Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

CÂU HỎI LÝ THUYẾT NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

Câu 1: Trình bày các khái niệm, nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận.
* Khái niệm:
Đơn vị kế toán:
Là khái niệm căn bản nhất trong kế toán vì nó đưaa ra một đường biên giới
với tổ chức mà nó kế toán. Đây là các nghiệp vụ trong mỗi đơn vị kế toán
tách biệt với các nghiệp vụ của các tổ chức, cá nhân, đơn vị khác, kể cả các
CSH và nhân viên làm việc trong tổ chức đó. Nói cách khác đơn vị kế toán là
một tổ chức độc lập với các tổ chức, cá nhân đơn vị khác.
Đơn vị tiền tệ, thước đo tiền tệ:
Thước đo tiền tệ là thước đo cơ bản của kế toán. Các tài sản, các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh đều được ghi chép thông qua thước đo tiền tệ. đơn vị tiền tệ
là đồng tiền của quốc gia mà tổ chức kế toán hoạt động, với giả thiết rằng
đồng tiền có giá cố định. Tuy nhiên trong trường hợp có lạm phát lớn, đồng
tiền mất giá thì kế toán phải có một số giải pháp đặc biệt để phản ánh tình
hình tài chính của tổ chức và để so sánh với các kỳ quá khứ
Kỳ kế toán
Khái niệm này hàm ý rằng doanh nghiệp cần cung cấp định kỳ các thông tin
về tình trạng tài chính của đơn vị mình. Để đáp ứng được yêu cầu so sánh,
các số liệu tài chính phải được báo cáo cho những khoảng thời gian nhất định
dài như nhau. Hay nói cách khác , kỳ kế toán là khoảng thời gian trong đó các
báo cáo tài chính được lập
Kỳ kế toán chính thức: 1 năm (1/1 – 31/12)
Kỳ kế toán tạm thời: tháng, quý, ½ năm
* Nguyên tắc kế toán
Nguyên tắc giá phí:
Nguyên tắc này yêu cầu khi xác định giá của đối tượng phải căn cứ vào chi
phí thực tế ban đầu mà doanh nghiệp bỏ ra để có được đối tượng và dựa vào
giá gốc để phản ánh, chứ không phải theo giá thị trường
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
Doanh thu là số tiền kiếm được khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho
khách hàng. Doanh thu được ghi nhận vào thời điểm sản phẩm, hàng hóa
được giao quyền sở hữu cho người mua, dịch vụ hoàn thành được người mua
trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán
Nguyên tắc phù hợp (tương xứng):
Nguyên tắc này đòi hỏi chi phí phải phù hợp với doanh thu ở kỳ mà doanh
thu được ghi nhận, tức là các chi phí có liên quan đến việc tạo doanh thu ở kỳ
nào thì được coi là chi phí của kỳ đó, bất kỳ chi phí đó chi ra ở kỳ nào
Nguyên tắc khách quan:
Nguyên tắc này yêu cầu các nghiệp vụ kinh tế phải được ghi chép theo đúng
bản chất, nội dung của sự vật hiện tượng và phải kiểm chứng được thông qua
các bằng chứng có tính khách quan như các chứng từ kế toán.
Nguyên tắc nhất quán:
Nguyên tắc này đòi hỏi các khái niệm, các nguyên tắc, phương pháp mà kế
toán sử dụng phải nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác để đảm bảo so sánh được
thông tin tài chính của các kỳ kế toán với nhau. Tuy nhiên trong trường hợp
nếu cần phải thay đổi phương pháp sử dụng thì phải thông báo cho người sử
dụng thông tin biết và phải có giải trình rõ ràng.
Nguyên tắc công khai:
Nguyên tắc này yêu cầu số liệu thông tin kế toán tài chính phải được trình
bày công khai và giải trình rõ ràng, thông tin đưa ra không được giấu các sự
kiện quan trọng.
Nguyên tắc thận trọng:
Nguyên tắc này yêu cầu các khoản doanh thu chưa thực hiện hoặc doanh thu
dự kiến thì chưa được ghi nhận. Trong khi đó đối với các khoản lỗ dự kiến
cần phải được lập dự phòng tương ứng
Câu 2: Đối tượng, nhiệm vụ và hệ thống phương pháp kế toán
* Đối tượng: là tài sản và nguồn vốn
Tài sản:
- Tài sản ngắn hạn:
 Tiền và các khoản tương đương tiền
 Đầu tư tài chính ngắn hạn
 Các khoản phải thu ngắn hạn
 Hàng tồn kho
 Tài sản ngắn hạn khác
- Tài sản ngắn hạn:
+ Các khoản phải thu dài hạn
+ Tài sản cố định:
 Tài sản cố định hữu hình
 Tài sản cố định vô hình
 Tài sản cố định thuê tài chính
+ Bất động sản đầu tư
+ Tài sản dở dang dài hạn
+ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
+ Tài sản dài hạn khác
Nguồn vốn:
- Nợ phải trả:
+ Nợ ngắn hạn
+ Nợ dài hạn
- Vốn chủ sở hữu:
+ Vốn góp
+ Lợi nhuận chưa phân phối
+ Nguồn vốn khác
* Nhiệm vụ:
- Thực hiện ghi chép và phản ánh một cách kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh trong doanh nghiệp bằng các phương pháp thích hợp
- Thực hiện thu thập, xử lý, phân loại và tổng hợp số liệu theo các chỉ tiêu cần
thiết để cung cấp các thông tin về hoạt động SXKD của doanh nghiệp cho các
đối tượng sử dụng thông tin
- Tổng hợp số liệu và lập báo cáo quy định
- Thực hiện phân tích các thông tin, đề xuất các ý kiến với lãnh đạo doanh
nghiệp để lãnh đạo doanh nghiệp từ đó đưa ra được các biện pháp, các quyết
định đúng đắn, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp
* Hệ thống phương pháp kế toán:
Chứng từ:
- Lập chứng từ là một phương pháp của kế toán dùng để phản ánh các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh và hoàn thành vào các tờ chứng từ theo mẫu quy định, theo
thời gian và địa điểm phát sinh của các nghiệp vụ kinh tế đó
- Chứng từ là phương tiện thông tin kiểm tra, là minh chứng cụ thể bằng VB
tính hợp pháp của việc hình thành và sử dụng tài sản. Là minh chứng cụ thể
chứng minh nghiệp vụ kinh tế thực sự phát sinh và hoàn thành, làm căn cứ ghi
sổ kế toán
Kiểm kê:
- Là một phương pháp của kế toán dùng để ktra tại chỗ các loại tài sản của đơn
vị bằng cách cân, đo, đong, đếm để xác định số lượng, chất lượng thực tế của
các loại tài sản. Từ đó đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán nhằm phát hiện các
khoản chênh lệch giữa số liệu ghi sổ kế toán và sô liệu thực tế để có biện pháp
xử lí kịp thời
Đánh giá:
- Là một phương pháp của kế toán biểu hiện bằng tiền giá trị tất cả những tài
sản của doanh nghiệp. Nhờ việc đánh giá này mà các đối tượng kế toán đều
được biểu hiện cùng một thước đo tiền tệ, từ đó tổng hợp được các chỉ tiêu cần
thiết bằng tiền chẳng những trong doanh nghiệp mà còn theo từng ngành và cả
nền kinh tế
Tính giá thành:
- Là phương pháp phân loại và tập hợp các chi phí sản xuất theo từng đối tượng
tập hợp chi phí và tính giá thành theo các khoản mục quy định phù hợp với từng
đối tượng cụ thể để xác định chính xác giá thành thực tế của các loại sản phẩm
hay công việc đã hoàn thành
Tài khoản:
- Là một phương pháp của kế toán dùng để phản ánh và giám đốc một cách
thường xuyên, liên tục và có hệ thống từng đối tượng kế toán riêng biệt trong
quá trình sản xuất kinh doanh
Ghi sổ kép:
- Là một phương pháp của kế toán dùng để ghi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh
vào ít nhất hai tài khoản có liên quan theo đúng nội dung kinh tế và mối quan hệ
khách quan giữa các TK kế toán
Tổng hợp, cân đối kế toán:
- Là phương pháp của kế toán dùng để khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn
của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định, cũng như kết quả hoạt động kinh
doanh trong kỳ của doanh nghiệp
- Tổng hợp, cân đối kế toán cung cấp cho chúng ta biết được một cách tổng quát
tình hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính
Câu 3: Trình bày nội dung và phương pháp lập bảng cân đối kế toán?
* Nội dung:
Gồm 2 phần: tài sản và nguồn vốn
Phần tài sản: - Tài sản ngắn hạn
- Tài sản dài hạn
Phần nguồn vốn: - Nợ phải trả
- Vốn chủ sở hữu
Tài sản Mã số Thuyết minh Số cuối kỳ Số đầu kỳ
- TS ngắn hạn

- TS dài hạn
Tổng cộng TS
Nguồn vốn
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Tổng cộng NV

* Phương pháp lập bảng cân đối kế toán:


- Phương pháp chung:
+ Số liệu ở cột số đầu kỳ: căn cứ vào số liệu ở số cuối kỳ trên báo cáo của năm
trước.
+ Số liệu cột số cuối kỳ: căn cứ vào số dư nợ của các tài khoản tài sản và căn cứ
vào số dư có của các tài khoản nguồn vốn
- Phần TS:
+ Các chỉ tiêu: hao mòn TSCĐ, dự phòng: phải thu, đầu tư chứng khoán, dự
phòng giảm giá hàng tồn kho trên bảng CĐKT mang dấu âm (ghi trong ngoặc),
số liệu căn cứ vào số dư có của TK 214, 229
+ Chỉ tiêu Trả trước cho người bán căn cứ vào số dư nợ của TK 331
- Phần NV:
+ Chỉ tiêu Người mua trả tiền trước căn cứ vào số dư có TK 131
+ Chỉ tiêu Cổ phiếu quỹ mang dấu âm trên bảng CĐKT, số liệu căn cứ số dư nợ
TK 419
+ Các chỉ tiêu Chênh lệch đánh giá tài sản, Chênh lệch tỷ giá, lợi nhuận chưa
phân phối: Có số dư nợ thì trên bảng CĐKT mang dấu âm, Có số dư có thì trên
bảng CĐKT mang dấu dương
- Căn cứ số liệu:
+ Bảng cân đối kế toán kỳ trước
+ Sổ kế toán tổng hợp chi tiết (sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết, bảng phân bổ … )
+ Bảng cân đối tài khoản
Câu 4: Trình bày nội dung và phương pháp lập báo cáo kết quả kinh doanh?
* Nội dung:
Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Kỳ này Kỳ trước
1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
- Trong đó: chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần hoạt động
KD
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng LN kế toán trước
thuế
15. Chi phí thuế TNDN hiện
hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN

* Phương pháp lập:


1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Phản ánh tổng doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu
phản ánh vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số phát sinh Có TK 511
2. Các khoản giảm trừ
- Chiết khấu thương mại: Số liệu căn cứ vào số phát sinh bên Nợ (hoặc Có) của
TK 521.1
- Giảm giá hàng bán: Số liệu căn cứ vào số phát sinh bên Nợ (hoặc Có) của TK
521.3
- Hàng bán trả lại: Số liệu căn cứ vào số phát sinh bên Nợ (hoặc Có) của TK
521.2
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10) = Doanh thu bán
hàng – Các khoản giảm trừ
4. Giá vốn hàng bán: Số liệu căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 632 đối ứng
với bên Nợ TK 911
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu thuần – Giá
vốn hàng bán
6. Doanh thu hoạt động tài chính: Số liệu căn cứ vào số phát sinh Có TK 515
7. Chi phí tài chính: Số liệu căn cứ vào số phát sinh Nợ TK 635.
- Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng: Số liệu căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 641 đối ứng
với bên Nợ TK 911
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Số liệu căn cứ vào số phát sinh bên Có TK
642 đối ứng với bên Nợ TK 911
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD = Lợi nhuận gộp + (Doanh thu hoạt
động TC – Chi phí TC) – (Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN)
11. Thu nhập khác: Số liệu căn cứ vào số phát sinh Có TK 711
12. Chi phí khác: Số liệu căn cứ vào số phát sinh Nợ TK 811
13. Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế = Lợi nhuận từ hoạt động SXKD + lợi
nhuận khác
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Căn cứ vào số phát sinh Có
TK 821.1 đối ứng với bên Nợ TK 911
16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: Căn cứ vào số phát sinh Có
TK 821.2 đối ứng với bên Nợ TK 911
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp = Tổng lợi nhuận trước thuế -
(Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành + Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hoãn lại)
Câu 5: Phân loại tài khoản? Trình bày cách ghi cơ bản vào mỗi loại tài khoản?
Lấy ví dụ?
* Phân loại TK:
- Tài khoản "Tài sản" : + TS ngắn hạn: loại 1
+ TS dài hạn : loại 2
- Tài khoản "Nguồn vốn": + TK "Nợ phải trả" : loại 3
+ TK "Vốn chủ sở hữu" : loại 4
Nợ TK TS Có Nợ TK NV Có
+ Dư đầu kỳ + PS giảm + PS giảm + Dư đầu kỳ
+ PS tăng + PS tăng
Tổng PS tăng Tổng PS giảm Tổng PS tăng Tổng PS giảm

Dư cuối kỳ Dư cuối kỳ

- Tài khoản trung gian ( không có số dư đầu kỳ cuối kỳ mà chỉ có phát sinh
trong kỳ)
+ Tài khoản "Doanh thu, thu nhập" : loại 5, loại 7
+ Tài khoản "Chi phí" : loại 6, loại 8
+ Tài khoản "Xác định kết quả" : loại 9
Nợ TK Chi phí Có Nợ TK DT,TN Có
+ PS tăng + PS giảm + PS giảm + PS tăng

Tổng PS tăng Tổng PS giảm Tổng PS giảm Tổng PS tăng

Câu 6: Trình bày phương pháp ghi sổ kép.


* Khái niệm: Là một pp của kế toán dùng để ghi một nghiệp vụ kte phát sinh
vào ít nhất hai TK có liên quan theo đúng nội dung kinh tế và mối quan hệ
khách quan giữa các TK kế toán
* Nguyên tắc ghi sổ kép :
+ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ kế toán bao giờ cũng có liên
hệ ít nhất 2 tài khoản
+ Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ kế toán bao giờ cũng ghi nợ
tài khoản này đối ứng với có của tài khoản kia
+ Tổng số tiền ghi nợ = Tổng số tiền ghi có
* Định khoản :
- Khái niệm: Từ nghiệp vụ kte phát sinh xác định nghiệp vụ đó sd những TK
nào, TK nào ghi nợ, TK nào ghi có, với số tiền là bao nhiêu
- Phân loại: + Định khoản đơn giản: có liên hệ 2 TK
+ Định khoản phức tạp: có liên hệ 3 TK trở lên
* Chuyển khoản :
- Khái niệm: là việc kết chuyển một số tiền từ TK này sang TK khác. Công việc
chuyển khoản thường được tiến hành vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm hay
cuối một định kỳ kế toán trong vc tập hợp chi phí và xác định kq kinh doanh
- Cách ghi:
+ Chuyển tiền từ bên Nợ TK A sang bên Nợ TK B, ghi: Nợ TK B
Có TK A
+ Chuyển tiền từ bên Có TK A sang bên Có TK B, ghi: Nợ TK A
Có TK B
Câu 7: Chứng từ kế toán? Các yếu tố bắt buộc và bổ sung của chứng từ? Cho ví
dụ? Trình tự xử lý chứng từ kế toán.
* Khái niệm: là những minh chứng về nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh
và thực sự hoàn thành. Như vậy, thực chất của chứng từ kế toán là những giấy
tờ hoặc vật mang tin được dùng để ghi chép những nội dung vốn có của các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã hoàn thành trong quá trình hoạt động của đơn
vị.
* Ví dụ : Phiếu thu ; Phiếu chi ; Phiếu nhập kho, xuất kho
* Các yếu tố bắt buộc và bổ sung của chứng từ :
- Tên gọi chứng từ : Giúp để phân loại chứng từ và tổng hợp số liệu của các
nghiệp vụ cùng loại để được dễ dàng
- Ngày lập chứng từ và số hiệu của chứng từ : Giúp cho việc ghi chép, kiểm tra
và đối chiếu số liệu được dễ dàng, khoa học và tránh được sự nhầm lẫn
- Tên và chữ ký của những người có trách nhiệm liên quan đến nghiệp vụ kinh
tế phát sinh ghi trong chứng từ cũng như tên gọi, địa chỉ của đơn vị hoặc cá
nhân lập chứng từ, tên gọi địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ yếu tố
này đảm bảo tính pháp lý của chứng từ khi vào sổ kế toán
- Nội dung tóm tắt của nghiệp vụ kinh tế : Giúp để kiểm tra tính chất hợp pháp
của nghiệp vụ kinh tế đồng thời có cơ sở để định khoản kế toán được chính xác
- Các đơn vị đo lường cần thiết : Tuỳ theo đối tượng được phản ánh trong chứng
từ mà sử dụng đơn vị đo lường phù hợp. Việc sử dụng đơn vị đo lường phù hợp
một mặt cho phép kiểm tra mức độ thực hiện, mặt khác làm cơ sở để tổng hợp
số liệu ghi vào sổ kế toán
* Trình tự xử lý chứng từ kế toán :
1. Kiểm tra chứng từ
Là kiểm tra các nội dung: Tính hợp pháp, hợp lệ của hoạt động kinh tế ghi trong
chứng từ kế toán, tính rõ ràng, đầy đủ, trung thực của các yếu tố của các chứng
từ kế toán, việc chấp hành các quy định trong việc lập, kiểm tra xét duyệt đối
với mỗi loại chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán khi kiểm tra phát hiện không
đảm bảo các nội dung trên phải kịp thời báo cáo với thử trưởng đơn vị và kế
toán trưởng để xử lý kịp thời
2. Hoàn chỉnh chứng từ
Chứng từ sau khi được kiểm tra xong phải hoàn chỉnh một số nd cần thiết để
đảm bảo việc ghi sổ kế toán được nhanh chóng và chính xác
Hoàn chỉnh chứng từ là việc tập hợp, phân loại, sắp xếp chứng từ theo từng loại
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, theo thứ tự địa điểm phát sinh. Các chứng từ chưa
ghi đầy đủ các số liệu, các đơn vị đo lường, kế toán cần tính toán chính xác và
ghi đầy đủ các đơn vị đo lường cần thiết sau đó tổng hợp số liệu các chứng từ
cùng loại, lập định khoản kế toán (nếu có) phục vụ việc ghi sổ kế toán
3. Tổ chức luân chuyển chứng từ
Chứng từ kế toán sau khi được kiểm tra và hoàn chỉnh cần được tổ chức luân
chuyển đến các bộ phận, đơn vị, cá nhân có liên quan phục vụ việc ghi sổ kế
toán và thông tin kinh tế. Việc tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán phải tuân
thủ những quy định của kế toán trưởng về thứ tự và thời gian. Để thực hiện việc
luân chuyển chứng từ hợp lý và nhanh chóng, bộ phận kế toán cần xây dựng sơ
đồ luân chuyển chứng từ cho từng loại chứng từ cụ thể. Việc xây dựng các cơ
sở như vậy ngoài việc biểu hiện mối quan hệ về cung cấp số liệu của các bộ
phận khác đối với bộ phận kế toán, còn cho phép xác định được những luồng
thông tin kinh tế kiểm tra thường xuyên trong đơn vị, xác định được những
nguyên nhân làm cho số liệu kế toán thiếu chính xác và thiếu kịp thời
4. Bảo quản và lưu trữ chứng từ
Chứng từ kế toán chứng minh cho các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh và
thực sự hoàn thành, chứng minh cho số liệu ghi sổ kế toán và thông tin kinh tế,
bởi vậy sau khi ghi sổ xong phải được bảo quản và lưu trữ theo quy định về chế
độ lưu trữ chứng từ và tài liệu kế toán mà nhà nước đã ban hành , tránh gây nên
hư hỏng, mất mát chứng từ kế toán, phục vụ công tác kiểm tra thanh tra kinh tế
Câu 8: Kiểm kê kế toán là gì? Các loại kiểm kê, tác dụng của kiểm kê?
* Khái niệm: Là một phương pháp của kế toán dùng để kiểm tra tại chỗ các loại
tài sản của đơn vị bằng cách cân, đo, đong, đếm để xác định số lượng, chất
lượng thực tế của các loại tài sản. Từ đó đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán
nhằm phát hiện các khoản chênh lệch giữa số liệu ghi sổ kế toán và sô liệu thực
tế để có biện pháp xử lí kịp thời
* Các loại kiểm kê:
- Theo phạm vi có thể chia thành 2 loại :
+ Kiểm kê từng phần : là việc kiểm kê xảy ra cho từng loại hoặc một số loại tài
sản ở doanh nghiệp
+ Kiểm kê toàn phần : là việc kiểm kê xảy ra cho tất cả các loại tài sản ở một
doanh nghiệp
- Theo thời gian tiến hành kiểm kê :
+ Kiểm kê định kỳ : là việc kiểm kê có xác định thời gian trước để kiểm kê, tùy
theo từng loại tài sản mà xác định thời gian khác nhau như tiền mặt phải kiểm
kê hàng ngày, nguyên vật liệu phải kiểm kê hàng tháng.
+ Kiểm kê bất thường : là việc kiểm kê không xác định thời gian trước mà xảy
ra đột xuất như khi phát hiện tài sản bị thiếu hụt hay thay đổi người quản lý tài
sản khi cơ quan chủ quản hay tài chính tiến hành kiểm tra tài chính hay kiểm tra
kế toán.
* Tác dụng của kiểm kê:
- Ngăn ngừa các hiện tượng tham ô lãng phí thất thoát tài sản, các hiện tượng vi
phạm kỷ luật tài chính, nâng cao trách nhiệm của người quản lý tài sản.
- Giúp cho việc ghi chép, báo cáo số liệu đúng tình hình thực tế. Giúp cho lãnh
đạo nắm chính xác số lượng, chất lượng các loại tài sản hiện có, phát hiện tài
sản đọng để có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Câu 9: Trình bày kế toán quá trình cung cấp?
* Khái niệm : Quá trình cung cấp là quá trình thu mua và dự trữ các loại nguyên
vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định để đảm bảo cho quá trình sản xuất
được bình thường và liên tục
* Sơ đồ kế toán :

1. Được cấp hoặc nhận góp vốn LD ( hoặc nhận tài trợ, biếu tặng) bằng vật tư,
hàng hóa hoặc TSCĐ
2. Được cấp hoặc nhận góp vốn LD bằng tiền
3. Mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ thanh toán ngay
4. Mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ chưa thanh toán
5. Thanh toán tiền cho người bán
6. Tạm ứng cho nhân viên thu mua
7. Thanh toán tạm ứng bằng vật tư, hàng hóa nhập kho
8. Các chi phí trả trc phát sinh trong kỳ
9. Hàng mua đang đi đường
10. Hàng đi đường về nhập kho
Câu 10: Trình bày kế toán quá trình sản xuất?
* Khái niệm :
- Quá trình sản xuất là quá trình phát sinh các chi phi về nguyên vật liệu, chi phí
khấu hao TSCĐ, lượng công nhân sản xuất các chi phí khác và tổ chức quản lý
sản xuất để sản xuất ra sản phẩm theo kế hoạch đã xác định trước
- Kế toán quá trình sản xuất là tập hợp các chi phí phát sinh trong quá trình sản
xuất theo tính chất kinh tế, theo công dụng và nơi sử dụng chi phối rồi tổng hợp
các chi phí đó và tính giá thành thực tế của các loại sản phẩm hoàn thành
* Sơ đồ kế toán :

1. Xuất kho NVL cho chế tạo sản phẩm và cho quản lý chung ở phân xưởng
2. Lương và các khoản trích theo lương, phụ cấp cho công nhân trực tiếp sản
xuất và nhân viên quản lý phân xưởng
3. Các chi phí phải trả phát sinh trong kỳ
4. Trích khấu hao TSCĐ
5. Các chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác ở phân xưởng sản xuất
6. Phân bổ các chi phí trả trước cho kỳ này
7. Xuất kho CCDC cho phân xưởng
8. Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
9. Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
10. Kết chuyển chi phí sản xuất chung
11. Phế liệu thu hồi nhập kho
12. Sản phẩm hoàn thành nhập kho
13. Sản phẩm hoàn thành ko nhập kho mà giao ngay cho khách hàng tại phân
xưởng

You might also like