Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÀI KIỂM TRA MÔN

KINH TẾ VÙNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG

Họ và tên: Trần Thị Cương


MHV: 2300310

Câu 1. Vùng kinh tế trọng điểm là gì? Trình bày ngắn gọn các vùng kinh
tế trọng điểm nước ta.
Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia gồm
một số tỉnh, thành phố hội tụ được các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có
tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả
nước với một số đặc điểm chủ yếu sau đây:
+ Tập trung các điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển, tập trung tiềm lực
kinh tế, có vị trí hấp dẫn đầu tư.
+ Có tỉ trọng lớn trong GDP của cả nước, có thể tạo ra tốc độ tăng
trưởng nhanh.
+ Có khả năng tích luỹ đầu tư để tái sản xuất mở rộng không chỉ cho
mình, mà còn phải hỗ trợ các vùng khác.
+ Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp, dịch vụ để từ đây lan
toả tới các vùng khác.
Hiện nay, nước ta có 4 vùng KTTĐ gồm: vùng KTTĐ Bắc bộ, vùng KTTĐ
miền Trung, vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long với
tổng số 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quá trình hình thành và phạm vi
lãnh thổ của 4 vùng kinh tế trọng điểm như sau:
- Vùng KTTĐ Bắc bộ: Được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và thành lập
vào năm 1997 gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên và Hải Dương.
Đến năm 2004, bổ sung thêm 2 tỉnh là Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.
Vùng KTTĐ Bắc bộ được coi là trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn
hóa và khoa học - công nghệ của cả nước, là nơi tập trung các cơ quan Trung
Ương, các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn cũng như các cơ sở
đào tạo, nghiên cứu và triển khai khoa học - công nghệ quốc gia. Đây cũng là vùng
hạt nhân, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng.
Trong đó, Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tam giác phát triển của
vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, từ đó lan rộng và lôi kéo các địa phương khác
cùng phát triển, liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội của đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước.
- Vùng KTTĐ miền Trung: Được thành lập vào năm 1997 gồm Đà Nẵng,
Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, đến năm 2004 thì bổ sung thêm tỉnh
Bình Định.
Vùng KTTĐ miền Trung nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và
phía Nam của nước ta, là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của vùng Tây Nguyên.
Đây là vùng có ý nghĩa chiến lược và điều kiện thuận lợi hình thành một hành lang
giao lưu kinh tế,thương mại quan trọng nối Tây Nguyên, Mi-an-ma, Campuchia và
Lào với đường hàng hải quốc tế qua Biển Đông và Thái Bình Dương. Sự phát triển
kinh tế của vùng này sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hợp lý các
nguồn lực về tài nguyên và lao động, giải quyết việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng
của các vùng duyên hải như Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ…
- Vùng KTTĐ phía Nam: Thành lập vào năm 1998 gồm thành phố Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Vào năm 2003, bổ sung thêm
3 tỉnh là Tây Ninh, Bình Phước và Long An. Đến năm 2009, bổ sung thêm tỉnh
Tiền Giang.
Vùng KTTĐ phía Nam nằm ở vị trí địa kinh tế độc đáo, thuộc các trục giao
thông quan trọng của cả nước, khu vực và quốc tế, có nhiều cửa ngõ vào - ra thuận
lợi, cả về đường sông, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Vùng này có
vị trí, vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội, tập trung đủ các điều kiện và lợi thế phát triển các ngành mũi nhọn, dẫn đầu
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước. Trong quá trình hình
thành và phát triển, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã cùng với các vùng kinh tế
trọng điểm khác phát huy lợi thế của vùng, tạo nên thế mạnh kinh tế theo hướng
mở, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng, góp phần ổn
định kinh tế vĩ mô.
- Vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long: Được thành lập vào năm 2009
gồm 4 tỉnh thành phố là An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ và Cà Mau.
Vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm dẫn đầu cả nước về sản
xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản nên đóng góp lớn vào tỷ
trọng xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước. Bên cạnh đó, vùng kinh tế này còn
đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các
dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng
bằng sông Cửu Long.
Câu 2. Từ thực tiễn của đất nước. Anh /chị suy nghĩ gì về chính sách phát
triển các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta hiện nay?
Từ thực tiễn của đất nước, chính sách phát triển các vùng KTTĐ của nước ta
hiện nay là đúng đắn. Các vùng KTTĐ là trung tâm của đầu mối giao thương
bằng cả đường biển, đường sắt và đường hàng không của cả nước với quốc tế.
Trong vùng hiện có các cụm cảng biển lớn quan trọng nhất cả nước như
cảng Hải Phòng, Cái Lân, Đà N, Thị vải-Cái Mép, Chân Mây, Sài Gòn, Cần
Thơ; có các sân bay quốc tế lớn của cả nước như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà
Nẵng, Phú Bài, Cần Thơ, Cà Mau. Các vùng KTTĐ có tiềm năng lớn về du
lịch với các địa điểm du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế như Vịnh Hạ
Long, Bái Tử Long; Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO
công nhận là di sản thiên nhiên và văn hoá của Thế giới. Ngoài ra còn rất nhiều
các bãi biển, danh thắng và hàng trăm di tích lịch sử, văn hoá, làng nghề
truyền thống...tạo khả năng phát triển du lịch hấp dẫn và đặc sắc.
Bốn vùng KTTĐ tuy không nhiều loại khoáng sản, song có một số
khoáng sản quan trọng chiếm tỷ trọng lớn so với cả nước như: trữ lượng than đá
chiếm 98% (chủ yếu là ở vùng KTTĐ Bắc Bộ), trữ lượng đá vôi 55%, sét chịu lửa
90%, sét xí măng 60%, vùng biển gần bờ có dầu khí, chiếm 90% trữ lượng về dầu
và 80% trữ lượng khí đốt. Khoáng sản dầu khí có giá trị vào bậc nhất của cả nước,
tập trung chủ yếu ở vùng KTTĐ phía Nam. Việc khai thác có hiệu quả dầu khí
đã tạo tiền đề rất lớn cho phát triển vùng kéo theo hàng loạt các ngành công
nghiệp và dịch vụ phát triển.
Tại các vùng KTTĐ đã hình thành hệ thống đô thị phát triển hơn hẳn so các
vùng khác,tạo cục diện mới cho tăng trưởng và giao thương quốc tế. Các
vùng KTTĐ tập trung các đô thị lớn, tiêu biểu là các thành phố trực thuộc trung
ương (Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ).
Trong đó Hà Nội là thủ đô và trung tâm của cả nước; thành phố Hồ Chí Minh là
trung tâm kinh tế lớn ở phía nam đất nước, được xếp vào loại thành phố lớn trong
khu vực. Các vùng KTTĐ với đô thị phát triển mạnh đã tạo sức hút mạnh đối với
các nhà đầu tư nước ngoài và thu hút lực lượng lao động từ vùng nông thôn tới làm
việc.
Các vùng KTTĐ đã hình thành các cơ sở công nghiệp lớn và tiêu biểu
của cả nước, tập trung đội ngũ công nhân công nghiệp tương đối đông, có
trình độ và kỹ năng cao hơn hẳn các vùng khác.
Các vùng KTTĐ đã hình thành hệ thống cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa
học, trung tâm y tế trình độ cao, quyết định việc đào tạo và chăm sóc sức
khoẻ cho cả nước. Bốn vùng KTTĐ là nơi tập trung hầu như toàn bộ tiềm lực
khoa học và công nghệ của đất nước. Đây cũng là nơi bước đầu có những
ứng dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong thời
gian qua. Bốn Vùng tập trung hầu hết các cơ sở y tế quan trọng, hàng đầu của cả
nước, có các cơ sở y tế trang bị tương đội hiện đại, cán bộ y tế trình độ cao làm
việc.

You might also like