từ HĐĐT

4 Hệ số tạo tiền từ HĐTC

5 Hệ số tăng (giảm) tiền

* Phân tích kết hợp các báo cáo tài chính

Ngoài các nội dung phân tích từ từng báo cáo tài chính, thì việc sử dụng
số liệu kết hợp các báo cáo tài chính giúp nhà phân tích có thể đánh giá một
cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc hơn tình hình tài chính của đơn vị.

- Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản

Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản nhằm cung cấp cho nhà quản trị đơn vị
và các nhà quản lý khác những thông tin về năng lực hoạt động của đơn vị từ

579
khái quát đến chi tiết, giúp họ nhận diện rõ nét về ưu điểm và hạn chế của đơn vị
trong việc quản lý, sử dụng tài sản của đơn vị. Do vậy, phân tích hiệu suất sử
dụng tài sản của đơn vị được tiến hành từ khái quát đến chi tiết. Các chỉ tiêu
phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản gồm các chỉ tiêu sau:

Hiệu suất sử dụng Tổng doanh thu và thu nhập


=
tổng tài sản Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này cho biết, bình quân một đồng giá trị tài sản sử dụng trong kỳ
tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu và thu nhập, cho phép đánh giá trình độ
quản lý, sử dụng tổng tài sản của đơn vị.

Hiệu suất sử dụng Tổng doanh thu và thu nhập


=
tài sản cố định Tài sản cố định bình quân

Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định nhằm đánh giá tình hình quản
lý, sử dụng tài sản cố định của đơn vị.

Đối với đơn vị sự nghiệp công có thể phân tích chi tiết hiệu suất sử dụng
tài sản thông qua các chỉ tiêu sau:

Tổng doanh thu hoạt động HCSN


Số vòng luân chuyển các
và hoạt động SXKD dịch vụ
khoản phải thu =
Các khoản phải thu bình quân

Số ngày trong kỳ phân tích


Kỳ luân chuyển các
= Số vòng luân chuyển vốn trong thanh
khoản phải thu bình
toán
quân
Chi phí họat động HCSN và hoạt động

Số vòng luân chuyển SXKD dịch vụ


=
hàng tồn kho Gía trị hàng tồn kho bình quân
Kỳ luân luân chuyển = Số ngày trong kỳ phân tích
hàng tồn kho bình quân

580
Số vòng luân chuyển hàng tồn kho

Bảng 1.11: Phân tích hiệu suất sử dụng tổng vốn

Chênh Chênh
Kỳ Kỳ
TT Chỉ tiêu lệch lệch tỷ lệ
này trước
tuyệt đối (%)
1 Tổng doanh thu, thu nhập
2 Tổng tài sản bình quân
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
3
= (1)/(2)
4 Mức độ ảnh hưởng các nhân tố
a Ảnh hưởng của tài sản bình quân
b Ảnh hưởng của tổng DT, thu nhập
Cộng ảnh hưởng các nhân tố

Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định, phân tích tốc độ luân chuyển
các khoản phải thu và phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho lập bảng phân
tích tương tự bảng 1.11

- Phân tích khả năng sinh lời của tài sản

Thông tin về khả năng sinh lời của tài sản là mối quan tâm của nhà quản
trị và các chủ thể quản lý có liên quan. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
của tài sản gồm: hệ số sinh lời của tổng tài sản, hệ số sinh lời của tài sản thuần.

Đối với đơn vị cung cấp dịch vụ công thực hiện nhiệm vụ hay đơn đặt
hàng của Nhà nước thì sinh lời không phải là mục tiêu đầu tiên mà các nhà quản
trị quan tâm nhưng sinh lời cũng là thước đo quan trọng để đánh giá trình độ
quản trị hoạt động, quản trị chi phí.

Các hệ số sinh lời của tổng tài sản

Hệ số thặng dư/thâm hụt Thặng dư/thâm hụt trước thuế


=
trước thuế trên tài sản Tổng tài sản bình quân
581
Hệ số thặng dư/thâm hụt trước thuế trên tài sản (hệ số sinh lời trước thuế
trên tài sản) cho biết một đồng tài sản bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao
nhiêu đồng thặng dư/thâm hụt. Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời trước thuế
của tổng tài sản.

Hệ số thặng dư/thâm hụt sau Thặng dư/thâm hụt sau thuế


=
thuế trên tài sản Tổng tài sản bình quân

Hệ số thặng dư/thâm hụt sau thuế trên tài sản (hệ số sinh lời sau thuế của
tài sản) phản ánh một đồng tài sản bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra được bao
nhiêu đồng thặng dư/thâm hụt sau thuế.

Triển khai công thức tính hệ số thặng dư/thâm hụt sau thuế trên tổng tài
sản theo mô hình Dupont, ta có:

Thặng dư/thâm hụt Tổng doanh thu và

Hệ số thặng dư/thâm hụt sau thuế thu nhập


= x
sau thuế trên tổng tài sản Tổng doanh thu và Tổng tài sản bình
thu nhập quân

Hệ số sinh lời sau Hiệu suất sử dụng


Hệ số thặng dư/thâm hụt = x
thuế của doanh thu tổng tài sản
sau thuế trên tổng tài sản

Thông qua mô hình Dupont, vận dung phương pháp thay thế liên hoàn
(hoặc phương pháp số chênh lệch) nhà phân tích xác định được mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố tác động đến chỉ tiêu nghiên cứu. Qua đó, nhà quản trị
sẽ có những biện pháp tác động hợp lý làm tăng hệ số thặng dư/thâm hụt sau
thuế trên tổng tài sản như tăng hệ số sinh lời sau thuế của doanh thu bằng cách
tiết kiệm chi phí, tăng tổng doanh thu, phấn đấu tốc độ tăng của thặng dư cao
hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu và tăng hiệu suất sử dụng tổng tài sản bằng
cách tăng tổng doanh thu và đầu tư, dự trữ tài sản hợp lý.

582
583
Bảng 1.12: Phân tích hệ số sinh lời sau thuế của tài sản

Chênh Chênh
Kỳ
TT Chỉ tiêu Kỳ này lệch lệch tỷ lệ
trước
tuyệt đối (%)
1 Thặng dư (thâm hụt) sau thuế
2 Tổng doanh thu và thu nhập
3 Tổng tài sản bình quân
Hệ số sinh lời sau thuế của tài
4
sản = (1)/(3)
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
5
= (2)/(3)
Hệ số sinh lời sau thuế của
6
doanh thu = (1)/(2)
7 Mức độ ảnh hưởng các nhân tố
Ảnh hưởng của hiệu suất sử
a
dụng tài sản
Ảnh hưởng của hệ số sinh lời
b
sau thuế của doanh thu
Cộng ảnh hưởng các nhân tố

Phân tích hệ số sinh lời trước thuế của tổng tài sản lập bảng phân tích
tương tự bảng 1.12.

- Hệ số sinh lời của tài sản thuần

Ngoài phân tích khả năng sinh lời tổng tài sản thì đối với đơn vị sự nghiệp
công còn phân tích khả năng sinh lời của tài sản thuần thông qua chỉ tiêu hệ số
thặng dư/thâm hụt sau thuế trên tài sản thuần và sau đây gọi chung là hệ số sinh
lời tài sản thuần.

Thặng dư/thâm hụt sau thuế


Hệ số sinh lời tài sản thuần =
Tài sản thuần bình quân

584
Thặng dư/thâm Tổng doanh thu Tổng tài sản
Hệ số
hụt sau thuế và thu nhập bình quân
sinh lời = x x
Tổng doanh thu Tổng tài sản bình Tài sản thuần
sản thuần
và thu nhập quân bình quân

Hệ số sinh Hệ số sinh lời sau


Hiệu suất sử dụng Hệ số tổng tài sản
lời tài sản = thuế của doanh x x
tổng tài sản trên tài sản thuần
thuần thu

Thông qua mô hình Dupont, vận dung phương pháp thay thế liên hoàn
(hoặc phương pháp số chênh lệch) nhà phân tích xác định được mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố tác động đến chỉ tiêu nghiên cứu. Qua đó, nhà quản trị
sẽ có những biện pháp tác động hợp lý làm tăng hệ số sinh lời của doanh thu,
tăng hiệu suất sử dụng tổng tài sản và tăng hệ số tổng tài sản trên tài sản thuần
một cách phù hợp.

Bảng 1.13: Phân tích hệ số sinh lời sau thuế của tài sản thuần

Chênh Chênh
TT Chỉ tiêu Kỳ này Kỳ trước lệch lệch tỷ lệ
tuyệt đối (%)
1 Thặng dư (thâm hụt) sau thuế
2 Tổng doanh thu và thu nhập
3 Tổng tài sản bình quân
4 Tài sản thuần bình quân
Hệ số sinh lời của tài sản
5
thuần = (1)/(4)
Hệ số tổng tài sản/tài sản
6
thuần = (3)/(4)
7 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
585
= (2)/(3)
Hệ số sinh lời hoạt động sau
8
thuế = (1)/(2)
Mức độ ảnh hưởng các nhân
9
tố
Ảnh hưởng của hệ số tổng tài
a
sản/tài sản thuần
Ảnh hưởng của hiệu suất sử
b
dụng tài sản
Ảnh hưởng của hệ số sinh lời
c
hoạt động sau thuế
Cộng ảnh hưởng các nhân tố

(d) Phân tích khả năng thanh toán lãi vay và khả năng chi trả

Ngoài các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán và lãi vay đã nghiên cứu
ở trên, khi kết hợp các báo cáo tài chính, nhà phân tích có thể phân tích khả năng
thanh toán lãi vay và khả năng chi trả thông qua các chỉ tiêu sau:

+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay từ kết quả hoạt động

Hệ số khả năng
Thặng dư (thâm hụt) trước thuế + Lãi vay phải trả
thanh toán lãi vay từ =
Lãi vay phải trả
kết quả hoạt động

Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá kết quả từ hoạt động kinh doanh có
đáp ứng được yêu cầu thanh toán lãi vay trong kỳ hay không. Nếu hệ số lớn hơn
1 thì kết quả ghi nhận trong kỳ đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay và ngược
lại.

+ Hệ số đảm bảo thanh toán lãi vay từ lưu chuyển tiền thuần hoạt động chính:

Hệ số đảm bảo thanh toán lãi Lưu chuyển tiền thuần từ HĐ chính + Lãi

vay từ lưu chuyển tiền thuần vay phải trả


=
HĐ chính Lãi vay phải trả

586
Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng cân đối dòng tiền từ hoạt
động chính có đáp ứng được yêu cầu thanh toán lãi vay trong kỳ hay không. Nếu
hệ số lớn hơn 1 thì lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động chính trong kỳ đảm bảo
khả năng thanh toán lãi vay và ngược lại.

+ Hệ số chi trả nợ ngắn hạn

Hệ số chi trả Lưu chuyển tiền thuần từ HĐ chính


=
nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này được sử dụng để xem xét khả năng chi trả các khoản nợ ngắn
hạn của đơn vị ttừ lưu chuyển tiền thuần hoạt động chính từ đó đánh giá khả
năng cân đối dòng tiền từ hoạt động chính trong kỳ của đơn vị có đủ chi trả nợ
ngắn hạn hay không.

Bảng 1.14: Phân tích khả năng thanh toán và chi trả

Chênh Chênh
Kỳ Kỳ
TT Chỉ tiêu lệch lệch tỷ lệ
này trước
tuyệt đối (%)
1 Thặng dư (thâm hụt) trước thuế
2 Lãi vay phải trả
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt
3
động chính
4 Nợ ngắn hạn bình quân
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
5
từ kết quả hoạt động = (1+2)/(2)
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
6 từ lưu chuyển thiền thuần HĐ
chính = (2+3)/(2)
7 Hệ số khả năng chi trả = (3)/(4)

3. Kiểm tra báo cáo tài chính đơn vị sự nghiệp công lập

a) Mục đích

587
Kiểm tra báo cáo tài chính là công việc xem xét các báo cáo tài chính
nhằm đánh giá về tính chính xác và trung thực, đầy đủ và kịp thời của số liệu
trình bày trên báo cáo tài chính của đơn vị.

Mục đích của kiểm tra báo cáo tài chính nhằm kiểm chứng lại độ tin cậy
của các con số thể hiện trong báo cáo tài chính, làm cơ sở để có tiếp tục sử dụng
báo cáo tài chính cho mục đích của người sử dụng như có tiếp tục sử dụng
BCTC để phân tích báo cáo tài chính, hay sử dụng BCTC của đơn vị để tổng
hợp các thông tin tài chính.

Về cơ bản, tất cả các đối tượng trước khi sử dụng báo cáo tài chính của
đơn vị có kỹ năng kiểm tra báo cáo tài chính. Đặc biệt, với kế toán đơn vị, kiểm
tra báo cáo tài chính là công việc mà kế toán đơn vị phải thực hiện trước khi
nộp và gửi báo cáo cho các cơ quan, đơn vị theo yêu cầu. Tuy nhiên, kiểm tra
bảo cáo tài chính là công việc phức tạp, khó khăn. Bởi lẽ, trước hết đòi hỏi
người kiểm tra phải có những hiểu biết về kiến thức phương pháp ghi chép trên
các tài khoản kế toán, về phương pháp áp dụng trong kế toán như phương pháp
tính giá của tài sản…Đồng thời, biết cách lập báo cáo tài chính, hiểu biết về mục
đích, kết cấu của từng báo cáo và mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính.

Trình tự kiểm tra báo cáo tài chính bao gồm các bước: (i) Kiểm tra khái
quát; (ii) Kiểm tra kỹ thuật lập báo cáo tài chính và (iii) Kiểm tra tính chính xác
của số liệu

b) Phương pháp kiểm tra báo cáo tài chính

Các phương pháp chủ yếu thường được sử dụng trong kiểm tra BCTC bao
gồm: Phương pháp chọn mẫu; Phương pháp dựa vào dấu hiệu chỉ dẫn; Phương
pháp phối hợp kiểm tra từ nhiều phía; phương pháp kiểm tra hiện vật…Các
phương pháp này sẽ được áp dụng linh hoạt , phù hợp với từng loại báo cáo
trong bộ báo cáo tài chính.

588
Trước khi kiểm tra chi tiết từng báo cáo tài chính, người kiểm tra cần kiểm
tra danh mục báo cáo tài chính nhằm xem xét bộ báo cáo tài chính của đơn vị có
đảm bảo đủ số lượng báo cáo theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự
nghiệp.

Khi kiểm tra từng loại báo cáo, trình tự thực hiện là: (i) Kiểm tra về tính
cân đối tổng thể của các chỉ tiêu cơ bản trên báo cáo; (ii) Kiểm tra tính toán số
học của các chỉ tiêu nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa các số liệu chi tiết cấu thành
chỉ tiêu tổng hợp có liên quan; (iii) Kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên
các báo cáo tài chính khác nhau.

Kiểm tra báo cáo tình hình tài chính:

Thứ nhất, kiểm tra tính cân đối tổng thể của báo cáo tình hình tài chính.
Một trong những nguyên tắc luôn phải tuân khi lập báo cáo tình hình tài
chính là tính cân đối của hai yếu tố tài sản và nguồn vốn. Tại một thời điểm,
tổng tài sản phải luôn bằng với tổng nguồn vốn.

Tài sản = Nguồn vốn

Do nguồn vốn của đơn vị bao gồm nợ phải trả và tài sản thuần. Nên tính
cân đôí còn đưọc thể hiện qua phương trình sau:

Tài sản = Nợ phải trả + Tài sản thuần

Do vậy khi kiểm tra báo cáo tình hình tài chính thì trước hết phải kiểm tra
tính cân đối tổng thể nêu trên. Số liệu của chỉ tiêu “Tổng tài sản” phải luôn bằng
số liệu của chỉ tiêu “Tổng nguồn vốn” tại một thời điểm (đầu năm hoặc cuối
năm). Nếu phương trình cân đối nêu trên không được thoả mãn thì chứng tỏ báo
cáo tình hình tài chính đã có sai sót trong quá trình lập.
Thứ hai, sau khi kiểm tra tính cân đối tổng thể cần xem xét đến việc tính
toán số học của các chỉ tiêu. Tức là kiểm tra đảm bảo phù hợp giữa các số liệu
chi tiết cấu thành chỉ tiêu tổng hợp có liên quan.

589
Các chỉ tiêu tổng hợp cần kiểm tra việc tính toán số học từ các chỉ tiêu chi
tiết, bao gồm:

- Chỉ tiêu “Tổng tài sản” (Mã số 50) là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng
giá trị của tài sản hiện có của đơn vị tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu này được
tổng hợp từ các chỉ tiêu chi tiết, bao gồm: Tiền (Mã số 01), đầu tư tài chính ngắn
hạn (Mã số 05), các khoản phải thu (Mã số 10), hàng tồn kho (Mã số 20), đầu tư
tài chính dài hạn (Mã số 25), tài sản cố định (Mã 30) , xây dựng cơ bản dở dang
(Mã 40) và tài sản khác.

+ Chỉ tiêu “Các khoản phải thu” (Mã số 10) là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh
chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu, bao gồm: Phải thu
khách hàng (Mã số 11); trả trước cho người bán (Mã số 12); phải thu nội bộ (Mã
số 13) và phải thu khác (Mã số 14).

+ Chỉ tiêu “Tài sản cố định” (Mã số 30) là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh
tổng giá trị còn lại (nguyên giá trừ đi khấu hao và hao mòn lũy kế) của các loại
tài sản cố định hiện có của đơn vị tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu này được tổng
hợp từ các chỉ tiêu chi tiết, bao gồm: Tài sản cố định hữu hình (Mã số 31) và Tài
sản cố định vô hình (Mã số 35).

- Chỉ tiêu “Tổng cộng nguồn vốn” (Mã số 80) là chỉ tiêu tổng hợp phản
ánh toàn bộ nguồn vốn hiện có của đơn vị tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu này
được tổng hợp từ các chỉ tiêu chi tiết, bao gồm: Nợ phải trả (Mã số 60) và Tài
sản thuần (Mã số 70).

+ Chỉ tiêu Nợ phải trả (Mã số 60) là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số
nợ phải trả của đơn vị hành chính sự nghiệp tại thời điểm báo cáo, bao gồm các
khoản phải trả nhà cung cấp (Mã số 61), các khoản nhận trước của khách hàng
(Mã số 62), các khoản phải trả nội bộ (Mã số 63), phải trả nợ vay (Mã số 64),
các khoản tạm thu (mã số 65), các quỹ đặc thù (Mã số 66), các khoản nhận trước
chưa ghi thu (Mã số 67) và các khoản nợ phải trả khác (Mã số 68).

590
+ Chỉ tiêu Tài sản thuần (Mã số 70) là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị
các tài sản thuần của đơn vị tại ngày lập báo cáo tài chính, bao gồm: Nguồn vốn
kinh doanh ở đơn vị sự nghiệp công lập có có tổ chức hoạt động sản xuất, kinh
doanh và có hình thành nguồn vốn kinh doanh riêng (Mã số 71), thặng dư/thâm
hụt lũy kế của tất cả các hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp tại ngày lập
báo cáo tài chính (Mã số 72), các quỹ của đơn vị hành chính sự nghiệp được
trích lập theo cơ chế tài chính (Mã số 73) và các tài sản thuần khác như chênh
lệch tỷ giá hối đoái, nguồn cải cách tiền lương (Mã số 74).

Thứ ba, kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tình hình tài
chính với các báo cáo tài chính khác.
Báo cáo tình hình tài chính cung cấp thông tin về tình hình hiện có của tài
sản, nguồn vốn tại một thời điểm qua chỉ tiêu số dư từng loại tài sản, từng loại
nguồn vốn tại thời điểm đầu năm và thời điểm cuối năm. Thuyết minh báo cáo
tài chính sẽ cung cấp thông tin chi tiết của từng loại tài sản và từng loại nguồn
vốn của đơn vị.
Riêng thông tin về sự biến động của tiền và các khoản tương đương tiền
trong năm được trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ thông qua chỉ tiêu về
lưu chuyển tiền thuần trong năm. Khi kiểm tra kế toán cần đảm bảo khớp đúng
về số liệu giữa báo cáo tình hình tài chính và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ví dụ,
số liệu chỉ tiêu “Tiền” (Mã số 01) (Số cuối năm) trên báo cáo tình hình tài chính
bằng số liệu chỉ tiêu “Số dư tiền cuối kỳ” (Mã số 80) trên báo cáo lưu chuyển
tiền tệ.
Kiểm tra báo cáo kết quả hoạt động:

Báo cáo kết quả hoạt động là báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình và kết
quả các hoạt động của đơn vị trong một năm tài chính.

Thứ nhất, kiểm tra mối quan hệ của các chỉ tiêu cơ bản của báo cáo kết
quả hoạt động.

591
Các chỉ tiêu trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động bao gồm: Doanh
thu, chi phí, thặng dư (thâm hụt). Mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và thặng
dư (thâm hụt) trong một kỳ kế toán được phản ánh theo phương trình sau:

Thặng dư/Thâm hụt = Doanh thu - Chi phí

Báo cáo kết quả hoạt động phản ánh kết quả từng hoạt động trong đơn vị.
Với các đơn vị sự nghiệp công lập, báo cáo kết quả hoạt động được chia thành
các phần tương ứng với các hoạt động: Hoạt động hành chính sự nghiệp, hoạt
động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Vì
vậy khi kiểm tra báo cáo kết quả hoạt động cần kiểm tra đảm bảo mối quan hệ
giữa các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, thặng dư (thâm hụt) với các hoạt động nêu
trên.

Thứ hai, kiểm tra đảm bảo phù hợp giữa các số liệu chi tiết cấu thành chỉ
tiêu tổng hợp có liên quan.

Chỉ tiêu “Thặng dư /thâm hụt trong năm” (Mã số 50) phản ánh tổng
thặng dư/thâm hụt của các hoạt động của đơn vị sau khi đã trừ đi chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tổng hợp từ các chỉ tiêu chi tiết:
Thặng dư/thâm hụt của hoạt động hành chính sự nghiệp (Mã số 09), Thặng
dư/thâm hụt của hoạt động sản xuất kinh doanh (Mã số 12), Thặng dư/thâm hụt
của hoạt động tài chính (Mã số 22), Thặng dư/thâm hụt của khác (Mã số 32),
Thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 40)

Mã số 50 = Mã số 09 + Mã số 12 + Mã số 22 + Mã số 32 - Mã số 40

Chỉ tiêu “Doanh thu” (Mã số 01) phản ánh tổng doanh thu hoạt động của
đơn vị từ nguồn ngân sách nhà nước (Mã số 02), nguồn viện trợ, vay nợ (Mã số
03), nguồn phí khấu trừ để lại (Mã số 04).

Mã số 01 = Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04

592
Chỉ tiêu “Chi phí” (Mã số 05) phản ánh tổng chi phí hoạt động hành
chính sự nghiệp (Mã số 06), Chi phí từ nguồn viện trợ, vay nợ (Mã số 07), Chi
phí từ hoạt động thu phí (Mã số 08).

Mã số 05 = Mã số 06 + Mã số 07 + Mã số 08

Thứ ba, kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt
động với các báo cáo tài chính khác.
Một số chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động sẽ được thuyết minh chi
tiết trong Thuyết minh báo cáo tài chính. Thông qua chỉ dẫn từ Báo cáo kết quả
hoạt động đến Thuyết minh báo cáo tài chính, người kiểm tra có thể kiểm tra
được mức độ chính xác của các chỉ tiêu tổng hợp trình bày. Ví dụ, Chỉ tiêu “Chi
phí” (Mã số 11) của hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ được trình bày chi
tiết tại mục 2 - Phần IV trong Thuyết minh BCTC. Theo đó, chi phí của hoạt
động SXKD bao gồm: Giá vốn hàng bán, Chi phí quản lý. Tương tự như vậy,
chỉ tiêu “Phân phối cho các quỹ” (Mã số 52) được trình bày chi tiết tại Mục 6-
Phần IV của Thuyết minh báo cáo tài chính. Theo đó, số liệu về phân phối cho
các quỹ bao gồm: Số trích lập các quỹ như quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp,
quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ bổ sung thu nhập và các quỹ khác (nếu có).

Kiểm tra báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Thứ nhất, kiểm tra mối quan hệ nội bộ giữa các chỉ tiêu trong báo cáo lưu
chuyển tiền tệ.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cung cấp các thông tin về dòng tiền thu vào,
dòng tiền chi ra và lưu chuyển tiền thuần của đơn vị. Lưu chuyển tiền trong kỳ
được xác định bằng công thức sau:

Lưu chuyển tiền Tiền thu


thuần = vào - Tiền chi ra

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày thành ba phần tương ứng với
dòng tiền của các hoạt động: Hoạt động thường xuyên, hoạt động tài chính và
593
hoạt động đầu tư. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ khắc phục các hạn chế thông
tin của kế toán dồn tích. Vì vậy khi kiểm tra báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần
kiểm tra đảm bảo mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh tiền thu vào và tiền
chi ra tương ứng với ba hoạt động nêu trên.

Thứ hai, kiểm tra mối quan hệ giữa chỉ tiêu trong Báo cáo lưu chuyển tiền
tệ với các chỉ tiêu được trình bày trong các báo cáo tài chính khác.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có mối quan hệ với báo cáo tình hình tài chính.
Đó là mối quan hệ giữa chỉ tiêu: “Số dư tiền đầu kỳ” (Mã số 60) và “Số dư tiền
cuối kỳ” (Mã số 80) trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ với chỉ tiêu “Tiền” trên báo
cáo tính hình tài chính. Số liệu chỉ tiêu “Tiền” (Mã số 01) (Số cuối năm) trên
báo cáo tình hình tài chính bằng số liệu chỉ tiêu “Số dư tiền cuối kỳ” (Mã số 80)
trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Số liệu chỉ tiêu “Tiền” (Mã số 01) (Số đầu năm)
trên báo cáo tình hình tài chính bằng số liệu chỉ tiêu “Số dư tiền đầu kỳ”(Mã số
60) trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Ngoài mối quan hệ với báo cáo tình hình tài chính, các chỉ tiêu trên báo cáo
lưu chuyển tiền tệ còn có mối quan hệ với các chỉ tiêu trên Thuyết minh báo cáo
tài chính. Thông qua đường chỉ dẫn giữa chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
với Mục V (1,2) của Thuyết minh báo cáo tài chính sẽ giúp người sử dụng báo
cáo nắm bắt thêm các thông tin chi tiết về các giao dịch không bằng tiền trong kỳ
ảnh hưởng đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các khoản tiền đơn vị nắm giữ
nhưng không được sử dụng như tiền của dự án, tiền mua hàng hoá vật tư dự trữ
nhà nước, tiền của các quỹ tài chính …do đơn vị nắm giữ không tính vào kinh phí
hoạt động của đơn vị nhưng được hạch toán chung sổ sách với kinh phí hoạt động
của đơn vị.
Kiểm tra Thuyết minh báo cáo tài chính:
Thứ nhất, kiểm tra nguồn dữ liệu để lập các chỉ tiêu trên Thuyết minh báo
cáo tài chính, bao gồm: (i) Kiểm tra nguồn dữ liệu để lập nội dung về thông tin
khái quát của đơn vị (Tên đơn vị, Quyết định thành lập, Tên cơ quan cấp trên

594
trực tiếp, Loại hình đơn vị, Quyết định giao tự chủ, Chức năng, nhiệm vụ
chính); (ii) Kiểm tra nguồn dữ liệu để lập nội dung về cơ sở lập báo cáo (Chế độ
kế toán áp dụng, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán,…); (iii) Kiểm tra nguồn
dữ liệu để lập nội dung về các thông tin sổ sung cho các khoản mục được trình
bày trong Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động và Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ.

Thứ hai, kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong Thuyết minh báo
cáo tài chính với các báo cáo tài chính khác. Do khi kiểm tra các báo cáo (Báo
cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ)
đã đề cập kiểm tra về mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo này với chỉ tiêu
được trình bày trong Thuyết minh báo cáo tài chính nên khi kiểm tra lại, người
kiểm tra có thể chỉ cần chọn mẫu một số chỉ tiêu điển hình mà không nhất thiết
phải thực hiện với tất cả các chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ.

4. Trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập về cung cấp thông tin
tài chính để lập Báo cáo tài chính nhà nước
Báo cáo tài chính nhà nước là báo cáo được lập trên cơ sở hợp nhất báo
cáo tài chính của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức
kinh tế và các đơn vị có liên quan khác thuộc khu vực nhà nước. Báo cáo tài
chính nhà nước gồm: BCTC được lập trên phạm vi toàn quốc và BCTC được lập
trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo quy định, các cơ quan, đơn vị các cấp có trách nhiệm cung cấp
thông tin để cơ quan kho bạc nhà nước các cấp tổng hợp và lập BCTC nhà nước,
bao gồm các cơ quan quản lý, thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước trên địa
bàn; cơ quan quản lý tài sản, nguồn vốn của nhà nước trên địa bàn; các đơn vị
dự toán cấp I. Trong đó hiện nay chỉ có đơn vị dự toán cấp I có quy định lập
BCTC tổng hợp, các đơn vị còn lại lập các biểu mẫu khác không phải là BCTC.
a) Trách nhiệm của các cơ quan quản lý

595
Các cơ quan quản lý tài sản, nguồn vốn của nhà nước trên địa bàn có trách
nhiệm lập Báo cáo cung cấp thông tin về tài sản, nguồn vốn thuộc trách nhiệm
quản lý và gửi cơ quan Kho bạc Nhà nước.

b) Trách nhiệm của các đơn vị dự toán cấp 1

Đơn vị dự toán cấp 1 thuộc các cấp có trách nhiệm tổng hợp thông tin tài
chính của đơn vị mình và các đơn vị cấp dưới theo hướng dẫn của Bộ Tài chính
để lập Báo cáo cung cấp thông tin tài chính và gửi cơ quan Kho bạc Nhà nước.

c) Trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập

Để cung cấp thông tin tài chính để lập Báo cáo tài chính nhà nước, các
đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm lập BCTC của bản thân đơn vị mình,
tổng hợp báo cáo tài chính tài chính của các đơn vị cấp dưới trực thuộc (nếu có)
gửi cơ quan cấp trên.

596
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Khái niệm của BCTC đơn vị sự nghiệp công lập?

2. Trách nhiệm lập BCTC đơn vị sự nghiệp công lập?

3. Yêu cầu và nguyên tắc lập BCTC đơn vị sự nghiệp công lập?

4. Hệ thống BCTC và nội dung khái quát của các BCTC đơn vị sự nghiệp
công lập?

5. Khái niệm và mục tiêu phân tích BCTC đơn vị sự nghiệp công lập?

6. Phương pháp chủ yếu phân tích BCTC đơn vị sự nghiệp công lập?

7. Mục đích và phương pháp kiểm tra báo cáo tài chính đơn vị sự nghiệp
công lập?

8. Trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập về cung cấp thông tin để
lập báo cáo tài chính nhà nước?

597
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 113/2008/TT-BTC Hướng dẫn quản


lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
2. Bộ Tài chính (2013), Tài liệu bồi dưỡng kế toán trưởng đơn vị kế toán
nhà nước.
3. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 61/2014/TT-BTC Hướng dẫn đăng ký
và sử dụng tài khoản tại KBNN trong điều kiện áp dụng hệ thống quản lý thông
tin quản lý ngân sách và kho bạc.
4. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 40/2016/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 113/2008/TT-BTC.
5. Bộ Tài chính (2017), Thông tư 107/2017/TT-BTC Hướng dẫn chế độ
kế toán hành chính sự nghiệp.
6. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2015), Giáo trình Phân tích Tài chính
doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.
7. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2017), Giáo trình Phân tích tài
chính, NXB Tài chính, Hà Nội.
8. Quốc Hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước
9. Quốc Hội (2015), Luật Kế toán
10. Steven A.Finkler, Daniel L.Smith, Thad D.Calabrese, Robert
M.Prutell (2016), Financial management for Public, Health, and Not - for -
Profit Organizations.

598
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Mẫu Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu B01/BCTC)

Phụ lục 2: Mẫu Báo cáo tình kết quả hoạt động (Mẫu B02/BCTC)

Phụ lục 3: Mẫu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03/BCTC)

Phụ lục 4: Mẫu Thuyết minh báo tài chính (Mẫu B09/BCTC)

599
Phụ lục 1: Mẫu Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu B01/BCTC)
Tên cơ quan cấp trên:………. Mẫu B01/BCTC
Đơn vị báo cáo:……………… (Ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày
10/10/2017 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH


Tại ngày…… tháng ..... năm ……
Đơn vị tính:

Mã Thuyết Số cuối Số đầu


STT Chỉ tiêu
số minh năm năm

A B C D 1 2
TÀI SẢN
I Tiền 01
II Đầu tư tài chính ngắn hạn 05
III Các khoản phải thu 10
1 Phải thu khách hàng 11
2 Trả trước cho người bán 12
3 Phải thu nội bộ 13
4 Các khoản phải thu khác 14
IV Hàng tồn kho 20
V Đầu tư tài chính dài hạn 25
VI Tài sản cố định 30
1 Tài sản cố định hữu hình 31
- Nguyên giá 32
- Khấu hao và hao mòn lũy kế 33
2 Tài sản cố định vô hình 35
- Nguyên giá 36
- Khấu hao và hao mòn lũy kế 37
VII Xây dựng cơ bản dở dang 40

600
VIII Tài sản khác 45
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (50=
50
01+05+10+20+25+30+40+45)
NGUỒN VỐN
I Nợ phải trả 60
1 Phải trả nhà cung cấp 61
2 Các khoản nhận trước của khách hàng 62
3 Phải trả nội bộ 63
4 Phải trả nợ vay 64
5 Tạm thu 65
6 Các quỹ đặc thù 66
7 Các khoản nhận trước chưa ghi thu 67
8 Nợ phải trả khác 68
II Tài sản thuần 70
1 Nguồn vốn kinh doanh 71
2 Thặng dư / thâm hụt lũy kế 72
3 Các quỹ 73
4 Tài sản thuần khác 74
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (80=60+70) 80

Lập, ngày... tháng... năm....


NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

601
Phụ lục 2: Mẫu Báo cáo tình kết quả hoạt động (Mẫu B02/BCTC)
Tên cơ quan cấp trên:………. Mẫu B02/BCTC
Đơn vị báo cáo:………….. (Ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày
10/10/2017 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG


Năm……………
Đơn vị tính:

Thuyết Năm
STT Chỉ tiêu Mã số Năm nay
minh trước
A B C D 1 2
I Hoạt động hành chính, sự nghiệp
1 Doanh thu (01=02+03+04) 01
a. Từ NSNN cấp 02
b. Từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài 03
c. Từ nguồn phí được khấu trừ, để lại 04
2 Chi phí (05=06+07+08) 05
a. Chi phí hoạt động 06
b. Chi phí từ nguồn viện trợ, vay nợ nước
07
ngoài
c. Chi phí hoạt động thu phí 08
3 Thặng dư/thâm hụt (09= 01-05) 09
II Hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
1 Doanh thu 10
2 Chi phí 11
3 Thặng dư/thâm hụt (12=10-11) 12
III Hoạt động tài chính
1 Doanh thu 20
2 Chi phí 21
3 Thặng dư/thâm hụt (22=20-21) 22

602
IV Hoạt động khác
1 Thu nhập khác 30
2 Chi phí khác 31
3 Thặng dư/thâm hụt (32=30-31) 32
V Chi phí thuế TNDN 40
Thặng dư/thâm hụt trong năm
VI 50
(50=09+12+22+32-40)
Sử dụng kinh phí tiết kiệm của đơn vị hành
1 51
chính
2 Phân phối cho các quỹ 52
3 Kinh phí cải cách tiền lương 53

Lập, ngày... tháng... năm....


NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

603
Phụ lục 3: Mẫu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03/BCTC)
Tên cơ quan cấp trên:………. Mẫu B03a/BCTC
Đơn vị báo cáo:………….. (Ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày
10/10/2017 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ


(Theo phương pháp trực tiếp)
Năm…………
Đơn vị tính:

Thuyết Năm Năm


STT Chỉ tiêu Mã số
minh nay trước
A B C D 1 2
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG
I
CHÍNH
1 Các khoản thu 01
- Tiền Ngân sách nhà nước cấp 02
- Tiền thu từ nguồn viện trợ, vay nợ nước
03
ngoài
- Tiền thu từ nguồn phí, lệ phí 04
- Tiền thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh,
05
dịch vụ
- Tiền thu khác 06
2 Các khoản chi 10
- Tiền chi lương, tiền công và chi khác cho
11
nhân viên
- Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa,
12
dịch vụ
- Tiền chi khác 13
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động chính 20
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG
II
ĐẦU TƯ
1 Tiền thu từ thanh lý tài sản cố định 21

604
2 Tiền thu từ các khoản đầu tư 22
3 Tiền chi XDCB, mua tài sản cố định 23
4 Tiền chi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác 24
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG
III
TÀI CHÍNH
1 Tiền thu từ các khoản đi vay 31
2 Tiền thu từ vốn góp 32
3 Tiền hoàn trả gốc vay 33
4 Tiền hoàn trả vốn góp 34
5 Cổ tức/lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 35
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài
40
chính
IV Lưu chuyển tiền thuần trong năm 50
V Số dư tiền đầu kỳ 60
VI Ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá 70
VII Số dư tiền cuối kỳ 80

Lập, ngày... tháng... năm....


NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

605
Tên cơ quan cấp trên:………. Mẫu B03b/BCTC
Đơn vị báo cáo:………….. (Ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày
10/10/2017 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ


(Theo phương pháp gián tiếp)
Năm……………

Đơn vị tính:

Thuyết Năm Năm


STT Chỉ tiêu Mã số
minh nay trước
A B C D 1 2
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT
I
ĐỘNG CHÍNH
Thặng dư/ thâm hụt trong năm 01
Điều chỉnh cho các khoản không phát
sinh bằng tiền
1 Khấu hao TSCĐ trong năm 02
2 Lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá 03
3 Lãi/Lỗ từ các khoản đầu tư 04
4 Tăng/giảm các khoản nợ phải trả 05
5 Tăng/giảm hàng tồn kho 06
6 Tăng/giảm các khoản phải thu 07
7 Thu khác từ hoạt động chính 08
8 Chi khác từ hoạt động chính 09
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động
10
chính
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT
II
ĐỘNG ĐẦU TƯ
1 Tiền thu từ thanh lý tài sản cố định 21
2 Tiền thu từ các khoản đầu tư 22

606
3 Tiền chi XDCB, mua tài sản cố định 23
Tiền chi đầu tư góp vốn vào các đơn vị
4 24
khác
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu
30

LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT
III
ĐỘNG TÀI CHÍNH
1 Tiền thu từ các khoản đi vay 31
2 Tiền nhận vốn góp 32
3 Tiền hoàn trả gốc vay 33
4 Tiền hoàn trả vốn góp 34
5 Cổ tức/lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 35
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài
40
chính
IV Lưu chuyển tiền thuần trong năm 50
V Số dư tiền đầu kỳ 60
VI Ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá 70
VII Số dư tiền cuối kỳ 80

Lập, ngày... tháng... năm....


NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

607
Phụ lục 4: Mẫu Thuyết minh báo tài chính (Mẫu B04/BCTC)
Tên cơ quan cấp trên:………. Mẫu B04/BCTC
Đơn vị báo cáo:………….. (Ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày
10/10/2017 của Bộ Tài chính)

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH


CHO NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC NGÀY 31/12/20xx
I. Thông tin khái quát
Đơn vị .................................................................................................................................
QĐ thành lập số .......................................................................ngày ……/……/…………
Tên cơ quan cấp trên trực tiếp: ...........................................................................................
Thuộc đơn vị cấp 1:
Loại hình đơn vị:
01. Đơn vị SNCL tự chủ chi thường xuyên và đầu tư
02. Đơn vị SNCL tự chủ chi thường xuyên
03. Đơn vị SNCL tự chủ một phần chi thường xuyên
04. Đơn vị SNCL do NSNN cấp kinh phí
05. Đơn vị hành chính được giao tự chủ kinh phí
06. Đơn vị hành chính không được giao tự chủ kinh phí
Quyết định giao tự chủ tài chính số …… ngày ……. của ..................................................
Chức năng, nhiệm vụ chính của đơn vị:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
II. Cơ sở lập báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính của đơn vị được lập theo hướng dẫn của chế độ kế toán hành chính sự
nghiệp ban hành theo Thông tư số 107/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính.
Báo cáo tài chính được trình bày bằng Đồng Việt Nam. Các chính sách kế toán được áp
dụng nhất quán trong suốt các kỳ kế toán được trình bày trên báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính này là của bản thân đơn vị kế toán chưa bao gồm thông tin của các đơn
vị kế toán cấp dưới trực thuộc.
Báo cáo tài chính của đơn vị đã được………. phê duyệt để phát hành vào ngày
608
…………….
III. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo tình hình tài chính
Đơn vị tính:...
1. Tiền

Chi tiết Số cuối năm Số đầu năm


- Tiền mặt
- Tiền gửi kho bạc
- Tiền gửi ngân hàng
- Tiền đang chuyển
Tổng cộng tiền:

2. Các khoản phải thu khác

Chi tiết Số cuối năm Số đầu năm


a. Tạm chi:
- Tạm chi thu nhập tăng thêm
- Tạm chi từ dự toán ứng trước
- Tạm chi khác
b. Tạm ứng cho nhân viên
c. Thuế GTGT được khấu trừ:
- Đối với hàng hóa, dịch vụ
- Đối với TSCĐ
d. Chi phí trả trước
d. Đặt cọc, ký quỹ, ký cược
e. Phải thu khác:
- Phải thu tiền lãi
- Phải thu cổ tức/lợi nhuận
- Phải thu các khoản phí và lệ phí
- Các khoản phải thu khác
Tổng các khoản phải thu khác:

609
610
3. Hàng tồn kho

Chi tiết Số cuối năm Số đầu năm


- Nguyên liệu vật liệu
- Công cụ dụng cụ
- Chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ dở dang
- Sản phẩm
- Hàng hóa
Tổng hàng tồn kho:

4. Tài sản cố định

Tài sản cố định của đơn vị được trình bày theo nguyên giá (giá gốc); giá trị còn lại =
Nguyên giá trừ đi (-) giá trị hao mòn lũy kế và khấu hao lũy kế.

Tỷ lệ trích hao mòn và khấu hao thực hiện theo ………… số………… ngày
……/……/……

của
……………………………………………………………………………………………

Khoản mục chi tiết Tổng cộng TSCĐ hữu hình TSCĐ vô hình

Nguyên giá

Số dư đầu năm

Tăng trong năm

Giảm trong năm

Giá trị hao mòn, khấu hao lũy kế

Giá trị còn lại cuối năm

5. Xây dựng cơ bản dở dang

Chi tiết Số cuối năm Số đầu năm


a. Mua sắm TSCĐ (chi tiết theo từng tài sản)
b. XDCB dở dang (chi tiết theo từng công trình)

611
c. Nâng cấp TSCĐ (chi tiết theo từng tài sản)
Tổng giá trị xây dựng dở dang

6. Tài sản khác

Chi tiết Số cuối năm Số đầu năm


Đơn vị thuyết minh chi tiết
……………………………
Tổng giá trị tài sản khác
7. Phải trả nợ vay

Chi tiết Số cuối năm Số đầu năm


- Vay ngắn hạn
- Vay dài hạn
Tổng các khoản vay

8. Tạm thu

Chi tiết Số cuối năm Số đầu năm


- Kinh phí hoạt động bằng tiền
- Viện trợ, vay nước ngoài
- Tạm thu phí, lệ phí
- Ứng trước dự toán
- Tạm thu khác
Tổng các khoản tạm thu trong năm

9. Các quỹ đặc thù

Chi tiết Số cuối năm Số đầu năm


- Quỹ...
- Quỹ …
Tổng các quỹ đặc thù
10. Các khoản nhận trước chưa ghi thu

612
Chi tiết Số cuối năm Số đầu năm
a. NSNN cấp
- Giá trị còn lại của TSCĐ
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho
b. Viện trợ, vay nợ nước ngoài
- Giá trị còn lại của TSCĐ
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho
c. Phí được khấu trừ, để lại
- Giá trị còn lại của TSCĐ
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho
d. Kinh phí đầu tư XDCB
Tổng các khoản nhận trước chưa ghi thu

11. Nợ phải trả khác

Chi tiết Số cuối năm Số đầu năm


a. Các khoản phải nộp theo lương:
- Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm y tế
- Kinh phí công đoàn
- Bảo hiểm thất nghiệp
b. Các khoản phải nộp nhà nước
- Thuế GTGT phải nộp
+ Thuế GTGT đầu ra
+ Thuế GTGT hàng nhập khẩu
- Phí, lệ phí
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế khác
- Các khoản phải nộp nhà nước khác (chi tiết)
c. Phải trả người lao động
- Phải trả công chức, viên chức

613
- Phải trả người lao động khác
d. Các khoản thu hộ, chi hộ
đ. Nhận đặt cọc, ký quỹ, ký cược
e. Nợ phải trả khác
Tổng các khoản nợ phải trả khác

12. Nguồn vốn kinh doanh

Chi tiết Số cuối năm Số đầu năm


- Do NSNN cấp
- Vốn góp (chi tiếp đơn vị góp vốn)
- Khác (Chi tiết)
Tổng nguồn vốn kinh doanh

13. Các quỹ

Chi tiết Số cuối năm Số đầu năm


- Quỹ khen thưởng
- Quỹ phúc lợi
- Quỹ bổ sung thu nhập
- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập
Tổng các quỹ

14. Tài sản thuần khác

Chi tiết Số cuối năm Số đầu năm


- Chênh lệch tỷ giá hối đoái
- Nguồn cải cách tiền lương
- Tài sản thuần khác
Tổng tài sản thuần khác

15. Biến động của nguồn vốn

Chỉ tiêu Các khoản mục thuộc nguồn vốn


Nguồn Chênh Thặng Các Nguồn Khác Cộng
vốn kinh lệch tỷ dư quỹ cải cách
doanh giá (thâm tiền

614
hụt) lũy
lương
kế
Số dư đầu năm
Tăng trong năm
Giảm trong năm
Số dư cuối năm

- Thuyết minh khác về nguồn vốn (lý do tăng giảm, ...)

16. Các thông tin khác đơn vị thuyết minh thêm

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

IV. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động

1. Hoạt động hành chính, sự nghiệp

Chi tiết Năm nay Năm trước


1.1. Doanh thu
a. Từ NSNN cấp:
- Thường xuyên
- Không thường xuyên
- Hoạt động khác
b. Từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài:
- Thu viện trợ
- Thu vay nợ nước ngoài
c. Từ nguồn phí được khấu trừ, để lại
- Phân bổ cho hoạt động thường xuyên
- Phân bổ cho hoạt động không thường xuyên
1.2. Chi phí
a. Chi phí hoạt động thường xuyên
615
- Chi phí tiền lương, tiền công và chi phí khác cho nhân
viên
- Chi phí vật tư, công cụ và dịch vụ đã sử dụng
- Chi phí hao mòn TSCĐ
- Chi phí hoạt động khác
b. Chi phí hoạt động không thường xuyên
- Chi phí tiền lương, tiền công và chi phí khác cho nhân
viên
- Chi phí vật tư, công cụ và dịch vụ đã sử dụng
- Chi phí hao mòn TSCĐ
- Chi phí hoạt động khác
c. Chi phí từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài
- Chi từ nguồn viện trợ
- Chi vay nợ nước ngoài
d. Chi phí hoạt động thu phí
- Chi phí tiền lương, tiền công và chi phí khác cho nhân
viên
- Chi phí vật tư, công cụ và dịch vụ đã sử dụng
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí hoạt động khác

2. Hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ

Chi tiết Năm nay Năm trước


a. Doanh thu (chi tiết theo yêu cầu quản lý)
b. Chi phí
- Giá vốn hàng bán
- Chi phí quản lý
+ Chi phí tiền lương, tiền công và chi phí khác cho nhân
viên
+ Chi phí vật tư, công cụ và dịch vụ đã sử dụng
+ Chi phí khấu hao TSCĐ

616
+ Chi phí hoạt động khác

3. Hoạt động tài chính

Chi tiết Năm nay Năm trước


a. Doanh thu (chi tiết theo yêu cầu quản lý)
b. Chi phí (chi tiết theo yêu cầu quản lý)

4. Hoạt động khác

Chi tiết Năm nay Năm trước


a. Thu nhập khác (chi tiết từng hoạt động)
b. Chi phí khác (chi tiết từng hoạt động)

5. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Chi tiết Năm nay Năm trước


- Chi phí thuế TNDN tính trên thu nhập chịu thuế năm
hiện hành
- Điều chỉnh chi phí thuế TNDN của các năm trước vào chi
phí thuế TNDN năm hiện hành
Cộng

6. Phân phối cho các quỹ

Chi tiết Năm nay Năm trước


- Quỹ khen thưởng
- Quỹ phúc lợi
- Quỹ bổ sung thu nhập
- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập
- Quỹ khác (chi tiết)
Tổng số đã phân phối cho các quỹ trong năm

7. Sử dụng kinh phí tiết kiệm của đơn vị hành chính

Chi tiết Năm nay Năm trước

617
- Bổ sung thu nhập cho CBCC và người lao động
- Chi khen thưởng
- Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể
Tổng số đã sử dụng kinh phí tiết kiệm

8. Thông tin thuyết minh khác

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

V. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

1. Các giao dịch không bằng tiền trong kỳ ảnh hưởng đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Chi tiết Năm nay Năm trước


- Mua tài sản bằng nhận nợ
- Tài sản được cấp từ cấp trên
- Tài sản nhận chuyển giao từ đơn vị khác
- Chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu
- Các giao dịch phi tiền tệ khác
Cộng

2. Các khoản tiền đơn vị nắm giữ nhưng không được sử dụng

Phản ánh các khoản tiền đơn vị đang nắm giữ nhưng không được sử dụng như tiền của dự
án, tiền mua hàng hóa vật tư dự trữ nhà nước, tiền của các quỹ tài chính,... do đơn vị nắm
giữ không tính vào kinh phí hoạt động của đơn vị nhưng được hạch toán chung sổ sách kế
toán với kinh phí hoạt động của đơn vị.

- Tiền của dự án A

- Tiền của quỹ...

-…

3. Thuyết minh khác cho báo cáo lưu chuyển tiền tệ

VI. Thông tin thuyết minh khác

1. Những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
618
2. Thông tin về các bên liên quan:

Đơn vị trình bày thông tin xét thấy cần thiết phải thuyết minh về mối quan hệ với các bên
có liên quan có tồn tại quyền kiểm soát với đơn vị, bất kể có nghiệp vụ với các bên đó có
phát sinh hay không.

3. Sự kiện phát sinh sau ngày báo cáo năm trước

Đơn vị phải cung cấp thông tin về bản chất và ước tính ảnh hưởng đến số liệu đã báo cáo,
và các khoản không thể ước tính, của những sự kiện không điều chỉnh phát sinh sau ngày
báo cáo có ảnh hưởng trọng yếu đáng kể đến số liệu đã báo cáo.

4. Thông tin thay đổi so với báo cáo tài chính kỳ trước

Đơn vị thuyết minh các thay đổi như các chính sách tài chính, cách thức ghi chép, ……..
ảnh hưởng khác biệt đến số liệu báo cáo tài chính so với kỳ trước

5. Thông tin khác:

Lập, ngày... tháng... năm....


NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

619
Chuyên đề 8
KỸ NĂNG GIAO DỊCH THANH TOÁN VỚI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1. Quy định về mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước

a) Văn bản pháp lý

- Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13.

- Luật Kế toán số 88/2015/QH13.

- Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.

- Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính Phủ
quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Kế toán.

- Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ quy định
chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.

- Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ quy định
về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước.

- Thông tư số 18/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày


31 tháng 3 năm 2020 Hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà
nước.

b) Xác định các trường hợp được mở tài khoản tại KBNN

Theo quy định hiện hành (Điều 2 - Thông tư số 18/2020/TT - BTC), các
đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) và các đơn vị sự
nghiệp công lập được ngân sách hỗ trợ đều được đăng ký mở và sử dụng tài
khoản tại Kho bạc Nhà nước (KBNN).
620
Theo Điều 2, Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020
của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công
lập thì các đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang
bộ.

- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả
đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài).

- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.

- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh).

- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (gọi
chung là cấp huyện).

c) Nguyên tắc đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN

- Các đơn vị, tổ chức được đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN nơi đơn
vị đóng trụ sở chính.

- Trường hợp đơn vị, tổ chức cần đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN
ở địa phương khác không thuộc địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính, phải được
sự đồng ý của KBNN cấp trên bằng văn bản.

- Đối với các tài khoản thanh toán vốn đầu tư, tài khoản tiền gửi ban quản
lý dự án, tùy theo quy định về phân cấp kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của
KBNN tỉnh, thành phố, KBNN hướng dẫn chủ đầu tư, Ban quản lý dự án đăng ký
và sử dụng tài khoản tại KBNN địa phương phù hợp, đảm bảo cho việc giao dịch
được thuận tiện.

621
- Nhà thầu chính, nhà thầu phụ có thể đăng ký và sử dụng tài khoản tiền gửi
tại các đơn vị KBNN để tiếp nhận các khoản thanh toán của đơn vị, Ban quản lý
dự án theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Giấy đăng ký sử dụng tài khoản và mẫu dấu, mẫu chữ ký được lập khi
đơn vị đăng ký tài khoản tại KBNN và phải được ghi đầy đủ các yếu tố, ký tên và
đóng dấu theo quy định trên mẫu. Các nội dung trên Giấy đăng ký sử dụng tài
khoản và mẫu dấu, mẫu chữ ký đã đăng ký với KBNN có giá trị kể từ ngày
KBNN thông báo chấp nhận yêu cầu đăng ký sử dụng tài khoản và mẫu dấu, mẫu
chữ ký đến khi đơn vị, tổ chức đăng ký lại mẫu dấu, mẫu chữ ký hoặc tất toán tài
khoản, ngừng giao dịch tại KBNN.

- Tất cả các chữ ký (chữ ký thứ nhất, chữ ký thứ hai) đều phải được ký vào
từng liên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất
và phải giống với chữ ký đã đăng ký tại KBNN. Dấu của đơn vị, tổ chức trên
chứng từ phải phù hợp với mẫu dấu còn giá trị đã đăng ký tại KBNN.

Trước khi sử dụng chữ ký số để thực hiện các giao dịch điện tử với KBNN,
các đơn vị giao dịch phải thông báo chữ ký số của các cá nhân liên quan thuộc
đơn vị giao dịch tham gia giao dịch điện tử với KBNN. Chữ ký số của các cá nhân
tham gia giao dịch điện tử với KBNN phải gắn với từng chức danh tham gia và
theo từng loại giao dịch cụ thể. Số lượng chữ ký số cho chữ ký thứ nhất và chữ ký
thứ hai không được vượt quá số lượng người ký chữ ký tương ứng quy định hiện
hành.

- Khi thực hiện phong tỏa hoặc tất toán tài khoản, các đơn vị, tổ chức và
KBNN phải đối chiếu số liệu, xác nhận số dư đến ngày đối chiếu. Việc xử lý và
chuyển số dư của tài khoản đến nơi khác thực hiện theo yêu cầu cụ thể được pháp
luật cho phép của đơn vị, tổ chức hoặc yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền.

622
- Các đơn vị đăng ký tài khoản tại KBNN (kể cả UBND cấp xã) có trách
nhiệm thực hiện đối chiếu và gửi xác nhận số dư tài khoản với KBNN hàng tháng,
quý, năm tùy thuộc vào từng loại tài khoản hoặc đối chiếu đột xuất khi có yêu cầu
theo mẫu biểu quy định.

d) Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong việc mở và sử dụng tài khoản
tại KBNN

d1) Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tài khoản

 Nhiệm vụ

Chủ tài khoản là người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm quản lý
việc sử dụng số tiền trên tài khoản của đơn vị, tổ chức mở tại KBNN (tài khoản
dự toán, tài khoản tiền gửi và tài khoản có tính chất tiền gửi), có nhiệm vụ:

Lập và gửi hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản đến KBNN; chịu trách
nhiệm về tính pháp lý của các giấy tờ liên quan đến Hồ sơ đăng ký và sử dụng tài
khoản của đơn vị;

Chấp hành chế độ đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN;

Sử dụng mã ĐVQHNS (đơn vị có quan hệ với ngân sách) của mình trong
hoạt động giao dịch về ngân sách từ khâu lập dự toán, tổng hợp và phân bổ dự
toán, chấp hành và quyết toán ngân sách;

Chấp hành đúng chế độ quản lý tài chính, tiền tệ của Nhà nước; chịu sự
kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Tài chính và KBNN;

Kịp thời thông báo cho KBNN nơi mở tài khoản khi phát hiện thấy có sai
sót, nhầm lẫn trên tài khoản của mình hoặc nghi ngờ tài khoản của mình bị lợi
dụng;

Hoàn trả hoặc phối hợp với KBNN hoàn trả các khoản tiền do sai sót, nhầm
lẫn đã ghi Có vào tài khoản của mình;

623
Cung cấp đầy đủ, rõ ràng, chính xác các thông tin liên quan về mở và sử
dụng tài khoản thanh toán. Thông báo kịp thời và gửi các giấy tờ liên quan cho
KBNN nơi mở tài khoản khi có sự thay đổi về thông tin trong hồ sơ mở tài khoản
thanh toán;

Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo khi
sử dụng tài khoản do lỗi của mình;

Không được cho thuê, cho mượn tài khoản;

Đăng ký số điện thoại di động của chủ tài khoản (hoặc người được ủy
quyền), kế toán trưởng đơn vị với KBNN nơi đơn vị mở tài khoản để theo dõi,
kiểm soát kịp thời sự biến động số dư tài khoản của đơn vị với KBNN.

 Quyền hạn

Chủ tài khoản có quyền yêu cầu KBNN nơi đăng ký và sử dụng tài khoản
thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hợp pháp, hợp lệ; được ủy quyền cho
người khác làm Chủ tài khoản, hoặc ký chứng từ giao dịch với KBNN theo đúng
pháp luật và thủ tục về ủy quyền;

Được yêu cầu KBNN nơi mở tài khoản tất toán tài khoản khi cần thiết.

Được đề nghị KBNN nơi mở tài khoản đối chiếu số dư tài khoản.

Lựa chọn hình thức gửi hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản qua dịch vụ
công của KBNN hoặc gửi trực tiếp đến KBNN.

Được ủy quyền cho KBNN tự trích tài khoản thanh toán các khoản chi theo
chế độ quy định.

Được quyền yêu cầu KBNN sao chụp tài liệu kế toán có liên quan theo quy
định của pháp luật kế toán.

d2) Nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN

 Nhiệm vụ
624
Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức thực hiện đúng chế độ đăng ký và sử dụng
tài khoản tại KBNN; Tổ chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký và sử dụng tài
khoản cho các đối tượng quy định theo quy định hiện hành của Nhà nước; Hạch
toán đúng tài khoản kế toán phù hợp theo từng nội dung phát sinh trên chứng từ
kế toán của đơn vị giao dịch. Kịp thời ghi Có vào tài khoản của đơn vị, tổ chức
các lệnh thanh toán chuyển tiền đến, nộp tiền mặt vào tài khoản; Hoàn trả kịp thời
các khoản tiền do sai sót, nhầm lẫn đã ghi Nợ vào tài khoản; Lưu giữ mẫu dấu,
mẫu chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán
(trường hợp đơn vị, tổ chức thuộc đối tượng phải đăng ký chữ ký kế toán trưởng)
và những người được ủy quyền để kiểm tra, đối chiếu trong quá trình sử dụng tài
khoản thanh toán của đơn vị, tổ chức; Cập nhật kịp thời các thông tin khi có thông
báo thay đổi nội dung trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán của chủ tài khoản. Bảo
quản lưu trữ hồ sơ mở tài khoản và các chứng từ giao dịch qua tài khoản theo
đúng quy định của pháp luật; Đảm bảo bí mật các thông tin liên quan đến tài
khoản của các đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật; Chịu trách nhiệm về
những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo trên tài khoản của đơn vị, tổ
chức do lỗi của KBNN.

Chấp hành đúng chế độ, nguyên tắc quản lý tài chính hiện hành đối với các
đơn vị, tổ chức đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN; giải quyết xử lý theo
quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Kiểm tra, kiểm soát việc chấp
hành chế độ tài chính, tiền tệ, chế độ đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN;
Phối hợp với cơ quan Tài chính trong việc kiểm tra mã ĐVQHNS cho các đơn vị,
tổ chức liên quan.

Cấp Giấy chứng nhận mã số đơn vị giao dịch với KBNN cho các đơn vị, tổ
chức theo quy định hiện hành (Quyết định số 990/QĐ-KBNN ngày 24/11/2008
của Tổng Giám đốc KBNN); Thông báo số hiệu tài khoản cho đơn vị, tổ chức
theo quy định hiện hành về hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN

625
(Khoản 4, Điều 9, Thông tư số 18/2020/TT-BTC); Cung cấp đầy đủ, kịp thời sự
biến động số dư tài khoản của đơn vị theo số điện thoại đơn vị đã đăng ký theo
quy định hiện hành về hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN
(Khoản 1, Điều 5, Thông tư số 18/2020/TT-BTC); Trích tài khoản thanh toán các
khoản chi theo chế độ quy định theo ủy quyền của chủ tài khoản; Thực hiện sao
chụp tài liệu kế toán liên quan khi có yêu cầu của đơn vị, tổ chức giao dịch theo
quy định của pháp luật kế toán; Phối hợp và phục vụ công tác kiểm toán tài khoản
các chương trình, dự án ODA theo yêu cầu của nhà tài trợ đối với các tài khoản từ
nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài do chủ dự án mở tại KBNN; Lập Bảng thống
kê các đơn vị có quan hệ với ngân sách ngừng hoạt động theo từng năm (Mẫu số
08-MSNS-BTC tại Thông tư số 185/2015/TT-BTC); đồng thời gửi cơ quan tài
chính đồng cấp làm thủ tục đóng mã số ĐVQHNS (đối với mã ĐVQHNS do cơ
quan tài chính cấp).

 Quyền hạn

Từ chối việc đăng ký sử dụng tài khoản của các đối tượng không thuộc
phạm vi được phép mở tài khoản tại KBNN và các đơn vị không thực hiện đúng
chế độ đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN quy định; Từ chối việc chi trả cho
đơn vị, tổ chức trong các trường hợp sau: Vi phạm chế độ quản lý tài chính, chế
độ mở và sử dụng tài khoản tại KBNN; Không thực hiện đúng thủ tục thanh toán;
không chấp hành đúng các quy định về cam kết chi, chi trả, thanh toán qua
KBNN.

Trả lãi, thu phí đối với các đối tượng được trả lãi và thu phí tiền gửi theo
quy định hiện hành về hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN (Điều
14, Điều 15 Thông tư số 18/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính).

Đối chiếu số liệu định kỳ, đột xuất giữa KBNN và đơn vị, tổ chức sử dụng
tài khoản tại KBNN; Cung cấp thông tin kinh tế về hoạt động của Chủ tài khoản

626
theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật.

Phong tỏa hoặc tự động trích tài khoản của Chủ tài khoản theo quyết định
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

d3) Nhiệm vụ của cơ quan tài chính

 Nhiệm vụ

Cấp Giấy chứng nhận mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách điện tử cho
các đơn vị theo quy định về hướng dẫn đăng ký, cấp và sử dụng mã số đơn vị có
quan hệ với ngân sách (Mẫu số 05A-MSNS-BTC, 05B-MSNS-BTC tại Thông tư
số 185/2015/TT-BTC).

Đóng các mã ĐVQHNS đã cấp nhưng không còn giá trị sử dụng
theo “Bảng thống kê các đơn vị có quan hệ với ngân sách ngừng hoạt động
năm...” do các đơn vị KBNN lập và gửi đến (Mẫu số 08-MSNS-BTC ban hành
kèm theo Thông tư số 185/2015/TT-BTC); Mở lại các mã ĐVQHNS đã được
đóng theo văn bản đề nghị của các đơn vị KBNN; Phối hợp với cơ quan KBNN
trong việc cấp, đóng mã ĐVQHNS cho các ĐVSDNS, các tổ chức liên quan.

 Quyền hạn

Thu hồi lại Giấy chứng nhận mã số ĐVQHNS do đã cấp trùng, cấp thừa,
cấp không đúng đối tượng.

đ) Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN liên quan đến đăng ký và
sử dụng tài khoản

đ1) Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN liên quan đến đăng ký tài
khoản

627
Đơn vị lập hồ sơ đăng ký sử dụng tài khoản hoặc hồ sơ đăng ký thay đổi
mẫu dấu, chữ ký, đăng ký sử dụng bổ sung tài khoản, thay đổi hồ sơ pháp lý về
đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN.

Đơn vị gửi hồ sơ đăng ký sử dụng tài khoản; đăng ký thay đổi mẫu dấu,
chữ ký; đăng ký sử dụng bổ sung tài khoản; thay đổi hồ sơ pháp lý về đăng ký và
sử dụng tài khoản tại KBNN gửi qua dịch vụ công “Đăng ký và sử dụng tài khoản
tại KBNN” trừ những đơn vị chưa thực hiện triển khai phương thức điện tử thì
trực tiếp đến KBNN nơi đơn vị, tổ chức đăng ký và sử dụng tài khoản giao dịch.

KBNN sẽ tiến hành tiếp nhận, xử lý, quản lý hồ sơ đăng ký sử dụng tài
khoản tại KBNN của đơn vị:

- Phương thức gửi hồ sơ đăng ký sử dụng tài khoản cho KBNN: Các
đơn vị, tổ chức lập và gửi hồ sơ đăng ký sử dụng tài khoản cũng như các thay
đổi nếu có qua dịch vụ công “Đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN” trừ
những đơn vị chưa thực hiện triển khai phương thức điện tử thì trực tiếp đến
KBNN nơi đơn vị, tổ chức đăng ký và sử dụng tài khoản giao dịch. KBNN
cung cấp cho đơn vị, tổ chức tài khoản và mật khẩu để truy cập Trang thông
tin dịch vụ công của KBNN.

- Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký sử dụng tài khoản tại đơn vị KBNN:


Cán bộ giao dịch KBNN tiếp nhận hồ sơ theo quy định hiện hành do đơn vị,
tổ chức gửi đến và xử lý theo quy trình nội bộ của KBNN.

- Thông báo số hiệu tài khoản cho đơn vị, tổ chức đăng ký sử dụng tài
khoản: Sau khi giải quyết xong yêu cầu đăng ký và sử dụng tài khoản cho các
đơn vị, tổ chức, KBNN sẽ thông báo cho đơn vị, tổ chức biết số hiệu tài
khoản đã được KBNN đồng ý cho sử dụng, giúp đơn vị phản ánh đúng số
hiệu tài khoản trên hợp đồng, chứng từ kế toán,... khi giao dịch với KBNN.

628
đ2) Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN liên quan đến sử dụng tài
khoản

Đối với tài khoản dự toán

Các đơn vị dự toán, các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án được cấp kinh phí
theo hình thức dự toán kinh phí (thường xuyên, đầu tư XDCB, ủy quyền, viện trợ)
sử dụng tài khoản này theo đúng chế độ kiểm soát chi và chế độ thanh toán NSNN
qua KBNN hiện hành.

Căn cứ tài khoản dự toán đã mở tại KBNN và kinh phí được NSNN cấp
bằng dự toán, các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư lập chứng từ (Giấy rút dự
toán NSNN, Giấy rút vốn đầu tư) để thực hiện các giao dịch thanh toán.

Đối với tài khoản tiền gửi

Các đơn vị, tổ chức chỉ được sử dụng tài khoản của mình để giao dịch
trong phạm vi hoạt động của đơn vị và phù hợp với nội dung tài khoản đã đăng ký
với KBNN; chỉ được sử dụng trong phạm vi số dư Có của tài khoản và phải theo
các quy định của chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, chế độ quản lý tiền mặt,
chế độ tài chính của Nhà nước. Các đơn vị, tổ chức không được cho thuê, cho
mượn tài khoản tiền gửi tại KBNN.

Căn cứ tài khoản tiền gửi đã mở tại KBNN và số dư Có của tài khoản, các
đơn vị, tổ chức lập chứng từ (Ủy nhiệm chi, Giấy nộp tiền vào NSNN, ...) để thực
hiện các giao dịch thanh toán.

Căn cứ yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: KBNN được quyền
tự động trích tài khoản tiền gửi của đơn vị, tổ chức đó để nộp NSNN. Trường hợp
tài khoản của đơn vị, tổ chức không đủ số dư hoặc hết số dư để trích, KBNN ghi
vào sổ theo dõi riêng khoản tiền còn thiếu. Khi tài khoản tiền gửi của đơn vị, tổ
chức có đủ số dư, KBNN tiếp tục trích nộp NSNN theo chế độ quy định.

629
Trường hợp đơn vị, tổ chức sử dụng tài khoản tiền gửi không phù hợp với
nội dung của tài khoản đã đăng ký hoặc vi phạm thủ tục thanh toán: KBNN có
quyền từ chối chi trả và trả lại chứng từ thanh toán để đơn vị, tổ chức lập lại.
Trường hợp đơn vị, tổ chức vi phạm chế độ tài chính, KBNN sẽ giữ lại các chứng
từ thanh toán để thông báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý.

Đối với tài khoản có tính chất tiền gửi: Thực hiện tương tự như quy định
đối với tài khoản tiền gửi ở trên.

Đối với tài khoản thu, chi của cơ quan thu

Để hoàn thuế cho người nộp thuế, cơ quan thuế gửi KBNN đồng cấp
Quyết định hoàn thuế kèm Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN hoặc Quyết định
hoàn thuế kiêm bù trừ thu NSNN) kèm Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN.
Để thực hiện điều chỉnh các khoản thu, chi NSNN, cơ quan tài chính, cơ quan
thuế, hải quan gửi KBNN giấy đề nghị điều chỉnh.

e) Quy định về lãi tiền gửi và các khoản phí dịch vụ

e1) Quy định về lãi tiền gửi

Nguyên tắc xác định đối tượng được trả lãi tiền gửi, không được trả lãi
tiền gửi được thực hiện theo quy định hiện hành như sau:

Đối tượng được hưởng lãi tiền gửi theo quy định hiện hành của Nhà
nước gồm: Quỹ dự trữ tài chính thuộc ngân sách trung ương và ngân sách
tỉnh, thành phố; các quỹ tài chính nhà nước gửi tại KBNN; tiền của các đơn
vị, tổ chức không có nguồn gốc từ NSNN mở tại KBNN (Khoản 2, Điều 11,
NĐ số 24/2016/NĐ-CP). Mức lãi suất được thực hiện theo mức lãi suất mà
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả cho KBNN tại thời điểm tính lãi.

Các đối tượng không được KBNN trả lãi, bao gồm: Tồn quỹ ngân sách
các cấp và tiền gửi của các đơn vị, tổ chức có nguồn gốc từ NSNN.

630
e2) Quy định về phí dịch vụ thanh toán

Việc thu phí dịch vụ thanh toán được thực hiện theo các nguyên tắc
sau:

Đối tượng thu phí dịch vụ thanh toán, gồm: Tiền của các đơn vị tổ chức
không có nguồn gốc từ NSNN gửi tại KBNN. Mức phí thanh toán được thực
hiện theo mức phí mà ngân hàng thu đối với KBNN tại thời điểm tính phí.

Các đối tượng không phải trả phí thanh toán, bao gồm: Các Khoản
thanh toán của NSNN; quỹ dự trữ tài chính thuộc ngân sách trung ương và
ngân sách cấp tỉnh; các quỹ tài chính nhà nước và tiền gửi của các đơn vị, tổ
chức có nguồn gốc từ NSNN tại KBNN.

KBNN không hoàn trả lại khoản phí dịch vụ thanh toán đã thu trong
trường hợp đơn vị, tổ chức yêu cầu hủy bỏ dịch vụ thanh toán hoặc dịch vụ
thanh toán không thực hiện được vì những sai sót, sự cố không phải do lỗi của
KBNN gây ra.

KBNN không thu phí dịch vụ thanh toán đối với các khoản thanh toán
trực tiếp giữa đơn vị, tổ chức với KBNN (trích tài khoản để trả phí dịch vụ
thanh toán, trả tiền mua ấn chỉ của Kho bạc, ...), giữa đơn vị, tổ chức với các
đơn vị, tổ chức khác cùng đăng ký và sử dụng tài khoản tại một KBNN.

KBNN không tự ý khấu trừ số tiền thanh toán của đơn vị, tổ chức để
thu phí dịch vụ thanh toán.

Phương thức thu phí dịch vụ thanh toán: Các đơn vị KBNN thực hiện
thu phí dịch vụ thanh toán theo 1 trong 2 phương thức là thu từng lần hoặc thu
định kỳ theo tháng.

631
g) Quy định về kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN

Chi NSNN chỉ được thực hiện khi đảm bảo điều kiện chi NSNN theo
quy định hiện hành của Luật NSNN (Khoản 2, Điều 12); Có đủ hồ sơ theo
quy định (Nghị định số 11/2020/NĐ-CP) và hồ sơ đảm bảo tính hợp pháp,
hợp lệ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chi NSNN thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ KBNN
cho người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và người cung cấp hàng hóa, dịch
vụ. Trường hợp một số khoản chi chưa có đủ điều kiện thực hiện việc thanh
toán trực tiếp từ KBNN, đơn vị sử dụng ngân sách được tạm ứng kinh phí để
chủ động chi theo dự toán được giao, sau đó đơn vị thanh toán với KBNN
theo đúng quy định hiện hành (Điều 7 Thông tư 62/2020/TT-BTC hướng dẫn
kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ NSNN qua KBNN).

Các khoản chi tạm ứng và thanh toán bằng tiền mặt phải đúng theo quy
định hiện hành (Thông tư số 13/2017/TT-BTC và Thông tư số 136/2018/TT-
BTC) quy định quản lý thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN.

Trường hợp các khoản chi NSNN thực hiện bằng hình thức giao dịch
điện tử qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN, việc kiểm soát, thanh
toán của KBNN phải tuân thủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động
nghiệp vụ KBNN theo quy định hiện hành (Nghị định 165/2018/NĐ - CP và
Nghị định số 11/2020/NĐ-CPvề giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính).

KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ
NSNN qua KBNN theo các hình thức sau: (1) Thanh toán trước, kiểm soát
sau hoặc (2) Kiểm soát trước, thanh toán sau.

2. Quy định về mở và sử dụng tài khoản tại Ngân hàng thương mại

a) Cơ sở pháp lý

632
+ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm
2010.

+ Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.

+ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về


thanh toán không dùng tiền mặt.

+ Quyết định số 48/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà


nước ban hành quy định về việc thu phí dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán.

+ Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Thống đốc


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản
thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

+ Thông tư số 32/2016/TT-NHNN ngày 26/12/2016 của Thống đốc


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2014/TT-
NHNN.

+ Thông tư số 02/2018/TT-NHNN ngày 12/02/2018 của Thống đốc


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung Thông tư số 32/2016/TT-
NHNN.

+ Thông tư số 02/2019/TT-NHNN ngày 28/02/2019 của Thống đốc


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2014/TT-
NHNN.

b) Các trường hợp được mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại

Theo quy định hiện hành, Điều 11, Thông tư số 02/2019/TT-NHNN


(sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày
19/8/2014 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng
Tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán), các đơn vị sự

633
nghiệp công lập (thuộc đối tượng tổ chức là pháp nhân) được mở tài khoản
thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của
pháp luật, cụ thể gồm các đơn vị sự nghiệp công lập được liệt kê trong mục
1b của chuyên đề này “Xác định các trường hợp được mở tài khoản tại
KBNN”.

(Ngân hàng thương mại trong chuyên đề này được hiểu gồm ngân
hàng, chi nhánh ngân nước ngoài).

c) Nguyên tắc đăng ký và sử dụng tài khoản

Đối với tài khoản thanh toán của tổ chức, ngân hàng được quy định và
hướng dẫn khách hàng các loại giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán
nhưng phải bao gồm tối thiểu các giấy tờ sau: Giấy đề nghị mở tài khoản
thanh toán theo mẫu của ngân hàng; Các giấy tờ chứng minh tổ chức mở tài
khoản được thành lập và hoạt động hợp pháp; Các giấy tờ chứng minh tư cách
đại diện của người đại diện hợp pháp; Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng
hoặc phụ trách kế toán.

Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo các giấy tờ trong
hồ sơ mở tài khoản thanh toán đã đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ theo quy định,
ngân hàng tiến hành ký hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán với khách
hàng. Khi thực hiện các giao dịch với khách hàng, ngân hàng không phải gặp
mặt trực tiếp người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản nhưng phải áp dụng
các biện pháp để xác minh sự chính xác về dấu (nếu có) và chữ ký của người
đại diện hợp pháp của chủ tài khoản trên hợp đồng mở, sử dụng tài khoản
thanh toán và đảm bảo khớp đúng với mẫu dấu (nếu có), mẫu chữ lý trong hồ
sơ mở tài khoản thanh toán.

d) Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị trong việc mở tài khoản và giao
dịch ngân hàng thương mại

634
d1) Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tài khoản

 Chủ tài khoản thanh toán có các quyền sau:

Sử dụng số tiền trên tài khoản thanh toán của mình để thực hiện các
lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ. Chủ tài khoản thanh toán được ngân hàng
tạo điều kiện để sử dụng tài khoản thanh toán của mình thuận tiện và an toàn;

Lựa chọn sử dụng các phương tiện thanh toán, dịch vụ và tiện ích thanh
toán do ngân hàng thương mại cung ứng;

Ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định
hiện hành của Nhà nước (Điều 4 Thông tư 23/2014/TT-NHNN);

Yêu cầu ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản thực hiện các lệnh
thanh toán hợp pháp, hợp lệ và được cung cấp thông tin về các giao dịch
thanh toán, số dư trên tài khoản thanh toán của mình theo thỏa thuận với ngân
hàng thương mại;

Được yêu cầu ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản tạm khóa, đóng
tài khoản thanh toán khi cần thiết; được gửi thông báo cho ngân hàng thương
mại về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ
tài khoản thanh toán chung;

Các quyền khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trước
bằng văn bản giữa chủ tài khoản với ngân hàng thương mại không trái với
quy định của pháp luật hiện hành.

 Chủ tài khoản thanh toán có các nghĩa vụ sau:

Đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản thanh toán để thực hiện các lệnh
thanh toán đã lập. Trường hợp có thỏa thuận thấu chi với ngân hàng thương
mại nơi mở tài khoản thì phải thực hiện các nghĩa vụ liên quan khi chi trả
vượt quá số dư Có trên tài khoản;

635
Chấp hành các quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán theo
quy định hiện hành (Thông tư 23/2014/TT-NHNN);

Kịp thời thông báo cho ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản khi
phát hiện thấy có sai sót, nhầm lẫn trên tài khoản của mình hoặc nghi ngờ tài
khoản của mình bị lợi dụng;

Hoàn trả hoặc phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoàn
trả các khoản tiền do sai sót, nhầm lẫn đã ghi Có vào tài khoản thanh toán của
mình;

Cung cấp đầy đủ, rõ ràng, chính xác các thông tin liên quan về mở và
sử dụng tài khoản thanh toán. Thông báo kịp thời và gửi các giấy tờ liên quan
cho ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản khi có sự thay đổi về thông tin
trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán theo quy định hiện hành.

Duy trì số dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán theo quy định của ngân
hàng thương mại;

Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo
khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình;

Không được cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán của mình;

Không được sử dụng tài khoản thanh toán để thực hiện cho các giao
dịch nhằm mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận hoặc các
hành vi vi phạm pháp luật khác.

d2) Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại

 Ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản thanh toán có quyền:

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được chủ động trích (ghi Nợ) tài
khoản thanh toán của khách hàng trong trường hợp:

636
Để thu các khoản nợ đến hạn, quá hạn, tiền lãi và các chi phí phát sinh
trong quá trình quản lý tài khoản và cung ứng các dịch vụ thanh toán theo
thỏa thuận trước bằng văn bản với khách hàng phù hợp quy định của pháp
luật; Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
việc cưỡng chế thi hành quyết định về xử phạt vi phạm hành chính, quyết
định thi hành án, quyết định thu thuế hoặc thực hiện các nghĩa vụ thanh toán
khác theo quy định của pháp luật; Để điều chỉnh các khoản mục bị hạch toán
sai, hạch toán không đúng bản chất hoặc không phù hợp với nội dung sử dụng
của tài khoản thanh toán theo quy định của pháp luật và thông báo cho chủ tài
khoản biết; Khi phát hiện đã ghi Có nhầm vào tài khoản của khách hàng hoặc
theo yêu cầu hủy lệnh chuyển Có của ngân hàng thương mại chuyển tiền do tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền phát hiện thấy có sai sót so với
lệnh thanh toán của người chuyển tiền; Để chi trả các khoản thanh toán
thường xuyên, định kỳ theo thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán.

Từ chối thực hiện lệnh thanh toán của chủ tài khoản trong trường hợp:

Chủ tài khoản không thực hiện đầy đủ các yêu cầu về thủ tục thanh
toán, lệnh thanh toán không hợp lệ, không khớp đúng với các yếu tố đã đăng
ký trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán hoặc không phù hợp với các thỏa
thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

Tài khoản thanh toán không có đủ số dư hoặc vượt hạn mức thấu chi để
thực hiện lệnh thanh toán;

Khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc có bằng chứng về việc giao dịch thanh toán nhằm rửa tiền, tài trợ khủng
bố theo quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền;

637
Tài khoản thanh toán đang bị tạm khóa, bị phong tỏa toàn bộ hoặc tài
khoản thanh toán đang bị đóng, tài khoản thanh toán bị tạm khóa hoặc phong
tỏa một phần mà phần không bị tạm khóa, phong tỏa không có đủ số dư (trừ
trường hợp được thấu chi) hoặc vượt hạn mức thấu chi để thực hiện các lệnh
thanh toán.

Từ chối yêu cầu tạm khóa, đóng tài khoản thanh toán của chủ tài khoản
hoặc chưa phong tỏa tài khoản thanh toán chung khi chủ tài khoản chưa hoàn
thành nghĩa vụ thanh toán theo quyết định cưỡng chế của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền hoặc chưa thanh toán xong các khoản nợ phải trả cho tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản;

Quy định về số dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán và thông báo công
khai, hướng dẫn cụ thể để khách hàng biết;

Quy định và áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật trong quá
trình mở và sử dụng tài khoản thanh toán phù hợp các quy định của pháp luật;

Các quyền khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trước
bằng văn bản giữa chủ tài khoản với ngân hàng thương mại không trái với
quy định của pháp luật hiện hành.

 Ngân hàng thương mại có nghĩa vụ:

Thực hiện lệnh thanh toán của chủ tài khoản sau khi đã kiểm tra, kiểm
soát tính hợp pháp, hợp lệ của lệnh thanh toán;

Lưu giữ và cập nhật đầy đủ các mẫu chữ ký, mẫu dấu (nếu có) của
khách hàng đã đăng ký để kiểm tra, đối chiếu trong quá trình sử dụng tài
khoản thanh toán;

Ghi Có vào tài khoản thanh toán của khách hàng kịp thời các lệnh
thanh toán chuyển tiền đến, nộp tiền mặt vào tài khoản; hoàn trả kịp thời các

638
khoản tiền do sai sót, nhầm lẫn đã ghi Nợ đối với tài khoản thanh toán của
khách hàng;

Thông tin đầy đủ, kịp thời về số dư, các giao dịch phát sinh trên tài
khoản thanh toán và việc phong tỏa tài khoản thanh toán bằng văn bản hoặc
theo các hình thức đã quy định tại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán
và chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với những thông tin mà mình cung
cấp;

Cập nhật kịp thời các thông tin khi có thông báo thay đổi nội dung
trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán của chủ tài khoản. Bảo quản lưu trữ hồ
sơ mở tài khoản và các chứng từ giao dịch qua tài khoản theo đúng quy định
của pháp luật;

Đảm bảo bí mật các thông tin liên quan đến tài khoản thanh toán và
giao dịch trên tài khoản thanh toán của chủ tài khoản theo quy định của pháp
luật;

Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo
trên tà khoản thanh toán của khách hàng do lỗi của mình;

Tuân thủ quy định pháp luật phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố;

Xây dựng quy trình nội bộ về mở, sử dụng tài khoản thanh toán và duy
trì số dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán. Hướng dẫn, thông báo công khai
để khách hàng biết và giải đáp, xử lý kịp thời các thắc mắc, khiếu nại trong
quá trình mở và sử dụng tài khoản thanh toán.

e) Quy định về lãi tiền gửi và phí dịch vụ trong quan hệ với ngân hàng
thương mại

Số dư trên tài khoản thanh toán được tính lãi theo mức lãi suất tiền gửi
không kỳ hạn áp dụng cho tài khoản thanh toán. Mức lãi suất do ngân hàng

639
thương mại ấn định và niêm yết công khai phù hợp với quy định của pháp
luật.

Ngân hàng thương mại được quyền thu phí của khách hàng sử dụng
dịch vụ thanh toán theo mức thu phí quy định tại Biểu phí dịch vụ thanh toán
của tổ chức mình và không được thu thêm ngoài Biểu phí đã ban hành (trừ
trường hợp có thỏa thuận riêng với khách hàng trước khi thực hiện dịch vụ
thanh toán).

Ngân hàng thương mại không phải hoàn trả lại khoản phí dịch vụ thanh
toán đã thu trong trường hợp khách hàng yêu cầu hủy bỏ dịch vụ thanh toán
hoặc dịch vụ thanh toán không thực hiện được vì sai sót, sự cố không phải do
lỗi của ngân hàng thương mại gây ra.

Ngân hàng thương mại không được thu phí dịch vụ thanh toán đối với
các khoản thanh toán trực tiếp giữa khách hàng với đơn vị mình (trả nợ, trả
lãi, trả phí dịch vụ, trả tiền mua giấy tờ in hoặc phương tiện thanh toán).

Đối với các giao dịch thanh toán trong nước, Ngân hàng thương mại
phục vụ người thụ hưởng không được tự ý thu phí dịch vụ thanh toán từ
khách hàng là người thụ hưởng.

Đối với các giao dịch thanh toán trong nước, Ngân hàng thương mại
không được tự ý khấu trừ số tiền chuyển của khách hàng để thu phí dịch vụ
thanh toán phát sinh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

3) Kỹ năng giao dịch

a) Kỹ năng lựa chọn tài khoản để đăng ký sử dụng tại KBNN

Tùy theo yêu cầu quản lý và nội dung sử dụng kinh phí, đơn vị có thể
đăng ký mở và sử dụng các loại tài khoản sau tại KBNN:

(i) Tài khoản dự toán

640
Tài khoản dự toán được mở cho các đơn vị thụ hưởng kinh phí NSNN,
các tổ chức ngân sách theo hình thức cấp bằng dự toán gồm: tài khoản dự
toán chi thường xuyên, dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản, dự toán chi đầu
tư phát triển khác, dự toán chi kinh phí ủy quyền, dự toán chi chuyển giao, dự
toán chi bằng lệnh chi tiền,...

(ii) Tài khoản tiền gửi

Tài khoản tiền gửi được mở cho các đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị
sự nghiệp, các tổ chức, bao gồm mã tài khoản kế toán thuộc Nhóm 37 - Phải
trả tiền gửi của các đơn vị, cụ thể như sau:

- Tài khoản tiền gửi của đơn vị hành chính, sự nghiệp: Tiền gửi dự
toán, Tiền gửi thu phí, Tiền gửi thu sự nghiệp khác, Tiền gửi khác.

- Tài khoản tiền gửi của xã; Tài khoản tiền gửi của ban quản lý dự án;
Tài khoản tiền gửi có mục đích; Tài khoản tiền gửi của các tổ chức; Tài khoản
tiền gửi của các quỹ; Tài khoản tiền gửi đặc biệt của các đơn vị; Tiền gửi của
đơn vị khác.

(iii) Tài khoản có tính chất tiền gửi

Tài khoản có tính chất tiền gửi mở cho các đơn vị, tổ chức bao gồm mã
tài khoản kế toán cụ thể như sau:

- Tài khoản tiền gửi thuộc “Nhóm 35 - Phải trả về thu ngân sách” được
mở cho các cơ quan thu (Tài chính, Thuế, Hải quan, Kiểm toán Nhà nước,
Thanh tra Tài chính, Thanh tra Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền khác) để
phản ánh các khoản thu phí trước khi trích nộp NSNN, các khoản thuế hàng
tạm nhập, tái xuất, các khoản phải trả theo kiến nghị, các khoản thu chờ xử lý,
phải trả về thu ngân sách năm sau và các khoản tạm thu khác.

641
- Tài khoản tạm giữ chờ xử lý mở cho các cơ quan thu để phản ánh tài
sản tạm giữ chờ xử lý theo quy định của pháp luật và được mở chi tiết theo cơ
quan Tài chính, cơ quan Hải quan và các cơ quan khác.

- Tài khoản phải trả khác được mở để phản ánh các khoản phải trả khác
ngoài nội dung các tài khoản đã mở theo nội dung nêu trên.

(iv) Tài khoản thu, chi của cơ quan quản lý thu

Tài khoản thu, chi của cơ quan quản lý thu mở cho các cơ quan thu để
theo dõi các khoản thu, chi NSNN do cơ quan thu quản lý.

b) Kỹ năng lập hồ sơ đăng ký tài khoản tại ngân hàng và kho bạc

(i) Kỹ năng lập hồ sơ đăng ký tài khoản tại kho bạc

 Bộ hồ sơ đăng ký tài khoản tại KBNN gồm các tài liệu sau:

Bản Đăng ký sử dụng tài khoản và mẫu dấu, mẫu chữ ký

Quyết định thành lập đơn vị

Văn bản bổ nhiệm chức vụ của Chủ tài khoản, Kế toán trưởng

Giấy chứng nhận mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách

 Kỹ năng lập hồ sơ:

Các đơn vị, tổ chức lập Giấy đăng ký sử dụng tài khoản và mẫu dấu,
mẫu chữ ký theo hướng dẫn của quy định hiện hành (Mẫu Ký hiệu 01/MTK -
Nghị định sosos 11/2020/NĐ-CP về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực
KBNN).

Về chữ ký:

Đối với các đơn vị, tổ chức sử dụng NSNN và các tổ chức ngân sách:
đăng ký 02 chữ ký như sau:

642
+ Chữ ký thứ nhất: Là chữ ký của Chủ tài khoản và người
được ủy quyền ký Chủ tài khoản theo quy định của pháp luật. Mỗi đơn vị chỉ
được đăng ký tối đa 4 người ký chữ ký thứ nhất (Chủ tài khoản và 3 người
được ủy quyền ký thay chủ tài khoản). Thủ trưởng đơn vị không được ủy
quyền cho người đăng ký chữ ký thứ hai thay mình làm Chủ tài khoản.

+ Chữ ký thứ hai: Là chữ ký của Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán
của đơn vị và người được ủy quyền ký thay Kế toán trưởng hoặc phụ trách
kế toán. Mỗi đơn vị chỉ được đăng ký tối đa 3 người ký chữ ký thứ hai
(Kế toán trưởng và 02 người được ủy quyền).

Đối với các cơ quan tài chính, cơ quan thu và các tổ chức khác cũng
đăng ký hai chữ ký gồm chữ ký thứ nhất và chữ ký thứ hai trong đó chữ ký
thứ nhất là chữ ký của chủ tài khoản và người được ủy quyền; chữ ký thứ hai
là của kế toán trưởng và người được ủy quyền.

Về mẫu dấu:

- Mẫu dấu đăng ký giao dịch với KBNN là dấu đã đăng ký tại cơ quan
công an, được đóng thành hai (02) dấu rõ nét. Đối với Ban quản lý dự án có
tư cách pháp nhân không đầy đủ (không có con dấu riêng): Được sử dụng con
dấu của chủ đầu tư quy định trong Quyết định thành lập Ban quản lý dự án và
phải đăng ký mẫu dấu của chủ đầu tư với cơ quan KBNN nơi đơn vị đăng ký
sử dụng tài khoản giao dịch.

Trường hợp thay đổi mẫu dấu, thay đổi mẫu chữ ký của người ký chữ
ký thứ nhất, người ký chữ ký thứ hai, hoặc thay đổi người ký ủy quyền chủ tài
khoản, người ký ủy quyền kế toán trưởng/phụ trách kế toán so với lần đăng
ký trước: đơn vị, tổ chức lập Giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký theo
hướng dẫn hiện hành (Mẫu Ký hiệu 02/MTK ban hành kèm theo Nghị định số
11/2020/NĐ-CP) gửi KBNN nơi giao dịch.

643
Trường hợp thay đổi chủ tài khoản, hoặc kế toán trưởng/phụ trách kế
toán, trường hợp có Văn bản bổ nhiệm lại chức vụ của người đang đăng ký
Chủ tài khoản, Kế toán trưởng hoặc có văn bản phân công lại cho người phụ
trách kế toán: các đơn vị, tổ chức lập Giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ
ký theo quy định hiện hành (Ký hiệu 02/MTK ban hành kèm theo Nghị định
số 11/2020/NĐ-CP) kèm các văn bản bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hoặc phân công,
phân công lại gửi KBNN nơi giao dịch.

Về Giấy chứng nhận mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách

Tùy từng trường hợp cụ thể, các đơn vị, tổ chức gửi Giấy chứng nhận
mã số ĐVQHNS điện tử theo Mẫu hướng dẫn hiện hành (Mẫu số 05A-
MSNS-BTC (N = 1,2,3) hoặc Mẫu số 05B-MSNS-BTC (N = 7,8) tại Thông
tư số 185/2015/TT-BTC hướng dẫn đăng ký, cấp và sử dụng mã số
ĐVQHNS) do cơ quan Tài chính cấp cho các ĐVSDNS, đơn vị dự toán, các
dự án đầu tư xây dựng cơ bản, các đơn vị khác có quan hệ với ngân sách.
Trường hợp đơn vị, tổ chức đăng ký mã ĐVQHNS qua dịch vụ công “Đăng
ký mã đơn vị có quan hệ với ngân sách”, đơn vị, tổ chức gửi KBNN Giấy
chứng nhận mã số ĐVQHNS điện tử được in/tải từ dịch vụ công. Hoặc đơn vị
gửi Giấy chứng nhận cấp mã số đơn vị giao dịch với KBNN theo quy định
của Tổng giám đốc KBNN.

Đối với các tài liệu: Quyết định thành lập đơn vị, Văn bản bổ nhiệm
chức vụ của Chủ tài khoản, Kế toán trưởng đơn vị có thể gửi bản gốc, bản
chính hoặc bản sao y bản chính (Trường hợp bản sao y bản chính, KBNN
không yêu cầu các đơn vị, tổ chức xuất trình kèm bản gốc, bản chính để kiểm
tra, đối chiếu).

Trường hợp đơn vị đăng ký sử dụng hoặc đề nghị thay đổi mẫu dấu,
mẫu chữ ký, thay đổi hồ sơ pháp lý cho nhiều tài khoản có cùng chủ tài khoản
(và người được ủy quyền), kế toán trưởng (và người được ủy quyền) thì được
644
sử dụng: Giấy đăng ký sử dụng tài khoản, mẫu dấu, mẫu chữ ký (02 liên) và
hồ sơ kèm theo để đăng ký sử dụng các tài khoản; Giấy đề nghị thay đổi mẫu
dấu, mẫu chữ ký (02 liên) để thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký; Giấy đề nghị
thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký (02 liên) và hồ sơ kèm theo (Quyết định bổ
nhiệm hoặc bổ nhiệm lại Chủ tài khoản và/hoặc Kế toán trưởng) để thay đổi
hồ sơ pháp lý của Chủ tài khoản, kế toán trưởng.

Trường hợp đơn vị, tổ chức đã đăng ký sử dụng tài khoản tại KBNN,
đối với những lần đăng ký và sử dụng tài khoản kế tiếp hoặc khi thay đổi
người ký chữ ký thứ nhất, hoặc người ký chữ ký thứ hai, hoặc thay đổi mẫu
dấu, mẫu chữ ký (mà không thay đổi người ký), hồ sơ pháp lý so với lần đăng
ký trước, đơn vị, tổ chức không phải xuất trình những thủ tục hành chính vẫn
còn hiệu lực đã gửi KBNN, ngoại trừ trường hợp thủ tục hành chính đó có sự
thay đổi hoặc bổ sung. Khi đó, đơn vị, tổ chức ghi rõ trên Phiếu giao nhận hồ
sơ đăng ký sử dụng tài khoản (Ký hiệu 03/MTK - Phụ lục I kèm theo) thời
điểm những thủ tục hành chính vẫn còn hiệu lực đã được gửi đến KBNN.

(ii) Kỹ năng lập hồ sơ đăng ký tài khoản tại ngân hàng thương mại

 Bộ hồ sơ đăng ký tài khoản tại ngân hàng thương mại gồm các tài liệu
sau:

Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng;

Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở tài khoản thanh toán được
thành
lập và hoạt động hợp pháp: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của
pháp luật;

Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp

645
quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có)
của tổ chức mở tài khoản thanh toán kèm thẻ căn cước công dân hoặc giấy
chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của những người đó.

Các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản trên là bản chính hoặc bản sao.
Đối với các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán bằng tiếng nước
ngoài, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thỏa thuận với đơn
vị sự nghiệp công lập về việc dịch ra tiếng Việt nhưng phải đảm bảo các
nguyên tắc sau:

Các giấy tờ chứng minh việc đơn vị mở tài khoản thanh toán được
thành lập và hoạt động hợp pháp (quyết định thành lập, giấy phép hoạt động);
giấy tờ chứng minh tư cách người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản trong
mở và sử dụng tài khoản thanh toán (quyết định bổ nhiệm, văn bản ủy quyền)
phải được dịch toàn bộ ra tiếng Việt;

Hộ chiếu và các giấy tờ khác trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán chỉ
phải dịch ra tiếng Việt khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Bản dịch ra tiếng Việt phải được đính kèm bản chính bằng tiếng nước
ngoài để kiểm tra, đối chiếu;

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chịu trách nhiệm kiểm soát và
đảm bảo tính trung thực, chính xác và đầy đủ về nội dung được dịch ra tiếng
Việt so với nội dung của các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài.

 Kỹ năng lập hồ sơ và thực hiện trình tự, thủ tục mở tài khoản thanh
toán tại ngân hàng thương mại

Khi có nhu cầu mở tài khoản thanh toán, đơn vị sự nghiệp công lập lập
01 (một) bộ hồ sơ như trên (Quy định tại Điều 12 Thông tư 23/2014/TT-
NHNN và TT 02/2019/TT-NHNN) và nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu

646
chính hoặc phương tiện điện tử đến ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài nơi đề nghị mở tài khoản thanh toán.

Bổ sung, hoàn thiện các giấy tờ trong bộ hồ sơ mở tài khoản trường


hợp các giấy tờ này còn chưa đầy đủ theo yêu cầu của ngân hàng hoặc các
yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản chưa khớp đúng với các giấy tờ
trong bộ hồ sơ.

c) Kỹ năng sử dụng tài khoản và lập các mẫu biểu trong giao dịch thanh
toán

(i) Kỹ năng sử dụng tài khoản và lập các mẫu biểu trong giao dịch
thanh toán với Kho bạc Nhà nước

 Đối với tài khoản dự toán

Các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện sử dụng các tài khoản dự toán
tuân thủ quy định về các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN liên quan
đến sử dụng tài khoản [tham chiếu mục 1đ2 (i) của chuyên đề này].

Các khoản chi NSNN thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ
KBNN cho người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và người cung cấp hàng hóa,
dịch vụ. Trường hợp một số khoản chi chưa có đủ điều kiện thực hiện việc
thanh toán trực tiếp từ KBNN, đơn vị sử dụng ngân sách được tạm ứng kinh
phí để chủ động chi theo dự toán được giao, sau đó đơn vị thanh toán với
KBNN theo đúng quy định của Bộ Tài chính.

Không sử dụng tài khoản dự toán để tiếp nhận các khoản thanh toán do
các đơn vị khác chi trả, trừ các khoản thanh toán từ tài khoản dự toán bị ngân
hàng hoặc KBNN khác trả lại, các khoản nộp khôi phục dự toán và khoản thu
hồi các khoản chi ngân sách, thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản do đơn vị sử
dụng ngân sách, chủ đầu tư nộp trả NSNN khi chưa quyết toán ngân sách.

 Đối với tài khoản tiền gửi và tài khoản có tính chất tiền gửi
647
Căn cứ tài khoản tiền gửi đã mở tại KBNN và số dư Có của tài khoản,
các đơn vị, tổ chức lập chứng từ (Ủy nhiệm chi, Giấy nộp tiền vào NSNN,...)
để thực hiện các giao dịch thanh toán.

(ii) Kỹ năng sử dụng tài khoản và lập các mẫu biểu trong giao dịch
thanh toán với ngân hàng thương mại

Sau khi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã tiến hành việc
kiểm tra, đối chiếu bộ hồ sơ mở tài khoản đảm bảo yêu cầu thì sẽ tiến hành ký
hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán với đơn vị sự nghiệp công lập
theo nguyên tắc về đăng ký và sử dụng tài khoản (như đã nêu tại mục 2c của
chuyên đề này).

Các nội dung của hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán tại ngân
hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định cụ thể tại khoản 4, Điều
14 Thông tư số 02/2019/TT-NHNN. Hợp đồng này sẽ được ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài gửi cho đơn vị sự nghiệp công lập lưu giữ 01
(một) bản.

d) Kỹ năng ghi sổ kế toán tài khoản tiền gửi và đối chiếu số liệu với
ngân hàng, kho bạc

d1) Kỹ năng ghi sổ kế toán

Để ghi sổ kế toán khoản tiền gửi tại Ngân hàng, Kho bạc, Kế toán đơn
vị sử dụng Tài khoản 112 - Tiền gửi tại Ngân hàng, Kho bạc. Tài khoản này
phản ánh số hiện có, tình hình biến động tất cả các loại tiền gửi không kỳ hạn
của đơn vị gửi tại Ngân hàng, Kho bạc (bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ).

Kế toán sử dụng các chứng từ sau để làm căn cứ ghi sổ TK 112 - Tiền
gửi Ngân hàng, Kho bạc: Giấy báo Có, báo Nợ hoặc Bảng sao kê của Ngân
hàng, Kho bạc kèm theo các chứng từ gốc, trừ trường hợp tiền đang chuyển.

648
Kế toán phải tổ chức thực hiện việc theo dõi riêng từng loại tiền gửi
(tiền gửi của các hoạt động: thu phí; SXKD dịch vụ; tiền gửi của chương trình
dự án, đề tài; tiền gửi vốn đầu tư XDCB và các loại tiền gửi khác theo từng
Ngân hàng, Kho bạc). Định kỳ phải kiểm tra, đối chiếu nhằm đảm bảo số liệu
gửi vào, rút ra và tồn cuối kỳ khớp đúng với số liệu của Ngân hàng, Kho bạc
quản lý. Nếu có chênh lệch phải báo ngay cho Ngân hàng, Kho bạc để xác
nhận và điều chỉnh kịp thời. Kế toán tiền gửi phải chấp hành nghiêm chỉnh
chế độ quản lý, lưu thông tiền tệ và những quy định có liên quan đến Luật
NSNN hiện hành.

Tài khoản 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1121- Tiền Việt Nam: Phản ánh số hiện có và tình hình
biến động các khoản tiền Việt Nam của đơn vị gửi tại Ngân hàng, Kho bạc.

- Tài khoản 1122- Ngoại tệ: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động
giá trị của các loại ngoại tệ đang gửi tại Ngân hàng, Kho bạc.

Phương pháp hạch toán vào TK 112:

Bên Nợ Tài khoản 112: Phản ánh các nghiệp vụ sau:

- Các loại tiền Việt Nam, ngoại tệ gửi vào Ngân hàng, Kho bạc;

- Giá trị ngoại tệ tăng khi đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo
cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng).

Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ sau:

- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ rút từ tiền gửi Ngân hàng, Kho
bạc;

- Giá trị ngoại tệ giảm khi đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo
cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm).

649
Tài khoản 112 có số dư bên Nợ để phản ánh các khoản tiền Việt Nam,
ngoại tệ còn gửi ở Ngân hàng, Kho bạc.

d2) Kỹ năng đối chiếu số liệu với kho bạc, ngân hàng

 Đối chiếu với kho bạc:

Đơn vị, tổ chức gửi Bảng đối chiếu, xác nhận số dư tài khoản trực tiếp
đến KBNN hoặc gửi qua dịch vụ công “Đối chiếu, xác nhận số dư tài khoản
của đơn vị giao dịch tại KBNN” theo quy định tại Phụ lục III, Thông tư
18/2020/TT-BTC.

Việc đối chiếu số liệu tài khoản tiền gửi của đơn vị giao dịch được thực
hiện định kỳ (tháng, năm, trừ tháng 12 không cần thực hiện đối chiếu), bao
gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ.

Định kỳ, chậm nhất ngày 10 hàng tháng (đối với đối chiếu số dư tài
khoản theo tháng), ngày 10/02 năm sau (đối với đối chiếu số dư tài khoản
theo năm) đơn vị gửi KBNN Bảng xác nhận số dư tài khoản tiền gửi tại
KBNN theo hướng dẫn hiện hành (Theo mẫu Ký hiệu 06-ĐCSDTK/KBNN
tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP) để đối chiếu số dư của tháng liền trước đó
hoặc năm trước đó (đơn vị có thể gửi nhiều hơn 02 bản trong trường hợp có
nhu cầu). Sau khi kiểm tra, đối chiếu, xác nhận số liệu (xác nhận khớp đúng
hoặc ghi số liệu tại KBNN đối với trường hợp số liệu tại KBNN và số của
đơn vị có sự chênh lệch), KBNN ký xác nhận, đóng dấu “KẾ TOÁN”, 01 bản
lưu tại KBNN và gửi đơn vị số bản còn lại.

Trường hợp phải đối chiếu đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm
quyền, đơn vị, tổ chức thực hiện các thủ tục và mẫu biểu đối chiếu tương tự
như trường hợp đối chiếu định kỳ nêu trên.

Trường hợp đối chiếu với KBNN số kinh phí được chuyển nguồn sang
năm sau, đơn vị thực hiện gửi KBNN Bảng đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi
650
kinh phí NSNN cấp của đơn vị được chuyển nguồn sang năm sau thuộc
NSTW (Cấp tỉnh/cấp huyện) năm... chuyển sang năm... (Ký hiệu
03-SDKP/ĐVDT tại Nghị định 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020).

 Đối chiếu với ngân hàng:

Trường hợp đơn vị, tổ chức có nhu cầu xác nhận số dư tài khoản ngân
hàng hoặc in sao kê ngân hàng, đơn vị, tổ chức cần thực hiện các thủ tục sau:

Đơn vị lập Giấy đề nghị về việc xác nhận số dư tài khoản ngân hàng
hoặc Đề nghị in sao kê tài khoản ngân hàng (Thường theo mẫu có sẵn của
ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản) sau đó nộp giấy đề nghị cho cán bộ ngân
hàng cùng các giấy tờ, tài liệu kèm theo theo yêu cầu của ngân hàng (thường
gồm Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; Giấy giới thiệu…)

Ngân hàng sẽ thực hiện các nghiệp vụ theo quy định của ngân hàng sau
đó sẽ cấp giấy xác nhận số dư tài khoản hoặc sao kê tài khoản cho khách
hàng.

Đơn vị thực hiện đối chiếu số liệu định kỳ (tháng/quý/năm) hoặc đột
xuất theo yêu cầu của người hoặc cơ quan có thẩm quyền.

651
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Hãy phân tích các nguyên tắc đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho
bạc Nhà nước?

2. Hãy trình bày nhiệm vụ và quyền hạn của chủ tài khoản và Kho bạc
Nhà nước trong việc mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước?

3. Các loại tài khoản mà đơn vị có thể mở tại Kho bạc Nhà nước? Quy
định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN liên quan đến sử dụng các
loại tài khoản này?

4. Làm thế nào để kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách nhà
nước qua Kho bạc Nhà nước? Hãy phân tích thực trạng kiểm soát, thanh toán
các khoản chi ngân sách nhà nước qua kho bạc Nhà nước hiện nay?

5. Tiền gửi của các đơn vị, tổ chức có nguồn gốc từ Ngân sách nhà
nước có được hưởng lãi suất không? Trình bày quy định về các khoản phí
dịch vụ thanh toán qua Kho bạc nhà nước?

6. Trình bày nhiệm vụ và quyền hạn của chủ tài khoản và của ngân
hàng thương mại trong việc mở tài khoản và sử dụng tài khoản tại Ngân hàng
thương mại?

652
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.

2. Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm


2010.

3. Luật NSNN số 83/2015/QH13.

4. Luật Kế toán số 88/2015/QH13.

5. Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về


thanh toán không dùng tiền mặt.

6. Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ quy


định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.

7. Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy


định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN.

8. Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy


định chi tiết một số điều của Luật Kế toán.

9. Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ quy


định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN.

10. Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Thống đốc


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản
thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

11. Thông tư số 32/2016/TT-NHNN ngày 26/12/2016 của Thống đốc


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2014/TT-
NHNN.

12. Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính


hướng dẫn chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.

653
13. Thông tư số 02/2018/TT-NHNN ngày 12/02/2018 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung Thông tư số 32/2016/TT-
NHNN.

14. Thông tư số 02/2019/TT-NHNN ngày 28/02/2019 của Thống đốc


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2014/TT-
NHNN.

15. Thông tư số 18/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 31 tháng 3


năm 2020 v/v hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN.

16. Quyết định số 48/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước ban hành quy định về việc thu phí dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán.

654
Chuyên đề 9
KỸ NĂNG TỰ KIỂM TRA TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN

1. Một số quy định về tự kiểm tra tài chính, kế toán

a) Khái niệm, phạm vi tự kiểm tra

* Khái niệm

Điều 34 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 quy định việc


kiểm tra kế toán đối với các đơn vị trực thuộc (các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan cấp trên). Cũng tại Luật Kế
toán, Điều 39 quy định về kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ, yêu cầu các đơn
vị kế toán phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị để bảo đảm tài sản
của đơn vị được an toàn, tránh sử dụng sai mục đích, không hiệu quả, đồng thời
các nghiệp vụ được phê duyệt đúng thẩm quyền và được ghi chép đầy đủ làm cơ
sở cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý.

Khoản 1 Điều 10 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quy định về
kiểm tra, thanh tra, kiểm soát chi, kiểm toán Nhà nước “kiểm tra thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, bao gồm việc tự kiểm tra của cơ
quan, tổ chức; kiểm tra của cơ quan, tổ chức cấp trên với cơ quan, tổ chức cấp
dưới và cá nhân có liên quan”.

Như vậy, hoạt động tự kiểm tra tài chính trong đơn vị kế toán Nhà nước là
việc đơn vị tự xem xét tình hình chấp hành các quy định của pháp luật, việc ban
hành và thực hiện quy chế của ngành, cơ quan, đơn vị về quản lý tài chính, tài sản
nhằm phòng ngừa và xử lý sai sót, khắc phục hạn chế yếu kém, góp phần quản lý
tài chính, tài sản hiệu quả, tiết kiệm. Hoạt động tự kiểm tra tài chính kế toán còn
bao gồm việc đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm
tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế
toán.

655
Nếu hoạt động tự kiểm tra tài chính kế toán trong nội bộ đơn vị kế toán Nhà
nước được coi trọng, sẽ tiết kiệm được chi phí kiểm soát từ bên ngoài (thanh tra,
kiểm toán). Hoạt động tự kiểm tra được tiến hành thường xuyên sẽ bổ trợ và khắc
phục được những hạn chế từ hoạt động kiểm soát từ bên ngoài. Bởi vì hoạt động
này được tiến hành ngay trong quá trình của quản lý, được tiến hành thường
xuyên, ít tốn kém, sâu sát thực tiễn hơn. Trong khi hoạt động kiểm tra từ bên
ngoài thường được tiến hành sau quá trình quản lý, khi phát hiện các sai sót thì
những hành vi đó đã xảy ra từ lâu, đã gây hậu quả trong thời gian dài, việc khắc
phục hoặc thu hồi tiền và tài sản rất khó khăn do những đối tượng vi phạm đã kịp
tẩu tán tài sản, nhiều người đã chết hoặc bỏ trốn, nghỉ hưu hoặc thuyên chuyển
công tác, các cơ chế chính sách đã được thay đổi cho phù hợp với tình hình thực
tiễn, việc xem xét các sai sót tại thời điểm trong quá khứ rất khó khăn và việc đề
xuất cơ chế chính sách quản lý Nhà nước không còn ý nghĩa. Đồng thời, hoạt
động tự kiểm tra tài chính sẽ khắc phục được khó khăn về việc biên chế dành cho
hoạt động kiểm tra từ bên ngoài cần được tinh giản.

* Mục đích của công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán

Công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập nhằm
mục đích:

- Đánh giá tình hình triển khai chấp hành dự toán ngân sách hàng năm tại
đơn vị theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, tình hình chấp hành
công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của đơn vị.

- Đánh giá chất lượng hoạt động, tình hình chấp hành cơ chế chính sách và
quản lý các khoản thu, chi tài chính, quản lý và sử dụng tài sản, tiền vốn, sử dụng
quỹ lương, quỹ thưởng, các quỹ và công tác đầu tư xây dựng cơ bản trong đơn vị.

- Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai sót, áp dụng các biện pháp xử lý
các sai sót theo đúng thẩm quyền đã được phân cấp. Đồng thời tổ chức rút kinh

656
nghiệm, đánh giá những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương hướng,
biện pháp khắc phục nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính, kế toán tại đơn
vị.

* Nhiệm vụ của công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán

- Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh; tính
hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động tài chính, kế toán tại đơn vị, của công tác tổ
chức và điều hành hoạt động thực hiện nhiệm vụ được giao và các hoạt động
khác.

- Kiểm tra, kiểm soát chất lượng và độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài
chính của đơn vị được cung cấp thông qua báo cáo tài chính và các báo cáo khác.

- Kiểm tra sự tuân thủ các cơ chế tài chính, các chế độ chính sách của Nhà
nước liên quan đến tình hình chi tiêu ngân sách nhà nước và các quỹ tại đơn vị.
Kiểm tra và đánh giá hiệu quả của việc chi tiêu ngân sách nhà nước trong việc
thực hiện các nhiệm vụ được giao tại đơn vị.

- Xây dựng báo cáo về kết quả kiểm tra, tình hình xử lý các vi phạm đã được
phát hiện trong năm hoặc các lần kiểm tra trước đó.

b) Quyền và trách nhiệm trong việc tổ chức kiểm tra tài chính kế toán

* Quyền và trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị kế toán nhà nước trong việc
tự kiểm tra tài chính, kế toán

Điều 56 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định “người đứng
đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chủ động tổ chức kiểm tra việc thực
hiện nhiệm vụ, công vụ của người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý mà
thường xuyên, trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
khác nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng; thường xuyên đôn
đốc đơn vị trực thuộc kiểm tra người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Khi phát hiện có hành vi tham nhũng,
657
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc
báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật”.

Theo Quyết định 67/2004/QĐ-BTC ngày 13 tháng 8 năm 2004, trách nhiệm
của thủ trưởng đơn vị kế toán nhà nước trong việc tự kiểm tra tài chính, kế toán:

- Xây dựng quy định, nguyên tắc, phương pháp tự kiểm tra tại đơn vị mình
quản lý và hệ thống các đơn vị trực thuộc.

- Hàng năm xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, tổ chức việc tự kiểm tra tài
chính, kế toán trong đơn vị mình theo các nội dung được quy định của nhà nước
và quy định cụ thể của đơn vị. Chịu trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo các bộ
phận, phòng ban về những nội dung cần kiểm tra, về tiến trình và thời hạn kiểm
tra.

- Thành lập tổ kiểm tra với thành phần đủ năng lực, trình tự và phẩm chất để
thực hiện công tác kiểm tra theo kế hoạch hoặc trong những trường hợp đột xuất
tại đơn vị mình hoặc những đơn vị cấp dưới.

- Chỉ đạo công tác tự kiểm tra đối với các đơn vị cấp dưới thuộc sự quản lý
điều hành của mình.

- Xem xét và phê chuẩn các kết luận kiểm tra của bộ phận thực hiện kiểm
tra, phê duyệt và đôn đốc thực hiện các biện pháp khắc phục những tồn tại được
phát hiện trong quá trình kiểm tra. Xử lý các hành vi vi phạm của các bộ phận, cá
nhân thuộc thẩm quyền của mình. Trường hợp phát hiện có những biểu hiện vi
phạm pháp luật hoặc có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tài chính,
kế toán cần báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra
để làm rõ sự việc.

* Quyền và trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ kiểm tra tài chính, kế
toán

658
Người được giao nhiệm vụ thực hiện công việc tự kiểm tra tài chính, kế toán
phải là người trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm trong công việc,
chưa vi phạm khuyết điểm đến mức phải xử lý và có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ phù hợp với nội dung kiểm tra.

Theo Quyết định 67/2004/QĐ-BTC ngày 13 tháng 8 năm 2004, trách nhiệm
của người được giao nhiệm vụ thực hiện công việc tự kiểm tra tài chính, kế toán:

- Thực hiện chỉ đạo của thủ trưởng đơn vị để tiến hành kiểm tra theo các nội
dung đã được xác định hoặc đã được lập kế hoạch.

- Trực tiếp kiểm tra những nội dung phải kiểm tra tại các đơn vị, bộ phận
được giao, trong quá trình kiểm tra phải chấp hành đúng các quy định, các chế độ
hiện hành về tài chính, kế toán.

- Đôn đốc các đơn vị, các bộ phận trong cơ quan thực hiện việc tự kiểm tra
tài chính, kế toán.

- Tập hợp tình hình và kết quả kiểm tra, lập báo cáo kết quả kiểm tra, đề xuất
các biện pháp giải quyết và trình thủ trưởng đơn vị xem xét và ra quyết định xử lý.

- Chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị về chất lượng, tính trung thực,
hợp lý của các kết luận kiểm tra.

* Quyền và trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân khác trong đơn vị trong
việc tự kiểm tra tài chính, kế toán

- Cung cấp đầy đủ tài liệu cần thiết phục vụ cho công việc kiểm tra, phối hợp
và tạo điều kiện thuận lợi cho người được giao nhiệm vụ kiểm tra hoàn thành
công việc của mình.

- Chấp hành các ý kiến kết luận sau khi kiểm tra, thực hiện các biện pháp
khắc phục các tồn tại được phát hiện trong quá trình kiểm tra.

c) Hình thức và yêu cầu kiểm tra tài chính kế toán

659
* Hình thức tự kiểm tra tài chính, kế toán

Tuỳ theo đặc điểm hoạt động, tổ chức bộ máy, tình hình thực tế và tuỳ theo
hoàn cảnh cụ thể mà mỗi đơn vị vận dụng các hình thức sau để tổ chức tự kiểm tra
tài chính, kế toán:

- Hình thức tự kiểm tra theo thời gian thực hiện

Một là, Tự kiểm tra thường xuyên:

+ Tự kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch: Công tác tự kiểm tra được lập kế
hoạch cho từng kỳ kế toán hoặc cả năm tài chính của đơn vị. Kế hoạch được lập
bao gồm: Nội dung, phạm vi, các đối tượng và thời gian tiến hành kiểm tra. Hình
thức kiểm tra này nhằm mục đích tạo ra nề nếp, lề lối hoạt động của đơn vị.

+ Tự kiểm tra thường xuyên mọi hoạt động kinh tế, tài chính: Tổ chức kiểm
tra một cách thường xuyên các hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị mình. Hình
thức kiểm tra này không nhất thiết phải tổ chức các cuộc kiểm tra mà đơn vị cần
có những biện pháp kiểm tra chéo giữa các bộ phận thực hiện công tác tài chính,
kế toán, hoặc kiểm tra tuần tự giữa các khâu trong hoạt động kinh tế, tài chính tại
đơn vị. Hình thức kiểm tra này để tăng cường tính tự giác của cán bộ, viên chức
trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, đồng thời kịp thời phát hiện những sai
sót của các cá nhân, các khâu tổ chức công việc.

Hai là, Tự kiểm tra đột xuất: Công tác kiểm tra đột xuất được thực hiện theo
mục đích và ý chí chủ quan của người ra quyết định kiểm tra. Việc kiểm tra đột
xuất không được lập kế hoạch và nội dung từ trước. Người ra quyết định kiểm tra
cần căn cứ vào tình hình cụ thể, căn cứ vào các biến động có tính chất bất thường
để ra quyết định kiểm tra làm rõ các vụ việc. Tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể và mục
đích kiểm tra mà người ra quyết định kiểm tra phải đưa ra những nội dung cần
kiểm tra phù hợp với yêu cầu quản lý của mình.

- Hình thức tự kiểm tra theo phạm vi công việc, gồm 2 hình thức:
660
Một là, Tự kiểm tra toàn diện: Là việc kiểm tra toàn bộ hoạt động tài chính,
kế toán của đơn vị với mục đích xem xét sự chính xác, hợp pháp của các số liệu
tài chính tại đơn vị. Kiểm tra toàn diện được thực hiện toàn bộ nội dung kiểm tra
theo chế độ hiện hành.

Hai là, Tự kiểm tra đặc biệt: Là việc kiểm tra một hoặc một số nội dung hoạt
động tài chính, kế toán của đơn vị với mục đích xem xét sự chính xác, hợp pháp
của một số số liệu tài chính của đơn vị.

* Yêu cầu của công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán

- Công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán tại đơn vị phải đảm bảo thực hiện
ngay trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý của từng cán bộ, viên chức và phải
đảm bảo tính thận trọng, nghiêm túc, trung thực và khách quan.

- Trường hợp tự kiểm tra định kỳ, công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán phải
được lập kế hoạch và tiến hành theo đúng trình tự quy định, có các bước công việc
và phương pháp thực hiện riêng biệt đảm bảo tính phù hợp trong các hoàn cảnh
khác nhau.

- Đơn vị phải thông báo hoặc công khai cho các đối tượng liên quan trong
đơn vị được biết trước khi tiến hành kiểm tra nhằm hạn chế sự lệch hướng trong
quá trình kiểm tra và không bị thiên lệch theo ý chí chủ quan của người kiểm tra.

- Quá trình thực hiện tự kiểm tra luôn phải chấp hành theo quy định của các
chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước, phải phân biệt rõ ràng, minh bạch
những việc làm đúng và những việc làm sai. Những sai sót đều phải được làm rõ,
tìm ra nguyên nhân, quy trách nhiệm cụ thể đối với tổ chức, cá nhân mắc sai sót.

- Quá trình thực hiện tự kiểm tra luôn phải đảm bảo tính khách quan từ khâu
tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra đến khâu đưa ra kết luận về kết quả kiểm
tra.

661
- Công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán phải đảm bảo tính liên tục, thường
xuyên, không được tạo nên sự gò ép, căng thẳng đối với cán bộ, viên chức trong
đơn vị. Cần có biện pháp giáo dục, tuyên truyền để mọi người đều có trách nhiệm
tham gia công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán.

- Những kết luận của việc tự kiểm tra phải được nêu rõ ràng, chính xác và
chặt chẽ. Mỗi điểm kết luận phải có tài liệu chứng minh. Tuỳ hình thức kiểm tra
để có kết luận kiểm tra phù hợp, có thể kết luận từng phần hoặc toàn bộ công tác
tài chính, kế toán của đơn vị.

- Trong các đợt kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra và sau mỗi đợt kiểm tra,
bộ phận kiểm tra phải lập báo cáo kiểm tra. Báo cáo kiểm tra phải nêu từng bước
của quá trình kiểm tra, nội dung và các phần hành của công việc kiểm tra. Trong
các báo cáo phải nêu ra những tồn tại và các kiến nghị sửa chữa, khắc phục.

d) Báo cáo công tác kiểm tra tài chính kế toán

Thứ nhất, Trình tự tự kiểm tra tài chính, kế toán

- Thu thập, xử lý các tài liệu liên quan đến cuộc kiểm tra về các chế độ chính
sách hiện hành, các quy định nội bộ đơn vị.

- Kiểm tra, phát hiện, ghi chép và tổng hợp số liệu, thông tin liên quan đến
cuộc kiểm tra.

- Đối soát các hành vi phát hiện được trong quá trình kiểm tra với các chế độ
chính sách hiện hành của Nhà nước, quy định của đơn vị, dự toán, công việc được
giao. Tiến hành thẩm tra, xác minh đối với trường hợp có nghi vấn.

- Đánh giá mức độ của các sai sót, nghiên cứu và đề ra những biện pháp
khắc phục, xử lý kết quả kiểm tra theo thẩm quyền.

- Lập và gửi báo cáo kết quả kiểm tra, những kiến nghị giải quyết và công
khai kết quả kiểm tra.

662
Thứ hai, Xử ký kết quả tự kiểm tra và công khai kết quả tự kiểm tra

- Căn cứ vào kết quả tự kiểm tra, các bộ phận và cá nhân có thành tích trong
hoạt động tài chính, kế toán sẽ được xem xét để khen thưởng đột xuất hoặc định
kỳ theo quy định.

- Các trường hợp vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính, kế toán tùy theo tính
chất và mức độ vi phạm đơn vị phải thông báo cho các bộ phận, cá nhân và có
quyết định xử lý trách nhiệm về hành chính, công vụ theo quy định.

- Định kỳ hoặc cuối năm vào thời điểm công khai tài chính đơn vị phải thông
báo công khai kết quả tự kiểm tra tài chính, kế toán và kết quả xử lý kết luận tự
kiểm tra.

Thứ ba, Chế độ báo cáo

- Hàng năm, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước phải lập báo cáo
tự kiểm tra tài chính, kế toán về tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra, nội dung
kiểm tra và kết quả kiểm tra của đơn vị mình.

- Đối với các cuộc kiểm tra đột xuất đơn vị phải lập báo cáo tự kiểm tra về
nguyên nhân phải kiểm tra đột xuất, nội dung kiểm tra và kết quả kiểm tra đột
xuất.

- Báo cáo tổng hợp kết quả tự kiểm tra hàng năm được sử dụng để đánh giá,
chấn chỉnh tình hình hoạt động của đơn vị và gửi cho cơ quan chủ quản cấp trên.

- Thời hạn gửi báo cáo tự kiểm tra của các đơn vị cùng với báo cáo quyết
toán ngân sách hàng năm.

Mẫu báo cáo tự kiểm tra tài chính kế toán cần có các nội dung cơ bản sau:

- Căn cứ thực hiện

- Thời gian thực hiện

- Người chủ trì và người tham gia công tác tự kiểm tra tài chính kế toán
663
- Nội dung, phạm vi công tác tự kiểm tra tài chính kế toán

- Kết quả công tác tự kiểm tra tài chính kế toán

- Kiến nghị của tổ tự kiểm tra và những bộ phận, cá nhân liên quan

2. Nội dung tự kiểm tra

a) Kiểm tra đối với kế toán tiền

Kiểm tra việc quản lý và sử dụng các khoản vốn bằng tiền

- Kiểm tra tiền mặt tại quỹ, gồm: kiểm tra số lượng tiền mặt thực có trong
quỹ, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán, số liệu tại sổ quỹ.

- Kiểm tra các khoản thu, chi tiền mặt có đúng với quy định hiện hành và
đảm bảo tính kịp thời đầy đủ hay không.

- Kiểm tra số dư tiền gửi của đơn vị tại Kho bạc, Ngân hàng; đối chiếu số
liệu giữa số dư tiền gửi của đơn vị tại kho bạc và ngân hàng với số liệu trên sổ kế
toán.

- Kiểm tra các khoản đầu tư tài chính (nếu có) mà đơn vị đang nắm giữ, kiểm
tra về mặt giá trị, tính hợp pháp và thời gian còn lại của những khoản đầu tư này.

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định kế toán đối với các khoản vốn bằng
tiền tại đơn vị.

- Đối với tiền mặt: Kiểm tra một số phiếu thu, chi theo phương pháp chọn
mẫu.

Các sai sót thường xảy ra: Các khoản thu, chi để ngoài sổ kế toán hoặc tiền
mặt nhập, xuất quỹ không có phiếu thu, phiếu chi hoặc có phiếu thu, phiếu chi
nhưng không phản ánh đầy đủ, kịp thời đặc biệt là với các phiếu thu tiền từ nguồn
kinh phí ngoài ngân sách như nhận viện trợ, tài trợ, thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp
và các khoản thu khác. Tại thời điểm cuối năm, nhiều đơn vị hợp lý hoá các khoản
kinh phí chưa sử dụng hết.
664
b) Kiểm tra đối với kế toán các khoản phải thu, phải trả

Kiểm tra các quan hệ thanh toán

- Kiểm tra việc mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc nhà nước, Ngân hàng
và các tổ chức tín dụng (nếu có).

- Kiểm tra các quan hệ thanh toán giữa đơn vị với cơ quan Nhà nước, bao
gồm tình hình về nguồn kinh phí do Nhà nước hoặc cấp trên cấp và các khoản
phải nộp Nhà nước, thanh toán nội bộ cấp trên, cấp dưới.

- Kiểm tra các quan hệ thanh toán với cán bộ, viên chức trong cơ quan, đơn
vị, như: Tạm ứng và việc thanh toán tạm ứng, các khoản lương, thưởng và các
khoản tính theo lương.

- Kiểm tra các quan hệ thanh toán gồm các khoản phải thu, phải trả với các
đối tượng bên ngoài đơn vị.

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về kế toán đối với các khoản phải
thu, phải trả.

- Kiểm tra việc sao kê, đối chiếu công nợ, tất toán số liệu phải thu, phải
trả theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành.

Đối với nợ phải thu: Kiểm tra các chứng từ phản ánh các khoản phải thu và
tình hình thanh toán các khoản phải thu, đồng thời kiểm tra, đối chiếu khoản nợ
phải thu trên sổ kế toán các tài khoản tổng hợp và chi tiết 131, 331 và Bảng
CĐTK các tài khoản này. Kiểm tra số dư đầu kỳ: Đối chiếu số dư cuối kỳ năm
trước với số số dư đầu kỳ năm nay. Kiểm tra số phát sinh trong kỳ: Kiểm tra chi
tiết từng nghiệp vụ phát sinh Nợ phải thu đã thu của từng đơn vị, cá nhân, đối
chiếu với tài khoản tổng hợp. Nếu có chênh lệch, phải xác định rõ nguyên nhân.

Đối với nợ phải trả: Kiểm tra chi tiết từng nghiệp vụ phát sinh, số phải trả và
số đã trả giữa chứng từ với sổ kế toán các tài khoản tổng hợp và Tài khoản chi tiết

665
331, 332, 334, 336, 338. Xác định thời hạn phải trả của từng món nợ và các khoản
nợ không phải trả (nếu có) để có biện pháp xử lý trong từng trường hợp cụ thể.
Nếu có chênh lệch phải xác định rõ nguyên nhân.

Tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập và nội
dung của từng khoản giao dịch thanh toán để có xây dựng kế hoạch và thực hiện
triển khai công tác tự kiểm tra đối với các khoản phải thu, phải trả. Ví dụ cụ thể
như sau:

Thứ nhất, Kiểm tra việc quản lý sử dụng quỹ lương

- Kiểm tra việc chấp hành đúng quy định về quỹ tiền lưng được phê duyệt
phù hợp với biên chế được giao (nếu có) và nhiệm vụ được giao.

- Kiểm tra việc sử dụng đúng mục đích đối với quỹ tiền lương.

- Kiểm tra việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản phải
trích nộp khác theo quy định hiện hành. So sánh, xem xét tổng quỹ lương tối đa
được trích với quỹ lương thực tế của đơn vị và phân phối tiền lương cho các cá
nhân theo quy chế chi tiêu nội bộ.

- Kiểm tra việc lập dự toán, cấp phát và kế toán quỹ tiền lương phù hợp với
Mục lục ngân sách nhà nước (đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà
nước chi trả).

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về kế toán đối với hạch toán quỹ tiền
lương và các khoản trích theo lương:

- Kiểm tra việc vận dụng hình thức tính tiền lương, thưởng theo quy định của
Nhà nước.

- Kiểm tra việc ghi chép kế toán kịp thời, đầy đủ đối với việc trả lương,
thưởng và các khoản khác.

666
- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập cần kiểm tra: Chi phí tiền lương,
việc tổng hợp và phân bổ chi phí tiền lương, đối với nhân viên thuộc bộ phận hoạt
động sản xuất, cung ứng dịch vụ.

Thứ hai, Đối với các khoản phải nộp ngân sách

- Kiểm tra, xác định thuế và các khoản phải nộp NSNN và tình hình kê khai,
nộp thuế và các khoản phải nộp NSNN thông qua các chứng từ, sổ kế toán và
BCTC liên quan đến các khoản phải nộp NSNN.

- Xác định số thu của từng loại phí và thu khác theo từng tháng, quý, tổng
hợp số phải nộp trong năm, cụ thể: Kiểm tra số đối tượng phải nộp phí, số biên lai
và hoá đơn đã phát hành; Phân loại đối tượng thu theo từng mức thu cụ thể để xác
định số phải thu và các trường hợp xét miễn, giảm theo chế độ quy định.

- Căn cứ vào cơ chế quản lý và sử dụng các khoản thu để xác định số phải
nộp NSNN, số được để lại bổ sung kinh phí hoạt động cho đơn vị, số được trích
lập quỹ.

- Kiểm tra số đã nộp: Tổng hợp các biên lai thu tiền vào Kho bạc Nhà nước.
Tính toán để xác định số còn phải nộp NSNN, đối chiếu với số dư tài khoản phải
nộp NSNN của TK 333 trên Bảng CĐTK và Sổ Cái TK 333, nếu có chênh lệch
phải xác định rõ nguyên nhân.

c) Kiểm tra đối với kế toán tài sản

Tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập và hiện
trạng của các tài sản phát sinh tại đơn vị để có xây dựng kế hoạch và thực hiện
triển khai công tác tự kiểm tra đối với tài sản. Phạm trù kiểm tra đối với kế toán tài
sản được đề cập trong nội dung này bao gồm kiểm tra kế toán hàng tồn kho và tài
sản cố định. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, Kiểm tra việc quản lý và sử dụng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm,
hàng hóa
667
- Kiểm tra khâu thu mua, vận chuyển, bốc xếp vật liệu, dụng cụ: Nguồn thu
mua, chất lượng, quy cách, chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp vật liệu, dụng
cụ.

- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của việc nhập kho và xuất kho đưa vào sử
dụng đối với vật liệu, dụng cụ.

- Kiểm tra các chứng từ kế toán và việc ghi chép kế toán đối với vật liệu,
dụng cụ khi nhập hoặc xuất kho của thủ kho, người làm kế toán và bộ phận sử
dụng.

- Kiểm tra công tác đối chiếu giữa kế toán và thủ kho của đơn vị (định kỳ đối
chiếu) về số liệu nhập, xuất, tồn của từng chủng loại nguyên, liệu, vật liệu, công
cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.

- Kiểm tra tính hợp lý của việc xây dựng các định mức sử dụng vật liệu, dự
trữ vật liệu và hao hụt vật liệu.

- Kiểm tra đánh giá tính đúng đắn của giá mua, chi phí thu mua vật liệu,
dụng cụ, hàng hóa. Việc mua sắm vật liệu, hàng hóa, công cụ, dụng cụ có đấu
thầu công khai (giá trị mua sắm lớn) hoặc có nhiều thông báo giá để lựa chọn (giá
trị nhỏ) theo đúng quy định không.

- Kiểm tra sự tồn tại về số lượng và giá trị của vật liệu, công cụ, sản phẩm,
hàng hóa tồn kho bằng cách thu thập các biên bản kiểm kê, biên bản đánh giá vật
liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa thừa, thiếu, hư hỏng, kém mất phẩm chất,...

- Kiểm tra lại cách phân loại vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa và phương
pháp tính giá nhập, xuất thực tế của từng loại vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng
hóa. Đối chiếu giữa Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn với Sổ Cái các TK 152, 153,
155 với số phát sinh tăng, giảm của TK 152, 153, 155 trên Bảng cân đối tài khoản.

Các sai sót thường xảy ra: Vật liệu, dụng cụ, hàng hóa tồn kho giữa sổ kế
toán và tồn kho thực tế không khớp hoặc phân loại sai; Công cụ, dụng cụ xuất sử
668
dụng không phản ánh, theo dõi trên sổ sách; Đưa vào quyết toán đối với vật liệu,
dụng cụ đã quyết toán năm trước xuất dùng trong năm báo cáo; Các khoản chiết
khấu thanh toán, chiết khấu thương mại phát sinh khi mua vật tư, dụng cụ, hàng
hóa không được ghi sổ kế toán.

Thứ hai, Kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản cố định

- Kiểm tra việc mua sắm tài sản cố định (TSCĐ), bao gồm: Mục đích sử
dụng, nguồn kinh phí, chất lượng tài sản, định mức, tiêu chuẩn được mua.

- Kiểm tra việc phân loại TSCĐ tại đơn vị, bao gồm việc phân loại theo tính
chất đặc điểm của TSCĐ, phân loại theo mục đích và tình hình sử dụng của
TSCĐ.

- Kiểm tra việc ghi chép trong hồ sơ gốc của TSCĐ, bao gồm: Việc ghi chép
thẻ TSCĐ, sổ đăng ký, xác định nguyên giá, nguồn hình thành tài sản, nguyên
nhân tăng giảm, tình trạng TSCĐ, thủ tục giao nhận, kiểm nhận, thanh toán,... Đối
chiếu giữa số ghi trên sổ kế toán với thực tế hiện có của TSCĐ.

- Kiểm tra việc luân chuyển thông tin về TSCĐ, về số liệu ghi chép giữa các
thẻ theo dõi TSCĐ.

- Kiểm tra tình hình huy động và hiệu quả sử dụng TSCĐ, tình hình TSCĐ
không sử dụng, TSCĐ thuê tài chính,...

- Kiểm tra việc tính hao mòn TSCĐ. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập từ
hoạt động SXKD, phải kiểm tra khấu hao TSCĐ theo các nội dung: kiểm tra phần
tính khấu hao (Phương pháp khấu hao áp dụng, thời gian sử dụng và tỷ lệ khấu
hao, tổng số khấu hao đã trích) và phân bổ khấu hao TSCĐ cho hoạt động hoạt
động sản xuất và cung ứng dịch vụ.

- Kiểm tra việc sửa chữa lớn TSCĐ, việc thực hiện các quy định của Nhà
nước, tính hợp pháp của các chi phí làm tăng nguyên giá của TSCĐ,...

669
- Kiểm tra tình hình tài sản cố định đã thanh lý, chờ thanh lý. Xem xét
nguyên nhân thanh lý; việc tổ chức thanh lý tài sản; chi phí, thu nhập từ việc thanh
lý tài sản.

- Kiểm tra việc ghi chép kế toán và lưu trữ tài liệu kế toán kịp thời, đầy đủ
đối với các TSCĐ do đơn vị quản lý.

- Xác định sự tồn tại của TSCĐ thông qua việc đối chiếu biên bản kiểm kê
với sổ TSCĐ, Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng. Đối chiếu
giữa Sổ Cái, Bảng CĐTK theo từng chỉ tiêu: Nguyên giá, số đã hao mòn, giá trị
còn lại của TSCĐ.

- Kiểm tra hồ sơ, chứng từ của từng TSCĐ tăng trong kỳ như TSCĐ tăng do
đầu tư, mua sắm, TSCĐ nhận viện trợ, điều chuyển... đối chiếu với hoá đơn của
người cung cấp, quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành được duyệt để xác định
giá trị TSCĐ tăng trong kỳ.

- Kiểm tra hồ sơ TSCĐ giảm trong kỳ do nhượng bán, thanh lý, điều chuyển,
… để xác định giá trị TSCĐ giảm trong kỳ và giá trị thu hồi về nhượng bán, thanh
lý TSCĐ.

- Đối với TSCĐ vô hình, kiểm tra các tài liệu chứng minh sự tồn tại và
quyền sở hữu của TSCĐ vô hình bằng các tài liệu như quyền sử dụng đất, bản
quyền,... đã được các cơ quan chức năng của Nhà nước ghi nhận. Kiểm tra việc
tuân thủ các chế độ về quản lý và sử dụng TSCĐ theo quy định của Nhà nước.
Xác định rõ nguyên nhân chênh lệch (nếu có).

Các sai sót thường xảy ra: TSCĐ không phản ánh đúng theo nguyên giá
hoặc để ngoài sổ kế toán hoặc hạch toán nhầm sang công cụ, dụng cụ, không phản
ánh đúng giá trị hao mòn TSCĐ theo chế độ quy định. Các khoản chiết khấu
thanh toán, chiết khấu thương mại không được phản ánh vào sổ kế toán. Quản lý
và sử dụng TSCĐ không hiệu quả.

670
d) Kiểm tra đối với kế toán doanh thu, chi phí, xác định tiết kiệm chi

Thứ nhất, kiểm tra các khoản thu ngân sách, thu hoạt động của đơn vị

- Kiểm tra các nguồn thu do Ngân sách cấp (trung ương và địa phương) theo
dự toán (bao gồm cả dự toán bổ sung, dự toán điều chỉnh) đã phê duyệt và chấp
hành, quyết toán.

- Kiểm tra việc thực hiện thu ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho
đơn vị thực hiện, bao gồm: Mức thu đối với từng loại phí; tổng số thu phí, lệ phí;
số phí phải nộp ngân sách nhà nước; số phí được để lại đơn vị; nguyên tắc phân
phối, sử dụng số phí được để lại đơn vị.

- Kiểm tra các khoản thu từ việc đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá
nhân để đầu tư, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.

- Kiểm tra các khoản thu từ các hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ
(nếu có) theo chức năng, nhiệm vụ và các quy định của các văn bản pháp lý hiện
hành.

- Kiểm tra việc lập dự toán thu sự nghiệp có theo đúng mẫu biểu, thời gian
quy định được cơ quan chức năng hướng dẫn. Dự toán thu sự nghiệp phải bảo
đảm phản ánh được đầy đủ chi tiết các nguồn thu phí, thu sự nghiệp, thu hoạt
động dịch vụ, thu khác phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao, chế độ tài
chính quy định.

- Kiểm tra việc tổ chức hoạt động dịch vụ sản xuất kinh doanh, liên doanh
liên kết phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao; xây dựng Quy chế quản lý
đối với hoạt động dịch vụ để làm căn cứ thực hiện; đăng ký, kê khai nộp thuế đối
với tất cả các loại hình hoạt động dịch vụ với cơ quan thuế theo quy định của Luật
thuế.

- Kiểm tra quá trình tổ chức thu thu phí, thu sự nghiệp thực hiện theo đúng
mức thu, đối tượng thu được cơ quan có thẩm quyền quy định đồng thời phải thực
671
hiện công khai mức thu; bảo đảm phản ánh được đầy đủ, kịp thời, chính xác toàn
bộ các khoản thu phí, thu sự nghiệp, thu hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ
vào sổ kế toán, báo cáo tài chính, không được để ngoài sổ kế toán.

- Xem xét để xác định tất cả các khoản thu phát sinh trong kỳ, đặc biệt các
khoản thu phí;

- Kiểm tra tổng số thu và chi tiết các khoản thu được phản ánh trên sổ kế
toán tổng hợp (Sổ cái các TK 511, 531, 131) và sổ chi tiết khoản thu khách hàng
(Mẫu số S34- H), sổ chi tiết doanh thu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (Mẫu số S51-
H) sau đó đối chiếu với báo cáo kết quả hoạt động (Báo cáo B02/BCTC), kiểm tra
các chứng từ phản ánh các khoản thu, đặc biệt là thu phí, xem xét tình hình thanh
quyết toán biên lai thu phí xem các khoản thu có phản ánh kịp thời, đầy đủ vào sổ
kế toán không? Có hiện tượng để ngoài sổ kế toán các khoản thu không?

- Kiểm tra việc quản lý và sử dụng các khoản thu có đúng quy định tại Luật
phí, lệ phí năm 2015 và các quy định hiện hành cho từng khoản thu không?

- Kiểm tra tình hình thực hiện miễn giảm các khoản thu như học phí, viện
phí đơn vị có thực hiện theo đúng chế độ quy định không?

- Để kiểm tra các khoản thu và sử dụng các khoản thu, người kiểm tra phải
đối chiếu kiểm tra tổng hợp các khoản thu trên Bảng CĐTK (Số phát sinh Có TK
511, 531) với sổ cái TK 511, 531, đồng thời đối chiếu chi tiết của từng khoản thu
trên sổ kế toán chi tiết các khoản thu (Bên có TK 511, TK 531) với báo cáo
B02/BCTC; Kiểm tra cách thức tổ chức thu phí với các chứng từ phản ánh các
khoản thu và đối chiếu giữa số thu phản ánh trên chứng từ, sổ kế toán và báo cáo
tài chính với các phòng, ban, bộ phận - nơi thực hiện nghiệp vụ để kiểm tra xem
có hiện tượng để ngoài sổ kế toán hoặc không phản ánh đầy đủ, kịp thời các
khoản thu không?

672
- Kiểm tra doanh thu bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho bên ngoài: Trên cơ
sở sổ chi tiết doanh thu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (TK531) (Mẫu số S51- H)
có thể thực hiện phân loại thu nhập của các hoạt động dựa trên cơ sở việc tổ chức
hạch toán chi tiết; sử dụng kỹ thuật chọn mẫu tiến hành kiểm tra những chứng từ
bán hàng thuộc mẫu để rút ra nhận xét suy rộng cho các nghiệp vụ bán hàng. Khi
kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ bán hàng phải đối chiếu với các hợp đồng và thanh
lý hợp đồng đã kí kết với khách hàng; kiểm tra sự phù hợp giữa doanh thu và chi
phí, tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế.

Các sai sót thường xảy ra với các khoản thu: Thu sai quy định của các luật
thuế và quy định khác của pháp luật về thu ngân sách; phân chia sai quy định
nguồn thu giữa ngân sách các cấp; giữ lại nguồn thu của ngân sách nhà nước sai
chế độ; tự đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật

Thứ hai, kiểm tra các khoản chi ngân sách, chi khác của đơn vị

- Kiểm tra tính hợp pháp của các khoản chi trong phạm vi tổng dự toán được
phê duyệt.

- Kiểm tra tính hợp pháp của các khoản chi ngoài dự toán trong các trường
hợp đặc biệt được cấp trên phê duyệt,

- Kiểm tra và xác định rõ nội dung, nguyên nhân thay đổi dự toán, nguyên
nhân thực hiện không đúng với tổng dự toán và dự toán chi tiết.

- Kiểm tra từng khoản chi, gồm chi hoạt động theo 2 loại chi thường xuyên
và chi không thường xuyên; chi dự án, chi thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước,
chi đầu tư XDCB, đồng thời phải kiểm tra các khoản chi trên theo từng nguồn
NSNN và nguồn khác, trong đó các khoản chi từ nguồn NSNN phải kiểm tra các
khoản chi theo 3 nguồn: NSNN giao, viện trợ và phí để lại.

- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các khoản chi thường xuyên, chi không
thường xuyên, chi dự án, chi thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước, chi đầu tư
673
XDCB, có đảm bảo các điều kiện theo quy định của Luật NSNN 2015, Luật Đầu
tư công 2019. Cụ thể:

+ Các khoản chi phát sinh trong kỳ đã có trong dự toán NSNN được giao
(bao gồm cả số điều chỉnh tăng, giảm trong kỳ) chưa? Có chi vượt dự toán, chi sai
nguồn kinh phí không? Các khoản chi có phản ánh theo đúng mục lục NSNN,
đúng niên độ ngân sách không?

+ Các khoản chi có thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền quy định không? Căn cứ để kiểm tra là chế độ, tiêu
chuẩn, định mức theo quy định hiện hành. Đối với đơn vị sự nghiệp còn phải căn
cứ quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và các quy định của Bộ Tài chính để kiểm
tra xem xét. Nếu đơn vị chưa xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ thì phải thực
hiện theo quy định hiện hành.

+ Các khoản chi phát sinh của đơn vị có được thủ trưởng đơn vị sử dụng
ngân sách hoặc người được uỷ quyền quyết định chi không?

- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ thu, chi và xem xét số liệu
trên sổ kế toán và báo cáo quyết toán phải khớp với chứng từ và số liệu của Kho
bạc Nhà nước.

- Kiểm tra các khoản chi hoạt động không thường xuyên gồm: Chi theo đơn
đặt hàng của Nhà nước; chi thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học; chi chương
trình mục tiêu quốc gia; chi thực hiện tinh giản biên chế; chi đầu tư phát triển; các
khoản chi đột xuất khác.

- Kiểm tra việc kê khai và nộp Thuế GTGT đối với các hoạt động chịu Thuế
GTGT theo quy định của Nhà nước.

- Kiểm tra các khoản chi bên Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán”, bên Nợ TK
642 “Chi phí quản lý của hoạt động SXKD, dịch vụ” và bên Nợ TK 811 “Chi phí
khác” và các khoản thu phát sinh bên Có TK 531 “Thu hoạt động SXKD, dịch
674
vụ” và bên Có TK711 “Thu nhập khác” trên sổ chi tiết phản ánh các khoản thu và
các chứng từ có liên quan và chi tiết cho từng khoản thu SXKD, thu sự nghiệp và
các khoản thu khác như thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ, vật tư, dụng cụ thừa,…;
Kiểm tra số kết chuyển từ TK 632, TK 642, K 811 sang TK 911 và kết chuyển từ
TK 531, TK 711 sang TK 911 và tính toán xác định chính xác số thặng dư (thâm
hụt) lũy kế (TK 421) thực hiện trong kỳ. Kiểm tra việc phân phối và sử dụng số
thặng dư (thâm hụt) theo chế độ tài chính hiện hành áp dụng.

- Căn cứ vào các chứng từ phản ánh chi phí SXKD và Sổ chi phí SXKD, DV
(TK 632, TK 642) (Mẫu số S62- H) để kiểm tra tính đúng đắn, hợp lệ các chi phí
SXKD như: chi phí vật liệu; chi phí nhân công; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí
dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Người kiểm tra có thể sử dụng kỹ
thuật chọn mẫu và kiểm tra toàn bộ các ước tính kế toán liên quan đến tính toán,
xác định chi phí SXKD đồng thời phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp các chứng
từ phản ánh chi phí SXKD.

Các sai sót thường xảy ra: Chi không có dự toán; chi không đúng dự toán
ngân sách được giao; chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, không đúng mục
đích; tự đặt ra các khoản chi trái với quy định của pháp luật.

Tùy thuộc vào từng nhiệm vụ chi với các tính chất cụ thể, cần có kế hoạch và
cách thức kiểm tra. Cụ thể:

- Chi làm thêm giờ: chi tổ chức làm thêm giờ theo đúng chế độ quy định.
Chứng từ quyết toán chi tiền làm thêm giờ cầu phải có (Bảng chấm công làm
thêm giờ; Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ và chứng từ pháp lý khác có liên
quan).

- Chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị: thực hiện chi tổ chức hội nghị theo
đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu quy định và trong phạm vi dự toán
được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chứng từ quyết toán chi tổ chức các cuộc

675
họp, hội nghị cần phải có (Văn bản đồng ý cho phép tổ chức hội nghị của cấp có
thẩm quyền; Giấy mời dự họp, hội nghị; Danh sách đại biểu mời và người trực
tiếp có liên quan; Hoá đơn tiền thuê hội trường; Hoá đơn tiền in ấn tài liệu; Hoá
đơn tiền thuê xe ô tô đưa đón đại biểu và chứng từ pháp lý khác có liên quan).

- Chi sử dụng nhiên liệu xe ô tô: sử dụng xe ô tô, chi phí nhiên liệu xăng dầu
theo đúng tiêu chuẩn, định mức quy định; bố trí và tổ chức hợp lý công việc, đề ra
các biện pháp tích cực để tiết kiệm xăng dầu. Chứng từ quyết toán chi phí sử dụng
nhiên liệu xe ô tô tại các cơ quan đơn vị phải có (Lệnh điều xe của Thủ trưởng
đơn vị; Lịch trình sử dụng xe; Hoá đơn thanh toán tiền nhiên liệu; Chứng từ pháp
lý khác có liên quan).

Chi công tác phí trong nước: chi công tác phí theo đúng quy định hiện hành,
việc kiểm tra phải xem xét, cân nhắc khi cử người đi công tác bảo đảm kinh phí
được sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả. Chứng từ quyết toán công tác phí (Giấy đi
đường được thủ trưởng cơ quan, đơn vị ký duyệt đóng dấu có xác nhận, đóng dấu
của cơ quan nơi cán bộ đến công tác; Hoá đơn tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến
công tác; Vé tàu xe đi và về từ cơ quan đến nơi công tác; Giấy mời tham dự hội
nghị, hội thảo, tập huấn; Chứng từ pháp lý khác có liên quan).

Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc: việc kiểm tra tập trung rà soát,
việc bố trí sắp xếp lại tài sản trang thiết bị làm việc hiện có tại đơn vị theo tiêu
chuẩn, định mức, bảo đảm sử dụng tài sản hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng yêu cầu
công việc. Đối với tài sản mua sắm, trang bị mới phải được theo dõi, hạch toán
đầy đủ vào sổ kế toán cả về mặt hiện vật và giá trị; thực hiện việc lập thẻ tài sản cố
định và đăng ký quyền quản lý sử dụng tài sản theo quy định. Chứng từ quyết toán
kinh phí mua sắm tài sản cầu phải có (Kế hoạch mua sắm tài sản được cấp có
thẩm quyền phê duyệt chi tiết theo từng loại tài sản mua sắm; Hồ sơ đấu thầu
(trong trường hợp phải tổ chức đấu thầu); Quyết định mua sắm tài sản trang thiết

676
bị làm việc của thủ trưởng đơn vị hoặc của cấp có thẩm quyền theo phân cấp; Hợp
đồng, thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản; Hoá đơn bán hàng hoá của người bán..).

Ngoài ra, mỗi đơn vị sự nghiệp công lập với các đặc điểm hoạt động khác
nhau sẽ cần tiến hành kiểm tra các nội dung chi khác nhau, cụ thể:

- Đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu: tập
trung vào kiểm tra một số nội dung chi như chi cho con người (tiền lương, tiền
công, phụ cấp lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,
phúc lợi tập thể, tiền thưởng); chi hoạt động nghiệp vụ theo đặc thù của từng đơn
vị; chi mua sắm tài sản, sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên cơ sở vật chất,
máy móc thiết bị tại đơn vị; các khoản chi khác.

- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: tập trung vào kiểm tra một số nội dung
chi như chi cho con người (tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, đóng bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, phúc lợi tập thể, tiền thưởng); chi hoạt
động nghiệp vụ theo đặc thù của từng đơn vị; chi mua sắm tài sản, sửa chữa, duy
tu, bảo dưỡng thường xuyên cơ sở vật chất, máy móc thiết bị tại đơn vị; chi phục
vụ trực tiếp các hoạt động sự nghiệp có thu; các khoản chi khác.

Tóm lại, khi kiểm tra quá trình tiếp nhận và sử dụng kinh phí, người kiểm tra
phải căn cứ vào dự toán được giao, định mức, chế độ, tiêu chuẩn quy định để
kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của toàn bộ kinh phí tiếp nhận và sử dụng trong kỳ.
Các Tài khoản 611, 612, 614, 632, 642... và các chứng từ, sổ kế toán liên quan đến
các tài khoản này là đối tượng chủ yếu để kiểm tra, xem xét. Đồng thời phải kiểm
tra, đối chiếu các khoản thu, chi theo dự toán được duyệt, giữa sổ kế toán chi tiết,
sổ kế toán tổng hợp với báo cáo tài chính. Cân đối giữa các khoản chi và nguồn
kinh phí bảo đảm thực hiện. Thực hiện kiểm tra chọn mẫu các chứng từ chi
thường xuyên, chi dự án, chi đầu tư XDCB,… để đưa ra kết luận suy rộng đối với
tính hợp pháp, hợp lệ và tính đúng đắn của các khoản chi.

677
Các sai sót thường xảy ra:

Thứ ba, kiểm tra việc xác định các khoản chênh lệch thu chi hoạt động và
trích lập các quỹ

- Kiểm tra việc tính toán và các bút toán kết chuyển để xác định kết quả kinh
doanh.

- Kiểm tra các khoản chênh lệch thu chi hoạt động dự kiến trong quá trình
thực hiện thu chi tài chính, gồm: Chênh lệch thu chi hoạt động do khoán biên chế,
khoán chi hành chính; chênh lệch thu chi hoạt động sự nghiệp; chênh lệch thu chi
hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ; chênh lệch thu chi hoạt động sự nghiệp
khác.

- Kiểm tra việc tính toán và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có).

- Đối với thặng dư (thâm hụt) từ hoạt động hành chính, sự nghiệp (TK
4211); Thặng dư (thâm hụt) từ hoạt động SXKD, dịch vụ (TK 4212); Thặng dư
(thâm hụt) từ hoạt động tài chính (TK 4213); Thặng dư (thâm hụt) từ hoạt động
khác (TK 4218), người kiểm tra căn cứ vào chế độ tài chính, kế toán quy định để
kiểm tra việc phản ánh, xác định và sử dụng số chênh lệch thu, chi có theo đúng
quy định không?

Đối với các quỹ của đơn vị

- Kiểm tra việc tính toán, trích lập và sử dụng các quỹ tại đơn vị, gồm: Quỹ
khen thưởng, phúc lợi; quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; quỹ dự phòng ổn định
thu nhập và quỹ khác (nếu có).

- Xác định chính xác tổng số đã trích lập và sử dụng các quỹ và chi tiết cho
từng loại quỹ, căn cứ vào chế độ quản lý tài chính đối với đơn vị để xác định số
được trích lập quỹ.

678
- Kiểm tra việc phân phối và sử dụng quỹ của đơn vị; kiểm tra các nội dung
chi quỹ theo chế độ tài chính quy định.

- Về nguyên tắc, đơn vị chỉ được lập quỹ theo chế độ quy định của Nhà
nước, nghiêm cấm mọi trường hợp dùng các nguồn kinh phí của NSNN để lập
quỹ trái phép. Nếu đơn vị trích lập quỹ không đúng chế độ phải thu hồi cho
NSNN.

Các sai sót thường xảy ra: Không xác định đúng thặng dư (thâm hụt) do thu,
chi không đúng chế độ, không phản ánh đủ hoặc để ngoài sổ kế toán các khoản
thu, không quyết toán với Nhà nước, thu, chi vượt tiêu chuẩn, định mức, chi sai
nguồn kinh phí, không thực hiện đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.

đ) Kiểm tra báo cáo quyết toán ngân sách

Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước dùng để tổng hợp tình hình tiếp nhận
và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước của đơn vị hành chính, sự nghiệp,
được trình bày chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước để cung cấp cho cơ quan
cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác. Thông tin trên Báo
cáo quyết toán ngân sách nhà nước phục vụ cho việc đánh giá tình hình tuân thủ,
chấp hành quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các cơ chế tài chính
khác mà đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà
nước, đơn vị cấp trên và lãnh đạo đơn vị kiểm tra, đánh giá, giám sát và điều hành
hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị.

Báo cáo quyết toán nguồn khác phản ánh tình hình thu - chi các nguồn khác
(ngoài nguồn ngân sách nhà nước) của đơn vị hành chính, sự nghiệp, theo quy
định của pháp luật phải thực hiện quyết toán với cơ quan cấp trên, cơ quan tài
chính và cơ quan có thẩm quyền khác. Thông tin trên Báo cáo quyết toán nguồn
khác phục vụ cho việc đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính mà đơn vị áp
dụng, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan có

679
thẩm quyền khác và lãnh đạo đơn vị đánh giá hiệu quả của các cơ chế, chính sách
áp dụng cho đơn vị.

Báo cáo quyết toán (Báo cáo quyết toán nguồn kinh phí hoạt động) dùng để
tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước
(nguồn kinh phí NSNN trong nước; nguồn kinh phí viện trợ, tài trợ; nguồn kinh
phí vay nợ nước ngoài); nguồn phí được khấu trừ để lại và nguồn kinh phí hoạt
động khác được để lại của đơn vị sự nghiệp công lập, được trình bày chi tiết theo
mục lục ngân sách nhà nước để cung cấp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính
và cơ quan có thẩm quyền khác. Thông tin trên Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt
động phục vụ cho việc đánh giá tình hình tuân thủ, chấp hành quy định của pháp
luật về ngân sách nhà nước và các cơ chế tài chính khác mà đơn vị chịu trách
nhiệm thực hiện, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nước, đơn vị cấp trên và
lãnh đạo đơn vị kiểm tra, đánh giá, giám sát và điều hành hoạt động tài chính,
ngân sách của đơn vị.

Căn cứ vào Điều 65 Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 quy định
về yêu cầu quyết toán ngân sách nhà nước như sau:

- Số liệu quyết toán ngân sách nhà nước phải chính xác, trung thực, đầy đủ.

- Số quyết toán thu ngân sách nhà nước là số thu đã thực nộp và số thu đã
hạch toán thu ngân sách nhà nước theo quy định. Các khoản thu thuộc ngân sách
các năm trước nộp ngân sách năm sau phải hạch toán vào thu ngân sách năm sau.
Số quyết toán chi ngân sách nhà nước là số chi đã thực thanh toán và số chi đã
hạch toán chi ngân sách nhà nước theo quy định.

- Số liệu quyết toán ngân sách của đơn vị sử dụng ngân sách, của chủ đầu tư
và của ngân sách các cấp phải được đối chiếu, xác nhận với Kho bạc Nhà nước
nơi giao dịch.

680
- Nội dung báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phải theo đúng các nội
dung ghi trong dự toán ngân sách nhà nước được giao và theo mục lục ngân sách
nhà nước.

- Báo cáo quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị dự toán cấp trên,
ngân sách các cấp phải kèm theo thuyết minh đánh giá kết quả, hiệu quả chi ngân
sách gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, địa phương, lĩnh vực, chương
trình, mục tiêu được giao phụ trách.

- Những khoản thu ngân sách nhà nước không đúng quy định của pháp luật
phải được hoàn trả cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã nộp; những khoản thu
ngân sách nhà nước nhưng chưa thu phải được truy thu đầy đủ cho ngân sách;
những khoản chi ngân sách nhà nước không đúng với quy định của pháp luật phải
được thu hồi đủ cho ngân sách.

Một trong những mục đích của việc lập báo cáo quyết toán đơn vị sự nghiệp
công lập là dùng để tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí ngân
sách nhà nước. Trường hợp có sử dụng nguồn khác ngoài nguồn ngân sách nhà
nước, báo cáo quyết toán cũng phản ánh tình hình thu, chi các nguồn này. Do vậy,
việc tự kiểm tra báo cáo quyết toán của các đơn vị sự nghiệp công lập là rất cầp
thiết. Nội dung tự kiểm tra báo cáo quyết toán cụ thể như sau:

- Kiểm tra quyết toán số kinh phí thực chi trên nguyên tắc tuân thủ dự toán
năm (kể cả những điều chỉnh dự toán năm) đã được phê duyệt và Mục lục ngân
sách nhà nước.

- Kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và việc điều chỉnh thu chi tài
chính trong thời gian chỉnh lý quyết toán.

- Thông qua việc quyết toán thu chi có thể phân tích, đánh giá kết quả chấp
hành dự toán của đơn vị, nguyên nhân không thực hiện đúng dự toán nhằm rút ra
những kinh nghiệm và bài học cần thiết cho kỳ chấp hành dự toán tiếp theo.

681
- Kiểm tra báo cáo quyết toán có được lập đúng nội dung, phương pháp theo
quy định và được trình bày nhất quán giữa các kỳ báo cáo không? Hệ thống chỉ
tiêu của báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước có phù hợp và thống nhất với chỉ
tiêu dự toán năm được cơ quan có thẩm quyền giao và mục lục ngân sách nhà
nước, đảm bảo có thể so sánh được giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các
kỳ kế toán với nhau không?

- Kiểm tra việc lập báo cáo quyết toán có bảo đảm sự trung thực, khách
quan, đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng tình hình thu, chi đối với từng nguồn kinh
phí của đơn vị sự nghiệp công lập không? Trường hợp báo cáo quyết toán ngân
sách được lập có nội dung và phương pháp trình bày khác với các chỉ tiêu trong
dự toán hoặc khác với báo cáo kỳ kế toán năm trước có được giải trình trong phần
thuyết minh báo cáo quyết toán năm không?

e) Kiểm tra báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả
hoạt động và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, cung cấp cho những người
có liên quan để xem xét và đưa ra các quyết định về các hoạt động tài chính, ngân
sách của đơn vị. Thông tin báo cáo tài chính giúp cho việc nâng cao trách nhiệm
giải trình của đơn vị về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực theo quy định của
pháp luật. Do vậy, việc tự kiểm tra BCTC trong các đơn vị sự nghiệp công lập là
rất quan trọng và cần thiết. Những nội dung kiểm tra BCTC chủ yếu như sau:

- Kiểm tra việc lập báo cáo tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập có logic
và khớp đúng với các số liệu kế toán tại thời điểm thực hiện khóa sổ không?

- Kiểm tra báo cáo tài chính có được lập theo quy định và thống nhất trong
hình thức báo cáo cũng như mẫu báo cáo chung và riêng của từng đơn vị không?

- Kiểm tra trường hợp BCTC có sự khác biệt giữa các kỳ kế toán thì kế toán
viên có giải trình rõ ràng lý do như thế nào?

682
- Kiểm tra việc lập báo cáo tài chính có đủ chữ ký rõ ràng của người lập, kế
toán trưởng và thủ trưởng.

- Kiểm tra tính xác thực của các thông tin được ghi trên BCTC.

- Kiểm tra báo cáo tài chính có được phản ánh một cách trung thực, khách
quan về nội dung và giá trị các chỉ tiêu báo cáo; trình bày theo một cấu trúc chặt
chẽ, có hệ thống về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền từ hoạt
động của đơn vị không?

- Kiểm tra việc lập và nộp báo cáo tài chính có được lập kịp thời, đúng thời
gian quy định đối với từng loại hình đơn vị, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, chính xác
thông tin, số liệu kế toán không?

- Kiểm tra các thông tin, số liệu báo cáo phải được phản ánh liên tục, số liệu
của kỳ này phải kế tiếp số liệu của kỳ trước.

683
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Trình bày mục tiêu, yêu cầu của công tác tự kiểm tra tài chính kế toán
trong các dơn vị sự nghiệp công lập?

2. Trình bày hình thức và trình tự của công tác tự kiểm tra tài chính kế toán
trong các dơn vị sự nghiệp công lập?

3. Trình bày nội dung cơ bản của công tác tự kiểm tra tài chính kế toán
trong các dơn vị sự nghiệp công lập: hoạt động thu chi (bao gồm thu chi ngân sách
và thu chi dịch vụ); các tài sản; các khoản thanh toán; việc trích lập và sử dụng các
quỹ; kiểm tra báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán?

684
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 26/5/2015 của Quốc Hội và các văn
bản pháp lý có liên quan

2. Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 của Quốc Hội và các


văn bản pháp lý có liên quan

3. Nghị định 41/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 quy định xử phạt vi phạm


hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập (thay thế Nghị định
105/2013/NĐ-CP ngày 16/9/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
kế toán).

4. Nghị định 102/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2021 sửa đổi bổ sung
cho Nghị định 41/2018 và Nghị định 125/2020)

5. Quyết định 67/2004/QĐ-BTC ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Bộ trưởng


Bộ Tài chính ban hành "quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan,
đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước".

685

You might also like