Tổng quan đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Tổng quan đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước

1. Đề tài nghiên cứu trong nước


a) Đề tài: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang trị trường Trung Đông
-Tác giả: Võ Khắc Tường
-Địa điểm: Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Tây Đô
-Thời gian: 7/6/2017 – 30/6/2017
-Tóm tắt: Thị trường Trung Đông với 15 quốc gia và vùng lãnh thổ là thị trường tiêu thụ lớn
với nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, tính thanh khoản của thị trường này cao và đời sống
người dân cũng ngày càng nâng cao. Đây cũng là thị trường nhập khẩu ròng hơn 50% tổng
khối lượng gạo tiêu thụ do điều kiện tự nhiên không phù hợp để trồng lúa. Chất lượng sản
phẩm nhập khẩu cũng được chọn lọc khá nghiêm ngặt. Thuế quan được đặt ra nhằm nâng cao
chọn lọc sản phẩm đạt chất lượng cũng như về an toàn thực phẩm, ít tác động xấu đến môi
trường, có nguồn gốc xuất xứ và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Vì thế, để đáp ứng được những yêu
cầu nhập khẩu gạo, các doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân sản xuất lúa gạo cần có mối
liên kết chặt chẽ tạo nên chuỗi giá trị sản phẩm gạo đáp ứng được yêu cầu nhập khẩu ở thị
trường Trung Đông.
b) Đề tài: Lợi thế so sánh trong sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam
-Tác giả:
+Võ Minh Sang – Trường Đại học Tây Đô
+Đỗ Văn Xê – Trường Đại học Cần Thơ
-Thời gian: 30/01/2016 – 18/08/2016
-Tóm tắt: Đây là đề tài vận dụng lý thuyết chi phí nội nguồn(Domestic Resource
Cost: DRC), cho biết chi phí thật sự mà xã hội phải trả trong việc sản xuất – xuất khẩu hàng
hoá, với mục tiêu: Phân tích thực trạng lợi thế so sánh trong sản xuất - xuất khẩu gạo của Việt
Nam; Phân tích nguyên nhân tác động đến lợi thế so sánh trong xuất khẩu gạo; Đề xuất giải
pháp nâng cao lợi thế so sánh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu
định lượng, dữ liệu sơ cấp được thu thập từ nông hộsản xuất lúa ở ĐBSCL, mẫu được chọn
bằng phương pháp phân tầng ngẫu nhiên. Kết quả nghiên cứu ghi nhận, Việt Nam đã không
còn lợi thế so sánh trong xuất gạo từ năm 2013-2015. Nguyên nhân do giá gạo xuất khẩu liên
tục giảm, trong khi chi phí lại tăng. Giải pháp: (1) Quy hoạch lại khâu tổ chức sản xuất, nhằm
cân đối cung - cầu về sốlượng và gia tăng chủng loại gạo chất lượng cao, đểtăng giá xuất
khẩu; (2) Đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất - chế biến và (3) Nâng cao giá
trịthương hiệu gạo Việt.

c) Đề tài: Xuất khẩu gạo Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp

-Tác giả: Nguyễn Đình Luận – Tiến sĩ ngành kinh tế

-Nơi công tác: Đại học Sài Gòn

-Đề tài này được đăng tải trên tạp chí Kinh tế và Phát triển số 193 tháng 7/2013
-Tóm tắt: Đề tài này nghiên cứu, đưa ra những số liệu cụ thể: Năm 2012 Việt Nam đã xuất
khẩu được 7,72 triệu tấn đứng thứ hai thế giới, Ấn Độ xuất khẩu 9,5 triệu tấn đứng thứ nhất,
Thái Lan đứng thứ ba với 6,9 triệu tấn. Tuy nhiên, với sản lượng gạo sản xuất và xuất khẩu từ
năm 2005 đến 2012, năm sau có xu hướng cao hơn năm trước nhưng thu nhập của người nông
dân sản xuất lúa không tăng cùng tỷ lệ, thậm chí có năm còn giảm, người nông dân sản xuất
lúa Việt Nam nghèo vẫn hoàn nghèo. Theo dự báo của VFA, với tình hình sản xuất lúa gạo
như thời điểm đó, năm 2013 và những năm tiếp theo xuất khẩu gạo Việt Nam còn gặp khó
khăn và chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong phạm vi bài viết này tác giả đã phân tích
và có một số đề xuất (giải pháp) nhằm bảo đảm lợi ích của người nông dân sản xuất lúa cũng
như mong muốn tạo thương hiệu cho gạo Việt Nam để khẳng định vị thế trên thị trường thế
giới.

2. Đề tài nghiên cứu nước ngoài

a) Đề tài: Export liberalization and household welfare: The case of rice in Vietnam (Tự do
xuất khẩu và phúc lợi hộ gia đình: Trường hợp về mặt hàng gạo của Việt Nam)

-Tác giả: Nicolas Minot và Francesco Goletti


-Thời gian: 11/1998
-Tóm tắt: Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế
giới, mặc cho sự có mặt của hạn ngạch xuất khẩu bắt buộc. Bài nghiên cứu này vận dụng một
mô hình cân bằng không gian đa thị trường để điều tra tác động của việc đẩy mạnh tự do hoá
về giá gạo nội địa. Dữ liệu về các hộ gia đình đồng thời được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng
tới phúc lợi của việc thay đổi giá ở các nhóm dân cư khác nhau. Kết quả chỉ ra rằng mặc dù tự
do hoá về xuất khẩu gạo có thể làm tăng giá thực phẩm và làm mất cân bằng nội địa, nhưng
việc này cũng làm tăng thu nhập bình quân thực tế và phần nào xoá giảm nghèo đói. Nhóm
tác giả đã tìm hiểu rất nhiều phương pháp giải thích cho kết quả bất hợp lí này.

b) Đề tài: Trend in production and export in Vietnam (Xu hướng sản xuất và xuất khẩu gạo
của Việt Nam)
-Tác giả
+ Nguyen Cong Thanh – Viện nghiên cứu gạo Đồng bằng Sông Cửu Long
+ Baldeo Singh - Division of Agricultural Extension, IARI, New Delhi, India
-Đề tài này được đăng trên tạp chí OmonRice số 14 (2006)
-Tóm tắt: Nghiên cứu về xu hướng sản xuất và xuất khẩu gạo của quốc gia để lý giải nguyên
nhân tại sao việc sản xuất và xuất khẩu gạo của một quốc gia lại tăng hoặc giảm ở những giai
đoạn nhất định. Vì vậy mà bài nghiên cứu này xuất hiện, đưa ra cái nhìn tổng quan về sản
xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam, đồng thời là những tác động tích cực và tiêu cực. Với những
dữ liệu cụ thể, kết quả của đề tài này chỉ ra rằng về sự thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo ở
Việt Nam, mối quan tâm quan trọng nhất là để tăng sản lượng gạo cần phải có sự ứng dụng
của giống gạo cho năng suất cao và chất lượng thông qua các công nghệ, kĩ thuật sản xuất gạo
tiên tiến.

You might also like