Baigiang GTIso 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 22

Giải tích I

TS. Chử Văn Tiệp

Đại học Sư phạm Đà Nẵng


cvtiep@ued.udn.vn

2020

UED (SPĐN) Giải tích I 2020 1 / 22


Tài liệu:
1 James Stewart, Calculus Early Transcendentals 6e, 2008.
2 Slide bài giảng.

UED (SPĐN) Giải tích I 2020 2 / 22


Kiểm tra, đánh giá

Thường xuyên: 30% (bài tập nhỏ, điểm danh, lên bảng, ...)
Giữa kỳ: 20% (Kiểm tra GK+Project)
Kiểm tra cuối kỳ: 50%

UED (SPĐN) Giải tích I 2020 3 / 22


Phần mềm

Matlab
Scilab
Geogebra
Mathematica
Worlfram alpha
Maple
···

UED (SPĐN) Giải tích I 2020 4 / 22


Chương 1: Hàm số

Các khái niệm về hàm số, tập xác định, tập giá trị, hàm hợp đã được học
ở chương trình phổ thông. Phần này mang tính chất nhắc lại, chính xác
hóa các khái niệm hàm hợp, hàm ngược hàm chẵn, hàm lẻ, hàm tuần
hoàn, cung cấp khái niệm về hàm sơ cấp.

UED (SPĐN) Giải tích I 2020 5 / 22


Định nghĩa hàm số

Định nghĩa 1
Cho X , Y ⊂ R là hai tập hợp số, hàm số f xác định trên X , nhận giá trị
trong Y là một quy tắc cho tương ứng mỗi số x thuộc X với một số y duy
nhất thuộc Y .

Ký hiệu f : X → Y hoặc f : x 7→ f (x) hoặc y = f (x)


Trong đó:
Tập X gọi là miền xác định.
Tập Y gọi là miền giá trị.
x gọi là biến độc lập hay còn gọi là đối số.
y gọi là biến phụ thuộc hay còn được gọi là hàm số.
f (x) được gọi là giá trị của hàm f tại x.

UED (SPĐN) Giải tích I 2020 6 / 22


Một số ví dụ về hàm số

Hàm số có thể được cho bằng bảng hoặc bằng biểu đồ hoặc bằng biểu
thức.
Ví dụ: X = {1, 2, 3, 4, 5}, Y = {5, 6, 7, 8, 9, 10}. Hàm f : X → Y được cho
bảng sau:
x 1 2 3 4 5
y 5 6 6 9 10
Các hàm cho bằng biểu thức như y = 2x + 3, y = x 2 , y = sin x . . .

UED (SPĐN) Giải tích I 2020 7 / 22


Một số ví dụ khác

Ví dụ 2 (Hàm phần nguyên)


y = [x] = max{m ∈ Z|m ≤ x}

Ví dụ 3
Tính
[2.4]
[2]
[−2.4]

Ví dụ 4
Hãy vẽ đồ thị của hàm số
y = [3x + 2]

UED (SPĐN) Giải tích I 2020 8 / 22


Đồ thị hàm phần nguyên y = [x].

UED (SPĐN) Giải tích I 2020 9 / 22


Ví dụ 5
Vẽ đồ thị hàm y = [cos(x)] trên đoạn [−2π, 2π].

Ta có

1,
 x = −2π, 0, 2π;
y = [cos(x)] = 0, x ∈ (−2π, 3π/2) ∪ (−π/2, π/2) ∪ (3π/2, 2π); .

−1, x ∈ (−3π/2, −π/2) ∪ (−π/2, −3π/2).

y y = [cos(x)]
1

x
−2π −π π 2π
−1

Chú ý đường nét đứt là đồ thị hàm y = cos x.


UED (SPĐN) Giải tích I 2020 10 / 22
Hàm số hợp - Composition of functions

Cho các hàm số:


f1 : X → Y
f2 : Y → Z
trong đó X , Y , Z là các tập hợp số nói chung. Hàm hợp của f1 và f2 là
hàm số:
f:X →Z
được định nghĩa bởi:
f (x) = f2 (f1 (x)); x ∈ X
Ta ký hiệu hàm hợp là:
f = f2 ◦ f1
Ví dụ, hàm số f (x) = sin(x 2 + 1) là hàm số hợp f2 (f1 (x)), trong đó
f2 (y ) = sin(y ), f1 (x) = (x 2 + 1).

UED (SPĐN) Giải tích I 2020 11 / 22


X Y Z
f1 f2

x f1 (x) f2 f1 (x)


UED (SPĐN) Giải tích I 2020 12 / 22


Ví dụ 6
Cho f (x) = x 2 và g (x) = x − 3. Tìm hàm hợp f ◦ g và g ◦ f ?

Ví dụ 7
√ √
Cho f (x) = x và g (x) = 2 − x, tìm công thức và miền xác định của
những hàm sau:
a) f ◦ g
b) g ◦ f
c) f ◦ f
d) g ◦ g

Ví dụ 8
x
Tìm f ◦ g ◦ h biết f (x) = , g (x) = x 10 và h(x) = x + 3.
x +1

UED (SPĐN) Giải tích I 2020 13 / 22


Đơn ánh, toàn ánh, song ánh
Định nghĩa 9 (Đơn ánh)
Hàm f , xác định trên X và nhận giá trị trong Y , là đơn ánh nếu như nó
thỏa mãn điều kiện với mọi x1 và x2 thuộc X và nếu x1 6= x2 thì
f (x1 ) 6= f (x2 ). Nghĩa là, hàm số f là đơn ánh khi và chỉ khi:

∀x1 , x2 ∈ X ; x1 6= x2 ⇒ f (x1 ) 6= f (x2 ).

Định nghĩa 10 (Toàn ánh)


Hàm số f được gọi là toàn ánh nếu như với mọi số y thuộc Y ta luôn tìm
được ít nhất một số x thuộc X sao cho f (x) = y . Nghĩa là, f là toàn ánh
khi và chỉ khi: ∀y ∈ Y , ∃x ∈ X : f (x) = y cũng tức là f (X ) = Y .

Định nghĩa 11 (Song ánh)


Hàm số f là một song ánh nếu và chỉ nếu nó vừa là đơn ánh và vừa là
toàn ánh.
UED (SPĐN) Giải tích I 2020 14 / 22
Hàm ngược

Cho hàm số song ánh:


f:X →Y
trong đó X , Y là tập hợp số nói chung. Khi đó mỗi phần tử y = f (x) với
y nằm trong Y đều là ảnh của một và chỉ một phần tử x trong X . Như
vậy, có thể đặt tương ứng mỗi phần tử y trong Y với một phần tử x trong
X . Phép tương ứng đó đã xác định một hàm số (ánh xạ) từ Y sang X ,
hàm số này được gọi là hàm số ngược của hàm số f và được ký hiệu là:

f −1 : y 7→ x = f −1 (y )

UED (SPĐN) Giải tích I 2020 15 / 22


Ví dụ về hàm ngược

Ví dụ 12
Cho hàm số f xác định bởi:
x
y=
1 + |x|

Chứng tỏ f có hàm số ngược, tìm hàm số ngược đó.

UED (SPĐN) Giải tích I 2020 16 / 22


x |x|
Ta có y = ⇒ |y | = < 1 ⇔ −1 < y < 1
1 + |x| 1 + |x|

⇒ f : R → (−1, 1)
x
x 7→ y = f (x) = (?)
1 + |x|
Ta chứng minh ∀y ∈ (−1, 1), (?) có 1 nghiệm duy nhất x thì f là song
ánh. Xét các trường hợp :
x x y
−1 < y < 0 : (?) ⇔ 1+|x| <0⇒x <0⇒y = 1−x ⇒x = 1+y (1)
y = 0 : (?) ⇒ x = 0 (2)
y
0 < y < 1 : (?) ⇒ x = 1−y (3)
Từ (1), (2), (3) ⇒ f là song ánh và có ánh xạ ngược f −1 .
y
f −1 (y ) = x = (−1 < y < 1)
1 − |y |
x
Đổi x thành y : y = f −1 (x) = (−1 < x < 1)
1 − |x|
UED (SPĐN) Giải tích I 2020 17 / 22
Tính chẵn, lẻ
Định nghĩa 13
Cho hàm số y = f (x) xác định trên tập D.
a) Hàm số y = f (x) được gọi là hàm số chẵn nếu với mọi x thuộc D, ta

−x ∈ D và f (−x) = f (x).
b) Hàm số y = f (x) được gọi là hàm số lẻ nếu với mọi x thuộc D, ta có

−x ∈ D và f (−x) = −f (x).

Ví dụ 14
Chứng minh rằng hàm số f (x) = |x| + |x 2 − 2| là hàm số chẵn.

Ví dụ 15
Chứng minh rằng hàm số f (x) = x 3 + x là hàm số lẻ.
UED (SPĐN) Giải tích I 2020 18 / 22
Tính đơn điệu của hàm số

Định nghĩa 16
Cho hàm số y = f (x) xác định trên X ⊂ R. Ta nói
a) Hàm số y = f (x) đồng biến (tăng) trên X nếu với mọi x1 , x2 ∈ X mà
x1 < x2 thì f (x1 ) < f (x2 ).
b) Hàm số y = f (x) nghịch biến (giảm) trên X nếu với mọi x1 , x2 ∈ X
mà x1 < x2 thì f (x1 ) > f (x2 ).
Hàm số đồng biến hoặc nghịch biến trên X được gọi chung là hàm số đơn
điệu trên X .

UED (SPĐN) Giải tích I 2020 19 / 22


Hàm số tuần hoàn

Định nghĩa 17
Cho hàm số y = f (x) xác định trên X .
Ta nói hàm số y = f (x) là hàm tuần hoàn trên X nến tồn tại số dương T
sao cho x ∈ X ta có

x ± T ∈ X và f (x + T ) = f (x) (1)

Số dương T nhỏ nhất thỏa mãn (1) gọi là chu kỳ của hàm tuần hoàn.

Ví dụ 18
Chứng minh rằng hàm số f (x) = sin(x) là hàm tuần hoàn với chu kỳ
T = 2π.

UED (SPĐN) Giải tích I 2020 20 / 22


- Tập xác định của hàm số là D = R.
- Với mọi x ∈ D ta có x ± 2π ∈ D; và

f (x + 2π) = sin(x + 2π) = sin(x) = f (x)

Suy ra, hàm số f (x) = sin(x) là hàm tuần hoàn.


Ta chứng minh T = 2π là chu kỳ. Thật vậy, giả sử còn tồn tại số dương
T 0 < 2π : ∀x ∈ D ta có

f (x + T 0 ) = f (x) ⇔ sin(x + T 0 ) = sin(x)

⇔ sin(x + T 0 ) − sin(x) = 0
⇔ 2 cos(x + T 0 /2) sin(T 0 /2) = 0
PT trên đúng với mọi x, suy ra sin(T 0 /2) = 0 ⇔ T 0 = k2π, k ∈ Z Nhưng
điều này không xảy ra. Vì vậy T = 2π là chu kỳ của hàm số y = sin(x).

UED (SPĐN) Giải tích I 2020 21 / 22


Các hàm số sơ cấp cơ bản

Hàm luỹ thừa x 7→ x α , α ∈ R


Hàm mũ x 7→ ax , a > 0, a 6= 1
Hàm logarit x 7→ loga x, a > 0, a 6= 1
Hàm lượng giác x 7→ sin x, cos x, tan x, cot x
Hàm lượng giác ngược x 7→ arcsin x, arccos x, arctan x, arccotx
Hàm hyperbolic

UED (SPĐN) Giải tích I 2020 22 / 22

You might also like