dau-tu-nang-cao-nang-luc-canh-tranh-tai-cong-ty-co phần chứng khoán VNDIRECT

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 74

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA ĐẦU TƯ
------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNDIRECT

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Từ Quang Phương


Sinh viên : Hoàng Thị Vân Anh
Mã sinh viên : 11160145
Lớp : Kinh tế Đầu tư 58B

Hà Nội - 2020
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung chuyên đề đã viết là do bản thân thực hiện, không
sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc chuyên dề của người khác, nếu vi phạm tôi xin
chịu kỷ luật với nhà trường.

Hà Nội, ngày 29/05/2020


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CTCP CHỨNG KHOÁN VNDIRECT..................2
1.1. Giới thiệu chung về CTCP Chứng khoán VNDIRECT........................................2
1.1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty.....................................................................2
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................4
1.1.3. Tầm nhìn – sứ mệnh – giá trị cốt lõi..............................................................5
1.1.4. Bộ máy tổ chức của công ty...........................................................................6
1.2. Các đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường chứng khoán.........................6
1.3. Các nguồn lực vốn và nhân lực của CTCP Chứng khoán VNDIRECT...............8
1.3.1. Tài sản và nguồn vốn của công ty..................................................................8
1.3.2. Nguồn nhân lực của công ty.........................................................................11
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2019........................................12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CTCP CHỨNG KHOÁN VNDIRECT.............................................14
2.1. Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của VNDIRECT giai đoạn
2017-2019..................................................................................................................14
2.1.1. Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của VNDIRECT giai đoạn 2017-
2019........................................................................................................................14
2.1.2. Nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của VNDIRECT giai đoạn
2017-2019..............................................................................................................16
2.1.3. Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP Chứng khoán
VNDIRECT...........................................................................................................18
2.1.3.1. Đầu tư xây dựng cơ bản............................................................................22
2.1.3.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực..............................................................27
2.1.3.3. Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ...............................36
2.1.3.4. Đầu tư cho hoạt động marketing...............................................................39
2.2 Công tác quản lý đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP Chứng khoán
VNDIRECT...............................................................................................................42
2.2.1. Phương pháp lập dự án đầu tư và tình hình tổ chức quản lí quản lí hoạt động
đầu tư......................................................................................................................42
2.2.2. Công tác thẩm định dự án............................................................................43
2.2.3. Nội dung và phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của hoạt động đầu
tư............................................................................................................................43
2.2.4. Công tác đấu thầu.........................................................................................43
2.2.5. Công tác quản lí rủi ro..................................................................................43
2.3. Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại CTCP Chứng khoán
VNDIRECT...............................................................................................................46
2.3.1. Kết quả của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh.......................46
2.3.1.1. Thị phần của công ty.................................................................................46
2.2.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VNDIRECT........................49
2.2.1.3. Một số chỉ tiêu tài chính............................................................................50
2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân...................................................................52
2.3.2.1. Một số hạn chế..........................................................................................52
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế..............................................................54
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH TẠI CTCP CHỨNG KHOÁN VNDIRECT..................................56
3.1. Định hướng phát triển của CTCP Chứng khoán VNDIRECT............................56
3.1.1. Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2025. 56
3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT đến
năm 2025................................................................................................................57
3.2. Một số giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư của công ty.............58
3.2.1. Giải pháp huy động vốn đầu tư....................................................................59
3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực......................................................60
3.2.3. Giải pháp đầu tư phát triển công nghệ.........................................................60
3.2.4. Giải pháp cho hoạt động marketing hiệu quả..............................................61
3.3. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước............................................................61
KẾT LUẬN...................................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................64
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CTCK Công ty chứng khoán

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TTCK Thị trường chứng khoán

NLCT Năng lực cạnh tranh

CTCP Công ty cổ phần

R&D Nghiên cứu và phát triển

BCTC Báo cáo tài chính

BCTN Báo cáo thường niên

VNDS Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect

Mirae Asset Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset

SSI Công ty cổ phần Chứng khoán SSI

VPS Công ty cổ phần Chứng khoán VPS

HSC Công ty cổ phần Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh

Agriseco Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank

SHS Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội

KIS Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam

KBSV Công ty cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam

VCSC Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt

ROA Khả năng sinh lời của tài sản


ROE Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu

LNST Lợi nhuận sau thuế

HOSE Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

GTRR Giá trị rủi ro

FPTS Công ty cổ phần chứng khoán FPT

UNCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước

IPAAM Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán I.P.A

CLB Câu lạc bộ

CBCNV Cán bộ công nhân viên

CBNV Cán bộ nhân viên

API Giao diện lập trình ứng dụng

MBS Công ty cổ phần Chứng khoán MB

ACBS Công ty TNHH Chứng khoán ACB

BVSC Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt

BSC Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam

BOS Công ty cổ phần Chứng khoán BOS

TP Thành phố

CNTT Công nghệ thông tin


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Hai công ty con của VNDIRECT....................................................................3


Bảng 1.2. Ngành nghề kinh doanh của VNDIRECT.......................................................3
Bảng 1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của VNDIRECT..........................................4
Bảng 1.4. Thị phần Top 10 CTCK trên HOSE năm 2018 và 2019................................7
Bảng 1.6. Nguồn lao động của VNDIRECT giai đoạn 2017 -2019...............................12
Bảng 1.7. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2017-2019.......................................12
Bảng 2.1. Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của VNDIRECT..........................14
Bảng 2.2. Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của một số CTCK khác...............15
Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn đầu tư của VNDIRECT giai đoạn 2017-2019........16
Bảng 2.4. Quy mô vốn đầu tư của VNDIRECT theo các lĩnh vực giai đoạn 2017-2019..20
Bảng 2.5. Cơ cấu vốn đầu tư của VNDIRECTgiai đoạn 2017 – 2019..........................20
Bảng 2.6. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của VNDIRECT giai đoạn 2017-2019............23
Bảng 2.7. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của VNDIRECT giai đoạn 2017-2019...23
Bảng 2.8. Vốn đầu tư vào dụng cụ quản lý của VNDIRECT giai đoạn 2017 - 2019....25
Bảng 2.9. Vốn đầu tư thiết bị nghiệp vụ của VNDIRECT giai đoạn 2017-2019..........26
Bảng 2.10. Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của VNDIRECT giai đoạn 2017-
2019................................................................................................................................29
Bảng 2.11. Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của VNDIRECT giai đoạn 2017-
2019................................................................................................................................30
Bảng 2.12. Vốn đầu tư cho hoạt động tuyển dụng của VNDIRECT giai đoạn 2017-
2019................................................................................................................................31
Bảng 2.13. Vốn đầu tư cho hoạt động đào tạo của VNDIRECT giai đoạn 2017-2019 32
Bảng 2.14. Vốn đầu tư chăm sóc sức khỏe CBCNV tại VNDIRECT giai đoạn 2017-
2019................................................................................................................................34
Bảng 2.15. Vốn đầu tư cải thiện môi trường làm việc tại VNDIRECT giai đoạn 2017-
2019................................................................................................................................34
Bảng 2.16. Vốn đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ tại VNDIRECT
giai đoạn 2017-2019.......................................................................................................37
Bảng 2.17. Vốn đầu tư cho hệ thống quản trị rủi ro tại VNDIRECT giai đoạn 2017-
2019................................................................................................................................39
Bảng 2.18. Vốn đầu tư cho hoạt động Marketing tại VNDIRECT giai đoạn 2017-2019. 40
Bảng 2.19. Vốn đầu tư phân bổ cho khảo sát thị trường tại VNDIRECT giai đoạn
2017-2019......................................................................................................................41
Bảng 2.20. Vốn đầu tư cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến của VNDIRECT giai đoạn
2017-2019......................................................................................................................42
Bảng 2.21. Thị phần Top 10 CTCK trên HOSE năm 2018 và 2019.............................46
Bảng 2.22. Thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ qua các năm của VNDS......47
Bảng 2.23. Số lượng tài khoản chứng khoán và tài sản quản lý của VNDS qua các năm..48
Bảng 2.24. Các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của VNDIRECT giai đoạn
2017-2019......................................................................................................................50
Bảng 2.25. ROA và ROE của VNDS và SSI qua các năm............................................51
Bảng 2.26. Tỷ lệ an toàn tài chính của VNDIRECT......................................................52
Bảng 2.27. Top 10 CTCK có vốn điều lệ lớn nhất TTCK năm 2019............................53
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của VNDIRECT..........................................................6


Sơ đồ 2.1. Quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ............44
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những phát
triển không ngừng về quy mô và chất lượng, ngày càng chứng tỏ là kênh huy động vốn
hiệu quả cho doanh nghiệp, từ đó kéo theo sự phát triển và lớn mạnh của các trung gian
tài chính và công ty chứng khoán. Số lượng công ty chứng khoán tăng tạo nên sự cạnh
tranh khốc liệt về thị phần trên thị trường. Do đó, hoạt động đầu tư nâng cao năng lực
1

cạnh tranh của các công ty chứng khoán là điều tất yếu và rất được chú trọng
trong chiến lược phát triển của mỗi công ty. Việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
của mình không chỉ giúp nâng cao vị thế của các công ty chứng khoán mà còn thúc đẩy
sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong quá trình thực tập của mình, tôi đã có cơ hội tiếp thu những kiến thức thực
tế tại Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT. Được tiếp xúc với môi trường làm
việc vô cùng chuyên nghiệp, tinh thần làm việc hăng say, đầy nhiệt huyết của một công
ty chứng khoán lớn đã hoạt động 13 năm, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Đầu tư nâng
cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT” làm
chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Chuyên đề gốm có các nội dung sau:

Chương I. Giới thiệu về Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT

Chương II. Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
chứng khoán VNDIRECT

Chương III. Giải pháp tăng cường đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công
ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT

Do thời gian và điều kiện còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những
thiết sót, tôi rất mong nhận được sự đánh giá, chỉ bảo và đóng góp để chuyên đề được
hoàn thiện hơn.

Trong thời gian thực tập tại đây, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các
anh chị trong công ty, cùng với sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của PGS.TS. Từ Qu
2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CTCP CHỨNG KHOÁN VNDIRECT


1.1. Giới thiệu chung về CTCP Chứng khoán VNDIRECT
1.1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty

Tên công ty : Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT

Tên tiếng Anh : VNDIRECT Securities Corporation

Tên viết tắt : VNDIRECT

Mã chứng khoán: VND

Logo:

Giấy chứng nhận ĐKDN: Số 0103014521 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội
cấp ngày 07/11/2006 và các Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh điều chỉnh

Giấy phép HĐKD chứng khoán: Số 22/UBCK-GPHĐKD ngày 16/11/2006

Vốn điều lệ : 2.204.301.690.000 đồng (Hai nghìn hai trăm lẻ bốn tỷ, ba trăm lẻ một
triệu, sáu trăm chín mươi nghìn đồng)

Trụ sở chính : Số 1 Nguyễn Thượng Hiền, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng,
Tp. Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoại : + (84 24) 3972 4568

Fax : + (84 24) 3972 4600

Website : www.VNDIRECT.com.vn

Tính đến 31/12/20 VNDIRECT có hai công ty con, trong đó, một công ty con sở hữu
trực tiếp và một công ty con sở hữu gián tiếp. Công ty TNHH IVND sở hữu gián tiếp
qua Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán I.P.A
3

Bảng 1.1. Hai công ty con của VNDIRECT


Công ty TNHH MTV Quản lý Công ty TNHH IVND
Quỹ đầu tư Chứng khoán IPA

Trụ sở Số 1 Nguyễn Thượng Hiền, Tầng 15, Tòa nhà VCCI, Số 9


Phường Nguyễn Du, Quận Hai Đào Duy Anh, Phường
Bà Trưng, TP Hà Nội Phương Mai, Quận Đống Đa,
Thành phố Hà Nội
Vốn điều lệ 50,000,000,000 VNĐ 20,000,000,000 VNĐ
Tỷ lệ sở hữu của 100% 100%
VNDIRECT
Chức năng chính Quản lý quỹ đầu tư chứng Cổng thông tin (trừ thông tin
khoán; Quản lý danh mục đầu tư Nhà nước cấm và hoạt động
chứng khoán báo chí)
Nguồn: BCTN 2019

Bảng 1.2. Ngành nghề kinh doanh của VNDIRECT


Khách hàng cá nhân Khách hàng doanh nghiệp
Dịch vụ chứng khoán Tổ chức đầu tư
 Dịch vụ giao dịch chứng khoán cơ sở  Dịch vụ chứng khoán
 Dịch vụ giao dịch chứng khoán phái  Dịch vụ taọ lập thị trường
sinh  Quan hệ Doanh nghiệp và Nhà đầu tư
 Dịch vụ cấp vốn giao dịch Margin  Dịch vụ Phân tích đầu tư
 Dịch vụ thị trường nợ
Dịch vụ đầu tư
Khách hàng Doanh nghiệp
 Dịch vụ Đầu tư và quản lý tài sản
 Kênh đầu tư  Dịch vụ thị trường vốn – ECM
 Dịch vụ thị trường nợ - DCM
 Dịch vụ tư vấn M&A
 Dịch vụ IR
 Dịch vụ tư vấn tài chính Doanh nghiêp
Định chế Tài chính
4

 Thị trường tiền tệ


 Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ
Thị trường quốc tế
 Hợp tác kinh doanh – Partnering
 • APIs- White Labeling

Nguồn: BCTN 2019

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Trải qua 13 năm hoạt động trên TTCK Việt Nam, quá trình hình thành và phát triển
của CTCP Chứng khoán VNDIRECT được tổng hợp cụ thể qua bảng sau:

Bảng 1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của VNDIRECT

STT Năm Sự kiện


1 2006 VNDIRECT được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng.
2 2007 Vốn điều lệ của công ty tăng lên 300 tỷ đồng
3 2008 VNDIRECT đầu tư nền tảng công nghệ riêng, tự phát triển hệ thống Core
system và tạo tiền đề đầu tiên cho nền tảng số của VNDIRECT.
4 2009 VNDIRECT đi đầu trong việc tạo ra các sản phẩm đột phá mới trên thị
trường, tiền đề đầu tiên cho các sản phẩm tương lai và quyền chọn, hoạt
động cho vay margin, và các công cụ tài chính hỗ trợ cho giao dịch.
5 2010 Công ty tăng vốn điều lệ hai lần từ 300 lên 450 và lên 1.000 tỷ đồng vào
cuối năm.
6 2011 Lần đầu tiên VNDIRECT dẫn đầu thị phần môi giới chứng khoán tại sàn
giao dịch HNX, tập trung xây dựng nền móng đầu tiên cho hoạt động
Môi giới cho khách hàng cá nhân.
7 2012 Công ty ra mắt cổng kết nối FIX Bloomberg, cung cấp thành công sản
phẩm Direct Market Access cho khách hàng tổ chức. Công ty cũng ký kết
hợp tác phát triển hoạt động phân tích để cung cấp tới khách hàng tổ chức
nước ngoài cùng với CIMB.
5

8 2014 VNDIRECT tăng vốn điều lệ lên gần 1.550 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu xấp
xỉ 1.900 tỷ đồng và trở thành 1 trong 3 công ty chứng khoán có vốn lớn
nhất trên sàn.
9 2015 VNDIRECT lọt TOP 10 công ty chứng khoán có thị phần giao dịch trái
phiếu lớn nhất trên cả 2 sàn và được vinh danh là 1 trong 3 công ty chứng
khoán thành viên có dịch vụ môi giới tốt nhất giai đoạn 2005 – 2015.
10 2016 VNDIRECT dẫn đầu thị trường về số tài khoản cá nhân và tổng tài sản
ròng mà công ty quản lý. Công ty cũng lọt TOP 30 doanh nghiệp minh
bạch nhất trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
11 2017 VNDIRECT nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng
khoán phái sinh và cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng
khoán phái sinh và chuyển sàn giao dịch cổ phiếu VND từ Sở giao dịch
Chứng khoán Hà Nội sang niêm yết tại HOSE.
12 2018 VNDIRECT thay đổi tăng vốn lên 2.204,3 tỷ đồng, trở thành Công ty
chứng khoán có vốn điều lệ lớn thứ 3 trên thị trường. Công ty tiếp tục
chuyển dịch nền tảng hoạt động kinh doanh ngân hàng số qua hệ sinh thái
mở Open API.
13 2019 VNDIRECT dẫn đầu về Giá trị giao dịch cũng như Khối lượng giao dịch
của sản phẩm Chứng quyền trên thị trường. Là Công ty đạt thị phần môi
giới cao nhất trên sàn UPCOM – 9.66%.
Nguồn: BCTN 2019

1.1.3. Tầm nhìn – sứ mệnh – giá trị cốt lõi


Tầm nhìn VNDIRECT: Hệ sinh thái dịch vụ đầu tư cực kỳ đơn giản cho mọi người ở
mọi nơi.
Sứ mệnh VNDIRECT: Kiến tạo con đường sức khỏe tài chính và yên tâm đầu tư.
Giá trị cốt lõi VNDIRECT dựa trên 4 nhân tố: Đạo đức chính trực – Trí tuệ tập thể -
Hợp tác phụng sự - Kết nối giá trị.
Phẩm chất con người VNDIRECT: Tôn trọng sự thật – Đam mê học tập – Dấn thân
phụng sự - An trú hiện tại.
6

1.1.4. Bộ máy tổ chức của công ty

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của VNDIRECT

Nguồn: BCTN năm 2019

1.2. Các đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường chứng khoán

Hiện nay, trên thị trường chứng khoán, Công ty đang phải cạnh tranh với nhiều
đối thủ mạnh về cả thương hiệu lâu năm lẫn chất lượng dịch vụ tốt như CTCP Chứng
7

khoán SSI (SSI), CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC), CTCP Chứng khoán Bản Việt
(VCSC). Ba công ty này lần lượt là top 3 công ty dẫn đầu về thị phần trên HOSE trong
cả năm 2018 và 2019. Đây là những đối thủ có khả năng tài chính mạnh, làm ăn uy tín,
được giới các nhà đầu tư tin tưởng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ.

Ngoài ra, Công ty còn phải cạnh tranh với những đối thủ có thị phần kém hơn,
như Công ty cổ phần Chứng khoán MB, CTCP Chứng khoán VPS, Công ty TNHH
Chứng khoán Mirae Asset, CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS)… Trong đó đặc
biệt Mirae Asset và KIS là hai công ty chứng khoán đến từ Hàn Quốc, với lợi thế tiềm
lực tài chính mạnh từ công ty mẹ đã nhanh chóng gia tăng thị phần, lot top 10 thị phần
lớn nhất năm 2019, đẩy các công ty như SHS, ACBS, FPTS và BSC đã bị văng ra khỏi
top 10 năm 2019. Về phía, VPS cũng nổi lên nhờ đầu tư mạnh vào nền tảng công
nghệ, gia tăng số lượng và chất lượng đội ngũ chuyên viên môi giới.

Bảng 1.4. Thị phần Top 10 CTCK trên HOSE năm 2018 và 2019
Năm 2018 Năm 2019

Xếp hạng CTCK Thị phần CTCK Thị phần

1 SSI 18,70% SSI 13,96%

2 HSC 11,24% HSC 10,54%

3 VCSC 10,95% VCSC 8,19%

4 VNDS 7,31% VNDS 6,81%

5 MBS 5,63% MBS 4,77%

6 SHS 4,02% Mirae Asset 4,47%

7 ACBS 3,46% VPS 3,94%

8 FPTS 3,34% BVSC 3,75%

9 BVSC 2,99% BOS 3,13%

10 BSC 2,83% KIS 3,08%

Nguồn: Tác giả tổng hợp


8

Mặc dù thứ tự xếp hạng của VNDS vẫn ở vị trí thứ 4 và Top 5 CTCK có thị phần
lớn nhất không có gì thay đổi so với năm 2018 nhưng thị phần của từng công ty đã bị
thu hẹp đáng kể. Đáng chú ý là Công ty chứng khoán SSI, mặc dù vẫn giữ vị trí top 1
thị phần năm 2019 nhưng so với năm 2018, thị phần đã mất đi 4,74%, giảm 25,34%.
Công ty duy nhất thăng hạng là BVSC.

Như vậy, VNDS đang đứng giữa môi trường cạnh tranh thị phần rất khốc liệt. Về
phía VNDS, thị phần cũng mất đi 0,5%, tức giảm 6,84%. Tuy nhiên, VNDS là Công ty
trong nhóm dẫn đầu chịu sự ảnh hưởng ít nhất từ cạnh tranh về thị phần giao dịch từ
các CTCK nước ngoài. Điều này một lần nữa khẳng định nền tảng công nghệ và lượng
khách hàng cá nhân đa dạng là thế mạnh giúp công ty duy trì vị thế của mình trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.

1.3. Các nguồn lực vốn và nhân lực của CTCP Chứng khoán VNDIRECT
1.3.1. Tài sản và nguồn vốn của công ty

Tài sản và nguồn vốn của công ty thể hiện qua bảng cân đối kế toán sau:

Bảng 1.5. Bảng cân đối kế toán của VNDIRECT giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

TÀI SẢN

A.TÀI SẢN NGẮN 7.175.866.857.10 10.231.031.388.65 11.239.326.733.65


HẠN 1 6 9

I.Tài sản tài chính 7.163.117.754.37 10.214.489.951.73 11.222.436.388.45


6 1 3

II. Tài sản ngắn hạn 12.749.102.725 16.541.436.925 16.890.345.206


khác

B.TÀI SẢN DÀI 892.826.843.591 303.609.931.346 337.707.594.352


HẠN

I.Tài sản tài chính dài 721.715.161.007 100.000.000.000 116.566.174.695


9

hạn

1.Các khoản đầu tư 721.715.161.007 100.000.000.000 116.566.174.695

1.1 Các khoản đầu tư 300.000.000.000 100.000.000.000 105.075,141.095


nắm giữ đến ngày
đáo hạn

1.2.Đầu tư dài hạn - 2.000.000.000 11.491.033.600


khác

1.3 Đầu tư vào công 421.715.161.007 - -


ty liên doanh, liên kết

II.Tài sản cố định 59.106.424.602 72.912.546.977 56.499.199.521

1.Tài sản cố định hữu 34.002.092.098 54.009.140.204 41.921.375.951


hình

2.Tài sản cố định vô 25.104.332.504 18.903.406.773 14.577.823.570


hình

III.Chi phí xây dựng 500.000.000 500.000.000 500.000.000


cơ bản dở dang

IV. Tài sản dài hạn 111.505.257.982 128.197.384.369 164.142.220.136


khác

TỔNG TÀI SẢN 8.068.693.700.69 10.534.641.320.00 11.577.034.328.01


2 2 1

C. NỢ PHẢI TRẢ 5.552.979.994.00 7.551.711.467.349 8.328.523.064.489


0

I.Nợ phải trả ngắn 5.217.818.566.75 7.050.210.912.528 7.923.006.634.070


hạn 3

1. Vay ngắn hạn 4.351.896.422.61 6.012.344.898.307 6.553.608.086.436


10

2.Trái phiếu phát - 726.562.200.000 700.000.000.000


hành ngắn hạn

3.Phải trả hoạt động 763.730.233.228 152.425.291.772 513.386.234.368


giao dịch chứng
khoán

4.Phải trả người bán 2.554.536.055 2.382.421.715 563.459.180


ngắn hạn

5.Người mua trả tiền 1.173.205.704 2.535.120.090 14.830.824.853


trước ngắn hạn

6.Thuế và các khoản 43.413.068.362 36.049.127.774 53.298.209.248


nộp Nhànước

7.Phải trả người lao 28.913.624.165 6.996.117.562 3.706.278.186


động

8.Các khoản trích nộp 1.659.830.206 3.028.864.974 4.911.706.497


phúc lợi nhân viên

9.Chi phí phải trả 15.530.988.149 92.417.509.353 62.924.952.518


ngắn hạn

10.Các khoản phải 2.100.216.713 607.578.976 1.334.572.791


trả, phải nộp khác
ngắn hạn

11.Qũy khen thưởng, 6.306.441.516 14.861.782.005 14.442.309.993


phúc lợi

II.Nợ phải trả dài hạn 335.161.427.247 501.500.554.821 405.516.430.419


11

D.VỐN CHỦ SỞ 2.515.713.706.69 2.982.929.852.653 3.248.511.263.522


HỮU 2

I.Vốn chủ sở hữu 2.515.713.706.69 2.982.929.852.653 3.248.511.263.522


2

1.Vốn đầu tư của chủ 1.621.127.781.02 2.124.680.195.027 2.124.678.479.777


sỡ hữu 7

2.Qũy dự trữ bổ sung 69.472.492.286 90.351.911.844 110.445.504.860


vốn điều lệ

3.Qũy dự phòng tài 40.170.765.283 61.050.184.841 81.143.777.857


chính và rủi ro nghiệp
vụ

4.Lợi nhuận chưa 784.942.668.096 706.847.560.941 932.243.501.028


phân phối

TỔNG NỢ PHẢI 8.068.693.700.69 10.534.641.320.00 11.577.034.328.01


TRẢ VÀ VCSH 2 2 1

Nguồn: BCTC năm 2018 - 2019

1.3.2. Nguồn nhân lực của công ty

Theo báo cáo tỷ lệ an toàn 2019 và 2018 thì số nhân viên tại 31/12/2017 là 740
người, 31/12/2018 là 930 người và cuối năm 2019 giảm 80 người còn 850 nhân viên.

Cơ cấu nhân sự theo giới tính: Kể từ khi thực hiện báo cáo phát triển bền vững
năm 2015, 2019 là năm đầu tiên VNDirect có cơ cấu số lượng nhân sự nữ cao hơn
nam, chênh lệch nhau tới 6,6%.

Cơ cấu nhân sự theo trình độ đại học và trên đại học của VNDS từ năm 2017,
2018, 2019 lần lượt là 98,4%; 97,05%;97,5%. Cơ cấu này cho thấy hầu hết lực lượng
lao động đều có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh
vực tài chính chứng khoán như quy định của pháp luật.
12

Cơ cấu lao động theo độ tuổi dưới 30 tuổi của VNDS từ năm 2017, 2018, 2019
lần lượt là 60,7%; 69,06%; 60,62%. Như vậy, lực lượng lao động đa phần là lao động
trẻ, có trình độ, nhạy bén trong tư duy, sáng tạo, bắt kịp xu thế, đủ điều kiện để đáp
ứng công việc trong thị trường mà có mức độ nhạy cảm cao, sức ảnh hưởng lớn tới nền
kinh tế như thị trường chứng khoán.
13

Bảng 1.6. Nguồn lao động của VNDIRECT giai đoạn 2017 -2019
Năm 2017 2018 2019
Số lượng nhân viên 740 930 850
Tỷ lệ nhân viên trình độ 98,4% 97,05% 97,5%
đại học và trên đại học
Tỷ lệ nhân viên dưới 30 60,7% 69,06% 60,62%
tuổi
Tỷ lệ nhân Nam 50,8% 49,2% 50,8%
viên theo Nữ 50,69% 49,31% 50,69%
giới tính
Nguồn: BCTN năm 2019
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2019

Bảng 1.7. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2017-2019
Chỉ tiêu 2017 2018 2019

I.Doanh thu hoạt 1.220.326.151.694 1.538.488.846.667 1.501.878.031.874


động
II.Chi phí hoạt động 256.114.562.819 610.223.329.841 301.955.945.406
III.Doanh thu hoạt 3.768.871.084 95.397.363.738 4.852.262.131
động tài chính
IV.Chi phí tài chính 161.728.964.254 281.057.639.188 439.397.770.703
V.Chi phí quản lý 260.580.494.633 305.130.942.810 309.408.701.929
công ty
VI.Kết quả hoạt 545.671.001.072 437.474.298.566 455.967.875.967
động
VII.Kết quả hoạt 34.697.596.972 524.740.469 479.550.976.579
động khác
VIII.Tổng lợi nhuận 580.368.598.044 437.999.039.035 479.550.976.579
kế toán trước thuế
IX.Chi phí thuế 99.359.689.708 64.862.737.763 96.892.431.199
TNDN
X.Lợi nhuận kế 481.008.908.336 373.136.301.272 382.658.545.380
toán sau thuế
XI.Thu nhập thuần - 1720 1835
trên cổ phiếu phổ
thông
Nguồn: BCTC năm 2018 - 2019
14

Qua bảng trên, có thể thấy kết quả hoạt động kinh doanh của VNDIRECT khá ổn
định trong những năm gần đây, thể hiện qua các chỉ tiêu về doanh thu hoạt động và lợi
nhuận sau thuế.

Về doanh thu hoạt động, năm 2017, doanh thu hoạt động của công ty là 1220,3 tỷ
đồng, đến năm 2018 tăng lên đến 1538,5 tỷ đồng (tăng 318,2 tỷ đồng tức tăng 26,08%
so với năm 2017). Năm 2019, doanh thu giảm còn 1501,9 tỷ đồng (giảm 36,6 tỷ đồng
tức giảm 2,38% so với năm 2018). Doanh thu 2019 giảm do doanh thu từ các nghiệp
vụ đều giảm.

Về lợi nhuận sau thuế, năm 2017, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 481 tỷ đồng,
đến năm 2017 giảm còn 373,1 tỷ đồng (giảm 107,9 tỷ đồng, tức giảm 22,43% so với
năm 2017). Năm 2019, lợi nhuận sau thuế tăng lên đến 382,7 tỷ đồng (tăng 9,6 tỷ đồng,
tức tăng 2,57% so với năm 2018).

Về chi phí của công ty, đặc biệt chú ý tới chi phí tài chính. Năm 2017 chi phí tài
chính của VNDIRECT là 161,7 tỷ đồng, đến năm 2018 tăn lên đến 281,1 tỷ đồng (tăng
119,4 tỷ đồng tức tăng 73,84% so với năm 2017). Năm 2019, chi phí tài chính tiếp tục
tăng lên đến 439,4 tỷ đồng (tăng 277,7 tỷ đồng tức tăng 171,74% so với năm 2017).
Qua đó cũng cho thấy công ty xu hướng dùng vốn vay cho các hoạt động đầu tư của
mình.
15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC


CẠNH TRANH CỦA CTCP CHỨNG KHOÁN VNDIRECT
2.1. Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của VNDIRECT giai đoạn
2017-2019
2.1.1. Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của VNDIRECT giai đoạn 2017-
2019
Mục tiêu VNDIRECT là phát triển trở thành Công ty hàng đầu trong lĩnh vực
cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính trong thị trường chứng khoán. Để đạt được
mục tiêu đó, VNDIRECT không ngừng gia tăng tiềm lực tài chính, đẩy mạnh khả năng
huy động vốn để đáp ứng những yêu cầu của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh.
Cụ thể, lượng vốn dành cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của VNDIRECT
giai đoạn 2017-2019 như sau:
Bảng 2.1. Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của VNDIRECT
Năm Đơn vị 2017 2018 2019

VĐT nâng cao năng lực Tr.đồng 6867610,13 8995274,75 9802119,35


cạnh tranh

Lượng tăng tuyệt đối Tr.đồng - 2127664,62 806844,6

Tốc độ tăng liên hoàn % - 30,98 8,97

Tốc độ tăng định gốc % - 30,98 42,73

Nguồn: Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư – BCLCTT 2018 và 2019

Tổng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP Chứng khoán
VNDIRECT đều tăng qua các các năm 2017-2019, cho thấy công ty ngày càng chú
trọng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Năm 2017, tổng vốn đầu tư là
6867610,13 triệu đồng thì đến năm 2018 tăng lên đến 8995274,75 triệu đồng, tăng
2127664,62 triệu đồng, tương ứng tăng 30,98 % so với năm 2017. Năm 2019, lượng
vốn đầu tư tiếp tục tăng lên đến 9802119,35 triệu đồng, tăng 8,97 % so với năm 2018
và tăng 42,73 % so với năm 2017. Như vậy, trong giai đoạn 2017-2019, lượng vốn đầu
16

tư gia tăng mạnh hơn vào năm 2018, do năm 2018 công ty tập trung đầu tư cho xây
dựng cơ bản và nâng cao chất lượng nhân lực.

Ngoài các hạng mục đầu tư hàng năm cho con người và công nghệ không thể
thiếu để phát triển chất lượng sản phẩm, dịch vụ công ty cung cấp thì điểm nổi bật
trong hoạt động đầu tư nâng cao NLCT là trong năm 2019, VNDIRECT sở hữu gián
tiếp Công ty TNHH IVND, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp ngày 24/01/2019
với vốn điều lệ 20 tỷ đồng, với vai trò là cổng thông tin điện tử của công ty. Hơn nữa,
tháng 1/2019, VNDIRECT chính thức khai trương chi nhánh Bình Dương, nâng tổng
số lên thành 10 phòng giao dịch và chi nhánh. Ban lãnh đạo VNDirect với tầm nhìn
chiến lược, hướng đến mục tiêu mở rộng mạng lưới giao dịch trên toàn quốc, mở rộng
thị phần khách hàng không những trong nước mà còn ở nước ngoài, đưa sản phẩm dịch
vụ của mình tới gần các nhà đầu tư hơn, mở rộng mạng lưới tới những thành phố dự
báo có nhiều nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai. Từ đó đáp ứng kịp thời nhu cầu của
các nhà đầu tư, gia tăng khả năng cạnh tranh với các CTCK khác trong ngành.
Những nỗ lực của VNDIRECT trong việc không ngừng gia tăng nguồn vốn
đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh là không thể phủanhận, nhưng để có thể
đưaara một sự đánh giá kháchaquan, toàn diệnahơn về quy mô của nguồn vốn này
thìacần phải có sự soasánh với các doanh nghiệp khác. Dưới đây là sốaliệu phản
ánh tìnhahình sử dụng vốn đầu tư nâng cao NLCT của một số công ty cùng ngành.
Bảng 2.2. Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của một số CTCK khác
(Đơn vị: triệu đồng)
2017 2018 2019
SSI 17120137,36 20348823,28 24951285,94
VNDS 6867610,13 8995274,75 9802119,35
FPTS 1655297.352 2452376,50 2472521.485
Nguồn: BCTC của SSI và FPTS 2018 -2019
Vốn đầu tư nâng cao NLCT phụ thuộc vào tiềm lực vốn cũng như tầm nhìn phát
triển của mỗi công ty. CTCP Chứng khoán SSI với tiềm lực vốn mạnh, vì vậy lượng
vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cũng lớn hơn rất nhiều lần. Trong khi, CTCP
17

Chứng khoán FPT bị văng khỏi top 10 thị phần 2019, kết quả kinh doanh giảm nên
lượng vốn đầu tư nâng cao NLCT cũng bị hạn chế. So với CTCP Chứng khoán
TP.HCM với cùng quy mô vốn, lượng vốn đầu tư của VNDIRECT vẫn chưa thực sự
cao nhưng nhìn chung vẫn duy trì tăng lượng vốn đầu tư qua các năm. Sự giaatăng của
nguồn vốnađầu tư đã phảnaánh tầm quanatrọng của việc nâng cao NLCT, nhất là
tronganhững năm gần đây, khi mà mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng
gay gắt và hình thức cạnh tranh ngày càng đa dạng, phong phú.

2.1.2. Nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của VNDIRECT giai đoạn
2017-2019

Một công ty muốn đạt được mục tiêu lợi nhuận cao, giành thị phần lớn trên thị
trường thì việc phát triển NLCT là điều tất yếu trong môi trường cạnh tranh gay gắt
như hiện nay. Trong đó, nguồn vốn đầu tư là nhân tố tác động trực tiếp tới năng lực
cạnh tranh.

CTCP Chứng khoán VNDIRECT cũng không ngoại lệ, công ty cần huy động
nguồn vốn lớn để đầu tư cho hoạt động nâng cao vị thế của mình. Vì vậy, ngoài nguồn
vốn tự có, công ty còn phải huy động vốn từ những nguồn khác nhau. Tổng hợp tình
hình huy động vốn của công ty giai đoạn 2017-2019 ở bảng sau:

Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn đầu tư của VNDIRECT giai đoạn 2017-2019
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Năm Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
(tr.đồng) (%) (tr.đồng) (%) (tr.đồng) (%)

Tổng vốn đầu


6867610,13 100 8995274,,75 100 9802119,35 100

Vốn chủ sở
2515713,71 36,63 2982,929,85 33,16 3248511,26 33,14
hữu
Vốn vay 4351896,42 63,37 6012344,9 66,84 6553608,09 66,86
Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2018-2019
18

Về vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn cơ sở, bao gồm vốn tự có, vốn góp thêm
của các thành viên, lợi nhuận giữ lại, từ các quỹ, … Đây được xem là nguồn vốn quan
trọng bởi tính thanh khoản cao, doanh nghiệp chủ động trong sử dụng và phân bổ vốn,
hơn nữa không phải chịu bất kì rủi ro nào. Tuy nhiên, khi hoạt động trong thị trường
chứng khoán, cần một lượng vốn đầu tư khổng lồ, nguồn vốn chủ sở hữu chỉ đáp ứng
được phần nhỏ nhu cầu đầu tư của công ty. Hầu hết CTCK có tỷ trọng vốn vay cao
trong cơ cấu tổng nguồn vốn đầu tư của mình.

Xét về giá trị, từ bảng trên có thể thấy đối với CTCP Chứng khoán VNDIRECT,
vốn chủ sở hữu tăng đều trong giai đoạn 2017-2019. Cụ thể, năm 2017, giá trị vốn chủ
sở hữu của công ty là 2515,7 tỷ đồng, năm 2018 tăng lên đến 2982,9 tỷ đồng, tức tăng
467,2 tỷ đồng, tương ứng tăng 18,57% so với năm 2017. Bước sang năm 2019, giá trị
vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng lên đến 3248,5 tỷ đồng, tức tăng 8,9% so với năm 2018 và
tăng 29,13% so với năm 2017. Nhìn chung, xét về giá trị, vốn chủ sở hữu tăng qua các
năm là dấu hiệu tích cực cho kết quả kinh doanh cũng như hoạt động cạnh tranh của
công ty, là tiền đề tạo nguồn vốn chủ động.

Xét về tỷ trọng, từ bảng số liệu có thể thấy, cơ cấu sử dụng nguồn vốn chủ sở
hữu cho hoạt động đầu tư nâng cao NLCT giảm dần qua các năm và chiếm khoảng 1/3
tổng vốn đầu tư. Năm 2017, tỷ trọng sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty là 36,63% thì
đến năm 2018 giảm còn 33, 16%, tức giảm 3,47% so với năm 2017. Năm 2019, tỷ
trọng sử dụng vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm nhưng không đáng kể, còn chiếm 33,14%
tổng vốn đầu tư. Nguyên nhân tỷ trọng sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu cho hoạt động
đầu tư giảm là nguồn vốn chủ sở hữu tuy tăng về mặt giá trị qua từng năm nhưng
không đủ đáp ứng nhu cầu các hoạt động đầu tư của công ty, vậy nên doanh nghiệp
phải tìm đến các nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Tốc độ tăng vốn
vay của công ty nhanh hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu, vậy nên tỉ trọng vố chủ sở
hữu giảm trong tổng vốn đầu tư.

Về nguồn vốn vay

Để đáp ứng các nhu cầu đầu tư của mình, lượng vốn mà công ty vay liên tục
19

tăng trong giai đoạn 2017-2019. Cụ thể, năm 2017, vốn vay của công ty là 4351,8 tỷ
đồng thì đến năm 2018, vốn vay là 6012,3 tỷ đồng, tăng 38,16% so với năm 2017. Năm
2017, vốn vay chiếm 63,37% tổng vốn đầu tư. Năm 2019, vốn vay của công ty là
6553,6 tỷ đồng, chiếm 66,86 % tổng vốn đầu tư. Tỷ lệ vốn vay tăng dần qua các năm
bởi huy động bằng vốn vay giúp công ty nhận được nhiều lợi ích. Đầu tiên phải kể đến
lá chắn thuế, doanh nghiệp vay vốn, xuất hiện chi phí lãi vay làm chi phí doanh nghiệp
tăng lên, lợi nhuận trước thuế giảm đi và thuế TNDN cũng giảm đi. Hơn nữa, sử dụng
nguồn vốn vay thì quy mô vốn không hạn chế, tùy thuộc vào uy tín của công ty cũng
như kế hoạch đầu tư và trả nợ của công ty. Các ngân hàng cũng cấp nhiều khoản vay
khác nhau ngắn hạn hoặc dài hạn, quy mô nhỏ và lớn đáp ứng nhu cầu của công ty đi
vay. Tuy nhiên, khi sử dụng vốn vay, doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực trả nợ. Nếu
tỷ lệ vốn vay quá lớn, công ty quản trị rủi ro kém cho kế hoạch đầu tư của mình thì đây
cũng là nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của công ty. Vì vậy, công
ty cần sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả và hợp lí nhất.

Hiện nay, khi mà tình hình phát triển các doanh nghiệp trong nước chững lại do
đại dịch COVID-19. Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp huy động
vốn, như giảm và kéo dài thời gian nộp thuế TNDN, giảm tỷ lệ lãi vay, … VNDIRECT
cân nhắc cho hoạt động huy động vốn hiệu quả nhất.

2.1.3. Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP Chứng khoán
VNDIRECT

Mỗi CTCK có những giải pháp nâng cao NLCT khác nhau nhằm vượt qua đối
thủ. Đối với VNDIRECT, công ty tập trung vào 3 yếu tố trọng tâm của sự thay đổi là:
con người – công nghệ - chuỗi giá trị.
Do đó, hoạt động nâng cao NLCT của công ty hướng tới các chiến lược cụ thể:
- Thứ nhất, tập trung chiến lược cốt lõi vào mảng dịch vụ đầu tư đa kênh cho
chiến lược khách hàng cá nhân, trở thành một hệ sinh thái đầu tư đa dạng bao
gồm DCash – dòng tài sản thanh khoản cao cho nhu cầu đầu tư tài sản dự
phòng, DWealth – dòng tài sản đầu tư danh mục cho nhu cầu đầu tư tích sản dài
hạn; DStock – dòng tài sản đầu tư cổ phiếu để đa dạng hóa thêm kênh tài sản
20

đầu tư; DTrade – dòng tài sản kinh doanh giao dịch chứng khoán, đáp ứng được
toàn diện nhu cầu đầu tư và quản lý tài sản của mọi khách hàng.
- Thứ hai, duy trì các chiến lược kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ để giữ
vững được thị phần giao dịch chứng khoán - thế mạnh cạnh tranh mà
VNDIRECT đã tích lũy được trong nhiều năm qua. Hơn nữa, mở rộng năng lực
tiếp cận thị trường hướng tới nhóm nhà đầu tư mới, biến nhu cầu mở tài khoản
đầu tư và kiến tạo sức khỏe tài chính thành một nhu cầu thiết yếu của mọi khách
hàng.
- Thứ ba, công ty tinh luyện đội ngũ, xây dựng lại văn hóa làm việc chuyên
nghiệp của mội đội ngũ chuyên gia làm nghề với Bốn khung năng lực cốt lõi
IPAM: Tôn trọng sự thật, Đam mê học hỏi, Dấn thân phụng sự, Lối sống chánh
niệm và Bốn giá trị cốt lõi của tổ chức: Đạo đức chính trực, Trí tuệ tập thể, Dấn
thân phụng sự, Kết nối giá trị. Từ đó hướng tới sự gắt kết tin tưởng lựa chọn của
khách hàng – cổ đông – đội ngũ con người trên con đường thực hiện sứ mệnh và
tầm nhìn đã được ĐHCĐ và HĐQT đề ra.

Để hoàn thành chiến lược mà công ty đề ra như trên, đầu tư nâng cao NLCT của
VNDIRECT xác định đầu tư vào các nội dung: đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư phát
triển nguồn nhân lực, đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư cho
hoạt động marketing. Bốn lĩnh vực đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
được thể hiện ở bảng sau:
21

Bảng 2.4. Quy mô vốn đầu tư của VNDIRECT theo các lĩnh vực
giai đoạn 2017-2019
(Đơn vị: triệu đồng)
Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Đầu tư xây dựng cơ
2934732,49 4092234,55 3592034,13
bản
Đầu tư phát triển
nguồn nhân lực 1074780,96 1989034,23 2593009,67
Đầu tư nghiên cứu và
ứng dụng KHCN 2267064.34 2211042.82 2412751.37
Đầu tư cho hoạt động 591032,34 702963,15 1204324,18
marketing
Tổng vốn đầu tư 6867610,13 8995274,75 9802119,35
Nguồn: BCTC năm 2018-2019

Bảng 2.5. Cơ cấu vốn đầu tư của VNDIRECTgiai đoạn 2017 – 2019
(Đơn vị: %)

Nội dung 2017 2018 2019

Đầu tư xây dựng cơ bản 42.73 45.49 36.65

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 15.65 22.12 26.45

Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng


KHCN 33.01 24.58 24.61

Đầu tư cho hoạt động marketing 8.61 7.81 12.29

Tổng vốn đầu tư 100 100 100

Nguồn: Tác giả tính toán

Khái quát về việc phân bổ vốn đầu tư nâng cao NLCT của VNDIRECT giai
đoạn 2017-2019 được thể hiện qua hai bảng trên. Xét cả giai đoạn 2017-2019.
22

VNDIRECT có tổng mức đầu tư là 25665004,23 triệu đồng, tức bình quân mỗi năm
công ty đầu tư cho nâng cao năng lực cạnh tranh khoảng 8555 tỷ đồng, trong khi đó
mỗi năm lợi nhuận sau thuế công ty thu về trung bình giai đoạn 2017-2019 chỉ hơn 400
tỷ đồng. Chứng tỏ phần nào vai trò chiến lược quan trọng trong gia tăng vị thế để
VNDIRECT duy trì vững chắc cũng như mở rộng thị phần của mình trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.

Là một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường có nhiều biến động và cạnh
tranh gay gắt, công ty vẫn tập trung duy trì phát triển ba tiêu chí: con người – công
nghệ - chuỗi giá trị. Giai đoạn 2017-2019, VNDIRECT có kế hoạch mở rộng mạng
lưới khách hàng bằng mở thêm chi nhánh mới và cải tạo chi nhánh đang hoạt động. Do
đó, tỷ trọng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản lớn nhất trong cơ cấu tổng vốn đầu tư.
Năm 2018, lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tới 45,49% quy mô vốn. Đến
tháng 1/ 2019, chi nhánh mới ở Bình Dương của VNDIRECT chính thức đi vào hoạt
động phục vụ các nhà đầu tư.

Tiếp đó, vốn đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và vốn đầu tư nghiên
cứu và ứng dụng KHCN cũng chiếm tỷ trọng cao. Nguồn nhân lực chất lượng là cơ sở
cho nghiên cứu và ứng dụng KHCN nên ở giai đoạn này, công ty tập trung phát triển
nguồn nhân lực thật sự chất lượng. Trong năm 2017, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển chất
lượng nguồn nhân lực chiếm 15,65% tổng vốn đầu tư thì đến năm 2019 tăng lên đến
26,45%. Công ty đang từng bước nâng cao tiềm lực về chất xám của công ty với mục
tiêu lấy con người làm tiền đề phát triển nhảy vọt về chất lượng dịch vụ cũng như ứng
dụng KHCN hiệu quả. Song song với đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực,
VNDIRECT tiếp tục duy trì đầu tư vào nghiên cứu ứng dụng KHCN. Trong giai đoạn
2017-2019, giá trị vốn đầu tư cho lĩnh vực này duy trì ổn định nhưng có giảm về tỷ
trọng, do tổng vốn đầu tư tăng lên. Năm 2017, tỷ trọng vốn đẩu tư nghiên cứu ứng
dụng KHCN là 33,01%, năm 2019 giảm còn 24,61% tổng vốn đầu tư. Mục tiêu là
nguồn nhân lực tiềm năng kéo theo phát triển thành công khoa học công nghệ.

Hoạt động đầu tư vào Marketing chiếm tỷ trọng thấp hơn do đặc thù công ty
hoạt động trong thị trường nhiều rủi ro, hình ảnh uy tín của công ty được tín nhiệm qua
chính chất lượng sản phẩm dịch vụ là chủ yếu. Do đó, dù vẫn rất cần thiết nhưng lượng
23

vốn đầu tư cho marketing không thể lớn bằng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, con người
và công nghệ.

Những nội dung cụ thể liên quan đến thực trạng đầu tư nâng cao NLCT của
VNDIRECT được thể hiện tiếp dưới đây:

2.1.3.1. Đầu tư xây dựng cơ bản

Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trước hết cần đầu tư xây dựng
cơ bản. Đầu tư xây dựng cơ bản hay đầu tư vào tài sản cố định có vai trò rất quan
trọng. Đây là tiền đề và cơ sở để doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu ứng dụng khoa học
công nghệ, đầu tư phát triển nhân lực cũng như đầu tư hoạt động marketing ... Ngược
lại, các nội dung đầu tư này lại tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, thúc đẩy tiếp
tục đầu tư xây dựng cơ bản và cải tạo tài sản cố định.

Tài sản cố định là một trong những nhân tố có quyết định tới năng suất làm việc,
chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng như NLCT của công ty. Thật vậy, khi công ty đáp
ứng đủ cơ sở vật chất phục vụ công việc của nhân viên, chất lượng dịch vụ mà
VNDIRECT cung cấp ngày càng nâng cao, tạo cơ sở cho sự cạnh tranh bằng giá.

Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của VNDIRECT bao gồm các hoạt động đầu
tư vào nhà cửa, vật kiến trúc; dụng cụ quản lý và thiết bị nghiệp vụ. Cụ thể, vốn đầu tư
xây dựng cơ bản được phân bổ trong bảng sau:
24

Bảng 2.6. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của VNDIRECT giai đoạn 2017-2019

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019


Năm Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
(tr.đồng) (%) (tr.đồng) (%) (tr.đồng) (%)

Vốn đầu tư nhà 524436.70 2055529.41 1448308.16


17,87 50,23 40,32
cửa, vật kiến trúc

Vốn đầu tư dụng 799127.66 1100401.87 1253979.11


27,23 26,89 34,91
cụ quản lý
Vốn đầu tư thiết
1611168.14 54,89 936303.27 22,88 889746.85 24,77
bị nghiệp vụ

Tổng vốn đầu tư 2934732.49 4092234.55 3592034.13


100 100 100
xây dựng cơ bản

Nguồn: BCTC VNDIRECT 2018-2019


Với lịch sử 13 năm hoạt động trên thị trường chứng khoán, hoạt động đầu tư xây
dựng cơ bản của công ty đã đi vào ổn định. Qua số liệu phân bổ vốn đầu tư cho đầu tư
xây dựng cơ bản trên cho thấy hàng nămVNDIRECT đều thực hiện cải tạo và đầu tư
mới các dụng cụ quản lý cũng như thiết bị nghiệp vụ. Còn hoạt động đầu tư nhà cửa,
vật kiến trúc là hoạt động đầu tư dài hạn, thường từ 3-5 năm, phụ thuộc vào tầm nhìn
và chiến lược mở rộng thị phần của công ty.
Bảng 2.7. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của VNDIRECT giai đoạn 2017-2019
Đơn
Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
vị
Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Tr.đ 2934732.49 4092234.55 3592034.13

Lượng tăng tuyệt đối Tr.đ - 1157502.06 -500200.42

Tốc độ tăng liên hoàn % - 39.44 -12.22

Tốc độ tăng định gốc % - 39.44 22.40

Nguồn: Tác giả tính toán


25

Xem xét bảng số liệu trên có thể thấy, năm 2017, công ty đầu tư 2934732.49
triệu đồng cho xây dựng cơ bản, đến năm 2018 công ty đầu tư xây dựng cơ bản với
lượng vốn lớn nhất do đây là năm công ty đầu tư quy mô lớn vào dụng cụ quản lý, tổng
vốn đầu tư lên tới 4092234.55 triệu đồng. Năm 2019, lượng vốn đầu tư xây dựng cơ
bản giảm còn 3592034.13 triệu đồng, giảm 12.22% so với năm 2018.
Về đầu tư nhà cửa, vật kiến trúc
Trong cơ cấu vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản, tức đầu tư tài sản cố định,
vốn đầu tư nhà cửa, vật kiến trúc thuộc hoạt động đầu tư dài hơi, mang lại lợi ích sử
dụng lâu dài. Do đó, để đầu tư hiệu quả cho xây dựng và thuê mới phòng giao dịch, chi
nhánh, văn phòng đại diện, lãnh đạo công ty phải có chiến lược rõ ràng từ khâu khảo
sát thị trường, lập dự án đầu tư xây dựng đến khâu thẩm định dự án.

Đơn
Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
vị

Vốn đầu tư nhà cửa, vật Tr.đ 524436.70 2055529.41 1448308.16


kiến trúc

Lượng tăng tuyệt đối Tr.đ - 1531092.72 -607221.25

Tốc độ tăng liên hoàn % - 291.95 -29.54

Tốc độ tăng định gốc % - 291.95 -115,79

Nguồn: Tác giả tính toán


Cụ thể, năm 2017 VNDIRECT chi 524436.70 triệu đồng cho nhà cửa, kiến trúc,
chiếm 17,87% tổng cơ cấu vốn đầu tư tài sản cố định. Năm 2018, tốc độ tăng vốn đầu
tư cho nhà cửa vật kiến trúc lên tới 291.95% do công ty đầu tư cho chi nhánh mới.
Song song với hoạt động đầu tư xây dựng mới, giai đoạn 2017-2019, công ty tiếp tục
duy trì hiệu quả hoạt động của các chi nhánh và văn phòng đang hoạt động cũng như
cải tạo kiến trúc các chi nhánh hiện hành.
Tiêu biểu cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là tháng 1/2019, VNDIRECT
26

chính thức khai trương chi nhánh Bình Dương. Vốn đầu tư cho chi nhánh này được
phân bổ từ giai đoạn trước đó, hoạt động đầu tư dài hạn này tới 2019 đi vào hoạt động.
VNDIRECT chi nhánh Bình Dương tọa lạc tại tòa nhà Becamex Tower – trung tâm
thương mại hiện đại bậc nhất của thành phố Bình Dương, mặt tiền nằm trên đại lộ Bình
Dương, nơi tập trung các tập đoàn kinh tế hàng đầu tại Việt Nam. Lợi thế vị trí đắc địa
giúp các nhà đầu tư dễ dàng đến thực hiện các giao dịch chứng khoán. Chi nhánh Bình
Dương thực hiện tất cả các nghiệp vụ môi giới chứng khoán cho khách hàng cá nhân
và khách hàng tổ chức. Đầu tư xây dựng để gia nhập thị trường đầu tư tài chính của
tỉnh Bình Dương, VNDIRECT mong muốn mở rộng thị phần trên TTCK, đáp ứng nhu
cầu dịch vụ chứng khoán chất lượng cho nhà đầu tư ở khu vực tiềm năng này, góp phần
vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung.
Về đầu tư dụng cụ quản lý
Trong nền kinh tế hội nhập, tốc độ phát triển công nghệ cực kì nhanh chóng,
công ty phải liên tục cải tiến dụng cụ quản lý để bắt kịp xu thế, từ đó hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả quản lý, quản trị doanh nghiệp. Cụ thể, sự biến động vốn đầu tư cho
dụng cụ quản lý thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.8. Vốn đầu tư vào dụng cụ quản lý của VNDIRECT giai đoạn 2017 - 2019

Nội dung Đơn vị Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Vốn đầu tư dụng cụ quản lý Tr.đ 799127.66 1100401.87 1253979.11

Lượng tăng tuyệt đối Tr.đ - 301274.21 153577.24

Tốc độ tăng liên hoàn % - 37.70 13.96

Tốc độ tăng định gốc % - 37.70 56.92

Nguồn: Tác giả tính toán


Năm 2017, vốn đầu tư cho dụng cụ quản lý là 799127.66 triệu đồng, năm 2018,
hạng mục đầu tư này tăng mạnh lên đến 1100401.87 triệu đồng, tăng 37.7% so với năm
2017. Công ty đã mua sắm dụng cụ quản lý mới cung cấp cho ban quản trị, ban điều
27

hành, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao thương hiệu trên thị trường cũng như
nâng cao hiệu quả quản lý của công ty. Sau một năm tốc độ chi tăng mạnh thì đến năm
2019, vốn đầu tư dụng cụ quản lý tiếp tục tăng lên đến 1253979.11 triệu đồng, chiếm
34,91% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Từ đó đạt được mục tiêu quản lý tài sản và
con người hiệu quả.

Về đầu tư thiết bị nghiệp vụ


Để cung cấp dịch vụ chất lượng nhất, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, hàng
năm VNDIRECT phải đầu tư mua sắm thiết bị nghiệp vụ mới, cũng như cải tiến thiết
bị nghiệp vụ cũ. Các thiết bị này là công cụ để nhân lực công ty nghiên cứu và phát
triển sản phẩm dịch vụ mới và gia tăng chất lượng các dịch vụ hiện hành.
Hoạt động trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, khi mà các chỉ số tài chính
thay đổi tính theo từng giây, hệ thống thiết bị phục vụ cho hoạt động của các nghiệp vụ
phải đồng bộ và hoạt động bình thường. Cụ thể, lượng giao dịch thực hiện trong
khoảng thời gian ngắn khá lớn, nếu thiết bị của công ty không đủ hiệu suất đáp ứng sẽ
làm ảnh hưởng đến giao dịch của khách hàng. VNDIRECT với chiến lược tạo năng lực
cạnh tranh thông qua lượng khách hàng cá nhân, nếu để giao dịch cá nhân của khách
hàng gặp trục trặc, ảnh hưởng lợi nhuận thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín công ty.
Bảng 2.9. Vốn đầu tư thiết bị nghiệp vụ của VNDIRECT giai đoạn 2017-2019

Đơn
Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
vị

Vốn đầu tư thiết bị nghiệp vụ Tr.đ 1611168.14 936303.27 889746.85

Lượng tăng tuyệt đối Tr.đ - -674864.87 -46556.41

Tốc độ tăng liên hoàn % - -84.45 -4.97

Tốc độ tăng định gốc % - -84.45 -44.78

Nguồn: Tác giả tính toán


Thật vậy, công ty luôn chú trọng cho hoạt động đầu tư thiết bị nghiệp vụ đảm
28

bảo các nghiệp vụ vận hành hiệu quả. Năm 2017, vốn đầu tư thiết bị nghiệp vụ là
1611168.14 triệu đồng, chiếm tới 54.89% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Đây là
năm mà VNDIRECT tập trung chi mạnh cho thiết bị nghiệp vụ do năm 2017, thị
trường chứng khoán phái sinh ra mắt, công ty phải đầu tư mới các thiết bị để đảm bảo
vận hành các nghiệp vụ chứng khoán. Sau một năm đầu tư với tỷ trọng lớn, đến năm
2018, vốn đầu tư cho thiết bị giảm 674864.87 triệu đồng, tức giảm 84.85% so với năm
2017. Đến năm 2019, công ty tiếp tục đầu tư 889746.85 triệu đồng cho thiết bị nghiệp
vụ, giảm 4.97 % so với năm 2018. Có thể thấy trong giai đoạn 2017-2019, công ty luôn
duy trì đầu tư cho thiết bị nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của từng nghiệp vụ do công
ty cung cấp cũng như không ngừng tìm ra các giải pháp hoạt động hiệu quả hơn cho
các nghiệp vụ của mình.

Nhìn chung, VNDIRECT có chiến lược đầu tư xây dựng cơ bản hết sức rõ ràng.
Mỗi năm công ty tập trung vốn hoàn thiện nhóm tài sản cố định khác nhau. Năm 2017
tập trung đầu tư vào thiết bị nghiệp vụ. Năm 2018 và 2019, công ty tập trung vốn cho
hạng mục nhà cửa, vật kiến trúc chuẩn bị cho khai trương chi nhánh mới. Và thiết bị
quản lý được đầu tư mạnh vào 2019 để quản lý và vận hành hiệu quả những thiết bị
nghiệp vụ cũng như chi nhánh mới được đầu tư từ những năm trước.

2.1.3.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Là lực lượng nòng cốt của CTCK, vừa là bộ mặt của công ty, vừa là người trực
tiếp lãnh đạo, sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ nên nguồn nhân lực của VNDIRECT
đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hoạt động trong lĩnh vực tài chính, nơi thu lợi nhuận
cao nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro, áp lực công việc lớn, nhân lực phải có đủ chiều rộng và
chiều sâu. Do đó, các CTCK hết sức chú trọng khâu nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, luôn lấy con người là trung tâm lợi thế.
Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh với các CTCK khác cùng ngành, song
song với việc đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư công nghệ, VNDIRECT cũng tập trung
đầu tư cho chất lượng nguồn nhân lực.

Bên cạnh việc đánh giá năng lực cạnh tranh về nhân lực qua chất lượng còn cần
đánh giá về số lượng. Về số lượng, các CTCK nhất định phải có đủ lực lượng lao động
29

phục vụ tốt khách hàng, số lượng này phụ thuộc vào năng suất lao động. Về chất
lượng, toàn bộ nhân lực của công ty phải có đủ trình độ học vốn và những kỹ năng hộ
trợ cần thiết. Từ đó tạo được lòng tin với khách hàng và ấn tượng tốt về công ty. Đây là
những yếu tố then chốt giúp VNDIRECT cạnh tranh giành khách hàng.

2019 là năm mà VNDIRECT chuyển dịch thay đổi tầm nhìn và sứ mệnh của
mình sang con đường phụng sự nhà đầu tư hướng tới sức khỏe tài chính và an tâm đầu
tư. Chuyển dịch này dựa trên sự hội tụ trí tuệ và kết nối giá trị của cả một tập thể mà ở
đó mỗi cá nhân đều là một tài nguyên, là động lực thành công cho VNDIRECT.
Cơ cấu tổ chức của VNDIRECT được thiết kế theo mô hình giao trách nhiệm và
trao quyền tự chủ theo RACI (Responssibility – Accountability – Conlsultation –
Information) và mọi giá trị đều hướng tới khách hàng Customer centric. Trong suốt hai
năm qua, ban lãnh đạo công ty đã thực hiện thay đối cơ cấu tổ chức và tinh chuyên đội
ngũ, sẵn sàng chấp nhận tỷ lệ thay đổi nhân sự khá cao trong giai đoạn chuyển đổi, để
tìm được một đội ngũ lãnh đạo cốt lõi chia sẻ được tầm nhìn và hệ giá trị chung nhằm
tạo được sức mạnh đoàn kết và kỷ luật tập thể trong việc thực hiện chiến lược mục tiêu
của công ty.
Để đạt được mục tiêu đó, công ty đầu tư cho tuyển dụng, công tác đào tạo tri
thức, đầu tư chăm sóc sức khỏe CBCNV và đặc biệt là đầu tư để cải thiện môi trường
làm việc. Cụ thể, cần xem xét vốn đầu tư phân bổ cho phát triển nguồn nhân lực tại
công ty qua bảng sau:
30

Bảng 2.10. Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của VNDIRECT
giai đoạn 2017-2019
2017 2018 2019
Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
(tr. đồng) (%) (tr. đồng) (%) (tr. đồng) (%)

Vốn đầu tư tuyển dụng 510 0.05 1069.50 0.05 1045 0.04

Vốn đầu tư đào tạo 1830 0.17 1750 0.09 2670 0.10

Vốn đầu tư chăm sóc


51060 4.75 86490 4.35 85850 3.31
sức khỏe CBCNV

Vốn đầu tư cải thiện 1021380.9 95.0 1899724.7 95.5 2503444.7 96.5
môi trường làm việc 6 3 0 1 0 5

Tổng vốn đầu tư cho 1074780.9 1989034.2 2593009.6


100 100 100
nguồn nhân lực 6 3 7

Nguồn: VNDIRECT

Nhìn chung, tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực đều tăng qua
các năm và được hết sức chú trọng cân đối trong tổng vốn đầu tư nâng cao NLCT.
Trong giai đoạn 2017-2019, trung bình mỗi năm công ty đầu tư 1885608.29 triệu đồng
cho phát triển nguồn nhân sự - một con số hết sức ấn tượng càng cho thấy hoạt động
đầu tư của công ty thực hiện như đúng sự chuyển dịch thay đổi tầm nhìn và sứ mệnh
của công ty.
31

Bảng 2.11. Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của VNDIRECT
giai đoạn 2017-2019

Đơn
Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
vị

Vốn đầu tư phát triển nguồn Tr.đ


nhân lực 1074780,96 1989034,23 2593009,67

Lượng tăng tuyệt đối Tr.đ - 914253.27 603975.44

Tốc độ tăng liên hoàn % - 85.06 30.37

Tốc độ tăng định gốc % - 85.06 141.26

Nguồn: Tác giả tính toán

Cụ thể, năm 2017 công ty đầu tư 1074780,96 triệu đồng cho phát triển chất xám
công ty. Đến năm 2018, do yêu cầu thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, công ty đã
tăng vốn đầu tư cho nhân sự lên 1989034,23 triệu đồng, tăng tới 85.06% so với năm
2017. Tiếp tục khẳng định chiến lược lấy con người làm trung tâm lợi thế khi năm
2019, vốn đầu tư cho nhân lực tiếp tục tăng 30.37% lên thành 2593009,67 triệu đồng.
Vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân sự được phân bổ như sau:

Đầu tư cho hoạt động tuyển dụng

Thực hiện tốt chính sách tuyển dụng để tìm kiếm nhân tài là thành công bước
đầu của công ty trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực.
Đầu vào nguồn nhân sự tốt thì chất lượng nguồn nhân lực sẽ tốt hơn.
32

Bảng 2.12. Vốn đầu tư cho hoạt động tuyển dụng của VNDIRECT
giai đoạn 2017-2019
(Đơn vị: SL (người), Chi phí (triệu đồng))

2017 2018 2019


SL Chi phí SL Chi phí SL Chi phí
Đại học và dưới đại 113 480,25 217 1009.05 176 968
học
Trên đại học 7 29,75 13 60.45 14 77
Tổng CBCNV mới 120 230 190
Chi phí tuyển dụng 4,25 4,65 5,5
một lao động mới
Vốn đầu tư tuyển 510 1069,5 1045
dụng
Nguồn: VNDIRECT

Vốn đầu tư tuyển dụng phụ thuộc vào số lượng nhân viên tuyển mới trong năm
của công ty. Mỗi năm nhu cầu nhân sự của công ty là khác nhau. Năm 2017, vốn đầu
tư tuyển dụng là 510 triệu đồng. Năm 2018, vốn đầu tư cho tuyển dụng là 1069,5 triệu
đồng, tăng 109,7% so với năm 2017. Năm 2019, vốn đầu tư tuyển dụng là 1045 triệu
đồng. Năm 2019, mặc dù công ty chuyển dịch theo kế hoạch tinh giảm nhân sự, số
lượng tổng nhân viên trong công ty giảm nhưng số lượng tuyển dụng mới nhiều, phục
vụ cho thay thế nhân sự. Do đó, vốn đầu tư tuyển dụng chỉ giảm nhẹ. Hơn nữa, công ty
cũng đầu tư ngân sách cho nhiều kênh tuyển dụng, sử dụng cán bộ tuyển dụng dày dặn
kinh nghiệm cũng như trang bị tác phong phỏng vấn chuyên nghiệp…

Thông tin tuyển dụng của công ty được cập nhật trên
https://VNDirectcareers.com/ . Các thông tin về các vị trí tuyển dụng, mô tả công việc,
yêu cầu công việc được đăng tải rõ ràng, minh bạch.
Ngoài ra, hàng năm VNDS cũng tổ chức một số chương trình tuyển dụng đặc
biệt. Tiêu biểu là chương trình “ Nhận diện bản thân và vươn xa sự nghiệp” với trên 50
cơ hội việc làm tại VNDirect Career Day 2019, đồng hành cùng cuộc thi Go Finance
33

do CLB Chứng khoán, Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức, tham gia ngày hội hướng
nghiệp FTU Career Fair – Boundless Opportunities của đại học Ngoại thương diễn ra
vào 06/12/2019, tại chi nhánh TP.HCM, VNDirect tổ chức chiến dịch Nhà đầu tư
tương lai ... Các hoạt động này góp phần đưa thông tin tuyển dụng tới gần các ứng viên
trẻ tiềm năng.
Đầu tư cho hoạt động đào tạo
Đào tạo nguồn lực, thúc đẩy văn hóa học, hành động và trải nghiệm sẽ giúp mỗi
cá nhân trong tổ chức có khả năng liên tục sáng tạo, làm mới và nâng cao năng lực bản
thân, từ đó sẵn sàng thích ứng với mọi yêu cầu thay đổi của công việc trong kỷ nguyên
số. Công thức thành công của VNDIRECT là Hội tụ trí tuệ và Chia sẻ thành công nên
việc xây dựng văn hóa học và tự học được cấy vào văn hóa làm việc trong từng bộ
phận đã giúp cho công ty nhanh chóng tuyển dụng được đội ngũ trẻ và rút ngắn thời
gian đào tạo kỹ năng hành nghề chuyên môn cũng như đáp ứng nhu cầu nguồn lực
phục vụ khách hàng. Công ty liên tục cập nhật kiến thức cho nhân viên thông qua
chính sách đào tạo định kỳ, đây cũng là chính sách quan trọng trong sự phát triển bền
vững cũng như nâng cao sự cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể, vốn đầu tư cho hoạt
động đào tạo được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.13. Vốn đầu tư cho hoạt động đào tạo của VNDIRECT
giai đoạn 2017-2019
Nội dung 2017 2018 2019

Số lớp đào tạo nội bộ 58 87 206


Số lớp đào tạo thuê ngoài 70 51 72
Tổng số lớp đào tạo 128 138 278
Tổng số CBCNV tham gia 3141 10355 16750
đào tạo
Tổng số giờ đào tạo 2548 1366 2005
Tổng chi phí đào tạo (tr.đ) 1830 1750 2670
Nguồn: VNDIRECT
34

Xu hướng tích cực nổi bật có thể thấy số lượng lớp học qua các năm đều tăng. Số
lượng lớp đào tạo 2019 là 206 lớp, tăng 148 lớp so với năm 2017. Số lượng lớp đào tạo
nội bộ chiếm tỷ trọng cao, chiếm 74.1% trong năm 2019, giảm được chi phí đào tạo
thuê ngoài, CBCNV chia sẻ kiến thức cùng nhau học hỏi. Hơn nữa, các lớp học do
công ty tổ chức đào tạo ngày càng thu hút và chất lượng, lượng CBCNV hưởng ứng
tăng mạnh qua từng năm. Trong năm 2019, tổng số lượng nhân viên là 850 người với
số lượt học viên tham gia lên tới 16750 lượt, tăng 61,76% so với năm 2018. Bình quân
một CBCNV tham gia 11,34 khóa học trong năm 2019, tăng 19,12% so với năm 2018.
Hoạt động đào tạo được triển khai dưới nhiều hình thức như đào tạo tập trung, đào tạo
trực tiếp trong công việc, truyền hình trực tiếp, học trên hệ thống trực tuyến E-learning
của công ty. Trong năm 2019, E-learning thu hút 6567 lượt học viên với 17344 lượt
truy cập, học viên được thi khảo sát ngay trên hệ thống một cách dễ dàng. Như vậy cho
thấy thành công trong công tác tổ chức đào tạo, nâng cao chất lượng lao động tại
VNDIRECT. Ngày 20/11/2019 Học viện Dwealth (Dwealth Academy) ra đời, đánh
dấu bước ngoạt trong hoạt động đào tạo chuyên môn của VNDirect. Học viện ra đời
với mục tiêu trang bị các kiến thức thiết thực mang tính ứng dụng cao không chỉ cho
CBCNV mà cho cả những khách hàng của VNDIRECT.

Nhìn chung, công ty tích cực thực hiện mục tiêu lấy tri thức làm trung tâm, đưa
kiến thức đầu tư tài chính đến gần nhân viên của mình cũng như đưa tri thức tới gần
khách hàng hơn. Ý thức được điều đó, về phía CBCNV VNDIRECT, họ không ngừng
học tập, trau dồi kiến thức bằng cách tích cực tham gia các khóa học đào tạo nội bộ,
chủ động nắm bắt tri thức để góp phần xây dựng sự nghiệp lâu dài cùng VNDirect.
Đầu tư chăm sóc sức khỏe CBCNV
VNDIRECT rất quan tâm sức khỏe của CNCNV, từ đó giúp họ hoàn thành tốt
công việc. Ngoài được đăng ký BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của Nhà nước,
các CBCNV còn được công ty đăng ký các gói bảo hiểm và được tổ chức khám chữa
bệnh định kỳ hàng năm.
35

Bảng 2.14. Vốn đầu tư chăm sóc sức khỏe CBCNV tại VNDIRECT
giai đoạn 2017-2019
(Đơn vị: triệu đồng)
Nội dung 2017 2018 2019

Số lượng nhân sự 740 930 850


Tổng vốn đầu tư chăm 51060 86490 85850
sóc sức khỏe CBCNV
Nguồn: VNDIRECT

Tổng vốn đầu tư chăm sóc sức khỏe CBCNV tăng qua các năm. Số vốn đầu tư
năm 2017 là 51060 triệu đồng, đến năm 2018 tăng thêm 35430 triệu đồng. Năm 2019,
số vốn đầu tư chăm sóc sức khỏe CBCNV tiếp tục tăng lên đến 85850 triệu đồng, tăng
68,14% so với năm 2017. Công ty quan tâm đến vấn đề sức khỏe người lao động để họ có
đủ sức khỏe, nâng cao năng suất cũng như hiệu quả làm việc. Công ty duy trì khám sức
khỏe định kỳ cho nhân viên để sớm phát hiện các bệnh mãn tính, dịch...từ đó có kế hoạch
chữa trị kịp thời, chăm sóc sức khỏe cho người lao động an tâm gắn bó với công việc.

Đầu tư cải thiện môi trường làm việc


Môi trường làm việc tốt là một trong những yếu tố thúc đẩy năng suất, động lực
làm việc của CBCNV. Hiểu được mong muốn của người lao động, VNDIRECT luôn
cố gắng cải thiện môi trường làm việc tốt nhất có thể.
Bảng 2.15. Vốn đầu tư cải thiện môi trường làm việc tại VNDIRECT
giai đoạn 2017-2019
(Đơn vị: triệu đồng)
Nội dung 2017 2018 2019
Khen thưởng, phúc lợi 4998.31 33303.5 1296422
Cải tạo văn phòng 1016382.65 1866421.23 1207022.67
Vốn đầu tư cải thiện 1021380.96 1899724.7 2503444.7
môi trường làm việc
Nguồn: VNDIRECT
36

Trong cơ cấu tổng vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của công ty, lượng vốn
đầu tư cho cải thiện môi trường làm việc luôn chiếm tỷ trọng lớn. Nhìn chung, vốn đầu
tư cải thiện môi trường làm việc đều tăng qua các năm. Năm 2017, công ty đầu tư
1021380.96 triệu đồng, đến năm 2018 tăng lên là 1899724.7 triệu đồng, tương ứng
85,99%. Đến năm 2019, tiếp tục tăng lên 2503444.7 triệu đồng, tức tăng 145.1% so với
năm 2017.

Toàn bộ hệ thống văn phòng, chi nhánh giao dịch được bày trí thoáng đãng,
xanh sạch. Trong khu làm việc có nhiều cây xanh luôn được chăm sóc tưới tỉa thường
xuyên, hoa lá tỏa hương, cung cấp lượng oxy đem lại bầu không khí trong lành cho
không gian làm việc. Là môi trường lí tưởng để não bộ hoạt động cũng như thư giãn
sau những giờ làm việc căng thẳng. Ngoài ra, có trò chơi giải trí ngay tại văn phòng
dành cho giờ nghỉ trưa. Văn phòng có hệ thống đèn và điều hòa hiện đại, bàn ghế vật
kiến trúc đẹp, bày trí hợp lý.

Không chỉ vậy, VNDIRECT có chế độ đãi ngộ tài chính và phi tài chính hết sức
cạnh tranh, nhằm khuyến khích tinh thần làm việc và sự gắn bó lâu dài của nhân lực.

Đối với đãi ngộ tài chính, công ty có chế độ lương, thưởng và phụ cấp. Tiền
lương của nhân viên luôn được trả đúng thời gian và đủ. Lương trung bình của
CBCNV toàn công ty trong năm 2017 đến năm 2019 lần lượt là 14, 15, 17 triệu đồng.
Đây là mức lương trung bình khá cao so với mặt bằng chung. Vào các ngày lễ và các
dịp đặc biệt, VNDIRECT đều tặng quà cho nhân viên. Trong thời điểm dịch bệnh
COVID-19 bùng phát, bao nhiêu doanh nghiệp gặp khó khăn cần phải cắt giảm nhiều
chi phí hoạt động, VNDIRECT gửi tới CNCNV những chính sách hết sức cần thiết và
kịp thời để hỗ trợ những chất xám của mình. Công ty hỗ trợ cho vay 2 tháng lương
không lãi, tài trợ suất ăn trưa miễn phí đầy đủ dinh dưỡng và mua bảo hiểm COVID
cho tất cả nhân viên. Đây là chính sách khá cạnh tranh, khuyến khích CBCNV yên tâm
làm việc trong mùa dịch, tạo động lực làm việc cho nhân viên vô cùng hiệu quả. Chế
độ thưởng kết quả hàng năm cũng rất quan trọng, VNDIRECT thực hiện trả lương
đúng và đủ, cơ hội tăng lương và thăng chức rõ ràng căn cứ vào năng lực làm việc.
Đối với chính sách đãi ngộ phi tài chính của VNDS bao gồm: tổ chức các sự
37

kiện nội bộ, các sự kiện DTalk/Friday Sharing với nhiều chủ đề được trực tiếp cấp
quản lý của công ty chia sẻ như: Nghề môi giới – Vượt qua thách thức để thành công;
Nhận diện nguyên nhân khiến bạn bận rộn – Work smarter, not harder; Đầu tư và giáo
dục tài chính cho tương lai của con, …Công ty cũng tổ chức các giải chạy Marathon
nhằm khích lệ, tạo thói quen rèn luyện thể dục thể thao cho các thành viên trong công
ty. Hơn nữa, hình thành các CLB phát triển văn hóa doanh nghiệp góp phần tạo nên sự
khác biệt như: CLB Thiền/chánh niệm; CLB văn nghệ; CLB Thể thao; CLB Yoga đã
tiếp thêm năng lượng cho CBCNV về sức khỏe, đời sống tinh thần…

Qua các phân tích trên có thể thấy VNDIRECT đã có nhiều hoạt động đầu tư
nhằm phát triển nhân lực một cách toàn diện. Nhân viên công ty không chỉ có được
trình độ chuyên môn cao mà còn có được cho mình tinh thần và thái độ làm việc tốt.
Đây là tiền đề để cho ra đời những sản phẩm tài chính thu hút nhà đầu tư cũng như sự
phục vụ dịch vụ tài chính đem lại hài lòng cho khách hàng.

2.1.3.3. Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ

Để duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, các CTCK phải
không ngừng nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ. VNDIRECT cũng không
ngoại lệ. Công nghệ hiện đại là chìa khóa cho những sản phẩm tài chính chất lượng của
công ty. Hàng năm, lượng vốn chi cho đầu tư nghiên cứu ứng dụng khoa học công
nghệ của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn do sự thay đổi định hướng chuyển dịch số
trên toàn bộ công ty. Cụ thể, lượng vốn đầu tư nghiên cứu KHCN được phân bổ như
sau:
38

Bảng 2.16. Vốn đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ tại
VNDIRECT giai đoạn 2017-2019
2017 2018 2019

Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ


(tr. đồng) (%) (tr. đồng) (%) (tr. đồng) (%)

Hạ tầng CNTT 986600.78 43,52 1103477.80 49.91 722051.24 29.92

Hệ thống quản trị


540674.30 23,85 497891.57 22.52 710357.68 29.44
rủi ro
Hệ thống cơ sở dữ
739789.26 32.63 609673.45 27.57 980342.45 40.64
liệu
Tổng vốn đầu tư
nghiên cứu và ứng
2267064.34 100 2211042.82 100 2412751.37 100
dụng khoa học
công nghệ
Nguồn: VNDIRECT

Với mục tiêu trở thành công ty đi đầu về công nghệ, công ty luôn đi đầu về công
nghệ, VNDIRECT rất chú trọng đầu tư cho hoạt động này, trung bình mỗi năm công ty
đều chi hơn 2200 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư công nghệ, chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng cơ cấu vốn đầu tư nâng cao NLCT. Trong giai đoạn 2017-2019, năm 2017 là năm
có tỷ trọng vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong
tổng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cao hơn so với 2 năm 2018 và 2019. Đây
cũng là năm thị trường phái sinh ra mắt. Vì vậy, hạ tầng công nghệ được chú trọng đầu
tư, chiếm 43.52% tổng vốn đầu tư công nghệ của năm, năm 2018 tăng lên 49.91% sau
đó giảm còn 29.92% vào năm 2019. Năm 2019. Công ty tập trung vốn cải tổ hệ thống
quản lý và cơ sở dữ liệu hướng tới chuyển dịch số trên toàn bô công ty. Lượng vốn đầu
tư cho hệ thống quản lý và cơ sở dữ liệu tăng mạnh lên đến 40.64% tổng vốn cho công
nghệ. Về hệ thống quản trị rủi ro, công ty duy trì phát triển hệ thống này đều đặn hàng
năm nên lượng vốn cho hệ thống quản trị rủi ro ổn định hơn, trung bình mỗi năm
39

khoảng 582974.18 triệu đồng.

Hạ tầng CNTT và hệ thống cơ sở dữ liệu


Năng lực kinh doanh cốt lõi của VNDIRECT được xây dựng trên nền tảng công
nghệ mở theo micro services và open API. Lượng vốn đầu tư cho hạ tầng CNTT và cơ
sở dữ liệu luôn chiếm tỷ trọng cao do chi phí lớn. Hơn nữa hệ thống CNTT phải tương
thích với hệ thống CNTT của các sở giao dịch chứng khoán. Năm 2017, lượng vốn đầu
tư cho hệ thống cơ sở dữ liệu là 739789.26 triệu đồng, chiếm 32.63% tổng vốn đầu tư
nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ. Đến năm 2018, tỷ trọng giảm nhẹ 5.06%.
Năm 2019, công ty tiếp tục tăng lượng vốn đầu tư cho hệ thống cơ sở dữ liệu. Lượng
vốn tăng lên đến 980342.45 triệu đồng, chiếm tỷ trọng vốn cao nhất trong năm 2019 là
40.69%. Cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác, thiết kế khoa học, lọc tự động hiện đại là cơ
sở để nhà đầu tư có thể phân tích, dự báo và có quyết định đầu tư tối ưu nhất.
Nền tảng công nghệ của VNDIRECT bao gồm:
- Nền tảng giao dịch chứng khoán đảm bảo tốc độ, sự ổn định và khả năng đáp
ứng tải cao;
- Nền tảng kết nối giao dịch đa kênh tài sản với các định chế tài chính khác;
- Nền tảng thông tin khách hàng tập trung và khả năng kết nối tương tác trong
hành trình khách hàng;
- Nền tảng hỗ trợ nghiệp vụ cho các đội ngũ cung cấp dịch vụ trong từng bước
vận hành của chuỗi dịch vụ;
- Nền tảng thông tin và tích hợp tri thức cộng đồng giúp nhà đầu tư kết nối được
với đội ngũ chuyên gia, chia sẻ tri thức với cộng đồng và tìm hiểu thông tin đa
chiều.
Năm 2019, với sứ mệnh Go online – Go Direct, năm VNDirect đã tiếp tục
chuyển đổi số và dần hoàn thiện hệ sinh thái đầu tư đa kênh bao gồm: (1) Stockbook –
mạng Kết nối Cộng đồng Đầu tư và Thông tin tài sản đầu tư đa kênh; (2) Dplatform –
Nền tảng giao dịch tài sản trực tuyến đa kênh; (3) iVND – nền tảng quản lý tài sản
được cá nhân hóa cho từng nhà đầu tư. Đây là nền tảng giúp nhà đầu tư tương tác trực
tiếp với các gói sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng tương tác giữa công ty tới
khách hàng, từ đó có thể tối ưu hóa các chi phí vận hành nghiệp vụ.
40

Về hệ thống quản trị rủi ro

VNDIRECT đã xây dựng bộ phận rủi ro hoạt động hoàn toàn độc lập với hoạt
động kinh doanh để đảm bảo sẽ nhận diện, đo lường, giám sát, phòng ngừa, kiểm soát
kịp thời mọi rủi ro ở các cấp độ khác nhau từ rủi ro thị trường, rủi ro pháp lý, rủi ro
hoạt động, rủi ro tín dụng, rủi ro hệ thống và an toàn thông tin. Hệ thống quản trị rủi ro
được bộ phận quản trị rủi ro xây dựng, vận hành, quản lý và giám sát. Lượng vốn mà
công ty đầu tư cho hệ thống quản trị rủi ro thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.17. Vốn đầu tư cho hệ thống quản trị rủi ro tại VNDIRECT
giai đoạn 2017-2019

Nội dung ĐV Năm Năm 2018 Năm 2019


2017
Vốn đầu tư hệ thống quản trị rủi ro Tr.đ 540674.30 497891.57 710357.68

Lượng tăng tuyệt đối Tr.đ - -42782.73 212466.11

Tốc độ tăng liên hoàn % - -7.91 42.67

Tốc độ tăng định gốc % - -7.91 31.38


Nguồn: Tác giả tính toán

Năm 2017, lượng vốn đầu tư cho quản trị rủi ro là 540674.30 triệu đồng, đến
năm 2018 giảm 7.91% còn 497891.57 triệu đồng sau đó tăng mạnh 42.67% vào năm
2019 lên tới 710357.68 triệu đồng. Sau 2 năm đầu tư mới cho hạ tầng CNTT và hệ
thống cơ sở dữ liệu, năm 2019, VNDIRECT chú trọng nâng cao hệ thống quản trị rủi
ro để vận hành có hiệu quả các hoạt động đầu tư.

2.1.3.4. Đầu tư cho hoạt động marketing

Khi đã sở hữu được lực lượng nhân tài chất lượng và hệ thống công nghệ uy tín,
để gia tăng NLCT, các CTCK tiếp tục đầu tư marketing để quảng bá thương hiệu, gia
tăng thị phần. Lượng vốn đầu tư dành cho hoạt động marketing của VNDIRECT được
41

thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.18. Vốn đầu tư cho hoạt động Marketing tại VNDIRECT
giai đoạn 2017-2019
2017 2018 2019

Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ


(tr. đồng) (%) (tr. đồng) (%) (tr. đồng) (%)

Vốn đầu tư cho 230096.67 38.93 339801.34 48.34 450784.50


khảo sát thị trường 37.43

Vốn đầu tư quảng 360935.67 61.07 363161.81 51.66 753539.68


cáo, xúc tiến 62.57

Tổng vốn đầu tư 591032.34 100 702963.15 100 1204324.18


marketing 100

Nguồn: VNDIRECT
Xác định được tầm quan trọng của thương hiệu công ty đến sự duy trì và phát
triển lâu dài, công ty luôn quan tâm đến đầu tư cho marketing. Lượng vốn đầu tư
marketing có xu hướng tăng trong giai đoạn 2017-2019. Năm 2017, lượng vốn đầu tư
marketing là 591032.34 triệu đồng, chiếm 8.61 % tổng vốn đầu tư. Đến năm 2018, tăng
lên 702963.15 triệu đồng, chiếm 7.81%. Năm 2019, lượng vốn đầu tư cho marketing
tăng mạnh lên 1204324.18 triệu đồng, chiếm 12.29% tổng vốn đầu tư. Lượng biến
động vốn đầu tư phân bổ cho khảo sát, quảng cáo, xúc tiến được thể hiện cụ thể qua hai
bảng sau:
42

Bảng 2.19. Vốn đầu tư phân bổ cho khảo sát thị trường tại VNDIRECT
giai đoạn 2017-2019

Nội dung Đơn vị Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Vốn đầu tư cho khảo sát Tr.đ 230096.67 339801.34 450784.50

Lượng tăng tuyệt đối Tr.đ - 109704.67 110983.16

Tốc độ tăng liên hoàn % - 47.68 32.66

Tốc độ tăng định gốc % - 47.68 95.91

Nguồn: Tác giả tính toán

Trong giai đoạn 2017-2019, lượng vốn đầu tư cho khảo sát thị trường không
ngừng tăng. Năm 2017, vốn đầu tư cho khảo sát là 230096.67 triệu đồng. Đến năm
2018, lượng vốn tăng lên đến 339801.34 triệu đồng, tức tăng 109704.67 triệu đồng,
tương ứng 47.68%. Đến năm 2019, vốn đầu tư tiếp tục tăng lên tới 450784.50 triệu
đồng, tăng 32.66% so với năm 2018. Nhìn chung, vốn đầu tư cho hoạt động này ngày
càng tăng để đáp ứng nhu cầu khảo sát thị trường, tìm hiểu khách hàng của công ty.

Việc khảo sát thị trường, nghiên cứu các thông tin thu thập được một cách
nhanh chóng, chính xác và kịp thời hành vi của nhà đầu tư góp phần dự báo xu hướng
của thị trường trong tương lai, tìm hiểu được nhu cầu, bất cập của khách hàng để tìm ra
giải pháp khắc phục cũng như nghiên cứu sản phẩm dịch vụ mới tối ưu nhất. Công tác
thăm dò thị trường giúp xác định các nhóm đối tượng tiềm năng, khách hàng nhỏ... để
có cách tiếp cận phù hợp, là cơ sở để hoạt động marketing vận hành hiệu quả, hạn chế
tối đa rủi ro có thể xảy ra của công ty.

Hoạt động quảng cáo, xúc tiến

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, các hoạt động quảng cáo là hết sức cần
thiết, nhằm quảng bá, nâng cao thương hiệu của công ty.
43

Bảng 2.20. Vốn đầu tư cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến của VNDIRECT
giai đoạn 2017-2019

Nội dung Đơn vị Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Vốn đầu tư cho quảng cáo, xúc tiến Tr.đ 360935.67 363161.81 753539.68

Lượng tăng tuyệt đối Tr.đ - 2226.14 390377.87

Tốc độ tăng liên hoàn % - 0.62 107.49

Tốc độ tăng định gốc % - 0.62 108.77

Nguồn: Tác giả tính toán

Trong năm 2017 và 2018, lượng vốn đầu tư cho quảng cáo biến động không
đáng kể. Nhưng đến năm 2019, lượng vốn này tăng 107% lên tới 753539.68 triệu đồng.
Kế hoạch đầu tư mạnh cho marketing này phù hợp với kế hoạch chung của
VNDIRECT. Sau 2 năm đầu tư mạnh cho công nghệ và con người, 2019 VNDIRECT
tăng ngân sách cho quảng cáo để đưa hình ảnh của mình quảng bá nhiều hơn, thu hút
thị phần trên TTCK đang có nhiều biến động.
2.2 Công tác quản lý đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP Chứng
khoán VNDIRECT
2.2.1. Phương pháp lập dự án đầu tư và tình hình tổ chức quản lí quản lí hoạt
động đầu tư
- Phương pháp lập dự án:
Các dự án của VNDIRECT bao gồm đầu tư phát triển và đầu tư tài chính. Hoạt
động đầu tư phát triển tập trung vào công nghệ và con người và hoạt động đầu tư tài
chính là kênh huy động vốn rất quan trọng cho đầu tư phát triển.
Trong hoạt động đầu tư tài chính thì công ty thực hiện thông qua nghiệp vụ:
Hoạt động ngân hàng đầu tư, hoạt động tài chính và kinh doanh nguồn vốn, hoạt động
tụ doanh.
44

- Tình hình về tổ chức quản lý hoạt động đầu tư:


Công ty VNDS đưa ra yêu cầu đối với quản lí hoạt động tự doanh để đảm bảo
hoạt động hiệu quả.
2.2.2. Công tác thẩm định dự án
Thông qua sự đề xuất của hội đồng đầu tư của công ty, kế hoạch đầu tư thông
qua việc thẩm định các khía cạnh tài chính của công ty sắp đầu tư. Các chỉ tiêu tài
chính này được thẩm định khá kỹ lưỡng theo các chỉ tiêu tài chính như:
P/E; Hệ số nợ trên tổng tài sản; Hệ số nợ trên doanh thu; Thu nhập trên mỗi cổ
phiếu (EPS); Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA); Lợi nhuận trên vốn (ROE); …
2.2.3. Nội dung và phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của hoạt động đầu tư
Hoạt động đầu tư của VNDIRECT chủ yếu là hoạt động đầu tư tài chính nên các
tiêu chí đánh giá hoạt động đầu tư chủ yếu được thông qua các chỉ tiêu tài chính như đã
nói ở trên. Tuy nhiên, với các hoạt động đầu tư tự doanh ngắn hạn các quyết định là rất
ngắn và phụ thuộc nhiều vào thị trường. Do đó, dựa vào các phân tích kinh tế vĩ mô,
phân tích ngành thì công ty ngừng hoạt động đầu tư khi thị trường trong xu thế đi
xuống; còn khi thị trường có hướng đi lên thì công ty chắc chắn sẽ đầu tư do lợi nhuận
trên thị trường chứng khoán là rất lớn có thể 3%, 5% thậm chí lên tới 10% một ngày.
2.2.4. Công tác đấu thầu
Công tác đấu thầu của công ty cổ phần chứng khoán VNDS chủ yếu là công tác
đấu thầu chứng khoán thông qua tư vấn tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO), tư
vấn phát hành cổ phiếu, …
2.2.5. Công tác quản lí rủi ro
Hoạt động trong lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, VNDIRECT luôn chú trọng công
tác quản lý rủi ro trong suốt quá trình hoạt động của mình. Công ty quan tâm đến việc
xây dựng đội ngũ quản trị rủi ro chất lượng nhằm có thể nhận diện sớm để kịp thời
phòng ngừa và đưa ra những biện pháp phòng ngừa để kiểm soát mọi rủi ro lớn nhỏ
trong công ty. Các nhóm rủi ro công ty phải đối mặt bao gồm:
Rủi ro thị trường: đây là rủi ro phát sinh do sự thay đổi của các chỉ số như lãi
45

suất, giá trị cổ phiếu, tỷ giá hối đoái... Rủi ro này chủ yếu tác động đến hoạt động cho
vay ký quỹ của công ty. Cụ thể, để hạn chế rủi ro thị trường trong hoạt động cho vay kí
quỹ thì cần thực hiện quy trình quản trị rủi ro sau:
Sơ đồ 2.1. Quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ

Nguồn: BCTN VNDIRECT

Rủi ro đối tác: phát sinh khi các đối tác của công ty không thực hiện đúng các
nghĩa vụ trả nợ. Do đó tùy từng mức tín nhiệm của đối tác, công ty ra hạn mức rủi ro
nhất định để hạn chế rủi ro không đáng có.
46

Rủi ro pháp lý: do môi trường pháp lý của Việt Nam chưa cập nhật kịp thời
theo sự phát triển của thị trường chứng khoán nên chính sách luật còn chưa thống nhất
và bị chồng chéo giữa các luật. Công ty xây dựng bộ phận pháp lý riêng chuyên xử lý
các vấn đề pháp lý cũng như yêu cầu ý thức văn hóa làm việc đúng theo quy định pháp
luật.

Rủi ro hoạt động: Mọi hoạt động của công ty đều có rủi ro nhất định, do đó
công ty xây dựng quy trình quản trị rủi ro chung để áp dụng:

Nguồn: BCTN VNDIRECT


47

2.3. Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại CTCP Chứng
khoán VNDIRECT

2.3.1. Kết quả của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh

2.3.1.1. Thị phần của công ty

Sau 13 năm hoạt động, uy tín thương hiệu VNDirect đã trở thành một niềm tin
trong lòng thị trường, trong lòng khách hàng và trong lòng mỗi VNDirector. Nó là giá
trị thương hiệu đã được làm nên từ hệ giá trị dày công xây đắp, bảo vệ.

Yếu tố thể hiện chất lượng dịch vụ cũng như thương hiệu CTCK được thể hiện
chính ở thị phần của các CTCK trên các sàn HNX và HOSE. Các CTCK hàng đầu luôn
nằm trong top 10 thị phần trong bất cứ điều kiện thị trường có thay đổi như thế nào.

Bảng 2.21. Thị phần Top 10 CTCK trên HOSE năm 2018 và 2019

Năm 2018 Năm 2019


Xếp hạng CTCK Thị phần CTCK Thị phần
1 SSI 18,70% SSI 13,96%
2 HSC 11,24% HSC 10,54%
3 VCSC 10,95% VCSC 8,19%
4 VNDS 7,31% VNDS 6,81%
5 MBS 5,63% MBS 4,77%
6 SHS 4,02% Mirae Asset 4,47%
7 ACBS 3,46% VPS 3,94%
8 FPTS 3,34% BVSC 3,75%
9 BVSC 2,99% BOS 3,13%
10 BSC 2,83% KIS 3,08%
Nguồn: Tác giả tổng hợp
48

Mặc dù thứ tự xếp hạng của VNDS vẫn ở vị trí thứ 4, Top 5 CTCK mà thị phần
lớn nhất vẫn như 2018 nhưng thị phần của từng công ty đã bị thu hẹp đáng kể. Đáng
chú ý là Công ty chứng khoán SSI, mặc dù vẫn giữ vị trí top 1 thị phần năm 2019
nhưng so với năm 2018, thị phần đã mất đi 4,74%, giảm 25,34%. Công ty duy nhất
thăng hạng là BVSC, các công ty như SHS, ACBS, FPTS và BSC đã bị văng ra khỏi
top 10 năm 2019, thay vào đó là VPS, Mirae Asset, BOS và KIS. Hai cái tên Mirae
Asset và KIS đến từ Hàn Quốc với tiềm lực tài chính mạnh đến từ công ty mẹ mau
chóng trở thành đối thủ cạnh tranh với tốc độ gia tăng thị phần nhanh chóng. VPS cũng
nổi lên nhờ đầu tư mạnh vào công nghệ, phát triển đội ngũ chuyên viên môi giới.

Như vậy, VNDS đang đứng giữa môi trường cạnh tranh thị phần rất khốc liệt.
Về phía VNDS, thị phần cũng mất đi 0,5%, tức giảm 6,84%. Tuy nhiên, VNDS là
Công ty trong nhóm dẫn đầu chịu sự ảnh hưởng ít nhất từ cạnh tranh về thị phần giao
dịch từ các CTCK nước ngoài. Điều này một lần nữa khẳng định nền tảng công nghệ
và lượng khách hàng cá nhân đa dạng là thế mạnh giúp công ty duy duy trì vị thế của
mình trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bảng 2.22. Thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ qua các năm của VNDS
Hợp đồng
HOSE HNX UPCoM
tương lai

Năm 2017 7,20% 8,14% 11,95% 20,98%

Năm2018 7,31% 9,16% 10,41% 23,92%

Năm 2019 6,81% 8,58% 9,66% 12,69%

Nguồn: BCTN VNDS 2019

Năm 2019, VNDS đứng thứ 2 về thị phần môi giới cổ phiếu niêm yết tại HNX
(8,58%), xếp sau SSI (9,7%).
Cũng trong năm 2019, ở thị trường Upcom, top 3 thị phần lớn nhất lần lượt là
VNDS, SSI, VPS với thị phần lần lượt chiếm 9,66%; 9,6% và 8,34%. Còn ở thị trường
phái sinh, VPS chiếm 47,87%thị phần, tiếp đến xếp thứ 2 là VNDS với 12,69% và
49

MBS chiếm 11,14%.


Bên cạnh yếu tố thị phần, các yếu tố về số lượng tài khoản giao dịch chứng
khoán được khách hàng mở tại các CTCK cũng như số lượng hợp đồng tư vấn tài chính
các CTCK thực hiện cũng là những yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực dịch vụ
cũng như uy tín thương hiệu của các CTCK.
Bảng 2.23. Số lượng tài khoản chứng khoán và tài sản quản lý của VNDS qua các
năm
Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Actice 33685 50751 59558
Chưa actice 104154 139045 175278
Tổng số lượng tài 137839 189796 234836
khoản
Tài sản quản lý 34560 43241 55190
(tỷ đồng)
Nguồn: BCTN VNDS 2019

Nền tảng giao dịch và chuyển đổi số trong cách tiếp cận khách hàng là lợi thế
cạnh tranh của VNDS. Thay vì lao vào cuộc đua giảm phí giao dịch và lãi vay, VNDS
tiếp tục kiên định với con đường chuyển dịch số của mình trong việc nâng cao chất
lượng dịch vụ đối với các khách hàng có nhu cầu giao dịch chứng khoán. Kết quả,
mảng dịch vụ giao dịch chứng khoán vẫn đạt được 50.134 tài khoản khách hàng mở
mới qua nền tảng số, chiếm hơn 95% số lượng tài khoản mở mới năm 2019. Việc số
hóa quy trình mở tài khoản đã giúp VNDS tiếp tục là công ty chiếm trung bình 10% số
lượng tài khoản được mở mới toàn thị trường. Số lượng tài khoản đang giao dịch
chứng khoán đạt 234836 tài khoản và giá trị tài sản quản lý 55,19 ngàn tỷ đồng, tăng
lần lượt 24% và 27% so với năm 2018.
50

Về số lượng các hợp đồng được ký mới và hoàn thành được tổng hợp ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1. Số hợp đồng ký mới và hoàn thành


60
52
50 46
39
40

30 26 27
23
20 17
14
10

0
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Ký mới Hoàn thành

Nguồn: BCTN năm 2018 VNDIRECT

Năm 2018, hợp đồng nổi bật mà VNDIRECT kí kết là đối với tập đoàn Viettel.
Tập đoàn Viettel đã lựa chọn VNDIRECT là công ty chứng khoán tư vấn đưa 3 doanh
nghiệp thuộc tập đoàn đăng ký giao dịch UPCOM.
2.2.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VNDIRECT
Nhìn chung, trong giai đoạn 2017-2019, công ty đã tập trung đầu tư nhiều hoạt
động để nâng cao năng lực cạnh tranh. Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT có kết quả
như thế nào được phản ánh qua chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận sau thuế, khả năng sinh
lời, tỷ lệ an toàn tài chính ...
Về doanh thu – lợi nhuận
Sự biến động doanh thu và lợi nhuận của VNDIRECT giai đoạn 2017-2019
được thể hiện như sau:
51

Bảng 2.24. Các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của VNDIRECT
giai đoạn 2017-2019
Đơn
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
vị
Doanh thu Tr.đ 1220326.15 1538488.85 1501878.03
Doanh thu tăng thêm Tr.đ - 318162.70 -36610.82
Tốc độ tăng liên hoàn % - 26.07 -2.38
Tốc độ tăng định gốc % - 26.07 23.07
Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 481008.90 373136.30 382658.55
Lợi nhuận tăng thêm Tr.đ - -107872.60 9522.25
Tốc độ tăng liên hoàn % - -22.43 2.55
Tốc độ tăng định gốc % - -22.43 -20.45
Nguồn: Tác giả tính toán

Về doanh thu, năm 2017 doanh thu của VNDIRECT đạt 1220326.15 triệu đồng.
Đến năm 2018, doanh thu tăng 26.07% lên đến 1538488.85 triệu đồng, mức tăng trưởng
doanh thu khá ấn tượng. Năm 2019, doanh thu giảm nhẹ 2.38% so với năm 2018.

Về lợi nhuận sau thuế, năm 2017 có doanh thu lớn nhất nhưng có mức lợi nhuận
lớn nhất trong giai đoạn này, với 481008.90 triệu đồng. Năm 2018, mặc dù doanh thu
tăng nhưng chi phí tài chính tăng nên lợi nhuận giảm tới 22.43% so với năm 2017, còn
373136.3 triệu đồng. Năm 2019, lợi nhuận của công ty tăng không đáng kể là 2.55% so
với 2018.

2.2.1.3. Một số chỉ tiêu tài chính


Về khả năng sinh lời

Phân tích khả năng sinh lời của VNDirect qua chỉ tiêu khả năng sinh lời của tài
sản (ROA) và chỉ tiêu khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE). So sánh với doanh
nghiệp SSI cùng ngành.
52

Bảng 2.25. ROA và ROE của VNDS và SSI qua các năm
2016 2017 2018 2019

1.VNDS

ROA (%) 3,60 7,26 4,01 3,46

ROE (%) 9,60 21,55 13,57 12,28

2.SSI

ROA (%) 6,74 6,19 5,47 3,35

ROE (%) 12,1 13,6 14,3 9,72

Nguồn: Báo cáo thường niên 2019 của VNDS và SSI

Chỉ tiêu ROA cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng LNST, ROA càng
cao thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản của công ty càng tốt. Chỉ số ROE cho biết một
đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng LNST, ROE càng cao thể hiện hiệu quả
trong việc sử dụng vốn.

TTCK là thị trường có mức độ nhạy cảm cao và có ảnh hưởng lớn tới nền kinh
tế. Trong giai đoạn 2016-2019, năm 2017 được xem là kỳ tích của nền kinh tế Việt
Nam với mức tăng trưởng kinh tế vượt mục tiêu, tuy nhiên từ đầu năm 2018 đến nay,
kinh tế Việt Nam chịu tác động không nhỏ từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Tuy còn chịu tác động của nhiều yếu tố nhưng qua chỉ số ROA và ROE của
VNDIRECT giai đoạn này cũng cho thấy phần nào ảnh hưởng chủ quan và khách quan
đến sự tăng trưởng đều đặn khả năng sinh lời của công ty. Đối với SSI thì có xu hướng
ổn định hơn.

Về tỷ lệ an toàn tài chính

Để đánh giá mức an toàn tài chính, VNDS sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ vốn khả dụng, đây là
chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính đặc thù của CTCK.
vốn khả dụng
Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng (%) = ×100
tổng giá trị rủiro
53

Tỷ lệ an toàn về tài chính của VNDIRECT giai đoạn 2017-2019 được thể hiện qua
bảng sau:

Bảng 2.26. Tỷ lệ an toàn tài chính của VNDIRECT


Các chỉ tiêu 2017 2018 2019

Tổng GTRR thị trường (tỷ đồng) 249 256 340

Tổng GTRR thanh toán (tỷ đồng) 198 437 291

Tổng GTRR hoạt động (tỷ đồng) 98 249 248

Tổng GTRR (tỷ đồng) 545 942 879

Vốn khả dụng (tỷ đồng) 2305 2758 2939

Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng (%) 422,9 292,8 334,3

Nguồn: Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính từng năm của VNDS
Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của SSI là 498,72% (2017); 326,29% (2018);
317,56% (2019); của FPTS là 1716,3% (2017); 1769% (2018); 1965% (2019).
Qua số liệu tỷ lệ tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của VNDS cho thấy tỷ lệ vốn khả
dụng khá cao, đều trên 180%. Năm 2019, tỷ lệ an toàn vốn lên tới 334,3%, cao hơn 2
lần so với mức 150% theo yêu cầu của UBCKNN tuy nhiên chưa ổn định trong ba năm
2017-2019 do các chỉ tiêu biến động.

2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Một số hạn chế

 Vốn đầu tư còn hạn chế

So với các CTCK trên thị trường thì vốn điều lệ của VNDIRECT đang xếp thứ 5
trong năm 2019. Vốn điều lệ của công ty năm 2016 là 1550 tỷ đồng, năm 2018 tăng lên
2204 tỷ đồng. Tuy nhiên, các CTCK top sau có mức vốn điều lệ không chênh lệch
nhiều. Hai cái tên Mirae Asset và KIS đến từ Hàn Quốc với tiềm lực tài chính mạnh
đến từ công ty mẹ mau chóng trở thành đối thủ cạnh tranh với tốc độ tăng vốn điều lệ
54

và gia tăng thị phần nhanh chóng lot top 10 năm 2019, các công ty như SHS, ACBS,
FPTS và BSC đã bị văng ra khỏi top 10 năm 2019.

Bảng 2.27. Top 10 CTCK có vốn điều lệ lớn nhất TTCK năm 2019
Vốn điều lệ năm 2019
STT CTCK
(tỷ đồng)
1 Mirae Asset 5456
2 SSI 5101
3 VPS 3500
4 HSC 3059
5 VNDS 2204
6 Agriseco 2120
7 SHS 2073
8 KIS Việt Nam 1897
9 KBSV 1675
10 VCSC 1644
Nguồn: BCTC năm 2019 của các CTCK

Nguồn vốn vay của công ty còn hạn chế, chưa đủ cạnh tranh với các CTCK lớn.
Do đó, công ty bị hạn chế nhiều cơ hội làm trung gian đầu tư cho các công ty lớn trong
nước.
 Cơ cấu đầu tư chưa linh hoạt
Trong giai đoạn thị trường khó khăn, việc đầu tư vào hạng mục xây dựng cơ bản
với tỷ trọng lớn sẽ rủi ro và gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, khi đó làm lượng vốn đầu tư
vào các lĩnh vực khác sẽ bị hạn chế. Do đó, công ty cần có nhiều phương án đầu tư,
theo tình hình biến động của thị trường để đầu tư hiệu quả hơn.
 Đầu tư cho hoạt động đào tạo nhân lực chưa thực sự phát triển
Để phát huy hiệu quả của nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm cả bộ phận
lãnh đạo và công nhân viên, công ty cần phát triển hoạt động đào tạo dài hạn.
55

Với bộ phận cán bộ lãnh đạo, đây là những người nắm giữ vai trò quan trọng
trong công ty. Bộ phận lãnh đạo có tư duy tốt, năng lực quản trị cao và tầm nhìn chiến
lược sẽ giúp công ty vượt qua những thời kì khó khăn của thị trường. Việc chủ động
chia sẻ kiến thức cho cấp dưới cũng như đầu tư học hỏi thêm cần được thường xuyên
hơn theo định kỳ.
Với bộ phận công nhân viên, họ là những người trực tiếp cung cấp dịch vụ cho
khacgs hàng, và cũng là người trực tiếp nghiên cứu sản phẩm dịch vụ mới, trong thời
buổi công nghệ phát triển nhanh chóng, các sản phẩm tài chính cũng phát triển theo,
công ty cần chú trọng hơn nữa việc cung cấp nguồn tri thức chất lượng cho bộ phận
này. Từ đó tạo cơ hội và động lực cống hiến chất xám, gia tăng NLCT nguồn nhân lực
của công ty với các công ty đối thủ cùng ngành.
 Chiến lược đầu tư cho hoạt động Marketing chưa rõ ràng
Với lợi thế hoạt động lâu năm trong thị trường chứng khoán, công ty cũng có
được thương hiệu uy tín nhất định trên TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, để thu hút lượng
nhà đầu tư mới bắt đầu đầu tư, công ty cần có chiến lược marketing rõ ràng, cho nhà
đầu tư thấy được ưu việt dịch vụ cũng như nhiều sản phẩm tài chính có khả năng lợi
nhuận tốt. Từ đó, gia tăng thêm thị phần, hạn chế bị mất thị phần bởi những CTCK mới
hoạt động.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
 Nguồn huy động vốn của công ty còn hạn chế
Nguồn huy động vốn chính của VNDIRECT là nguồn vốn vay. Công ty vay các tài
sản tài chính ngắn hạn nên chi phí tài chính lớn. Hơn nữa, công ty đề ra hạn mức rủi
ro an toàn để cân nhắc các hoạt động vay vốn và đầu tư của mình. Việc sở hữu hai
công ty con cũng là kênh huy động vốn không thể thiếu của công ty.
 Công ty chỉ tập trung đầu tư công nghệ mạnh mẽ nhưng lực lượng nhân sự chất
lượng cao còn hạn chế
Công nghệ hiện đại , tiên tiến nhưng bộ phận đào tạo chưa có quy mô lớn nên vẫn
chất lượng đào tạo vẫn chưa cao. Một bộ phận môi giới chưa hiểu sâu và nhận biết
hết các tính năng công nghệ của phần mềm hệ thống công ty để tận dụng lợi ích tối
56

đa, làm giảm lợi thế vốn có của công ty. Công ty cần có chính sách đào tạo bài bản,
khắt khe và chuyên nghiệp hơn nữa với bộ phận nhân viên mới vào nghề.

 Hoạt động marketing chưa làm tốt khâu khảo sát thị trường

Hiệu quả của hoạt động marketing chưa cao cho thấy chiến dịch quảng cáo chưa
tác động đến đúng phân khúc khách hàng, cũng như chưa đạt thị hiếu của khách hàng
hiện nay. Thời gian tới, công ty cần marketing thương hiệu bằng các phương tiện
truyển thông đa dạng hơn, dự báo khu vực tiềm năng để thu hút các nhà đầu tư chất
lượng.
57

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH TẠI CTCP CHỨNG KHOÁN VNDIRECT
3.1. Định hướng phát triển của CTCP Chứng khoán VNDIRECT

3.1.1. Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2025

Đầu năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Đề án tái
cấu trúc TTCK Việt Nam. Nội dung đề án cụ thể như sau:
“a) Mục tiêu chung: Tiếp tục cơ cấu lại toàn diện để thị trường chứng khoán trở
thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế; xây dựng cơ cấu hợp
lý, cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu và trái
phiếu, giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp; hỗ trợ tích cực quá trình cơ
cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy phát
triển khu vực kinh tế tư nhân; tăng cường mở cửa và hội nhập với thị trường khu vực
và thế giới.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Quy mô thị trường cổ phiếu đạt mức 100% GDP vào năm 2020 và 120% GDP
vào năm 2025, quy mô thị trường trái phiếu đạt mức 47% GDP vào năm 2020 và 55%
GDP vào năm 2025. Số lượng công ty niêm yết đến năm 2020 tăng 20% so với năm
2017.
- Số lượng nhà đầu tư trên thị trường đạt mức 3% dân số vào năm 2020 và 5%
dân số vào năm 2025. Đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có
tổ chức, giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời thúc đẩy sự
phát triển của các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán.
- Đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường chứng khoán; triển khai các sản
phẩm chứng quyền có đảm bảo, hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ và hợp đồng
tương lai trên các chỉ số mới ngoài chỉ số VN30 trước năm 2020 và từng bước triển
khai các sản phẩm quyền chọn, hợp đồng tương lai trên cổ phiếu trước năm 2025.
- Lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức
58

kinh doanh chứng khoán theo quy định pháp luật; nâng chỉ tiêu an toàn tài chính của
các tổ chức kinh doanh chứng khoán tăng 20% so với hiện tại.
- Trước năm 2020, đổi mới toàn diện và đồng bộ công nghệ giao dịch và thanh
toán bù trừ trên thị trường chứng khoán.
- Đến năm 2025, chất lượng quản trị công ty trong các công ty niêm yết của Việt
Nam đạt mức bình quân ASEAN-6.
- Trước năm 2025, nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam trên danh sách
các thị trường mới nổi.”
Đề án của thủ tướng nhấn mạnh mấu chốt của thị trường chứng khoán là tính
thanh khoản. Muốn thị trường phát triển thì phải có nhiều tài khoản hoạt động. TTCK
Việt Nam đã và đang thu hút lượng vốn lên đến hàng chục tỷ USD từ cả các cá nhân và
tổ chức nước ngoài. Vì vậy, cần có những thay đổi và điều chỉnh phù hợp đối với từng
nhóm ngành, đồng thời rút ngắn thời gian thanh toán xuống T+0 trong giao dịch cổ
phiếu, đáp ứng đủ nhu cầu giao dịch trên mọi đối tượng trong và ngoài nước.
Dữ liệu cho thấy, vốn hóa TTCK Việt Nam có bước nhảy vọt năm 2017, bên
cạnh đến từ sự tăng trưởng vượt trội của chỉ số VN-Index, còn có nguyên nhân đến từ
việc hàng loạt doanh nghiệp niêm yết mới lên sàn trong thời gian này, trong đó có thể
kể đến các thương vụ lên sàn nổi bật như HVN, VJC, PLX, VPB, VRE, VGT… và các
thương vụ thoái vốn lớn ở VNM, SAB, DIG…, giúp thu hút lượng tiền lớn tham gia thị
trường. Trong số đó, có không ít thương vụ thoái vốn, IPO, niêm yết mới đã trở thành
cơ hội hấp dẫn cho nhà đầu tư.
Nghị định 136/2018/NÐ-CP khi được đưa vào triển khai trong thời gian tới sẽ
tạo nên sự phát triển mạnh cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp bên cạnh thị trường
trái phiếu chính phủ đã thực hiện được chức năng huy động vốn cho Chính phủ và là
kênh đầu tư cho nhiều chủ thể trên thị trường.

3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT đến
năm 2025

Định hướng phát triển của công ty cụ thể như sau:


59

 Khối vận hành:

Năm 2020, VNDirect tiếp tục đầu tư nguồn lực vào việc số hóa toàn bộ quy
trình vận hành của công ty, nâng cao năng lực đội ngũ nhằm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu
trong định hướng chuyển dịch từ một nền tảng giao dịch sang nền tảng quản lý tài sản
cho khách hàng.

 Khối quản trị rủi ro

Thị trường chứng khoán biến động khó lường, do đó công ty sẽ tiếp tục hoàn
thiện chất lượng của hệ thống quản trị rủi ro. Bộ phận quản trị rủi ro có trách nhiệm
duy trì và phát huy năng lực nhận diện rủi ro, xử lý rủi ro và kiểm soát rủi ro ở nhiều
điều kiện thay đổi của thị trường.

Thực hiện số hóa nền tảng phân tích rủi ro, lập hạn mức rủi ro, xây dựng hệ
thống cảnh báo rủi ro tự động là những yêu cầu mà công ty chú trọng nghiên cứu.

Ngoài ra, công ty luôn nâng cao ý thức quản trị rủi ro tới từng nhân viên các
khối khác nhau của công ty.

 Khối công nghệ

Năm 2020, VNDIRECT tập trung triển khai các giải pháp hạ tầng, công nghệ
nhằm ổn định, tối ưu hóa hệ thống giao dịch và đảm bảo cho kế hoạch gộp sở Giao
dịch Chứng khoán. Bên cạnh đó, công ty sẽ tập trung vào định hướng số hóa toàn bộ
nền tảng hoạt động từ kinh doanh đến vận hành nhằm tối ưu nguồn lực và cắt giảm chi
phí, đồng thời tăng cường tìm kiếm các giải pháp, đối tác bên ngoài để phối hợp nhằm
tăng tốc phát triển, sớm đưa ra những tính năng cấp thiết hỗ trợ cho các bộ phận khác
trong công ty.

3.2. Một số giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư của công ty

Trong thời buổi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ, các chủ thể trong nền
kinh tế đang phải loay loay tìm hướng phát triển công nghệ phù hợp để đủ sức cạnh
tranh với nhau dựa trên những điều kiện sẵn có, tránh bị nền kinh tế sa thải. Vì vậy
cuộc đua đầu tư cho công nghệ của khối CTCK đang diễn ra gay gắt do đặc thù hệ
60

thống công nghệ trên thị trường tài chính thay đổi nhanh chóng mặt theo cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư.
Để đảm bảo nâng cao NLCT trong cuộc đua này, đây là thời điểm quan trọng
đòi hỏi bộ phận lãnh đạo và cán bộ chuyên môn các CTCK hoạch định các kế hoạch
đầu tư cho quá trình tồn tại lâu dài và phát triển trong tương lai. Các giải pháp được các
CTCK đưa ra như rót vốn rất mạnh đầu tư vào phần mềm, hiện đại hóa hệ thống
CNTT, nâng cấp và thay thế các máy móc thiết bị hỗ trợ liên quan, đầu tư xây dựng bộ
phận phụ trách quản trị rủi ro chất lượng, nghiên cứu các công cụ hỗ trợ người dùng
trên thị trường phái sinh... Những giải pháp được thực hiện phù hợp với quy định pháp
luật và chiến lược phát triển TTCK Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ cũng như các
thông tư có liên quan của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trên TTCK như
Thông tư 50/2009/TT- BTC ngày 16/3/2009, Thông tư 87/2013/ TT- BTC ngày
28/6/2013,...

Nhằm nâng cao NLCT trong thời gian tới, VNDS cần triển khai song song một
số giải pháp sau đây:

3.2.1. Giải pháp huy động vốn đầu tư

Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển, đòi hỏi các công ty
chứng khoán phải chạy đua để cạnh tranh giành thị phần. Muốn thực hiện được các
hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, VNDIRECT cần huy động nguồn vốn
đầu tư lớn để triển khai các chiến lược phát triển mới. Một số giải pháp huy động vốn
cho công ty là:

- Tích lũy nguồn vốn chủ sở hữu bằng gópzvốn bổ sung hoặc trích từ lợi nhuận
của Công ty với tỷzlệ nhất định.

- Huy động từ các nhà đầu tư lớn thân thiết, nhận ủy thác đầu tư.
- Vay vốn hỗ trợ từ các ngân hàng uy tín.
- Phát hành cổ phiếu cho đối tác chiến lược.
- Phát hành cho cổ đông hiện hữu để gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu.

3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực


61

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, công ty cần đẩy mạnh năng lực vốn trí tuệ.
Một số biện pháp đưa ra là:

- Phát triển hệ thống học trực tuyến sẵn có của công ty thêm nhiều chương trình
học miễn phí và tính năng tiện ích để nhân viên học mọi lúc mọi nơi. Có hệ
thống kiểm tra định kỳ và theo dõi quá trình học tập của nhân viên, đảm bảo số
giờ học tối thiểu trong tháng.
- Tổ chức nhiều hơn các cuộc thi về kiến thức nội bộ cho nhân viên trong công ty.
- Ban lãnh đạo tổ chức thêm các lớp học chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm quản lý
cho cấp dưới.
- Mở rộng quy mô quỹ khen thưởng, chính sách đãi ngộ cải thiện hơn.
- Cơ hội thăng tiến mở rộng để giữ chân và thu hút nhân tài.
- Xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp cho nhân viên mới.
- Cải thiện, nâng cấp môi trường làm việc thoải mái, đẹp, tạo cảm hứng làm việc
cho nhân viên.

3.2.3. Giải pháp đầu tư phát triển công nghệ

Bước vào cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, VNDIRECT cần đầu tư vào công
nghệ đúng mực, kịp thời. Các giải pháp đưa ra là:

- Chú trọng đầu tư hoạt động nghiên cứu phần mềm, cập nhật kịp thời các giải
pháp công nghệ mới từ nước ngoài.
- Phân bổ vốn đầu tư vào công nghệ một cách hợp lí, có kế hoạch rõ ràng theo
từng giai đoạn, tránh lãng phí nguồn lực.
- Hoạt động đầu tư vào công nghệ chỉ nên được đầu tư khi đã có lực lượng nhân
lực nhất định đáp ứng được yêu cầu cao của công nghệ mới.
- Các phòng ban, chi nhánh được phân bổ máy móc thiết bị hợp lý, tránh tình
trạng phân bổ thiếu hợp lý làm ảnh hưởng hiệu quả của đầu tư chung.
- Cập nhật tính năng mới cho bảng giá, website như lưu trữu thông tin, dự báo thị
trường, các tiện ích kết nối tài khoản ngân hàng, đặt lệnh ở những chi nhánh
khác nhau..
- Tăng tốc độ nhập và nhận lệnh trên các sàn.
62

- Đảm bảo các vấn đề an toàn an ninh mạng, bảo mật thông tin khách hàng
- Hạ tầng CNTT phù hợp với hạ tầng của các sở giao dịch chứng khoán

3.2.4. Giải pháp cho hoạt động marketing hiệu quả

Để quảng bá hình ảnh thương hiệu công ty hiệu quả, trước hết công ty phải đáp
ứng cung cấp các sản phẩm tài chính chất lượng, phù hợp nhu cầu của khách hàng. Với
lịch sử hoạt động 13 năm, VNDIRECT cơ bản đã tạo dựng được niềm tin cho một bộ
phận khách hàng thân thiết. Tuy nhiên, để ngày càng gia tăng thị phần, thu hút khách
hàng mới, công ty cần khắc phục công tác khảo sát thị trường bằng một số giải pháp
sau:

- Xây dựng và phát triển thương hiệu bằng kết quả hiệu quả kinh doanh và nguồn
nhân lực chất lượng cao.
- Gia tăng hiệu quả làm việc của phòng thăm dò, khảo sát thị trường bằng việc đo
lường hiệu quả công việc theo định kỳ. Sử dụng các công cụ hố trợ định lượng,
phân tích để dự báo về nhu cầu thị trường, lắng nghe phản hồi từ khách hàng từ
đó có chiến lược marketing online đúng mục tiêu.
- Mở rộng mạng lưới chi nhánh tới khu vực được dự báo tiềm năng.

3.3. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

Một số kiến nghị đưa ra cho cơ quan quản lý nhà nước:

Một là, Quốc hội hoàn thiện khuôn khổ pháp luật và cập nhật kịp thời những
điều khoản bởi TTCK phức tạp và liên tục có sản phẩm tài chính mới. Đây là biện pháp
quan trọng để thúc đẩy hoạt động đầu tư và kinh doanh cổ phiếu trên thị trường. Bên
cạnh đó cũng cần đảm bảo tính thống nhất, ko xung đột giữa luật doanh nghiệp, luật
đầu tư....

Hai là, thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp lớn của nhà nước để phục vụ cho
nhiều nhu cầu đầu tư của CTCK, các tổ chức và cá nhân đầu tư.

Ba là, nâng cao vai trò của Hiệp hội chứng khoán. Hiệp hội chứng khoán phát
triển giúp ổn định thị trường, giảm bớt gánh nặng quản lý.
63

KẾT LUẬN

Những năm gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam tuy có nhiều biến động
nhưng chắc chắn đây sẽ là kênh huy động vốn tốt nhất cho các doanh nghiệp trong
tương lai. Các công ty chứng khoán cạnh tranh góp phần phát triển thị trường chứng
khoán. Hy vọng qua chuyên đề này sẽ mang cái nhìn tổng quan về các hoạt động đầu
tư của một công ty chứng khoán lớn nhằm duy trì và nâng cao vị thế cạnh tranh của
mình trên thị trường.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị tại Công ty cổ phần chứng
khoán VNDIRECT và đặc biệt là PGS.TS. Từ Quang Phương đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
hoàn thành bài chuyên đề này.
64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt; PGS.TS. Từ Quang Phương – Giáo trình


Kinh tế đầu tư – NXB Đại học Kinh tế quốc dân năm 2007
2. Giáo trình Thị trường vốn – Trường Đại học Kinh tế quốc dân
3. Giáo trình Thị trường chứng khoán – Trường Đại học Kinh tế quốc dân
4. Báo cáo tài chính năm 2017-2018-2019 của Công ty cổ phần chứng khoán
VNDIRECT
5. Các website sau:
01. https://www.vndirect.com.vn/
02. https://cafef.vn/
03. https://vietstock.vn/
04. https://tinnhanhchungkhoan.vn/
05. http://www.ipa.com.vn/

You might also like