Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC

- Chủ nghĩa duy tâm( do ko hiểu đc nguồn gốc ra đời của ý thức nên đã có
những quan niệm rất sai lầm về ý thức nên là chủ nghĩa duy tâm đã)
cường điệu vai trò của ý thức một cách thái quá biến nó thành một thực
thể tồn tại độc lập, thực tại duy nhất và nguồn gốc sinh ra thế giới vật
chất
- Ngược lại đối vs chủ nghĩa duy tâm thì chủ nghĩa duy vật siêu hình đã
tầm thường hóa vai trò của ý thức. Họ coi ý thức cũng chỉ là một dạng vật
chất.
Hay đơn thuần chỉ là một sự phản ánh giản đơn thụ động của thế giới vật
chất tách rời thực tiễn của xã hội phong phú và sinh động. Đây cũng
chính là một quan niệm rất là sai lầm và ko cho phép con người có thể
hiểu đc bản chất của ý thức là gì. Nó giống như là một rài cản khiến cta
ko thể hiểu đc quan niệm và suy nghĩ ý
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng( trên cơ sở nhận thức rất đúng đắn của
nguồn gốc ra đời của ý thức và nắm vững thuyết phản ánh) đã luận giải
một cách khoa học bản chất của ý thức. Vật chất và ý thức là hai hiện
tượng chung nhất của thế giới hiện thực, mặc dù khác nhau về bản chất,
nhưng giữa chúng luôn có mối liên hệ biện chứng.
- Bản chất của ý thức chính là những hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của
óc người.
Đvs cng cả ý thức và vật chất đều là những hiện thực, có nghĩa là đều tồn
tại thực nhưng mà cần phân biệt giữa chúng thì đương nhiên sẽ có những
sự khác nhau và đối lập nhau
- Ý thức là cái vật chất ở bên ngoài “ di chuyển” vào trong đầu óc của con
người và được cải biến đi ở trong đó
- Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội.
Đây là một đặc tính căn bản để phân biệt trình độ phản ánh ý thức người
vs trình độ phản ánh tâm lý động vật.
Về động vật đương nhiên ko thể gọi là ý thức đc mà chỉ đc gọi là bản
năng. Ví dụ ở trong rừng thì khi đói động vật sẽ có bản năng là đi săn mồi
và tìm thức ăn, còn con ng khi đói thì ý thức của mình sẽ đi chợ nấu ăn
- Ý thức phản ánh sâu sắc, từng bước xâm nhập các tầng bản chất, quy luật,
điều kiện đem lại hiệu quả hoạt động thực tiễn.
- Trên cơ sở đó, tư duy trừu tượng đem lại những tri thức mới để chỉ đạo
hoạt động thực tiễn chủ động cải tạo thế giới trong hiện thực, sáng tạo ra
“thiên nhiên thứ hai” in đậm dấu ấn của con người.
SÁNG TẠO LÀ ĐẶC TRƯNG BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC
- Sự phản ánh của ý thức
+ Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh ( đây
chính là một quá trình mang tính chất hai chiều có định hướng và có chọn
lọc thông tin cần thiết )
+ Hai là, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh
thần ( đây chính là quá trình sáng tạo lại hiện thực của ý thức theo nghĩa
mã hóa những đối tượng vật chất thành những ý tưởng tinh thần phi vật
chất)
+ Ba là, chuyển hóa mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan ( tức là
quắ trình thực hiện từ hóa tư duy thông qua những hoạt động thực tiễn.
Biến cái quan niệm thành cái thực tại và biến những cái ý tưởng phi vật
chất trong tư duy thành những vật chất ngoài hiện thực)
- Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực
khách quan trên cơ sở thực tiễn xã hội – lịch sử
- Thực chất, ý thức chỉ là thuộc tính phản ánh của một dạng vật chất đặc
biệt là bộ óc người; nói cách khác, chit có con người mới có ý thức
Và loài ng xuất hiện là kết quả của những cuộc lịch sử vận động và phát
triển lâu dài của thế giới vật chất. Và cấu trúc hoàn thiện của bộ óc người
đây chính là nền tảng vật chất để ý thức hoatk động và cùng vs hoạt động
thực tiễn đời sống phong phú tạo ra những cái mạnh mẽ để thúc đẩy ý thức
hình thành và ko ngừng phát triển. Và ko chỉ có bộ óc của cnguoi hay là k
chỉ có hoạt động thực tiễn của xã hội thì ko thể có ý thức. Sáng tạo chính là
thuộc tính đặc trưng là cơ bản nhất; và sức sáng tạo cuả ý thức trong tinh
thần hay là sức sáng tạo của cng trong những thực tiễn lại khác nhau về bản
chất nhưng đây chỉ là những cái biểu hiện khác nhau của năng lực sáng tao
mà thôi.
CÂU HỎI:
1: Trong các hình thức sau, hình thức phản ánh nào cao nhất?
a. Phản ánh vật lý
b. Phản ánh hóa học
c. Phản ánh tâm lý
d. Phản ánh ý thức
NOTE: PHẦN CHỮ MÀU XANH LÀ PHẦN NÓI CÒN LẠI LÀ CHO VÀO
SLIDE. CỨ 2 GẠCH NGANG MN CHO VÀO 1 TRANG SLIDE R CHÈN
ẢNH CHO ĐẸP NHÉ!

You might also like