Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

Đầu tư vào chứng khoán có thể là một nhiệm vụ đầy thách thức, đặc biệt là đối với

những nhà đầu tư mới tham gia.


Có hàng nghìn cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán và vô vàn yếu tố
có thể tác động đến cổ phiếu, vậy làm thế nào để bạn có thể chọn cho mình đúng?
Khi đó bạn phải biết cách “lọc cổ phiếu“!
Lọc cổ phiếu là một công cụ mạnh mẽ cho phép bạn sàng lọc dựa trên các tiêu chí cụ
thể, nhằm xác định những cổ phiếu đáp ứng mục tiêu đầu tư của mình.

Biết cách sử dụng bộ lọc, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức bằng cách tập
trung vào các mã có khả năng hoạt động tốt theo tiêu chí đầu tư của riêng mình.

Trong bài viết này, bạn sẽ học được:

 Tầm quan trọng của việc lọc

 Hướng dẫn chi tiết cách lọc cổ phiếu bằng các bộ lọc và công cụ khác nhau

 Những lời khuyên thiết thực hiệu quả

Lọc cổ phiếu là gì?


Là một kỹ thuật được nhà đầu tư sử dụng để tìm kiếm các mã có tiềm năng tăng
trưởng thông qua các công cụ lọc hoặc phần mềm lọc cổ phiếu.
Việc “sàng lọc” cổ phiếu sẽ giúp bạn tìm thấy những mã có tiềm năng, đáp ứng được
các tiêu chí mà mình đề ra và mang đến lợi ích cao nhất.
Giữa hàng trăm nghìn cổ phiếu trên thị trường, lọc chính là quá trình sàng lọc và lựa chọn mã

chứng khoán tốt theo yêu cầu để thực hiện đầu tư.
Việc “sàng lọc” cổ phiếu sẽ giúp bạn tìm thấy những mã có tiềm năng, đáp ứng được các tiêu chí
mà mình đề ra và mang đến lợi ích cao nhất
Bộ lọc cổ phiếu là gì?
Là một bộ chỉ tiêu được sử dụng để sàng lọc cổ phiếu dựa trên các tiêu chí cụ thể như
giá, vốn hóa thị trường, ngành nghề kinh doanh, thu nhập, cổ tức hay các chỉ số tài
chính khác…
Bộ lọc sẽ giúp bạn thu hẹp phạm vi tìm kiếm các khoản đầu tư tiềm năng, từ “HÀNG
NGHÌN” về còn “MỘT VÀI” mã, đáp ứng được các tiêu chí đầu tư cụ thể.

Tùy thuộc vào chiến lược đầu tư của mỗi người mà có những tiêu chí lựa chọn khác
nhau như lựa chọn theo yếu tố cơ bản hoặc yếu tố kỹ thuật.
#1. Bộ lọc cổ phiếu theo phân tích cơ bản
Các bộ lọc cơ bản sẽ lựa chọn dựa trên các chỉ số tài chính được tính toán từ báo cáo
tài chính để xác định sức khỏe và tiềm năng phát triển của công ty.
Các chỉ số cơ bản, chỉ tiêu tài chính hay được sử dụng để lọc
gồm: EPS, ROA, ROE, P/E, P/B, các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng (tăng trưởng doanh
thu, tăng trưởng lợi nhuận), tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu, tỷ suất cổ tức…
Bạn có thể sử dụng các bộ lọc theo phân tích cơ bản này cùng với các số liệu và phân
tích khác để xác định các cơ hội đầu tư tiềm năng phù hợp với mục tiêu và mức độ
chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư.

#2. Bộ lọc cổ phiếu theo phân tích kỹ thuật


Lọc theo phân tích kỹ thuật liên quan đến việc phân tích dữ liệu thị trường trong quá
khứ, bao gồm giá cả và khối lượng, để xác định các mẫu và xu hướng có thể giúp dự
đoán biến động giá trong tương lai.
Bộ lọc theo phân tích kỹ thuật thường được sử dụng để xác định các cơ hội giao dịch
tiềm năng và giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt về thời điểm mua hoặc bán.
Bộ lọc cổ phiếu theo phân tích kỹ thuật thường được sử dụng để xác định các cơ hội giao dịch
tiềm năng và giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt về thời điểm mua hoặc bán
Các chỉ báo kỹ thuật hay được sử dụng để lọc cổ phiếu gồm: Đường trung bình động
(MA), Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), Dải bollinger, Đường trung bình động hội tụ
phân kỳ (MACD) hay Fibonacci thoái lui…
#3. Bộ lọc khác
Ngoài các bộ lọc phân tích cơ bản và kỹ thuật, còn có một số bộ lọc khác mà bạn có
thể sử dụng để xác định các cơ hội đầu tư tiềm năng, như:

 Bộ lọc ngành/lĩnh vực: Bạn có thể lọc theo ngành hoặc lĩnh vực để xác định xu hướng và
cơ hội trong một phân khúc thị trường cụ thể.
Ví dụ: bạn lạc quan về lĩnh vực công nghệ có thể muốn lọc theo ngành công nghệ để xác định
các cơ hội đầu tư tiềm năng (Nguồn: Simplize)
 Bộ lọc “xếp hạng”: Bạn cũng có thể lọc theo xếp hạng của nhà phân tích (như công ty
chứng khoán,…) để xác định các công ty được họ ưa chuộng. Xếp hạng này thường dựa
trên hiệu quả tài chính của công ty, xu hướng của ngành và các yếu tố khác.

Về cơ bản, bạn có thể hình dung nó giống với lọc cổ phiếu theo biểu đồ
360 trên Simplize vậy.

Lọc theo đánh giá 360 trên Simplize


*Note: Biểu đồ 360° của Simplize là một bản phân tích tóm tắt một cách trực quan cho từng cổ
phiếu dựa trên 5 yếu tố cơ bản là: Định giá, Tăng trưởng (quá khứ và dự báo), Hiệu quả hoạt
động, Sức khỏe tài chính và Cổ tức.
Nhìn chung, bộ lọc là một công cụ thiết yếu trong đầu tư, giúp bạn tiết kiệm thời gian và
công sức, đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt dựa trên các mục tiêu và tiêu chí đầu tư
của mình.

Lợi ích khi sử dụng bộ lọc cổ phiếu


Dưới đây là một số lợi ích khi bạn sử dụng bộ lọc:

 Tiết kiệm thời gian: Bằng cách sử dụng bộ lọc, bạn có thể nhanh chóng xác định các cơ
hội đầu tư tiềm năng mà không cần phải sàng lọc thủ công một số lượng lớn cổ phiếu.
 Giúp bạn tập trung vào các tiêu chí cụ thể: Bằng cách đặt các tiêu chí cụ thể của
mình, bạn có thể tập trung vào các mã chứng khoán đáp ứng nhu cầu và mục tiêu đầu tư
cụ thể của mình.
 Giảm rủi ro: Bằng cách sử dụng bộ lọc, bạn có thể giảm rủi ro đầu tư của mình bằng
cách tránh các mã không đáp ứng các tiêu chí cụ thể của bạn.
Tiêu chí lọc cổ phiếu – Càng nhiều càng tốt?
Mặc dù việc thêm nhiều tiêu chí lọc hơn có thể cải thiện độ chính xác của kết quả lọc…

…nhưng theo tôi, nó cũng làm giảm số lượng cổ phiếu dẫn đến việc có thể bạn sẽ bị bỏ
lỡ các cơ hội đầu tư tiềm năng chỉ vì cổ phiếu không đáp ứng 1 tiêu chí lọc nào đó.

Ví dụ: nếu bộ lọc của bạn chỉ bao gồm các mã vốn hóa lớn trong một lĩnh vực cụ thể,
bạn có thể bỏ lỡ các công ty có vốn hóa nhỏ hơn nhưng có tiềm năng tăng trưởng
mạnh.
Quá nhiều tiêu chí trong bộ lọc có thể dẫn đến việc bạn bỏ lỡ các khoản đầu tư tiềm năng
Nhưng có quá ít tiêu chí trong bộ lọc cổ phiếu có thể dẫn đến một số lượng lớn kết quả
không liên quan. Khiến bạn mất nhiều thời gian hơn để sàng lọc thông tin không liên
quan và bỏ lỡ các cơ hội đầu tư.
Số lượng tiêu chí chính xác mà bạn nên sử dụng sẽ phụ thuộc vào mục tiêu đầu tư, mức độ chấp

nhận rủi ro và các cổ phiếu hoặc lĩnh vực cụ thể mà bạn quan tâm
Ngoài ra, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng các tiêu chí lọc bạn đang sử dụng có
liên quan và có ý nghĩa đối với cổ phiếu bạn đang lọc.

Ví dụ như, nếu bạn quan tâm đến nhóm tăng trưởng, bạn có thể lọc các công ty có tốc
độ tăng trưởng thu nhập cao hoặc tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) cao.

Còn nếu bạn quan tâm đến nhóm trả cổ tức, bạn có thể lọc các công ty có lịch sử trả cổ
tức và tỷ suất cổ tức cao.

Cách lọc cổ phiếu hiệu quả nhất


Để có thể lọc hiệu quả nhất, bạn nên ghi nhớ các “tips” sau:

#1. Bắt đầu với mục tiêu đầu tư rõ ràng


Trước khi bắt đầu lọc, bạn nên có ý tưởng rõ ràng về mục tiêu đầu tư và mức độ chấp
nhận rủi ro của mình. Điều này sẽ giúp bạn xác định các tiêu chí bạn nên sử dụng để
lọc cổ phiếu một cách hiệu quả.

Hãy hình dung Bộ lọc giống như tấm lưới bắt cá vậy. Mỗi tấm lưới khác nhau sẽ bắt được những
con cá khác nhau đáp ứng nhu cầu của người bắt cá. Hiểu tấm lưới bắt cá sẽ giúp bạn chọn đúng
vùng nước, thả lưới đúng độ sâu và bắt đúng con cá bạn cần!
#2. Tập trung vào các chỉ số tài chính chính
Khi lọc cổ phiếu, điều quan trọng là phải tập trung vào các chỉ số tài chính chính như
tăng trưởng thu nhập, tăng trưởng doanh thu, tỷ suất lợi nhuận và lợi tức trên vốn chủ
sở hữu (ROE)…
Những số liệu này có thể giúp bạn xác định các công ty có tài chính lành mạnh và có
tiềm năng phát triển mạnh mẽ.

#3. Theo dõi các bộ lọc của bạn thường xuyên


Thị trường chứng khoán luôn thay đổi, vì vậy điều quan trọng là phải theo dõi các bộ
lọc của bạn thường xuyên và điều chỉnh chúng khi cần thiết.

Bạn nên đánh giá lại các bộ lọc của mình hàng quý hoặc hàng năm để đảm bảo chúng
vẫn phù hợp với mục tiêu đầu tư của bạn.

#4. Tiến hành nghiên cứu bổ sung


Mặc dù bộ lọc có thể là một công cụ hữu ích nhưng chúng không thể thay thế cho việc
bạn tự nghiên cứu và phân tích.

Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, điều quan trọng là phải tiến hành nghiên
cứu kỹ về các công ty mà bạn đang xem xét, bao gồm báo cáo tài chính, đội ngũ quản
lý, xu hướng của ngành và thị trường…
Cách hiệu quả nhất để lọc cổ phiếu là có chiến lược đầu tư rõ ràng, sử dụng nhiều tiêu chí và

tiến hành nghiên cứu bổ sung trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào.
Phần mềm lọc cổ phiếu phổ biến
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, phương pháp giao dịch chứng khoán ở
Việt Nam cũng có nhiều bước chuyển mình.

Một số phần mềm lọc tiêu biểu có thể kể đến như: Simplize, Cophieu68,
SSI,Vietstock,kỹ thuật Amibroker…

Nhìn chung thì các phần mềm này cung cấp nhiều các chỉ tiêu tài chính, nhiều thông tin
để bạn chọn được cổ phiếu như ý.

Bộ lọc Simplize
Với giao diện khá dễ nhìn, thiết kế và bố cục khoa học, nổi bật, kết quả lọc nhanh, về cơ
bản, Simplize là một lựa chọn không tồi cho bạn.
Để sử dụng bộ lọc trên Simplize: Bạn vào Công cụ | Bộ lọc cổ phiếu

Dưới đây là ưu điểm của Simplize:

 Tạo bộ lọc dễ dàng: Dễ dàng lựa chọn các tiêu chí lọc phù hợp để chủ động tạo bộ lọc
của riêng bạn. Có thể chỉnh sửa các giá trị lọc của từng tiêu chí. Gợi ý các giá trị lọc
nhanh.
Gợi ý các giá trị lọc nhanh trên Simplize
 Đa dạng tiêu chí lọc: Các tiêu chí lọc được cung cấp cho cả phương pháp phân tích cơ
bản và phân tích kỹ thuật, giúp bạn có thể kết hợp các tiêu chí lọc để tìm thấy đúng cổ
phiếu phù hợp với chiến lược đầu tư của mình.

Các tiêu chí lọc được cung cấp cho cả phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
 Lọc dữ liệu ngay trong phiên giao dịch: Các tiêu chí lọc liên quan đến giao dịch (như
giao dịch nhà đầu tư nước ngoài) được cập nhật liên tục trong phiên, giúp kết quả lọc
chính xác hơn, giúp bạn tìm kiếm nhanh các cổ phiếu có diễn biến vượt trội và ứng xử
kịp thời.
 Các bộ lọc gợi ý “chất lượng”: Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy xem những “bộ
lọc gợi ý” của Simplize – đây là những bộ lọc được Simplize setup sẵn dựa trên các tiêu
chí đầu tư của nhiều nhà đầu tư thành công trên thị trường.

Các bộ lọc cổ phiếu gợi ý trên Simplize với mục tiêu đầu tư cụ thể và rõ ràng
Công cụ lọc cổ phiếu của Amibroker
Amibroker là phần mềm được tạo bởi công ty phần mềm Amibroker có trụ sở tại Ba
Lan.

Đây là một trong những công cụ lọc theo phân tích kỹ thuật giúp bạn có thể xác định
được điểm mua bán, lọc điểm mua bán nhanh chóng.

 Hướng dẫn cài đặt phần mềm Amibroker


Amibroker là một trong những công cụ lọc theo phân tích kỹ thuật giúp bạn có thể xác định được
điểm mua bán, lọc điểm mua bán cổ phiếu nhanh chóng
Tuy nhiên, phần mềm này yêu cầu bạn phải có chút am hiểu về code và lập trình
amibroker.

4 bộ lọc cổ phiếu chất lượng mà nhà đầu tư nên biết


*Bật mí: Tất cả những bộ lọc này bạn đều có thể tìm thấy trên Simplize
#1. Bộ lọc CANSLIM của William O’neil
Phương pháp chọn lọc CANSLIM có lẽ đã quá quen thuộc với nhà đầu tư tại thị trường
Việt Nam.

Được giới thiệu trong cuốn sách kinh điển Làm giàu từ chứng khoán của William O’neil –
CANSLIM được đánh giá là phương pháp đầu tư có khả năng giảm thiểu rủi ro và tối
đa hóa lợi nhuận đầu tư một cách hiệu quả.
 Đọc thêm Hướng dẫn chi tiết về phương pháp CANSLIM cho nhà đầu tư
Dưới đây là các tiêu chí lọc theo CANSLIM mà bạn có thể tham khảo:

1. “C” – Tăng trưởng thu nhập quý hiện tại:

o Tăng trưởng doanh thu quý gần nhất tối thiểu 25%

o Tăng trưởng EPS quý gần nhất và quý gần nhì tăng tối thiểu 25%. Tùy vào mục
đích, bạn có thể đưa ra tỷ lệ tăng trưởng tối thiểu (thận trọng, bạn có thể đặt mức
18 – 20%)
2. “A” – Tăng trưởng lợi nhuận hàng năm:
o EPS 5 năm và doanh thu 5 năm tăng trưởng tối thiểu 15%/năm

o ROE tối thiểu 15%

3. “N” – Sản phẩm, dịch vụ hoặc quản lý mới:

o Tìm kiếm các công ty gần đây đã giới thiệu một sản phẩm hoặc dịch vụ mới hoặc
có một nhóm quản lý mới.

4. “S” – Cung và cầu:

o Giao dịch trung bình mỗi phiên từ 10,000 CP/phiên.

o Hạn chế giao dịch trên sàn UPCOM vì vấn đề thông tin không đầy đủ.

5. “L” – Dẫn đầu hoặc tụt hậu: Mua công ty số một trong lĩnh vực của nó

6. “I” – Sự ủng hộ của các định chế tài chính, quỹ đầu tư:

o Các CP được Ban lãnh đạo mua ròng trong 1 năm gần nhất

o Các CP đang được Quỹ đầu tư mua ròng 3 tháng gần nhất

7. “M” – Định hướng thị trường:

o Đầu tư vào khi thị trường đang trong xu hướng tăng đã được xác nhận.

Thực tế, để tìm kiếm CP hội tụ cả 7 yếu tố CANSLIM ở thị trường Việt Nam là rất khó.

Tuy nhiên, nếu bạn tìm ra các mã hội tụ gần đủ các yếu tố trên cũng đã đảm bảo cho
bạn có được 1 danh mục ít rủi ro hơn.
Kết quả lọc cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM ngày 10/03/2023 (Nguồn: Simplize)
 Xem bộ lọc CANSLIM trên Simplize (Lưu ý: Bạn cần đăng nhập để xem bộ lọc gợi ý
này)
#2. Bộ lọc đầu tư giá trị
Phương pháp đầu tư giá trị là tìm kiếm các CP đang được định giá thấp hơn giá trị thật
của chúng trên thị trường.

Bạn sẽ mua và nắm giữ đến khi giá thị trường lớn hơn hoặc bằng giá trị nội tại của
doanh nghiệp. Đó là thời điểm chúng ta bán ra và thu lợi nhuận từ các khoảng chênh
lệch.

Dưới đây là một số tiêu chí phổ biến có thể được sử dụng trong bộ lọc đầu tư giá trị:

 Vốn hóa > 500 tỷ đồng

 Tăng trưởng doanh thu 3 năm gần nhất dương

 Tăng trưởng dương lợi nhuận 3 năm gần nhất. Tăng trưởng lợi nhuận ổn định là một
trong những yếu tố đánh giá doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

 Biên lợi nhuận gộp > 25%


 Chỉ số ROE > 15%: ROE đo lường khả năng sinh lợi của một khoản đầu tư trên mỗi
đồng vốn công ty bỏ ra. Với mức lớn hơn 15% cho thấy công ty sử dụng hiệu quả đồng
vốn của cổ đông. ROE càng cao, mức độ hiệu quả càng lớn và khi đó CP lại càng hấp dẫn
nhà đầu tư.

 Nợ vay/Vốn chủ sở hữu < 100%: Vay nợ thấp là yếu tố giúp đảm bảo tình hình tài chính
của doanh nghiệp khi nền kinh tế chuyển biến xấu.
 P/E < 10: Các mã có P/E nhỏ hơn 10 được xem như có giá hời. Điều này có nghĩa là
chúng sẽ có khả năng bán lại với giá cao hơn trên thị trường.

 Biên an toàn > 20% (chỉ có trên Simplize): Chênh lệch giữa giá thị trường với giá trị
thực. Biên an toàn cổ phiếu càng lớn càng tốt.

Kết quả lọc cổ phiếu đầu tư giá trị ngày 10/03/2023 (Nguồn: Simplize)
 Xem bộ lọc Đầu tư giá trị trên Simplize(Lưu ý: Bạn cần đăng nhập để xem bộ lọc gợi ý
này)
#3. Bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng
Bộ lọc tăng trưởng là một chiến lược được thiết kế để xác định các mã có tiềm năng
tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao hơn mức trung bình.

Dưới đây là một số tiêu chí phổ biến có thể được sử dụng trong bộ lọc tăng trưởng:

 Vốn hóa > 500 tỷ đồng

 Tăng trưởng lợi nhuận 12 tháng gần nhất > 20%

 Tăng trưởng lợi nhuận quý gần nhất > 20%

 Tăng trưởng doanh thu quý gần nhất > 20%

 Chỉ số ROE > 15%

Khi sử dụng bộ lọc này bạn nên tiến hành nghiên cứu và phân tích thêm các yếu tố như
chu kỳ tăng trưởng của doanh nghiệp, của ngành… để đảm bảo rằng khoản đầu tư
tiềm năng này phù hợp với mục tiêu đầu tư.
Điều quan trọng cần nhớ là cổ phiếu tăng trưởng có thể không ổn định và có thể không
phù hợp với tất cả các nhà đầu tư.

#4. Bộ lọc cổ tức


Bộ lọc cổ tức là một chiến lược được thiết kế để xác định các công ty trả cổ tức thường
xuyên cho cổ đông.

Các cổ phiếu trả cổ tức có thể hấp dẫn các nhà đầu tư đang tìm kiếm một nguồn thu
nhập ổn định.
Dưới đây là một số tiêu chí phổ biến có thể được sử dụng trong bộ lọc cổ tức:

 Tỷ suất cổ tức tối thiểu 7%, hoặc cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng.

 Tăng trưởng doanh thu bình quân > 10%: Các công ty có tăng trưởng doanh thu có nhiều
khả năng duy trì (thậm chí là tăng) mức cổ tức tiền trả trong tương lai.

 Chỉ số ROE > 15%

 Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu < 50%: Nợ vay thấp thể hiện tình hình kinh doanh của
công ty không phụ thuộc vào nợ vay. Dòng tiền làm ra được tái đầu tư và trả cổ tức cho
cổ đông (thay vì ưu tiên trả nợ)

Kết quả lọc cổ phiếu cổ tức cao, ổn định ngày 10/03/2023 (Nguồn: Simplize)
Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là cổ phiếu trả cổ tức có thể bị ảnh hưởng bởi
những thay đổi về lãi suất, điều kiện kinh tế và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến
khả năng trả cổ tức của công ty.
 Xem bộ lọc Đầu tư cổ tức trên Simplize (Lưu ý: Bạn cần đăng nhập để xem bộ lọc gợi ý
này)
Hạn chế của việc lọc cổ phiếu
Mặc dù lọc cổ phiếu có thể là một công cụ hữu ích cho bạn trong đầu tư, tuy nhiên nó
vẫn tồn tại những hạn chế nhất định.

Dưới đây là một số hạn chế của việc lọc chứng khoán:

 Bị giới hạn bởi dữ liệu có sẵn: Bộ lọc cổ phiếu dựa trên sự sẵn có của dữ liệu về chứng
khoán và các chỉ số tài chính của chúng. Một số chỉ số có thể không được cung cấp công
khai hoặc có thể khó truy cập, điều này có thể hạn chế hiệu quả của bộ lọc.
 Dữ liệu lịch sử có thể không dự đoán hiệu suất trong tương lai: Bộ lọc cổ phiếu dựa
trên dữ liệu lịch sử, dữ liệu này có thể không dự đoán chính xác hiệu suất trong tương lai.
Hiệu suất trong quá khứ của một cổ phiếu không phải là sự đảm bảo cho hiệu suất trong
tương lai và các điều kiện thị trường có thể thay đổi nhanh chóng.

Lọc cổ phiếu có thể là một công cụ hữu íchtrong đầu tư, tuy nhiên nó vẫn tồn tại những hạn chế
nhất định
 Không tính đến các yếu tố định tính: Bộ lọc thường dựa trên dữ liệu định lượng như số
liệu tài chính và dữ liệu thị trường. Nó có thể không tính đến các yếu tố định tính như đội
ngũ quản lý của công ty, bối cảnh cạnh tranh hoặc xu hướng của ngành, những yếu tố có
thể tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của công ty.
 Nguy cơ phụ thuộc quá nhiều vào bộ lọc: Bạn có thể trở nên quá phụ thuộc vào bộ lọc
cổ phiếu và bỏ qua các yếu tố quan trọng khác như tin tức công ty, xu hướng thị trường
và các chỉ số kinh tế có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của mình.
 Tiềm năng “giả”: Bộ lọc xác định một cổ phiếu là cơ hội đầu tư tiềm năng dựa trên các
tiêu chí được đưa vào bộ lọc, tuy nhiên đó có thể không thực sự phù hợp với danh mục
đầu tư hoặc mục tiêu đầu tư của bạn.
Nhìn chung, điều quan trọng là bạn nên nhận thức được những hạn chế của bộ lọc cổ
phiếu. Nên kết hợp bộ lọc với các nghiên cứu và phân tích khác như một phần của
chiến lược đầu tư, để từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp nhất.

Kết luận
Tóm lại, bộ lọc cổ phiếu có thể là công cụ hữu ích để bạn thu hẹp các lựa chọn đầu tư
một cách nhanh chóng và hiệu quả dựa trên các tiêu chí cụ thể.

Cho dù bạn đang tìm kiếm cổ phiếu tăng trưởng, giá trị hay trả cổ tức… luôn có sẵn
nhiều bộ lọc giúp bạn xác định các khoản đầu tư tiềm năng đáp ứng mục tiêu đầu tư và
mức độ chấp nhận rủi ro của bạn.

Mặc dù bộ lọc có thể hữu ích nhưng điều quan trọng bạn cần nhớ là không có bộ lọc
hoặc chiến lược nào là hoàn hảo.

Hãy tiến hành nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu
tư nào, vì các yếu tố nằm ngoài tiêu chí lọc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
của công ty.

Đầu tư vào thị trường chứng khoán luôn tiềm ẩn một mức độ rủi ro nhất định và điều
quan trọng đối là bạn phải có một danh mục đầu tư đa dạng phù hợp với mục tiêu đầu
tư và mức độ chấp nhận rủi ro của họ.
Bằng cách sử dụng bộ lọc cổ phiếu kết hợp với các nguyên tắc đầu tư hợp lý, bạn sẽ
đưa ra được các quyết định đầu tư sáng suốt hơn và xây dựng được danh mục đầu tư
đáp ứng các mục tiêu đầu tư dài hạn của mình.

You might also like