Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Bài số: 8

Tên bài: XÁC ĐỊNH NHIỆT NÓNG CHẢY CỦA NƯỚC ĐÁ VÀ NHIỆT
HOÁ HƠI CỦA NƯỚC
Họ tên: Nguyễn Thị Bích Ngọc – 22001338
Nhận xét của giáo viên về bài chuẩn bị Nhận xét của giáo viên về kết quả xử lí
và công việc thực hành số liệu

Chữ ký Chữ ký

I: Tóm tắt lí thuyết


1: Mục đích
- Xác định nhiệt nóng chảy của nước đá
- Xác định nhiệt hoá hơi của nước
2: Lý thuyết

Khí truyền nhiệt cho một vật tại một áp suất không đổi, nhiệt độ của vật sẽ tăng lên.
Tuy nhiên nếu xảy ra quá trình chuyển pha thì nhiệt độ của vật sẽ không tăng bởi vì
lượng nhiệt truyển cho vật đã được tiêu thụ trong quá trình chuyển pha. Ngay sau khi
quá trình chuyển pha kết thúc, nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng nếu tiếp tục truyền nhiệt lượng
cho vật.

Theo định nghĩa, nhiệt lượng cần cung cấp cho một đơn vị khối lượng của một chất
đang ở nhiệt độ chuyển pha để nó chuyển pha được hoàn toàn gọi là nhiệt chuyển pha
của chất đó. Nhiệt chuyển pha ứng với quá trình nòng chảy ( hay động đặc) của một
chất gọi là nhiệt nóng chảy của chất đó, nhiệt chuyển pha ứng với quá trình hóa
hơi( hay ngưng tụ) của một chất gọi là nhiệt hóa hơi của chất đó. Trong bài thí nghiệm
này, chúng ta sẽ xác định nhiệt nóng chảy của băng đá và nhiệt hóa hơi của nước.

Lấy một khối nước đá có khối lượng m1, đang tan ở nhiệt độ T1=0℃, bỏ vào một
khối nước lã có khối lượng m2, ở nhiệt độ T2. Nước lã sẽ truyền nhiệt cho đá, nhiệt
lượng đó làm đá tan. Giả sử nước đá tan chảy hoàn toàn. Khí đá tan hết và nhiệt độ
của cả khối nước trở lên đồng đều thì nhiệt độ cuối cùng của hệ sẽ là T.

Khối nước đá đã tăng từ nhiệt độ T1 đến T khi hấp thụ một nhiệt lượng là:

∆𝑄1= c.𝑚1(T-𝑇1) (1)

J
Với c là nhiệt dung riêng của nước c = 4,19 g . k

Nhiệt lượng hấp thụ trong quá trình chuyển pha băng đá tan thành nước là:

∆ Q2 ¿ m1 . λ (2)

Với λ – nhiệt nóng chảy của nước đá

Nhiệt lượng khối nước ấm toả ra là:

Δ Q3 =c .m2 .(T 2 −T )(3)

Nhiệt lượng cũng tỏa ra từ nhiệt lượng kế. lượng nhiệt này có thể tính toán với một
lượng nước tương đương 𝑚𝑘 = 20g.

∆𝑄4= c.𝑚𝑘(𝑇2− T) (4)

∆𝑄1+ ∆𝑄2 là tổng nhiệt lượng hấp thụ và ∆𝑄3+ ∆𝑄4 là tổng nhiệt lượng tỏa ra. Coi
hệ là cô lập, năng lượng của hệ được bảo toàn trong quá trình truyền nhiệt. phương
trình cân bằng nhiệt trong trường hợp đó là:

∆𝑄1+ ∆𝑄2 = ∆𝑄3+ ∆𝑄4

( m2+mk )
Suy ra ta có λ= C (T 2−T ) +C ( T 1−T ) ( 5 )
m1

Nhiệt hóa hơi của nước có thể xác định qua hiện tượng ngưng hơi. Lấy một lượng hơi
nước có khối lượng 𝑚1′ , ở nhiệt độ 𝑇1 =100℃ , cho ngưng tụ vào một khối nước lã
có khối lượng 𝑚2, ở nhiệt độ 𝑇2 . khi ngưng tụ hơi nước sẽ tỏa ra một nhiệt lượng.
Nước lã sẽ hấp thụ nhiệt lượng đó. Khi kết thúc quá trình truyền nhiệt, nhiệt độ cảu cả
khối nước sẽ là T.

Hơi nước ngưng tụ với khối nước lã làm giảm nhiệt độ của nó từ 𝑇1 xuống T và tỏa ra
một nhiệt lượng là:
Δ Q 1' =c . m1' . ( T 1−T ) ( 6 )

Nhiệt lượng tỏa ra của hơi nước trong quá trình chuyển pha từ hơi thành nước là:
' '
∆ Q 2 =m 1 . r (7)

Với r là nhiệt hoá hơi của nước

Khối nước lã đã hấp thụ một lượng nhiệt:


' '
∆ Q 3 =c . m2 . ( T −T 2 ) (8)

Đồng thời, nhiệt lượng kế cũng hấp thụ nhiệt. lượng nhiệt này có thể tính toán với
lượng nước tương đương 𝑚𝑘 = 20g.
' '
∆ Q 4 =c . mk . ( T−T 2 ) (9)

∆𝑄1′+∆𝑄2′ là tổng nhiệt lượng tỏa và ∆𝑄3′+ ∆𝑄4′ là tổng nhiệt lượng hấp thụ.

Nếu như hệ cô lập, năng lượng của hệ được bảo toàn trong quá trình truyển nhiệt.

Phương trình cân bằng nhiệt trong trường hợp đó là:

∆𝑄1′+∆𝑄2′= ∆𝑄3′+ ∆𝑄4′

Suy ra:

r = ((𝑚2′+𝑚𝑘′)/𝑚1′ ).C (T-𝑇2)+ C. (𝑇1−𝑇) (10)

Giá trị nhiệt nóng chảy, nhiệt hóa hơi nước đã được công bố là:

𝜆= 334 𝑘𝐽𝑘𝑔 và r= 2,257.103 𝑘𝐽/𝑘𝑔

Bảng 1. Dụng cụ thí nghiệm

TT Tên dụng cụ thí nghiệm Số lượng


1 Nguồn tạo hơi nước 1
2 Nhiệt lượng kế 250 ml 1
3 Bộ chia hơi 1
4 Cốc thuỷ tinh 400 ml 1
5 Cốc nhựa 1000 ml 1
6 Sục điện 1
7 Giá đỡ và kẹp 1
8 Cảm biến nhiệt độ NiCr – Ni 1
9 Cassy di động 1
10 Cân 1

You might also like