So-tay-TT-VT-PT-NT-DL-HDDL Hanh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 85

SỔ TAY THỰC TẬP

TUYẾN: VŨNG TÀU – PHAN THIẾT – NHA TRANG – ĐÀ LẠT

Thời gian:15/10/2023 đến 21/10/2023

Giảng viên hướng dẫn: Võ Lê Quyền

Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thị Mỹ Hạnh

Lớp: CDHD18N01

MSSV:CDHD17N0805

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023

PAGE \* MERGEFORMAT 1
NỘI DUNG SỔ TAY THỰC TẬP TUYẾN

1. Chương trình thực tập:

2. Sơ đồ tuyến:

3. Nhật ký hành trình

4. Nội dung bài tập thực hành trên tuyến và điểm tham quan.

5. Nội dung tổng hợp các dịch vụ du lịch.

6. Cảm nhận của sinh viên trên chuyến thực tập.

7. Phần đánh giá và ghi điểm của giảng viên hướng dẫn

PAGE \* MERGEFORMAT 1
QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC SỬ DỤNG SỔ TAY THỰC TẬP TUYẾN

Sinh viên tham gia chương trình thực tập tuyến yêu cầu thực hiện nghiêm túc
những quy định về việc sử dụng sổ tay thực tập tuyến như sau:

1. Mang sổ tay thực tập tuyến trong suốt lịch trình thực tập

2. Ghi chép đầy đủ và chính xác nhật ký hành trình

3. Hoàn thành những bài tập thực hành theo nội dung chương trình thực tập

4. Giữ sổ tay sách, đẹp trong suốt lịch trình thực tập

5. Nộp lại sổ tay thực tập cho giảng viên hướng dẫn vào cuối mỗi ngày của
chương trình thực tập để được giảng viên hướng dẫn ký xác nhận thực hiện bài
tập mỗi ngày

6. Sinh viên nhận lại sổ tay có chữ ký xác nhận của giảng viên và về nhà hoàn tất,
bổ sung các nội dung còn lại.

7. Nộp lại sổ tay thực tập cho giảng viên vào buổi Kiểm tra sau chuyến đi
(KTSTT)

* LƯU Ý QUAN TRỌNG:

1. Sinh viên tự thực hiện và hoàn tất những bài tập thực hành KHÔNG SAO
CHÉP bài làm của bạn.

2. Việc chậm nôp sổ tay thực tập sau khi kết thúc chương trình thực tập không
được giải quyết với bất kỳ lý do nào.

3. Sinh viên không nộp sổ tay thực tập theo đúng thời gian quy định sẽ không
được công nhận kết quả của chuyến thực tập. Sinh viên chờ thực hiện chương
trình thực tập với những dòng lớp sau theo quy định của khoa Lữ hành.

PAGE \* MERGEFORMAT 1
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SỔ TAY THỰC TẬP TUYẾN

Sinh viên đọc kỹ những hướng dẫn sau để thực hiện và hoàn tất sổ tay thực tập
tuyến.

* Nội dung 01: Chương trình thực tập

Ghi lại toàn bộ chương trình thực tập và lịch trình cụ thể

* Nội dung 02: Sơ đồ tuyến

Bổ sung những chi tiết trên tuyến đường vào sơ đồ tuyến đã được giảng viên
hướng dẫn giới thiệu trong buổi chuẩn bị trước chuyến đi

* Nội dung 03: Nhật ký hành trình

Ghi đầy đủ và chính xác

1. Thời gian và địa điểm khởi hành

2. Giờ đến các điểm tham quan, điểm ăn uống, điểm dừng chân, điểm lưu trú

3. Thông tin các điểm đến: địa chỉ, số điện thoại, email…

4. Thời gian hoạt động của các điểm đến trong ngày, năm

5. Giá vé của mỗi điểm tham quan

6. Những dịch vụ tại các điểm đến.

* Nội dung 04:

1 - Bài tập thực hành trên tuyến

Trình bày ngắn, gọn, chính xác:

PAGE \* MERGEFORMAT 1
- Thông tin về các địa phương (tỉnh, thành phố) liên quan đến tuyến thực tập

- Kiến thức thuyết minh trên phương tiện vận chuyển theo lộ trình tuyến thực tập

2 - Bài tập thực hành tại điểm tham quan: trình bày ngắn gọn, chính xác thông tin
tại điểm tham quan mà sinh viên tìm hiểu được qua nội dung thuyết minh và tìm
hiểu thực tế.

* Nội dung 05: Bài tập thực hành về những đề tài liên quan đến chương trình
thực tập

- Thông tin chính xác về nhà hàng, khách sạn và quán ăn nổi tiếng ở các địa
phương mà đoàn đã đi thực tế.

- Thông tin về một số Khu du lịch khác ở địa phương mà bạn biết.

* Nội dung 06: Cảm nhận của sinh viên trên chuyến thực tập

- Đây là cảm nhận riêng của sinh viên về địa phương du lịch mà đoàn đã đi qua,
cảm nhận về chuyến đi.

GHI CHÚ:

- Sinh viên thực hiện nội dung 1,2 trước chuyến thực tập

- Sinh viên thực hiện nội dung 3,4,5, trong suốt thời gian thực hiện chuyến thực
tập.

- Sinh viên thực hiện nội dung 6 sau khi chương trình thực tập kết thúc

PAGE \* MERGEFORMAT 1
CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP TUYẾN

VŨNG TÀU – PHAN THIẾT – NHA TRANG – ĐÀ LẠT

Thời gian: 7 ngày 6 đêm

1. Chương trình thực tập: Ghi lại toàn bộ chương trình thực tập và lịch trình
cụ thể:

Ngày 1: Tp Hồ Chí Minh – Tp Vũng Tàu .

Sáng: 5 giờ 00 phút

Sinh viên tập trung tại Trường Cao Đẳng Du Lịch Sài Gòn ( Cơ sở: 347a Nguyễn
Thượng Hiền, phường 11, quận 10)

* Ăn sáng: Dùng điểm tâm sáng tại trạm dừng chân Bò Sữa Long Phước.

Tham quan:

 Viếng Chùa Vạn Phật Đại Tùng Lâm.

 Di tích Nhà Lớn Long Sơn

 Đình Thần Thắng Tam

 Thích Ca Phật Đài

* Ăn Trưa

Tham quan:

 Bạch Dinh

 Đức Mẹ Bãi Dâu

 Tượng Chúa Kito Núi Nhỏ

Tối: Nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi - Ăn tối tự túc.

Ngày 2: Tp Vũng Tàu – Tp Phan Thiết.

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Sáng: 6h30 trả phòng khách sạn, ăn sáng.

Tham quan:

 Viếng Dinh Cô

 Thiền Viện Trúc Lâm Chân Nguyên ( Chùa khỉ)

 Di Tích Núi Minh Đạm

Di chuyển qua thị xã Lagi ( Bình Thuận)

* Ăn trưa: Tp Phan Thiết

Tham quan:

 Trường Dục Thanh

 Dinh Vạn Thủy Tú

 Tháp Poshainur

Tối: nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi - ăn tối tự túc.

Ngày 3: Tp Phan Thiết – Tp Nha Trang .

Sáng: 6h30 trả phòng khách sạn và ăn sáng

Tham quan:

 Thắng cảnh Bàu Trắng

 Làng Chăm Mỹ Nghiệp và Gốm Bàu Trúc

 Vườn Nho

* Ăn trưa: Ninh Thuận

Tham quan:

 Thiền viện Trúc Lâm Viên Nghộ

PAGE \* MERGEFORMAT 1
 Tháp Poklong Giarai

Tối: Nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi - ăn tối tự túc.

Ngày 4: Tham quan Nha Trang.

Sáng: 6h30 tập trung dùng điểm tâm sáng

Tham quan:

 Di chuyển đi Nha Trang, đến Cảng tàu du lịch Nha Trang tham quan Vịnh
Nha Trang

 KDL Con Sẻ Tre

* Ăn trưa: tại KDL Con Sẻ Tre

Tham quan:

 Viện Hải Dương Học

 Nhà Thờ Chánh Tòa

 Xe di chuyển dọc theo ngắm biển Bãi Tiên, Hòn Chồng

Tối: về khách sạn nghỉ ngơi - ăn tối tự túc.

Ngày 5: Tp Nha Trang – Tp Đà Lạt.

Sáng; 6h45 trả phòng khách sạn và ăn sáng.

Tham quan:

 Tháp Bà PoNagar

 Chùa Long Sơn

Di chuyển qua đèo Hòn Giao, vườn quốc gia BiDuop Núi Bà về Lâm Đồng.\

* Ăn trưa: Khánh Hòa

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tham quan:

 Chùa Linh Phước

 Bảo Tàng Lâm Đồng

 Nhà Thờ Domain De Maria

Tối: Về khách sạn nghỉ ngơi - ăn tối tự túc.

Ngày 6: Tham quan Đà Lạt.

Sáng: 6h30 tập trung dùng điểm tâm sáng.

Tham quan:

 Dinh Bảo Đại

 Quảng trường Lâm Viên

 Thiền Viện Trúc Lâm

* Ăn trưa: Tp Đà Lạt, ăn tự túc

Tham quan:

 KDL Rừng Hoa Đà Lạt

 Xã Lát, giao lưu văn nghệ dân gian.

Tối: Về khách sạn nghỉ ngơi.

Ngày 7: Tp Đà Lạt – Tp Hồ Chí Minh.

Sáng: 6h30 phút trả phòng khách sạn, ăn sáng.

Tham quan:

 KDL Datanla

 Đức Mẹ Núi Cúi - Trị An

PAGE \* MERGEFORMAT 1
* Ăn trưa: TP Bảo Lộc

Di chuyển về TP Hồ Chí Minh. Kết thúc chuyến thực tập!

2. Vẽ sơ đồ tuyến tham quan : dựa theo bản đồ du lịch Đồng bằng sông cửu
long và Sơ đồ đã được giáo viên hướng dẫn khi dự chuyên đề. Sinh viên vẽ lại
hoặc in và dùng bút dạ quang tô các tuyến đường mà xe đã đi qua theo chương
trình thực tập thực tế.

PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
3. Nhật ký hành trình:

1. Thời gian và địa điểm khởi hành (theo từng ngày)


Ví dụ: - 05h00: Khởi hành từ trường CĐN DLSG
2. Giờ đến các điểm tham quan, điểm ăn uống, điểm dừng chân, điểm lưu trú
Ví dụ - 6h30: Đến điểm ăn sáng – Nhà hàng Mê Kong Restop Long Thành
3. Thông tin các điểm đến: địa chỉ, số điện thoại, email…
Ví dụ: Thông tin về NH Mê Kong Restop Long Thành:
+ Địa chỉ: Áp 3, QL 51, xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
+ Thời gian mở cửa: từ 06h00 – 21h00
+ Số điện thoại: 090 239 39 35
4. Thời gian hoạt động của các điểm đến trong ngày, tháng...
5. Giá vé của mỗi điểm tham quan
6. Những dịch vụ tại các điểm đến
Ví dụ - 7h30: Đến Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm tự
Thông tin về Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm tự
+ Địa chỉ: ấp Quảng Phú, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
+ Thời gian mở cửa: từ 07h00 – 17h00
+ Số điện thoại: 0932 716 458
+ Giá vé: miễn phí
Bài làm:

Ngày 1: Tp Hồ Chí Minh – Tp Vũng Tàu .

5h15: rời khỏi Trường CĐ Du Lịch Sài Gòn

Đc: 347A Nguyễn Thượng Hiền, P.11, Q.10, TP Hồ Chí Minh

6h00 đến Trạm dừng chân bò sữa Long Phước ăn sáng

Đc: QL51, Long Phước, Long Thành, Đồng Nai

SĐT: 0937046999

PAGE \* MERGEFORMAT 1
6h41: Tham quan chùa Phước Hải

7h30: Xe rời khỏi và di chuyển đến Chùa Vạn Phật Đại Tòng Lâm

Đc: Ấp Quảng Phú, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

SĐT: 0932716458

7h45: Tham quan chùa Vạn Phật Đại Tòng Lâm

8h30: rời khỏi và di chuyển đến Nhà lớn Long Sơn


Đc: Đường 28 Tháng 4, Xã Long Sơn, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu
8h55: Tham quan Nhà Lớn Long Sơn
9h40: rời khỏi và di chuyển đến Đình Thần Thắng Tam
10h20: Tham quan Đình Thần Thắng Tam
Đc: Phường Thắng Tam, Thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu
11h00 rời khỏi đến điểm ăn trưa nhà hàng Kiều Anh
Đc: 1624 Đ. 30 Tháng 4, Phường 12, Thành phố Vũng Tầu, Bà Rịa - Vũng Tàu
11h55: rời khỏi và di chuyển đến tham quan Thích Ca Phật Đài
Đc: 608 Trần Phú, Phường 5, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
12h45: Xe rời khỏi và di chuyển đến tham quan Bạch Dinh
Đc: 4 Trần Phú, Phường 1, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
13h00: Đến tham quan Bạch Dinh
13h40: rời khỏi và di chuyển đến Tượng Chúa Kito núi Nhỏ
Đc: Núi Nhỏ Vũng Tàu, Phường 2, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu
13h51: Đến tham quan Tượng Chúa Kito núi Nhỏ
14h50: Xe Khởi Hành về khách sạn
15h00: Tới khách sạn Phượng Trung và nhận phòng và ăn tối tự túc.
Đc: 154D Đ. Hoàng Hoa Thám, Phường 2, Thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng
Tàu

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Ngày 2: Tp Vũng Tàu – Tp Phan Thiết.

6h20: Trả phòng khách sạn và ăn sáng

6 giờ 30 phút ăn sáng tại quán Nhi Quỳnh


Đc: 205 Đ. Hoàng Hoa Thám, Phường 2, Thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng
Tàu
7h00 rời khỏi và di chuyển đến Dinh Cô
7h35: đến Dinh Cô
Đc: 96 Hai Bà Trưng, TT. Long Hải, Long Điền, BR-VT
7h55: xe rời khỏi và di chuyển đến Thiền Viện Trúc Lâm Chân Nguyên
8h10: đến Thiền Viện Trúc Lâm Chân Nguyên
Đc: Phước Hải, Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu
8h45: xe rời khỏi và di chuyển đến với di tích Căn Cứ Minh Đạm
9h00: Tham quan di tích Căn Cứ Minh Đạm
Đc: Phước Hải, Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu
9h30: Rời khỏi và di chuyển đến với Thị Xã Lagi Bình Thuận

12h00: Ghé ăn cơm trưa tại Cơm Niêu Thanh Sơn ( Bình Thuận)

Đc: 2D Lạc Long Quân, Tiến Thành, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận

12h50: rời khỏi và di chuyển đến Tháp Pôshainur


13h00: đến tham quan cụm di tích Tháp Pôshainur
Đc: Phường Phú Hài, Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận
14h10: rời khỏi và di chuyển đến Dinh Vạn Thủy Tú
14h25: Đến Dinh Vạn Thủy Tú và nghe thuyết minh
Đc: 54 Ngư Ông, Đức Thắng, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận
14h45: rời khỏi và di chuyển đến di tích Trường Dục Thanh
14h50: đến và tham quan nghe thuyết minh về Trường Dục Thanh
Đc: Trưng Nhị, Đức Nghĩa, TP Phan Thiết, Bình Thuận

PAGE \* MERGEFORMAT 1
SĐT: 02523818738
15h20: Xe di chuyển về khách sạn Chiêu Chương Nhận phòng và ăn uống tự túc.
Đc: 176 Tôn Đức Thắng, Phú Thuỷ, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận
Ngày 3: Tp Phan Thiết – Tp Nha Trang .

6h30: Trả phòng khách sạn và ăn sáng

7h15: xe Khởi hành và di chuyển đến tham quan Bàu Trắng

8h25: Tham quan Thắng cảnh Bàu Trắng

Đc: Thôn Hồng Lâm, xã Hoà Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

9h15: Rời khỏi và di chuyển đến với TP Phan Rang Bình Thuận

10h40: đến Làng Gốm Bàu Trúc


Đc: TT Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
11h10: rời khỏi và di chuyển để đi ăn trưa tại Nhà Hàng Châu Thành

11h30: Ăn Trưa tại nhà hàng Châu Thành

12h - 15h00: Nghỉ ngơi và nhận phòng khách sạn Châu Thành

Đc: Mười Sáu Tháng Tư, Mỹ Hải, Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận

15h00: lên xe và di chuyển đến tham quan Thiền Viện Trúc Lâm Viên Ngộ

Đc: 50 Sư Vạn Hạnh, TT. Khánh Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận
15h35: di chuyển ra xe để đến tham quan Tháp Poklong Giarai

15h57: Tới Tháp Poklong Giarai

Đc: Bác Ái, Đô Vinh, Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận


16h50: rời khỏi và di chuyển đến Vườn Nho

17h10: Tới Vườn nho Thưởng thức rượu nho và siro nho

17h20 Đi về khách sạn Châu Thành ăn uống tự túc.

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Ngày 4: TP Phan Rang - TP Nha Trang.

6h30: Tập trung dùng điểm tâm sáng.

7h20: Rời khỏi và di chuyển đến bến tàu du lịch Nha Trang

9h30: Tới bến cảng du lịch Nha Trang và di chuyển đến khu du lịch Con Sẻ Tre

10h20: Tới Khu Du Lịch Con Sẻ Tre và tham quan

10h45: Ăn Trưa tại khu du lịch Con Sẻ Tre

Đc: Vĩnh Nguyên, Nha Trang, Khánh Hòa

11h30: Lên tàu di chuyển và rời khỏi khu du lịch đề về tới bến cảng

12h10: Tới bến cảng và di chuyển lên xe để đi đến Viện Hải Dương Học

12h30: đến Viện Hải Dương Học

Đc: Số 1 Cầu Đá, Nha Trang, Khánh Hòa

13h10: rời khỏi và di chuyển đến tham quan Chùa Long Sơn

13h30: Đến tham quan Chùa Long Sơn

Đc: 22Đ. 23 Tháng 10, phuongw sơn, Nha Trang, Khánh Hòa

14h20: Rời khỏi và di chuyển tới Nhà Thờ Chánh Tòa

14h25: Tới Nhà Thờ Chánh Tòa

14h50: Rời khỏi và di chuyển về khách sạn Khánh Duy nhận phòng và ăn tối tự
túc

Đc: 98Đ. Hoàng Hoa Thám. Lộc Thọ, Nha Trang, Khánh Hòa

Ngày 5: Thành phố Nha Trang – Đà Lạt

6h45: Tập trung đi ăn sáng

PAGE \* MERGEFORMAT 1
7h45: Trả phòng di chuyển đến với Tp Đà Lạt

8h10: Tới Bảo Tàng Khánh Hòa Tham Quan

8h40: Di chuyển từ Bảo Tàng Tới Tháp Bà Ponagar

8h50: Tới Tháp Bà Ponagar

Đc: 61 Hai Tháng Tư, Vĩnh Phước, Nha Trang, Khánh Hòa

10h00: Rời khỏi và di chuyển để đi ăn trưa

11h00: Tới nhà hang ăn trưa Vỹ Lệ

Đc: Thị Xã Diên khánh tỉnh Khánh Hòa

11h40: Lên xe khởi hành đi tới Tp Đà Lạt

15h10: Tới Bảo Tàng Lâm Đồng

Đc: 4Đ Hùng Vương, phường 10, Thành Phố Đà Lạt, Lâm Đồng

15h45: rời khỏi và di chuyển đến nhà thờ Domaine

15h55: Đến Nhà Thờ Domaine

Đc: 1 Ngô Quyền, phường 6, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

16h20: rời khỏi và di chuyển đến Khách sạn Queen Villa 2 nhận phòng và ăn tối
tự túc

Đc: 37 Phù Đổng Thiên Vương, phường 8, Thành Phố Đà Lạt, Lâm Đồng

Ngày 6: Tham quan Đà Lạt

6h45: Tập trung ăn sáng tại Khu Du Lịch Datanla và tham quan thác Datanla

7h00: Tới khu du lịch thác Datanla

Đc: Ql20 Đèo Pren, p3, thành phố Đà Lạt

PAGE \* MERGEFORMAT 1
8h20: rời khỏi và di chuyển đến Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

8h30: Đến Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

Đc: Đường Trúc Lâm Đà Lạt, Phường 3, Tp Đà Lạt, Lâm Đồng

9h00: Rời khỏi và di chuyển đến tham quan Quảng Trường Lâm Viên

Đc: Trần Quốc Toản, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

9h15: Đến Quảng Trường Lâm Viên

9h50: Di chuyển tới Thưởng thức đặc sản Đà Lạt

10h00: Di chuyển tới Công Viên Rừng Hoa

Đc: 7A/1 Đào Đà Lạt, đường Mai Anh Đào, phường 8, thành phố Đà Lạt, Lâm
Đồng

Giá vé tham quan nơi đây dành cho người lớn sẽ có giá là 50k/vé/người. Còn giá
vé dành cho trẻ em là 30k/vé/người

11h15: Tập trung lên xe về khách sạn

11h30: tới khách sạn ăn trưa tự túc

15h30: rời khỏi và di chuyển đến Dinh III

15h40: đến được Dinh III

Đc: 1 Triệu Việt Vương, P4, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

16h45: rời khỏi và di chuyển đến Nhà hàng Sơn Cước

17h15: Tới Giáo Xứ Langbiang

17h40: đến được Nhà hàng Sơn Cước

18h30: Giao lưu văn nghệ dân gian

20h20: đi về khách sạn Queen Villa 2

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Ngày 7: Tp Đà Lạt – Tp Hồ Chí Minh

6h30: trả phòng khách sạn và đi tới nhà hang ăn sáng

6h55: Tới nhà hàng Châu Loan 2 ăn sáng

7h30: Rời khỏi và di chuyển tới Chùa Linh Phước

7h45: Đến Chùa Linh Phước

Đc: Trại Mát, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

8h30: lên xe di chuyển về Tp Hồ Chí Minh

10h45: Ghé trạm dừng chân tại Hòa Ninh Lâm Đồng

11h40: Ăn Trưa tại cơm niêu Thuận Kiều

Đc: 1243 QL20 Đại Lào, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng

SĐT: 02839556131

12h30: rời khỏi và đi về thành phố Hồ Chí Minh

14h12: Tới trạm dừng chân thảo nguyên nghỉ ngơi

14h25:di chuyển đến tham quan Đức Mẹ Núi Cúi Trị An

14h45: đến tham quan Đức Mẹ Núi Cúi Trị An

15h15: Lên Xe di chuyển về Tp Hồ Chí Minh

- 15h00: Kết thúc chương trình tham quan

- 17h00 Về tới trường.

4. Nội dung bài tập thực hành tuyến và điểm tham quan:

A. Tuyến Tp. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu:

Liệt kê các tuyến quốc lộ (tỉnh lộ nếu có), các tỉnh thành đi qua và khoảng
cách (kilomet) giữa các địa phương trên:

PAGE \* MERGEFORMAT 1
- Đi Từ Tp HCM đi theo trục đường cao tốc qua cầu Long Thành bắt qua sông
Đồng Nai nút giao Long Thành Theo quốc lộ 51 đi đến Vũng Tàu.
- Điện Biên Phủ - Mai Chí Thọ - Cao tốc Long Thành Dầu Giây – QL51
- TP.HCM – Long Thành: 30km
- Long Thành – Mỹ Xuân: 19km
- Mỹ Xuân – Phước Lê: 25km
- Phước Lê – TP.Vũng Tàu: 24km
Giới thiệu một số nội dung, kiến thức thuyết minh trên tuyến:
 Cầu Sài Gòn
 Đường cao tốc Long Thành - Giàu Giây
 Bò sữa Long Thành
 Tên gọi Thủ Đức
 Xa Lộ Hà Nội - Xa Lộ Sài Gòn - Biên Hòa
 Cầu Long Thành - sông Đồng Nai
 Thiền Trúc Lâm Yên Tử
 Giới Thiệu Côn Đảo
 Các tên gọi của Vũng Tàu
1. Điểm tham quan: Chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm
- Vị trí: : Chùa tọa lạc trên mặt tiền quốc lộ 51 thuộc khu phố Quảng Phú, P. Phú
Mỹ, TT. Phú Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Lịch sử hình thành:
+ Ngôi chùa do Hòa thượng Thích Thiện Hòa (1907-1978), ngài từ chùa Ấn
Quang (TP.HCM) đến khai sơn vào năm 1958 với mục đích xây dựng nơi đây
thành một đại tòng lâm có quy mô lớn, tiến đến mở Phật học viện, quy tụ tăng ni
khắp nơi về tu học, đào tạo lực lượng kế thừa thực hiện sự nghiệp hoằng pháp độ
sinh. Vì là nơi cho các tu sĩ nên ngày trước con được gọi là trường Phật học Đại
Tòng Lâm. Sau khi ngài mất (1978), ý nguyện này vẫn được các vị trụ trì kế tục
thực hiện. Năm 2000 được trùng tu lại, 2010 được hoàn thành và được công nhận
những kỷ lục đặc biệt.
+ Hòa thượng đã sáng lập Phật học đường Nam Việt, Phật học viện Giác Sanh,
Phật học viện Huệ Nghiêm ; kiến tạo Phật học Ni trường Từ Nghiêm, Phật học
Ni trường Dược Sư, Trường Bồ Đề Giác Ngộ, Trường Bồ Đề Huệ Đức, chùa Đại
Tòng Lâm…

- Những công trình kiến trúc của chùa:

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Khuôn viên chùa nằm trên khu đất rộng 100ha
+ Ngôi chính điện Vạn Phật Quang âm Đại Tòng Lâm Tự có 2 tầng, dài 91m,
rộng 46m, được Hòa thượng Thích Quảng Hiển tổ chức xây dựng vào năm 2002,
theo thiết kế của kiến trúc sư Lê Quang Mẫn.
Điện Phật tầng lầu tôn thờ 9 pho tượng lớn bằng đá hoa cương gồm: bộ tượng Di
Đà Tam Tôn (gồm Phật A-di-đà, Bồ tát Quán Thế Âm, và Bồ tát Đại Thế Chí),
bộ tượng Thích Ca Tam Tôn (gồm Phật Thích-ca Mâu-ni và hai vị Bồ tát là Văn-
thù-sư-lợi và Phổ Hiền), hai tượng Hộ pháp và tượng Tổ sư Đạt Ma. Các mặt
vách chung quanh điện Phật tôn trí 10.000 tượng Phật nhỏ theo kinh Vạn Phật.
Tầng trệt điện Phật thờ đức Phật A-di-đà.
+ Đài Phật Di-lặc ở phía trước ngôi chính điện. Pho tượng Phật Di-lặc được tạc
từ nguyên khối đá hoa cương lấy từ vùng núi Cam Ranh (Khánh Hòa). Tượng
nặng 40 tấn, cao 5,1m.

+ Vườn tượng Cửu Phẩm Cực Lạc: 49 tượng Phật A Di Đà gồm 48 tượng nhỏ
cao 5m và 1 tượng lớn cao 19m. Trong đó 48 tượng nhỏ tượng trưng cho 48 lời
nguyện của Đức Phật. Còn con số 49 là huyền số học của phương Đông, tượng
trưng cho niềm tin về cõi thiên đàng – địa ngục, cầu nguyện cho con người kể từ
sau khi mất đến hết 49 ngày sẽ được vãn sanh về cõi cực lạc.
+ Đài vật Di Lặc nặng 40 tấn, cao 5.1m
+ Thập Bát La Hán
+ Tháp Đa Bảo
+ Vườn Lâm Tì Ni
+ Vườn Lộc Uyển
+ Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn nằm trên tòa sen
+ Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm lộ thiên đứng trên đầu rồn
- Những kỷ lục được ngôi chùa xác lập:
+ Ngôi chùa có nhiều pho tượng phật nhất Việt Nam
2006 – Chùa có chính điện lớn nhất miền Nam
2007 – Chùa có số tăng ni tham dự khóa An Cư Kiết Hạ nhiều nhất miền Nam
2009 – Chùa có pho tượng Phật Di Lặc nguyên khối bằng đá hoa cương lớn nhất
Việt Nam
2009 – Chùa có vườn tượng Cửu Phẩm Cực Lạc tôn trí tượng Phật A Di Đà bằng
đá hoa cương nhiều nhất Việt Nam
2010 - Chùa có bộ tượng Tam Thánh bằng đá hoa cương lớn nhất Việt Nam
2. Điểm tham quan: Nhà lớn Long Sơn

PAGE \* MERGEFORMAT 1
+ Vị trí: nhà lớn Long Sơn nằm bên sườn phía Đông Núi Nứa, thuộc xã đảo
Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
+ Lịch sử hình thành:
Long Sơn nghĩa là ngọn núi rồng hoặc có thể hiểu là ngọn núi của sự thịnh
vượng.
+ Khu di tích nhà lớn Long Sơn được xây dựng từ năm 1900, bởi ông Lê Văn
Mưu và khoảng 20 người cộng sự. Ông cùng với đoàn người đi thuyền lớn đến cù
lao Núi Nứa. Sau khi nhận thấy vùng đất có thế núi sống, biển cả ông đã quyết
định dừng thuyền và khai hoang nơi đây.
+ Dưới sự dẫn dắt của ông Lê Văn Mưu, đoàn người đã dựng chòi và chiêu mộ
người đến xây dựng làng. Từ đó, dần đần hình thành khu dân cư mới. Cùng nhau
trải qua nhiều khó khăn vất cả, ông Lê Văn Mưu được nhân dân vô cùng yêu mến
và gọi với cái tên thân mật là ông Trần.
+ Năm 1909, ông Trần đã đề đạt với chính quyền Bà Rịa cho phép lập nên nhà
thờ Khổng Tử và đã được chấp thuật. Sau đó 1 năm, ông tiếp tục cho xây dựng
nhà thánh làm khu chính điện. Theo thời gian, các khu lầu Trời – Tiên – Phật
cũng được xây dựng khang trang và rộng rãi

+ Hình ảnh hiện vật được trưng bày:


Quần thể kiến trúc khép kín được chia thành ba khu vực riêng biệt: Khu nhà thờ,
khu Lăng mộ Ông Trần và một quần thể với nhiều công trình kiến trúc với nhiều
chức năng như trường học, nhà chợ, nhà mát, các dãy phố, nhà bảo tồn Ghe Sấm
(một trong năm chiếc ghe đầu tiên đưa đoàn ông Trần đến đảo Long Sơn)
+ Theo ghi nhận của chúng tôi, đa số các vật dụng chính trong Nhà lớn Long Sơn
đều được làm bằng các loại gỗ quý và cẩn hoa cương. Bên trong nhà, ông Trần
còn lưu giữ rất nhiều đồ cổ quý giá như: bộ tủ thờ, bộ lư hương và chân đèn cổ,
nhiều bức hoành phi, liễn thờ… Tất cả những vật dụng này được ông Trần sưu
tầm và đem về lưu trữ sau những chuyến hàng buôn ở Sài Gòn năm xưa. Các tác
phẩm trang trí trong nhà đều thể hiện giá trị nghệ thuật cao về điêu khắc lẫn trang
trí mỹ thuật
+ Hình thức tham quan tại đây:
Đoàn sẽ được dùng mứt và trà nóng tại nhà chính. Sau đó chia đoàn theo hai hàng
nam và nữ để tham quan.
+ Trải qua những thăng trầm, biến đổi của lịch sử và thời gian, kiến trúc của Nhà
Lớn Long Sơn vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Kế thừa đạo Ông Trần, người dân
vẫn mặc áo quần bà ba đen, đi chân trần và giữ phong tục viết liễn cũng như nếp
sống sinh hoạt cộng đồng nhộn nhịp
+ Nếu đi đúng vào ngày vía Ông Trần (20/02 Âm lịch) và ngày Trùng Cửu
(09/09 Âm lịch) bạn sẽ chứng kiến nhiều nét văn hóa đặc sắc.

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Không cần cảnh đẹp mê đắm lòng người, du khách đến tham quan có thể thưởng
thức món bánh đặc sản như khoai mì hấp nước dừa, bánh ít trần… Nghỉ qua đêm
tại dãy nhà cổ. Sự đơn giản, bình dị đó như “lực hấp dẫn” kéo nhiều du khách tìm
đến mỗi năm
+ Khách du lịch đến thăm Nhà Lớn không phải mua vé, chỉ cần nêu rõ danh tính
là được mời vào uống trà ăn mức và nghe các cụ kể về chuyện Ông Trần. Theo
như lời kể, đạo tiếp khách của Nhà Lớn xuất phát từ hai câu đối của ông khắc
trước cửa. Câu đối ngụ ý “khách đến đều tiếp như nhau, không phân biệt người
sang người hèn”.
+ Đoàn du khách đến thăm Nhà Lớn sẽ được chia theo giới tính một hàng nam và
một hàng nữ đi thăm quan ở khu vực khác nhau.
+ Trước khi chụp hình tại khu thờ cúng hay chánh điện, bạn nên hỏi xin phép
hoặc hỏi rõ quy định ở đây.
+ Nhà Lớn Long Sơn có chỗ nghỉ chân cho du khách và cơm chay được thiết đãi
miễn phí.
+ Bạn nên lựa chọn trang phục lịch sử, chỉn chu khi ghé thăm
 Điểm tham quan: Đình thần Thắng Tam
+ Vị trí: 77 Hoàng Hoa Thám, Phường Thắng Tam, Thành phố Vũng Tàu
+ Ý nghĩa tên gọi: Người dân Vũng Tàu từ thời xa xưa tôn thờ các vị khai hoang
lập ấp ở xứ này, hay còn được biết đến với tên gọi là đình thần thờ thần Thành
Hoàng. Tương truyền đây là nơi thờ ba vị tướng dưới thời vua Gia Long có công
khai hoang lập ấp chính là Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc và Ngô Văn Huyền. Ba
vị tướng mỗi người cai quản ba làng được đặt tên lần lượt là Thắng Nhất, Thắng
Nhì và Thắng Tam.
Về sau người dân lập nên ba đền thờ ở ba nơi để thờ ba vị. Nhưng qua thời gian
thì đình Thắng Nhất và Thắng Nhì bị hư hỏng nặng nên người dân đã thờ cả ba vị
tại đình thần Thắng Tam
+ Lịch sử hình thành:
Đầu thế kỷ 19, vua Gia Long nhận ra đây là vùng đất chiến lược nên mới ra lệnh
cho 3 tướng gồm: Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc, Ngô Văn Huyền vào vùng đất
này khai hoang lập ấp. Hình thành nên 3 làng là làng Thắng Nhất, Thắng Nhì,
Thắng Tam.
+ Đình Thần Thắng Tam được xây dựng từ năm 1802 dưới thời vua Minh Mạng.
Thời đó, ngôi đình được xây dựng hết sức đơn sơ, chỉ đơn giản là một nhà tranh
vách lá bình thường. Cho đến năm 1835 nhờ nhân dân đóng góp tu sửa, lợp mái
ngói và đến năm 1964 đình được trùng tu, xây dựng kiến cố và hoàn thiện như
ngày nay.
+ Theo tìm hiểu trong lịch sử nước ta, ở vùng sông Bến Nghé thường xuyên bị
bọn hải tặc hoành hành, cướp phá thương lái. Để chấm dứt tình trạng này, vua

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Gia Long đã cử ba vị thuyền trưởng để canh giữ. Đến năm 1822 thì vua ban
thưởng cho 3 vị thuyền trưởng canh giữ 3 ngôi làng. Làng Thắng Nhất do ông
Phạm Văn dinh cai quản, ông Lê Văn Lộc cai quản làng Thắng Nhì và làng cuối
cùng Thắng Ba do ông Ngô Văn Huyền cai quản. Khi ba ông mất thì vua cho tiến
hành xây dựng ngôi đình này để tưởng nhớ công ơn của ba người đã có công xây
dựng làng ở Vũng Tàu.
+ Những công trình kiến trúc của đình:
Vị trí: Đình thần Thắng Tam (giữa), Miếu Bà Ngũ Hành (phải) và Lăng Ông
Nam Hải (trái)
Bảng sắc phong: khu di tích Đình thần Thắng Tam còn lưu giữ 12 sắc phong của
vua Thiệu Trị và Tự Đức, trong đó có 6 sắc phong cho Đại Càn Quốc Gia Nam
Hải (Cá Ông), 3 sắc phong cho Thiên Y A Na diễn Ngọc Phi và 3 sắc phong cho
Thủy Long Thần Nữ.
+ Ý nghĩa những hình ảnh, hiện vật được trưng bày:
+ Đình thần Thắng Tam:
Gồm bốn ngôi nhà nối liền nhau bằng một lối đi bên hông, lần lượt là Tiền Hiền
– Hội Trường – Đình Trung – Sân khấu võ ca.
Ngôi Tiền Hiền được lợp bằng ngói âm dưỡng, trên mái có “lưỡng long chầu
nguyệt”. Nội thất Tiền Hiền bày 4 bàn thờ gồm bàn thờ Thổ Công, Tiền Hiền,
Hậu Hiền và Tiền Vãng - Hậu Vãng
Hội trường là nơi sinh hoạt của các hội viên.
Đình Trung có cấu trúc tương tự ngôi Tiền Hiền, bày 10 bàn thờ gồm bàn thờ
Thần Nông, Thiên Y A Na, Ngũ Đức, Thánh Phi, Hậu Hiền, Hội Đồng, Phụ Án -
Cao Các, Thiên Sư, Ngũ Thơ và Ngũ Tự - Tiền Hiền.
Sân khẫu võ ca là nơi diễn tuồng, hát bội khi đình có lễ.
+ Miếu Bà Ngũ Hành:
Khi bước vào cổng di tích, bạn nhìn về phía tay trái đó chính là Miếu Bà Ngũ
Hành. Miếu này được xây dựng để thờ năm bà nữ thần: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa,
Thổ. Ngoài ra miếu còn thờ hai vị hộ quốc được vua thăng Thượng Đẳng Thần.
Tiếp theo ở phía bên trái là nơi đặt bàn thờ Quan Công, Quan Bình và Châu
Xương – những bậc trung quân nghĩa sĩ luôn sẵn sàng cứu giúp khi những người
đi biển gặp chuyện không may. Cuối cùng, phía bên phải là bàn thờ Ông Địa –
Thổ Công và ngay phía sau là bàn thờ Tiền Hiền và những người giàu lòng nhân
ái, đức độ trong làng.
Mái của ngôi miếu thờ các vị tiền hiền và Miếu Bà Ngũ Hành được xây dựng
theo lối kiến trúc một gian hai chái, trên mái có “Lưỡng Long Chầu Nguyệt”
được làm nổi vô cùng công phu.

+ Lăng Cá Ông:

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Trong lăng hiện nay có một phần bộ xương của Cá Ông khổng lồ do ngư dân
Vũng Tàu vớt được từ khoảng 100 năm trước. Lăng có kiến trúc theo lối cổ xưa,
bên trong trưng bày tủ kính lớn chứa xương của Cá Ông. Hai bên có thêm hai bàn
thờ của Bà Sáu (Thần Rùa) và tổ nhạc.
- Ý nghĩa những hình ảnh, hiện vật được trưng bày:
+ Hiện nay, khu di tích Đình thần Thắng Tam còn lưu giữ 12 sắc phong của vua
Thiệu Trị và Tự Đức, trong đó có 6 sắc phong cho Đại Càn Quốc Gia Nam Hải
(Cá Ông), 3 sắc phong cho Thiên Y A Na diễn Ngọc Phi và 3 sắc phong cho
Thủy Long Thần Nữ.
+ Những lễ hội được tổ chức tại đình:
Hàng năm có 3 lễ hội lớn: Lễ Cầu An (17/2-20/2 ÂL), Lễ Nghinh Ông (16/8-18/8
ÂL) và Lễ Vía Bà (16/10-18/10 ÂL)
 Điểm tham quan: Thích Ca Phật Đài
+ Vị trí: 608 Trần Phú, Phường 5, Thành phố Vũng Tàu.
+ Ý nghĩa tên gọi:
Vào năm 1957, Ông Lê Quang Vinh là một công chức thời Pháp thuộc xây dựng
một ngôi chùa tại chân Núi Lớn để ngồi thiền và tu hành, chùa có tên là Thiền
Lâm Tự.
Vào năm 1962, Vì nhận thấy Thiền Lâm Tự có vị trí tọa lạc giữa vùng khung
cảnh thiên nhiên đẹp và thiêng, giao thông lại thuận tiện nên Giáo Hội phật giáo
Việt Nam đã thiết lập đồ án và trùng tu, xây dựng Thiền Lâm Tự thành Thích Ca
Phật Đài.
+ Lịch sử hình thành:
Vào giữa thập niên 40, ngài Narada Maha Thera (từ Tích Lan hay Sri Lanka), là
một vị du tăng có công hợp nhất Phật Giáo thế giới, cùng ông Lê Quang Vinh, đã
đến viếng thăm núi Lớn. Ngài Narada cho rằng đây là nơi thích nghi để lập một
ngôi chùa.
+ Vào khoảng năm 1957, ông Lê Quang Vinh, bấy giờ đã hồi hưu, đã về đây
khai phá vùng đất hoang vu ở bên sườn núi Lớn. Vào thời điếm này, nơi đây ít cư
dân sinh sống mặc dù đã có đường trải nhựa từ Bến Đình đến Bến Đá. Ông cho
dựng một ngôi chùa đơn sơ dưới chân Núi Lớn để tu hành, gọi là Thiền Lâm tự.
Ông xuất gia và lấy pháp danh là Thích Giác Pháp.
+ Năm 1960, khi trở lại Việt Nam giảng pháp, Đại đức Narada Maha Thera đã
viếng núi Lớn và đã trồng tại đây một cây Bồ đề từ một cây con ở cố đô
Anuradhapura nước Tích Lan, gốc chiết từ cây Bồ đề ở Bồ Đề Đạo tràng Ấn
Độ. Bấy giờ Giáo hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam đã cho trùng tu
ngôi chùa Thiền Lâm, đồng thời cho cất một trai thất nhỏ dành riêng cho Đại
đức Narada Maha Thera mỗi khi Sư lưu lại đây. Trong một lần lưu lại chùa Thiền
Lâm, Sư góp ý nên xây dựng một bảo tháp để tôn thờ Xá lợi.

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Chùa Thiền Lâm đã được trùng tu vào năm 1961. Đến năm 1961, Giáo hội Phật
giáo Nguyên thủy nhận thấy khung cảnh thiên nhiên ở đây đẹp, yên tĩnh, vị trí lại
thuận tiện cho khách hành hương đến chiêm bái, nên đã vận động tín đồ Phật tử
đóng góp tiền của xây dựng khu Thích Ca Phật đài tại đây.
+ Lễ đặt viên đá đầu tiên được tiến hành tại Bảo tháp ngày 4 tháng 6 năm 1961.
Lễ khởi công xây dựng được tổ chức vào ngày 20 tháng 7 năm 1961. Sau 19
tháng thi công, lễ khánh thành được tổ chức trọng thể vào hai ngày 9 và 10
tháng 3 năm 1963 (tức ngày 14 và Rằm tháng 2 năm Quý Mão).
Năm 1970, chùa Hộ pháp được xây dựng. Năm 1989, cụm kiến trúc Thích Ca
phật Đài được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích cấp Quốc gia
+ Tên gọi và ý nghĩa những cụm tượng tại đây:
Thích Ca Phật Đài là một quần thể kiến trúc gồm 3 cấp có cấu trúc hình tháp, hài
hòa với cảnh quan núi Lớn: cấp 1 có cổng Tam quan và khu vườn hoa, cấp 2 có
khu nhà mát và nhà trưng bày truyền thống, cấp 3 gồm Thiền Lâm Tự và khu
Phật tích.
Tượng Phật Đản: hình hài nhi đứng trên tòa sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ
xuống đất với ý nghĩa “Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn”
Tượng Cắt Tóc Đi Tu: tái hiện hình ảnh Đức Phật đi qua 4 lần hoàng thành bằng
4 cửa khác nhau. Ông chứng kiến 4 cảnh tượng từ một đứa bé, đến người già,
người chết và đám ma từ đó hiểu được hoàn cảnh con người từ lúc sinh ra cho
đến khi chết đi nên đã quyết định xuống tóc đi tu.
Tượng Kim Thân Phật Tổ: diễn tả được hành trình tu hành và đắc đạo của Đức
Phật
Điểm đặc sắc nhất của Thích Ca Phật Đài là bức tượng Đức Phật thành đạo được
đặt cùng nơi với ba viên ngọc xá lợi Phật. Bức tượng cao đến 11,6 m, cực kì
hoành tráng và uy nghi.
Bảo tháp xá lợi: bảo tháp Xá lợi Phật có hình bát giác, cao đến 17m. Bên trong
bảo tháp đặt 13 viên xá lợi Đức Phật do Ngài Hòa Thượng Thánh Tăng Narada
cúng đường và đất mang về từ bốn Thánh địa Phật giáo ở Ấn Độ
 Điểm tham quan: Bạch Dinh
+ Vị trí: số 4 Trần Phú, Phường 1, Thành phố Vũng Tàu
+ Ý nghĩa tên gọi: Bạch Dinh được gọi theo tên tiếng Pháp là Villa Blanche
nghĩa là biệt thự trắng, nằm bên sườn núi lớn của thành phố Vũng Tàu.
+ Dinh còn tên khác là Dinh ông Paul và Dinh toàn quyền Đông Dương
+ Lịch sử hình thành:
Sau khi chiếm được quyền cai trị Đông Dương, chính quyền thực dân Pháp đã
cho san phẳng pháo đài để xây dựng một dinh thự dùng làm nơi nghỉ mát cho các
Toàn quyền Đông Dương.

PAGE \* MERGEFORMAT 1
+ Đề án được chính Toàn quyền Paul Doumer phê chuẩn và chính ông cũng là
người đặt tên cho dinh thự này là Villa Blanche, theo tên của con gái ông là bà
Blanche Richel Doumer. Công trình được khởi công vào năm 1898, mãi đến năm
1902 mới hoàn thành. Do màu sơn bên ngoài cũng như tên gọi Villa Blanche nên
người Việt quen gọi dinh thự này là Bạch Dinh
+ Paul Doumer chưa kịp sử dụng dinh thự này thì phải về nước. Người kế nhiệm
là Paul Beau có lẽ mới là người đầu tiên sử dụng nó. Tuy nhiên, đến tháng 9 năm
1907, nơi này được dùng làm nơi giam lỏng cựu hoàng Thành Thái. Ông sống tại
đây trong gần 10 năm. Dân địa phương kính trọng ông, nên còn gọi Bạch Dinh
là Dinh ông Thượng.
Về sau, Bạch Dinh trở thành nơi nghỉ mát của các Toàn quyền Đông Dưỡng, của
Hoàng đế Bảo và Hoàng hậu Nam Phương, của các nguyên thủ hoặc các quan
chức cấp cao của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 4 tháng 8 năm 1992, Bạch Dinh đã được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận
là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia
+ Kiến trúc bên ngoài :
+Bạch Dinh nằm ở phía nam núi Lớn, nằm ở vị trí cao 27m so với mực nước
biển. Bạch Dinh có kiến trúc châu Âu cuối thế kỷ 19, nhìn ra Bãi Trước, xung
quanh là một khu rừng nhỏ với nhiều loại cây, đặc biệt là cây sứ.
+ Có hai lối lên Bạch Dinh. Một đường uốn quanh chạy dưới rừng cây giá tỵ,
dành cho xe hơi lên tới tiền sảnh. Một đường đi bộ qua 146 bậc tam cấp cổ xưa,
kín đáo nằm giữa hai hàng sứ cao niên.
+ Tham quan “cơ ngơi lịch sử” đầy giá trị và trang hoàng thế này thì không thể
bỏ qua vị trí ngắm cảnh đẹp nhất Bạch Dinh Vũng Tàu – Đài vọng cảnh. Đúng
như tên gọi của mình, Đài vọng cảnh là nơi bạn có thể phóng tầm mắt ngắm
nhìn biển Vũng Tàu mênh mông, Núi Lớn, Núi Nhỏ, Hòn Ngưu, Bãi Trước Vũng
Tàu…
Bạch Dinh có 3 tầng dài 28m, cao 19m. Tầng hầm là nơi dùng để nấu nướng,
tầng 1 dùng tiếp khách, tầng 2 và tầng 3 là nơi nghỉ ngơi.
Tầng 2 và tầng 3 sở hữu rất nhiều cửa sổ hướng ra biển Vũng Tàu – một nét đặc
trưng riêng của những ngôi dinh thự mang lối kiến trúc Châu Âu.
Nguyên liệu để trang trí Bạch Dinh chủ yếu là sứ men. Khi đi xung quanh du
khách sẽ thấy trên từng mảng tường là những gương mặt phụ nữ châu Âu xinh
đẹp, đôi chim công xòe cánh phô những chấm bạc lấp lánh, đôi cá chép uốn lượn
như muốn hóa rồng…
Con đường lên Bạch Dinh bao quanh là rừng cây giá tỵ và hai hàng sứ ngũ sắc.
Người Việt còn gọi đây là cây sứ cùi vì khi đến mùa rụng lá thì cây trơ trọi.
Những kiến trúc khác: Đài Vọng Cảnh, Bảo tàng lịch sử,…Bên ngoài còn có
những khẩu pháo thần công thời Pháo đài Phước Thắng. Bên phải Bạch Dinh có

PAGE \* MERGEFORMAT 1
tấm bia khắc bài thơ Sầu Tây Bể Cấp của cựu Hoàng Thượng Thành Thái viết
trong khoảng thời gian bị giam lỏng tại đây.
+ Nội dung trưng bày tại Bạch Dinh:
Bạch Dinh Vũng Tàu được xây dựng thành 3 tầng lầu, cao khoảng 19 m, dài 28
m và rộng 15 m. Kiến trúc Hy Lạp La Mã chủ đạo với mái ngói đỏ rực rỡ. Tầng
hầm là nơi diễn ra hoạt động nấu nướng, tầng 1 dùng tiếp khách, tầng 2 và 3 là
nơi nghỉ ngơi. Không gian bên trong cực kỳ sang trọng và mang đậm sắc màu cổ
điển của gam màu trắng tinh khôi, quý phái.
Tầng trệt bày trí những nội thất cổ như: Song bình Bách điểu chầu phụng, Bộ
tràng kỷ Hoàng Gia ghi niên đại Khải Định năm 1921, Cặp ngà voi Châu Phi dài
170cm, Bộ Tam Đan Ngũ Thái Phúc – Lộc – Thọ,…
Đài Vọng Cảnh là nơi bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn biển Vũng Tàu mênh
mông, Núi Lớn, Núi Nhỏ, Hòn Ngưu, Bãi Trước Vũng Tàu…
Bảo tàng lịch sử trưng bày bộ sưu tập 8.000 hiện vật cổ gốm sứ thời Khang Hy
quý hiếm trên 20 nghìn năm tuổi. Bộ sưu tập này được trục vớt từ đáy biển khi
con tàu chở hàng của Trung Hoa bị chìm ở Côn Đảo.
*Điểm tham quan : Tượng đài chúa Kito
Vị trí : 01, Bà Rịa , Vũng Tàu
- Lịch sử hình thành:
Tượng chúa kito giữ là phiên bản giống với tượng chúa kito thành phố Rio de
Janeiro của Brasil Nằm trên đỉnh núi Nhỏ, thành phố Vũng Tàu, tượng được xây
dựng vào năm 1974 nhưng sau 20 năm 1994 mới được khánh thành do cộng sản
không cho tôn giáo tồn tại
+ Thông tin một số nội dung, kiến thức thuyết trình :
Tượng Chúa Kito có chiều cao 32m, sải tay dài 18,3m đứng trên độ cao 170m ,
với hướng nhìn ra biển tuyệt đẹp, bên trong là 133 bậc thang lên tận 2 tay của
tượng. Đứng ở đây, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa, ngắm quang cảnh rộng
lớn. Ngày 15/5/2006 Tượng Chúa Kito được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam
xác nhận kỷ lục là “Tượng Chúa Giêsu lớn nhất Việt Nam” và đến 09/01/2012
được xác nhận kỷ lục “Tượng Chúa Giêsu lớn nhất Châu Á”.
Trên đỉnh ngọn núi Nhỏ, tượng Chúa Kitô cao sừng sững, vững chãi với hai cánh
tay dang rộng như nâng đỡ con người. Bề mặt tượng hướng ra biển vẻ đầy hiền
hòa, bao dung như đang che chở bao bọc chúng sinh.
Dù chỉ là bức tượng được xây nên từ bê tông cốt thép, nhưng những chi tiết thuộc
về thẩm mỹ và nghệ thuật như tư thế đứng, nét mặt, thần thái, trang phục… đều
được thể hiện hết sức sinh động, mềm mại và đầy sức sáng tạo.
Để lên được đến đỉnh chiêm ngưỡng tượng Chúa Kitô du khách phải vượt qua
gần 800 bậc thang, hai bên đầy hoa và rợp bóng cây. Đây được coi như một thử
thách ngọt ngào dành cho những du khách muốn khám phá cảnh đẹp. Xung

PAGE \* MERGEFORMAT 1
quanh tượng có bức phù điêu “ bữa tiệc ly “ ở phía trc và “ đức chúa trao chìa
khoá cho Phêro” ở phía sau , hai bức ở hông lần lượt diễn tả cảnh ba nhà đạo sĩ
phương Đông thờ lạy chúa Hài Đồng và cảnh Chúa đứng trước tòa án Philato
Cũng chính tại đây, phía dưới phần móng của tượng đài có một hệ thống hầm
ngầm, có lẽ được xây dựng bởi người Pháp - Nhật gồm 7 căn hầm và mỗi căn dài
7m. Nơi đây cũng còn nhiều dấu tích chiến tranh khác như 2 khẩu thần công
trong hệ thống phòng thủ của Pháp, 2 pháo đài phía nam núi Nhỏ, với mỗi cụm
có 5 khẩu đại bác.

B. Tuyến Tp Vũng Tàu – Long Hải – Tp Phan Thiết:

Liệt kê các tuyến quốc lộ (tỉnh lộ nếu có), các tỉnh thành đi qua và khoảng
cách (kilomet) giữa các địa phương trên:

Đi theo trục đường ven biển đi qua khu vực biển Lộc An, Hồ Cóc, Hồ
Tràm. Tp Vũng Tàu – Tp Phan Thiết: 160km

Các tỉnh, huyện đi qua: Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Thị trấn Long Hải huyện
Long Điền, huyện Đất Đỏ, huyện Xuyên Mộc), tỉnh Bình Thuận (Thị xã Lagi,
huyện Hàm Tân, huyện Hàm Thuận Nam, Thành phố Phan Thiết.

Các tỉnh lộ và quốc lộ đi qua: Đường ven biển

+ Tuyến Vũng Tàu – Long Hải – Bình Châu: Đường ven biển (40 km)

+ Tuyến Bình Châu – thị xã Lagi: Quốc lộ 55 (35 km)

+ Tuyến Tx Lagi – tp Phan Thiết: Tỉnh lộ 719 (80 km).

Giới thiệu một số nội dung, kiến thức thuyết minh trên tuyến:

+ Thuyết minh về Dinh cô Long Hải, khu du lịch biển Long Hải
+ Thuyết minh về Hải Đăng Kê Gà – Cây Thanh Long
+ Khái quát tỉnh Bình Thuận, Trường Dục Thanh
+ Thuyết minh về Dinh Vạn Thủy Tú
+ Thuyết minh về tháp Poshainur
- Giới thiệu các KDL, khu nghỉ dưỡng tại đường ven biển Long Hải (Hồ
Cốc, Hồ Tràm, Lộc An, Bình Châu…).
- KDL suối khoáng nóng Bình Châu.
- Giới thiệu khái quát tỉnh Bình Thuận.
- Giới thiệu về dinh Thầy – Thím, sự tích Thầy Thím.
- Giới thiệu núi Tà Cú.
- Người Chăm khu vực Bình Thuận.

PAGE \* MERGEFORMAT 1
- Giới thiệu khái quát Tp Phan Thiết, đặc sản, các điểm tham quan.

 Điểm tham quan: Dinh Cô


+ Vị trí: Đường Hai Bà Trưng, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu
+ Lịch sử hình thành:
Theo truyền thuyết, Dinh Cô được khởi đầu xây dựng vào cuối thế kỷ XVIII, thờ
một trinh nữ tên là Lê Thị Hồng. Năm 17 tuổi, cô theo cha vào thành Gia Định
buôn bán trên chiếc thuyền gỗ. Khi ngang qua vùng này thì thuyền gặp giông
bão, cô bị rớt xuống biển tử nạn, xác trôi dạt vào hòn Hang, được dân làng phát
hiện và tổ chức chôn cất trên gò đất ven biển. Từ đó cô luôn hiển linh, mộng báo
điềm lành, diệt trừ dịch bệnh, độ trì bá tánh nên được dân trong vùng lập đền thờ
và tôn xưng là: “Long Hải Thần Nữ Bảo An Chánh Trực Nương Nương Chi
Thần”.
Ban đầu Dinh Cô chỉ là ngôi miếu nhỏ, mái tranh vách đất, nằm kề bãi biển. Do
bị sóng gió cuốn lở đất cát nên phải dời lên đồi Kỳ Vân cho đến ngày nay.
Năm 1930 người dân trong vùng này quyên góp xây cất lại Dinh Cô tuy nhiên
cơn hỏa hoạn năm 1987 đã thiêu rụi toàn bộ chánh điện. Sau đó ngư dân và bá
tánh đã góp tiền xây dựng lại cho đến năm 2006 và 2007 thì Dinh đã được trùng
tu theo phong cách hiện đại lẫn cổ xư
+ Thông tin về một số nội dung, kiến thức thuyết minh:
Dinh Cô có diện tích trên 1.000 m2. Cổng Tam quan nằm dưới chân mũi Kỳ Vân,
hai bên có đặt tượng rồng và cọp, lối lên các điện thờ là 37 bậc tam cấp.
Bên trong chính điện bài trí 7 bàn thờ, ngay trung tâm là bàn thờ Bà Cô (Lê Thị
Hồng), nổi bật với bức tượng Bà Cô cao hơn 0,5 m, mặc áo choàng đỏ, viền kim
tuyến, đội mão gắn ngọc. Phía sau cạnh bàn thờ Bà Cô là bàn thờ Diêu Trì Phật
Mẫu, Chúa Cậu (Nhị vị Công tử, tức là Cậu Tài, Cậu Quý), Ngũ Hành Nương
Nương, Tứ Pháp Nương Nương (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), Ông
Địa, Thần Tài.
Ngoài chính điện, ngư dân còn lập bàn thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Chúa Ngọc
Nương Nương, Chúa Tiên Nương Nương, Chư vị, Bà Mẹ Sanh, Tiền hiền, Hậu
hiền... và các miếu thờ: Hỏa Tinh Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, Quan Thế
Âm Bồ Tát...
Hàng năm vào các ngày 10, 11 và 12 tháng 2 âm lịch, tại Dinh Cô mở lễ hội lớn
(còn gọi là ngày Vía Cô hay Lệ Cô)
 Điểm tham quan: Khu di tích lịch sử Minh Đạm
+ Vị trí: Thuộc Thị Trấn Phước Hải, Đất Đỏ - Bà Rịa Vũng Tàu
+ Lịch sử hình thành:

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Để tưởng nhớ và tri ân anh hùng có công và hi sin oanh liệt để bảo vệ tổ quốc.
Người dân đã lấy lên Minh Đạm là tên ghép từ tên hai anh hùng liệt sĩ Bạch Công
Minh và Mạc Thanh Đạm vào 17/11/1948 (chống Pháp)
Di tích thờ 2642 anh hùng liệt sĩ và nữ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu. Căn cứ Minh
Đạm gồm 4 chiến khu: Đá Chẻ, Chùa Giếng Gạch, Đá Chồng và Chùa Viên.
- Thông tin về một số nội dung, kiến thức thuyết minh:
Chùa khỉ: Toạ lạc dưới chân núi Kỳ Vân , là ngọn núi phía Đông của dãy núi
Minh Đạm . Chùa khỉ là tên dân gian của khách du lịch đặt cho chùa, tên thật là
Thiền Viện Trúc Lâm Chân Nguyên thuộc hệ phật giáo Trúc Lâm Yên Tử đây là
một phần đất được hiến cúng cho hoà thượng Thích Thanh Từ người khởi lập lại
Thiền Phái Trúc Lâm từ sau năm 1975. Ban đầu phần đất này chỉ xây am nhỏ cho
các tu sĩ. Từ sau 2010 được thầy Thích Thông Luận trùng tu như hiện nay
Về kiến trúc :
+ Kiến trúc chùa lợp ngói âm dương
+ Trên mái có bánh xe luân hồi
+ Chánh điện thờ tượng phật Thích Ca “Niêm Hoa Vi Tiếu”
-Văn thù Sư Lợi - Phổ Hiền Bồ Tát
Bao gồm lầu chuông và lầu trống , toà chánh điện, khu tiếp khách và nội viên .
Ngôi chùa hoà mình vào thiên nhiên rừng núi. Từ trên sườn núi phía sau chùa du
khách có thể nhìn ngắm cảnh hòn đá có hình đầu rắn ngậm ngọc , Tượng Tổ Sư
Đạt Ma , tượng quan âm Bồ Tát và không gian của bầy khỉ Vũng Tàu không chỉ
nổi tiếng với các bãi biển đẹp, đây còn là nơi minh chứng cho tinh thần yêu nước
của dân tộc ta, được lịch sử ghi lại ở Núi Minh Đạm Vũng Tàu. Núi Minh Đạm
còn được biết đến là nơi có cảnh quan đẹp , hoang sơ, mộc mạc thu hút nhiều
khách du lịch đến đây. Núi Minh Đạm được nhiều người bình chọn là một trong
những địa điểm du lịch đẹp ở Vũng Tàu. Núi Minh Đạm thuộc địa phận huyện
Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Núi Minh Đạm có độ dài khoảng 9km và cao
355m, núi có 4 mặt 3 mặt giáp biển. Núi Minh Đạm có 3 đỉnh chóp cao: Hòn Đá
Dưng ( cao 173m) , Hòn Thung ( cao 217m) , Chóp Mao ( cao 323m). Thời điểm
lúc đâu người dân nơi đây gọi là núi Thùy Vân. Lý do nhìn từ xa trên núi thường
xuyên xuất hiện nhiều đám mây rũ.
Thời gian sau người ta cho xây dựng 2 ngôi chùa là chùa Châu Viên và chùa
Châu Long từ đây núi có tên núi Châu Long – Châu Viên.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, núi Minh Đạm trở thành căn cứ cách
mạng Long Điền. Năm 1948 Bí thư huyện ủy Long Điền ông Bùi Công Minh và
Phó bí thư Mạc Thanh Đạm đã hi sinh ở trong quá trình làm nhiệm vụ ở đây. Để
tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc người ta ghép tên 2 chiến sĩ lại là
Minh – Đạm và đặt tên cho ngọn núi này. Cái tên núi Minh Đạm được lưu truyền
cho đến ngày hôm nay. Năm 1993 khu di tích núi Minh Đạm được nhà nước
công nhận là khu di tích lịch sử cấp quốc gia

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Núi Minh Đạm là một trong những địa điểm du lịch gần Vũng Tàu thu hút rất.
nhiều du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, không khí trong lành và tìm hiểu lịch sử Núi
Minh Đạm là nơi ghi nhận công ơn của các anh hùng dân tộc thời kỳ kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ. Nơi đây được nhà nước công nhận là khu di tích lịch sử
cấp quốc gia. Căn cứ hoạt động cách mạng ở núi Minh Đạm thời điểm đó được
gọi là “chiến khu Minh Đạm”. Nay đã được trùng tu xây dựng lại thành địa điểm
tham quan du lịch với tên gọi ”khu di tích Minh Đạm”. Theo kinh nghiệm du lịch
núi Minh Đạm mình tìm hiểu khu di tích này gồm 3 khu vực chính:
khu Châu Viên: ở phía Tây, trước đây là căn cứ quân sự của Ban An Ninh, Quân
Y xã Phước Hải…
Khu Đá Chẻ: trước đây là khu vực căn cứ quân sự trọng yếu huyện Long Đất tác
chiến. Nơi đây nổi tiếng với rất nhiều hang động
Khu chùa Giếng Gạch: ở Phía Bắc, trước đây là nơi đóng quân của huyện Long
Đất với các hang động. Núi Minh Đạm là địa điểm tham quan du lịch gần Vũng
Tàu nhưng vẫn giữ nguyên được nét đẹp hoang sơ và mộc mạc do chưa được thai
thác nhiều.
 Điểm tham quan: Trường Dục Thanh
+ Vị trí: số 39 Trưng Nhị, Phường Đức Nghĩa, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình
Thuận
+ Lịch sử hình thành:
Trường Dục Thanh là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và dạy học năm 1910,
trước lúc Người vào Sài Gòn để ra đi tìm đường cứu nước.
Trường Dục Thanh ra đời và hoạt động từ năm 1907 đến năm 1912 theo chủ
trương chung của phong trào Duy Tân do cụ Phan Châu Trinh khởi xướng, đó là
muốn mở mang dân trí trước hết phải thành lập trường dạy học. Ông Nguyễn
Trọng Lội và ông Nguyễn Quý Anh là hai người con của nhà thơ, nhà văn yêu
nước Nguyễn Thông cùng các nhân sĩ yêu nước đứng ra sáng lập, đây là một
trường tư thục có nội dung giảng dạy tiến bộ thời bấy giờ. Trường dạy chữ Quốc
ngữ là chính, bên cạnh đó dạy chữ Hán, chữ Pháp và môn thể dục.
Năm 1976 trường được sửa chữa và phục chế trở thành khu di tích Dục Thanh,
Khu di tích Dục Thanh trở thành một trong những nơi gắn liền với thân thế và sự
nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Kiến trúc (bên ngoài):
Nhà Ngư: Là nơi chứa ngư lưới cụ và làm cá, mắm của gia đình con cháu cụ
Nguyễn Thông, được xây dựng năm 1906. Năm 1907, Trường Dục Thanh ra đời
và nhà Ngư trở thành nơi nội trú của thầy giáo và học trò ở xa đến dạy và học.
Nhà Ngọa Du Sào: Có nghĩa là “ổ nằm chơi”. Được xây dựng năm 1880, khi về
cuối đời cụ Nguyễn Thông cho xây dựng ngôi nhà để ở và dùng căn gác làm nơi
uống trà, ngâm thơ, bình thơ, bình văn và sáng tác lúc tuổi già và cũng là nơi luận
bàn trao đổi công việc với các sĩ phu yêu nước.

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Cây khế và Giếng nước: Cây Khế do vợ cụ Nguyễn Thông trồng cách đây đã hơn
1 thế kỷ. Trong thời gian dạy học tại Trường, thầy Thành thường lấy nước ở
Giếng để dùng trong sinh hoạt và tưới cây trong vườn. Cây Khế được thầy Thành
chăm sóc năm 1910, đến nay vẫn ra hoa kết quả quanh năm, nhân dân Phan Thiết
thường gọi cây Khế “Bác Hồ”.
Kiến trúc (bên trong):
Bên trong Trường Dục Thanh là một gian nhà gỗ lớn để làm phòng học. Gian nhà
này được trang bị đầy đủ để phục vụ cho việc dạy học của thầy và trò. Hiện vật
gốc còn lưu giữ tại di tích Dục Thanh gồm: 1 bộ họa đàng trường kỷ, 1 bộ ván gõ
3 tấm, 1 chiếc án thư, 1 chiếc tủ đứng, 1 chiếc thang gỗ, tráp văn thư, nghiên mài
mực, 3 chiếc ly nhỏ, 1 chiếc khay... Đó là những kỷ vật thiêng liêng gắn liền với
thời gian và lịch sử của những năm tháng dạy học ở Phan Thiết của thầy giáo
Nguyễn Tất Thành.
+ Các nội dung trưng bày:
+ Trong phòng học chính gồm có 2 bảng đen phía 2 bên lớp học và bộ bàn ghế
của giáo viên và học sinh.
+ Trong phòng học bố trí 21 bộ bàn ghế học trò chia làm ba dãy cho bốn lớp gồm
lớp nhất, lớp nhì, lớp ba, và lớp tư tương đương lớp năm đến lớp hai ngày nay.
+ Bộ bàn ghế có tên là Họa Đàn Trường Kỷ, bộ bàn ghế này là nơi Bác Hồ cùng
với nhiều thầy giáo khác đã ngồi trên đây chấm bài và dạy cho học trò. +Nhà
Ngư: Là nơi chứa ngư lưới cụ và làm cá, mắm của gia đình con cháu cụ Nguyễn
Thông, được xây dựng năm 1906. Năm 1907, Trường Dục Thanh ra đời và nhà
Ngư trở thành nơi nội trú của thầy giáo và học trò ở xa đến dạy và học. Trong
thời gian dạy học tại đây, thầy giáo Thành cũng ở nội trú tại ngôi nhà này.
+Nhà thờ cụ Nguyễn Thông: Là nơi thờ dòng họ và cụ Nguyễn Thông.
+Nhà Ngọa Du Sào: Có nghĩa là “ổ nằm chơi”. Được xây dựng năm 1880, khi về
cuối đời cụ Nguyễn Thông cho xây dựng ngôi nhà để ở và dùng căn gác làm nơi
uống trà, ngâm thơ, bình thơ, bình văn và sáng tác lúc tuổi già và cũng là nơi luận
bàn trao đổi công việc với các sĩ phu yêu nước. Trong thời gian dạy học tại
Trường Dục Thanh thầy Thành thường xuyên lui tới đây để đọc sách, chấm bài
và thỉnh thoảng nghỉ trưa…
+ Trường Dục Thanh được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm
1986.

 Điểm tham quan: Dinh Vạn Thủy Tú


+ Vị trí: 54 Ngư Ông, Đức Thắng, TP. Phan Thiết, Bình Thuận
+ Lịch sử hình thành:

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Theo sử sách ghi lại, Dinh Vạn Thủy Tú được xây dựng vào năm 1762 bởi các
ngư dân làng Thủy Tú để thờ cá Ông. Đây là nơi gắn liền với lịch sử phát triển
của biển Phan Thiết và có ý nghĩa rất lớn đối với ngư dân nơi đây.
Lúc mới xây dựng, Dinh chỉ là một gian nhà gỗ lợp mái lá đặt sát biển với chính
diện đặt thờ thần Nam Hải. Sau đó được tôn tạo hoàn chỉnh đã có được vị trí như
ngày hôm nay. Trải qua bao thăng trầm của thời gian nhưng những nét đẹp của
Dinh Vạn Thủy Tú vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn như thuở sơ khai.
Năm 1996, Dinh Vạn Thủy Tú được xếp hạng vào Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Vào năm 2003, với sự giúp đỡ phục chế của viện Hải dương học Nha Trang, bộ
xương cá Ông được trưng bày tại Dinh Vạn Thủy Tú lại càng được tôn thêm
phần giá trị. Nơi đây còn là nơi lưu trữ rất nhiều những văn tự, bài tế, hoành phi
bằng chữ Hán – Nôm liên quan đến nghề biển có giá trị văn hóa to lớn.
- Kiến trúc (bên ngoài)
Dinh Vạn Thuỷ Tú sở hữu một khuôn viên rộng lớn với mang đậm phong cách
cổ kính xưa. Điểm nổi bật nhất trong khuôn viên có lẽ là Ngọc Lân Thánh địa, sở
hữu diện tích rộng nhất khuôn viên, đây là nơi dùng để mai táng cá Ông mỗi khi
Ông “lụy” và dạt từ biển vào.
- Kiến trúc (bên trong):
Từ ngoài bước vào trong, chính giữa đình sẽ là nơi thờ cúng thờ Nam Hải Cự tộc
Ngọc lân Tôn thần tức là ông Nam Hải. Bên phải thờ Hy hoàng Thái hiệu Tiên sư
Tôn thần tức ông tổ nghề nông ngư nghiệp. Bên trái thờ Thủy long Thánh phi
Nương nương Tôn thần tức Nữ Thần Nước. Ở phía sau là nơi thờ những người có
công khai phá dựng làng, lập Vạn. Ngoài ra, ở cạnh chính điện còn có miếu thờ
đức Quan Thánh.
+ Các nội dung trưng bày:
+ Bộ xương cá ông lớn nhất Đông Nam Á
Dinh Vạn Thuỷ Tú nổi tiếng với việc chứa giữ bộ xương của một con cá Ông
khổng lồ, được coi là lớn nhất Đông Nam Á. Theo truyền thuyết dân gian, sau
khi dinh được xây dựng xong, một con cá Ông khổng lồ đã trôi vào bờ biển Phan
Thiết. Đây là sự kiện quan trọng, nhưng đòi hỏi sự đoàn kết và khả năng tổ chức
của cộng đồng ngư dân vùng này. Chỉ sau hai ngày, cộng đồng đã cùng nhau đưa
con cá Ông này vào khuôn viên của dinh để chuẩn bị mai táng, một công việc
không dễ dàng do kích thước cực kỳ lớn của nó.
Bộ xương này, đã được xác định là của loài cá voi lưng xám, có chiều dài khoảng
22 mét và nặng tới 65 tấn. Điều đáng nói, nó được bảo quản với tình trạng hoàn
toàn nguyên vẹn trong dinh này suốt một thế kỷ. Bên cạnh bộ xương này, Dinh
Vạn Thủy Tú còn giữ gần 100 bộ xương cá Ông khác, nhỏ hơn, nhưng cũng có
niên đại lên đến 150 năm. Nếu bạn đến Phan Thiết và cảm thấy mơ hồ về điều gì
nên làm, hãy ghé qua dinh để chiêm ngưỡng những bộ xương vĩ đại và kỳ diệu
này.

PAGE \* MERGEFORMAT 1
+ Hiện vật giá trị của nghề cá
Hiện tại, Dinh Vạn Thủy Tú đóng vai trò là bảo tàng bảo quản nhiều hiện vật
quý giá liên quan đến lịch sử và phát triển nghề đánh cá ở vùng biển Phan Thiết.
Trong số những hiện vật này, có một chiếc chuông đồng đúc vào năm 1872, đã
tồn tại trong suốt 130 năm. Trên thân chuông viết dòng chữ "Tự Đức nhị thập
ngũ niên - Xuân quý giá đáo - Thủy Tú Vạn - Bổn Vạn đồng ký." Bên cạnh đó,
Dinh Vạn Thủy Tú còn có 24 bản ghi chép các loại điệu sắc mà các vua Triều
Nguyễn đã trao tặng. Các bản ghi chép này được viết trên giấy thủ công và nhiều
bản đã tồn tại hơn 150 năm
C. Tuyến Tp Phan Thiết – Phan Rang Tháp Chàm – Tp Nha Trang:

Liệt kê các tuyến quốc lộ (tỉnh lộ nếu có) , các tỉnh thành đi qua và khoảng cách
(kilomet) trên đường:
Tp Phan Thiết – Tp Phan Rang Tháp Chàm: 130km
Tp Phan Rang Tháp Chàm – Tp Nha Trang: 100km
Các tỉnh đi qua: tp Phan Thiết, huyện Bắc Bình, huyện Tuy Phong (Bình Thuận),
huyện Thuận Nam, huyện Ninh Phước, tp Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh
Thuận), thành phố Cam Ranh, huyện Cam Lâm, thành phố Nha Trang (Khánh
Hòa)
Các tuyến đường đi qua:
- Tp Phan Thiết – Phan Rí Cửa: đường tỉnh 716, 716B (50 km)
- Phan Rí Cửa – Cà Ná: Quốc lộ 1 (50 km)
- Cà Ná – Phan Rang Tháp Chàm: quốc lộ 1 (30 km)
- Ngã 3 Phước Dân – Bàu Trúc: đường tỉnh 703 (5 km)
- Tp Phan Rang - Tháp Chàm đi tp Nha Trang: QL1, TL 657 (100 km)
Thông tin một số nội dung và kiến thức thuyết minh trên tuyến:
- Làng gốm Bàu Trúc
- Dân tộc Chăm
- Khu du lịch Mũi Né
- Thanh long
- Địa danh Tuy Phong, suối nước khoáng Vĩnh Hảo, địa danh Vĩnh Hảo, nhà máy
điện Vĩnh Tân, khu vực eo Cà Ná, biển Cà Ná.
- Giới thiệu tỉnh Ninh Thuận, cộng đồng người Chăm, đạo Bà La Môn, lễ hội
Kate, Ramuwwan, lễ cầu mưa, giới thiệu nghề làm muối, trồng nho, nuôi cừu,
nuôi dê...
- Tỉnh Khánh Hòa, địa danh Cam Ranh, vịnh Cam Ranh, tháp trầm hương, nghề
làm trầm hương, khu xóm bóng, các đảo trong vịnh Nha Trang, nghề nuôi yến.

PAGE \* MERGEFORMAT 1
 Điểm tham quan: Làng gốm Bàu Trúc
+ Vị trí: Nằm cách thành phố Phan Rang gần 10km về phía nam, ngay trên
đường quốc lộ 1A, làng gốm Bàu Trúc ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước,
tỉnh NinhThuận.
+ Lịch sử hình thành:
Cho đến ngày nay, người Chăm tại làng gốm Bàu Trúc vẫn tự nhận mình là con
cháu của Pô Klông Chang – một quan cận thần của vua Chăm Pô Klong Giarai
(1151 – 1205). Họ kể rằng, chính ngài là người đã đưa người dân di chuyển từ
vùng đồi núi đến tại cánh đồng “Hamu Trok” để sinh sống và dạy cho người
Chăm tại đây lấy đất sét tại các bờ sông, con suối để làm ra gốm. Không những
vậy, vợ chồng PôKlông Chang còn dạy cho dân làng cách trồng trọt, đánh bắt và
buôn bán để người dân thoát khỏi cảnh đói khổ, nghèo nàn.
Sau khi về sinh sống tại vùng đất mới, người Chăm tại vùng đồng bằng “Hamu
Trok” đã phát triển nghề làm gốm ngày một phát triển hưng thịnh, đóng một vai
trò quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.
Vào năm 1832 thời kỳ vua Minh Mạng, theo biến cố lịch sử, tên gọi Paley Hamu
Trok đã được đổi thành tiếng Việt là Vĩnh Thuận. Tên gọi này chính thức trở
thành một bộ phận trực thuộc nhiều hành chính khác nhau, có lúc thuộc phủ, đạo,
huyện, thị trấn.
Năm 1954 (chấm dứt thời Pháp thuộc) thôn Vĩnh Thuận có lúc thuộc phủ Bình
Thuận, Phủ Ninh Thuận, đạo Phan Rang. Thời Mỹ – Ngụy (1954 – 1975). Bắt
đầu từ đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, nền hành chính có sự thay đổi thì thôn Vĩnh
Thuận lại thuộc xã Phước Hậu (Phước Hữu), quận An Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975, một trận lụt lớn xảy ra năm 1964
(Giáp Thìn) đã cuốn đi nhà cửa, trâu bò của người Chăm nơi đây. Vì thế, họ đã di
dời làng về nơi cao ráo hơn – nơi có nhiều cây trúc cạnh một cái ao khá lớn nên
gọi là Bàu Trúc (trong tiếng Chăm, Bàu có nghĩa là ao – hồ). Từ đây, tên gọi Bàu
Trúc được sử dụng và mặc định trong việc nhấn mạnh về một làng nghề nổi tiếng
của người Chăm tại đồng bằng.
Sau khi thống nhất đất nước (1975) theo chủ trương của Đảng – Nhà nước vào
năm 1976 hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận sáp nhập thành một tỉnh Thuận
Hải thì Bàu Trúc vẫn giữ nguyên tên gọi hành chính là thôn Vĩnh Thuận nhưng
lại thuộc một huyện khác – huyện An Sơn.
Đến năm 1992 tỉnh Thuận Hải lại được chia tách thành hai tỉnh như cũ là Ninh
Thuận và Bình Thuận. Từ đó đến nay, địa danh hành chính thôn Vĩnh Thuận
được đổi thành “Khu phố 7”, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước tỉnh Ninh
Thuận.
Dựa theo quá trình hình thành và phát triển của làng gốm Bàu Trúc. Ta dễ dàng
thấy được sự thay đổi đa dạng và phức tạp như bao làng Chăm khác ở Ninh
thuận. Tuy nhiên, điều đặc biệt là họ còn lưu giữ rõ nét trong tục cúng tế tổ tiên
dòng núi (atâu cơk) và dòng biển (atâu tathik). Với điều này, đã nói lên sự liên

PAGE \* MERGEFORMAT 1
quan đến người Chăm tại xứ Panduragan – Champa cổ xưa từng định cư ở đồng
bằng làm lúa nước.
- Giới thiệu cách làm gốm truyền thống :
Quy trình làm gốm truyền thống của người Chăm bao gồm nhiều khâu công
việc, nhiều công đoạn kết nối với nhau. Đầu tiên là việc chọn đất và lấy đất. Việc
xử lý đất trước khi làm gốm quyết định đến chất lượng và hiệu suất sản phẩm sau
khi nung.
Từ nguồn nguyên liệu là loại đất sét được lấy từ đôi bờ sông Quao có độ kết dính
cao, người thợ Bàu Trúc đã pha trộn với loại cát mịn lấy từ dòng sông La chảy
quanh làng, theo một tỷ lệ nhất định tùy vào kích cỡ và công dụng của từng loại
sản phẩm, làm nên loại gốm Bàu Trúc sau nung rất bền và có nhiều ưu điểm,
khác hẳn so với các loại gốm ở những nơi khác. Qui trình làm gốm trải qua các
công đoạn, từ làm đất, nặn hình, chà láng gốm đến trang trí hoa văn, tu sửa gốm,
nung gốm đều được người Chăm thực hiện hoàn toàn bằng thủ công. Sản phẩm
gốm được chế tác hoàn toàn bằng thủ công “Nắn bằng tay, không bàn xoay.”
Nghệ nhân tự đi giật lùi quanh bàn chế tác tạo hình gốm. Do đi quanh chế tác nên
cách vuốt gốm của nghệ nhân Chăm là vuốt thẳng, khác với cách vuốt ngang ở
các làng gốm có sử dụng bàn xoay.
Với sự khéo léo và kỹ thuật điêu luyện, chỉ cần vài vòng, người thợ đã tạo xong
khối cho sản phẩm. Hình dáng sản phẩm sẽ được quyết định bởi việc di chuyển
lùi xung quanh của người thợ.
Điểm đặc biệt là trong khi bàn xoay được sử dụng khá phổ biến ở nhiều làng
gốm khác, thì tại Bàu Trúc các nghệ
nhân lại đi quanh để tạo tác sản phẩm, gọi là đánh vòng. Với cách đánh vòng này,
tuy năng suất không cao so với việc sử dụng bàn xoay nhưng mỗi sản phẩm làm
ra đều mang dấu ấn và tài năng của người lao động, giản dị và chân chất như
chính màu đất quê hương họ. - Là một dân tộc theo chế độ mẫu hệ, nghề gốm nơi
đây được “mẹ truyền con nối” qua các đời. Các bà mẹ Bàu Trúc thường dạy con
họ thành những người thợ gốm tài năng. Ngay từ độ lên mười, các cô gái đã bắt
đầu học nghề gốm và phải làm được các sản phẩm, từ ấm, niêu đất đến chum, vại
đựng nước… Các “nữ nghệ nhân” Bàu Trúc nắn và tạo hình các sản phẩm chỉ
bằng đôi bàn tay và không sử dụng đến bàn xoay. Sản phẩm sau khi hoàn thành
được đem phơi nắng 4 – 6 giờ, tiếp đến người thợ sẽ dùng những mảnh sành, sứ
hay nẹp tre để cắt, gọt, làm bóng láng, trang trí các hoa văn. Tiếp đến sản phẩm
sẽ được để trong mát từ 5 – 10 ngày trước khi xếp vào lò nung lộ thiên được lập
trên những khoảnh đất trống. - Các sản phẩm gốm sẽ được ủ rơm và đốt bằng củi,
sau chừng 4 – 5 giờ nung với nhiệt độ lên đến 500 - 600ºC, gốm sẽ được lấy ra để
phun màu (gồm các loại màu được chiết suất từ trái dông và trái thị ở trên rừng),
rồi nung tiếp chừng 2 giờ nữa để hoàn thành công đoạn nung. Lúc này gốm đã
chín tới và có các màu vàng đỏ, hồng, đen xám, bợt nâu rất đặc trưng làm nên sản
phẩm gốm mang dáng vẻ và dấu ấn văn hóa Chăm cổ rất độc đáo.
- Giá trị bảo tồn:

PAGE \* MERGEFORMAT 1
- Nghề làm gốm làng Bàu Trúc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận
là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. - Là gốm cổ nhất Việt Nam - Làng gốm
làm hoàn toàn bằng thủ công.
Giá trị nghệ thuật được tạo ra ở công đoạn nung gốm chính là cách rắc màu lên
áo gốm, đó là sự phun màu tự nhiên với cách thức tự do và ngẫu nhiên. Vì vậy áo
gốm được trang trí bằng sắc màu sống động - sắc màu loang lổ. Chính sắc màu
này là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tô điểm cho gốm Chăm Bàu
Trúc
Ngày 29/11, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
(UNESCO) đã ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” vào Danh sách
Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là di sản văn hóa phi vật thể
thứ 15 của Việt Nam được UNESCO ghi danh
 Điểm tham quan: Tháp Po Klong Jarai
+ Vị trí: 52e, Bác Ái, Đô Vinh, Phan Rang – Tháp Chàm
+ Lịch sử hình thành:
Tháp được xây dựng khoảng thế kỷ 13,đầu thế kỷ XIV thờ vua Po Klong Garai -
vị vua có nhiều công trạng đối với người Chăm trong việc chống giặc ngoại xâm,
khai mương, đắp đập làm cho ruộng đồng tươi tốt…
Tháp được trùng tu vào các năm 1981-1987, do các chuyện gia Ba Lan đảm
trách.
Di tích kiến trúc nghệ thuật này được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích di tích quốc
gia năm 1979 và được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt
+ Kiến trúc khu tháp:
- Tháp Pô Klong Garai là một tổng thể gồm ba tháp: tháp chính (cao 20,5m), tháp
hỏa (cao 9,31m), tháp cổng (cao 8,56m). Công trình này có trình độ kiến trúc,
nghệ thuật, điêu khắc đạt đến đỉnh cao.Tháp Pô Klông Garai là một quần thể gồm
3 tháp, cụ thể như: tháp cổng, tháp hỏa, tháp chính.
-Tháp Cổng là cửa ngõ, lối đi vào trong khuôn viên.
-Tháp Hoả là nơi thờ thần lửa. Vì người Chăm theo đạo Bà La Môn nên với họ
lửa là ngọn lửa thiên, lửa thần đưa người chết về với cõi vĩnh hằng nên họ sẽ
thiêu chứ không chôn. Điều đặc biệt là tháp Hoả có mái cong hình thuyền, vì
người Chăm xưa hoạt động nghề biển là chính nên để tưởng nhớ họ đã cho xây
dựng tháp có mái cong hình thuyền.
-Tháp Chính cao khoảng 20.5m người Chăm họ tiếp thu văn hoá của Ấn Độ nên
cho xây dựng tháp để thờ các vị thần. Trước đây trước cửa tháp thờ Vị thần Shiva
(tượng trưng cho sự huỷ diệt và tái tạo). Phía trong bên tay trái sẽ có một linh vật
đó là Bò Thần Nandi (vật cưỡi của Thần Shiva). Chính giữa ở phía bên trong
Tháp sẽ có bộ tượng thờ Mukha - Linga Yoni – tượng bán thân của Vua Po
Klong Jarai được tạc vào khối trụ tròn Linga, bên dưới Mukha Linga sẽ có cái bệ
hình vuông gọi là Yoni (tượng trưng cho sự hoà hợp, sinh sôi, nảy nở).

PAGE \* MERGEFORMAT 1
- Di tích kiến trúc nghệ thuật này được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích di tích quốc
gia năm 1979 và được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Lễ hội diễn ra tại Tháp:
- Lễ đầu năm: tháng Giêng lịch Chăm (lễ mở cửa)
- Lễ cầu mưa: tháng tư lịch Chăm
- Lễ hội Kate: lễ lớn nhất trong năm của người Chăm được tổ chức vào tháng 7
lịch Chăm
 Điểm tham quan: Chùa Long Sơn
+ Vị trí: số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn, dưới chân núi Trại
Thủy, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
+ Lịch sử hình thành:
Chùa do Tổ Sư Ngộ Chí khai sơn vào năm ( Kỷ Sửu) 1889 tọa trên đỉnh đồi Trại
Thủy, quận Vĩnh Xương, Nha Trang, Khánh Hòa, có tên là Đăng Long Tự.
Năm Canh Tý ( 1900 ), bão làm sập chùa, Tổ dời xuống chân núi phía nam lập
chùa đổi tên thành Long Sơn Tự. Năm Ất Hợi ( 1935 ), Tổ Viên Tịch. Theo di
huấn của Tổ dòng Tộc cúng chùa cho Hội An Nam Phật học làm trụ sở 66 Năm
Kỷ Mão ( 1939 ), chùa được Triều Nguyễn ban biển ”Sắc Tứ Long Sơn Tự”.
Năm Canh Thìn ( 1940 ) chùa được trùng tu và đúc tượng Đức Bổn Sư Bằng
Đồng cao 1,3m, nặng 600 kg thờ tại chánh điện, do nhà điêu khác Nguyễn Khoa
Toàn thực hiện. Năm Đinh Dậu( 1957.), Đại Sư Chánh Hóa Viên Tịch. Hội cung
thỉnh ngài Thích Chí Tin kế thừa trụ trì đời thứ ba .
Sau Pháp nạn năm 1963, để cầu nguyện cho thế giới hòa bình, Đại Sư Đức Minh
Chánh đại diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Khánh Hòa kiến
tạo Kim Thân Phật Tổ trên đỉnh đồi Trại Thủy cao 24m, do kiến trúc sư Phúc
Điền thực hiện .
Năm Canh Tuất ( 1970 ), Ngài Thích Thiện Bình - Chánh Đại Diện Giáo Hội
Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Khánh Hòa đại trùng tu ngôi Tam Bảo
chùa Long Sơn, theo đồ án của kiến trúc sư Võ Đình Diệp và Cư Sĩ Võ Đình
Lang thực hiện
Theo dòng biến thiên của lịch sử khi thịnh khi suy, chùa Long Sơn với sứ mạng
truyền thừa Phật Pháp, vì sự an lạc, vì sự lợi ích cho chúng sanh, đã không ngừng
phát triển tạo thành chốn Tông Lâm trang nghiêm rực rỡ.
+ Công trình kiến trúc:
Cổng Tam quan, Chánh điện.
Tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn, đằng sau tượng là bức phù điêu mô tả cảnh 49 đệ
tử túc trực niệm phật.
Tháp chuông với quả đại hồng chung cao 2,2 m, nặng 1.500 kg do phật tử tại Huế
tặng năm 2002.

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tượng Kim Thân Phật Tổ được xây dựng vào năm 1964. Ở xung quanh đại sen
của tượng có khắc nên những vị hòa thượng tử đạo như sau: Thích Quảng Đức,
Thích Thiện Mỹ, Thích Quảng Hương, Thích Tiêu Diêu, Thích Nữ Diệu Quang,
Thích Thanh Tuệ, Thích Nguyên Hương.
+ Kiến trúc bên trong chánh điện:
Tổng diện tích chánh điện 1670m2, được thiết kế kiểu thoáng mát, bài trí tượng
phật rất tôn nghiêm. Chính giữa thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp, tất
cả tượng Phật nơi đây đều được làm bằng đồng, nặng 700kg và cao 1,6m.
Hai bên là các vị phù Điêu Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chi. Đây
cũng là nơi hành lễ và tổ chức các nghi lễ vào ngày trọng đại hay mùng 1, 15 âm
lịch mỗi tháng
Trước chánh điện là các bàn thờ tượng Thích Ca Mâu Ni, Bồ Tát Di Lặc và Bồ
Tát Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn (nghìn mắt nghìn tay). Đặc biệt trong
chùa phật Trắng đang sở hữu cặp nến to kỷ lục Việt Nam do Thượng Tọa Thích
Hiển Chơn tạo ra với cân nặng 900kg, cao 3,4m tại Chùa An Phú (Hồ Chí minh),
và được cư sĩ Phạm Nhật Vũ cúng dường.
 Điểm tham quan: Tháp Po Nagar
+ Vị trí: đồi Cù Lao, đường 2 tháng 4, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha
Trang, tỉnh Khánh Hòa
+ Lịch sử hình thành:
Ngôi tháp bằng gỗ trước kia thờ nữ vương Jagadharma (công chúa Tchou Koti
hay Thiên Y Thánh Mẫu) được Prithi Indravarman cho xây dựng lại bằng vật liệu
cứng tại Aya Tră (Nha Trang), trên một ngọn đồi cao cạnh cửa sông Cái (Xóm
Bóng), để thờ tượng nữ thần Bhagavati (bằng vàng). Năm 774, quân Nam Đảo
cướp phá. Đền Po Nagar, bị quân Nam Đảo phá hủy, sau đó được Satyavarman
cho dựng lại bằng gạch, năm 784 thì hoàn thành và tồn tại cho tới ngày nay,
nhưng cũng đã bị hủy hoại một phần đáng kể. Sau này quốc vương Harivarman I
và con trai ông là Vikrantavarman III sau này có thể đã lần lượt xây dựng thêm 5
tháp nữa. Những bia ký còn sót lại ở Po Nagar cho người ta thấy được dấu vết
của một quốc gia hùng mạnh đã từng tồn tại trong quá khứ.
+ Công trình kiến trúc khu tháp:
Di tích Tháp Bà Ponagar là công trình kiến trúc nghệ thuật của Vương Quốc
Chăm pa cổ có niên đại trên 1000 năm. Những kỹ thuật như nung gạch, chất kết
dính đến nay vẫn là một điều bí ẩn.
Tháp Bà là một quần thể kiến trúc lớn và được phân bố theo 3 khối kiến trúc. Bao
gồm Tháp Cổng, Mandapa và khu đền tháp. Do biến động của lịch sử, hiện nay
khu di tích chỉ còn lại 5 công trình ở hai khu: Mandapa (tiền đình) và khu đền
tháp.
Tổng thể kiến trúc gồm 3 tầng, đi từ dưới lên:

PAGE \* MERGEFORMAT 1
+ Tầng thấp
Ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà hiện nay đã không còn nữa. Từ tháp
cổng sẽ có những bậc thang bằng đá kéo dài dẫn lên tầng giữa.
+ Tầng giữa
Tháp Bà hiện nay chỉ còn lại hai dãy cột chính dựng bằng gạch hình bát giác.
Mỗi bên gồm 5 cột lớn đường kính khoảng 1m, cao hơn 3m, 12 cột nhỏ và thấp
hơn đặt ở hai bên. Tất cả đều nằm trên một nền gạch cao hơn 1 mét.
Người ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà lớn có mái ngói- à nơi để khách hành
hương nghỉ ngơi và chuẩn bị lễ vật trước khi lên các điện bên trên để dâng cúng.
Từ tầng giữa này có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn thẳng lên tầng
trên cùng.
+ Tầng trên cùng
Đây là nơi các tháp được xây dựng, ngay phía trước ngôi tháp chính với hai dãy
tháp được bao quanh bởi tường đá. Dãy tháp ở phía trước có 3 ngôi và dãy tháp
phía sau với dấu vết của ba ngôi tháp khác. Tuy nhiên do ảnh hưởng của chiến
tranh mà hiện nay chỉ còn lại 1 ngôi.
Tòa tháp được xây dựng dựa theo lối kiến trúc đặc trưng của người Chăm. Với
lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về phía đông, mặt bên ngoài có rất nhiều
gờ, trụ, đấu. Trên đỉnh các trụ thường trang trí bằng gạch với hoa văn hình vòm
trông giống như đặt một chiếc tháp nhỏ đặt lên một tháp lớn vậy.
+ Tháp thờ chính
Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, thờ thần Po Nagar.
Tháp Bà xây 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4
góc có 4 tháp nhỏ. Bên trong là tượng nữ thần (cao 2,6 m) tạc bằng đá hoa cương
màu đen (trước đó là gỗ trầm hương, xa hơn nữa là bằng vàng). Ngồi trên bệ đá
uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề.
+ Tượng bà Po Nagar
Tháp thờ chính của dãy phía trước khá lớn và cao khoảng 23 mét. Một kiệt tác về
nghệ thuật điêu khắc của cư dân Chămpa cổ. Đây là sự kết hợp nhuần nhuyễn,
hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và kỹ thuật chạm nổi. Bên trong tháp khá tối và
lạnh.
Phía cuối tháp có một bệ thờ bằng đá ở ngay dưới tượng Bà Po Nagar mười cánh
tay. Hai bàn tay ở dưới đặt lên trên hai đầu gối. Các bàn tay còn lại sẽ cầm những
vât dụng như đoản kiếm, mũi tên, chùy, cây lao ở bên phải và chuông, đĩa, cung,
tù và ở bên trái
Xung quanh di tích hiện nay còn có một số tượng người, tượng thú… Trên đỉnh
tháp là tượng thần Shiva cưỡi ngưu thần Nandin, cùng các tượng linh vật khác
như thiên nga, dê, voi,… Mặt ngoài tháp được trang trí với những hình điêu khắc
như vũ công, người chèo thuyền, xay gạo, đi săn…

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Lễ hội Tháp Bà:
- Lễ hội Tháp Bà được tổ chức từ ngày 20 đến 23 tháng 3 (âm lịch), là một trong
những lễ hội truyền thống lớn nhất ở Khánh Hoà và vùng Nam Trung Bộ
- Phần lễ: lễ thay y, thả hoa đăng, lễ cầu Quốc Thái Dân An, lễ tế cổ truyền,…
- Phần hội: múa Chăm truyền thống, múa Bóng, hát chầu văn ca ngợi công đức
Thánh Mẫu, biểu diễn dệt thổ cẩm và gốm Bàu Trúc của người Chăm. Các hoạt
động nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc
- Lễ hội Tháp Bà Ponagar được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
năm 2012
 Điểm tham quan: Viện Hải dương học
+ Vị trí: 01 Cầu Đá, Nha Trang, Khánh Hoà, Việt Nam
+ Lịch sử hình thành:
Viện Hải dương học nằm trên một khu đất cao ráo, rộng rãi tại số 1, Cầu Đá,
thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Viện Hải dương học được thành lập ngày
14 tháng 9 năm 1922 thời Pháp thuộc, đến Tháng Chạp năm 1969 thì quyền quản
lý chuyển sang Viện Đại học Sài Gòn. Với một kho tàng “khổng lồ” lưu trữ một
lượng lớn các mẫu sinh vật biển quý hiếm được sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận,
Viện Hải dương học đã trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của
Nha Trang được nhiều du khách ghé thăm mỗi năm.
+ Nội dung trưng bày:
+ Khu trưng bày sinh vật biển
Đây là khu mà khi mới bước vào chúng ta sẽ nhìn thấy đầu tiên. Trong khu trưng
bày này bạn sẽ được thấy vô vàn các loại sinh vật vật biển được nuôi trong những
bể mở. Từ các loại động vật quen thuộc như tôm, cua, mực hay các loại cá nước
mặn cho đến những loại cá khó thấy hơn như cá mập hay cá đuối. Ở đây bạn sẽ
được ngắm nhìn các hoạt động hàng ngày của chúng, cộng với đó là một quan sát
rõ hơn về hình dáng cũng như tập tính sinh hoạt
+ Thủy cung thu nhỏ
Thủy cung thu nhỏ được mệnh danh là lãnh thổ của việc check in. Với gần một
trăm bể kính nhỏ và 5 bể kính lớn dọc đường đi. Bạn có thể thoải mái quan sát
các loài sinh vật biển hiện đang sống tại đại dương một cách vô cùng đặc sắc.
Nơi đây còn là khu sinh sống của những loài vô cùng hiểm, sống sâu đến mấy tận
mét dưới đáy biển. Các loài cá đầy màu sắc, và những thông tin hấp dẫn, thú vị
bên cạnh sẽ làm bạn khó lòng rời mắt khỏi. Với những người yêu biển hay các
sinh vật sống dưới nước, đây như là thiên đường khiến bạn cảm thấy như được
hòa mình vào cuộc sống ở dưới đáy đại dương.
+ Khu có bộ xương hóa thạch

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Một trong những lý do khiến Viện Hải dương học Nha Trang trở nên đặc biệt
chính là nhờ những bộ xương khổng lồ. Trong đó lớn nhất là bộ xương của loài
cá Voi lưng gù. Với chiều dài lên tới dài 18m, nặng 10 tấn chiếm gần một nửa
khu trưng bày. Bộ xương này vốn bị chôn vùi dưới lòng đất ở đồng bằng sông
Hồng hơn 200 năm trước khi được phát hiện.
Ngoài ra còn hai bộ xương khác lớn không kém là của cá Nạng Hải dài 3,5m,
rộng 5m, nặng gần 1 tấn. Và bộ xương của loài cá đang có nguy cơ tuyệt chủng
Bò biển. Loài này trước kia thường được nhầm như nàng tiên cá.
+ Khu trưng bày tài nguyên biển đảo Hoàng Sa
Hoàng Sa là một thị xã thuộc tỉnh Khánh Hòa. Đây cũng là căn cứ quan trọng
trong các lĩnh vực kinh tế và quân sự của nước ta. Nên việc có một khu để trưng
bày những tài nguyên biển đảo vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp tăng sự
hiểu biết về vùng đất xa xôi thuộc chủ quyền Việt Nam mà còn làm tăng sự tự
hào của dân tộc, kế thừa và phát huy cùng nhau bảo vệ biển đảo Việt Nam
+ Khu lưu trữ mẫu vật
Bạn sẽ bất ngờ khi biết được khu lưu trữ mẫu vật có hơn hơn 23.000 mẫu sinh vật
biển thuộc 5.000 loài. Trong đó có nhiều mẫu vô cùng quý hiếm như cá Tầm, cá
Vua, cá Mặt trăng đuôi nhọn, Trai khổng lồ, Hải cẩu, cá Ông Chuông,…Đây là
nơi được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận là “Nơi lưu trữ
bộ mẫu sinh vật biển lớn nhất” đất nước từ năm 2012.
+ Khu tham quan ngoài biển
Đây là một khu vô cùng đặc biệt chỉ mở tham quan vào khoảng từ 9h tới 11h
hàng ngày. Tại khu tham quan ngoài biển bạn sẽ được đi thuyền ra khu vực sinh
sống của các sinh vật biển và nhìn các hoạt động sinh hoạt của chúng qua lớp
kính dưới đáy thuyền. Du khách cũng có thể chi thêm một khoản phí để tham gia
hoạt động lặn xem các sinh vật biển.

 D. Tuyến Tp Nha Trang – Tp Đà Lạt :


Liệt kê các tuyến quốc lộ (tỉnh lộ nếu có), các tỉnh thành đi qua và khoảng cách
(kilomet) trên đường trên
- Tp Nha Trang – Tp Đà Lạt: 135km
- Đèo Hòn Giao (đèo Khánh Lê): 33km
- Các tỉnh, huyện đi qua: tỉnh Khánh Hòa (huyện Diên Khánh, huyện Khánh
Vĩnh, tỉnh Lâm Đồng (huyện Lạc Dương, Tp Đà Lạt)
- Các tuyến đường đi qua: QL27C, TL723
Thông tin một số nội dung và kiến thức thuyết minh trên tuyến:
- Giới thiệu thành cổ Diên Khánh, khu Suối Dầu và mộ bác sĩ Yersin, cộng đồng
người Raglay, tuyến quốc lộ 27C “ con đường nối Biển và Hoa” - Khái quát tỉnh

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Lâm Đồng, giới thiệu thành phố Đà Lạc, bác sĩ Yersin ( người đã khai phá ra Đà
Lạt ) địa danh Đà Lạt, đặc trưng 3 không ở Đà Lạt, các loài hoa ở Đà Lạt
- Giới thiệu về cây thông Đà Lạt, cộng đồng người K’Ho, truyền thuyết núi
Langbiang, các ngọn thách Đà Lạt ,... -Đặc sản Đà Lạt: dâu tây, bơ sáp 034, hồng
giòn, bánh tráng nướng,...
 Điểm tham quan: Dinh Bảo Đại
+ Vị trí: :số 1 Triệu Việt Vương, phường 4, thanh phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
+ Lịch sử hình thành:
Dinh Bảo Đại hay còn gọi là Dinh III được khởi công xây dựng vào khoảng năm
1933 đến 1938 thì hoàn thành. Dinh III được thiết kế bởi bàn tay của kiến trúc sư
tài hoa Huỳnh Tấn Phát và một vị kỹ sư người Pháp. Công trình mang phong
cách Châu Âu độc đáo và sang trọng.
Khi vua Bảo Đại còn sống tại Huế, Dinh III được dùng làm nơi nghỉ mát, săn bắn
của ông. Đến năm 1950, khi người Pháp trở lại Việt Nam và đưa Vua Bảo Đại
lên làm quốc trưởng thì lúc này ông đã sử dụng Dinh III tại Đà Lạt làm nơi ở cho
gia đình và dùng nơi này để làm việc
- Kiến trúc (bên ngoài)
+ Dinh III là một công trình kiến trúc đồ sộ với mái bằng và các hình khối cân
đối nhưng không đăng đối một cách cứng nhắc. + Trước và sau biệt điện đều có
vườn hoa khoe sắc, lãng mạn và đầy chất thơ – nét thơ rất Châu Âu và khá phù
hợp với thành phố sương mù..
Về hình thức kiến trúc, Dinh III cũng là một trong những công trình chịu ảnh
hưởng của trào lưu cách tân về kiến trúc ở châu Âu.
Điểm đáng lưu ý ở đây là phía bên phải cổng vào và phía sau dinh có một vườn
hoa nhỏ theo kiểu vườn hoa ở các cung điện của Pháp, bố cục theo hình kỷ hà.
Tại đây trồng nhiều cây cảnh được cắt tỉa đẹp, những cụm hồng quý nở quanh
năm theo những bố cục đối xứng qua hai trục. Có một bồn hoa rộng phía trước
dinh được chăm sóc chu đáo. Những con đường đi dạo nhỏ quanh dinh nằm ẩn
mình dưới những tán lá thông, xen kẽ giữa các đám cỏ xanh.
Tương tự như dinh II, dinh III cũng là một công trình đồ sộ với hệ thống mái
bằng, các mảng - khối được bố cục cân đối nhưng không đối xứng một cách cứng
nhắc. Phía trước sảnh chính cũng có mái hiên đưa ra che vị trí đậu xe

- Kiến trúc (bên trong):


Tầng trệt là tầng làm việc và tiếp khách của vua Bảo Đại lúc bấy giờ. Các cuộc
hội họp, yến tiệc, tiếp khách ngoại quốc và quan chức chính phủ Hoàng triều
cương thổ đều được tổ chức long trọng ở đây.

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Bước vào trong bắt gặp ngay phòng tiếp tân. Bên phài là văn phòng của vua Bảo
Đại, thư viện. Bên trái là phòng họp và bên trong là phòng giải trí của vua. Đặc
biệt, các phòng làm việc đều được gắn với các tiểu cảnh kiến trúc, các không gian
trong và ngoài liên hệ với nhau qua các cửa đi và cửa sổ bằng kính khung thép,
tạo ra một khung cảnh hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên.
Tầng 2 là nơi sinh hoạt riêng tư của gia đình vua Bảo Đại. Ở đây có phòng ngủ
của vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương cùng các hoàng tử và công chúa.
Ngoài ra, tầng này còn có Lầu Vòng Nguyệt để vua và hoàng hậu ngắm trăng, hít
thở bầu không khí trong lành của Đà Lạt.
Phòng sinh hoạt gia đình:
- Thường sau buổi cơm tối Bảo Đại cùng gia đình sinh hoạt tại đây để chuyện trò,
hàn thuyên và giáo dục cho các hoàng tử và công chúa.
- Có 6 chiếc ghế: ghế lớn dành riêng cho vua và hoàng hậu, 2 ghế bành hai bên
dành cho thái tử và hoàng tử, 3 ghế còn lại dành cho 3 công chúa.
Phòng giải trí của Bảo Đại:
- Đây là phòng giải trí của Bảo Đại.
- Bảo Đại thường chơi cờ, đánh bài hoặc uống trà khi nhàn rỗi.
- Có 2 chiếc võng gọi là "Võng Đào" dành riêng cho nhà Vua và Hoàng Hậu.
Phía ngoài phòng ngủ vua Bảo Đại là lầu Vọng Nguyệt khá đẹp, đây là nơi ngắm
trăng ưu thích của vua và hoàng hậu. Dinh Bảo Đại là một trong những kiến trúc
Châu Âu độc đáo, là nơi chứa đựng nhiều cổ vật cung đình Huế, nơi cất giữ hầm
rượu chìm dưới đất, nơi chứa những sản vật mà Bảo Đại săn bắt được như: 3 bộ
da cọp, ngà voi.
 Điểm tham quan: Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
+ Vị trí: tọa lạc tại đường Trúc Lâm Yên Tử, phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh
Lâm Đồng (trên đỉnh núi Phụng Hoàng)
+ Ý nghĩa tên gọi:
Thiền ᴠiện ᴄũng thường là những ngôi ᴄhùa lớn, ᴄhuуên tu theo thiền định. Trúc
Lâm là rừng trúc, bên cạnh đó còn là pháp danh của vua Trần Nhân Tông.Năm
1986, khi đang say mình trong giấc ngủ ngài Thích Thanh Từ nằm mộng thấy
mình đang ôm cổ Phụng Hoàng bay vút lên. Tỉnh giấc sau khi chiêm nghiệm ngài
liền nghĩ tới thành phố Đà Lạt với khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh tuyệt
đẹp, núi hồ thanh vắng nếu có một thiền viện cho chúng tăng tu đạo sẽ sớm thành
chính quả.Thiền viện bắt đầu được xây dựng vào năm 1993, đến năm 1994 thì
hoàn thành, bản thiết kế do kiến trúc sư Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc vẽ và
có sự tham gia thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ trên ý tưởng thiết
kế và quy hoạch của Thiền sư Thích Thanh Từ.

PAGE \* MERGEFORMAT 1
+ Những công trình kiến trúc của chùa:
- Đi lên từ phía hồ Tuyền Lâm là một con đường dốc có 140 bậc thang bằng đá,
hai bên là những rặng thông cao vút, xanh rì dẫn qua 3 cổng tam quan để vào
chính điện. Công trình gồm 18 hạng mục chính chia làm hai khu Ngoại viện và
Nội viện. Tham gia thiết kế một số hạng mục trong công trình có các tác giả
người Đà Lạt như kiến trúc sư Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc.
Nếu đi lên từ phía hồ Tuyền Lâm, vượt 140 bậc đá dài khoảng 500m, qua ba
cổng Tam quan mới tới Chánh điện chùa Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt. Ba cổng
Tam quan này có kiến trúc gần giống nhau, có trụ xây bằng đá chẻ. Trên đầu trụ
có khung đỡ hai tầng mái, lợp ngói ống men màu vàng. Trên đỉnh Tam quan là
hình Trùng Hổ đối diện, uốn vào bánh xe Pháp Luân ở giữa.Vượt qua ba cổng
Tam quan vào tới Chánh điện với diện tích gần 200 mét vuông, mặt trước có một
cửa lớn với hai cánh cửa lùa bằng gỗ quý, chạm trổ công phu, mỹ thuật. Nội thất
Chánh điện rộng, thoáng, sáng, thờ tự trang nghiêm mang đầy đủ ý nghĩa của nhà
Thiền. Chính giữa thờ tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni cao gần 2m tay
phải cầm cành hoa sen đưa lên. Bên phải Đức Phật là hình ảnh Bồ Tát Văn Thù
cưỡi Sư tử tượng trưng cho Trí tuệ. Bên trái là hình ảnh Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi
voi trắng 6 ngà tượng trưng cho Từ bi. Chánh điện có hai tầng mái, dạng cổ lầu.
Mái lợp ống men sáng, uốn nhẹ theo mái đao - hình tượng đặc trưng của Thiền
Phái Trúc Lâm đương đại, lĩnh hội đầy đủ những đặc trưng của Đạo Thiền. Mái
đao vươn lên giữa trời, tĩnh lặng, thanh thoát, đậm nét chân phương, không mang
kiểu dáng cung đình nhưng vẫn rất mạnh mẽ, thể hiện sự siêu thoát. Khác với mái
ở Thiền viện miền Bắc là những cụm mây; ở Huế dựa trên hình hoa sen cách
điệu; còn mái đao của Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt đơn giản hơn, được phân làm
ba ngấn biểu trưng cho ba cảnh giới trong nhà Phật: Dục giới - Sắc giới - Vô sắc
giới. Trên mái có gắn bánh xe chuyển Pháp Luân giữa hai con Trùng Hổ uốn
lượn. Một hành lang rộng thoáng chạy quanh Chánh điện. Chỉ có hành lang phía
trước có dựng bốn cột tròn giả gỗ, còn lại hai bên và hậu điện không có cột đỡ
mái. Đây là nét riêng của công trình kiến trúc Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt.Tuân
theo quy tắc bố trí chùa viện của Việt Nam “Tiền phật hậu tổ” phía sau Chánh
điện là Tổ đường. Cùng với Chánh điện thì Tổ đường là hạng mục trọng điểm
của kiến trúc Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt. Mặt trước Tổ đường có ba gian cửa
lớn, một hành lang rộng chạy quanh với hàng lan can ba mặt, tạo cho Tổ đường
kiểu dáng mạnh mẽ thâm nghiêm. Nội thất Tổ đường có bốn cột tròn, chia thành
ba căn. Căn giữa rộng, hai căn bên hẹp. Hai đầu sân Chánh điện là hai tháp
chuông và trống. Kiểu dáng gần giống nhau, trên có hai tầng mái lợp ngói men,
mái uốn cong theo dáng mái đao. Chung quanh mặt nền có lan can. Bốn phía
chạm khắc các phù điêu phổ biến trong nhà Thiền. Nếu như tháp chuông có vẻ
thanh thoát thì tháp trống lại mang vẻ trầm hùng hơn.
Ngoài ra, khu Ngoại viện còn có Tham vấn đường, Nhà khách, Thư viện, Nhà
trưng bày và Nhà khách nữ vãng lai. Tất cả các hạng mục trên đều mang hơi
hướng kiến trúc đậm bản chất Thiền Tông. Khu nội viện được chia ra làm Nội
viện tăng và Nội viện ni. Cách ly với khu Ngoại viện bằng một hàng rào trúc

PAGE \* MERGEFORMAT 1
xanh và một cổng sắt luôn khép kín là khu Nội viện tăng. Cách khu Ngoại viện
và Nội viện tăng khoảng 500m, nằm biệt lập nơi sườn núi phía Bắc là khu Nội
viện ni. Nội viện tăng và Nội viện ni là nơi sinh hoạt và học tập của tăng, ni (sư
nam, sư nữ), vì vậy các hạng mục ở đây ngoài kiến trúc chung thống nhất của
phái Trúc Lâm còn được thiết kế phù hợp với tiêu chí của Thiền viện.
 Điểm tham quan: Thác Đatanla
+ Vị trí: QL20, đèo Prenn, phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
+ Những hạng mục tham quan trong khu:
+ Thót tim” đu dây vượt thác. ...
+Trải nghiệm hành trình đu dây mạo hiểm. ...
+Vi vu trên máng trượt xuyên núi. ...
+Lơ lửng đu dây băng rừng. ...
+Phối hợp chèo thuyền vượt thác. ...
+Ngắm cảnh thác Datanla bằng cáp treo. ...
+Thong thả đi bộ xuyên rừng.
+ Đánh giá về hạng mục và các dịch vụ tại đây:
- Có quán cà phê và bán đồ ăn phục vụ đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng
- Dịch vụ chụp hình khi đi ván trượt rất thú vị giúp du khách ghi lại kỉ niệm nơi
này và có đa dạng các loại dịch vụ.
- Giá cả và dịch vụ rất tốt,
 E. Tuyến Tp Đà Lạt – Bảo Lộc – Dầu Giây:
Liệt kê các tuyến quốc lộ (tỉnh lộ nếu có), các tỉnh thành đi qua và khoảng cách
(kilomet) trên đường trên
Tuyến Đà Lạt – Bảo Lộc – Dầu Giây đi qua các quốc lộ (tỉnh lộ): QL20
Các tỉnh thành đi qua:
- Tp. Đà Lạt – Tp. Bảo Lộc: 110km
- Tp. Bảo Lộc – Tp. Biên Hòa: 161km
- Tp. Biên Hòa – Tp. Hồ Chí Minh: 35km
- Tp. Đà Lạt – Ngã 3 Dầu Giây: 230km
- Tp. Đà Lạt – Tp. Hồ Chí Minh: 306km
Thông tin một số nội dung và kiến thức thuyết minh trên tuyến:
 cung đèo Bảo Lộc
 hồ Trị An
 cây cao su

PAGE \* MERGEFORMAT 1
 địa danh Dầu Giây
 khu công giáo QL 20 huyện Thống Nhất
 Các dịch vụ ở địa phương:
1/ Các đặc sản Vũng Tàu và các nhà hàng, quán đặc sản nổi tiếng:
- Bánh Xèo Long Hải: đường số 6, Long Hải, huyện Long Điền, BR-VT.
- Bánh bông lan trứng muối: Quán bánh bông lan trứng Ngọc Hiệp: 11 Đồ
Chiểu, Tp. Vũng Tàu, Vũng Tàu; Bông Lan Trứng Muối – Lê Lai: 129 Lê Lai, P.
1, Tp. Vũng Tàu , Vũng Tàu
- Bánh khọt Gốc Vú Sữa - 14 Nguyễn Trường Tộ, Phường 2, Thành phố Vũng
Tàu
2/ / Các đặc sản Phan Thiết và các nhà hàng, quán đặc sản nổi tiếng:
- Bánh canh chả cá. Địa chỉ: 298 Huỳnh Túc Kháng, Mũi Né.
- Bánh căn. Địa chỉ: bánh căn Lân Nguyệt Số 8 Hải Thượng Lãn Ông, tp Phan
Thiết, Bình Thuận
- Gỏi cá. Địa chỉ quán cây bàng Mũi Né
- Nước mắm Phan Thiết. Địa chỉ: 360 Nguyễn Thông, Phú Hài, Phan Thiết - Mũi

3/ Các đặc sản Nha Trang và các nhà hàng, quán đặc sản nổi tiếng:
- Yến sào. Địa chỉ: 248 Thống Nhất, Phương Sơn, Nha Trang - Khánh Hòa
- Nem nướng Nha Trang. Địa chỉ: 39 Nguyễn Thị Minh Khai, Nha Trang
- Bún sứa Nha Trang. Địa chỉ: 123 Ngô Gia Tự,Tp.Nha Trang, Khánh Hòa.
- Bánh xèo mực Nha Trang. Địa chỉ: 85 Tô Hiến Thành, Tp.Nha Trang, Khánh
Hòa
3/ Các đặc sản Đà Lạt và các nhà hàng, quán đặc sản nổi tiếng:
- Rượu vang Đà Lạt. Địa chỉ: số 3 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tp. Đà Lạt
- Bánh ướt lòng gà. Địa chỉ: gần ngã 3 Thông Thiên Học và Bùi Thị Xuân, Tp.
Đà Lạt
- Bánh căn Nhà Chung. Địa chỉ: số 1 Nhà Chung, phường 3, Tp.Đà Lạt, Lâm
Đồng.
- Lẩu gà lá é. Địa chỉ: số 5 đường 3/4,phường 3, Tp. Đà Lạt
5. Bài tập thực hành về những đề tài liên quan đến chương trình

Trả lời những câu hỏi dưới hình thức bài thuyết minh được biên doạn dựa vào
những tài liệu tham khảo

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Câu 01: Giới thiệu những ngọ núi và bãi biển du lịch tại thành phố Vũng
Tàu
Những bãi biển ở Vũng Tàu:
1. Bãi Trước Vũng Tàu
2. Bãi Sau Vũng Tàu
3. Bãi biển Lộc An
4. Biển Hồ Tràm
5. Biển Hồ Cóc
6. Bãi biển Chí Linh
7. Bãi Biển Thủy Tiên
8. Bãi biển Long Cung
9. Bãi biển Suối Ồ
10. Bãi biển Đồi Nhái
Những ngọn núi ở Vũng Tàu:
1. Núi Lớn (núi Tương Kỳ)
- Đây là ngọn núi mang tính biểu tượng của du lịch Vũng Tàu gồm nhiều địa
điểm tham quan nổi tiếng như: Bạch Dinh mang vẻ đẹp giống như một biệt thự
view biển đắt giá, chùa Thích Ca Phật Đài, hồ Mây Park,…Núi có độ cao tương
đối thấp khoảng 254m và rộng khoảng 400ha. Tuy nhiên, đây được coi là ngọn
núi chắn gió và có tầm nhìn xa ra biển lớn. Ngoài việc đi bộ lên núi thì hệ thống
cáp treo mới cũng là lựa chọn để du khách có thể ngắm nhìn trọn vẹn thành phố
biển Vũng Tàu hơn. Ngoài ra, cung đường Vi Ba được nhiều người dân địa
phương và du khách chọn làm tuyến đường đi dạo và tập thể dục.
2. Núi Nhỏ ( Núi Tao Phùng )
- Nhiều người ví ngọn núi này là cái đuôi của núi Lớn nên còn có tên gọi là núi
Nhỏ. Đỉnh núi là ngọn Hải Đăng - được xem là biểu tượng của thành phố. Cùng
với Núi Lớn, đây là ngọn núi thứ hai nổi tiếng của Vũng Tàu, nằm ngay tại trung
tâm thành phố, ngay sát bờ biển.
- Dưới chân Núi Nhỏ là con đường ven biển ken dày nhà hàng, khách sạn, quán
cà phê cùng nhiều dịch vụ vui chơi khác, là nơi tụ tập đông đúc du khách cả ngày
và đêm. Núi Nhỏ có hai đỉnh, đỉnh cao hơn là nơi đặt ngọn hải đăng của thành
phố, đỉnh còn lại nổi tiếng với tượng Chúa Giang Tay.
3. Núi Dinh
- Núi Dinh thường được ví như Đà Lạt thứ hai bởi vẻ đẹp ở độ cao 500m. Núi
nằm ở huyện Tân Thành và là di tích lịch sử minh chứng cho một giai đoạn cách
mạng hào hùng. Núi có tên là núi Dinh vì nơi đây từng là địa điểm xây dựng dinh

PAGE \* MERGEFORMAT 1
trại trong thời gian chiến tranh. Núi Dinh không chỉ mang ý nghĩa lịch sử mà còn
là nơi có giá trị tín ngưỡng, tôn giáo được nhiều người biết đến.
- Những địa điểm ở núi Dinh mà du khách có thể đến tìm thăm: đỉnh la bàn, suối
tiên-suối đá,… Các ngôi chùa nổi tiếng: chùa Hang Mai, chùa Tây Phương, chùa
Đại Tùng Lâm,…Hoạt động đi bộ lên núi cũng được nhiều du khách yêu thích.
Vừa cảm nhận được không khí trong lành trên đường đi vừa chiêm ngưỡng cảnh
quan hùng vĩ khi lên đến đỉnh núi.
4. Núi Chân Tiên
- Lối từ chân núi đi lên được che mát bởi những hàng cây cổ thụ, vào mùa hè rợp
màu phượng đỏ càng thêm thơ mộng. Núi Chân Tiên còn lưu giữ những dấu chân
lớn in hằng trên đá, được người dân cho là của các vị tiên ghé thăm và đàm đạo
tại đây.
- Đến đây bạn không chỉ được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên hữu tình mà
còn có thể viếng thăm những ngôi chùa từ chân núi đến đỉnh núi.
5. Núi Minh Đạm
- Núi Minh Đạm dài khoảng 9km và cao đến 355m và được xem là 1 trong
những địa điểm du lịch có cảnh đẹp tại Vũng Tàu. Núi có 3 mặt giáp biển và 3
chóp cao là hòn Đá Dựng (hay còn gọi là núi Đá Dựng cao 173m), hòn Thung có
độ cao 217m và chóp Mao cao nhất là 323m. Tên gọi xa xưa của núi là Thùy
Vân, sau đổi thành Long Châu-Long Viên. Đến giai đoạn lịch sử 1948, núi được
đổi tên thành núi Minh Đạm-là tên ghép của hai anh hùng dân tộc. Đó là Bí thư
Bùi Công Mình và Phó Bí thư Mạc Thanh Đạm thuộc huyện ủy Long Điền. Đến
năm 1993 thì núi được đưa vào danh sách một trong các di tích lịch sử cấp quốc
gia.
-Núi Minh Đạm có vẻ đẹp của ngọn núi cao xanh rì cây cối và tầm nhìn hướng
ra biển lớn. Cộng thêm sự rực rỡ của rừng hoa anh đào càng làm ngọn núi này
thêm phần lãng mạn. Du khách có thể lưu trú tại các biệt thự sát biển vũng tàu để
ngắm nhìn vẻ đẹp của biển
6 Núi Thị Vải
-Núi Thị Vải thuộc thị xã Phú Mỹ có độ cao khoảng 700m. Đường lên đến đỉnh
núi có chiều dài 3km được xây dựng các bậc tam cấp và tanh vịnh ở hai bên. Tuy
đường đi không quá khó khăn nhưng để trèo lên đến đỉnh núi thì người đi bộ phải
có sức bền. Thêm nữa, cần lưu ý về thời tiết, nếu trời mưa đừng lên sẽ trở nên
khó khăn hơn. Khi đi lên núi, du khách sẽ cảm nhận được sự tách biệt với khu đô
thị biển náo nhiệt bên dưới. Không khí trong lành, tiếng gió, tiếng chim đều tạo
nên cảm giác thanh bình.
- Ngoài ra du khách còn có thể viếng thăm các ngôi chùa trên núi Thị Vải như
chùa Thượng chùa Liên Trì, chùa Linh Sơn Bửu Thiền,…Đa phần du khách sẽ
dừng chân tại chùa Linh Sơn Bửu Thiền vì đoạn đường tiếp theo lên đỉnh núi khá
khó đi.

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Câu 02: Bạn biết gì về “ resort”? hãy kể tên 10 resort ở tại Phan Thiết
Resort là khu nghỉ dưỡng, là loại hình khách sạn được xây bao gồm các khu căn
hộ, biệt thự… ở những khu vực có cảnh quan, không gian rộng rãi, đẹp, yên bình,
xa khu đô thị, dân cư để phục cụ nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, tham quan
du lịch của con người.
Các Resort tại Phan Thiết:
1. Lotus Resort Phan Thiết
2. Malibu Resort Mũi Né.
3. Bluebay Mui Ne Resort & Spa.
4. Victoria Phan Thiet Beach Resort & Spa.
5. Blue Ocean Resort.
6. Peace Resort Phan Thiết
7. Saigon Emerald Resort Phan Thiết
8. Pandanus Resort.
9. Fiore Healthy Resort.
10. Sunrise Resort Phan Thiết
Câu 03: Kể tên những hoàn đảo trong vịnh Nha Trang . Giới thiệu những
tuyến tham quan trong vịnh Nha Trang.
Những hòn đảo utrong Vịnh Nha Trang:
- Hòn Mun
- Hòn Một
- Hòn Tằm
- Hòn Miễu
- Hòn Tre
- Hòn Nội-Hòn Ngoại (đảo Yến)
Những tuyến tham quan trong vịnh Nha Trang:
- Tham quan các đảo, các vịnh
- Nghỉ dưỡng tại các khu resort trên các đảo - Trải nghiệm du thuyền cao cấp và
độc bản tại Nha Trang, ngược dòng lịch sử du thuyền đưa du khách về với thời
vua Bảo Đại những năm 1930 - Trải nghiệm tại bãi biển xinh xắn và đẹp nhất
Vịnh Nha Trang với các hoạt động miễn phí như: lặn ống thở, chèo kayak, bơi,
tắm nắng
Câu 04: Khánh Hòa được mệnh danh là “xứ trầm biển yến”. Trình bày
những hiểu biết của bạn về trầm hương và yến sào.
Trầm hương:

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Trầm Hương Khánh Hòa nổi tiếng trong cả nước và trên thế giới. Trầm Hương
Khánh Hòa mang đậm những nét văn hóa và lịch sử lâu đời, gắn liền với truyền
thuyết của người Chăm-Pa về Nữ Thần Ponagar- Bà Mẹ Xứ Sở biểu tượng cho
cuộc sống hạnh phúc và thịnh vượng. Trong ánh hào quang của Thần Ponagar
luôn có hương thơm cao quý của Trầm Hương- uy nghiêm với núi non trời biển
hùng vĩ Nha Trang, một trong những vịnh đẹp nhất thế giới mà còn lưu truyền
trong nhân gian qua câu ca dao.
"Khánh Hòa là Xứ Trầm Hương
Non cao biển rộng người thương đi về…"
Ở Khánh Hòa còn có yến sào cũng quí như Trầm, Trầm Hương và yến sào quấn
quýt với nhau tạo cho con người Khánh Hòa một tinh thần thanh cao, một tấm
lòng chung thủy. Tuy có nhiều yến sào nhưng ít nhà dùng yến sào để ăn Tết, còn
Trầm Hương thì không nhà nào, lúc giao thừa hay sáng mùng một mà không có
một lư Trầm tỏa hương trên bàn thờ Tổ Tiên, bàn thờ Phật Thánh.
Trầm Hương là khí anh tú tụ, hòa vào nhựa chảy ra từ vết thương trên cây dó
bầu, được hun đúc bởi thời gian, nắng gió và các điều kiện tự nhiên đặc biệt khác
gọi là linh khí của trời đất.Ngay từ ngàn xưa, trong tâm linh Người Việt, Trầm
Hương là báu vật của Trời Đất ban cho, chứa đựng nguồn năng lượng linh thiêng
phi thường tạo ra sức lực dồi dào, hóa giải hung khí, thường được đeo bên người
làm bùa hộ mệnh, cất trong nhà làm của Gia bảo. Trầm Hương là linh vật dâng
tiến Vua. Trầm Hương được đốt trong những đại lễ cúng tế linh thiêng nơi đài
các phong lưu, thể hiện lòng thành kính của con người với Tổ Tiên Trời Đất. Cho
nên các Cụ thường bảo con cháu rằng:
“Xuân về thắm đủ trăm hoa
Mùi Trầm Hương thiếu vẫn là chưa xuân.”
Công dụng kỳ diệu của Trầm Hương là: Kích thích sự luân chuyển của khí và
máu, điều hòa nhịp đập của tim, bổ thận khí, tạo giấc ngủ sâu, phòng và chữa trị
bệnh tai biến mạch máu não, đau bụng, hen xuyễn và một số bệnh khác… Mùi
hương Trầm luôn khiến cho tâm hồn con người thư thái lắng dịu, cảm thấy ấm áp
được che chở và hướng tới những điều thánh thiện. Ấy là bởi Trầm Hương có tác
dụng giải độc kỳ lạ, làm cho: “tà khí tránh xa – thanh khí lan toả”
Trầm Hương được làm thành vòng đeo tay, vòng đeo cổ, móc chìa khóa, móc
điện thoại, chế tác thành Tượng Phật và nhiều tác phẩm điêu khắc nghệ thuật có
giá trị cao. Nhang Trầm thờ, nhang vòng, Trầm tháp, Trầm se,v.v…là những linh
vật không thể thiếu của Người Khánh Hòa và du khách thập phương.
Trầm Hương Khánh Hòa linh khí của trời đất tạo ra sức sống dồi dào, đem lại
điều may mắn, tốt cho sự nghiệp,phát tài lộc cho Quí khách cùng gia đình.
Yến sào:

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Yến sào là đặc sản nổi tiếng của Khánh Hòa, được giới khoa học và người tiêu
dùng trong nước cũng như thế giới đánh giá cao về chất lượng, ưu ái gọi là “tổ
yến vua”.
Yến sào là tổ chim yến có nhiều tại hòn Nội, Khánh Hòa. Yến sào Khánh Hòa
chiếm 70% tổng sản lượng yến sào của cà nước. Tại Việt Nam, chỉ bốn nơi có
yến sào là Khánh Hòa, Bình Định, Hội An (Quảng Nam) và Côn Đảo (Bà Rịa-
Vũng Tàu). Yến sào có nhiều loại: yến huyết có màu đỏ (do khoáng chất có trong
vách đá) là loại bổ và quý.
Yến sào là loại thực phẩm cao cấp của người dân một số nước châu Á, thực phẩm
này là hỗn hợp giữa nước vãi của chim yến và lông của nó quện với nhau. Muốn
dùng phải được qua chế biến, lấy lông từ hỗn hợp đó ra. Từ xưa, yến sào là món
ăn cao cấp có hiều chất bổ dưỡng, từng được dùng trong các bữa yến tiệc của vua
chúa và người giàu có.
Yến sào có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm tăng thể trọng,
tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, bổ huyết, tăng
cường kích thích các tế bào, chống lão hóa, tăng tuổi thọ…
Yến sào có thể nấu các món ăn ngọt hay mặn theo tùy thích. Nhưng thông dụng,
được nhiều người ưa chuộng nhất vẫn là món yến sào chưng cách thủy với đường
phèn và hột sen.
Giá cho 1kg yến sào loại 1 có giá khoảng 50 triệu/1kg.
Câu 05: Giải thích ý nghĩa các địa danh: Phan Rang, Nha Trang?
PHAN RANG là biến dạng của từ Chăm: Pa-Nrang, hay còn được gọi là
Pandarang. Đó là từ địa phương viết theo tiếng Chăm hiện đại (akhar thrah) để
chỉ vùng tỉnh Ninh Thuận ngày nay. Thông thường các nhà nghiên cứu Việt nam
và nước ngoài hay nhầm lẫn giữa 2 danh từ Pandarang và Panduranga vì cho 2 từ
này chỉ là một (đồng nghĩa với nhau). Sự thật không phải thế, vì Panduranga là
tiếng Phạn (Sanscrit) dùng để chỉ vùng đất chung của cả 2 tỉnh Ninh Thuận và
Bình Thuận ngày nay, đúng hơn là cả một phần của Đồng Nai nữa, vì các sách cổ
Chăm luôn nhắc đến Đồng Nai thượng và Đồng Nai hạ, khi nói đến Panduranga
(theo E.Durand. P.B.Lafont và L.Finot).
NHA TRANG. Thành phố thuộc xứ Kauthara cũ, người Chăm thường gọi là Ia
Trang (Ia là nước, Trang là đan chéo) hàm ý chỉ nơi có hai luồn nước chảy đan
chéo nhau. Danh từ Ia Trang được phiên âm ra thành Nha Trang ngày nay. Cũng
có một nhận định khác là chữ Trang (trong Ia trang) có nghĩa là lau, sậy. Và từ Ia
Trang dùng để chỉ vùng sông nước có nhiều lau sậy.
Câu 06: Bác sĩ yersin đã có những gắn bó và đóng góp gì cho Nha Trang và
Đà Lạt?
Ông Năm (người dân nơi đây gọi như vậy là Yersin) là bác sĩ người Âu đầu tiên
hành nghề tại khu vực này. Ông nhận tiền thuốc men từ những người có máu mặt
và có tiền, nhưng vẫn tiếp tục chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, mặc dù ông

PAGE \* MERGEFORMAT 1
thường không thể phân biệt được sự khác biệt giữa hai người, trong khi vẫn luyện
tập chạy điền dã.
Để tìm đường vào Sài Gòn, Yersin đạp xe đến Phan Rí, thuê người dẫn đường
băng rừng, tìm đến cao nguyên Di Linh nhưng không thể đi xa hơn, phải quay lại
Phan Thiết rồi bắt tàu qua Nha Trang. Tuy nhiên, Yersin vẫn tiếp tục ý định
khám phá dãy núi bí ẩn dọc theo dãy Trường Sơn, khi đó là một vùng hiểm trở và
hoang vắng, nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số không chịu khuất phục trước
triều đình.
Với mục đích tìm đường từ Nha Trang dọc biển Baltic qua dãy Trường Sơn sang
bên kia sông Mekong. Yersin sử dụng số tiền tiết kiệm ít ỏi còn lại của mình để
mua thiết bị và lên kế hoạch cho chuyến thám hiểm. Vào ngày 23 tháng 9 năm
1892, một đoàn thám hiểm bảy người với nhiều ngựa, vài con voi ngựa và một
khẩu súng ngắn Winschester, do Yersin chỉ huy, rời Nha Trang đến Ninh Hòa và
sau đó đến Ban Mê. Ba tháng sau khi rời Nha Trang.
Ngày 29 tháng 3 năm 1892, từ Nha Trang ra Ninh Hòa, tiến thẳng vế hướng Tây
đến Stung-treng trên bờ sông MêKông. Nhờ sự giúp sức của Pasteur và bộ trưởng
giáo dục Pháp; năm 1893, Yersin thực hiện nhiệm vụ thám hiểm vùng núi nằm
giữ bờ biển miền Trung và sông Mêkông, vùng thượng nguồn sông Đồng Nai và
Sêbangcan mà trước nay ít người biết đến. Rời Sài Gòn ông đã vượt qua thác Trị
An đến Tánh Linh, vượt qua sông La Ngà đến Di Linh. Men theo một con đường
mòn gần giống như con đường quốc lộ 20 hiện nay. Ngày 21 tháng 6 năm 1893,
ông đến thác Prenn và sau đó đặt chân lên Lang Biang. Cuối năm 1893, Yersin
lại lên cao nguyên Lang Biang, thám hiểm cao nguyên Đắc Lắk – A Tô Pơ (Lào)
và ngày 7 tháng 5 năm 1894 về Đà Nẵng.
Năm 1890, bác sĩ Albelt Calmette thiết lập chi nhánh viện Pasteur ở Sài Gòn.
Năm 1894, bệnh dịch hạch lan tràn trên khắp miền Đông Trung Quốc. Bác sỹ
Calmette đề nghị Yersin đi Trung Quốc nghiên cứu tại chỗ bệnh dịch hạch.
Ngày 15 tháng 6 năm 1894, Yersin đến Hồng Kông và gặp một đối thủ – bác sỹ
Kitasatô đã đến Hồng Kông trước Yersin ba ngày. Bác sỹ người Nhật này nổi
tiếng về công trình khoa học tìm ra vi trùng uốn ván. Yersin dựng một túp lều
tranh bên cạnh bệnh viện và làm việc trong điều kiện thiếu thốn. Chỉ sau năm
ngày làm việc, ngày 20 tháng 6 năm 1894, ông đã tìm ra vi trùng bệnh dịch hạch.
Qua hệ thống bưu điện của Anh, ông đã gữi những ống nghiệm trực trùng sang
Pháp. Trực trùng bệnh dịch hạch đến Pasteur Paris nguyên vẹn và được
xác minh, mang tên Yersin (Yersins Pestis). Năm 1895, Yersin thành lập viện
Pasteur ở Nha Trang và điều chế huyết thanh chữa bệnh dịch cho trâu bò. Từ đó,
viện Pasteur nha trang nghien cứu vi trùng động vật và cá bệnh nhiễm trùng gia
súc.
Trong một chuyến dừng chân tại Malaixia Và Inđônêxia, Yersin rất chú ý đến
trồng cao su. Năm 1897, ông bắt đầu trồng cao su ở suối Dầu và tám năm sau
(1905), hãng Michelia (Pháp) nhận được 1.316 kg mủ cao su đầu tiên. Quan tâm

PAGE \* MERGEFORMAT 1
đến phương pháp trồng, khai thác và chế biến cao su, ông đã thiết lập một phòng
thí nghiệm nông hóa. Tại đây, những biện pháp chọn giống, cạo mủ và làm đông
mũ cao su được nghiên cứu có hệ thống đã giúp rất nhiều cho những người trồng
cao su ở Đông Dương. Thời gian trôi qua, tại trại chăn nuôi và trồng trọt tại suối
Dầu ngày càng mở rộng, Yersin nhận chức viện trưởng hai viện Pasteur ở Sài
Gòn và Nha Trang. Từ năm 1902 đến năm 1903, ông ra Hà Nội để thành lập
trường đại học Yersin Đông Dương và làm hiệu trưởng đầu tiên.
Năm 1924, ông giữ chức vụ Tổng Thanh Tra Các Viện Pasteur ở Đông Dương
Năm 1933, ông làm viện trưởng danh dự viện Pasteur ở Paris.
Trong thời gian sống ở xóm Cồn (nha trang), ông là một người hàng xóm đôn
hậu, thường giúp những cụ già và những ngươì chài lưới, thương yêu trẻ con.
Ông sống rất giản dị, giàu long nhân ái. Sau chuyến công du ở Ấn Độ, toàn
quyền pháp Paul Doumer muốn xây dựng một nơi nghĩ dưỡng cho pháp kiều như
những nơi nghĩ dưỡng ở Ấn Độ. Yersin đề nghị nên chọn Đankia – cách Đà Lạt
hơn 10 km về phía Tây Bắc.
Năm 1899, ông đã tháp tùng Paul Doumer lên Đà Lạt. Sau khi quan sát tại chỗ,
Paul Doumer không chọn Đankia làm nơi nghĩ dưỡng nhưng chọn vị trí Đà Lạt
hiện nay theo đề nghị của bác sĩ Emile Tardif vì:
– Đà Lạt ở độ cao hơn Đankia.
– Độ dốc của Đà Lạt thoai thoải – không khí của Đà Lạt hợp vệ sinh hơn ở
Đankia – có những ngọn đồi nhỏ cách nhau bằng những thung lũng lầy lội.
Khôn khí ở Đà Lạt mát lạnh và ít ẩm hơn ở Đankia vì Đankia nằm gần đỉnh Lang
Biang – sườn núi hứng gió ẩm – nhận lượng mưa nhiều hơn – sương mú nhiều
hơn (đến 10h sáng sương mới tan).
– Về thực vật: phía Đankia chỉ toàn đồi nhỏ, trong khi Đà Lạt gần rừng thông,
không khí vừa mát mẻ vừa thơm ngát hương thông.
– Về giao thông vận tải: Đà Lạt thuận tiện hơn Đankia.
Năm 1917, Yersin trồng cây Canh Ki Na ở Hòn Bà – một ngọn núi gần suối Dầu.
Lúc đầu cây tăng trưởng tốt nhưng về sau chết vì đất đai không thích hợp. Tháng
7 năm 1923 những cây Canh Ki Na tốt nhất ở Hòn Bà được đem lên trồng ở Đran
và thu được kết quả tốt. Ông tiếp tục trồng trên cao nguyên Lang Biang nhỏ và
Di Linh.
Năm 1936, cây Canh Ki Na được trồng quy mô lớn ở Lán Tranh và Di Linh – thu
hoạch được 30 tấn vỏ với tỷ lệ Quinine Sunfat 7,42%.
Năm 1938, thu được 21 tấn vỏ với tỷ lệ Quinine Sunfat cao hơn (8,5%).
Ngày 28 tháng 6 năm 1935, trường trung học Yersin được khánh thành ở Đà Lạt.
Yersin trở về Đà Lạt lần cuối cùng trước khi mất. Nhân dịp này, đáp lại lời phát
biểu của moat học sinh, ông đã trình bày cảm tưởng khi đặt chân lên cao nguyên

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Lang Biang: “Không khí mát mẻ đã làm tôi quên đi mệt nhọc và tôi nhớ lại niềm
vui được chạy hết tốc lực lên xuống những ngọn đồi như một học sinh trung học
trẻ tuổi.” Trong những năm cuối đời, Yersin vẫn say mê nghiên cứu khoa học –
ngành Thiên văn – Vô tuyến điện. Vài tuần trước khi mất, tuy bệnh ngày cành
tăng, ông vẫn theo dõi mực thủy triều.
Ngày 1 tháng 3 năm 1943, Yersin thanh thản qua đời, hưởng thọ 80 tuổi để lại
niềm thương tiếc sâu sắc. Hàng ngàn người dân nha trang đã đưa linh cửu ông
đến nơi an nghĩ cuối cùng ở suối Dầu.
Câu 7: Liệt kê những tỉnh và cao nguyên của vùng Tây Nguyên. Giới thiệu
về cao nguyên Lâm Viên.
Tây Nguyên gồm có 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm
Đồng
Những cao nguyên vùng Tây Nguyên:
- Cao nguyên Kon Tum
- Cao nguyên Kon Plông
- Cao nguyên Kon Hà Nừng
- Cao nguyên Plây Ku
- Cao nguyên Buôn Mê Thuột
- Cao nguyên M’Drăk
- Cao nguyên Mơ Nông
- Cao nguyên Lâm Viên
- Cao nguyên Di Linh
+ Giới thiệu về Cao Nguyên Lâm Viên:
Có vị trí ở huyện Lạc Dương, Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt hơn 10km, cao
nguyên Lâm Viên là một trong những cao nguyên đá với muôn vàn hoa khoe sắc
và thiên nhiên vô cùng tươi đẹp.
Cao nguyên này còn có nhiều tên gọi khác như cao nguyên Lang Biang, cao
nguyên Đà Lạt, hay là cao nguyên đá. Có lẽ do được cấu thành từ những khối đá
đặc biệt nên nơi này có tên gọi như vậy.
Thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch cao nguyên Lâm Viên ở Lâm Đồng đó là
thời gian tháng 2 đến tháng 3 hàng năm. Thời điểm này khí trời se lạnh cùng với
làn sương mù giăng trên những triền đồi, cây cỏ.
Ở trên cao nguyên có một vài hồ nước như là hồ Xuân Hương, hồ Mê Linh, Hồ
Than Thở,… Các hồ này cùng với hàng cây bách, tùng, thông mọc san sát làm
nên một vẻ đẹp lạ cho quang cảnh của cao nguyên.
Đặc biệt, nơi đây được mệnh danh là thiên đường của những loại trái cây, rau củ
quả. Cao nguyên này thích hợp để trồng các loại cây quả như mimoza, glaion,

PAGE \* MERGEFORMAT 1
dâu tây, mận, dầu, hồng củ cải, xà lách, actiso, hành tây, khoai tây,… Bên cạnh
đó cũng có nhiều loài động vật như voi, beo, gấm, bò rừng,… và những loài thú
nhỏ hơn.
Đến với cao nguyên Lâm Viên, các bạn sẽ được tận hưởng tối đa cái không khí
trong lành, hòa nhịp với thiên nhiên rộng lớn. Đây thực sự là một điểm đến thú vị
dành cho những người yêu thích thiên nhiên.
Câu 08: Trình bày những cách giải thích khác nhau về tên gọi “Đà Lạt”
Theo cách giải thích phổ biến nhất, tên gọi Đà Lạt bắt nguồn từ “Đạ Lạch”, là
tên gọi của đoạn suối thuộc dòng suối Cẩm Lệ, chảy từ hồ Than Thở tới thác
Cam Ly ngày nay. Trong tên địa danh Đạ Lạch, “Đạ” hay “Đak” nghĩa là “nước”
hay “suối” theo ngôn ngữ của người K’ho, còn “Lạch” là tên một bộ tộc K’ho
sống ở vùng cao nguyên Langbiang, nơi có con suối chảy qua. Như vậy Đạ Lạch
nghĩa là “con suối của người Lạch”
Theo cách giải thích thứ hai, tên gọi Đà Lạt là ghép 5 chữ cái đầu của các từ
trong câu tiếng La Tinh “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem”. Câu này nghĩa
là: “Cho người này nguồn vui, cho kẻ khác sức khỏe”, được cho là khẩu hiệu do
những người Pháp đặt ra khi kiến thiết khu nghỉ dưỡng trên cao nguyên
Langbiang . Theo các tư liệu lịch sử, khi xây dựng chợ Đà Lạt mới vào năm
1937, người ta đã đề dòng chữ “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem” trên tường
đầu hồi của công trình, phía trên là huy hiệu thành phố hình tròn, tạc hình một
đôi thanh niên nam nữ người dân tộc bản địa. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng
người Pháp đã nghĩ ra câu “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem” dựa trên cái
tên Đà Lạt (người Pháp viết là Dalat), chứ không phải từ câu La tinh này mà
thành tên Đà Lạt.
Theo cách giải thích thứ ba, chữ “Đà” trong “Đà Lạt” đọc gần như “đa” nghĩa là
“nhiều”, Lạt gần với “Lạc” nghĩa là “vui”. Vì thế Đà Lạt là tên gọi biến đổi từ
“Đa Lạc”, mang ý nghĩa là miền đất đầy ắp niềm vui. Nhưng cách giải thích này
không được các nhà nghiên cứu lịch sử ghi nhận và cũng được biết đến ít hơn so
với hai cách giải thích tên gọi Đà Lạt đã nêu ở trên.
Do cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và sở hữu nhiều công trình kiến trúc Pháp,
thành phố Đà Lạt còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như "Thành phố mù
sương", "Thành phố ngàn thông", "Thành phố ngàn hoa", "Xứ hoa Anh Đào" hay
"Tiểu Paris".
Câu 09: Trình bày những hiểu biết của bạn về dân tộc K’ho và chế độ mẫu
hệ trong cộng đồng dân tộc này.
Dân tộc K’ho còn có tên gọi khác là Cơ Ho, Cờ Ho, Kơ Ho. Là dân tộc có tập
quán sống du canh dư cư, nên trong quá trình phát triển đã dần hình thành các
nhánh K’ho địa phương như: K’ho Srê, K’ho Tơ Rinh (T’ring), K’ho Nộp (Tu
nốp), K’ho Chil, K’ho Lách, K’ho Dòn...Tiếng nói của người K’ho thuộc ngữ hệ
Nam Á, nhóm Môn-Khmer. Gần đây, người K’ho mới có chữ viết theo mẫu chữ
Latinh. Người K’ho ở Việt Nam hiện có khoảng 170 nghìn người, cư trú chủ yếu

PAGE \* MERGEFORMAT 1
ở các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đồng Nai và thành
phố Hồ Chí Minh.
Người K’ho sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và có nhiều ngành
nghề thủ công như: rèn, đan lát, dệt vải...Cũng như một số dân tộc anh em trên
vùng đất Tây Nguyên, người K’ho vẫn giữ được nhiều phong tục cổ, trong đó
phải kể đến các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian. Ông Nguyễn Văn Doanh, nhà
nghiên cứu văn hoá dân gian, cho biết: "Từ xa xưa, người K’ho tin rằng mọi mặt
của đời sống đều do các thế lực siêu nhiên quyết định. Thần yang ( trời) phù hộ
cho con người, còn thế lực ma quỷ (chà) gây tai họa. Ngoài ra, người K’ho còn
thờ thần Mặt Trời, Mặt Trăng, thần Núi, thần Sông, thần Đất, thần Lúa...Ngày
nay, người K’ho vẫn thực hiện các nghi cúng các vị thần trong những dịp, sự kiện
quan trọng như: hiếu hỷ, những giai đoạn trong sản xuất, ốm đau, bệnh tật...".
Là cư dân sống bằng nghề nông nghiệp và theo tín ngưỡng đa thần, nên mỗi khi
tổ chức các lễ hội nông nghiệp, người K’ho thường dựng cây nêu để mời gọi
Yàng về dự, chứng kiến và cùng chung vui với buôn làng. Người K’ho rất coi
trọng nông nghiệp trồng lúa, nên có nhiều lễ hội tạ ơn thần lúa như: lễ gieo sạ
lúa, lễ cúng dưỡng lúa, lễ mừng lúa mới... Người K’ho còn tổ chức các nghi lễ
cầu mùa như: lễ cầu mưa, lễ cúng bến nước. Trong đời sống văn hoá, người K’ho
có nền văn học nghệ thuật dân gian khá phong phú. Thơ ca đậm chất trữ tình và
giàu nhạc tính. Các nhạc cụ của người K’ho gồm: bộ cồng chiêng gồm 6 chiếc,
kèn ống bầu (Kơmbuat), đàn ống tre (Kơrla), trống (Sơgơr)... những nhạc cụ này
có khả năng hòa âm với lời ca hoặc độc tấu.
Người K’ho sống trong các Bon(làng), đứng đầu bon là già làng (Kuang bon).
Già làng là hiện thân của truyền thống và là yếu tố tinh thần tạo sự thống nhất
trong cộng đồng. Bon (làng) của người K’ho là kiểu một công xã nông thôn
mang đậm dấu ấn của thị tộc mẫu hệ. Các gia đình chung sống trong những căn
nhà dài, kế cận nhau theo nhóm dòng họ. Nhà ở truyền thống của người K’ho là
kiểu nhà sàn dài bằng gỗ, hai mái uốn cong, lợp cỏ tranh. Trước cửa ra vào là cầu
thang lên xuống, vách đối diện với cửa để ché, giỏ đựng đồ đạc và bàn thờ. Mọi
sinh hoạt chủ yếu ăn uống, nghỉ ngơi, tiếp khách đều diễn ra quanh bếp lửa trong
nhà.
Trong xã hội của người K’ho vẫn tồn tại hai hình thức gia đình theo chế độ mẫu
hệ: gia đình lớn và gia đình nhỏ. Đặc biệt trong hôn nhân, người K’ho có tập tục
“ bắt chồng”. Theo tập tục này, người phụ nữ chủ động trong hôn nhân. Con gái
khi lấy chồng phải đáp ứng yêu cầu thách cưới của phía nhà trai. Chàng trai càng
khoẻ mạnh thì lễ vật thách cưới càng lớn, bởi vậy đôi khi việc thách cưới trở
thành gánh nặng đối với những gia đình có nhiều con gái. Sau hôn lễ, chàng rể về
ở nhà vợ, con cái theo họ mẹ và con gái là người thừa kế. Tuy nhiên hiện nay,
một số tập tục lạc hậu trước đây đã thay đổi. Ông K’ Brell, cán bộ văn hoá dân
tộc K’ho, cho biết: "Bà con người K’ho hiện có điều kiện tiếp xúc giao lưu với bà
con người Kinh và các dân tộc khác, nên nhiều tập tục đã tiến bộ hơn. Chẳng hạn
như trong hôn nhân, nếu trai gái thương nhau, bà con người K’ho vẫn duy trì tập
tục nhà gái phải mang lễ vật đi hỏi bên nhà trai, nhà trai vẫn đặt thách cưới,

PAGE \* MERGEFORMAT 1
nhưng tuỳ theo điều kiện bên nhà gái. Nếu bên nhà gái gặp khó khăn thì bên nhà
trai hỗ trợ".
Ngày nay bà con người K’ho đã có sự giao lưu, tiếp nhận cuộc sống hiện đại
cùng các dân tộc khác, nhưng cộng đồng người K’ho vẫn trân trọng gìn giữ nền
văn hoá truyền thống, bản sắc của dân tộc mình. Các thành viên của buôn làng
K’ho luôn có ý thức củng cố sự bền vững và đoàn kết của dòng họ, giữ gìn đất
rừng, nguồn nước, những tài sản được coi là của chung, tuân thủ và thực hiện tự
giác các luật tục truyền thống của dân tộc mình.
Câu 10: Giới thiệu những loại hoa, trái cây đặc trưng của tỉnh Lâm Đồng
Những loài hoa đặc trưng của Đà Lạt: hoa Dã Quỳ, hoa Atiso, hoa Cẩm Tú Cầu,
hoa Phượng tím, hoa Mimosa, hoa hồng Đà Lạt, hoa Lavender, hoa Tulip…
Những loại trái cây đặc trưng của Đà Lạt: trái bơ 034, dâu tây, hồng giòn, dâu
tằm, phúc bồn tử, chanh dây giống ngọt colombia, trái tầm bóp…
Câu 11: Trình bày công dụng của trà trong cuộc sống của con người. Nêu
một số thương hiệu trà nổi tiếng ở Lâm Đồng.
Trà là một thức uống quen thuộc trong đời sống thường ngày của nhiều người.
Thực tế, việc uống trà thường xuyên có thể đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời đối
với sức khỏe, chẳng hạn như giảm stress, cải thiện xương khớp, làm đẹp da,...
Dưới đây là những công dụng tự nhiên của trà mà bạn nhất định phải biết.
1. Uống trà tốt cho sức khỏe răng miệng
Các bệnh về răng miệng như Hôi miệng, Ung thư miệng, Mòn răng, Nướu, Sâu
răng đều có thể được phòng tránh hiệu quả bởi trà. Trà giúp chống oxy hóa, làm
giảm lượng vi khuẩn trong miệng giúp bạn gạt tan nỗi lo về các bệnh này.
2. Giấc ngủ được cải thiện
Nếu bạn trằn trọc suốt đêm, thì hãy thử thư giãn với một tách trà trước khi đi ngủ.
Theo một nghiên cứu, uống trà có thể giúp cải thiện giấc ngủ và chất lượng cuộc
sống ở những người bị mất ngủ nhẹ đến trung bình.
3. Giảm Stress
Tôi có một người bạn dùng thường xuyên l-theanine, một loại amino axit hầu như
chỉ tìm thấy trong trà. Anh ta mắc chứng lo âu mãn tính nhẹ dẫn đến nhiều tình
huống nổi nóng. Tôi thì không muốn thử những tình huống chút đó chút nào. Tôi
chỉ muốn nói rằng trà xanh có l-theanine và l-theanine có thể giúp bạn thư giãn
và giảm lo âu. Một nghiên cứu được công bố trong tạp chí “Xu hướng về Khoa
học và Công nghệ thực phẩm” bởi nhóm của tiến sĩ Juneja đã chỉ ra l-theanine
hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh làm tăng sóng alpha trong não.
Sóng alpha được xem như một dấu hiệu của sự thư giãn. Những tình nguyện viên
được bổ sung 50-200mg l-theanine và nhận thấy sóng alpha tăng lên mà không
gây buồn ngủ.
Một số thương hiệu trà nổi tiếng ở Lâm Đồng:

PAGE \* MERGEFORMAT 1
1. Trà Atiso
2. Trà lài
3. Trà Ôlong
* Hình ảnh minh họa các điểm tham quan trong chương trình: Sinh viên in
hoặc dán các hình đã chụp trong chương trình tham quan. Tối thiểu mỗi điểm
tham quan là 1 hình minh họa

PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
* Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn cách ghi tài liệu tham khảo:

1/ Tài liệu tham khảo là sách:

- Học hàm - học vị, tên tác giả, tên sách (in nghiêng), nhà xuất bản, năm xuất
bản.

Vì dụ: TS. Nguyễn Thị Việt Nga , Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của
Việt Nam, sự lựa chọn lịch sử, NXB Khoa học xã hội, 2015

2/ Tài liệu tham khảo là nhưng trang thông tin trên internet:

- Ghi rõ đường links dẫn vào tài liệu

Vì dụ: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tiền_Giang

Tài liệu tham khảo là sách

- Vũ Thế Bình chủ biên, Non nước Việt Nam, NXB Thanh Niên 2016

Tài liệu tham khảo là những trang thông tin trên Internet
1/ https://www.digiticket.vn
2/ https://www.hanhtrinhtamlinh.com
3/ https://www.baotangbrvt.org.vn
4/ https://www.saigonstartravel.com
5/ https://www.luhanhvietnam.com.vn

PAGE \* MERGEFORMAT 1
6/ https://www.bazantravel.com
7/ https://www.disantrangan.vn
8 /https://nhatrangtoday.vn/vien-hai-duong-hoc-nha-trang-post56
9/https://bariavungtau.gov.vn/sphere/baria/vungtau/page/print.cpx?
uuid=5b9091fc5256891b87b7c65c
10/https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1p_Po_Nagar
11/https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1p_Po_Klong_Garai

Phần đánh giá và ghi điểm của giảng viên hướng dẫn:

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..

Giảng viên

(Ký tên)

PAGE \* MERGEFORMAT 1

You might also like