Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 122

ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

BÀI GIẢNG CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG

Tháng 08 năm 2019


MỞ ĐẦU
3- Các vấn đề ĐCCT cần giải quyết phục vụ cho công tác xây dựng:
• Xác định, đánh giá các điều kiện ĐCCT:
- Điều kiện địa mạo;
- Điều kiện địa tầng;
- Điều kiện địa chất thuỷ văn;
- Các hiện tượng, quá trình địa chất động lực công trình.
• Dự báo sự thay đổi các điều kiện ĐCCT trong quá trình xây dựng
và khai thác các CTXD.
• Đề xuất các biện pháp nhằm phòng ngừa và cải tạo điều kiện
ĐCCT bất lợi.
• Xác định khả năng cung cấp VLXD tự nhiên, đề xuất biện pháp
khai thác.
MỞ ĐẦU
I- MỞ ĐẦU
1- Yếu tố chính ảnh hưởng điều kiện xây dựng; sự ổn định, bền
vững của một công trình xây dựng?
- Kết cấu của công trình xây dựng;
- Điều kiện ĐCCT.
2- Điều kiện ĐCCT?
Là điều kiện địa chất liên quan, ảnh hưởng đến điều kiện xây dựng,
sự ổn định, bền vững của một công trình xây dựng:
- Điều kiện địa mạo;
- Điều kiện địa tầng, cấu trúc địa chất;
- Điều kiện địa chất thuỷ văn;
- Các hiện tượng, quá trình địa chất động lực công trình,...
3- Ảnh hưởng như thế nào?
MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU

Sự cố đổ nhà dân ở Quảng


Ninh do đào móng mà
không có biện pháp bảo vệ
công trình bên cạnh, 2009.

Căn nhà ở thị trấn Kỳ Sơn,


tỉnh Hòa Bình nghiêng tới
3.1 m (trái) đã được “thần
đèn” Đỗ Quốc Khánh dựng
đứng trở lại (phải).
Sạt trượt tại khu vực đường dẫn vào cầu Bãi Cháy 5/2012.
Thi công tầng hầm toà nhà Pacific gây sụt nền
Sở ngoại vụ, TP. Hồ Chí Minh
Giếng tự phun cao trên 20 m, Bà Rịa, Vũng Tàu, 6/2015
MỞ ĐẦU
Trượt sạt do thế nằm phân lớp của đá trầm tích (mỏ đá Nhà
máy thuỷ điện bản vẽ Nghệ An,13/9/07 làm 18 người chết)
MỞ ĐẦU
II- KHÁI QUÁT VỀ MÔN HỌC
1- Khái niệm:
ĐCCT là khoa học ứng dụng các tri thức địa chất để phục vụ cho
công tác xây dựng khác nhau: quy hoạch, thiết kế, thi công, khai
thác và bảo vệ các công trình xây dựng.
2- Đối tượng nghiên cứu:
• Đất đá xây dựng.
- Đất đá làm nền cho CTXD;
- Đất đá làm môi trường cho CTXD;
- Đất đá làm VLXD.
• Nước dưới đất.
• Sự tác động qua lại giữa các đối tượng trên
• Các loại đối tượng nghiên cứu rất đa dạng và luôn biến đổi theo
không gian và thời gian.
MỞ ĐẦU

4- Nội dung môn học:


• Đất đá xây dựng;
• Nước dưới đất;
• Các hiện tượng, quá trình địa chất động lực.
• Công tác khảo sát ĐCCT.
GIÁO TRÌNH & TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Giáo trình:
• Địa chất công trình, Nguyễn Hồng Đức, Nguyễn Viết Minh,
NXB Xây dựng, 2015.

2- Tài liệu tham khảo:


• Các vấn đề về nước dưới đất, Nguyễn Hồng Đức, Nguyễn
Viết Minh, NXB Xây dựng, 2012.
• Các kỹ thuật mới cải tạo và bảo vệ môi trường đất trong xây
dựng, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Viết Minh, NXB Xây dựng,
2016.
• Địa chất thủy văn công trình, Nguyễn Hồng Đức, Nguyễn
Viết Minh, Nguyễn Thu Huyền, Trần Hùng Anh, NXB Xây
dựng, 2016.
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
I- Đất đá và các yếu tố địa chất ảnh hưởng đến tính năng xây
dựng của đất đá.
1- Các khái niệm cơ bản về đất đá
• Đất đá: là tổ hợp một lượng khoáng vật có nguồn gốc, điều kiện
thành tạo, chất lượng, cấu trúc và tính chất lý học nhất định.
+ Đất đá đơn khoáng: gồm 1 loại khoáng vật, như: Đá anhidrit
(CaSO4); Thạch cao (CaSO4 .2H2O),...

+ Đất đá đa khoáng: Thành phần gồm nhiều loại khoáng vật khác
nhau .
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
• Đá: các thành phần liên kết với nhau một cách rắn chắc, liên kết
hoá học (liên kết ion, đồng hóa trị) có biến dạng giòn, biến dạng
đàn hồi.
• Đất: các thành phần liên kết yếu với nhau liên kết vật lý (liên kết
phân tử, tĩnh điện, keo nước); rời rạc hoặc mềm dính.

• Đất + đá: Thể địa chất được tạo ra do sự kết hợp giữa đất và đá
(Hình 1.2).
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG

Hình 1.2- Sơ đồ nền đất đá được tạo bởi sự kết hợp giữa đất và đá
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
2- Các yếu tố địa chất ảnh hưởng đến tính năng xây dựng của đất
đá:
• Nguồn gốc và điều kiện thành tạo đất đá;
• Thành phần của đất đá;
• Kiến trúc của đất đá;
• Cấu tạo của đất đá;
• Thế nằm của đất đá.
2.1- Nguồn gốc và điều kiện thành tạo đất đá
Theo nguồn gốc và điều kiện thành tạo đất đá được chia ra:

Đất đá

Đá macma Đất đá trầm tích Đá biến chất


CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG

• Đá macma: thành tạo từ macma (dung nham) bởi quá trình


hoạt động macma.
• Đất đá trầm tích: Thành tạo từ các trầm tích khác nhau bởi quá
trình trầm tích.
• Đá biến chất: Thành tạo từ đất đá có từ trước bởi quá trình
biến chất.
Nhìn chung, tính năng xây dựng của đất đá giảm dần theo sơ
đồ sau:

Đá macma Đá biến chất Đất đá trầm tích


CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
2.2- Thành phần của đất đá.
• Các khoáng vật rắn;
• Nước;
• Khí.
Khí KHÍ
Hạt đất
Air (Solid)
NƯỚC

Nước
Water
RẮN

Hình 1.3- Mô hình 3 pha của đất đá


CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
2.2.1- Thành phần các khoáng vật rắn :
• Số lượng các khoáng vật tạo đất đá ở trạng thái rắn: khoảng 50.
• Thành phần, cấu trúc, tính chất các khoáng vật rất khác nhau.
• Thành phần hoá học các khoáng vật rắn, có thể:
+ Một nguyên tố: Than chì, kim cương,...
+ Hợp chất hoá học: CaCO3, (Al, Mg)2 [Si4O10] [OH]2nH2O,...
• Cấu trúc các khoáng vật rắn: là sự sắp xếp, phân bố một cách có
quy luật trong không gian của các ion, nguyên tử hoặc phân tử tạo
nên chúng (Hình 1.4).
Các khoáng vật rắn thường được phân loại theo thành phần
hóa học thành các lớp sau:
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG

a) b)
Hình 1.4- Cấu trúc khoáng vật than chì (a) và kim cương (b)
Bảng 1.1- Tính chất các khoáng vật rắn tiêu biểu
Khoáng vật Công thức hoá học Độ cứng Tỉ trọng Tính chất đặc trưng khác
tư¬ng đối
Kaolinit( kv Al4[Si4O10] [OH]6 1 2,58 - 2,6 mềm, dễ hấp phụ nước
sÐt)
Ilit( kv sÐt) KAl2[SiO10] [OH] 1 2,6 mềm, dễ hấp phụ nước
nH2O
Monmoronit (Al, Mg)2 [Si4O10] 1 - mềm, dễ hấp phụ nước
(kv sÐt) .[OH]2nH2O
Thạch cao CaSO4..2H2O 2 2,32 mềm, có tính hoà tan
Can xit CaCO3 3 2,72 tư¬ng ®èi cøng có tính hoà tan

Dolomit CaMg(CO3)2 3,5 - 4 2,85 tư¬ng ®èi cøng có tính hoà tan

Octoclaz KAlSi3O8 6 2,6 Rắn, không có tính hoà tan


Thạch anh SiO2 7 2,6 Rất rắn, không có tính hoà tan
Topaz 8 - Đá quý topaz
Corindon 9 - Đá quý Hồng ngoc
Kim cương 10 Kim cương
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
+ Lớp Silicat: khoảng 800 khoáng vật, chiếm 75% khối lượng vỏ quả
đất, là thành phần chủ yếu của đá macma, biến chất và đất sét, như:
Thạch anh (SiO2), Fenspat (Na,K)[AlSi3O8], Caolinhit (Al4[Si4O10][OH]6).
Độ cứng: 1-6,5; không có tính hoà tan.
+ Lớp Cacbonat: khoảng 80 khoáng vật, như Canxit (CaCO3), Dolomit
(CaCO3.MgCO3), thành phần chính của đá vôi, đôlômit. Độ cứng: 3-4; có
khả năng hoà tan trong nước.
+ Lớp Sunfat: khoảng 260 khoáng vật, như Anhidrit (CaSO4), Thạch cao
(CaSO4.2H2O). Độ cứng:2-3; dễ kết hợp và dễ mất nước.
+ Lớp Oxyt: khoảng 200 khoáng vật,như: Hematit (Fe2O3), Manhêtit –
(Fe3O4). Độ cứng: 5-7; không có khả năng hoà tan trong nước.
+ Lớp Sunfua: khoảng 200 khoáng vật, như Pyrit (FeS2), chancopyrit
(CuFeS2), thần sa (HgS). Độ cứng: 6-6,5; dễ bị ôxy hoá.
+ Lớp Halogen: khoảng 100 khoáng vật, như Halit- NaCl, Flourit-. Độ
cứng: 2-2,5; dễ hoà tan.
+ Các lớp khác: hợp chất hữu cơ (CH4); nguyên tố tự sinh ( C,Cu, Pb...);
hợp chất volfram.
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
2.2.2- Thành phần nước:
Theo trạng thái nước tồn tại trong đất đá
dưới 6 dạng:
• Nước ở dạng hơi:
• Nước liên kết vật lý: Bám trên bề mặt hạt
đất, chịu tác dụng của lực liên kết vật lý
(lực phân tử, tĩnh điện và lực Vandervan)
giữa các hạt rắn với các phân tử nước.

Hình 1.5- Sơ đồ các dạng nước trong đất đá


1- Hạt đất; 2- Phân tử nước; 3- Bề mặt địa hình
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
• Nước liên kết vật lý có tỉ trọng bằng 2.
• Không có khả năng truyền áp lực thuỷ
tĩnh.
• Rất khó di chuyển trong đất đá.
• Nước liên kết vật lý gồm 2 dạng:
+ Nước liên kết chặt (nước hấp phụ):
Màng nước có chiều dày 11  23 phân tử,
chiếm tối đa 518% khối lượng đất (phụ
thuộc vào tỉ diện tích bề mặt hạt đất).
+ Nước liên kết yếu (nước màng mỏng):
Chiếm tối đa 7  40 % khối lượng đất.
• Đất càng có kích thước hạt nhỏ càng có
khả năng chứa nhiều nước liên kết vật lý
(Bảng 1.2)
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
Bảng 1.2- Quan hệ giữa thành phần kích thước hạt
với lượng nước liên kết yếu
Thµnh phÇn
TØ diÖn tÝch bÒ mÆt, Nưíc liªn kÕt yÕu (%)
kho¸ng vËt
F (m2/g)
cña ®Êt

Th¹ch anh ( d = 0,1 mm) 0,02 0,001


Kaolinit 20 1
Ilit 80 4
Monmorolonit 800 40

+ Đất cát: nước liên kết vật lý có thể chiếm đến 12%;
+ Sét: nước liên kết vật lý có thể chiếm đến 58% khối lượng. Như
vậy, nước liên kết vật lý đóng vai trò hết sức quan trọng đối với đất
loại sét.
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
• Nước mao dẫn:
+ Tồn tại chủ yếu trong đất hạt mịn dưới tác dụng của lực mao dẫn.
+ Trong đất nước mao dẫn nằm phía ngoài màng nước liên kết vật lý.
+ Trong điều kiện nhất định nước mao dẫn gây ra hiện tượng
mao dẫn. 

H.1.7- Một dạng nước mao dẫn trong đất


H.1.6- Sơ đồ hình thành nước mao 1.Hạt đất; 2.bọt khí;3.Nước mao dẫn góc;
dẫn trong ống mao dẫn 4.Nước liên kết vật lý.
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG

Hình1.8- Sơ đồ hiện tượng mao dẫn trong đất


a- Khe mao dẫn phóng to; b- Các đới nước mao dẫn
1-Đới nước mao dẫn treo; 2- Đới nước mao dẫn dâng;
3-Nước trọng lực; 4- Mực nước trọng lực
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG

Bảng 1.3- Chiều cao mao dẫn, Hm của các loại đất.

• Nước trọng lực:


+ Nước ở trạng thái lỏng, vận động trong đất đá trước hết dưới
tác dụng của trọng lực.
+ Khi vận động có khả năng hoà tan, truyền áp lực thuỷ tĩnh, gây
ra tác dụng cơ học, hoá học đối với đất đá và kết cấu các CTXD.
+ Là dạng nước phổ biến và quan trọng nhất đối với đất đá.
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
• Nước liên kết hoá học: Tồn tại trong đất đá dưới dạng ion hoặc
phân tử, tham gia vào thành phần cấu trúc mạng tinh thể của
khoáng vật.
+ Nước kết tinh: Dưới dạng nH2O chứa trong mạng tinh thể một số
khoáng vật, như: CaSO4.nH2O, SiO2.nH2O,...
+ Nước kết cấu: Dưới dạng H3O+, OH- trong mạng tinh thể một số
khoáng vật, như: Ca(OH)2,Al(OH)3...
• Nước ở trạng thái rắn (nước đá):
2.2.3- Thành phần khí của đất đá:
• Gồm CO2, CO, N2, CH4, H2S,.v.v...
• Thường tồn tại trong đất đá trầm tích.
• Có thể gây chết người, cháy nổ.
• Khối lượng thành phần khí không tính vào khối lượng đất đá
trong các bài toán địa kỹ thuật.
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
2.3- Kiến trúc của đất đá.
2.3.1- Khái niệm:
Kiến trúc của đất đá là khái niệm tổng hợp về các yếu tố khác nhau,
như: mức độ liên kết, kết tinh, hình dạng, kích thước của các thành
phần khoáng vật tạo nên đất đá.
2.3.2. Các kiểu kiến trúc đặc trưng về mức độ liên kết các thành
phần tạo nên đất đá:

• Kiến trúc rời rạc : đặc trưng cho đất


hạt rời (cát, cuội, sỏi...), c = 0

Hình 1.9
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG

• Kiến trúc dính kết: đặc trưng


cho đất mềm dính (sét, sét pha,
cát pha), các hạt liên kết với
nhau bằng lực liên kết yếu (lực
liên kết vật lý, c > 0).

Hình 1.10

• Kiến trúc gắn kết: đặc trưng


cho đá, các hạt liên kết với
nhau bằng mối liên kết bền
(liên kết hoá học, c >>0).

Hình 1.11
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
2.3.3. Các kiểu kiến trúc đặc trưng về mức độ kết tinh các tinh thể
khoáng vật tạo nên đất đá:
• Kiến trúc toàn tinh: Các tinh thể đều kết tinh một cách hoàn toàn,
đầy đủ tạo nên các hạt có kích thước lớn;
• Kiến trúc nửa kết tinh: bên cạnh các tinh thể kết tinh một cách
đầy đủ, hoàn toàn là các tinh thể kết tinh ở mức độ rất thấp;
• Kiến trúc vi tinh: Các tinh thể kết tinh ở mức độ rất thấp (mắt
thường không nhìn thấy các hạt);
• Kiến trúc thủy tinh: Mức độ kết tinh các tinh thể bằng không.

Hình 1.12- Sơ đồ một số kiểu kiến trúc phân theo mức độ kết tinh.
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
2.4- Cấu tạo:
2.4.1. Khái niệm: Cấu tạo của đất đá là khái niệm về sự phân bố
tương đối giữa các thành phần khoáng vật tạo nên chúng.
2.4.2. Các kiểu cấu tạo đặc trưng
• Cấu tạo đặc sít: đặc trưng cho tính đồng nhất, đặc sít của sự
phân bố các thành phần khoáng vật của đất đá (Hình a).
• Cấu tạo dải: đặc trưng cho tính không đồng nhất trong sự phân
bố các thành phần khoáng vật của đất đá (Hình b).
• Cấu tạo phiến: đặc trưng cho tính dị hướng của đất đá (Hình c).
• Cấu tạo rỗng: đặc trưng cho tính rỗng xốp của đất đá (Hình d).
Một số hình ảnh về các kiểu cấu tạo đặc trưng của đất đá

Hình 1.13- Đá có cấu tạo đặc sít


Một số hình ảnh về các kiểu cấu tạo đặc trưng của đất đá

Hình 1.14- Đá có cấu tạo dạng dải


Một số hình ảnh về các kiểu cấu tạo đặc trưng của đất đá

Hình 1.15- Đá có cấu tạo phiến


Một số hình ảnh về các kiểu cấu tạo đặc trưng của đất đá

Hình 1.16- Đá có cấu tạo rỗng


Một số hình ảnh về các kiểu cấu tạo đặc trưng của đất đá

Hình 1.17- Cấu tạo rỗng của đất rời (cát, cuội, sỏi, dăm, sạn)
Một số hình ảnh về các kiểu cấu tạo đặc trưng của đất đá

Hình 1.18- Cấu tạo rỗng của đất mềm dính (bụi, sét)
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
2.5- Thế nằm của đất đá
2.5.1. Khái niệm:
Thế nằm của đất đá là khái niệm về hình dạng, kích thước, vị trí phân
bố trong không gian và quan hệ tiếp xúc của đất đá với môi trường
xung quanh.
2.5.2. Các kiểu thế nằm đặc trưng: tùy điều kiện thành tạo và biến đổi

Hình 1.19- Các kiểu thế nằm của đất đá


a- Kiểu khối; b- Kiểu phân lớp; c- Kiểu thấu kính
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG

• Kiểu khối: đặc trưng cho tính quy mô và đồng nhất của thể
đất đá.
• Kiểu phân lớp: đặc trưng cho tính không đồng nhất, phân
lớp của thể đất đá.
• Kiểu thấu kính: đặc trưng cho tính tản mạn, không đồng
nhất của thể đất đá.
Một số hình ảnh về các kiểu thế nằm đặc trưng của đất đá

Hình 1.20- Thế nằm kiểu khối


Một số hình ảnh về các kiểu thế nằm đặc trưng của đất đá

Hình 1.21- Thế nằm kiểu phân lớp


Hình 1.22- Trượt sạt do thế nằm phân lớp của đá trầm tích (mỏ đá Nhà
máy thuỷ điện bản vẽ Nghệ An,13/9/07 làm 18 ngưòi chết)
Q Giếng khoan khai thác nước

Thấu kính bùn hữu cơ

Tầng chứa
nước bị nhiễm bẩn

Hình 1.23- Sơ đồ ảnh hưởng thấu kính bùn hữu cơ


đối với chất lượng nước khai thác
Hình 1.24- Sơ đồ ảnh hưởng của kiểu thế nằm thấu kính
đối với sự biến dạng nền đất và lún CTXD
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
II. ĐÁ MACMA
1- Quá trình thành tạo: Từ sự nguội lạnh và đông cứng của các khối
silicat nóng chảy có nhiệt độ từ 2000 – 3000oC.
2- Phân loại theo điều kiện thành tạo:
2.1- Đá macma xâm nhập
2.2- Đá macma phún xuất
3- Đặc tính chung:
3.1- Thành phần khoáng vật: pha rắn, gồm các khoáng vật có độ
cứng lớn chiếm ưu thế:
- Fenspat- (Ca, K, Na) (Al Si3O8): Độ cứng 6-6,5/10, hàm lượng 60% ;
- Thạch anh: SiO2, Độ cứng 7/10, hàm lượng 12%;
- Amphibol và Pirocxen: Ca (Mg, Fe,Al) [(Si, Al)2O6], ĐC 5,5-6/10,17% ;
- Mica: 2[AlSi3O10](OH)2, Độ cứng 2-3/10, hàm lượng 4%.
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
3.2- Kiến trúc:
- Theo mức độ kết tinh:
• Kiến trúc toàn tinh: đặc trưng cho đá macma xâm nhập sâu;
• Kiến trúc nửa kết tinh: đặc trưng cho đá macma xâm nhập nông;
• Kiến trúc vi tinh: đặc trưng cho đá macma phún xuất;
• Kiến trúc thủy tinh: chỉ có trong đá macma phún xuất.
- Theo mức độ liên kết: kiến trúc gắn kết.
3.3- Cấu tạo: Chủ yếu có cấu tạo đặc sít, chỉ có một số đá macma
phún xuất có cấu tạo rỗng.
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
3.4- Thế nằm: Khối macma có thể có các dạng thế nằm khác nhau

Hình 1.29- Sơ đồ các dạng thế nằm của đá macma


a- Đá biến chất và trầm tích; b- Macma xâm nhập; c- Mama phún xuất.
1- Dạng nền; 2- Dạng bướu; 3- Dạng nấm; 4- Dạng mạch;
5- Dạng vòm; 6- Dạng lớp phủ; 7- Dạng dòng chảy.
Một số hình ảnh về thế nằm của đá macma

Khối (pecmatic) pegmatite


xâm nhập vào khối đá gơ
nai (gneiss) (CA, USA).
Dạng mạch (phần màu
sáng).

Mạch đá bazan (basalt) xâm


nhập vào trầm tích tiền
Campri (Arizona, USA).
Một số hình ảnh về thế nằm của đá macma

Dạng lớp phủ

Dạng dòng chảy


CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
4- Tính năng xây dựng
4.1- Đá macma chưa bị phong hoá:
Dung trọng 2,65 - 3 g/cm3, độ rỗng không đáng kể, hầu hết không
thấm nước, không chứa nước, không bị nước tác dụng, cường độ
rất cao, khả năng chịu tải rất lớn( 500  3.800 kG/cm2). Đây là nền lý
tưởng cho tất cả các CTXD.
4.2- Đá macma phong hoá:
Dung trọng 2,2 - 2,65 g/cm3, độ rỗng trên 10 - 15%, có khả năng
thấm nước và chứa nước, có khả năng nén lún dưới tác dụng của
tải trọng công trình. Tính năng xây dựng phụ thuộc mức độ phong
hoá của đá.
Đá macma bị phong hóa
Đá macma bị phong hóa
Đá macma bị phong hóa
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
III. ĐẤT ĐÁ TRẦM TÍCH
1- Thành tạo: Từ sự trầm đọng và biến đổi tiếp theo của các trầm tích
khác nhau: cơ học, hoá học, sinh học.
2- Phân loại theo điều kiện thành tạo:
2.1. Trầm tích cơ học
2.2. Trầm tích hoá học
2.3. Trầm tích hữu cơ
2.4. Trầm tích hỗn hợp
3- Đặc tính chung
3.1. Thành phần: đa dạng và phức tạp
- Pha rắn: ngoài các khoáng vật của đá macma còn có nhiều khoáng
vật khác, trong đó có các khoáng vật dễ bị nước tác dụng.
- Pha nước: có thể có đủ 6 dạng nước khác nhau.
- Pha khí: có thể chứa một lượng khí lớn.
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
3.2. Kiến trúc: Có các kiểu kiến trúc khác nhau:
• Kiến trúc rời rạc: đặc trưng cho đất hạt rời;
• Kiến trúc dính kết: đặc trưng cho đất mềm dính;
• Kiến trúc gắn kết: đặc trưng cho đá trầm tích.
3.3. Cấu tạo:
• Các kiểu cấu tạo khác nhau: rỗng, dải, đặc xít...
• Cấu tạo rỗng là cấu tạo đặc trưng cho đất trầm tích.
3.4. Thế nằm: đặc trưng bởi kiểu thế nằm phân lớp và thấu kính.
Hình 1.35- Ảnh chụp thế nằm phân lớp (chỉnh hợp) của đá trầm tích
Hình 1.36- Ảnh chụp thế nằm phân lớp (chỉnh hợp) của đá trầm tích
Hình 1.37- Ảnh chụp thế nằm phân lớp (bất chỉnh hợp) của đá trầm tích
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
4- Đất đá trầm tích cơ học
4.1. Quá trình thành tạo:
Thành tạo từ sự trầm đọng và biến đổi tiếp theo của các hạt, các
mảnh vụn cơ học.
4.2. Phân loại:
Theo các yếu tố chính ảnh hưởng đến tính năng xây dựng của
chúng, như:
• Thành phần kích thước hạt;
• Hình dạng hạt (hạt góc cạnh, hạt mài mòn);
• Mức độ gắn kết các hạt (đá, đất).
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG

Bảng 1.4- Phân loại hạt theo một số tiêu chuẩn


CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
Bảng 1.5- Phân loại đất đá trầm tích cơ học theo
hàm lượng kích thước hạt và mức độ gắn kết.
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
4.3- Tính năng xây dựng của đất đá trầm tích cơ học
4.3.1- Đá trầm tích cơ học chưa phong hoá
Cuội kết Sỏi kết

Dăm kết Cát kết


CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG

Bột kết Sét kết


CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG

4.3.2. Đá trầm tích cơ học bị phong hoá

Đá trầm tích cơ học bị phong hóa


CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG

Sét kết bị phong hóa


CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
4.3.3. Đất trầm tích:
Đất hạt thô: Cuội, dăm, sỏi, sạn, cát.

-.
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG

- Đất hạt mịn:


+ Bột
+ Đất loại sét:
* Đất cát pha: hạt sét, 3% -10%;
* Đất sét pha: hạt sét, 10% -30%;
* Đất sét: hạt sét >30%
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
5- Đất đá trầm tích hoá học
5.1. Thành tạo:
Đá trầm tích hoá học được thành tạo do sự kết tủa các hợp chất
hoá học từ các phản ứng hoá học hoặc từ dung dịch nước.
Ví dụ: thành phần chính của đá vôi, CaCO3 được thành tạo từ:
Ca(HCO3)2= H2O + CO2 + CaCO3
5.2. Phân loại theo thành phần hoá học
•Đá cacbonat: Đá vôi (CaCO3), đolomit (CaCO3.MgCO3),...
•Đá sunfat: Anhiđrit (CaSO4), thạch cao (CaSO4.2H2O),...
•Đá Clorua: Muối mỏ (NaCl),...
5.3. Tính năng xây dựng:
Mặc dù có một số đá trầm tích hoá học có cường độ khá cao (đá
vôi) nhưng do có khả năng hoà tan trong nước nên trong chúng
thường gặp hiện tượng cactơ.
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
6- Đất đá trầm tích sinh học
6.1. Quá trình thành tạo: Thành tạo từ các tàn tích thực và động vật.
6.2. Phân loại:
•Trầm tích động vật: đá vôi vỏ sò, san hô, đá phấn...
•Trầm tích thực vật: đá vôi từ tảo, than bùn, than đá...
6.3. Tính năng xây dựng
7- Đất đá trầm tích hỗn hợp
7.1. Quá trình thành tạo:
Được thành tạo từ sự kết hợp các trầm tích có nguồn gốc khác
nhau.
7.2. Một số đá phổ biến:
•Đá mácnơ (vôi-sét),
•Đá vôi - cát.
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
V. Đá biến chất
1- Thành tạo: Do tác động của quá trình biến chất (nhiệt độ lớn, áp
suất cao) vào đất đá có từ trước.
2- Phân loại theo điều kiện thành tạo
2.1. Đá biến chất tiếp xúc (hình 1.7)
2.2. Đá biến chất khu vực (hình 1.8)
2.3. Đá biến chất động lực
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
3- Đặc tính
3.1. Thành phần khoáng vật: chủ yếu tan, mica, thạch anh, fenspat.
Trong đó các khoáng vật có độ cứng nhỏ có thể chiếm tỉ lệ lớn.
3.2. Kiến trúc: đặc trưng bởi kiểu kiến trúc gắn kết.
3.3. Cấu tạo: gồm cấu tạo phiến, gnai, đặc xít. Trong đó cấu tạo
phiến là cấu tạo đặc trưng cho đá biến chất.
4- Tính năng xây dựng: chủ yếu phụ thuộc vào cấu tạo của đá
4.1. Đá cấu tạo đặc xít: đá sừng, quaczit, đá hoa...
4.2. Đá cấu tạo dải: đá gnai,...
4.3. Đá cấu tạo phiến: đá phiến, ...
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
KẾT THÚC CHƯƠNG I

CẢM ƠN CÁC BẠN


ĐÃ THEO DÕI
CHƯƠNG II – MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, NƯỚC VÀ
HÓA LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ
I. MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ
1- Tính rỗng xốp
1.1. Khái niệm: tính chất gây nên do sự có mặt các lỗ rỗng trong đất
đá.
CHƯƠNG II – MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, NƯỚC VÀ
HÓA LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ
1.2. Các chỉ tiêu đặc trưng
Vr
• Độ rỗng, n : n (%) (1)
V

Trong đó: Vr- Thể tích lỗ rỗng trong đất; V = Vr+ Vh ;


Vh- Thể tích hạt.

Vr
• Hệ số rỗng, e: e (2)
Vh
n e
• Liên hệ giữa n và e: e ; n (3)
1- n 1 e
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng: kích thước, độ chặt, sự phân bố các hạt
(hình 2.1),...
- Độ rỗng trung bình cuội sỏi: 25 35 %; cát 35  45%; sét 45  55 %
CHƯƠNG II – MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, NƯỚC VÀ
HÓA LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ

Hình 2.1- Ảnh hưởng của sự phân bố các hạt đối với độ rỗng
a- Cấu trúc kém chặt nhất, n = 47,6 %;
b- Cấu trúc chặt nhất, n = 26,2%;
c- Cấu trúc chặt trung bình, n = 37%
CHƯƠNG II – MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, NƯỚC VÀ
HÓA LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ
1.4. Phương pháp xác định
• Đất hạt thô: có thể sử dụng phương pháp bão hoà nước.
• Đất hạt mịn: dựa vào các đại lượng vật lý khác
ρk
n  1 (%) (4)
ρh
ρ
n  1 (%) (5)
ρ h (1  W)

Trong đó:
- , k, h: Dung trọng ướt, dung trọng khô, dung trọng hạt
của đất;
- W: Độ ẩm của đất.
CHƯƠNG II – MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, NƯỚC VÀ
HÓA LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ
1.5. Ứng dụng : n, e được xác định để đánh giá độ chặt của đất và
để tính toán một số chỉ tiêu khác.
Độ chặt của đất được xác định dựa trực tiếp vào hệ số rỗng, e hoặc
dựa vào Độ chặt tương đối, D:
emax  e0
D
emax  emin (6)
Phân loại trạng thái chặt của đất cát theo D (Bảng 1.2)
Bảng 1.2- Phân loại trạng thái chặt của đất cát
CHƯƠNG II – MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, NƯỚC VÀ
HÓA LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ

Bảng 2.2.Phân loại trạng thái chặt của đất cát theo e
(Theo TCXD- 45-78)
Đất cát Chặt Chặt trung bình Rời

Cát hạt to, vừa, cát sạn e < 0,55 0,55 ≤ e ≤ 0,7 e > 0,7

Cát hạt nhỏ e < 0,60 0,60 ≤ e ≤ 0,75 e > 0,75

Cát bụi e < 0,60 0,60 ≤ e ≤ 0,80 e > 0,8


CHƯƠNG II – MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, NƯỚC VÀ
HÓA LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ
2- Tính nứt nẻ của đất đá
2.1. Khái niệm: tính chất gây ra
do sự có mặt các khe rãnh trong
đất đá.
CHƯƠNG II – MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, NƯỚC VÀ
HÓA LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ
2.2. Các dạng nứt nẻ của đá:
- Nứt nẻ kiến tạo: do quá trình vận động kiến tạo;
- Nứt nẻ phong hoá: do quá trình phong hóa;
- Nứt nẻ tạo đá: do quá trình tạo đá.
2.3. Chỉ tiêu đặc trưng:
Fn
• Hệ số nứt nẻ: Kn  (%) (7)
F
Trong đó: Fn - Diện tích các khe nứt trên bề mặt đá;
F - Diện tích toàn bộ bề mặt đá.
2.4. Xác định: Xác định trên bề mặt đá có diện tích: F = 5-8 m2
n
Fn   aibi (8)
i 1

Trong đó : ai , bi - Chiều rộng và chiều dài khe nứt thứ i


CHƯƠNG II – MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, NƯỚC VÀ
HÓA LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ
2.5. Ứng dụng:
Kn được xác định để đánh giá mức độ nứt nẻ của đá (bảng 2.2)
CHƯƠNG II – MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, NƯỚC VÀ
HÓA LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ
3- Khối lượng thể tích đơn vị
3.1- Khái niệm: là khối lượng 1 đơn vị thể tích đất đá.
m
ρ (g/cm3, t/m3) (9)
V
3.2- Các dạng khối lượng đơn vị thể tích:
mh  mn
• Khối lượng đơn vị thể tích ướt: ρ  (10)
Vh  Vr
m
• Khối lượng đơn vị thể tích khô: ρ k  h (11)
V
m
• Khối lượng đơn vị thể tích hạt: ρ h  h (12)
Vh
• Khối lượng đơn vị thể tích chìm dưới nước (đẩy nổi):
ρ dn  (ρ h  ρ n )(1 n) (13)
3.3- Xác định:
3.4- Ứng dụng: Để tính toán một số chỉ tiêu cơ, lý quan trọng liên quan
CHƯƠNG II – MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, NƯỚC VÀ
HÓA LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ
4- Trọng lượng đơn vị của đất đá
4.1- Khái niệm: là tích số giữa khối lượng đơn vị thể tích của đất đá
với gia tốc trọng trường.
 = .g (G/cm3, KN/m3) (14)
Trong đó: g - Gia tốc trọng trường: g = 9,8 m/s2  10 m/s2
4.2- Các dạng trọng lượng đơn vị
• Trọng lượng đơn vị ướt:  = .g (15)
• Trọng lượng đơn vị khô: k = k.g (16)
• Trọng lượng đơn vị hạt: h = h.g (17)
• Trọng lượng đơn vị đẩy nổi: dn = dn.g (18)
4.3- Ứng dụng:
CHƯƠNG II – MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, NƯỚC VÀ
HÓA LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ
5- Tỷ trọng:
Là tỉ số giữa khối lượng hạt đất đá với khối lượng của nước có
cùng thể tích. m ρ
Δ h  h (19)
mn ρ n

• Nước: n = 0,981 g/cm3  1 g/cm3   = h


• Đất đá:  = 2,3  3,1 (phần lớn 2,60  2,75)
CHƯƠNG II – MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, NƯỚC VÀ
HÓA LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ
II. MỘT SỐ TÍNH CHẤT NƯỚC (THUỶ TÍNH) CỦA ĐẤT ĐÁ
Là những tính chất sinh ra khi đất đá tiếp xúc với nước.
1- Tính ẩm ướt
1.1- Khái niệm: là tính chất sinh ra khi đất đá chứa giữ một lượng
nước nhất định.
1.2- Chỉ tiêu đặc trưng:
• Độ ẩm: mn
W .100% (20)
1.3- Phương pháp xác định mh
1.4- Ứng dụng: W được xác định để đánh giá trạng thái ẩm của đất
và để tính toán một số chỉ tiêu cơ, lý khác liên quan.
2- Tính thấm nước
2.1- Khái niệm: là tính chất sinh ra khi đất đá để nước vận động qua
các lỗ rỗng và khe rãnh trong chúng.
CHƯƠNG II – MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, NƯỚC VÀ
HÓA LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ
2.2- Chỉ tiêu đặc trưng : Hệ số thấm, K  V , m/ngđ, cm/s (21)
I
Trong đó: V- vận tốc thấm; I- Độ dốc thuỷ lực dòng thấm.
2.3- Các yếu tố ảnh hưởng: Kích thước hạt, độ chặt, mức độ đồng
nhất về thành phần hạt, mức độ nứt nẻ,...
Bảng 2.3. Hệ số thấm của đất đá trầm tích
CHƯƠNG II – MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, NƯỚC VÀ
HÓA LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ
2.4- Phương pháp xác định: xác định ngoài hiện trường hoặc trong
phòng thí nghiệm.
2.5- Ứng dụng: Để đánh giá khả năng thấm của đất đá, tính vận tốc,
lưu lượng, trữ lượng dòng thấm.
3- Tính phóng thích nước (sv tự đọc)
3.1- Khái niệm:
Là tính chất đất đá bão hoà nước phóng thích nước bằng cách chảy
tự do dưới tác dụng của trọng lực.
3.2- Chỉ tiêu đặc trưng:
Vn
• Hệ số nhả nước: 
V
Trong đó: V- thể tích toàn bộ đất đá.
Vn- thể tích nước chảy tự do ra khỏi đất đá.
CHƯƠNG II – MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, NƯỚC VÀ
HÓA LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ
3.3- Các yếu tố ảnh hưởng:
• Thành phần kích thước hạt;
• Độ chặt, độ nứt nẻ;
• Thành phần khoáng vật,...
B.2.6. Bảng hệ số nhả nước của đất trầm tích
§Êt ®¸ HÖ sè nh¶ nưíc,  §Êt ®¸ HÖ sè nh¶ nưíc, 

Cuéi, sái > 0,35 C¸t mÞn 0,15-0,10


C¸t th« 0,35-0,25 SÐt pha, c¸t < 0.1
pha
C¸t trung 0,25-0,2 Than bïn 0,05-0,15
C¸t nhá 0,2-0,15 SÐt 0.00
3.4- Phương pháp xác định: Sử dụng các phương pháp thí nghiệm
ngoài hiện trường, trong phòng thí nghiệm và bảng tiên định B.2.6.
CHƯƠNG II – MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, NƯỚC VÀ
HÓA LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ
4- Tính bão hoà
4.1- Khái niệm: là tính chất khi một phần lỗ rỗng, khe rãnh của đất đá
chứa đầy nước.
4.2- Chỉ tiêu đặc trưng: độ bão hoà, G:
Vn
G (%)
Vr (22)
Trong đó: Vn- Thể tích nước chứa trong các lỗ rỗng, khe rãnh
4.3- Phương pháp xác định: Dựa vào việc xác định các đại lượng
khác
W.Δ
G (23)
e
4.4- Ứng dụng:
Để đánh giá trạng thái ẩm (bảng 2.4) và tính toán các chỉ tiêu khác
liên quan.
CHƯƠNG II – MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, NƯỚC VÀ
HÓA LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ
Bảng 2.4- Đánh giá trạng thái ẩm của đất theo G
CHƯƠNG II – MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, NƯỚC VÀ
HÓA LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ
5- Tính mao dẫn
5.1- Khái niệm: là tính chất sinh ra khi các khe lỗ mao dẫn của đất đá
tiếp xúc với nước.

2r Hm
T

Hm
Hm
CHƯƠNG II – MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, NƯỚC VÀ
HÓA LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ
5.2- Chỉ tiêu đặc trưng:
• Chiều cao mao dẫn, 2Τcos θ
Hm  (24)
Trong đó: rρng
T - Sức căng bề mặt giữa nước và không khí (lực mao dẫn)
 - Góc thẩm ướt
r- Bán kính khe mao dẫn
n- Dung trọng nước
g- Gia tốc trọng trường
5.3- Xác định
5.4- Ứng dụng:
CHƯƠNG II – MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, NƯỚC VÀ
HÓA LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ
III. MỘT SỐ TÍNH CHẤT HÓA LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ
1- Tính dẻo
1.1- Khái niệm: là tính chất của đất loại sét thay đổi hình dạng dưới
tác dụng của ngoại lực mà không làm mất đi tính nguyên khối, liên
tục và vẫn giữ nguyên hình dạng đó sau khi chấm dứt ngoại lực tác
dụng lên chúng.

1.2- Chỉ tiêu đặc trưng:


• Chỉ số dẻo, Id: I d = W c- W d (25)
Trong đó: Wd - Độ ẩm giới hạn dẻo (độ ẩm làm cho đất chuyển từ
trạng thái rắn qua trạng thái dẻo);
Wc- Độ ẩm giới hạn chảy (độ ẩm làm cho đất chuyển từ
trạng thái dẻo qua trạng thái chảy).
CHƯƠNG II – MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, NƯỚC VÀ
HÓA LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ
Bảng 2.6- Chỉ số dẻo của đất loại sét

1.3- Các yếu tố ảnh hưởng:


• Hàm lượng hạt sét;
• Độ ẩm;
• Thành phần khoáng vật sét (kaolinit, ilit, monmorolonit);
• Kích thước hạt,...
1.4- Xác định: Dựa vào việc xác định
• Độ ẩm giới hạn dẻo quy ước, Wd
• Độ ẩm giới hạn chảy quy ước, Wc
CHƯƠNG II – MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, NƯỚC VÀ
CƠ HỌC CỦA ĐẤT ĐÁ
1.5- øng dông:
• ChØ sè dÎo, Id x¸c ®Þnh ®Ó ph©n lo¹i ®Êt lo¹i sÐt;
• ChØ sè sÖt, Is x¸c ®Þnh ®Ó ph©n lo¹i tr¹ng th¸i ®Êt lo¹i sÐt:
W  Wd
ChØ sè sÖt: I  (26)
W c  Wd
s

.
CHƯƠNG II – MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, NƯỚC VÀ
CƠ HỌC CỦA ĐẤT ĐÁ
2- Tính trương nở và co ngót của đất đá
2.1- Khái niệm: là tính chất đất đá tăng thể tích khi hấp phụ nước và
giảm thể tích khi bị mất nước.
2.2- Chỉ tiêu đặc trưng
• Trị số trương nở:
Vt  V0 h t  h0
Rt  = , (%) (22)
V0 h0

Trong đó: V0,Vt - Thể tích đất đá trước và sau khi trương nở;
h0,ht - Chiều cao đất đá trước và sau khi trương nở.
• Áp lực trương nở, Pt: áp lực đất trương nở tác động vào môi
trường xung quanh.
2.3- Các yếu tố ảnh hưởng:
- Thành phần khoáng vật;
- Hàm lượng hạt sét;
- Kích thước hạt, Độ ẩm...
CHƯƠNG II – MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, NƯỚC VÀ
HÓA LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ
2.4- Xác định
2.5- Ứng dụng:
Xác định để đánh giá khả năng trương nở của đất đá.

Bảng 11- Phân loại đất trương nở


KẾT THÚC CHƯƠNG II

CẢM ƠN
CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI!
CHƯƠNG III – TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA ĐẤT ĐÁ

1- Khái niệm
1.1- Định nghĩa: Là tính chất sinh ra trong đất đá khi có ngoại lực tác
dụng lên chúng.

Hình 3.1- Sơ đồ các trạng thái đất đá dưới tác dụng ngoại lực
a) P < Pct b) Pct < P < Pth c) P ≥ Pth
Mẫu chưa bị biến dạng Mẫu bị biến dạng Mẫu bị phá hoại
CHƯƠNG III – TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA ĐẤT ĐÁ

1.2- Nguyên nhân phát sinh tính chất cơ học của đất đá
• Mối liên kết cấu trúc giữa các phần tử khoáng vật tạo ra đất đá;
• Lực liên kết giữa các hạt ;
• Lực ma sát khi các hạt dịch chuyển.
1.3- Trạng thái ứng suất của đất đá:
Trong điều kiện tự nhiên, cũng như dưới tác động của tải trọng công
trình đất đá ở trạng thái ứng suất 3 hướng.

Hình 3.2- Sơ đồ ứng suất trong đất đá


Trạng thái ứng suất ba hướng; b- Đẳng ứng suất
CHƯƠNG III – TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA ĐẤT ĐÁ

2- TÍNH BIẾN DẠNG CỦA ĐẤT ĐÁ


2.1- Khái niệm:
Là tính chất đất đá thay đổi hình dạng, kích thước dưới tác dụng của
ngoại lực P, khi: Pct < P< Pth.
2.2- Các yếu tố ảnh hưởng:
• Kích thước hạt;
• Độ ẩm;
• Trạng thái;
• Thành phần khoáng vật;
• Mức độ bão hoà nước;
• Đặc tính ngoại lực,...
CHƯƠNG III – TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA ĐẤT ĐÁ

2.3-Tính biến dạng của các nhóm đất đá


2.3.1- Đất hạt rời: yếu tố ảnh hưởng chủ đạo là đặc tính tải trọng
• Tải trọng tĩnh: tính biến dạng hầu như không phụ thuộc vào độ
ẩm; dưới tác dụng của tải trọng công trình đại lượng nén lún nhỏ,
thời gian nén lún nhanh.
• Tải trọng động: Tính biến dạng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố
nêu trên, có thể đạt mức độ lớn.
2.3.2- Đất mềm dính: Tính biến dạng phụ thuộc vào các yếu tố khác
nhau, có thể đạt mức độ lớn.
2.3.3- Đá cứng chưa bị phong hoá:
• Biến dạng có tính chất đàn hồi;
• Biến dạng tổng quát: biến dạng đàn hồi + biến dạng dư; đại lượng
biến dạng dư nhỏ.
• Dưới tác dụng của tải trọng công trình đá hầu như không bị biến
dạng.
2.3.4- Đá phong hoá: Tính biến dạng phụ thuộc vào mức độ phong
hoá; vật chất lấp nhét các khe rãnh, thành phần khoáng vật của đá.
CHƯƠNG III – TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA ĐẤT ĐÁ

2.4- Các chỉ tiêu đặc trưng:


2.4.1- Hệ số nén lún, a:
e1  e2
a 1- 2  cm2/kG (3.1)
P 2  P1

Hình 3.3- Đường cong nén của đất dưới tác dụng của tải trọng ngoài
1-Đường cong nén; 2- Đường cong dỡ tải
CHƯƠNG III – TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA ĐẤT ĐÁ

Bảng 3.1- Phân loại đất theo hệ số nén a

2.4.2- Mođun biến dạng:


2μ 2 1  e0
E1- 2  (1  ) , kG /cm2 (3.2)
1 μ a1- 2
λ
Trong đó: - : Hệ số Poisson, μ  x ; e0- Hệ số rỗng tự nhiên
Δd λz
λx  : Biến dạng tương đối theo phương ngang;
do
Δh
λz  : Biến dạng tương đối theo phương thẳng đứng.
ho
CHƯƠNG III – TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA ĐẤT ĐÁ

Bảng 3.2- Hệ số Poisson của các loại đất đá

Modun biến dạng của các nhóm đất đá :


• Đá cứng : E > 100.000 kG/cm2
• Đá nửa cứng: E < 100.000 kG/cm2
• Đất hạt rời : E = 50  1.000 kG/ cm2
• Đất mềm dính : E = 20  100 kG/cm2
2.5- Phương pháp xác định
CHƯƠNG III – TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA ĐẤT ĐÁ

3- Tính bền (tính chống cắt, chống trượt) của đất đá


3.1- Khái niệm:
Là tính chất của đất đá chống lại sự phá hoại dưới tác dụng của
ngoại lực P, khi P  Pth .

Sơ đồ 1 mẫu bị phá hoại khi P  Pth


CHƯƠNG III – TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA ĐẤT ĐÁ

P- Trọng lực của M


 - Lực pháp tuyến
s- Lực trượt (cắt)
- Lực chống trượt (cắt)
Trạng thái cân bằng :  = s = . tg  (3.3)
τ
tg  = = f : Hệ số ma sát trong ;  - góc ma sát trong ;
σ
CHƯƠNG III – TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA ĐẤT ĐÁ

3.2- Tính bền của các nhóm đất đá


3.2.1- Đá chưa bị phong hóa:
• Độ bền chống nén của đá phụ thuộc vào thành phần khoáng
vật,mức độ gắn kết các hạt, cấu tạo và kiến trúc, phong hóa...
• Độ bền chống nén của đá, R rất cao, từ 5-10 đến hàng trăm
kG/cm2 hoặc lớn hơn.
(R - tải trọng nén tới hạn lên một đơn vị tiết diện ngang của mẫu làm
mẫu bị phá hoại): Pp
R 
F ( 3.4)
Trong đó: Pp- Tải trọng nén phá hoại mẫu;
F- Diện tích tiết diện ngang của mẫu.
CHƯƠNG III – TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA ĐẤT ĐÁ

3.2.2. Đất hạt rời:


• Cường độ chống cắt của đất hạt rời phụ thuộc vào lực ma sát
khi các hạt dịch chuyển lên nhau và được xác định bởi (3.7):
 = .tg
• Các yếu tố ảnh hưởng:
+ Hàm lượng, kích thước hạt;
+ Thành phần khoáng vật;
+ Mức độ mài mòn hạt;
+ Độ ẩm;
+ Độ chặt của đất,...
• Các yếu tố ảnh hưởng này được
thể hiện trong bảng 3.5 và các hình 3.8,3.9
CHƯƠNG III – TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA ĐẤT ĐÁ

Bảng 3.5- Tính chống cắt của cát có kích thước


thành phần khoáng vật và hình dạng hạt khác nhau
CHƯƠNG III – TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA ĐẤT ĐÁ

3.9 3.10.
CHƯƠNG III – TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA ĐẤT ĐÁ

3.2.3. Đất mềm dính:


Lực chống cắt không những phụ thuộc vào lực ma sát mà còn phụ
thuộc vào lực liên kết giữa các hạt và được xác định (3.8) :
 =  tg  + c

• Các yếu tố ảnh hưởng: ngoài các yếu tố nêu trên còn có thành
phần cation trao đổi (Ca++, Na+…), độ muối,... của đất và nước.

3.3- Các chỉ tiêu đặc trưng:


• Đá: R
• Đất:  , c, 

4- Phương pháp xác định


KẾT THÚC CHƯƠNG III

CẢM ƠN
CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI!
CHƯƠNG IV – PHÂN LOẠI ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG
I. Khái niệm
1- Mục đích phân loại: phục vụ cho xây dựng.
2- Nguyên tắc phân loại: Dựa vào tính năng xây dựng các loại đất đá.
3- Tiêu chí phân loại:
- Tính chất cơ, lý, nước;
- Mối liên kết kiến trúc giữa các thành phần hạt
- Thành phần kích thước hạt;
- Trạng thái và hàm lượng vật chất hữu cơ của đất đá.
4- Tổng quan phân loại đất đá xây dựng:
4.1- Phân loại tổng quát:
- Đối tượng phân loại bao gồm đất và đá;
- Tiêu chí phân loại: Tính chất vật lý, nước, cơ học của đất đá.
4.2- Phân loại chi tiết:
- Đối tượng phân loại: Chỉ phân loại riêng đất hoặc đá trong
từng bảng phân loại.
CHƯƠNG IV – PHÂN LOẠI ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG

II. PHÂN LOẠI TỔNG QUÁT ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG

1- Nhóm đá cứng: Đá macma, đá biến chất, đá trầm tích gắn kết chắc
chưa bị phong hoá.

2- Nhóm đá nửa cứng: Gồm các đá trên đã bị phong hoá và đá trầm


tích gắn kết yếu (Thạch cao, anhidrit, đá phấn, đá vôi vỏ sò...).

3- Đất hạt rời: Cuội, sỏi, dăm, sạn, cát.

4- Đất mềm dính: Bột, cát pha, sét pha, sét.

5- Đất đặc biệt: Đất có thành phần, tính chất, trạng thái đặc biệt (bùn,
bùn hữu cơ, than bùn, đất chảy, đất muối hoá, thổ nhưỡng).
Bảng 4.1- Phân loại tổng quát đất đá xây dựng
CHƯƠNG IV – PHÂN LOẠI ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG

III- PHÂN LOẠI CHI TIẾT ĐẤT ĐÁ XÂY DỰNG


• Phân loại đất theo TCXDVN 5747-1993
• Phân loại đất theo hệ thống nhất, USA, D2478 ASTM
• Phân loại đất theo tiêu chuẩn Anh.

You might also like