Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

Từ công thức Picard đến công thức Euler

Dịch từ tạp chí Kvant

Ngày 27 tháng 5 năm 2010

Tóm tắt nội dung


2
Lưới nguyên Z là tập hợp tất cả các điểm trên mặt phẳng tọa độ Descartes vuông góc với tọa độ nguyên.
Một đa giác được gọi là nguyên nếu như tất cả các đỉnh của nó đều thuộc về lưới nguyên Z2 . Trong bài này,
chúng ta sẽ tiếp cận công thức Picard cho diện tích các đa giác nguyên và công thức Euler cũng như chỉ ra các
mối liên hệ giữa chúng.

1 Tam giác nguyên thủy


Một tam giác nguyên được gọi là nguyên thủy nếu như ngoại trừ các đỉnh của nó thì không có điểm nào nằm trong
và trên cạnh cuả tam giác đó có tọa độ nguyên (Hình 1).

Hình 1

Định lý 1.1. Tam giác nguyên là nguyên thủy khi và chỉ khi nó có diện tích bằng 12 .

Chứng minh. Cho tam giác nguyên thủy ABC, xét hình chứ nhật nguyên nhỏ nhất với các cạnh song song với các
trục tọa độ, chứa tam giác ABC.

Tất cả các trường hợp có thể xảy ra biểu diễn như trên hình 2.

1
Hình 2

Trường hợp a) và b) rõ ràng tam giác không phải nguyên thủy vì điểm K trên hình vẽ có tọa độ nguyên. Trường hợp
d) bao hàm cả trường hơp c), nếu như giả sử đỉnh C có thể nằm trên OA, OB (trường hợp đặc biệt có thể trùng với
O). Như vậy, ta chỉ cần xét trường hợp d). Không mất tính tổng quát, đặt O(0, 0); D(p, 0); A(q, 0); E(0, r); B(0, s).

Kí hiệu I(P ) là số điểm nguyên nằm trong nhưng không nằm trên cạnh của đa giác P . Khi đó dễ thấy

I(OAF B) = (q − 1)(s − 1).

Vì trong đoạn AB không chứa điểm nguyên nên


I(OAF B) (q − 1)(s − 1)
I(OAB) = = .
2 2
Tương tự, ta có
(q − p − 1)(r − 1)
I(ACD) =
2
(s − r − 1)(p − 1)
I(CBE) =
2
Tam giác ABC trong nó không chứa điểm nguyên nào nên

I(OAB) − I(ACD) − I(CDE) = pr

ở đây pr là số điểm nguyên nằm trong ODCE và các điểm nguyên nằm trên cạnh CD và CE trừ D và E.

Từ đó suy ra
(q − 1)(s − 1) − (q − p − 1)(r − 1) − (s − r − 1)(p − 1) = 2pr
rút gọn ta được qs − ps − qr = 1.

Kí hiệu [F ] là diện tích hình phẳng F . Khi đó,

[ABC] = [OAB] − [ACD] − [CBE] − [ODCE]


sq (p − q)r (s − r)p
= − − − pr
2 2 2
qs − ps − qr
=
2
1
=
2

2
Như vậy, ta đã chứng minh chiều thuận của định lý. Ngược lại, giả sử tồn tại một tam giác nguyên với diện tích
bằng 12 mà không nguyên thủy. Khi đó, ta cần chứng minh răng tam giác nguyên luôn có thể phân hoachj thành
các tam giác nguyên thủy.

Hình 3

Gỉa sử tam giác không nguyên thủy ABC chỉ có các điểm nằm trên cạnh là nguyên. Khi đó, tồn tại một cạnh trong
nó chứa các điểm nguyên, ta nối các điểm này với đỉnh A (như hình 3), trong các cạnh nối này không có chứa
điểm nguyên nên các tam giác được chia ra, ngoại trừ nhiều nhất hai tam giác chứa cạnh AB, AC (trong trường
hợp cạnh AB, AC chứa điểm nguyên), đều là nguyên thủy. Kí hiệu hai tam giác không nguyên thủy này là ABP
và AQC, khi đó từ P và Q ta nối tương ứng với các điểm nguyên nằm trên cạnh AB, AC. Khi đó, toàn bộ các tam
giác được chia ra là nguyên thủy.

Hình 4

Gỉa sử tam giác ABC chứa trong nó một số điểm nguyên nào đó (hình 4). Ta chọn ra một điểm và nối với các đỉnh
A, B, C, thu được 3 tam giác nhỏ hơn. Ta tiếp tục quá trình chọn và phân hoạch tam giác với 3 tam giác nhỏ này. Vì
số điểm nguyên nằm bên trong tam giác ABC là hữu hạn nên đến một thời điểm thì quá trình này dừng và thu được
các tam giác nguyên thủy bên trong không chứa điểm nguyên nào, có thể trên cạnh có chứa các điểm nguyên thì ta
áp dụng cách phân hoạch như đã chỉ ra ở trên để thu được tất cả các tam giác được phân hoạch đều là nguyên thủy.

3
Như vậy tam giác không nguyên thủy ABC có thể phân hoạch thành ít nhất hai tma giác nguyên thủy, mà
mỗi tam giác này có diện tích là 21 như đã chỉ ra ở phần thuận của định lý nên [ABC] > 12 , mâu thuẫn này cho ta
chứng minh của phần đảo.

Bài toán 1.2. Chứng minh rằng với số M > 0 bất kì, luôn tồn tại tam giác nguyên thủy mà chiều dài các cạnh
của nó đều lớn hơn M .

2 Công thức Picard


Trong phần này, khi nhắc đến đa giác, chúng ta xem chúng như đa giác đơn, nghĩa là đa giác bị chặn và biên của
chúng không tự cắt. Trong hình 5 là một số ví dụ về đa giác không đơn.

Hình 5

Định lý 2.1 (Picard). Với đa giác nguyên P thì diện tích của nó được tính theo công thức
Ne
[P ] = Ni + −1
2
trong đó Ni là số điểm nguyên nằm trong và Ne là số điểm nguyên nằm trên cạnh của đa giác P ngoại trừ các
đỉnh của nó.

Hình 6

Thí dụ như ở hình 6, ta có Ni = 9, Ne = 11 nên áp dụng ccong thức Picard thì diện tích của đa giác nguyên này
là [P ] = 9 + 11 27
2 −1= 2 .

4
Chứng minh. Trước hết, chúng ta có nhận xét nhỏ sau:
Nhận xét 2.2. Bất kì một đa giác đơn nào có số đỉnh lớn hơn 4 đều tồn tại một đường chéo nằm hoàn toàn trong
đa giác đó.
Chứng minh nhận xét trên không khó do nó hiển nhiên đúng với một đa giác lồi còn với đa giác không lồi thì
nếu không có đường chéo ở trong nó sẽ thành đa gics tự cắt, tức là không đơn.

Từ nhận xét trên, ta có thể dễ dàng chứng minh bằng quy nạp rằng k-giác có thể phân hoạch thnhaf k − 2 tam
giác mà các đỉnh của chúng là các đỉnh của đa giác ban đầu. Do đó, tổng các góc trong một k-giác đơn đúng bằng
(k − 2)π.

Mỗi tam giác được nhận từ cách phân hoạch k-giác nguyên P như trên ta có thể tiếp tục chia nhỏ chúng thành
các tam giác như cách đã trình bày ở 1.1. Diện tích của mỗi tam giác nguyên thủy bằng 12 , do đó số tam giác
nguyên thủy được chia ra đùng bằng N = 2[P ] và do đó không phụ thuộc vào cách chia.

Và điều ta cần chứng minh tương đương với

N = 2Ni + Ne − 2

Hình 7

Tổng tất cả các góc thuộc các tam giác nguyên thủy được chia ra mà các góc đó có đỉnh là đỉnh của k-giác P bằng
tổng các góc trong của k-giác này, và bằng (k − 2)π. (hình 7a)

Tổng tất cả các góc thuộc các tam giác nguyên thủy được chia ra mà các góc đó có đỉnh nằm trên cạnh và
không trùng với đỉnh của k-giác P đúng bằng (Ne − k)π. (hình 7b)

Tổng tất cả các góc thuộc các tam giác nguyên thủy được chia ra mà các góc đó có đỉnh nằm bên trong đa giác
đúng bằng 2Ni π. (hình 7c)

Mặt khác tổng tất cả các góc thuộc các tam giác nguyên thủy được chia ra đúng bằng 2N π. Do đó

2N π = 2Ni π + (Ne − k)π + (k − 2)π

hay N = 2Ni + Ne − 2, là điều phải chứng minh.

Chú ý 2.3. Gỉa sử mặt phẳng được phân hoạch thành các hình bình hành bằng nhau bởi hai họ đường thẳng song
song cắt nhau. Khi đó cacsd ỉnh của hình bình hành này lập thành một tập hợp gọi là lưới Λ. Lưới nguyên là một
trường hợp riêng khi mà hai họ đường thẳng song song vuông góc với nhau, và mỗi hình bình hành trở thành một
hình vuông.

5
Gỉa sử đa giác P với các đỉnh nằm trên lưới Λ thỏa mãn công thức Picard mở rộng
 
Ne
[P ] = Ni + − 1 ∆(Λ)
2

trong đó ∆(Λ) là diện tích mỗi hình bình hành trong lưới Λ.

3 Phân tích logic của chứng minh


Chúng ta phát biểu lại một lần nữa 3 khẳng định mà ta đã chứng minh ở phần trên:

1. VỚi mỗi đa giác nguyên ta có công thức Picard


Ne
[P ] = Ni + − 1.
2

2. Diện tích mỗi tam giác nguyên thủy bằng 12 .

3. Với bất kì sự phân hoạch đa giác nguyên P thành N tam giác nguyên thủy thì

N = 2Ni + Ne − 2.

Chúng ta có lược đồ logic của chứng minh như trên hình 8

Hình 8

Trong hình 8a, ta chứng minh được công thức Picard (1) một cách độc lập với (2) và (3), từ (1) suy ra (2) thì tầm
thường, từ (3) được suy ra từ (1) và (2). (xem 3.1)

Trong hình 8b, đó chính là lược đồ mà ta đã chứng minh. Đầu tiên chứng minh (2) một cách độc lập, rồi từ đó
nhận được (3), và công thức Picard là hệ quả của (2) và (3).

Chúng ta sẽ xem xét hai lược đồ chứng minh đáng chú ý còn lại.

Chúng ta có thể chỉ ra (3), suy ra (2). Thật vậy, chú ý rằng diện tích của tam giác nguyên bất kỳ luôn có
dạng n2 . Để làm rõ điểu này, chúng ta ngoại tiếp tam giác nguyên này bằng hình chữ nhật nguyên nhỏ nhất có
cạnh song song với hai trục tọa độ. Cũng như ở phần đầu, có tất cả ác vị trí mô tả ở hình 2. Hình chữ nhật
ngoại tiếp có diện tích là số nguyên và các tam giác bổ sung cũng có diện tích dạng một nửa số nguyên hoặc số
nguyên, từ đó diện tích các tam giác nguyên có dạng số nguyên hoặc nửa số nguyên, và rõ ràng luôn không bé hơn 12 .

Bây giờ, xét tam giác nguyên thủy T , và P là hình chứ nhật nhỏ nhất ngoại tiếp nó, chúng ta chia các phần bổ
sung bên ngoài T để phân hoạch P thành các tam giác nguyên thủy. Đây là một sư phân hoạch P thành các tam

6
giác nguyên thủy {Tk }, trong đó chứa cả T .

Chúng ta cũng có thể phân hoach P thành các tam giác nguyên thủy theo cách khá: chia đôi đường chéo các
ô vuông đơn vị cấu thành nên P . Gỉa sử diện tích của P là pq thì có tất cả 2pq tam giác nguyên thủy và số tam
giác nguyên thủy này phụ thuộc vào cách phân hoạch. Quay lại cách chai đàu tien, ta có:
2
X
pq[Tk ] = pq
k=1

1
Lại có Tk ≥ 2 với mỗi k = 1, 2, ..., 2pq suy ra Tk = 21 , và đặc biệt [T ] = 12 .

Bây giờ ta xem xét sự suy ra (1) từ (2). Xét hàm

Ne
F (P ) = Ni + − 1.
2
xác định trên các đa giác nguyên và đơn.

Hình 9

Nếu phân hoạch đa giác nguyên P bới một đường gấp khúc bên trong nó mà các đỉnh cảu đường gấp khúc là điểm
nguyên của hai đa giác nguyên P1 , P2 , chúng ta viết P = P1 + P2 (xem hình 9). Dễ thât F là là hàm cộng tính,
tức là
F (P1 + P2 ) = F (P1 ) + F (P2 )
và diện tích cũng thỏa mãn sự cộng tính
[P1 + P2 ] = [P1 ] + [P2 ]
Do đố nếu công thức Picard đúng cho các đa giác nguyên P1 , P2 thì cũng đúng cho cả P . Và như đã biết, đa giác
nguyên luôn phân hoạch được thành các tam giác nguyên thủy và (2) chính là công thức Picard cho tam giác
nguyên thủy.

Bài toán 3.1. Sử dụng cách ngoại tiếp hình chữ nhật như ở 1.1 và hàm cộng tính F (P ) để chứng minh (1) một
cách độc lập với (2) và (3).

4 Công thức Euler


Chúng ta goi một bản đồ đa giác là đúng nếu đó là sự phân hoạch đa giác đơn thành các đa giác đơn khác sao cho
bất kì hai đa giác nào được chia ra hoặc là chỉ có chung một cạnh, hoặc là chỉ có chung một đỉnh, hoặc là không
có điểm chung nào.

7
Bản đồ đa giác đúng có thể xem như là một trường hợp riêng của đồ thị phẳng. Ta gọi các đa giác trong phân
hoạch là các diện và các cạnh của đa giác đó là cạnh của bản đồ.

Đối với đồ thị phẳng (và trường hợp riêng là bản đồ đa giác), chúng ta có công thức Euler quen thuộc liên hệ
số đỉnh V , số cạnh E và số diện F
V +F −E =1
Có thể xem một ví dụ trong hình dưới

Hình 10

Từ "bản đồ" nhấn mạnh rằng công thức Euler nói chung đúng cho các phân hoạch cong (xem hình 11), và quan
trọng là cách nối giữa các điểm và sự thỏa mãn điều kiện "đúng" (Thí dụ, thay cho sự phân hoạch thnahf đa giác
ở hình 10, ta thay thế các đoạn thẳng bằng các đoạn cong để nhận được bản đồ cong đúng ở hình 11)

Hình 11

Trong trường hợp các diện của bản đồ đa giác đúng đều là tam giác thì ta gọi đây là bản đồ tam giác. Hiển nhiên
rằng với đa giác đơn P trên mặt phẳng, có vô hạn cách phân hoạch nó thành bản đồ tam giác. Đồng thời số N các
diện tam giác luôn thỏa mãn công thức (không chỉ riêng trên lưới nguyên Z2 ).

N = 2Ni + Ne − 2

ở đây Ni lần lượt là số đỉnh của bản đồ nằm trong P và Ne là số đỉnh nằm trên cạnh của nó.

8
Mặt khác, chú ý rằng Ne là số đỉnh của bản đồ nằm trên cạnh của P , nên E − Ne là số cạnh hoàn toàn trong
đa giác P , và mỗi cạnh này là cạnh chung của hai tam giác. Tổng số cạnh của tất cả các diện trong bản đồ P bằng

3N = 2(E − Ne ) + Ne = 2E − Ne (1)

Từ đây suy ra
3N + Ne 3(2Ni + Ne − 2) + Ne
E= = = 3Ni + 2Ne − 3.
2 2
Định lý 4.1 (Euler). Với bất kì bản đồ đa giác đúng nào, ta có

V + F − E = 1.

Chứng minh. Gỉa sử bản đồ đa giác với số đỉnh V , số cạnh E và số diện F . Chúng ta đặt trong mỗi diện của bản
đồ một điểm, nối mỗi điểm đó với đỉnh của diện chứa nó.

HÌnh 12

Khi đó thu được bản đồ tam giác R (xem hình 12) với số tam giác được phân hoạch là N , số đỉnh nằm trên biên
của đa giác ban đầu là Ne , số đỉnh nằm trong đa giác này là Ni , số cạnh là E 0 . Do cách bổ sung các đỉnh nên ta
có tổng số các đỉnh của R là
Ni + Ne = V + F
Mỗi diện của bản đồ cũ được phân hoạch thành các diện con, mà số lượng bằng số các cạnh mới được nối nằm
trong diện này, do vậy số các cạnh của bản đồ mới là

E0 = E + N

Sử dụng công thức 1 ứng với bản đồ R ta có 3N = 2E 0 − Ne , từ đó

V + F − E = (Ni + Ne ) − (E 0 − N )
= Ni + Ne − (E 0 + Ne )
3Ni + 3Ne − 3
= Ni + Ne − =1
3
Ta có đpcm.

Bài toán 4.2. Kiểm chứng chiều đảo,nghĩa là từ công thức V + F − E = 1 suy ra đẳng thức N = 2Ni + Ne − 2.

Bài toán 4.3. Chứng minh công thức Euler độc lập với công thức N = 2Ni + Ne − 2.

9
Như vậy ở trên, chúng ta đã trình bày mối liên hệ logic giữa hai công thức Picard và Euler, chúng có thể được
hiểu như là tương đương nhau.

Hình 13

Chúng ta có thể mở rộng hai công thức này trong trường hợp bản đồ đúng với các lỗ khoét, mà mỗi lỗ khoét có
dạng đa giác đơn (phần tô đậm trong hình trên)
Định lý 4.4 (Định lý Picard trong trường hợp "lỗ khoét"). Với đa giác nguyên P với n lỗ khoét cũng là những đa
giác nguyên thì P có diện tích là
Ne
[P ] = Ni + −1+n
2
trong đó, Ni là số đỉnh nằm bên trong đa giác P và không nằm trên cạnh của P hoặc cạnh của lỗ khoét, Ne là số
đỉnh nằm trên cạnh của P hoặc cạnh của lỗ khoét.
Định lý 4.5 (Định lý Euler trong trường hợp "lỗ khoét"). Với mỗi bản đồ đa giác với n lỗ khoét thì

V − E + F = 1 − n.

5 Một số bài toán liên quan


Bài toán 5.1. Xét tam giác nguyên sao cho trên cạnh của nó không chưa các điểm nguyên nào khác của đỉnh.
CMR nếu một tam giác như vậy chứa trong nó đúng một điểm nguyên thì điểm này chính là trọng tâm của. tam
giác
Bài toán 5.2. Gỉa sử một n-giác nguyên lồi sao cho bên trong và cạnh cảu nó không chưa một điểm nguyên nào
khác các đỉnh. CMR n ≤ 4.
Bài toán 5.3. CMR với bất kì hai điểm nguyên A, B sao cho giữa đoạn nói chúng không chứa điểm nguyên nào
khác, tìm được điểm C sao cho ABC à tam giác nguyên thủy. Khoảng cách từ C đến AB là bao nhiêu biết AB = d.
Bài toán 5.4. Xét n điểm nguyên (n ≥ 3) sao cho bất kì 3 điểm nào giữa chúng đều lập được thành một tam giác
mà trung tuyến của nó không cắt một điểm nguyên nào khác. Tìm n lớn nhất có thể được.
Bài toán 5.5. CMR mỗi hình vuông có cạnh bằng n nằm trong mặt phẳng chứ không nhiều hơn (n + 1)2 điểm
nguyên

10
Bài toán 5.6. Trong mỗi trường hợp trong hinh 14, tính diện tích của hình bình hành đươcj tô đậm, biết cạnh
AD, AB của hình bình hành ABCD lần lượt được chia thành m và n phần bằng nhau và [ABCD] = 1.

Hình 14

Bài toán 5.7. Mỗi cạnh của tam giác ABC được chia thành 3 phần bằng nhau, trên mỗi cạnh nối một điểm chia
với đỉnh của tam giác đối diện nó như trên hinh 15. Tính tỉ lệ diện tích tam giác tô đậm và tam giác ABC.

Hình 15

Bài toán 5.8. Từ trung điểm mỗi cạnh của hình vuông nối với 2 đỉnh còn lại của hình vuông đối diện với nó như
trên hinh 16. Tính tỉ lệ diện tích bát giác tô đậm và hình vuông này.

Hình 16

11
Bài toán 5.9. Đặt
f (P ) = aNi (P ) + bNe (P ) + c

với a, b, c là các hằng số nào đó. GỈa sử hàm số này xác định trên các đa giác nguyên và thỏa mãn f (P1 ) + f (P2 ) =
f (P ) nếu như P được phân hoạch thành 2 đa giác nguyên P1 , P2 bởi một đường gấp khúc với các đỉnh nguyên.
CMR b = a2 , c = −a.

Bài toán 5.10. CMR với đa giác nguyên P bất kì, ta luôn có

2[P ] = 2N (2P ) − 2N (P ) + 1

ở đây N (P ) là số tất cả các điểm nguyên thuộc đa giác P và 2P là đa giác nhận được từ phép vị tự tâm O là gốc
tọa độ và k = 2.

Bài toán 5.11. Hãy chỉ ra 1000 điểm trên mặt phẳng sao cho:

i) Không có 3 điểm nào trong chúng thẳng hàng

ii) Khoảng cách giữa hai điểm bất kì là mốt số vô tỉ

iii) Diện tích của tam giác bât kì có 3 đỉnh chọn ra từ 1000 điểm trên là hữu tỉ.

12

You might also like