Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1.

Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam, muốn thắng lợi phải
do Đảng cộng sản lãnh đạo

Về tầm quan trọng của tổ chức đảng đối với cách mạng, chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ: Đảng
Cộng sản là nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Hồ
Chí Minh đã tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và rất chú trọng đến việc thành lập Đảng
Cộng sản, Người còn khẳng định vai trò to lớn của Đảng đối với cách mạng giải phóng dân tộc
theo con đường cách mạng vô sản
Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” (1927), Người đặt vấn đề: Cách mệnh trước hết phải có cái
gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên
lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành
công
Nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng Cộng sản là: Xác định mục tiêu của cách mạng, xây dựng đường
lối cách mạng giải phóng dân tộc; thông qua cương lĩnh, tổ chức vận động, tập hợp các lực lượng
cách mạng, xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất. Đối với cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản
phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: chống đế quốc và chống phong kiến, giành độc lập dân
tộc, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân.
Trong hoàn cảnh Việt Nam là một nước thuộc địa - phong kiến, Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng
Cộng sản vừa là đội tiên phong của giai cấp công nhân vừa là đội tiên phong của nhân dân lao
động, kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc. Đó còn
là Đảng của cả dân tộc Việt Nam. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng (1951), Người
viết “Chính là Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,
cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”. Năm 1961, khi nhân dân miền Bắc đang thực
hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định: “Đảng ta là Đảng của
giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”.
Đây là một luận điểm quan trọng của Hồ Chí Minh có ý nghĩa bổ sung, phát triển lý luận mácxít
về đảng cộng sản.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của
Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, chính trong
quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã được tôi luyện, thử thách và không ngừng trưởng thành,
dày dạn kinh nghiệm để ngày càng xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, xứng
đáng với sự tin cậy của nhân dân; qua đó, khẳng định một chân lý: “ở Việt Nam không có một
lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh
nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách cam go để đưa
dân tộc đến bến bờ vinh quang, hạnh phúc”.

2. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách
mạng

Về mặt logic cũng như lịch sử, các giai cấp phản động thống trị không bao giờ tự nguyện rời bỏ
chính quyền nếu không có sự cưỡng bức bằng bạo lực, và một chính quyền mới cũng sẽ không
tồn tại nếu không có đủ sức mạnh bạo lực để tự bảo vệ mình. Vì thế mà để giành và giữ được
chính quyền thì không thể thiếu bạo lực cách mạng. Trong bộ Tư bản, quyển I, tập thứ nhất, xuất
bản lần đầu tiên năm 1867, C. Mác viết: “Bạo lực là bà đỡ của một chế độ xã hội cũ đang thai
nghén một chế độ mới”. Nói theo Mác, bạo lực còn là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai
nghén một xã hội mới; bạo lực là công cụ mà sự vận động xã hội dùng để tự mở đường cho
mình và đập tan những hình thức chính trị đã hóa đá và chết cứng”. Trên cơ sở tiếp thu
quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen, với kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười Nga và cách
mạng thế giới, V.I. Lênin khẳng định tính tất yếu của bạo lực cách mạng, làm sáng tỏ hơn vấn đề
bạo lực cách mạng trong học thuyết về cách mạng vô sản: không có bạo lực cách mạng thì
không thể thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản được.
Dựa trên cơ sở quan điểm về bạo lực cách mạng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác lênin,
Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam.Dùng bạo lực
cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, Hồ Chí Minh đã thấy rõ sự thiết phải sử dụng
bạo lực cách mạng. Người viết: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và
dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính
quyền và bảo vệ chính quyền”. Tất yếu là vậy, vì ngay như hành động mang quân đi xâm lược
của thực dân, đế quốc đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc, Người vạch rõ: “Chế độ thực
dân, tự bản thân nó, đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi”.
Sau khi xâm chiếm các nước thuộc địa, bọn thực dân đế quốc đã thực hiện chế độ cai trị vô cùng
tàn bạo: dùng bạo lực để đàn áp dã man các phong trào yêu nước, thủ tiêu mọi quyền tự do dân
chủ của nhân dân, bóc lột và đẩy người dân thuộc địa vào bước đường cùng. Vì vậy, muốn đánh
đổ thực dân-phong kiến giành độc lập dân tộc thì tất yếu phải sử dụng phương pháp bạo lực cách
mạng, dung bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù.

Về hình thức bạo lực cách mạng theo Hồ Chí Minh, bạo lực cách mạng ở đây là bạo lực của
quần chúng, được thực hiện với hai lực lượng chính trị và quân sự, hai hình thức đấu tranh: đấu
tranh chính trị và đấu tranh vũ trang;
Ngày nay, tư tưởng về bạo lực cách mạng của Người vẫn giữ nguyên giá trị. Thực tiễn không
ngừng vận động phát triển, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo tư tưởng
của Người về bạo lực cách mạng cho phù hợp nhằm bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng và
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay. Mặt khác, thực tiễn còn đòi hỏi chúng ta phải
luôn chủ động, nhạy bén về chính trị, cảnh giác cao độ trước những âm mưu thủ đoạn mới của kẻ
thù, tăng cường xây dựng sức mạnh của bạo lực cách mạng để có thể chiến thắng kẻ thù trong
bất kỳ tình huống nào. Đồng thời, phải tích cực đấu tranh phê phán những nhận thức sai trái, lệch
lạc, phủ nhận hoặc mơ hồ về quan điểm bạo lực cách mạng trong tình hình mới.

3: Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết toàn dân, trên cơ sở liên
minh công nông làm nòng cốt
Câu chủ đề: Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp
đoàn kết toàn dân, trên cơ sở liên minh công nông làm nòng cốt”. Cách mạng chính
là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, vì vậy, lực lượng cách mạng đóng vai trò rất
quan trọng trong việc giải phóng dân tộc thành công.
Giải thích:
Hồ Chí Minh khẳng định “Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết
toàn dân”, dựa vào cả mặt lý luận và cả về mặt thực tiễn. Về mặt thực tiễn, Người đã
kế thừa tư tưởng “trọng dân”, “thân dân” của ông cha ta. Về mặt lý luận, Người cũng đã
kế thừa tư tưởng các nhà lý luận kinh điển Mác - Lênin. Kế thừa tư tưởng ấy, Hồ Chí
Minh quan niệm rằng: có dân là có tất cả, trên đời này không gì quý bằng dân, được lòng
dân là được tất cả, mất lòng dân thì mất tất cả.
Hồ Chí Minh khẳng định: “cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc
một hai người”. Vậy nên phải tập hợp và đoàn kết toàn dân thì cách mạng mới thành
công. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết toàn dân tộc là chiến lược lâu dài,
nhất quán, xuyên suốt, là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu, luôn luôn được Người coi là
vấn đề sống còn của cách mạng
Năm 1930, trong Sách lược vắn tắt của Đảng, Hồ Chí Minh xác định lực lượng cách
mạng bao gồm toàn dân: Đảng phải thu phục đại bộ phận giai cấp công nhân, tập hợp
đại bộ phận dân cày và phải dựa vào dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng; liên lạc với
tiểu tư sản, trí thức, trung nông,… để lôi kéo họ về phía vô sản giai cấp; còn đối với phú
nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi
dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng bị áp bức. Thứ nhất, để 1 cuộc khởi nghĩa
vũ trang ở Đông Dương giành thắng lợi thì phải có tính chất là một cuộc khởi nghĩa quần
chúng chứ không phải là một cuộc nổi loạn. Thứ hai, cần phải phê phán việc xúi dân bạo
động mà không bày cách tổ chức, làm dân quen ỷ lại mà quên đi tính tự cường. Thứ ba,
cần coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng là then chốt đảm bảo
thắng lợi.
Từ truyền thống toàn dân đánh giặc của dân tộc và nguyên lý cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng theo chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Trong chỉ thị thành
lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Bác đã chỉ rõ: “Cuộc kháng chiến của ta là
cuộc kháng chiến của toàn dân, cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân”.
Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (12-1946), Người viết: “Bất kỳ đàn ông,
đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là
người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” .
Trong khi xác định lực lượng cách mạng là toàn dân, Hồ Chí Minh lưu ý rằng,
không được quên “công nông là chủ cách mệnh…là gốc cách mệnh” . Trong tác phẩm
Đường cách mệnh, Người giải thích: giai cấp công nhân và nông dân là hai giai cấp
đông đảo và cách mạng nhất, bị bóc lột nặng nề nhất, vì thế “lòng cách mệnh càng
bền, chí cách mệnh càng quyết”.
Nói tóm lại, lực lượng cách mạng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc
mang lại thành công cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đó là sức mạnh của
toàn dân. Trong đấy, liên minh công - nông là nền tảng của Mặt trận thống nhất đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đại đoàn kết dân tộc, toàn dân kháng chiến luôn luôn là
truyền thống quý báu, là cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Điều ấy cho thấy tư
tưởng của Hồ Chí Minh cũng như các quyết định của Đảng vô cùng sáng suốt, nhạy bén
với thời cơ khi nhận định được lực lượng cách mạng đúng đắn như vậy. Thực tiễn đã trả
lời chỉ trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc này, đại đoàn kết dân tộc mới có sức sống bền vững
và trường tồn.

You might also like