Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA DƯỢC


BÁO CÁO TIỂU LUẬN THỰC HÀNH


DƯỢC LÝ 1
ĐỀ TÀI:

SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ HEN


SUYỄN

TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 03 năm 2024


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA DƯỢC



BÁO CÁO TIỂU LUẬN THỰC HÀNH


DƯỢC LÝ 1
ĐỀ TÀI:

SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ HEN


SUYỄN

Lớp: 21DDS.CL.TL175

STT STT Theo Họ Và Tên MSSV


Danh Sách
1 12 Bùi Thị Dung 2100013330
2 13 Nguyễn Thị Phương Dung 2100013217
3 21 Trần Thị Thu Hiền 2100013245
4 49 K' Nhất 2100013208
5 61 Phan Hồ Xuân Thuỷ 2100013278
6 74 Nguyễn Hoàng Thanh Tú 2100013287

TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 03 năm 2024


BÁO CÁO THỰC HIỆN TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: Dược lý TH

Tên bài viết: sử dụng thuốc trong điều trị hen suyễn

STT Họ Và Tên MSSV Chữ Ký


1 Bùi Thị Dung 2100013330
2 Nguyễn Thị Phương Dung 2100013217
3 Trần Thị Thu Hiền 2100013245
4 K' Nhất 2100013208
5 Phan Hồ Xuân Thuỷ 2100013278
6 Nguyễn Hoàng Thanh Tú 2100013287

i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Điểm

1/ Nội dung tiểu luận ......................................................................................................


........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................ .
2/ Hình thức tiểu luận .....................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

TP, HCM, ngày……tháng.......năm 2024


Ký tên

ii
MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ...................................................................... i


MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH .......................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT............................................. iv
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ........................................................... 1
1.1 Tổng quan về bệnh hen suyễn ................................................................ 1
1.2 Nguyên nhân gây bện ............................................................................. 2
1.3 Triệu chứng của bệnh ............................................................................. 3
1.4 Cơ chế bệnh sinh gây ra bệnh hen suyễn ................................................ 4
CHƯƠNG 2. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ ......... 8
2.1 Nhóm kháng leucotrien ......................................................................... 8
2.1.1 Cơ chế tác động leucotrien ............................................................ 8
2.1.2 Thuốc nhóm leucotrien .................................................................. 8
2.2 Nhóm corticoid...................................................................................... 9
2.2.1 Cơ chế tác động nhóm corticoid .................................................... 9
2.2.2 Thuốc nhóm corticoid .................................................................... 9
2.3 Nhóm kháng cholinergic ..................................................................... 10
2.3.1 Cơ chế tác động nhóm kháng cholinergic ................................... 10
2.3.2 Thuốc nhóm kháng cholinergic ................................................... 11
CHƯƠNG 3. THỰC HÀNH SỬ DỤNG THUỐC.......................................... 12
3.1 Đơn thuốc ............................................................................................ 12
3.2 Tóm tắt và phân tích đơn thuốc ........................................................... 13
3.3.1 Đơn thuốc số 1 ............................................................................. 13
3.3.2 Đơn thuốc số 2 ............................................................................. 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 17

iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
HÌNH

Hình 1.1 Tình trạng phổi và đường dẫn khí của người bị hen suyễn ................. 2

Hình 1.2 Các tác nhân gây HPQ ......................................................................... 2

Hình 1.3 Sinh bệnh học của tế bào hen .............................................................. 4

Hình 2.1 Sơ đồ hình thành nên các Leukotrien .................................................. 8

Hình 2.2 Cơ chế chống viêm, điều trị hen của Corticoid ................................... 9

Hình 2.3 Cơ chế tác động nhóm kháng cholinergic ......................................... 10

Hình 3.1 Đơn thuốc .......................................................................................... 12

iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH


HPQ Hen phế quản

v
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH HEN SUYỄN

1.1 Tổng quan về bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn (Asthama), còn gọi là hen phế quản (Bronchial asthma), là
bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí. Điều này làm tăng phản
ứng của phế quản với tác nhân kích thích, dẫn đến tình trạng phù nề, co thắt phế
quản, tăng tiết đờm; gây ra các triệu chứng hen điển hình là thở khò khè, khó thở,
nặng ngực và ho.
Hen phế quản là bệnh không lây nhiễm nghiêm trọng, rất phổ biến ở cả người
lớn và trẻ em. Theo thống kê của WHO, năm 2019, bệnh ảnh hưởng đến khoảng
262 triệu người trên thế giới và khiến 455.000 người tử vong.
Hen suyễn là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng việc tuân thủ điều
trị giúp ích trong kiểm soát các triệu chứng của bệnh..

1
Hình 1.1 Tình trạng phổi và đường dẫn khí của người bị hen suyễn
1.2 Nguyên nhân gây bệnh

Hình 1.2 Các tác nhân gây HPQ


Hen suyễn là bệnh đa yếu tố, khó tìm ra được nguyên nhân trực tiếp gây ra
bệnh. Sự kết hợp của các yếu tố dưới đây có thể góp phần gây ra tình trạng này:

 Yếu tố di truyền: Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị bệnh dị ứng.


2
 Tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường có thể kích thích và gây viêm
đường hô hấp.
Khi bị hen suyễn, phế quản sẽ phản ứng với các tác nhân trong môi trường,
được gọi là tác nhân gây hen suyễn. Chúng gây ra triệu chứng hoặc làm cho các
triệu chứng trầm trọng hơn.
Các tác nhân gây ra triệu chứng hen phế quản phổ biến là:
- Khói thuốc lá
- Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: cảm lạnh, cúm
- Viêm xoang mạn tính
- Ô nhiễm không khí ngoài trời
- Chất gây dị ứng: phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, mạt nhà, côn trùng...
- Hóa chất tẩy rửa hoặc nước hoa
- Hoạt động gắng sức
- Không khí lạnh, thời tiết giao mùa
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Cảm xúc mạnh: lo lắng, cười to, buồn bã, căng thẳng
- Một số loại thuốc như aspirin, thuốc chẹn beta
1.3 Triệu chứng của bệnh
Triệu chứng của hen phế quản thay đổi từ nhẹ đến nặng và tùy vào cơ địa mỗi
người. Nhiều người chỉ lên cơn hen ở một số thời điểm nhất định (ví dụ khi vận
động). Một số người khác lại có triệu chứng hen suyễn mọi lúc và thường xuyên.
Những dấu hiệu và triệu chứng của hen phế quản bao gồm:
 Khó thở
 Nặng ngực
 Mất ngủ vì khó thở, ho hay khò khè
 Khò khè hay cò cữ khi thở ra (khò khè là dấu hiệu thường thấy ở hen trẻ em)
 Những cơn ho hay khò khè trở nặng hơn khi bị viêm đường hô hấp do virus
như cảm cúm.
Những dấu hiệu cảnh báo hen phế quản trở nặng bao gồm:

3
 Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hen xuất hiện thường xuyên.
 Sự gia tăng tình trạng khó thở. (Thường đo bằng máy đo lưu lượng đỉnh, một
dụng cụ để kiểm tra chức năng phổi)
 Nhu cầu sử dụng thuốc hít cắt cơn thường xuyên hơn
Với một số người, triệu chứng của hen suyễn kịch phát trong những tình huống cụ
thể như:
 Hen suyễn do vận động. Xảy ra khi tiếp xúc với không khí lạnh và khô, khi
vận động gắng sức hay quá lâu
 Hen suyễn nghề nghiệp. Xảy ra do những chất kích thích tại nơi làm việc như
hóa phẩm nhuộm, khói hay bụi
 Hen suyễn dị ứng. Xảy ra khi tiếp xúc những chất gây dị ứng (allergens) như
lông thú nuôi, gián hoặc phấn hoa
1.4 Cơ chế bệnh sinh gây ra bệnh hen suyễn

Hình 1.3 Sinh bệnh học của tế bào hen

4
 Biến đổi mô bệnh học của đường dẫn khí trong hen
 Đặc điểm mô bệnh học của hen giống hệt nhau ở các kiểu hình hen khác
nhau.Những biến đổi mô bệnh học này thấy ở toàn bộ đường dẫn khí, nhưng
không thấy ở nhu mô phổi ; đặc biệt bệnh nhân hen nặng hơn thì có tình trạng
viêm ở các phế quản nhỏ hơn.

 Những biến đổi cấu trúc của phế quản trong hen bao gồm: tăng sản tế bào đài,
xơ hóa và dầy màng nền do lắng đọng collagen ở lớp dưới niêm, phì đại và
tăng sản cơ trơn phế quản, tăng sản mạch máu và phì đại tuyến nhầy ở lớp
dưới niêm
 Viêm đường thở trong hen
Đặc điểm viêm đường thở trong hen:

 Tình trạng viêm niêm mạc từ khí quản đến tiểu phế quản tận, nhưng chủ
yếu là ở các phế quản (đường dẫn khí có sụn).

 Tình trạng viêm mạn tính tồn tại nhiều năm ở hầu hết bệnh nhân. Chồng lên
tình trạng viêm mạn tính này là những đợt viêm cấp tính, tương ứng với
những đợt kịch phát của hen.

 Kiểu viêm của hen mang tính chất của bệnh dị ứng, với các tế bào viêm
tương tự như trong niêm mạc mũi ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Có nhiều
loại tế bào viêm liên quan trong hen nhưng không có loại tế bào chính yếu
nào là chiếm ưu thế :
 Dưỡng bào
 Đại thực bào
 Tế bào đuôi gai
 Bạch cầu ái toan
 Bạch cầu đa nhân trung tính
 Tế bào lympho

 Các tế bào cấu trúc đường dẫn khí bao gồm tế bào biểu mô, nguyên bào sợi
và tế bào cơ trơn. Các tế bào này là nguồn tiết các hóa chất trung gian gây
viêm mạn tính trong hen.

5
 Hóa chất trung gian như histamine, prostaglandin D2 và cysteinyl-
leukotrienes gây co thắt cơ trơn phế quản, tăng thoát huyết tương vi mạch,
tăng tiết nhầy và huy động các tế bào viêm khác đến đường dẫn khí

 Tác động của quá trình viêm:


 Trên tế bào biểu mô đường dẫn khí:Quá trình viêm trong hen làm
cho tế bào biểu mô đường dẫn khí bở và dễ bị bong tróc
 Gây xơ hóa: Ở tất cả bệnh nhân hen, việc lắng đọng collagen loại III
và V ngay dưới màng nền gây xơ hóa lớp dưới niêm và làm dầy
màng nền.
 Cơ trơn đường dẫn khí: Cơ trơn đường dẫn khí: Ở bệnh nhân hen,
thụ thể β có thể bị trơ với bằng chứng là cơ trơn giảm đáp ứng với
thuốc kích thích β dù số lượng thụ thể β vẫn không giảm. Bất thường
này có thể là hậu quả của quá trình viêm mạn tính
 Đáp ứng tuần hoàn: Ở bệnh nhân hen, lưu lượng tuần hoàn niêm
mạc phế quản tăng lên nên có thể góp phần làm hẹp lòng phế quản.
Hiện tượng thoát huyết tương từ các tiểu tĩnh mạch sau mao mạch
khi đáp ứng với các hóa chất gây viêm gây ra phù nề đường dẫn khí
và thoát huyết tương vào lòng phế quản.
 Tăng tiết nhầy: Tăng tiết nhầy góp phần hình thành các nút nhầy
dính gây bít tắc phế quản, đặc biệt trong hen ác tính.
 Điều hòa thần kinh: Những khiếm khuyết trong cơ chế điều hòa thần
kinh tự chủ có thể góp phần gây tăng đáp ứng đường dẫn khí.

 Các hóa chất trung gian gây viêm có thể kích hoạt dây thần kinh cảm giác,
gây ra phản xạ phó giao cảm với tình trạng co thắt phế quản hoặc tiết ra các
neuropeptides viêm. Các sản phẩm viêm có thể kích thích đầu dây thần kinh
cảm giác trong lớp niêm mạc đường dẫn khí và làm dây thần kinh trở nên
tăng nhạy cảm.

6
 Tăng đáp ứng đường dẫn khí
Là bất thường sinh lý đặc trưng của hen. Đây là tình trạng đáp ứng co thắt phế
quản quá mức với các yếu tố kích thích đường hít mà các kích thích này là vô
hại ở người bình thường.
 Tái cấu trúc đường dẫn khí: Những biến đổi cấu trúc của đường dẫn khí có thể
dẫn đến hẹp đường dẫn khí không hồi phục .

7
CHƯƠNG 2 CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THUỐC ĐIỀU
TRỊ

2.1 Nhóm kháng leucotrien

Hình 2.1 Sơ đồ hình thành nên các Leukotrien


2.1.1 cơ chế nhóm kháng leucotrien
 Leukotriene là một nhóm hoạt chất trung gian có tham gia vào nhiều khâu
trong phản ứng viêm niêm mạc đường thở, gây ra co thắt và tăng tính phản
ứng phế quản thông qua sự tương tác với các thụ thể cystinyl leukotriene.
 Các loại leukotriene được sản xuất với số lượng lớn ở niêm mạc đường hô
hấp của các bệnh nhân hen, kể cả những người đang được điều trị với
glucocorticoid đường hít.
 Các thuốc ức chế thụ thể leukotriene có cả tác dụng chống viêm và giãn phế
quản khi sử dụng trong điều trị hen phế quản.
2.1.2 thuốc nhóm kháng leucotrien
 Montelukast
 Pranlukast
 Zafirlukast

8
2.2 Nhóm corticoid
2.2.1 cơ chế tác động nhóm corticoid

Hình 2.2 Cơ chế chống viêm, điều trị hen của Corticoid
 Các glucocorticoid hoạt động chống viêm thông qua các cơ chế sau:
 Ngăn chặn quá trình này do làm giảm số lượng của tế bào lympho, bạch
cầu ưa eosin, bạch cầu đơn nhân trong máu ngoại biên.
 Làm giảm sự di chuyển của chúng đến các mô bị viêm và ức chế sự hoạt
động của các tế bào lympho và các đại thực bào.
 Ngoài ra, các thuốc kháng viêm corticosteroid còn ức chế enzym COX
và phospholipase A2 là những enzym tham gia quá trình tổng hợp
prostaglandin.
2.2.2 Thuốc nhóm Glucocorticoid
 Tác dụng toàn thân
 Hydrocortison
 Methylprednisolon
 Prednison
 Prednisolon
9
 Tác dụng tại chỗ
 Beclomethason
 Budesonid
 Flunisolid
 Fluticason

2.3 Nhóm kháng cholinergic

Hình 2.3 Cơ chế tác động nhóm kháng cholinergic

2.3.1 Cơ chế tác động nhóm kháng cholinergic


Acetylcholine phóng thích từ hệ thần kinh phó giao cảm duy trì trương lực cơ
trơn phế quản. Thuốc kháng cholinergic tranh với acetylcholine tại receptor
muscarinic giúp:
 Giảm trương lực phó giao cảm
 Giảm tiết dịch nhày
 Giãn cơ trơn phế quản
 Tác động tối đa sau 30 phút, kéo dài 4 – 6 giờ.

10
2.3.2 Thuốc nhóm kháng cholinergic

 Promethazin: thuốc chống nôn


 Benztropine: thuốc điều trị parkinson
 Propantheline: thuốc chống co thắt đường tiêu hóa
 Oxybutynin, tolterodine: thuốc chống co thắt bàng quang
 Imipramin: thuốc chống trầm cảm

11
CHƯƠNG 3. THỰC HÀNH SỬ DỤNG THUỐC

3.1 Đơn thuốc

Đơn thuốc số 1 Đơn thuốc số 2

Hình 3.1 Đơn thuốc

12
3.2 Tóm tắt và phân tích đơn thuốc
3.2.1 Đơn thuốc số 1
Tóm tắt đơn thuốc

Họ Và Tên: 21 tuổi
PHÒNG KHÁM ĐA Nam
KHOA TÂM PHÚC BÙI QUỐC THÁI

ĐƠN THUỐC

Chẩn đoán: Viên phế quản dạng hen

Thuốc điều trị:


1. Clarithromycin( KLADID MR) 500MG 10 viên
Uống sau ăn 60 phút: Sáng: 1v Trưa: 0v chiều: 0v Tối: 0v
2. Amoxicillin + kali clavunat( Augmentin 1g) 20 viên
Uống sau ăn 60 phút: Sáng: 1v Trưa: 0v chiều: 1v Tối: 0v
3. Methyprednisolone 16mg(SOLI – MEDON 16) 10 viên
Uống sau ăn 60 phút: Sáng: 1v Trưa: 0v chiều: 1v Tối: 0v
4. Bambuterol hydrochloride 10mg( Bambec 10mg) 10 viên
Uống buổi tối: Sáng: 0v Trưa: 0v chiều: 0v Tối: 1v
5. Natri montelukast 10mg(Singulair 10mg) 10 viên
Uống buổi tối: Sáng: 0v Trưa: 0v chiều: 0v Tối: 1v
6. Esomprazole 40mg( ESTOR TAB 40mg) 20 viên
Uống trước ăn 60 phút: Sáng: 1v Trưa: 0v chiều: 1v Tối: 0v
7. Salbutamol(dạng sulfate) 100mcg (VENTOLIN XỊT) 1 Chai
Xịt họng ngày 2 lần, Sáng: 2 Trưa: 0 chiều: 2 Tối: 2
Mỗi lần 2 nhát

Lời dặn: Ngày tái khám 28/07/2022 Bác sĩ khám bệnh


- Khám lại xin mang theo đơn này Ths.BS Nguyễn Phú Thịnh
- Tên bố hoặc mẹ của trẻ hoặc người đưa
trẻ tới khám bệnh, chữa bệnh

13
Phân tích đơn số 1

Hoạt chất/Biệt dược Nhóm dược Cơ chế tác động Vai trò của thuốc
lý trong toa

Nhóm Ức chế tổng hợp Nhiễm khuẩn


1. Clarithromycin/ macrolid protein vi khuẩn đường hô hấp trên,
KLADID MR 500MG bằng cách gắn dưới viêm phế
vào tiểu đơn vị quản cấp, viêm
ribosome 50s và phổi. Nhiễm
ngăn chặn sự khuẩn đường sinh
chuyển vị của các dục, viêm kết mạc.
peptid.

Amoxicilin và Nhiễm khuẩn


kali clavulanat là nặng đường hô
2 Amoxicillin + kali Nhóm một phối hợp có hấp trên, dưới,
clavunat /Augmentin 1g penicillin tác dụng diệt Viêm phế quản
khuẩn cấp và mạn, viêm
phổi - phế quản.

Điều trị các bệnh


lý như viêm
Làm giảm các xương khớp, một
3. Methyprednisolone phản ứng của hệ số phản ứng dị
16mg/SOLI – MEDON Nhóm thống miễn dịch ứng nguy hiểm,
16 corticoid với các triệu bệnh về mắt, bệnh
chứng sưng, viêm về da, thận, đường
hoặc các phản ruột và bệnh phổi
ứng dị ứng khác. hoặc bất thường
hệ thống miễn
dịch.

14
Giãn cơ trơn phế
quản, ngăn cản Điều trị các tình
Nhóm thuốc phóng thích các trạng co thắt phế
4. Bambuterol giãn phế chất gây co thắt quản, hen suyễn,
hydrochloride 10mg/ quản, vận chủ nội sinh, ức chế tắc nghẽn đường
Bambec 10mg beta 2 các phản ứng phù thở có hồi phục,
nề gây ra bởi các làm giãn đường
chất trung gian dẫn khí để không
hoá học nội sinh khí đi vào phổi.
và làm tăng sự
thanh thải của hệ
thống lông
chuyển nhầy.

5. Natri montelukast Thuốc đối Điều trị và ngăn


10mg/Singulair 10mg kháng thụ thể Ức chế chất gây ngừa các cơn hen
leukotriene. viêm leukotriene. suyễn, viêm mũi
dị ứng theo mùa.

Nhóm thuốc Trào ngược dạ dày


6. Esomeprazole ức chế bơm Ức chế dạ dày tiết - thực quản; loét
40mg/ESTOR TAB proton (PPI). acid ngay cả khi dạ dày, tá tràng;
40mg dạ dày bị kích Hội chứng
thích do bất kỳ Zollinger -
tác nhân kích Ellison.
thích nào.
Tác dụng chọn
lọc kích thích các Ðiều trị cơn hen
7. Salbutamol/dạng Nhóm thuốc thụ thể beta 2. nặng, cơn hen ác
sulfate 100mcg chủ vận beta- có tác dụng làm tính.
(VENTOLIN XỊT) 2-adrenergic giãn phế quản Viêm phế quản
mạn tính, giãn phế
nang.

15
3.2.2 Đơn thuốc số 2
Tóm tắt đơn thuốc số 2

Họ Và Tên:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA NGUYỄN THỊ LUẬN 64 Tuổi
THỐNG NHẤT Nữ

ĐƠN THUỐC

Chẩn đoán: Hen [suyễn] (J45); viêm phế quản cấp (J20); Viêm
mũi dị ứng khác (J30.3).

Thuốc điều trị: ĐVT SL


1. Fluticason propionat, Salmeterol Bình xịt 01
(SERETIDE DC 25/250MG)
Xịt họng ngày 2 lần, Sáng: 2 Tối: 2
Mỗi lần 2 nhát, xúc họng sau khi dùng thuốc
2. Cefradin 500mg (Cefradin 500mg) Viên 28
Uống sáng: 2 viên tối: 2 viên
3. N-acetylcystein 200mg/1,6g (Acecyst) Gói 45
Uống Sáng: 1 gói Trưa: 1 gói Tối: 1 gói
4. Methyprednisolone (Methyprednisolone 16) 16mg Viên 05
Uống Sáng: 1 viên
5. Ebastin 10mg (SaVi Ebastin 10) Viên 07
Uống Tối: 1 viên

Lời dặn: Bác sĩ khám bệnh


- Khi uống thuốc có bất thường trở lại bệnh Lương Thị Liễu
viện ngay. Tái khám mang theo toa thuốc
này

16
Phân tích đơn số 2

Hoạt chất/Biệt dược Nhóm Cơ chế tác động Vai trò của thuốc
dược lý trong toa
Thuộc Salmeterol tạo ra
nhóm thời gian giãn phế
1. Fluticason thuốc trị quản.
propionat, Salmeterol hen phế Fluticasone Bệnh hen suyễn,
/ SERETIDE DC quản và propionate làm Bệnh phổi tắc nghẽn
25/250MG bệnh phổi giảm các triệu mãn tính
tắc nghẽn chứng và đợt cấp
mãn tính. của bệnh hen
suyễn.

Cefradin có khả Điều trị các bệnh


năng ngăn chặn các nhiễm khuẩn như:
2. Cefradin 500mg Nhóm tế bào vi khuẩn viêm đường hô hấp,
/Cefradin 500mg cephalospo hình hành, phát nhiễm khuẩn tiêu
rin triển và phân chia. hóa, nhiễm khuẩn
Thuốc phá vỡ tiết niệu
thành tế bào, tiêu
diệt tận gốc vi
khuẩn.
Làm giảm độ
quánh của đờm là Tiêu nhày trong các
tách đôi cầu nối bệnh phế quản-phổi
3. N-acetylcystein Nhóm tác disulfua trong cấp & mãn tính kèm
200mg/1,6g /Acecyst dụng trên mucoprotein và tạo theo tăng tiết chất
đường hô điều kiện để tống nhầy.
hấp đờm ra ngoài khi
ho khạc

Làm giảm các Điều trị các bệnh lý


Nhóm phản ứng của hệ như viêm xương
4. Methyprednisolone/ corticoid thống miễn dịch khớp, một số phản
Methyprednisolone với các triệu chứng ứng dị ứng nguy
16mg sưng, viêm hoặc hiểm, bệnh về mắt,
các phản ứng dị bệnh về da, thận,
đường ruột và bệnh
ứng khác
phổi hoặc bất
thường hệ thống
miễn dịch.

17
Điều trị viêm kết
mạc dị ứng, viêm
5. Ebastin 10mg / Tác dụng ức chế mũi dị ứng quanh
SaVi Ebastin 10 Nhóm hoạt động của các năm hoặc theo mùa;
kháng H1 histamin nội sinh Nổi mề đay mãn
tính; Các loại viêm
da dị ứng.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. https://giaotrinhpdf.com/duoc-ly-hoc-tap-1.html
[2]. https://hongngochospital.vn/benh-hen-suyen/
[3]. https://bvdaihoccoso2.com.vn/vi/thong-tin-thuoc/
[4]. https://tamanhhospital.vn/hen-suyen/
[5].https://medlatec.vn/tin-tuc/omeprazol-dhg-la-gi-va-tac-dung-cua-thuoc-
s67-n32157
[6].https://vi.wikipedia.org/wiki/Dextromethorphan

19

You might also like