Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

HMU EOC - Ban Tổ Chức Sự Kiện Trường Đại học Y Hà Nội

REVIEW S2.3 HMUEOC - K118


Cấu trúc: 70 câu - 45 phút

Nhận xét chung:


- Đề phân phối đủ tất cả các kiến thức LEC, chưa có TBL và SEM. Nên ôn hết
- Module đầu tiên thi TBL và SEM, kiến thức được trình bày dưới dạng case thân
chung. Làm hết bộ MCQ 2.3 và đọc bệnh học để giải thích được cơ chế của MCQ là
khá tự tin làm case

Câu 1: Hình ảnh siêu âm lách gan trái phủ dài to có thể lẫn với
A. Áp xe quanh lách
B. Áp xe dưới hoành
C. U lách
D. Tụ máu dưới bao
Câu 2: Đặc điểm của khối hạch lành tính?
A. Hình bầu dục, còn rốn hạch, kích thước nhỏ
B. Hình tròn
C. Kích thước lớn
D. Mất rốn hạch
Câu 3: Hình ảnh u máu trong lách?
A. Tăng âm
B. Giảm âm, tăng âm thành sau
C. Đồng âm
D. Trống âm
Câu 4: Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có giá trị thăm khám hạch
A. X quang
B. Siêu âm
C. Cộng hưởng từ
D. Cắt lớp vi tính
Câu 5: Vùng vỏ tuyến ức không có tế bào nào:
A. Lympho T
B. Tế bào võng biểu mô
C. Dưỡng bào
D. Đại thực bào
Câu 6: Vùng cận vỏ bạch hạch có các thành phần, trừ
A. Lympho B
B. Lympho T
C. Đại thực bào
D. Tế bào võng dạng xòe ngón
Câu 7: Thuốc ức chế trực tiếp yếu tố X hoạt hóa?
A. Dabigatran
HMU EOC - Ban Tổ Chức Sự Kiện Trường Đại học Y Hà Nội

B. Fondaparinux
C. Warfarin
D. Rivaroxaban
Câu 8: Ngoài đông máu Heparin còn có tác dụng?
A. Chống viêm
B. Hạ lipoprotein máu, đặc biệt là triglycerid
C. Giải phóng histamin
D. Tăng hóa hướng động bạch cầu
Câu 9: Heparin tiêu chuẩn dùng đường nào:
A. Uống + tiêm bắp
B. Uống + tiêm tĩnh mạch
C. Tiêm tĩnh mạch + tiêm dưới da
D. Tiêm tĩnh mạch + tiêm bắp
Câu 10: Đánh giá, theo dõi bệnh nhân sử dụng kháng vitamin K
A. PT (INR)
B. APTTs
C. Fibrinogen
D. Thời gian máu chảy
Câu 11: Thiếu vitamin K không gặp trong bệnh nào:
A. Suy chức năng gan
B. Tắc ống mật hoàn toàn
C. Suy thận
D. Ăn ít đồ ăn chứa mỡ
Câu 12: Khối hồng cầu có đặc điểm nào
A. Được bảo quản ở nhiệt độ 20 - 26 độ
B. Không được chỉ định truyền cho các bệnh nhân thiếu máu có suy thận kèm theo
C. Được chỉ định cho bệnh nhân thiếu máu
D. Là chế phảm được lấy trực tiếp từ máu người hiến
Câu 13: Vitamin B12 chỉ định:
A. Thiếu máu hồng cầu to
B. Thiếu máu tan máu
C. Dị tật ống thần kinh
D. Ung thư
Câu 14: Erythropoietin dùng điều trị thiếu máu:
A. Sau điều trị ung thư
B. Thiếu máu mạn
C. Phụ nữ mang thai
D. Người sau chấn thương nặng
Câu 15: Di truyền hệ nhóm máu ABO (ABH)
A. Đơn gen - đa alen
B. Đa gen - đa alen
C. Đơn gen
D. Đa gen - đa nhân tố
Câu 16: Di truyền hệ nhóm máu Rhesus (Rh)
HMU EOC - Ban Tổ Chức Sự Kiện Trường Đại học Y Hà Nội

A. Đơn gen - đa alen


B. Đa gen - đa alen
C. Đơn gen
D. Đơn gen - đa nhân tố
Câu 17: Hồng cầu hình liềm có đặc điểm:
A. Thay đổi vị trí khi điện di huyết sắc tố
B. Dễ di động hơn
C. Hình thái không đổi so với hồng cầu bình thường
Câu 18: Lấy mẫu xét nghiệm điện di huyết sắc tố dùng thuốc chống đông
A. EDTA
B. Heparin
C. Natri citrate
D. Không dùng chống đông
Câu 19: Thành phần của máu gồm
A. Máu + huyết tương
B. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu + albumin + yếu tố đông máu
C. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu + yếu tố đông máu
D. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu + huyết thanh
Câu 20: Nang bạch huyết không có tế bào nào?
A. Nguyên bào lympho
B. Đại thực bào
C. Tương bào
D. Tế bào võng
Câu 21: Người phụ nữ bị u xơ tử cung,... khám chuyên khoa nào?
A. Sản khoa
B. Huyết học
Câu 22: Phản ứng tan máu cấp xảy ra do:
A. Hồng cầu người nhận bị phá huỷ bởi kháng thể người cho
B. Hồng cầu người cho bị phá hủy bởi kháng thể người nhận
C. Phản ứng phá hủy hồng cầu không có sự tham gia của bổ thể
Câu 23: Ở bệnh nhân tán huyết thì nước tiểu có?
A. Hemosiderin
B. Haptoglobin
C. Hemoglobin
D. Ferritin
Câu 24: Bệnh nhân bị thiếu sắt thì có chỉ số nào sau đây thay đổi?
A. Transferrin tăng
B. Ferritin tăng
C. Sắt huyết thanh tăng
D. Hepcidin giảm
Câu 25: Đặc điểm kháng nguyên của nhóm máu O (loại trừ O bombay) là?
A. Có kháng nguyên A, B và H
B. Có kháng nguyên A, B và không có kháng nguyên H
C. Không có kháng nguyên A, B và có kháng nguyên H
HMU EOC - Ban Tổ Chức Sự Kiện Trường Đại học Y Hà Nội

D. Không có kháng nguyên A, B và H


Câu 26: Tình trạng xuất huyết được định nghĩa:
A. Tế bào máu thoát ra khỏi lòng mạch
B. Huyết tương thoát ra khỏi lòng mạch
C. Protein thoát ra khỏi lòng mạch
D. Máu thoát ra khỏi lòng mạch
Câu 27: Một bé trai 13 tuổi đi khám và được xét nghiệm có chỉ số bạch cầu ái toan tăng, cần
phối hợp với chuyên khoa nào để theo dõi và điều trị?
A. Nhi khoa
B. Nội khoa
C. Ký sinh trùng
D. Dinh dưỡng
Câu 28: Phản ứng tan máu cấp do truyền máu có thể xảy ra khi:
A. Ngay khi vừa tiến hành truyền máu
B. Sau 24 giờ kể từ khi truyền máu
C. Sau 4 giờ kể từ khi truyền máu
D. Trong vòng 15 phút kể từ khi truyền máu
Câu 29: Lượng máu mất trong mất máu mức độ I là:
A. Nhỏ hơn 15% thể tích tuần hoàn
B. Mất 25% thể tích tuần hoàn
C. Mất 35% thể tích tuần hoàn
D. Mất 45% thể tích tuần hoàn
Câu 30: Phát biểu nào sau đây đúng về lượng máu trong tuần hoàn?
A. 70-80ml/kg cân nặng đối với trẻ em và 80-90 ml/kg cân nặng đối với người lớn
B. 70-80ml/kg cân nặng đối với người lớn và 80-90 ml/kg cân nặng đối với trẻ em
C. 60-70ml/kg cân nặng đối với người lớn và 70-80 ml/kg cân nặng đối với trẻ em
D. 60-70ml/kg cân nặng đối với trẻ em và 70-80 ml/kg cân nặng đối với người lớn
Câu 31: Xét nghiệm nào phản ánh chính xác tình trạng ứ sắt?
A. Độ bão hòa transferrin
B. Ferritin
C. Sắt huyết thanh
D. Khả năng gắn sắt toàn phần TIBC
Câu 32: Hệ nhóm máu nào có vai trò quan trọng trên thực tiễn lâm sàng?
A. Hệ nhóm máu Rh
B. Hệ nhóm máu ABO
C. Hệ nhóm máu MNS
D. Hệ nhóm máu Duffy
Câu 33: Dấu hiệu nào cho thấy bệnh nhân bị tan máu cấp khi đang gây mê?
A. Nước tiểu sẫm màu
B. Nhịp tim tăng 10%
C. Huyết áp tâm thu giảm 10%
D. Chảy máu không cầm được tại vị trí mổ
Câu 34: Hình thái bất thường dòng bạch cầu hạt thường gặp là:
A. Thể Howell-Jolly
HMU EOC - Ban Tổ Chức Sự Kiện Trường Đại học Y Hà Nội

B. Thể Pelger Huet


C. Thể Pappenheimer
D. Vòng Cabot
Câu 35: Hình thái hồng cầu thường hay gặp trong máu bệnh nhân Thalassemia?
A. Hồng cầu hình giọt nước
B. Thể Heinz
C. Thể Döhle
D. Thể Pager Huet
Câu 36: Hồng cầu trưởng thành trong máu ngoại vi có đặc điểm:
A. Có nhân
B. Hình đĩa lõm hai mặt
C. Kích thước 3 - 4μm
D. Bào tương có các hạt nhiễm màu ưa base
Câu 37: Hồng cầu và tiểu cầu trong máu ngoại vi đều có chung đặc điểm:
A. Đều di chuyển được
B. Không có nhân
Câu 38: Trong quá trình hình thành bạch cầu hạt trải qua các giai đoạn, ngoại trừ:
A. Tiền tủy bào
B. Tủy bào
C. Lympho bào
D. Hậu tủy bào
Câu 39: Ý nào dưới đây đúng khi nói về nguyên mẫu tiểu cầu ưa base?
A. Tỉ lệ nhân/nguyên sinh chất lớn hơn 1
B. Tỉ lệ nhân/nguyên sinh chất bằng 1
C. Kích thước lớn hơn nguyên mẫu tiểu cầu
D. Sinh ra trước nguyên mẫu tiểu cầu
Câu 40: Chất nào dưới đây có trong hạt alpha của tiểu cầu?
A. ADP
B. PDGF
C. ATP
D. Serotonin
Câu 41: Hậu quả của thừa sắt lâu dài đối với cơ thể?
A. Loãng xương
B. Suy gan
C. Vàng da
D. Suy tim
Câu 42: Thiếu hụt enzyme PK ở màng tế bào hồng cầu sẽ gây ra thiếu hụt?
A. Glucose
B. Acetyl CoA
C. Lactose
D. Oxaloacetate
Câu 43: Đặc điểm tế bào hồng cầu thiếu hụt enzyme PK?
A. ADP/ATP tăng
B. NAD+/NADH tăng
HMU EOC - Ban Tổ Chức Sự Kiện Trường Đại học Y Hà Nội

C. Hồng cầu dẻo dai hơn


Câu 44 - 46: Cho hình ảnh kết quả định nhóm máu bằng phương pháp huyết thanh mẫu/hồng
cầu mẫu và hỏi nhóm máu? Lưu ý:
- Đọc kỹ hình ảnh để nhận biết phương pháp hồng cầu mẫu hay huyết thanh mẫu
- Phân biệt hình ảnh máu lắng và không có hiện tượng

Case: 5-6 case 2 câu hỏi, 1 case 4 câu hỏi. Case khá là dễ, chủ yếu là phân tích xét nghiệm
xem đây là thiếu máu kiểu gì (thiếu Fe, vtm B12,..) với các xét nghiệm cần làm (nghiệm
pháp dây thắt, điện di HST, đếm số lượng tiểu cầu,...)
Case (47 - 50): Bệnh nhân nữ, 24 tuổi vào viện với các triệu chứng xuất hiện tự nhiên dưới da
nhiều hình thái ở cánh tay, chân, ngực. Bệnh nhân than phiền về triệu chứng mệt mỏi nhẹ và
thường xuyên chảy máu chân răng khi đánh răng vào buổi sáng
Câu 47: Các triệu chứng trên định hướng đến nguyên nhân gì?
A. Nguyên nhân thành mạch
B. Nguyên nhân tiểu cầu
C. Nguyên nhân yếu tố đông máu
D. Nguyên nhân tủy xương
Câu 48: Nghiệm pháp được làm đầu tiên để loại trừ là?
A. Nghiệm pháp dây thắt
B. Đếm số lượng tiểu cầu
C. Xét nghiệm yếu tố đông máu
D. Xét nghiệm đông máu cơ bản
Câu 49: Sinh thiết làm tủy đồ cho thấy hình ảnh giàu mẫu tiểu cầu, hình thái và chức năng
tiểu cầu bình thường. Có thể định hướng nguyên nhân ở bệnh nhân là:
A. Giảm chức năng tiểu cầu
B. Giảm số lượng tiểu cầu
C. Bệnh lý thành mạch
D. Giảm số lượng và chức năng tiểu cầu
Câu 50: Kết quả công thức máu cho thấy số lượng tiểu cầu là 223 G/L, chỉ định tiếp theo cần
làm là gì?
A. Chức năng tiểu cầu
B. Nghiệm pháp dây thắt
Case (51 - 52): Một bệnh nhân được chỉ định truyền máu, sử dụng phương pháp huyết thanh
mẫu định nhóm máu có kết quả
HMU EOC - Ban Tổ Chức Sự Kiện Trường Đại học Y Hà Nội

Anti A: không ngưng kết


Anti B: ngưng kết
Anti AB: ngưng kết
Câu 51: Bệnh nhân có nhóm máu gì?
A. Nhóm máu A
B. Nhóm máu B
C. Nhóm máu AB
D. Nhóm máu O
Câu 52: Bệnh nhân được chỉ định truyền máu nhóm máu gì?
A. Nhóm máu A
B. Nhóm máu B
C. Nhóm máu O
D. Nhóm máu AB
Case (53 - 54): Bệnh nhân nam có tiền sử trĩ độ III đã điều trị ngoại khoa, nay vào viện trong
tình trạng mệt mỏi, khó thở. Thăm khám thấy da niêm mạc nhợt, niêm mạc mắt và miệng
không vàng, nhịp tim 95 nhịp/phút, nhịp thở 21 nhịp/phút. Kết quả công thức máu cho
thấy:…
Câu 53: Nhóm nguyên nhân nào sau đây có thể gây ra tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân này:
A. Nguyên nhân kết hợp
B. Nguyên nhân tủy xương
C. Nguyên nhân thiếu sắt
D. Nguyên nhân tan máu
Câu 54: Bệnh nhân cần làm thêm xét nghiệm gì để chẩn đoán phân biệt?
A. Xét nghiệm miễn dịch Coombs
B. Sinh thiết tủy đồ
C. Xét nghiệm tế bào máu
D. Xét nghiệm hoá sinh sắt và ferritin

You might also like