Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 75

KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

LỜI NÓI ĐẦU.

Đã từ rất lâu, những cuốn sách luôn là một phần không thể thiếu, là
món ăn tinh thần, là người bạn, là nguồn cổ vũ, chỉ dẫn của con người. Đọc
sách vẫn luôn là một việc cá nhân và do đó luôn đa dạng và phức tạp như
chính bản thân đời sống xã hội. Dù là một cuốn sách công cụ hay sách giải trí,
một cuốn từ điển chuyên ngành hay một cuốn tiểu thuyết…, thì giao tiếp giữa
người với sách vẫn luôn là một giao tiếp riêng tư và mật thiết. Tác động của
sách không hề bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Con người ngày nay
vẫn không hề giảm sút hứng thú tìm lại những trang sách đã có hàng mấy
nghìn năm nay, từ những hình vẽ bí hiểm trên những phiến đất sét, những chữ
cái từ lâu đã trở nên lạ lùng trên các tấm da cừu,…cho đến hôm nay, những
cuốn sách được in hàng loạt bằng những máy in điện tử hiện đại.
Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung
quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những
quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tân với
những qui luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất
nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội
lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với
những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hoá, truyền thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống
bên trong của con người, qua các thời kì khác nhau, ở những dân tộc khác
nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng
và đấu tranh của họ.

SV: Nguyễn Thị Nga. 3 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai,
hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi
người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho
người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải
làm gì để sống cho đúng và để đi tới một cuộc đời thực sự. Sách mở rộng
những chân trời ước mơ và khát vọng... “Sách là của cải vô giá để lại kinh
nghiệm, bài học… cho muôn đời sau”.
Cuốn sách tốt sẽ là cuốn sách khi xem nó, bên cạnh sự tiếp thu, cảm
nhận về nội dung sách, người đọc sẽ tiếp tục suy nghĩ về những vấn đề của
bản thân mình. Những cuốn sách như thế được độc giả đón nhận không chỉ
bởi nội dung tác giả muốn truyền tải mà còn ở vẻ đẹp của nghệ thuật trình
bày. Bao giờ cũng vậy, hình thức trang trí, trình bày luôn được biết đến trước
tiên khi sách đến với người đọc. Một cuốn sách dù có nội dung hay nhưng lại
qua loa trong cách trình bày thì chắc chắn cuốn sách sẽ mất đi một nửa giá trị
của nó. Vì vậy việc trình bày thế nào cho phù hợp, có thẩm mỹ là một yếu tố
quan trọng để tạo ra một cuốn sách đẹp. Quan tâm tới vấn đề này, em thực
hiện đồ án với đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật- mỹ thuật trình bày một cuốn
sách đẹp” nhằm mục đích tìm hiểu kỹ lưỡng hơn nghệ thuật trình bày một
cuốn sách đạt yêu cầu kỹ thuật và có giá trị cao về thẩm mỹ, hướng tới một
sản phẩm in đẹp trên mọi phương diện. Đồ án sẽ chú ý tới sự nhất quán trong
việc trình bày sách phù hợp với từng nội dung; tạo sự hài hòa, dễ đọc, dễ
nhìn, dễ cảm nhận… khi độc giả tiếp cận với sách.

Đồ án bao gồm các nội dung chính sau:


- Phần I: Sơ lược về sự hình thành những cuốn sách đầu tiên của
nhân loại.
- Phần II: Các yếu tố liên quan làm đẹp cuốn sách.
- Phần III: Kỹ thuật - Mỹ thuật trình bày sách.
- Phần IV: Kết luận.

SV: Nguyễn Thị Nga. 4 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

PHẦN I:
SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH
NHỮNG CUỐN SÁCH ĐẦU TIÊN CỦA NHÂN LOẠI

I.1. Sự hình thành của chữ viết.


I.1.1. Khái niệm và vai trò của chữ viết.
Chữ chỉ hệ thống ký tự ghi lại ngôn ngữ. Nếu ngôn ngữ là hệ thống ký
tự thì chữ viết là hệ thống ký tự của ký tự. Chữ viết có quan hệ mật thiết với
ngôn ngữ nhưng không thể đồng nhất ngôn ngữ và chữ viết (người ta có thể
không biết chữ nhưng vẫn có ngôn ngữ để giao tiếp; nhiều dân tộc có ngôn
ngữ riêng nhưng vẫn chưa có chữ viết).
Chữ viết có vai trò to lớn đối với lịch sử phát triển của loài người vì
chữ viết thắng được không gian, thời gian và tránh được sự sai lệch. Chữ viết
giúp cho thế hệ sau biết được lịch sử, quá khứ của loài người; hơn nữa chữ
viết còn phát huy tác dụng trong hoàn cảnh giao tiếp…
Chữ viết là sự sáng tạo của con người nhưng phải trải qua quá trình
phát triển lâu dài; thúc đẩy quá trình thống nhất, chuẩn hóa ngôn ngữ.
Con người lúc ban sơ, tuy chưa có tư duy rõ rệt, nhưng trong cuộc sống
hàng ngày đã có những cảm giác biểu lộ ra ngoài bằng âm thanh, đó là sự ra
đời của tiếng nói. Tư duy của con người hình thành dần, xã hội ngày càng
phát triển- lời nói- những âm thanh bị tiêu tan qua không gian, lãng quên dần
qua thời gian, không thể làm tròn nhiệm vụ trước yêu cầu mới, nên con người
tìm cách giữ lại lời nói, do đó chữ viết ra đời, và chữ viết chính là vật chất của
tư duy.

SV: Nguyễn Thị Nga. 5 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

I.1.2. Nguồn gốc và sự phát triển của chữ viết.


Những hệ thống chữ viết đầu tiên không tự xuất hiện. Chúng bắt nguồn
từ các tập quán cổ xưa của các hệ thống biểu tượng. Hệ thống này không
được coi là chữ viết nhưng chúng có những đặc điểm liên quan với chữ viết
sau này (có thể gọi là hệ thống tiền ký tự) - Nguồn gốc của chữ viết.
Chữ hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội
loài người. Lúc ban đầu con người vẽ hình lên vách đá, lá cây, thanh tre,
xương thú… để ghi lại những cảm xúc và những diễn biến trong sinh hoạt cá
nhân và xã hội. Từ đơn giản này đến cách điệu kia, qua nhiều thế hệ, loài
người mới đi đến dùng một số nét (ngang, đứng, nghiêng, cong) dưới một quy
thức nhất định, dần dần tới những đường nét phức tạp hơn.
a. Hệ thống biểu tượng tiền ký tự (thời kỳ đồ đá).

Hình 1: Chữ viết thời kỳ đồ đá

Hệ thống biểu tượng tiền ký tự là các hệ thống biểu tượng khá dễ nhớ
và ghi lại ý, cho phép truyền đạt thông tin nhất định. Tuy vậy, chúng không
có nội dung ngôn ngữ. Những hệ thống này xuất hiện ở đầu thời kỳ đồ đá
mới, khoảng thiên niên kỷ thứ 7 TCN. Đáng chú ý có hệ biểu tượng Vinca có
những cải tiến về biểu tượng giản đơn ở đầu thiên niên kỷ 7 TCN, dần tăng

SV: Nguyễn Thị Nga. 6 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

tính phức tạp trong thiên niên kỷ tiếp theo và lên đến đỉnh cao là những bản
ghi Tartaria vào thiên niên kỷ 5 TCN. Những biểu tượng được xếp theo hàng
lối chặt chẽ, giúp chúng ta liên tưởng ngay đến văn bản. Các ký tự tượng hình
của Cận đông thời cổ đại (Ai Cập) dường như không bắt nguồn từ những hệ
thống biểu tượng trên. Vì vậy, khó có thể kết luận rằng hệ thống chữ viết đã
kế thừa biểu tượng tiền chữ viết ở thời điểm nào.
b. Chữ viết thời kỳ đồ đồng.
Lịch sử chữ viết bắt đầu khi các hệ thống chữ viết đầu tiên của loài
người xuất hiện vào đầu thời kỳ đồ đồng (cuối thiên niên kỷ 4 trước Công
nguyên) từ các biểu tượng tiền ký tự của thời kỳ đồ đá mới.
Người ta tin rằng hệ thống chữ viết đầu tiên của loài người ra đời cuối
thiên niên kỷ 3 TCN tại vùng Sumer (Lưỡng Hà) ở dạng chữ hình nêm cổ.
Sự phát triển của chữ viết tượng hình Ai cập song song với những ký tự
vùng Lưỡng Hà và không nhất thiết độc lập với nhau. Hệ thống tiền ký tự của
người Ai Cập tiến hóa thành những ký tự tượng hình cổ xưa vào khoảng
3.200 năm TCN và phổ biến rộng rãi ở giữa thiên niên kỷ 3 TCN.
Ký tự của nền văn minh sông Ấn phát triển trong suốt thiên niên kỷ 3
cả ở dạng tiền chữ viết hoặc dạng chữ viết cổ xưa, tuy vậy quá trình phát triển
này tiến nhanh hơn khi nền văn minh đi qua giai đoạn đỉnh điểm vào khoảng
1.900 năm TCN.
Chữ viết của người Trung Quốc có lẽ là không cùng nguồn gốc với các
nền văn minh Trung Đông. Từ hệ thống biểu tượng tiền chữ viết ở cuối thời
kỳ đồ đá mới khoảng 6.000 năm TCN, chữ viết Trung Quốc ra đời khoảng
1.500 năm TCN vào thời nhà Thượng.
Phần lớn các hệ thống chữ viết trên thế giới ngày này đều bắt nguồn từ
Ai Cập hoặc Trung Quốc, ngoài ra còn có hệ thống tượng ý của người Maya
(châu Mỹ) xuất hiện thế kỷ thứ 3 TCN…
 Chữ hình nêm:

SV: Nguyễn Thị Nga. 7 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Hình 2: Chữ hình nêm

Hệ thống chữ viết nguyên thủy của người Sumer bắt nguồn từ những
phiến đất sét được sử dụng để chỉ tên đồ vật. Cho đến cuối thiên niên kỷ 4
TCN, hệ thống này đã phát triển thành một phương pháp lưu lại các bản kê,
sử dụng bút trâm đầu tròn ấn lên tấm đất sét theo các góc khác nhau để ký
hiệu con số. Ghi chép sử dụng bút trâm đầu tròn và bút trâm đầu sắc, theo thời
gian, được thay thế bằng bút trâm đầu hình nêm (vì thế mà có tên chữ viết
hình nêm) vào khoảng 2.700 – 2.500 năm TCN. Ban đầu chỉ có những ký
hiệu ghi hình nhưng đã phát triển, đưa vào yếu tố ngữ âm ở thời gian thế kỷ
29 TCN. Khoảng 2.600 năm TCN, chữ viết hình nêm bắt đầu thể hiện âm tiết
trong nhóm ngôn ngữ Xume (Sumer) vùng Lưỡng Hà. Cuối cùng, chữ viết
hình nêm trở thành hệ thống chữ viết phổ biến ghi lại ký hiệu ghi hình, âm tiết
và con số.
 Chữ tượng hình Ai Cập cổ đại:
Chữ viết đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đế chế Ai Cập, đọc
và viết là đặc quyền của nhóm người được giáo dục để ghi chép và giữ gìn
văn bản. Chỉ những người với xuất thân nhất định mới được đào tạo để trở
thành người ghi chép và giữ gìn văn bản. Hệ thống chữ viết tượng hình Ai
Cập luôn phức tạp, khó học, nhưng trong nhiều thế kỷ sau khi ra đời, chúng
còn trở nên khó học hơn nhiều. Chủ ý của thực tế này là nhằm duy trì đặc
quyền của những người ghi chép và giữ gìn văn bản.
 Chữ viết Trung Hoa:
Ở Trung Quốc, các nhà sử học biết được rất nhiều điều về những triều

SV: Nguyễn Thị Nga. 8 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

đại Trung Hoa đầu tiên nhờ những văn bản còn sót lại. Từ thời nhà Thượng,
đa số những ghi chép này tìm thấy trên xương động vật hoặc bản ghi bằng
đồng. Những chữ ghi trên mai rùa, qua phương pháp xác định tuổi carbon cho
thấy chúng được viết khoảng 1.500 năm TCN. Các nhà sử học phát hiện ra
rằng loại vật liệu được sử dụng có ảnh hưởng đến văn bản được ghi chép và
cách thức sử dụng chúng.

Hình 3: Chữ viết trên mai rùa


Những chữ cái cổ Semitic (Trung Đông):
Những chữ cái đúng nghĩa đầu tiên (những chữ cái phụ âm, gán mỗi
biểu tượng tương ứng với một âm vị, nhưng không nhất thiết mỗi âm vị ứng
với một biểu tượng) xuất hiện khoảng 1.800 năm TCN ở Ai Cập Cổ đại, như
một cách miêu tả ngôn ngữ được phát triển bởi những người Semitic phục vụ
ở Ai Cập, nhưng những nguyên tắc chữ cái này không được du nhập vào hệ
thống chữ viết tượng hình của Ai cập trong suốt thiên niên kỷ. Những chữ cái
phụ âm ban đầu này vẫn ít được coi trọng trong nhiều thế kỷ. Và chúng chỉ
trở nên quan trọng khi vào cuối thời kỳ đồ đồng, khi ký tự tiền chữ viết
Sinaitic phân thành hai nhánh là hệ thống tiền chữ cái Canaanite (khoảng
1.400 TCN) và hệ thống chữ cái nam Ả rập (khoảng 1.200 TCN).
c. Chữ viết thời kỳ đồ sắt.
Chữ cái Phoenician là hệ thống tiền chữ cái Canaanite được tiếp tục
phát triển ở thời kỳ đồ sắt (được cho là kế thừa từ sự chấm dứt của hệ thống

SV: Nguyễn Thị Nga. 9 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

này năm 1.050 TCN). Hệ thống chữ cái này đưa đến sự ra đời của chữ viết
Aramaic và chữ viết Hy Lạp; rồi thông qua người Hy Lạp, dẫn đến sự ra đời
của các chữ cái Tiểu Á và chữ cái Italic cổ (bao gồm tiếng Latin) vào thể kỷ 8
TCN. Chữ cái Hy Lạp đưa vào các ký hiệu nguyên âm.
Cũng thời gian này (thế kỷ 4 đầu Công nguyên), chữ viết Nhật Bản ra
đời từ chữ viết Trung Hoa.

Hình 4: Hệ chữ cái a, b, c

I.1.3. Sự phát triển của chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.
a. Chữ Hán:
Chữ Hán vào Việt Nam theo con đường giao lưu văn hóa bắt đầu từ
thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên. Hiện nay, ở Việt Nam còn lưu giữ
được số hiện vật như đỉnh cổ có khắc chữ tượng hình (chữ Hán cổ). Ðiều này
là một phần chứng minh được rằng chữ Hán cổ xuất hiện ở Việt Nam khá
sớm và thực sự trở thành phương tiện ghi chép và truyền thông trong người
Việt kể từ những thế kỷ đầu Công nguyên trở đi. Ðến thế ký VII - XI chữ Hán
và tiếng Hán được sử dụng ngày càng rộng rãi ở Việt Nam. Thời kỳ này tiếng
Hán được sử dụng như một phương tiện giao tiếp, giao lưu kinh tế thương

SV: Nguyễn Thị Nga. 10 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

mại với Trung Quốc. Do Việt Nam bị ách đô hộ của phong kiến phương Bắc
trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, vì vậy hầu hết các bài văn khắc
trên tấm bia đều bằng chữ Hán.
Từ sau thế kỷ thứ X, tuy Việt Nam giành được độc lập tự chủ, thoát
khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc, nhưng chữ Hán và tiếng Hán
vẫn tiếp tục là một phương tiện quan trọng để phát triển văn hóa dân tộc.

Hình 5: 80 chữ Hán cơ bản


b. Chữ Nôm:
Dù chữ Hán có sức sống mạnh mẽ đến đâu chăng nữa, một văn tự
ngoại lai không thể nào đáp ứng, thậm chí bất lực trước đòi hỏi, yêu cầu của
việc trực tiếp ghi chép hoặc diễn đạt lời ăn tiếng nói cùng tâm tư, suy nghĩ và
tình cảm của bản thân người Việt. Chính vì vậy chữ Nôm đã ra đời để bù đắp
vào chỗ mà chữ Hán không đáp ứng nổi.
Chữ Nôm là một loại văn tự xây dựng trên cơ sở đường nét, thành tố và
phương thức cấu tạo của chữ Hán để ghi chép từ Việt và tiếng Việt. Quá trình
hình thành chữ Nôm có thể chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu, tạm gọi là giai đoạn "đồng hóa chữ Hán", tức là dùng
chữ Hán để phiên âm các từ Việt thường là tên người, tên vật, tên đất, cây cỏ
chim muông, đồ vật... xuất hiện lẻ tẻ trong văn bản Hán. Những từ chữ Nôm
này xuất hiện vào thế kỷ đầu sau Công nguyên (đặc biệt rõ nét nhất vào thế kỷ
thứ VI).
Giai đoạn sau: Ở giai đoạn này, bên cạnh việc tiếp tục dùng chữ Hán để
phiên âm từ tiếng Việt, đã xuất hiện những chữ Nôm tự tạo theo một số
nguyên tắc nhất định. Loại chữ Nôm tự tạo này, sau phát triển theo hướng ghi
âm, nhằm ghi chép ngày một sát hơn, đúng hơn với tiếng Việt.

SV: Nguyễn Thị Nga. 11 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Từ thời Lý thế kỷ thứ XI đến đời Trần thế kỷ XIV thì hệ thống chữ
Nôm mới thực sự hoàn chỉnh. Ðến thế kỷ XVIII - XIX chữ Nôm đã phát triển
tới mức cao, át cả địa vị chữ Hán.

Hình 6: Chữ Nôm


Như vậy, có thể thấy chữ Hán và chữ Nôm có những khác nhau cơ bản
về lịch sử ra đời, mục đích sử dụng và mỗi chữ có bản sắc riêng về văn hóa.
c. Chữ Quốc ngữ:
Đến thế kỷ XVII, với mục đích du nhập Thiên Chúa giáo vào Việt
Nam, các giáo sĩ người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha được sự giúp đỡ của các
giáo sĩ người Việt đã La tinh hóa chữ viết để truyền giáo (thường chữ viết gắn
liền với tôn giáo), đồng thời tách người Việt ra khỏi khuôn viên của chữ
vuông và văn hóa Khổng giáo.
Quá trình xây dựng chữ viết trên cơ sở chữ La tinh mà ngày nay gọi là
chữ quốc ngữ đã lặp lại quy trình sáng tác chữ nôm. Alexandre de Rhodes và
các giáo sĩ người Âu phải giải quyết hai vấn đề: một là thêm những dấu phụ
để phù hợp với cách đọc của người Việt khác với tiếng La tinh, tiếng Bồ Đào
Nha..., hai là (khác với chữ nôm) phải ghi riêng biệt từng tiếng khác với cách
viết liền như tiếng châu Âu đa tiết.
Chính vì địa vị không chính thức và tính không chuẩn hóa của chữ nôm
mà chữ quốc ngữ dễ dàng thay thế. Hơn nữa hệ chữ La tinh lại rất dễ đọc và
tiện lợi.
Trong bối cảnh quốc tế hóa hiện nay, tiếng Việt được đánh giá như một

SV: Nguyễn Thị Nga. 12 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

trong những nhân tố quan trọng, đóng vai trò tích cực vào quá trình hội nhập
của Việt Nam với thế giới.

I.2. Sự hình thành những cuốn sách đầu tiên của nhân loại.
Chữ viết ra đời cũng cần có nơi nương tựa, vì vậy cuốn sách xuất hiện.
Vào khoảng 3000 năm TCN, ở vùng sông Nile- Ai Cập đã có công nghệ làm
giấy bằng sợi cây papyrus. Đó là một cuộn giấy cao từ 15 đến 17 cm, chiều
dài cuốn sách phụ thuộc vào nội dung. Chữ ghi trên sách là những hình vẽ,
những ký tự khó hiểu nhằm diễn đạt những suy nghĩ của người đương thời.
(Hình 9 - trang 16, Hình 10 - trang 17).
Trong khi đó, ở phía Đông của địa cầu - Trung Quốc - cũng có một
nền văn minh đang nảy nở, chữ Trung Quốc ra đời vào khoảng 3000 năm
TCN và được khắc trên mai rùa, xương thú; sau đó là những cuốn sách bằng
gỗ, thẻ tre rồi đến sách lụa phù hợp với lối viết bút lông. (Hình 8 - trang 15).
Ngoài Ai Cập, Trung Quốc ra còn có một trung tâm văn hóa lớn thứ ba
khá nổi tiếng là vùng Cận Đông, nhất là vùng Medopotami (cái nôi của nền
văn minh Tây Phương). Cuốn sách ở đây là những tấm đất sét có chiều dài
khoảng 50 cm, rộng khoảng 40 cm. Khi đất còn ướt, người ta ấn những con
chữ hình nêm lên rồi phơi khô hoặc nung trong lửa… (Hình 7 - trang 14).
Dưới đây là một số hình ảnh những cuốn sách đầu tiên của nhân loại
được tìm thấy:

SV: Nguyễn Thị Nga. 13 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Hình 7: Cuốn sách là những tấm đất sét.

SV: Nguyễn Thị Nga. 14 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Hình 8: Cuốn sách là mai rùa.

SV: Nguyễn Thị Nga. 15 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Hình 9: Cuốn sách trên giấy papyrus.

SV: Nguyễn Thị Nga. 16 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Hình 10: Cuốn sách trên giấy papyrus.

SV: Nguyễn Thị Nga. 17 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Như vậy, từ xa xưa con người đã có kỹ thuật, cách nhìn riêng để có thể
viết ra những cuốn sách phản ánh suy nghĩ, tư duy, kinh ngiệm trong sản xuất,
chiến đấu, cải tạo thiên nhiên… ở các vùng lãnh thổ với đặc trưng tập quán
khác nhau.
Sách ra đời và được chép bằng tay để có thể phổ biến, truyền bá
tri thức nhưng không mang tính rộng rãi, mất nhiều thời gian, bản chép tay so
với bản gốc có thể có sự sai lệch. Để có được những cuốn sách đẹp, giống
nhau, con người đã nghiên cứu và sáng tạo ra những phương pháp nhân bản
sách, và ngành in ấn xuất hiện.
Lịch sử in ấn bắt đầu hình thành và phát triển đầu tiên ở Trung Quốc.
Kỹ thuật in khối dùng gỗ sơ khai đã bắt đầu phổ biến ở thế kỷ thứ 6. Sách in
khối cổ nhất còn tới ngày nay có từ năm 868 sau CN là cuốn kinh Kim
Cương. Đến thế kỷ thứ 12 và 13, các thư viện ở Ả Rập và Trung Quốc đã có
tới hàng chục nghìn bản sách, sự phát triển của in ấn là một bước đột phá
trong phổ biến tri thức. Vào thế kỷ 8 - 9, nghề ấn loát với sự trợ giúp của
những bản khắc chữ bằng gỗ đã phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn
Quốc. Đến thế kỷ 14, nghề in đã được du nhập vào châu Âu. Năm 1436, với
sự ra đời của kỹ thuật in bằng chữ kim loại có thể dịch chuyển được đã giúp
cho việc in ấn trở nên đơn giản hơn. Cha đẻ của phát minh này là Johannes
Gutenberg – người được mệnh danh là “ông tổ nghề in” ( Hình 11 – Hình 12).

SV: Nguyễn Thị Nga. 18 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Hình 11: Ông tổ nghề in ( Johannes Gutenberg).

Hình 12: Bàn in của Gutenberg

SV: Nguyễn Thị Nga. 19 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Với mong muốn người nghèo cũng có thể đọc sách để tiếp cận tri thức,
(vì sách thời kỳ này là của rất hiếm, được coi là thứ xa xỉ dành riêng cho giới
thượng lưu và những ai có tiền), nên Gutenberg đã tìm ra được kỹ xảo in mới.
Lúc đầu ông tạo chữ in bằng loại gỗ cứng, mỗi chữ in là một bản khắc nhỏ
với một chữ duy nhất trên đá. Tuy nhiên loại chữ in bằng gỗ không tạo ra nét
chữ sắc nét và riêng biệt nên ông chuyển đổi qua kiểu chữ in bằng kim loại có
thể di chuyển được. Bằng phương pháp này, Gutenberg là người đi tiên phong
trong việc in sách Kinh Thánh bằng tiếng La tinh. Bộ Thánh Kinh gồm hai
tập, mỗi tập dày 300 trang với 42 dòng mỗi trang. Đây được xem là bộ sách
đầu tiên được in bằng kiểu chữ kim loại có thể dịch chuyển được với những
nét chữ rất đẹp và sắc nét.
Trên đây là một số nét sơ lược về sự hình thành những cuốn sách đầu
tiên cùng với lịch sử của ngành ấn loát. Đây cũng là những tiền đề đầu tiên, là
nền móng cho sự hình thành và phát triển về kỹ thuật - mỹ thuật để trình bày
một cuốn sách đẹp.

SV: Nguyễn Thị Nga. 20 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

PHẦN II:
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN LÀM ĐẸP CUỐN SÁCH

II.1. Hình thức bên ngoài.


II.1.1. Sự lựa chọn nguyên vật liệu.
a. Giấy.
 Giấy là nguyên vật liệu chính của công việc sản xuất ra sách hay của
ngành in nói chung. Có nhiều loại giấy với những giá trị khác nhau, và giá trị
của giấy phải phù hợp với thiết kế của từng loại sách. Dưới đây là một số loại
giấy phổ biến:
- Giấy Ford (giấy offset): là loại giấy phổ biến và thông dụng, định
lượng thường là 70-80-90g/m2 ... Giấy ford có bề mặt nhám, bám mực tốt,
dùng để làm những cuốn sách có giá trị trung bình, ngoài ra cũng được dùng
làm bao thư lớn, nhỏ, hóa đơn, tập học sinh ...
- Giấy in báo: Là loại giấy không tráng dùng để in báo, có tỷ trọng sợi
gỗ thu được từ phương pháp chế biến cơ học hoặc cơ - hoá học lớn hơn hoặc
bằng 65% tổng lượng sợi, không hồ hoặc dát rất mỏng, định lượng từ 40 g/m²
đến 65 g/m².
- Giấy Bristol : có bề mặt hơi bóng, mịn, bám mực tốt vừa phải, vì thế
in offset đẹp, có thể dùng in bìa sách, hộp xà bông, mỹ phẩm, dược phẩm,
card, tờ rơi, thiệp mời ... định lượng thường thấy ở mức 230 - 350g/m2.
- Giấy Couche : có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng.
Thường dùng để in tờ rơi quảng cáo, catalogue, poster, brochure... Định lượng
vào khoảng 90-210g/m2. Giấy couche cũng thường được dùng để in những
cuốn sách có giá trị cao, thời gian sử dụng lâu dài.

SV: Nguyễn Thị Nga. 21 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

- Giấy Duplex : có bề mặt trắng và lán gần gần với Bristol, mặt kia
thường sẫm như giấy bồi. Có thể dùng in bìa sách, các hộp sản phẩm kích
thước hơi lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng thường trên 300g/m 2.
 Tính chất giấy: Tính chất của giấy cũng liên quan tới vẻ đẹp của
cuốn sách, ví dụ như:
- Định lượng: Trọng lượng của một đơn vị diện tích của giấy được xác
định theo phương pháp tiêu chuẩn. Đơn vị biểu thị kết quả là g/m2.
- Độ dày: Khoảng cách giữa hai mặt của giấy đo theo phương pháp tiêu
chuẩn. Đơn vị biểu thị kết quả là mm. Độ dày giấy thường từ 0,04 đến 0,4
mm. Giấy có độ dày càng lớn thì độ bền càng cao, khả năng thấu quang nhỏ,
khả năng co giãn giảm… làm tăng chất lượng sản phẩm in.
- Độ chịu kéo: Lực kéo lớn nhất mà mẫu thử chịu được trước khi đứt
trong điều kiện xác định của phương pháp thử tiêu chuẩn.
- Độ dài đứt:
Chiều dài tính được của băng giấy với chiêu rộng đồng nhất có trọng
lượng đủ nặng để làm đứt chính nó khi treo một đầu lên.
- Độ dãn dài: Độ dãn dài đo được tại thời điểm đứt của băng giấy các
cáctông khi nó được kéo dãn dưới điều kiện xác định của phương pháp thử
tiêu chuẩn; đơn vị biểu thị thường là % so với chiều dài ban đầu của mẫu thử.
- Độ hút nước: Khả năng hấp thụ và giữ lại khi tiếp xúc với nước của
giấy và cáctông; hoặc tốc độ hút nước, được xác định bằng các phương pháp
thử tiêu chuẩn…
 Khổ giấy in.
Khổ giấy nói chung do cơ quan Tiêu chuẩn quốc tế (ISO: International
Standard Organisation) công nhận gồm 3 nhóm A, B, C.

SV: Nguyễn Thị Nga. 22 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Khổ A (mm) Khổ B (mm) Khổ C (mm)

A0 841x1189 B0 1000x1414 C0 917x1297


A1 594x841 B1 707x1000 C1 648x917
A2 420x594 B2 500x707 C2 458x648
A3 297x420 B3 353x500 C3 324x458
A4 210x297 B4 250x353 C4 229x324
A5 148x210 B5 176x250 C5 162x229
A6 105x148 B6 125x176 C6 114x162
A7 74x105 B7 88x125 C7 81x114
A8 52x74 B8 62x88 C8 57x81
A9 37x52 B9 44x62
A10 26x37 B10 31x44
A11 18x26 B11 22X31
A12 13x18 B12 15x22
A13 9x13

 Giấy in có liên quan tới hình thức, kích cỡ, khuôn khổ và khối sách.
Vì vậy giấy và cỡ sách là những tiêu chuẩn của nghệ thuật sách. Giấy cũng có
liên quan chặt chẽ đến kỹ thuật in, đến việc sử dụng và bảo vệ sách. Định
lượng giấy dày hay mỏng quyết định độ dày của cuốn sách, cho nên có nhiều
chủng loại giấy phù hợp với từng loại sách nhất định. Cũng tùy theo mục
đích, nội dung, tầm quan trọng của từng loại sách mà người ta sử dụng những
loại giấy khác nhau; ví dụ như đối với những cuốn sách chính trị cần được lưu
giữ trong thời gian dài thì loại giấy sử dụng cũng cần có độ bền cao với thời
gian (cả về màu sắc, độ bền cơ học và các yếu tố hóa lý khác), hoặc với sách
trình bày những tác phẩm nghệ thuật thì đòi hỏi tinh tế hơn về độ bóng của
giấy, độ thấu quang… để việc mô tả các tác phẩm đó được chân thực hơn…
b.Mực.
 Mực in có kiên quan chặt chẽ đến tính dễ đọc, thích ứng với lối
in, giấy in, có độ bền khác nhau trước ánh sáng.
Một số tính chất của mực in:
- Tính chất quang học:

SV: Nguyễn Thị Nga. 23 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

+ Cường độ màu: Cường độ màu miêu tả độ đậm nhạt về màu sắc


của mực.
+ Độ trong (độ che phủ): Là khả năng che phủ kín màu của nền…
- Các tính chất in: độ nhớt, độ dính,..
+ Độ nhớt là khả năng chống lại sự chảy của mực.
+ Độ dính là khả năng dính của mực lên bề mặt vật liệu in và là khả
năng chống lại sự tách của mực.
+ Độ bền màng mực sau khi khô…
(Mực in offset: là loại mực đặc, độ nhớt từ 40-100 Pa.s, bền với nước
và có độ đậm cao, độ dày màng mực từ 0,5 đến 1 micromet).
 Khi sản xuất ra một cuốn sách thì sử dụng mực cũng là một việc
không thể thiếu. Vì thế mà việc lựa chọn mực in phù hợp với từng loại giấy,
từng phương pháp in rất quan trọng. Cũng tùy theo giá trị từng loại sách mà
có những cách sử dụng mực khác nhau, ví dụ như với loại sách có giá trị sử
dụng ngắn thì không cần dùng mực có độ bám dính quá tốt, độ bóng cao…,
như thế sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất mà cuốn sách vẫn giữ được vẻ đẹp
riêng của nó…
Các ký tự, chữ viết, hình ảnh… trên trang sách đến được mắt người đọc
đều phải thông qua lớp mực in trên đó; mực in có rõ nét thì độc giả đọc sách
mới được thuận lợi. Nếu phải nhìn vào trang sách với những con chữ mờ hay
mất nét… thì cho dù nội dung sách có hay tới đâu, độc giả cũng cảm thấy khó
chịu; như vậy cuốn sách đó được đánh giá chưa phải là cuốn sách đẹp.
c. Những nguyên vật liệu khác.
Nói đến nguyên vật liệu tạo nên hình thức bên ngoài cho một cuốn
sách, ngoài giấy và mực còn có các vật liệu như chỉ khâu, thép khâu, hồ
keo… đi kèm với các hình thức khâu sách khác nhau: khâu lồng, khâu kẹp,
sách vào keo.
Sau khi các tay sách đã in xong, để tập hợp thành cuốn sách, cần phải
lắp ráp lại. Muốn sản phẩm ra đời được hoàn chỉnh thì tất cả các động tác

SV: Nguyễn Thị Nga. 24 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

trong quá trình này phải được chú ý tỷ mỷ.


 Chỉ khâu:
Sách khâu chỉ dễ mở, dễ đọc, sách bền, thời gian sử dụng lâu; sách có
thể dày, nhiều trang như: sách khoa học kỹ thuật, tiểu thuyết, tuyển tập từ
điển… Sách khâu chỉ thường có số trang từ 500 trang trở lên.
Do tính bền, dai, đàn hồi của chỉ nên gáy sách có thể làm tròn hoặc
hình nấm, tăng tính thẩm mỹ cho cuốn sách.
Yêu cầu đối với chỉ đóng sách:
- Chỉ bền, dai, ít co dãn, đường kính đồng đều, khi tháo chỉ khỏi lõi không
bị sổ tung ra và không bị xoăn.
- Độ bền của chỉ chịu sức kéo đứt đạt 1,5 – 2 kg.
 Thép đóng sách: Sợi thép dùng để đóng sách có tính dẻo, mềm,
bảo đảm dễ tạo thành mũi khâu.
Thép sợi dùng để đóng ruột sách bìa mềm theo kiểu kẹp và sách đóng
lồng, thường sử dụng với gáy sách có độ dày nhỏ hơn 16 mm.
Thép dùng khâu sách có hai loại: thép không tráng kẽm và thép tráng
kẽm, trong đó thép tráng kẽm có độ bền và đẹp hơn thép không tráng kẽm;
thép không tráng kẽm chỉ dùng để đóng vở học sinh và sách dùng một lần
thời gian ngắn.
 Keo hồ: Các tay sách của một quyển sách đã bắt đúng theo thứ
tự, người ta làm xơ gáy và dùng keo nhiệt bôi lên vùng gáy đã làm xơ, các tay
sách được máy ép chặt và khi nguội, keo làm cho các tay sách liên kết lại với
nhau tạo thành ruột quyển sách.
Yêu cầu kỹ thuật đối với keo hồ liên quan tới thẩm mỹ sách:
- Tính dính cao để đảm bảo gắn chặt các vật liệu cần dán lại với nhau, nghĩa
là lực cố kết của chất dán phải đủ.
- Có khả năng dàn thành một màng mỏng trên bề mặt vật liệu cần dán một
cách dễ dàng.
- Độ nhớt thích hợp để khi bôi chất dán lên bề mặt vật liệu không bị ngấm

SV: Nguyễn Thị Nga. 25 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

quá mức vào trong lòng của nó.


- Màu trong suốt hoặc sáng để không làm đổi màu của vật liệu đem dán.
- Có độ pH trong khoảng 6,5 < pH < 7,5 để chất dán là chất trung tính,
không làm thay đổi màu sắc và hủy hoại vật liệu đem dán.
- Màng keo hồ trên mặt vật liệu phải mỏng đều, sau khi khô phải tạo thành
màng dẻo dai, không giòn, không dễ vỡ, không được tạo thành mốc trên mặt
vật liệu.
- Giữ được tính ổn định, không thay đổi tính chất trong thời gian dài…

II.1.2. Sự lựa chọn về hình thức trình bày.


a. Lựa chọn font chữ, cỡ chữ, dáng chữ.
 Font chữ.
Font chữ có nghĩa là một mặt chữ nào đó được biểu diễn hay trình bày
trong một kích thước hay kiểu dáng đặc trưng. Nói cách khác font chữ là tập
hợp hoàn chỉnh các chữ cái, các dấu câu, các con số, và các ký tự đặc biệt,
theo một kiểu loại, định dạng (thường hoặc đậm nét), hình dáng (thẳng hoặc
nghiêng) và kích cỡ phù hợp và có thể phân biệt khác nhau.
Trước kia chữ chỉ được viết bằng tay hoặc trạm khắc trên gỗ, đá. Khoa
học ngày càng tiến bộ, nhiều kiểu chữ được sáng tạo không ngừng và ngày
càng có tính khoa học, tính thẩm mỹ cao. Mỗi kiểu chữ ra đời lại được biến
hóa thành những kiểu chữ độc đáo khác, làm cho kho tàng chữ của thế giới và
mỗi nước càng thêm phong phú.
- Mỗi kiểu chữ có công thức cấu trúc riêng, có ngôn ngữ, đặc tính
phong cách riêng phản ánh một nội dung nào đó. Dựa theo dáng chữ, người ta
chia thành 4 loại: Chữ nét trơn, chữ có nét chân, chữ nét viết, chữ kiểu cách
(nghệ thuật).
+ Chữ nét trơn (chữ không chân).
Chân là những đường nhỏ ở cuối mỗi nét của ký tự. Font không chân
nghĩa là mặt chữ mà không có những đường này. Những font không chân

SV: Nguyễn Thị Nga. 26 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

thường được sử dụng khi cần một mặt chữ lớn, ví dụ như đầu đề của một tạp
chí, hay xuất hiện trong những văn bản ngắn như sách chính trị, quốc phòng,
những công lệnh… Helvetica là một mặt chữ không chân phổ biến.
Một kiểu chữ in không có chân (gạch ngang hoặc đường cong mảnh ở
đầu các nét chính của ký tự). Helvetica và Arial là hai font chữ không chân dễ
đọc, nhưng khi dùng làm chữ in thường thì khó đọc hơn so với chữ có chân.
Chữ không chân có một số đặc điểm như: sạch, trông hiện đại, dễ đọc
(đặc biệt với các văn bản ngắn); đặc biệt tốt với nét chữ trên sơ đồ, bản đồ, đồ
thị và hình vẽ…

Arial là font không chân


+ Chữ có nét chân (chữ có chân).
Font có chân được nhận dạng bằng những đường nhỏ ở cuối mỗi nét
khác nhau của một ký tự. Những nét này làm cho mặt chữ dễ đọc hơn bằng
cách hướng dẫn mắt từ chữ này đến chữ kia và từ từ này qua từ kia. Font có
chân thường được sự dụng cho một khối văn bản dài, được sử dụng nhiều
trong nội dung cuốn sách. Times New Roman là ví dụ của một loại font có
chân phổ biến.

Time New Roman


+ Chữ nghệ thuật (hoa văn): Đây là font chữ kiểu cách, cầu kỳ trong
cách thể hiện. Chữ nghệ thuật có nhiều hình dáng khác nhau, mang đến cho
người đọc những cảm giác khác nhau. Tuy nhiên loại chữ này có những
đường nét, cách tạo hình phức tạp nên ít được sử dụng để in sách mà chỉ dùng
một số ít trong những cuốn sách mang tính nghệ thuật, trang trí.

SV: Nguyễn Thị Nga. 27 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

CH÷ HOA V¡N


+ Chữ nét viết (viết tay): font chữ viết tay cũng rất phong phú và đa
dạng. Từ những font chữ phổ biến, con người đã cải biến, cách điệu dần cho
phù hợp với văn hóa từng dân tộc. Font viết tay phản ánh chân thật, nhẹ
nhàng các vấn đề của xã hội, mang đến cảm giác thư thái, gần gũi với độc giả.
Dưới đây là một số minh họa chữ viết tay.
(Hình 13; hình 14 – Trang 29; 30).

Chöõ vieát tay –


(Commerce)

Ch÷ viÕt tay –


(Aristote)
SV: Nguyễn Thị Nga. 28 Lớp CĐ 08- CNI
KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Hình 13: Chữ viết tay cổ động của Hồ Chí Minh

SV: Nguyễn Thị Nga. 29 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Hình 14: Chữ thư pháp viết tay

SV: Nguyễn Thị Nga. 30 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

- Nếu phải liệt kê ra thì hiện nay có khoảng hơn 20.000 font chữ, và
con số này không dừng lại ở đó bởi vì ngày nào cũng có người thiết kế thêm
font khác. Font chữ thể hiện tính cách. Nó có thể hạnh phúc và vui nhộn như
những đứa trẻ, nghiêm túc và trang trọng như một người lớn tuổi. Font chữ có
thể ngỗ nghịch, kín đáo, dè dặt, tự tin và thích thú cho nên ta phải chọn chúng
với tính cách mà font chữ đó thể hiện.
- Như đã nói ở trên, chúng ta có rất nhiều sự lựa chọn cho font chữ và
đó cũng là lý do đòi hỏi mỗi người thiết kế phải thật sự tỉnh táo khi chọn font
chữ cho cuốn sách của mình. Tùy theo tính chất, nội dung của từng loại sách,
từng đối tượng độc giả mà ta lại có những cách lựa chọn font chữ khác nhau,
ví dụ font chữ sử dụng để trình bày văn bản khoa học phải là các font chữ
tiếng Việt với kiểu chữ chân phương, bảo đảm tính trang trọng, nghiêm túc
của văn bản; với thiếu nhi thì sử dụng font dễ đọc, ngộ nghĩnh… Với văn bản
hành chính thì nên sử dụng font Times New Roman (Bảng mã Unicode) vì nó
là font chữ in, rõ ràng và dễ đọc, nếu sử dụng trong một bài viết thư hay trang
trí thì nên chọn các font .Vn*** (Bảng mã TCVN3
như: .VnLinus, .VnLincohl...) hoặc các font VNI-*** (Bảng mã VNI
Windows như: VNI-Thuphap, VNI-Linus, VNI-Ariston...)
- Trong hàng loạt các font chữ Latinh hiện có, có 3 định dạng font
chữ phổ biến nhất là Arial, Verdana, và Times New Roman, mỗi font chữ đều
có những ưu điểm trên từng định dạng riêng dựa trên chiều rộng của từng ký
tự. Font Arial tuy không thanh thoát như Verdana nhưng lại có sự mềm mại
hơn, trong khi font Verdana được xem cứng cáp hơn các font khác.

Font Verdana
Font Arial
Font Times New Roman
SV: Nguyễn Thị Nga. 31 Lớp CĐ 08- CNI
KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

- Có rất nhiều lý thuyết tranh luận về vấn đề nên dùng chữ không chân
hay có chân. Chẳng hạn với những văn bản dài, có lời khuyên nên sử dụng
font có chân vì phần chân của những font chữ này giúp mắt nhìn liên kết các
từ một cách nhanh hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những font
không chân không thể dùng cho văn bản dài. Thật ra, trừ khi văn bản dài như
một cuốn tiểu thuyết thì nhất định nên dùng font có chân. Trong văn bản, kiểu
chữ không chân có thể dùng để đọc trong đoạn ngắn từ 200 đến 300 từ, ví dụ
như cuốn sách nhỏ có nhiều tranh minh họa. Còn lại, mắt người sẽ đọc nhanh
hơn khi văn bàn sử dụng loại font quen thuộc mà không nhất định đó là loại
font nào.
Quyết định chọn có chân hay không chân tùy thuộc vào người thiết kế
trình bày, tùy thuộc vào cảm giác của họ đối với văn bản. Những font có chân
sẽ cho cảm giác cổ điển, sang trọng và quy củ trong khi các font không chân
sẽ tạo ấn tượng hiện đại, trẻ trung và gọn gàng hơn. Một lần nữa, những tính
chất này hoàn toàn mang tính tương đối.
 Cỡ chữ.
Cỡ kiểu chữ là khoảng cách cơ bản từ điểm cao nhất tới điểm thấp nhất
của chữ cái, ví dụ như độ cao các chữ b và y. Khoảng cách giữa điểm cao
nhất và thấp nhất cho phép các chữ cái trong hai dòng không chạm nhau.
Trong trình bày cũng không nên sử dụng font chữ quá nhỏ hoặc quá
lớn. Kích thước tiêu chuẩn là từ 12-14pt (*pt là viết tắt của point, một đơn vị
đo lường cơ bản dùng trong in ấn, một point có kích thước xấp xỉ bằng 1/72
inch, nhưng máy tính thường bỏ qua sự chênh lệch này và lấy chuẩn 1 point =
1/72 inch (1 inch = 2,54 cm) ). Bên cạnh giá trị thẩm mỹ của font chữ, tính dễ
đọc cũng nên được đặc biệt quan tâm. Hạn chế dùng kiểu chữ nhỏ hơn 10pt,
chữ nhỏ được dùng trong sách là chú thích.
Kích thước của font chỉ tính theo chiều dọc - độ cao của font chữ, còn
bề ngang như thế nào thì hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu font.
- Tuy nhiên thì việc lựa chọn cỡ chữ cũng phụ thuộc vào độ dài sách,

SV: Nguyễn Thị Nga. 32 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

giá thành nguyên vật liệu (giấy, mực), phụ thuộc xuất bản phẩm, ngành nghề
hoạt động; thị lực của từng độ tuổi… Cụ thể như: với những cuốn sách dài,
giá thành nguyên vật liệu cao thì nên chọn cỡ chữ nhỏ dễ đọc, dễ theo dõi
khiến việc đọc sách dễ dàng hơn và tiết kiệm chi phí sản xuất. Với đặc điểm
thị lực của những độc giả nhỏ tuổi thì nên dùng cỡ chữ lớn hơn, từ 14 pt trở
lên; và cỡ chữ 24 thường được sử dụng trong một số cuốn sách cho người cao
tuổi như sách kinh thánh… Đối với biểu bảng có thể dùng kiểu chữ nhỏ hơn
10 pt và có thể chú thích dưới ảnh, văn bản hoặc dùng các trích dẫn từ các
xuất bản phẩm khác…

Times New Roman- 8 pt


Times New Roman- 10 pt
Times New Roman- 12 pt
Times New Roman- 13 pt
Times New Roman- 14 pt
Times New Roman- 18 pt

Times New Roman- 24 pt

 Dáng chữ.
- Chữ đậm (Boldtace):
Các kiểu chữ có thể mảnh hoặc đậm hơn mức bình thường cần phải đọc
cẩn thận hơn những kiểu chữ có độ đậm bình thường. Dáng chữ đậm sẽ gây
sự thu hút, chú ý của độc giả; vì vậy trong một cuốn sách, có thể trình bày
dáng chữ này cho một dòng, một đoạn, hoặc một vài chữ… để lôi cuốn bạn
đọc. Tuy nhiên cũng không nên dùng dáng chữ đậm cho toàn bộ nội dung
cuốn sách, bởi sử dụng quá nhiều chữ đậm sẽ gây nên nhức mỏi mắt, khó
chịu cho độc giả; ngoài ra với việc trình bày còn chiếm nhiều diện tích, tốn
kém cho sản xuất…

SV: Nguyễn Thị Nga. 33 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Dáng chữ đậm- Time New Roman- Size 24

Dáng chữ đậm- Arial- Size 30

- Chữ nghiêng (Italic):


Chữ nghiêng dùng để trình bày một dòng, một đoạn hoặc vài trang để
phân biệt với nội dung cuốn sách. Người ta thường sử dụng chữ nghiêng để
nói lên ý tưởng, lời nói… của tác giả hay của nhân vật nào đó có kiên quan
đến cuốn sách; cũng có khi tác giả và người trình bày dùng chữ nghiêng để
nhấn mạnh một hoặc hai đoạn văn xác nhận trích dẫn từ nguồn khác.
Nhiều người cho rằng nếu viết chữ nghiêng cả một đoạn dài sẽ rất khó
đọc, nhung thực tế không như vậy, vì có một vài kiểu dạng chữ nghiêng dễ
đọc.

Kiểu chữ nghiêng có chân-


Size 36

Kiểu chữ nghiêng không chân-


Size 32
Khi trình bày, người thiết kế thường cẩn thận với việc dùng chữ

SV: Nguyễn Thị Nga. 34 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

nghiêng trong văn bản dài và làm sao để dễ đọc.


b. Độ dài của dòng.
- Độ dài của dòng được tính theo chiều rộng của khuôn khổ bát chữ.
(Thông thường, khuôn khổ bát chữ = khổ sản phẩm - 3 cm), ví dụ: Ta có khổ
sản phẩm là 13 x 19 cm thì khổ bát chữ sẽ là 10 x 16 cm…
- Với mỗi khổ bát chữ thì độ dài của dòng có sự khác nhau, như:
+ Khổ bát chữ 10 x 16 cm (ứng với khổ sản phẩm 13 x 19 cm): Với cỡ
chữ 14pt, một dòng thường có từ 44 đến 46 con chữ; và từ 50 đến 52 con chữ
đối với cỡ chữ là 12 pt.
+ Khổ bát chữ 16 x 24 cm (ứng với khổ sản phẩm 19 x 27 cm): Thường
có khoảng 63 con chữ cỡ 14 pt, và khoảng 75 con chữ cỡ 12 pt…
- Nếu các dòng quá dài, độc giả có thể lẫn lộn, họ phải khó khăn tìm từ
dòng bắt đầu đến hết nên đọc có thể bị bỏ dòng hoặc lặp lại dòng vừa đọc. Vì
thế khi đọc các dòng quá dài, mắt độc giả phải vận động nhiều gây ra mỏi
mệt. Nhưng cũng không nên để chiều rộng của dòng quá ngắn vì sẽ gây tức
mắt người đọc do mắt phải di chuyển chậm; nếu như trong nội dung có từ dài
thì từ sẽ ngắt rời rạc, câu bị ngắt lửng làm cho nội dung không trọn nghĩa…
c. Khoảng trống giữa các dòng.
Khoảng trống giữa các dòng phù hợp sẽ giúp độc giả đọc dễ dàng từ
dòng đầu đến dòng cuối.
Khoảng trống dòng thường được đo bằng point; đối với sách trình bày,
khoảng cách dòng thường lớn hơn cỡ chữ từ 0,2 đến 0,5 pt.
Khoảng cách còn phụ thuộc vào độ cao và chiều rộng của chữ. Các chữ
có chiều cao và độ rộng lớn thì khoảng cách dòng lớn, không nên thu hẹp
khoảng cách dòng lại để tránh cho độc giả khi đọc không bị nhầm dòng. Và
khoảng trống giữa các dòng nên nhất quán trong toàn bộ cuốn sách (thống
nhất từ đầu đến cuối trong toàn bộ nội dung sách).
Đôi khi cũng tùy thuộc vào cỡ chữ, độ dài nội dung sách, yêu cầu tay
sách…, người làm bố cục trình bày thêm khoảng trống để thêm vài dòng khi

SV: Nguyễn Thị Nga. 35 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

không đủ tư liệu để sắp hết vào trang giấy. Như vậy, khoảng cách dòng cũng
làm tăng độ dài của xuất bản phẩm…
d. Khoảng cách giữa các từ.
Phải có khoảng cách giữa các từ để độc giả đọc được dễ dàng. Nói cách
khác, khoảng cách giữa các từ phải làm sao khi độc giả đọc những dòng dài
không gặp khó khăn.
Khoảng cách dòng không có quy tắc quyết định mà phụ thuộc vào cỡ
chữ, kiểu chữ. Kiểu chữ nhỏ cần ít khoảng cách giữa các từ hơn kiểu chữ lớn;
kiểu chữ rộng cần nhiều khoảng cách hơn kiểu chữ hẹp.
e. Chữ hoa và chữ thường.
Không nên dùng chữ VIẾT HOA trong toàn bộ văn bản, nếu sử dụng
toàn bộ bằng chữ hoa thì sẽ khó đọc hơn chữ thường. Lý do đơn giản vì chữ
hoa giống nhau chiều cao và hình dáng của chữ là hình chữ nhật; trong khi đó
chữ thường không như vậy, chúng có độ uyển chuyển riêng và làm cho độc
giả dễ đọc. Dùng chữ hoa khi các dòng ngắn và ít như ở đầu các chương (các
tít chương), tít có dòng chữ ngắn, các tiêu đề…
Chữ thường được sử dụng nhiều trong nội dung của cuốn sách.
f. Sự tương phản giữa chữ và nền.
Đối với sách thường sử dụng chữ đen trên nền trắng là nổi bật nhất, dễ
đọc nhất trong văn bản dài. Bất cứ màu nào khác màu đen đều có sự tương
phản kém hoặc là sự tương phản sẽ mất; nếu mực đủ sẫm (nâu đậm, xanh
đậm) thì sự tương phản có thể không nổi bật.
Trong các trường hợp trình bày sách sử dụng chữ khác màu đen, nên
tăng cỡ chữ để bồi đắp cho sự mất mát tương phản…

II.2. Mối quan hệ cơ hữu giữa kỹ thuật - mỹ thuật và khoa học của
cuốn sách.
II.2.1 - a. Mục đích. Mỗi một sản phẩm nói chung- cuốn sách nói
riêng, trước khi đưa vào sản xuất đều có sự lựa chọn vừa ý về kiểu mẫu, hình

SV: Nguyễn Thị Nga. 36 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

thức để khi cuốn sách in xong thu hút được sự thích thú của khách đặt hàng
và dễ tiêu thụ.
b. Mối quan hệ cơ hữu giữa kỹ thuật, mỹ thuật và khoa học khi trình
bày sách.
Trong quá trình sản xuất, quá trình sáng tạo kiểu mẫu, ý thức thẩm mỹ
đã len vào sản phẩm. Các phương pháp, quy cách sử dụng nguyên vật liệu gọi
chung là kỹ thuật làm ra sản phẩm cũng là điều cần thiết.
Trước khi đặt vấn đề sản xuất một ấn phẩm thì đã có những hiểu biết,
những kinh nghiệm về khoa học đuc kết lại từ trước: khoa học kinh nghiệm.
Khi sản xuất gặp phải bế tắc thì phải dựa vào các nguyên lý của khoa
học để nghiên cứu lại. Nghiên cứu xong đưa vào sản xuất thí nghiệm, nếu
thành công thì đúc kết lại thành khoa học kinh nghiệm. Điều này cho thấy
khoa học cuốn sách đã có mặt từ trước và trong quá trình sản xuất. Các mặt
kỹ thuật, nghệ thuật và khoa học trong sách đều quện với nhau và tỏa ra trên
các yếu tố cấu thành cuốn sách trong các vấn đề sản xuất và tiêu thụ cuốn
sách.
Như thế: kỹ thuật là yêu cầu, mỹ thuật là cái đẹp của ấn phẩm, còn
khoa học là sự nghiên cứu đề xuất những giải pháp về sự cố trong quá trình
làm đẹp cuốn sách.

II.2.2. Những hiểu biết về trang in.


a. Cỡ (khổ) của cuốn sách.
Cỡ sách có liên quan đến loại văn bản, tính chất đề tài, đối tượng độc
giả chính, cách sử dụng, sự thuận lợi cho việc trình bày và thích nghi với
phương pháp in, với khổ giấy để vừa đẹp mắt, vừa tiết kiệm.
Khổ sách thông dụng là “khổ vàng” có hình chữ nhật đứng, “khổ vàng”
được quy định vào thế kỷ XV, lấy con người làm chuẩn mực, lấy chiều dài
gấp rưỡi chiều rộng; ví dụ như khổ 13 x 19 cm, khổ 19 x 27 cm… đều là
những khổ vàng; nhưng khổ tiêu chuẩn được quy định là khổ 13 x 19 cm.

SV: Nguyễn Thị Nga. 37 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Ngoài ra, cũng đã xuất hiện rất nhiều cỡ, hình khối sách khác nhau phụ
thuộc vào đối tượng độc giả khác nhau. Cho nên cỡ sách cần thích ứng với
việc sử dụng của từng đối tượng độc giả, phải đảm bảo sự hài hòa về hình và
khối của sách.
Bề dày của cuốn sách do độ dày của giấy tạo nên, phụ thuộc vào nội
dung dài hay ngắn. Gáy sách cần phải tương xứng với chiều cao và chiều
ngang của cuốn sách thì khối của cuốn sách sẽ đẹp hơn; như đối với những
cuốn sách dày, nhiều trang (từ điển, tiểu thuyết…) thì chiều dày gáy sách
thường được làm bằng 1/3 chiều ngang sách, nhìn cuốn sách sẽ rất vững vàng
mà không mất đi giá trị thẩm mỹ.
b. Cỡ bát chữ.
Trong ruột sách, phần chữ in được gọi là bát chữ. Bề rộng và bề cao
của bát chữ đều được xây dựng theo quy tắc của các công thức toán học và kỷ
hà học (các đường nét, hình khối) đã được đúc kết từ trước.
Tuy cỡ sách và cỡ bát chữ luôn luôn có sự biến động nhưng phải giữ
công thức của diện tích bát chữ ở mức độ tương xứng, hài hòa với diện tích
trang sách.
Bề rộng và chiều cao của bát chữ chiếm 2/3 của 3/4 của cỡ sách, đảm
bảo tính dễ đọc và tiết kiệm đúng mức.
Như đã đề cập ở phần trên, thông thường: cỡ bát chữ = cỡ sách – 3 cm.
ví dụ cỡ sách là 13 x 19 cm thì cỡ bát chữ (có tính số trang) sẽ là 10 x 16
cm…
c. Các lề trắng xung quanh bát chữ.
Các lề trắng xung quanh bát chữ cũng có những công thức toán học và
kỷ hà học để đảm bảo tính cân đối và hài hòa trên trang sách. Tỷ lệ lề trắng
tùy theo yêu cầu riêng của từng loại sách, loại văn bản, hình thức gia công…
mà có sự điều chỉnh để giữ được vẻ đẹp cho từng trang sách và đảm bảo việc
tiết kiệm giấy.
Không nên lãng phí mép lề trắng, nhưng nếu chúng quá hẹp thì nhìn

SV: Nguyễn Thị Nga. 38 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

trang giấy sẽ không có sự thu hút, gây khó đọc cho độc giả.
d. Tạo hình trang sách.
Tạo hình trang sách đẹp là một biểu hiện thẩm mỹ của trí tuệ, thỏa mãn
mắt nhìn và tâm sinh lý của người đọc. Để đạt được yêu cầu đó cần phải:
- Điều chỉnh tỷ lệ giữa bát chữ và khoảng trắng xung quanh bát chữ
phải tương xứng
- Bố cục cân đối, hài hòa giữa các khối chữ, mảng hình trang trí, chỗ
sáng và khoảng trắng.
- Sắp xếp đoạn văn có không gian tương ứng với nội dung của nó và
tâm sinh lý người đọc.
- Quá trình tạo hình trang sách đẹp thì chiều cao các bát chữ trong cuốn
sách phải như nhau (luôn luôn đối chiếu hai trang phía trái và phía phải với
nhau, và chân số trang phải thẳng hàng từ trang đầu đến trang cuối cùng của
cuốn sách).
Việc tạo hình trang in, dàn dựng bát chữ là những yếu tố hàng đầu
trong nghệ thuật in sách.
e. Vị trí số trang trong cuốn sách.
 Vị trí số trang trong cuốn sách.
- Trang số lẻ là trang đẹp, trang chính. Đánh số trang lẻ thường ở cuối
của dòng chữ, phía phải của bát chữ.
- Trang chẵn là trang sau, trang thứ yếu. Đánh số trang chẵn ở đầu dòng
chữ, phía trái của bát chữ.
Tuy nhiên cũng có những cuốn sách mà số trang được đánh ở giữa như
sách khoa học, sách dùng nội bộ, nghiên cứu, giáo trình…
- Trang trắng trong cuốn sách không đánh số trang nhưng số trang sau
đó vẫn tính theo thứ tự. Ví dụ, trang số 5 đứng trước một trang trắng thì trang
sau trang trắng đó vẫn phải đánh theo thứ tự là trang số 7. Trang trắng trong
trang sách cũng có chức năng riêng của nó khi biết sử dụng tốt, nhưng nếu sử
dụng trang này một cách lãng phí thì không thể hiện được ý nghĩa của nó

SV: Nguyễn Thị Nga. 39 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

phục vụ đoạn văn.


- Số trang có thể trình bày ở phía đầu hoặc ở phía cuối của bát chữ.
- Số trang trình bày theo nguyên tắc kỹ thuật, đặt số trang ở trang lời
nói đầu hay lời tựa thường được bắt đầu từ trang lẻ.
 Về tạo hình các loại trang.
- Những trang đặc biệt: trang tít sách, trang đề tặng, trang phần chương,
trang mục lục…
Những trang đặc biệt này có kiểu dáng chữ, cỡ chữ, cỡ bát chữ… khác,
không cùng với rình bày nội dung của cuốn sách.
- Nếu sách có một số trang giống nhau (trang phần chương, cuối
chương, tiêu đề chương, đề mục…) thì khi trình bày cần sự nhất quán về bố
cục trong toàn bộ cuốn sách đó. Ví dụ, với cuốn sách có nhiều chương, nếu ở
chương đầu ta trình bày tiêu đề chương với kiểu dáng chữ hoa đậm, đặt cân
giữa, cỡ chữ lớn hơn chữ trình bày nội dung sách…, thì tiêu đề của các
chương sau đến chương cuối cùng cũng phải trình bày giống như vậy.
- Những loại trang giống nhau (trong từng bản văn) cũng phải có sự
thống nhất trong cách trình bày, từ kiểu dáng chữ, cỡ chữ đến khoảng cách
dòng, khoảng cách giữa các đoạn văn…, đảm bảo tính dễ đọc cho cuốn sách.

SV: Nguyễn Thị Nga. 40 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

PHẦN III:
KỸ THUẬT – MỸ THUẬT TRÌNH BÀY SÁCH

III.1. Trình bày những trang liên quan đến vẻ đẹp của nội dung
cuốn sách.
III.1.1. Hộp đựng sách.
Hộp đựng sách là hộp carton, hay nhựa, da, gỗ… có nhiều kích thước
khác nhau; có thể để trống một cạnh để khi kéo sách ra dễ dàng, có khi là hộp
kín được buộc bằng dây… Hộp đựng sách có vai trò bảo vệ và tăng sự sang
trọng cho cuốn sách.
Hộp đựng phải thiết kế vừa với khuôn khổ cuốn sách, không quá chật
hoặc quá rộng để sử dụng được thuận tiện. Trên nắp hộp được khắc họa các
chi tiết hoa văn hoặc chữ, tên của cuốn sách và một số thông tin cần thiết về
cuốn sách đó.

Hình 14: Hộp đựng sách.

SV: Nguyễn Thị Nga. 41 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

III.1.2. Băng quảng cáo sách.


Băng quảng cáo sách là băng giấy bọc ngoài bìa sách và được đặt dưới
tít sách. Trên băng quảng cáo là những danh ngôn, trích ngôn, trích đoạn hay
trong nội dung cuốn sách; hoặc mượn các nội dung khác từ bên ngoài phù
hợp với nội dung cuốn sách đó. Băng quảng cáo là nét nhấn mạnh cho những
cuốn sách nhằm tuyên truyền nhân một chủ đề; cũng có thể giới thiệu một số
sezi sách, giới thiệu một số sự kiện chính trị trọng đại hay kỷ niệm… để phân
biệt với các loại sách thông thường.
Băng quảng cáo có cỡ chữ trình bày to hơn chữ trong nội dung cuốn
sách, dáng uyển chuyển, kích thích thị giác, sự hứng thú của người đọc,
hướng người đọc tìm đọc sách.
Khoảng cách giữa các chữ trên băng phải đều, khoảng cách dòng không
rời rạc và phải tạo thành khối liền mạch; chữ được trình bày cân vào giữa
băng quảng cáo.

III.1.3. Áo bìa.
Áo bìa là tờ bảo vệ bìa sách, tăng thêm vẻ trang trọng cho cuốn sách,
thường làm bằng bìa cứng hay carton có hai mép gấp lại. Bìa áo trình bày
thường nhắc lại bìa chính, quảng cáo cho cuốn sách hoặc có thể trình bày nhẹ
nhàng hơn, chỉ có những hình ảnh, họa tiết trang trí hoa văn, tên sách và tên
tác giả. Trên áo bìa có thể sử dụng nhiều màu sắc, hình ảnh rực rỡ để làm nổi
bật và phân biệt với cuốn sách.
Kích thước áo bìa phải trùm được bìa và gáy bìa, phần gấp lại bên trong
theo tỷ lệ 1/3 hoặc 1/2 theo chiều ngang của bìa phụ thuộc vào nội dung chữ
hoặc ảnh trên mép áo bìa.
Trình bày trên áo bìa cỡ chữ to, chữ in màu; trình bày cân đối, bố trí
sao cho phù hợp với chiều cao của cuốn sách.
( * ) Không phải cuốn sách nào cũng có hộp đựng, băng quảng cáo, áo
bìa mà những hình thức đó chỉ sử dụng cho những cuốn sách có giá trị.

SV: Nguyễn Thị Nga. 42 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

III.1.4. Bìa sách.


Bìa sách là vỏ để bảo vệ ruột sách, đồng thời giới thiệu tên sách và
quảng cáo cho cuốn sách đó. Trong bất kỳ xuất bản phẩm nào bìa sách cũng
cần có sự quan tâm đặc biệt. Bìa sách chính là nơi được độc giả nhìn thấy đầu
tiên và cuốn sách có hấp dẫn hay không một phần là nhờ bìa sách. Bìa thường
được làm từ chất liệu giấy cứng dày hơn ruột sách, hoặc được làm bằng vải,
da, gỗ…

(a) (b)

(c)
Hình 15: ( a ) – Bìa sách bằng giấy cứng.
( b ) – Bìa sách bằng gỗ.
( c ) – Bìa sách bằng thiếc và vải.

SV: Nguyễn Thị Nga. 43 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Bìa sách được phân làm hai mặt bìa: Bìa 1 và bìa 4.
a. Bìa 1.
 Bìa 1 là mặt chính của cuốn sách, trên bìa phải đảm bảo đủ ba
yếu tố cần thiết: Tên tác giả, tên tác phẩm (tên cuốn sách), tên nhà xuất bản
(hoặc năm xuất bản).
- Dòng tên tác giả.
Dòng tên tác giả được trình bày phía trên đầu của cuốn sách, trình bày
bằng chữ hoa, cỡ chữ lớn hơn chữ trình bày trong nội dung cuốn sách. Dòng
tên tác giả được đặt cân vào khoảng giữa theo chiều rộng của cuốn sách – đây
là cách trình bày thịnh hành nhất; cũng có thể trình bày bám trái, bám phải
trang bìa tùy thuộc vào nội dung, yêu cầu nhà xuất bản hay tác giả cuốn sách.
- Dòng tên tác phẩm (tên cuốn sách).
Dòng tên tác phẩm là dòng chữ chính trên mặt bìa 1, được trình bày
vào giữa theo chiều cao của cuốn sách. Chữ trình bày dòng tên tác phẩm có
cỡ chữ lớn (có thể là chữ hoa hay thường) tùy thuộc số lượng từ hoặc yêu cầu
của tác giả.
Giới thiệu một số cách trình bày dòng tên tác phẩm:
+ Trình bày theo kiểu cân đối (cân vào khoảng giữa của bìa): lấy giữa
làm chuẩn, chia đều khoảng cách hai bên. (Hình 16 – trang 45).
Tên của cuốn sách có số chữ ít thì trình bày một dòng theo tỷ lệ là 3/5.
Nếu tên sách có nhiều chữ thì trình bày thành hai đến ba dòng theo tỷ lệ 1/2.
+ Trình bày theo kiểu bám trái hay bám phải: có tỷ lệ trình bày như
trình bày theo kiểu cân đối và phải trình bày thành khối, tức là các đầu chữ
đầu tiên phải thẳng nhau. (Hình 17, 18 – trang 46, 47).
+ Ngoài ra, dòng tên tác phẩm cũng có thể trình bày theo kiểu dích rắc:
Là cách trình bày trong đó kết hợp cả kiểu bám trái và bám phải, thường dùng
với số lượng chữ nhiều. Nhưng chú ý khi trình bày phải ngắt từ đủ nghĩa;
khoảng cách ký tự, khoảng cách dòng dứt khoát, không rời rạc. (Hình 19 –
trang 48).

SV: Nguyễn Thị Nga. 44 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Hình 16: Trình bày theo kiểu cân đối.

SV: Nguyễn Thị Nga. 45 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Hình 17: Trình bày theo kiểu bám trái.

SV: Nguyễn Thị Nga. 46 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Hình 18: Trình bày theo kiểu bám phải.

SV: Nguyễn Thị Nga. 47 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Hình 19: Trình bày theo kiểu dích rắc.

SV: Nguyễn Thị Nga. 48 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

- Dòng tên nhà xuất bản.


Dòng tên nhà xuất bản trình bày ở cuối của trang bìa 1, có thể trình bày
cân giữa chiều rộng và có thể theo yêu cầu của tác giả. Cỡ chữ dòng này được
trình bày như ở dòng tên tác giả nhưng phải có cỡ chữ lớn hơn chữ tringf bày
trong nội dung cuốn sách.
 Bìa 1 thường hay có hình ảnh minh họa, chú ý trình bày mảng
khối chữ riêng, không chồng chữ lên hình ảnh gây mù mịt, rối trang bìa.
Bìa thường có nền màu, chữ có màu nổi hơn màu nền.
Bìa sách ngày nay thường được láng bóng để bảo vệ nền màu không bị
tác động của môi trường và tăng vẻ đẹp cho cuốn sách.
b. Bìa 4.
 Bìa 4 nằm ở phía sau của cuốn sách khi gập sách lại, nhưng thực
tế khi gia công, mặt bìa 4 nằm cùng với mặt bìa 1.
 Trên mặt bìa 4 được bố trí một trong những yếu tố như: Trình
bày quảng cáo, tóm tắt nội dung, ghi chú xuất bản, giá tiền.
- Cách trình bày phần quảng cáo hay tóm tắt nội dung có thể dàn đều,
căn giữa trên mặt bìa 4; cũng có thể trình bày khung trang trí, trình bày chữ
khác kiểu với nội dung cuốn sách; cỡ chữ to hay nhỏ phụ thuộc vào nội dung
quảng cáo hay tóm tắt. (Hình 20 – a, trang 50).
- Trình bày phần ghi chú xuất bản gồm có nội dung, số lượng cuốn
sách, khuôn khổ cuốn sách, in tại cơ sở in nào; ngày, tháng, năm hoàn thành
và nộp lưu chiểu.
Phần ghi chú được trình bày bằng cỡ chữ nhỏ hơn cỡ chữ trình bày
trong nội dung cuốn sách, được căn đều hai bên, để sát cuối của trang bìa;
phía trên được ngăn cách bởi đường kẻ nét thanh, bằng đúng chiều rộng của
dòng ghi chú xuất bản. (Hình 20 – b, trang 50).
- Trình bày dòng giá tiền: Trình bày sát phía dưới góc phải của trang
bìa 4. Trình bày bằng cỡ chữ nhỏ, dáng đứng hoặc nghiêng. (Hình 20 – c,
trang 50).

SV: Nguyễn Thị Nga. 49 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

(a)

(b)

(c)

Hình 20: Một số chi tiết trên mặt bìa 4.

SV: Nguyễn Thị Nga. 50 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

c. Gáy sách.
Gáy sách là toàn bộ mặt bìa 1 của cuốn sách nhìn nghiêng khi xếp sách
đứng trong tủ hoặc trên giá.
Có một số cách trình bày chữ ở gáy sách: Trình bày theo chiều ngang
khi bề dày của cuốn sách cho phép; trình bày theo chiều dọc đọc từ trên
xuống; trình bày theo chiều dọc đọc từ đưới lên.
Những loại sách quý, sách có giá trị thường được trang trí ở gáy sách
rất công phu bởi những hoa văn, gờ nổi, gờ chìm, ép nhũ, mạ vàng.
Đối với những loại sách lớn có nhiều tập, việc trình bày gáy sách phải
nhất quán để khi xếp cả bộ sách trên giá tạo thành motit liên hoàn.
 Trình bày gáy sách theo chiều ngang:
Phải đảm bảo độ dày gáy từ 3 cm trở lên hay từ 500 đến 600 trang trở
lên đối với loại giấy dày tương đối.
Dòng tên tác giả được trình bày bằng chữ hoa hoặc thường, trình bày
sát trên đầu của gáy sách.
Dòng tên tác phẩm trình bày căn vào giữa gáy sách là thân chữ lớn có
nét đậm.
Dòng tên nhà xuất bản trình bày bằng chữ hoa hoặc thường, sát cuối
của gáy sách.

Hình 21: Trình bày chữ theo chiều ngang.

SV: Nguyễn Thị Nga. 51 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

 Trình bày gáy sách theo chiều dọc đọc từ trên đọc xuống:
Cách trình bày này thuận tiện khi sách nằm trên bàn. Hướng chữ quay
về bìa 1, chân chữ quay về bìa 4. Trình bày các yếu tố có trên gáy sách tạo
thành mảng khối, không bị tràn khỏi gáy sách mà nằm gọn trong khoảng trình
bày gáy sách. Cỡ chữ, kiểu dáng chữ cũng tương tự như trình bày ở kiểu sách
chữ nằm ngang.

Hình 22: Trình bày chữ theo chiều dọc đọc từ trên xuống.
 Trình bày gáy sách theo chiều dọc đọc từ dưới lên:
Đây là cách trình bày thuận tiện cho sách đặt trên giá có mặt đọc chuẩn,
tạo điều kiện cho độc giả dễ tìm đọc sách. Trình bày gáy sách theo khối, đầu
chữ hướng về bìa 4, chân về bìa 1.

SV: Nguyễn Thị Nga. 52 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Hình 23: Trình bày chữ theo chiều dọc đọc từ dưới lên.

SV: Nguyễn Thị Nga. 53 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

III.1.5. Tờ lót.
Tờ lót được nối với bìa sách và ruột sách. Từ khi có bìa carton, bìa
da… thì có thêm tờ lót để mỗi khi đóng dán vào mặt sau của bìa để che đường
hở giữa ruột sách với bìa. Giấy của tờ lót cũng khác với giấy của ruột sách.
Trên mặt tờ lót có thể trang trí nhẹ nhàng hoặc có một màu nền nhẹ để phân
biệt với giấy của bìa sách.

III.1.6. Trang bảo vệ tít sách.


Trang bảo vệ tít sách ra đời cùng với bìa carton, khi cuốn sách được in
xong phải chờ đợi vào bìa, để tránh nhầm lẫn các tít sách và để che bụi bặm
làm bẩn tít sách, con người đã đặt ở bên ngoài một tờ giấy in luôn tít sách đó.
Trang này thường trình bày dòng tên tác phẩm ở góc trên bên phải của cuốn
sách, có thể trình bày chữ hoa, đậm hay chữ thường.

Hình 24: Trang bảo vệ tít sách.

SV: Nguyễn Thị Nga. 54 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

III.1.7. Trang tít tổng hợp.


Trang tít tổng hợp đặt ngay sau trang tít sách hoặc nằm sau trang bảo
vệ tít sách. Nội dung gồm: Biên tập, người trình bày… Từ thế kỷ XVII,
người Hà Lan đã đưa minh họa vào trang này để làm cho trang tít sách thêm
trang trọng, sau này có thêm ảnh tác giả và thông thường với những sách bao
gồm nhiều tập thì ở trang này giới thiệu tổng hợp các tên của các tập trong
toàn bộ tác phẩm đó. Đối với sách dịch, ở trang này người trình bày để
nguyên tít sách gốc.
Trình bày chữ phải trang trọng, rõ ràng, đôi khi là ảnh của tác giả viết
sách. Chữ trình bày thành khối dàn đều trên trang sách.

III.1.8. Trang tít sách và tên sách.


Trang này được hoàn chỉnh từ thế kỷ XVII với các yêu cầu cần thiết để
giới thiệu về tác phẩm đó. Cũng giống như trang bìa sách, các lượng thông tin
về tác giả, tác phẩm, đơn vị xuất bản được ghi chi tiết và đầy đủ hơn: Tên tác
giả với cương vị xã hội, tên sách có ghi rõ số tập hoặc trích ngôn của các danh
nhân, đơn vị xuất bản có ghi nơi và năm xuất bản. ( Hình 24, trang 56 ).
Trước và nay trang này được đặc biệt chú ý vì đó là mặt chính trong bộ
mặt cuốn sách. Đây là trang đầu tiên của cuốn sách đời đời gắn bó với ruột
sách, dù bìa sách có thay đổi thì nhìn vào đó độc giả vẫn thấy được trình độ
làm sách của mỗi dân tộc, mỗi thời đại. Ở những cuốn sách quý, sách đẹp thì
trang này có thể in màu, minh họa hình ảnh như ở bìa sách.
Cách bố cục chữ ở trang tít sách phải đảm bảo tính chính xác và rõ
ràng, sự nghiêm trang, chuẩn mực, phụ thuộc vào nội dung cụ thể của từng
tác phẩm. Thông thường có ba cách bố cục chữ trên tít sách:
- Lấy trung tâm làm chuẩn rồi từ đó lan tỏa sang hai bên trái, phải. Đây là
cách hữu hiệu nhất, đẹp và cân đối, hợp lý.
- Lấy trái hoặc phải làm chuẩn ( sách mang tính nghệ thuật ).
- Cách đạt dích rắc ( sách sẽ mang tính sáng tạo… ).

SV: Nguyễn Thị Nga. 55 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Kiểu chữ ở trang này có thể có nhiều dạng khác nhau, trình bày có thể
là chữ in màu với kiểu dạng chữ lựa chọn phù hợp với nội dung, chữ phải
đồng bộ, đồng kiểu. Đặt cụm từ, mệnh đề của tên sách sao cho đủ nghĩa.
Dòng tên cuốn sách thường được đặt ở vị trí khoảng 2/3 chiều cao bát
chữ vì đây là vị trí đẹp, trang trọng, phù hợp với mắt nhìn của người đọc sách.

Hình 25: Trang tít sách và tên sách.

III.1.9. Trang đề tặng.


Trang đề tặng chỉ xuất hiện khi có nhu cầu của độc tác giả, không nhất
thiết có trong cuốn sách.
Trang đề tặng là sáng kiến của người Anh vào giai đoạn nghệ thuật
lãng mạn ( thế kỷ XVIII ). Tác giả muốn dành một trang để bày tỏ tình cảm
với bạn bè trước khi đi vào nội dung câu chuyện trong cuốn sách.
Trình bày trang với kiểu chữ, dáng chữ phù hợp; thường trình bày dáng
nghiêng , chữ thường, cỡ chữ lớn hơn cỡ chữ trong nội dung từ 1 đến 2 pt.

SV: Nguyễn Thị Nga. 56 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

III.1.10. Trang lời giới thiệu.


Trang lời giới thiệu chỉ là phần phụ đối với nội dung cuốn sách hay lời
của tác giả hoặc của người khác muốn diễn giả người trình bày sắp trình bày
ở trang sau.
Trình bày kiểu chữ, cỡ chữ khác với chữ trong nội dung cuốn sách, và
bố cục bát chữ cũng khác với cỡ bát chữ trong bản văn chính. Lời giới thiệu
thường dùng kiểu chữ nghiêng.

III.1.11. Trang trình bày phần chương.


Nếu sách có chia ra từng phần, chương thì sau lời giới thiệu, trang phần
chương sẽ được bố trí ở trang số lẻ. Vị trí đặt chữ thường vào khoảng 2/3
hoặc 3/5 bề cao của bát chữ (để khoảng trắng trên), cũng có thể theo chiều
ngang của bát chữ (để khoảng trắng trái).
Ví dụ:

Phần thứ nhất


………………..
………………..
………………..
Chương 1 ………………..
………………………… ………………..
………………………… ………………..
………………………… ……
………………………… ………………..
………………………… ………………..
………………………… ………………..
……………. ………….

5 7

III.1.12. Trang mục lục.


Cuốn sách nào cũng nên trình bày trang mục lục giúp cho độc giả dễ
tìm phần, chương, mục cần đọc hay nói cách khác mục lục là trang chỉ dẫn
chi tiết.

SV: Nguyễn Thị Nga. 57 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Có thể đặt trang mục lục trước hoặc sau phần nội dung cuốn sách.
Cũng có thể trình bày một cuốn sách có trang mục lục đặt cả trước và sau nội
dung (trình bày trước là mục sơ lược về những phần lớn, sau là mục lục chi
tiết), chỉ áp dụng với loại sách nghiên cứu dày có nhiều vấn đề phải xem đi
xem lại nhiều lần.
Chữ trình bày ở trang mục lục có kiểu dáng khác và cỡ chữ nhỏ hơn so
với chữ trình bày ở nội dung cuốn sách.
Trong trang mục lục, người trình bày thường tách trang này làm hai
khối riêng biệt, khối danh mục và khối số trang. Nếu danh mục quá dài thì
dòng cuối của danh mục đi liền số trang.
Cũng có thể tên danh mục đồng hành đi với ký tự chấm đến số trang.

MỤC LỤC MỤC LỤC

Trang Trang

LỜI GIỚI THIỆU 3 LỜI GIỚI THIỆU…………...3


Chương 1 5 Chương 1……………………5
Chương 2 11 Chương 2…………………..11
Chương 3 55 Chương 3…………………..55
Chương 4 97 Chương 4…………………..97
Chương 5 177 Chương 5…………………177

III.1.13. Trình bày phần ghi chú xuất bản.


Phần ghi chú xuất bản được trình bày sát cuối trang, ở trang tít tổng
hợp phía cuối sách hay trình bày dưới nội dung cuốn sách và được ngăn cách
bởi một đường kẻ nét thanh. Trong khi trình bày cần chú ý: Nội dung cuốn
sách phải cách phần ghi chú xuất bản ít nhất một khoảng trắng (1cm); đường

SV: Nguyễn Thị Nga. 58 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

kẻ có chiều dài bằng với chiều dài của dòng chữ; dòng chữ cuối cùng của
phần ghi chú xuất bản trình bày thẳng hàng với dòng chữ cuối cùng của
bát chữ.
Ngày nay phần ghi chú xuất bản được trình bày ở trang bìa 4 phía cuối
hay trình bày ghép với trang in xong. Nội dung gồm: Số lượng in cuốn sách,
khuôn khổ cuốn sách, ngày tháng hoàn thiện, ngày tháng nộp lưu chiểu.
Khi trình bày dòng ghi chú xuất bản thành trang riêng có thể căn giữa
hay căn trái hoặc phải và được trang trí bởi các đường kẻ nét thanh nét đậm.

………………… ………
………………… ………
………………… ………
……….. ……

III.2. Trình bày nội dung (chính văn) cuốn sách.


Nội dung cuốn sách là phần chính được trình bày nhiều trang trong
khối ruột sách, và hình thức trình bày cũng rất đa dạng như: Sách có nội dung
toàn bộ là chữ trơn, sách có các chương, đề mục, có ảnh, biểu mẫu, sách thơ,
sách kịch…
Cách trình bày phải thống nhất về cỡ chữ, kiểu dáng chữ, khuôn khổ
bát chữ, dòng số trang sao cho phù hợp với nội dung của cuốn sách hay yêu
cầu của tác giả hoặc nhà xuất bản.

III.2.1. Nội dung cuốn sách toàn bộ là chữ trơn.


Nội dung được trình bày toàn bộ là chữ trơn thường gặp ở sách truyện
và sách tiểu thuyết…

SV: Nguyễn Thị Nga. 59 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Khi trình bày trang đầu của nội dung cuốn sách bắt đầu từ trang lẻ, có
khoảng trắng đầu trang (2/3 trang sau), nghĩa là có 2 phần khoảng trắng, 3
phần dàn chữ, trang này trình bày khối chữ thấp hơn (chiều cao) so với các
trang sau.

CHỮ đầu dòng của đoạn văn nên được trang trí, đằng sau chữ trang trí
nên để chữ hoa.
Thống nhất cỡ, kiểu dáng chữ trong toàn bộ nội dung cuốn sách.
Khoảng cách giữa các từ đều nhau tránh sự rời rạc trong đoạn văn. Không để
1, 2 chữ trong một dòng, (tối thiểu phải đạt 1/3 số chữ trong một dòng), như
vậy sẽ không gây sự hụt hững cho đoạn văn.
Với sách có toàn bộ nội dung là chữ trơn, khi trình bày nên tạo khoảng
trắng giữa các đoạn văn (khoảng cách đoạn lớn hơn khoảng cách dòng), giúp
độc giả đỡ mỏi mắt, tạo sự thoải mái, thư thái để nhận định hiểu về đoạn văn
trên, vì vậy đón đọc đoạn văn sau thuận lợi.
( * ) Để trình bày một cuốn sách đẹp có thẩm mỹ, kỹ thuật khi ngắt
trang cần chú ý: Đầu trang không để dòng cụt (đoạn cuối của đoạn văn); cuối
trang không để đầu đoạn văn; khi ngắt trang câu phải chọn nghĩa.

III.2.2. Nội dung cuốn sách có các chương, đề mục.


Có hai cách trình bày: Trình bày kiểu chương sang trang và chương
tiếp chương.
a. Trình bày theo kiểu chương sang trang:
Khi hết chương bắt buộc phải sang trang mới cho dù trang đó còn nhiều
khoảng trắng, để khoảng trắng đầu trang của từng chương thống nhất trong
toàn bộ cuốn sách. Khi dàn chữ trang cuối cùng của chương không nên để 1
hay vài dòng mà phải dàn đạt 1/3 trang chữ.
Đối với sách đặc biệt của tác giả là lãnh tụ, những danh nhân nổi tiếng,
khoảng trắng thụt đầu trang cần thận trọng, chương tiếp theo phải được trình

SV: Nguyễn Thị Nga. 60 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

bày ở trang lẻ. Nếu nội dung của chương kết thúc ở trang lẻ thì trang chẵn tiếp
theo để trắng và trình bày chương sau ở trang lẻ kế tiếp.
b. Trình bày chương tiếp chương:
Trình bày chương tiếp chương là khi hết chương đầu, chương tiếp theo
trình bày ngay cuối chương trước. Chương trước để khoảng cách với chương
sau một khoảng trắng thống nhất trong toàn bộ cuốn sách.
Không được trình bày chương tiếp theo ở cuối của trang khi không có
nội dung chương đi liền (ít nhất có 2, 3 dòng nội dung chương đi liền).
c. Trình bày tiêu đề chương, đề mục lớn nhỏ:
Các tiêu đề chương thường trình bày thành khối căn giữa theo chiều
rộng trang, trình bày chữ hoa hay chữ thường có nét đậm.
Khi trình bày các đề mục lớn, nhỏ phải đảm bảo tính thống nhất: Có
cùng cỡ chữ, khoảng cách giống nhau trong toàn bộ nội dung cuốn sách.
Ví dụ: Trình bày đề mục như la mã tất cả phải cùng cỡ chữ 12 pt hay
14 pt, kiểu có chân, dáng chữ hoa. Đề mục một nhỏ, hai nhỏ... kiểu có chân,
dáng chữ nghiêng đậm…
Những đề mục khác cấp, trình bày theo thứ tự nhỏ dần. Khi các đề mục
trình bày ở cuối trang thì ít nhất phải có 2 dòng chính văn đệm dưới. Trình
bày đề mục phải trọn nghĩa, không được cắt chữ đề mục thành hai nửa (một
nửa trình bày ở trang này hay cột 1, một nửa trình bày ở trang bên hay cột 2).

III.2.3. Nội dung cuốn sách có ảnh, biểu mẫu.


a. Nội dung có ảnh.
Khi nội dung sách có ảnh thì ảnh minh họa phải gắn liền với nội dung
liên quan đến ảnh.
 Ảnh trình bày ở đầu trang:
- Ảnh chiếm hết bề rộng bát chữ: trình bày đầu ảnh thẳng hàng với
dòng đầu của trang chữ.

SV: Nguyễn Thị Nga. 61 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Ảnh phải gắn liền với nội dung liên quan đến ảnh, không để ảnh chồng
lên nội dung (giữa ảnh và nội dung phải có khoảng cách).

ảnh
……..
…………………
…………………
…………………
…………………
…………………
…………………
14

- Ảnh nhỏ (1/2 cỡ bát chữ), có thể trình bày bên trái hoặc bên phải nội
dung liên quan đến ảnh. Vị trí đặt ảnh phụ thuộc vào số trang (trang lẻ để ảnh
bên phải, trang chẵn để ảnh bên trái):

…………
…………
…………
…………
………… …….
……………………
……………………
……………………
……………………
……………………
15

 Ảnh trình bày cuối bát chữ:


Nếu có dòng chú thích ảnh thì dòng này phải đảm bảo thẳng hàng với
dòng cuối cùng của chính văn.
Với ảnh nhỏ (1/2 bát chữ) trình bày bên trái hay bên phải tuân theo số
trang.

SV: Nguyễn Thị Nga. 62 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

……………………
……………………
……………………
……………………
……………………
…………
…………
…………
…………
……... …………
12

 Trang chữ có hai ảnh:


Trang sách trình bày hai ảnh nên áp dụng với sách có khuôn khổ lớn
(19 x 27 cm).
Ảnh trình bày phía trên phụ thuộc vào số trang, ảnh trình bày phía dưới
đặt lệch, so le với ảnh trên, tạo cho trang sách sự cân đối hài hòa.

……………..
……………..
……………..
……………..
……………..
…………….. ……….
…………………………..
………………
………………
………………
……………....
…….. ………………
17

 Ảnh trình bày giữa trang chữ:


- Cỡ ảnh có chiều rộng bằng chiều rộng bát chữ, ảnh được đặt vào giữa
nội dung liên quan tới ảnh, để khoảng trắng trên dưới như nhau.

SV: Nguyễn Thị Nga. 63 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

- Cỡ ảnh nhỏ trình bày căn giữa có chữ bao quanh 4 mặt ảnh, chữ hai
bên cạnh ảnh (2 cột chữ) có cỡ chữ như nhau (đọc hết cột trái sau đó sang cột
phải):
……………………………………
……………………………………
……………………………………
……………………………………
……………….
……………………………………
……….. …………
……….. ………….
……….. ………….
……….. ………….
……….. ………….
……….. ……… ………….
……………………………………
……………………………………
…………………
18

 Ảnh trình bày cả hai trang:


- Cỡ ảnh có chiều cao, cao hơn chiều cao của bát chữ; chiều rộng bằng
hay nhỏ hơn bát chữ thì trình bày trên tờ phụ bản dán ngoài sách và không
tính số trang.
- Cỡ ảnh có chiều rộng lớn hơn bát chữ, chiều cao bằng hay nhỏ hơn
chiều cao bát chữ, thì ảnh được trình bày quay dọc bát chữ. Đầu ảnh hướng về
đầu dòng chữ mặc dù trang đó chẵn hay lẻ.
- Cỡ ảnh nhỏ hơn chiều rộng bát chữ (1/3, hoặc 1/2), chiều cao bằng
chiều cao bát chữ có thể bố trí cột chữ cạnh ảnh. Đầu ảnh hướng về đầu
dòng chữ.

SV: Nguyễn Thị Nga. 64 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
……, …………………
…………………………
…………………………
…………………………
……………, …………...
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
.....................
93

 Trình bày 3 ảnh trong trang chữ:


- Trình bày theo kiểu dích rắc: Số dòng chữ trên, dưới, giữa các hình
ảnh phải đảm bảo hai dòng chữ. Số dòng chữ bên cạnh ảnh phụ thuộc chiều
rộng của ảnh.
………………………...
Ảnh số 1 trình bày theo số trang. ………………………...
…………..
Ảnh số 2 trình bày so le với ảnh 1. …………..
…… ………….
Ảnh số 3 trình bày như ảnh 1.
………………………...
………………………...
…………….
…………
……………. ……
………………………..
……………….
…………..
…………..
….. …………..
........................................
…………
48

SV: Nguyễn Thị Nga. 65 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

- Trình bày theo kiểu nối góc: Đảm bảo số dòng chữ trên ảnh số 1 và
dưới ảnh số 3 có hai dòng chữ.
Ảnh số 1 trình bày theo số trang.
Ảnh số 2 trình bày căn giữa trang (có hai cột chữ bằng nhau cạnh ảnh).
Ảnh số 3 so le với ảnh số 1.

……………………………
……………………………
………………….
…………………
…… …………………
……….. ………..
……….. ..………
……….. ...……...
……….. ………..
…………….
…………….
…………….
……………………………
……………………………
……….

48

- Trình bày theo kiểu bậc thang:


Áp dụng đối với sách có khuôn khổ lớn. Cách bố trí ảnh giống như
cách bố trí ảnh theo kiểu nối góc. Chỉ khác trên ảnh 1, trên và dưới ảnh 2,
dưới ảnh 3 phải có ít nhất hai dòng chữ chính văn.
( * ) Trình bày tất cả các kiểu ảnh trong trang sách chú ý các khoảng lề
trắng ngăn cách ảnh với nội dung thống nhất trong toàn bộ cuốn sách.
Những dòng chú thích ảnh (nếu có) trình bày căn giữa ảnh; cỡ, kiểu
dáng chữ khác nội dung chính văn.
b. Nội dung có biểu.
Trình bày biểu trong trang sách, phải đi liền với nội dung của biểu.
Trường hợp đặc biệt biểu để xa nội dung liên quan tới biểu phải có dòng chữ
“xem biểu trang…” hoặc đánh số biểu “xem biểu số…”.

SV: Nguyễn Thị Nga. 66 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Chữ trình bày trong các cột, hàng biểu có cỡ chữ nhỏ hơn chữ trình bày
của trang sách. Nội dung cuốn sách tới biểu phải đảm bảo khoảng cách, tạo
trang sách thoáng, dễ bắt mắt.

…………………………………………
…………………………………………
……………………

Ngày Thu chi Tổng


tháng Thu Chi

Biểu số 1
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
……….
…………………………………………
……………………………..

28

 Biểu có chiều cao lớn hơn chiều cao bát chữ khi ngắt sang trang,
biểu bị ngắt để hở chân. Biểu ở trang mới phải nhắc lại đầu biểu hoặc đánh số
thứ tự của cột biểu.

67

SV: Nguyễn Thị Nga. 67 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

68

 Biểu có chiều rộng bằng chiều cao bát chữ thì biểu quay dọc bát
chữ. Đầu biểu luôn hướng về đầu dòng chữ mặc dù trang chẵn hay lẻ.

17

 Biểu trình bày liền hai trang:


Biểu có chiều rộng bằng với chiều cao bát chữ, chiều cao của biểu lớn
hơn chiều cao của bát chữ.
Biểu liền hai trang trình bày ở giữa tay sách là tốt nhất (sách
đóng lồng).

SV: Nguyễn Thị Nga. 68 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Đối với sách đóng kẹp, trình bày hai nửa biểu có xu hướng gần với
nhau áp sát với gáy sách.
Đầu biểu luôn hướng về dòng chữ (ở trang chẵn).

24 25

III.2.4. Nội dung cuốn sách trình bày là những bài thơ.
Nói đến thơ, có nhiều thể loại thơ khác nhau nên việc trình bày thơ
cũng đòi hỏi người trình bày phải nắm được đặc điểm của từng thể thơ đó,
như vậy một cuốn sách thơ mới được trình bày đúng kỹ thuật. Trình bày thơ
nên căn giữa trang tăng thêm sự sang trọng, thẩm mỹ riêng của cuốn sách thơ.
Trong trình bày thơ nên chọn kiểu dáng chữ mềm mại, cỡ chữ lớn hơn
chữ trình bày văn xuôi, đoạn thơ thoáng, sáng sủa với các khoảng cách dòng,
ký tự rõ ràng.
Nếu trong bài thơ có dòng thơ quá dài, phải ngắt dòng, thì số từ phải
ngắt trình bày cuối dòng chữ.
Dòng đầu của bài thơ hay đoạn thơ chữ đầu tiên có thể trang trí và phải
tuân theo kỹ thuật gieo vần của bài thơ.
a. Trình bày thể thơ lục bát.
Thể lục bát còn gọi là thể sáu – tám. Về số tiếng: Mỗi cặp lục bát gồm
hai dòng (dòng lục: 6 tiếng, dòng bát: 8 tiếng). Bài thơ lục bát là sự kế tiếp
của các cặp như thế.

SV: Nguyễn Thị Nga. 69 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Khi trình bày, câu thơ 6 tiếng căn giữa câu thơ 8 tiếng. Tất cả các câu 6
tiếng trình bày bằng đầu nhau, tất cả các câu 8 tiếng trình bày bằng đầu nhau.
Ví dụ:

TRĂM năm trong cõi người ta


Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
( “Truyện Kiều” – Nguyễn Du)

b. Trình bày thể thơ song thất lục bát.


Thể thơ song thất lục bát còn gọi là thể gián thất hay song thất có đặc
điểm về số tiếng: Cặp song thất (7 tiếng) và cặp lục bát (6 – 8 tiếng) luân
phiên kế tiếp nhau trong toàn bài.
Lấy câu thơ 8 tiếng căn giữa trang, các câu thơ sau căn theo câu 8
tiếng. Tất cả các câu thơ 7 tiếng trình bày bằng đầu nhau, các câu thơ 6 tiếng
và 8 tiếng trình bày như trình bày thơ lục bát.
Ví dụ:
Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt,
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây,
Chín lần gươm báu trao tay
Nửa đêm thuyền hịch định ngày xuất chinh…
( “Chinh phụ ngâm” – Đoàn Thị Điểm)
c. Trình bày thể thơ 7 tiếng.
 Thơ yết hậu: Là thể thơ có 4 câu, 3 câu thơ đầu mỗi câu có 7
tiếng, câu thơ 4 chỉ có 1 hoặc 2 tiếng. Câu thơ 4 trình bày cuối dòng của câu
thơ trên.
Ví dụ: Sống ở dương gian cứ chén nhè
Chết về âm phủ cắp kè kè
Diêm Vương phán hỏi rằng: Chí đó?
Be!
(Phạm Thái)

SV: Nguyễn Thị Nga. 70 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

 Thơ thất ngôn bát cú: Là thể thơ mỗi câu thơ có 7 tiếng, bài thơ có 8
câu. Bài thơ trình bày căn giữa trang và trình bày sát cuối bát chữ (để khoảng
trắng trên).
Ví dụ:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta .
( “Qua đèo ngang” – Bà Huyện Thanh Quan)

III.2.5. Nội dung cuốn sách trình bày là những tác phẩm kịch.
Văn bản thuộc thể loại kịch là một trong ba phương thức phản ánh hiện
thực bằng hình tượng (trữ tình, tự sự, kịch) và là một trong bốn loại thể cơ
bản của văn học (thơ, kí, truyện, kịch). Một trong những đặc trưng cơ bản của
thể loại kịch là phản ánh cuộc sống bằng việc khám phá, phát hiện những mâu
thuẫn, xung đột trong đời sống thực tại rồi diễn đạt bằng hành động và ngôn
ngữ đối thoại giữa các nhân vật. Vì vậy người trình bày sách kịch cũng cần có
sự hiểu biết nhất định về kịch để có thể giữ nguyên nội dung, tính chất, các
chi tiết, xung đột… của tác phẩm kịch đó.
Có nhiều cách trình bày theo những thể loại kịch khác nhau (kịch nói,
kịch thơ…) nhưng trong tác phẩm kịch nào cũng có một trang giới thiệu về
các nhân có trong vở kịch và thời điểm kịch xảy ra. Trong trang này, tên nhân
vật thường được trình bày với kiểu chữ hoa hoặc thường, dáng chữ đậm; và vị
trí mỗi nhân vật trong vở kịch đó trình bày bằng chữ thường, cỡ chữ giống cỡ
được trình bày cho nội dung.

SV: Nguyễn Thị Nga. 71 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Ví dụ: Kịch “Vũ Như Tô” – Nguyễn Huy Tưởng.

Mỗi tác phẩm kịch chia thành nhiều màn (hồi) khác nhau, và mỗi màn
được chia thành nhiều lớp (cảnh) khác nhau. Tên tựa đề của các hồi, cảnh
trình bày thành khối thống nhất trong toàn bộ nội dung cuốn sách, thường sử
dụng là chữ hoa đậm, có cỡ chữ lớn hơn chữ trình bày trong nội dung cuốn
sách; được căn giữa bát chữ, phía trên có khoảng trắng nhất định để khi
chuyển cảnh tạo sự thoải mái cho độc giả.

SV: Nguyễn Thị Nga. 72 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Trình bày nội dung vở kịch, tên các nhân vật có dáng chữ đậm, có thể
là chữ viết hoa hoặc thường, được trình bày thụt đầu dòng hoặc không tùy
theo cách nhìn của người làm việc.
Hành động của nhân vật và các lời dẫn của kịch có cỡ chữ bằng hoặc
nhỏ hơn cỡ chữ trình bày nội dung, là kiểu chữ thường, dáng chữ nghiêng và
được trình bày trong dấu ngoặc đơn.
Chữ chỉ hành động của nhân vật thường được đặt ở đầu lời thoại, sau
tên nhân vật; cũng có khi được trình bày ở cuối hoặc giữa lời thoại.
Các đoạn dẫn người đọc vào các lớp kịch hay miêu tả một loạt các sự
việc diễn ra được trình bày thành khối, cách lề trái bát chữ khoảng cách lớn
hơn khoảng cách khi trình bày tên nhân vật. Như vậy sẽ giúp độc giả dễ theo
dõi nội dung kịch khi chuyển cảnh hoặc có sự liên tưởng tới hình ảnh các
nhân vật.
Đối với kịch nói, khi trình bày, các lời thoại được dàn đều trên trang
chữ, cũng tương tự như sách trình bày toàn nội dung là chữ trơn. Với kịch
thơ, vì những lời thoại được thể hiện dưới hình thức là những câu thơ, thì việc
trình bày lời thoại cũng tùy theo đặc điểm các thể thơ trong đó; và những câu
thơ đó được trình bày căn giữa bát chữ.
Ví dụ:
 Kịch nói: “HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” - Lưu Quang Vũ.

VII
NHÀ TRƯƠNG BA

Hồn Trương Ba: (ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy) Không!
Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! (nhìn chân tay, thân thể) Tôi
chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh
càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn dời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn

SV: Nguyễn Thị Nga. 73 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ
một lát!
(Tới đây bắt đầu lớp kịch “Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác”.
Trên sân khấu, hồn Trương Ba tách ra khỏi xác anh hàng thịt và
hiện hình lờ mờ trong dáng nhân vật Trương Ba thật. Thân xác
bằng thịt vẫn ngồi nguyên trên chõng và lúc này chỉ còn là
thân xác.)
Xác hàng thịt: (bắt đầu) Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương
Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chỉ là
thân xác…

 Kịch thơ “KIỀU LOAN” – Hoàng Cầm.

Đoạn I

(Tiếng hát bọn lính):


Bắt người trói cả một dây
Ngày mai vùi lấp mười thây một mồ
Vợ con đói rách hãy chờ
Lĩnh tiền vua thưởng đong bồ gạo ngon.
(Những đoàn tù đi hết, một lát có tiếng xôn xao: "A ! Điên !.. điên !"
Kiều Loan từ mé trái chạy ra, xiêm áo xốc xếch, dính nhiều sợi cỏ,
nhiều cánh hoa, nhiều bùn đất. Theo sau nàng, một đứa trẻ chạy đùa
với dải áo bay lất phất. Kiều Loan quay lại đuổi bắt đứa trẻ. Nàng túm
được nó, cười khanh khách.)
Kiều loan: Hôm nay mới gặp Tần Thủy Hoàng
Bạo chúa như ông sướng hay khổ ?
Trời sang thu lá đã vàng
Ông khóc hay cười trong nấm mộ ?

SV: Nguyễn Thị Nga. 74 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Đứa trẻ: (sợ hãi cố gỡ ra)


Em không quen biết những người điên
Chị buông ra, em còn về cuối phố.
Kiều Loan:
Tôi đứng chờ thu xanh biếc ngõ
Trăng khuya cúi mặt nhớ phương trời
Còn ông ôm mặt nhớ Tần phi
Ông vỗ gươm vàng đè lên gió
Hát rằng: “Trường thành ta đạp đổ
Rượu ngập Hàm Dương, mắt dị kỳ
Cười rụng đầu người, thuyền xuôi máu đỏ
Bỗng nghiêng mình trắng nõn áo cung phi.
(Nàng bắt chước người chở đò)
Thuyền ơi ! Ta chở giăng đi
Mênh mông biển gió thấy gì nữa đâu
Thuyền ơi ! Ta ghé bến sầu
Khóc không nước mắt hoen mầu thời gian
Thuyền ôi ! Tóc chảy đêm vàng
Giai nhân sóng soải hai hàng chiêm bao
(Rồi khóc nức nở)
Chồng tôi phóng ngựa phương nào
Mà đây vó sắt dẫm vào tuổi thơ
(Từ lúc này, bọn trẻ con thập thò sau quán sau cây nhìn Kiều Loan
không dám lại gần, đôi lúc lại gọi léo nhéo “Cô điên ơi ! Áo cô điên
đẹp quá ! Hoặc "Lính nhà vua sắp bắt cô điên”.)

III.2.6. Trình bày sách từ điển.


Từ điển (hay Tự điển) là danh sách các từ, ngữ được sắp xếp thành các
từ vị chuẩn. Một từ điển thông thường cung cấp các giải nghĩa các từ ngữ đó

SV: Nguyễn Thị Nga. 75 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

hoặc các từ ngữ tương đương trong một hay nhiều thứ tiếng khác. Ngoài ra
còn có thể có thêm thông tin về cách phát âm, các chú ý ngữ pháp, các dạng
biến thể của từ, lịch sử hay từ nguyên, cách sử dụng hay các câu ví dụ,
trích dẫn.
Để độc giả dễ tra cứu, thuận tiện cho việc nghiên cứu, trong từ điển sắp
xếp các từ, ngữ theo trật tự của bảng chữ cái với những quy tắc nhất định.
Với các cuốn từ điển, ví dụ như từ điển song ngữ, thường được trình
bày thành hai cột chữ bằng nhau trong mỗi trang tạo thành hai khối
thống nhất.
Các mục từ xếp theo thứ tự chữ cái (A, B, C…), khi trình bày, các mục
từ này thường được đặt cân giữa bát chữ, tạo sự thoáng đãng, dễ nhìn cho
người tra từ điển; hoặc cũng có thể được trình bày ở dòng đầu của khối chữ
đầu tiên. Các mục từ này sử dụng chữ hoa, cỡ chữ lớn hơn cỡ chữ trình bày
trong các khối; và cũng có trường hợp dùng chữ cách điệu để tăng tính thẩm
mỹ (với các cuốn từ điển Tiếng Việt).

a, an 1 abhor B 56 back

A B ……… ……………
..................... ……………. ..................... …………….
……………. ……………. ……………. …………….
……………. ……………. ……………. …………….
..................... ……………. ..................... …………….
……………. ……………. ……………. …………….
……………. ……………. ……………. …………….
..................... ……………. ..................... …………….
……………. ……………. ……………. …………….
…… ………… …… …………

SV: Nguyễn Thị Nga. 76 Lớp CĐ 08- CNI


KỸ THUẬT- MỸ THUẬT TRÌNH BÀY MỘT CUỐN SÁCH ĐẸP

Phần từ cần tra cứu được trình bày bằng kiểu chữ thường, dáng chữ
đậm. Phần phiên âm đi liền với các từ đó có thể được đặt trong dấu ngoặc
đơn, kiểu chữ thường. Và nghĩa của từ cần tra thường là chữ nghiêng.
Cỡ chữ sử dụng trong cuốn từ điển lớn hay nhỏ phụ thuộc vào số lượng
từ có trong sách, khuôn khổ sách… nhưng thường sử dụng cỡ chữ từ 10 pt
đến 12 pt.
Số trang cuốn từ điển thường được đánh ở giữa của bát chữ. Tít đầu
trang thường có một đường kẻ nét thanh nằm dưới chân số trang, có chiều dài
bằng chiều dài bát chữ. Trên dòng tít có hai từ riêng biệt nằm về hai phía bát
chữ, từ bên trái là từ để tra cứu đầu tiên của bát chữ (từ tra cứu đầu tiên của
khối thứ nhất trong trang chữ), từ bên phải là từ để tra cứu cuối cùng của bát
chữ. Như vậy, độc giả có thể dễ dàng theo dõi cấu tạo các từ, từ đó tìm được
nhanh chóng từ cần tra.
Ví dụ:

cinch 152 circular


………… …………
cinch… …………
………… …………
………… …………
………… …………
………… …………
………… …………
………… …………
………… …………
………… circula…
……. …………
……

SV: Nguyễn Thị Nga. 77 Lớp CĐ 08- CNI

You might also like