Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 37

Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................3


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH..........................................................................4
PHẦN I: MỞ ĐẦU........................................................................................................5
1. Tính cấp thiết của chuyên đề nghiên cứu..........................................................5
2. Mục tiêu thực tập...............................................................................................7
3. Đối tượng, nội dung và phương pháp thực hiện................................................7
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................9
I. Về chăn nuôi lợn...................................................................................................9
II. Về vấn đề chăn nuôi lợn sạch và An toàn thực phẩm........................................9
PHẦN III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................11
A.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN PHƯỜNG VĂN AN.........................................................11
I. Điều kiện tự nhiên...............................................................................................11
1. Vị trí địa lý địa hình.........................................................................................11
2. Khí hậu.............................................................................................................11
3. Đất đai.............................................................................................................11
II. Điều kiện kinh tế xã hội...................................................................................12
1. Dân số và lao động..........................................................................................12
2. Cơ sở vật chất của phường..............................................................................12
3. Tình hình kinh tế..............................................................................................12
4. Tình hình chính trị...........................................................................................14
5. Thuận lợi, khó khăn.........................................................................................15
B.THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI TẠI PHƯỜNG VĂN AN....................................16
I. Thực trạng phát triển chăn nuôi phường Văn An...............................................16
1. Quy mô cơ cấu chăn nuôi tại phường Văn An................................................16
2. Cách tổ chức quản lý đàn gia súc, gia cầm tại phường Văn An......................17

1
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
3. Tình hình cung cấp giống, cách giải quyết thức ăn, áp dụng biện pháp kỹ thuật
trong chăn nuôi, biện pháp phòng dịch bệnh….........................................................17
 Chuồng trại...........................................................................................................17
 Trang thiết bị phục vụ chăn nuôi lợn của các hộ..................................................18
 Tình hình cung cấp giống:....................................................................................19
 Vệ sinh trong chăn nuôi:.......................................................................................20
 Quản lý thức ăn.....................................................................................................20
II. Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sạch.......................................25
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................32
1. Kết luận............................................................................................................32
2. Kiến nghị.........................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................34

2
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành báo cáo tốt
nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo và
sự giúp đỡ, động viên của bạn bè.
Tôi xin trân trọng cảm ơn giảng viên Phạm Thị Hòa đã định hướng, chỉ
bảo tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo chủ nhiệm cùng tất cả các thầy cô giáo
Khoa Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyên ngành Chăn nuôi thú y đã
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành báo cáo này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn UBND, Trạm thú y phường Văn An, thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương; các hộ nông dân tại 11 Khu dân cư cung cấp số liệu, tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi trong quá trình điều tra và thực hiện đề tài.
Và cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã
giúp đỡ tôi rất nhiều về vật chất và tinh thần để bản thân tôi hoàn thành được
chương trình học tập cũng như đề tài của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Thị Nga

3
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH

Bảng 1. Số lượng đàn gia súc, gia cầm, thủy cầm của toàn phường Văn An...............16
Bảng 2. Quy mô chăn nuôi lợn của các hộ điều tra.......................................................16
Bảng 3. Hệ thống chuồng trại chăn nuôi của các hộ điều tra........................................17
Bảng 4. Trang thiết bị phục vụ chăn nuôi lợn...............................................................18
Bảng 5. Quy trình quản lý con giống của các hộ điều tra.............................................19
Bảng 6. Quy trình vệ sinh chăn nuôi lợn thịt của các hộ...............................................20
Bảng 7. Quá trình quản lý thức ăn chăn nuôi của các hộ..............................................21
Bảng 8. Hoạt động quản lý dịch bệnh của các hộ chăn nuôi.........................................23
Bảng 9. Thông tin các hộ nuôi lợn theo hướng sạch.....................................................24
Bảng 10. Tỷ lệ lợn bệnh và chết của các hộ trong năm 2017........................................25
Bảng 11. Các hoạt động trong chăn nuôi lợn sạch........................................................26
Bảng 12. Kết quả sản xuất tính trên 100kg tăng trọng lứa cuối cùng...........................27

Hình 1. Mô hình nuôi lợn thịt lợn chất lượng cao từ các tổ hợp lai tại phường Văn An.
.......................................................................................................................................19

4
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của chuyên đề nghiên cứu.


Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, ngành nông nghiệp Việt
Nam đã có bước phát triển vượt bậc, góp phần không nhỏ cho sự phát triển của
nền kinh tế quốc dân. Mặc dù trải qua rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng khủng
hoảng tài chính toàn cầu, nhưng ngành nông nghiệp đã đạt kết quả khá toàn
diện, tăng trưởng trung bình với tốc độ khá cao: 4,06%/năm giai đoạn (1986 –
2015). Và đây là ngành duy nhất có xuất siêu giúp Việt Nam trở thành một trong
những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới về nhiều loại nông sản.
Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm khu vực trọng điểm kinh tế của vùng
Đồng bằng Sông Hồng – là vùng có giá trị sản lượng nông nghiệp lớn thứ hai
của cả nước, đây là địa phương có tiềm năng và có những điều kiện phát triển
nông thôn mang tính đặc trưng của vùng. Hải Dương có 80% dân số sống ở
nông thôn, hơn 40% lực lượng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp. Bên
cạnh vai trò to lớn là tạo ra giá trị sản lượng và việc làm, ngành nông nghiệp còn
góp phần mang lại nguồn thu ngoại tệ cho tỉnh nhà. Mỗi năm số ngoại tệ thu
được từ xuất khẩu nông sản đạt gần 30 triệu USD, trong đó có một mặt hàng chủ
lực của riêng ngành chăn nuôi là thịt lợn cấp đông.
Tuy nhiên, về sản xuất hàng hóa, mặc dù ngành đã phát triển một số vùng sản
xuất hàng hóa tập trung nhưng các vùng này vẫn chưa thể tạo ra được sự thay
đổi căn bản về tính chất sản xuất của cả nền nông nghiệp, sản xuất nông ngiệp
quy mô còn nhỏ, phân tán, thiếu tác động tích cực của khoa học – công nghệ.
Mặc dù đã có một số sản phẩm tiếp cận được với thị trường ngoài nước nhưng
chưa thực sự bền vững, hầu hết đều qua đường tiểu ngạch, khối lượng hàng hóa
nhỏ, thiếu ổn định. Mức độ áp dụng cơ giới hóa cải tiến công nghệ, thay đổi kỹ
năng, trình độ quản lý và tự chuyển đổi cơ cấu bị hạn chế.

5
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
Vì vậy, muốn đưa ngành nông nghiệp thành ngành sản xuất hàng hóa lớn ta
phải áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi. Có như vậy thì các sản phẩm nông
nghiệp, đặc biệt là sản phẩm ngành chăn nuôi như thịt lợn trong toàn vùng mới
có cơ hội tiến xa hơn, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong địa phương mà còn có
thể phân phối rộng khắp ra khu vực và thế giới. Hơn nữa, những sản phẩm chăn
nuôi hiện nay không chỉ cần đảm bảo áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất
mà còn quan trọng là phải đảm bảo nghiêm ngặt về chất lượng trong suốt quá
trình sản xuất cho tới khi đến tay người tiêu dùng, hay cụ thể hơn là chất lượng
thịt phải “sạch”. Sản phẩm chăn nuôi sạch tuy có thể có mức giá cao hơn so với
cách nuôi công nghiệp thường thấy, nhưng trước sự e dè của người tiêu dùng,
các thị trường khó tính về vấn đề An toàn thực phẩm thì đây luôn là sự lựa chọn
hàng đầu. Bởi sản phẩm sạch không chỉ giúp người tiêu dùng có bữa ăn an toàn,
đảm bảo sức khỏe mà còn rất thân thiện với môi trường, từ đó cũng góp phần
bảo vệ môi trường khỏi những tác động xấu từ các chất hóa học, chất thải chưa
được xử lý….
Nhận thấy xu hướng của ngành chăn nuôi, phường Văn An - thị xã Chí Linh
- tỉnh Hải Dương cũng nắm bắt những lợi thế vốn có và cơ hội mới để phát triển
kinh tế cho địa phương.
Phường Văn An có quốc lộ 18 chạy qua, hơn nữa lại nằm trong vùng tam
giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh nên giao thông, buôn bán phát
triển, kéo theo sự tiến bộ đáng kể của ngành chăn nuôi. Phường Văn An có diện
tích đồi núi rộng nên chủ yếu là chăn nuôi gà đồi và lợn theo hướng phát triển
gia trại, trang trại; góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế chung của
toàn phường, nhất là trong 3 năm trở lại đây (2015 – 2017). Đặc biệt ngành chăn
nuôi lợn đã có những bước tiến vượt bậc nhờ áp dụng khoa học công nghệ mà
phần lớn đã thoát ra khỏi những phương thức chăn nuôi lạc hậu trước kia. Đã có
nhiều người nhìn ra được vấn đề chủ chốt trong việc chăn nuôi lợn sạch, dần học
hỏi quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn kỹ thuật (vd: VietGAP, mô hình nông hộ

6
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
GAHP, phương pháp sinh học, công nghệ vi sinh…); song nhìn chung còn khá
nhiều khó khăn, thách thức.
Qua quá trình học tập ngành chăn nuôi thú y tại trường Cao Đẳng Hải
Dương, tôi nhận thấy việc chăn nuôi lợn theo đúng quy trình kỹ thuật, sản xuất
ra sản phẩm thịt lợn sạch là rất cần thiết trong thực tế chăn nuôi tại phường Văn
An hiện nay. Bởi chất lượng cuộc sống nhân dân ngày càng tăng thì vấn đề an
toàn thực phẩm càng được trú trọng, sức khỏe người tiêu dùng mới được đảm
bảo, kinh tế mới phát triển bền vững; trong khi người chăn nuôi còn đang từng
bước vượt qua khó khăn để tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, tiếp cận cái mới, để làm ra
sản phẩm có giá trị, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Vì vậy, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, dưới sự hướng dẫn của giáo viên Phạm Thị Hòa, tôi thực
hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp chăn nuôi lợn sạch tại phường Văn An,
thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương”.

2. Mục tiêu thực tập.


- Điều tra tình hình kinh tế, thực trạng chăn nuôi của phường Văn An, thị xã
Chí Linh, tỉnh Hải Dương và vấn đề an toàn thực phẩm trong chăn nuôi hiện nay.
- Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để phát triển ngành chăn nuôi, đặc
biệt chăn nuôi lợn sạch tại phường Văn An.

3. Đối tượng, nội dung và phương pháp thực hiện.


3.1. Đối tượng.
- Là các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn phường Văn An.
3.2. Phạm vi thực tập:
- Địa điểm: tại phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
- Thời gian: từ ngày 01/5/2018 đến 30/6/2018.
3.3. Nội dung:

7
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
- Điều tra tình hình phát triển chăn nuôi tại phường Văn An, thị xã Chí Linh,
tỉnh Hải Dương.
Toàn phường có 11 khu dân cư, mỗi khu dân cư điều tra lấy số liệu ngẫu
nhiên 4 hộ. Vậy tổng số hộ tham gia điều tra là 44 hộ trên toàn phường Văn An.
- Điều tra các hộ chăn nuôi lợn sạch tại phường Văn An (tuổi, trình độ, năm
kinh nghiệm, diện tích trang trại, đàn lợn nuôi theo hướng sạch,…)
- Đề xuất giải pháp phát triển chăn nuôi lợn sạch tại địa phương.
3.4. Phương pháp thực hiện.
- Phương pháp thu thập số liệu.
- Phương pháp phân tích số liệu.

8
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. Về chăn nuôi lợn.


 Chăn nuôi lợn không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho
tiêu dùng trong nước mà còn là nguồn thực phẩm xuất khẩu có giá trị cao. Tính
bình quân một lợn nái trong một năm có thể đẻ trung bình 2 – 2,5 lứa, mỗi lứa 8
– 12 con và có thể tạo ra một khối lượng tăng trọng từ 800 – 1000 kg đối với
giống nội và tới 2000 kg đối với giống ngoại, hơn nữa tỷ trọng thịt sau giết mổ
so với trọng lượng thịt hơi tương đối cao, có thể đạt tới 70 – 72% , trong lúc đó
thịt bò chỉ đạt từ 40 – 45% (Cục chăn nuôi, 2007).
 Để có thể sản xuất được thịt có chất lượng cao, an toàn cho người
tiêu dùng, trong chăn nuôi lợn cần chú ý một số điểm:
- Giống gia súc và lợn khác nhau đáng kể về các đặc tính quan trọng nhất,
do vậy nông dân cần chọn giống thích hợp và hệ thống chăn nuôi phù hợp.
- Nông dân cần có nhiều năm kinh nghiệm và kiến thức về chăn nuôi, sản
xuất thịt,…
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng lượng rau trong thức ăn cho chăn nuôi
lợn tương ứng với mô hình nuôi động vật tự nhiên để góp phần vào cải thiện
thành phần mô, số lượng và chất lượng thịt thu được (Tôn Gia Quyền, 2011).

II. Về vấn đề chăn nuôi lợn sạch và An toàn thực phẩm.


 Thịt lợn được gọi là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi có đủ
hai tiêu chí quan trọng: an toàn và vệ sinh.

Trước hết ta nói về vấn đề an toàn thực phẩm. An toàn là bản thân
chúng không chứa những chất nguy hiểm và nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe
con người. Đó chính là chất tồn dư của chất kháng sinh, của các chất hóa học
độc hại mà con vật thu nạp vào thông qua quá trình ăn uống, khám chữa bệnh.

Hiện nay, Thức ăn được sử dụng chăn nuôi lợn chiếm 60% là cám
công nghiệp. Và hầu hết trong chúng có chứa trên 80 loại hóa chất khác nhau,
phục vụ cho mục đích sử dụng khác nhau của người chăn nuôi. trong đó có
Đồng sunfat, crom, chất tạo nạc, thành phần thuốc kháng sinh. .

9
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
 Để nghiên cứu sâu vào vấn đề chăn nuôi lợn sạch, ta xét đến một số
chỉ tiêu cụ thể:
- Quy mô sản xuất (đất đai, vốn, lao động, tổng số đầu con lợn thịt xuất
chuồng, khối lượng thịt hơi xuất chuồng, …)
- Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất cả về kinh tế, xã hội, môi trường của các hộ
chăn nuôi lợn thịt, chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi, chất lượng các
nguồn lực trong sản xuất, mức độ áp dựng các công nghệ kỹ thuật mới vào
chăn nuôi…
 Một số mô hình chăn nuôi lợn sạch hiện nay: VietGAHP, chăn nuôi
hữu cơ khép kín, chăn nuôi hữu cơ kết hợp thảo dược; sử dụng nguồn thức ăn từ
thiên nhiên (dùng kết hợp phương pháp ủ thức ăn lên men),…

10
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa

PHẦN III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

A. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN PHƯỜNG VĂN AN.


I. Điều kiện tự nhiên.
1. Vị trí địa lý địa hình.
Phường Văn An cách trung tâm thị xã Chí Linh 5km, phía Đông giáp
phường Chí Minh, phía Tây giáp phường Phả Lại, phía Nam giáp sông Kinh
Thầy, phía Bắc giáp phường Cộng Hòa.
Phía bắc của vùng là dãy núi Phượng Hoàng che chắn với nhiều di tích thuộc
“bát cổ” Chí Linh. Phường được chia thành 11 khu dân cư: Hữu Lộc, Trại
Thượng, Trại Sen, Tường, Kỳ Đặc, Kiệt Thượng, Kiệt Đoài, Trại Mới, Kinh
Trung, Kiệt Đông, Núi Đá.
Địa hình phường Văn An đa dạng phong phú, có diện tích đồi núi, đồng
bằng xen kẽ.
- Khu đồi núi bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng, càng về phía Bắc đồi núi càng cao.
- Khu bãi bằng phù sa mới, phân bố ở phía nam đường 18, địa hình tương
đối bằng phẳng, càng về phía nam càng trũng.

2. Khí hậu
Phường Văn An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ
rệt, mùa khô hanh lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 4
đến tháng 9 hàng năm. Nhiệt độ trung bình năm 230C; tháng có nhiệt độ thấp
nhất là tháng 1 và tháng 2 (khoảng 10 – 12 0C); tháng có nhiệt độ cao nhất là
tháng 6 và 7 (khoảng 37 – 380C). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.463mm,
tổng tích ôn khoảng 8.2000, độ ẩm tương đối trung bình là 81,6%.

3. Đất đai

11
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
Phường Văn An có tổng diện tích đất tự nhiên 1.502.84 ha, trong ®ã diÖn tÝch
®Êt n«ng nghiÖp 1.047,85 ha, diÖn tÝch ®Êt phi n«ng nghiÖp 453,34ha, diÖn tÝch
®Êt chưa sö dông 1,65ha.
II. Điều kiện kinh tế xã hội.
1. Dân số và lao động.
Dân số phường Văn An năm 1999 là 8.401 người, mật độ dân số đạt 562
người/km². Tính đến hết ngày 31/10/2017 toàn phường có 3.247 hộ với 10.537 nhân
khẩu thường trú và 23 khẩu đăng ký tạm trú ở 22 hộ gia đình trong phường.
Năm 2017, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,28% giảm 0,02% so với năm 2016, sinh
con thứ ba trở lên 18/168 ca sinh chiếm tỷ lệ 10,71% tăng so với năm 2016 là 4,71%. Tỷ lệ
trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 10,8 % giảm 0,05% so với năm 2016.
Lao động của phường chiếm khoảng 75 – 80% dân số, đa số làm trong
lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Hoàn thành điều tra cung, cầu lao động
năm 2017 với 2.503 hộ, lập sổ theo dõi biến động về cung cầu lao động trong toàn
phường, tạo việc làm mới cho 180 lao động trong độ tuổi vào làm việc trong các Công
ty, doanh nghiệp và đi xuất khẩu lao động.

2. Cơ sở vật chất của phường.


Phường Văn An nằm gần trung tâm thị xã, kinh tế nông thôn mới từng bước
phát triển, kéo theo sự tiến bộ của các ngành nghề trong phường, cơ sở vật chất
đầy đủ và ngày càng chất lượng. Kết cấu hạ tầng điện – đường – trường – trạm
gắn bó mật thiết với nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế bền
vững. Trong dân cư xây dựng nhiều nhà mái bằng.

3. Tình hình kinh tế.


Tổng giá trị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, ngành nghề năm 2017 đạt 480,6
tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2016. Thu nhập bình quân đầu người đạt 45,6
triệu đồng/ người/ năm tăng 9,09% so với năm 2016.
Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 20,1%, tiểu thủ công nghiệp,
xây dựng đạt 39.%, kinh doanh, dịch vụ, ngành nghề đạt 40,9 %.

12
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
1. Trong sản xuất nông nghiệp, lâm nhiệp, ngư nghiệp.
Giá trị ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản đạt 96,4 tỷ
đồng, đạt 100,4% kế hoạch năm, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm 2016.

1.1 Về trồng trọt:


Diện tích gieo cấy cả năm 2017 lµ 854 ha ®¹t 99,3 % tổng diện tích 721 đạt 100 %
kÕ ho¹ch năm, thời gian gieo cấy đảm bảo khung lịch thời vụ do Sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Hải Dương chỉ đạo.
Trà lúa, giống lúa: Vụ chiêm xuân 2017 trà trung 21,3ha chiếm 5%, trà Xuân
muộn 405,65ha chiếm 95%. Vụ mùa năm 2017 nhân dân chuyển đổi toàn bộ diện tích
sang gieo cấy các trà mùa trung và mùa muộn như Nếp hoa vàng và lúa chất lượng
cao. Lúa chất lượng cao 648,9ha, đạt 76%, lúa thường 205,1ha, chiếm 24%.
Phương thức gieo cấy: Diện tích gieo thẳng 481,75ha, đạt 56,4%, diện tích cấy mạ
sân 107,4ha, đạt 12,6%, diện tích cấy mạ dược 264,85 ha, chiếm 31%.
Năng suất lúa năm 2017 ước đạt 4,95tấn/ha/vụ/năm, tổng sản lượng lúa cả năm ước
đạt 4.227 tấn trong đó vụ chiêm đạt 2.220 tấn, vụ mùa đạt 2.007 tấn đạt 99% kế
hoạch năm.
1.2. Kinh tế đồi vườn: Tổng dích đồi vườn toàn phường trên 200ha, chủ yếu là cây lâu
năm như bạch đàn, keo, liễu và cây ăn quả như vải nhãn, na, dứa, thanh long, mít và một số
cây trồng khác. Chủ đạo là cây vải, nhãn với trên 70ha, liên vụ năm 2016 - 2017, tổng sản
lượng ước thu 6,2 tấn giảm 75% sản lượng so với năm 2016.
1.3 Chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản:
Năm 2017, ngành chăn nuôi của phường tiếp tục phát triển về quy mô và số lượng
đàn vật nuôi, tính đến tháng 10/2017 đàn trâu, bò có 287 con, đàn lợn có trên 4700 con
trong đó lợn sinh sản có trên 300 con, gia súc khác có trên 2.900 con, gà công nghiệp và
gà thả vườn 98.000 con, ngan, vịt, ngỗng và các vật nuôi khác có trên 35.000 con, toàn
phường có 151 hộ chăn thả cá, trong đó có 05 hộ chăn thả cá lồng trên sông và hồ đập có
doanh thu từ 500 triệu đến trên 1 tỷ đồng/năm.
2. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xây dựng.
Giá trị sản xuất ngành Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng năm 2017 đạt 187,4
tỷ đồng vượt 5,87% kế hoạch năm, tăng 14,89 so với cùng kỳ năm 2016.

13
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
3. Kinh doanh, dÞch vô, ngành nghề:
Giá trị thu được từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, ngành nghề đạt 196,8 tỷ
đồng vượt 10,6% so với kế hoạch năm, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2016.

4. Tình hình chính trị.


Chính quyền phường Văn An có nhiều cố gắng trong việc duy trì và phát huy
những kết quả đã đạt được trên các lĩnh vực văn hóa- xã hội, an ninh- trật tự và công
tác quân sự địa phương.
Công tác điều hành sản xuất nông nghiệp được đảm bảo, công tác thu chi thuế dịch vụ
có nhiều chuyển biến tích cực.
4.1. Văn hóa:
Năm 2017 phường có 7/7 KDC giữ vững danh hiệu KDC văn hoá, trong đó KDC
Trại Sen đề nghị giữ vững KDC văn hóa 15 năm, KDC Kiệt Đoài đề nghị giữ vững KDC
văn hóa 12 năm, đăng ký xây dựng KDC Tường đạt danh hiệu KDC văn hóa mới năm
2017. Chỉ đạo KDC Kiệt Đông tổ chức thành công Lễ đón nhận danh hiệu KDC văn hóa
mới năm 2016. Năm 2017 toàn phường có 2.854 hộ đăng ký thực hiện các tiêu chí xây
dựng gia đình văn hóa. Qua bình xét có 2.667 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, đạt
93,44%, trong đó có 1.178 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa xuất sắc đạt tỷ lệ 41,27% , 187
hộ không đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa chiếm 6,56%.
Năm 2017, UBND phường phối hợp với ngành văn hóa tổ chức khảo sát, đánh giá,
lập hồ sơ theo dõi hiện vật tại Đình, Chùa ở các KDC. Lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm
quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐ và tài sản khác gắn liền với đất cho các cơ sở tôn giáo
(Chùa Vũ Tự - Kỳ Đặc, Chùa Huyền Thiên - Kiệt Thượng, Chùa Phổ Chiếu - Kiệt Đoài,
Chùa Kiệt Đông, Chùa Xà Đá - Kinh Trung, Chùa Nhất Sơn - Núi Đá, Chùa Tường,
Chùa Huyền - Trại Sen, Chùa Trại Thượng và Chùa Phúc Lộc - Hữu Lộc).
4.2. Công tác an ninh trật tự - trật tự an toàn xã hội:
Tập trung triển khai có kết quả Chỉ thị số 09- CT/TW ngày 01/12/2012 của Bộ
chính trị về “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc trong tình hình mới”, Đề án “ Xây dựng khu dân cư an toàn, cơ quan,
doanh nghiệp an toàn về ANTT”, Đẩy mạnh thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc
gia về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm buôn bán
14
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
người,… Năm 2017, lực lượng Công An đã phát hiện, vây bắt và xử lý 06 vụ vi phạm
pháp luật trên các lĩnh vực: Đánh bạc 02 vụ, buôn lậu 01 vụ, sử dụng súng tự chế trái
phép 01 vụ, tàng trữ trái phép chất ma túy 01 vụ.
Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định, năm 2017 không có
vụ việc nghiêm trọng hay trọng án sảy ra trên địa bàn phường.
4.3. Cải cách hành chính, xây dựng chính quyền cơ sở.
Tiếp tục triển khai thực hiện đề án “ Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
giai đoạn 2016 - 2020” . Duy trì hoạt động hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 và trang thông tin điện tử UBND phường Văn An.
Tổ chức đăng ký với UBND thị xã danh sách dự thi và xét tuyển 03 vị trí công
chức (Quân sự, Văn hóa - xã hội, Quản lý đô thị và môi trường). Triển khai thực hiện
quy trình quy hoạch nguồn Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó BCH Quân sự phường. Tiếp
tục triển khai thực hiện đề án “ Tinh giản biên chế” và kế hoạch của thị xã về luân
chuyển vị trí công tác. Tổ chức bầu cử Trưởng khu dân cư nhiệm kỳ 2017 - 2020, kết
quả có 07/11 đồng chí tái cử = 63,6%, 04/11 đồng chí tham gia khóa mới = 36,4%.

5. Thuận lợi, khó khăn.


 Thuận lợi.
Do vị trí địa lý thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi nên mưa thuận gió hòa,
cuộc sống nhân dân trong vùng ấm no, đầy đủ; chăn nuôi, trồng trọt, giao
thương, buôn bán ngày càng mở rộng… Chất lượng cuộc sống nâng cao
 Khó khăn.
- Việc thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu giông cây trồng, vật nuôi trên địa bàn
phường còn chậm, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ, ngành nghề phát triển
còn nhỏ lẻ, tính cạnh tranh chưa cao.
- Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản chưa thường xuyên liên tục, hiện tượng
khai thác cát trái phép trên Sông Kinh Thầy chưa được giải quyết triệt để.
- Việc xử lý chất thải trong các cơ sở sản xuất và các hộ chăn nuôi chưa tốt vẫn
sảy ra hiện tượng xả thải gây ô nhiễm môi trường.
- Tình hình địa bàn còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp về ANTT, hiện tượng trộm cắp
vặt tài sản của nhân dân tuy có giảm nhưng vẫn sảy ra.
15
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân chưa được quan tâm thường
xuyên, chưa sâu rộng do vậy việc nắm bắt pháp luật trong nhân dân còn hạn chế.

16
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
B. THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI TẠI PHƯỜNG VĂN AN.
I. Thực trạng phát triển chăn nuôi phường Văn An.
1. Quy mô cơ cấu chăn nuôi tại phường Văn An.
Phường Văn An là phường có nhiều thế mạnh trong phát triển chăn nuôi,
đặc biệt là chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, những năm trở lại đây do chịu ảnh hưởng
bởi nhiều yếu tố trong đó chủ yếu là do thị trường bất ổn, dịch bệnh diễn biến
bất thường, do quá trình tái cơ cấu nền kinh tế… nên chăn nuôi trên toàn
phường có nhiều biến động. Thời điểm cuối năm 2017, đàn lợn giảm mạnh do
cung vượt cầu, người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, song vào đầu năm 2018
tình tình chăn nuôi dần đi vào ổn định, giá lợn có xu hướng tăng, có đầu ra ổn
định nên người chăn nuôi vào đàn nhiều, chú ý đến các khâu để có chất lượng thịt tốt.

Bảng 1. Số lượng đàn gia súc, gia cầm, thủy cầm của toàn phường Văn An.
Stt Chỉ tiêu Đvt Tính đến tháng
10/2017
1 Lợn con 4.700
2 Trâu, bò con 287
3 Gà con 98.000
4 Ngan, vịt, ngỗng và các vật nuôi khác con 35.000
5 Hộ thả cá Hộ 151
Nguồn: UBND phường Văn An (2017)
Quy mô chăn nuôi lợn thịt của các hộ trên địa bàn phường chủ yếu ở quy mô
nhỏ và trung bình. Nhìn chung mỗi hộ nuôi và xuất chuồng được từ 2 – 4 lứa lợn
thịt trên một năm, mỗi lứa chủ yếu giao động từ 5 đến 10 con…
Trong tổng số 44 hộ được điều tra chỉ có 3 hộ có quy mô chăn nuôi từ 20
con/lứa trở lên.

Bảng 2. Quy mô chăn nuôi lợn của các hộ điều tra


Stt Chỉ tiêu Đvt Chăn nuôi thường Chăn nuôi sạch
1 Số lứa lợn nuôi con 3,48 3,36
2 Số lứa lợn bán con 3,25 3,19
3 Tổng số con bán Con/hộ 9,8 10,1
4 Trọng lượng xuất chuồng bình Kg/con 50,26 62,45
quân
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (đầu 2018)

17
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
2. Cách tổ chức quản lý đàn gia súc, gia cầm tại phường Văn An.
Đàn gia súc, gia cầm tại phường Văn An chưa được tổ chức quản lý chặt
chẽ, còn nhỏ lẻ, tự phát ở các hộ chăn nuôi; chưa được tập trung vào một khu
(hay bãi chăn thả) riêng. Mỗi hộ nuôi theo một hướng khác nhau, một số còn
nuôi theo tập quán cũ, chăn nuôi theo cảm tính, cán bộ thú y phường chưa thể
thay đổi được tập tính đó nên vấn đề quản lý đàn gia súc, gia cầm càng trở lên
khó khăn.
3. Tình hình cung cấp giống, cách giải quyết thức ăn, áp dụng biện pháp
kỹ thuật trong chăn nuôi, biện pháp phòng dịch bệnh…
 Chuồng trại.
Kết quả điều tra thể hiện ở bảng 3 cho thấy hầu như các hộ vẫn đang chăn
nuôi trong khu dân cư, chuồng lợn ở trong vườn, gần nhà và có phần lớn số hộ
đặt chuồng lợn sát ngay cổng nhà. Việc chuồng nuôi đang ở trong khu dân cư
đông người đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng môi trường
nông thôn, nếu không kịp thời được chuyển ra sẽ gây khó khăn trong việc phát
triển mở rộng quy mô chăn nuôi.
Hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn thịt trong phường đơn giản, chủ yếu
chuồng hở với hướng chuồng gần như không xác định được, mà phụ thuộc vào
hướng nhà ở và vị trí khu vực nhà của mỗi hộ. Mỗi hộ xây dựng chủ yếu từ 3
đến 5 ô chuồng nuôi, nền chuồng được lát xi măng đảm bảo không quá trơn, mái
chuồng bằng ngói hoặc pro- xi măng.
Bảng 3. Hệ thống chuồng trại chăn nuôi của các hộ điều tra
Số lượng Tỷ lệ
Nội dung
(hộ) (%)
1. Chuồng đạt tiêu chuẩn về vị trí (cách xa KDC) 03 6,8
2. Tường rào ngăn cách khu chăn nuôi với khu khác 28 63,6
3. Khu vực cách li lợn ốm 25 56,8
4. Hệ thống sát trùng ở cổng ra vào trại 19 43,2
5. Nơi tắm rửa, khử trùng, thay quần áo 03 6,8
6. Kho chứa thức ăn 30 68,2
7. Kho/nơi chứa thuốc thú y, sát trùng 03 6,8
8. Cổng riêng để xuất lợn 03 6,8
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (đầu 2018)

18
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
Kết quả điều tra ở bảng 3 cho thấy tường rào ngăn trong chăn nuôi các hộ
sử dụng không đúng tiêu chuẩn, đa số dùng tường rào hoặc chính tường của
chuồng nuôi để ngăn cách khu vực nuôi. Hệ thống sát trùng ở cổng vào chuồng
nuôi chủ yếu là dùng vôi bột để rắc, một số hộ vẫn để thức ăn trong khu bếp
hoặc một góc trong chuồng nuôi, điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con
người, và thức ăn dễ bị chuột, dán cắn dẫn đến việc lây truyền mầm bệnh. Thực
chất khu vực cách ly lợn ốm chỉ là một ô chuồng cuối trong khu chăn nuôi,
không rõ hướng gió. Và hầu hết hoạt động chăn nuôi, mua bán, chuyên chở thức
ăn đều qua một cổng.
 Trang thiết bị phục vụ chăn nuôi lợn của các hộ.
Hệ thống máng ăn làm bằng xi măng gắn liền với chuồng, trang thiết bị
khác cũng khá đơn giản nhưng cũng một phần áp dụng được tiến bộ kỹ thuật
trong chăn nuôi. (Bảng 4)

Bảng 4. Trang thiết bị phục vụ chăn nuôi lợn.

Số lượng
Nội dung Tỷ lệ (%)
(hộ)
1. Chuồng trại 44 100
2. Hệ thống xử lý chất thải (hầm biogas) 20 45,5
3. Máy bơm nước 22 50
4. Quạt 10 22,7
5. Xe chở lợn 03 6,8
6. Hệ thống làm mát 15 34,1
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (đầu 2018)

Từ bảng trên nhận thấy các trang thiết bị cần thiết cũng chưa thực đầy đủ,
một phần không nhỏ xả trực tiếp chất thải ra môi trường: xuống ao, hồ, hoặc đắp
lên vườn; một số hộ có kiến thức thì tận dụng nguồn phân để ủ làm phân bón
cho cây trồng. Khi trời nắng nóng, hệ thống làm mát một số chuồng nuôi chỉ là

19
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
những ống nước tưới đều lên mái chuồng, hộ có điều kiện hơn thì có quạt thông
gió, duy nhất có một hộ tại KDC Tường nuôi khép kín có điều hòa cho lợn.
 Tình hình cung cấp giống:
Trong chăn nuôi giống là khâu then chốt quyết định phần lớn đến năng suất
và hiệu quả. Bên cạnh đó để hạn chế việc xâm nhập của các mầm bệnh từ đàn
lợn góp phần đảm bảo an toàn sinh học cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm việc
quản lý đàn giống đầu vào có vai trò quan trọng.
Nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng con giống, đa số các hộ chăn nuôi
đều chủ động chăn nuôi lợn nái để tự sản xuất giống cho chăn nuôi lợn thịt của
hộ. Gần 80% số hộ sử dụng con giống của mình để chăn nuôi lợn thịt, khoảng
10% là mua của hộ khác và thương lái và khoảng10% mua từ trại giống : Công ty
TNHH MTV giống gia súc Hải Dương (xem bảng 5). Phối hợp với công ty TNHH
MTV giống gia súc Hải Dương, nhiều hộ đã xây dựng và phát triển mô hình nuôi lợn
thịt chất lượng cao từ các tổ hợp lai giữa nái F1 (Yorkshire × Móng Cái), F1(Yorkshire
× Meishan) với đực PiDu 25 và PiDu 50.

Hình 1. Mô hình nuôi lợn thịt lợn chất lượng cao từ các tổ hợp lai tại phường Văn An.
(Ảnh Bảo Ngọc)

Bảng 5. Quy trình quản lý con giống của các hộ điều tra
Stt Nội dung Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)
1 Nguồn giống Tự sản xuất giống 32 72,72
Hộ nông dân khác + 6 13,64
Thương lái

20
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
Trại Giống 6 13,64
2 Có cách ly đàn mới về 6 13,64
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (đầu 2018)
 Vệ sinh trong chăn nuôi:
Công tác vệ sinh là cơ sở, là nền tảng của biện pháp phòng bệnh trong
chăn nuôi. Khi môi trường sống bất lợi cho vật nuôi như chăm sóc nuôi dưỡng
không tốt, dinh dưỡng kém, chuồng trại không vệ sinh,… sẽ làm vật nuôi giảm
sức đề kháng và dễ bị các tác nhân vi trùng, virus và ký sinh trùng xâm nhập tạo
ra dịch bệnh.
Bảng 6 thể hiện kết quả thực hiện tiêu chí vệ sinh chuồng trại của các hộ
cho ta thấy việc phun thuốc sát trùng bên ngoài khu chuồng trại, xung quanh
chuồng nuôi được thực hiện đa số ở các hộ, nhưng chỉ ở mức độ thỉnh thoảng
chứ không thường xuyên, hay chỉ khi có dịch bệnh, thời tiết thay đổi…
Thường các hộ không có ô chuồng riêng cho từng loại lợn mà nuôi từ khi
nhập về đến khi xuất bán ở cùng một ô chuồng nên có nhiều hộ không chú ý đến
việc vệ sinh chuồng trại khi chuyển đàn. Một thực tế nữa là phần lớn các hộ vẫn
để những con vật khác vào khu chuồng nuôi như chó, mèo, gà… việc này khiến
công tác phòng ngừa dịch bệnh cho đàn lợn gặp nhiều khó khăn.

Bảng 6. Quy trình vệ sinh chăn nuôi lợn thịt của các hộ.
Số lượng Tỷ lệ
Nội dung
(hộ) (%)
1. Phun thuốc sát trùng ngoài khu chuồng 38 86,3
2. Phun khử trùng trước khi nuôi 10 22,8
3. Phun khử trùng sau khi bán 30 68,2
4. Phun khử trùng khi chuyển đàn 03 6,8
5. Định kỳ phun thuốc khử trùng 25 56,8
6. Có thả vật nuôi khác trong khu chăn nuôi (gà, thỏ, chó, 16 36,4
mèo…)
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (đầu 2018)
 Quản lý thức ăn.
Thức ăn chăn nuôi là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể lợn để
duy trì sự sống và tạo ra sản phẩm. Ngoài các chất dinh dưỡng như protein, năng

21
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
lượng và các chất khoáng, vitamin…, có khi trong thức ăn còn chứa các chất
độc hại như Salbutamol…, kháng sinh, kim loại nặng vượt quá ngưỡng cho
phép. Các chất có hại tích tụ vào sản phẩm thịt và khi người tiêu dùng ăn phải
cũng bị tích tụ dần trong cơ thể gây ra một số bệnh nguy hiểm. Trong số các hộ
điều tra, chỉ có 2 hộ chăn nuôi mà không dùng đến thức ăn công nghiệp, chỉ nấu
cám rau, bèo, ngô, khoai… cho lợn ăn; 01 hộ có sử dụng biện pháp ủ lên men cá
tươi, cơm… trộn cùng cám nấu rau cho lợn hoặc lấy nguyên liệu đã lên men cho
lợn uống. Với số ít cách làm như vậy, thịt lợn sản phẩm có mùi vị thơm ngon,
dai giòn… nhưng nếu xét kinh tế thì không đạt hiệu quả vì thời gian nuôi kéo
dài, chi phí tuy không cao nhưng mất nhiều thời gian, công sức. Còn đa số đều
nuôi lợn theo hình thức bán công nghiệp – sử dụng hỗn hợp cám công nghiệp và
phụ phẩm, thức ăn nông nghiệp. Khi hỏi về các chất cấm thì hầu như các hộ đều
không nắm được, nếu biết thì chỉ nhắc đến chất tạo nạc, chất tăng trưởng.
Qua bảng 7 cho ta thấy được thói quen không tốt, chủ quan trong việc quản
lý thức ăn cho chăn nuôi:

Bảng 7. Quá trình quản lý thức ăn chăn nuôi của các hộ


Số lượng Tỷ lệ
Nội dung
(hộ) (%)
I. Thức ăn nông nghiệp
- Kiểm tra bằng cảm quan 21 47,7
- Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ chứa 15 34,1
- Hiệu chỉnh dụng cụ cân đo 01 2,3
- Chứa các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi riêng 03 6,8
II. Thức ăn công nghiệp
1. Có mua thức ăn công nghiệp 41 93,2
2. Tiến hành kiểm tra trước khi mua
- Tên và số lượng 26 63,4
- Nhà sản xuất 29 70,1
- Số lô, ngày sản xuất 38 92,7
- Hướng dẫn sử dụng 10 24,4
- Các cảnh báo 5 12,2
- Bao đựng 40 97,6
- Chất lượng 32 78,0
3. Mua cám về dự trữ 15 36,6
4. Thức ăn chăn nuôi được bảo quản riêng tại kho 32 78,0
5. Kiểm tra thức ăn trước khi sử dụng
Ngừng cho ăn trong trường hợp:
22
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
- Thức ăn có mùi mốc 39 95,1
- Thức ăn quá hạn sử dụng 41 100
- Bao bì bị chuột cắn 05 12,2
6. Thường xuyên lưu mẫu cám 01 2,4
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (đầu 2018)
Qua bảng số liệu trên ta thấy được việc phối trộn thức ăn của người chăn
nuôi chỉ qua cảm tính, chưa cân đo đong đếm chính xác lượng thức ăn cần dùng.
Đa phần người cho ăn chỉ ước lượng thức ăn, cho rằng đó là phù hợp hoặc
không để tâm tới, chỉ cần nhìn lợn ăn ngon, nhanh lớn là được. Riêng với cám
công nghiệp khi mua về, ví dụ khi có bị chuột cắn thủng thì cũng không có vấn
đề gì, các hộ vẫn lấy cám đó cho lợn ăn vì không nghĩ đến chất lượng cám bị
ảnh hưởng hoặc mầm bệnh xâm nhập; các hộ hầu hết chỉ dừng việc sử dụng cám
lại khi thức ăn nhìn thấy và ngửi thấy mùi mốc rõ rệt.

 Nguồn nước phục vụ chăn nuôi.


Do điều kiện khí hậu, đất đai nên các hộ 100% đủ nước dùng cho chăn nuôi.
Nguồn nước chính lấy từ nước giếng, sau là nước ao, hồ. Nước giếng hầu hết đã
qua kiểm tra chỉ tiêu trong mức cho phép, còn lo ngại ở một số hộ dùng nước ao,
hồ vì không kiểm soát được vấn đề vệ sinh môi trường: nước thải động vật,
nước thải sinh hoạt, thuốc trừ sâu,…

 Quản lý dịch bệnh.


Trong chăn nuôi, ngoài việc tạo môi trường chăm sóc tốt, giảm các yếu tố
bất lợi cho vật nuôi từ môi trường; người chăn nuôi cũng cần giảm thiểu sự tiếp
xúc các tác nhân gây bệnh đối với vật nuôi, từ đó sẽ hạn chế được khả năng lan
truyền của dịch bệnh.
Ban thú y phối hợp chặt chẽ với các KDC, thú y cơ sở thực hiện các biện
pháp kỹ thuật phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở đàn lợn, tăng
cường giám sát dịch bệnh nhằm phát hiện sớm các ổ dịch, xử lý nhanh gọn
không để dịch lây lan, áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

23
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
Chỉ đạo các KDC thực hiện các đợt vệ sinh, tiêu độc. Đặc biệt lưu ý các khu vực
có thể xảy ra dịch, các ổ dịch cũ, nơi tập trung buôn bán, giết mổ gia súc gia
cầm, các trang trại chăn nuôi tập trung, chỉ đạo tiêm phòng vacxin vụ xuân và vụ
thu và tiêm bổ sung hàng tháng cho đàn gia súc gia cầm đạt tỷ lệ cao, tạo miễn
dịch khép kín, bảo vệ chăn nuôi phát triển, thông tin tuyên truyền phối hợp
truyền thanh phường tuyên truyền về tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc gia
cầm, các biện pháp phòng chống dịch để nhân dân chủ động.
Công tác tiêm phòng Vacxin trên toàn phường: Tiêm được 71,24% tổng
số đàn lợn. Tổng đàn trâu bò 293 con tiêm được 130 con đạt 44,39%.
Qua điều tra cho thấy các hộ chăn nuôi đã có ý thức trong việc phòng chống
dịch bệnh cho đàn lợn, việc thực hiện tiêm phòng cho đàn lợn của gia đình cũng
được trú trọng hơn (bảng 8) mặc dù chưa thường xuyên.
Bảng 8. Hoạt động quản lý dịch bệnh của các hộ chăn nuôi.
Số lượng Tỷ lệ
Nội dung Mức độ
(hộ) (%)
1. Có lịch tiêm phòng cho đàn lợn 18 41
Thỉnh thoảng 12 27,3
2. Thực hiện tiêm phòng vacxin
Định kỳ 25 56,8
Thỉnh thoảng 05 11,4
3. Cách ly phòng ngừa khi lợn ốm
Thường xuyên 29 66
Thỉnh thoảng 2 4,5
4. Mức độ báo cáo thú y viên
Thường xuyên 05 11,4
5. Ghi chép quá trình điều trị 07 16
6. Mức độ chôn lợn chết Thường xuyên 22 50
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (đầu 2018)
Đa phần khi phát hiện lợn bị bệnh, người dân thường tự đi đến các quầy
thuốc thú y địa phương để mua về và tự điều trị, rất ít hộ thuê bác sỹ thú y riêng
hoặc trình báo với thú y cơ sở, nên việc kiểm soát dịch bệnh gặp khó khăn.
Nếu thấy việc điều trị không có kết quả hoặc không kinh tế, có hộ gọi
thương lái vào bán lợn ốm với giá rẻ mà không tiêu hủy. Đây là thực trạng
không chỉ riêng với những hộ được điều tra mà còn là tình trạng chung đáng
buồn của hầu hết người chăn nuôi phạm phải.
Nếu có chôn lợn chết vì bị bệnh, các hộ đem chôn và xử lý chủ yếu bằng
việc rắc vôi bột xung quanh hố chôn và bên trên hố khi chôn xong nhưng hầu

24
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
như không có hộ nào làm hàng rào chắn xung quanh hố chôn, việc làm này dễ
làm cho dịch bệnh lây lan, nhất là với những bệnh truyền nhiễm.
 Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường.
Do diện tích chăn nuôi của phần lớn các hộ có nhiều hạn chế nên vấn đề
quản lý chất thải còn tồn tại nhiều hạn chế. Chỉ có những hộ nuôi từ 10 con trở
lên mới làm hầm Biogas để xử lý chất thải, hoặc là ủ trong khu vực có mái che
để phục vụ cho trồng trọt; một số hộ thải trực tiếp ra ao cá mà không qua xử lý
gì. Trên 50% các hộ chăn nuôi đang có hệ thống thoát nước thải chuồng lợn
cùng với hệ thống thoát nước mưa, dẫn đến tình trạng hôi thối, ô nhiễm môi
trường trong khu vực chăn nuôi và vùng lân cận. Những chai, lọ dùng sát trùng
hoặc vỏ đựng thuốc thú y… chưa có khu xử lý riêng mà được người dân xử lý
chung cùng với rác thải sinh hoạt, có vài hộ đào hố chôn nhưng vẫn chưa thật
đảm bảo.

4. Thông tin về các hộ chăn nuôi lợn sạch.


Theo điều tra ngẫu nhiên với 44 hộ chăn nuôi lợn thì trung bình chỉ có 7 hộ
nuôi theo hướng sạch (an toàn tuyệt đối về sản phẩm), trong đó có 3 hộ nuôi
hoàn toàn bằng nguồn thức ăn nông nghiệp, nhưng quy mô rất nhỏ, chủ yếu thịt
lợn ra phục vụ trong gia đình. Phần còn lại thì nuôi để đáp ứng thị trường, nuôi
công nghiệp thời gian đầu, sau chuyển dần kết hợp thức ăn nông nghiệp và quan
điểm cho ăn hoàn toàn là thức ăn từ nông nghiệp khoảng 3 tuần trước khi xuất
bán là đảm bảo sạch, hết tồn dư kháng sinh trong cám công nghiệp và thuốc
kháng sinh. Sau khi thống kê số liệu cho thấy cứ khoảng 6,3 hộ nuôi lợn mới có
1 hộ nuôi theo hướng sạch nhưng quy mô nuôi sạch rất nhỏ.
Bảng 9. Thông tin các hộ nuôi lợn theo hướng sạch
Diện tích Quy mô
Trình độ Năm kinh
Họ và tên chủ hộ Khu dân cư Tuổi gia trại đàn lợn
học vấn nghiệm (năm)
(m2) (con)
Nguyễn Văn Bạo Trại Thượng 59 7/10 30 46 5
Đỗ Văn Động Tường 47 12/12 16 55,2 6
Giáp Văn Vận Kiệt Đoài 42 12/12 20 50 5
Đoàn Văn Thủy Trại Sen 40 12/12 10 20 3
25
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
Giáp Văn Hướng Trại Sen 58 7/10 32 140 15
Trần Đức Hạnh Hữu Lộc 55 7/10 40 65 7
Nguyễn Văn Đọc Kiệt Đông 54 7/10 29 92 10
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (đầu 2018)

Từ bảng thông tin trên cho thấy chủ hộ đều là nam, độ tuổi từ 40 đến gần 60
tuổi, trong độ tuổi lao động. Các chủ hộ đều đi học, có trình độ nhất định về văn
hóa. Do đặc điểm của vùng nông thôn nên hầu hết các hộ có tham gia các nghề
khác như buôn bán, công nhân,…., chăn nuôi đóng góp trên 40% trong tổng thu
nhập của hộ. Nhìn vào tổng số năm kinh nghiệm chăn nuôi lợn cũng khá dày đã
tạo cho các hộ có lợi thế nhất định trong việc tiếp thu, áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật mới vào chăn nuôi lợn.
Những hộ nuôi từ 3 – 5 con thường thả chung lợn vào một chuồng và không
chia ô, còn những hộ nuôi nhiều hơn chia ô chuồng với diện tích trung bình 1 ô là 9,2m2.
Ngoài ra, các hộ còn tham gia những lớp tập huấn về chăn nuôi lợn, bảo hộ
lao động cho người tham gia chăn nuôi; khi có khách tới thăm gia trại có thực
hiện thao tác phun thuốc khử trùng vào quần áo bảo hộ cho khách mặc. Đó là
những ưu điểm trong việc quản lý nhân sự, theo xu hướng chăn nuôi sạch mà
ngành chăn nuôi yêu cầu.
II. Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sạch.
1. Lợi ích của chăn nuôi lợn theo hướng sạch.
 Giảm dịch bệnh.
Trong chăn nuôi dịch bệnh trở thành rủi ro hàng đầu mà người chăn nuôi
phải hứng chịu, nó gây thiệt hại trực về mặt kinh tế của người chăn nuôi. Theo
đánh giá thì thời gian gần đây tại địa bàn phường không xuất hiện các ổ dịch
lớn, nhưng vẫn thường gặp các bệnh trong một số hộ như: phó thương hàn, tụ
huyết trùng, suyễn, dịch tả- thường gặp ở lợn con, một số do không được điều trị
kịp thời nên có tình trạng lợn chết.
Do chủ động hơn trong công tác tiêm phòng và dịch bệnh, vệ sinh chăn nuôi
nên tỷ lệ lợn bệnh và chết ở các hộ chăn nuôi lợn theo hướng sạch thấp hơn đối
với chăn nuôi thường (bảng 10), đặc biệt là tỷ lệ lợn choai bị bệnh.
Bảng 10. Tỷ lệ lợn bệnh và chết của các hộ trong năm 2017
ĐVT: % số lợn
26
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
Hộ chăn nuôi sạch Hộ chăn nuôi thường
Số lợn con bị bệnh 16 18
Số lợn con bị chết 0,56 0,66
Số lợn choai bị bệnh 0,52 6,85
Số lợn choai bị chết 0,00 0,85
Số lợn thịt bị bệnh 0,41 0,09
Số lợn thịt bị chết 0,00 0,09
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (2017)

 Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.


Mục tiêu của việc chăn nuôi lợn sạch là hướng tới nền nông nghiệp sạch, có
thể truy suất nguồn gốc. Để đạt được mục tiêu đó yêu cầu phải có tính liên kết
của một chuỗi các hoạt động từ chăn nuôi đến vận chuyển, giết mổ, bán lẻ và
đến tay người tiêu dùng. Song trên thực tế thì chưa làm được như vậy, các hộ
chăn nuôi lợn chỉ dừng lại ở mức độ thỉnh thoảng trao đổi một vài thông tin kỹ
thuật trong chăn nuôi, giá cả lợn sạch. Hàng năm các hộ sử dụng số lượng lớn
các đầu vào (giống, thức ăn, thuốc thú y,…) mà không có bất kỳ sự thỏa thuận
nào bằng văn bản, mua bán, chỉ có một số hộ thỏa thuận trước bằng miệng.
Tuy có nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung nhóm nuôi lợn sạch có thị trường
tiêu thụ thịt tốt, bởi người dân luôn lo ngại về vấn đề vệ sinh thực phẩm nên
luôn tìm đến nguồn cung cấp thịt sạch để bảo vệ sức khỏe gia đình. Vì vậy nên
thịt sạch bán luôn được giá hơn so với chăn nuôi thường.
Bảng 11. Các hoạt động trong chăn nuôi lợn sạch
Chỉ tiêu Số hộ Thỏa thuận bằng miệng
(% số hộ)
1. Thức ăn chăn nuôi
- Hộ dân 03 20
- Đại lý 04 32
2. Lợn giống
- Hộ dân 02 60
- Thương lái 05 0,0
3. Dịch vụ thú y
- Thú y phường 01 0,0
- Thú y tư nhân 03 0,0
4. Tiêu thụ sản phẩm
- Thương lái 04 50
- Giết mổ 03 00
- Lò mổ 00 00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (đầu 2018)
27
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa

 Kết quả và hiệu quả kinh tế.


Đối với các hộ nông dân do chăn nuôi kiểu nông hộ nên việc hoạch toán kết
quả và hiệu quả chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.
Bảng 12 thể hiện việc hoạch toán kinh tế và hiệu quả chăn nuôi giữa các hộ
điều tra, tính trung bình trên 100kg tăng trọng của lứa xuất bán cuối cùng.
Bảng 12. Kết quả sản xuất tính trên 100kg tăng trọng lứa cuối cùng.
Diễn giải ĐVT Chăn nuôi sạch Chăn nuôi thường
Thời gian chăn nuôi ngày 95 102,55
Chi phí cố định 1.000đ 280,82 150,85
Chi phí chăn nuôi 1.000đ 3650,4 3600,8
- Giống 1.000đ 500 700,15
- Cám đậm đặc 1.000đ 202,20 410,80
- Cám hỗn hợp 1.000đ 1568,43 825,92
- Cám gạo 1.000đ 805,79 994,28
- Cám ngô 1.000đ 441,02 721,75
- Thức ăn khác 1.000đ 55,63 100,23
- Thú y 1.000đ 43,30 30,25
- Chi phí khác 1.000đ 34,00 26,12
Công lao động Công 7,6 8,86
Giá trị sản xuất 1.000đ 4595,8 4160,97
Giá trị gia tăng 1.000đ 969,23 887,51
Thu nhập hỗn hợp 1.000đ 670,47 777,72
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (2017)
Kết quả cho thấy do các hộ chăn nuôi lợn sạch đã và đang áp dụng được quy
trình chăn nuôi hiện đại, góp phần rút ngắn thời gian chăn nuôi, có cơ hội mở
rộng hơn quy mô chăn nuôi, giảm được ngày công lao động, giảm được chi phí
chăn nuôi biến đổi so với các hộ chăn nuôi thường, tuy nhiên cũng chưa có sự
khác biệt đáng kể. So với các hộ chăn nuôi thường thì lợn thịt của những hộ nuôi
theo hướng sạch được đánh giá có tỷ lệ nạc hơn, trọng lượng xuất chuồng bình
quân cao hơn nên giá thu mua có phần lớn hơn so với thịt lợn được nuôi thương.
Song, do thịt lợn nuôi theo hướng sạch chưa có kênh tiêu thụ riêng, đối tượng
chính vẫn là trong các hộ và thương lái, nên giá thu mua lợn thịt chỉ nhỉnh hơn chút ít.
 Các lợi ích khác.
- Chăn nuôi lợn theo hướng sạch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế bởi chất
lượng thịt cao, mà còn góp phần đảm bảo sức khỏe người chăn nuôi.
28
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
- Thịt lợn dễ bán hơn so với chăn nuôi thông thường.
- Người chăn nuôi được tập huấn tăng kiến thức;
- Môi trường tố hơn: chất thải được xử lý tốt, giảm được ô nhiễm không khí,
người chăn nuôi giảm được các loại bênh như ho, viêm đường hô hấp.
- Người chăn nuôi tự tin, mạnh dạn hơn.
- Phát triển chăn nuôi có tính bền vững.
2. Những khó khăn, thách thức trong chăn nuôi lợn theo hướng sạch.
 Điều kiện thực tế tại địa phương:
- Về vị trí: Do khoảng cách các hộ chăn nuôi ở gần nhau, mà rất ít hộ đủ
điều kiện xây dựng chuồng trại trong vùng quy hoạch, mà phần lớn chăn nuôi
trong khu dân cư, kéo theo nhiều khó khăn, bất tiện, có phần ô nhiễm nước,
không khí, thậm chí là cả tiếng ồn…
Mặt khác, do địa hình hơn một nửa là đồi núi, tuy phía bắc có gần đường
quốc lộ nhưng đường đi vào các gia trại còn quanh co, thương lái khó xác định
được phương hướng, vận chuyển trở nên khó khăn hơn.

 Chuồng trại: hướng chuồng lý tưởng là hướng đông và đông nam,


nhưng các hộ xây dựng chuồng nuôi lợn còn phụ thuộc vào hướng nhà, vị trí của
nhà ở để có một khoảng cách hợp lý với không gian, điều kiện sống của từng
gia đình.
Chuồng nuôi nhốt lợn phần lớn xây cũng khá đơn giản, chưa tuân theo
chuẩn kỹ thuật, chủ yếu lợp ngói bro- xi măng nên mùa hè rất nóng, chỉ có một
số hộ có quạt thông gió (nuôi nhiều), lợp chống nóng, điều hòa cho lợn; còn đa
phần dùng mành che chắn hướng có ánh sáng buổi trưa và chiều chiếu vào.

 Trình độ nhận thức của con người.


Lao động trong nông nghiệp với phương thức làm ăn tiêu nông là lao động
giản đơn, nhưng hiện nay trong thời buổi kinh tế hội nhập, muốn làm giàu từ
nông nghiệp không có cách nào khác là sản xuất hàng hóa, sản xuất ra sản phẩm

29
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
có tính cạnh tranh. Vì vậy đòi hỏi lao động trong các hộ có kiến thức nhất định
để có thể áp dụng các tiến bộ kỹ thuật phù hợp vào sản xuất. Đặc biệt, đối với
chăn nuôi lợn theo hướng sạch, đây là tiêu chuẩn chăn nuôi đòi hỏi những quy
trình chăm sóc nghiêm ngặt ở từng khâu từ cho ăn, cách chăm sóc, kỹ năng theo
dõi, ghi chép… Không có lao động hoặc lao động thiếu kinh nghiệm là nguyên
nhân hạn chế sự phát triển các ngành kinh tế trong nông nghiệp nói chung,
ngành chăn nuôi lợn nói riêng.
 Thị trường tiêu thụ.
Thịt lợn sạch tuy bán rất chạy nhưng với vùng quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu phục
vụ cung cấp nguồn thức ăn cho gia đình và những hộ lân cận; để xuất ra thị
trường trong nước và nước ngoài là một thách thức lớn. Vì để đáp ứng rộng ra
thị trường bên ngoài, với thịt lợn sạch đòi hỏi yêu cầu truy suất nguồn gốc, mà
địa phương hiện nay chưa thể thực hiện được; đó còn chưa kể những chỉ tiêu
nghiêm ngặt khác của quy trình chăn nuôi lợn sạch. Ở trong thị xã Chí Linh, nổi
bật nhất là nông trại xanh Hải Linh của công ty TNHH MTV Được Ngọc ở
phường Chí Minh, sản phẩm chất lượng, có uy tín nhưng thị trường phân phối
mới chỉ ở trong thị xã và một số tỉnh lân cận. Do vậy nhìn rộng hơn thì thị
trường tiêu thụ của sản phẩm này là quá nhỏ bé, khả năng mở rộng là rất khó
khăn cho dù quy mô được từng bước nâng lên.

 Vốn và khả năng huy động vốn.


Để chăn nuôi lợn có thể chăn nuôi đạt được tiêu chuẩn theo hướng sạch yêu
cầu các chủ chăn nuôi phải đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng khép kín từ chuồng
nuôi đến hệ thống các công trình phụ trợ, hệ thống xử lý chất thải cũng như các
trang thiết bị phục vụ cho chăn nuôi. Có thể nói để làm được như vậy đòi hỏi
chủ các hộ chăn nuôi lợn thịt phải bỏ ra lượng vốn khá lớn so với chăn
nuôi thường.
Thiếu vốn trở thành yếu tố cản trở của đại đa số hộ trong việc mở rộng chăn
nuôi theo hướng sạch.

30
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
Đối với vốn vay, người chăn nuôi chưa tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi
vì thủ tục khá phức tạp, thời gian vay ngắn, mức cho vay thấp không đủ để hộ
xây dựng hệ thống chuồng trại. Các hộ nếu có nhu cầu vay thỉ chủ yếu là vay
của anh em, họ hàng, phần lớn để tu sửa chuồng trại.
Có thể nói, thiếu vốn sản xuất, khả năng huy động vốn thấp đã trở thành
một trong những yếu tố quan trọng hạn chế việc phát triển chăn nuôi lợn theo
hướng sạch.

3. Những giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sạch.
 Về thị trường tiêu thụ.
- Hình thành các mối liên kết bằng hợp đồng giữa các tư thương, lò mổ, cửa
hàng tiêu thụ với các chủ hộ, gia trại, trang trại trên địa bàn, trong văn bản hợp
đồng phải có đầy đủ các điều khoản, quyền lợi và trách nhiệm mức xử phạt khi
vi phạm hợp đồng và cần có sự tham gia của đại diện cơ quan chính quyền.
- Tích cực tuyên truyền, phổ biến đến người tiêu dùng về các nội dung như
ảnh hưởng của việc tiêu thụ thực phẩm không đảm bảo đến sức khỏe của gia
đình cũng như các nhận biết thịt lợn sạch với thịt khác ngoài thị trường.
- Thông báo địa chỉ tin cậy của những hộ chăn nuôi thịt lợn sạch.
- Tăng cường các biện pháp làm tốt công tác quản lý, lưu thông sản phẩm
nông nghiệp ra thị trường, tiến hành cấp giấy chứng nhận cho các hộ nuôi thịt
lợn sạch đạt tiêu chuẩn, tiến tới gắn tem, đóng dấu các sản phẩm đạt tiêu chuẩn
nhằm tăng mức độ tin cậy của người tiêu dùng đối với sản phẩm chăn nuôi của
địa phương.

 Về trình độ lao động và nhận thức.


- Cần tăng cường hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền phổ biến chính
sách pháp luật của nhà nước về quản lý sản xuất và tiêu thụ thực phẩm an toàn,
những rủi ro ảnh hưởng của việc sử dụng các loại đầu vào không đúng cách cho

31
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
tất cả đối tượng sản xuất và tiêu dùng; thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng: loa truyền thanh phường,…
- Địa phương cần tạo điều kiện mở các lớp tập huấn hướng dẫn các hộ chăn
nuôi quy trình, kỹ thuật chăn nuôi lợn sạch, coi trọng kỹ năng ghi chép, lưu trữ
sổ nhật ký chăn nuôi…

Về quy hoạch:


Khuyến khích chuyển đổi, chuyển nhượng, tạo quỹ đất để giao đất, cho thuê
đất đối với các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khả thi đã được các cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt.
 Về vốn.
- Các hộ chăn nuôi cần tận dụng tốt các mối quan hệ của mình để huy động
nguồn vốn nhàn rỗi của anh em, bạn bè, người thân để nâng cao hiệu quả kinh tế
xã hội.
- Các tổ chức đoàn thể tích cực triển khai các chính sách liên quan đến tín
dụng để các hộ chăn nuôi nắm bắt được các thông tin, cơ hội vay vốn.

32
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận.
Chuyên đề nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp chăn nuôi lợn sạch tại
phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương” tìm hiểu vấn đề phát triển
chăn nuôi lợn sạch là từng bước áp dụng tiêu chuẩn cao nhất trong sản xuất
nông nghiệp ở giai đoạn sản xuất ban đầu của chuỗi kiểm soát an toàn thực
phẩm vào quá trình chăn nuôi nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm, ổn định tâm lý cho người tiêu dùng đồng thời giảm thiểu tác động tiêu
cực đến môi trường, góp phần tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng và xa hơn nữa là nhu cầu của thị trường toàn quốc, là chìa
khóa hội nhập xuất khẩu.
Kết quả điều tra tổng số 44 hộ chăn nuôi, có 7 hộ chăn nuôi lợn sạch cho thấy:
- Chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn toàn phường có quy mô nhỏ lẻ, tập trung
trong khu dân cư.
- Các hộ chăn nuôi lợn sạch chưa đạt được tiêu chí đề ra, đặc biệt vi phạm lỗi
nặng về tiêu chí địa điểm, chuồng trại, ghi chép trong chăn nuôi.
- So với chăn nuôi thường, chăn nuôi lợn sạch có hiệu quả kinh tế cao hơn,
môi trường và sức khỏe con người tốt hơn.
Diện tích đất nhỏ hẹp, phường Văn An chưa quy hoạch được các khu vực
chăn nuôi tập trung, vốn tiết kiệm của các hộ còn hạn chế trong khi khó tiếp cận
được với các nguồn vốn ưu đãi của nhà nước; nhận thức chăn nuôi còn hạn chế.
Thị trường đầu vào, đầu ra chưa ổn định; … ảnh hưởng đến sự phát triển chăn
nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn phường.

2. Kiến nghị.
2.1. Đối với phường Văn An.

33
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
- Tổ chức xây dựng trạm khuyến nông có đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp
vụ giỏi, mở rộng các mô hình sản xuất, hướng dẫn cho nhân dân toàn phường
học tập.
- Công tác thú y cần được quan tâm thường xuyên, mạng lưới thú y cơ sở các
khu dân cư cần được củng cố và được hưởng phụ cấp từ ngân sách thị xã.
- Có biện pháp quản lý tốt đàn giống, thực hiện nghiêm chỉnh quy trình
phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo chất lượng an toàn cho đàn lợn.
2.2. Đối với các hộ nông dân
- Cần thay đổi tập quán sản xuất cũ làm theo kinh nghiệm, tiến tới đầu tư các
trang thiết bị hiện đại hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Chủ động trong lĩnh vực tìm kiếm thị trường, chủ động liên kết với các
trang trại khác trong phường và các xã, phường lân cận; giúp đỡ nhau trong vấn
đề kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm, chủ động trong việc tiêm phòng chống dịch bệnh.
- Các hộ chăn nuôi cần có kế hoạch cụ thể phù hợp với nhu cầu của thị
trường, hạn chế việc mở rộng quy mô không tính toán làm cung vượt quá cầu
dẫn đến bị động trong vấn đề tiêu thụ.

Hải Dương, ngày … tháng … năm 2018


Giáo viên hướng dẫn Người thực hiện

Phạm Thị Hòa Nguyễn Thị Nga

34
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “Kinh tế nông nghiệp”, Đỗ Kim Chung, NXB nông nghiệp
2. Cục chăn nuôi (2007). Đề án đổi mới chăn nuôi lợn giai đoạn 2017 – 2020
3. Tôn Gia Quyền (2011). Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị
của thịt trong chăn nuôi.
4. Xu hướng chăn nuôi lợn sạch theo mô hình khép kín,
http://baovemoitruong.org.vn/ truy cập ngày 25/6/2018.
5. Tài liệu “Kỹ thuật nuôi heo” của VASAFEED
6. http://thitheohuuco.com/tao-ra-thuc-an-sinh-hoc-giup-cho-viec-chan-nuoi-
lay-thit-heo-sach/, truy cập ngày 25/6/2018
7. http://anvietfood.com.vn/Tin-tuc/1002/1/moi-nguy-hai-cua-thit-lon-khong-
dam-bao-ve-sinh-an-toan-thuc-pham.
8. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008). Quyết định số 1506/QĐ-
BNN-KHCN ngày 15 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn về Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn tại Việt
Nam (VietGAHP).
9. https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nong-nghiep-sach/chan-nuoi-lon-sach-
theo-phuong-phap-hien-dai-3581334.html.

35
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP

Kính gửi: Trường Cao Đẳng Hải Dương

Ủy ban nhân dân phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
XÁC NHẬN:
Học viên: Nguyễn Thị Nga
Học sinh lớp: C16
Ngành: Chăn nuôi thú y – Trường Cao Đẳng Hải Dương
Đã về thực tập, nghiên cứu, điều tra số liệu tại phường Văn An từ ngày 01
tháng 05 năm 2018 đến ngày 30 tháng 06 năm 2018.
Trong thời gian thực tập, học viên Nguyễn Thị Nga luôn chấp hành tốt
chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và các quy định của
phường, thực hiện đề tài nghiêm túc, chịu khó nghiên cứu sâu rộng, tìm tòi học
hỏi và đóng góp một số ý kiến tích cực cho địa phương.
Vậy UBND phường Văn An xác nhận và đề nghị nhà trường, tạo điều
kiện giúp đỡ để học viên Nguyễn Thị Nga hoàn thành tốt đề tài thực tập và thi
tốt nghiệp đạt kết quả cao nhất.
Văn An, ngày … tháng 06 năm 2018
T.M UBND PHƯỜNG VĂN AN

36
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Nga


Lớp: C16 Khoa: Nông nghiệp & PTNT
Ngành: Chăn nuôi thú y Trường: Cao đẳng Hải Dương
Trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2018 đến ngày 30 tháng 6 năm 2018
Thực tập tại: phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Sau quá trình thực tập của sinh viên, giáo viên hướng dẫn nhận xét, đánh giá như sau:
1. Đánh giá quá trình thực tập tại đơn vị thực tập:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
2. Thực hiện báo cáo thực tập:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Đánh giá chung sau khi thực tập:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Kết quả sau khi thực tập:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Điểm đánh giá về thực hiện báo cáo thực tập: ....../10
Bằng chữ:.............................................................................................................
Ngày....tháng....năm...........
Giáo viên hướng dẫn
(Ký, ghi rõ họ tên)

37
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga – C16 Trường CĐ Hải Dương

You might also like